Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Người Pê Đê tìm hiểu Phật Pháp



THIỀN TẬP CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI


Ở Pháp bây giờ là mùa xuân. Con đường dẫn đến Tăng xá trên Xóm Thượng Làng Mai nở hoa anh đào thật đẹp. Người Tây phương gọi mùa xuân là mùa tuôn dậy, bởi vì muôn hoa cỏ đều đâm chồi nẩy lộc cùng một lúc. Tôi tự hứa với mình là sẽ dành nhiều thời giờ hơn để đi dạo ngoài thiên nhiên. Những bước chân thoải mái đặt trên mặt đất bình an đã luôn luôn nuôi dưỡng tôi.

Mỗi con người sống trên trái đất này đều có quyền có hạnh phúc. Dù bạn là người đồng tính hay là dị tính luyến ái, thì bạn cũng là những con người có quyền có hạnh phúc. Mà hạnh phúc là một cái gì có thật. Tôi vẫn thường nói như vậy với những người bạn của tôi. Tuy hạnh phúc có sinh và có diệt, nhưng ai bảo là sinh diệt không mầu nhiệm? Mùa xuân cũng có sinh và có diệt. Nhưng sự sinh diệt đó càng làm cho mùa xuân càng rực rỡ thêm mỗi khi đúng hạn trở về cùng với mọi người. Hạnh phúc là một thứ mùa xuân. Hạnh phúc là cái mà mọi người đều có quyền hưởng. Là người đồng tính luyến ái, bạn cũng có hạnh phúc của bạn. Bạn có hạnh phúc khi gần với một người bạn đồng tính. Tôi hoàn toàn tôn trọng niềm hạnh phúc đó của bạn. Vấn đề tôi quan tâm là làm thế nào để bạn giữ gìn hạnh phúc mình đang có. Cái đó đạo Bụt gọi là giữ giới. Nếu không giữ giới mình có thể làm hư hoại hạnh phúc của mình. Điều trước hết tôi đề nghị bạn thực tập, như một người đồng tính luyến ái là:

1. Thấy đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh.

Ở xã hội Tây phương, những người đồng tính luyến ái có quyền kết hôn với nhau. Đã có những vị linh mục đồng ý làm lễ thành hôn cho họ. Đây là một phát triển rất tốt của xã hội. Qua đó, những em trai khi khám phá ra rằng mình là người đồng tính luyến ái thì sẽ không bị mặc cảm, che dấu và đau khổ. Bụt dạy rất rõ là ta đau khổ vì ta vô minh. Ta đừng để con cháu của ta đau khổ trong vô minh nữa. Ta hãy hướng dẫn cho chúng biết đồng tính luyến ái là một chuyện bình thường. Các em không cần phải mặc cảm khi mình là người đồng tính luyến ái. Trong xã hội ta, có nhiều em gái phải mang thai là vì không được giáo dục đàng hoàng về tính dục. Ta hãy lấy giáo dục làm nền tảng cho mọi sự giải thoát. Đây là hướng đi của đạo Bụt. Đạo Bụt khuyến khích ta luôn luôn cởi mở, phải thấy các pháp là không, là trống rỗng - trong đó có nhận thức, hiểu biết của ta - vì vậy cho nên ta phải cởi mởi để mà học hỏi. Ta cần cho các em biết là trong xã hội ta có bao nhiêu phần trăm là những người đồng tính luyến ái. Và nếu em là một người đồng tính luyến ái, thì em cũng là một đứa con của ba, của mẹ và của gia đình. Không có lý do nào mà em phải mặc cảm, xấu hổ hay coi đó là một căn bệnh. Điều thứ hai bạn cần thực tập là:

2. Biết trân quí tình thương giữa mình và bạn mình.

Tình thương là một cái gì quí giá vô cùng. Ta không thể nhân danh một cái gì để mà hủy hoại tình thương. Em có quyền thương yêu và có quyền được thương. Em có quyền thương người mình chọn lựa. Và em cần học hỏi để nuôi dưỡng và bảo vệ tình thương đó. Tu tập là để hiểu và thương cho thật sâu sắc, trong đó có những phương pháp như là thiền ngồi, thiền đi. Và ta phải nên học nói lời ái ngữ và học hạnh lắng nghe. Khi nói, ta lựa nói lời chân thật, từ tốn. Khi nghe ta học nuôi dưỡng lòng kiên nhẫn. Tôi hoàn toàn không thấy một lý do nào tại sao một người đồng tính luyến ái tu tập không thành công được. Muốn tu tập có kết quả, bạn phải hiểu tại sao mình cần hành trì. Tu tập sẽ mang đến có bạn niềm bình an, sự hiểu biết và lòng thương yêu. Đó là những hoa trái rất cụ thể của sự tu tập. Nếu bạn thương yêu một người và người đó cũng thương yêu bạn, thì hai bạn là những người rất may mắn. Dù người đó có phải là người đồng tính hay không thì tôi vẫn thấy đây là một tình thương đáng được bạn trân quí và bảo vệ. Điều thứ ba:

3. Bạn cần học hạnh chung thủy đối với bạn tình của mình.

Nếu bạn không cẩn trọng trong sự giao du và nhất là trong sinh hoạt tính dục, bạn mang lại cho bạn tình của mình nhiều niềm đau khó mà hàn gắn được. Niềm tin là nền tảng của đời sống hạnh phúc. Lòng chung thủy là để bảo vệ niềm tin đó. Tình thương là một cái gì sâu sắc và cao quí hơn niềm đam mê tính dục rất nhiều. Đồng tính luyến ái không phải là căn bệnh, nhưng nếu bạn buông thả trong đời sống tính dục của người đồng tính luyến ái thì điều đó mới mang lại nhiều căn bệnh cho bạn, trong đó có những bệnh về tâm và những bệnh về thân. Nếu đã có kinh nghiệm về việc này rồi thì ta phải điều chỉnh lại những thói quen của ta. Ta hãy cho xã hội thấy là người đồng tính luyến ái, ta cũng có nếp sống rất lành mạnh. Điều này sẽ tạo ra sự kính nể nơi mọi người trong xã hội. Nếu thấy đó là con đường đúng thì ta phải can đảm mà bước tới, dù ta cần có vài thập kỷ để thay đổi nhận thức của cộng đồng. Điều thứ tư:

4. Ta thấy ta là sự tiếp nối của gia đình.

Ta có cha, có mẹ và đương nhiên ta là sự tiếp nối mầu nhiệm của ông bà tổ tiên ta. Muốn sống đời sống hai người cho có hạnh phúc, ta cần nuôi dưỡng gốc rễ của ta trong gia đình thật mạnh. Vì vậy mà chuyện tu tập không phải chỉ thiết yếu đối hai người mà còn cần thiết đối với gia đình đôi bên. Ta cần phải tập tạo truyền thông ở trong gia đình. Ba ta có hạnh phúc hay nỗi khổ gì? Mẹ ta có hạnh phúc hay nỗi khổ gì? Anh ta, chị ta, em ta, họ đều rất cần sự chăm sóc và quan tâm của ta. Ta không phải là một cá nhân riêng lẻ, ta là một sự tiếp nối. Ta phải biết chăm sóc cho ta và cho cả gia đình của ta. Vì vậy ta phải thấy rằng ta không phải chỉ là một người đồng tính luyến ái mà thôi, mà là một cái gì rộng lớn hơn nhiều. Ngày nay những cặp vợ chồng trẻ tại Tây phương thường đi tới ly dị sau một thời gian ngắn ngủi sống chung với nhau. Đó là vì họ không biết nương tựa và chăm sóc cho gia đình huyết thống của hai người. Điều thứ năm:

5. Ta phải biết chăm sóc cho sự tiếp nối của ta.

Ở tại Tây phương, những cặp đồng tính luyến ái có thể xin con nuôi và cùng tạo dựng một gia đình. Khi có con ta phải sống với nhau như thế nào để cho con ta thấy một gương mẫu về đời sống đạo đức. Sự hòa thuận giữa hai người sẽ là món quà lớn nhất ta có thể tặng cho con. Con ta là sự tiếp nối của ta, dù đó là con nuôi hay là con ruột. Mỗi ngày, qua sự tu tập của ta mà ta trao truyền vốn liếng của sự hành trì cho con. Cho nên ta đừng để hết thời gian để lo kinh tế cho gia đình. Ta phải tập sống như thế nào để ta có thời gian cho nhau. Ta sống và có sự thảnh thơi trong khi sống. Ngay cả với người tu, nếu ta không có sự thảnh thơi trong đời sống thì sự hành trì của ta không thể nào đạt tới chiều sâu được. Vì vậy mà muốn chăm sóc cho tương lai, mỗi người trong chúng ta phải tập sống bớt bận rộn, bớt lăng xăng. Tiền của chưa phải là món quà lớn ta có thể để lại cho con mình. Ông bà mình thường nói: để đức cho con. Con cháu ở đâu thì ông bà ở đó. Ông bà luôn có mặt trong dạng của đức độ, trong hình thức của những hạt giống trong tâm ta.

Trên đây là năm điều tôi đề nghị. Nếu bạn thấy phù hợp thì cần phải đem ra hành trì. Không phải làm là được liền đâu bạn. Nếu ta có niềm tin thì ta sẽ có quyết tâm. Cái đó đạo Bụt gọi là tín lực làm phát sinh ra tấn lực. Rồi tấn lực làm ra niệm lực. Niệm lực tức là chánh niệm. Chánh niệm là năng lượng giúp ta biết cái gì đang xảy ra trong giây phút hiện tại. Trong hiện tại, ta có đủ hạnh phúc không? Thảnh thơi không? Bình an không? Và niệm lực mang đến định lực. Rồi định lực mang tới tuệ lực. Tuệ là sự hiểu biết giúp cho ta biết sống, biết thương. Tất cả đều phát sinh ra từ niềm tin và sự quyết tâm. Chúc bạn thành công.

Làng Mai, 29-3-2006.

MỘT GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
Thầy Pháp Dụng

Gia đình là một cái nôi hạnh phúc của con người. Người xuất gia như tôi cũng có gia đình, đó là tăng thân. Tăng thân giúp cho tôi có bình an trong đời sống và vững chãi trong sự tu tập. Gia đình giống như là mặt đất, nơi nương tựa của tất cả các loài cỏ cây. Khi biết mình là người đồng tính luyến ái, một em trẻ có thể dấu gia đình vì sợ không được gia đình thông cảm và chấp nhận. Nhưng dấu như vậy, em không được hướng dẫn để sống đời sống của mình như thế nào cho có hạnh phúc. Em sẽ cảm thấy mặc cảm, cô đơn và lẻ loi. Em có những vấn đề mà không sao bày tỏ được với gia đình, gồm những người mà em thương yêu.

Nếu em tiếp tục dấu chúng ta, thì trong cuộc đời, em phải chịu đựng nhiều đau khổ, em phải vấp nhiều tai nạn không cần thiết. Đây là điều tôi muốn gởi đến các bậc làm cha, làm mẹ. Ông cha ta vẫn thường nói là sinh con chứ ai nỡ sinh lòng, con của ta như thế nào thì trước tiên ta cần tập chấp nhận nó như vậy. Sau đó, ta mới xem thử ta có thể làm gì để giúp đỡ con em chúng ta. Khi con ta thưa thật với ta em là một người đồng tính luyến ái, ta đừng phản ứng bằng sự giận dữ. Ta đừng vội la rầy. Nếu ta phản ứng bằng thái độ không chấp nhận, em sẽ bị một vết thương rất sâu ở trong lòng và tự dặn là sẽ không bao giờ nói ra sự thật về mình nữa.

Ta cần học nghệ thuật lắng nghe. Điều này không dễ làm. Ta có khuynh hướng phán xét, phản ứng vì ta cho rằng mình đã hiểu vấn đề. Nhưng sự hiểu biết của ta có giới hạn. Lúc nào ta cũng cần học hỏi để làm lớn thêm sự hiểu biết của mình. Ta biết gì về đồng tính luyến ái? Có thể ta cho là con em của ta bị tà nhập và ta đi cầu thầy, cầu cô, cúng kiến để con em chúng ta tai qua nạn khỏi. Ta có thể cho đó là một căn bệnh. Hoặc ta cho rằng đó là một hành động bất hiếu đối với ông bà tổ tiên. Ta dọa rằng nếu tái phạm thì ta sẽ từ em. Thật ra đây không phải là căn bệnh. Em cũng không bị hồn ma bóng quế nào nhập cả. Em chỉ cần sự thông cảm mà thôi. Em cần sự chấp nhận và thương yêu của gia đình. Làm cha mẹ, ta hoàn toàn không có một chọn lựa nào khác. Ta phải chấp nhận em. Nếu không chấp nhận thì ta mất em. Cho nên ta cần tập lắng nghe. Ta lắng nghe bằng tấm lòng từ bi, không phản ứng, không phán xét.

Là người đồng tính luyến ái, em chịu nhiều khổ đau hơn những người bạn cùng trang lứa. Nỗi khổ đầu tiên mà em phải chịu đựng là dấu diếm gia đình về tình trạng của mình. Nếu để tâm, ta có thể biết được nỗi khó khăn của em trước khi em dám thú thực. Và khi em nói, ta giữ tâm ta bình tĩnh, khuyến khích em bày tỏ sự thật và hứa sẽ làm mọi cách để nâng đỡ cho em. Điều này tôi cứ lập đi lập lại hoài. Hạnh phúc con em chúng ta tùy thuộc vào thái độ chấp nhận, thông cảm của ta. Ta tu là để làm chuyện này cho giỏi. Nếu không tu, ta dễ nỗi giận và làm tan vỡ tất cả. Có gia đình nâng đỡ, tâm lý em sẽ vững chãi, ít bấp bênh hơn. Nhiều em không nói được với gia đình, mang mặc cảm là mình bị bệnh và đâm ra tuyệt vọng. Nhiều em đau khổ và tự tử.

Không có gia đình nâng đỡ, em phải chịu nhiều mặc cảm và tâm lý em sinh ra nhiều biến chứng. Em dễ ghen tuông khi thấy những người khác có hạnh phúc. Nhìn những người bạn khác cùng trang lứa có đôi có cặp, em thấy mình khác thường và đau khổ. Nhưng em đâu cần phải giống ai. Em là em. Ta cần phải chấp nhận em là em. Chấp nhận là nền tảng căn bản để tạo ra niềm tin. Tin ta thì em mới nghe lời khuyên bảo hướng dẫn của ta. Có nhiều điều em cần học. Ta đừng để em phải lui cui học hỏi một mình. Ta có thể học cùng với em. Như trong quan hệ tình dục, em cần học sử dụng những trợ cụ nào để không bị nhiễm bệnh. Ta nên biết là năm 2005 ở Bangkok, trong số những người đồng tính luyến ái và lưỡng tính luyến ái có tới 28 % người bị nhiễm HIV. Vi rút HIV này rất dễ lây qua đường giao hợp. Khi em trai là người đồng tính luyến ái, cơ hội em bị lây bệnh cao hơn những những người dị tính luyến ái rất nhiều. Một phần là do các em không biết sử dụng những trợ cụ cần thiết. Hiện nay có những câu lạc bộ dành cho những người đồng tính luyến ái. Tại đây, người ta hướng dẫn cặn kẽ, chu đáo những gì mà một người đồng tính luyến ái cần phải biết để có một cuộc sống an toàn và hạnh phúc. Cũng tại đây, em sẽ có cơ hội gặp những người ở trong giống như em. Họ có thể ngồi lại với nhau, thảo luận và học hỏi nơi nhau.

Có thể suốt đời, em không hề lập gia đình. Đây không phải là một điều tốt lành. Khi không có gia đình, liên hệ tính dục của em có thể trở nên bừa bãi. Trong trường hợp đó, em chỉ có thể có những liên hệ chớp nhoáng mà không hề có tình thương. Điều này cũng có nguồn gốc nơi thái độ của gia đình và xã hội. Khi chấp nhận và nâng đỡ em, ta giúp em sống và lớn lên trong tình thương của một gia đình. Không chấp nhận em, ta đẩy em vào một góc cô đơn, không có truyền thông và hạnh phúc. Em sẽ lén lút đi tìm những liên hệ mà trong thâm tâm em cho rằng gia đình và xã hội không bao giờ chấp nhận được. Những liên hệ này thường chớp nhoáng, không bền bỉ và mang nặng tính chất tình dục. Tôi nghĩ rằng ta có thể khuyến khích em về nhà với một người bạn đồng tính của em. Qua đó, ta sẽ giúp hai em học hỏi chăm sóc và thương yêu nhau. Một tình thương bền bỉ, chung thủy là cái mà tất cả chúng ta đều cần học hỏi.

Tại một số nước, việc kết hôn giữa hai người đồng tính luyến ái đã được chấp nhận. Ta có thể chấp nhận việc này đối với con em chúng ta hay không? Nếu không, em phải sống trong cô đơn và lạnh lẽo. Em có thể sống đời sống buông thả và chán nản. Nếu chấp nhận thì đó là một điều rất khó khăn cho ta. Hai người cùng phái mà lại làm đám cưới sao? Nhưng đã có những vị linh mục chấp nhận cử hành hôn lễ cho những người này rồi. Họ còn có con nữa. Họ nuôi những đứa con nuôi được xin về những gia đình khác. Con nuôi cũng là con. Nhiều khi con nuôi lại có hiếu hơn con ruột. Cái đó là do ở sự nuôi dưỡng và dạy dỗ của những người làm cha, làm mẹ. Trong trường hợp một cặp đồng tính luyến ái, đứa con có hai người cha hay là hai người mẹ. Con em của ta sẽ học nuôi con, học trao truyền tình thương và những đức tính tốt đẹp cho con mình.

Ta đừng quên rằng hạnh phúc của con ta chính là hạnh phúc của ta. Con của ta là người đồng tính luyến ái, em có những quan niệm về hạnh phúc khác ta, điều này ta phải tôn trọng. Tôn trọng sự khác biệt đó thì ta sẽ trao truyền được kinh nghiệm của mình cho em. Ta đừng bắt em phải giống ta. Em có những nhu cầu khác. Nhưng không phải vì vậy mà ta cho rằng em bệnh. Đồng tính luyến ái không phải là một căn bệnh đâu. Người đồng tính luyến ái cũng có thể có gia đình, có tình thương, có sự chung thủy, nuôi con, dạy con và đóng góp rất nhiều điều tốt lành cho xã hội. Ta biết xã hội ta chưa chấp nhận người đồng tính luyến ái. Nhưng điều em cần nhất là sự chấp nhận của gia đình. Gia đình chính là nền tảng của xã hội. Nếu gia đình ta thành công trong việc hướng dẫn con em ta sống có hạnh phúc như một người đồng tính luyến ái, thì xã hội sẽ thay đổi cái nhìn của mình về những người như em.

Đạo Bụt dạy ta phải giữ giới. Ở trong giới thứ ba, Bụt dạy không nên có quan hệ tình dục với những người không phải là vợ hay chồng của ta. Em không có vợ hay một người chồng theo quan niệm thông thường của ta được. Nhưng em vẫn có nhu cầu tình dục. Nếu ta không giúp em xây dựng một gia đình hai người, thì quan hệ tình dục của em sẽ gây ra những vết thương, những chứng bệnh trong thân và cả trong tâm. Ta cần giúp cho em nghĩ tới đời sống hai người, với một lời cam kết về sự chung thủy. Đó chính là giữ giới thứ ba trong năm giới của đạo Bụt. Không chấp nhận những người đồng tính luyến ái lấy nhau, ta không khuyến khích họ thực tập việc giữ giới. Dù có sự nâng đỡ của gia đình và xã hội, em còn phải đi một đoạn đường rất dài trong việc xây dựng hạnh phúc. Đoạn đường này sẽ bớt khó khăn hơn nếu gia đình tham gia vào việc nâng đỡ cho con em mình.

Tôi nghĩ chính phủ, nhà nước cũng nên tham gia vào việc này. Tại Hà Nội, Việt Nam vào tháng 3 năm 2006, một câu lạc bộ dành cho người đồng tính luyến ái đã được chính thức mở cửa. Tôi thấy đây là một tiến bộ rất lớn của nhà nước Việt Nam. Câu lạc bộ này hiện đã có 22 thành viên trẻ tuổi. Rất nhiều người đồng tính luyến ái vẫn còn rụt rè, chưa dám xuất hiện công khai trong xã hội. Chúng ta phải cần có thái độ cởi mở để những người đồng tính luyến ái tham gia, góp tay với chúng ta xây dựng một xã hội lành mạnh. Việc gì làm lén lút đều không mang tới kết quả tốt đẹp. Ta cần phải có thêm nhiều câu lạc bộ dành cho những người đồng tính luyến ái nữa ở các nơi như Sài Gòn, Nha Trang... và cuối cùng là khắp nơi trên đất nước.

Trong học đường, ta hướng dẫn học sinh hiểu và thông cảm cho những người đồng tính luyến ái. Kỳ thị là một yếu tố không lành mạnh trong mọi xã hội. Không ai muốn mình bị kỳ thị cả. Cho nên ta không nên kỳ thị người khác. Tất cả mọi điều tốt đẹp đều bắt đầu bằng sự giáo dục.

Trong nhà chùa, ta nên có những khóa tu tập dành cho những người đồng tính luyến ái. Em có thể đến chùa để học ngồi thiền, đi thiền, học nhận diện và chăm sóc cho cảm thọ của mình. Chính ở đây mà ta khuyến khích emthọ giới và giữ giới. Giới thứ ba là để cho cả những người đồng tính và dị tính luyến ái cùng thực tập. Tại nhà chùa, ta đã làm lễ cưới, vậy ta có thể làm đám cưới cho những cặp đồng tình luyến ái hay không? Đạo Bụt ra đời là để cứu khổ. Ta cần phải nhận diện nỗi khổ niềm đau của những người đồng tính luyến ái và đưa cánh tay nâng đỡ họ. Ta hành động sớm chừng nào thì hay chừng nấy. Mỗi ngày có không biết bao nhiêu người đồng tính luyến ái đang là nạn nhân của sự kỳ thị, đau khổ, lây lan bệnh tật, đang cần đến sự thông cảm của gia đình, học đường, nhà nước và cửa thiền.

Tôi muốn kết thúc bài viết này bằng cách trở về với gia đình. Gia đình là cơ sở giáo dục con em về hạnh phúc. Chính trong gia đình mà con em chúng ta tiếp nhận được những bài học vỡ lòng về làm thế nào để sống một đời sống có ý nghĩa.

Làng Mai, 6-4-2006

SỐNG HÀI HOÀ VỚI NĂNG LƯỢNG TÌNH DỤC
Thầy Pháp Dụng

Làm con người, ai cũng có năng lượng tình dục. Vào khoảng 12, 13 tuổi thì năng lượng này trở nên quan trọng nơi một người con trai, hay một người con gái. Có khi thì năng lượng này khá mạnh và có khả năng khuấy rối tâm tư mình. Nhưng đây lại là một chuyện rất bình thường. Năng lượng này có thể có mặt ở trong ta cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời. Vì vậy ta nên tập sống hòa bình với năng lượng tình dục. Ta phải hiểu nó, thay vì chán ghét hay là chạy theo. Nếu không hiểu, ta dễ dàng bị năng lượng này sai sử, làm những việc mà sau đó ta hối hận. Nhưng học hỏi, tìm hiểu cần phải có phương pháp và có thời gian. Thiền tập giúp cho ta một phương pháp cụ thể để nhận diện năng lượng tình dục. Và chính lòng kiên nhẫn giúp cho ta có thời gian. Bài học đầu tiên mà ta có thể áp dụng là:

1. Công nhận rằng ai cũng có năng lượng tình dục, và ta không nằm ngoài thông lệ đó.

Trong khi sống đời sống hàng ngày, ta cần nhận diện mỗi khi năng lượng này xuất hiện. Ta đừng ngạc nhiên hay xấu hổ. Ta chỉ cần nhận diện: đây là năng lượng tình dục của ta. Khi ta thấy được thì nó trở nên ít nguy hiểm hơn. Có khi nó xuất hiện với một cảm giác thích thú, dễ chịu. Nhưng nếu quan sát cho kỹ lưỡng thì nhiều lúc năng lượng tình dục đi tới với một sự bức xúc. Nó mang tới cho ta sự khó chịu, bất an. Nó bắt ta phải làm, phải nói những việc, những lời mà ta không muốn. Cho nên ta có thể thấy rõ là:

2. Năng lượng tình dục thường mang tới cho ta sự bức xúc, khó chịu và bất an.

Điều này ít người nhìn thấy lắm, cho nên họ mới dễ dàng trở thành nạn nhân của năng lượng tình dục. Thiền tập giúp ta thấy rõ được thực tại. Không có thiền tập, ta không nhận diện được mặt mũi chân thật của năng lượng tình dục và có thể mãi mãi là nạn nhân của năng lượng này, có người đã 70 tuổi rồi mà vẫn chưa thoát khỏi. Sở dĩ nó chi phối ta là vì ta không thấy được bản chất của nó. Trong đạo Bụt, sự giải thoát, tự do luôn luôn được đặt nền tảng trên sự hiểu biết. Hiểu biết tức là trí tuệ. Mà hiểu được thì ta thương được. Ta biết đối xử với năng lượng tình dục trong ta bằng một tấm lòng cởi mở, từ hòa.

3. Hãy tập đối xử với năng lượng tình dục bằng tấm lòng từ hòa.

Bạn đừng quá khó khăn với chính mình. Năng lượng tình dục cũng chỉ chính là mình mà thôi. Nếu ta đối xử với năng lượng tình dục bằng sự hiểu biết thì ta đang chăm sóc ta một cách rất hay. Mỗi khi năng lượng này phát khởi, ta biết phải làm gì để chăm sóc nó. Chẳng hạn như ta đi dạo. Cách hay nhất để giải tỏa sự bức xúc do năng lượng tình dục mang tới không phải là đàn áp hay phán xét nó. Hễ còn phán xét, đàn áp nó thì ta còn là nạn nhân của năng lượng này. Ta nên chấp nhận sự có mặt của nó trong tâm ta. Không phải là tiêu diệt được năng lượng tình dục rồi thì ta mới có tự do. Tự do của ta được làm bằng sự hiểu biết và cảm thông.

4. Ta có thể sống hài hòa cùng với năng lượng tình dục trong ta.

Ta thường có khuynh hướng muốn tiêu diệt cái ta không ưa thích. Oái oăm thay, năng lượng tình dục càng trở nên mạnh mẽ hơn mỗi khi ta đàn áp nó. Nó là vùng năng lượng cứng đầu, khó đối trị nhất ở trong tâm ta. Nhưng tại sao nó lại khó đối trị? Là vì ta chăm sóc nó không đúng phương pháp. Hoặc nói cách khác là ta không biết rằng mình cần phải chăm sóc cho năng lượng tình dục. Biết chăm sóc thì nó lại trở nên rất ngoan ngoãn và đôi khi lại giúp đỡ cho ta nữa. Thật vậy, nhờ biết chăm sóc cho năng lượng tình dục mà lòng từ bi, hay tình thương chân thật nơi ta được phát khởi và nuôi dưỡng. Nhận diện năng lượng tình dục giúp cho ta phát khởi ra năng lượng từ bi.

5. Biết sống hài hòa với năng lượng tình dục, tình thương trong ta sẽ trở nên sâu sắc hơn.

Năng lượng tình dục không phải là xấu đâu bạn ạ. Thật ra, nó cần thiết ở trong cuộc đời chúng ta. Và nó sẽ luôn luôn có mặt trong ta. Nó chính là ta. Nếu ta biết thương nó, thì ta cũng biết thương chính ta. Và trong ta còn nhiều vùng năng lượng khác nữa, như là năng lượng giận, năng lượng ghét. Cái giận hay cái ghét cũng cần được ta chăm sóc. Nếu ta không nhận diện, quan sát, học hỏi, tìm cách chăm sóc những vùng năng lượng này thì ta rất dễ dàng trở thành nạn nhân của chúng. Muốn học nhận diện và chăm sóc thì ta cần điều kiện gì? Bằng cách nào để ta nắm được phương pháp thiền tập? Bằng cách là ta đừng sống đời sống ta một cách bận rộn. Ta cần thời gian. Muốn học điều gì cho sâu sắc, ta cần nhất là thời gian.

6. Ta cần thời gian rảnh rỗi để phát triển thiền tập và chăm sóc năng lượng tình dục của ta hiệu quả hơn.

Nhận diện năng lượng tình dục là một thực tập không phức tạp. Nhưng nhận diện chính là căn bản của thiền tập. Trong thiền tập, ta có thể đạt tới hiểu biết là nhờ ở sự nhận diện này. Và sự thực tập này chỉ mang tới kết quả khi ta hành trì liên tục, không gián đoạn. Ta cần có niềm tin vững chắc vào sự hành trì của mình. Và ta cần quyết tâm đối xử với năng lượng tình dục bằng một lòng thương mà thôi. Mỗi ngày, ta cần lập đi lập lại sự thực tập của ta. Chẳng hạn như ta tập ngồi thiền mỗi ngày. Có người khi ngồi thiền thì thích quán chiếu những đề tài cao siêu nhưng không hề biết chăm sóc cho năng lượng tình dục ở trong chính mình. Kết quả là mỗi khi năng lượng tình dục biểu hiện thì ngơ ngác, không biết gì hết và hoàn toàn hành xử trong vô minh. Ta sẽ bị năng lượng tình dục sai khiến và cảm thấy sự tu tập của mình không thành công.

7. Nhận diện, quán sát và chăm sóc năng lượng tình dục ta sẽ tháo gỡ được sự ràng buộc của vùng năng lượng này.

Ta đừng quên rằng sự thật thứ nhất là khổ đế. Khổ đau là một sự thật mầu nhiệm vì nó chỉ cho ta thấy con đường vượt thoát khổ đau. Năng lượng tình dục là một vùng năng lượng khổ đau trong ta. Ta thường lẫn lộn đây là hạnh phúc. Vì lẫn lộn cho nên ta bị nó ràng buộc. Ta phải thấy nó là khổ đau. Nhưng tại sao khổ đau lại là một sự thật mầu nhiệm? Vì khổ đau chứa trong nó mọi yếu tố cần thiết để làm ra hạnh phúc. Năng lượng tình dục giúp cho ta chế tác ra tình thương và sự hiểu biết. Năng lượng tình dục luôn luôn có mặt trong ta. Đó là một điều hết sức bình thường. Đó là một vùng năng lượng hết sức thiết yếu. Ta không nên có thái độ đam mê hay thù ghét đối với vùng năng lượng này. Ở trong người trẻ, vùng năng lượng này có thể rất mạnh. Nhưng ở người lớn tuổi, nó vẫn hoạt động âm thầm, mạnh mẽ. Ta chỉ có thể thoát khỏi nó bằng con đường quán chiếu của thiền tập. Nhìn sâu để hiểu, để thương là con đường Bụt đã dạy giúp ta áp dụng và tháo gỡ những khó khăn của ta trong đời sống hàng ngày.

8. Chăm sóc cách ăn uống là một cách chăm sóc cho năng lượng tình dục rất hay.

Nếu ăn vừa đủ, đừng dư thừa quá mức thì nhu cầu tình dục cũng sẽ bớt lại. Có thể chúng ta ăn quá nhiều, quá dư thừa và năng lượng dư thừa sẽ chuyển thành năng lượng tình dục. Bớt ăn, ta sẽ cảm thấy nhẹ nhàng và thư thái hơn. Ăn chay cũng là một cách tiết dục rất có hiệu quả. Nếu không quen ăn chay, ta có thể tập ăn mỗi tuần một ngày hay hai ngày. Ta đừng cho rằng ăn chay là một sự chịu đựng, khổ hạnh. Ăn chay rất ngon. Và khi ăn chay, ta có thể nấu những món mà ta và gia đình ưa thích. Dành một khoảng thời gian thoải mái để nấu ăn cho gia đình là một điều nên làm. Tôi nhắc lại: ăn chay hay ăn bớt lại không phải là một hình phạt đối với thân thể ta. Ta cần phải có hạnh phúc trong khi ta thực tập. Và đối với những bạn trai tôi dặn điều này: rượu bia thường làm cho năng lượng tình dục phát khởi. Ta nên bớt uống bia, uống rượu lại. Không uống bia, uống rượu thì càng hay hơn nữa.

9. Tập tiêu thụ những sản phẩm sách báo, phim ảnh không chứa quá nhiều yếu tố kích thích năng lượng tình dục nơi ta.

Trong xã hội bây giờ, phim ảnh và sách báo thường chứa hình ảnh kích thích tình dục. Những cuốn sách hay, phim hay, không hẳn phải chứa những yếu tố kích thích này. Chọn sách hay là một nghệ thuật mà ta phải cần học hỏi. Trong giới thứ năm của đạo Bụt có dạy ta không nên tiêu thụ những sản phẩm có độc tố. Điều này có nghĩa là ta cần tiêu thụ những sản phẩm có tính chất nuôi dưỡng, dù đó là thức ăn đi vào ta bằng đường miệng hay là bằng tai, bằng mắt. Có những cuốn phim được làm ra để kích thích năng lượng tình dục. Nhưng cũng có những cuốn phim là để trao truyền cho ta tình thương và sự hiểu biết. Nếu xem được một cuốn phim hay và lành mạnh, ta nên giới thiệu cho bạn bè ta cùng thưởng thức.

10. Tập chơi một môn thể thao để cơ thể ta biết sử dụng năng lượng vào mục đích lành mạnh.

Ta có thể tập chơi đá banh, bóng bàn, bóng rổ... Điều này tùy thuộc vào sự ưa thích của ta. Nhưng ưa thích cũng chỉ là một thói quen. Nếu ta tập chơi bóng bàn một hồi thì ta cảm thấy thích thú. Ở trong tu viện, chúng tôi cũng chơi thể thao. Hoặc cũng có những thầy, những sư cô thích đi bộ. Mới hôm qua đây, chúng tôi cùng nhau đi bộ hai tếng đồng hồ quanh một khu lâu đài rất đẹp của xứ Pháp. Đi xong, chúng tôi rất đói bụng, ngồi xuống và lấy thức ăn ra ăn với nhau và cảm thấy tình huynh đệ trong thiền môn rất là nuôi dưỡng. Trong gia đình, trong nhóm bạn ta nên rủ nhau chơi thể thao, vận động cơ thể và đó cũng là một cách nuôi dưỡng tình thương trong nhau. Hai vợ chồng cũng có thể cùng chơi một môn thể thao. Ở Đài Loan, những cặp vợ chồng thường áp dụng phương pháp này để giải tỏa bớt sự áp bức của năng lượng tình dục. Và chơi thể thao cũng là để nuôi dưỡng niềm vui chớ không phải là một khổ hạnh, hành xác. Trong thiền tập, sự hành trì phải đi chung với niềm vui. Tu không phải là ép xác. Dù đó là sự cưỡng ép xảy ra trong phạm vi cơ thể hay tinh thần.

11. Ta cần một hướng đi tâm linh để dẫn dắt năng lượng tình dục phát triển đúng hướng.

Ngày hôm nay người ta thường dùng danh từ 'tâm linh' để thay cho từ 'tôn giáo'. Người ta nhận ra là trong tôn giáo, chất liệu tâm linh có thể rất nghèo nàn. Con người có thể có tôn giáo nhưng lại không có hướng đi tâm linh. Hướng đi tâm linh mang đến sự lớn lên chuyển hóa những tri giác sai lầm và mở rộng không gian trong tâm thức con người. Tôn giáo cũng bắt đầu từ chất liệu tâm linh, nhưng có thể dần dà đi vào huynh hướng giáo điều, khiến cho người trẻ cảm thấy xa lạ. Và cuối cùng thì tôn giáo không còn có khả năng trả lời cho người trẻ những thắc mắc, khổ đau của họ. Thiền tập cần phải mang nội dung tâm linh. Thiền môn, từ Lục tổ đã mang đậm nét không chấp vào hình thức. Ta cần thực tập như thế nào để sự hiểu biết và tình thương phát triển trong ta, chuyển hóa tự thân và gia đình ta. Năng lượng tình dục là một sinh vật sống. Nó phát triển không ngừng cả ngày lẫn đêm. Nhưng nó phát triển về hướng nào? Nếu ta có một hướng đi tâm linh, năng lượng tình dục sẽ được chuyển hóa và bồi đắp cho chất liệu tâm linh đó.

12. Ta cần một cộng đồng có tu tập để làm nền tảng chăm sóc và chuyển hóa năng lượng tình dục.

Một ngôi chùa hay một trung tâm tu học gồm có những người đang hành trì miên mật là một nơi lý tưởng cho ta nương tựa để tu học. Đó là một môi trường lành mạnh. Sống trong một môi trường lành mạnh, sự chuyển hóa của ta xảy ra nhanh hơn. Khi trong gia đình có một người hạnh phúc, thì hạnh phúc đó lan ra những người chung quanh. Trong một môi trường có những người biết tu tập, thì ta sẽ hưởng được năng lượng tu tập chung đó. Nếu trong ngôi chùa có sự tu tập thì nơi đó sẽ trở thành đất lành cho chim đậu. Ta cần nhiều ngôi chùa như vậy. Người trẻ có thể đến những ngôi chùa đó ở lại một, hai tuần để tu tập. Họ nghe pháp thoại, ngồi thiền, đi thiền và pháp đàm về những vấn đề họ đang vấp phải. Họ học nâng đỡ để tháo gỡ những vấn đề đó. Nhiều ngôi chùa như vậy sẽ tạo ra một xã hội lành mạnh. Nhưng ta đừng chờ đợi gì cả. Ta phải bắt đầu thực tập và nếu cần ta có thể thành lập một nhóm tu tập chung tại nhà ta. Nhà ta sẽ trở thành một ngôi chùa.

Tôi đã viết ra mười hai đề nghị giúp ta thực tập sống hài hòa với năng lượng tình dục. Điều này ai cũng cần học hỏi cả, dù ta là em nhỏ 12, 13 tuổi, một thanh niên trưởng thành, một người đã có gia đình hay một người ở tuổi trung niên, lão niên. Năng lượng tình dục có khả năng gây đổ vỡ rất lớn ở trong gia đình và trong xã hội. Ta có thể bị nó chi phối và tạo ra một sự tan nát khó hàn gắn. Nhưng nếu biết cách, năng lượng này lại có thể giúp ta hiểu biết hơn, thương yêu hơn và kiên nhẫn hơn. Cái đó là sức mạnh của thiền tập. Thiền tập không phải để gây ra một cuộc chiến tranh giữa thiện và ác. Thiền tập là để giúp ta chuyển hóa những vùng năng lượng tiêu cực thành ra những vùng năng lượng tích cực và giúp ta sống có hạnh phúc ngay trong đời sống hàng ngày.

Bài viết của Thầy Pháp Dụng
Làng Mai, 4-4-2006

Chuyện Pê Đê đi chùa

Pê Đê Ý Trinh chia sẻ một góc nhìn khác theo Phật pháp nhìn nhận về quan hệ đồng tính.

Nhà Phật không hề nhắc tới giới tính thứ 3

  • Đồng tính không phải bây giờ mới có, nhà Phật cũng không cho phép tu sỹ cùng giới tính ngủ chung một giường quá ba đêm. Rõ ràng vào thời của Đức Phật không phải không có những người đồng tính.

  • Thế nhưng, xuyên suốt những lời giảng dạy của Đức Phật trong kinh điển, vẫn không hề có việc Ngài phê phán về phương diện đạo đức đối với người có hành động tình dục đồng tính.

  • Dưới góc nhìn của nhà Phật, giới tính có thể thay đổi từ đời này sang đời khác theo thuyết luân hồi. Một số Phật tử quan niệm rằng đồng tính là kết quả của giới tính kiếp trước thể hiện trong đời sống hiện tại và vì nghiệp báo mà người nam trở thành người nữ và ngược lại…

  • Không có một giới luật nào của nhà Phật cấm người phật tử tại gia quan hệ tình dục đồng tính. Dù là người đồng tính luyến ái hay dị tính luyến ái, khi phát tâm muốn làm đệ tử của nhà Phật, họ đều được Chư Tôn Đức quy y (thọ Tam quy và Ngũ giới làm đệ tử nhà Phật).

  • Ngay thời tại thế, đức Phật cũng đã từng vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, tuy nhiên Ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Đức Phật chỉ chú trọng nhiều đến khía cạnh luân thường đạo lý trong quan hệ tình dục hơn là vấn đề giới tính.

  • Đức Phật đã không cân nhắc về xu hướng giới tính của con người được thể hiện qua thông điệp của Ngài, mà là làm thế nào để thoát khỏi đau khổ và đạt được giác ngộ. Nếu nó không đủ quan trọng để đề cập đến, đồng tính luyến ái không thể được coi là một rào cản đối với sự phát triển đạo đức và tinh thần của con người.

  • Theo Phật Pháp, mọi người đều như nhau, có quyền lợi như nhau không phân biệt nghèo sang hay nam nữ. Hơn nữa, giới tính không ảnh hưởng đến việc người đồng tính rèn luyện về nhân cách sống để hướng đến các giá trị chân - thiện - mỹ. Trong quan hệ với gia đình, thân bằng quyến thuộc và xã hội, người đồng tính cũng cần hành xử theo tinh thần Đức Phật đã dạy trong kinh Giáo thọ Thi Ca La Việt (Singalovada Suttanta), như tôn kính cha mẹ, thầy dạy, vợ/chồng con, bạn bè, quyến thuộc, láng giềng, thợ thuyền, tu sĩ và đạo sư.

  • Hiện nay, người đồng tính luôn bị xã hội nhìn dưới đôi mắt kỳ thị, thiếu thiện cảm, khiến họ phải sống nép mình và chịu nhiều khổ đau cả về thể xác lẫn tinh thần. Chúng ta cần hiểu đồng tính luyến ái không phải là bệnh thì làm sao chữa khỏi? Là nghiệp lực của mỗi người thì chỉ có người đồng tính mới có thể cải nghiệp của họ. Không ai có thể thay đổi được bản chất quan hệ đồng giới của họ được.

  • Do đó, các phụ huynh cần bình tĩnh sáng suốt nhìn nhận vấn đề đồng tính luyến ái của con cháu mình là hiện tượng bình thường. Nên chia sẻ, cảm thông với người đồng tính nhằm tránh cho họ những khổ đau, sợ hãi và thất vọng trước cái nhìn thiếu thiện cảm của xã hội. Đừng vì sĩ diện gia đình và các định kiến xã hội, vô tình đẩy họ vào chỗ đáng tiếc, không có lối thoát.

Nên tránh tội tà dâm dù là quan hệ đồng tính

  • Giáo lý nhà Phật cho rằng ái dục là một trong mười hai mắt xích nhân duyên quan trọng trói buộc chúng sinh trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi.
  • Vì vậy, đối với người xuất gia tầm cầu sự giải thoát, giới luật nhà Phật hoàn toàn cấm các tu sỹ quan hệ tình dục dưới bất kỳ hình thức nào, kể cả quan hệ tình dục đồng tính. Nếu vị xuất gia nào phạm giới dâm dục thì bị trục xuất khỏi tăng đoàn nhà Phật.

  • Tuy nhiên, giới luật nhà Phật không hề cấm người tại gia quan hệ tình dục. Nhà Phật chỉ khuyên răn họ nên giữ gìn giới tà dâm (không quan hệ chăn gối với người không phải là vợ hay chồng của mình, không quan hệ tình dục với trẻ em vị thành niên, không cưỡng dâm, không quan hệ với người cùng huyết thống và không loạn luân), một trong năm giới dành cho người phật tử tại gia, để đảm bảo hạnh phúc cho bản thân, gia đình và xã hội.
  • Rõ ràng, những biểu hiện của hành vi sai trái tình dục có thể áp dụng như nhau đối với hành vi đồng tính luyến ái và quan hệ tình dục khác giới. Giới thứ ba không phải là một mệnh lệnh cấm chăn gối, cũng không phải sự mô tả đơn giản đối với hành vi được coi là sai và hành vi khác được coi là đúng.

  • Nếu người đồng tính là một phật tử, họ nên gìn giữ Ngũ giới, vì đối với Phật giáo, Năm giới là nền tảng của hạnh phúc cá nhân, hạnh phúc của gia đình và của xã hội, là những nguyên tắc căn bản dẫn mọi người về hướng an lạc, giải thoát, và giác ngộ. Thực hành theo Năm giới, người đồng tính có thể tránh được lỗi lầm, khổ đau, sợ hãi và thất vọng cũng như tránh được cái nhìn thiếu thiện cảm của không ít người.

  • Dù là người đồng tính luyến ái hay dị tính luyến ái nếu phạm giới tà dâm thì đều nhận hậu quả bất hạnh như nhau. Do đó, người đồng tính luyến ái cần phải sống một đời sống tiết hạnh giống như người dị tính luyến ái mặc dù luật pháp Việt Nam hiện vẫn chưa có điều khoản nào cho phép người đồng tính kết hôn. 

  • Mặt khác, giáo lý của Đức Phật không có chủ trương thúc đẩy chúng ta thụ hưởng một cuộc sống theo đuổi chủ nghĩa dục lạc, tình dục hoặc các hình thứ khác. Trong khi Đức Phật không phủ nhận sự tồn tại của việc an hưởng trong thế giới này, Ngài chỉ ra rằng tất cả các niềm vui thế gian là ràng buộc với đau khổ, và nô lệ với cảm giác thèm khát của chúng ta sẽ đẩy chúng ta quay trong một cơn lốc của sự thất vọng và thỏa mãn. Mục tiêu của Phật giáo không phải là để loại bỏ sắc dục, nhưng nhận diện chúng qua sự thực hành có hệ thống của chánh niệm.

  • Một trong những tính năng của Phật giáo có thể tạo nên sự quan tâm cho những người đồng tính nam và đồng tính nữ là giáo lý không đặt giá trị đặc biệt đối với sự sinh sản. Hôn nhân và sinh con được xem là tích cực nhưng không có nghĩa là bắt buộc.

  • Ngược lại, đời sống độc thân là trong hầu hết các truyền thống được coi là một sự bắt buộc cho những người Phật tử tìm kiếm trình độ phát triển cao hơn. Tăng và Ni có lời phát nguyện sống độc thân một cách nghiêm ngặt, và thậm chí những người Phật tử thuần túy phát nguyện sống độc thân trong một thời gian nhất định để theo đuổi sự phát triển về tinh thần và tâm linh.

  • Điều này có nghĩa là từ quan điểm tôn giáo không có sự kỳ thị giữa nam và nữ hay người ở giới tính thứ ba, vì thế, chúng ta nên dành thái độ tôn trọng mọi người như nhau và không có thái độ phân biệt đối xử.

Minh Minh

Phật Giáo Nhật và quan điểm Đồng Tính Luyến Ái


Đồng tính luyến ái trong Phật giáo cổ Nhật Bản


Phật giáo Nhật Bản ở thế kỷ 7 là thử thách với tín ngưỡng (Shinto) nguyên thủy của Nhật Bản. Không thể có định nghĩa duy nhất của Phật giáo với tình dục, bởi Phật giáo luôn biến đổi qua những văn hóa và thời đại khác nhau, tiếp nhận và định nghĩa lại những yếu tố của văn hóa mà nó du nhập vào.



Đây là bài nghiên cứu Khoa học xã hội và văn hóa nghệ thuật, lịch sử Phật giáo Nhật Bản từ thế kỷ thứ 7.


Chuyện trong chùa đi vào văn học cổ Nhật Bản

Trước hết, Phật giáo thời kỳ đầu chia ra 2 cách sống thích hợp cho người theo đạo: Là tu sĩ, và cư sĩ.

Tu sĩ, không được phép sinh hoạt tình dục.

Cư sĩ, tuân theo 5 giới, trong đó có giới thứ 3 bị ngăn cấm, đó là Tà Dâm.

Các văn bản Phật giáo thường không giải thích tỉ mỉ rõ ràng thế nào là đúng, thế nào là sai.

Cũng giống như những lĩnh vực khác, khoái lạc tình dục nên được giữ đúng mực. “Hành động đem lại khổ đau và sầu não trong tương lai là hành động không nên làm. Hành động đem lại niềm vui và hạnh phúc là hành động nên làm. (Dhammapada).

Thay vì gán cho một hành động bản chất tốt (punna), hay xấu (paapa), Phật giáo đánh giá hành động ấy là khôn ngoan (kusala) hay không khôn ngoan (akusala).

Trong Phật giáo, dục vọng là một vấn đề, không phải vì nó mang tính xấu, mà vì nó tạo vướng mắc, đau khổ.

Về cơ bản, Phật giáo không đề cao việc duy trì nòi giống, bởi qua đó, chúng sinh chỉ một lần nữa đầu thai vào giới trần tục (Samsara) mà thôi. Điều này xung khắc với những văn hóa Á Đông, coi việc nối dõi tông đường như một nghĩa vụ của tổ tiên.

Nhưng, mặc dù, Phật giáo không coi trọng việc duy trì nòi giống và chưa bao giờ đề cập đến chủ đề này một cách cụ thể, nhưng môi trường dục cảm đồng tính ở các nhà chùa Nhật Bản thậm chí đã tạo ra hẳn một thể loại văn học, Chigo monogatari (chuyện chú tiểu), lấy tình yêu giữa chú tiểu và sư thầy làm đề tài.

Những quan hệ dục cảm đồng tính này bắt nguồn từ cấu trúc gia đình của cuộc sống tu viện. Một trong những đề tài thông dụng của những tích này là chuyện một vị Phật, thường là Kannon, Jizoo hay Monjuschiri, hoá thân thành một chú tiểu trẻ đẹp.

Chú tiểu dùng sự quyến rũ cơ thể của mình để gần gũi một vị sư già và giúp vị sư đạt được giác ngộ.

Trong tích Chigo Kannon Engi ở thế kỷ thứ 14, Kannon biến thành một chú tiểu và trở thành người tình của một nhà sư đang khao khát có một người bạn đồng hành trong tuổi già.

Sau một số năm khăng khít, chú tiểu qua đời, để lại nhà sư già tuyệt vọng. Lúc đó Kannon hiện ra, tiết lộ rằng mình chính là chú tiểu và giảng cho nhà sư về tính phù vân của vạn vật.

Một số học giả cho rằng sự ngợi ca mang tính dục cảm đồng tính đối với những chú tiểu trẻ, quyến rũ cũng ảnh hưởng đến cách thể hiện những vị Bồ tát trong tranh và tượng.

Dần dần Kannon, Monjuschiri, Jizoo, cũng như những nhân vật lịch sử khác như Kuukai và Shootoku Taishi (một hoàng tử được coi là đã đem Đạo Phật vào nước Nhật) được thể hiện là những “vị thần thiếu niên”, phản ánh những chú tiểu trẻ và đẹp trong các chùa chiền.



Cách nhìn thoáng của đạo Phật Nhật Bản với tình dục

Cách nhìn thoáng của Đạo Phật Nhật Bản đối với tình dục, cũng như với những khía cạnh khác của bản chất con người, bắt nguồn từ quan niệm Upaaya (các biện pháp khôn khéo). Upaaya không đánh giá bản thân các hành động, mà đánh giá mục đích và kết quả của chúng.

Vì vậy, sự hấp dẫn tình dục, mặc dù trong thời kỳ đầu của Phật giáo bị coi là không trong sạch, có thể được sử dụng như một công cụ để truyền tải Đạo.

Qua đó tu sĩ, mặc dù không được phép quan hệ tình dục với phụ nữ, có thể biện minh (hoặc giải thích) được cho quan hệ của mình với thiếu niên là để tạo nên một gắn bó tâm linh sâu sắc và lâu dài. 





Chú tiểu Daishi, hay Kukai trong hình dạng một trẻ trai xinh đẹp. (Tranh cuộn không rõ tác giả, đầu thế kỷ 14, hiện có ở Viện Nghệ thuật Chicago) (Theo Soi.com.vn)

Ngoài những chú tiểu đi tu để trở thành nhà sư, còn có nhiều thiếu niên khác lui tới môi trường tu viện, bởi tu viện cũng thường được dùng là trường học cho con cái của tầng lớp trên.

“Những trẻ em này thường được sư thầy yêu mến. Chúng mặc quần áo đẹp đẽ, tỉa lông mày và trang điểm như con gái. Chúng là niềm tự hào của tu viện, và những đứa đẹp nhất và tài hoa nhất thì được khoe khắp trong vùng” (Frederic).

Nhưng sự chiêm ngưỡng mang tính dục cảm đồng giới với một cậu bé học trò và việc cùng chăn gối với cậu là hai việc khác nhau. Vậy với mức độ nào thì cái không khí dục cảm đồng giới ở trong tu viện thực sự dẫn đến những hành động đồng tính luyến ái?

Leupp dẫn ra một loạt những nguồn tư liệu văn học và nghệ thuật, chứng tỏ rằng quan hệ tình dục đồng tính giữa các sư và chú tiểu là rất phổ biến. Để dẫn chứng, ông trích một bản tuyên thệ với 5 điều hứa của một tu sĩ 36 tuổi ở chùa Todaiji tại Nara, viết vào năm 1237:

Điều: Tôi hứa sẽ tu tại chùa Kasaki tới khi 41 tuổi Điều: Đã ngủ với 95 đàn ông rồi, tôi hứa sẽ không dâm dục với quá 100 người. Điều: Tôi sẽ không cặp kè với bất cứ cậu nào ngoài Ryou-Maru. Điều: Tôi sẽ không giữ con trai lớn tuổi trong giường. Điều: Tôi sẽ không làm nenja (vai người lớn trong một quan hệ đồng tính luyến ái) cho bất cứ ai trong số con trai lớn và nhỡ tuổi.

Đáng tiếc Leupp không chú giải bản tuyên thệ này dựa trên quan hệ với những bản tuyên thệ khác cũng được giữ trong chùa.

Mặc dù đây có thể là một ngoại lệ (có 95 người bạn tình vào tuổi 36 thật không phải là ít, nhất là đối với một nhà sư), nhưng giọng văn của những lời hứa rõ ràng là nhẹ nhàng chứ không cực đoan.

Ví dụ, nhà sư cho phép mình có thêm 5 người tình nữa, đó là ngoài quan hệ vẫn được giữ với Ryuo-Maru. Nhà sư cũng ghi thêm là những lời hứa này chỉ đúng cho kiếp này, chứ không áp dụng cho kiếp tới.

Một dẫn chứng khác là truyện tranh Chigo no sooshi, gồm một loạt 5 truyện có minh hoạ, ra đời khoảng thế kỷ 14 và được giữ trong chùa Daigo-ji.

Điều này không thực tế lắm, bởi trong xã hội Nhật thì sự phân biệt đẳng cấp và coi trọng tôn ti trật tự là rất lớn. Tuy nhiên, việc cuộn tranh này được giữ tại một ngôi chùa như một báu vật quốc gia (tôi khó hình dung Vatican có thể giữ một tác phẩm tương tự trong kho của mình) nói lên rằng trong ý thức hệ của phật tử Nhật Bản - tình dục có một chỗ đứng khác với quan niệm của Thiên chúa giáo.

Một ý thức hệ không đánh giá một hành động là “đúng” hay “sai” về bản chất, mà dựa vào hoàn cảnh và mục đích của nó. Sự khác nhau về văn hoá này được ghi chép lại qua nhiều cuộc gặp gỡ giữa những người truyền đạo Jesuit và những nhà sư Nhật, trong đó tu sĩ Nhật bị chỉ trích là có những tập tục “không thể diễn tả nổi”.

Đạo đức tình dục của xã hội Nhật tiền hiện đại không đàn áp và lên án đồng tính luyến ái như ở châu Âu, nơi mà đồng tính luyến ái bị ma quỷ hoá và bị truy đuổi bởi Nhà thờ bắt đầu từ thời Aquinas.

Mặc dù việc săn đuổi sắc đẹp thiếu niên có thể là một trò tiêu khiển thông dụng của một số nhà sư Nhật thời trung cổ, nhưng trong một số văn bản, tình yêu con trai đã được bàn tới trên phương diện siêu hình (metaphysical).

Shin’yuuki hay “Ghi chép của những người bạn tâm huyết”, một văn bản Phật giáo của thế kỷ 17, đưa ra lời giải thích siêu hình tường tận nhất cho tình yêu nam nam.

Bản văn được viết như một sách giáo lý, trong đó một sư thầy trả lời câu hỏi của một chú tiểu về “đạo làm thiếu niên”. Trong đó, sắc đẹp của một thanh niên được coi là có một ý nghĩa siêu hình nếu như cậu bé đáp lại tình yêu do sắc đẹp của cậu mang lại ở một người lớn tuổi.


Trong khi Thiên chúa giáo coi một quan hệ tình dục như vậy là mang tính quỷ Sa tăng, thì ở Nhật Bản thời đó, việc một người đàn ông cao tuổi yêu một thiếu niên được coi là một gắn bó mang tính nghiệp chướng (karma) tốt cho cả hai người.

Ý niệm cơ bản ở đây là nasake, hay “đồng cảm”, một chữ quan trọng trong cả khái niệm đạo đức lẫn cái đẹp của Nhật Bản.

Nếu một thiếu niên cảm nhận được sự thành thực trong tình cảm của một người đàn ông cao tuổi hơn, và qua đồng cảm đáp lại tình cảm đó một cách không vụ lợi thì được coi là gương mẫu. Người thầy lý luận rằng thoả mãn dục vọng là cần thiết cho đời sống tình cảm và việc chống lại tình cảm còn đem lại nhiều vấn đề hơn là nghe theo tình yêu của mình.

Tuy nhiên, ta cũng không nên quên rằng những quan hệ dục tính đồng giới được tác phẩm trên ca ngợi kia chỉ xẩy ra trong một tình huống rất cụ thể: giữa một nam giới lớn tuổi và một thiếu niên trong vòng mấy năm trước khi thiếu niên trưởng thành.

Sau đó, quan hệ đó sẽ mất đi tính tình dục và trở thành một quan hệ tinh thần và được coi là sẽ kéo dài vượt qua cả ranh giới của kiếp hiện tại. Ý nghĩa siêu hình của quan hệ này xuất phát từ ý thức của cả hai người về sự giới hạn thời gian của nó. Vẻ đẹp của tuổi trẻ chỉ kéo dài có vài năm và sẽ mất đi vĩnh viễn, vì vậy việc mong muốn thiết lập một quan hệ chỉ dựa trên sự hấp dẫn thể xác là vô ích. Nhưng vai trò của sự hấp dẫn thể xác trong việc làm khăng khít mối quan hệ hoàn toàn không bị phủ nhận, ngược lại, nó được coi là một điều hết sức tự nhiên. Faure có lý khi ông cho rằng quan hệ tình dục giữa sư và chú tiểu không chỉ giới hạn trong “làm tình”, mà còn đóng vai trò của một “đối thoại”.

Phật giáo Nhật Bản là nơi tình yêu nam giới lộ diện rõ ràng nhất, là nơi nó đã trở thành một biểu tượng của người đàn ông lý tưởng (chứ không chỉ đơn giản là một mẫu hành động). Điều này rất gần với cái mà Foucault gọi là “kỹ thuật của bản thân” (technologies of the self), khi ông nói về quan hệ đồng tính nam giữa già và trẻ ở thời Hy Lạp cổ.

Nhiều con trai của samurai được đào tạo trong các tu viện Phật giáo. Qua đó, mô hình tình bạn vượt thế hệ và mang tính chất tình dục của Phật giáo đã ảnh hưởng đến quan hệ nam nam trong môi trường thuần giới của samurai.

Điều này đặc biệt xảy ra vào thời Tokugawa (1600-1857), khi phần lớn samurai tập trung ở những thành phố lớn như Edo (Tokio bây giờ), những nơi có ít phụ nữ. Có một mảng văn học rất lớn nói đến “giá trị đạo đức quan trọng của quan hệ tình dục nam nam của những samurai”.




Tác giả “Hoa Azeleas dại”

Những tuyển tập truyện ngắn như Nanshoku ookagami của Ihara Saikaku (“Tấm gương lớn của tình yêu nam giới”), tuyển tập thơ và truyện như Iwatsutsuji của Kitamura Kigin (“Hoa Azeleas dại”) và những sách đạo đức hướng dẫn sử sự trong tình yêu nam giới như Shin’yuuki (“Ghi chép của những người bạn tâm huyết”) hay Hagakure (“Dưới bóng lá”) vẽ nên một bức tranh cụ thể về cách làm tình lý tưởng trong tình yêu nam giới thời bấy giờ.

Tương tự như sự diễn tả truyền thống của tình yêu nam nam trong chùa chiền giữa một chú tiểu trẻ và thầy của mình, những bài văn trên lãng mạn hóa tình yêu giữa một wakashu trẻ (một thiếu niên trước khi tới lễ thành niên của mình, vẫn còn tóc trước trán) và một người tình già, nenja (nghĩa đen là người nhớ đến người tình của mình).

Những thiếu niên thường được miêu tả là đẹp, duyên dáng và quyến rũ, trong khi đó người tình cao tuổi thường được thể hiện là giận dữ, trung thành và dũng cảm. Mặt tình dục của những quan hệ này không được chú trọng, mà những yếu tố giáo dục và dạy dỗ được đề cao.

Schalow viết “Những quan hệ này không phải chủ yếu là quan hệ tình dục, mà gồm cả những yếu tố giáo dục, chỗ dựa trong xã hội và hỗ trợ về tinh thần. Hai người cùng thề tôn trọng lý tưởng samurai. Vị trí samurai được tăng sức mạnh nhờ một quan hệ được lựa chọn kỹ càng”.

Tình yêu cùng giới giữa một samurai và một thiếu niên cũng giống như tình yêu giữa chú tiểu và sư thầy ở chỗ tình dục được coi là một pha ngắn trong một quan hệ tình bạn kéo dài cả cuộc đời (sự thương mến của hai người thường được coi là số mệnh bắt nguồn từ duyên nợ của kiếp trước). Những quan hệ này không bị giấu diếm mà xảy ra công khai và phải tuân theo những quy ước nhất định. 


Kuukai – người đứng đầu giáo phái Tachikawa Ryu (774 – 835) của Phật giáo Nhật Bản

Lịch sử của dục tính đồng giới trong Phật giáo Nhật Bản thú vị bởi nó chỉ ra rằng “giới tính” cũng như “tình dục” không phải là đặc điểm cố định của cơ thể sinh học. Hơn thế, sex và giới tính là những biến cố văn hóa phức tạp xảy ra với cơ thể, ngược lại với những thực tại “sinh học” phát sinh từ bên trong cơ thể.

Nhà tâm lý học Nhật nổi tiếng Doi Takeo cho rằng sự khác biệt quan trọng nhất giữa xã hội phương Tây và xã hội Nhật Bản là ở xã hội phương Tây, quan hệ nam nữ là quan hệ được đánh giá cao nhất, trong khi đó Nhật Bản nhấn mạnh đến quan hệ nam nam cũng như nữ nữ.

Doi cho rằng ở Nhật Bản “cảm giác đồng tính luyến ái” phát triển rộng rãi hơn. Đồng tính luyến ái ở đây không hiểu theo nghĩa hẹp, mà theo nghĩa “khi gắn bó về tình cảm giữa người cùng giới mạnh hơn là với người khác giới”.

Sự gắn bó tình cảm mật thiết này ít khi xẩy ra giữa những người bạn bình đẳng, mà thường mang tính cách mạnh/yếu, ví dụ giữa thầy và trò, giữa thành viên cao tuổi và thành viên trẻ tuổi của một tổ chức, thậm chí giữa bố và con trai hay mẹ và con gái.

Tôi thấy ý kiến của Doi thú vị bởi những người hoạt động trong phong trào giải phóng phụ nữ và những nhà lý thuyết về giới ở phương Tây đều cho rằng “cái chết” của tình bạn nam nam trong lịch sử hiện đại và sự kỳ thị đồng tính luyến ái liên quan chặt chẽ với nhau.



Doi cho rằng sự đề cao quan hệ khác giới, và cái mà Ueno Chizuko, người đấu tranh cho bình đẳng phụ nữ Nhật, gọi là “văn hoá cặp đôi” của phương Tây hiện đại, đã dẫn đến vị trí chủ đạo của quan hệ hôn nhân và sự xuống dốc của những quan hệ cùng giới. Michel Foucault cũng cho rằng trong thế giới của chúng ta quan hệ giữa người với người đã “nghèo nàn” đi bởi sự quan trọng quá mức của quan hệ gia đình:

“Chúng ta sống trong một thế giới mà luật pháp, xã hội và hiến pháp làm cho những quan hệ của chúng ta trở nên rất ít ỏi, rất nghèo nàn và rất đơn giản. Tất nhiên, chúng ta có những quan hệ cơ bản về hôn nhân và gia đình, nhưng ngoài ra còn có biết bao nhiêu những quan hệ khác nữa có thể tồn tại…”


LaFleur nhận xét: “Ở châu Âu có lẽ không có một điều gì tương tự như việc Phật giáo Nhật Bản sử dụng tình dục như một hình tượng tôn giáo, thậm chí coi chính nó như một hành vi tôn giáo”. Điều nổi bật là có một số xu hướng trong Phật giáo Nhật Bản coi tình dục như một chuyện tính cực, tách khỏi nhiệm vụ sinh sản của nó. Việc tách tình dục ra khỏi nhiệm vụ duy trì nòi giống đã cho phép tình dục trở thành một biểu tượng tôn giáo và được nâng lên khỏi phạm trù gia đình.


Dharmachari Jñanavira

Phật giáo mở rộng cho người Đồng Tính Luyến Ái




Đồng tính luyến ái là một trong các vấn đề nhức nhối nhất mà Phật giáo hiện nay chưa giải quyết được.

Nay mình viết bài này vì muốn xin ý kiến cả nhà về vấn đề người đồng tính xuất gia trong các chùa ở Việt Nam nhằm rút ra hướng giải quyết cho vấn đề nan giải này, mong mọi người dành ít thời gian chia sẻ ý kiến.

Hiện nay số lượng người đồng tính luyến ái xuất gia trong đạo Phật là cực kỳ đông trên toàn thế giới. Bởi lẽ, với danh nghĩa của nhà tu hành, họ sẽ không phải chịu áp lực tâm lý vô cùng khủng khiếp khi phải che giấu xu hướng tính dục của mình một khi không tính đến chuyện vợ con. Nếu họ không lập gia đình thì có thể sẽ bị người đời nghi ngờ về giới tính thật, còn nếu cắn răng lập gia đình thì phải sống khổ sở với giới tính giả tạo và nhất là làm khổ người phụ nữ đầu ấp tay gối.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng bị lên án là một bộ phận rất lớn nhà sư đồng tính không thực tu. Trái lại, họ đã và đang bị cuốn theo những ham muốn về sắc đẹp và tình dục. Họ lên Internet để tìm bạn tình đồng giới, nhiều người còn thích làm quen hot boy, sử dụng tiền do Phật tử cúng dường vào những thứ vật chất phù phiếm như các thiết bị di động đắt tiền, các phương tiện ăn, mặc, ở, và đi lại dành cho giới trung và thượng lưu để cung phụng cho bản thân và người tình. Sư thầy hôn môi Đàm Vĩnh Hưng và sư thầy đập hộp Iphone ở Hải Dương là hai ví dụ điển hình về người đồng tính xuất gia nhưng trần tục gấp nhiều lần người bình thường. Nếu họ có quan hệ tình dục dẫu là đồng tính thì cũng đã phạm giới dâm, một trọng bốn giới nặng nhất và họ phải bị trúc xuất khỏi tăng đoàn mặc dù trên thực tế thì ít khi nào họ bị phạt như thế. Bản thân mình cũng từng ba lần được ba vị tu sĩ gạ tình, nhưng mình đều từ chối.

Mọi người nghĩ sao về các câu hỏi dưới đây:

1. Các chùa có thể chấp nhận toàn bộ hay một phần nhóm người thuộc thế giới thứ ba xuất gia hay không? Nếu có thì chỉ trả lời câu hỏi 2, nếu không thì qua câu 3.

2.1 Nếu chấp nhận LGBT xuất gia, LGBT có nhiều nhóm khác nhau, vậy nhóm người nào sẽ được chấp nhận:

- Lesbian và Gay: Đồng tính nữ nữ tính, đồng tính nữ nam tính (nhưng vẫn thích nhận mình là nữ), đồng tính nam nam tính, đồng tính nam nữ tính (nhưng vẫn thích nhận mình là nam)

- Bisexuals: Song tính luyến ái nam, song tính luyến ái nữ

- Transsexuals: Người chuyển giới thành nam đã thay đổi cơ quan sinh dục, người chuyển giới thành nữ đã thay đổi cơ quan sinh dục, người chuyển giới thành nữ chưa thay đổi cơ quan sinh dục (là người nam thích nhận mình là nữ mặc dù chưa phẫu thuật), người chuyển giới thành nam chưa thay đổi cơ quan sinh dục.

Xin hãy giải thích tại sao với cả hai trường hợp là được chấp nhận và không được chấp nhận.

2.2 Với nhóm người được xuất gia, nhóm nào nên tu ở chùa Cô, nhóm nào nên tu ở chùa Thầy? Nếu được thì giải thích tại sao.

2.3 Có ý kiến cho rằng nếu để nhóm đồng tính nam nam tính, đồng tính nam nữ tính, song tính luyến ái nam hoặc nữ tu ở chùa Thầy thì có thể xảy ra hiện tượng giống như trường hợp Nam Nữ dị tính ở gần nhau mặc dù có thể chỉ xảy ra một chiều. Đâu là giải pháp cho vấn đề này nếu các nhóm trên được xuất gia?

2.4 Với nhóm người được xuất gia, có nên tách họ riêng ra thành các nhóm tu sĩ đồng tính sống ở các chùa biệt lập với các chùa Ni hay chùa Thầy thông thường? Nếu nên, vấn đề là những người đồng tính có thể có cảm giác với nhau, phải giải quyết thế nào trong khi phải tính đến chuyện họ bị áp lực về mặt tâm lý về xuất thân là người đồng tính?

2.5 Có ý kiến cho rằng có thể siết chặt giới luật cho các Tăng Ni như: cấm
dùng tất cả thiết bị vi tính, điện tử (kể cả điện thoại), xe cộ, cấm lên internet, ngày ăn duy nhất 1 bữa, cạo sạch lông mày..., nghĩa là quay trở lại thời kỳ của Phật giáo nguyên thủy như chùa Wat Pah Nanachat ở Thailand đang làm; điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các vị xuất gia thuộc TGT3 nói riêng và cả nền đạo. Mọi người đánh giá việc này thế nào?

2.6 Mọi người có sáng kiến hay ý kiến gì khác bổ sung không?

3.1 Nếu không chấp nhận bất kỳ nhóm nào trong LGBT xuất gia, xin cho biết lý do tại sao? Làm thế nào để phân loại những người thuộc LGBT và dị tính để không cho họ xuất gia ngay từ đầu?

3.2 Với những người LGBT đã và đang xuất gia, phải giải quyết thế nào? Nên để tự nhiên đến khi họ chết hết thì thôi hay là nên bắt tất cả hoàn tục hay chỉ với số người phạm giới trọng hoàn tục? Tại sao?

3.3 Nếu bắt tất cả hoàn tục, phương thức tiến hành như thế nào để đảm bảo nhân quyền, danh dự và tránh ảnh hưởng về mặt tâm lý của họ?

3.4 Nếu bắt một số người LGBT hoàn tục, ai sẽ bị đào thải? Phương thức tiến hành như thế nào để đảm bảo nhân quyền, danh dự và tránh ảnh hưởng về mặt tâm lý của họ?

3.5 Nếu không bắt toàn bộ họ hoàn tục thì giải pháp nào để họ tu hành chính chắn? Nếu phạm giới thì phải xử lý ra sao?

3.6 Khi không cho những người này xuất gia, con đường tu hành giải thoát nào dành cho họ?

3.7 Mọi người còn ý kiến gì khác không?



Trên đây có quá nhiều câu hỏi. Nhưng mỗi người một ý nên chỉ cần trả lời vài câu liên quan thôi. Không có phương án nào là hoàn hảo, không có phương án nào hữu dụng 100%. Nhưng rồi cũng phải có một hướng giải quyết, không thể tiếp tục để những tu sĩ đồng tính tu hành giả dối làm cho Phật giáo chịu suy đồi thêm được nữa. Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng rất mong mọi người cho biết ý kiến của mình. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều.







Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ.


Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”.


Quan điểm này được dựa trên những hạn chế đã phát hiện trong kinh điển mà ngài không thể thay đổi. Tuy nhiên, ngài khuyên các lãnh đạo Phật tử đồng tính nên nghiên cứu sâu hơn để thảo luận vấn đề này và ngài cho rằng sự thay đổi có thể xảy ra thông qua một một số ý kiến nhất trí mang tính thần học. Nhưng tại thời điểm khi mà hôn nhân đồng tính đã trở thành chủ đề thời sự nóng trong nền chính trị Hòa Kỳ thì những phát biểu gần đây nhất của đức Dalai Lama đưa ra như là những tin tức bất lợi cho những người đề xướng quyền tự do cá nhân.

Phải chăng điều này có nghĩa là Phật giáo lên án quan hệ đồng tính? Hoàn toàn không. Trái với nhận thức phổ thông, đức Dalai Lama không thuyết giảng cho tất cả các Phật tử. Là lãnh đạo của tông phái Mũ vàng chiếm ưu thế của Phật giáo Tây Tạng, ngài thuyết giảng cho một phần dân chúng theo đạo Phật trên thế giới. Phần đông Phật tử không thực hành theo truyền thống của ngài mặc dù nhiều người tôn kính và ngưỡng mộ ngài và kinh điển Tây Tạng mà đức Dalai Lama đưa ra được viết trong những thế kỷ sau khi đức Phật nhập niết-bàn.

Có lẽ đạo Phật còn đa dạng hơn cả Thiên chúa giáo. Trên thực tế, sự khác biệt giữa các tông phái là rất lớn mà một vài nhà nghiên cứu coi các tông phái ấy như là những tôn giáo khác nhau. Thật vậy, theo Tỳ kheo Thanissaro, viện chủ Tu viện Metta Forest ở miền nam California, cho đến nay như chúng ta biết thì đức Phật chưa bao giờ cấm cư sỹ quan hệ đồng tính luyến ái. Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn.”

Giới luật tự viện của Phật giáo có những hướng dẫn chi tiết – và đôi khi khôi hài (suy nghĩ của Leviticus) - chỉ áp dụng đối với tu sỹ, và đối cư sỹ thì vẫn còn có phần mở ra tranh luận.

Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai. Hiếm khi người ta nghe ai đó gõ trống khua chiên đuổi một cộng đồng Phật tử vì họ là những người đồng tính và trong hầu hết các truyền thống đã thực hành ở phương Tây – trong đó có cộng đồng Tây Tạng, tình dục là vấn đề hiếm khi được bàn đến nếu không muốn nói rằng đó chưa phải là một vấn đề. Dù sao, trong bối cảnh chính trị hiện nay, nghe một Phật tử nổi tiếng nhất thế giới tuyên bố đồng tính luyến ái là “tà hạnh”, khiến mọi người tin rằng giáo lý của đức Phật cấm quan hệ đồng tính. Họ không còn cách nào khác hơn là ủng hộ và tán thành những gì đã có trong giáo pháp.

Những người bạn của tôi tranh luận rằng đức Dalai Lama không hẳn thật sự kỳ thị quan hệ đồng tính, rằng ngài không có sự chọn lựa nào khác hơn ngoài việc tán thành những giới điều trong truyền thống của ngài; và rằng có thể đức Dalai Lama bị chấp vào những điều răn cấm của kinh điển cổ giống như cách của một người Thiên chúa giáo, hễ bất cứ nói ra điều gì thì lại liên hệ đến thánh Thomas Aquinas. Tuy nhiên, chúng ta không biết và nên coi những tuyên bố công khai của ngài chỉ có giá trị hình thức. Trong trường hợp của ngài, dẫu sao thì sự kỳ vọng của chúng ta có khuynh hướng khác với những người có thể là mục sư địa phương, giáo sỹ hoặc giáo sỹ chính thống giáo. Và rất nhiều người trong chúng ta đã hưởng lợi ích rất lớn từ những lời dạy của ngài thì dễ cảm thấy thất vọng.

James Shaheen (The Huffington Post)

Phật Pháp từ bi khuyên những người Đồng Tính


Quan Điểm Của Phật Giáo Về Vấn Đề Đồng Tính


Việt Nam - TPHCM Chúng ta không còn có thể giả vờ rằng khía cạnh của hành vi con người này- đồng tính luyến ái là một cái gì đó đáng xấu hổ và nếu chúng ta phớt lờ nó một thời gian thì nó sẽ biến mất.

  • Để bắt đầu, thái độ hiện nay phần lớn bị ảnh hưởng bởi cách tiếp cận của Ki tô giáo theo kinh thánh đã được thổi phồng bởi những người có đầu óc hẹp hòi trong thời đại Victoria của thế kỷ thứ 19 ở Anh. Ở Châu Á, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Hoa, quan hệ tình dục chưa bao giờ được xem là bẩn thiủ nếu chỉ là do những đam mê lén lút hay vì mục đích sinh sản. Những tác phẩm điêu khắc đá trên các ngôi đền Ấn Độ Giáo của Ấn Độ cho thấy rằng mọi hành vi quan hệ tình dục (bao gồm cả thủ dâm) là sự biểu hiện của nghiệp lực và trong trường hợp này có nghĩa là đức hạnh.

  • Là con người, chúng ta được trang bị với những cơ quan có các thú vui thèm khác khác nhau (không chỉ có tình dục) như là thức ăn, mùi thơm, âm thanh. Nếu chúng ta từ chối những điều này vì cảm giác tội lỗi, chúng ta kìm nén ao ước tự nhiên sẽ càng trở nên nguy hiểm. Những người là nạn nhân của sự thờ ơ khi xem cơ thể là sự thật và mong muốn để thỏa mãn tình dục . Tuy nhiên,khi người ta trưởng thành về tâm linh thì nhu cầu tình dục sẽ được thay thế bằng kiến thức (ViDYA) và trí tuệ (PANNA). Vì thế, khi cơ thể được xem là một sự ảo tưởng thì cơ thể sẽ phát triển sự thèm khác. Ở đây, chúng ta thấy rằng con người vượt trội khả năng về tình dục khi trưởng thành như là một đứa trẻ không còn chơi với các đồ vật khi chúng lớn lên.

  • Chẳng có điều gì là sai về vấn đề tình dục. Điều sai là sự bị dính mắc và là nô lệ cho nó hay tin rằng đam mê trong tình dục sẽ mang đến hạnh phúc tột đỉnh. Đây là vấn đề khám phá tình dục do công nghiệp giải trí đại chúng khai thác hiện nay nhằm phóng đại sự bí ẩn rằng tình dục có thể mang đến hạnh phúc dài lâu.

  • Giới thứ ba của Phật Giáo mà các Phật tử thực tập nói rằng: phải tu tập để kiềm chế không mang tội tà dâm. Đầu tiên chúng ta phải lưu ý rằng không có sự ép buộc, không có sự sợ hãi bị trừng phạt vì vi phạm lời của đấng tối cao nhưng khi chúng ta nhận ra sự nguy hiểm khi dính mắc vào tình dục, chúng ta sẽ tự do thực hành những quy tắc này để vượt ra khỏi nó "Tôi cam kết sẽ thực hiện."

  • Tiếp theo, chúng ta nhìn vào "những hành vi tình dục không đúng" ở đây chúng ta liên hệ đặc biệt đến những hành vi quan hệ tình dục không đúng, không phải tất cả các hành vi tình dục. Tình dục không bị cấm với những ai không chọn con đường sống độc thân. Hiển nhiên, điều luật này chỉ áp dụng với các nhà sư hay sư cô.

  • Những ai tự nguyện cam kết tránh xa tình dục sẽ có sự tập trung tốt hơn trên con đường phát triển tâm linh. Những hành vi tình dục không đúng nghĩa là những hành vi có thể làm nguy hại cho những người vì việc làm đó hay những người khác. Điều này có nghĩa rằng nếu cả hai phía là người lớn, không phải là tuổi vị thành niên hay không dính mắc đến vấn đề pháp luật thì không có gì nguy hại cả.

  • Trong phật giáo chúng ta không xem bất cứ hành động nào là tội lỗi theo giác quan chúng ta phải tuân theo các điều răn của Chúa. Chúng ta hành động sai vì sự vô minh và vì thế chúng ta dính vào những hành động không khéo léo dẫn đến sự ảnh hưởng trong tiến triển tâm linh. Vì sự vô minh về sự thật của mọi vật (trong trường hợp này là cơ thể của chúng ta) chúng ta hành động theo phương cách gây ảnh hưởng đến mình theo quan điểm tâm linh.

  • Trí tuệ và sự hiểu biết sẽ giúp chúng ta tránh những hành vi nguy hại, cả về tâm và thân.

  • Với sự kết nối này, Phật Giáo không nhìn nhận rằng hôn nhân là một việc làm của đấng tối cao và làm cho quan hệ tình dục bất ngờ trở nên chấp nhận. Tình dục là một hành vi của con người không liên hệ gì đến thiên đường và địa ngục. Bạn sẽ thấy rằng việc tránh xa tình dục là một trong năm giới luật nhà Phật. Giết người còn nguy hiểm hơn vì bạn làm tổn thương người khác. Tình dục do ham muốn gây nên như là ham muốn thức ăn, nước uống, thuốc, giàu sang, quyền lực. Sự dính mắc vào những điều này gây ra sự thèm muốn. Phật giáo không khuyến khích những hành vi ham muốn này vì nó sẽ xé nát chúng ta. Thêm vào đó, sự đam mê tình dục sẽ dẫn một người đi vào địa ngục.

  • Một người có thể thấy rằng Phật Giáo không xem quan hệ đồng tính là sai và quan hệ dị tính là đúng. Cả hai hành vi tình dục này sử dụng cơ thể, đều là sự thể hiện mạnh mẽ của đam mê dẫn tới ham muốn cuộc sống và vì thế chúng ta bị mắc bẫy vào luân hồi. Liệu hai người đàn ông hay một cặp yêu nhau, tất cả đều phát sinh ra khỏi giới hạn của con người vì không xem cơ thể là sự trống rỗng tối thượng.

  • Phật giáo không chỉ trích quan hệ đồng tính theo phương cách điều này đúng hay sai. Chúng ta hành động vì sự vô minh không hiểu bản chất thật sự của sự việc và vì thế chúng ta chỉ cảm thấy tội lỗi vì những hành vi không đúng. Chúng ta không có quyền chỉ trích người khác.

  • Nhiệm vụ của chúng ta là giúp cho người khác thấy rằng họ đang hành động vô minh, chỉ ra sự thật của hạnh phúc có thể đạt được. Chúng ta không có quyền chỉ trích những ai suy nghĩ hay hành động khác chúng ta đặc biệt là khi chúng ta cũng là nô lệ của sự khoái cảm trên nhiều phương diện. Chúng ta biết rằng khi chúng ta chỉ tay về phía người khác thì những ngón tay này sẽ chỉ trở lại chúng ta.

  • Tóm lại, quan hệ tình dục đồng tính cũng như dị tính đến từ sự vô minh và hiển nhiên là không phải "tội lỗi" theo giác quan của Thiên Chúa giáo. Tất cả mọi hành vi tình dục đều bắt nguồn từ sự ham muốn, mê muội và bám chặt cơ thể.

  • Với trí tuệ, chúng ta học để thoát khỏi những sự gắn chặt này. Chúng ta không chỉ trích quan hệ đồng tính là sai và tội lỗi nhưng chúng ta cũng không chấp nhận nó vì đơn giản như tất cả các hình thức tình dục khác đều trì hoãn sự giải thoát của chúng ta khỏi sự luân hồi.

Chị Em Bóng tìm hiểu về Phật Giáo


Giới Đồng Tính Luyến Ái , Gay, Top, Bottom ,Center, Pê Đê hiện nay có điều kiện để gặp gỡ và hẹn hò thông qua những ứng dụng làm quen dành cho giới gay. Nhưng gần đây những ứng dụng này gần như bị 'biến tướng'

Bên cạnh một số ít những ứng dụng hẹn hò dành cho Gay thực sự hữu ích và tích cực, thị trường ứng dụng vẫn còn tồn tại một phần lớn những ứng dụng bị biến tướng và không còn đáng tin cậy nữa.

Nhắc đến ứng dụng dành cho Gay, người ta có thể nghĩ tới Scruff, Hornet hay Distinc.tt. Đây là những ứng dụng tìm kiếm bạn dành cho Gay và cộng đồng LGBT được đánh giá cao với số lượng lớn người sử dụng, dễ tương tác. Quan trọng hơn, đó là những ứng dụng thực sự tích cực, “sạch sẽ” với đúng mục đích hỗ trợ cộng đồng Gay trên thế giới.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, một số ứng dụng “biến tướng” vẫn đang còn tồn tại. Sau một thời gian hoạt động, một số ứng dụng dành cho Gay đã không còn giữ được vai trò hỗ trợ cộng đồng một cách chân chính, mà gần như, đã trở thành những nơi để “lạm dụng” lẫn nhau. Sau đây là một số những ứng dụng biến tướng trong cộng đồng Gay mà tốt hơn hết, bạn nên hạn chế sử dụng:


1. Ứng dụng Zalo

Có thể nói, trong các ứng dụng chat, ứng dụng mạng xã hội nói chung, Zalo là một cái tên đã quá quen thuộc, không chỉ với cộng đồng LGBT mà còn với đa số người Việt Nam. Tuy nhiên, theo thời gian, đây đã không còn là ứng dụng kết bạn thực sự tích cực dành cho Gay mà gần như, đã trở thành một nơi tìm kiếm đối tượng để thỏa mãn các nhu cầu cá nhân.


Bạn vẫn có thể sử dụng ứng dụng Zalo để tìm cho mình những người bạn thực sự ý nghĩa và phù hợp. Nhưng, hãy nâng cao cảnh giác hơn cũng như cân nhắc kỹ hơn với những xem xét của bạn.


2. Ứng dụng Jack’d

Jack’d cũng là một trong những ứng dụng dành cho Gay khá được ưa chuộng trên thế giới và tại Việt Nam nói riêng. Jack’d hội tụ đủ những nhóm người như đồng tính nam, lưỡng tính, người chuyển giới. Ban đầu, nó vốn là một ứng dụng khá hữu ích để kết nối, trò chuyện, chia sẻ và hơn hết là gặp được người bạn ưng ý. Tuy nhiên, với việc làm nổi bật các thông tin ngoại hình cũng như ý thức người dùng không cao, Jack’d dần trở thành một ứng dụng “biến tướng” dành cho gay.


Ngoài việc thiếu trong sạch, Jack’d còn thường xuyên bị phản ánh về tình trạng “Spam” tin nhắn hoặc làm mất dữ liệu chat của người dùng. Điều này cho thấy, Jack’d thực sự không còn là một ứng dụng đáng tin cậy để cộng đồng sử dụng.


3. Ứng dụng Grindr

Được tạo lập năm 2009, Grindr dần trở thành một ứng dụng dành cho Gay tương đối phổ biến trên thế giới, với hơn 6 triệu người sử dụng và hơn 10.000 người đăng ký tài khoản trên Grindr mỗi ngày. Sở hữu đầy đủ những tính năng như tìm kiếm những người gần vị trí của bạn, trò chuyện, vv… nhưng Grindr đã không giữ được sự “chân chính” cần có của mình. Nói cách khác, người dùng trên thế giới sử dụng Grindr, để kết bạn thật sự thì ít, nhưng để tìm “đối tác” cho mục đích không trong sáng thì nhiều hơn..

Sở dĩ như vậy, không chỉ do ý thức người dùng mà còn một phần do nhà phát triển ứng dụng. Họ đã không chú trọng vào việc hỗ trợ cộng đồng này kết bạn và hoạt động một cách tích cực. Thay vào đó, họ tập trung làm nổi bật những tiêu chí như: Sự quyến rũ, “sexy”, sự nóng bỏng, vv.. của người dùng để kết nối họ. Đó là lí do vì sao, bạn muốn chân chính với Grindr cũng khó lòng được như ý.


4. Ứng dụng Blued

Blued là một ứng dụng mạng xã hội dành cho Gay, với số lượng người dùng trên khắp thế giới lên tới 27 triệu. Ứng dụng này nổi lên tại Việt Nam từ năm 2016 và vẫn đang thu hút rất nhiều người sử dụng, để giúp kết nối, trò chuyện giữa những người trong giới đồng tính nam.

Tuy nhiên, thay vì phát triển hơn thì ứng dụng này đang ngày càng xuống cấp. Người sử dụng Blued phần lớn đang coi ứng dụng này như một nơi để “thả thính” và tìm kiếm bạn tình chớp nhoáng và thể hiện sự phóng túng, hơn tương tác một cách tích cực đúng nghĩa. Đã có những cặp đôi nên duyên nhờ Blued, nhưng cũng có vô vàn những người gặp nhau rồi phải “block” nhau.

5. Ứng dụng Guy Spy

Guy Spy cũng là một cái tên không “sạch” chút nào trong những ứng dụng dành cho Gay. Nhìn chung, ứng dụng này giống như nhiều ứng dụng tìm kiếm bạn bè khác. Nó cũng sử dụng hệ thống định vị, bộ lọc để tìm kiếm những người xung quanh và người phù hợp với bạn. Tuy nhiên, Guy Spy mạnh hơn về tính năng chat bằng video cũng như tìm kiếm cuộc hẹn.

Ứng dụng này dành cho cả người đồng tính nam, “trai thẳng” và lưỡng tính. Tuy nhiên, tiêu chí của ứng dụng này không lành mạnh. Những tiêu chí của nhà phát triển ứng dụng đưa ra hầu như tập trung vào ngoại hình, sự nóng bỏng, tìm kiếm thú vui tình dục và sự hiếu kỳ. Chính điều này đang làm cho Guy Spy trở thành một ứng dụng biến tướng, đồng thời cũng thể hiện sự thiếu tôn trọng cũng như không có tinh thần ủng hộ cộng đồng LGBT một cách tích cực của nhà phát triển.

Đồng tính luyến ái, gọi tắt là đồng tính, là thuật ngữ chỉ việc bị hấp dẫn trên phương diện tình yêu, tình dục hoặc việc yêu đương hay quan hệ tình dục giữa những người cùng giới tính với nhau trong một hoàn cảnh nào đó hoặc một cách lâu dài. Với vai trò là một thiên hướng tính dục, đồng tính luyến ái là một mô hình bền vững của sự hấp dẫn tình cảm, tình yêu, và/hoặc hấp dẫn tình dục một cách chủ yếu hoặc duy nhất đối với người cùng giới tính. Đồng tính luyến ái cũng chỉ nhận thực của cá nhân dựa trên những hấp dẫn đó và sự tham gia vào một cộng đồng có chung điều này.





Để tạo điều kiện cho chị em bóng không bị chìm đắp trong những điều ham hố về thể xác , cũng như tìm được sự giải thoát cho chính mình, thì chúng ta hãy dành thời gian nhiều để mở rộng tri thức, tìm hiểu về giáo Pháp của Đức Phật mở rộng, dạy dỗ cho chị em bóng được quay về với chính pháp.
  • Đồng tính luyến ái cùng với dị tính luyến ái và song tính luyến ái, là ba dạng chủ yếu của thiên hướng tình dục con người, thuộc thang liên tục dị tính - đồng tính (Thang Kinsey). Đồng tính luyến ái bản chất là một biến thể bình thường và tích cực của tính dục con người, không phải là một bệnh hay sự lệch lạc tâm lý, và không phải là nguyên nhân gây ra các hiệu ứng tâm lý tiêu cực.


  • Nhiều người đồng tính nam và đồng tính nữ đã đang sống trong mối quan hệ gắn kết, mặc dù chỉ các hình thức điều tra dân số mới và thuận lợi chính trị tạo điều kiện cho việc bộc lộ, công khai xu hướng tình dục bản thân của họ và thực hiện các điều tra nghiên cứu về họ. Những mối quan hệ này là tương đương với các mối quan hệ tình dục khác giới trên các khía cạnh tâm lý thiết yếu. Đồng tính luyến ái đã từng được ngưỡng mộ cũng như lên án trong suốt quá trình phát triển nhân loại được lịch sử ghi lại, tùy thuộc vào hình thức của nó và nền văn hóa mà nó diễn ra. Từ cuối thế kỷ XIX đã có một phong trào trên phạm vi toàn cầu theo xu hướng tăng khả năng bộc lộ, công khai thiên hướng tình dục bản thân ở người đồng tính, công nhận pháp lý các quyền lợi hợp pháp cho những người đồng tính, trong đó có quyền kết hôn và các hình thức kết hợp dân sự, quyền nhận con nuôi và làm cha mẹ ở người đồng tính, các quyền liên quan đến việc làm, phục vụ trong quân đội, tiếp cận bình đẳng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sự ra đời của luật chống bắt nạt để bảo vệ trẻ vị thành niên đồng tính.

Hành vi đồng tính cũng rất phổ biến trong thế giới tự nhiên, được quan sát và ghi nhận ở khoảng 1.500 loài động vật



  • Trong lịch sử không phải Đồng Tính là 1 trạng thái ,hay tính cách của 1 con người , Trong Phật Giáo nếu quán sát kỹ và nghiên cứu cặn kẽ những lời Phật Dạy thì những người Đồng Tính sẽ tìm được sự đồng cảm và lòng từ bi mà Đức Phật dành cho họ, khuyên họ Sám Hối và Tu Tập hướng về Chánh Pháp để tìm được sự giải thoát thực sự cho chính bản thân mỗi người.







Ngoài ra, huỳnh môn được chú thích trong kinh ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT trong Tiếng Phạn gọi là Bát tra a tỳ đàm. Trung Hoa dịch là “người khuyết căn.” 

Trong luật có ghi năm loại huỳnh môn. 
1. Sanh huỳnh môn: Từ khi sanh ra, tướng thì con trai, nhưng khuyết nam căn. 
2. Huỳnh tàn huỳnh môn: Do vợ lớn vợ nhỏ ghen tương cắt bỏ khi tuổi còn ấu thơ. 
3. Cát khước huỳnh môn: Do vua, quan, thâu người vào cung cấm, cắt bỏ để phòng bị thê thiếp cung nhơn. 
4. Đố huỳnh môn: Do thấy người khác hành dục, khi đó thân căn sanh khởi. 
5. Bán nguyệt huỳnh môn: Nửa tháng như người nam, nửa tháng không phải nam.

Ngoài trong kinh có ghi thân hai hình nghĩa là Khi thì đàn ông khi thì đàn bà. Nghĩa là khi xúc chạm người nam, dục tướng dấy khởi, bỗng nhiên biến thành người nữ. Khi thân cận người nữ, dục tướng dấy khởi, bỗng thành thân nam.
Bạn đọc có thể tham khảo kinh ĐẠI THỪA CÔNG ĐỨC TẠO TƯỢNG PHẬT có chú thích qua link

Pê Đê Ý Trinh nghiên cứu Kinh Sách


ĐẠO PHẬT VÀ TÌNH DỤC ĐỒNG GIỚI
Kerry Trembath
Thích Nữ Tịnh Quang dịch


Đạo Phật là gì?

Đây không phải là một câu hỏi dễ trả lời, bởi vì Phật giáo bao gồmnhiều tông phái và sự thực hành, hoặc những gì chúng ta gọi làtruyền thống. Những truyền thống này đã phát triển trong những thời điểm khác nhau và các nước khác nhau, và trong vài mức độ cách biệt nhau. Mỗi tông phái đã phát triển tính năng đặc biệt mà một người quan sát bình thường có thể nhận ra được sự khác biệt lớn. Tuy nhiên, những khác biệt này thường xuyên bao phủ văn hóa một cách đơn thuần, và trong các trường hợp khác, chúng nó chỉ khác biệt trong sự chú trọng cách tiếp cận. Trong thực tế, tất cả các truyền thống được củng cố bởi điểm cốt lõi của niềm tin và sự thực hànhphổ biến [1]

Phật Pháp

Một trong những sự hiểu biết sâu sắc cơ bản đạt được bởi Đức Phật xuyên qua kinh nghiệm của sự giác ngộ của Ngài, là sự phân tích của ngài về đau khổ hay bất hạnh. Điều này đã được truyền lại chochúng ta trong các hình thức giảng dạy mà truyền thống được mô tả như Tứ Diệu Đế:

• Chân lý đầu tiên đó là cuộc sống mang bản chất đau khổ. Hầu hết các nỗ lực của con người đều liên quan đến việc cố gắng để tránh khổ đau và đạt được hạnh phúc.

• Chân lý thứ hai, xác định nguyên nhân của đau khổ. Trực tiếp hoặc gián tiếp, tất cả những đau khổ mà chúng ta kinh nghiệm được gây ra bởi tham ái và vô minh. Chúng ta khao khát rất nhiều điều, và sự thiếu hiểu biết (vô minh) của chúng ta bảo chúng ta tin rằng những điều này sẽ làm cho chúng ta hạnh phúc.

• Chân lý thứ ba nói rằng chúng ta có thể vượt qua khổ đau và đạt được sự tự do và an vui của Nirvana (Niết bàn). Đây là trạng thái đạt được của Đức Phật, nơi tất cả các đặc trưng mà chúng ta kết hợp với sự tồn tại này (sinh, tử, di chuyển trong thời gian và không gian, và cảm giác về một bản ngã tách biệt) không còn tác dụng.

• Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến chấm dứt đau khổ bằng Bát chánh đạo, và bao gồm đến sự tu tập của lời nói, hành động, sinh kế, tư tưởng, sự hiểu biết, nỗ lực, chánh niệm và tập trung của chúng ta. Điều này có thể được tóm tắt trong ba nhóm: đạo đức, tập trung / thiền định và trí tuệ.

Giới điều của hàng Phật tử

Chúng ta hãy xem xét đạo đức một cách chặt chẽ, cung cấp nền tảng cần thiết về hành vi đối với sự tu dưỡng tinh thần và sự phát triển tâm linh có thể xảy ra. Phật tử bình thường (tức là những người không phải là Tăng Ni) cố gắng sống theo năm giới có tác dụng với những lời nguyện và sự bảo đảm mà chúng ta thực hiện cho chính mình. Người xuất gia thì phát nguyện tuân thủ các giới luật nhiều hơn, bao gồm cả đời sống độc thân. Các bản dịch tiếng Anh thông thường của năm giới là:

Tôi cam kết tuân thủ các giới để tránh:
• Sự giết hại hoặc làm tổn hại đến chúng sinh • Lấy những thứ không thuộc của mình
• Hành vi tình dục sai trái
• Nói lời không thật
• Xử dụng những độc tố tạo nên sự say sưa hoặc mất cảm giác.

Thực hành năm giới giúp nuôi dưỡng những đức tính tích cực của:
• Lòng từ bi
• Sự rộng lượng và không tham lam
• sự hài lòng
• Tính trung thực
• Tinh thần rõ ràng và chánh niệm.

Đây không phải là mệnh lệnh, là những quy giới tu dưỡng mà các Phật tử tự nguyện thực hiện. Chúng nó được thực hiện không phải vì chúng ta sợ bị trừng phạt bởi một vị thần nhưng vì lợi ích riêng của chúng ta và phúc lợi của tất cả chúng sinh khác. Phật tử tin rằng tất cả mọi thứ là tùy thuộc vào nhân quả, và tất cả các hành động tạo tác đều có nghiệp quả. Nếu chúng ta không hành xử theo giới luật,chúng ta sẽ gây ra đau khổ cho người khác và cuối cùng cũng làm cho mình không được an vui.

Tình dục Đồng tính và tình dục ngoài hôn nhân

Giới thứ ba của năm giới đề cập đến hành vi tình dục. Trong truyền thống Phật giáo nguyên thủy của Phật giáo mà tôi quen thuộc nhất, giới thứ ba có lẽ thể hiện một cách chính xác hơn là "tôi thực hiện sự kềm chế đối với giới điều để không đi theo con đường sai cho sự khoái cảm tình dục". Điều gì sẽ tạo nên "đi sai đường" và có bao gồm các hành vi đồng tính luyến ái không? Để xác định điều này, chúng tacần phải xem xét các tiêu chuẩn mà các Phật tử được khuyên nên xử dụng trong việc đưa ra bản ánđạo đức. Từ lời dạy của Đức Phật, điều này có thể phân biệt bằng ba căn bản mà chúng ta có thể kết án về hành vi của chính mình:

• chúng ta nên xem xét các hậu quả hành động của chúng ta, ảnh hưởng của chúng trên chính chúng tavà những người khác

• chúng ta nên xem xét rằng chúng ta sẽ cảm như thế nào nếu những người khác đã làm điều tương tựvới chúng ta

• chúng ta nên xem xét liệu hành vi này là công cụ đối với mục tiêu Niết bàn của chúng ta.

Xử dụng các tiêu chuẩn này, các nhà bình luận Phật giáo thường phán xét hành vi sai trái tình dục bao gồm hãm hiếp, quấy rối tình dục, lạm dụng tình dục trẻ em, và không chung thủy với người phối ngẫu của mình. Rõ ràng, những biểu hiện của hành vi sai trái tình dục có thể áp dụng như nhau đối với hành vi đồng tính luyến ái và quan hệ tình dục khác giới. Giới thứ ba không phải là một mệnh lệnh cấm chăn gối, cũng không phải sự mô tả đơn giản đối với hành vi được coi là sai và hành vi khác được coi là đúng.

Thực tế, đạo đức Phật giáo đã được mô tả như vị lợi, trong đó chúng có một ít liên quan với "thiện" và "ác" và nhiều hành động là "khéo léo" hơn, tức là dẫn đến một kết thúc tốt đẹp trong mối quan hệ với các tiêu chuẩn đã đề cập ở trên và thúc đẩy bằng những ý định tốt (dựa trên tình yêu, sự rộng lượng và hiểu biết) [2].




Những câu nói của Đức Phật, như được ghi trong kinh điển Pali, tôi không thấy có bất kỳ tài liệu tham khảo rõ ràng nào về đồng tính luyến ái hoặc hành vi đồng tính luyến ái. Điều này đã có nghĩa rằng Đức Phật đã không cân nhắc về xu hướng giới tính của con người được thể hiện qua thông điệp của Ngài, mà là làm thế nào để thoát khỏi đau khổ và đạt được giác ngộ. Nếu nó không đủ quan trọng để đề cập đến, đồng tính luyến ái không thể được coi là một rào cản đối với sự phát triển đạo đức và tinh thần của con người.

Mặt khác, giáo lý của Đức Phật không có chủ trương thúc đẩy chúng ta thụ hưởng một cuộc sống theo đuổi chủ nghĩa dục lạc, tình dục hoặc các hình thứ khác. Trong khi Đức Phật không phủ nhận sự tồn tạicủa việc an hưởng trong thế giới này, Ngài chỉ ra rằng tất cả các niềm vui thế gian là ràng buộc với đau khổ, và nô lệ với cảm giác thèm khát của chúng ta sẽ đẩy chúng ta quay trong một cơn lốc của sự thất vọng và thỏa mãn. Mục tiêu của Phật giáo không phải là để loại bỏ sắc dục, nhưng nhận diện chúng qua sự thực hành có hệ thống của chánh niệm

Một trong những tính năng của Phật giáo có thể tạo nên sự quan tâm cho những người đồng tính nam và đồng tính nữ là giáo lý không đặt giá trị đặc biệt đối với sự sinh sản. Hôn nhân và sinh con được xem là tích cực nhưng không có nghĩa là bắt buộc. Ngược lại, đời sống độc thân là trong hầu hết các truyền thống được coi là một sự bắt buộc cho những người Phật tử tìm kiếm trình độ phát triển cao hơn. Tăng và Ni có lời phát nguyện sống độc thân một cách nghiêm ngặt, và thậm chí những người Phật tử thuần túy phát nguyện sống độc thân trong một thời gian nhất định để theo đuổi sự phát triển về tinh thần và tâm linh. Điều này có nghĩa là từ quan điểm tôn giáo không có sự kỳ thị mà là cần thiết đòi hỏi tiêu chuẩn chưa lập gia đình và có con, dĩ nhiên, đây có thể là những áp lực xã hội và văn hóa đè lên điều này.

Sự mô tả của Phật giáo về mối quan hệ cùng giới

Kinh điển Phật có nhiều ví dụ về các mối quan hệ tình cảm sâu sắc giữa các thành viên cùng một giới tính. Một trong những kinh văn phổ biến của kinh điển Phật giáo là kinh Bổn Sanh (Jatakas), gồm một bộ sưu tập lớn các câu chuyện về cuộc sống của Đức Phật trước khi Ngài thị hiên cuối cùng trên trái đất này. Trong Bổn Sanh (Jatakas) liên tục ca tụng tình yêu và sự tận tâm giữa những người đàn ông, mặc dù điều này không bao giờ là thuộc về bản chất tình dục thái quá. Trong những câu chuyện kể về Bồ Tát, hay Phật thường được biết như là có một người bạn nam giới đồng hành hoặc người phục vụ. Các kinh văn khác mô tả cuộc đời của Đức Phật lịch sử liên quan đến người đệ tử A Nan-người là vị đệ tửtúc trực và là người thị giả riêng của Đức Phật . Một số nhà văn đã nhìn thấy các yếu tố đồng tính trong những văn bản này [3]. Điều này đủ để nói rằng mối quan hệ yêu thương giữa những người đàn ông chưa lập gia đình được hành xử rất tích cực trong kinh điển Phật giáo.

Thật không may, điều này không thể được cho rằng người đồng tính ở các quốc gia nơi Phật tử chiếm đa số là tự do hơn và thoát khỏi thành kiến ​​và phân biệt đối xử về đồng tính hơn so với các nước khác. Sự phân biệt đã bắt rễ ở khắp mọi nơi, Phật giáo đã bị hấp thụ các khía cạnh của nền văn hóa thống trị, và điều này đôi khi gây thiệt hại cho chính nó. Không phải là đúng khi nói rằng những người theo Phật giáo được thoát khỏi từ quan điểm thành kiến ​​hơn so với những thuyết khác. Tuy nhiên, rõ ràng trong giáo lý của Đức Phật thì không có điều nào để kết án người đồng tính luyến ái, hành vi đồng tính luyến ái. Với tôi thì dường như nhiều người đồng tính nam và đồng tính nữ, đặc biệt là ở các nước phương Tây, được thu hút bởi Phật giáo vì sự khoan dung của chính nó, và sự miễn cưỡng của nó cũng chỉ để tự vẽ ra những lề lối đạo đức nghiêm khắc, tất nhiên dù thế nào tôi không có sự bằng chứng cho điều này.

Kết luận

Từ sự tìm hiểu của tôi về các kinh điển Phật giáo, và từ câu trả lời của các tu sĩ Phật giáo mà tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề này, tôi kết luận rằng, đối với Phật tử, bất kỳ hành động tình dục nào dưới đây sẽ không phạm vào giới thứ ba

-có sự đồng ý lẫn nhau,
-không có sự thiệt hại cho bất cứ ai -với người đã hoàn toàn ly dị
-và ý định của chúng ta là để bày tỏ tình cảm với sự tôn trọng, và cho nhau niềm vui.

Điều này sẽ áp dụng không phân biệt giới tính hoặc khuynh hướng tình dục của tất cả nhóm. Các nguyên tắc tương tự sẽ được xử dụng để đánh giá tất cả các mối quan hệ và hành vi tình dục, cho dù quan hệ tình dục khác giới hoặc đồng tính.

-----------------------------------------

Trích từ: E Book 3D (dạng sách đọc): Sự Quyến Rũ Của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới - Thích nữ Tịnh Quang




1

There are many excellent introductions to Buddhism on the Web. Two good sources which emanate from my own country, Australia, are: The Buddhist Council of New South Wales, an Introduction to Buddhism by Graeme Lyall at http://www.zip.com.au/~lyallg/buddh.html and BuddhaNet, operated by the Venerable Pannavaro at http://www2.hawkesbury.uws.edu.au/BuddhaNet/


2

A L De Silva, Homosexuality and Theravada Buddhism, not currently in print, but can be found at http://www2.hawkesbury.uws.edu.au/BuddhaNet/


3

Leonard Zwilling, Homosexuality As Seen in Indian Buddhist Texts, in Buddhism, Sexuality and Gender, edited by Jose Ignacio Cabezon, State University of New York Press, New York, 1992.