Thứ Năm, 16 tháng 6, 2022

KINH BI HOA




KINH BI HOA

Lịch sử đức Phật A Di Đà và các Bồ Tát,Nhân địa tu hành và nhân duyên phát đại nguyện Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác thành Phật .

Bi hoa kinh có nghĩa là:


(悲華經) Phạm: Karuịà-puịđarìka-sùtra.

Gồm 10 quyển. Ngài Đàm vô sấm (Phạm: Dharmarakwa) dịch vào đời Bắc Lương. Thu vào Đại chính tạng tập 3.

Kinh này nói rõ về truyện tiền thân của đức Phật a di đà và Phật Thích ca, dùng phương thức trình bày đối chiếu tư tưởng thành Phật ở cõi Tịnh độ và cõi Uế độ, đặc biệt đề cao lòng đại bi của đức Phật Thích ca ở nơi Uế độ thành Phật.

Bộ kinh chia làm 6 phẩm.

  • Phẩm 1 Chuyển pháp luân và

  • phẩm 2 Đà la ni, miêu tả thế giới Liên hoa của đức Liên hoa tôn Như lai (Phạm: Padmottara) tương tự như thế giới cực lạc của đức Phật A di đà.

  • Phẩm Đại thí thứ 3 tường thuật việc bồ tát Tịnh ý (Phạm:Sàntimati) hỏi lý do đức Phật ra đời ở cõi Uế độ. Đức Phật bảo Ngài ra đời ở cõi nước nhơ nhớp là vì lòng đại bi và lời thề nguyền (bản nguyện) ở đời trước, nói nhiều về sự tích vua Vô tránh niệm.

  • Phẩm Chư bồ tát bản thụ ký thứ 4 thuật rõ việc vua Vô tránh niệm, do sự khuyến cáo của đại thần Bảo hải, phát khởi thệ nguyện thành Phật ở cõi Tịnh độ, được đức Bảo tạng Như lai thụ kí sau sẽ thành Phật Vô lượng thọ (Phạm: Amitàyus, Amitàbha, dịch âm A di đà). kế đó, một nghìn người con của vua lần lượt được thụ kí, tên là Quán thế âm, Đắc đại thế chí, Văn thù sư lợi, Phổ hiền, A súc Phật v.v... tám mươi người con của đại thần Bảo hải và 3 ức đệ tử cũng đều phát tâm vô thượng bồ đề và được thụ kí thành Phật ở cõi nước nhơ nhớp. Còn chính đại thần Bảo hải phát khởi năm trăm nguyện lớn, nguyện thành Phật ở cõi đời có năm cái nhơ đục xấu xa. Đức Bảo tạng Như lai thụ kí khi đại thần Bảo hải thành Phật thì có tên là Thích ca mâu ni Như lai, còn gọi Ngài là bồ tát Đại bi.

  • Phẩm đàn ba la mật thứ năm thuật lại những truyện tiền sinh của bồ tát Đại bi, các hạnh tu của Ngài, mà trong đó hạnh bố thí ba la mật là chính yếu.

  • Phẩm nhập định tam muội môn thứ 6 chỉ bày rõ loại tam muội mà đức Phật Thích ca vào định, đồng thời nêu ra mười loại tên kinh. Kinh này hiện có hai loại bản dịch. Ngoài kinh này ra, còn có kinh Đại thừa bi phân đà lợi, gồm 8 quyển 30 phẩm, được dịch vào đời Tần, nhưng đã mất tên người dịch.

Cứ theo Xuất tam tạng kí tập quyển 2 nói, thì có thuyết cho kinh này do Hòa thượng Đạo cung dịch vào đời Đông Tấn. Lại cứ theo Khai nguyên thích giáo lục chép, thì kinh này có tất cả bốn bản dịch, đó là: - kinh Nhàn cư 1 quyển, Ngài Trúc pháp hộ đời Tây Tấn dịch ; - kinh Đại thừa bi phân đà lợi, được dịch vào đời Tần, nhưng mất tên dịch giả;

- kinh Bi hoa 10 quyển, Ngài Đạo cung đời Bắc Lương dịch. - kinh Bi hoa 10 quyển, Ngài Đàm vô sấm đời Bắc Lương dịch. Ngoài ra, theo Lịch đại tam bảo kỉ quyển 6 Pháp hộ dịch kinh điều chép, thì kinh Nhàn cư có hai bộ 10 quyển và 1 quyển. Kinh một quyển là tách riêng ra từ sinh kinh (cũng do Ngài Pháp hộ dịch), còn kinh 10 quyển thì do bản dịch khác của kinh Bi hoa.

Nhưng theo nhận xét của người thời nay, thì sách do Ngài Đạo cung soạn có thể là kinh Đại thừa bi phân đà lợi 8 quyển, còn kinh Nhàn cư 1 quyển đã được sao chép riêng ra từ sinh kinh mà thành, và kinh Nhàn cư 10 quyển cũng không nên coi là bản dịch khác của kinh Bi hoa này. Vả lại kinh Bi hoa này cũng có liên hệ mật thiết với các kinh Tăng nhất a hàm, kinh Vô lượng thọ, kinh A súc phật quốc, kinh Pháp hoa v.v... Năm 1898, ông Das, Bahu Sarat Chandra - học giả Phật giáo Ấn độ - đã ấn hành bản tiếng Phạm của kinh Bi hoa, chia làm 5 phẩm: Chuyển pháp luân, Đà la ni, Khí thí, Bồ tát thụ ki, Bố thí. Vào khoảng thế kỷ thứ IX, các học giả Ấn độ là: Thắng hữu (Phạm: Jinamitra), Thiên chủ giác (Phạm: Surendra-bodhi), Trí tuệ khải (Phạm:Prajiĩà-varman) và viên quan phiên dịch người Tây tạng tên là Trí tuệ quân (Tạng:Ye-ses-sde) v.v... đã cùng dịch kinh Bi hoa này ra tiếng Tây tạng, chia làm 15 quyển, 5 phẩm. Những ghi chép và tường thuật trong bản tiếng Phạm và bản dịch Tây tạng đều giống với kinh Bi hoa. Kinh Bi hoa được lưu truyền rộng rãi ở Trung quốc, những bản kinh sao chép cũng nhiều. Trong Xuất tam tạng kí tập quyển 4 Thất dịch tạp kinh lục và Pháp kinh lục quyển 2 Chúng kinh biệt sinh lục, có liệt kê 19 bộ kinh như: Bảo hải phạm chí thành tựu đại bi v.v...

[X. Xuất tam tạng kí tập Q.14; Tĩnh thái lục Q.2, Q.3; Đại chu san định chúng kinh mục lục Q.3; Cổ kim dịch kinh đồ kỉ Q.3; Khai nguyên thích giáo lục Q.2, Q.4, Q.14; Tịnh độ giáo chi nghiên cứu ; Tịnh độ giáo chi khởi nguyên cập phát đạt (Vọng nguyệt Tín hạnh)].


  • Kinh Bi Hoa là một trong những bản kinh được rất nhiều người biết đến, nhưng lại ít ai có duyên may được đọc trọn bộ kinh. Sở sĩ như thế là vì kinh này được trích dẫn và nhắc đến trong rất nhiều kinh luận khác, nhưng nguyên bản Hán văn lại thuộc vào loại hiếm gặp. Chính vì vậy mà rất ít người hiểu được trọn vẹn về bản kinh này. Nhiều người cho rằng kinh này thuộc Tịnh độ tông. Tuy nhiên, ngồi việc đề cập đến nhân duyên tiền thân của đức Phật A-di-đà - cùng với rất nhiều vị Phật và Bồ Tát khác nữa - thì kinh này tuyệt nhiên không có phần nào chỉ dạy hay khuyến khích pháp môn Tịnh độ. Một phần lớn nội dung kinh đề cập đến pháp Bố thí trong tinh thần Đại thừa, nhưng điều đó đã được sử dụng như một phương tiện để hiển bày tâm đại bi của Bồ Tát - và Bồ Tát ở đây chính là một tiền thân của đức Phật Thích-ca. Và chính vì thế mà kinh này có tên là Đại Bi Liên Hoa - được gọi tắt thành kinh Bi Hoa.

Pháp Bi Hoa đại thừa kinh giảng giải
Kiếp Thiện Trì tại cõi Tản Đề Lam
Vua Chuyển Luân Thánh Vương hạ cõi phàm
Tự tên tục gọi là Vô Tránh Niệm
Nơi vua sống lành thay bao màu nhiệm
Bởi có người tu đắc quả Như Lai
Cứu chúng sinh thoát khỏi cảnh đọa đày
Ngài chính hiệu đức Như Lai Bảo Tạng
Đức Phật kia đầy trang nghiêm chói rạng
Tướng tốt lành thân tỏa ánh hào quang
Vườn Diêm Phù vua cũng muốn ghé sang
Xem sự thế khi Phật về thuyết pháp
Nhìn rõ tướng tựa như màu vàng sáng
Ung dung ngồi trên bảo tọa uy nghi
Ngắm lại mình làm vua để mà chi
Thân phàm tục chẳng có gì cao quý
Tiếng pháp âm vi diệu và thâm thúy
Sanh lòng từ hoan hỷ khởi đại bi
Ngó Phật thời ba vòng vừa mới đi
Rồi đảnh lễ ngồi thì nghe giảng đạo
Nghe pháp xong chán xác phàm ai tạo
Bạch Phật rằng tôi muốn được thần thông
Cúng dường ngài để có một chút công
Xin ban phép ba mươi hai tướng tốt
Quan đại thần Bảo Hải là tâm cốt
Khuyên vua rằng nên phát nguyện thậm sâu
Chớ vì đâu cầu phước chẳng nhiệm mầu
Còn sanh tử là còn trong khổ ải
Lời trung ngôn vua nghe không bàn cãi
Quyết chí làm cho lợi lạc chúng sanh
Nguyện nước ngài vạn ức kiếp rạng danh
Dân trong đó vãng sanh không thối chuyển
Thế giới ấy kinh văn nghe nhuần nhuyễn
Món vật dùng đều bằng ngọc pha lê
Muôn hoa sen sắc vàng sáng mọi bề
Mọi sinh vật luôn cận kề tam bảo
Tâm giác ngộ diệt trừ trí điên đảo
Khai quốc thành bờ cõi ngộ chân như
Ai muốn vào ta lập nguyện đạo sư
Cùng chư thánh tiếp dẫn về vui sống
Dứt câu nguyện như gieo đời hạt giống
Trổ Bồ Đề dậy tiếng trống tâm linh
Bởi ý ngài đồng ý Phật chứng minh
Liền thọ ký y theo lời vua nguyện
Rồi về sau qua bao đời tu luyện
Bổn nguyện ngài quả mãn hiện phương Tây
Vô Lượng Thọ chánh giác đã đủ đầy
Xưng danh hiệu là A Di Đà Phật ...

 

Nam mô Pháp giới Tạng thân A Di Đà Phật
Nam mô A Di Đà Phật


 


Kinh Bi Hoa - Lịch sử đức Phật A Di Đà và các Bồ Tát



Về cực lạc rồi thì được xem như ra khỏi lục đạo nhưng sẽ phải trở lại lục đạo. Cực lạc cũng tương đương như hóa thành của kinh Pháp Hoa. Về cực lạc ta sẽ sống rất lâu (vô lượng thọ) nhưng không có nghĩa là không chết (bất tử). Nhờ sống rất lâu và chung quanh có chư bồ tát, thanh văn, thiện tri thức sách tấn tu hành nên chắc chắn sẽ chứng được quả vị bất thối bồ tát. Trường sinh nhưng không bất tử, chính đức Phật Di Ðà cũng sẽ nhập niết bàn, sau đó Quan Thế Âm bồ tát sẽ thành Phật ở cõi cực lạc, kế tiếp đến Ðại Thế Chí bồ tát thành Phật.


Trích dẫn kinh :


- Kính bạch Đức Thế Tôn, con lại sẽ vì chúng sinh phát nguyện thù thắng. Kính bạch Thế Tôn, nếu con có thể mau được tự lợi ích, nguyện cho Chuyển Luân Thánh vương trải qua đệ nhất hằng hà sa đẳng a-tăng-kỳ kiếp xong, vừa vào đệ nhị hằng hà sa đẳng a-tăng-kỳ kiếp, bấy giờ thế giới tên là An lạc, Đại vương thành Phật hiệu là Vô Lượng Thọ, làm Vua chánh pháp của thế giới trang nghiêm, chúng sinh thanh tịnh. Đức Phật, Thế Tôn này ở vô lượng kiếp làm Phật sự xong, việc cần làm đã làm xong, nhập Niết-bàn vô dư, cho đến khi Chánh pháp còn tồn tại, con ở trong đó tu đạo Bồ-tát, thường làm Phật sự. Chánh pháp của Đức Phật ấy diệt vào đầu đêm thì ngay cuối đêm đó con thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

… Thiện nam tử, sau khi Phật Vô Lượng Thọ Bát-Niết-bàn, vào đệ nhị hằng hà sa… phần sau cùng của a-tăng-kỳ kiếp, trong phần đầu đếm, chánh pháp diệt hết; vào cuối đêm, cõi kia đổi tên là Nhứt thiết trân bảo sở thành tựu thế giới, có vô lượng, vô biên, vô số các thứ trang nghiêm, cõi thế giới An lạc không sánh kịp.

Thiện nam tử, vào cuối đêm, bên gốc cây Bồ-đề, với vô số các thứ trang nghiêm, ông ngồi trên tòa Kim Cang, chỉ trong một niệm thành tựu Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác hiệu là Biến Xuất Nhứt Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương, gồm đủ tôn hiệu Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Đức Phật đó sống lâu chín mươi sáu ức na-do-tha trăm ngàn kiếp. Phật Bát-Niết-bàn xong, chánh pháp trụ thế sáu mươi ba ức kiếp.

… “Cõi San-đề-lam trong kiếp Thiện trì, khi loài người sống tám vạn tuổi, có Phật ra đời hiệu là Bảo Tạng, có Chuyển Luân Thánh vương tên Vô Lượng Tịnh làm chủ bốn thiên hạ. Thái tử của vua đó tên là Quán Thế Âm, cúng dường Bảo Tạng Như Lai và Tỳ-kheo Tăng suốt ba tháng. Do thiện căn này nên vào đệ nhị hằng hà sa, trong phần sau của a-tăng-kỳ kiếp, vị ấy sẽ được làm Phật hiệu là Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai. Thế giới tên là Nhất thiết trân bảo sở thành tựu”.

… Thiện nam tử, khi ấy Phạm chí Bảo Hải lại thưa với Vương tử thứ hai là Ni-ma:

-Thiện nam tử, ông đã tạo nghiệp phước đức thanh tịnh, vì tất cả chúng sinh mà được Nhứt thiết trí, vậy nên hồi hướng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác.

Thiện nam tử, bấy giờ Vương tử ngồi ở trước Phật, chắp tay bạch:

-Kính bạch Đức Thế Tôn, như trước đây trong ba tháng, con cúng dường Như Lai và Tỳ-kheo Tăng và với sự thực hành nơi thân, khẩu, ý thanh tịnh của con, với phước đức như vậy, con xin hồi hướng lên Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, không nguyện về thế giới bất tịnh dơ xấu, nguyện cho quốc độ và cây Bồ-đề của con như thế giới của Bồ-tát Quán Thế Âm, cây Bồ-đề báu với vô số các thứ trang nghiêm và thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Lại nguyện: Khi Đức Phật Biến Xuất Quang Minh Công Đức mới thành Phật đạo, con sẽ thỉnh Phật Chuyển Pháp luân trước hết và tùy thuận theo thời gian thuyết pháp của Ngài, trong giai đoạn đó con thực hành đạo Bồ-tát. Sau khi Đức Phật ấy Niết-bàn, chánh pháp diệt hết, tiếp theo là con thành Chánh giác. Khi con thành Phật, với Phật sự đã làm nên trong thế giới của con có vô số các thứ trang nghiêm tốt đẹp. Sau khi con Bát-Niết-bàn, chánh pháp trụ thế cùng các việc như vậy đều giống như Đức Phật kia không khác.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét