Tứ Phủ là gì
Tứ Phủ là tín ngưỡng văn hóa dân gian phi vật của Việt Nam. Hiện nay tín ngưỡng tứ phủ đã có lịch sử hình thành khoảng hơn 1000 năm.
Có nhiều thông tin cho rằng Tứ Phủ là nơi làm việc của các Quan Âm, Chư Vị Thần Linh của 4 phủ: Thiên Phủ, Địa Phủ, Thủy Phủ và Nhạc Phủ
Hệ thống tín ngưỡng thờ Thần Linh Tứ Phủ
Tín ngưỡng tứ phủ
Tín ngưỡng tứ Phủ được lưu truyền thông qua hình thức truyền miệng dân gian vì thế mỗi vùng miền sẽ có những dị bản và cách sắp xếp khác nhau.
Thông thường chúng ta thường hay bắt gặp những khái niệm về hệ thống Tứ Phủ như sau:
Tứ phủ thánh cô
Tứ phủ thánh cậu
Tứ phủ công đồng
Tứ phủ chầu bà
Tứ phủ ông hoàng
Tứ phủ thánh mẫu
Tứ phủ vạn linh
Các Thần Linh Tứ Phủ
Theo wikipeadia.org: Tứ Phủ đặc biệt là nhánh Đạo Mẫu dung hòa nhiều yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo. vì vậy nên có một số thần phật được đưa vào thờ cúng trong thần điện Tứ Phủ, chẳng hạn như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm, Ngọc Hoàng Thượng Đế, v.v...
Những vị thần phật này thường được thờ ở ngôi cao hơn Thánh Mẫu. Tuy nhiên, về cơ bản tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng Thánh Mẫu trở xuống
1. Tứ Phủ Thần Vương
Vua Cha Thiên Phủ: Ngọc Hoàng Thượng đế
Vua Cha Nhạc Phủ: Tản Viên Sơn Thánh
Vua Cha Thoải Phủ: Phu Tang Cam Lâm Đại Đế
Vua Cha Địa Phủ: không có nhiều tài liệu về Vua Cha Địa Phủ. Một số người cho rằng Vua Cha Địa Phủ là Thập Điện Diêm Vương, nhưng đúng hơn thì vua cha địa phủ là Phong Đô Đại Đế là vị có quyền cao hơn cả Thập Điện Diêm Vương
2. Thánh Mẫu
Vì nhiều lý do khác nhau mà bốn vị Thánh Mẫu của Tứ Phủ thường được gộp chung thành Tam Tòa Thánh Mẫu.
Mẫu Thượng Thiên
Mẫu Thượng Ngàn
Mẫu Đệ Tam Thoải Phủ
Những lý do lý giải cho việc gộp thành Tam Tòa Thánh Mẫu bao gồm:
Thiên - Địa đồng quy: Mẫu Tiên ủy quyền đại diện trên nhân thế cho Mẫu Liễu Hạnh (tức Mẫu Địa). Mẫu Liễu Hạnh trở thành đại diện, là Thánh Mẫu Thần Chủ
Nhạc Phủ và Địa Phủ được gộp chung, vì đều là miền Trung Nguyên nơi con người sinh sống. Thiên Phủ là Thượng Nguyên, Thoải Phủ là Hạ Nguyên
Mẫu Thượng Ngàn được thờ riêng bên Cung Sơn Trang.
3. Tam Toà Chúa Mường
Thanh Sơn Chính Phái Đệ Nhất Thượng Ngàn sắc phong Lê Mại Đại Vương hiệu viết Bạch Anh Quản Trưởng Sơn Lâm Công Chúa
Đệ Nhị Thượng Ngàn Cao Sơn Công Chúa Diệu Tín Thiền Sư La Bình Công Chúa
Đệ Tam Thượng Ngàn Sơn Trang Tàng Hình Diệu Nghĩa Thiền Sư Quế Hoa Công Chúa
4. Ngũ Vị Tôn Quan (hàng Quan Lớn)
Quan Lớn Đệ Nhất Thượng Thiên
Quan Lớn Đệ Nhị Thượng Ngàn Giám Sát
Quan Lớn Đệ Tam Thoải Phủ
Quan Lớn Đệ Tứ Khâm Sai
Quan Lớn Đệ Ngũ Tuần Tranh
5. Lục Phủ Tôn Quan
Quan Lớn Đệ Lục
Quan Lớn Đệ Thất Đào Tiên
Quan Lớn Đệ Bát Đồng Bằng Sông Diêm
Quan Lớn Đệ Cửu
Quan Lớn Đệ Thập Triệu Tường
Các vị Quan hay được hầu là Quan Đệ Nhất, Quan Đệ Nhị, Quan Đệ Tam, Quan Đệ Tứ, Quan Đệ Ngũ
6. Tứ Phủ Thánh Bà (hàng Chầu Bà)
Chầu Đệ Nhất Thượng Thiên (Quế Hoa Công Chúa)
Chầu Đệ Nhị Thượng Ngàn (Đông Quang Công Chúa)
Chầu Đệ Tam Thoải Phủ
Chầu Đệ Tứ Khâm Sai (Chiêu Dung Công Chúa)
Chầu Năm Suối Lân (Suối Lân Công Chúa)
Chầu Lục Cung Nương (Lục Cung Công Chúa )
Chầu Bảy Kim Giao ( Mỏ Bạch Công Chúa )
Chầu Bát Nàn (Chầu Bát Đông Cuông, Chầu Bát Mỏ Ba)
Chầu Chín Cửu Tỉnh (Quỳnh Hoa Công Chúa)
Chầu Mười Đồng Mỏ (Mỏ Ba Công Chúa)
Chầu Bé Bắc Lệ (Bắc Lệ Công Chúa)
Chầu Bé Thủy Cũng nh
Các vị Chầu phổ biến hay hầu bóng gồm Chầu đệ Nhị, Chầu Năm, Chầu Lục, Chầu Mười, Chầu Bé. Ngoài ra có người hầu giá Chúa Thác Bờ sau giá Chầu Đệ Tam. Cũng có người hầu giá Chầu Bát Nàn (còn gọi là Chầu Bát Tiên La, Chầu Bát Thái Bình, tức bà Vũ Thị Thục - nữ tướng của Hai Bà Trưng) thay cho giá Chầu Bát Ngàn.
7. Tứ Phủ Thánh Hoàng (hàng Ông Hoàng)
Ông Hoàng Cả
Ông Hoàng Đôi Thượng Ngàn
Ông Hoàng Bơ Thoải Phủ
Ông Hoàng Tư Địa Phủ
Ông Hoàng Năm Mán Tộc
Ông Hoàng Sáu Thanh Hà
Ông Hoàng Bảy Bảo Hà
Ông Hoàng Bát Nùng
Ông Hoàng Chín Cờn Môn
Ông Hoàng Mười Nghệ An
Ngoài ra còn có ông Hoàng Báo Đông Cuông, ông Hoàng Bắc Quốc, ông Chín Thượng Ngàn
8. Tứ Phủ Thánh Cô (hàng Cô)
Cô Cả Thượng Thiên
Cô Bơ Thoải Cung (Cô Bơ Hàn Sơn, Cô Bơ Bông)
Cô Tư Địa Phủ (Cô Tư Tứ Tổng Tây Hồ)
Cô Năm Suối Lân
Cô Sáu Sơn Trang
Cô Bảy Kim Giao (Cô Bảy Mỏ Bạch, Cô Bảy Tân La)
Cô Tám Đồi Chè
Cô Chín Cửu Tỉnh (Cô Chín Sòng Sơn, Cô Chín Giếng)
Cô Mười Đồng Mỏ (Cô Mười Mỏ Ba)
Cô Bé Thượng Ngàn
Cô Bé Thủy Cung
Trong 12 vị Thánh Cô thì có 4 vị thánh cô thường xuyên ngự đồng là:
Cô Đôi Thượng Ngàn
Cô Bơ Thoải
Cô Chín Sòng Sơn
Cô Bé Đông Cuông
Các cô ngoài hàng Thập Nhị Thánh Cô nhưng hiển ứng linh thông nên các thanh đồng hay kiều về như Đôi Cô Cam Đường.
9. Thập Nhị Bộ Tiên Nàng
Ngoài ra trong khoa cúng còn nhắc tới 12 Thánh Cô Sơn Trang (các cô ít khi ngự đồng):
Cô Cả Núi Dùm
Cô Đôi Bắc Lệ
Cô Ba Tam Kỳ
Cô Tư
Cô Năm Đồng Tiền
Cô Sáu Đồi Ngang
Cô Bảy Tân An
Cô Tám Đồi Chè
Cô Chín Đông Cuông
Cô Mười Suối Ngang
Cô Mười Một Đồng Nhân
Cô Mười Hai Bắc Lệ
10. Tứ Phủ Thánh Cậu (hàng Cậu)
Cậu Hoàng Cả (cậu Quận Phủ Dày)
Cậu Hoàng Đôi (cậu Quận Đồi Ngang)
Cậu Hoàng Bơ Thoải Phủ
Cậu Hoàng Tư Địa Phủ
Cậu bé bản đền
Ngoài ra còn có cậu bé Lệch ở gần đền Trần
11. Hàng Quan Ngũ Hổ, Ông Lốt
Tức là năm ông hổ tượng trưng ngũ hành và ông lốt (mãng xà).
Trong quan niệm dân gian hổ là vị chúa cai quản rừng núi, hình tượng hổ biểu tượng cho sức mạnh thiêng liêng, diệt trừ tà ma, trấn giữ các phương.
12. Quan Ngũ Hổ
Quan Ngũ Hổ gồm 05 vị là:
Đông Phương Giáp Ất Mộc Đức Thanh Hổ Thần Quan
Nam Phương Bính Đinh Hỏa Đức Xích Hổ Thần Quan
Trung ương Mậu Kỷ Thổ Đức Hoàng Hổ Thần Quan
Tây Phương Canh Tân Kim Đức Bạch Hổ Thần Quan
Bắc Phương Nhâm Quý Thủy Đức Hắc Hổ Thần Quan
Quan Hổ được vẽ 5 ông hổ màu sắc khác nhau, tương ứng với Ngũ hành "kim, mộc, thủy, hỏa, thổ":
Hoàng hổ (màu vàng) trấn khu trung tâm (địa khu)
Hắc hổ (màu đen) trấn phương bắc (thủy khu)
Bạch hổ (màu trắng) trấn phương tây (kim khu)
Xích hổ (màu đỏ) trấn phương nam (hỏa khu)
Thanh hổ (màu xanh) trấn phương đông (mộc khu)
13. Ông Lốt
- Thanh Xà Đại tướng Quân
- Bạch Xà Đại tướng Quân
Ngoài ra cũng có nhiều vị khác được hát văn ca ngợi, và có hầu một số vị Chúa bà như Chúa Thác Bờ ,Chúa Tây Thiên, Chúa Nguyệt Hồ, Chúa Lâm Thao, Chúa Ngũ Phương, Chúa Ba Nàng, Chúa Bạch Hạc Xuân Nương,.. Các bà Chúa bản cảnh này quyền cai một vùng địa phương.
Các Thánh miền Thượng Ngàn chia làm Sơn Lâm Bộ (rừng cây trên núi cao), Sơn Trang Bộ (thung lũng có điều kiện để sinh sống), Sơn Tinh Bộ (hệ thống các thần rừng), chia ra cai quản Thượng Ngàn trên hết là Tam Vị trưởng quản sơn lâm (Bạch Anh Trưởng Sơn Lâm Công Chúa, Diệu Tín Thiền Sư, Diệu Nghĩa Thiền Sư), dưới có bát bộ sơn trang là 8 họ sơn trang lớn trấn giữ các vùng trọng yếu và 12 cô kề cận Mẫu thượng ngàn cai quảng khắp các cửa rừng cửa bể, dưới các vị tướng sơn trang, quan văn võ, các cô hầu.
Các thần linh kể trên là các thần linh phổ biến nhất, được đông đảo con nhang đệ tử công nhận thờ phụng, ngoài ra còn một số vị khác ở địa phương, cũng được đưa vào hầu bóng. Tuy nhiên, hoạt động này có nhiều bừa bãi, khi mà nhiều ông đồng bà đồng "bịa" thêm vị thánh nào đó để hầu, hay có người hầu cả Ngọc Hoàng... gây phản cảm và méo mó đạo Mẫu.
Tín ngưỡng tam tứ phủ là gì?
Không giống tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng Tam Tứ Phủ còn thờ các nam thần khác như các vị vua cha, ông hoàng, quan hoàng, thánh cậu, … Sự xen kẽ số lượng nam thần với số lượng nữ thần đồng đều cho thấy Tam Tứ Phủ có sự đồng đều, hài hòa về âm và dương.
Căn tứ phủ là gì?
Căn tứ phủ hay còn gọi là Căn đồng số lính có thể hiểu là số phận của 1 người đã được định sẵn là phải ra hầu thánh để làm lính, làm đồng bốn phủ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét