Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Ý Trinh trồng cây Bồ Đề


Phật giáo là Tôn giáo có lịch sử cổ nhất trên thế giới. Trong bộ kinh Tôn giáo cổ ở Ấn độ đã cho biết cây Bồ đề được kính trọng như một vật thiêng liêng ngay từ buổi bình minh lịch sử của nền văn minh Indus. Từ nhiều đời nay, cây Bồ đề là biểu tượng cho trí tuệ và sự giác ngộ của Đức Phật. Sự quan trọng của nó không chỉ nằm ở bản chất hùng vĩ của cây mà còn có ý nghĩa tượng trưng là sự kết hợp của sự chứng đạt vĩ đại nhất của Đức Phật - đó là sự giác ngộ tối thượng của ngài vì cây Bồ đề liên quan mật thiết đến sự kiện lịch sử về quá trình chứng đắc của Thái tử Tất - Đạt - Đa, Ngài ngồi thiền định 49 ngày dưới cội Bồ đề và trở thành một vị Phật. Vì vậy, cây Bồ đề từ một cây thông thường cũng được coi như biểu tượng của chính sự hiện diện của Đức Phật và sự chứng ngộ Phật quả.

Cây Bồ đề mà Đức Thế Tôn ngồi thiền định thành Phật bây giờ không còn nữa, cây đã bị hủy diệt từ năm 1874. Khi cây gốc bị hủy diệt, một nhánh cây con mới mọc nên và đó chính là cây Bồ đề sum xuê tại chùa Đại Bồ đề ( Mahabodhi) được gọi là Bồ đề Đạo tràng ( Bodhgaya), thuộc Bang Bihar của Ấn độ ngày nay. Hiện nó là cây già nhất trong số các thực vật có hoa và có thể kiểm chứng được tuổi.

Ý nghĩa của cây Bồ đề có tầm quan trọng rất lớn đối với người xuất gia cũng như tại gia. Khi nói đến hai chữ Bồ đề chúng ta hình dung được đây là một loại cây linh thiêng và cao quý nhất, có thể cảm nhận niềm Hỉ - Lạc vô biên khi ngồi dưới bóng cây Bồ đề, hơn nữa cây Bồ đề còn tượng trưng cho niềm tin vững chắc về sự Sinh tồn của Phật giáo cũng như sự Tín tâm của người Phật tử đối với ngôi Tam bảo. Cây Bồ đề chính là tâm Bồ đề, là bóng râm che mát, là ánh sáng trí tuệ luôn soi sáng và tưới tẩm cho những ai đang khát khao tìm về cội nguồn an lạc; đó cũng là tuệ giác được nuôi dưỡng bằng mầm non Bồ đề trong từng Sát na của tâm thức.

Theo quan niệm của Phật giáo, cây cối trồng trong Chùa thường rất có ý nghĩa về tâm linh, do đặc trưng khi bước vào không gian Chùa người ta có cảm giác mọi trần tục đều được gạt bỏ, dừng lại dành chỗ cho tâm tư trôi chảy thông linh với thế giới thoát tục và linh thiêng. Vì vậy, cây cối ở trong Chùa thường có ý nghĩa vượt ngoài kiếp sống bản nguyện – đặc biệt là cây Bồ đề, ngoài ý nghĩa linh thiêng còn là biểu tượng cho mục đích của các nhà tu hành và làm tĩnh tại tâm hồn của các phật tử. 
Việc trồng cây Bồ đề như là một đối thể thiêng liêng, trồng cây Bồ đề không khó nhưng trồng được cây Bồ đề trong tâm chúng ta gọi là Bồ đề tâm mới quý giá vô cùng. Tham dự lễ trồng cây Bồ đề còn giúp chúng ta tìm được sự thanh thản trong tâm hồn, giải tỏa được những khúc triết trong đời sống để tự xây dựng cho bản thân một lối sống tinh thần hướng thiện, tốt đẹp và trách nhiệm, vị tha hơn. Ý Trinh rất vinh dự đã được sư thầy Chùa Pháp Vương ban tặng cho Cây Bồ Đề  trồng và cây Bồ đề này có nguồn gốc từ đất Phật Ấn Độ.


Tham gia trồng cây Bồ đề giúp chúng ta tĩnh tâm hơn, luôn hướng tới việc thiện, làm nhiều việc có ích và giành tình cảm cho nhau từ chính trái tim mình. Sự chân thành và hướng thiện là điều con người luôn mong mỏi ở chính bản thân mình và giữa mọi người với nhau – Hãy luôn giữ TÂM BỒ ĐỀ ở mọi lúc, mọi nơi: “ Để biết rõ những gì cần hiểu rõ – Để loại bỏ những gì cần phải bỏ - Để tập tu những gì cần tu tập”. 

Chính vì thế mà mỗi khi được tham dự lễ trồng cây Bồ đề có nguồn gốc từ đất Phật về chùa là cơ hội quý giá vô cùng, đây không những là cơ hội để mọi người thể hiện sự tín tâm của mình đối với Đức Phật mà còn làm tĩnh tại tâm hồn của các phật tử. Nên việc tham gia trồng cây Bồ đề tại Chùa làm cho mọi người thấy thâm tâm mình thanh tịnh hơn, mọi phiền não, bực tức, khó chịu, oán hờn đều tan biến, tâm hồn thanh thản và công việc được suôn sẻ, thuận lợi hơn.

Ý Trinh dâng hoa cúng dường Phật

Ý Trinh lựa chọn những bông hoa tươi sắc để dâng lên điện thờ ngôi tam bảo, phụng cúng chư Phật khắp cả mười phương.






Ý Trinh theo tiếng gió ban chiều

Ý Trinh trong mộng chiều vàng mênh mang cỏ cây hoa và lá, Ý Trinh thơ thẩn dạo vườn hoa, thế đấy, đời là thế , ta với ta chốn phiêu bồng.





Ý Trinh gọi mùa thu con nai vàng

Ý Trinh dạo bước mùa thu tháng 9, rũ bụi đường hoa bên con nai vàng ngơ ngác, lác đác tiếng lá rơi xào xạc