Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

Kinh Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu


Kinh Tán Tụng Công Ðức Diêu Trì Kim Mẫu.

http://www.caodai-online.com/pageDisDesc.php?id=25986

Kinh : Giải Nghĩa Kinh Thiên-Đạo

Tác Giả : Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng (1940-2005) Bút hiệu Đức Nguyên

ÐỨC PHẬT MẪU & Cửu vị Tiên Nương


ÐỨC PHẬT MẪU & Cửu vị Tiên Nương

Khi Báo Ân Từ được Ðức Phạm Hộ Pháp tạm dùng làm Ðền thờ Ðức Phật Mẫu, Ðức Phạm Hộ Pháp dạy đắp tượng Ðức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương theo sự tích: Hớn rước Diêu Trì.

Hình chụp nơi trang kế sau chỉ là phần bên trên của toàn thể bức tượng thờ nơi Báo Ân Từ.

Chúng ta thấy, ngự trên mình chim Thanh loan:

Ở chính giữa, tượng lớn hơn hết là tượng của Ðức Phật Mẫu.

Ở hai bên, phía tay mặt và phía tay trái của Ðức Phật Mẫu là 9 pho tượng của Cửu vị Tiên Nương, mỗi vị đều có cầm Bửu pháp, kể ra như sau:

. Nhứt Nương: tên là HOA, mặc áo màu xanh, tay ôm Bửu pháp là Ðàn Tỳ Bà, ngồi dưới thấp, bên trái của Ðức Phật Mẫu.

. Nhị Nương: tên là CẨM, cũng mặc áo màu xanh, tay cầm Bửu pháp là Lư Hương, ngồi kế bên phía trái của Ðức Phật Mẫu.

. Tam Nương: tên là TUYẾN, cũng mặc áo màu xanh, tay cầm Bửu pháp là Long Tu Phiến (Quạt Long Tu), ngồi dưới thấp, bên phía mặt của Ðức Phật Mẫu.

. Tứ Nương: tên là GẤM, mặc áo màu đỏ, tay cầm Bửu pháp là Kim Bảng, ngồi bên mặt Ðức Phật Mẫu, kế bên Tam Nương.

. Ngũ Nương: tên là LIỄU, mặc áo màu đỏ, tay cầm Bửu pháp là Cây Như Ý, ngồi bên trái của Ðức Phật Mẫu, kế Nhị Nương.

. Lục Nương: tên là HUỆ, mặc áo màu đỏ, tay cầm Bửu pháp là Phướn Tiêu Diêu, cũng gọi là Phướn Truy hồn, ngồi kế bên mặt của Ðức Phật Mẫu.

. Thất Nương: tên là VƯƠNG THỊ LỄ, mặc áo màu vàng, tay cầm Bửu pháp là Bông sen, ngồi phía trái của Ðức Phật Mẫu, kế bên Nhứt Nương.

. Bát Nương: tên là HỚN LIÊN BẠCH, mặc áo màu vàng, tay cầm Bửu pháp là Giỏ Hoa Lam, ngồi nơi phía mặt của Ðức Phật Mẫu, kế bên Tam Nương.

. Cửu Nương: tên là CAO THỊ KHIẾT, mặc áo màu xanh, tay cầm Bửu pháp là Ống Tiêu, ngồi nơi phía mặt của Ðức Phật Mẫu, kế Lục Nương.

Phía sau Ðức Phật Mẫu và Cửu vị Tiên Nương là 4 Tiên đồng Nữ nhạc đứng hầu, kể ra:

. Vương Tử Phá: mặc áo màu xanh, đứng hầu bên phía trái của Ðức Phật Mẫu, tay cầm cây Phướn.

. Ðổng Song Thành: mặc áo màu xanh, đứng hầu bên phía mặt của Ðức Phật Mẫu, tay cũng cầm cây Phướngiống y như Vương Tử Phá.

. An Phát Trinh: mặc áo màu vàng, đứng hầu bên phía trái của Ðức Phật Mẫu, kế bên trái Vương Tử Phá, tay cầm Quạt lông cán dài.

. Hứa Phi Yến: mặc áo màu vàng, đứng hầu bên phía mặt Ðức Phật Mẫu, kế bên mặt Ðổng Song Thành, tay cũng cầm Quạt lông cán dài giống y như An Phát Trinh.

Thứ Bảy, 14 tháng 9, 2019

Tiểu Sử Cửu Vị Tiên Nương



NHỨT-NƯƠNG
ü Thế danh: HOÀNG-THIẾU-HOA
ü Thủ Bửu: Đàn Tỳ-Bà
ü Nơi ngự: Vườn Ngạn-Uyển
ü Nhiệm vụ: Điều khiển cơ sanh hóa.
-Thơ rằng:
Nhứt khí tạo đoan cả Địa -Cầu,
Nương theo Me cả giáng vài câu.
Kính dâng Tam-Bửu hằng năm vẹn,
Tặng lễ mừng thần đắc chẳng lâu.
NHỨT NƯƠNG 
-Tư vịnh (bài thài hiến lể Hội-Yến):
HOA thu ủ như màu nguyệt thẹn,
Giữa thu ba e tuyết đông về.
Non sông trải eánh Tiên lòe,
Mượn câu thi hứng vui đề chào nhau.
NHỨT NƯƠNG
-Kinh Đệ Nhứt Cửu:
Vườn Ngạn-Uyển sanh hoa đã-héo,
Khối hình hàỉ đã chịu rã tan
Bảy dây oan nghiệt hết ràng,
Bợn trần rửa sạch muôn ngàn đau thương. 
Kìa Thiên-Cảnh con đường vọi vọi,
Ánh Hồng Quân đương chói Ngọc Lầu,
Cung Thiềm gắng bước cho mau,        
Thoát ba Thần phẩm đứng đầu Tam-Thiên 
Khá tỉnh giấc tiền duyên nhớ lại,
Đoạn cho rồi oan trái buổi sanh,
Đem mình nương bóng Chí-Linh,
Định tâm chí Thánh mới gìn ngôi xưa.
Hồn định tỉnh đã vừa định tỉnh,
Phách anh linh ắt phải anh linh,
Quản bao thật ác luật hình,
Giải thi thoát khổ diệt hình đoạn căn.
NHỨT NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG
Sơ lược tiếu sử:
NHỨT NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG có tên tại thế là HOÀNG THIẾU HOA, Trung-Phong Hữu-Tướng của Hai-Bà-Trưng (năm 40-43 sau TL).
            HOÀNG-THIẾU-HOA; con một gia đình nông dân nghèo khó, vào năm 13 tuổi là một cô gái đẹp nhất vùng, lại có sức mạnh siêu phàm. Cha mẹ mất sớm, cô phải vào ở mướn cho một gia đình khá giả trong vùng tại xã Song- Quan, tỉnh Vĩnh-Phú.
Một hôm đương thả trâu cho ăn ngoài đồng trống, cô trèo lên một gò cao để hóng mát, bỗng thấy một đám quân Tàu (lúc này là quân Tô-Định đang xâm chiếm nước ta) đánh đập tàn ác một cụ già ốm yếu và dùng hành động thô bạo. Cô quá bất nhẫn, định lau xuống truyền đánh kẻ dã tâm để cứu cựu già. Chợt Cô nghe một tiếng vọng từ phía sau, Cô quay lại thì thấy một nài-sư trong bộ nâu sòng vẩy tay gọi, Cô dừng lại Ni Sư tới gần khẽ bảo:
            - Con có sức mạnh phi thường, song việc con sắp làm chưa có ít lớn đâu! Không phải cứu một người, mà sức con là cứu cả một dân tộc khổi bị đô hộ áp bức, đó mới là việc phi thường.
THIẾU HOA đáp: “con xin vâng lệnh ân sư”.
Từ đó, cô để tâm rèn luyện sức vóc và lớn lên chiêu mộ nhgĩa dũng để cứu nước. Năm 18 tuổi lược thao gồm tài dưới gần 1.000 nghĩa quân, cố bám thôn ấp và đánh phá giặc Hán. Được tin ở Mê-Linh vào năm 39-40 sau TL, HAI BÀ TRƯNG kêu gọi toàn quân dân chống giặc cướp nước, Cô và nghĩa dũng đáp lời kêu gọi của núi sông, về hợp tác cùng HAI BÀ TRƯNG, được hai Bà thu nạp và phong là TRUNG PHONG HỮU TƯỚNG QUÂN, một lòng vì non nước, Cô thắng giặc như chẻ tre, công lao quá lớn và được sự tin yêu của toàn dân, Hai Bà phong cho vị tướng trẻ nầy là ĐÔNG CUNG CÔNG CHÚA.
Từ năm 41-43 STL đến ngày khai Đạo Cao Đài ngót 19 thế kỷ, đối với thế gian tuy là dài song ở cỏi Thiêng- Liêng các Tiên gia vẫn liên tục luyện Đạo, thì thời gian vài ngàn năm chẳng là mấy. Do vậy Các Đấng vẫn xuống lên cõi trần để lập công thêm.
Đền thờ HOÀNG-THIẾU-HOA hiện còn tại xã Song-Quan, tỉnh Vĩnh-Phú. Nay “khai Đạo kỳ ba”, dâng lịnh Đức DIÊU TRÌ KIM MẪU, Bà thọ lãnh chức NHỨT- NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG để độ rổi chúng sanh.
Phần tiếp theo đây, chúng ta sẽ cùng học tập một số tư tưởng cửa Ngài NHỨT NƯƠNG qua cơ bút để nâng cao trình độ trên đường dục tấn của Chơn-Thần hầu mai sau nhẹ gót về cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống, đó cũng là nơi trường sanh mà các bật nguyên căn hằng mơ ước.
Trích Thánh Giáo của Nhứt Nương:
Một năm, trước ngày khai nền Đại-Đạo cho toàn thể nhơn-loại, tất cả chư Thần, Thánh, Tiên, Phật đều về Việt- Nam giáng cơ dạy Đạo và phương pháp tu hành.
Việt-Nam ngày 27 tháng 1 năm 1926 (Bính-Dần), Đức Nhứt Nương giáng Đàn dạy ông Lê-Văn-Trung, Cao- Quỳnh-Cư, Phạm Công Tắc, Gao Hoài Sang và Nguyễn Thị Hiếu như sau.
NHỨT NƯƠNG ; em chào các anh và đại-tỷ.
Cái bông phù dù sớm còn tối mất còn hơn một kiếp người, vì nó sống ngắn ngủi dường ấy nhưng mà buổi sớm còn có sắc chứ đời người sanh ra chỉ để khổ mà thôi, chung quy dầu sống trăm tuổi chưa được một điều đắc chí, chết thì hết cái đời giả tạm nầy.
Em xin ba anh coi sự trường sanh của linh hồn của mình làm trọng, người đời không có phải kiếm, mình có sẵn sao nở bỏ đi em chỉ tiếc dùm đó thôi. Đã vào đường chánh thì cứ lo bước tới hoài thì trở về cựu vị đặng.
Ngài Lê-Văn-Trung (Đức Quyền Giáo-Tông) hỏi: có duyên luyện Đạo được cùng chăng? Xin em mách bảo dùm.
NHỨT NƯƠNG đáp: Đã gặp Đạo-Đức tức có duyên phần. Ráng tu luyện siêng thì thành biến thì đọa liệu lấy răn mình. Phải tỉnh sớm một ngày qua một ngày chết đừng dụ dự.
                                                Em xin kiếu.
NHỨT NƯƠNG
Giải thích bài “ tự vinh ”
Ý 1: - Câu 1: Hoa thu ủ như màu thẹn nguyệt:
Cô tự ví mình như một đoá hoa mùa thu, màu không sánh bằng mặt trăng (đây là lời tự thuật đầy khiêm nhượng): tư cách dạy Đạo của Ngài trong các bài về cơ sau nầy thật đầy vẻ khiêm cung, có khi xưng em với các vị mà Cô dạy nữa. Tư cách quá nhún nhường thật đáng kính trọng.
- Câu 2: Giữa thu ba e tuyết đông về:
Cô ví mình như đóa hoa yếu đuối giữa làn sóng gợn nên rất ngại tuyết đông sang khi trời vừa lạnh, tuyết lại vừa rơi lả tả xuống mặt sóng bao phủ mặt nước, lại vừa khó nhận mặt sóng gợn, Cô cũng nhún nhường ví mình mềm yếu như nước sóng thu, đâu cũng là Đức hạ mình của các bậc cao trọng để độ người tu, mà cũng có ý nói đến con cái Chí-Tôn.
- Câu 3: Non sông trải cách Tiên lòe:
Cánh hoa đẹp dịu dàng thơm ngát có mặt khắp non sông. Nếu ví tiền kiếp thì một tướng quân như Cô có mặt khắp nơi ai cũng mến mộ về tài ba và sắc đẹp. Nghĩa bóng: Với Chơn-Thần và bằng cơ bút cũng vậy cả non sông chẳng khác nào hoa cúc mùa thu, ai cũng nứt lòng tôn vinh. 
- Câu 4: Mượn câu thi hứng vui đề chào nhau:
Câu nầy giải rõ ba câu là NHỨT NƯƠNG mượn một số đề tài về cơ dạy Đạo, NHỨT NƯƠNG hiện giữ trọng trách vườn Ngạn-Uyễn ở cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống theo lịnh Diêu-Trì-Cung.
Ý 2
- Câu -1+2+3+4 (để bổ túc bài giải trên)  :
Có một vị Tiên giáng thế dạy Đạo, sắc đẹp “hoa nhường nguyệt thẹn”, xuống trần lúc đời mạt pháp (mùa đông là mùa tàn của một năm). Hiện naỵ khăp nơi có nhiều Chơn-Linh giáng thế, cả nước, cả thế giới.
Xin mượn thơ văn để minh họa them những lời huấn Đạo của các Đấng.
Nói tới hoa là nói đến sắc đẹp hồn nhiên của con người như Kiều và Thúy Vân:    
“ Khuôn trăng đầy dặn, nét ngài nở nang”.
Hay:
“Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
Lững da trời, nhạn ngẩn ngơ sa”
Hoặc:
“ Hoa nhường nguyệt thẹn...”
Ở đây Cô NHỨT NƯƠNG lại nói “ Cái bông phù dung sớm còn tối mất... hoa còn có sắc, chớ người sanh ra là để thọ khổ mà thôi (Bài thơ dạy Đạo của NHỨT NƯƠNG 27-1-1926)
Ý Cô thương cho con người của cỏi trần nầy, xem vẻ xinh tươi như hoa, mà còn lem ố nên không trong sáng như vần trăng, nên đầy sự phiền não trong đầu.
Trong một bài cơ 12-4-1930, Ngài Nhàn-Âm Đạo Trưởng có giải hai câu:
“Thanh sơn nguyên bất lão, vị tuyết bạch hầu,
Lục thủy bốn vô sầu, nhơn phong vô diện”
(Nước kia bởi gió nên nhăn mặt.
Non nọ gì suơng chịu bạc đầu).
Lòng người như núi xanh, bị mây phủ nên đen tối
Lòng người như nước biết, bị gió nên nhăn mặt.
Ngài Nhàn-Âm nói con người vốn bị oan nghiệt, quả báo, nên đau khổ triền miên, bị tật bệnh, bị áp bức, thất tình lục dục nên đau khổ.
Mặt nước hồ thu phẳng lặng trong xanh vì lòng thanh thản, mà sợ ngọn gió đông, tuyết đông khắc nghiệt: có nghĩa đời chua cay hành hạ tâm hồn con cái của Đức Chí-Tôn.
NHỨT NƯƠNG chua xót cho nhân loại, nhưng Cô báo là thời nầy có các bậc Tiên Thánh giáng trần dạy Đạo cả toàn cầu (Tiên lòe), vậy rán mà tu trữ đức, siêng là đắc, mà biến thì đọa.
Giải thích bài “NHỨT NƯƠNG kính tặng”:
- Câu 1: Nhất khí tạo đoan cả địa cầu.
Hư vô chi khí sinh một Thầy, tức là nhứt khí ở ngôi Thái-Cực là chủ Càn-Khôn Vũ-Trụ. Đọc câu nầy, ta biết Ngài NHỨT NƯƠNG từ Tiên-Thiên Khí phân tánh, do đó Ngài đúng là Phật vị.
- Câu 2: Nương theo mẹ cả giáng vài câu.
Đệ NHỨT NƯƠNG vâng lệnh Đức Diêu-Trì Kim- Mẫu ở tầng trời Tạo-Hóa-Thiên giáng cơ dạy Đạo. Ngài là hóa thân của Quan-Âm.
Câu 3+4: 
Kính dâng Tam-Bửu hằng năm vẹn, 
Tặng lễ mừng thầm đắc chẳng lâu.
Hai câu nầy Đức NHỨT NƯƠNG dạy con cái Đức Chí-Tôn, ngày ngày cúng và dâng trọn Tinh, Khí, Thần để làm lễ trọng cho Đức Diêu Kim-Mẫu với đầy lòng yêu ái và kính trọng, ngày thành chánh quả sẽ đến trong một kiếp sanh. Tu nhứt kiếp, ngộ nhứt thời.
Giải thích bài kinh đệ Nhứt Cửu:
Bài nầy do Ngài Cao-Tiếp-Đạo giải thích:
-Hoa cây Thu-Uyển bên bờ Bỉ-Ngạn héo một lá khi có người trong cửa Đạo hiến thân trọn đời làm công quả vừa qui vị. NHỨT NƯƠNG biết ngay -và Ngài từ Ngọc Lầu dùng huyền-diệu chiếu hào-quang màu hồng để soi đường lên Cung Tạo-Hóa-Thiên, hướng dẫn Chơn-Thần bật nguyên căn vừa về nơi Vườn Ngạn-Uyễn lên học Đạo.
Bài thi của Đức HỘ-Pháp sau đây sẽ giải thêm vai trò của Đức NHỨT NƯƠNG:
Cô NHỨT NƯƠNG coi vườn Ngạn-Uyễn,
Cầm Tỳ-Bà điều khiển cơ sanh ,
Mỗi đóa hoa, mỗi Chơn-Linh,
Trong vong luân chuyển mắt nhìn biết ngay,
Quyền Chưởng-Quản trong tay nắm giữ,
Các nguyên nhân sanh tử hãn toàn (tường),
Từ cõi Thiên chí Địa-hoàn,
Hoa nở đầu kiếp, hoa tàn hồi qui.
                                                Hộ-Pháp.
Giải thích:
Ngài NHỨT NƯƠNG Diêu-Trì-Cung lãnh nhiệm vụ của Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu, chưởng quảng vườn Ngạn-Uyễn chính là vườn ghi danh tính của các nguyên nhân đầu kiếp xuống thế gian, ở đây mỗi Chơn-Linh tượng hình một bông hoa, chính là bài tự thuật “Hoa thu ủ như màu thẹn nguyệt” của NHỨT NƯƠNG. Ngài e ngại là hoa thu (chỉ Nguyên-Nhân xuống trần sao mà héo xào bị bợn trần nên không trong sạch bằng vần trăng, bị cám dỗ, bị oan nghiệt (màu đông về).
Nay cả Thánh Địa Việt-Nam là đầy nguyên nhân xuống thế; nên Ngài mượn văn thi mà nhắn gởi, nhắc nhở đó thôi. Ngài cầm “Đờn Tỳ-Bà” điều khiển cơ sanh hóa.
Trong đàn cơ Đức Chí-Tôn giáng ngày 31/12/1925 có nói rõ tình hình của NHỨT NƯƠNG là: nhân đức, thương người hoạn nạn bị ức hiếp. Đức NHỨT NƯƠNG giống Quan-Âm, giống Đức Mẹ.

J©

 

NHỊ NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG

·      Thế danh: cẩm Tú, nữ Hoàng Campuchia
·      Thủ Bửu: Lư Hương
·      Nhiệm vụ: Mở Hội Trường Sinh
·      Nơi Ngự: Vườn Đào Tây-Vương-Mẫu
- Thơ tặng:
NHỊ Châu Chơn-Võ nhớ cùng không ? 
NƯƠNG Cõi Thiên-Cung gởi bóng hồng, 
KÍNH tặng vài câu mừng bạn củ,
TẶNG người trinh tiết chịu phòng không.
                                    NHỊ-NƯƠNG
- Tự-Vịnh
CẨM-TÚ văn chương hà khách Đạo ?
Thi Thần, Tửu Thánh vấn thùy nhân ?
Tuy mang lấy tiếng hồng quần,
Cảnh Tiên còn mến, cõi trần anh thư.
Kinh Đệ Nhị Cửu
Tây-Vương-Mẫu vườn đào ướm chín, 
Chén trường-sanh có lệnh ngự ban,
Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng,
Chơn-Thần khá đến hội hàng Ghơn-Linh, 
Đã thấy đủ Thiên-Đình huyền-pháp
Cõi giác thân lên đạp Ngân-Kiều,
Đẩu tinh chiếu thấu nguyên-tiêu , 
Kim-Quang kiệu đở đến triều Ngọc-Hư.
Khí trong trẻo nhường như băng tuyết.
Thần im lìm dường nét Thiều-Quang
Xa chừng Thế-Giới Địa-Hoàn,
Cõi Thiên đẹp thấy nhẹ nhàng cao thăng.
                        NHỊ-NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG
Sơ lược tiểu sử:
Dám hỏi vị Đạo-Nhơn có tài văn chương như gấm thêu hoa kia ở nước nào vậy ?
Bút múa lanh lợi như Thần siêu xuất, tài rượu không thua Thánh, hỏi có mấy ai qua được ?
Người đó ở trong giới quần thoa: Câu trả lời cho bài thơ tự thuật trên nói rằng: Ở cõi trần, Bà là một vị anh thư, như hai Bà Trưng, Triệu. Ở cảnh Tiên là một vị có phẩm tước cao trọng. Bà chính là Cẩm-Tú (tên đúng là Camphupura) thế danh Jyesh thâryâ-vị Nữ-Hoàng nước Chân-Lạp (cách đây cả ngàn năm, nước Campuchia, miền tây Việt Nam là chiêm thành đều là nước Phù Nam xưa).
Năm 803 tại vùng bắc Kratié ngày nay là thủ phủ của Vua INDRAKOLA là nội tổ của Nữ-Vương Jyeshthâryâ tức Cẩm-Tú (haỵ Cẩm-Bửu là một).
Theo truyền thuyết, Thần tượng nước Thủy Chân- Lạp tên là Kampu đặt tên nước là Kampujâ: Chân-Lạp: Campodge (p), Campu: Cẩm-Bửu, Pura: thành thị, tên ghép đọc theo tiếng Việt là thủ Đô Cẩm-Bửu (Tú) có công kiến trúc một ngôi tháp tại đây theo màu sắc, ảnh hưỡng Bà-La-Môn, nét hoa văn dường như dệt gấm thêu hoa. Cẩm-Tú là Nữ-Vương nước Thủy Chân-Lạp, ngoài tài ba dựng nước, còn là một kiến trúc sư đại tài có công xây dựng thủ đô Cẩm-Bửu vang danh một thời, Bà tạc tượng thờ các Đức Phật cổ Bhrama, Civa, Christana; hiện Đạo Cao Đài có dựng tượng ba vị cô Phật nây trên nóc Bát- Quái-Đài, đó là Phật Giáo nguyên thùy hay Bà-La-Môn.
Nay về cõi “Thiêng-Liêng Hằng-Sống”, Bà đắc vị “ Nhị Nương Diêu-Trì-Cung” ở tầng Trời Tạo-Hóa-Thiên dưới quyền Đức PHẬT MẪU Diêu-Trì và chưởng quản vườn Đào-Tiên, Đức Ngài dùng Chơn-Thần về cơ dạy Đạo cho chúng sanh.
Thích nghĩa bài kinh đê nhị cửu:
Đào Tiên: Ở Cung Diêu-Trì của Tây-Vương-Mẫu có loại Đào Tiên ba ngàn năm nở hoa, ba ngàn năm đậu trái, và ba ngàn năm mới chín. Người phàm trần ăn được sẽ thành Tiên. Loại Đào Tiên có Nhiều ở núi Thiên-Sơn, muốn đến phải qua động Thiên-Thai. Theo sử Đạo, Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu lấy khí sanh quang và dùng huyền diệu trụ khí thành quả Đào-Tiên đặng làm thuốc trường sanh và ban cho Chơn-Thần đạt Đạo, để được sống mãi ở cõi trường sanh.
Chơn-Thần đắc Đạo sẽ hiệp với các hàng Tiên để được Nhị-Nương ban thưởng. Khi đắc Đạo sẽ được Nhị- Nương cầm Lư-Hương tiến dẩn về Cung Ngọc-Hư, nơi nầy khí rất trong sạch và như tuyết in, Thần nhấp nhá như bóng mặt trời, tâm thần lân lân nhẹ nhàng thơi thới.
Thơ vịnh:
Cô Nhị-Nương từ bi đệ rỗi,
Cầm Lư-Hương mở hội trường sinh 
Bàn Đào mời đủ Chí-Linh 
Ngân-Kiều đờ gót về trình Ngọc-Hư
                                                Hộ-Pháp

 

TAM-NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG
ü  Thế danh: Kim-Tuyến
ü  Thủ Bửu: LongrTụ-Phiếm
ü  Nơi ngự: Độ khách trần
ü  Nhiệm vụ: Cõi Thanh-Thiên 
- Thơ tặng:
TAM-Kỳ khai mở Đạo lần ba  
NƯƠNG-náu ít lâu rỏ báu hòa.
KÍNH lượng bề trên ban đức tánh,
TẶNG người tài trí hứng Cao Đài
                                                TAM-NƯƠNG
TƯ THUẬT:
(Bài Thài hiến lễ Hội-Yến) 
TUYẾN đức năng thành Đạo 
Quảng trì đắc cao quyền,
Biển mê lẳc lẻo con thuyền,
Chở che khách tục, Cửu tuyền ngăn sông.
                                                TAM-NƯƠNG

Kinh Đệ Tam Cửu
Cõi Thanh-Thiên lên miền bồng-đảo, 
Động Thiên-Thai bảy Lão đón đường, 
Cam-Lồ rưới giọt nhành dương,
Thất tình lục dục như dường tiêu tan,
Cung Đẩu-Tốt nhặc khoang tiếng nhạc,
Đệ lịnh bài cánh hạt đưa Linh,
Tiêu thiều lấp tiếng dục tình,
Bờ dương bóng phụng đưa mình nâng thân, 
Cung Như-Ý Lão-Quân tiếp khách,
Hội Thánh Minh giao sách Trường-Xuân, 
Thanh quang rỡ rỡ đồi ngàn 
Chơn-Hồn khoái lạc lên đàn vọng Thiên.
                        TAM-NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG
Sơ lược tiểu sử:
Tương truyền rằng khi Nguyễn-Hoàng chạy từ Thăng-Long (Hà-Nội ngày nay) vào Nam tìm nơi lánh nạn, trên đoạn đường bôn tẩu, có gặp một bà già mặt áo trắng viền Kim-Tuyến đang đứng trên một ngọn đồi xa. Khi Nguyễn-Hoàng và quân sĩ tới nơi, Bà liền trao cho một cây hương đang cháy và dặn rằng: Cứ cầm hương mà đi sẽ tìm được nơi vừa ý an toàn, khi hương tàn thì dừng lại, đó là nơi dung thân sau nay cho cả con cháu.
Theo lời Thần-Linh mách bảo, nhang vừa tàn thì Nguyễn-Hoàng liền quan sát xung quanh thấy đúng là nơi có núi sông hiền hòa (Chính là sông Hương núi Ngự ngày nay). Ông quyết định chọn nơi đây làm nơi đóng quân, nơi nầy là làng Phú-Xuân tức kinh thành Huế bây giờ, Sau nhiều năm lập Quốc, Ông Nguyễn-Hoàng nhớ ơn xưa, cho lập một ngôi chùa để thờ tự và đặt tên là chùa “Thiên-Mụ” (bà già cõi Trời), Trong thời gian nầy, dân gian trong vùng thường thấy bà xuất hiện, khi trẻ, khi già nhưng lúc nào cũng mặc áo trắng có viền kim-tuyến để mách bảo và phò trì dân chúng tai qua nạn khỏi, Dân vùng nầy đặc tên Bà là Kim-Tuyến.
Chùa Thiên-Mụ bên giòng Hương-Giang hiền họa, bên trong lúc nào cũng đầy hương khói, có thờ tượng Đức Di-Lạc và thờ Bà Kim-Tuyến; làm sao người Việt-Nam quên được:
                        ……..Tiếng chuông Thiên-Mụ
Canh gà thọ xương, mỗi khi có dịp ở Cố-Đô-Hụế vài  hôm.
Nay Bà Kim-Tuyến cõi Thanh-Thiên và được Đức Kim Mẫu phong TAM-NƯƠNG Diêu Trì-Cung, có nhiệm vụ dạy Đạo độ đời trong cửa Tam-Kỳ-Phổ-Độ. Trong tượng thờ ở Điện-Thờ PHẬT MẪU, Bà cầm cây “Lòng-Tu-Phiếm”
Chú-thích bài thơ tự thuật:
Câu 1: TUYẾN đức năng thành đạo 
Người tu hành năng lập đức sẽ đạt Đạo.
Câu 2: Quảng trí đắc cao quyền 
Có trí rộng (tức lập ngôn) sẽ được giữ địa vị lớn để lập công.
Câu 3: Biển mê lắc lẽo con thuyền Nhiệm vụ Tam-Nương là dùng thần trí huệ kết thuyền Bát Nhã.
Câu 4: Chở che khách tục, Cửu tuyền ngăn sông 
Chở khách cõi trần ra khỏi sông mê bể khổ, lánh cảnh đọa đài của địa ngục.
Thơ vịnh:
Cô Tam-Nương thuyền từ nhẹ thả,
Cầm Long-Tu độ cả khách trần,
Biển mê Bát Nhã dò lần,
Thanh-Thiên mở lối Chơn-Thần qui nguyên.
                                                Hộ-Pháp

 

TỨ-NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG
ü  Thế danh: Lê-Ngọc-Gấm, Đoàn-Thị-Điểm 
ü  Thủ Bửu: Kim-Bản
ü  Nơi ngự: Nắm quyền giám khảo tuyển chọn người đức hạnh 
ü  Nhiệm vụ: Cõi Huỳnh-Thiên 
- Thơ tặng
TỨ đức vẹn toàn mới xưng danh 
NƯƠNG hơi nhang khói chỉ điềm lành 
KÍNH mừng quí vị ân cần tịnh 
TẶNG khách nâu sòng diệt quí danh.
                                                TỨ-NƯƠNG 
- TỰ THUẬT: (Bài thày hiến Lễ Hội-Yến)
GẤM lóc ngõ chưa vừa gót ngọc 
Vàng treo nhà ít học không ưa 
Đợi trông nho sĩ tài vừa 
Đằng giao khởi phụng chẳng ngừa Tiên-Tri 
                                                TỨ NƯƠNG
KINH ĐỆ TỨ CỬU
Sắc huỳnh chiếu roi vàng đường hạc 
Cõi Huỳnh-Thiên nhẹ thoát chơn Tiên 
Năm Rồng đỡ nổi đầu thuyền,
Vào Cung tuyệt khổ kiến Quyền-Thiên-Quân. 
Trừ quái khí roi Thần chóp nhoáng,
Bộ Lôi-Công giải toán trược quang,
Cửa lầu Bát-Quái chung ngang,
Hỏa Tinh Tam muội thiêu tàn oan gia, ,
Đạp Thái Sơn nhảy qua Đẩu Xuất
Vịn Kim Câu đến chực Thiên-Môn,
Chơn-Thần đã nhập Càn-Khôn,
Thâu quyền độ thế bảo.tồn chúng sanh.
                        TỨ NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG
Sơ lược tiểu sử hai kiếp: 
Cô Lê-Ngọc-Gấm_ Bà Đoàn-Thị-Điểm
Vào thời Trịnh-Nguyễn phân tranh, sông Linh-Giang chia hai đất nước. Năm 1655, lấy chiêu bài Phù Lê diệt Trịnh, chúa Nguyễn sai hai Tướng Nguyễn-Hữu-Tiến và Nguyễn-Hữu-Dật tấn công ra Bắc-Hà. Bọn Trịnh-Đào không đương cự nổi nên bỏ chạy. Hai bên quân lính tương tàn tương xát lẫn nhau mà cướp phá, giết hại dân lành vô tội, trong cảnh loạn ly nhà tan cửa mất. Tại Nghệ An, Cô Lê-Thị-Gấm 9 tuổi cũng bị giết trong lúc nầy, Chơn-Thần Cô còn phảng phất dưới thế vì chưa hết kiếp lập công, nên vào ở tại Đen-Sòng thuộc tỉnh Thanh-Hóa, nơi đây là Đen Thờ Bà Liễu-Hạnh (Ngũ-Nương Diêu-Trì-Cung).
Mãi đến năm 1765 Cô Nương Lê-Ngọc-Gấm chuyển kiếp mượn xác phàm trong nhà vị Hương-Tổng Lê-Doãn-Nghi ở Văn-Giang, được ơn trên cho Linh-Thần báo mộng là đổi họ Đoàn sẽ vinh hiển về sau.
            Nói sự bén nhọn của Bà Đoàn-Thị-Điềm, thì nhiều lắm, trong văn học Việt-Nam, Bà có một chổ đứng rất lớn lao, tác phẩm của Bà là “Chinh-Phụ Ngâm-Khúc” được dịch nhiều thứ tiếng và được làm tác phẩm chính trong các trường học trên Thế-Giới.
Còn nói về sự thông minh ứng phó, thì có hàng trăm giai thoại kể về Bà như ứng đáp với Ông Đặng-Trần-Côn, Ông Trạng-Quỳnh, Sứ Tàu, Ông Đoàn-Doãn-Luân (anh của Bà). Hiện văn học sử còn ghi nhận rất đầy đủ.
Để làm vui, một vài vai thoạỉ sẽ được kể ra đây:
1. Có   lần sứ giả Tàu sang Việt-Nam, chê bai dân tộc mình là đồ dốt, Gặp Bà tại một quán nước, sứ giả Tàu chăm biếm trước mặt Bà như sau: “An-Nam nhất thốn thổ, bất tri kỷ nhơn canh”. Ý nói rằng: nước An-Nam của mấy người, một tất đất không biết bao nhiêu người cày (ý nói con gái Việt-Nam làm gái điếm cả)
Bà Đoàn ứng khẩu đáp liền:
“Bắt Quốc đại-trượng-phu, giai do thủ đề xuất”.
Ý nói các bật Quan cao, quyền trọng luôn cả Vua Chúa của Trung-Hoa mấy ông tất cả đều do “chổ ấy” mà ra (sanh ra từ cái đồ của đàn bà đó).
Sứ Giả Tàu tái mặt, vì bị Bà Đoàn-Thị-Điểm đập một vố hết ngốc đầu nổi. Từ đó họ kiêng sợ, không dám vô lễ hổ hào khi vào Triều Đình Việt-Nam, vì một người đàn bà bán quán cốc giải khát mà giỏi như vậy, thì Vua Quan Việt-Nam còn giỏi đến bật nào nữa !
2. Có một lần, Ông-Luân (anh của bà) thấy Bà đang sâm soi gương lược, Phá chơi bèn ra câu đối:
(Nhìn vô gương một cô Điểm thấy hai cô Điểm.)
(Nhìn xuống hồ bơi, có một ông Luân thấy tới hai ông Luân)
Ông Luân thấy Bà có tài đối đáp lanh lợi, phục vô cùng.
Thật ra nói về tài ứng đối thì trong văn học Việt- Nam nói về Bà Đoàn-Thị-Điểm rất nhiều, khó bút mựt nào diễn hết (xin xem thêm tác phẩm Văn học Đoàn-Thị- Điểm).
Tàn văn nổi tiếng lẫy lừng, nhiều gia đình vọng tộc muốn cầu thân, song Bà từ chối vì cho bọn quạn quyền lúc ấy vừa dốt nát vừa hiếp bứt lương dân. Trong đời Bà chỉ có quí ông Nguyễn-Kiều, đỗ Tiến-Sĩ năm 21 tuổi, văn võ song toàn, về sao Bà thành duyên cùng Ông, năm 37 tuổi (vào năm 1748) Tiến Sĩ Nguyễn-Kiều đựợc bổ làm “Tham-Thị” tỉnh Nghệ-An, Bà cùng gia đình về trấn nhậm, nhưng khi đi đến Đền-Sòng trong cơn sóng gió, Bà bị ngã bệnh và mất trên chuyến đi đến Đền-Sòng (nơi thờ công chúa Liễu- Hạnh -nơi đây vị Tứ Nương Gấm đương ngự. Chơn-Linh hai Đấng Tứ-Nương và Ngũ Nương có hẹn nơi cõi Thiêng- Liêng Hằng-Sống nên mới gặp gở nơi đây.
Giải thích bài thơ tặng:
Tứ Nương dạy đàn bà con gái phải vẹn tam tòng, tứ đức mới đúng là kẻ tu hành, về nhân Đạo lo tròn rồi song song việc đó phải lo đường tu, lo cúng kiến sẽ được Bà dạy điều lành, lánh dữ và bảo trợ để thoát khổ trên đường dây oan nghiệt chướng.
Bà nói thêm các vị nữ tu mà lo chay lạt, luyện Đạo, lo cho bá tánh Nhơn-Sanh, lo diệt lục dục thất tình; thì các vị trọn Đạo nầy được Bà mừng hơi là đám công hầu khanh tướng vì bả phù hoa vướng vấp khó tu đạt Đạo.
Một đoạn trong “ Nữ Trung-Tùng-Phận”, Bà khuyên nữ giới tu hành hết sức là tha thiết:      (đoạn 288 NTTP):   
….Thấy cảnh thế mà đau với thế,
Biết thương đời mấy kẻ vì đời 
Ngán thay cái kiếp con người,
(289)  .
Thôi đành bến Phạm để lời Phật răn.
Thay Đạo-Phục bước xăng lánh thế,
Mơi thì Kinh, tối kệ giải lòng,
Từ bi-hứng giọt nhành dương,
Lau thanh trái chủ, lấp đường nghiệt căn,
(292)  .           .
Lần chuổi hột từ bi cứu khổ,
Nương gió thanh trăng tỏ là nhà,
Nước non để bước ta bà,
Sô xiêm đem nhuộm màu già gọi duyên.
(306)
Nước Ma-Ha rửa hờn nhi-nữ,
Chuổi Bồ-Đề gìn giữ hồng nhan,
Cây trăm thước đổi hương tàn,
Treo Ý-Bá-Nạp làm màn phòng the. -
                        (Trích“Nữ-Trung-Tùng-Phận”)
“Nữ-Trung-Tùng-Phận” là một tác phẩm siệu việt của nhân loại do bà Đoàn-Thị-Điểm giáng cơ để bút năm 1936, có hai thiên: phần một dạy thế Đạo, phần hai dạy Thiên-Đạo tác giả sẽ gởi đến quí vị phần chú giải của tác phẩm nầy để trao giồi học Đạo và thưởng thức tài nghệ của Thi-Hào trong của Đạo.)
-Thơ Vịnh
Cô Tứ-Nương cầm riêng Kim-Bản,
Cõi Huỳnh-Thiên điểm rạng danh tài,
Nắm quyền dám khảo trong tay,
Chọn người Đức-Hạnh học hay tuyển vì.
                                                Hộ-Pháp


NGŨ NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG
ü Thế danh: Liễu-Hạnh 
ü Thủ Bửu: Như-Ý
ü Nhiệm vụ: Tiếp hồn về cõi Xích-Thiên 
ü Nơi ngự: Cõi Xích-Thiên
-Thơ tặng:
NGŨ hành vận chuyển đoạt Huyền-Thiên
NƯƠNG Núi đôi năm khỏe tự nhiên,
KÍNH có công tu nay gặp hội 
TẶNG người hữu hạnh phục qui nguyên
(2/9/1924) 
NGŨ-NƯƠNG
TỰ-THUẬT:
LIỄU yễu điệu còn ghen nét đẹp,
Tuyết trong ngần khó phép tu thân,
Hiu hiu nhẹ gót phong trần,
Đài sen mây lước gió thần đưa hương.
                                                NGŨ-NƯƠNG
Kinh Đệ Ngũ-Cửu:
Ánh hồng chiếu đường mây rở rở,
Cõi Xích-Thiên vọi mở ải quan,
Thiên-Quân diêu động Linh phan,
Cả miền Thánh-Vức nhộn nhàng tiếp nghinh.
Đài chiếu-giám cảnh minh nhẹ bước,
Xem rõ ràng tội phước căn sinh,
Lần vào Cung Ngọc Diệt-Hình,
Khai Kinh Vô-Tự đặng nhìn quả duyên 
Đắc văn sách thông Thiên định Địa,
Phép huyền công trụ nghĩa hóa thân,
Kỵ Kim-Quang kiến Lão-Quân,
Dựa xe Như-Ý oai thần tiễn thăng.
                        NGŨ-NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG
Sơ lược tiểu sử:
Vào năm 1578 có một vị Thần-Linh xuất hiện, hóa thân để cứu nhơn độ thế, bất cứ ai tin tưởng van vái đều linh nghiệm, có khi xuất hiện cả ban ngày. Dân chúng quanh vùng Phổ Cát Thanh-Hóa tín ngưỡng lập Đền-Thờ - Nay Đền-Thờ còn có ở nhiều lần chứng tỏ linh ứng nên phong tặng Cô là “ Thượng-Đẳng Phúc Thần”.
“ Thượng-Đẳng Phúc-Thần” là vị Thần-Linh ban phước cho thế gian.
Vào thời Trịnh Nguyễn phân tranh (Hậu Lê- 1557), Cô Liễu-Hạnh có căn là Tiên-Nữ Quỳnh-Nương nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống. Phải tội nên Diêu-Trì Kim-Mẫu cho hạ giới để lập công chuộc tội, vào đầu thai trong một gia đình quan triều tên Lê-Thái-Công {Đời Vua Lê-Hy- Tông}, đẹp tuyệt trần nhưng qua đời lúc còn quá trẻ, nên chưa đủ công, Diêu-Trì cho trở lại làm “ Phúc-Thần” để cứu độ sanh linh. Do đó Cô phải phản phất bằng Chơn-Thần đi khắp đó đây. Lúc nầy cả hai Chơn-Linh Cô Lê- Ngọc-Gấm và Liễu-Hạnh đều ở cùng một Đền-Thờ là Đền Sòng Thanh-Hóa.
Ngũ-Nương Diêu-Trì-Cung ngự cõi Xích-Thiên thuộc Diêu-Trì-Cung, giữ nhiệm vụ xem xét tội phước của cả Nguyên-Nhân từ thế gian về cõi Thiêng-Liêng, cho phép Chơn-Thần đắc đạo đi xe Như-Ý về trình Đức Thái Thượng Lão-Quân.
Thơ vịnh:
Cô Ngũ-Nương đưa cao Như-Ý
Ra lịnh cùng chư vị Thần Tiên,
Tiếp Hồn về cõi Xích-Thiên,
Trông Kinh Vô-Tự quả duyên mỹ miều.
                                                Hộ-Pháp


LỤC NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG
ü  Thế danh: Jeanne D 'Arc-Hồ-Thị-Huê 
ü  Thủ Bửu: Phướng Tiêu-Diêu          ;
ü  Nơi ngự: Cõi Kim-Thiên 
ü  Nhiệm vụ: Truy hồn đang say đấm biển mê
Thơ tặng:
LỤC lạc khua rang cả ngũ châu,
NƯƠNG chi vật chất phải u sầu,
KÍNH xin tĩnh giấc lo tu sớm,
TẶNG quyết cầu ân cởi ách sầu.
                                    LỤC-NƯƠNG
TỰ-THUẬT:
HUÊ ngào ngạc đưa hơi vò diệu,
ĐỨNG tài ba chẳng thiếu tư phong,
NƯƠNG mây như thả cánh hồng,
TIÊU Diêu phất phướng cõi tòng đưa Tiên.
                                                LỤC-NƯƠNG
Kinh Đệ Lục-Cửu:
Bạch Y Quan mở đàn rước khách,
Cõi Kim-Thiên nhẹ tách Tiên xa,
Vào Cung Vạn-Pháp xem qua,
Cho tường cựu nghiệp mấy tòa Thiên-Nhiên. 
Cùng Lập Khuyết tìm duyên định ngự,
Lãnh Kim sa đặng dự Như-Lai,
Minh-Vương Khổng-Tước cao bay,
Đem Chơn-Thần đến tận đài Huệ-Hương. 
Mùi ngào ngạc thơm luôn Thánh-Thể,
Trừ tiêu tàn ô uế sanh quang,
Thiêng thiều trổi tiếng nhặc khoan,
Đưa Linh thẳng đến Niết-Bàn mới thôi.
                                    Lục Nương Diêu-Trì-Cung
Sơ lược tiểu sử:
Năm 1919 Nữ Thánh Jeanne D'Arc có về cơ tại Algeria-Phi-Châu dạy dân chúng tu hành và báo trước là Đại-Đạo Tam-Kỳ sẽ xuất hiện tại Việt-Nam năm 1925, khuyên chúng sanh lo tu phước đức để đạt Đạo, vì đây là buổi tận độ sau cùng. Ngài báo là cơ “tận diệt” hầu kề, nhân loại sẽ chịu nhiều thiên tai dịch chướng sát phạt bị quả kiếp oan khiên nghiệp báo nên ráng tìm mối Đạo do Trời khai sáng mà tu...
Nữ Thánh Jeanne D'Arc (1412-1431) tự là Pucelle d'Orléans, vị anh thư nước Pháp, sinh ở Domreny tính Lorraine, thuộc gia đình nông dân, hiếu nghĩa vẹn toàn.
Năm 13 tuổi (1428) trong lúc đang chăn cừu ngoài đồng vắng, Bà bổng nghe tiếng nói Thiêng-Liêng giục Bà phải lo cứu Hoàng-Tử Charles VII, đồng thời cứu nguy cho Pháp Quốc đang bị Anh sâm lăn
... Chỉ vài năm sau, Bà là một Tướng võ võng trong hàng ngũ quân Pháp...Quân sâm lăn Anh-Quốc đang vây Orléans. Khi sắp mất thành bỗng Bà xuất hiện với một đội quân tinh nhuệ dũng cảm, ngày 8 tháng 5, Bà đánh bại quân Anh; nhờ đó quân dân Pháp tràn đầy hy vọng vùng lên và giành độc lập cho Pháp. Sau đó Thánh Jeanna D'Arc rước Vua Charles đệ VII về Reims để làm lễ tấn phong năm 1430. Bà không chịu nổi thái độ tham quan ô lại của triều đình phong kiến, Bà ly khai và tự đem quân giải vây thành Campiègne, Bà bị quân Bourguignon bắt đem nộp cho quân Ăng-Lê. Để trả thù, quân Anh giam khổ sai vị Nữ-Tướng của Pháp, sau cùng chúng đưa Bà lên giàn hỏa thiêu ngày 30/5/1431 tại Rouen. Bà có công giải phóng nô lệ, phong kiến, áp bức, xứng danh là một bậc Anh thư của Pháp và cả nhân loại.
Năm 1920, toàn dân Pháp làm lễ truy điệu treo nghi cách Quốc lễ và tac tượng kỹ niệm tại Paris để tỏ lòng tri ân vị Anh thư dân tộc.
            Năm 1790 Thánh Jeanne D'Are chuyển kiếp vào gia đình vị khâm sai Đại thần Họ-Văn-Vui tại tỉnh biên hòa, Việt-Nam thế danh là Hồ-Thị-Huê, lúc vua Quan-Trung và Nguyễn Ánh đang tranh giành quyền lực...Hiện nay gia đình họ Hồ còn mồ mã ở huyện Thủ-Đức Sài-Gòn.
Năm Bính-Dần niên hiệu Gia-Long thứ 5 (1805), Vua Gia-Long và Hoàng-Hậu chọn Bà Huê làm phối thất cho Thái-Tử Minh-Mạng. Tháng 5 (1807), Bà sinh Triệu-Thị, 13 ngày sau Bà thăng hà, lúc đó Bà 17 tuổi.
Bà Hồ-Thị Huê nay ở cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống, được Đức Diêu-Trì-Kim-Mẫu phong là Lục-Nương Diêu-Trì- Cung và giữ cõi Kim-Thiên. Tại Pháp Bà độ Ông GABRIEL GOBRON đắc “Tiếp Dẫn Đạo-Nhơn” trong Tôn-Giáo Cao- Đài, Ngài làm một ngôi Thánh-Thất Cao-Đài rất lớn để độ dân Pháp. Ngài có viết sách Triết Lý Cao-Đài bằng Pháp và Anh ngữ để phổ biến Chơn-Truyền Đại-Đạo.
Tại Việt-Nam Bà Lục Nương về cơ phổ độ Ông Thơ ở Thủ-Đức (đắc vị Đầu Sư), về cơ hướng dẫn Đức Hộ-Pháp hành pháp tại Long-Vân Thánh Tịnh (Thủ-Đức) trong các ngày đầu khai Đại-Đạo.
            Trong đàn cơ đêm 24-12-1934 tại cung đạo Tòa-Thánh Tây-Ninh do Đức Hộ-Pháp và Ngài Tiếp Thế Lê-Thế-Vĩnh phò loan, Lục Nương cho biết chính bà là Jeanne Dlarc.
Đêm 22/9/1934 do Đức Hộ-Pháp và Ngài Tiếp-Đạo; Cao-Đức-Trọng phò loan, Bà giáng cơ tại Cung Đạo dạy Đạo cho Bà Perreux như sau:
“Bonjonr machère compatriote, Mme Perreux,
“Je viens pour vous, par les prières sincères de nos pères” en esprit.
“Mme Perreux demande des explications sur la nouvelle religion, où il y a des dames dignitaires. Qui, c'ert la seule religion qui octroise au femmes un pouvoir spirituel à peu près égal à celui des hommes. Elle mettra en vue une justice que la chrétienté a niée depuis longtemps.
Tại Huế, Bà độ Bà Từ Cung (Mẹ của Bảo-Đại) đắc phẩm Phối-Sư.
Lục-Nương Diêu-Trì giáng cơ dạy rất nhiều ngay buổi khai Đạo, vậy xin trích ra đây, chúng ta cùng học tập.
Thơ: VUI
Vui nhơn, vui Đạo, lại vui thiền,
Vui một bước đường, một bước yên.
Vui bóng Cao-Đài che khắp chốn,
Vui gương Ngọc-Đế thấy như nhiên.
Vui ngàn thế tải ngăn nhơn sự,
Vui một màu thiên đóng Cửa thiền.
Vui vớt sanh linh nơi bể khổ,
Vui Trời rưới khắp đủ ân Thiên
                                                (Noel 1925).
Khuyến tu:
Chanh tranh Vạn thế ở trong vòng,
Giành giựt lẫn nhau miếng đỉnh chung.
Khanh tể sao bằng tên Đạo-Sĩ,
Hết đời ai giữ chức làm Ông (24/11/1925)
                                                Lục-Nương
Thơ vịnh:
Cô Lục-Nương Phướng Tiêu Diêu nắm,
Để truy hồn say đấm biển mê.
Cõi Kim-Thiên Khổng tước kề,
Hữu căn tiếp dẫn hồn về Tây-Phương.
                                                Hộ-Pháp

 

THẤT-NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG
ü  Thế dành: Vương-Thị-Lễ
ü  Thủ Bửu: Hoa Sen
ü  Nơi ngự: Cõi Hạo-Nhiên-Thiên
ü  Nhiệm vụ: Độ hồn nơi cõi Âm-Quang.
            -Thơ Tặng:
THẤT thế náo thân chớ tưởng lâu,
NƯƠNG cùng quí vị chỉ dường cầu,
KÍNH đem đến tận bờ dương Liễu,
TẶNG nghĩa dài sơn kẽ chực chầu.
                                    THẤT-NƯƠNG
Tự Thuật:
LỄ bái thường hành tâm Đạo khởi,
Nhân từ tài thế tủ vô ưu,
Ngày xuân gọi thế hảo cừu,
Trăm duyên phước tục khó bù buồnTiên.
                                    THẤT-NƯƠNG
Kinh Đệ-Thất-Cửu:
Nhẹ phơi phới dồi dào không khí, 
Hạo-Nhiên-Thiên đã chí môn quan,
Đẹp xinh cảnh vật đồi ngàn,
Hào quang chiếu diệu khai đàng thăng Thiên
Cung Chưởng-Pháp xây quyềnTạo-Hóa
Kiến Chuẩn-Đề thạch xá giải thi,
Dà-Lam dẫn nẽo Tây-Qui,
Kim-Chung mở lối kịp kỳ kỵ sen.
Động Phổ-Hiền Thần,Tiên, hội hiệp,
Dở Kim-Cô đưa tiếp Linh-Quang,
Im lìm kìa cõi Niết-Bàn,
Lôi-Âm trống thúc lên đàng Thượng-Thiên
                      Thất-Nương Diêu-Trì-Cung
            Sơ lược tiểu sử:
Cô Vương-Thị-Lễ sinh năm 1900 tại Chợ-Lớn, con Ông Vương-Quan-Trân, cháu gọi Ông Giáo-Sư Vương-Quan- Kỳ bằng chú, và mẹ là Đỗ-Thị-Sang (ái nữ ông tổng đốc Phương) cô Lễ gọi bằng ông ngoại. Nhà họ Đỗ sanh con khó nuôi, nên phải ra tận Huế thỉnh lư hương của Cửu-Thiên- Huyền-Nữ (tức Đức PHẬT MẪU) để thờ, mong ơn trên phò trì, song Cô hưởng dương được 18 năm.
Theo lời Đức Ngài Phạm Hộ-Pháp thì tiền kiếp Cô Lễ là một vị Công Chúa, trong triều Vua eó một vị quan nhỏ để lòng mến mộ Cô, nhưng vì tục lệ thời phong kiến hai người không nên giai ngẩu được, nên đành hẹn kiếp lai sinh. Lần nầy Cô tái kiếp vào gia đình họ Vương, đang học ở trường Saite Enfance trình độ Brevet Elémentaire, nhiều gia đình quyền quí vọng tộc mong kết thân, Cô không ưng. Sau khi thi đỗ, Cô Lễ lâm bệnh nặng, nhiều lương y Đông Tây bó tay. Thân Mẫu Cô có lên tiếng ai cứu được sẽ gã cho. Lúc đó có một vị Médecin Indochinois từ Hà-Nội được thuyên chuyển đến Sài-Gòn làm việc. Gia đình mời Bác-Sĩ tân khoa chữa bệnh và Cô khỏi căn. Cô Lễ biết chính vị Bác-Sĩ trẻ nầy là vị quan triều hồi kiếp trước, nay nặng nợ ba sinh nên phải tái kiếp để trả cho nhau, thật là “ khói tình mang đến tuyền đài” mà vẫn chưa tan.
Nhưng sau đó, Mẹ Cô quên lời hứa, kiến cho mối duyên đành tan vỡ, dần dần thì thầm yêu trộm nhớ Cô trở bệnh qua đời khi tuổi xuân còn thơ thới. Tình Tiên không nên duyên tục vẫn ngậm hờn đến khi thác xuộng tuyền đài chưa tan.
Lúc Đạo Cao Đài mới nhóm cầu cơ chấp bút, Cô Lễ ẩn danh Đoàn-Ngọc-Huế cho ba Ông Cao-Hoài-Sang, Cao Quỳnh-Cư, Phạm-Công-Tắc đêm 30/7/1925 tại nhà Ông Sang ở Sài-Gòn bài thi gởi tâm sự khi còn ở dương trần:
Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai,
Mệnh bạc còn xuân uổng sắc tài,
Những ngỡ trao duyên vào ngọc các.
 Nào dè phủi nợ xuống tuyền đài.
Dưỡng sanh cam lỗi tình sông núi,
Tơ tóc thôi rồi nghĩa trúc mai,
Dồn dập tương tư oằn một gánh,
Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai ?!
                                    Ký tên: Đoàn-Ngọc-Quế.
Ông Cao-Quỳnh-Cư hỏi:
- Hồi còn sống sứ ở đâu ?
Cô đáp (bằng cơ bút)
- Ở Chợ-Lớn
Ông Phạm-Công-Tắc hỏi:
- Cô học ở đâu ?
Cô đáp:- Học ở trường Đầm 
Tên Đoàn-Ngọc-Quế là Cô mượn tên một người bạn thân với Ông Cao-Quỳnh-Diêu cũng đã qua đời mà mồ chôn ở Thủ-Dầu-Một. Mục đích buổi ban đầu là tạo sự mê thích thơ văn đối đáp của các Chơn-Linh để từ đó dạy Đạo dễ dàng. Bài thơ trên cả ba Ngài cũng có họa lại cũng trong đàn cơ đó. Ngài Cao-Quỳnh-Cư có hỏi: Cô bệnh chi mà qua đời ?. Cô về đáp bằng hai bài thi tứ tuyệt:
1.-Trời già đành đoạn nợ ba sinh;
Bèo nước xẻ hai một gánh tình 
Mấy bửa nhăn mày lâm chước quỉ,
Khiếm ôm mối thảm lại Diêu-Đình.
2. Người thì ngọc mã với kim đàng,
Quên kẽ dạ dày một thảm mang,
Mình dặn lấy mình, mình lại biết,
Mặc ai chung hưởng phận cao sang.
Trong giai đoạn nầy, nhờ say mê văn chương của các Chơn-Linh và xướng họa, nên đa số thi nhân Phạm-Công- Tắc, Cao-Hoài-Sang, Cao-Quỳnh-Cư, Lê-Văn-Trung đêm nào cũng hội lại nhà nhau chờ đợi các Đấng về cơ xướng họa cho thỏa lòng thỏa chí. Dần dà các Đấng bề trên nhân đó dạy cách tu hành luyện Đạo và phương cánh nào để thành chánh quả cho mau, đó là bí pháp của Đại-Đạo Tam-Kỳ. Có bậc Chơn-Linh còn vạch rõ huyền vi cơ tạo cho nhơn loại rõ là ta có ba xát thân: Thể xát hữu hình do Cha Mẹ tạo ra, Chơn- Thần đo PHẬT MẪU cho (trí não) và Chơn-Linh là do Chí- Tôn chiết tính cho (đó là Linh căn do bào thai tượng là đã có sự Linh ứng, là có Thần rồi) tượng bằng Tiên Thiên khí và là nhứt điểm Linh quang. Do đó khi luyện Chơn-Thần con người có thể được thần thông biến hóa và khi lìa xát phàm sẽ đạt Tiên vị, Phật vị ở cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống, bất tiêu bất diệt thoát đọa luân hồi, cỏ quyền xuất Chơn-Thần vân du Thiên Cảnh.
...Tuy là Chơn-Thần các Đấng cõi Thiên về cơ, song lời lẽ và tâm tình còn gắn bó với đời sống trí não ta lắm. Vừa giảng huyền vi bí mật và cũng vừa trìu mến tâm tình. Cô Vương-Thị-Lễ nay đắc Thất-Nương Diêu-Trì-Cung, ngự tại cõi Hạo-Nhiên-Pháp-Thiên tầng thứ bảy trong Cửu-Thiên- Khai-Hóa. Trong Đạo Cao Đài Cô lãnh nhiệm vụ độ các Chơn-Linh học Đạo và khi đắc Đạo, Cô đưa về đến Bạch- Ngọc-Kinh.
Cô Vương-Thị-Lễ là một trong chín vị Nữ-Phật ở cõi Diêu-Trì-Cung Tạo-Hóa-Thiên có biệt tài văn chương thi phú, xướng họa như Thần gần giống các vị Tứ-Nương Đoàn-Thị-Điểm, nhứt Nương Hoàng-Thiếu-Hoa, Cô Bát Nương Hớn-Liên-Bạch, Cô Lục Nương Jeanne D'Are, Cô Cửu- Nương Cao-Thị-Khiết (Kiết); thật sự chín vị đều đạt Phật vị, song với đức khiêm nhường thường hay xưng là Tiểu muội.
Chúng ta, nhất là nữ phái may duyên vô cùng khi vào cửa Tam Kỳ nầy nhờ ân huệ Đức Kim Mẫu và Cửu Vị Nữ Phật hết lòng độ dẫn, cầu gì cũng linh, muốn gì cũng ứng, trong đời sống riêng từ và cả trí não cõi Chơn-Thần nữa, chắc chắn Nữ giới chúng ta sẽ đặt địa vị cao trọng khi bỏ xác, hết đọa luân Hồi quả kiếp trầm luân, đầy oan nghiệt. Vậy các chị em gắng để dạ tu hành luôn luôn nghĩ tới Mẹ và các Cô.
. “Đời đời nương bóng Cao Đài”
Ta nghe Cô Thất Nương dạy trong bài tự thuật:
“ LỄ bái thường hành tâm Đạo khởi,
Nhân từ tài thế tử vô ưu,
Ngày xuân gọi thế hảo cừu,
Trăm duyên phước tục khó bù tu Tiên.”
Giải nghĩa câu chót:
Dù cõi hưởng ngủ phúc vẩn là buồn, là khổ, không so được cõi Tiên đầy vui sướng đâu. Cõi tục là cõi của khổ nhơn có hưởng trăm phước cũng là khổ nhơn, cõi Tiên là cõi lạc nhơn
Giải thích bài “tự thuật”:
Câu 1: Hằng ngày cúng vái các Đấng và lòng nghĩ tới bề trên thì cái Đạo, cái Đức, lòng “yêu ái của ta” sẽ hàng ngày thâm nhập vào lòng, chừng đó ta thấy vui sướng vô cùng.
Câu 2: Cố lòng nhân ái, có nghĩa nhân, trí óc ngày rộng mở, không lo sợ cái chết. (vô ưu: không lo rầu, không phiền não, không tiếc rẽ. Tử vô ưu: chết không buồn).
Câu 3: Tuổi cập kê Cô Vương là một tuyệt sắc giai nhân:
“ Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
“Chìm đáy nước cá lờ đờ lặn,
“Lửng da trời nhạn ngẩn ngơ sa”
Biết bao vương tôn công tử gắm nghé.
Trong Kinh Thi có câu:
Oanh oang thu cưu
Tại hà tri châu
Yểu điệu thục nữ
Quân tủ hảo cừu










Ý nói:
Ý câu 3 nói: sắc đẹp chim sa cá lặn của Cô Vương khiến ai ai cũng ái mộ vào thời ẩy, quí như trân châu như mả nião.
Câu 4: Cô Vương trong gia đình quyền quí hưởng giàu sang lộc cả. Cô cho là nó vẫn không làm Cô vui, vì Cô có một tâm sự khó giải bày. (Buồn Tiên hiểu lẽ nầy), đó là tâm sự riêng tư không vẹn, dầu có hưởng cảnh giàu sang thế nào cũng khó mà giải cái buồn của một vị Tiên Nữ (cái buồn Cô Tiên ở trần gian), như trong bài:
Nỗi mình tâm sự tỏ cùng ai,
Mệnh bạc còn xuân uổng sắc tài,
Những ngỡ trao duyên vào ngọc các.
Nào dè phủi nợ xuống tuyền đài....
-Nói lên cái buồn của Tiên là cái nổi rầu bị đọa ở cõi uế đô.
Ở trần gian dù hưởng ngủ phúc cũng thấy khổ, làm sao sánh được cõi Thần-Tiên. Đời là bể khổ, dầu có ở cảnh giàu sang hạnh phúc cũng bị rầu muộn, nên không sánh được cõi Tiên-Phật là vậy,
Cô Vượng-Thị-Lễ còn cho Ông Cao-Hoài-Sang một bài nữa:
Duyên ai chưa hiệp tội chia đôi,
Căn dặn nghĩa thôi luống sụt sùi.
Tâm măn tuy chưa cơn mặn lạt,
Tình nồng chi xiết đổi buồn vui, 
Lời nguyền xưa có vầng trằng Chiếu,
Câu hẹn nay đành giọt nước trôi,
Đỗ lụy tương tư đêm đức nối.
Nỗi niềm ai thấu hỡi ai ơi !.
Tiếng vang của Vương Tiên Nữ về cơ xướng họa tại Sài-Gòn Chợ-Lớn lúc đó bay khắp nơi, nhờ tài thi phú. Nhanh như chớp, ai ai cũng mong diện kiến để xem tài. Một hôm nọ, vốn hiếu kỳ và cũng muốn biết thực hư, nên hai ông bạn xưng là có biết nhau với Vương Tiên Nữ lúc thanh xuân, xin Bà Hiếu khấn cho được gặp. Trong lúc Ông Cư-Ông Tắc xây bàn cơ, thì Vương Tiên Nữ giáng.
Ông Cư hỏi: Tứ muội có biết hai vị khách đây chăng?
Cô liền gỏ nhịp đàn cơ nói:
a) -“Đào Nguyên lạc lối buổi vong Hưng”,
(hai ông nay chính là ông Nguyên và ông Hưng, nghe Cô Lễ gọi tên mình bèn quì xuống thấp hương và vái chào):
b) “Đốt nén hương xin tỏ Lễ mừng”
Cô Lễ nhịp bàn viết tiếp:
c) “Tri kỹ còn nhiều ngày gặp gở”.
Hai ông Nguyên và Hưng ứng khẩu đáp:
d) “ Chạnh lòng nhớ đến buổi thanh xuân”.
Ta thấy cõi Chơn-Thần các vị vô cùng thông minh và tài ba xuất chúng, biết rành việc trần gian. Chính lúc bấy giờ các Vị Tiên Nương đều về cơ cho biết lai lịch các tiền kiếp và vai trò độ ‘Đạo Cao Đài của kiếp nầy (bằng Chơn-Thần).
Ngày 13/11/1925, ba Thiên Sứ của Đức Chí-Tôn có lời trách cô Thất-Nương Diêu-Trì-Cung không nói thật Thiên Cơ. Cô giáng cho bài thi:
Người vô tình, kẻ bạc tình,
Ba anh chẳng nghĩ nghĩa đồng thinh.
Đặng chim trách kẻ toan quên ná,
Buồn bực cho đây vẫn một mình.
Số là trước đây, Cô Thất Nương có báo tin một Đấng cao trọng về cơ dạy Đạo xưng là A Ă Â mà không nói rõ là Thượng-Đế, nên ba ông trách Cô là sao dấu Thiên-Cơ. Nên Cô về cơ mà nói: Tiểu Muội thì vô tình, còn các anh Cư, Tắc, Sang thì bạc nghĩa đó. Các anh có biết rằng hễ “đồng thinh tương ứng, đồng khí tương cầu”. Nếu Muội nói ta có duyên Đạo với nhau, mà các anh có hỏi Muội đâu mà trả lời; các anh nay có nhiều Chơn-Linh về dạy Đạo rắp giỏi rồi, buổi đầu Muội dẩn dắt, Muội cầm ná bắn chim cho các anh lượm về, nay được chim rồi các anh quên luôn kẽ cầm ná đó...Các anh có rõ không, Muội vẫn ở tại cõi Hạo-Nhiên Pháp Thiên chờ các Sư-Ca hỏi thăm chớ.
Ba Ông Cư, Tắc, Sang nói:
Các Huynh đây dám trách Tứ-Muội (đó là Thất-Nuơng khiêm xưng với ba vị tiền-bối). Sao không nói thật Đấng A Ă Â là Đức Chí-Tôn, em thấy ba anh như mù đi đêm, cứ gạt hoài.
Thất-Nương đáp:
Trời là Trời, em là em. Em rõ biết nhưng không dám lậu, nay ba anh đặng biết vậy em mừng.
Giải nghĩa bài thơ tặng:
- Thất thế náo thân chớ tưởng lâu: Các nguyên nhân xuống trần coi là thất thế, khuyên vào cửa Đạo ẩn thân tu hành đi, không lâu đâu, tu nhất kiếp là ngộ nhất thời đó, là vì kỳ ba tận độ-độ 92 ức nguyên nhân mà.
- Nương cùng quí vị chỉ đường cầu: ráng theo chân các bậc nguyên nhân, Chơn-Linh mà học Đạo.
- Kính đem đến tận bờ dương Liễu: Tôi đây (Thất- Nương) ở cõi Hạo-Nhiên Pháp-Thiên, sẽ đưa chư vị đắc Đạo vê cõi Tây-Phương Cực-Lạc và cho ngôi vị Tiên, Phật.
Tặng nghĩa dài sơn kẽ chực chầu: Vì lần nầy là trường thị Tiên nơi Cao Đài do Ngài DI-LẠC chứng quả, có nhiều người đưa đón vinh hiển lắm. Ráng nghe chư nhu.
Thơ     Vinh   để tôn vinh    Thất-Nương
Cầm Hoa Sen Thất Nương nguyện rỗi, 
Cõi Hạo-Nhiên mỡ lối vĩnh tồn, 
Âm-Quang nhiệm vụ độ hồn, 
Tái sanh nương Đạo Chí-Tôn siêu phàm.
Hộ-Pháp

 

BÁT-NƯƠNG DIÊU-TRÌ-CUNG

ü  Thế danh: Hớn-Liên-Bạch Hồ-Đề
ü  Thủ Bửu: Giỏ Hoa-Lam 
ü  Nhiệm vụ: Độ khách hồng trần 
ü  Nơi ngự:
Tự thuật: (bài thài hiển lể Hội-Yến)
Hồ-Hớn hoa sen nở trắng ngày,
Càng gần hương đẹp lại càng say,
Trêu trăng hăng thói dấu mây,
Cợt mây tranh chức Phật Đài thêm hoa.
                                                Bát-Nương
-Thơ tặng
BÁT-VU, hành khất bữa mơi chiều, 
NƯƠNG NƯỞNG mình to giống kẽ thêu, 
KÍNH đến Tâỵ-Phương cầm Xá-Lợi, 
TẶNG tình đồng Đạo phải đồng yêu.
                                    BÁT-NƯƠNG(1942)
            Kinh đệ Bát-Cửu
Hơi Tiên tửu nực nồng thơm ngọt, 
Phi-Tưởng-Thiên để gót tới nơi.
Mùi trần khi đã xa khơi,
Say sưa bầu khí bồi hồi chung phong. 
Cung Tận-Thức thần thông biến hóa, 
Phổ-Đà-Sơn giải quả Từ-Hàn,
Cởi Kim-Hẫu đến Tịch-San,
Đẩu-Vân nương phép Niết-Bàn đến xem. 
Cung Diệt-Bửu ngọc rèm đã xủ,
Nghiệp hữu hình tượng đủ vô vi,
Hồ Tiên vội rót tức thì,
Nước Cam-Lồ rửa ai bi kiếp người.
                        Bát-Nương Diêu-Trì-Cung
            Sơ lược tiểu sử:
Thất Nương Diêu-Trì-Cung có lần giới thiệu cho các bậc trí thức thuở khai Đạo rằng: “ Tiểu-Muội xin cho quí Huynh, Tỷ hay, có một Tiên Nương tên Hớn-Liên-Bạch, có tài thi phú siêu việt, đa văn quảng kiến trong hàng Chơn- Linh cao trọng. Vậy ráng mà xin học hỏi”.
Bát-Nương xuống thế vào đời Tiền Hán Trung Hoa, có công giúp các chư hầu nhà Hán triệt họ Vương Mãng, phản bội dân tộc.
Vào thời hậu Hán, đồng thời với lúc Hai-Bà-Trưng khởi nghĩa của Việt-Nam, Cô đầu kiếp vào nhà Ông Hồ-Công-An ở Đông Cao và mang thế danh là Hồ-Đề có sức khỏe vô song, bắt được ngựa hung hăng bằng tay không. Bọn Tô-Định cho Sứ đến xin Cô hợp tác, Cô tát tai tên quan xâm lược. Việc bể ra, bọn cướp nước thù hận định trả thù. Thân phụ Cô lo âu nên bịnh qua đời. Cô và thân Mẫu phải lánh vệ động Lão-Mai, mai danh ẩn tích và hằng ngày cỡi ngựa đi bán muối ở các Buôn, làng xa xôi. Lúc bây giờ nước Giao-Chỉ của ta còn sống như các bộ lạc, nên nước chia ra từng động, từng khu, mạnh ai nấy hùng cứ; có 72 động và nhờ sự giao lưu Cô Hồ-Đề mới tập hợp hơn nửa số buôn. Động nầy. Lúc đó Hai Bà Trưng chiêu mộ ở Mê- Linh, còn Hồ-Đề ở vùng rừng núi, Trong lúc thao dượt ở trong Buôn sóc, Cô nhờ có sức khỏe phi thường, một mình bắt được Bạch-Tượng. Các động lân cận nể sợ và phong là Thiên-Sứ giáng lâm. Danh vang bốn bể nhờ đó Cô tập họp được nghĩa dõng, họ qui phục ngày một đông. Và ý chí thành lập Quốc Gia đã sẵn, Cô phất cờ xanh (màu Tiên), cỡi Bạch-Tượng (voi Thần) cùng trên vạn tinh binh thao lược từ bốn phương về hội quân với Hai-Bà-Trưng ở đất Mê-Linh để đánh bọn Nam Hán xăm lăng và dựng nước, danh vang bốn cõi. Hai Bà xưng Vương từ năm 41-43 sau TL
Sau đó do dã tâm bành trướng của bọn Tàu-Ô nam rợ, nước ta quá nhỏ, không thể chống cự được lâu dài. Nên vào năm 43 sau TL, Hai Bà-Trưng thất thế phải tự tử tại sông Hát-Giang. Hồ-Đề liệt oanh giữ thế chống trả nhiều trận làm cho bọn Tàu man thất điêu bát đão, không dám xem thường nước ta. Bà Hồ-Đề rút quân về hùng cứ vùng thôn bản để bảo tồn chính khí và lực lượng. Bọn nam rợ cố ý chiếm cứ nước Việt-Nam nên về lâu về dài khó đương cự.
Cuối cùng Bà Hồ-Đề đành mở đường máu cùng ba quân tướng sĩ đến bờ sông Nguyệt-Đức (Sông cầu) và hét to, nước sông rẻ thành một con đường ba quân và con voi trắng chở vị Thiên-Thần về cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống. Người đời sau lập Đền Thờ tại bến sông này.
Cô Hớn-Liên-Bạch đắc phẩm Bát Nương Diêu-Trì- Cung là một nhà “Bác-học” siêu phàm của thế nhân-ngự Cung Phi-Tưởng Diệu-Thiên.
Dưới trần, Cô Hồ-Đề và Hoàng-Thiếu-Hoa cùng có công to là cứu nước giúp đời dưới triều Hai-Bà-Trưng. Trên cõi Thiêng-Liêng cả hai Phật vị trong số gọi Tiên- Nương dưới quyền Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu. Tín Đồ Cao Đài vô cùng biết ơn hai vị đã phò trì và tận độ chúng sanh.
Trong cửa Đạo ngày naỵ, người đời rất mê danh xưng của Bát-Nương là Hớn-Liên-Bạch , Các vị trong Cửu Vị Tiên-Nương cũng kính nhường nữa. Cô đã về cơ trong bài “Tự-Thuật” để thài khi hiến lễ Hội-Yến Diêu-Trì-Cung răm tháng tám hăng năm, có cữ Hồ-Hớn là tên hai kiếp của Cô.
KHOA HỌC-VĂN HỌC
Của BÁT NƯƠNG DIÊU TRÌ CÙNG
HỎI KHÁCH TAO NHÂN
Nhẹ bước nhàn du để vẻ hồng,
Sấn tay nước Việt, dặm non sông.
Châu về đất Bắc dời Kim-Khuyết,
Ngọc rạng thành Nam chuộc ải đồng.
Mở lối Đài-Vân mời trí sĩ,
Dọn dành Hồng-Lạc dắt anh phong.
Động Đào quen thú mai chiều ngắm,
Hỏi khách tao nhân có mặn nồng.
Nghĩa chữ:
Vẽ-hồng: chỉ tác giả.
Sấn tay nước Việt: xuống cõi Việt-Nam.
Dặm non sông: Tô điểm cho đẹp thêm nước Nam. 
Châu :  là một loại đá quí, dưới trần không có, tức Ngọc-Huỳnh để xây dựng ngôi Bạch-Ngọc-Kinh của Đức Chí-Tôn.
Theo Phục-Hy Bát-Quái: Càn ☰ ở phía Bắc Cõi Huỳnh-Kim-Khuyết (cõi Hư-Vô). Bà Bát-Nuơng làm việc nơi cõi Phi-Tưởng Diệu-Thiên (tức Nam-Hải ở phía Nam của Thế-Giới Cực-Lạc).
Ngọc: tức là Ngọc Dao; ở trâần không có ngọc quí nầy, dùng xây Tòa Diêu-Trì Kim-Mẫu, chỗ Đức Phật Kim- Mẫu ngự, Bà Bát-Nương liên hệ từ Diêu-Trì-Cung đến Bạch-Ngọc-Kinh. (theo Bát-Quái Phục-Hy Cung ☰☰ ở phía Nam, Bà Bát-Nương độ bậc trí thức nguyên căn.
Hồng Lạc: chỉ tại Việt-Nam có cửa Đạo, có Cửu- Trùng-Đài, Hiệp Thiên Đài, Bà Bát-Nương sẽ dành quyền chức cho người quân tử, bậc Sa-di, bậc nguyên căn đến tu mà đạt Đạo.
Đông Đào: Cõi Tạo Hóa Huyền-Thiên cũng là nơi vui thú nhất cõi Tiên.
Mặn nồng: Thích thú, Bà hỏi khách tao nhân về cảnh nay có mê thích không vậy?
Bát-Nương mừng Ngài Ngự-Mã (Hộ-Pháp)
Đào nguyên lại trổ trái hai lần,
Ai ngỡ Việt-Thường đã thấy Lân,
Cung Đẩu vít xa gươm Xích quỉ,
Thiềm-Cung mở rộng cửa Hà-Ngân 
Xuân-Thu định vững ngôi lương-tể,
Phất-Chủ quét tan lũ nịnh thần.
Thổi khí vĩnh sanh lau xã-tắc,
Mở đường quốc thể định phong vân.
                                                (1946)
Trích nghĩa bài Ngư-Mã:
1/-Trổ trái hai lần: Thánh-Thi của Đức-Lý cho Đức Hộ-Pháp. có đoạn:
“ Nhị kiếp Tây-Âu cầm máy tạo,
Hữu duyên Đông-Á nắm Thiên-Thơ”
Ý nói Ngài Ngự-Mã Thiên-Quân có hai kiếp:
- Là Chúa Jesus
- Là Hộ-Pháp Phạm-Công-Tắc. 
2/- Thấy-Lân: Sách Khổng-Tử có câu: Kỳ Lân xuất hiện quốc gia thái bình, Bà nói khó mà tin rằng Việt- Thường thái bình. Thế mà nay Đức Chí-Tôn cho nền Đại- Đạo-Tam-Kỳ là sẽ được thái bình đó.
3/- Cung Đẩu: Tức Đẩu xuất do Đức Di-Lạc chưởng-quản. Hộ-Pháp có nhiệm vụ đuổi tà trục tinh ở cõi Tây-Phương Cực-Lạc.
4/-Xích quỉ: Chỉ phía Kim-Quan-Sứ.(Bắc-Cù Lưu-Châu)
5/-Thiềm-Cung: Cõi Tạo-Hóa của PHẬT MẪU mở rộng cửa để đón các Chơn-Linh từ bên kia sông Ngân-Hà sang. Ý nói đón bậc đạt Đạo từ tiiế gian về hiệp với Mẹ.
6/-Xuân-Thu: Sách củạ Khổng-Tử dùng cai trị dân. Xưa Ngài làm đến chức Tể-Tướng. Nay Xuân-Thu là một bộ phận trong cổ Pháp của Đạo Cao Đài ; chỉ hành tàng của Gửu-Trùng-Đài Hành-Chánh-Đạo.
7/-Phất-Chủ: Bửu Bối của Lão-Tử trị loạn, Ngài ứng hóa tam thanh phá trận Vạn-Tiên, diệt trừ triệt giáo.
Nay Hộ-Pháp lãnh chưởng quản Nhị-Hữu-Hình-Đài, do đó Đức Ngài phải thực hiện hết cổ Pháp: Xuân-Thu, Phất-Chủ, Bát-Vu để bảo vệ đất nước và bảo vệ nền Đại- Đạo.
“Quốc Đạo kim triêu thành Đại-Đạo,
Nam-Phong thử nhựt biến nhơn phong”
Thơ Vịnh
Cô Bát-Nương, Hoa-Lam tay xách,
Nhiệm vụ còn độ khách hồng trần.
Phi-Tưởng-Thiên tiếp Chơn-Thần,
Đẩu-Vân trở gót về gần Cung Tiên.
                                                Hộ-Pháp



CỬU NƯƠNG DIÊU TRÌ CUNG

ü  Thế danh: Cao Thị Khiết Ngọc Vạn
ü  Thủ Bửu: Ông-Tiêu
ü  Nơi ngự: Tạo-Hóa-Thiên 
ü  Nhiệm vụ: Giác ngộ hồn.
-Thơ tặng:
CỬU Thiên mở cửa rước người hiền,
NƯƠNG chí dắt dìu khách hữu dụyên,
KÍNH lập công to qui cựu vị,
TẶNG tiền phát khởi lập càn nguyên (bậc nguyên nhân)                                  CỬU-NƯƠNG 
Tự-thuật: (bài thài hiển lễ Hội Yến Diêu-Trì-Cung) 
KHUYẾT sạch duyên trần vẹn giữ,
BẠC-LIÊU ngôi củ còn lời,
Chính-chuyên buồn chẳng trọn đời,
Thương người noi Đạo, Phật Trời cũng thương.
                                                CỬU-NƯƠNG
Kinh Đệ Cửu-Cửu:
Vùng thoại-khí, bát hồn vận chuyển, 
Tạo-Hóa-Thiên sanh biến vô cùng,
Hội Bàn-Đào Diêu-Trì-Cung,
Phục sinh đào hạnh rượu hồng thưởng ban 
Cung Bắc-Đẩu xem căn quả sổ,
Học triều nghi vào ở Linh-Tiêu 
Ngọc-Hư-Cung, sắc lịnh kêu,
Thưởng, Phong, trừng trị phân điều đọa thăng. 
                                    Cửu-Nương Diêu-Trì-Cung
Nơi Kim-Bồn vàn vàn ngươn chất,
Tạo hình hài các bậc nguyên nhân.
Cung Trí Giác trụ tinh thần
Hườn Hư mầu-nhiệm thoát trần đăng Tiên.
                                    Diêu-Trì Kim-Mẫu
Căn cứ vào lịch sử các Chợn-Linh vê cơ dạy Đạo năm 1925, thì Cửu-Nương Diêu-Trì-Cung là Tổng-Quản Văn- Phòng của Cung Diêu-Trì Kim-Mẫu. Do đó, Đức Ngài rất ít về cơ cõi Ta-Bà Thế-Giới (tức địa cầu 68). Đức Ngài xưng danh là Cửu-Nương.
Xem qua lịch sử Việt-Nam, Cô Cửu-Nương giáng trần 2 lần:
1/-Lần thứ nhất là Ngọc-Vạn Công Chúa-con gái thứ hai của Sài-Vương Nguyễn-Phước-Nguyên (1613-1635). Công Chúa Ngọc-Vạn được Vua Cao-Miên là Chetta II cưới làm Hoàng-Hậu (1618-1628) dưới danh hiệu campuchia là: Semdach Prea Peaccacyo-dey Preavoceac Ksattrey (1620)-Do cuộc phối ngẫu của hai Quốc Gia mà tình giao hảo trở nên gắn bó và tốt đẹp hơn. Dân tộc hai nước qua lại làm ăn và người Việt vui vẻ vào Biên-Hòa và Hậu-Giang khai thác đất đai.
Sau khi Quốc Vương băng hà, Bà Ngọc-Vạn lên ngôi Thái-Hậu của xứ Chùa-Tháp. Cũng do ảnh hưởng của Bà, các vị Vua sau giao hảo gắn bó với Chúa Nguyễn, khiến bọn Xiêm-La ngại ngùng không dám có ý đồ đen tối với Quốc- Vương Campuchia.
Nhờ có mặt Bà nơi đây mà người Việt lui tới dê dà ở đông đảo khắp nước Campodge đến nay. Dân Miên Việt đều chịu ân của Bà, nên sau nay lập Đền-Thờ để tỏ lòng tri ân. Bà luôn luôn phò trì chúng dân, nên họ có đặt hai câu liểng trước Miếu Bà:
“Cầu tất ứng, thành tất linh,mộng trung chỉ thị.
Xiêm khả kính, Thanh khả mộ, ý ngoại nan lường”.
(Ý là: Bà linh hiển, cầu gì được nấy, nghĩ là đạt thành.
Quân Xiêm (Thái-Lan) kính nể, dân Thanh (người Trung-Hoa) mến mộ Ngài ngoài sức tưởng tượng).
2/-Kiếp thứ hai: Bà vào gia đình họ Cao, tên Cao- Thanh-Khiết (theo mộ bia ghi bằng chữ nho là Cao-Thị-Kiết- với đầy đủ hình ảnh và phần mộ tại Bạc-Liêu, em thứ chín của ông Cao-Triều-Phát). Năm 21 tuổi Bà lập gia đình với ông Nguyễn-Bá-Tỉnh, cả hai không có con. Bà về Tiên cảnh năm 1920 mới 25 tuổi và trước ngày khai Đạo 6 năm.
Về mặt đời, Bà Cửu-Nương độ dân trong vùng làm ăn phát đạt, có cuộc sống yên vui. Về mặt Đạo, Bà độ nhiều người thành chánh quả, trong đó có ông Cao-Triều-Phát là một chức sắc lớn của Đạo Cao Đài phái....
Trong bài kinh đệ Cửu-Cửu gồm hai phần, một đoạn do Cửu-Nương, một đoạn do Đức Diêu-Trì Kim-Mẫu về cơ phối hợp, chỉ cho thấy Bà Cửu-Nương có vai trò bên cạnh PHẬT MẪU và điều khiển văn phòng chánh cõi Tạo-Hóa- Thiên.
Thơ-Vịnh:
Cô Cửu-Nương Ống Tiêu giục thổi,
Giác ngộ hồn cải hối tu thân.
Nghề hay nghiệp giỏi trong trần
Cũng nhờ Cửu-Vị tinh thần mở mang.
                                                            Hộ-Pháp
(DL 18/10/2008) 
(AL 15/9/2008)