Thứ Hai, 28 tháng 3, 2022

THIÊN TÂM ĐẠO - THIENTAMISM




🔔 Giới thiệu





Bố Cáo Đại Chúng Khai Đạo Thiên Tâm

Kính Thưa Quí Vị

  • Không phải Một hay vài vũ trụ Vận hành mà có vô số thế giới đang chuyển động.
  • Các sinh vật trong hằng sa cõi đang sanh sanh – diệt diệt.
  • Hoa lá – cỏ cây đang khoe muôn sắc muôn màu rồi cùng tàn héo.
  • Văn minh – văn hóa của nhân loại cũng theo thời gian mà hưng thịnh – tàn phai.
  • Tôn giáo – tín ngưỡng – phong tục – tập quán trong cuộc sống của loài người không bao giờ ngừng nghỉ.
  • Đức Phật Thích Ca đã thấy–đã hiểu–đã chứng như vậy nên Ngài ứng hiện – hóa thân vô số vào muôn cõi độ sanh.
  • Ngọc Hoàng – Những quốc gia trên thế giới gọi danh hiệu Ngài là Thượng Đế, Chúa Trời hay là Allah, Brahman.
  • Mẫu mẹ–là Mẹ của Nhân loại, Phật Bà Quan Âm hay Mẹ Maria cũng đều hóa thân của Đại Thánh Mẫu. 
  • Là tín ngưỡng nhân gian lâu đời ở Châu Á, mặc dù chưa phải là Tôn Giáo nhưng có rất nhiều người tin theo. Và quan trọng đã mang lại bình an và hạnh phúc trong gia đình – trong xã hội.

Hôm nay ngày lành tháng tốt – năm bình an – (Ngày 19 tháng 02 năm Đinh Dậu ) nhằm 11:00 AM 16-03-2017 được phép của “Cha Mẹ”, Thiên Tâm Đạo ra đời. Trước khi ra đời “Cha Mẹ” đã dạy 5 việc như sau:

🌼 1. Thiên Tâm Đạo là gì?

a. Hợp Lòng người–hợp sơn Hà –đại địa–hợp với Trời.
b. Lấy Tâm Từ Bi thương xót – giúp đỡ muôn loài.

🌼 2. Biểu tượng và chú giải

a. Biểu tượng

  • Dấu Thập – chữ Thập (Đấng Tạo Hoá) – Tâm Bình Đẳng Hướng Thượng
  • Dấu ngang ( – ): Dạy rằng mọi người phải bình đẳng với nhau, và biết tôn trọng sự sống khác.
  • Dấu sổ xuống ( I ): Dạy rằng mọi người cần phải tu tâm dưỡng tánh – hướng thượng để có đời sống cao thượng – có đời sống lợi ích cho mình và cho người khác.
  • Dấu trái tim – Là Tâm,Tâm nghĩa là Phật hay lòng người. Cho dù Đông hay Tây – Nam hay Bắc. Đời nay – Đời xưa, hay tương lai vẫn có điểm chung – Ấy là Đạo.

b. Triết lý :

Bốn hướng: Cho dù sống hay làm việc bốn hướng (Đông – Tây – Nam – Bắc – hay Trên – Dưới – Trái – Phải ) đều xem anh em một nhà, cùng Cha Mẹ sanh ra. Lấy tình thương làm đầu. Không tranh chấp, không chém giết lẫn nhau. Hãy nhường nhịn cho nhau.

c. Lý Thuyết :
  • Lấy Kinh Hoa Nghiêm làm nền tảng:
  • Mọi hiện tượng đều do duyên mà thành tựu
  • Mọi hiện tượng đều do duyên mà hủy hoại
  • Vì vậy không nên nhờ vị Trời hay Thần Linh nào ban phước hay giáng họa.
  • Trùng trùng duyên khởi
  • Vì vậy không có bất cứ pháp nào tồn tại độc lập.
  • Quán như thế: Nhân – Ngã – Bỉ Thử lần lần tiêu diệt.

d. Tin sâu Nhân Quả :

  • Hễ Tạo Nhân Tốt Chắc Chắn Gặp Qủa Tốt – Hể Tạo Nhân Xấu Thì Cũng Sẽ Gặp Qủa tương xứng. Không có bất cứ ai có quyền cho Thêm và Bớt đi.
  • Không có bất cứ Nhân nào mà không có Quả
  • Không có bất cứ Quả nào mà thiếu Nhân.


🌼 3. Phương Pháp Tu Tập :

  • Dùng 37 phẩm trợ đạo trong bài thuyết pháp đầu tiên cho nhóm Kiều Trần Như tại Vườn Lộc Uyển làm cơ bản.
  • Tu Tập không phải chạy nước rút để cho mau đến đích – giải thoát. Phải tận hưởng từng hơi thở, từng bước chân an lạc – giải thoát.
  • Tự mình thắp đuốc lên mà đi. Không nương tựa bất cứ ai khác mình.
  • Tự mình thanh tịnh mình, không có bất cứ ai làm mình thanh tịnh hay ô uế.
  • Lấy Lăng Nghiêm là cột trụ chính của Thiên Tâm Đạo.
  • Cần sám hối nghiệp chướng sâu dày nhiều đời nhiều kiếp của mình cho sạch sẽ. Sau đó mới tiếp nhận pháp lạc do tu tập mà có.
  • Sáng suốt nhận định đâu là Tà? Đâu là Chánh. Tâm hẹp hòi – Tâm lợi tha. Tâm từ bi – Tâm ích kỷ. Tâm bao la – Tâm nhỏ bé v.v….
  • Nhận thức rằng vọng tâm dìu dắt chúng sanh ra vào sanh tử khổ đau triền miên.
  • Nhận thức rằng chơn tâm hướng dẫn chúng sanh được an vui giải thoát – niết bàn.

🌼 4. Cách thức thờ cúng và sinh hoạt

  • Tùy theo hoàn cảnh- gia đình mà thờ cúng. Không nhất thiết phải thờ đầy đủ, tuy nhiên thờ ở chốn sạch sẽ – tôn nghiêm.
  • thờ cúng tượng/tranh Tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tượng Hoàng Thiên Đại Thánh Mẫu.
  • Nên trì tụng chú Đại Bi – Thần Chú Lăng Nghiêm.
  • Ngồi thiền để tâm lắng đọng định tĩnh.
  • Không cần rườm rà hình thức nghi lễ – đơn giản nhưng trang nghiêm – hết lòng.
  • Hết lòng khấn nguyện và phát tâm vào đạo,
  • Đặt tên cho mình thì lấy Thiên Tâm làm đầu.Ví dụ: Thiên Tâm Chánh – Thiên Tâm Hạnh-Thiên Tuấn Kiệt .v.v…v

🌼 5. Nhập Môn :

  • Cần thành tâm quay về hướng Đông Bắc cổng Thiên Đình khấn lạy 12 lạy xin nguyện thề (Bàn nhỏ hay lớn tùy, cùng 12 đèn cầy, 12 ly bông, 12 ly nước), ngũ quả trái cây
  • Chủ trương trường chay, nếu không được thì ăn mười ngày hoặc 4 ngày mỗi tháng và giử tam tịnh nhục
  • Không chủ trương hộ niệm, đốt vàng mã và ăn mặc gọn gàng không cần rườm rà hình thức bề ngoài để thích hợp toàn sắc dân trên thế giới gia nhập Thiên Tâm tu theo Pháp Phật.

Ghi chú : 
Làm tại Điện Mẫu Núi Thiên Long Sơn lúc 11h sáng ngày 16 tháng 3 năm 2017 (Nhằm ngày 19 tháng 2 Âm Lịch năm Đinh Dậu (ngày vía Đức Phật Quán Thế Âm Bồ Tát).


Đạo Thiên Tâm thờ Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu




Lời Đức Chí Tôn

Thầy là các con

Các con tức là thầy






TIỂU-DẪN

Trước khi đi vào đề tài này chúng ta cần có một tín-niệm tiên-quyết rằng “Thượng-Đế là Đấng tự-hữu và hằng-hữu”. Vì Thượng-Đế đã khải-thị rằng :

“Khi chưa có chi trong Càn-khôn Thế-giới thì khí Hư-vô sanh ra có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái-cực… Thầy phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi, Lưỡng-nghi sanh Tứ-tượng. Tứ-tượng biến Bát-quái, Bát-quái biến-hoá vô cùng mới lập ra Càn-khôn Thế-giới”.

Câu nầy có nghĩa là Thượng-Đế từ Hư-vô chi khí mà có. Ngôi của Ngài là một khối Thái-cực, Ngài mới phân Thái-cực ra Lưỡng-nghi (Âm Dương), Âm Dương sinh Tứ-tượng (Thái-dương, Thiếu-âm, Thái âm Thiếu dương), Tứ-tương sinh Bát-quái, tức là Tám hiện-tượng đó là: Càn: Trời, Khôn: Đất, Chấn: Sấm chớp, Tốn: Gió, Khảm: Nước, Ly: Lửa, Cấn: núi, Đoài: ao-đầm. Từ Tám hiện-tượng nầy vận-chuyển mà biến-hoá vô-cùng mới tạo-lập ra vũ-trụ và vạn-hữu chũng-sinh.

Đây là một vấn-đề vô-cùng lớn-lao, nằm trong phạm-trù Vũ-trụ-quan của triết-học Đông-phương … Từ xưa đến nay nhiều Giáo-chủ nhiều Triết-gia đã bàn-luận giải-đáp, nhưng vẫn còn là vấn-đề bí-ẩn bất-tận. Nên nếu chúng ta chấp-nhận những tín-niệm tiên-quyết nêu trên đây, thì mới có thể cùng nhau tìm hiểu đề-tài nầy.

Còn có nhiều trường-phái căn-cứ vào giác-quan, hễ cái gì mắt thấy tai nghe mới cho là có thật, nên họ cho rằng không có Thượng-Đế, mà Thượng-Đế chỉ là một sản-phẩm tưởng-tượng. Ngay con người họ cũng chẳng biết mình là ai, và cũng cho con người là một sản-phẩm tình-cờ ngẫu-nhiên của vật-chất, đời sống con người chỉ ngắn-ngủi từ chiếc nôi đến nấm mồ là hết. Vì đã không tin có Thượng-Đế, thì mọi sự vật đối với họ làm gì có ý-nghĩa vĩnh-cửu và trường tồn.

Trong thực-tế khi gạt bỏ Thượng Đế, thì cũng chính là lúc con người tự phủ-nhận chính mình. Còn với niềm tin có Thượng-Đế, con người có thể sống trong chân hạnh-phúc và sự sống sẽ trở nên có mục-đích, và có ý-nghĩa cao-cả hơn.

Đối với niềm tin Thượng-Đế thì tuỳ theo thời-đại và địa-phương mà nhân-loại tôn-xưng Ngài bằng nhiều ngôn từ khác nhau đó là: Jéhova, Brhama, Chúa Trời, Thượng-Đế, Tạo-hoá, Hoá-công. . .
Các tài-liệu sưu-tập sau đây, cốt cho chúng ta suy-lý cảm-nhận sự hiện-hữu của Thượng-Đế, và lắng nghe được những huyền-âm vi-diệu của Ngài đang phát-xuất trong lương-tâm của mỗi con người.

QUAN NIỆM CỦA THIENTAMISM VỀ THƯỢNG ĐẾ

Trong thời kỳ ba, tín đồ Thientamism cũng có một niềm-tin về Thượng-Đế, giống như của tín-đồ các tôn-giáo nêu trên… Vì đây là một niềm-tin phổ-quát lưu-truyền qua lâu đời, nó đã trở thành một niềm tin vĩ-đại … Nhưng ngày nay Đức Chí-Tôn đã khải-thị cho chúng ta một học-thuyết nhất-nguyên đó là:

“Thầy tức là các Con, Các Con tức là Thầy,”

Theo khải-thị nầy thì chúng ta phải hiểu rằng: Thượng-Đế và Vũ-trụ cùng Vạn-hữu chúng-sanh là “Một”, nghĩa là Thượng-Đế và Chúng-sanh không phải là hai thực-tại riêng-biệt. Học-thuyết nầy đã được Thượng-Đế khải-thị trong triết-học Vedanta tối cổ của Ấn-độ vào Nhứt-kỳ Phổ-độ, nhưng đã thất chơn-truyền, nay chỉ còn những bậc có tuệ-giác trong một số tôn-giáo hiểu được mà thôi. Đây là một học-thuyết thượng-thừa, đối với giáo-chúng trình-độ trung-bình rất khó lãnh-hội.

THIENTAMISM CHỈ THỜ NHỊ THẦN: ĐỨC NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ và PHẬT MẪU DIÊU TRÌ

Chân Dung Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Diêu Trì Địa Mẫu – Họa lại từ Thiền Định

Thiên Chúa giáo: thờ Thiên Chúa đấng tối cao – Độc thần giáo

Đạo Hindu ( Còn gọi là “đạo Bà La Môn” ): thờ: nhiều linh thần : Shiva, Vishnu, Brahma v.v. – Đa thần giáo.

Phật giáo: không thờ thần nào cả. Đức Phật không muốn con người tôn thờ ngài như một vị thần – Vô thần.

Thientamism – Thiên Tâm Đạo: Thờ đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Phật Mẫu Diêu Trì – Nhị thần giáo.

Như vậy trong kỳ ba ngày nay, chúng ta có thể hiểu rằng Đấng Thượng-Đế của cõi Trời, cũng là Thượng-Đế trong thiên-nhiên, và Đấng Thượng-Đế trong Thiên-nhiên cũng chính là Thượng-Đế trong con người. Theo học-thuyết nầy thì vũ-trụ thiên-nhiên và chúng-sanh đều là “Hiện thân của Thượng-Đế”. Nói tóm lại ngay cả côn-trùng thảo-mộc hễ cái gì có “Sự Sống” là có Thượng-Đế trong đó. Điều nầy Đức Chí-Tôn cũng đã dạy rằng:

“Chi chi hữu sanh cũng do bởi chơn-linh Thầy mà ra, hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống … Cái sống của chúng-sanh, Thầy phân-phát khắp càn-khôn thế-giới… ” .

Ngay khoa-học cũng đã chứng-minh rằng những giọt nguyên-sinh-chất (Protoplasma) trong suốt, gần như vô-hình, mắt ta không thể nhìn thấy, mà nó di-động nhờ hấp-thu sinh-khí thái-dương. Chính cái tế-bào đơn-độc nầy chứa mầm sống của muôn loài, là cội-nguồn của sự sống theo khoa-học thực-nghiệm. Tự nó không có thể tạo ra sự sống được, vậy thì sự sống từ đâu mà đến ? Như vậy “Sự sống” nầy chắc-chắn là do bởi Thượng-Đế, và chắc-chắn là có Ngài ẩn-tàng trong đó.

Điều nầy trong những kinh Upanisads tối cổ của Ấn-độ cũng đã đề cập đến:

“Tất cả những gì tồn-tại trong vũ-trụ nầy đều được Thượng-Đế bảo-bọc”.

Đây chính là tư-tưởng đại-đồng thật-sự và rốt-ráo nhất, mà Thượng-Đế đã khải-thị cho loài người. Nên vì thế chúng ta phải bảo-tồn vạn-linh cùng với Thượng-Đế, bằng con mắt nhìn thấy Thượng-Đế một cách thật-sự trong mọi sự sống, hễ cái gì có sự sống là có Ngài. Chính Thượng-Đế ở trong từng cánh hoa, trong từng đứa trẻ sơ sinh, trong người vợ, trong người chồng, chính Ngài hiện-hữu trong người thiện và trong kẻ ác, Ngài ở trong người tội-lỗi và trong kẻ phạm tội, trong sự sống và sự chết… đó là sự tồn-tại của “chân-ngã” .

Toàn thể vũ-trụ nầy là một “Tồn-tại” thuần-nhứt về mọi phương-diện vật-chất, tinh-thần, đạo-đức và tâm-linh, chúng ta đang nhìn thấy cái Tồn-tại nầy trong nhiều hình-thức khác nhau, đó là một Linh-hồn đôc-nhứt vô-nhị trong vũ-trụ, đó chính là Thượng-Đế đang tồn-tại thường-xuyên trong vạn-hữu. Nếu Thượng-Đế không tồn-tại trong vạn-hữu ngay trong hiện-tại, thì không bao-giờ Ngài tồn-tại trên trời cao, trong quá-khứ và cũng sẽ không bao-giờ Ngài tồn-tại trong tương-lai.



Lời khải-thị của Đức Chí-Tôn, đã cho chúng ta thấy rằng từ lâu con người ngay cả những bậc triết-nhân, sau khi luống công tìm kiếm Thượng-Đế bên ngoài bản-thân, đã hoàn-tất vòng tròn và trở lại ngay điểm khởi-hành của mình – linh-hồn con người, và đã nhận rằng Đấng Thượng-Đế mà con người đã đi tìm khắp các núi-đồi thung-lũng, tìm kiếm trong mỗi giòng nước, trong mỗi đền-thờ, và trên tận trời xanh… Đấng Thượng-Đế mà con người tưởng-tượng như là Đấng đang ngồi trên thiên-đường mà ngự trị thế-gian, chính là “Chân-ngã” nên con người bấy giờ có thể nói tôi là“Ngài” và Ngài là “Tôi”. Đúng như lời Đức Chí-Tôn khải-thị:

“ Thầy tức là các con, Các con tức là Thầy”.

Khi quan-niệm trong mỗi con người có một Đấng Thượng-Đế hoàn-hảo như vậy, thì làm sao con người có thể lầm-lạc như cái tôi “phàm ngã” được. Khi con người đã thấy họ là một với Đấng Thượng-Đế của vũ-trụ, thì mọi thứ ngăn-cách sẽ không còn nữa, khi mà tất-cả nam nữ, thần thánh, cây cỏ, muôn thú và toàn thể vũ-trụ đã dung-hoà trong “thuần nhất”. Thì làm gì còn có sợ-hải, ganh ghét, vì con người có bao giờ phải sợ chính mình không ? Chừng đó mọi khổ-đau, mọi tư-tưởng xấu-xa sẽ tan-biến, và con người không có thể có những tư-tưởng xấu-xa với người khác, bởi vì chính “Tôi” là tồn-tại duy-nhưt của vũ-trụ. Cái gì tôi làm cho người khác cũng là làm cho chính tôi.

Học-thuyết nhất-nguyên mà Thượng-Đế đã khải-thị cho loài người rằng “Thầy tức là các con, các Con tức là Thầy” đã rao giảng cho mọi người những nội-dung sau đây:

– Khi hiểu rằng Con người là một với Thượng-Đế, và với tư-cách đó thì mọi linh-hồn hiện-hữu là linh-hồn của bạn, và mọi thể-xác hiện-hữu là thể xác của bạn, và nếu khi bạn làm tổn-thương bất cứ người nào khác, là bạn tự làm tổn-thương lấy mình; khi thương-yêu bất cứ người nào, tức là mình tự thương-yêu chính mình vậy. Khi mà luồng thù-hận được tung ra ngoài, dù nó làm tổn-thương ai đi nữa, thì nó cũng vẫn làm tổn-thương người trước nhất chính là bạn.

– Khi anh đã nhìn thấy Thượng-Đế tính trong vợ anh, con anh, bạn-hửu của anh, và những người sống trong cộâng-đồng với anh, và khi anh đã nhìn nhận họ là Thượng-Đế, thì làm sao anh có thể bỏ-bê, tệ-bạc, phân-biệt đối-xử với họ được. Vì con người là Đấng Vô-biên, nhưng sở-dĩ có như vậy tại vì con người chưa ý-thức được điều đó, nhưng con người đang trên đường phấn-đấu đạt đến ý-thức đó, và khi họ ý-thức trọn vẹn về Đấng Vô-biên nầy hiện-hữu ngay trong họ, con người cũng sẽ đi đến sự hoàn-mỹ và hoàn toàn tự-do.

– Một người có đức-tin sơ-cơ, mới bắt đầu tin vào Thường-Đế, người đó tin rằng mỗi một lần nguyện-cầu đã được một Đấng nào đó đáp-ứng, nhưng chính ra con người đã tự đáp-ứng sự nguyện-cầu của mình, mà mình không biết, những người nầy có thể nói “Lạy Chúa, con là một kẻ tội-lỗi khốn-nạn” nhưng ai sẽ giúp họ, mà chính con người là sự trợ-giúp của chính mình. Vì Con người với Thượng-Đế của vũ-tru là Mộtï, thì sự trợ-giúp trước nhất phải chính từ bản-thân con người. Cũng như con tằm đã xây cái kén quanh mình nó, thì ai sẽ cứu nó? Mà chính nó phải tự bức-phá cái kén, mà bay ra ngoài làm một con bướm tốt đẹp, như một linh-hồn tự-do, chỉ lúc đó con người mới thấy được chân-lý.

Khi con người hiểu và phấn-đấu đạt được như vậy, họ sẽ luôn luôn tự nhủ với bản-thân: “Tôi là Ngài” đó là những từ-ngữ sẽ xua tan những bạc-nhược còn trong tinh-thần của mình, những từ-ngữ nầy hiển-lộ một nghị-lực khủng-khiếp đã có sẵn trong con người, cái năng-lực vô-biên đó đang ngủ trong tâm-linh mỗi con người. Theo Yoga thượng-thừa, thì đây là lúc luồng Hoả-xà (Kundalini) nằm cuộn khúc trong đốt sống vùng eo lưng, gần huyệt mạng-môn-hoả của khoa châm-cứu học, chính là điểm linh-quang của Thượng-Đế ban cho con người, hay nói một cách khác là Thượng-Đế đang ẩn tàng trong con người, đã được sự giác-ngộ lay tỉnh và trường lên đến tận đỉnh đầu, nên khi đó con người sẽ đạt được những quyền năng siêu-phàm.

– Khi một con người đạt đến trình-độ cao nhứt là nhận chân được Thượng-Đế tính ngay trong chính mình, thì khi đó họ không còn phân-biệt chủng-tộc, màu da sắc tóc, giai-cấp, tín-ngưỡng tôn-giáo, không còn phân-biệt giới-tính, trọng nam khinh nữ, không còn kỳ-thị thân-sơ, không còn thị-phi ân-oán, hoặc bất-cứ một phân-biệt nào giữa ta và ngươi … vượt qua tất-cả để đoàn-kết tương-thân, là lúc họ đã nhận thấy con người thật nằm ngay bên trong con người.

Nói chung đối với vấn-đề tín-ngưỡng Thượng-Đế, bất kỳ dưới hình-thức nào, từ đơn-giản như trong nhân-gian, hay có một hệ-thống triết-học phong-phú như trong các tôn-giáo. Dù tin Thượng-Đế là một Đấng tối cao ở một thế giới xa-xăm nào đó, hay tin rằng Thượng-Đế luôn hiện-hữu trong tâm-khảm mỗi người. Cho đến những người không tin có Thượng-Đế nhưng vẫn còn tin-tưởng vào lương-tâm của mình. Dù không tôn-thờ Thượng-Đế, mà biết sùng-bái tổ-tiên, hiếu-kính cha mẹ, thương-yêu mọi người. Đối với tất-cả niềm-tin nầy cũng đều chánh-tín và hữu-ích cả, vì theo chơn-truyền của Tam-kỳ Phổ-độ thì họ cũng đã tin vào Thượng-Đế, bởi Thượng-Đế hiện-hữu trong tất cả. Khi con người có tin-tưởng thì mới biết thành-kính và thương-yêu, mà khi đã thành-kính thương-yêu, thì mới biết giữ mọi hành-tàng của mình trong sạch, để khỏi bị lương-tâm cắn-rứt tức là bị Thượng-Đế trừng-phạt, và từ đó chúng ta sẽ có một mẫu-số chung, đó là sự thanh-bình an-lạc cho mọi người. Nói cho cùng thì tất-cả mọi cố gắng của các tôn-giáo, cũng chỉ nhắm mục-đích hướng-thiện để con người có được sự an-lạc cho bản-thân, an-lạc cho gia-đình, bình-an cho xã-hội, thanh-bình cho thế-gian mà thôi.

Chúng ta chỉ sợ cho những hạng người không tin-tưởng gì cả, đã không tin-tưởng ở Thượng-Đế mà cũng không kể đến sự hiện-hữu của lương-tâm, thì đó mới chính là những kẻ không những gây tai-họa cho bản- thân, mà còn gây tai-hoạ cho gia-đình, cho đất nước và cho cả xã-hội loài người nữa.

Vì những lý-do nêu trên, nên tất-cả niềm-tin vào Thượng-Đế đang tồn-tại, có từng thứ bậc là điều cần-thiết, chúng ta hãy để cho mỗi người được tự-do theo đuổi quan-điểm của mình, đừng làm tổn-thương, đừng phủ-nhận niềm tin của ai hết, bạn hãy chấp-nhận quan-điểm của mỗi người từ vị-trí của họ, đừng đả-kích, phá-hoại hay làm thương-tổn đến niềm-tin về “Đấng Đã Tạo-Lập Nên Vũ-trụ” của họ, và nếu có thể bạn hãy giúp họ một tay để nâng quan-điểm của họ lên một vị-trí cao hơn. Tất-cả lâu ngày chầy tháng, sau cùng họ cũng sẽ đi đến chân-lý nhất-nguyên tuyệt-đối là “Thượng-Đế Vũ-trụ và Vạn-hữu chúng sanh là Một”. Tức là Thượng-Đế cũng là Tạo-vât, và Tạo-vật cũng là Thượng-Đế.

Vì những lý-do nêu trên mà người tín-đồ Thientamism tuân-thủ quy-giới, vâng theo lời dạy của các vị giáo-chủ. Vì tất-cả đều phát-xuất từ một chân-lý tối-thượng, đó là Thượng-Đế, một Đấng hiện-hữu ở khắp mọi nơi.



QUAN-NIỆM KHÁC NHAU VỀ THƯỢNG-ĐẾ TRONG CÁC TÔN-GIÁO

Đối với bản-thể và quyền-năng của Thượng-Đế thì bàng-bạc vô cùng, mỗi tôn-giáo đều dựa trên những cơ-sở khác nhau, để diễn-tả một phần nào đó, hầu đáp-ứng cho những nhu-cầu tâm-linh của một bộ-phận nhân-loại, tùy theo đối-tượng, tùy theo địa-phương và trình-độ tiến-hoá của con người ở từng thời-đại.

Ngay Phật-giáo, Lão-giáo và Nho-giáo không gọi đích-xác rằng Thượng-Đế là Người tạo-dựng ra vũ-trụ vạn-hữu, nhưng Đức Thích-Ca đã gọi cái sinh ra pháp-giới chúng-sanh là Chân-như, Đức Lão-tử gọi là Đạo, Đức Khổng-tử gọi là Lý Thái-cực, không phải các Ngài phủ nhận Thượng-Đế, mà các Ngài muốn thức-tỉnh chúng sanh ở thời-điểm đó, không nên tôn thờ đa-thần và ỷ lại vào thần-quyền. Vì theo tín-niệm chung nhân-loại trong thời-đại của các Ngài, thường tin vào đa-thần, hoặc nếu có tin-tưởng vào Thượng-Đế thì cũng có một định-kiến rằng Thượng-Đế là một người có quyền-lực vạn-năng, quyết-định mọi sự một cách độc-đoán, nên các Ngài muốn giáo-hóa cho con người thời đó đừng ỷ-lại vào thần-quyền hay tin tưởng vào đa-thần một cách mê-tín dị-đoan, mà khuyên con người phải ăn ở đúng với Thiên-lý, Chân-tâm, Phật-tánh, đúng với lương-tâm và lòng trắc-ẩn sẵn có nơi chính mình, thì mới hưởng được phước-lành, chứ không phải chỉ cầu-khẩn suông nơi Thượng-Đế hay tin-tưởngvào nhiều thần-linh từ bên ngoài mà có được hạnh-phúc chân-thật.



Đối với bản-nguyên và quyền-năng của Thượng-Đế, trên thế-gian chưa có Đấng Giáo-chủ nào giảng-giải rõ-ràng được căn-nguyên của Ngài, cũng như diễn-tả được hình-thể của Ngài, vì Ngài là nguồn sống của vũ-trụ vạn-hữu, nên hình-thể của Ngài cũng có thể nói là hình-thể của cả vũ-trụ và vạn-hữu chúng-sanh, nên không thể lấy một con người hay một vật-thể nào để tượng-trưng cho Ngài được. Vì nếu đem ra so-sánh thì con người chỉ là hột cát trong bãi sa-mạc, chỉ là một phần-tử cực kỳ nhỏ bé so với nguồn sống bao-la của đất trời, đời sống lại vô-cùng ngắn-ngủi so với sự vĩnh-hằng của Tạo-hóa. Chính các vì Giáo-chủ là bậc Đại-giác-ngộ, nhưng cũng không thể nào dùng văn-tự và ngôn-ngữ hữu-hạn của con người để giảng-giải rõ-ràng.



Ngay như Đức Phật khi giảng-giải về Chân-như, là cái tạo ra pháp-giới chúng-sanh, nhưng Ngài cũng dùng những ngôn-từ lơ-lửng như : cũng có, cũng không, không phải có, không phải không, cũng đồng, cũng khác, không phải đồng, không phải khác… hoặc là những điều ta biết như lá trong rừng, và cái ta nói ra như nắm lá trong tay này… (Theo Thủ Lăng Nghiêm).



Theo Đức Lão Tử thì Đạo tạo-dựng ra vũ-trụ, nhưngï Ngài không biết gọi tên cái đó bằng gì, nên gượng gọi là “Đạo” (Cưởng chi viết Đạo), và khi Ngài nói về Đạo, cũng nói rất là thận-trọng và khiêm-tốn, thường dùng cách nói lơ-lửng như : có lẽ (tượng), giống như (tự), hình như (nhược), hoặc là (hoặc)… Ngài cũng xác-nhận rằng Đạo cũng như vũ-trụ vô-cùng huyền-bí, không thể hiểu được và giảng-giải được, nên trong Đạo-đức-kinh Ngài đã nói rằng :

“Đạo khả đạo phi thường đạo” (Đạo đức kinh / Thiên thượng).

Có nghĩa là cái Đạo mà đã diễn-tả ra được bằng lời nói, thì không phải là cái Đạo đã tạo-lập vũ-tru,ï thường-hằng bất-biến.



Còn đối với Nho-giáo, các vấn-đề huyền-bí về vũ-trụ và nhân-sinh, Đức Khổng-tử chỉ đề-cập đến trong khi sang-định kinh Dịch (Thiên-đạo) và kinh Xuân-thu (Thế-đạo). Phần này chỉ dành cho những đệ-tử có kiến-thức đặc-biệt tự lãnh-hội lấy mà thôi, chứ Ngài không đem dạy rộng-rãi cho mọi người. (Theo Nho-giáo của Trần Trọng Kim).



Đối với các vị Giáo-chủ là những bậc nhận thiên-mệnh của Thượng-Đế xuống thế-gian để độ-rỗi chúng-sanh, mà các Ngài không thể dùng ngôn-ngữ của con người để giảng-giải rõ-ràng các vấn-đề huyền-bí của Tạo-hóa. Nên các Ngài đành giữ im-lặng, xa lìa văn-tự, nhưng nếu không nói gì, thì làm sao cứu-độ chúng-sanh, nên các Ngài phải tuỳ thời, tuỳ trình-độ hiểu biết của nhân-loại mỗi nơi, mỗi thời-kỳ mà nói, nhưng nói một cách lơ-lửng như Đức Phật, hay rất khiêm-tốn như Đức Lão-tử hoặc chỉ nói đến phần thể-dụng thiết-thực như Đức Khổng-tử; cốt để gợi ý cho con người lắng nghe cho được tiếng gọi của Thượng-Đế từ nơi tâm-linh của mình mà thôi.



Quan-niệm về Thượng-Đế trong các tôn-giáo, cũng như ngoài nhân-gian, tuy có khác nhau, nhưng xét cho cùng, thì đều có một mục-đích là đả-phá những mê-tín của chúng-sanh trong một thời-điểm, và ở một địa-phương nào đó; nên những quan-niệm đó cũng có giá-trị giới-hạn nhứt-định, thích-hợp với từng địa-phương và từng thời-đại, nếu ta nhắm vào những giáo-lý cổ xưa của một thời-đại nào đó tại một địa-phương này, để kích-bát và đả-phá những giáo-lý đã được phổ-cập ở một địa phương khác, ở một một thời-đại khác, đó là điều không thức-thời. Cũng như dùng một quyền-lực nào đó, để bắt buộc mọi người ở mọi nơi phải nghe theo những giáo-lý đã lỗi-thời, không còn phù-hợp với sự tiến-hóa của con người, thì đó là một sự cuồng-tín nguy-hiểm, cũng như vì tham-quyền cố-vị cố duy-trì lại những giáo-lý cũ-kỹ để củng-cố quyền-lực, ngăn-cản không cho các giáo-lý mới-mẻ tiến-bộ lưu-hành, thì cũng là một điều tai-hại, trái với quan-niệm của Nho gia là :

“Muôn vật cùng sinh trưởng mà không xâm hại lẫn nhau, các đạo cùng lưu-hành mà không phản-bội lẫn nhau (Vạn-vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo lý tịnh hành nhi bất tương bội/Trung dung).



Như vậy cũng như xã-hội hiện đang tồn-tại, thì tất-cả niềm-tin vào Thượng-Đế cũng đang tồn-tại, nhưng có từng thứ bậc là điều cần-thiết, người tin vào Thượng-Đế hiện-hữu khắp mọi nơi, không nên cho người tin Thượng-Đế ngự trên Trời cao, cách biệt với con người là sai, vì đó cũng là một quan-điểm đúng, nhưng đúng với những người mới bắt đầu tin-tưởng vào Thượng-Đế, và niềm-tin nầy đang trên con đường đi đến chân-lý tuyệt-đối. Cũng như các tôn-giáo không dùng danh xưng Thượng-Đế để chỉ Đấng tạo-lập nên vủ-trụ, mà họ đã tin rằng có “Một Cái Gì Đó” đã vận-hành bằng “Một Cách Nào Đó” để tạo ra vạn-hữu chúng sanh như Phật-giáo, Lão-giáo và Nho-giáo, cũng không phải là một quan-niệm vô-thần, phi Thượng-Đế, mà họ cũng thừa-nhận Thượng-Đế dưới một danh xưng khác mà thôi. Nghĩa là niềm-tin nầy không phủ-nhận niềm-tin khác, mà niềm-tin nầy chỉ là sự hoàn-mãn của niềm-tin khác.



QUAN-NIỆM VỀ SỰ HIỆN-HỮU CỦA THƯỢNG-ĐẾ TRONG GIÁO-LÝ CÁC TÔN GIÁO

Tất-cả các tôn-giáo đều tin-tưởng đã có một Đấng Thượng-Đế tự-hữu và hằng-hữu, nhưng Ngài đang ở đâu ? Ngự-trị nơi nào ? thì mỗi tôn-giáo tuỳ theo thời-điểm khai-sáng và trình-độ giáo-chúng mỗi nơi mà lại có những lý-giải khác nhau.



Đa số những tôn-giáo theo học-phái nhị-nguyên, tin-tưởng rằng Thượng-Đế là Đấng tạo-lâïp ra vũ-trụ và vạn-hữu chúng sanh, theo học-thuyết nầy thì tuy Thượng-Đế không có thể-xác nhưng cũng có nhân-cách đức-hạnh như con người, Ngài vô-cùng từ-bi, bác-ái và công-bình… Ngài toàn-năng và đầy quyềân-lực, con người có thể cầu-nguyện với Ngài, thương-yêu Ngài, và được Ngài đáp lại… Theo quan-niệm này thì Thượng-Đế có tính-cách con người, nhưng Ngài vô-cùng cao cả, không có những tật xấu như con người. Ngài đang ngự-trị trên Trời cao, đang cách-biệt với thiên-nhiên và con người, đa số giáo-chúng của các tôn-giáo nầy đã tin-tưởng nơi một Thượng-Đế cao-cả luôn yêu-thương họ,ï nhưng lại ở quá xa cách với họ, vì một con người bình-thường không thể suy-nghĩ đến việc gì không cụ-thể, mà tự-nhiên họ thích bám lấy cái gì mà trí-năng họ có thể hiểu được. Nên trong lúc giảng dạy về một môn-đồ chân-chính Đức Chúa Jésus đã phán với giáo-chúng trong thời-đại của Ngài rằng:

“Chẳng phải nói Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! mà vào được nước Đức Chúa Trời , nhưng chỉ ai làm theo ý muốn của Cha Ta trên Trời thì mới vào được nước Người (Thánh-kinh Tân-ước/ Mat 7: 21).



Phần đông giáo-chúng của các tôn-giáo trên thế-giới, nhất là ở Âu châu, Tây Á đều tin-tưởng rằng Thượng-Đế ngự trên Trời, nên tuỳ theo trình-độ của giáo-chúng thời bấy giờ mà Chúa đã phán dạy như vậy.



Còn một số tôn-giáo khác nhất là phương Đông thuộc học-phái phi nhị-nguyên cũng đã tin-tưởng bản-thể và quyền-năng của Thượng-Đế đại-khái như vậy, nhưng lại dung-hoà hơn, giáo-thuyết nầy cho rằng Thượng-Đế là Đấng Tạo-hoá, nhưng chất-liệu tạo-vật cũng chính là Ngài, nói một cách khác chính Ngài cũng là nguyên-nhân của cội-nguồn vật-chất tạo ra vạn-hữu, cho nên học-thuyết này cho rằng Thượng-Đế hiện-hữu khắp mọi nơi, thấm-nhuần trong vạn hữu … từ những đại tinh-cầu trong không-gian cho đến những vầng đá nằm sâu dưới mấy tằng địa-chất đều có mặt của Ngài … Ngài hiện-hữu trong tâm-hồn của chúng-sanh, từ hạng thượng-lưu trí-thức cho đến hạng khốn-khổ cùng đinh, nên Nho gia mới có câu:

“Nhân-tâm sanh nhứt niệm thiên-địa tất giai tri (tâm con người suy-nghĩ điều gì thì trời đất đều biết).

Theo học thuyết nầy thì con người do Thượng-Đế tạo-dựng cả linh-hồn lẫn thể-chất, con người luôn luôn tiến lên theo hướng tấn-hoá, nhanh hay chậm tuỳ theo sự tinh-tấn của mỗi cá-thể, và cuối cùng mỗi linh-hồn cũng hưởng được sự cứu-rỗi của Thượng-Đế, dù là côn-trùng thảo-mộc thấp kém nhất, cho đến những thần thánh cao-cả nhất, sớm muộn gì tất-cả cũng sẽ đạt đến một thế-giới nơi đó hạnh-phúc sẽ vô-biên, và họ sẽ không còn luân-hồi sinh tử, mãi mãi sống bên cạnh Thượng-Đế.



KẾT-LUẬN

Tóm lại theo Thientamism , Thượng-Đế là Đấng chủ-tể tột phẩm của vũ-trụ vạn-vật, nên gọi là Đấng Chí-Tôn, và cũng là Đấng Cha Lành chung của muôn loài, nên còn gọi là Đại Từ-phụ, bởi vì đó là Đấng trên tất cả, của tất-cả, và trong tất-cả. Vì thế Thientamism tin-tưởng Thượng-Đế là Đấng luôn luôn hiện-hữu trong mọi sự sống, vì mặc dù Ngài vô-hình nhưng thống-suất cả hiện-tượng-giới lẫn siêu-linh-giới, mặc dù bàng-bạc vô-sở-trú, vô-định-xứ, nhưng biến-hóa vô cùng, ngự-trị cả không-gian và thời-gian, làm chủ cả tinh-thần lẫn vật-chất. Soi-dẫn, chỉ-đạo, hàm-dưỡng, phán-xét và chủ-trì mọi quy-luật, mọi sự. . .

Từ đức-tin nầy, chúng ta tin rằng mọi người trong thế-giới trước sau gì cũng sẽ tin-tưởng vào học-thuyết nhất-nguyên: “Thượng-Đế vũ-trụ và con người là Một”. Khi con người đã thấm-nhuần được đạo-lý nầy, thì từ đó sự hoạt-động của một ảnh-hưởng Thượng-Đế đồng-nhứt, và sự khai-triển của một Thương-Đế tính đồng-nhứt trong tâm-hồn mỗi người sẽ được biểu-hiện, cỏi lòng họ sẽ trong sạch và rộng mở, và chỉ có như vậy con người mới giải-thích rõ-ràng được mọi nguyên-nhân và cứu-cánh của tất-cả luân-lý, tất-cả đạo-đức và tất-cả tâm-linh trong vũ-trụ.

Trong kỳ Ba, Đức Chí-Tôn đã khải-thị cho chúng ta biết rằng, tất cả nhân-loại trên thế-giới trước sau gì cũng phải đi đến đại-đồng trong tình huynh đệ, đó là trọng-tâm của sự Cứu-rỗi lần thứ ba, kéo dài đến thất ức niên (bảy trăm ngàn năm), và kỳ-vọng nầy Thượng-Đế đã đặt-để nơi chúng ta :

“Trong kỳ Ba nầy, các Con phải độ-rỗi nhân-loại khắp cả năm châu, thì trách-nhiệm ấy lớn-lao là bực nào ?” .

Tức là kỳ-vọng của Đức Chí-Tôn đã gởi-gắm nơi chúng ta cái thiên-trách, về Thiên-đạo là tạo cho mọi linh-hồn được giải-thoát khỏi vòng luân-hồi sanh tử, về Thế-đạo là đưa nhân-loại đến đại-đồng trong tình huynh-đệ. Như vậy Thientamism phải đạt đến mục-đích tối-cao tối-trọng là thực-hiện một “Thiên-đạo công-bình giải-thoát” một “Thế-đạo nhơn-nghĩa đại-đồng”.



Nguồn: http://www.thientamism.com/thientamism-tho-duc-chi-ton-va-duc-phat-mau

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2022

Hoàng Thiên Hậu Thổ




Nam mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Đại Thiên Tôn.

Nam mô Diêu Trì Kim Mẫu Đại Từ Tôn.


Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

PHÁP Y NHẬT BẢN 半袈裟



















半袈裟 : PHÁP Y NHẬT BẢN (buddhist robes)

1. Bán ca-sa (Hangesa) giống như chiết ngũ điều, chiều dài bằng một nửa y xếp ngũ điều. “ca-sa nữa" dưới hình thức một dải vải dẹp mảnh, hai đầu có kết tua để cột lại, đeo lên cổ, thả trước ngực, dành cho những người thọ Tam Quy, Ngũ Giới.

2. Chiết Ngũ Điều (Origojyo) dài đến gần thắt lưng. Chiết Ngũ Điều để trơn hoặc thêu logo của tông phái. Tại Nhật Bản, tăng sĩ thường đeo Chiết Ngũ Điều khi không đắp y.

3. Luân ca-sa (Wagesa) may thành một dải tròn. loại cà sa này thường là của bên thiền tông nhật bản. 3 loại cà sa này là phương tiện vì sự tiện lợi mà đắp.

Trên hết vẫn là chính thống tam y (civarani).

Vậy tam y là gì?

Tam y không phải là y ba điều. Trong cà sa không có y ba điều.

a. An đà hội (antarvasa): y 5 điều, “Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, nay tôi kính tiếp nhận, đời đời không rời bỏ.” khi làm các việc nhang đèn phật sự trong tự viện, khi ra vào trong chùa...

b. Uất đa la tăng (uttarasanga):

y 7 điều, “Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, nay tôi kính tiếp nhận, đời đời thường khoác mặc." khi gặp đại chúng đồng tu, khi đi nghe giảng pháp, khi tụng kinh bái sám thọ thực...

c. Tăng già lê (sanghati): đại y, “Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, phụng hành lệnh Như lai, hóa độ cho tất cả.”

Được đắp khi vào hoàng cung gặp vua quan, khi gặp đại chúng, khi thuyết pháp giảng đạo, khi thay phật làm phật sự, khi khất thực hóa duyên... - Bậc Hạ: từ y 9 điều đến 13 điều. - Bậc Trung: có y 15 điều đến 19 điều. - Bậc Thượng: từ 21 điều đến 25 điều.



Nguồn gốc tên gọi và những biểu tượng của chiếc áo cà – sa


Theo Luật Tạng (Vinaya), Tăng đoàn của Phật lúc ban đầu ăn mặc không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) đề nghị với Đức Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra.


Theo Luật Tạng (Vinaya), Tăng đoàn của Phật lúc ban đầu ăn mặc không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) đề nghị với Đức Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Đúng vào thời điểm ấy, Đức Phật và người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà đang du hành ở phương Nam để thuyết giảng. Đức Phật nhìn thấy những thửa ruộng lúa hình chữ nhật, chia cắt bởi những con đê tăm tắp, liền bảo A-nan-đà cứ theo mẫu ấy mà may áo cho Tăng đoàn. Vì thế, trong kinh sách tiếng Hán, chiếc áo cà-sa còn gọi là Cát triệt y hay Điền tướng y, mảnh áo mang hình những thửa ruộng, tượng trưng cho sự phong phú và phúc hạnh.

Câu chuyện này cũng đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu của sự biến dạng. Cách so sánh khá thi vị trên đây đòi hỏi đến trí tưởng tượng và những ước mơ phù hợp với các tiêu chuẩn và quan niệm quy ước về hạnh phúc và giàu sang của thời đại bấy giờ, nghĩa là không có gì là Đạo Pháp cả. Chiếc áo cà-sa gồm nhiều mảnh ráp lại vì đó là những mảnh vải vụn nhặt được ở bãi tha ma, tượng trưng cho những gì tầm thường nhất và cũng để nhắc nhở người tu hành về tấm thân vô thường của họ.


Tiếng Hán còn gọi chiếc áo cà-sa là Đoạn phục, Pháp y, Nhẫn nhục khải, Giải thoát chàng, Cà-sa-duệ, Già-sa-dã…, các chữ này hàm chứa một ý nghĩa đại cương là dứt bỏ, bất chính, ô uế, nhiễm bẩn, có màu xích sắc (màu đỏ)… Theo sách tiếng Hán, áo không bắt buộc phải nhuộm bằng một màu nhất định nào cả, chỉ cần tránh không dùng năm màu chính là xanh, vàng, đỏ, trắng và đen, và đồng thời có thể pha trộn nhiều màu với nhau để tạo ra một màu xích sắc thật bẩn thỉu, đúng theo ý nghĩa nguyên thủy của chữ kasaya trong tiếng Phạn. Áo gồm nhiều mảnh, có thể mỗi mảnh một màu, vì đó là những mảnh vải nhặt được và khâu lại với nhau. Ngày nay tùy theo học phái, địa phương, phong tục, khí hậu…mà chiếc áo cà-sa cũng biến dạng đi, từ cách may cho đến màu sắc: màu vàng ở Ấn độ và các nước theo truyền thống Nam tông; các màu vàng, màu lam, nâu, nâu đỏ (nhuộm bằng vỏ cây mộc lan, hay củ nâu) như ở Việt Nam và Trung quốc; màu lam ở Hàn quốc; màu đen hay nâu đen (màu trà) ở Nhật; màu vàng nghệ hay nâu đỏ ở Tây tạng… Nói chung có ba màu chính gọi là như pháp cà-sa sắc tam chủng (ba màu sắc của áo cà-sa theo phép quy định): tức màu gần như đen (màu thâm, màu bùn đất), màu xanh (màu rỉ đồng), màu gần như đỏ (màu hoa quả).

Pháp y của người tu hành gồm có ba loại: Đại, Trung và Tiểu. Loại nhỏ, Tiểu y, gọi là An-đà-hội (Antarvasaka), áo này gồm có năm mảnh ráp lại (ngũ điều). Áo kiểu Trung gọi là Uất-đa-la-tăng (Yttara-Samgha) gồm có bẩy mảnh (thất điều). Áo kiểu rộng, Đại y, gọi là Tăng-già-lê (Samghati), gồm chín mảnh (cửu điều). Trên đây là các loại áo cà-sa có gốc từ Ấn độ. Tùy theo xứ lạnh hay nóng bức, những nơi giá rét có thể mặc áo tiểu và trung bên trong, rồi mặc thêm áo cửu điều bên ngoài.

Chiếc áo cà-sa dùng để che thân, để đắp, để gối đầu hoặc để gấp lại và ngồi lên đó như một tọa cụ. Kinh Bát-nhã có kể chuyện Đức Phật cùng với các đồ đệ sau khi khất thực về, ăn xong, Đức Phật tự lau rửa bình bát, sau đó tự tay xếp áo cà-sa làm tọa cụ và ngồi lên đó để thuyết giảng. Có khi các đồ đệ lấy áo của mình xếp chồng lên nhau để Phật ngồi.


Công dụng của chiếc áo cà-sa thiết thực như thế, nhưng dần dần người ta gán thêm cho nó nhiều đức tính khác nữa. Kinh Bi hoa kể chuyện áo Cà-sa ngũ đức và kể các đức ấy ra như sau:

1. Người thế tục nếu biết kính trọng cà-sa sẽ tiếp nhận được Tam Thừa (tức Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa),

2. Thiên long nhân quỷ nếu biết kính cà-sa cũng đắc Tam thừa,

3. Quỷ thần và chúng sinh chỉ cần bốn tấc vải của chiếc áo cà-sa cũng được no đủ,

4. Chúng sinh hằng tâm niệm về chiếc áo cà-sa sẽ phát sinh được lòng Từ bi,

5. Giữa nơi trận mạc, nếu có được một mảnh nhỏ áo cà-sa và biết cung kính mảnh áo ấy cũng thắng trận.

Một quyển kinh khác là Tâm địa quán kinh lại nêu lên đến mười điều lợi của chiếc áo cà-sa và gọi là Cà-sa thập lợi:

1. Che thân khỏi thẹn ngượng,

2. Tránh ruồi muỗi, nóng rét,

3. Biểu thị các tướng tốt của người xuất gia,

4. Kho chứa châu báu (tức Diệu Pháp của Phật),

5. Phát sinh nghị lực gìn giữ giới hạnh,

6. Màu nhạt bẩn không làm phát sinh lòng ham muốn,


7. Mang đến sự thanh tịnh,

8. Tiêu trừ tội lỗi,

9. Mảnh đất tốt làm nẩy sinh Bồ-đề tâm,

10. Giống như áo giáp, mũi tên phiền não không đâm thủng được.

Kể lể dài dòng như trên đây chẳng qua vì mục đích muốn nêu lên một thí dụ điển hình trong việc thêm thắt và biến dạng đối với ý nghĩa của chiếc áo cà-sa. Chẳng hạn như đức tính thứ năm do Kinh Bi hoa kể: “nơi trận mạc, nếu có một mảnh nhỏ cà-sa và biết cung kính cũng thắng trận”, đức tính này có lẽ không phù hợp lắm với Đạo Pháp của Đức Phật.

Pháp phục Phật giáo Việt Nam hiện hành

Dù sao cũng xin phép được tiếp tục kể thêm rằng một vài kinh sách gốc Hán đã đặt cho chiếc áo cà-sa đến mười hai danh hiệu khác nhau và gọi là Cà-sa thập nhị danh:

1. Cà-sa,

2. Đạo phục (áo của người tu hành),

3. Thế phục (áo của người xa lánh thế tục),

4. Pháp y (áo đúng theo quy định trong Đạo Pháp),

5. Ly trần tục (áo xa lánh lục trần),

6. Tiêu sấu phục (áo có khả năng tiêu trừ phiền não),

7. Liên hoa phục (áo như hoa sen không nhiễm bùn nhơ),

8. Gián sắc phục (áo đem nhuộm cốt ý làm hư hoại màu sắc),

9. Từ bi phục (áo của người thực thi đức Từ bi),

10. Phúc điền phục (áo gồm nhiều mảnh giống như những mảnh ruộng tượng trưng cho sự giàu có và phúc hạnh),

11. Ngọa cụ (áo dùng để lót lưng khi nằm),

12. Phu cụ (áo dùng làm chăn để đắp).




Tăng bào


Phước điền y là tăng bào, là đạo phục biểu thị cho nhiều đức tính và đức tướng giải thoát. “thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” – do tâm giải thoát nên biểu hiện tướng giải thoát, trong đó vật dụng của chư tăng như y và bát cũng đơn điệu, giản dị.



Từ thế tục cho đến tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội… đều có màu sắc, dáng kích sắc phục khác nhau. Nhìn vào phân biệt ngay là đoàn thể, tổ chức hay tôn giáo nào, ngay cả trong một tôn giáo còn có nhiều sắc phục khác nhau cho mỗi hệ phái, dòng tu… Tăng bào còn gọi là pháp phục, pháp y của tăng sĩ nhà Phật.

Từ thời đức Phật, gọi là y ca sa, người sau gọi là “áo giải thoát, còn gọi là Phước điền y”.

Thời gian đầu thành lập Tăng đoàn, chư tăng vẫn phải sử dụng y phục giống các tu sĩ ngoại giáo. Để phân biệt tu sĩ của Cồ Đàm và tu sĩ các tôn giáo khác, vua Tần Bà Sa La đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Theo Luật Tạng Đại Phẩm tập 2: “Vào lúc bấy giờ, các vị Tỳ kheo nhóm Lục sư mặc các y cà sa màu ngà voi chưa được cắt. Dân chúng phàn nàn, phê phán chê bai rằng: “Giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy”. Các vị đã trình sự việc lên đức Thế Tôn, Ngài dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, không nên mặc các y chưa cắt; vị nào mặc thì phạm tội dukkata.”

Nhân lúc, Phật và Anan đi giảng thuyết ở Dakkhināgira, Ngài nhìn thấy ruộng lúa ở Magadha có hình vuông cách nhau bằng đường bờ ranh đê, Ngài liền bảo Anan theo mẫu ấy may y cho chư tăng: “Này Ānanda, ngươi có khả năng tạo nên các y có kiểu mẫu như thế cho các vị Tỳ kheo không? Bạch Thế Tôn con có khả năng.” Anan liền tạo mẫu theo lời dạy của Phật, Phật rất vừa ý và khen “A Nan Đa là người khéo léo, ngay cả trong lĩnh vực khâu vá! Một Sa môn đủ đức hạnh là người biết tự khâu vá mảnh y của mình, không để chỉ viền bung ra và không bao giờ bị chỉ trích là phí phạm vật dâng cúng của các hàng thiện nam tín nữ”.

Y ca sa của một Tỳ kheo có ba loại: ngũ y, thất y và đại y (25 điều). Y không sử dụng gấm vóc lòe loẹt sang trọng, không dùng vải lông thú, tơ tằm để tổn hại sinh vật; chỉ cần vải thường thô sơ khỏi phí phạm của bá tính. Do đó, trong Luật tạng ghi rằng: “Phật chế tam y câu dụng, thô sơ ma bố, thú mao tàm khẩu hại vật thương từ, y khả bất giới dư?”

Ba y gồm “tiểu, trung và đại”. Theo luật nghi Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang quy định, ba y gồm có y thượng mặc khi hành lễ hoặc đi ra khất thực, trung y là loại mặc ở trong và hạ y là mặc ở dưới.

Luật Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu gọi Ngũ y (pháp y 5 điều), gồm 5 mảnh, cả tấm y gồm 10 mảnh, cứ một mảnh dài ráp với một mảnh ngắn theo chiều dọc gọi là một điều.

Trung y mặc ở trên. Y này gồm 7 mảnh nên còn gọi là y thất điều, cả tấm y gồm 21 miếng, cứ 2 miếng dài thì 1 miếng ngắn ráp lại thành một điều.


Đại y là đắp ngoài của chư tăng. Y này gồm 9 mảnh nên còn gọi là y cửu điều. Cả tấm y gồm 27 miếng, mỗi hàng hai miếng dài một miếng ngắn ráp lại gọi là một điều. Luật tạng cũng quy định, tùy theo cấp bậc và đạo hạnh mà chiếc y Tăng già lê có thể có từ 9 đến 25 điều. Những vị càng đạo cao đức trọng càng có tấm y Tăng già lê nhiều điều.

Cũng theo Phật giáo Bắc truyền thì Y Ca sa có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ, chia thành chín phẩm:

– Bậc Hạ: từ y 9 điều đến 13 điều. Ba y này mỗi điều có 2 khoản dài, 1 khoản ngắn.

– Bậc Trung: có y 15 điều đến 19 điều. Ba y này mỗi điều có 3 khoản dài, 1 khoản ngắn.

– Bậc Thượng: từ 21 điều đến 25 điều.

Ba y này mỗi điều có 4 khoản dài, 1 khoản ngắn. Y 25 điều tức là Y Bá nạp, vì trong 4 khoản dài, 1 khoản ngắn, tính ra có trên 100 miếng vải nhỏ nối ráp lại, nên cũng là y Bá nạp. Như vậy, quan điểm Bắc truyền khác với nguyên thủy về ba y, vì Bắc truyền bên trong nội y mặc đồ vạc khách, đồ ngắn, ba y kia để đi ra ngoài, khi tiếp khách hoặc lúc hành lễ.

Khởi nguyên trước khi chế ra hình thức điều, chư tăng nhặt vải từ nghĩa địa, từ đường cái, từ hố phân, từ giường chẻ, vải tẩy uế, vải từ chỗ tắm, vải trên đường về nghĩa địa, vải bị cháy, bị gia súc ăn, bị kiến ăn, bị chuột ăn, vải rách, vải làm cờ, vải bỏ từ điện thờ, y của nhà khổ hạnh, vải từ cuộc lễ, vải do thần thông biến hoá, vải gió bay, vải do thiên thần bố thí, vải trôi giữa biển, lấy một trong những thứ vải này, vị ấy nên xé bỏ những mảnh rách nát, giặt sạch những mảnh lành lặn để làm thành một cái y, gọi là y phấn tảo. Hiện nay chư tăng tại một số tu viện lớn ở Sri Lanka hay Miến Điện vẫn còn giữ được truyền thống đó.

Tại sao phải ba y? Theo truyền thuyết, đức Thế Tôn nhìn thấy một số chư tăng có vị cuộn y đội đầu, kẹp nách, có vị thì cuộn y ở vai, có vị thì cuộn y ở hông, Phật liền hạn chế về y cho các Tỳ kheo. Vào một đêm mùa đông, tuyết sa rất lạnh, đầu đêm Thế Tôn đắp chiếc y nhập vào thiền có giác, có quán, đến lúc nửa đêm cảm thấy hơi lạnh, Thế Tôn bèn đắp thêm chiếc y thứ hai, nhưng đến cuối đêm, lại cảm thấy lạnh hơn, bèn đắp thêm chiếc y thứ ba. Thế rồi, Ngài suy nghĩ: “Các đệ tử của Ta chỉ cần mặc ba y (ngày xưa Ấn Độ tu sĩ chỉ đắp y mà không mặc áo như Bắc truyền) là đủ ngăn ngừa những khi quá lạnh, quá nóng, đề phòng muỗi mòng, che khuất sự hổ thẹn, không làm tổn thương đến thánh thể. Nếu ai không chịu nổi rét lạnh thì Ta cho phép đắp thêm những chiếc y cũ kĩ.”

Sáng sớm hôm sau, Thế Tôn đi đến chỗ các Tỳ kheo, Ngài chế giới mỗi Tỳ kheo chỉ nên sắm và mặc ba y: “Từ hôm nay trở đi, Ta cho phép các Tỳ kheo chỉ cất giữ chừng ba y. Nếu được vải mới thì may một y Tăng già lê hai lớp, một y Uất đa la tăng một lớp và một y An đà hội một lớp. Nếu ai không kham chịu lạnh thì Ta cho phép tùy ý sử dụng thêm những chiếc y cũ.”

***

Sau khi chế tác các “y điều”, Tăng Huy ký giải thích: “Trong ruộng chứa nước, sinh trưởng mầm lúa, lấy gạo nuôi dưỡng thân mạng, còn Pháp Y là ruộng bởi thấm nhuận nước Tứ Tư Lương:

1. Phước Đức Tư Lương, tức thiện căn của việc Bố thí, Trì giới… hành 5 Pháp trong Lục Độ.

2. Trí Đức Tư Lương, tức do tu tập pháp thứ 6 trong lục độ, hành trì pháp chính quán cho nên đắc được diệu trí.

3. Tiên Thế Tư Lương, do kiếp trước tu tập tích tụ thiện căn cho nên đời này có đầy đủ phước trí trang nghiêm.

4. Hiện Pháp Tư Lương, do công năng tu tập ở đời này mà được phước trí đầy đủ. Làm tăng trưởng mầm Tam Thiện (tức vô ham, vô sân, vô sỉ, nhân đó mà sinh vô lượng thiện pháp) lấy các pháp đấy làm chất dinh dưỡng để nuôi lớn Pháp Thân Huệ Mạng.

Nhuộm y thành màu ca sa là không còn giữ được màu sắc chính, đã được nhuộm bằng nước do các vỏ cây giã ra, đặc biệt là từ gỗ và vỏ cây mít băm vụn, đun trong nồi, biên thành màu hoại sắc. Nghĩa là không xanh, vàng, đỏ, trắng, đen… Xưa kia do lượm vải chắp vá nên sắc màu không đồng nhất, vì thế không nhất thiết phải nhuộm như sau này. Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: “Áo Cà sa do nơi màu sắc mà được gọi tên như vậy, tiếng Phạm gọi đủ là Ca La Sa Duệ. Xứ này gọi là không chính sắc”. Trong Tứ phần Luật dạy: “Tất cả các màu thuộc chính sắc đều không được dùng làm màu của áo Ca sa, màu của áo Ca sa dược dùng là màu hoại sắc…”. Trong Nghiệp Sớ ghi: “Màu của Ca sa được định vào thời Lương Võ Đế, dùng màu đỏ thêm vào mực đen cho ngả sắc thành nâu, đây là màu hoại sắc của đạo phục tăng ni”.

Về sau xã hội hòa nhập, giao lưu trên thế giới, tùy tập quán, khí hậu, thổ nhưỡng mà chiếc áo cà sa cũng phần nào cải cách, từ cách may cho đến màu sắc để phân biệt hệ phái tông phong của mỗi quốc gia. Ở Ấn Độ và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy nhuộm y nâu, đỏ bầm; ở Việt Nam, Trung Quốc y cà sa nhuộm các màu vàng đậm, vàng tươi; ở Hàn Quốc y cà sa nhuộm màu lam; ở Nhật Bản y cà sa nhuộm màu đen hay nâu đen (màu trà); ở Tây Tạng, y cà sa nhuộm màu nâu đỏ…

Do giá trị của Tăng bào mà có nhiều định nghĩa khác nhau trong Giáo luật Bắc truyền như: Y Ca sa còn gọi là Giải thoát phục, là ly nhiễm phục.

Kinh Hiền Ngu Phật dạy: “Ca sa là áo xuất thế”. Kinh Như Huyễn Tam Muội Phật dạy: “Ca sa là Y Vô cấu, còn gọi là Y nhẫn nhục, Y Liên hoa vì không nhiễm bùn nhơ, Y Tràng tướng vì không bị tà ác làm cho khuynh ngã, Y Điền tướng vì khi người nhìn thấy không sinh tâm ác, Y Tiêu sấu vì người đắp y này có thể diệt trừ các phiền não, còn gọi là Y Ly trần, Y khứ uế”.

Theo sách Phật chế Tỳ kheo Lục Vật Đồ thì y cà sa có 12 tên gọi là:


1. Cà sa;

2. Đạo phục (áo của người tu hành theo đạo Phật);

3. Thế phục (áo của người xa rời thế tục);

4. Pháp y (áo theo đúng pháp quy định);

5. Ly trần phục (áo của người thoát tục);

6. Tiêu sầu phục (áo có khả năng tiêu trừ phiền não);

7. Liên hoa phục (áo như hoa sen không nhiễm bùn);

8. Gián sắc phục (áo không dùng năm màu chính để nhuộm);

9. Từ bi phục (áo của người thực hành đức từ bi);

10. Điền tướng y (áo theo hình thửa ruộng);

11. Ngọa cụ (dụng cụ để ngồi);

12. Phu cụ (dụng cụ dùng để đắp).

Do giá trị uy đức của chư tăng sử dụng y, nên đời sau để làm tăng giá trị của y tướng, nên Kinh Bi hoa nói về 5 đức tính của y như:

1. Người thế tục nếu biết kính trọng cà sa sẽ tiếp nhận được Tam Thừa (tức Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa).

2. Thiên long nhân quỷ nếu biết kính cà sa cũng đắc Tam thừa.

3. Quỷ thần và chúng sinh chỉ cần bốn tấc vải của chiếc áo cà sa cũng được no đủ.

4. Chúng sinh hằng tâm niệm về chiếc áo cà sa sẽ phát sinh được lòng Từ bi.

5. Giữa nơi trận mạc, nếu có được một mảnh nhỏ áo cà sa và biết cung kính mảnh áo ấy cũng thắng trận.

Trong kinh Tâm Địa Quán thì nêu lên 10 lợi ích của chiếc y cà sa, đó là: Che thân khỏi thẹn ngượng; tránh ruồi muỗi, nóng rét; biểu thị các tướng của sa môn; sinh phúc cõi phạm thiên; nảy sinh bảo tháp tướng diệt mọi tội; màu không rực rỡ không làm nảy sinh lòng ham muốn; vĩnh viễn đoạn trừ phiền não; tiêu trừ tội lỗi, nảy sinh điều thiện; như nơi đất tốt có thể làm nảy sinh lòng bồ đề; như giáp trụ, mũi tên độc phiền não không làm hại được.

***

Như vậy, phước điền y là Tăng bào, là đạo phục biểu thị cho nhiều đức tính và đức tướng giải thoát. “Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” – do tâm giải thoát nên biểu hiện tướng giải thoát, trong đó vật dụng của chư tăng như y và bát cũng đơn điệu, giản dị.

Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, ảnh hưởng tín ngưỡng bản địa và cung cách lễ nghi tôn giáo, phong cách thiền đã mờ nhạt trước trào lưu lễ nhạc cung đình. Tăng bào phần lớn ảnh hưởng đình đám ma chay trở thành lễ phục sắc màu lòe loẹt. Áo hậu đôi tay lụng thụng như phẩm phục vua quan, pháp y là những mảnh vải lụa gấm kết hợp màu sắc thế tục. Hình tướng gần giống áo mão cân đai triều phục, lễ nhạc không xa với âm điệu cung đình. Những bậc chân tu giữ đúng Giới luật Phật chế ẩn thân nơi chốn non cao núi thẳm. Vì thế, tín đồ không còn biết đạo Phật chính thống là thế nào. Nhìn lại hình ảnh đức Thế Tôn và Tăng đoàn đầu trần chân đất:

Một bát cơm ngàn nhà,

Thân chơi muôn dặm xa,

Mắt xanh xem trần thế,

Mây trắng hỏi đường qua

(Đường xưa mây trắng – HT.Thích Nhất Hạnh)

***

Những bậc có chí hướng xuất ly tam giới mới chọn nếp sống “tam thường bất túc”, cuộc sống giản dị thanh bần. Tỳ kheo có 3 nghĩa: Khất sĩ, Bố ma, Phá ác, thì pháp tướng là điều tiên quyết thể hiện chân tâm ly trần.

Ngày nay, chư tăng ưu tư cho những pháp phục không đồng nhất, khó phân biệt trật tự giữa các giáo phẩm, các hệ phái… nên đã từng có những cuộc hội thảo đặt ra từ điền y đến pháp phục. Ngoài ba y mà Phật chế, nay có thêm pháp phục. Truyền thống Phật giáo Việt Nam xa xưa, “áo nhật” màu lam các chú sa di thường mặc, “áo tràng” màu mà các thầy sử dụng chấp tác lao động hoặc đi ra ngoài. Áo hậu màu vàng và pháp y dùng để hành lễ. Như vậy ba y chỉ dùng cho lúc hành lễ, không như hệ phái Khất sĩ và Phật giáo Nam tông pháp y là vật bất ly thân.

Hòa thượng Thích Thiện Siêu cho biết, trong Luật Nghi ghi rằng: “Phật chế ba pháp y là áo mặc duy nhất của Tăng đồ khi thọ Giới và cũng để làm trang phục hoạt dụng thường ngày như hành lễ, thuyết pháp thọ trai, khất thực…, vì đó là y phước điền, y giải thoát trong giới đức tinh nghiêm biểu hiện sự trang sức, là lễ phục đẹp nhất của người tu sĩ Phật giáo”.




Trong đời sống hội nhập, Phật giáo Việt Nam không còn là ốc đảo biệt lập, vì thế nhiều yếu tố đặt ra, trong đó thống nhất về pháp phục mà sắc màu phước điền y là quan trọng; nhưng thật tâm mà nói, nếu chỉ chú trọng giải quyết về ngoại tướng gọi là thống nhất pháp phục thì khó mà thành công nếu không chú trọng khuyến giáo và nâng cao chí hướng xuất trần, có thế Phật giáo mới kìm hãm được những hành tung sa lầy thế tục. Hiện tượng pháp y không còn chế tác đúng với luật nghi, chẳng những thế lễ lộc cũng được một số nơi chế tác quá đà lạc sang thế tục hóa. Cũng từng có nhà sư giữ chức sắc nghi lễ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, làm tượng Phật bằng hàng mã để đốt như từng đốt hình nhân. Phật giáo đã đi quá xa nguồn cội thế sao? Chả trách họ đem kinh điển ra ngã giá cho mỗi tang ma đám cúng! Thế thì áo mũ cân đai sắc màu thế tục múa lửa đình đám cũng chỉ làm trò mua vui chứ không còn là thể hiện nhân cách giải thoát của đệ tử Phật.


Phước điền y Nguyên thủy, được phục hoạt bởi Tổ sư Minh Đăng Quang vào nửa thế kỷ XX tại miền Nam Việt Nam. Sau đó năm 1930, Phật giáo Nam tông xuất hiện để hình ảnh Tăng đoàn đức Phật xa xưa tái hiện. Tuy tăng bào nguyên thủy xuất hiện khá muộn tại Việt Nam so với Phật giáo các quốc gia Nam truyền, dẫu sao cũng còn lưu truyền giá trị để cho quần chúng hiểu được thế nào là một “giải thoát y – phước điền y”. Đức Phật khi xưa đã dạy:

“Ai mặc áo cà sa

Tâm chưa rời uế trược

Không tự chế, không thực

Không xứng áo cà sa”. (Pháp cú, 9)

“Ai rời bỏ uế trược

Giới luật khéo nghiêm trì

Tự chế, sống chân thực

Thật xứng áo cà sa”. (Pháp cú, 10)