Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Phật giáo mở rộng cho người Đồng Tính Luyến Ái




Đồng tính luyến ái là một trong các vấn đề nhức nhối nhất mà Phật giáo hiện nay chưa giải quyết được.

Nay mình viết bài này vì muốn xin ý kiến cả nhà về vấn đề người đồng tính xuất gia trong các chùa ở Việt Nam nhằm rút ra hướng giải quyết cho vấn đề nan giải này, mong mọi người dành ít thời gian chia sẻ ý kiến.

Hiện nay số lượng người đồng tính luyến ái xuất gia trong đạo Phật là cực kỳ đông trên toàn thế giới. Bởi lẽ, với danh nghĩa của nhà tu hành, họ sẽ không phải chịu áp lực tâm lý vô cùng khủng khiếp khi phải che giấu xu hướng tính dục của mình một khi không tính đến chuyện vợ con. Nếu họ không lập gia đình thì có thể sẽ bị người đời nghi ngờ về giới tính thật, còn nếu cắn răng lập gia đình thì phải sống khổ sở với giới tính giả tạo và nhất là làm khổ người phụ nữ đầu ấp tay gối.

Tuy nhiên, một thực trạng đáng bị lên án là một bộ phận rất lớn nhà sư đồng tính không thực tu. Trái lại, họ đã và đang bị cuốn theo những ham muốn về sắc đẹp và tình dục. Họ lên Internet để tìm bạn tình đồng giới, nhiều người còn thích làm quen hot boy, sử dụng tiền do Phật tử cúng dường vào những thứ vật chất phù phiếm như các thiết bị di động đắt tiền, các phương tiện ăn, mặc, ở, và đi lại dành cho giới trung và thượng lưu để cung phụng cho bản thân và người tình. Sư thầy hôn môi Đàm Vĩnh Hưng và sư thầy đập hộp Iphone ở Hải Dương là hai ví dụ điển hình về người đồng tính xuất gia nhưng trần tục gấp nhiều lần người bình thường. Nếu họ có quan hệ tình dục dẫu là đồng tính thì cũng đã phạm giới dâm, một trọng bốn giới nặng nhất và họ phải bị trúc xuất khỏi tăng đoàn mặc dù trên thực tế thì ít khi nào họ bị phạt như thế. Bản thân mình cũng từng ba lần được ba vị tu sĩ gạ tình, nhưng mình đều từ chối.

Mọi người nghĩ sao về các câu hỏi dưới đây:

1. Các chùa có thể chấp nhận toàn bộ hay một phần nhóm người thuộc thế giới thứ ba xuất gia hay không? Nếu có thì chỉ trả lời câu hỏi 2, nếu không thì qua câu 3.

2.1 Nếu chấp nhận LGBT xuất gia, LGBT có nhiều nhóm khác nhau, vậy nhóm người nào sẽ được chấp nhận:

- Lesbian và Gay: Đồng tính nữ nữ tính, đồng tính nữ nam tính (nhưng vẫn thích nhận mình là nữ), đồng tính nam nam tính, đồng tính nam nữ tính (nhưng vẫn thích nhận mình là nam)

- Bisexuals: Song tính luyến ái nam, song tính luyến ái nữ

- Transsexuals: Người chuyển giới thành nam đã thay đổi cơ quan sinh dục, người chuyển giới thành nữ đã thay đổi cơ quan sinh dục, người chuyển giới thành nữ chưa thay đổi cơ quan sinh dục (là người nam thích nhận mình là nữ mặc dù chưa phẫu thuật), người chuyển giới thành nam chưa thay đổi cơ quan sinh dục.

Xin hãy giải thích tại sao với cả hai trường hợp là được chấp nhận và không được chấp nhận.

2.2 Với nhóm người được xuất gia, nhóm nào nên tu ở chùa Cô, nhóm nào nên tu ở chùa Thầy? Nếu được thì giải thích tại sao.

2.3 Có ý kiến cho rằng nếu để nhóm đồng tính nam nam tính, đồng tính nam nữ tính, song tính luyến ái nam hoặc nữ tu ở chùa Thầy thì có thể xảy ra hiện tượng giống như trường hợp Nam Nữ dị tính ở gần nhau mặc dù có thể chỉ xảy ra một chiều. Đâu là giải pháp cho vấn đề này nếu các nhóm trên được xuất gia?

2.4 Với nhóm người được xuất gia, có nên tách họ riêng ra thành các nhóm tu sĩ đồng tính sống ở các chùa biệt lập với các chùa Ni hay chùa Thầy thông thường? Nếu nên, vấn đề là những người đồng tính có thể có cảm giác với nhau, phải giải quyết thế nào trong khi phải tính đến chuyện họ bị áp lực về mặt tâm lý về xuất thân là người đồng tính?

2.5 Có ý kiến cho rằng có thể siết chặt giới luật cho các Tăng Ni như: cấm
dùng tất cả thiết bị vi tính, điện tử (kể cả điện thoại), xe cộ, cấm lên internet, ngày ăn duy nhất 1 bữa, cạo sạch lông mày..., nghĩa là quay trở lại thời kỳ của Phật giáo nguyên thủy như chùa Wat Pah Nanachat ở Thailand đang làm; điều này sẽ giúp ích rất nhiều cho các vị xuất gia thuộc TGT3 nói riêng và cả nền đạo. Mọi người đánh giá việc này thế nào?

2.6 Mọi người có sáng kiến hay ý kiến gì khác bổ sung không?

3.1 Nếu không chấp nhận bất kỳ nhóm nào trong LGBT xuất gia, xin cho biết lý do tại sao? Làm thế nào để phân loại những người thuộc LGBT và dị tính để không cho họ xuất gia ngay từ đầu?

3.2 Với những người LGBT đã và đang xuất gia, phải giải quyết thế nào? Nên để tự nhiên đến khi họ chết hết thì thôi hay là nên bắt tất cả hoàn tục hay chỉ với số người phạm giới trọng hoàn tục? Tại sao?

3.3 Nếu bắt tất cả hoàn tục, phương thức tiến hành như thế nào để đảm bảo nhân quyền, danh dự và tránh ảnh hưởng về mặt tâm lý của họ?

3.4 Nếu bắt một số người LGBT hoàn tục, ai sẽ bị đào thải? Phương thức tiến hành như thế nào để đảm bảo nhân quyền, danh dự và tránh ảnh hưởng về mặt tâm lý của họ?

3.5 Nếu không bắt toàn bộ họ hoàn tục thì giải pháp nào để họ tu hành chính chắn? Nếu phạm giới thì phải xử lý ra sao?

3.6 Khi không cho những người này xuất gia, con đường tu hành giải thoát nào dành cho họ?

3.7 Mọi người còn ý kiến gì khác không?



Trên đây có quá nhiều câu hỏi. Nhưng mỗi người một ý nên chỉ cần trả lời vài câu liên quan thôi. Không có phương án nào là hoàn hảo, không có phương án nào hữu dụng 100%. Nhưng rồi cũng phải có một hướng giải quyết, không thể tiếp tục để những tu sĩ đồng tính tu hành giả dối làm cho Phật giáo chịu suy đồi thêm được nữa. Việc trả lời những câu hỏi trên sẽ tốn nhiều thời gian, nhưng rất mong mọi người cho biết ý kiến của mình. Xin chân thành cảm ơn rất nhiều.







Nhiều người hỏi tôi, Phật tử nghĩ gì về hôn nhân đồng tính? Vâng, vấn đề này tùy thuộc vào đối tượng mà bạn nói đến. Cách đây vài năm, trong cuộc phỏng vấn với hãng CBC, đức Dalai Lama đã bác bỏ quan hệ đồng tính, khiến ngạc nhiều người cải đạo sang đạo Phật ngạc nhiên. Đôi khi, họ quá dễ dãi cho rằng đạo đức Phật giáo là phù hợp với quan điểm tiến bộ tiêu biểu của họ.


Khi cuộc phỏng vấn của người Gia-nã-đại được lên mạng internet, vài người bị choáng và bị rối, nhưng quan điểm của đức Dalai Lama đưa ra không làm ngạc nhiên đối với bất cứ ai lưu tâm theo dõi vấn đề này. Rốt cuộc thì lập trường của ngài vẫn trước sau như một. Tại một hội nghị cách đây 12 năm, khi các lãnh đạo đồng tính gặp đức Dalai Lama ở San Francisco để thảo luận vấn đề cấm Phật tử Tây Tạng phản đối việc đồng tính luyến ái, ngài đã nhắc đi nhắc lại quan điểm truyền thống rằng đồng tính luyến ái là “tà hạnh”.


Quan điểm này được dựa trên những hạn chế đã phát hiện trong kinh điển mà ngài không thể thay đổi. Tuy nhiên, ngài khuyên các lãnh đạo Phật tử đồng tính nên nghiên cứu sâu hơn để thảo luận vấn đề này và ngài cho rằng sự thay đổi có thể xảy ra thông qua một một số ý kiến nhất trí mang tính thần học. Nhưng tại thời điểm khi mà hôn nhân đồng tính đã trở thành chủ đề thời sự nóng trong nền chính trị Hòa Kỳ thì những phát biểu gần đây nhất của đức Dalai Lama đưa ra như là những tin tức bất lợi cho những người đề xướng quyền tự do cá nhân.

Phải chăng điều này có nghĩa là Phật giáo lên án quan hệ đồng tính? Hoàn toàn không. Trái với nhận thức phổ thông, đức Dalai Lama không thuyết giảng cho tất cả các Phật tử. Là lãnh đạo của tông phái Mũ vàng chiếm ưu thế của Phật giáo Tây Tạng, ngài thuyết giảng cho một phần dân chúng theo đạo Phật trên thế giới. Phần đông Phật tử không thực hành theo truyền thống của ngài mặc dù nhiều người tôn kính và ngưỡng mộ ngài và kinh điển Tây Tạng mà đức Dalai Lama đưa ra được viết trong những thế kỷ sau khi đức Phật nhập niết-bàn.

Có lẽ đạo Phật còn đa dạng hơn cả Thiên chúa giáo. Trên thực tế, sự khác biệt giữa các tông phái là rất lớn mà một vài nhà nghiên cứu coi các tông phái ấy như là những tôn giáo khác nhau. Thật vậy, theo Tỳ kheo Thanissaro, viện chủ Tu viện Metta Forest ở miền nam California, cho đến nay như chúng ta biết thì đức Phật chưa bao giờ cấm cư sỹ quan hệ đồng tính luyến ái. Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn.”

Giới luật tự viện của Phật giáo có những hướng dẫn chi tiết – và đôi khi khôi hài (suy nghĩ của Leviticus) - chỉ áp dụng đối với tu sỹ, và đối cư sỹ thì vẫn còn có phần mở ra tranh luận.

Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai. Hiếm khi người ta nghe ai đó gõ trống khua chiên đuổi một cộng đồng Phật tử vì họ là những người đồng tính và trong hầu hết các truyền thống đã thực hành ở phương Tây – trong đó có cộng đồng Tây Tạng, tình dục là vấn đề hiếm khi được bàn đến nếu không muốn nói rằng đó chưa phải là một vấn đề. Dù sao, trong bối cảnh chính trị hiện nay, nghe một Phật tử nổi tiếng nhất thế giới tuyên bố đồng tính luyến ái là “tà hạnh”, khiến mọi người tin rằng giáo lý của đức Phật cấm quan hệ đồng tính. Họ không còn cách nào khác hơn là ủng hộ và tán thành những gì đã có trong giáo pháp.

Những người bạn của tôi tranh luận rằng đức Dalai Lama không hẳn thật sự kỳ thị quan hệ đồng tính, rằng ngài không có sự chọn lựa nào khác hơn ngoài việc tán thành những giới điều trong truyền thống của ngài; và rằng có thể đức Dalai Lama bị chấp vào những điều răn cấm của kinh điển cổ giống như cách của một người Thiên chúa giáo, hễ bất cứ nói ra điều gì thì lại liên hệ đến thánh Thomas Aquinas. Tuy nhiên, chúng ta không biết và nên coi những tuyên bố công khai của ngài chỉ có giá trị hình thức. Trong trường hợp của ngài, dẫu sao thì sự kỳ vọng của chúng ta có khuynh hướng khác với những người có thể là mục sư địa phương, giáo sỹ hoặc giáo sỹ chính thống giáo. Và rất nhiều người trong chúng ta đã hưởng lợi ích rất lớn từ những lời dạy của ngài thì dễ cảm thấy thất vọng.

James Shaheen (The Huffington Post)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét