33 Ứng Hóa Thân Của Bồ Tát Quán Thế Âm
1. Cáp Lỵ Quán Âm: Vua Đường Văn Tông thích ăn thịt con hàu, một ngày nọ vua bắt được một con sò lớn, vua dùng dao mổ hoài mà không mở được vỏ sò, ông mới đốt hương cầu nguyện, con sò hóa thành Quán Âm Đại Sĩ. Nhà Vua triệu vị thiền sưđến nói: người đáng dùng thân đặng được độ, thì hiện thân này mà nói pháp. Hiện thân Đại Sĩ là việc hy hữu không tin hay sao. Nhà vua rất vui liền ban chiếu chùa chiền trong khắp thiên hạ tạo tượng Đại Sĩ để tôn thờ. Đây là sự tích của Cáp Lỵ Quán Âm.
2. Thí Dược Quán Âm: ngoài việc trị bệnh khổ của chúng sanh về thân và tâm, Quán Thế Âm Bồ tát còn ban bố cho chúng sanh lương dược. Bài kệ trong phẩm Phổ Môn ghi rằng: “Quán Âm bậc Tịnh Thánh, nơi khổ não nạn chết, hay vì làm nương cậy”. Hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát nhìn hoa sen cảm thương chúng sanh nhiều bệnh khổ.
3. Lang Kiến Quán Âm: còn gọi là Phi Bộc Quán Âm. Nước là vật mềm mại nhất nhưng có thể đối trị sự cứng chắc của đá, từng giọt nước có thể xuyên thủng đá. Sức nước suối từ trên cao chảy xuống rất lớn, tuy nhỏ cũng có thể chảy thành sâu rộng. Quán Thế Âm Bồ tát ngồi nhìn dòng thác, nhưng tâm tư Ngài như tinh thần của dòng nước.
4. Đức Vương Quán Âm: trong phẩm Phổ Môn chép rằng: “người đáng dùng thân Phạm Vương đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Phạm Vương mà vì đó nói pháp”. Phạm Vương là chủ cõi trời sắc giới, công đức rất lớn, nên còn gọi là Đức Vương. Hình tượng thông thường trong nhân gian là đầu đội bảo quan, ngồi kết già, tay phải cầm nhánh lá, tay trái để trên đầu gối.
5. Nhất Diệp Quán Âm: nếu bị nước lớn cuốn trôi, xưng danh hiệu Quán Thế Âm Bồ tát, liền được đến chỗ cạn. Có thể thấy hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát hiện trên nước. Ngài ngồi trên hoa sen nổi trên mặt nước, ngắm nhìn nước tâm suy nghĩ sâu sắc đến những nơi tối tăm không ánh sáng (địa ngục).
6. Thanh Cảnh Quán Âm: có các vị thần muốn tìm lấy Cam Lộ nên khuấy động nhũ hải, nhưng phát hiện trong biển có lọ thuốc độc, Quán Thế Âm Bồ tát vì sợ thuốc độc hại chúng sanh, mới phát tâm đại từ bi uống hết lọ thuốc độc, vì vậy mà cổ Ngài biến thành màu xanh. Hình tượng đặc trưng của Ngài là tay trái cầm hoa sen, lòng bàn tay phải hướng lên trên, ngồi kết già trên bệ đá.
7. Nhất Như Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát cưỡi mây bay trong hư không chinh phục lôi điện sấm sét. Phẩm Phổ Môn chép: “mây sấm nổ sét đánh, tuông giá xối mưa xuống, do sức niệm Quán Âm, liền đặng tiêu tan cả”. Nhất như có nghĩa là bất nhị, bất dị; Bất Nhị Bất Dị là Chơn Như. Chơn Như là sự sự vô ngại biến mãn khắp pháp giới. Quán Âm diệu trí lực chính là pháp quán nhất như.
8. Diệp Y Quán Âm: Ngài hiện thân Thiên nữ, đội bảo quan, trên bảo quan có hóa thân Vô Lượng Thọ Phật. Quanh thân có vòng lửa, ánh sáng trong suốt khắp thân. Có bốn tay, hai tay bên phải, một tay cầm quả cát tường để trước ngực, một tay kết thí nguyện ấn; hai tay bên trái, một tay cầm rìu, một tay cầm sợi dây, ngồi trên hoa sen. Diệp Y Quán Âm là vị Bồ tát của nông dân cầu nông cụ và cầu không bệnh dịch, tai nạn, trùng độc.
9. Năng Tĩnh Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát cứu giúp thủ hộ những người gặp nạn được an ổn. Hoặc trôi dạt biển lớn, các nạn quỷ cá rồng, do sức niệm Quán Âm, sóng mòi chẳng chìm đặng. Quán Thế Âm Bồ tát là thần thủ hộ trên biển. Hình tượngcủa Ngài biểu hiện tướng tĩnh lặng.
10. Viên Quang Quán Âm: đây là Quán Thế Âm Bồ tát lòng từ ái viên mãn, biểu trưng bằng ánh quang minh quanh thân. “sáng thanh tịnh không nhơ, huệ nhựt phá các tối, hay tiêu tai khói lửa, khắp soi sáng thế gian”. Thân Ngài được cảm thọ qua đoạn kinh này, hiện tướng thuyết pháp.
11. Sái Thủy Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát đứng trên tường vân tay cầm chén nước rưới xuống. Lòng bi răn như sấm, ý từ diệu dường mây, như mưa pháp cam lộ, dứt trừ lửa phiền não. Sái thủy là rưới một loại nước thơm, là pháp tu tụng niệm gia trì làm cho thanh tịnh. Đây là bổn thệ của Quán Thế Âm để khai ngộ Phật tánh của tất cả chúng sanh.
12. Lục Thời Quán Âm: là vị Bồ tát ngày đêm từ bi thủ hộ chúng sanh. Thời xưa miền Bắc Ấn Độ một ngày đêm chia làm sáu thời, một năm cũng chia làm sáu thời là: “nắng ít, nắng nhiều, mưa, mát, lạnh ít, lạnh nhiều”; Do đó mà nói thành “Quán Thế Âm thường trông chúng sanh”.
13. Trì Liên Quán Âm: Là Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm hoa sen. Quán Thế Âm Bồ tát lấy hoa để biểu trưng cho bổn thệ, vì cầm hoa sen đã nở hay chưa nở nên còn gọi là liên hoa thủ. Vì hoa sen có nhiều nhơn duyên đặc thù nên cũng lấy hoa senlàm đài. Hình tượng Quán Âm đứng trên lá sen, hai tay cầm hoa sen, đầu đội bảo quan, mặc thiên y, viên mãn trang nghiêm.
14. Bất Nhị Quán Âm: là biểu tượng bổn và tích bất nhị của Quán Thế Âm. Phẩm Phổ Môn chép: “người đáng dùng thân chấp kim cang Thần đặng độ thoát, liền hiện Chấp Kim Thần mà vì đó nói pháp. Quán Thế Âm là vị thủ hộ cho Phật, cũng là ứng hóa thân của Phật, vì bổn và tích đều chẳng phải hai nên gọi là Bất Nhị Quán Âm. Hình tượng Ngài ngồi trên bệ đá hai tay chấp trìkim cang xử.
15. Ngư Lam Quán Âm: là Quán Thế Âm tay cầm giỏ cá và nhánh lá. Do Ngài thấy con sông không có cầu, người qua sông rất dễ ngã xuống. Vì vậy Ngài hóa thân thành một mỹ nữ bán cá, nhưng có điều kiện rằng ai có nhiều tiền ném vào trong giỏ cá thì sẽ cưới làm chồng, nếu ném không trúng thì phải bỏ ra khoản tiền để xây cầu, kết quả chẳng có ai ném trúng. Những người không ném trúng đều phải mang tiền đến, tiền chất thành đống che khuất không còn nhìn thấy Ngài, khi nhìn lại thì mọi ngườithấy Ngài hóa thân đứng trên sông.
16. Nham Hộ Quán Âm: là hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát ngồi trong hang đá. phẩm Phổ môn chép: “Rắn độc cùng bò cạp, hơi độc khói lửa đốt, do sức niệm Quán Âm, theo tiếng tự bỏ đi”. Thường trong hang động có nhiều chướng khí và trùng độc, là chỗ có nhiều nguy hiểm đối với những người qua núi, Quán Thế Âm hiện ra thì mọi nguy hiểm đều tiêu tan hết.
17. Chúng Bảo Quán Âm: là hình tượng Quán Thế Âm Bồ tát tay cầm vàng bạc vật báu. Nếu có chúng sanh vì tìm cầu báu vật như vàng bạc, lưu ly, mã não, san hô, hổ phách, trân châu… vào trong thâm sơn đại hải, giả sử gió lớn thổi trôi dạt đến nước quỷ La Sát, nếu có một người xưng danh hiệu Ngài, thì đều được giải thoát. Hình tượng của Quán Thế Âm Bồ tát biểu hiện sự an ổn.
18. Đa La Quán Âm: dùng vật báu vô giá trang nghiêm thân để trừ khổ não cho chúng sanh, tất cả chúng sanh vui ưa vào pháp giới chư Phật. Ngài hiện thân người con gái, tướng mạo từ bi, mặc y trắng, hai tay hiệp chưởng cầm hoa sen xanh.
19. Vô Úy Quán Âm: Hình tượng của Ngài rất đặc thù có ba mắt bốn tay, ngồi trên lưng sư tử trắng, đội bảo quan, hai tay bên phải, một tay cầm hoa sen trắng, một tay cầm con chim cát tường trắng; hai tay bên trái, một tay cầm pháp khí hình con phượng 3 đầu, một tay cầm con cá. Khắp thân có ánh sáng, mặc thiên y đeo anh lạc, diên mạo rất đoan nghiêm.
20. Lưu Ly Quán Âm: Tương truyền vào thời Bắc Ngụy, Tôn Kính Đức trấn giữ biên cương, ông tạo tượng Quán Thế Âm Bồ tát để tôn thờ. Sau bị Di Địch bắt xử cực hình. Ông nằm mộng thấy thầy Sa Môn dạy phải trì tụng một ngàn biến kinh “Diên Mạng Thập Cú Quán Âm”, lúc tử hình ông ba lần chém nhưng không chút thương tích, nên ông được tha chết. Vì phụng thờ lễ bái Quán Thế Âm Bồ tát mà đầu ông còn hiện ba vết sẹo. Hình tượng Ngài cầm bình lưu ly xanh, đứng trên cánh hoa sen du hóa trên mặt nước.
21. Mã Lang Phụ Quán Âm: Đời Đường có một mỹ nữ mà những người con trai đều tranh nhau cưới, nàng nói trong một đêm nếu đọc thuộc được phẩm Phổ Môn sẽ lấy làm chồng, đêm ấy có hai mươi người thuộc, lại một đêm tụng trọn bộ kinh Kim Cang cũng sẽ lấy làm chồng, đêm ấy còn lại mười người, sau ba ngày có thể tụng thuộc Kinh Pháp Hoa thì sẽ kết ước. Trong số đó chỉ có người thanh niên họ Mã được chọn. Ngày kết hôn người con gái bỗng dưng chết biến thành ánh sáng bay lên không trung biến mất. Hình tượng Ngài cầm quyển Kinh Pháp Hoa và cây gậy có hình đầu lâu.
22. A Nậu Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát quán sát mọi động tĩnh của đại hải. Thệ nguyện của Ngài như bài kệ:“ông nghe hạnh Quán Âm, khéo ứng các nơi chỗ, thệ rộng sâu như biển, nhiều kiếp chẳng nghĩ bàn”. Hình tượng của Ngài đầu búi tóc thiên kế, mặc Thiên y màu vàng, tay trái cầm mảnh y trước bụng, tay phải thả trên gối phải, mắt nhìn đại hải, hạnh nguyện của Ngài xua tan những hiểm nạn trên biển làm cho tất cả định tĩnh không còn tai ương.
23. Phổ Bi Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát từ bi thương tất cả chúng sanh, khắp trong tam thiên đại thiên thế giới. “Người đáng dùng thân Đại Tự Tại Thiên được độ thoát, liền hiện thân Đại Tự Tại Thiên mà vì đó nói pháp”. Vì lòng từ bi và uy đứccủa Ngài rất lớn phổ chiếu tất cả tam giới cho nên có tên gọi là Phổ Bi Quán Âm.
24. Du Hý Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát giáo hóa chúng sanh viên thông vô ngại, không câu nệ vào thời gian và nơi chốn, biểu hiện tướng du hý tự tại.
25. Long Đầu Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát ngồi trên lưng rồng. Rồng là vua trong các loài thú để biểu thị cho uy lực của Quán Thế Âm Bồ tát; Long Vương đến mang mây mưa sấm chớp chiếu diệu khắp trời đất, thấm nhuần muôn vật, tất cả đều tán thán uy lực của Long vương. Ngài hiện thân ngồi kết già trên mình rồng thuyết pháp cho chúng sanh.
26. Liên Ngọa Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát ứng hiện tọa ngọa trên lá sen. Ngài hiện thân Tiểu Vương trong phẩm Phổ Môn, để thí dụ cho thân Tiểu Vương tôn quý ngồi trên lá sen. Quán Thế Âm Bồ tát ngồi kết già hiệp chưởng, đầu đội mão hoa, hiện tướng từ bi nhu hòa, cổ đeo anh lạc, mặc thiên y, bi nhãn nhìn chúng sanh.
27. Uy Đức Quán Âm: Quán Thế Âm Bồ tát có đầy đủ uy đức để chiết phục và hộ trì chúng sanh. Trong phẩm Phổ Môn có đoạn: “người đáng dùng thân Thiên Đại Tướng Quân đặng độ thoát, Ngài liền hiện thân Thiên Đại Tướng Quân mà vì đó thuyết pháp”. Thiên Đại Tướng Quân có đầy đủ uy đức nên được gọi là Uy Đức Quán Âm. Hình tượng của Ngài là tay trái cầm kim cang xử biểu hiện uy thế để chiết phục tâm cang cường của chúng sanh, tay phải cầm hoa sen ngồi trên bệ đá.
28. Bạch Y Quán Âm: còn gọi là Bạch Y Quán Tự Tại Mẫu. Toàn thân Ngài mặc y trắng, ngồi kết già trên hoa sen trắng, đầu đội khăn, tay trái cầm hoa sen, tay phải kết dữ nguyện ấn. Màu trắng biểu ý Thanh Tịnh và Tâm Bồ đề, xưa nay mọi người lễ bái Ngài để cầu tiêu tai, trường thọ.
29. Trì Kinh Quán Âm: còn gọi là Thanh Văn Quán Âm. Thanh Văn là nghe Phật thuyết pháp được khai ngộ mà xuất gia. “người đáng dùng thân Thanh Văn được độ thoát Ngài liền hiện thân Thanh văn mà vì đó nói pháp”. Hình tượng của Ngài biểu hiện sự an tường.
30. Diên Mạng Quán Âm: là Quán Thế Âm Bồ tát bảo hộ thọ mạng chúng sanh. Phẩm Phổ Môn chép: “nguyền rủa các thuốc độc, muốn hại đến thân đó, do sức niệm Quán Âm, trở hại nơi bổn nhơn”. Có thể tiêu trừ chú thuật nguyền rủa và độc dượcthêm tuổi thọ, cho nên gọi là Diên Mạng Quán Âm. Ngài đội bảo quan, mặc Thiên y, anh lạc trang nghiêm, 20 cánh tay để dìu dắt và cứu hộ chúng sanh.
31. Dương Liễu Quán Âm: còn có tên gọi khác là Dược Vương Quán Âm, bổn nguyện của Ngài là bạt trừ cứu độ những bệnh khổ của chúng sanh, vì chúng sanh thân nhiều khổ nạn nên Ngài cầm cành dương. Dương liễu mềm mại biểu trưng cho đức tướng ôn hòa nhẫn nhục của Quán Thế Âm Bồ tát. Thân mặc y màu trắng ngà, hình tượng của Ngài biểu hiện sự kỳ nguyện phước đức.
32. Thanh Cảnh Quán Âm: có các vị thần muốn tìm lấy Cam Lộ nên khuấy động nhũ hải, nhưng phát hiện trong biển có lọ thuốc độc, Quán Thế Âm Bồ tát vì sợ thuốc độc hại chúng sanh, mới phát tâm đại từ bi uống hết lọ thuốc độc, vì vậy mà cổ Ngài biến thành màu xanh. Hình tượng đặc trưng của Ngài là tay trái cầm hoa sen, lòng bàn tay phải hướng lên trên, ngồi kết già trên bệ đá.
33. Thủy Nguyệt Quán Âm: tức là Thủy Cát Tường Quán Thế Âm Bồ tát trong Thai Tạng Mạn trà la, mật hiệu của Ngài là Nhuận Sanh Kim Cang, Quán Thế Âm Bồ tát nhất tâm quán thủy tướng, nhập thủy định. Vì vậy hình tượng của Ngài ngồi kết già trên hoa sen nổi trong đại hải, tay trái cầm hoa sen, tay phải kết thí vô úy ấn, trong lòng bàn tay chảy xuống một dòng nước có hình mặt trăng nên gọi là Thủy Nguyệt Quán Âm.
Thích Nhuận Thường
Đức Phật Tỳ Lô Giá Na
Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Phạn: वैरोचन, Vairochana, hoặc Maha-Vairochana), Tỳ Lô Giá Na có nghĩa là “tỏa sáng”, là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Màu của thân Ngài là màu trắng. Ngài ngồi chính giữa trên một đài sen do tám con sư tử lớn hợp thành. Ngài có thể diệt trừ si độc của ngũ độc, si độc của chúng sanh và có thể chuyển thức A Đà Na ( thức “duy trì”) thành Pháp Giới Thể Tánh Trí. Trong năm bộ của Chú Lăng Nghiêm thì Ngài thuộc Phật Bộ Trung Ương.
Pháp Sư Thật Xoa Nan Đà (Siksananda) vào triều đại nhà Đường đã dùng cách dịch danh hiệu này trong bản dịch Kinh Hoa Nghiêm tám mươi quyển (Bát Thập Hoa Nghiêm) của ngài. Trong quyển 12, “Phẩm Như Lai Danh Hiệu” có nói rằng, “Chư Phật-tử ! Ðức Như-Lai ở trong tứ châu thiên hạ này, hoặc có danh hiệu Nhứt Thiết Nghĩa Thành, hoặc danh hiệu Viên Mãn Nguyệt, hoặc danh hiệu Sư Tử Hống, hoặc danh hiệu Thích Ca Mâu Ni, hoặc danh hiệu Ðệ Thất Tiên, hoặc danh hiệu Tỳ Lô Giá Na, hoặc danh hiệu Cù Ðàm Thị, hoặc danh hiệu Ðại Sa Môn, hoặc danh hiệu Tối Thắng, hoặc danh hiệu Ðạo Sư, có mười ngàn hiệu như vậy, khiến chúng sanh thấy biết riêng khác.”
Còn Pháp Sư Phật Đà Bạt Đà La (Buddhabhadra) vào triều đại Đông Tấn trong bản dịch Kinh Hoa Nghiêm sáu mươi quyển (Lục Thập Hoa Nghiêm) của ngài đã dịch chữ Phạn Vairochana sang tiếng Trung Hoa là Lô Xá Na (Rocana).
Chú Lăng Nghiêm Cú Kệ Sơ Giải
Hòa Thượng Tuyên Hóa lược giảng
50. Đa tha dà đa câu ra da.
Kệ:
Trung ương Phật bộ Tỳ Lô tôn
Như Lai chủng tộc hoá quần luân
Phổ tu vạn hạnh Ba La Mật
Chư pháp vô ngã chứng viên thông.
Tạm dịch:
Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm
Dòng tộc Như Lai dạy chúng sanh
Tu khắp vạn hạnh Ba La Mật
Các pháp vô ngã chứng viên thông.
Giảng giải:
Đa tha dà đa dịch là “Như Lai”, cũng chính là Phật Bộ. Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, chia ra năm hướng. Chính giữa là Phât Bộ, có Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, có Phật A Di Ðà là giáo chủ. Phương đông là Kim Cang Bộ, có Phật A Súc là giáo chủ, tức là Phật Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư. Phương nam là Bảo Sanh Bộ, Phật Bảo Sanh là giáo chủ. Phương bắc là Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu là giáo chủ. Cọng lại là năm bộ. Thế gian này là do giáo chủ của năm bộ quản lý và trấn áp năm đại ma quân thì năm đại ma quân mới tuân theo quy củ, tuy dù tuân theo quy củ nhưng chúng cứ nghĩ đến việc làm cho thế giới này từ từ rối loạn hư hỏng. Thế giới này sanh ra đủ thứ tai nạn là do thiên ma ngoại đạo làm ra. Thiên ma ngoại đạo chỉ sợ là thiên hạ không có loạn, chỉ sợ thế gian này không hư hoại nhanh chóng, nhưng do có năm phương Phật này trấn áp tại đây nên chúng lén lút phá hoại, không dám ngang ngược làm ác. Trên thế gian thì ma và Phật đối lập với nhau. Phật thì giáo hóa chúng sanh sớm thành Phật đạo, ma thì giáo hóa chúng sanh sớm thành ma đạo. Nhưng Phật là nhờ ma giúp Ngài tu thành tựu, do đó ma chính là thiện trí thức của người tu đạo Phật. Người tu đạo khi cảnh nghịch đến thì thuận theo thọ nhận, nên nhin phía mặt trái để biết được chỗ tốt. Chúng ta cần nên cung kính Phật, nhưng cũng không phản đối ma vương, xem kẻ oán người thân đều bình đẳng, Phật ma đều như một, cần phải như thế thì không ghét cũng không thương, không thiện cũng không ác. Cảnh giới như thế không khác biệt nhiều. Năm Bộ chú Lăng Nghiêm này sau sẽ giảng lại đầy đủ.
Câu Ra Gia là chủng tộc của Phật, là chủng tánh của Như Lai, tức là đệ tử Phật giáo tin Phật.
‘’Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm.’’ Chính giữa là Phật bộ, thuộc về thổ (đất). Ðất sanh ra vạn vật, đất thịnh vượng cả bốn mùa, một năm bốn mùa đất đều thịnh vượng, Xuân hạ thu đông. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Một năm chỉ có bốn mùa, nhưng lại có ngũ hành, thì sắp xếp như thế nào ? Vì thổ là ở chính giữa, kim mộc thủy hỏa là bốn bên, cho nên xuân hạ thu đông là bốn mùa. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Quý vị xem, mùa đông nơi đây thì ẩm ướt, không chỉ là một chút xíu, người Quảng Đông gọi là “Hồi Nam” có nghĩa là mùa ẩm ướt.
Nếu Thổ không có trong bốn mùa thì như thế nào ? Thổ thịnh vượng trong cả bốn mùa, mùa xuân ba tháng, trong ba tháng có chín mươi ngày, có thổ thì có thể sanh sôi nảy nở. Mùa hạ, mùa thu, mùa đông, đều có thổ. Cho nên ở chính giữa là Mậu Kỷ thuộc thổ, phương đông là Giáp Ất thuộc mộc, phương nam là Bính Ðinh thuộc hỏa, phương tây là Canh Tân thuộc kim, phương bắc là Nhâm Quý thuộc thủy. Ðây là ngũ hành tương sanh tương khắc.
“Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm” Tỳ Lô là Tỳ Lô Giá Na là tiếng Phạn, dịch là “biến nhất thiết xứ”.
“Dòng tộc Như Lai dạy chúng sanh’’ Chính giữa là Phật Bộ. Chủng tộc của Phật đến giáo hóa tất cả chúng sanh.
‘Tu khắp vạn hạnh Ba La Mật.’’ Tu khắp vạn hạnh, lục độ vạn hạnh, thập độ vạn hạnh, tu pháp Ba La Mật đến bờ bên kia.
‘’Các pháp vô ngã chứng viên thông’’ đắc được các pháp vô ngã, các pháp vô thường, chứng được diệu lý viên thông, tất cả đều viên thông, thông dung vô ngại.
Nam Mô Giáo Chủ Mật Giáo Tý Lô Giá Na Mâu Ni Thế Tôn
- Ngài Tỳ Lô là một Pháp Thân. Trên đảnh của các Đức Phật khác thì chỉ có một cái cục thịt gọi là đảnh, nhưng chỉ riêng Ngài thì lại có tới... ba cái cục thịt lận, cái này chồng lên cái kia.
Ngài bắt ấn Trí Quyền.
Toàn thân màu xanh và cũng phát hào quang màu xanh da trời.
Hào quang tỏa sáng rất là mãnh liệt và khi đối diện với Ngài thì mọi người đều có nhận xét rằng: “Không hề có cái bóng tối” do vậy mà Ngài còn được gọi là Đại Nhật Quang Như Lai (cái mặt trời lớn, mặt trời của mình là nhỏ vì còn có bóng tối).
Ngài coi cái Liên Hoa Tạng, ở đây các vi trần thế giới tạo thành từng đám y như đám mây vậy. Những đám mây này có hình dáng to lớn như những hòn núi và được đặt tên là núi Tu Di. Những sinh vật ở đây đều có tầm cỡ rất là lớn.
Một ví dụ về cái tầm cỡ xa và rộng của nó: Những vị Bồ Tát, tuy là rất là xa với nhau, nhưng trong cái tầm nhìn của người vào được Liên Hoa Tạng thì lại thấy rằng các Ngài lại rất gần với nhau và tạo thành một cái biển, cái biển này được đề cập đến trong công thức tụng niệm hằng ngày:
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát.
- Và trong cảnh mênh mông bát ngát này thì nếu nhìn kỹ thì sẽ nhận thấy rằng trong những cái núi này lại có một núi cao hơn những núi khác. Đây là trung tâm của Liên Hoa Tạng.Trong đây là nơi cư ngụ của Pháp Thân. Trong đảnh của Ngài lại có kinh Kim Cang Đảnh là một bộ kinh bàn về các thần lực của các Chư Phật và Bồ Tát.
- Vào tới đây và dùng công thức: “Phản Bổn Hoàn Nguyên” có nghĩa là thực chứng cái chuyện:“Phật ở trong ta, ta ở trong Phật” qua tiếng nổ kinh hồn “SuBham” của năm chày kim cang đụng nhau và cùng lúc ấy năm pháp thân (A Di Đà, Quan Thế Âm, Hộ Pháp Kim Cang Vương và chính hành giả cùng với Ngài Tỳ Lô) đại diện cho Ngũ Uẩn đều hoà tan với nhau trong ánh sáng của sự Tịch và Chiếu.
- Như vậy, Ngài có cái điểm rất là đặc biệt là khuyến khích chuyện dùng “Tướng để thấy Tánh” và đặc điểm này sẽ chấm dứt trong công thức vừa nói ở trên.
- Tâm chú của Ngài lại là tâm chú của Đức Đại Trí Văn Thù Sư Lợi đó là “Ah” và có hình dáng như là số 31 ở trên vài cái nóc chùa.
- Ngài phát Hào Quang màu trắng xanh y như tia hồ quang. Và khi nhìn kỹ thì thấy cáiĐảnh của Ngài gồm ba cái chồng lên nhau, trong khi đó các Đức Phật khác thì chỉ có một cục mà thôi. Vì nhận ra cái khác biệt này, nên mình cũng muốn vào đó (cái đảnh của Ngài) để coi có gì lạ. Thế là Ngài cầm mình và trong một cái duỗi tay, mình vào trong đó thì cũng là những cảnh tiếp độ của những Đức Phật và Bồ Tát sống lẫn lộn với nhau. Và trong cái trung tâm của cái biển người này có một cuốn kinh đó là Vi Diệu Kinh.
- Cuốn Kinh này dạy mình cách nhận dạng các Đức Phật và các vị Bồ Tát. Đệ nhận thấy rằng ở đây cái sự yên lặng nó có trọng lượng hơn khi đệ chưa vào Liên Hoa Tạng. Bộ kinh được Ngài Tỳ Lô Giá Na... mã hoá bằng ánh sáng và nhét vô đảnh của đệ. Sau khi xuất định, đệ nặng đầu cả mấy ngày lận. Đi tới cõi Tịnh Độ nào thì đệ cũng đọc lại lời Đại Nguyện. Thì ở đây khi đọc lời Đại Nguyện thì một linh ảnh bỗng nhiên xuất hiện: Tọa độ gốc của cái Thấy là từ dưới nhìn lên và ở ngay trung tâm một cái khoảng trống như một xa lộ khổng lồ: trên cùng và ở cuối cái xa lộ là Ngài Tỳ Lô Giá Na với ấn Tỳ Lô (hay Trí Quyền Ấn) đó là tay phải chồng lên bàn tay trái và nắm ngón tay trỏ của bàn này.
- Bên Trái của Ngài là những Bồ Tát được xếp hàng như là ghế trong rạp xi nê vậy đó. Các Ngài đều ngồi trên hoa sen năm cánh màu vàng. Vì là bên trái và theo Vi Diệu Kinh thì đây là những Bồ Tát nghiêng về "Trí Tuệ". Ở giữa là một phần trống trải và rộng lớn như là một xa lộ khổng lồ như đã trình bày ở trên. Khi cái "Thấy" chú ý về phía bên phải của Ngài Tỳ Lô Giá Na thì cũng thấy cảnh như vậy: Các vị Bồ Tát cũng ngồi trên các hoa sen, năm cánh màu vàng. Và theo kinh Vi Diệu thì đây là tập đoàn Bồ Tát nghiêng về "Thực Hành". Và như vậy các Ngài ngồi thành từng hàng và hàng gần nhất của cái "Thấy" là các vị Bồ Tát ở cõi Sơ Thiền (cõi này gồm ba tầng, ở đây là hàng) rồi tới các vị ở Nhị Thiền (cũng gồm ba tầng/hàng) và Tam... rồi Tứ... Và cái "Thấy" cũng nhận ra một Bồ Tát trên đầu lại phát ra những hào quang có đủ bảy màu, ông ta ngồi ngoài bìa của từng Tiểu Quang Thiên, (từng chót bẹt của Nhị Thiền) và khi nhìn kỹ thì đây là... đệ.
- Khi nhận dạng ra được như vậy thì một tư tưởng phát từ Ngài Tỳ Lô Giá Na vào cái "Thấy" như sau: Đây là tư thế tối ưu của ông khi độ. Vì ảnh hưởng của Đàn Pháp sáu mặt của Om Mani Padme Hùm mình cũng thấy Ngài Tỳ Lô cũng gồm sáu mặt:
1. Mặt trước là... Tỳ Lô với Trí Quyền Ấn,
2. Mặt sau là Con Người: Vào đây thì mình hiểu rằng, chỉ khi là tu sĩ ở Con Người thì cơ hội vào Liên Hoa Tạng là cao nhất.
3. Hình bên Trái của Ngài là: pháp hội bàn về Trí.
4. Hình bên Phải của Ngài là pháp hội bàn về Hành.
5. Ở dưới là các cõi Tịnh Độ. Và cuối cùng,
6. Ở phía trên đầu Ngài là A Tỳ Địa Ngục.
Và nguyên tắc chung để di chuyển từ hình ảnh này qua hình ảnh khác mà không bị trở ngại là phải tạo nhiều phước báu trong các công việc "quên mình cứu người" khi sinh hoạt bình thường.
SuBham - Nó Là Như Vậy
Đại Nhật Như Lai
- Đại Nhật Như Lai (sa.: Vairocana, Mahavairocana; zh.: 大日如来, 毘盧遮那佛), Tỳ Lư Xá Na hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là Pháp thân của Phật Thích Ca. Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh.
Ý nghĩa Pháp thân Đại Nhật Như Lai
Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba Thân: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Sở dĩ có ba Thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là Đức Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là Hóa thân của Phật. Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là Pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa Pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết.
Đại Nhật Như Lai trong Mạn Đà La
- Trong Kim Cương Giới Mạn Đà La, Đại Nhật Như Lai đại biểu cho Thức uẩn của Ngũ uẩn, Không đại của Ngũ đại, Pháp giới thể tính trí của Ngũ trí, và có chủng tử tự là VAṂ.
- Trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La, phần Trung Đài Bát Diệp Viện có hình tượng hoa sen Bi Tâm tám cánh, thì Đại Nhật Như Lai là nhụy sen biểu tượng cho căn bản của sự tu tập giải thoát cần phải lấy Đại Bi làm gốc. Ngài đại biểu cho tâm viên mãn, tối thắng của hoa sen trắng tinh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh. Chủng tử tự là ĀḤ.
Ý nghĩa tên gọi Đại Nhật Như Lai
- Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là "biến chiếu". Trong Đại Nhật Kinh Nghĩa Thích do sư Nhất Hạnh thuật ký giải thích: "Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày."
THẦN CHÚ :
Đức Phật Tỳ Lô Giá Na bảo rằng:
"Ta nhớ khi xưa mới phát Đạo Ý vì không có Trí nên tâm không an định, các Pháp không hiện tiền, các thứ vọng tưởng nổi lên đầy dẫy. Do vậy bị các Quỷ Thần gây não hại, lạc vào Ma cảnh cho là Phật Pháp, sanh tâm tham ái cho là cứu cánh, không hay không biết. Trải qua vô số kiếp bị Ma làm hại, sau đó bỗng nhớ được Bản Tâm mới biết đó là việc Ma không phải là Phật Pháp. Tuy biết là vậy mà không có cách gì trừ được, mới la lớn lên với chư Phật rằng: "Phật có Huệ Nhãn, vì sao lại không thấy con bị Ma gây não hại!...."
Tức thời trong hư không có vô số Hóa Phật bảo Ta rằng: "Lành thay Bồ Tát! Ngươi hãy lắng nghe! Ta vì ngươi nói phương pháp đuổi Ma. Có thần chú tên là Tâm Địa Chú Pháp, nếu có người trì tụng tức mau được Nhất Thiết Chủng Trí, không bị Ma sai khiến"
Sau khi ta nghe được rồi, nhớ giữ không quên, tức thời Ma bỏ chạy. Ngay lúc đó ta được Vô Sanh Pháp Nhẫn, Đạo lớn Bồ Đề tự nhiên đầy đủ.
Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni cùng tất cả Đại chúng cúi đầu bạch rằng:"Mong Đức Thế Tôn nói cho"
Thời Đức Phật Tỳ Lô Giá Na nói "Tâm Địa Thần Chú" cho Phật Thích Ca Mâu Ni.
Tức nói Chú rằng:
"Úm, tô để sắt tra, phộc chiết la"
Nói xong trời tuôn mưa hoa báu. Mười phương thế giới, hết thảy các hương hoa tốt đẹp cùng các loại âm nhạc đều vân tập mà cúng dường, chư Thiên trỗi nhạc đầy khắp hư không, tất cả Trời Rồng đều nói chưa từng có như vậy.
Bấy giờ Đức Phật Tỳ Lô Giá Na nói Chú này xong, đột nhiên chẳng hiện, nhập vào nơi Pháp Giới Thanh Tịnh, đồng nội thân biến mười phương cõi như đại hư không, ngang bằng không có sai khác. Lúc đó Đức Phật Thích Ca Mâu Ni y theo Đức Phật Tỳ Lô Giá Na nhập vào Pháp Giới đồng một Chân Thể, tất cả chúng hội đều không thể thấy.
Thời Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm, Di Lặc, Kim Cang Tạng, năm vị đại bồ tát theo hầu Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập vào Pháp Giới nghe Đức Phật Tỳ Lô Giá Na nói Môn Tâm Địa Pháp Yếu, cảnh giới thâm sâu.
- Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba Thân: Pháp thân, Báo thân, Hóa thân. Sở dĩ có ba Thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là Đức Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này. Chính là Hóa thân của Phật. Tượng Phật Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na
- Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là Pháp thân. Là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa Pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết. Tượng Phật Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na
“Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận. Chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia. Tượng Phật Đại Nhật Tỳ Lô Giá Na
Lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày.”
Tỳ Lô Giá Na Phật tức là Pháp Thân Tự Tánh.
Hoa Tạng Thế Giới cũng tức là Như Lai Tạng Tánh.
Muốn gặp Tỳ Lô Giá Na Phật vào ở thế giới Hoa Tạng thì phải minh tâm kiến tánh.
Kiến tánh tức là gặp Tỳ Lô Giá Na Phật
Sống thực với Tánh Giác đó là thường ở Tịnh Độ, thường ở Hoa Tạng Thế Giới.
Hoa Tạng là Tự Tánh, Tự Tánh là Hoa Tạng.
Tỳ Lô Giá Na là Tự Tánh, Tự Tánh là Tỳ Lô Giá Na.
Chúng ta thờ Thầy thì chính là chúng ta phải nghe lời Thầy dạy dỗ. Thầy dạy chúng ta thế nào thì chúng ta thành thật y giáo phụng hành, thật làm, thật sự áp dụng lời dạy của Ngài vào cuộc sống, chính là Phụng sự sư trưởng. Thầy dạy chúng ta Hiếu dưỡng Phụ mẫu, thì việc đầu tiên chúng ta phải làm trong cuộc sống này chính là làm thế nào để tận Hiếu với cha mẹ, làm thế nào để cha mẹ luôn an lòng, thì cha mẹ sẽ hoan hỉ cho chúng ta theo Thầy học đạo.
🌻Gia Đình Phật Tử Viên Thọ & Giác Đạo xin kỉnh thành niệm trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa . Nguyện hồi hướng về cho khắp Pháp Giới Chúng Sanh đều được trọn thành Vô Thương Bồ Đề .
🌻Nghi thức Đảnh lễ Chư Phật trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
🌻Biết được Hồng Danh Chư Phật và Bồ Tát Tăng là một phước đức rất lớn. Lại thêm phát tâm lễ lạy thọ trì nữa thì công đức càng thù thắng hơn. Đến khi đầy đủ công đức tất cả chúng ta đều gặp được chư Phật và được Ngài thọ ký.
🙏Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát
🌻Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là một bộ kinh nổi tiếng trong các kinh điển Đại thừa Phật giáo được Đức Phật thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu trong 8 năm cuối cùng của chặng đường thuyết Pháp độ sanh.
🌻Trong 28 phẩm Kinh Pháp Hoa, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã nói về những danh hiệu của những Đức Phật trong quá khứ và vị lai cùng nhiều chư vị Bồ Tát Ma Ha Tát, nay Thượng toạ Thích Liễu Nguyên trích ra để biên soạn thành quyển Pháp Hoa hồng danh đảnh lễ chư Phật Tôn Pháp Chư Bồ Tát Tăng trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa để thường hành trì lễ lạy.
🙏Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
🙏Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
🙏Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
🙏Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
KHAI KINH KỆ :
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp. Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ. Ngã kim kiến văn đắc thọ trì. Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.
VĂN PHÁT NGUYỆN
- Cúi lạy đấng Tam Giới Tôn
- Quy mạng cùng mười phương Phật
- Con nay phát nguyện rộng
- Thọ trì Pháp Hoa Hồng Danh
- Trên đền bốn ơn nặng,
- Dưới cứu khổ ba đường.
- Nguyện cho người thấy nghe
- Ðều phát lòng bồ-đề,
- Nếu một báo thân này
- Sanh qua cõi Cực lạc
- Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
- ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
- Con rất hoan hỉ được thiện duyên biết được Thế Tôn, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết về vô lượng chư Phật, Tôn Pháp và vô lượng Bồ Tát Tăng trong Pháp Hoa hội thượng. Nay con phát lòng thành kính, thanh tịnh nhất tâm đảnh lễ :
(1) Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật.
(2) Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
(3) Nam Mô Quá Khứ Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật
(4) Nam Mô Quá Khứ Hai Muôn Đức Phật Cùng Họ Phả - La Đoạ, Đồng Hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật
(5) Nam Mô Tịnh – Thân Phật
(6) Nam Mô Quá Khứ Tám Vị Vương Tử: 1. Hữu Ý, 2. Thiện Ý, 3. Vô – Lượng – Ý, 4. Bửu – Ý, 5. Tăng Ý, 6. Trừ – Nghi – Ý, 7. Hướng – Ý, 8. Pháp – Ý Tuần Tự Thọ Ký Nhau Thành Phật.
(7) Nam Mô Quá Khứ Nhiên Đăng Phật
(8) Nam Mô Đương Lai Di Lặc Tôn Phật
(9) Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
(10) Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
(11) Nam Mô Tám Muôn Vị Đại Bồ Tát Bất Thối Chuyển
(12) Nam Mô Văn – Thù Sư – Lợi Bồ Tát
(13) Nam Mô Quán – Thế – Âm Bồ Tát
(14) Nam Mô Đắc – Đại – Thế Bồ Tát
(15) Nam Mô Thường – Tinh – Tấn Bồ Tát
(16) Nam Mô Bất – Hưu – Tức Bồ Tát
(17) Nam Mô Bửu – Chưởng Bồ Tát
(18) Nam Mô Dược - Vương Bồ Tát
(19) Nam Mô Dõng – Thí Bồ Tát
(20) Nam Mô Bửu – Nguyệt Bồ Tát
(21) Nam Mô Nguyệt – Quang Bồ Tát
(22) Nam Mô Mãn – Nguyệt Bồ Tát
(23) Nam Mô Đại – Lực Bồ Tát
(24) Nam Mô Vô – Lượng – Lực Bồ Tát
(25) Nam Mô Việt – Tam Giới Bồ Tát
(26) Nam Mô Bạt – Đà – Bà – La Bồ Tát
(27) Nam Mô Di – Lặc Bồ Tát
(28) Nam Mô Bửu – Tích Bồ Tát
(29) Nam Mô Đạo – Sư Bồ Tát
(30) Nam Mô Diệu Quang Bồ Tát
(31) Nam Mô Đức Tạng Bồ Tát
(32) Nam Mô Một Muôn Hai Nghìn Vị A La Hán Hiền Thánh Tăng
(33) Nam Mô A Nhã Kiều - Trần Như Hiền Thánh Tăng
(34) Nam Mô Ma – Ha Ca – Diếp Hiền Thánh Tăng
(35) Nam Mô Ưu Lâu Tần – Loa Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
(36) Nam Mô Dà – Gia Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
(37) Nam Mô Na – Đề Ca – Diếp Hiền Thánh Tăng
(38) Nam Mô Xá – Lợi – Phất Hiền Thánh Tăng
(39) Nam Mô Đại Mục – Kiền – Liên Hiền Thánh Tăng
(40) Nam Mô Ma – Ha Ca – Chiên – Diên Hiền Thánh Tăng
(41) Nam Mô A – Nậu – Lâu – Đà Hiền Thánh Tăng
(42) Nam Mô Kiếp – Tân – Na Hiền Thánh Tăng
(43) Nam Mô Kiều – Phạm – Ba – Đề Hiền Thánh Tăng
(44) Nam Mô Ly – Bà – Đa Hiền Thánh Tăng
(45) Nam Mô Tất – Lăng – Già – Bà – Ta – Bạc – Câu La Hiền Thánh Tăng
(46) Nam Mô Ma – Ha – Câu – Si – La – Nan – Đà Hiền Thánh Tăng
(47) Nam Mô Tôn – Đà – La – Nan – Đà Hiền Thánh Tăng
(48) Nam Mô Phú – Lầu – Na Di – Đa – La – Ni – Tử Hiền Thánh Tăng
(49) Nam Mô Tu Bồ Đề Hiền Thánh Tăng
(50) Nam Mô A – Nan Hiền Thánh Tăng
(51) Nam Mô La Hầu La Hiền Thánh Tăng
(53) ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
(54) Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
(55) Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
(56) Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
(57) Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
(58) Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng
(59) Nam Mô A Nhã – Kiều Trần Như Hiền Thánh Tăng
(60) Nam Mô Vị Lai Hoa Quang Phật
(61) Nam Mô Vị Lai Hoa – Túc An – Hành Phật
(62) Nam Mô Kiên – Mãn Bồ Tát
(63) Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng
(64) Nam Mô Huệ - Mạng Tu – Bồ - Đề Hiền Thánh Tăng
(65) Nam Mô Đại Ca – Chiên – Diên Hiền Thánh Tăng
(66) Nam Mô Đại Ca – Diếp Hiền Thánh Tăng
(67) Nam Mô Đại Mục Kiền Liên Hiền Thánh Tăng
(68) Nam Mô Ma Ha Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
(69) Nam Mô Vị Lai Quang Minh Phật (18)
(70) Nam Mô Vị Lai Danh Tướng Phật (19)
(71) Nam Mô Vị Lai Diêm – Phù – Na – Đề - Kim – Quang Phật
(72) Nam Mô Vị Lai Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật
(73) Nam Mô Tu – Bồ - Đề Hiền Thánh Tăng
(74) Nam Mô Quá Khứ Đại Thông Trí Thắng Phật
(75) Nam Mô Đông Phương Thế Giới A Súc Phật
(76) Nam Mô Đông Phương Thế Giới Tu Di Đảnh Phật
(77) Nam Mô Phương Đông Nam Thế Giới Sư Tử Âm Phật
(78) Nam Mô Phương Đông Nam Thế Giới Sư Tử Tướng Phật
(79) Nam Mô Nam Phương Thế Giới Hư Không Trụ Phật
(80) Nam Mô Nam Phương Thế Giới Thường Diệt Phật
(81) Nam Mô Phương Tây Nam Thế Giới Đế Tướng Phật
(82) Nam Mô Phương Tây Nam Thế Giới Phạm Tướng Phật
(83) Nam Mô Tây Phương Thế Giới A Di Đà Phật
(84) Nam Mô Tây Phương Thế Giới Độ - Nhứt – Thiết – Thế - Gian – Khổ - Não Phật
(85) Nam Mô Tây Bắc Thế Giới Đa – Ma – La – Bạt – Chiên – Đàn – Hương – Thần – Thông Phật
(86) Nam Mô Tây Bắc Thế Giới Tu – Di – Tướng Phật
(87) Nam Mô Bắc Phương Thế Giới Vân – Tự - Tại Phật
(88) Nam Mô Bắc Phương Thế Giới Vân – Tự - Tại – Vương Phật
(89) Nam Mô Phương Đông Bắc Thế Giới Hoại Nhứt Thiết Thế Gian Bố Uý Phật
(90) Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
(91) Nam Mô Mười Sáu Sa Di Bồ Tát
(92) Nam Mô Vị Lai Pháp Minh Phật
(93) Nam Mô Vị Lai Phổ Minh Phật
(94) Nam Mô Vị Lai Năm Trăm Vị A La Hán Thành Phật Đồng Hiệu Phổ Minh Phật
(95) Nam Mô Mãn Từ Tử Hiền Thánh Tăng
(96) Nam Mô Đại Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
(97) Nam Mô Kiều – Trần – Như Hiền Thánh Tăng
(98) Nam Mô Một Nghìn Hai Trăm Vị Hiền Thánh Tăng
(99) Nam Mô Năm Trăm Vị A La Hán Hiền Thánh Tăng
(100) Nam Mô Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
(101) Nam Mô Dà Gia Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
(102) Nam Mô Na Đề Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
(103) Nam Mô Ca Lưu Đà - Di Hiền Thánh Tăng
(104) Nam Mô Ưu Đà Di Hiền Thánh Tăng
(105) Nam Mô A Nậu Lâu Đà Hiền Thánh Tăng
(106) Nam Mô Ly Bà Đa Hiền Thánh Tăng
(107) Nam Mô Kiếp Tân Na Hiền Thánh Tăng
(108) Nam Mô Bạc Câu La Hiền Thánh Tăng
(109) Nam Mô Châu Đà Tá Hiền Thánh Tăng
(110) Nam Mô Dà Đà Hiền Thánh Tăng
(111) Nam Mô Vị Lai Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật
(112) Nam Mô Vị Lai Đạo Thất Bửu Hoa Phật
(113) Nam Mô Vị Lai Hai Ngàn Vị Phật Đồng Một Hiệu Bửu Tướng Phật
(114) Nam Mô A Nan Hiền Thánh Tăng
(115) Nam Mô La Hầu La Hiền Thánh Tăng
(116) Nam Mô Hai Ngàn Vị Bực Hữu Học Cùng Vô Học Hiền Thánh Tăng
(117) Nam Mô Quá Khứ Đa Bửu Phật
(118) Nam Mô Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát
(119) Nam Mô Quá Khứ Đa Bảo Phật
(120) Nam Mô Vị Lai Thiên Vương Phật
(121) Nam Mô Long Nữ Phật
(122) Nam Mô Trí Tích Bồ Tát
(123) Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát
(124) Nam Mô Quang Chiếu Trang Nghiêm Tướng Bồ Tát
(125) Nam Mô Vị Lai Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật
(126) Nam Mô Vị Lai Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Phật
(127) Nam Mô Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát
(128) Nam Mô Sáu Nghìn Bồ Tát Tuần Tự Thọ Ký Đặng Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác
(129) Nam Mô Tám Mươi Muôn Ức Na Do Tha Vị Đại Bồ Tát
(130) Nam Mô Tám Trăm Vị A La Hán Hiền Thánh Tăng
(131) Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
(132) Nam Mô Vô Lượng Nghìn Muôn Ức Hoá Thân Thích Ca Mâu Ni Phật
(133) Nam Mô Di Lặc Bồ Tát
(134) Nam Mô Thượng Hạnh Bồ Tát
(135) Nam Mô Vô Biên Hạnh Bồ Tát
(136) Nam Mô Tịnh Hạnh Bồ Tát
(137) Nam Mô An Lập Hạnh Bồ Tát
(138) Nam Mô A Dật Đa Bồ Tát
(139) Nam Mô Nhiên Đăng Phật
(140) Nam Mô Quá Khứ Đa – Bảo Phật
(141) Nam Mô Bảo Oai Đức Thượng Vương Phật
(142) Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát
(143) Nam Mô Quá Khứ Oai Âm Vương Phật
(144) Nam Mô Quá Khứ Hai Muôn Ức Đồng Hiệu Oai Âm Vương Phật
(145) Nam Mô Hai Nghìn Ức Đồng Hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật
(146) Nam Mô Hai Nghìn Ức Đồng Hiệu Vân Tự Tại Đăng Vương Phật
(147) Nam Mô Đắc Đại Thế Bồ Tát
(148) Nam Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát
(149) Nam Mô Bạt Đà La Bồ Tát Cùng Năm Trăm Vị Bồ Tát
(150) Nam Mô Mười Phương Hoá Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
(151) Nam Mô Quá Khứ Đa Bảo Phật
(152) Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng
(153) Nam Mô Quá Khứ Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật
(154) Nam Mô Quá Khứ Đa Bảo Phật
(155) Nam Mô Tú Vương Hoa Bồ Tát
(156) Nam Mô Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát
(157) Nam Mô Tám Mươi Ức Đại Bồ Tát
(158) Nam Mô Hai Mươi Hằng Hà Sa Thanh Văn Hiền Thánh Tăng
(159) Nam Mô Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật
(160) Nam Mô Quá Khứ Đa Bảo Phật
(161) Nam Mô Quá Khứ Vân Lôi Âm Vương Phật
(162) Nam Mô Diệu Âm Bồ Tát
(163) Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát
(164) Nam Mô Dõng Thí Bồ Tát
(165) Nam Mô Tú Vương Hoa Bồ Tát
(166) Nam Mô Thượng Hạnh Ý Bồ Tát
(167) Nam Mô Trang Nghiêm Vương Bồ Tát
(168) Nam Mô Tám Muôn Bốn Nghìn Bồ Tát Cùng Đến Cõi Ta Bà Với Ngài Diệu Âm Bồ Tát
(169) Nam Mô Hoa Đức Bồ Tát
(170) Nam Mô Đắc Cần Tinh Tấn Lực Bồ Tát
(171) Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
(172) Nam Mô Vô Tận Ý Bồ Tát
(173) Nam Mô Dõng Thí Bồ Tát
(174) Nam Mô Quá Khứ Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật
(175) Nam Mô Vị Lai Ta La Thọ Vương Phật
(176) Nam Mô Tịnh Tạng Bồ Tát
(177) Nam Mô Tịnh Nhãn Bồ Tát
(178) Nam Mô Hoa Đức Bồ Tát
(179) Nam Mô Dược Vương Bồ Tát
(180) Nam Mô Dược Thượng Bồ Tát
Nghi thức Đảnh lễ Chư Phật trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Biết được Hồng Danh Chư Phật và Bồ Tát Tăng là một phước đức rất lớn. Lại thêm phát tâm lễ lạy thọ trì nữa thì công đức càng thù thắng hơn. Đến khi đầy đủ công đức tất cả chúng ta đều gặp được chư Phật và được Ngài thọ ký.
PHÁP HOA HỒNG DANH
Đảnh Lễ Chư Phật Tôn Pháp Chư Bồ Tát Tăng
Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
Tỳ Kheo Thích Liễu Nguyên biên soạn chú thích
Lời Giới Thiệu
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là một bộ kinh nổi tiếng trong các kinh điển Đại thừa Phật giáo được Đức Phật thuyết giảng trên đỉnh núi Linh Thứu trong 8 năm cuối cùng của chặng đường thuyết Pháp độ sanh.
Về sau bộ Kinh Đại thừa này được ngài Long Thọ (Nagajurna: ? – 150) trích dẫn đưa vào luận Đại Trí Độ và ngài Thế Thân (Vasubandhu: 316 – 396) đã xưng tụng là kinh tối thượng thừa vì áo nghĩa siêu việt hơn các kinh điển khác. Vào thế kỷ thứ 4, ngài Cưu Ma La Thập (Kumarajiva: 344 – 413) đã dịch bộ kinh từ chữ Phạn ra chữ Hán. Ngày nay, kinh Pháp Hoa được dịch nhiều thứ tiếng từ bản Hán dịch này và được nhiều Phật tử trên thế giới nhất là ở những nước theo Phật giáo Đại thừa như Việt Nam, Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản thọ trì, giảng thuyết, đọc tụng hoặc lễ lạy từng câu, từng chữ trong các thời khoá tu tập hàng ngày.
Ở Nhật Bản, Ngài Nhật Liên (Nichiren Daishosin: 1222 – 1282) sáng lập Nhật Liên tông lấy bộ kinh Pháp Hoa làm tư tưởng chính và thực hành trở thành tông phái lớn của Phật giáo Nhật Bản chủ trương rằng chỉ thực hành niệm danh hiệu Pháp: Nam mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – Namu Myòhò Reng – Kyò thì chứng ngộ được toàn bộ yếu nghĩa của kinh Pháp Hoa được Phật giáo Nhật Bản truyền thừa và xiển dương để hướng dẫn tu tập cho người Phật tử Nhật Bản.
Sự hành trì niệm danh hiệu tựa kinh Pháp Hoa đối với Nhật liên tông là một pháp môn có nhiều công đức cho hành giả thì cũng vậy, pháp môn lễ lạy Hồng danh chư Phật và Bồ Tát là cách chuyển hoá tâm.
Trong 28 phẩm Kinh Pháp Hoa, Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni đã nói về những danh hiệu của những Đức Phật trong quá khứ và vị lai cùng nhiều chư vị Bồ Tát Ma Ha Tát, nay Thượng toạ Thích Liễu Nguyên trích ra để biên soạn thành quyển Pháp Hoa hồng danh đảnh lễ chư Phật Tôn Pháp Chư Bồ Tát Tăng trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa để thường hành trì lễ lạy.
Đảnh lễ hồng danh chư Phật và Bồ tát thì đạt được công đức thù thắng là ba nghiệp được thanh tịnh thì có thể chứng ngộ Pháp Hoa tam muội. Như trong Phẩm 20 Kinh Pháp Hoa nói rằng, thuở xưa Bồ tát Thường Bất Kinh gặp bất kỳ ai ngài cũng đều lễ lạy khen ngợi: “Tôi chẳng dám khinh quí ngài, quí ngài đều sẽ thành Phật” dù bị mắng nhiếc chê bai ngài cũng chẳng sanh lòng hờn giận. Khi ngài sắp mệnh chung, thì từ nơi giữa hư không nghe trọn hai mươi nghìn muôn ức bài kệ Pháp Hoa của Đức Oai Âm Vương Phật đã nói thuở trước, nghe xong thọ trì liền được sáu căn: nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân, ý căn thanh tịnh, rồi sống thêm hai trăm muôn ức na do tha tuổi vì người nói kinh Pháp Hoa nhờ đạt được nghĩa vô ngại, ngôn từ vô ngại sử dụng vô lượng ngôn từ diễn đạt vô lượng nghĩa của kinh Pháp Hoa trong nhiều kiếp số.
Lễ lạy hồng danh chư Phật và Bồ Tát có công đức thù thắng như vậy nên phát nguyện tinh tấn thực hành thì người hành giả sẽ được chư Phật gia bị.
Trân trọng kính giới thiệu.
Chùa Việt Nam – Los Angeles
Mùa Xuân Mậu Tuất – 2018.
HT Thích Như Minh
Lời Nói Từ Tâm
Pháp Hoa Hồng Danh là bản kinh văn được Tỳ Kheo Bồ Tát Giới Thích Liễu Nguyên kết tập và chú thích về Hồng Danh chư Phật và Bồ Tát Tăng từ trong bản kinh Diệu Pháp Liên Hoa, bản Phạn dịch ra Hán của Pháp Sư Cưu Ma La Thập, Việt dịch: Hoà Thượng Thích Trí Tịnh nxb Tôn Giáo 2007.
Con nay hạnh phúc đã được làm người, lại gặp và được thọ trì chánh Pháp của Như Lai. Biết được công ơn của chư Phật thật vô lượng vô biên đối với con và hết thảy chúng sanh. Các ngài đã hành Bồ Tát đạo từ vô lượng kiếp dẫn dắt chúng sanh hành thiện để được sanh vào các cõi an lành, thuyết ba thừa giáo hoá độ chúng sanh giải thoát vòng sanh tử luân hồi khổ đau để đồng thành Phật đạo.
Cũng nhờ duyên lành ấy, con đã được thọ trì Kinh Diệu Pháp Liên Hoa suốt nhiều năm nên có thiện duyên con biết được Đức Phật Thích Ca thuyết về vô lượng chư Phật, Tôn Pháp và vô lượng Bồ Tát Tăng trong Pháp Hoa hải hội, có đầy đủ trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.
Con rất hoan hỉ và an lạc, nay con phát lòng thành kính, nhất tâm đảnh lễ và kết tập bản kinh văn này để những hành giả có duyên cùng đảnh lễ thọ trì tu tập theo chư Phật, Bồ Tát cũng như mười đại nguyện của Phổ Hiền Bồ Tát để sớm được thanh tịnh ba nghiệp, an lạc giải thoát. Nguyện đem công đức nầy, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo.
Tỳ Kheo Thích Liễu Nguyên
NGHI THỨC LỄ LẠY
TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN:
Án lam. (7 lần)
TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN:
Tu rị tu rị, ma ha tu rị tu tu rị, ta bà ha. (3 lần)
TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN:
Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
ÁN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN:
Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, án độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha. (3 lần)
PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:
Án nga nga nẳng tam bà phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
NGUYỆN HƯƠNG
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương.
Phảng phất khắp mười phương.
Cúng dường ngôi Tam Bảo,
Thệ trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành,
Cùng pháp giới chúng sinh,
Cầu Phật từ gia hộ,
Tâm Bồ Đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ Giác.
TÁN PHẬT
Đấng Pháp Vương vô thượng
Ba cõi chẳng ai bằng.
Thầy dạy khắp trời người,
Cha lành chung bốn loài.
Quy y tròn một niệm,
Dứt sạch nghiệp ba kỳ,
Xưng dương cùng tán thán,
Ức kiếp không cùng tận.
QUÁN TƯỞNG
Phật chúng sanh tánh thường rỗng lặng.
Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,
Lưới đế châu ví đạo tràng,
Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời
Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.
Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
ĐẢNH LỄ TAM BẢO
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá hiện, vị lai Thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy) o
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam mô Ta Bà Giáo chủ, Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp chư tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy) o
Chí Tâm Đảnh Lễ: Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, đại từ đại bi tiếp dẫn đạo sư A Di Đà Phật, đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát. (1 lạy) o
TÁN LƯ HƯƠNG
Lư hương xạ nhiệt,
Pháp giới mông huân.
Chư Phật hải hội tất diêu văn,
Tùy xứ kiết tường vân.
Thành ý phương ân,
Chư Phật hiện toàn thân.
Nam Mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát( 3 lần )
CHÚ ĐẠI BI
Nam Mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni. Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bát ra da, Bồ-đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da, án tát bàn ra phạt duệ số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da, bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà.
Nam-mô na ra cẩn trì hê rị ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê dị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, dị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na a ra sâm Phật ra xá-lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ-đề dạ bồ-đề dạ, bồ-đà dạ, bồ-đà dạ, di đế rị dạ, na ra cần trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha.
Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, ta bà ha. Nam-mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha.
Án tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. (3 lần)
Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo (3 lần)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp.
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ.
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì.
Nguyện giải Như Lai chơn thiệt nghĩa.
VĂN PHÁT NGUYỆN
Cúi lạy đấng Tam Giới Tôn
Quy mạng cùng mười phương Phật
Con nay phát nguyện rộng
Thọ trì Pháp Hoa Hồng Danh
Trên đền bốn ơn nặng,
Dưới cứu khổ ba đường.
Nguyện cho người thấy nghe
Ðều phát lòng bồ-đề,
Nếu một báo thân này
Sanh qua cõi Cực lạc
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Nhất
Phẩm “Tựa” Thứ Nhất
Con rất hoan hỉ được thiện duyên biết được Thế Tôn, Đức Thích Ca Mâu Ni Phật thuyết về vô lượng chư Phật, Tôn Pháp và vô lượng Bồ Tát Tăng trong Pháp Hoa hội thượng. Nay con phát lòng thành kính, thanh tịnh nhất tâm đảnh lễ:
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật.
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật (1)
Nam Mô Quá Khứ Hai Muôn Đức Phật Cùng Họ Phả - La Đoạ, Đồng Hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật (2) (Hai mươi nghìn lạy)
Nam Mô Tịnh – Thân Phật (3)
Nam Mô Quá Khứ Tám Vị Vương Tử: 1. Hữu Ý, 2. Thiện Ý, 3. Vô – Lượng – Ý, 4. Bửu – Ý, 5. Tăng Ý, 6. Trừ – Nghi – Ý, 7. Hướng – Ý, 8. Pháp – Ý Tuần Tự Thọ Ký Nhau Thành Phật. (4)
Nam Mô Quá Khứ Nhiên Đăng Phật (5)
Nam Mô Đương Lai Di Lặc Tôn Phật (6)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Tám Muôn Vị Đại Bồ Tát Bất Thối Chuyển (7) (Tám mươi nghìn lạy)
Nam Mô Văn – Thù Sư – Lợi Bồ Tát
Nam Mô Quán – Thế – Âm Bồ Tát
Nam Mô Đắc – Đại – Thế Bồ Tát
Nam Mô Thường – Tinh – Tấn Bồ Tát
Nam Mô Bất – Hưu – Tức Bồ Tát
Nam Mô Bửu – Chưởng Bồ Tát
Nam Mô Dược - Vương Bồ Tát
Nam Mô Dõng – Thí Bồ Tát
Nam Mô Bửu – Nguyệt Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt – Quang Bồ Tát
Nam Mô Mãn – Nguyệt Bồ Tát
Nam Mô Đại – Lực Bồ Tát
Nam Mô Vô – Lượng – Lực Bồ Tát
Nam Mô Việt – Tam Giới Bồ Tát
Nam Mô Bạt – Đà – Bà – La Bồ Tát
Nam Mô Di – Lặc Bồ Tát
Nam Mô Bửu – Tích Bồ Tát
Nam Mô Đạo – Sư Bồ Tát
Nam Mô Diệu Quang Bồ Tát (8)
Nam Mô Đức Tạng Bồ Tát (9)
Nam Mô Một Muôn Hai Nghìn Vị A La Hán Hiền Thánh Tăng (10) (Mười hai nghìn lạy)
Nam Mô A Nhã Kiều - Trần Như Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ma – Ha Ca – Diếp Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ưu Lâu Tần – Loa Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Dà – Gia Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Na – Đề Ca – Diếp Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Xá – Lợi – Phất Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Đại Mục – Kiền – Liên Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ma – Ha Ca – Chiên – Diên Hiền Thánh Tăng
Nam Mô A – Nậu – Lâu – Đà Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Kiếp – Tân – Na Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Kiều – Phạm – Ba – Đề Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ly – Bà – Đa Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Tất – Lăng – Già – Bà – Ta – Bạc – Câu La Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ma – Ha – Câu – Si – La – Nan – Đà Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Tôn – Đà – La – Nan – Đà Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Phú – Lầu – Na Di – Đa – La – Ni – Tử Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Tu Bồ Đề Hiền Thánh Tăng
Nam Mô A – Nan Hiền Thánh Tăng
Nam Mô La Hầu La Hiền Thánh Tăng
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Nhất
Phẩm “Phương Tiện” Thứ Hai
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng
Nam Mô A Nhã – Kiều Trần Như Hiền Thánh Tăng (11)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Hai
Phẩm “Thí Dụ” Thứ Ba
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Vị Lai Hoa Quang Phật (12)
Nam Mô Vị Lai Hoa – Túc An – Hành Phật (13)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Kiên – Mãn Bồ Tát (14)
Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng (15)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyến Thứ Hai
Phẩm “Tín Giải” Thứ Tư
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Huệ - Mạng Tu – Bồ - Đề Hiền Thánh Tăng (16)
Nam Mô Đại Ca – Chiên – Diên Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Đại Ca – Diếp Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Đại Mục Kiền Liên Hiền Thánh Tăng
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Ba
Phẩm “ Dược Thảo Dụ” Thứ Năm
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ma Ha Ca Diếp Hiền Thánh Tăng (17)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Ba
Phẩm “ Thọ Ký” Thứ Sáu
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh, Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Vị Lai Quang Minh Phật (18)
Nam Mô Vị Lai Danh Tướng Phật (19)
Nam Mô Vị Lai Diêm – Phù – Na – Đề - Kim – Quang Phật (20)
Nam Mô Vị Lai Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật (21)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ma Ha Ca Diếp Hiền Thánh Tăng (22)
Nam Mô Đại Mục – Kiền – Liên Hiền Thánh Tăng (23)
Nam Mô Tu – Bồ - Đề Hiền Thánh Tăng (24)
Nam Mô Đại – Ca – Chiên – Diên Hiền Thánh Tăng (25)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Ba
Phẩm “ Hoá – Thành Dụ” Thứ Bảy
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Đại Thông Trí Thắng Phật (26)
Nam Mô Đông Phương Thế Giới A Súc Phật (27)
Nam Mô Đông Phương Thế Giới Tu Di Đảnh Phật (28)
Nam Mô Phương Đông Nam Thế Giới Sư Tử Âm Phật (29)
Nam Mô Phương Đông Nam Thế Giới Sư Tử Tướng Phật (30)
Nam Mô Nam Phương Thế Giới Hư Không Trụ Phật (31)
Nam Mô Nam Phương Thế Giới Thường Diệt Phật (32)
Nam Mô Phương Tây Nam Thế Giới Đế Tướng Phật (33)
Nam Mô Phương Tây Nam Thế Giới Phạm Tướng Phật (34)
Nam Mô Tây Phương Thế Giới A Di Đà Phật (35)
Nam Mô Tây Phương Thế Giới Độ - Nhứt – Thiết – Thế - Gian – Khổ - Não Phật (36)
Nam Mô Tây Bắc Thế Giới Đa – Ma – La – Bạt – Chiên – Đàn – Hương – Thần – Thông Phật (37)
Nam Mô Tây Bắc Thế Giới Tu – Di – Tướng Phật (38)
Nam Mô Bắc Phương Thế Giới Vân – Tự - Tại Phật (39)
Nam Mô Bắc Phương Thế Giới Vân – Tự - Tại – Vương Phật (40)
Nam Mô Phương Đông Bắc Thế Giới Hoại Nhứt Thiết Thế Gian Bố Uý Phật (41)
Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (42)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Mười Sáu Sa Di Bồ Tát (43)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Tư
Phẩm “Ngũ – Bá – Đệ - Tử Thọ - Ký” Thứ Tám
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Vị Lai Pháp Minh Phật (44)
Nam Mô Vị Lai Phổ Minh Phật (45)
Nam Mô Vị Lai Năm Trăm Vị A La Hán Thành Phật Đồng Hiệu Phổ Minh Phật (46)) (Năm trăm lạy)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Mãn Từ Tử Hiền Thánh Tăng (47)
Nam Mô Đại Ca Diếp Hiền Thánh Tăng (48)
Nam Mô Kiều – Trần – Như Hiền Thánh Tăng (49)
Nam Mô Một Nghìn Hai Trăm Vị Hiền Thánh Tăng (50) (Một nghìn hai trăm lạy)
Nam Mô Năm Trăm Vị A La Hán Hiền Thánh Tăng (51) (Năm trăm lạy)
Nam Mô Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp Hiền Thánh Tăng (52)
Nam Mô Dà Gia Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Na Đề Ca Diếp Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ca Lưu Đà - Di Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ưu Đà Di Hiền Thánh Tăng
Nam Mô A Nậu Lâu Đà Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Ly Bà Đa Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Kiếp Tân Na Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Bạc Câu La Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Châu Đà Tá Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Dà Đà Hiền Thánh Tăng
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Tư
Phẩm “ Thọ Học Vô – Học Nhơn Ký” Thứ Chín
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Vị Lai Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Phật (53)
Nam Mô Vị Lai Đạo Thất Bửu Hoa Phật (54)
Nam Mô Vị Lai Hai Ngàn Vị Phật Đồng Một Hiệu Bửu Tướng Phật (55) (Hai nghìn lạy)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô A Nan Hiền Thánh Tăng (56)
Nam Mô La Hầu La Hiền Thánh Tăng (57)
Nam Mô Hai Ngàn Vị Bực Hữu Học Cùng Vô Học Hiền Thánh Tăng (58)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Tư
Phẩm “Pháp Sư” Thứ Mười
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh, Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Dược Vương Bồ Tát. (59)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Tư
Phẩm “Hiện Bảo Tháp” Thứ Mười Một
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Đa Bửu Phật (60)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát (61)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Tư
Phẩm “ Đề - Bà – Đạt – Đa” Thứ Mười Hai
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh, Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Đa Bảo Phật (62)
Nam Mô Vị Lai Thiên Vương Phật (63)
Nam Mô Long Nữ Phật (64)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Trí Tích Bồ Tát (65)
Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (66)
Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng (67)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Tư
Phẩm “ Trì” Thứ Mười Ba
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh, Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Vị Lai Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật (68)
Nam Mô Vị Lai Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Phật (69)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Dược Vương Bồ Tát (70)
Nam Mô Đại Nhạo Thuyết Bồ Tát (71)
Nam Mô Sáu Nghìn Bồ Tát Tuần Tự Thọ Ký Đặng Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (72) (Sáu nghìn lạy)
Nam Mô Tám Mươi Muôn Ức Na Do Tha Vị Đại Bồ Tát (73)
Nam Mô Tám Trăm Vị A La Hán Hiền Thánh Tăng (74) (Tám trăm lạy)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Năm
Phẩm “An Lạc Hạnh” Thứ Mười Bốn
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (75)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Năm
Phẩm “Tùng Địa Dũng Xuất” Thứ Mười Lăm
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Vô Lượng Nghìn Muôn Ức Hoá Thân Thích Ca Mâu Ni Phật (76)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát (77)
Nam Mô Thượng Hạnh Bồ Tát (78)
Nam Mô Vô Biên Hạnh Bồ Tát
Nam Mô Tịnh Hạnh Bồ Tát
Nam Mô An Lập Hạnh Bồ Tát
Nam Mô A Dật Đa Bồ Tát (79)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Năm
Phẩm “Như – Lai Thọ - Lượng” Thứ Mười Sáu
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh, Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Nhiên Đăng Phật (80)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát (81)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Năm
Phẩm “Phân – Biệt Công – Đức” Thứ Mười Bảy
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Đa – Bảo Phật (82)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát (83)
Nam Mô A Dật Đa Bồ Tát (84)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Sáu
Phẩm “Tuỳ Hỷ Công – Đức” Thứ Mười Tám
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát (85)
Nam Mô A Dật Đa Bồ Tát (86)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Sáu
Phẩm “Pháp Sư Công Đức” Thứ Mười Chín
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát (87)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Sáu
Phẩm “Thường Bát Khinh Bồ Tát” Thứ Hai Mươi
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Oai Âm Vương Phật (88)
Nam Mô Quá Khứ Hai Muôn Ức Đồng Hiệu Oai Âm Vương Phật (89) (20 nghìn tỷ lạy)
Nam Mô Hai Nghìn Ức Đồng Hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật (90) (200 tỷ lạy)
Nam Mô Hai Nghìn Ức Đồng Hiệu Vân Tự Tại Đăng Vương Phật (91) (200 tỷ lạy)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Đắc Đại Thế Bồ Tát (92)
Nam Mô Thường Bất Khinh Bồ Tát (93)
Nam Mô Bạt Đà La Bồ Tát Cùng Năm Trăm Vị Bồ Tát (94) (Năm trăm lẻ một lạy)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Sáu
Phẩm “Như – Lai Thần – Lực” Thứ Hai Mươi Mốt
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Tăng
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Sáu
Phẩm “Chúc – Luỵ” Thứ Hai Mươi Hai
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Mười Phương Hoá Thân Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (95)
Nam Mô Quá Khứ Đa Bảo Phật (96)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng (97)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Sáu
Phẩm “Dược – Vương Bồ - Tát Bổn – Sự” Thứ Hai Mươi Ba
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Phật (98)
Nam Mô Quá Khứ Đa Bảo Phật (99)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Dược Vương Bồ Tát (100)
Nam Mô Tú Vương Hoa Bồ Tát (101)
Nam Mô Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát (102)
Nam Mô Tám Mươi Ức Đại Bồ Tát
Nam Mô Hai Mươi Hằng Hà Sa Thanh Văn Hiền Thánh Tăng
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Bảy
Phẩm “Diệu – Âm Bồ Tát” Thứ Hai Mươi Bốn
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật (103)
Nam Mô Quá Khứ Đa Bảo Phật (104)
Nam Mô Quá Khứ Vân Lôi Âm Vương Phật (105)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Tăng
Nam Mô Diệu Âm Bồ Tát (106)
Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát (107)
Nam Mô Dược Vương Bồ Tát
Nam Mô Dõng Thí Bồ Tát (108)
Nam Mô Tú Vương Hoa Bồ Tát
Nam Mô Thượng Hạnh Ý Bồ Tát
Nam Mô Trang Nghiêm Vương Bồ Tát (109)
Nam Mô Dược Thượng Bồ Tát
Nam Mô Tám Muôn Bốn Nghìn Bồ Tát Cùng Đến Cõi Ta Bà Với Ngài Diệu Âm Bồ Tát (110) (Tám mươi bốn nghìn lạy)
Nam Mô Hoa Đức Bồ Tát (111)
Nam Mô Đắc Cần Tinh Tấn Lực Bồ Tát (112)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Bảy
Phẩm “Quán – Thế - Âm Bồ - Tát Phổ Môn” Thứ Hai Mươi Lăm
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát (113)
Nam Mô Vô Tận Ý Bồ Tát (114)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Bảy
Phẩm “Đà – La – Ni” Thứ Hai Mươi Sáu
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Tăng
Nam Mô Dược Vương Bồ Tát (115)
Nam Mô Dõng Thí Bồ Tát (116)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Bảy
Phẩm “Diệu – Trang – Nghiêm Vương Bổn – Sự” Thứ Hai Mươi Bảy
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Quá Khứ Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Phật (117)
Nam Mô Vị Lai Ta La Thọ Vương Phật (118)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Tăng
Nam Mô Tịnh Tạng Bồ Tát
Nam Mô Tịnh Nhãn Bồ Tát (119)
Nam Mô Hoa Đức Bồ Tát (200)
Nam Mô Quang Chiếu Trang Nghiêm Tướng Bồ Tát (201)
Nam Mô Dược Vương Bồ Tát
Nam Mô Dược Thượng Bồ Tát (202)
ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT TÔN PHÁP BỒ TÁT TĂNG
TRONG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Quyển Thứ Bảy
Phẩm “Phổ - Hiền Bồ - Tát Khuyến Phát” Thứ Hai Mươi Tám
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Chư Phật
Nam Mô Ta Bà Thuyết Kinh Giáo Chủ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Bảo Oai Đức Thượng Vương Phật (203)
Nam Mô Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Tôn Pháp
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Quá Khứ Hiện Tại Vị Lai Vô Lượng Bồ Tát Tăng
Nam Mô Di Lặc Bồ Tát (204)
Nam Mô Phổ Hiền Bồ Tát (205)
Nam Mô Xá Lợi Phất Hiền Thánh Tăng (206)
MA HA BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH
Quán Tự Tại Bồ tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng: bất sanh, bất diệt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp; vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới; vô vô minh, diệc vô vô minh tận; nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết bàn.
Tam thế chư Phật y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc a nậu Đa la tam miệu tam Bồ đề.
Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị Vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ chơn thiệt bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: “Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha.” (3 lần)
VÃNG SANH QUYẾT ĐỊNH CHƠN NGÔN
Nam mô A di đa bà dạ, đa tha già đa dạ, đa điệt dạ tha. A di rị đô bà tỳ, a di rị đa, tất đam bà tỳ. A di rị đa, tỳ ca lan đế. A di rị đa, tỳ ca lan đa, già di nị, già già na, chỉ đa ca lệ ta bà ha. (3 lần)
Khể thủ Tây phương An lạc quốc
Tiếp dẫn chúng sanh đại đạo sư
Ngã kim phát nguyện nguyện vãng sanh
Duy nguyện từ bi ai nhiếp thọ.
Ngã kim phổ vị tứ ân tam hữu
Cập pháp giới chúng sanh cầu ư chư Phật
Nhứt thừa Vô thượng Bồ đề đạo cố,
Chuyên tâm trì niệm A Di Đà Phật,
Vạn đức hồng danh kỳ sanh Tịnh độ.
Duy nguyện Từ Phụ A Di Đà Phật,
Ai lân nhiếp thọ từ bi gia hộ.
A Di Đà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân.
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu di,
Hám mục trừng thanh tứ đại hải.
Quang Trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng sanh,
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật
Nam Mô A Di Đà Phật (30 lần)
Nam mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ tát (3 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ tát (3 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ tát (3 lần)
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ tát (3 lần)
SÁM NGUYỆN
Đệ tử chúng đẳng, hiện thị sanh tử phàm phu, tội chướng thâm trọng, luân hồi lục đạo, khổ bất khả ngôn; kim ngộ tri thức, đắc văn A Di Đà danh hiệu, bổn nguyện công đức, nhứt tâm xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh, nguyện Phật từ bi bất xả, ai lân nhiếp thọ, đệ tử chúng đẳng, bất thức Phật thân, tướng hảo quang minh, nguyện Phật thị hiện, linh ngã đắc kiến cập kiến Quán Âm Thế Chí chư Bồ tát chúng, bỉ thế giới trung, thanh tịnh trang nghiêm, quang minh diệu tướng đẳng, linh ngã liễu liễu đắc kiến, A Di Đà Phật.
Ngã kim trì niệm A Di Đà
Tức phát Bồ đề quảng đại nguyện:
Nguyện ngã định huệ tốc viên minh
Nguyện ngã công đức giai thành tựu
Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm
Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.
Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham sân si
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh
Nhứt thiết ngã kim giai sám hối.
Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừ nhứt thiết chư chướng ngại
Diện kiến ngã Phật A Di Đà
Tức đắc vãng sanh Cực Lạc quốc.
Ngã ký vãng sanh Cực Lạc dĩ
Hiện tiền thành tựu thử đại nguyện
Nhứt thiết viên mãn tận vô dư
Lợi lạc nhứt thiết chúng sanh giới.
Ngã Phật chúng hội hàm thanh tịnh,
Ngã thời ư thắng liên hoa sanh
Thân đỗ Như Lai Vô Lượng Quang
Hiện tiền thọ ngã Bồ đề ký.
Mong ngã Như Lai thọ ký dĩ
Hóa thân vô số bá cu chi
Trí lực quảng đại biến thập phương
Phổ lợi nhứt thiết chúng sanh giới
Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ.
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,
Phật đạo Vô thượng thệ nguyện thành.
Nguyện sanh Tây Phương Tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh,
Bất thối Bồ tát vi bạn lữ.
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ.
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát Bồ đề tâm,
Tận thử nhứt báo thân,
Đồng sanh Cực Lạc Quốc,
Tận thử nhứt báo thân
Đồng sanh An Dưỡng Quốc.
THẦN CHÚ DƯỢC XOA
Trời, A - tu - la, Dạ xoa thảy
Đến nghe pháp đó nên chí tâm
Ủng hộ Phật pháp khiến thường còn
Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy.
Bao nhiêu người nghe đến chốn này
Hoặc trên đất liền hoặc hư không
Thường với người đời sanh lòng từ.
Ngày đêm tự mình nương pháp ở.
Nguyện các thế giới thường an ổn
Vô viên phước trí lợi quần sanh
Bao nhiêu tội chướng thảy tiêu trừ
Xa lìa các khổ về viên tịch.
Hằng dùng giới hương xoa vóc sáng
Thường trì định phục để giúp thân
Hoa mầu bồ đề khắp trang nghiêm
Tuỳ theo chỗ ở thường an lạc.
Nam mô Hộ Pháp Vi Đà Tôn Thiên Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)
HỒI HƯỚNG
Phúng kinh công-đức thù thắng hạnh,
Vô-biên thắng phước giai hồi-hướng,
Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh
Tốc vãng Vô-lượng-Quang Phật sát.
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não,
Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu,
Phổ nguyện tội-chướng tất tiêu-trừ,
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo.
Nguyện sanh Tây-phương tịnh độ trung,
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu,
Hoa khai kiến Phật ngộ vô-sanh,
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ.
PHỤC NGUYỆN
Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật Liên Tòa Chứng Minh.
Phục Nguyện Thượng Chúc Phật Nhật Tăng Huy Pháp Luân Thường Chuyển, Phong Điều Vũ Thuận, Quốc Thái Dân An, Thế Giới Hòa Bình Chúng Sanh An Lạc.
Chúng Con Nguyện Đem Công Đức Này Hồi Hướng Trang Nghiêm Tây Phương Phật Tịnh Độ, Trên Đền Bốn Ơn Nặng, Dưới Cứu Khổ Ba Đường, Xin Hồi Hướng Oan Gia Trái Chủ Trong Nhiều Đời Nhiều Kiếp, Cũng Như Hiện Tại, Hữu Hình Và Vô Hình, Nếu Có Ai Thấy Nghe Điều Phát Tâm Bồ Đề, Hết Một Báo Thân Này Sanh Qua Cõi Cực Lạc.
Chúng Con Nguyện Cầu Đức Phật A Di Đà Thuỳ Từ Chấn Tích Quang Lâm Phóng Ngọc Hào Quang Gia Hộ Cho Tất Cả Chúng Con Biết Trước Giờ Lâm Chung, Thân Không Tật Bệnh Tâm Không Hôn Mê, Nhất Tâm Niệm Phật. Phật Và Thánh Chúng Tay Cầm Đài Vàng, Tiếp Dẫn Chúng Con Vãng Sanh Về Tây Phương Cực Lạc.
Chúng Con Nguyện Cầu Đức Quán Thế Âm Bồ Tát Thuỳ Từ Chấn Tích Quang Lâm, Gia Hộ Cho Chúng Con Cùng Tất Cả Chúng Sanh, Thân Tâm Thường An Lạc, Tật Bệnh Tiêu Trừ, Căn Lành Tăng Trưởng, Phước Huệ Trang Nghiêm. Xuân Đa Các Khánh, Hạ Bảo Bình An, Thu Tống Tam Tai, Đông Nghinh Bách Phước, Một Hậu Đắc Kiến Phật A Di Đà Được Ngài Thọ Ký.
Chúng Con Nguyện Cầu Đức Phật A Di Đà, Thị Từ Chấn Tích Quang Lâm, Phóng Ngọc Hào Quang, Tiếp Dẫn Chư Hương Linh, Vong Linh, Cửu Huyền Thất Tổ, Thập Nhị Loại Cô Hồn, Ngạ Quỷ Hà Xa, Hữu Vị Vô Danh, Hữu Danh Vô Vị, Nam Nữ Thương Vong Lai Đáo Phật Tiền, Thính Pháp Văn Kinh, Tóc Thoát Mê Đồ Siêu Sanh Tịnh Độ.
Phổ Nguyện Âm Siêu Dương Thới , Pháp Giới Chúng Sanh, Tình Dữ Vô Tình, Đồng Sanh Cực lạc, Đồng Kiến Di Đà, Đồng ngộ Vô Sanh, Đồng Thành Phật Đạo.
TAM TỰ QUY-Y
Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí-tuệ như hải. (1 lạy)
Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống lý đại-chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy)
Nguyện đem công đức này
Hướng về khắp tất cả
Đệ tử và chúng sanh
Đều trọn thành Phật đạo.
PHẦN CHÚ THÍCH VÀ GHI CHÚ CỦA CÁC PHẨM
1. Chú Thích Phẩm: “Tựa” Thứ Nhất
(1) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 38: Các Thiện nam tử! Như vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp về trước. Bấy giờ có, Đức Phật hiệu Nhựt – Nguyệt Đăng – Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế - Tôn, diễn nói chánh pháp…
(2) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 39: Kế lại có Đức Phật cũng hiệu Nhựt – Nguyệt Đăng Minh, lại có Đức Phật cũng hiệu Nhựt – Nguyệt Đăng Minh. Như thế đến hai muôn Đức Phật đều đồng một tên hiệu Nhựt – Nguyệt Đăng – Minh, lại cùng đồng một họ, họ Phả - La – Đoạ.
(3) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 42: Khi đó có vị Bồ tát, tên Đức – Tạng, Đức Phật Nhựt – Nguyệt Đăng – Minh liền thọ ký cho, bảo các Tỳ kheo rằng: “Ông Đức – Tạng Bồ tát này kế đây sẽ thành Phật hiệu là Tịnh – Thân Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng Chánh giác”.
(4) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 43: Các vị Vương tử đó cúng dường vô lượng trăm nghìn muôn ức Đức Phật đều thành Phật đạo. Vị thành Phật rốt sau hết, hiệu là Nhiên – Đăng.
(5) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 43: Các vị Vương tử đó cúng dường vô lượng trăm nghìn muôn ức Đức Phật đều thành Phật đạo. Vị thành Phật rốt sau hết, hiệu là Nhiên – Đăng.
(6) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 50 – 51: Diệu – Quang Pháp sư đó
Có một người để tử
Tâm thường ưu biếng trễ
Tham ưa nơi danh lợi…
Nên gọi là Cầu – danh
Cũng tu các nghiệp lành
Đặng thấy vô số Phật, …
Nay gặp đấng Thích – Ca
Sau đây sẽ thành Phật
Hiệu rằng: Phật Di – Lặc
Rộng độ hằng chúng sanh
Số đông đến vô lượng.
(7) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 20: Bực đại Bồ tát tám muôn người đều không thối chuyển ở nơi đạo Vô thượng Chánh Đẳng Chánh giác…
(8) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 41: Bấy giờ Đức Nhựt – Nguyệt Đăng – Minh từ trong chánh định mà dậy, vì Diệu – Quang Bồ Tát nói kinh đại – thừa tên “ Diệu Pháp Liên Hoa Giáo Bồ tát Pháp Phật sở Hộ - Niệm”, trải qua sáu mươi tiểu kiếp chẳng rời chỗ ngồi.
Ghi chú: Ngài Diệu Quang Bồ Tát chính là Ngài Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
(9) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 42: Khi đó có vị Bồ tát, tên Đức – Tạng, Đức Phật Nhựt – Nguyệt Đăng – Minh liền thọ ký cho, bảo các Tỳ kheo rằng: “Ông Đức – Tạng Bồ tát này kế đây sẽ thành Phật hiệu là Tịnh – Thân Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng Chánh giác”.
(10) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo tr 19: Tôi nghe như thế này: một thuở nọ đức Phật ở trong núi Kỳ - Xà – Quật, nơi thành Vương – Xá cùng chúng đại Tỳ Kheo một muôn hai nghìn người câu hội. Các vị đó đều là bậc A – La – Hán, các lậu đã hết…
Ghi chú: Hai Muôn Đức Phật Cùng Họ Phả - La Đoạ, Đồng Hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật = 20.000 (Hai Mươi Nghìn) Đức Phật Cùng Họ Phả - La Đoạ, Đồng Hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh Phật
2. Chú Thích Phẩm: “Phương Tiện” Thứ Hai
(11) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 58: Khi đó trong chúng có hàng Thanh văn lậu tận A la hán, ngài A – Nhã – Kiều – Trần Như v.v…
3. Chú Thích Phẩm “ Thí Dụ” Thứ Ba
(12) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 106: Xá Lợi Phất! Ông đến đời vị lai, quá vô lượng vô biên bất khả tư nghị kiếp, cúng dường bao nhiêu nghìn muôn ức Phật, phụng trì chánh pháp đầy đủ đạo tu hành của Bồ tát, sẽ thành Phật hiệu là Hoa – Quang Như – Lai…
(13) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 108: Đức Hoa – Quang Như – Lai quá mười hai tiểu kiếp thọ ký đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác cho Kiên – Mãn Bồ tát mà bảo các Tỳ kheo: Ông Kiên – Mãn Bồ tát này kế đây sẽ thành Phật hiệu là Hoa – Túc An – Hành Như – Lai …
(14) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 108: Mãn Bồ tát mà bảo các Tỳ kheo: Ông Kiên – Mãn Bồ tát này kế đây sẽ thành Phật hiệu là Hoa – Túc An – Hành Như – Lai …
(15) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 118: Phật bảo ngài Xá – Lợi – Phất: “hay thay! Hay thay!...”
4. Chú Thích Phẩm: “Tín Giải” Thứ Tư
(16) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 154: Lúc bấy giờ, các Ngài Huệ - Mạng Tu – Bồ - Đề, Đại Ca – Chiên – Diên, Đại Ca – Diếp, Đại Mục – Kiền – Liên,…
5. Chú Thích Phẩm: “Dược Thảo Dụ” Thứ Năm
(17) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 187: Ca Diếp nên nên biết! Đức Như – Lai là vua của các pháp ….
6. Chú Thích Phẩm: “Thọ Ký” Thứ Sáu
(18) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 202: “Ông Ma – Ha Ca – Diếp, … ở nơi thân rốt sau đặng thành Phật hiệu là Quang – Minh Như – Lai …”
(19) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 207: “Ông Tu – Bồ - Đề đây …, ở thân rốt sau đặng thành Phật hiệu: Danh Tướng Như – Lai, …”
(20) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 210 - 211 … ông Đại – Ca – Chiên – Diên nầy …, đủ đạo Bồ tát sẽ đặng làm Phật hiệu Diêm – Phù – Na – Đề - Kim – Quang Như – Lai …”
(21) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 213 – 214: “… ông Đại Mục Kiền Liên đây …, rồi sẽ đặng thành Phật hiệu: Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Như – Lai …”
(22) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 202: “Ông Ma – Ha Ca – Diếp, đệ tử của Ta, ở đời vị lai …”
(23) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 213: “Ta nay nói với các ông, ông Đại Mục Kiền Liên đây sẽ dùng các món đồ cúng, …”
(24) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 207: “Ông Tu – Bồ - Đề đây đến đời vị lai …”
(25) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 210: “Ta nay nói với các ông, ông Đại – Ca – Chiên – Diên này ở đời sẽ tới, …”
7. Chú Thích Phẩm: “Hoá Thành Dụ” Thứ Bảy
(26) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 215: “Thuở quá khứ vô lượng vô biên bất khả tư nghị a tăng kỳ kiếp đã qua, lúc bấy giờ có Đức Phật hiệu Đại Thông Trí Thắng Như – Lai, …”
(27) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 244: Hai vị Sa di làm Phật ở phương Đông: Vị thứ nhất tên là A Súc ở nước hoan hỷ…
(28) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 244: Hai vị Sa di làm Phật ở phương Đông: …, vị thứ hai tên là Tu Di Đảnh.
(29) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 244 – 245: Hai vị làm Phật ở phương Đông nam: Vị thứ nhứt tên là Sư Tử Âm.
(30) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: …, vị thứ hai tên là Sư Tử Tướng.
(31) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Nam: Vị thứ nhứt tên là Hư Không Trụ.
(32) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: …vị thứ hai tên là Thường Diệt.
(33) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Tây nam: Vị thứ nhứt tên là Đế Tướng.
(34) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Tây nam: …, vị thứ hai tên là Phạm Tướng.
(35) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Tây: Vị thứ nhứt tên là A Di Đà.
(36) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Tây: …, vị thứ hai tên là Độ - Nhứt – Thiết - Thế - Gian – Khổ - Não.
(37) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Tây Bắc: Vị thứ nhứt tên là Đa – Ma – La – Bạt – Chiên – Đàn – Hương – Thần – Thông.
(38) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Tây Bắc: …, vị thứ hai tên là Tu – Di – Tướng.
(39) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Bắc: Vị thứ nhứt tên là Vân – Tự - Tại.
(40) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Hai vị làm Phật ở phương Bắc: …, vị thứ hai tên là: Vân – Tự - Tại – Vương.
(41) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Một vị làm Phật ở phương Đông – bắc hiệu Hoại Nhứt Thiết Thế Gian Bố Uý.
(42) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 245: Vị thứ mười sáu, chính ta là Thích – Ca – Mâu – Ni Phật ở cõi Ta bà thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(43) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 243: “Mười sáu vị Bồ tát Sa di này rất là ít có, các căn thông lẹ trí tuệ sáng láng, …”
8. Chú Thích Phẩm: “Ngũ – Bá – Đệ - Tử Thọ - Ký” Thứ Tám
(44) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 270: Qua vô lượng kiếp sau, ông (Ngài Mãn Từ Tử cũng chính là Ngài Phú Lâu Na) sẽ ở nơi cõi này thành Vô Lượng Chánh đẳng Chánh giác, hiệu là: Pháp Minh Như – Lai…
(45) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 276: Trong chúng đó, đệ tử lớn của ta là Kiều – Trần – Như Tỳ kheo, sẽ cúng dường sáu muôn hai nghìn ức Đức Phật, vậy sau đặng thành Phật hiệu là Phổ Minh Như – Lai…
(46) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 276 – 277: Năm trăm vị A la hán; Ông Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Ông Dà Gia Ca Diếp, ông Na Đề Ca Diếp v.v… đều sẽ đặng đạo Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác, đều đồng một hiệu là Phổ Minh.
(47)HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 267: Lúc bấy giờ, Ngài Mãn Từ Tử từ nơi Đức Phật nghe trí tuệ phương tiện tuỳ cơ nghi nói pháp như thế…
(48) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 276: Đức Phật biết tâm niệm của các vị đó nên nói với ngài Đại Ca Diếp: “Một nghìn hai trăm vị A La hán đó, nay ta sẽ hiện tiền thứ tự mà thọ ký đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác”.
(49) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 276: Trong chúng đó, đệ tử lớn của ta là Kiều – Trần – Như Tỳ kheo, sẽ cúng dường sáu muôn hai nghìn ức Đức Phật, vậy sau đặng thành Phật hiệu là Phổ Minh Như – Lai…
(50) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 276: Bấy giờ, một nghìn hai trăm vị A la hán, bực tâm tự tại…
(51) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 276: Năm trăm vị A la hán; Ông Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Ông Dà Gia Ca Diếp, ông Na Đề Ca Diếp v.v…
(52) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 276: Năm trăm vị A la hán; Ông Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Ông Dà Gia Ca Diếp, ông Na Đề Ca Diếp v.v
Ghi chú: Các chúng Thanh Văn khác vắng mặt Đức Phật cũng thọ ký và dạy ngài Đại Ca Diếp rằng:
“Ca – Diếp! Ông đã biết
Năm trăm vị tự tại
Các chúng Thanh văn khác
Cũng sẽ làm như thế
Vị nào vắng mặt đây
Ông nên vì tuyên nói”
(HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 178 – 179)
9. Chú Thích Phẩm: “ Thọ Học Vô – Học Nhơn Ký” Thứ Chín
(53) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 285: Bấy giờ, Đức Phật bảo A Nan: “ Ông ở đời sau sẽ đặng làm Phật hiệu là Sơn Hải Huệ Tự Tại Thông Vương Như Lai.
(54) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 288 – 289: Bấy giờ, Phật bảo ông La Hầu La: “Ông ở đời sau sẽ đặng làm Phật, hiệu: Đạo Thất Bửu Hoa, Như Lai, Ứng cúng…
(55) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 290 – 291: Bấy giờ, Đức Phật – Thế Tôn thấy bực hữu học cùng vô học hai ngàn người, chí ý hoà dịu vắng lặng trong sạch, …
An Nan! Các người sẽ cúng dường các Đức Như Lai như số vi trần trong năm mươi thế giới, cung kính tôn trọng hộ trì pháp tạng. Rốt sau đồng thời ở cõi nước trong mười phương đều đặng thành Phật, đều đồng một hiệu Bửu Tướng Như Lai.
(56) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 284: Bấy giờ, ngài A Nan và ngài La Hầu La nghĩ nghư vậy: “Chúng ta tự suy nghĩ, nếu được thọ ký thời sung sướng lắm”.
(57) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 284: Bấy giờ, ngài A Nan và ngài La Hầu La nghĩ nghư vậy: “Chúng ta tự suy nghĩ, nếu được thọ ký thời sung sướng lắm”.
(58) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 290: Bấy giờ, Đức Phật – Thế Tôn thấy bực hữu học cùng vô học hai ngàn người, chí ý hoà dịu vắng lặng trong sạch…
10. Chú Thích Phẩm: “Pháp Sư” Thứ Mười
(59) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 293: Lúc bấy giờ, Đức Thế - Tôn nhơn nói với Dược Vương Bồ tát để bảo tám muôn đại sĩ rằng: Dược Vương!
11. Chú Thích Phẩm: “Hiện Bảo Tháp” Thứ Mười Một
(60) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 310: Lúc đó, Phật bảo ngài Đại Nhạo Thuyết Bồ tát: “Trong tháp báu này có toàn thân Như – Lai, thời quá khứ về trước, cách đây vô lượng nghìn muôn ức vô số cõi nước ở phương đông có nước tên Bảo Tịnh, trong nước đó có Phật hiệu là Đa Bảo, …
(61) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 311: Bấy giờ ngài Đại Nhạo – Thuyết Bồ tát do sức thần của Đức Như – Lai mà bạch Phật rằng: “Bạch Thế - Tôn!…
Ghi chú: Trong phẩm nầy từ trang 312 đến 315 chư Phật trong mười phương đều sai các vị Thị Giả Bồ Tát đến thăm hỏi Đức Phật Thích Ca và Đức Phật Đa Bảo. Lại thêm Đức Phật Thích Ca đã hợp phân thân Phật Ngài đang hoá độ và có các vị Bồ tát thị giả và vô lượng chư Bồ Tát khác.
12. Chú Thích Phẩm :“ Đề - Bà – Đạt – Đa” Thứ Mười Hai
(62) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 333: Bấy giờ, ở hạ phương vị Bồ tát theo hầu Đức Đa Bảo Như – Lai tên là Trí Tích bạch với Đức Đa Bảo Phật nên trở về bổn quốc …
(63) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 331: Phật bảo hàng tứ chúng rằng: “ Qua vô lượng kiếp về sau, ông Đề Bà Đạt Đa sẽ đặng thành Phật hiệu là Thiên Vương Như – Lai, …
(64) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 339: Khi ấy trong cõi Ta Bà hàng Bồ tát Thanh văn, Trời, rồng, bát bộ, nhơn cùng phi nhơn đều thấy Long Nữ kia thành Phật khắp vì hằng nhơn thiên trong hội nói Pháp.
(65) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 333: Bấy giờ, ở hạ phương vị Bồ tát theo hầu Đức Đa Bảo Như – Lai tên là Trí Tích bạch với Đức Đa Bảo Phật nên trở về bổn quốc …
(66) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 333: Lúc đó ngài Văn Thù Sư Lợi ngồi hoa sen ngìn cánh lớn như bánh xe, …
(67) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 339: Trí Tích Bồ tát và ngài Xá – Lợi Phất tất cả trong chúng hội yên lặng mà tin nhận đó.
Ghi chú: Trong phầm này ở trăng 334 có nói rằng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đã hoá độ vô lượng Thanh Văn chứng thành vô lượng Bồ Tát từ nơi cung rồng Ta Kiệt La: “ Ngài Văn Thù Sư Lợi nói: Số đó vô lượng không thể tính kể, chẳng phải miệng nói được, chẳng phải tâm lường được…”
Lại tiếp ở trang 339 khi Long Nữ Thành Phật, ngài đã hoá độ “vô lượng chúng sanh nghe pháp tỏ ngộ đặng bực Bất thối chuyển, vô lượng chúng sanh đặng lãnh lời thọ ký thành Phật…, cõi Ta bà ba nghìn chúng sanh trụ bực Bất thối, ba ngìn chúng sanh phát lòng Bồ đề mà đăng lãnh lời thọ ký.”
13. Chú Thích Phẩm: “Trì” Thứ Mười Ba
(68) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 341 – 342: Kiều Đàm Di! ….Ngươi lần lần đủ đạo hạnh Bồ tát như thế sẽ đặng thành Phật hiệu là Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Như – Lai…
(69) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 342 – 343: Phật bảo bà Gia Thâu Đà la: “Ngươi ở đời sau … ở trong trong cõi Thiện Quốc sẽ đặng thành Phật hiệu là Cụ Túc Thiên Vạn Quang Tướng Như – Lai.
(70) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 340: Lúc bấy giờ, ngài Dược Vương đại Bồ tát và ngài Đại Nhạo Thuyết Bồ tát Ma ha tát …
(71) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 340: Lúc bấy giờ, ngài Dược Vương đại Bồ tát và ngài Đại Nhạo Thuyết Bồ tát Ma ha tát …
(72) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 342: Kiều Đàm Di! Đức Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Phật đó và sáu nghìn Bồ tát tuần tự thọ ký đặng đạo Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.
(73) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 343: Bấy giờ, Đức Thế - Tôn nhìn tám mươi muôn ức na do tha vị đại Bồ tát, …
(74) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 340: Lúc đó, trong chúng có năm trăm vị A La Hán đã đặng thọ ký…
Ghi chú:
Trong phẩm “Trì” thứ 13 này đức Phật có nhắc đến hai Thánh Tỳ Kheo Ni là Kiều Đàm Di và Gia Thâu Đà La và đã được Đức Phật thọ ký. Tất cả tỷ kheo ni và hàng Phật tử cần lễ lạy hai Ngài:
Nam Mô Kiều Đàm Di Tỳ Kheo Ni Hiền Thánh Tăng
Nam Mô Gia Thâu Đà La Tỳ Kheo Ni Hiền Thánh Tăng
14. Chú Thích Phẩm: “An Lạc Hạnh” Thứ Mười Bốn
(75) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 355: Lúc bấy giờ, ngài Văn Thù Sư Lợi đại Bồ tát bạch Phật rằng: …
15. Chú Thích Phẩm: “Tùng Địa Dũng Xuất” Thứ Mười Lăm
(76) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 391: Khi ấy các vị Phật của Đức Thích – Ca Mâu – Ni phân thân, từ vô lượng nghìn muôn ức cõi nước …
(77) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 387: Bấy giờ, ngài Di – Lặc Bồ tát cùng tám nghìn hằng hà sa các chúng Bồ tát …
(78) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 385: 1. Thượng Hạnh 2. Vô Biên Hạnh. 3. Tịnh Hạnh 4. An Lập Hạnh. Bốn vị Bồ tát này là bực thượng thủ Xướng đạo sư trong chúng đó.
(79) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 392: Bấy giờ, Đức Thích – Ca Mâu – Ni Phật bảo ngài Di – Lặc Bồ Tát: “ Hay thay! Hay thay! A Dật Đa”
Ghi chú:
Trong phẩm này ở trang 382 có hai đoạn nói về số lượng chư Đại Bồ Tát rất đông: “1. Lúc bấy giờ, các vị Đại Bồ Tát ở cõi nước phương khác đông hơn số cát của tám sông Hằng… chắp tay mà bạch Phật rằng: …” hoặc đoạn: “ Vì cõi Ta bà của ta tự có chúng đại Bồ Tát số đông bằng số cát của sáu muôn sông Hằng.” Sáu muôn sông Hằng = 60.000 số cát ở sông Hằng, con sông lớn nhất Ấn Độ.
Hoặc ở trang 387 ở đoạn: “6. Bấy giờ, ngài Di – Lặc Bồ tát cùng tám nghìn hằng hà sa các chúng Bồ tát đều nghĩ rằng: …”
16. Chú Thích Phẩm: “Như – Lai Thọ - Lượng” Thứ Mười Sáu
(80) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 404: Các thiện nam tử! Nơi chặng giữa đó ta nói Phật Nhiên Đăng v.v…
(81) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 402: Lúc đó, đại chúng Bồ tát, ngài Di – Lặc làm đầu, …
17. Chú Thích Phẩm: “Phân – Biệt Công – Đức” Thứ Mười Bảy
(82) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 418: và rải Đức Thích – Ca Mâu – Ni Phật cùng Đức Đa Bửu Phật …
(83) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 416: Khi đó, Đức Thế - Tôn bảo ngài Di – Lặc đại Bồ tát …
(84) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 430: A Dật Đa! Nếu sau khi ta diệt độ …
Ghi chú:
1.Trong phẩm nầy từ trang 416 – 417 đức Phật đã mô tả đến vô lượng chư đại Bồ Tát: “Lại có đại Bồ tát nghìn lần gấp bội đặng môn “Văn trì đà la ni”. Lại có một thế giới vi trần số đại Bồ tát đặng “Nhạo thuyết vô ngại biện tài” …
2.Ngài A Dật Đa Bồ Tát cũng chính là Bồ Tát Di Lặc
18. Chú Thích Phẩm: ““Tuỳ Hỷ Công – Đức” Thứ Mười Tám
(85) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 443: Lúc bấy giờ, Ngài Di – Lặc Đại Bồ tát bạch Phật rằng: …
(86) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 444: A Dật Đa! Công đức tuỳ hỷ của thiện nam tử, thiện nữ nhơn thứ năm mươi đó, ta nay nói, …
19. Chú Thích Phẩm: “Pháp Sư Công Đức” Thứ Mười Chín
(87) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 451: Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài Thường Tinh Tấn Đại Bồ tát rằng: …
20. Chú Thích Phẩm: “Thường Bất Khinh Bồ Tát” Thứ Hai Mươi
(88) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 477: Đắc Đại Thế! Đức Oai Âm Vương Phật đó sống lâu bốn mươi vạn ức na do tha hằng hà sa kiếp;
(89) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 477: Sau khi chánh pháp tượng pháp diệt hết, trong cõi nước đó lại có Phật ra đời cũng hiệu là Oai Âm Vương Như Lai, …, cứ thứ lớp như thế có hai muôn ức Đức Phật đều đồng một hiệu.
(90) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 480: Sau khi mạng chung đặng gặp hai nghìn ức Phật đều hiệu Nhựt Nguyệt Đăng Minh, …
(91) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 480: Do nhân duyên đó lại gặp hai nghìn ức Phật đồng hiệu là Vân Tự Tại Đăng Vương, …
(92) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 476: Đắc Đại Thế! Về thuở xưa quá vô lượng vô biên bất khả tư nghị,
(93) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 478: Bấy giờ, có vị Bồ tát Tỳ kheo tên Thường Bất khinh, Đắc Đại Thế vì cớ gì tên là Thường Bất Khinh?
(94) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 482: Chính là nay trong hội này bọn ông Bạt Đà Bà La năm trăm vị Bồ tát, …
Ghi chú:
1. Hai Muôn Ức Đức Phật Đồng Hiệu Oai Âm Vương = 2 * 10.000 * 100.000.000 = 20.000.000.000.000 (20 Nghìn Tỷ) Đức Oai Âm Vương Phật.
2. Hai Nghìn Ức Đức Phật Đồng Hiệu Nhựt Nguyệt Đăng Minh = 2.000 * 100.000.000 = 200.000.000.000 (200 Tỷ) Đức Nhựt Nguyệt Đăng Minh Phật.
3. Hai Nghìn Ức Đức Phật Đồng Hiệu Vân Tự Đại Đăng Vương = 2.000 * 100.000.000 = 200.000.000.000 (200 Tỷ) Đức Vân Tự Đại Đăng Vương Phật.
21. Chú Thích Phẩm: “Như – Lai Thần – Lực” Thứ Hai Mươi Mốt
Ghi chú: Trong phẩm Như – Lai Thần – Lực này trang 488 có đoạn: Lúc Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và các Đức Phật dưới cây báu hiện sức thần thông mãn trăm nghìn năm vậy sau mới hườn nhiếp tướng lưỡi,
22. Chú Thích Phẩm: “Chúc – Luỵ” Thứ Hai Mươi Hai
(95) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 497: Khi đó Thích Ca Mâu Ni Phật khiến các Đức Phật phân thân ở mười phương đến, …
(96) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 497: Phật nói lời đó rồi, vô lượng các Đức Phật phân thân ở mười phương ngồi trên toà sư tử dưới cây báu, và Phật Đa Bảo, cùng vô biên vô số đại chúng Bồ tát, bực thượng hạnh thảy, ngài Xá Lợi Phất …
(97) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 497: cùng vô biên vô số đại chúng Bồ tát, bực thượng hạnh thảy, ngài Xá Lợi Phất …
Ghi chú: Trong phẩm “Chúc Luỵ” này ở trang 497 có đoạn nói về vô lượng chư Phật: “Phật nói lời đó rồi, vô lượng các Đức Phật phân thân ở mười phương ngồi trên toà sư tử dưới cây báu, và Phật Đa Bảo, cùng vô biên vô số đại chúng Bồ tát, bực thượng hạnh thảy, ngài Xá Lợi Phất …
23. Chú Thích Phẩm: “Dược – Vương Bồ - Tát Bổn – Sự” Thứ Hai Mươi Ba
(98) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 498: “Về thuở quá khứ vô lượng hằng hà sa kiếp trước, có Phật hiệu Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Như – Lai, …
(99) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 514: Đức Đa Bảo Như Lai ở trong tháp báu, khen ngài Tú Vương Hoa Bồ tát rằng: “Hay thay! Hay thay! Tú Vương Hoa!
(100) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 498: “Thế Tôn! Ngài Dược Vương Bồ tát dạo đi nơi cõi Ta bà như thế nào?
(101) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 498: Lúc đó, Phật bảo ngài Tú Vương Hoa Bồ tát: …
(102) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 500: Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ tát đó ưa tu tập khổ hạnh, …
Ghi chú:
1. Ngài Nhứt Thiết Chúng Sanh Hỷ Kiến Bồ Tát nay chính là Dược Vương Bồ Tát.
2. Trong phẩm: “Dược – Vương Bồ - Tát Bổn Sự” này ở trang 514 có đoạn: “Lúc Đức Phật nói phẩm “Dược Vương Bồ tát Bổn sự” này, có tám muôn bốn nghìn Bồ tát đặng “Giải nhứt thiết chúng sanh ngữ ngôn đà la ni”
24. Chú Thích Phẩm: “Diệu – Âm Bồ Tát” Thứ Hai Mươi Bốn
(103) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 523: Qua khỏi số cõi đó có thế giới tên Tịnh Quang Trang Nghiêm. Nước đó có Phật hiệu: Tịnh Hoa Tú Vương Trí Như Lai, …
(104) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 528: Tức thời Đức Đa Bảo Phật bảo Bồ tát đó rằng: “Thiện nam tử đến đây! Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử muốn thấy thân của ông”.
(105) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 530: Đức Phật bảo ngài Hoa Đức Bồ tát: “Thuở quá khứ có Phật hiệu Vân Lôi Âm Vương Như Lai, …”
(106) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 524: Lúc đó, trong nước Nhứt thiết Tịnh Quang trang nghiêm có một vị Bồ tát tên là Diệu Âm,
(107) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 525: cùng để ra mắt Ngài Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử Bồ Tát, Dược Vương Bồ Tát, …
(108) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 525: cùng để ra mắt … Dõng Thí Bồ Tát, Tú Vương Hoa Bồ tát, …
(109) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 525: cùng để ra mắt … Trang Nghiêm Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát.
(110) ) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 527: “Đó là Diệu Âm Bồ tát từ cõi nước của Đức Tịnh Hoa Tú Vương Trí Phật muốn cùng tám muôn bốn nghìn Bồ tát vây quanh đến cõi Ta bà này.
(111) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 530: Lúc bấy giờ, ngài Hoa Đức Bồ tát bạch Phật rằng: Thế Tôn! Ngài Diệu Âm Bồ tát trồng cội lành gì, tu công đức gì, mà có sức thần thông như thế?”
(112) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 535: ra mắt Đức Thích Ca Mâu Ni Phật và ra mắt tháp Đức Đa Bảo Phật … Đắc Cần Tinh Tấn Lực Bồ tát…
Ghi chú:
1. Trong phẩm: “Diệu – Âm Bồ Tát” trang 523 lúc Đức Phật Tịnh Hoa Tú Vương Trí thuyết pháp: “được vô lượng vô biên đại chúng Bồ tát cung kính vây quanh, mà vì chúng nói pháp”.
2. Trong phẩm: “Diệu – Âm Bồ Tát” trang 534 có đoạn nói về số lượng Bồ tát rất đông: Lúc nói phẩm” Diệu Âm Bồ tát” nầy những Bồ tát cùng đi chung với Diệu Âm Bồ tát tám muôn bốn nghìn người đều đặng: “Hiện nhứt thiết sắc thân tam muội”. Vô lượng Bồ tát trong cõi ta bà này cũng đặng tam muội đó và Đà la ni.
25. Chú Thích Phẩm “Quán – Thế - Âm Bồ - Tát Phổ Môn” Thứ Hai Mươi Lăm
(113) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 536: “Thế Tôn! Ngài Quán Thế Âm Bồ tát do nhơn duyên gì mà tên là Quán Thế Âm?”
(114) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 536: Phật bảo ngài Vô Tận Ý Bồ tát: “Thiện nam tử!
26. Chú Thích Phẩm “Đà – La – Ni” Thứ Hai Mươi Sáu
(115) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 552: Lúc đó, ngài Dược Vương Bồ tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con nay sẽ cho người nói kinh Pháp Hoa chú đà la ni để giữ gìn đó.
(116) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 553: Lúc bấy giờ, ngài Dõng thí Bồ tát bạch Phật rằng: “Thế Tôn! Con cũng vì ủng hộ người đọc tụng thọ trì kinh Pháp Hoa mà nói chú Đà la ni.
Ghi chú:
1. Trong phẩm “Đà – La – Ni” Thứ Hai Mươi Sáu trang 552 có đoạn: “Thế Tôn! Thần chú đà la ni nầy là của sáu mươi hai ức hằng sa các Đức Phật nói.”
2. Hoặc ở trang 553 có đoạn: “Thế Tôn! Thần chú Đà la ni này của hằng hà sa các Đức Phật nói”
3. Hay ở trang 554: Thế Tôn! Thần chú Đà la ni này là của bốn mươi hai ức các Đức Phật nói.
27. Chú Thích: Phẩm “Diệu – Trang – Nghiêm Vương Bổn – Sự” Thứ Hai Mươi Bảy
(117) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 558: Về thuở xưa, cách đây vô lượng vô biên bất khả tư nghì a tăng kỳ kiếp, có Đức Phật hiệu là Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai, …
(118) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 564: Vị vua này ở trong pháp ta làm Tỳ kheo siêng rồng tu tập các món trợ Phật đạo pháp, sẽ đặng làm Phật hiệu Ta La Thọ Vương,
(119) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 563: Tịnh Nhãn Bồ tát từ lâu đã thông đạt nơi “Pháp Hoa tam muội”. Tịnh tạng Bồ tát đã từ vô lượng trăm nghìn muôn ức kiếp, thông đạt môn “Ly chư ác thú tam muội”
(200) ) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 567: Vua Diệu Trang Nghiêm đâu phải người nào lạ, nay chính là Hoa Đức Bồ tát.
(201) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 567: Bà Tịnh Đức phu nhân nay chính là Quang Chiếu Trang Nghiêm Tướng Bồ tát.
(202) ) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 568: Hai người con … sanh vào trong cung vua, nay chính là Dược Vương Bồ tát cùng Dược Thượng Bồ tát.
Ghi chú:
1. Vua Diệu Trang Nghiêm nay chính là Hoa Đức Bồ Tát. Bà Tịnh Đức phu nhân nay chính là Quang Chiếu Trang Nghiêm Tướng Bồ tát.
2. Hai người con Tịnh Tạng Bồ tát và Tịnh Nhãn Bồ tát nay chính là Dược Vương Bồ tát và Dược Thượng Bồ tát.
3. Trong phẩm “Diệu – Trang – Nghiêm Vương Bổn – Sự” này ở trang 568 có đoạn: “Dược Vương và Dược Thượng Bồ tát này thành tựu các công đức lớn như thế, đã ở chỗ vô lượng trăm nghìn muôn ức các đức Phật trồng các cội công đức, …”
28. Chú Thích: Phẩm “Phổ - Hiền Bồ - Tát Khuyến Phát” Thức Hai Mươi Tám
(203) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 569: “Thế Tôn! Con ở nơi nước của Đức Bảo Oai Đức Thượng Vương Phật…”
(204) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 574: Đức Di Lặc Bồ tát có ba mươi hai tướng chúng đại Bồ tát cùng nhau vây quanh.
(205) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 575: Ta sẽ dùng sức thần thông giữ gìn người hay thọ trì danh hiệu Phổ Hiền Bồ tát.
(206) HT. Thích Trí Tịnh: Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, nxb Tôn Giáo 2007 tr 578: Lúc Phật nói kinh này, Phổ Hiền … các vị Bồ tát, Xá Lợi Phất …
Ghi chú: Trong phẩm “Phổ - Hiền Bồ - Tát Khuyến Phát” trang 570 có đoạn: “Thế Tôn! Con ở nơi nước của Đức Bảo Oai Đức Thượng Vương Phật, xa nghe cõi Ta bà này nói kinh Pháp Hoa, nên cùng với vô lượng vô biên trăm nghìn muôn ức chúng Bồ tát đồng đến để nghe thọ.
Kính gửi đến chư hành giả: Biết được Hồng Danh Chư Phật và Bồ Tát Tăng là một phước đức rất lớn. Lại thêm phát tâm lễ lạy thọ trì nữa thì công đức càng thù thắng hơn. Đến khi đầy đủ công đức tất cả chúng ta đều gặp được chư Phật và được Ngài thọ ký. Cũng với tâm nguyện đó nên tác giả đã thành tâm biên soạn bản Pháp Hoa Hồng Danh này để Chư Hành Giả cùng thọ trì, nế có chổ nào còn thiếu sót rất mong các Ngài cùng chư hành giả góp ý để công trình Phật sự được thập phần viên mãn. Kính chúc tất cả quý hành giả luôn tin tấn an vui tu tập trong Mười Phương Pháp Giới Phổ Hiền Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nam Mô Pháp Hoa Hội Thượng Vô Lượng Chư Phật, Chư Bồ Tát Tăng thùy từ chứng minh gia hộ.
Tỳ kheo Thích Liễu Nguyên giới thiệu