Thứ Hai, 28 tháng 2, 2022
CON ĐỀ THÍNH CỦA NGÀI ĐỊA TẠNG
Danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát nghĩa là an nhẫn, bất động như đại địa, tư duy sâu xa, kín đáo.
Chúng sang tạo nghiệp vô lượng vô biên nên Ngài Địa Tạng Vương Vồ Tát cũng vô biên vô lượng miệt mài trong hành trình cứu độ.
Địa Tạng Vương là giáo chủ cõi U Minh, Ngài là vị Bồ Tát của tất cả chúng sanh khổ đau trong Địa Ngục, Ngài còn bảo vệ vong linh trẻ em và các bào thai chết yểu.
Ngoài hạnh nguyện cứu độ chúng sanh trong Địa Ngục, Địa Tạng Bồ Tát còn có hạnh cứu độ chúng sanh tâm, giúp người thờ cúng Ngài biểu lộ bản tâm sáng suốt, thanh tịnh. Chính vì vậy nên nhiều người thường thờ Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Chúng ta thường thấy tượng Địa Tạng ngồi trên một con Linh Khuyển, tên gọi là Đề Thính , đây chính là nô bộc trung thành, là thú cưỡi của Địa Tạng Vương trong suốt hành trình cứu độ chúng sanh.
Đề Thình là linh thú chỉ cần nằm mọp xuống sẽ nắm bắt hết mọi thứ trong Tam Giới, giúp Địa Tạng Vương phân biệt được thật giả, đúng sai, nghe được pháp âm của Thập Phương Chư Phật, nghe được âm thanh khốn khổ của chúng sanh nơi Địa Ngục mà hiện thân phổ độ.
Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát ngồi trên Đề Thính còn mang ý nghĩa: chúng sanh hãy cố gắng mở rộng đôi tai tâm hồn để khoan dung, kính cẩn, ôn hòa và lắng nghe trong thế giới mà chúng ta đang còn ngụp lặn trong đau khổ.
Đế Thính chính là vật cưỡi của Địa Tạng Vương Bồ Tát. LINH THÚ này cũng có khả năng lắng nghe khắp cả Tam giới: "Núi sông xã tắc, động tiên, phúc địa nơi Tứ Đại Bộ Châu".
Trong những bức tranh và tượng của Địa Tạng Vương Bồ Tát, chúng ta thường thấy dưới chân ngài phủ phục một con linh khuyển. Con vật này có một nô bộc trung thành, vừa là con vật để Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi trong suốt cuộc hành trình phổ độ chúng sinh. Con linh khuyển này có hai chiếc tai rất lợi hại, một chiếc có thể nghe được pháp âm của thập phương chư Phật, một chiếc kia thì lại có thể nghe được những lời than khổ của thập vạn chúng sinh. Vì vậy mà trong những bức tranh vẽ về Địa Tạng Vương Bồ Tát, chú chó Thiện Thính này có một tai vểnh lên, và một tai kia thì cụp xuống, trông rất ngộ nghĩnh, nhưng lại không mất phần linh hoạt của một con vật thông minh.
CON CHÓ TRẮNG THIỆN THÍNH, THƯỜNG CHẠY LON TON ĐỂ NGHE NGÓNG NHỮNG TIẾNG THAN THỞ TRONG NHỮNG CHỐN TAM ĐỒ ĐÓ LÀ ĐỊA NGỤ NGẠ QUỶ SÚC SANH, ĐỂ VỀ BÁO CÁO VÀ TRÌNH BÀY VỚI ĐỊA TẠNG VUONG BỒ TÁT, ĐỂ NGÀI CÓ THỂ THÂN CHINH ĐI ĐẾN ĐƯA ĐƯỜNG CHỈ LỐI VÀ HƯỚNG DẪN ,CỨU KHỔ CHO CÁC VONG LINH BỊ CHỊU ĐOẠ ĐÀY ĐC HẾT TỘI KHỔ, MAU GIẢI THOÁT VỀ CÕI TỊNH ĐỘ, ĐƯỢC PHẬT A DI ĐÀ NHIẾP THỌ.
MỖI KHI NGÀI ĐỊA TẠNG BỒ TÁT ĐI ĐẾN NƠI NÀO, THÌ CON CHÓ TRẮNG CŨNG CHẠY LON TON THEO HẦU ,TRỰC CHỜ ĐỂ THI HÀNH LỆNH CỦA NGÀI, KHI NGÀI NGỒI THUYẾT PHÁP CHO VONG LINH THÌ THIỆN THÍNH CŨNG LẮNG NGHE LỜI KINH TIẾNG KỆ CỦA NGÀI, VÀ TRUYỀN ĐẠT CHO NHỮNG LOÀI SÚC SINH KHÁC TRONG CÁC CÕI, QUA NHỮNG TẦN SỐ GIAO CẢM ĐẶC BIỆT. HÌNH DẠNG CON ĐỀ THÍNH RẤT OAI DUNG VÀ HÙNG MÃNH, CỦNG RẤT GẦN GŨI .
Thiện Thính hay lắng nghe, đó là bước khởi đầu trong tâm học Phật Giáo, lắng nghe được những di động của hoàn cảnh chung quanh, lắng nghe được những sự kỳ diệu trong tâm linh, và cũng lắng nghe để có thể "trên hợp cùng giác tâm của thập phương chư Phật, cùng Như Lai đồng nhất từ lực, dưới hợp cùng thập phương nhất thiết lục đạo chúng sinh , cùng chư chúng sinh đồng nhất hướng Phật".
Từ hình tượng con đề thính là con vật linh khuyển trong sử sách kinh phật ghi chép theo hầu ngài địa tạng vương bồ tát, thì ngày nay chúng ta vẫn thấy hình ảnh, những con chó thông minh, con chó nghiệp vụ, là trợ thủ đắc lực giúp cho công an, cảnh sát tìm ra manh mối những thủ phạm trong các vụ trọng án, nó có thể đánh hơi thấy mùi xì ke ma tuý, để báo cáo với chủ nhân là những hang ổ hay những người mang heroin đi qua sân bay,... để loại bỏ những cái xấu, KHONG NHỮNG THẾ CHUNG TA ĐỂ Ý TRONG CUOC SỐNG, Ở NHỮNG VÙNG CÓ ÂM BINH NHIỀU THÌ CON CHÓ THƯỜNG SỦA VỀ ĐÊM ĐỂ BÁO HIỆU Ở ĐÂY CÓ YÊU QUÁI TÀ MA UỶ MỊ CHO NGƯỜI BIẾT, HOẶC NHƯ NHỮNG NƠI NÀO SÁT KHÍ CAO, VÀ CO NGƯỜI SẮP CHẾT THÌ CON CHÓ THƯỜNG TRU, TRÉO KÉO DÀI KHI ĐÊM VỀ LÀ GIỜ ÂM CỦA TRẦN GIAN GIAO CẢM. VÀ NGÀY NAY TA THẤY CON NGƯỜI NUÔI CON CHÓ Ở TRONG NHÀ LÀ CŨNG ĐỂ TRÔNG NHÀ, TRÔNG CỬA, CANH TRỘM ,TIẾNG SỦA CỦA NÓ BÁO LÀ CÓ KẺ GIAN ĐỘT NHẬP GIA CƯ, NÓ THƯỜNG SỦA GÂU GÂU GÂU GÂU VỚI HÀM Ý LÀ MUÔN TÂU, BẨM TẤU BẨM TẤU VỚI GIA CHỦ. CHO NÊN CON CHÓ TRONG KINH PHẬT LẪN NGOÀI ĐỜI LÀ 1 LOÀI VẬT RẤT THÂN CẬN VỚI CON NGƯỜI, NÓ CŨNG CÓ THỂ LÀ NGƯỜI THÂN QUYẾN CỦA CHÚNG TA, VÌ LUYẾN ÁI HOẶC TIẾC CỦA TRONG GIỜ CẬN TỬ NGHIỆP MÀ TÁI SINH LẠI NGAY KHI VỪA MỚI CHẾT, LÀM KIẾP CON CHÓ ĐỂ ĐC GẦN GŨI VỚI CHÚNG TA, VÌ THẾ AI ĂN THỊT CHÓ LÀ TÔI LỖI MUÔN NGHÌN TRÙNG, KIẾP SAU SẼ ĐOẠ VÀO ĐỊA NGỤC SÚC SINH ,NGẠ QUỶ.
cũng vậy ta nhận thấy rằng từ xưa cho đến nay, những con vật luôn chầu hầu cho những người làm nhiệm vụ quan trọng, trong kinh phật cũng vậy mà trong xã hội cũng thế, cho nên chúng ta có niềm tin vào chánh pháp, tin vào chư phật, bồ tát, các ngai đã tu luyện hằng hà sa số kiếp đễ phổ độ cứu vớt chúng sanh.
NGÀI ĐỊA TẠNG VUONG BỒ TÁT GIÀU LÒNG TỪ BI LỚN NGÀI QUYẾT VÀO ĐỊA NGỤC ĐỂ CỨU KHỔ CHÚNG SANH ,NGÀI ĐI XUYÊN QUA BÓNG ĐÊM TĂM TỐI HƠI DƠ, BẰNG HOA SEN MÁU BÁT NGÁT MÙI THƠM, VÀ XUYÊN QUA NGỌN LỬA BỪNG BỪNG CHÁY TRONG ĐỊA NGỤC ,DÙNG GẬY VÀNG DỌNG TAN CỬA NGỤC CỨU TOÀN CHÚNG SANH.
NAM MO ĐAI NGUYEN DIA TANG VUONG BO TAT
Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2022
KÍNH THỜ BỔN TÔN CHƯ PHẬT VÀ BỒ TÁT
Tu theo Phật không chỉ là giữ mình, rèn giũa bản thân để ngày càng trí tuệ sáng suốt mà còn học tập và tìm hiểu về giáo lý và những kiến thức xung quanh các vị Phật.
1. ĐỨC PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA :
Đại Nhật Như Lai trong Mạn Đà La
Trong Kim Cương Giới Mạn Đà La, Đại Nhật Như Lai đại biểu cho Thức uẩn của Ngũ uẩn, Không đại của Ngũ đại, Pháp giới thể tính trí của Ngũ trí, và có chủng tử tự là VAṂ.
Trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La, phần Trung Đài Bát Diệp Viện có hình tượng hoa sen Bi Tâm tám cánh, thì Đại Nhật Như Lai là nhụy sen biểu tượng cho căn bản của sự tu tập giải thoát cần phải lấy Đại Bi làm gốc. Ngài đại biểu cho tâm viên mãn, tối thắng của hoa sen trắng tinh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh. Chủng tử tự là ĀḤ.
Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, chia ra năm hướng. Chính giữa là Phât Bộ, có Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, có Phật A Di Ðà là giáo chủ. Phương đông là Kim Cang Bộ, có Phật A Súc là giáo chủ, tức là Phật Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư. Phương nam là Bảo Sanh Bộ, Phật Bảo Sanh là giáo chủ. Phương bắc là Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu là giáo chủ. Cọng lại là năm bộ. Thế gian này là do giáo chủ của năm bộ quản lý và trấn áp năm đại ma quân thì năm đại ma quân mới tuân theo quy củ.
‘’Phật bộ Tỳ Lô tại trung tâm’’ Chính giữa là Phật bộ, thuộc về thổ (đất). Ðất sanh ra vạn vật, đất thịnh vượng cả bốn mùa, một năm bốn mùa đất đều thịnh vượng, Xuân hạ thu đông. Mùa xuân thì mộc thịnh vượng, mùa hạ thì hỏa thịnh vượng, mùa thu thì kim thịnh vượng, mùa đông thì thủy thịnh vượng. Một năm chỉ có bốn mùa, nhưng lại có ngũ hành, Vì thổ là ở chính giữa, kim mộc thủy hỏa là bốn bên, cho nên xuân hạ thu đông là bốn mùa.
1. ĐỨC PHẬT TỲ LÔ GIÁ NA :
Tỳ Lư Xá Na hay Tỳ Lô Giá Na Phật (do phiên âm từ Vairocana) chính là pháp thân của Phật Thích Ca. Trong Mạn Đà La của Mật giáo thì Đại Nhật Như Lai ở vị trí trung tâm. Ngài là biểu hiện của ánh sáng Trí Tuệ chiếu soi và diệt trừ bóng tối của vô minh. Ngài là ánh sáng chiếu rực rỡ khắp mọi nơi (quang minh biến chiếu). Ngài là Đức Phật ở trung tâm, một trong những vị Phật của Ngũ Phương (Năm Phương). Màu của thân Ngài là màu trắng. Ngài ngồi chính giữa trên một đài sen do tám con sư tử lớn hợp thành. Ngài có thể diệt trừ si độc của ngũ độc, si độc của chúng sanh và có thể chuyển thức A Đà Na ( thức "duy trì") thành Pháp Giới Thể Tánh Trí. Trong năm bộ của Chú Lăng Nghiêm thì Ngài thuộc Phật Bộ Trung Ương.
Ý nghĩa Pháp thân Đại Nhật Như Lai
Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân: pháp thân, báo thân, hóa thân. Sở dĩ có ba thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là vị Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là hóa thân của Phật. Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết.
Ý nghĩa Pháp thân Đại Nhật Như Lai
Theo quan điểm Đại Thừa thì Đức Phật có ba thân: pháp thân, báo thân, hóa thân. Sở dĩ có ba thân là do chỗ dụng khác nhau. Phật Thích Ca, là vị Phật lịch sử đã đản sinh và nhập diệt trên quả địa cầu này, chính là hóa thân của Phật. Trong khi đó, thân mà Phật Thích Ca đã chứng ngộ gọi là pháp thân, là Chân Như và đó là Đại Nhật Như Lai. Ý nghĩa pháp thân này vượt ngoài sự luận bàn của ngôn từ và chỉ có sự chứng ngộ thành Phật mới có thể biết.
Đại Nhật Như Lai trong Mạn Đà La
Trong Kim Cương Giới Mạn Đà La, Đại Nhật Như Lai đại biểu cho Thức uẩn của Ngũ uẩn, Không đại của Ngũ đại, Pháp giới thể tính trí của Ngũ trí, và có chủng tử tự là VAṂ.
Trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La, phần Trung Đài Bát Diệp Viện có hình tượng hoa sen Bi Tâm tám cánh, thì Đại Nhật Như Lai là nhụy sen biểu tượng cho căn bản của sự tu tập giải thoát cần phải lấy Đại Bi làm gốc. Ngài đại biểu cho tâm viên mãn, tối thắng của hoa sen trắng tinh khiết, trang nghiêm, thanh tịnh. Chủng tử tự là ĀḤ.
Chú Lăng Nghiêm có năm bộ, chia ra năm hướng. Chính giữa là Phât Bộ, có Đức Phật Tỳ Lô Giá Na là giáo chủ. Phương tây là Liên Hoa Bộ, có Phật A Di Ðà là giáo chủ. Phương đông là Kim Cang Bộ, có Phật A Súc là giáo chủ, tức là Phật Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư. Phương nam là Bảo Sanh Bộ, Phật Bảo Sanh là giáo chủ. Phương bắc là Yết Ma Bộ, Phật Thành Tựu là giáo chủ. Cọng lại là năm bộ. Thế gian này là do giáo chủ của năm bộ quản lý và trấn áp năm đại ma quân thì năm đại ma quân mới tuân theo quy củ.
Thổ thịnh vượng trong cả bốn mùa, mùa xuân ba tháng, trong ba tháng có chín mươi ngày, có thổ thì có thể sanh sôi nảy nở. Mùa hạ, mùa thu, mùa đông, đều có thổ. Cho nên ở chính giữa là Mậu Kỷ thuộc thổ, phương đông là Giáp Ất thuộc mộc, phương nam là Bính Ðinh thuộc hỏa, phương tây là Canh Tân thuộc kim, phương bắc là Nhâm Quý thuộc thủy. Ðây là ngũ hành tương sanh tương khắc.
Ý nghĩa tên gọi Đại Nhật Như Lai
Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là "biến chiếu". "Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày."
Tỳ Lô Giá Na nghĩa là quang minh biến chiếu. Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở trong nhà Phật rất là phổ biến, chúng ta thường niệm: Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật – Nam Mô Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật – Nam Mô Thiên Bách Đức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
* Pháp Thân là Thân vô hình vô tướng, thân bao trùm cả vũ trụ nhưng không hình không tướng và bất sinh bất diệt, chưa sinh ra, chưa diệt mất. Thân này là Thân Bất Nhị, Thân Cứu Cánh, Thân Tuyệt Đối.
* Tỳ Lô Giá Na nghĩa là Quang Minh Biến Chiếu. Quang Minh là sự sáng suốt có sẵn rồi trong tâm của mỗi chúng sinh.Biến Chiếu có nghĩa là chiếu rực khắp nơi chỗ nào cũng tới được từ trong tâm thức cao nhất trên cõi trời cho tới tâm thức thấp nhất trong địa ngục. Chúng sinh nào cũng có quang minh này hiển hiện cả, chỉ là mình không nhận ra mà thôi. Mandala Tỳ Lô Giá Na là chỗ Đức Phật giáng lâm. Ngài đem sự sáng suốt, đem trí huệ, đem đại bi vô lượng vào trong lòng chúng ta.
Đại Nhật Như Lai Kim cương giới có Mật hiệu là Biến Chiếu Kim Cương, Vô Chướng Kim Cương, tượng trưng cho sự phá trừ phiền não của chúng sinh, biểu thị sự kiên cố, vững chãi không thể phá vỡ, đại diện cho thế giới của trí tuệ Như Lai.
Hình tướng: ngài có sắc thân màu trắng, thị hiện hình tướng Bồ Tát, tóc rủ xuống, đầu đội mũ Ngũ trí, trên người đeo các loại trang sức như vòng tay, chuỗi ngọc; ngồi xếp bằng trên bảo tòa do 8 con sư tử khiêng.
Thủ ấn: hai tay kết ấn Trí quyền, ngón trỏ tay trái dựng đứng, dùng tay phải nắm lấy ngón trỏ trái.
Thân, khẩu, ý của Đại Nhật Như Lai ở khắp mọi nơi trong hư không, diễn thuyết giáo lý sâu sắc của Tam mật và Mật tông. Trong Đại Nhật kinh sớ quyển 1 viết: Đại Nhật Như Lai có thể phân thành hai: Pháp thân bản địa và thân thụ dùng gia trì. Pháp thân bản địa chỉ quả vị cao nhất tự chứng được của Như Lai; thân thụ dụng gia trì chỉ giáo chủ thuyết pháp, 2 thân này không có sự khác biệt. Đại Nhật Như Lai dùng mật ấn bình đẳng của Thân, chân ngôn bình đẳng của Ngữ, diệu quán bình đẳng của tâm để bí mật gia trì làm pháp nhập môn, do đó thân thụ dụng gia trì tức chỉ Tỳ Lô Giá Na phổ chiếu tất cả thân.
Sự hiển hiện của Đức Phật có nghĩa là đem ánh sáng – khiến cho sự sáng suốt trong lòng chúng ta mở bừng ra.
Hư Không Tạng Bồ Tát còn được biết đến qua nhiều tên gọi khác như là Hư Không Quang, Hư Không Dựng, với tên tiếng Phạn là Akasagarbha. Ngài là một trong bát đại Bồ Tát chuyên làm nhiệm vụ ban bình an cho mọi chúng sinh.
Theo truyền thuyết kể rằng Ngài có rất nhiều thân phận đặc biệt, mỗi thân phận lại có ý nghĩa riêng. Lúc thì người được xem là chủ tôn của Viện Hư Không. Lúc thì người lại ở trong viện thích ca với chức danh là Bồ Tát thị giả. Ngài cũng được biết đến là một trong 16 vị bản tôn của Kim Cương giới.
Hình tượng và ý nghĩa Bồ tát Hư Không Tạng
Hình tượng Bồ Tát Hư Không Tạng được người đời phác họa với thân sắc một màu đỏ tươi như màu của máu thịt. Trên đầu Ngài có đội một chiếc mũ ngũ Phật. Tay phải của ngài cầm Tam muội da đạo, vật này tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt. Còn tay trái Ngài đặt bên hông và cầm một cành hoa sen, trên bông sen có một miếng ngọc như ý, tượng trưng cho phúc đức của Người. Người ngồi trên một đài hoa sen vô cùng uy nghi và tráng lệ, thể hiện lên trí tuệ sáng suốt và phúc đức của Ngài. Vì thế, người đời vô cùng tôn kính đối với Bồ Tát hư không tạng.
Ngài Hư Không Tạng là tượng trưng của trí tuệ, không ngoan và vô biên. Vì thế những người đang trong quá trình học tập hoặc phấn đầu cho sự nghiệp thì thường cầu xin Bồ Tát hư không phù hộ độ trì. Ngài không chỉ giúp quý vị hanh thông tài lộc, mà còn che chở cho quý vị bình an, mạnh khỏe.
Sự tích về Phật Hư Không Tạng Bồ Tát
Tương truyền rằng Phật Hư Không Tạng Bồ Tát luôn đại diện cho lòng từ bi bác ái. Người có tấm lòng thương xót cho hết thảy chúng sinh. Ngài được Thế Tôn hết lòng khen ngợi vì có sự thiền định như biển, tâm tĩnh như núi, lòng nhẫn nại như kim cương, trí tuệ sáng suốt như hằng sa. Đôi mắt của Ngài chỉ đường đi nước bước đúng đắn cho mọi người khỏi phạm phải những sai lầm to lớn trong cuộc đời.
Cũng tương truyền rằng, nếu một người thành tâm lễ bái và xưng tán danh hiệu của đức Đại Bi Bồ Tát Hư Không thì người sẽ hiện thân và phù hộ độ trì cho hết thảy. Cho nên, từ thời xa xưa, dân gian đã thờ phượng Hư Không Bồ Tát nhằm mong cầu phúc đức, trí tuệ và không gặp nhiều vận hạn trong cuộc đời.
Ý nghĩa của thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát
Câu thần chú theo tiếng Phạn đọc là Om Vaja ratna om trah svaha còn theo tiếng Nhật Bản là On bazara aratano on taraku, còn đối với người dân Việt Nam nếu muốn ngài hiển linh cần đọc Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát.
Gia đình hay chính bản thân quý vị đang kinh qua nhiều kiếp nạn, muốn cầu xin ngài giúp đỡ thì chỉ cần niệm thần chú nhiều lần, ngài sẽ nghe thấy và phù hộ độ trì, biến ước nguyện của quý vị thành hiện thực.
Tuy nhiên, chẳng một ai cứ nhận lại mà không phải cho đi. Nếu quý vị không nuôi dưỡng những thiện nghiệp cho mình, thì làm sao có phúc đức cho bản thân và con cháu? Điều kiện tiên quyết vẫn là tu tập để bản thân xứng đáng được nhận những ân huệ mà các đấng tối cao ban cho.
Thờ tượng Phật trong nhà luôn là cách để thể hiện lòng kính ngưỡng của quý vị đối với các đấng tối cao. Tin vào Bồ Tát Hư Không Tạng thì sẽ được ngài phù hộ độ trì, gia đạo êm ấm, bình an; sức khỏe ổn định, sự nghiệp thăng hoa.
Bàn thờ Hư Không Tạng Bồ Tát cần được đặt ở một không gian yên tỉnh, riêng biệt và đầy trang nghiêm. Phải thường xuyên hương hỏa mỗi ngày, trái cây tươi hoa tươi đầy đủ. Quét dọn sạch sẽ, lau chùi cẩn thận. Càng chu đáo bao nhiêu càng thể hiện lên lòng tôn kính của quý vị đối với ngài.
Tin rằng có thờ có thiêng có kiêng có lành, Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ là chỗ dựa tinh thần cho nhiều người trong nhân loại. Cuộc sống mà, không chỉ có bình an hạnh phúc, những khổ hạnh bất ngờ hay dai dẳng trong cuộc đời đều cần một ai đó đến cứu giúp chúng ta. Vậy thì, hãy đặt đức tin của mình nơi cõi Phật, quý vị sẽ không còn lo lắng hay sợ hãi bất cứ điều gì nữa.
Chúng ta thường thấy hình dáng của một vị Phật trông vô cùng dữ tợn, khác hẳn với dung mạo hiền lành và phúc của của Quan Thế Âm Bồ Tát hay Đức Thích Ca Mâu Ni,... Ngài chính là Bất Động Minh Vương, là hóa thân của Đức Đại Phật Như Lai. Chúng ta cùng tìm hiểu nhiều hơn về ngài qua nội dung sau.
Bất động Minh Vương là ai?
Đức Đại Phật Như Lai có nhiều hóa thân, trong đó hóa thân phẫn nộ của ngài là Đức Bất Động Minh Vương. Hình tượng này là để hàng phục những chúng sinh quá cứng đầu và hộ trì tam bảo trong những đời vị lai. Ngài còn có những tên gọi khác như là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang.
Bản tôn của Ngài Bất Động Minh Vương có địa vị tôn quý quan trọng bậc nhất trong Ngũ Đại Minh Vương. Ngài được tôn xưng là “Bất Động tôn” hay “Vô Động Tôn”. Địa vị của Ngài có thể sánh ngang với Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng và trở thành 3 chủ tôn của tượng Phật dân gian.
Sức mạnh và uy lực của Ngài Bất Động Minh Vương được thể hiện qua lời thệ nguyện rằng:
– Nếu có người nào thấy thân Ta thì được Tâm Bồ Đề bất thối chuyển
– Nghe tên Ta thì chặt đứt được nghi hoặc và liền tu thiện
– Nghe Ta nói thì được Đại Trí Tuệ
– Biết tâm ta thì tức thân thành Phật.
Tôn tượng và pháp khí của Ngài Bất Động Minh Vương
Ngài có vẻ mặt vô cùng hung tợn, miệng có chứa răng nanh. Với hình tượng uy mãnh như vậy, Ngài đã khiến các yêu ma khiếp sợ. Trên tay Ngài có kiếm sắc dùng để tiêu diệt những điều độc hại đối với trí tuệ đó là Tham Sân Si.
Hơn nữa, sợi dây trên tay Ngài có thể trói buộc tất cả những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu. Nên là những pháp khí và hình tượng của Ngài đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tại Đông Mật và trong Đài Mật, Bất Động Minh Vương rất được sùng bái.
Ý nghĩa Phật Bất Động Minh Vương
Với hình tượng tuy hung dữ, nhưng hung dữ trong Phật giáo khác hoàn toàn với hung dữ trong nhân gian. Ngài lấy cái dữ của mình để độ trì cho chúng sinh. Ngài là đại diện cho việc diệt trừ cái ác, cái xấu của loài người.
Ngài còn là hiện thân của lẽ phải, của sự thật. Ngài giúp tiêu trừ những trở ngại khiến cho một người không thể nhận ra bản chất tốt lành của chính họ bên trong, giúp họ tìm về sự lương thiện của chính mình.
Lợi ích khi tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương
Thần chú Bất Động Minh Vương được trì niệm như sau:
Namo Samanto Vajra Nai Ham
hoặc
Namah Samantavajranam Canda Maharosana Sphotaya Hum Trat Ham Mam
Đây là một câu thần chú thể hiện rõ sự tức giận những từ phải được hiểu dưới góc nhìn Phật Giáo Mật Tông. Chẳng hạn như Caṇḍa có nghĩa là “bạo lực”, Maharosana có nghĩa là “cơn thịnh nộ lớn”, và sphoṭaya có nghĩa là “tiêu diệt”.
Thần chú Bất Động Minh Vương được xem là một loại thần chú có mị lực vô cùng mạnh mẽ. Câu thần chú giúp chúng ta loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, cắt đứt mọi trở ngại đã khiến chúng ta không thể nhận ra con đường giác ngộ. Đặc biệt những người thường xuyên không làm chủ được bản thân khi niệm thần chú Bất Động Minh Vương sẽ có thể bình tĩnh lại và sáng suốt hơn.
Thần chú của Ngài thể hiện giá trị Ngài là một người bảo vệ giáo pháp hay chính là một vị vua khôn ngoan. Trong “ Thắng Quân Quỹ “ nói rằng: “ Pháp Bất Động, ý nghĩa là hay bảo hộ Tâm Bồ Đề của tất cả chúng sinh.
Một số trường phái Phật giáo Mật tông thường xuyên thực hành tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương nhằm đập tan những ham muốn sân hận để thanh lọc cho tâm trí quay về với giác ngộ, thanh tịnh.
Thờ tượng Bất Động Minh Vương trong nhà giúp tiêu trừ những chướng ố, giữ không khí bình yên cho gia đạo. Đặc biệt, mỗi lần trì niệm thần chú Bất Động Minh Vương, quý vị sẽ thấy tâm này thanh tịnh, khơi thông những vô minh khó thoát, đến với con đường giác ngộ nhanh chóng hơn.
Tóm lại, có thờ có thiêng có kiêng có lành, quý vị thờ phượng Ngài Bất Động Minh Vương cũng chính là cách tu tâm sửa tính. Hy vọng rằng con đường tiến về với giác ngộ của quý vị ngày một gần hơn!
Đại Nhật Như Lai được dịch từ Vairocana, theo tiếng Phạn có nghĩa là "biến chiếu". "Chữ Tỳ Lô Giá Na (vairocana) là mặt trời, có nghĩa là soi sáng cùng khắp, diệt trừ mọi chỗ u ám. Tuy nhiên đối mặt trời của thế gian, sự chiếu sáng có phương phận, chiếu sáng bên ngoài mà chẳng chiếu sáng bên trong, chiếu sáng bên này, chẳng đến bên kia, lại chỉ sáng ban ngày, còn ban đêm không thấy chiếu. Huệ Nhật của Như Lai không như thế. Trí sáng của Phật chiếu khắp mọi nơi, chẳng kể trong ngoài, không phân phương hướng, góc cạnh, đêm ngày."
Tỳ Lô Giá Na nghĩa là quang minh biến chiếu. Đức Phật Tỳ Lô Giá Na ở trong nhà Phật rất là phổ biến, chúng ta thường niệm: Nam Mô Thanh Tịnh Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na Phật – Nam Mô Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật – Nam Mô Thiên Bách Đức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
* Pháp Thân là Thân vô hình vô tướng, thân bao trùm cả vũ trụ nhưng không hình không tướng và bất sinh bất diệt, chưa sinh ra, chưa diệt mất. Thân này là Thân Bất Nhị, Thân Cứu Cánh, Thân Tuyệt Đối.
* Tỳ Lô Giá Na nghĩa là Quang Minh Biến Chiếu. Quang Minh là sự sáng suốt có sẵn rồi trong tâm của mỗi chúng sinh.Biến Chiếu có nghĩa là chiếu rực khắp nơi chỗ nào cũng tới được từ trong tâm thức cao nhất trên cõi trời cho tới tâm thức thấp nhất trong địa ngục. Chúng sinh nào cũng có quang minh này hiển hiện cả, chỉ là mình không nhận ra mà thôi. Mandala Tỳ Lô Giá Na là chỗ Đức Phật giáng lâm. Ngài đem sự sáng suốt, đem trí huệ, đem đại bi vô lượng vào trong lòng chúng ta.
Đại Nhật Như Lai Kim cương giới có Mật hiệu là Biến Chiếu Kim Cương, Vô Chướng Kim Cương, tượng trưng cho sự phá trừ phiền não của chúng sinh, biểu thị sự kiên cố, vững chãi không thể phá vỡ, đại diện cho thế giới của trí tuệ Như Lai.
Hình tướng: ngài có sắc thân màu trắng, thị hiện hình tướng Bồ Tát, tóc rủ xuống, đầu đội mũ Ngũ trí, trên người đeo các loại trang sức như vòng tay, chuỗi ngọc; ngồi xếp bằng trên bảo tòa do 8 con sư tử khiêng.
Thủ ấn: hai tay kết ấn Trí quyền, ngón trỏ tay trái dựng đứng, dùng tay phải nắm lấy ngón trỏ trái.
Thân, khẩu, ý của Đại Nhật Như Lai ở khắp mọi nơi trong hư không, diễn thuyết giáo lý sâu sắc của Tam mật và Mật tông. Trong Đại Nhật kinh sớ quyển 1 viết: Đại Nhật Như Lai có thể phân thành hai: Pháp thân bản địa và thân thụ dùng gia trì. Pháp thân bản địa chỉ quả vị cao nhất tự chứng được của Như Lai; thân thụ dụng gia trì chỉ giáo chủ thuyết pháp, 2 thân này không có sự khác biệt. Đại Nhật Như Lai dùng mật ấn bình đẳng của Thân, chân ngôn bình đẳng của Ngữ, diệu quán bình đẳng của tâm để bí mật gia trì làm pháp nhập môn, do đó thân thụ dụng gia trì tức chỉ Tỳ Lô Giá Na phổ chiếu tất cả thân.
Sự hiển hiện của Đức Phật có nghĩa là đem ánh sáng – khiến cho sự sáng suốt trong lòng chúng ta mở bừng ra.
Thích Ca: Trung Hoa dịch là Năng Nhơn, Mâu Ni là Tịch Mặc. Thích Ca Mâu Ni nghĩa là người hay phát khởi lòng nhân từ mà tâm hồn luôn luôn an tĩnh, vắng lặng. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người khai sáng ra đạo Phật, Ngài được thờ ngay giữa chính điện, ngự trên đài sen với tư thế ngồi kiết già, hoặc ngồi kiết già với tay phải cầm hoa sen đưa lên.
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca - thuộc Ấn Độ ngày nay, sinh vào khoảng năm 624 TCN.
A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức. Nghĩa là tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài không thể lường được.Ta thường thấy hình tượng Phật A Di Đà đứng trên tòa sen, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi xuống để tiếp dẫn chúng sanh. Các chùa hay thờ tượng Ngài đứng giữa, bên phải là Bồ tát Quán Thế Âm, bên trái Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí. Đây gọi là Tây Phương Tam Thánh.
Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện để tiếp dẫn chúng sanh về nước Cực Lạc
4. ĐỨC PHẬT DI LẠC :
Di Lặc (tiếng Phạn: Maitreya, tiếng Pali: Metteyya). Di Lặc hay Di Lạc, tức vui vẻ và hoan hỷ, Ngài là vị Phật ở đời tương lai. Tượng Phật Di Lặc mập mạp, bụng to, miệng cười rất tươi. Bụng to là chỉ cho sự bao dung rộng lượng, miệng cười là chỉ cho lòng hỷ xả, không vướng mắc. Có nơi thờ tượng Phật Di Lặc có thêm sáu chú tiểu bám ở quanh mình, biểu trưng sáu căn của một con người.
Theo kinh điển, Phật Di Lặc sẽ là người kế vị của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người sáng lập ra đạo Phật.
5. BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM :
Quán là quán sát, lắng nghe; Thế là thế gian; Âm là âm thanh. Bồ Tát Quán (Quan) Thế Âm là vị Bồ Tát quán sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để kịp thời cứu giúp họ thoát khổ. Tay phải Ngài cầm nhành dương liễu, tay trái cầm bình nước Cam Lồ để tưới mát chúng sanh, trên đỉnh đầu có hình Đức Phật A Di Đà. Có rất nhiều hình tượng Quán Thế Âm như: Quan Âm Lộ Thiên, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn,…
Ngài thương chúng sanh như mẹ thương con nên người ta thường tạc tượng Ngài mang hình dáng người nữ. Có nơi gọi Ngài là Mẹ Hiền Quán Thế Âm
6. BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ :
Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.
Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.
Vị Bồ Tát mang nguyện lực và ý chí lớn, tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tịnh Độ.
Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như đại địa; tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật. Ngài mặc áo cà sa, đội mũ tỳ lô, tay phải cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm viên minh châu. Ngài thường được thờ trong Chánh Điện bên phải Đức Phật Thích Ca, hoặc nơi nhà thờ các vong linh.
Hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là: độ hết chúng sanh trong Địa Ngục thành Phật thì Ngài mới chứng quả Vô Thượng Bồ Đề
8. ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ :
Thông Thường có 7 Đức Phật Dược Sư, hoặc 8 Đức Dược Sư (nếu cộng thêm Đức Thích Ca Mâu Ni), hạnh nguyện của các Ngài rất tương đồng như giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ….
Bản Hán văn bên Trung Quốc nguyên có 7 bộ Kinh Dược Sư tương ứng với công đức bản Nguyện của 7 vị Phật gọi là Kinh Thất Phật Dược Sư Bản Nguyện Công Đức phần nói về 6 Đức Dược Sư là Quyển Thượng và phần nói về Đức Dược Sư Lưu Ly Quang là quyển hạ, tuy vậy khi truyền sang Việt Nam thì chỉ có 1 bộ Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai do Ngài Pháp Sư Huyền Trang dịch, nguyên nhân cũng do một phần Việt Nam thịnh hành pháp môn Trì danh hiệu Phật.
Vị Phật ban thuốc trị bệnh thân và bệnh tâm cho chúng sanh.
9. ĐỨC PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ :
Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.
Vị Phật thương chúng sanh như mẹ thương con. Ngài thường có hình tượng 4 tay, 6 tay, 12 tay, 18 tay,…
10. BỒ TÁT QUAN ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN :
Trong Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni của Mật tông có nói: “Trong vô lượng ức kiếp thời quá khứ, Bồ tát Quan Thế Âm nghe Đức Thiên Quang Vương Tĩnh Chú Như Lai nói thần chú Đại Bi Tâm Đà La Ni bèn phát nguyện làm lợi ích, an lạc tất cả chúng sinh. Liền khi ấy, trên người mọc ra một nghìn con mắt và một nghìn bàn tay”.
Thiên thủ thiên nhãn là ngàn mắt ngàn tay. Con số ngàn không chỉ có nghỉa đen là đúng một ngàn , mà ám chỉ một số lượng nhiều vô số kể, không đếm được. Do đó nên hình tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên Nhãn trên thực tế tại các chùa có thể có hơn 1000 tay, cũng có thể có vài chục tay hay vài trăm tay.
Nghìn mắt để thấy khắp thế gian và nghìn tay để cứu vớt chúng sinh. Bàn tay tượng trưng cho hành động. Muốn làm việc gì cũng phải dùng đến bàn tay. Con mắt tượng trưng cho sự xem xét, quán thông, thấu suốt, thấy rõ tường tận tất cả chúng sinh ở các cõi, thấy cả xa lẫn gần, cả to lớn lẫn tế vi, trước mặt và sau lưng, trên và dưới, ban ngày và ban đêm…Tượng có thể có hình con mắt trong lòng bàn tay, tượng trưng cho ý nghĩa hễ mắt để đâu thì tay theo đó. Hễ nhìn thấy nơi nào có chúng sanh khổ nạn là ngài ứng hiện và dang bàn tay từ bi ra để cứu giúp tức thì.
Vị Bồ Tát có ngàn mắt để nhìn hết nỗi khổ chúng sanh, có ngàn tay để cứu vớt chúng sanh khỏi biển khổ.
11. BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI :
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.
Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài, dương cao lên khỏi đầu là một lưỡi gươm đang bốc lửa -một biểu tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù để phân biệt với các vị Bồ Tát khác- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ.
Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
12. BỒ TÁT PHỔ HIỀN :
Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.
Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.
Bồ Tát Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sanh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.
Phật Thích Ca Mâu Ni là người sáng lập ra đạo Phật. Ngài được xác nhận là có thật trong lịch sử: là hoàng tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm của vương quốc Thích Ca - thuộc Ấn Độ ngày nay, sinh vào khoảng năm 624 TCN.
3. ĐỨC PHẬT A DI ĐÀ :
A Di Đà còn gọi là Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang và Vô Lượng Công Đức. Nghĩa là tuổi thọ, hào quang và công đức của Ngài không thể lường được.Ta thường thấy hình tượng Phật A Di Đà đứng trên tòa sen, tay trái cầm đài sen, tay phải duỗi xuống để tiếp dẫn chúng sanh. Các chùa hay thờ tượng Ngài đứng giữa, bên phải là Bồ tát Quán Thế Âm, bên trái Ngài là Bồ tát Đại Thế Chí. Đây gọi là Tây Phương Tam Thánh.
Đức Phật A Di Đà phát 48 lời nguyện để tiếp dẫn chúng sanh về nước Cực Lạc
4. ĐỨC PHẬT DI LẠC :
Di Lặc (tiếng Phạn: Maitreya, tiếng Pali: Metteyya). Di Lặc hay Di Lạc, tức vui vẻ và hoan hỷ, Ngài là vị Phật ở đời tương lai. Tượng Phật Di Lặc mập mạp, bụng to, miệng cười rất tươi. Bụng to là chỉ cho sự bao dung rộng lượng, miệng cười là chỉ cho lòng hỷ xả, không vướng mắc. Có nơi thờ tượng Phật Di Lặc có thêm sáu chú tiểu bám ở quanh mình, biểu trưng sáu căn của một con người.
Theo kinh điển, Phật Di Lặc sẽ là người kế vị của vị Phật lịch sử Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni Buddha), người sáng lập ra đạo Phật.
5. BỒ TÁT QUÁN THẾ ÂM :
Quán là quán sát, lắng nghe; Thế là thế gian; Âm là âm thanh. Bồ Tát Quán (Quan) Thế Âm là vị Bồ Tát quán sát, lắng nghe tiếng kêu than của chúng sanh trong thế gian để kịp thời cứu giúp họ thoát khổ. Tay phải Ngài cầm nhành dương liễu, tay trái cầm bình nước Cam Lồ để tưới mát chúng sanh, trên đỉnh đầu có hình Đức Phật A Di Đà. Có rất nhiều hình tượng Quán Thế Âm như: Quan Âm Lộ Thiên, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Nam Hải, Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn,…
Ngài thương chúng sanh như mẹ thương con nên người ta thường tạc tượng Ngài mang hình dáng người nữ. Có nơi gọi Ngài là Mẹ Hiền Quán Thế Âm
6. BỒ TÁT ĐẠI THẾ CHÍ :
Đại Thế Chí Bồ Tát còn được gọi là Đắc Đại Thế Bồ tát, Đại Tinh Tấn Bồ tát, Vô Biên Quang Bồ tát,… hay vắn tắt là Thế Chí.
Ngài là vị Bồ tát thường dùng ánh sáng trí tuệ chiếu khắp mọi loài, khiến chúng sanh mười phương thế giới thoát khổ đau, thành tựu đạo quả Bồ đề. Đắc Đại Thế Bồ tát vì Bồ tát có hạnh nguyện đại hùng đại lực đại từ bi, dùng hạnh nguyện này để trụ trong Ta bà thế giới, điều phục và tiếp độ chúng sanh cang cường.
Vị Bồ Tát mang nguyện lực và ý chí lớn, tiếp dẫn chúng sanh về cõi Tịnh Độ.
7. BỒ TÁT ĐỊA TẠNG :
Địa Tạng có nghĩa là An Nhẫn, bất động như đại địa; tư duy sâu xa kín đáo như kho tàng bí mật. Ngài mặc áo cà sa, đội mũ tỳ lô, tay phải cầm tích trượng có mười hai khoen, tay trái nắm viên minh châu. Ngài thường được thờ trong Chánh Điện bên phải Đức Phật Thích Ca, hoặc nơi nhà thờ các vong linh.
Hạnh nguyện của Bồ Tát Địa Tạng là: độ hết chúng sanh trong Địa Ngục thành Phật thì Ngài mới chứng quả Vô Thượng Bồ Đề
8. ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ :
Thông Thường có 7 Đức Phật Dược Sư, hoặc 8 Đức Dược Sư (nếu cộng thêm Đức Thích Ca Mâu Ni), hạnh nguyện của các Ngài rất tương đồng như giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ….
Bản Hán văn bên Trung Quốc nguyên có 7 bộ Kinh Dược Sư tương ứng với công đức bản Nguyện của 7 vị Phật gọi là Kinh Thất Phật Dược Sư Bản Nguyện Công Đức phần nói về 6 Đức Dược Sư là Quyển Thượng và phần nói về Đức Dược Sư Lưu Ly Quang là quyển hạ, tuy vậy khi truyền sang Việt Nam thì chỉ có 1 bộ Bản Nguyện Công Đức của Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai do Ngài Pháp Sư Huyền Trang dịch, nguyên nhân cũng do một phần Việt Nam thịnh hành pháp môn Trì danh hiệu Phật.
Vị Phật ban thuốc trị bệnh thân và bệnh tâm cho chúng sanh.
9. ĐỨC PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ :
Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.
Vị Phật thương chúng sanh như mẹ thương con. Ngài thường có hình tượng 4 tay, 6 tay, 12 tay, 18 tay,…
10. BỒ TÁT QUAN ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN :
Trong Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni của Mật tông có nói: “Trong vô lượng ức kiếp thời quá khứ, Bồ tát Quan Thế Âm nghe Đức Thiên Quang Vương Tĩnh Chú Như Lai nói thần chú Đại Bi Tâm Đà La Ni bèn phát nguyện làm lợi ích, an lạc tất cả chúng sinh. Liền khi ấy, trên người mọc ra một nghìn con mắt và một nghìn bàn tay”.
Thiên thủ thiên nhãn là ngàn mắt ngàn tay. Con số ngàn không chỉ có nghỉa đen là đúng một ngàn , mà ám chỉ một số lượng nhiều vô số kể, không đếm được. Do đó nên hình tượng Quan Âm Thiên thủ Thiên Nhãn trên thực tế tại các chùa có thể có hơn 1000 tay, cũng có thể có vài chục tay hay vài trăm tay.
Nghìn mắt để thấy khắp thế gian và nghìn tay để cứu vớt chúng sinh. Bàn tay tượng trưng cho hành động. Muốn làm việc gì cũng phải dùng đến bàn tay. Con mắt tượng trưng cho sự xem xét, quán thông, thấu suốt, thấy rõ tường tận tất cả chúng sinh ở các cõi, thấy cả xa lẫn gần, cả to lớn lẫn tế vi, trước mặt và sau lưng, trên và dưới, ban ngày và ban đêm…Tượng có thể có hình con mắt trong lòng bàn tay, tượng trưng cho ý nghĩa hễ mắt để đâu thì tay theo đó. Hễ nhìn thấy nơi nào có chúng sanh khổ nạn là ngài ứng hiện và dang bàn tay từ bi ra để cứu giúp tức thì.
Vị Bồ Tát có ngàn mắt để nhìn hết nỗi khổ chúng sanh, có ngàn tay để cứu vớt chúng sanh khỏi biển khổ.
11. BỒ TÁT VĂN THÙ SƯ LỢI :
Bồ tát Văn Thù Sư Lợi nói cho đủ theo âm Hán là Đại trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát. Đại Trí là trí tuệ (pràjnà) thấu triệt tường tận chân lý tuyệt đối. Trí này có khả năng soi rọi, chuyển hóa vô minh, phiền não, dục ái, nhiễm ô thành thanh tịnh, đưa nhận thức vượt lên mọi phạm trù đối đãi, đạt giải thoát toàn diện.
Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen. Trên tay phải của Ngài, dương cao lên khỏi đầu là một lưỡi gươm đang bốc lửa -một biểu tượng đặc thù của Bồ Tát Văn Thù để phân biệt với các vị Bồ Tát khác- mang hàm ý rằng chính lưỡi gươm vàng trí tuệ này sẽ chặt đứt tất cả những xiềng xích trói buộc của vô minh phiền não đã cột chặt con người vào những khổ đau và bất hạnh của vòng sinh tử luân hồi bất tận, đưa con người đến trí tuệ viên mãn. Trong khi đó, tay trái của Bồ Tát đang cầm giữ cuốn kinh Bát Nhã- trong tư thế như đang ôm ấp vào giữa trái tim mình suối nguồn và biểu trưng của tỉnh thức, giác ngộ.
Bồ Tát Văn Thù đã xuất hiện hầu như trong tất cả các kinh điển quan trọng của Phật giáo Đại thừa: Hoa Nghiêm, Thủ Lăng Nghiêm, Pháp Hoa, Duy Ma Cật,… như là một nhân vật thân cận nhất của Đức Phật Thích Ca, khi thì chính thức thay mặt Đức Thế Tôn diễn nói Chánh pháp, có lúc lại đóng vai tuồng làm người điều hành chương trình để giới thiệu đến thính chúng một thời pháp quan trọng của Đức Bổn Sư.
12. BỒ TÁT PHỔ HIỀN :
Phổ Hiền Bồ tát (dịch âm là Tam mạn đà bạt đà la, hoặc Tam mạn đà bạt đà, zh. pǔxián 普賢, sa. samantabhadra, ja. fugen, bo. kun tu bzang po ཀུན་ཏུ་བཟང་པོ་). Phổ là biến khắp, Hiền là Đẳng giác Bồ tát, Phổ Hiền là vị Bồ tát Đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương pháp giới, tùy mong cầu của chúng sanh mà hiện thân hóa độ. Ngài là một trong những vị Bồ Tát quan trọng trong Phật giáo Đại thừa. Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ của Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai, phía Đông cõi Ta Bà, nghe thế giới này thuyết kinh Pháp Hoa liền lãnh đạo năm trăm vị Đại Bồ tát đến nghe pháp và phát tâm hộ trì Chánh pháp của Đức Phật Thích Ca.
Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt. Bồ Tát Phổ Hiền hay được thờ chung với Phật Thích-ca và Bồ Tát Văn-thù-sư-lợi (sa. mañjuśrī). Bồ Tát cưỡi voi trắng sáu ngà, voi trắng tượng trưng cho trí huệ vượt chướng ngại, sáu ngà cho sự chiến thắng sáu giác quan. Trong hệ thống Ngũ Phật, Phổ Hiền được xem ở trong nhóm của Phật Đại Nhật (sa. vairocana). Biểu tượng của Phổ Hiền là ngọc như ý, hoa sen, có khi là trang sách ghi thần chú của Bồ Tát.
Bồ Tát Phổ Hiền được xem là người hộ vệ của những ai tuyên giảng đạo pháp và đại diện cho “Bình đẳng tính trí” tức là trí huệ thấu hiểu cái nhất thể của sự đồng nhất và khác biệt.
Mỗi vị Phật, Bồ Tát đều có một hình tướng, hạnh nguyện riêng, nhưng tất cả các Ngài đều có lòng thương chúng sanh vô hạn và làm lợi ích cho hết thảy.
13. ĐỨC PHẬT MẪU KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG :
14. BỒ TÁT HƯ KHÔNG TẠNG :
Theo truyền thuyết kể rằng Ngài có rất nhiều thân phận đặc biệt, mỗi thân phận lại có ý nghĩa riêng. Lúc thì người được xem là chủ tôn của Viện Hư Không. Lúc thì người lại ở trong viện thích ca với chức danh là Bồ Tát thị giả. Ngài cũng được biết đến là một trong 16 vị bản tôn của Kim Cương giới.
Hình tượng và ý nghĩa Bồ tát Hư Không Tạng
Hình tượng Bồ Tát Hư Không Tạng được người đời phác họa với thân sắc một màu đỏ tươi như màu của máu thịt. Trên đầu Ngài có đội một chiếc mũ ngũ Phật. Tay phải của ngài cầm Tam muội da đạo, vật này tượng trưng cho trí tuệ sáng suốt. Còn tay trái Ngài đặt bên hông và cầm một cành hoa sen, trên bông sen có một miếng ngọc như ý, tượng trưng cho phúc đức của Người. Người ngồi trên một đài hoa sen vô cùng uy nghi và tráng lệ, thể hiện lên trí tuệ sáng suốt và phúc đức của Ngài. Vì thế, người đời vô cùng tôn kính đối với Bồ Tát hư không tạng.
Ngài Hư Không Tạng là tượng trưng của trí tuệ, không ngoan và vô biên. Vì thế những người đang trong quá trình học tập hoặc phấn đầu cho sự nghiệp thì thường cầu xin Bồ Tát hư không phù hộ độ trì. Ngài không chỉ giúp quý vị hanh thông tài lộc, mà còn che chở cho quý vị bình an, mạnh khỏe.
Sự tích về Phật Hư Không Tạng Bồ Tát
Tương truyền rằng Phật Hư Không Tạng Bồ Tát luôn đại diện cho lòng từ bi bác ái. Người có tấm lòng thương xót cho hết thảy chúng sinh. Ngài được Thế Tôn hết lòng khen ngợi vì có sự thiền định như biển, tâm tĩnh như núi, lòng nhẫn nại như kim cương, trí tuệ sáng suốt như hằng sa. Đôi mắt của Ngài chỉ đường đi nước bước đúng đắn cho mọi người khỏi phạm phải những sai lầm to lớn trong cuộc đời.
Cũng tương truyền rằng, nếu một người thành tâm lễ bái và xưng tán danh hiệu của đức Đại Bi Bồ Tát Hư Không thì người sẽ hiện thân và phù hộ độ trì cho hết thảy. Cho nên, từ thời xa xưa, dân gian đã thờ phượng Hư Không Bồ Tát nhằm mong cầu phúc đức, trí tuệ và không gặp nhiều vận hạn trong cuộc đời.
Ý nghĩa của thần chú Hư Không Tạng Bồ Tát
Câu thần chú theo tiếng Phạn đọc là Om Vaja ratna om trah svaha còn theo tiếng Nhật Bản là On bazara aratano on taraku, còn đối với người dân Việt Nam nếu muốn ngài hiển linh cần đọc Nam Mô Hư Không Tạng Bồ Tát.
Gia đình hay chính bản thân quý vị đang kinh qua nhiều kiếp nạn, muốn cầu xin ngài giúp đỡ thì chỉ cần niệm thần chú nhiều lần, ngài sẽ nghe thấy và phù hộ độ trì, biến ước nguyện của quý vị thành hiện thực.
Tuy nhiên, chẳng một ai cứ nhận lại mà không phải cho đi. Nếu quý vị không nuôi dưỡng những thiện nghiệp cho mình, thì làm sao có phúc đức cho bản thân và con cháu? Điều kiện tiên quyết vẫn là tu tập để bản thân xứng đáng được nhận những ân huệ mà các đấng tối cao ban cho.
Thờ tượng Phật trong nhà luôn là cách để thể hiện lòng kính ngưỡng của quý vị đối với các đấng tối cao. Tin vào Bồ Tát Hư Không Tạng thì sẽ được ngài phù hộ độ trì, gia đạo êm ấm, bình an; sức khỏe ổn định, sự nghiệp thăng hoa.
Bàn thờ Hư Không Tạng Bồ Tát cần được đặt ở một không gian yên tỉnh, riêng biệt và đầy trang nghiêm. Phải thường xuyên hương hỏa mỗi ngày, trái cây tươi hoa tươi đầy đủ. Quét dọn sạch sẽ, lau chùi cẩn thận. Càng chu đáo bao nhiêu càng thể hiện lên lòng tôn kính của quý vị đối với ngài.
Tin rằng có thờ có thiêng có kiêng có lành, Hư Không Tạng Bồ Tát sẽ là chỗ dựa tinh thần cho nhiều người trong nhân loại. Cuộc sống mà, không chỉ có bình an hạnh phúc, những khổ hạnh bất ngờ hay dai dẳng trong cuộc đời đều cần một ai đó đến cứu giúp chúng ta. Vậy thì, hãy đặt đức tin của mình nơi cõi Phật, quý vị sẽ không còn lo lắng hay sợ hãi bất cứ điều gì nữa.
15. BỒ TÁT BẤT ĐỘNG MINH VƯƠNG :
Chúng ta thường thấy hình dáng của một vị Phật trông vô cùng dữ tợn, khác hẳn với dung mạo hiền lành và phúc của của Quan Thế Âm Bồ Tát hay Đức Thích Ca Mâu Ni,... Ngài chính là Bất Động Minh Vương, là hóa thân của Đức Đại Phật Như Lai. Chúng ta cùng tìm hiểu nhiều hơn về ngài qua nội dung sau.
Bất động Minh Vương là ai?
Đức Đại Phật Như Lai có nhiều hóa thân, trong đó hóa thân phẫn nộ của ngài là Đức Bất Động Minh Vương. Hình tượng này là để hàng phục những chúng sinh quá cứng đầu và hộ trì tam bảo trong những đời vị lai. Ngài còn có những tên gọi khác như là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang.
Bản tôn của Ngài Bất Động Minh Vương có địa vị tôn quý quan trọng bậc nhất trong Ngũ Đại Minh Vương. Ngài được tôn xưng là “Bất Động tôn” hay “Vô Động Tôn”. Địa vị của Ngài có thể sánh ngang với Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Địa Tạng và trở thành 3 chủ tôn của tượng Phật dân gian.
Sức mạnh và uy lực của Ngài Bất Động Minh Vương được thể hiện qua lời thệ nguyện rằng:
– Nếu có người nào thấy thân Ta thì được Tâm Bồ Đề bất thối chuyển
– Nghe tên Ta thì chặt đứt được nghi hoặc và liền tu thiện
– Nghe Ta nói thì được Đại Trí Tuệ
– Biết tâm ta thì tức thân thành Phật.
Tôn tượng và pháp khí của Ngài Bất Động Minh Vương
Ngài có vẻ mặt vô cùng hung tợn, miệng có chứa răng nanh. Với hình tượng uy mãnh như vậy, Ngài đã khiến các yêu ma khiếp sợ. Trên tay Ngài có kiếm sắc dùng để tiêu diệt những điều độc hại đối với trí tuệ đó là Tham Sân Si.
Hơn nữa, sợi dây trên tay Ngài có thể trói buộc tất cả những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu. Nên là những pháp khí và hình tượng của Ngài đều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tại Đông Mật và trong Đài Mật, Bất Động Minh Vương rất được sùng bái.
Ý nghĩa Phật Bất Động Minh Vương
Với hình tượng tuy hung dữ, nhưng hung dữ trong Phật giáo khác hoàn toàn với hung dữ trong nhân gian. Ngài lấy cái dữ của mình để độ trì cho chúng sinh. Ngài là đại diện cho việc diệt trừ cái ác, cái xấu của loài người.
Ngài còn là hiện thân của lẽ phải, của sự thật. Ngài giúp tiêu trừ những trở ngại khiến cho một người không thể nhận ra bản chất tốt lành của chính họ bên trong, giúp họ tìm về sự lương thiện của chính mình.
Lợi ích khi tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương
Thần chú Bất Động Minh Vương được trì niệm như sau:
Namo Samanto Vajra Nai Ham
hoặc
Namah Samantavajranam Canda Maharosana Sphotaya Hum Trat Ham Mam
Đây là một câu thần chú thể hiện rõ sự tức giận những từ phải được hiểu dưới góc nhìn Phật Giáo Mật Tông. Chẳng hạn như Caṇḍa có nghĩa là “bạo lực”, Maharosana có nghĩa là “cơn thịnh nộ lớn”, và sphoṭaya có nghĩa là “tiêu diệt”.
Thần chú Bất Động Minh Vương được xem là một loại thần chú có mị lực vô cùng mạnh mẽ. Câu thần chú giúp chúng ta loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, cắt đứt mọi trở ngại đã khiến chúng ta không thể nhận ra con đường giác ngộ. Đặc biệt những người thường xuyên không làm chủ được bản thân khi niệm thần chú Bất Động Minh Vương sẽ có thể bình tĩnh lại và sáng suốt hơn.
Thần chú của Ngài thể hiện giá trị Ngài là một người bảo vệ giáo pháp hay chính là một vị vua khôn ngoan. Trong “ Thắng Quân Quỹ “ nói rằng: “ Pháp Bất Động, ý nghĩa là hay bảo hộ Tâm Bồ Đề của tất cả chúng sinh.
Một số trường phái Phật giáo Mật tông thường xuyên thực hành tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương nhằm đập tan những ham muốn sân hận để thanh lọc cho tâm trí quay về với giác ngộ, thanh tịnh.
Thờ tượng Bất Động Minh Vương trong nhà giúp tiêu trừ những chướng ố, giữ không khí bình yên cho gia đạo. Đặc biệt, mỗi lần trì niệm thần chú Bất Động Minh Vương, quý vị sẽ thấy tâm này thanh tịnh, khơi thông những vô minh khó thoát, đến với con đường giác ngộ nhanh chóng hơn.
Tóm lại, có thờ có thiêng có kiêng có lành, quý vị thờ phượng Ngài Bất Động Minh Vương cũng chính là cách tu tâm sửa tính. Hy vọng rằng con đường tiến về với giác ngộ của quý vị ngày một gần hơn!
16. ĐỨC PHẬT LIÊN HOA SANH :
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)