Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 362-363


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔  362. Bà già phạm

Dịch: Bà Già Phạm, cũng là tổng quản, tức cũng là Thế Tôn, nguyện nương thần lực, khắp khiến cho tất cả chúng sinh thường được gia hộ.

Kệ:

Tổng quản pháp giới Vô Thượng tôn

Tứ sinh lục đạo độ trầm luân
Nhiếp khiến hàm linh tu chư thiện
Ma Ha Bát Nhã tự nhiên thành.


Nghĩa là:

Đấng Vô Thượng tổng quản pháp giới

Độ trầm luân bốn sinh sáu đường
Nhiếp khiến chúng sinh tu điều lành
Ma Ha Bát Nhã tự nhiên thành.

Giảng giải: 

Bà Già Phạm đầy đủ có sáu nghĩa, ở đây nói là Thế Tôn. Thế Tôn thì tổng quản tự tánh của tất cả chúng sinh, tận hư không khắp pháp giới, vì Phật và chúng sinh đồng thể, chẳng có phân khai, cho nên chúng ta chỉ cần phải hợp với Phật mà làm một, chúng ta phải tu hành cho tốt, thì sẽ có thể thành công, cho nên nói “Đấng Vô Thượng tổng quản pháp giới”, tổng quản tất cả vấn đề pháp giới, đấng Vô Thượng tức là Thế Tôn.

“Độ trầm luân bốn sinh sáu loài”: Bốn sinh tức là: Sinh bằng thai, sinh bằng trứng, sinh ẩm ướt và hoá sinh. Sáu loài tức là: Trời, người, A Tu La, súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục. Chúng sinh ở trong sáu đường luân hồi trầm luân, Phật độ tất cả chúng sinh đoạ lạc nầy. Nếu chưa đoạ lạc thì đương nhiên cũng không cần phải độ, tự mình biết con đường tu hành, bạn chỉ cần những phương pháp tu hành mà Ngài nói là được. Giống như Phật nói Kinh điển, đều là kêu mọi người tu hành như vậy, trừ bỏ tham, trừ bỏ sân, trừ bỏ mong cầu, trừ bỏ ích kỷ, trừ bỏ lợi mình, trừ bỏ đủ thứ những thứ nầy, đều là kêu mọi người đi trên con đường bồ đề.

Nhiếp khiến chúng sinh tu điều lành”: Phật muốn giáo hoá chúng sinh, tự mình phát tâm bồ đề, tự mình tài bồi căn lành, Phật chỉ cho bạn một con đường, đi hay không là do bạn lựa chọn. Chúng ta phải bỏ ác tu thiện, phàm là điều có lợi thì phải siêng làm, cử chỉ hành động phải lợi ích người khác, phải làm cho những người khác vừa lòng, hoan hỉ, nhưng không phải là nịnh bợ họ, cứ nói những lời ngon ngọt, khiến cho họ mê hoặc. Chúng ta phải dùng chân tâm để đối đãi với mọi người, không có chút tơ hào hư nguỵ nào.
“Ma Ha Bát Nhã tự nhiên thành”: Đại trí đại huệ là tự nhiên, khi bạn có công đức rồi, thì tự nhiên sẽ thành tựu, tự nhiên sẽ khai ngộ. Người khai ngộ tuyệt đối không có ích kỷ, không có lợi mình, dù có tan xương nát thịt, đều vì chúng sinh mà làm.

Người tu hành, cử chỉ hành động, lời nói việc làm, đều không thể tuỳ tiện, không khi nào nói lời đùa giỡn, đi đứng nằm ngồi, bốn oai nghi lớn phải đặc biệt chú ý. “Đi như gió”, đây chẳng phải như là gió bão, mà là như gió thoảng, nước không nổi sóng, thân thể cũng không lắc lư động đậy, cũng không cuối đầu khom mình. “Ngồi như chung”, phải ngồi vững bất động, giống như đại hồng chung, đầu cũng không cúi về trước ngã về sau, thân thể không nghiên bên trái bên phải, ngồi ngay thẳng, một chút mao bệnh cũng không có. “Đứng như tùng”, đứng thẳng giống như cây tùng. “Nằm như cung”: Khi nằm thì giống như cây cung, tay chân không để bừa bãi, nằm theo tư thế cát tường là tốt nhất, tức là nằm nghiên về bên phải, tay trái dũi thẳng để trên đùi, tay phải kê dưới đầu. Nếu là một người oai nghi không tốt, thì sẽ có nhiều chướng ngại, ngồi đứng không chánh đáng, thì tất cả đều theo đó không chánh đáng, tâm cũng sẽ không chánh đáng.



🔔  363. Ấn thố na mạ mạ tỏa

Kệ:

Khẩn chứng tác pháp diệu giác viên

Thập phương tán thán thông địa thiên
Thượng đồng Phật từ hạ hợp bi
Quy mạng Tam Bảo chí tâm kiền.

Nghĩa là:

Khẩn chứng tác pháp diệu giác tròn

Mười phương khen ngợi thông trời đất
Trên đồng Phật từ dưới hợp bi
Quy mạng Tam Bảo tâm chí thành.

Giảng giải: 

Đây là câu cuối cùng hội thứ ba của Chú Lăng Nghiêm. Ấn Thố dịch ra là “Khẩn chứng”. Na Mạ Mạ Toả dịch ra là “Tác pháp đắc được cứu kính viên mãn”.
“Khẩn chứng tác pháp diệu giác tròn”: Khẩn chứng tức là khẩn cầu mười phương chư Phật đến ấn chứng cho, tu pháp Chú Lăng Nghiêm nầy đã được viên mãn rồi.

Mười phương khen ngợi thông trời đất, Trên đồng Phật từ dưới hợp bi”: Lúc nầy mười phương chư Phật đều khác miệng cùng lời, hoan hỉ khen ngợi nói “Công đức của bạn viên mãn, thành tựu quả vị Phật”. Cho nên nói pháp môn học Chú là tức thân thành Phật, tu cho tốt, tu viên mãn, thì thân nầy có thể chứng được Thánh quả, trở thành Thánh hiền. Lúc nầy thông trời thông đất, mười phương chư Phật cùng nhau khen ngợi, ba cõi chúng sinh đều lễ bái cúng dường, sau đó lại hành Bồ Tát đạo, trên thì đồng với từ bi của Phật, dưới thì thương xót chúng sinh giống như Phật.

Quy mạng Tam Bảo tâm chí thành”: Từ từ giáo hoá chúng sinh, khiến cho họ quy y Tam Bảo, kiền thành chí thành khẩn thiết, phải có tâm chân thành như vậy, thì mới có thể đạt được Phật quả cứu kính. Cho nên chúng ta người tu hành, lúc nào cũng đừng có lười biếng, càng không thể mình không đạt đến trình độ nào đó, mà nói là mình đã đạt được, đây là đại nói dối, ngàn vạn đừng như thế.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 361 a-b


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔  361. Ra xoa võng

Kệ: 1.

Dung thứ ngã tội Từ Thị nhẫn
Nguyên lượng tha phi đại bi tâm
Bình đẳng nguyện lực tinh tấn hành
Trí huệ thiền định giới châu minh.


Nghĩa là:

Tha thứ tội mình nhẫn Từ Thị
Thứ tha lỗi họ tâm đại bi
Bình đẳng nguyện lực tu tinh tấn
Trí huệ thiền định giới trong sáng.

Giảng giải: 

Ra Xoa Võng tức cũng là “Sám hối”. Thật là kỳ lạ, Chú Lăng Nghiêm giảng đến đây, đến chỗ nầy mọi người đều sám hối. Sám hối tức là một sự nhẫn, nhẫn điều mà người khác không thể nhẫn, nhường điều mà người khác không thể nhường, ăn cái mà người khác không thể ăn, chịu cái mà người khác không thể chịu được, như vậy mới là bổn phận của người tu đạo. Ra Xoa Võng nầy rất là diệu, diệu không thể tả.

Tha thứ tội mình nhẫn Từ Thị”: Bất cứ người nào có tội lỗi gì, đều tha thứ được hết. Tha thứ ở đây không cần người khác đến cầu xin mới tha thứ, tức là không có ai cầu xin, cũng tha thứ như nhau. “Tha thứ tội mình”, là nói bất cứ tội của ai đều tha thứ hết, nghĩa là bất cứ tội của người nào, đều giống như tội của mình. Từ Thị tức là Bồ Tát Di Lặc, độ lượng của Ngài lớn vô cùng, ai có lỗi lầm gì, Ngài cũng đều tha thứ hết, Ngài đều cười vui vẻ, cho nên nói: “Bụng to hay chứa, chứa việc thiên hạ khó chứa”: Độ lượng của Ngài rất lớn, dung chứa những việc thiên hạ khó chứa. Việc mà người khác không thể nhẫn chịu, Ngài đều nhẫn chịu được hết, Ngài mở miệng ra liền cười, chẳng có chút nóng giận nào hết. “Mở miệng liền cười, cười người thế gian đáng cười”: Ngài thấy người thế gian đều ham danh háo lợi, ham tài, sắc, danh, ăn, ngủ, thật là đáng cười! Vị Bồ Tát đã từng nói mấy câu rằng:

Lão quê mặc áo vá
Cơm hẩm no đầy bụng
Áo vá che nóng lạnh
Vạn sự hãy tuỳ duyên.

Có người mắng lão quê
Lão quê chỉ nói tốt
Có người đánh lão quê
Lão quê nằm lăn ra

Khạt nhổ vào mặt lão
Để nó khô tự nhiên
Ta cũng không nhọc sức
Họ cũng không phiền não

Đây là Ba La Mật
Cũng là báu trong diệu
Nếu bạn biết tin nầy
Lo gì đạo chẳng thành.

Bạn thấy Ngài nói thật là hay! Mấy câu nầy Bồ Tát Di Lặc nói rất là đơn giản, mà hình dung ra sự độ lượng của Ngài. Lão quê tức là con người tôi chẳng có trí huệ, rất là ngu si, mặc toàn là áo rách rồi vá lại, ăn thì ăn cơm hẩm, chẳng có mùi vị gì, ăn no là tốt rồi. Quần áo rách thì vá lại, mặc để che nóng, che lạnh là được rồi. Việc gì cũng đều tuỳ duyên, thì chẳng có vấn đề gì. “Có người mắng lão quê”, kỳ thật vốn chẳng có ai mắng Ngài, Ngài chỉ là người đa sự, cố ý không bệnh mà than thở rằng: “Chao ôi! Tôi thật là chịu hết nổi, khổ quá đi thôi, làm sao bây giờ”?

Bạn xem, Ngài mở miệng ra liền cười, thì có ai mà mắng chửi Ngài? Tự nhiên Ngài nói tốt. Bất quá nếu có người mắng chửi Ngài, thì Ngài cũng nói tốt, không thể không nói tốt, vì bụng của Ngài rất to. Nếu như có người muốn đến đánh Ngài, thì Ngài nằm lăn ra. Nếu có ai khạt nhổ vào mặt của Ngài, thì Ngài để nó khô tự nhiên, giống như chẳng có chuyện gì. Nếu bạn nhổ thêm vài cái nữa, thì Ngài dùng để rửa mặt luôn, rửa sạch hết bụi bặm cho sạch sẽ, bạn thấy có diệu chăng! Ngài cũng chẳng dùng sức phun nước miếng lại, Ngài cũng chẳng có vấn đề gì, phiền não cũng chạy đâu mất, không còn vết tích. Đây là Ba La Mật, phương pháp đến bờ bên kia, là pháp bảo ở trong diệu. Nếu biết được tin nầy, thì còn lo gì đạo chẳng thành! Đây là dùng mấy câu kệ để nói rõ “Từ Thị nhẫn”, nhẫn của Bồ Tát Di Lặc.

“Thứ tha lỗi họ tâm đại bi”: Đại bi là gì? Tức là tha thứ cho người, bất cứ người khác có lỗi lầm gì không đúng, đều cảm thấy giống như chính mình không đúng, không thấy lỗi của chúng sinh, để họ sửa lỗi làm mới, đây là tâm đại bi.
“Bình đẳng nguyện lực tu tinh tấn”: Bạn có thứ nguyện lực đại từ bình đẳng nầy, đây tức là pháp môn tinh tấn của Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền.
“Trí huệ thiền định giới trong sáng”: Được như thế thì sẽ có trí huệ, cũng có thiền định, giới luật cũng giữ được rất viên mãn, thì giới châu sẽ phóng đại quang minh, chiếu sáng thế giới.
Kệ pháp giới: Pháp là quy tắc, phương pháp.

Kệ: 2.

Dung nhẫn ngã tội hứa tự tân
Đại từ hoá vật cảm ứng chân
Phổ độ hữu tình thành chánh quả
Trí quang thường diệu chiếu cổ kim.

Nghĩa là:


Nhẫn chịu tội mình sửa làm mới
Đại từ hoá độ sẽ cảm ứng
Độ khắp hữu tình thành chánh quả
Trí quang thường sáng chiếu cổ kim.

Giảng giải: 

Nhẫn chịu tội mình sửa làm mới”: Chư Phật Bồ Tát đều từ bi, chẳng thấy lỗi của chúng sinh, bất cứ chúng sinh có lỗi lầm gì, chỉ cần sửa đổi, thì các Ngài sẽ tha thứ cho họ, bao dung họ, bỏ qua cho họ. Nếu không sửa đổi lỗi lầm, thì Phật Bồ Tát cũng chẳng có biện pháp gì. “Sửa làm mới”: Tức là mình phải sửa đổi lỗi lầm, làm lại con người mới.
“Đại từ hoá độ sẽ cảm ứng”: Tâm thật thì việc thật, nếu tâm thật sửa đổi, thì Phật tự nhiên sẽ biết. Phật thì đại từ đại bi giáo hoá tất cả chúng sinh, ai đem chân tâm ra, thì người đó sẽ có cảnh giới hiện tiền cảm ứng đạo giao. Nếu cảnh giới đến, thì trước hết bạn hãy nghĩ xem cảnh giới đó là chánh hay tà. Nếu là chánh, thì Phật Bồ Tát thị hiện ra, nếu là tà thì bàn môn ngoại đạo thiên ma đến nhiễu loạn mình, khiến cho mình tu hành không đắc được tam muội. Nếu đầy đủ con mắt chọn pháp, có trí huệ chân chánh, thì biết rõ thị phi, kén chọn chánh tà.

Thế nào là chánh? Thế nào là tà? Nếu đại công vô tư tức là chánh pháp, nếu ích kỷ lợi mình tức là tà pháp. Nếu do tâm tham mà đắc được cảnh giới, thì đó là ma vương đến nhiễu loạn bạn, khiến cho bạn tu hành chẳng được thành tựu, khiến cho bạn đoạ lạc. Vì khi bạn đoạ lạc rồi, thì làm quyến thuộc của ma vương. Bạn tu hành thành công, thì sẽ thoát khỏi ba cõi, sẽ làm quyến thuộc của Phật.

Chúng ta người tu đạo, phải nhận thức cảnh giới, nhận thức được cảnh giới, thì sẽ không bị ma vương đến lừa gạt. Ở trước đã nói qua, Phật Bồ Tát thì từ bi độ chúng sinh, nếu bạn có tâm chân thật, thì sẽ đắc được cảm ứng đạo giao. Nếu bạn tu hành chẳng có tâm chân thật, thì sẽ chẳng được sự cảm ứng, cho nên phải đem tâm chân thật ra. Tâm chân thật thì không tham, không tranh, không cầu, không ích kỷ, không lợi mình. Phải tự nhiên mà đắc được, tự nhiên đắc được nầy, chẳng phải do bên ngoài mà được, là do trong tự tánh sinh ra trí huệ, cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói:

Biết tự tánh mình vốn thanh tịnh
Biết tự tánh mình vốn không lay động
Biết tự tánh mình vốn tự đầy đủ
Biết tự tánh mình thường sinh trí huệ”.


Tự tánh vốn thanh tịnh, chẳng có một chút nhiễm ô nào, cũng chẳng có tham, tranh, ích kỷ, lợi mình, mong cầu. Tự tánh vốn chẳng giao động, không đến, không đi, không quái, không ngại, không hình, không tướng. Tự tánh vốn tự đầy đủ tất cả vạn pháp, trong tự tánh sinh ra trí huệ. Người có trí huệ thì không cảm thấy mình tốt hơn người khác, hoặc giỏi hơn người khác.

Phàm là cho rằng mình giỏi hơn người khác, đều là ma vương đến nhiễu loạn bạn, cho bạn một chút ma khí, cho bạn một chút tà tri tà kiến. Ma vương lợi dụng pháp dụ để nhiễu loạn bạn, biết bạn tham chút tiện nghi. Nếu bạn sửa đổi: Không tham, không tranh, không ích kỷ, không lợi mình, thì ma vương cũng không có cách gì hại được bạn. Bằng không, chúng biết bạn thích thần thông, quỷ thông, bất thông, yêu thông, thất thông, bát thông, chúng liền nói: “Tốt! Cho bạn thông thông thông, để cho bạn tha hồ mà thông”!

Tu đạo tuyệt đối đừng tham tiện nghi, tham lợi nhỏ, hoặc tham sữa bò, tham phó mát, những thứ nầy thật chẳng có giá trị gì, nếu tu hành mà vì những thứ nầy, thì thật chẳng có ý nghĩa gì, cho nên tại sao người tu hành đêm ngủ dưới gốc cây, ngày ăn một bữa trưa, không tham người đời cúng dường, ai cúng dường cho mình cũng không cần. Người hành cước đi tham phương các nơi, ở một chỗ không quá ba đêm, tại sao vậy? Vì quá ba đêm thì sợ mọi người biết mình mà đến cúng dường. Không thể nói người ta cúng dường cho mình, thì mình vui mà thọ nhận: “Bạn xem nhiều người cúng dường cho tôi”! Đâu biết rằng nhiều người cúng dường cho bạn như vậy, cướp hết phước báu của bạn đi mất, thì nguy hiểm của bạn sẽ đến. Không có phước báu mà thọ nhận người cúng dường, là một sự việc có vấn đề. Cho nên xưa nay đại đức cao Tăng, không có chút tâm tham nào hết, tuyệt đối thanh tịnh, tuyệt đối không nhiễm ô. Không giảng nói bậy bạ, mình cầm nắm một chút cũng không nói bậy bạ, sai nhân quả, đây là không thể được. Thật là mình có tạo tội nghiệp còn không biết, cho nên cảm ứng đạo giao phải dùng tâm chân thật để tu đạo.

Độ khắp hữu tình thành chánh quả”: Phật muốn độ tất cả hữu tình, có huyết, có khí, đều thành chánh quả, chẳng phải tà quả, hoặc ma quả.
“Trí quang thường sáng chiếu xưa nay”: Người có đại trí huệ, lúc nào trí huệ cũng đều hiện tiền, không bị cảnh giới yêu ma quỷ quái làm lay động, tại sao không bị lay động? Vì chẳng có tâm tham, dù trên đường đạo nghiệp cũng không sinh tâm tham.

Nếu họ cho bạn một hòn đá quý rất đắt tiền, một đời thọ dụng không hết. Thọ dụng không hết lại như thế nào? Đây là gạt người. Tu đạo phải triệt để minh bạch, đừng vì tham đồ cúng dường của người. Tu đạo là vì khai mở trí huệ chân chánh, muốn phá tà hiển chánh, phá tà ma ngoại đạo, hiển ra chánh pháp chánh giáo, khiến cho chánh pháp vĩnh viễn trụ thế. Không thể nói nghe người ta viết một cuốn sách nói đắc được thần thông như thế nào, liền mê cuốn sách đó. Nếu bạn tìm không được Phật pháp trên cuốn sách đó, thì nói một cách đơn giản là chẳng có Phật pháp. Trong cuốn sách nói chỉ là một đạo lý, bạn đừng có mê vào cuốn sách đó. Cho nên nói người chẳng có trí huệ thì mê vào sách, người có trí huệ thì giác nơi sách, nhìn thấy gì thì giác ngộ cái đó, minh bạch cái đó, chẳng bị sách mê hoặc. Vì sao chẳng bị sách mê hoặc? Vì có ánh sáng trí huệ, ánh sáng trí huệ chiếu soi thế gian, chiếu soi cổ kim.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 359-360


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔  359. Sân đà dạ di (giống câu 279).

Kệ:

Y phụ tội giả trảm kỳ tinh

Như ý bảo luân pháp vương tâm
Ngã kim thủ niệm đệ nhất nghĩa
Liên hoa pháp bộ trú dạ hành.

Nghĩa là:

Kẻ tội nương tựa chém tinh thần

Tâm pháp như ý bảo luân vương
Con nay trước niệm đệ nhất nghĩa
Pháp bộ liên hoa ngày đêm tu.

Giảng giải: 

Câu Chú “Sân Đà Dạ Di” nầy, là câu thứ 279 trong hội thứ ba, “Kẻ tội nương tựa chém tinh thần, Tâm pháp như ý bảo luân vương, Con nay trước niệm nghĩa đệ nhất, Pháp bộ liên hoa ngày đêm tu”. “Kẻ tội nương tựa”, trong pháp hàng phục nầy, tức là một số người nói đến “Quỷ trong thân”, quỷ nầy ở trong thân người, bạn nhìn chẳng thấy chúng. Con mắt thịt của phàm phu nhìn chẳng thấy con quỷ nầy, nhưng chúng nương thân người nói chuyện được. Bạn thấy trên báo chí mấy ngày trước đây, nói tại Anh Quốc, có một minh tinh hài chết, vợ của anh ta thông qua một người đồng cốt, nói chuyện với chồng cô ta, nói nhiều tiếng đồng hồ. Nội dung nói chuyện, người khác không biết được, lúc ông ta còn sống, chỉ có hai người họ biết thôi. Những lời đó anh ta đều nói cho vợ anh ta biết. Đây tức là lời Quảng Đông gọi là “Quỷ trong thân”, nếu chiếu theo lời văn, thì nói “Kẻ tội nương tựa”, kẻ tội nương tựa, tức là quỷ trong thân. Quỷ ở trong thân, bạn nhìn chẳng thấy chúng, bạn có thể nghe chúng nói chuyện, nhưng có khi chúng chẳng giữ quy cụ, nói bậy nói bạ.

Câu Chú nầy là hàng phục những quỷ “Kẻ tội nương tựa”. Làm thế nào để hàng phục? Chém tinh thần của quỷ, quỷ cũng có tinh thần của quỷ, đều bị tiêu diệt hết. Bạn thường niệm câu Chú nầy, niệm càng nhiều thì đạo lực của quỷ sẽ càng giảm, bị giảm bớt sức lực rồi, thì dần dần sức lực của chúng sẽ không còn nữa, sẽ bị hàng phục, chúng phải cuối đầu đảnh lễ, nghe sự sai bảo. Đây là “Kẻ tội nương tựa chém tinh thần”.

“Tâm pháp như ý bảo luân vương”: Đây thuộc về tâm Chú Như Ý Bảo Luân Vương, tâm Chú nầy thuộc về pháp bảo. Tâm pháp vương, tâm Chú pháp vương nầy, là tâm Chú Như Ý Bảo Luân Vương, khi bạn niệm lên thì “Kẻ tội nương tựa” chịu không được.
“Con nay trước niệm đệ nhất nghĩa”, đây tức cũng là nói, hiện tại con quy mạng đảnh lễ đệ nhất nghĩa đế, đệ nhất nghĩa tánh, tức là quy y Pháp nầy, đệ nhất nghĩa đế, đệ nhất nghĩa tánh đều là pháp, con quy y pháp, trước hết con phải niệm đệ nhất nghĩa pháp nầy.
“Pháp bộ liên hoa ngày đêm tu”: Liên hoa nầy thuộc về pháp bộ, ngày đêm tu, ngày đêm đều vận hành không dứt, để chuyển pháp nầy, lúc nào cũng đều chuyển bánh xe pháp, ngày đêm đều vận chuyển không ngừng, chuyển đại pháp luân.

Câu Chú nầy, các vị phải chú ý, đừng tuỳ tiện niệm! Đây là pháp hàng phục, chúng ta người tu đạo tốt nhất là ít dùng pháp hàng phục. Lúc tôi còn ở tại Đông Bắc Trung Quốc, lúc đó tôi còn trẻ, thích tranh cường háo thắng, tôi không đấu với họ, khi họ đấu với tôi, thì tôi đều không đấu lại với họ, ai mắng tôi thì cứ mắng, đánh tôi thì cứ đánh, tôi cũng chẳng đánh họ. Nhưng khi tôi gặp lũ yêu ma quỷ quái, ngưu quỷ xà thần, thì tôi muốn đấu với chúng, muốn dùng pháp mà mình hiểu được đấu với chúng!
Tôi nói cho các bạn biết! Tôi đã từng đấu với lũ quái vật ở trong nước trải qua ba tuần lễ, cũng không ngủ, cũng không ăn uống, đấu với chúng cả ngày lẫn đêm, mới hàng phục được tất cả lũ yêu ma quỷ quái đó! Cho nên chẳng dễ gì. Bây giờ tôi dạy các vị, hy vọng các vị đừng tranh cường háo thắng, đừng đấu với chúng. Nghĩa là đối với lũ yêu ma quỷ quái, đều dùng pháp tiêu tai, pháp tăng ích, pháp thành tựu, để thuyết phục chúng, đừng đấu với chúng, một khi đấu với nhau thì sẽ kết oán thù.

Lúc tôi từ Thiên Tân đến Thượng Hải, lúc thuyền ở trên biển, thuyền cứ quay vòng vòng, quay tới quay lui, quay qua quay lại tới mười mấy ngày, cũng không đi. Tại sao vậy? Là vì quái vật ở trong biển muốn làm lật thuyền, chìm thuyền để giết chết tôi. Tình hình lúc đó rất là nguy hiểm, cho nên từ đó về sau, tôi không màng đến những việc như vậy nữa, không lo nữa, những sự việc như vậy trên thế gian nầy rất là nhiều, những việc đó bây giờ kể lại thật là hãi hùng, khiến cho mọi người kinh sợ. Chuyện mà tôi kể cho các vị nghe đều là sự thật, đây là kinh nghiệm của tôi, bản thân tôi đã từng trải qua.
Các vị! Đừng học pháp hàng phục nầy, bất quá biết được cũng tốt, đến khi cần thì mới xử dụng, lúc không cần thì đừng dùng pháp nầy!


🔔 360. Kê ra dạ di (giống câu 280).

Kệ:

Đồng chân nhập đạo Pháp vương tử

Bộ tróc Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ quy Chúng Trung Tôn.

Nghĩa là:

Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo

Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y chúng Tăng già.

Giảng giải: 

Câu Chú nầy là nói về “Tăng bảo”, là chỉ A La Hán chứng quả, mười phương ba đời tất cả hiền Thánh Tăng.
“Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo”: Đồng chân tức cũng là đồng nam, đồng nữ, chưa kết hôn, chưa trải qua pháp nhiễm ô, tức cũng là bổn lai pháp khí không thọ qua sự phá hoại, còn đầy đủ cơ sở hoàn chỉnh, chưa thọ qua tờ hào tổn hại nào. Đồng chân nhập đạo vọng tưởng bớt một chút, giống như Bồ Tát Vi Đà phát nguyện, đời đời kiếp kiếp đồng chân nhập đạo, Long Nữ cũng là đồng nữ nhập đạo, làm Pháp Vương tử.

“Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng quân”: Tụng câu Chú nầy, tức là bắt giữ Dạ Xoa Vương, vì chúng không giữ quy cụ, cho nên bắt giữ Dạ Xoa Vương lại để trừng phạt chúng.
“Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm”: Đây là giải thích nghĩa của câu Chú nầy, nhị lợi tức là tự lợi, lợi tha, lại dịch ra là “Thiện hiện tất cả luật nghi oai đức”, linh cảm của hiện nghiệm thần chú.
“Tinh tấn quy y chúng Tăng già”: Con lúc nào cũng đều phải siêng tinh tấn, trước hết phải quy y chúng Tăng già, tức là quy y Tăng bảo. Cho nên nói quy y Phật, Lưỡng Túc Tôn, quy y Pháp ly dục tôn, quy y Tăng chúng trung tôn. Ý nghĩa của câu Chú nầy là quy y mười phương ba đời tất cả hiền Thánh Tăng, nương tựa đại oai thần lực của hiền Thánh Tăng, để hàng phục tất cả bàng môn ngoại đạo.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 357-358


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔  357. Hất rị đởm (giống câu 282).

Kệ:

Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông
Nhục đoàn kiên thật giác linh minh
Tam Như Lai tạng đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại thiên tổng viên dung.

Nghĩa là:

Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông
Cục thịt kiên thực giác linh minh
Ba Như Lai tạng đệ nhất nghĩa
Quang chiếu đại thiên tổng viên dung.

Giảng giải: 

Câu Chú nầy dịch là “Thành tâm”. Dưới có tâm phàm phu, có tâm Thánh nhân. Tâm phàm phu là tâm cục thịt, là tâm mà một số người biết đó là tâm thịt. Tâm của Thánh nhân là tâm bồ đề, tâm đạo, tâm kiên cố, tâm kiên thực, chẳng giống như tri giác của phàm phu, vượt qua kiến giải của phàm phu. Tâm của phàm phu thuộc về sắc pháp, tâm của Thánh nhân thuộc về tâm pháp, cho nên nói “Tâm pháp sắc pháp phàm Thánh thông”. Tâm pháp là chỉ tám thức, sắc pháp thì có mười một thứ. Nhưng phàm phu chẳng có tâm kiên thật của Thánh nhân. Tâm phàm phu đều là vô thường, hay biến đổi. Tâm Thánh nhân là kiên thật không biến đổi, nhưng Thánh nhân đồng thời cũng có đủ tâm phàm phu, phàm phu thì chỉ có tâm cục thịt, chẳng có tâm kiên thật, cho nên nói “Cục thịt kiên thật giác linh minh”, giác linh minh tức là trong “Kinh Lăng Nghiêm” có nói: “Thường trụ chân tâm, tánh tịnh minh thể, linh minh giác tánh”. “Thường trụ chân tâm” nầy tức cũng là bản tánh của chúng ta, tánh tịnh minh thể.

“Ba Như Lai tạng đệ nhất nghĩa”: Ba tạng Như Lai tức là không Như Lai tạng, bất không Như Lai tạng, không bất không Như Lai tạng, tâm Như Lai tạng, đợi khi giảng đến hội thứ tư thì sẽ giảng tới, cũng là đệ nhất nghĩa tánh, đệ nhất nghĩa không.

“Quang chiếu đại thiên tổng viên dung”: Quang minh của Phật là chiếu khắp ba ngàn đại thiên thế giới, tất cả pháp đều là viên dung vô ngại. Vạn pháp đều không, vạn pháp đều có, vạn pháp cũng chẳng không chẳng có, nếu minh bạch thì bạn nói như thế nào cũng đều đúng. Nếu không minh bạch thì bất cứ nói như thế nào cũng đều không đúng. Cho nên Phật pháp diệu là diệu chỗ nầy. Bạn không cần nghe người khác nói rằng, Phật Thích Ca Mâu Ni nói pháp chỉ nói một nửa, còn một nửa không nói. Nửa đó đợi họ đến nói! Kỳ thật, đây tức là chê bai Phật, nói Phật không viên mãn, như vậy tri kiến có vấn đề, đầu não của họ có thể bị ảnh hưởng “thần não” không rõ ràng, dùng “thần não” dùng chẳng đúng, mà bị tẩu hoả nhập ma.


🔔 358. Tỳ đà dạ xà (giống câu 278).

Kệ:

Đại minh chú tạng diệu nan lường
Chánh giác oai đức tối thắng vương
Biến nhất thiết xứ quang phổ chiếu
Phật bảo thường trụ vĩnh cát tường.

Nghĩa là:

Chú tạng đại minh diệu khó lường
Chánh giác oai đức tối thắng vương
Biến nhất thiết xứ quang chiếu khắp
Phật bảo thường trụ luôn các tường.

Giảng giải: 

“Tỳ Đà Dạ Xà”, đây là hội thứ ba của Chú Lăng Nghiêm, câu thứ 278. Đoạn Chú nầy là pháp hàng phục – Một thứ pháp hàng phục thiên ma, chế các ngoại đạo. Cho nên không thể tuỳ tiện đem ra thử nghiệm. “Tỳ đà dạ xà, Sân đà dạ di, Kê ra dạ di”, phía sau đoạn câu nầy phải tụng lại nhiều lần, đây là dùng oai đức Tam Bảo Phật Pháp Tăng để hàng phục thiên ma ngoại đạo, lị mị vọng lượng, sơn yêu thuỷ quái, hàng phục những loại tà quỷ, ma con, ma cháu không chánh đáng nầy.

“Tỳ Đà” tức cũng là “Phật đà”, Phật đà dịch là “Giác giả”, giác giả tức là “Ba giác viên, vạn đức đầy”. Ba giác tức là: Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn.
Tự giác là gì? Tự giác là chỉ hàng nhị thừa, phàm phu thì không giác, nhị thừa chỉ là tự giác, mà chẳng giác tha, cho nên trình độ của hàng nhị thừa vẫn chưa đủ. Bồ Tát đại thừa mới được tự giác, giác tha, nhưng chưa được giác mãn, chỉ có Phật tự giác cũng viên mãn, giác tha cũng viên mãn, tự giác, giác tha, giác hạnh, đều viên mãn, cho nên thành Phật, vạn đức cũng đầy đủ.

“Tỳ Đà Dạ Xà”: Dịch ra là “Oai đức”, lại dịch ra là “Tối thắng”. Câu Chú nầy còn là Chú đại minh đại quang minh tạng, đại minh chú tạng, một khi tụng chú nầy, thì quang minh chiếu khắp, cho nên bài kệ nói: “Đại minh chú tạng diệu khó lường, Chánh giác oai đức tối thắng vương, Biến nhất thiết xứ quang chiếu khắp, Phật bảo thường trụ luôn cát tường”. Khi bạn niệm đại minh chú nầy, thì ba ngàn đại thiên thế giới đều phóng đại quang minh, cho nên chỗ diệu của câu Chú nầy, bạn không cách chi biết được bao nhiêu, cho nên gọi là “diệu khó lường”. “Tỳ Đà” dịch ra là “Phật đà”, Phật đà tức là Chánh Giác, cho nên nói “Chánh giác oai đức”. “Dạ Xà” dịch ra là “Oai đức”, lại dịch ra là “Tối thắng”. Câu Chú nầy là Phật bảo, Phật bảo thường trụ, cho nên nói “Biến nhất thiết xứ quang chiếu khắp”, quang minh của Phật Tỳ Lô Giá Na cũng là biến nhất thiết xứ (khắp tất cả mọi nơi), quang minh chiếu khắp. Phật bảo thường trụ tại thế gian, thì sẽ đặc biệt cát tường.

“Sân Đà Dạ Di”, tức là nói Pháp bảo, còn câu phía sau là “Kê Ra Dạ Di” là Tăng bảo. Tức là Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo, oai đức gia bị, cho nên tất cả bàng môn tả đạo đều bị nhiếp phục hàng phục. Đoạn Chú nầy là pháp hàng phục, đến câu cuối cùng “Kê Ra Dạ Di, Ra Xoa Võng, Bà Già Phạm, Ấn Thố Na Mạ Mạ Toả”, đây đều là pháp hàng phục.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 355-356


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔  355. Cu hê dạ cu hê dạ

Kệ:

Thập phương vân tập chúng Thánh hiền
Vạn Phật Thành trung khai pháp diên
Như Lai tự lý đồng tụ hội
Vô Ngôn Đường thượng ngộ chân thường.

Nghĩa là:

Chúng Thánh hiền mười phương vân tập

Mở pháp hội trong Vạn Phật Thành
Cùng tụ hội trong Như Lai tự
Nơi Vô Ngôn Đường ngộ chân thường.

Giảng giải: 

Ý nghĩa câu Chú nầy là « Tụ hội », khắp chúng hội. Tụ hội tức là mọi người cùng nhau tụ hội lại, khắp chúng hội là các Thánh hiền mười phương thế giới, đều tụ hội lại với nhau, cho nên bài kệ nói “Chúng Thánh hiền mười phương vân tập, Mở pháp hội trong Vạn Phật Thành”. Mười phương tức là thế giới nầy, thế giới kia, vô lượng các thế giới, đông, tây, nam, bắc, tức là bốn phương, thêm đông nam, tây nam, đông bắc, tây bắc, phương trên, phương dưới, cộng lại là mười phương. Mười phương chư Phật Bồ Tát Thánh hiền đều vân tập lại với nhau, vân tập tại đâu? Đều vân tập tại Vạn Phật Thành.

“Mở pháp hội trong Vạn Phật Thành”: Ở tại đó có đại pháp hội, đả mười thiền thất, đại pháp hội nầy, chẳng phải là nhân duyên nhỏ. Trong Vạn Phật Thành mở đại pháp hội, dùng pháp làm thức ăn, giống như mọi người thỉnh mời người khác dùng cơm, chúng ta thỉnh mời mọi người ăn pháp vị, Vạn Phật Thành cũng rất lớn, tụ hội tại chỗ nào?
“Cùng tụ hội trong Như Lai tự”: Bạn thấy mười phương chư Phật, chư Bồ Tát, chư hiền Thánh, các vị A La Hán, đều tụ hội tại đạo tràng Như Lai Tự trong Vạn Phật Thành, sau đó từ Như Lai Tự mọi người niệm Phật, đánh mõ tiếp dẫn đi đến Vô Ngôn Đường.

“Nơi Vô Ngôn Đường ngộ chân thường”: Nơi Vô Ngôn Đường có thuyết pháp không lời, mỗi người đều phản văn văn tự tánh (nghe ngược lại tánh nghe của mình), tánh thành vô thượng đạo, thể ngộ chân thường. Vô Ngôn Đường là nơi việc vô vi, thực hành lời dạy không lời, chúng ta ở trong đó diễn nói pháp nầy, vậy có gì để chứng minh? Có, tại sao gọi là Vô Ngôn Đường? Vì everything’s Ok, tôi cũng không nói, các vị cũng không nghe. Tôi ở đó nói pháp, các vị có ngủ cũng được, đi cũng được, ngồi cũng được, đứng cũng được, nằm cũng được, cho nên nói everything’s Ok, chỉ cần bạn ngộ chân thường là tốt rồi, đây là câu Chú nầy.

Các vị thấy đây chẳng phải là tin tức mới chăng? Chẳng phải tôi tìm câu văn trích ra từ bộ kinh sách nào, vì trong đó cũng chẳng có Vạn Phật Thành, cũng chẳng có Như Lai Tự và Vô Ngôn Đường, đây đều là tin tức mới, chẳng phải là cơm nguội chiên lại, chẳng phải mọi người đã nói rồi, tôi lại đem ra nói lại, tôi chỉ là mình hiểu được bao nhiêu thì nói bấy nhiêu.



🔔 356. Ca địa bát đế

Kệ:

Siêng hành giải thoát Vô Động tôn
Bát Nhã diệu cú chiếu quang minh
Kim Cang Tạng Vương Bồ Tát chúng
Tam Bảo chư Thiên bát bộ thần.

Nghĩa là:

Đấng Bất Động siêng tu giải thoát
Bát Nhã vi diệu chiếu quang minh
Chúng Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương
Tam Bảo chư Thiên Long bát bộ.

Giảng giải: 

Ca Địa dịch ra có ba nghĩa:

1. Siêng hành: Đừng lười biếng, lúc nào cũng tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si, ngày đêm đều phải dụng công tu hành.
2. Giải thoát: Tức là tự do tự tại, vô câu vô thúc, vô quái vô ngại, viên dung vô ngại, chẳng có tơ hào chấp trước và chướng ngại.
3. Vô động: Tức là bất động, ai có thể như như bất động, rõ ràng sáng suốt? Phật mới có thể. Như như bất động, rõ ràng sáng suốt, thì không bị tất cả cảnh giới làm lay động, mà chuyển được tất cả cảnh giới, cho nên nói “Đấng Bất Động siêng tu giải thoát”.

“Bát Nhã vi diệu chiếu quang minh”: Bát Đế tức là Bát Nhã diệu cú, tức cũng là kinh điển trí huệ, câu chú trí huệ. Đây là nói câu Chú nầy bao quát vô lượng vô biên Bát Nhã trí huệ, bao quát vô lượng vô biên môn đại Bát Nhã. Biểu hiện của trí huệ tức cũng là đại quang minh tạng, chiếu khắp mười phương, khiến cho mười phương chúng sinh đều hết ngu si, đắc được đại trí huệ Bát Nhã.

“Chúng Bồ Tát Kim Cang Tạng Vương”: Đây là một chúng hội của Kim Cang Tạng Vương, Kim Cang Tạng Vương suất lãnh tất cả chúng Bồ Tát.
“Tam Bảo chư Thiên Long bát bộ”: Có thường trụ thập phương Phật, có thường trụ thập phương Pháp, lại có thường trụ thập phương Tăng. Mười phương vô tận vô tận thường trụ Tam Bảo và thêm tất cả trời dục giới, trời sắc giới, trời vô sắc giới, còn có tám bộ thần, tức Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già, người chẳng phải người, tám loại quỷ thần vương. Câu Chú nầy bao quát có vô lượng đạo lý.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 353-354


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔  353. Kê ra dạ di (giống câu 280).

Kệ:

Đồng chân nhập đạo Pháp vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ quy Chúng Trung Tôn.

Nghĩa là:

Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y chúng Tăng già.

Giảng giải: 

Câu Chú nầy là nói về “Tăng bảo”, là chỉ A La Hán chứng quả, mười phương ba đời tất cả hiền Thánh Tăng.
“Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo”: Đồng chân tức cũng là đồng nam, đồng nữ, chưa kết hôn, chưa trải qua pháp nhiễm ô, tức cũng là bổn lai pháp khí không thọ qua sự phá hoại, còn đầy đủ cơ sở hoàn chỉnh, chưa thọ qua tờ hào tổn hại nào. Đồng chân nhập đạo vọng tưởng bớt một chút, giống như Bồ Tát Vi Đà phát nguyện, đời đời kiếp kiếp đồng chân nhập đạo, Long Nữ cũng là đồng nữ nhập đạo, làm Pháp Vương tử.

“Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng quân”: Tụng câu Chú nầy, tức là bắt giữ Dạ Xoa Vương, vì chúng không giữ quy cụ, cho nên bắt giữ Dạ Xoa Vương lại để trừng phạt chúng.
“Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm”: Đây là giải thích nghĩa của câu Chú nầy, nhị lợi tức là tự lợi, lợi tha, lại dịch ra là “Thiện hiện tất cả luật nghi oai đức”, linh cảm của hiện nghiệm thần chú.
“Tinh tấn quy y chúng Tăng già”: Con lúc nào cũng đều phải siêng tinh tấn, trước hết phải quy y chúng Tăng già, tức là quy y Tăng bảo. Cho nên nói quy y Phật, Lưỡng Túc Tôn, quy y Pháp ly dục tôn, quy y Tăng chúng trung tôn. Ý nghĩa của câu Chú nầy là quy y mười phương ba đời tất cả hiền Thánh Tăng, nương tựa đại oai thần lực của hiền Thánh Tăng, để hàng phục tất cả bàng môn ngoại đạo.


🔔 354. Bạt xà ra ba nể

Dịch: Kim Cang Thần Vương cầm kiếm cùng với Mật Tích lực sĩ.

Kệ:

Kim Cang bộ chúng hàng quần tà
Thủ chấp bảo chủ tốc nhi tiệp
Yêu ma quỷ quái giai viễn ly
Chánh pháp cửu trụ vĩnh hoà duyệt.

Nghĩa là:

Kim Cang bộ chúng hàng quần tà
Tay cầm chuỳ báu nhanh mà nhẹn
Yêu ma quỷ quái điều lìa xa
Chánh pháp trụ lâu mãi an vui.

Giảng giải: 

Câu Chú nầy là « Kim Cang bộ ». Chỉ ba chữ Bạt Xà Ra là chúng Kim Cang bộ: Có Kim Cang vương, có Kim Cang tướng, có Kim Cang lực sĩ, lại có Kim Cang chúng. Kim Cang thì hàng phục tà ma ngoại đạo. Bộ nầy chuyên môn lo hàng phục, tức cũng là phương đông Dược Sư Lưu Ly Quang bộ. Phật A Súc là bộ chủ Kim Cang bộ, cho nên nói “Kim Cang bộ chúng hàng quần tà”: Bất cứ tà ma ngoại đạo gì, gặp được Kim Cang bộ, thì “Tay cầm chuỳ báu nhanh mà nhẹn”. Kim Cang so với quỷ Da Xoa đi dưới đất, Dạ Xoa bay trên không, Dạ Xoa đi trên trời, nhanh hơn nhiều. Quỷ Dạ Xoa gọi là quỷ mau chóng. Kim Cang so với quỷ mau chóng nhanh hơn trăm ngàn vạn lần. Vì vậy cho nên tất cả quỷ Dạ Xoa, quỷ La Sát, gặp được Kim Cang bộ chúng, thì đều đầu hàng. “Tay cầm chuỳ báu nhanh mà nhẹn”, rất nhanh vô cùng.
“Yêu ma quỷ quái đều lìa xa”: Tất cả tà ma ngoại đạo, lị mị vọng lượng, gặp được Kim Cang bộ chúng, thì đều mau chạy trốn.

“Chánh pháp trụ lâu mãi an vui”: Kim Cang bộ là hộ trì chánh pháp, đi khắp các nơi chủ trì công đạo, tuyệt đối ủng hộ người tu đạo chánh pháp, khiến cho người tu đạo giúp đỡ lẫn nhau, tu hành với nhau, không hại nhau, không phá hoà hợp Tăng. Cho nên nói, hộ pháp Kim Cang bộ là bảo hộ người tu chánh pháp chân chánh, ai chân chánh tu chánh pháp, thì Kim Cang bộ chúng sẽ thường thường bảo hộ họ. Ai thường tụng Chú Lăng Nghiêm, thì tà ma ngoại đạo không dám tìm bạn gây phiền phức.

Tại sao có tà ma ngoại đạo tìm bạn gây phiền phức? Vì do chính bạn làm sai, đi trên con đường không hợp pháp, cho nên hộ pháp Kim Cang bộ chúng, không hộ trì bạn, tà ma ngoại đạo sẽ đến tìm bạn gây phiền phức, hoặc ở trong sự ngồi nằm, hoặc trong giấc mộng, gặp ma đến nhiễu loạn bạn, tức là do bạn chẳng tu hành tốt, làm việc gì cũng đều trái với đạo đức, cho nên mới có thứ ma chướng nầy phát sinh. Có thứ ma chướng nầy, thì phải mau sinh tâm hổ thẹn để sám hối, sửa lỗi làm mới.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )