Thứ Ba, 28 tháng 11, 2023

THỜ LONG VƯƠNG ĐỨC VUA THUỶ CUNG CAI QUẢN ĐẠI DƯƠNG








Long Vương (chữ Hán: 龍王) hay Vua Thủy Tề là tên gọi chung cho các vị thần cai quản các vùng biển và đại dương trong thần thoại Trung Hoa và Việt Nam. 

Hình tượng các Long Vương có đầu rồng vốn có xuất xứ từ văn hóa nhân gian Trung Hoa, là hiện thân của rắn thần Nāga được Trung Quốc du nhập và Hán hóa. Tứ hải Long vương cũng xuất hiện trong truyện cổ Tây du ký. 
Long Vương là tổng quản của thế giới thủy tộc. Dân gian cho rằng phàm chỗ nào có nước như sông, hồ, biển, ao, đầm, phá đều thuộc về những địa phận cai quản có Long Vương. Chỗ ở của Long vương gọi là Long Cung. 

Long Vương có thể hô mưa gọi gió, tạo nên sấm sét, nên người ta thờ Long Vương làm thần mưa gió. Nếu hạn hán lâu ngày, dân chúng sẽ đến miếu Long Vương cầu mưa. 
Trong một số chùa Việt ở cả trong Nam ngoài Bắc, chánh điện đều có thờ tượng Long Vương dưới dạng tượng mình người, đầu rồng, thường đặt ở một góc trong 4 góc của chánh điện. Hai bên tượng Long Vương có hai lính hầu dưới dạng loài thủy tộc. 

Người Trung Hoa cho rằng có Tứ hải long vương, bao gồm: 

Đông Hải Long vương - Ngao Quảng
Tây Hải Long vương - Ngao Nhuận
Nam Hải Long Vương - Ngao Khâm 
Bắc Hải Long vương - Ngao Thuận.

Ngoài ra còn có Ngũ Phương Long Vương, Chư Thiên Long Vương, Giang Hà Long Vương, Vạn Thánh Long vương.... 

Việc thờ Long Vương trong chùa Việt vừa phản ánh sự giao lưu văn hóa Đạo giáo, vừa phản ánh tâm thức của người Việt cổ : 
  • Vũ trụ có Trời do Ngọc Hoàng cai quản, 
  • Đất do Thiên tử (vua) cai quản; 
  • Địa Ngục (dưới đất) do Thập điện Diêm vương cai quản; 
  • Sông Biển (dưới nước) do Long Vương cai quản. 
Một số vị Long Vương phổ biến trong tâm thức người Việt 

Trong truyền thuyết thần thoại Long Vương là chúa tể của biển và nước, cai quản mọi việc của thủy cung, quan trọng hơn là còn có thể tạo mây làm mưa, mang sự sống cho dân lành. Long Vương luôn là biểu tượng của điềm lành, nên người dân bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với ngài bằng cách xây dựng các đền thờ và biểu diễn múa rồng trong các dịp lễ hội. 

Theo Hệ thống thần linh tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, Đức Vua Cha Long Vương là một trong những vị thần đứng đầu tứ phủ trong vũ trụ, xếp hàng thứ 2 trong hệ thống Tứ Phủ Vạn Linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Các ngài có quyền năng tối linh, ra lệnh cho các vị thần khác. Đức vua cha Long Vương còn được gọi là Vua Cha Bát Hải Động Đình, là vị vua đứng đầu Thủy phủ, hành dinh của Ngài ở Động Đình Hồ một vùng đất ven biển Đông của nước ta, bảo hộ cho 2 Đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Quốc Việt. 
Theo truyền thuyết lưu truyền thì ngài là cha của Thánh mẫu Xích Lân Long Nữ, là nhạc phụ của Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên), thủy tổ của Bách Việt. Theo lịch sử, thời kì đầu Văn Lang, dân tộc Lạc Việt theo chế độ Mẫu Hệ ( tức coi trọng người mẹ, người phụ nữ trong nhà). Thứ 2 nữa về huyết thống thì huyết thống rồng của Long Nữ quả thực là cao quý hơn rất nhiều. Và vì vậy mà theo suy đoán của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử thì khi nói đến vua cha ở đấy chính là lời mà Kinh Dương Vương gọi bố vợ – tức Long Vương cai quản Động Đình Hồ. Đền Đồng Bằng ở xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình là ngôi đền rất cổ có đến 4000 năm tuổi là nơi thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình.


Tứ Hải Long Vương cũng xuất hiện trong tác phẩm "Tây Du Ký" và được mô tả là các vị thần có dạng đầu rồng, mình người, cai quản bốn đại dương rộng lớn. 

  • Tứ Hải Long Vương bao gồm: 
Đông Hải Long vương - Ngao Quảng; 
Tây Hải Long vương - Ngao Nhuận; 
Nam Hải Long Vương - Ngao Khâm; 
Bắc Hải Long vương - Ngao Thuận. 

Bốn vị Long Vương là anh em nhưng không đề cập đến việc họ đến từ đâu hoặc cha của họ là ai. Điều này khiến nhiều người khá tò mò. Chúng ta đều biết, vật cưỡi của Đường Tăng là một con Bạch Long Mã. Trong nguyên tác, khi gặp Đường Tăng, Bạch Long Mã từng nói: “Ta vốn là Tam Thái Tử của Tây Hải Long Vương, do vô tình phá hủy viên ngọc vô giá được Ngọc Hoàng ban mà phạm trọng tội nên bị treo lên cửa Trời chờ chết. May nhờ có Bồ Tát đi qua xin Ngọc Hoàng cho hóa thành thân ngựa để giúp Đường Tăng thỉnh kinh mà chuộc tội". Nói đến kẻ "náo loạn thiên cung", điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến chính là đại đệ tử của Đường Tăng là Tôn Ngộ Không. Hắn cuối cùng lại bị Như Lai Phật Tổ trấn áp trong Ngũ Hành Sơn suốt 500 năm. 
Nhưng trên thực tế, trong thần thoại và truyền thuyết ở Trung Hoa cũng có một nhân vật như vậy, cũng từng làm ầm ĩ cả thiên đình, người này chính là phụ thân của Tứ Hải Long Vương. 

Chuyện kể rằng vào thời cổ đại, ở phía Nam của vùng biển, có một con rồng già tên là Hòa Bình, đã tu hành hàng vạn năm, bản chất hiền lành sống ẩn sâu dưới đáy biển. Một ngày nọ, lão Long này xâm phạm Thiên đình và đến gặp Ngọc Hoàng để tranh luận. Vì pháp lực thâm hậu của lão Long nên không ai trong thiên đình có thể đánh bại ông, Ngọc Hoàng lo rằng ông sẽ làm cho thiên hạ bất an nên đã hứa cho ông một chức vị, phong ông làm Long Vương, cai quản bốn biển, thủy tộc và phục trách việc làm mưa ở hạ giới giúp con người. Sau khi yên ổn ở hạ giới, lão Long đã hoàn thành nghĩa vụ của mình và quản lý nhân gian một cách suôn sẻ. Sau đó, lão Long kết hôn với một con rồng ở phía Tây bầu trời và sinh ra bốn người con trai là Ngao Quảng, Ngao Nhuận, Ngao Khâm, Ngao Thuận. Sau này đã giao cho các con cai quản bốn vùng biển lớn.      

Theo Hệ thống thần linh tứ phủ trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, Đức Vua Cha Long Vương là một trong những vị thần đứng đầu tứ phủ trong vũ trụ, xếp hàng thứ 2 trong hệ thống Tứ Phủ Vạn Linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Các ngài có quyền năng tối linh, ra lệnh cho các vị thần khác. Các ngài có đền thờ riêng. Tại các ngôi đền khác, ngài có ban thờ riêng nhưng không phải tại vị trí cao nhất. Bởi vị trí cao nhất, theo quan niệm thờ tự tại đền điện Việt Nam, thì vị trí này là hậu cung luôn là nơi thờ Tam tòa Thánh Mẫu.   -   

Các vị Đức Vua Cha bao gồm:
Vua Cha Thiên Phủ (vùng trời) – Danh hiệu: Ngọc Hoàng Thượng Đế – Màu sắc đại điện: màu vàng  -   

Vua Cha Thủy Phủ (vùng sông nước) – Danh hiệu: Vua Cha Thủy Quốc Động Đình – Màu sắc đại diện: màu trắng.  -   

Vua Cha Nhạc Phủ (vùng rừng núi) – Danh hiệu: Đức Tản Viên Sơn Thánh – Màu sắc đại diện: màu xanh.   

Đức vua cha Long Vương còn được gọi là Vua Cha Bát Hải Động Đình, là vị vua đứng đầu Thủy phủ, hành dinh của Ngài ở Động Đình Hồ một vùng đất ven biển Đông của nước ta, chứ không phải Đầm Vân Mộng (cũng có tên Động Đình Hồ) ở bên Trung Quốc. 

Theo truyền thuyết lưu truyền thì ngài là cha của Thánh mẫu Xích Lân Long Nữ, là nhạc phụ của Kinh Dương Vương (Kinh Xuyên), thủy tổ của Bách Việt.  
Theo lịch sử, thời kì đầu Văn Lang, dân tộc Lạc Việt theo chế độ Mẫu Hệ ( tức coi trọng người mẹ, người phụ nữ trong nhà). Thứ 2 nữa về huyết thống thì huyết thống rồng của Long Nữ quả thực là cao quý hơn rất nhiều. Và vì vậy mà theo suy đoán của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử thì khi nói đến vua cha ở đấy chính là lời mà Kinh Dương Vương gọi bố vợ – tức Long Vương cai quản Động Đình Hồ.  
Theo “Hán tự cổ sự tích Bát Hải Động Đình” hiện lưu giữ tại Viện Thông tin – Khoa học, Xã hội Việt Nam và các nguồn khảo luận, truyền thuyết về Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình chỉ có ở đền Đồng Bằng, xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.  Truyền thuyết này cùng với truyền ngôn dân gian cho rằng nhà nước tập quyền phong kiến sơ khai Lạc Việt xuất hiện ở Đào Hoa Trang bên Động Đình Hồ (biển Đông ngày nay). Bằng chứng về nhà nước phong kiến cổ xưa của Lạc Việt ngoài đền vua cha Bát Hải Động Đình là đền Quan Điều Thất (nguyên bản chữ Hán là Điều Thất linh từ nguyên tự cổ).  Hiện ngôi đền nằm trên địa phận giáp ranh giữa xã An Quý và xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Đền còn lưu giữ bức đại tự của vua Lê Thánh Tông ban tặng: “Đế Đức Quảng Vận”, nghĩa là “Thay vua điều hành đất nước”. 
Theo truyền thuyết “…Vĩnh Công lập đàn cầu, trời điều Tam Thái Tử xuống đầu quân…” – đó chính là Quan Điều Thất.  Đền Đồng Bằng là ngôi đền rất cổ có đến 4000 năm tuổi là nơi thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình.










Thứ Năm, 16 tháng 11, 2023

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

Con MAI ĐỨC CHÍNH quy y THIÊN TÂM ĐẠO với PHÁP DANH LÀ : THIÊN MINH TỰ hết lòng ngưỡng nguyện vọng bái Kính Thờ ĐỨC CHA NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ, đấng sáng tạo với lòng từ bi thương xót chúng sanh.

Nguyện cầu cho quốc thái dân an, đất nước việt nam phồn thịnh, gia đình các anh chị em và con cháu luôn được mọi điều may mắn, gia đình hưng thịnh đoàn viên, phước tài lộc thọ miên trường, sở nguyện sở cầu như ý.