Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

PHÁP Y NHẬT BẢN 半袈裟



















半袈裟 : PHÁP Y NHẬT BẢN (buddhist robes)

1. Bán ca-sa (Hangesa) giống như chiết ngũ điều, chiều dài bằng một nửa y xếp ngũ điều. “ca-sa nữa" dưới hình thức một dải vải dẹp mảnh, hai đầu có kết tua để cột lại, đeo lên cổ, thả trước ngực, dành cho những người thọ Tam Quy, Ngũ Giới.

2. Chiết Ngũ Điều (Origojyo) dài đến gần thắt lưng. Chiết Ngũ Điều để trơn hoặc thêu logo của tông phái. Tại Nhật Bản, tăng sĩ thường đeo Chiết Ngũ Điều khi không đắp y.

3. Luân ca-sa (Wagesa) may thành một dải tròn. loại cà sa này thường là của bên thiền tông nhật bản. 3 loại cà sa này là phương tiện vì sự tiện lợi mà đắp.

Trên hết vẫn là chính thống tam y (civarani).

Vậy tam y là gì?

Tam y không phải là y ba điều. Trong cà sa không có y ba điều.

a. An đà hội (antarvasa): y 5 điều, “Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, nay tôi kính tiếp nhận, đời đời không rời bỏ.” khi làm các việc nhang đèn phật sự trong tự viện, khi ra vào trong chùa...

b. Uất đa la tăng (uttarasanga):

y 7 điều, “Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, nay tôi kính tiếp nhận, đời đời thường khoác mặc." khi gặp đại chúng đồng tu, khi đi nghe giảng pháp, khi tụng kinh bái sám thọ thực...

c. Tăng già lê (sanghati): đại y, “Lành thay áo giải thoát, áo ruộng phước tối thượng, phụng hành lệnh Như lai, hóa độ cho tất cả.”

Được đắp khi vào hoàng cung gặp vua quan, khi gặp đại chúng, khi thuyết pháp giảng đạo, khi thay phật làm phật sự, khi khất thực hóa duyên... - Bậc Hạ: từ y 9 điều đến 13 điều. - Bậc Trung: có y 15 điều đến 19 điều. - Bậc Thượng: từ 21 điều đến 25 điều.



Nguồn gốc tên gọi và những biểu tượng của chiếc áo cà – sa


Theo Luật Tạng (Vinaya), Tăng đoàn của Phật lúc ban đầu ăn mặc không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) đề nghị với Đức Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra.


Theo Luật Tạng (Vinaya), Tăng đoàn của Phật lúc ban đầu ăn mặc không khác biệt gì với những người tu hành thuộc các truyền thống tôn giáo khác. Vì thế vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) đề nghị với Đức Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Đúng vào thời điểm ấy, Đức Phật và người đệ tử thân cận nhất là A-nan-đà đang du hành ở phương Nam để thuyết giảng. Đức Phật nhìn thấy những thửa ruộng lúa hình chữ nhật, chia cắt bởi những con đê tăm tắp, liền bảo A-nan-đà cứ theo mẫu ấy mà may áo cho Tăng đoàn. Vì thế, trong kinh sách tiếng Hán, chiếc áo cà-sa còn gọi là Cát triệt y hay Điền tướng y, mảnh áo mang hình những thửa ruộng, tượng trưng cho sự phong phú và phúc hạnh.

Câu chuyện này cũng đã bắt đầu cho thấy những dấu hiệu của sự biến dạng. Cách so sánh khá thi vị trên đây đòi hỏi đến trí tưởng tượng và những ước mơ phù hợp với các tiêu chuẩn và quan niệm quy ước về hạnh phúc và giàu sang của thời đại bấy giờ, nghĩa là không có gì là Đạo Pháp cả. Chiếc áo cà-sa gồm nhiều mảnh ráp lại vì đó là những mảnh vải vụn nhặt được ở bãi tha ma, tượng trưng cho những gì tầm thường nhất và cũng để nhắc nhở người tu hành về tấm thân vô thường của họ.


Tiếng Hán còn gọi chiếc áo cà-sa là Đoạn phục, Pháp y, Nhẫn nhục khải, Giải thoát chàng, Cà-sa-duệ, Già-sa-dã…, các chữ này hàm chứa một ý nghĩa đại cương là dứt bỏ, bất chính, ô uế, nhiễm bẩn, có màu xích sắc (màu đỏ)… Theo sách tiếng Hán, áo không bắt buộc phải nhuộm bằng một màu nhất định nào cả, chỉ cần tránh không dùng năm màu chính là xanh, vàng, đỏ, trắng và đen, và đồng thời có thể pha trộn nhiều màu với nhau để tạo ra một màu xích sắc thật bẩn thỉu, đúng theo ý nghĩa nguyên thủy của chữ kasaya trong tiếng Phạn. Áo gồm nhiều mảnh, có thể mỗi mảnh một màu, vì đó là những mảnh vải nhặt được và khâu lại với nhau. Ngày nay tùy theo học phái, địa phương, phong tục, khí hậu…mà chiếc áo cà-sa cũng biến dạng đi, từ cách may cho đến màu sắc: màu vàng ở Ấn độ và các nước theo truyền thống Nam tông; các màu vàng, màu lam, nâu, nâu đỏ (nhuộm bằng vỏ cây mộc lan, hay củ nâu) như ở Việt Nam và Trung quốc; màu lam ở Hàn quốc; màu đen hay nâu đen (màu trà) ở Nhật; màu vàng nghệ hay nâu đỏ ở Tây tạng… Nói chung có ba màu chính gọi là như pháp cà-sa sắc tam chủng (ba màu sắc của áo cà-sa theo phép quy định): tức màu gần như đen (màu thâm, màu bùn đất), màu xanh (màu rỉ đồng), màu gần như đỏ (màu hoa quả).

Pháp y của người tu hành gồm có ba loại: Đại, Trung và Tiểu. Loại nhỏ, Tiểu y, gọi là An-đà-hội (Antarvasaka), áo này gồm có năm mảnh ráp lại (ngũ điều). Áo kiểu Trung gọi là Uất-đa-la-tăng (Yttara-Samgha) gồm có bẩy mảnh (thất điều). Áo kiểu rộng, Đại y, gọi là Tăng-già-lê (Samghati), gồm chín mảnh (cửu điều). Trên đây là các loại áo cà-sa có gốc từ Ấn độ. Tùy theo xứ lạnh hay nóng bức, những nơi giá rét có thể mặc áo tiểu và trung bên trong, rồi mặc thêm áo cửu điều bên ngoài.

Chiếc áo cà-sa dùng để che thân, để đắp, để gối đầu hoặc để gấp lại và ngồi lên đó như một tọa cụ. Kinh Bát-nhã có kể chuyện Đức Phật cùng với các đồ đệ sau khi khất thực về, ăn xong, Đức Phật tự lau rửa bình bát, sau đó tự tay xếp áo cà-sa làm tọa cụ và ngồi lên đó để thuyết giảng. Có khi các đồ đệ lấy áo của mình xếp chồng lên nhau để Phật ngồi.


Công dụng của chiếc áo cà-sa thiết thực như thế, nhưng dần dần người ta gán thêm cho nó nhiều đức tính khác nữa. Kinh Bi hoa kể chuyện áo Cà-sa ngũ đức và kể các đức ấy ra như sau:

1. Người thế tục nếu biết kính trọng cà-sa sẽ tiếp nhận được Tam Thừa (tức Thanh văn thừa, Duyên giác thừa và Bồ-tát thừa),

2. Thiên long nhân quỷ nếu biết kính cà-sa cũng đắc Tam thừa,

3. Quỷ thần và chúng sinh chỉ cần bốn tấc vải của chiếc áo cà-sa cũng được no đủ,

4. Chúng sinh hằng tâm niệm về chiếc áo cà-sa sẽ phát sinh được lòng Từ bi,

5. Giữa nơi trận mạc, nếu có được một mảnh nhỏ áo cà-sa và biết cung kính mảnh áo ấy cũng thắng trận.

Một quyển kinh khác là Tâm địa quán kinh lại nêu lên đến mười điều lợi của chiếc áo cà-sa và gọi là Cà-sa thập lợi:

1. Che thân khỏi thẹn ngượng,

2. Tránh ruồi muỗi, nóng rét,

3. Biểu thị các tướng tốt của người xuất gia,

4. Kho chứa châu báu (tức Diệu Pháp của Phật),

5. Phát sinh nghị lực gìn giữ giới hạnh,

6. Màu nhạt bẩn không làm phát sinh lòng ham muốn,


7. Mang đến sự thanh tịnh,

8. Tiêu trừ tội lỗi,

9. Mảnh đất tốt làm nẩy sinh Bồ-đề tâm,

10. Giống như áo giáp, mũi tên phiền não không đâm thủng được.

Kể lể dài dòng như trên đây chẳng qua vì mục đích muốn nêu lên một thí dụ điển hình trong việc thêm thắt và biến dạng đối với ý nghĩa của chiếc áo cà-sa. Chẳng hạn như đức tính thứ năm do Kinh Bi hoa kể: “nơi trận mạc, nếu có một mảnh nhỏ cà-sa và biết cung kính cũng thắng trận”, đức tính này có lẽ không phù hợp lắm với Đạo Pháp của Đức Phật.

Pháp phục Phật giáo Việt Nam hiện hành

Dù sao cũng xin phép được tiếp tục kể thêm rằng một vài kinh sách gốc Hán đã đặt cho chiếc áo cà-sa đến mười hai danh hiệu khác nhau và gọi là Cà-sa thập nhị danh:

1. Cà-sa,

2. Đạo phục (áo của người tu hành),

3. Thế phục (áo của người xa lánh thế tục),

4. Pháp y (áo đúng theo quy định trong Đạo Pháp),

5. Ly trần tục (áo xa lánh lục trần),

6. Tiêu sấu phục (áo có khả năng tiêu trừ phiền não),

7. Liên hoa phục (áo như hoa sen không nhiễm bùn nhơ),

8. Gián sắc phục (áo đem nhuộm cốt ý làm hư hoại màu sắc),

9. Từ bi phục (áo của người thực thi đức Từ bi),

10. Phúc điền phục (áo gồm nhiều mảnh giống như những mảnh ruộng tượng trưng cho sự giàu có và phúc hạnh),

11. Ngọa cụ (áo dùng để lót lưng khi nằm),

12. Phu cụ (áo dùng làm chăn để đắp).




Tăng bào


Phước điền y là tăng bào, là đạo phục biểu thị cho nhiều đức tính và đức tướng giải thoát. “thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” – do tâm giải thoát nên biểu hiện tướng giải thoát, trong đó vật dụng của chư tăng như y và bát cũng đơn điệu, giản dị.



Từ thế tục cho đến tôn giáo, thậm chí có những hội đoàn, quân đội… đều có màu sắc, dáng kích sắc phục khác nhau. Nhìn vào phân biệt ngay là đoàn thể, tổ chức hay tôn giáo nào, ngay cả trong một tôn giáo còn có nhiều sắc phục khác nhau cho mỗi hệ phái, dòng tu… Tăng bào còn gọi là pháp phục, pháp y của tăng sĩ nhà Phật.

Từ thời đức Phật, gọi là y ca sa, người sau gọi là “áo giải thoát, còn gọi là Phước điền y”.

Thời gian đầu thành lập Tăng đoàn, chư tăng vẫn phải sử dụng y phục giống các tu sĩ ngoại giáo. Để phân biệt tu sĩ của Cồ Đàm và tu sĩ các tôn giáo khác, vua Tần Bà Sa La đề nghị với Phật xin cho các đệ tử được ăn mặc khác hơn để mọi người dễ nhận ra. Theo Luật Tạng Đại Phẩm tập 2: “Vào lúc bấy giờ, các vị Tỳ kheo nhóm Lục sư mặc các y cà sa màu ngà voi chưa được cắt. Dân chúng phàn nàn, phê phán chê bai rằng: “Giống như các kẻ tại gia hưởng dục vậy”. Các vị đã trình sự việc lên đức Thế Tôn, Ngài dạy rằng: “Này các Tỳ kheo, không nên mặc các y chưa cắt; vị nào mặc thì phạm tội dukkata.”

Nhân lúc, Phật và Anan đi giảng thuyết ở Dakkhināgira, Ngài nhìn thấy ruộng lúa ở Magadha có hình vuông cách nhau bằng đường bờ ranh đê, Ngài liền bảo Anan theo mẫu ấy may y cho chư tăng: “Này Ānanda, ngươi có khả năng tạo nên các y có kiểu mẫu như thế cho các vị Tỳ kheo không? Bạch Thế Tôn con có khả năng.” Anan liền tạo mẫu theo lời dạy của Phật, Phật rất vừa ý và khen “A Nan Đa là người khéo léo, ngay cả trong lĩnh vực khâu vá! Một Sa môn đủ đức hạnh là người biết tự khâu vá mảnh y của mình, không để chỉ viền bung ra và không bao giờ bị chỉ trích là phí phạm vật dâng cúng của các hàng thiện nam tín nữ”.

Y ca sa của một Tỳ kheo có ba loại: ngũ y, thất y và đại y (25 điều). Y không sử dụng gấm vóc lòe loẹt sang trọng, không dùng vải lông thú, tơ tằm để tổn hại sinh vật; chỉ cần vải thường thô sơ khỏi phí phạm của bá tính. Do đó, trong Luật tạng ghi rằng: “Phật chế tam y câu dụng, thô sơ ma bố, thú mao tàm khẩu hại vật thương từ, y khả bất giới dư?”

Ba y gồm “tiểu, trung và đại”. Theo luật nghi Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang quy định, ba y gồm có y thượng mặc khi hành lễ hoặc đi ra khất thực, trung y là loại mặc ở trong và hạ y là mặc ở dưới.

Luật Tỳ Ni Nhật Dụng Thiết Yếu gọi Ngũ y (pháp y 5 điều), gồm 5 mảnh, cả tấm y gồm 10 mảnh, cứ một mảnh dài ráp với một mảnh ngắn theo chiều dọc gọi là một điều.

Trung y mặc ở trên. Y này gồm 7 mảnh nên còn gọi là y thất điều, cả tấm y gồm 21 miếng, cứ 2 miếng dài thì 1 miếng ngắn ráp lại thành một điều.


Đại y là đắp ngoài của chư tăng. Y này gồm 9 mảnh nên còn gọi là y cửu điều. Cả tấm y gồm 27 miếng, mỗi hàng hai miếng dài một miếng ngắn ráp lại gọi là một điều. Luật tạng cũng quy định, tùy theo cấp bậc và đạo hạnh mà chiếc y Tăng già lê có thể có từ 9 đến 25 điều. Những vị càng đạo cao đức trọng càng có tấm y Tăng già lê nhiều điều.

Cũng theo Phật giáo Bắc truyền thì Y Ca sa có 3 bậc: Thượng, Trung và Hạ, chia thành chín phẩm:

– Bậc Hạ: từ y 9 điều đến 13 điều. Ba y này mỗi điều có 2 khoản dài, 1 khoản ngắn.

– Bậc Trung: có y 15 điều đến 19 điều. Ba y này mỗi điều có 3 khoản dài, 1 khoản ngắn.

– Bậc Thượng: từ 21 điều đến 25 điều.

Ba y này mỗi điều có 4 khoản dài, 1 khoản ngắn. Y 25 điều tức là Y Bá nạp, vì trong 4 khoản dài, 1 khoản ngắn, tính ra có trên 100 miếng vải nhỏ nối ráp lại, nên cũng là y Bá nạp. Như vậy, quan điểm Bắc truyền khác với nguyên thủy về ba y, vì Bắc truyền bên trong nội y mặc đồ vạc khách, đồ ngắn, ba y kia để đi ra ngoài, khi tiếp khách hoặc lúc hành lễ.

Khởi nguyên trước khi chế ra hình thức điều, chư tăng nhặt vải từ nghĩa địa, từ đường cái, từ hố phân, từ giường chẻ, vải tẩy uế, vải từ chỗ tắm, vải trên đường về nghĩa địa, vải bị cháy, bị gia súc ăn, bị kiến ăn, bị chuột ăn, vải rách, vải làm cờ, vải bỏ từ điện thờ, y của nhà khổ hạnh, vải từ cuộc lễ, vải do thần thông biến hoá, vải gió bay, vải do thiên thần bố thí, vải trôi giữa biển, lấy một trong những thứ vải này, vị ấy nên xé bỏ những mảnh rách nát, giặt sạch những mảnh lành lặn để làm thành một cái y, gọi là y phấn tảo. Hiện nay chư tăng tại một số tu viện lớn ở Sri Lanka hay Miến Điện vẫn còn giữ được truyền thống đó.

Tại sao phải ba y? Theo truyền thuyết, đức Thế Tôn nhìn thấy một số chư tăng có vị cuộn y đội đầu, kẹp nách, có vị thì cuộn y ở vai, có vị thì cuộn y ở hông, Phật liền hạn chế về y cho các Tỳ kheo. Vào một đêm mùa đông, tuyết sa rất lạnh, đầu đêm Thế Tôn đắp chiếc y nhập vào thiền có giác, có quán, đến lúc nửa đêm cảm thấy hơi lạnh, Thế Tôn bèn đắp thêm chiếc y thứ hai, nhưng đến cuối đêm, lại cảm thấy lạnh hơn, bèn đắp thêm chiếc y thứ ba. Thế rồi, Ngài suy nghĩ: “Các đệ tử của Ta chỉ cần mặc ba y (ngày xưa Ấn Độ tu sĩ chỉ đắp y mà không mặc áo như Bắc truyền) là đủ ngăn ngừa những khi quá lạnh, quá nóng, đề phòng muỗi mòng, che khuất sự hổ thẹn, không làm tổn thương đến thánh thể. Nếu ai không chịu nổi rét lạnh thì Ta cho phép đắp thêm những chiếc y cũ kĩ.”

Sáng sớm hôm sau, Thế Tôn đi đến chỗ các Tỳ kheo, Ngài chế giới mỗi Tỳ kheo chỉ nên sắm và mặc ba y: “Từ hôm nay trở đi, Ta cho phép các Tỳ kheo chỉ cất giữ chừng ba y. Nếu được vải mới thì may một y Tăng già lê hai lớp, một y Uất đa la tăng một lớp và một y An đà hội một lớp. Nếu ai không kham chịu lạnh thì Ta cho phép tùy ý sử dụng thêm những chiếc y cũ.”

***

Sau khi chế tác các “y điều”, Tăng Huy ký giải thích: “Trong ruộng chứa nước, sinh trưởng mầm lúa, lấy gạo nuôi dưỡng thân mạng, còn Pháp Y là ruộng bởi thấm nhuận nước Tứ Tư Lương:

1. Phước Đức Tư Lương, tức thiện căn của việc Bố thí, Trì giới… hành 5 Pháp trong Lục Độ.

2. Trí Đức Tư Lương, tức do tu tập pháp thứ 6 trong lục độ, hành trì pháp chính quán cho nên đắc được diệu trí.

3. Tiên Thế Tư Lương, do kiếp trước tu tập tích tụ thiện căn cho nên đời này có đầy đủ phước trí trang nghiêm.

4. Hiện Pháp Tư Lương, do công năng tu tập ở đời này mà được phước trí đầy đủ. Làm tăng trưởng mầm Tam Thiện (tức vô ham, vô sân, vô sỉ, nhân đó mà sinh vô lượng thiện pháp) lấy các pháp đấy làm chất dinh dưỡng để nuôi lớn Pháp Thân Huệ Mạng.

Nhuộm y thành màu ca sa là không còn giữ được màu sắc chính, đã được nhuộm bằng nước do các vỏ cây giã ra, đặc biệt là từ gỗ và vỏ cây mít băm vụn, đun trong nồi, biên thành màu hoại sắc. Nghĩa là không xanh, vàng, đỏ, trắng, đen… Xưa kia do lượm vải chắp vá nên sắc màu không đồng nhất, vì thế không nhất thiết phải nhuộm như sau này. Thích Thị Yếu Lãm ghi rằng: “Áo Cà sa do nơi màu sắc mà được gọi tên như vậy, tiếng Phạm gọi đủ là Ca La Sa Duệ. Xứ này gọi là không chính sắc”. Trong Tứ phần Luật dạy: “Tất cả các màu thuộc chính sắc đều không được dùng làm màu của áo Ca sa, màu của áo Ca sa dược dùng là màu hoại sắc…”. Trong Nghiệp Sớ ghi: “Màu của Ca sa được định vào thời Lương Võ Đế, dùng màu đỏ thêm vào mực đen cho ngả sắc thành nâu, đây là màu hoại sắc của đạo phục tăng ni”.

Về sau xã hội hòa nhập, giao lưu trên thế giới, tùy tập quán, khí hậu, thổ nhưỡng mà chiếc áo cà sa cũng phần nào cải cách, từ cách may cho đến màu sắc để phân biệt hệ phái tông phong của mỗi quốc gia. Ở Ấn Độ và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy nhuộm y nâu, đỏ bầm; ở Việt Nam, Trung Quốc y cà sa nhuộm các màu vàng đậm, vàng tươi; ở Hàn Quốc y cà sa nhuộm màu lam; ở Nhật Bản y cà sa nhuộm màu đen hay nâu đen (màu trà); ở Tây Tạng, y cà sa nhuộm màu nâu đỏ…

Do giá trị của Tăng bào mà có nhiều định nghĩa khác nhau trong Giáo luật Bắc truyền như: Y Ca sa còn gọi là Giải thoát phục, là ly nhiễm phục.

Kinh Hiền Ngu Phật dạy: “Ca sa là áo xuất thế”. Kinh Như Huyễn Tam Muội Phật dạy: “Ca sa là Y Vô cấu, còn gọi là Y nhẫn nhục, Y Liên hoa vì không nhiễm bùn nhơ, Y Tràng tướng vì không bị tà ác làm cho khuynh ngã, Y Điền tướng vì khi người nhìn thấy không sinh tâm ác, Y Tiêu sấu vì người đắp y này có thể diệt trừ các phiền não, còn gọi là Y Ly trần, Y khứ uế”.

Theo sách Phật chế Tỳ kheo Lục Vật Đồ thì y cà sa có 12 tên gọi là:


1. Cà sa;

2. Đạo phục (áo của người tu hành theo đạo Phật);

3. Thế phục (áo của người xa rời thế tục);

4. Pháp y (áo theo đúng pháp quy định);

5. Ly trần phục (áo của người thoát tục);

6. Tiêu sầu phục (áo có khả năng tiêu trừ phiền não);

7. Liên hoa phục (áo như hoa sen không nhiễm bùn);

8. Gián sắc phục (áo không dùng năm màu chính để nhuộm);

9. Từ bi phục (áo của người thực hành đức từ bi);

10. Điền tướng y (áo theo hình thửa ruộng);

11. Ngọa cụ (dụng cụ để ngồi);

12. Phu cụ (dụng cụ dùng để đắp).

Do giá trị uy đức của chư tăng sử dụng y, nên đời sau để làm tăng giá trị của y tướng, nên Kinh Bi hoa nói về 5 đức tính của y như:

1. Người thế tục nếu biết kính trọng cà sa sẽ tiếp nhận được Tam Thừa (tức Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa và Bồ Tát thừa).

2. Thiên long nhân quỷ nếu biết kính cà sa cũng đắc Tam thừa.

3. Quỷ thần và chúng sinh chỉ cần bốn tấc vải của chiếc áo cà sa cũng được no đủ.

4. Chúng sinh hằng tâm niệm về chiếc áo cà sa sẽ phát sinh được lòng Từ bi.

5. Giữa nơi trận mạc, nếu có được một mảnh nhỏ áo cà sa và biết cung kính mảnh áo ấy cũng thắng trận.

Trong kinh Tâm Địa Quán thì nêu lên 10 lợi ích của chiếc y cà sa, đó là: Che thân khỏi thẹn ngượng; tránh ruồi muỗi, nóng rét; biểu thị các tướng của sa môn; sinh phúc cõi phạm thiên; nảy sinh bảo tháp tướng diệt mọi tội; màu không rực rỡ không làm nảy sinh lòng ham muốn; vĩnh viễn đoạn trừ phiền não; tiêu trừ tội lỗi, nảy sinh điều thiện; như nơi đất tốt có thể làm nảy sinh lòng bồ đề; như giáp trụ, mũi tên độc phiền não không làm hại được.

***

Như vậy, phước điền y là Tăng bào, là đạo phục biểu thị cho nhiều đức tính và đức tướng giải thoát. “Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” – do tâm giải thoát nên biểu hiện tướng giải thoát, trong đó vật dụng của chư tăng như y và bát cũng đơn điệu, giản dị.

Từ khi Phật giáo du nhập vào Trung Hoa, ảnh hưởng tín ngưỡng bản địa và cung cách lễ nghi tôn giáo, phong cách thiền đã mờ nhạt trước trào lưu lễ nhạc cung đình. Tăng bào phần lớn ảnh hưởng đình đám ma chay trở thành lễ phục sắc màu lòe loẹt. Áo hậu đôi tay lụng thụng như phẩm phục vua quan, pháp y là những mảnh vải lụa gấm kết hợp màu sắc thế tục. Hình tướng gần giống áo mão cân đai triều phục, lễ nhạc không xa với âm điệu cung đình. Những bậc chân tu giữ đúng Giới luật Phật chế ẩn thân nơi chốn non cao núi thẳm. Vì thế, tín đồ không còn biết đạo Phật chính thống là thế nào. Nhìn lại hình ảnh đức Thế Tôn và Tăng đoàn đầu trần chân đất:

Một bát cơm ngàn nhà,

Thân chơi muôn dặm xa,

Mắt xanh xem trần thế,

Mây trắng hỏi đường qua

(Đường xưa mây trắng – HT.Thích Nhất Hạnh)

***

Những bậc có chí hướng xuất ly tam giới mới chọn nếp sống “tam thường bất túc”, cuộc sống giản dị thanh bần. Tỳ kheo có 3 nghĩa: Khất sĩ, Bố ma, Phá ác, thì pháp tướng là điều tiên quyết thể hiện chân tâm ly trần.

Ngày nay, chư tăng ưu tư cho những pháp phục không đồng nhất, khó phân biệt trật tự giữa các giáo phẩm, các hệ phái… nên đã từng có những cuộc hội thảo đặt ra từ điền y đến pháp phục. Ngoài ba y mà Phật chế, nay có thêm pháp phục. Truyền thống Phật giáo Việt Nam xa xưa, “áo nhật” màu lam các chú sa di thường mặc, “áo tràng” màu mà các thầy sử dụng chấp tác lao động hoặc đi ra ngoài. Áo hậu màu vàng và pháp y dùng để hành lễ. Như vậy ba y chỉ dùng cho lúc hành lễ, không như hệ phái Khất sĩ và Phật giáo Nam tông pháp y là vật bất ly thân.

Hòa thượng Thích Thiện Siêu cho biết, trong Luật Nghi ghi rằng: “Phật chế ba pháp y là áo mặc duy nhất của Tăng đồ khi thọ Giới và cũng để làm trang phục hoạt dụng thường ngày như hành lễ, thuyết pháp thọ trai, khất thực…, vì đó là y phước điền, y giải thoát trong giới đức tinh nghiêm biểu hiện sự trang sức, là lễ phục đẹp nhất của người tu sĩ Phật giáo”.




Trong đời sống hội nhập, Phật giáo Việt Nam không còn là ốc đảo biệt lập, vì thế nhiều yếu tố đặt ra, trong đó thống nhất về pháp phục mà sắc màu phước điền y là quan trọng; nhưng thật tâm mà nói, nếu chỉ chú trọng giải quyết về ngoại tướng gọi là thống nhất pháp phục thì khó mà thành công nếu không chú trọng khuyến giáo và nâng cao chí hướng xuất trần, có thế Phật giáo mới kìm hãm được những hành tung sa lầy thế tục. Hiện tượng pháp y không còn chế tác đúng với luật nghi, chẳng những thế lễ lộc cũng được một số nơi chế tác quá đà lạc sang thế tục hóa. Cũng từng có nhà sư giữ chức sắc nghi lễ trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, làm tượng Phật bằng hàng mã để đốt như từng đốt hình nhân. Phật giáo đã đi quá xa nguồn cội thế sao? Chả trách họ đem kinh điển ra ngã giá cho mỗi tang ma đám cúng! Thế thì áo mũ cân đai sắc màu thế tục múa lửa đình đám cũng chỉ làm trò mua vui chứ không còn là thể hiện nhân cách giải thoát của đệ tử Phật.


Phước điền y Nguyên thủy, được phục hoạt bởi Tổ sư Minh Đăng Quang vào nửa thế kỷ XX tại miền Nam Việt Nam. Sau đó năm 1930, Phật giáo Nam tông xuất hiện để hình ảnh Tăng đoàn đức Phật xa xưa tái hiện. Tuy tăng bào nguyên thủy xuất hiện khá muộn tại Việt Nam so với Phật giáo các quốc gia Nam truyền, dẫu sao cũng còn lưu truyền giá trị để cho quần chúng hiểu được thế nào là một “giải thoát y – phước điền y”. Đức Phật khi xưa đã dạy:

“Ai mặc áo cà sa

Tâm chưa rời uế trược

Không tự chế, không thực

Không xứng áo cà sa”. (Pháp cú, 9)

“Ai rời bỏ uế trược

Giới luật khéo nghiêm trì

Tự chế, sống chân thực

Thật xứng áo cà sa”. (Pháp cú, 10)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét