บทสวดมนต์
|
คาถาโพธิบาท (ย่อ)บูระพารัส๎มิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัส๎มิง พระธัมเมตัง บูระพารัส๎มิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ ฯ หมายเหตุ เที่ยวต่อไปเปลี่ยนที่ขีดเส้นใต้เป็น.. อาคะเนย๎รัส๎มิง - ทักษิณรัส๎มิง - หรดีรัส๎มิง - ปัจจิมรัส๎มิง - พายัพรัส๎มิง - อุดรรัส๎มิง - อิสานรัส๎มิง - อากาสรัส๎มิง - ปะฐะวีรัส๎มิง นอกนั้นเหมือนกันหมด พระคาถาโพธิบาท (ฉบับเต็ม) (บทสวดคาถาโพธิบาท -คาถาป้องกันภัย ๑๐ ทิศ) บูระพารัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง บูระพารัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ อาคะเนยรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง อาคะเนยรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ ทักษิณรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง ทักษิณรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ หรดีรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง หรดีรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ ปัจจิมรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง ปัจจิมรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ พายัพรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง พายัพรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ อุดรรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง อุดรรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ อิสานรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง อิสานรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ อากาศรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง อากาศรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ ปฐวีรัสมิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัสมิง พระธัมเมตัง ปฐวีรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ พระคาถาโพธิบาท สะเดาะเคราะห์ (ฉบับเต็ม) บูระพารัส์มิง พระพุทธะคุณัง บูระพารัส์มิง พระธัมเมตัง บูระพารัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุ เม รักขันตุ สุรักขันตุ อาคะเนรัส์มิง พระพุทธะคุณัง อาคะเนรัส์มิง พระธัมเมตัง อาคะเนรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ ทักษิณรัส์มิง พระพุทธะคุณัง ทักษิณรัส์มิง พระธัมเมตัง ทักษิณรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ หรดีรัส์มิง พระพุทธะคุณัง หรดีรัส์มิง พระธัมเมตัง หรดีรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ ปัจจิมรัส์มิง พระพุทธะคุณัง ปัจจิมรัส์มิง พระธัมเมตัง ปัจจิมรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ พายัพรัส์มิง พระพุทธะคุณัง พายัพรัส์มิง พระธัมเมตัง พายัพรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ อุดรรัส์มิง พระพุทธะคุณัง อุดรรัส์มิง พระธัมเมตัง อุดรรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ อิสานรัส์มิง พระพุทธะคุณัง อิสานรัส์มิง พระพุทธะคุณัง อิสานรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ ปฐวีรัส์มิง พระพุทธะคุณัง ปฐวีรัส์มิง พระพุทธะคุณัง ปฐวีรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ อากาศรัส์มิง พระพุทธะคุณัง อากาศรัส์มิง พระพุทธะคุณัง อากาศรัส์มิง พระสังฆานัง ทุกขะโร คะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร สัพพะเคราะห์ตัวนอก สัพพะเคราะห์ตัวใน สัพพะเคราะห์ตัวใดๆ ขอให้กลายเป็นดี เคราะห์ปี เคราะห์เดือน เคราะห์วัน เคราะห์ปีขอให้เคลื่อน เคราะห์เดือนขอให้คลาย เคราะห์วันขอให้หาย เหมือนน้ำดับไฟ อภิวัญชัยเย สัพพะธะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ คาถาโพธิบาท
บูระพารัสมิง พระพุทธะคุณัง
บูรพารัสมิง พระธัมเมตัง บูรพารัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
อาคะเนย์รัสมิง พระพุทธะคุณัง
อาคะเนย์รัสมิง พระธัมเมตัง อาคะเนย์รัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
ทักษิณรัสมิง พระพุทธะคุณัง
ทักษิณรัสมิง พระธัมเมตัง ทักษิณรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
หรดีรัสมิง พระพุทธะคุณัง
หรดีรัสมิง พระธัมเมตัง หรดีรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
ปัจจิมรัสมิง พระพุทธะคุณัง
ปัจจิมรัสมิง พระธัมเมตัง ปัจจิมรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
พายัพรัสมิง พระพุทธะคุณัง
พายัพรัสมิง พระธัมเมตัง พายัพรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
อุดรรัสมิง พระพุทธะคุณัง
อุดรรัสมิง พระธัมเมตัง อุดรรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
อิสาณรัสมิง พระพุทธะคุณัง
อิสาณรัสมิง พระธัมเมตัง อิสาณรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
ปฐวีรัสมิง พระพุทธะคุณัง
ปฐวีรัสมิง พระธัมเมตัง ปฐวีรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ
อากาศรัสมิง พระพุทธะคุณัง
อากาศรัสมิง พระธัมเมตัง อากาศรัสมิง พระสังฆานัง ทุกขะโรคะภะยัง วิวัญชัยเย สัพพะทุกข์ สัพพะโศก สัพพะโรค สัพพะภัย สัพพะเคราะห์ เสนียดจัญไร วิวัญชัยเย สัพพะทะนัง สัพพะลาภัง ภะวันตุเม รักขันตุ สุรักขันตุ |
Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019
Kệ cầu an tiếng Thái
Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019
chú sivali
Namo tassa Bhagavato
Arahato Sammā
Sambuddhassa.
Namo tassa Bhagavato
Arahato Sammā
Sambuddhassa.
Namo tassa Bhagavato
Arahato Sammā
Sambuddhassa.
1. Pūrentā pārami
sabbe –
sabbe pacceka nāyakam
Sīvalī guna tejena –
Parittam tam bhanāmahe
Najālītī‘ti jālitam – ā ī ū
āma isvāhā, Buddhasāmi
Buddha satyām
2. Padumuttaro nāma jino –
Sabba dhammesu
cakkhumā
Ito sata sahassamhi
–
kappe uppajji nāyako
3. Sīvalī ca mahā thero –
so’raho paccayādinam
Piyo devamanussānam –
Piyo brahmānamuttamo
Piyo nāga supannānam –
Pīnindriyam namāma’ham
4. Nāsam sīmo ca me sīsam
– nānājālīti sañjalim
Sadeva manussa pūjitam –
sabba lābhā bhavantu te
5. Sattāham dvāra
mūlho’ham – mahādukkha
samappito
Mātā me chanda dānena –
evamāsi sudukkhitā
6. Kesesu chijjamānesu –
arahatta mapāpunim
Devā nāgā manussā ca
–
paccayānu’ panenti mam
7. Padumuttara nāmañca –
vipassim ca vināyakam
Sampūjayim pamudito –
paccayehi visesato
8. Tato tesam visesena
–
kammānam vipuluttamam
Lābham labhāmi sabbattha
- vane gāme jale thale
9. Tadā devo panītehi –
mamatthāya mahāmati
Paccayehi mahāvīro –
sasangho loka nāyako
10. Upatthito mayā Buddho
-gantvā Revata maddassa
Tato jetavanam gantvā –
etadagge thapesi mam
11. Revatam dassanatthāya
-yadā yāti vināyako
Timsa bhikkhu sahassehi
–
saha lokagga nāyako
12. Lābbīnam Sīvalī aggo –
mama sissesu bhikkhavo
Sabba loka hito satthā –
kittayi parisāsu mam
13. Kilesā jhāpitā mayham –
bhavā sabbe samūhatā
Nāgova bandhanam
chetvā – viharāmi anāsavo
14. Svāgatam vata me āsi –
Buddha setthassa santikam
Tisso vijjā anuppattā –
katam Buddhassa sāsanam
15. Patisambhidā catasso
co – vimokkhāpi ca
attha’mo
Chalabhiññā sacchikatā –
katam Buddhassa sāsanam
16. Buddha putto
mahāthero – sīvalī
jinasāvako
Uggatejo mahāviro –
tejasā jinasāsane
17. Rakkhanto sīla tejena –
dhanavante yasassino
Evam tejānubhāvena –
sadā rakkhantu Sīvalī
18. Kappatthāyīti
Buddhassa – Bodhimūle
nisīdayi
Mārasenappamaddanto –
sadārakkhantu Sīvalī
19. Dasapāramitappato –
pabbajī jinasāsane
Gotama sakya puttosi
–
therena mama Sīvalī
20. Mahāsāvakā asītimsu –
Punnatthero yasassino
Bhavabhoge aggalābhīsu –
uttamo tena Sīvalī
21. Evam acintiyā Buddhā –
Buddhadhammā acintiyā
Acintiyesu pasannānam –
vipāko hoti acintiyo
22. Tesam saccena
sīlena –
khanti metta balena
ca
Tepi tvam* anurakkhantu
–
sabba dukkha vināsanam
23. Tesam saccena
sīlena –
khanti metta balena
ca
Tepi tvam* anurakkhantu
–
sabba bhaya vināsanam
24. Tesam saccena
sīlana –
khanti metta balena
ca
Tepi tvam* anurakkhantu
–
sabbe roga vināsanam.
SĪVALI MANTRA
Sīvali ca mahāthero devatā nāra pūjito
Soraho paccayadimhi
Sīvali ca mahāthero Yakkha davabhi pujito Soraho paccayadimhi
Aham vandami tam sada
Sīvali therassa Etam gunam ssotthi labham bhavantu me.
Nhật Tụng Kim Cang
NGHI QUỸ NHẬT TỤNG – HÀNH TRÌ CHÂN NGÔN
(Xin giới thiệu Nghi Quỹ Nhật Tụng - Kim Cang Mật Giáo Long Vương Pháp)
* Thiết lập Đạo Tràng, tu pháp Chân Ngôn nào thì thờ Bổn Tôn của Chân Ngôn đó. Nếu không đủ điều kiện thì thờ một Tôn Tượng Phật nào cũng được.
* Hành giả phải tắm rửa sạch sẽ trước khi vào Đạo Tràng.
Trước Tôn Tượng Bổn Tôn, ý chí phải kiên thành, tưởng như có Bổn Tôn trước mặt, tưởng như vậy xong, chí tâm đảnh lễ Tam Bảo.
* Nên Thọ Bồ Đề Tâm Giới; Thọ Pháp Qui Y là quy tắc Sáu Thời Hành Đạo của các Chư Vị Bồ Tát.
* Nên tìm cho mình một vị Thầy.
Phật Pháp không bám chấp vào vấn đề “Tội Trộm Pháp”; Tuy nhiên đây là pháp tu Mật Pháp Phật Giáo, là con đường tối thắng, nhưng rất nguy hiểm khi không có Thầy dẫn dắt, đưa đường, chở che những khi ta gặp khó trên đường tu tập, thực hành pháp.
Đây là Nghi Quỹ giản lược, có thể chưa dùng Ấn Quyết; Nhưng nếu có Ấn Quyết thì đúng và tốt hơn.
* Vào Đạo Tràng nên làm Lễ Phật:
Lễ Phật, dâng hương, dâng thức cúng dường, lễ lạy (lạy dài hoặc ngắn là tùy theo pháp tu của mỗi người, tuy nhiên lễ dài thì tối thắng hơn);
Tiếp, quỳ gối (hoặc ngồi xếp bằng theo bán kiết già), chấp tay, niệm Phật, trì chú tụng kinh, và hành thiền.
* Phần in nghiêng hoặc trong ngoặc đơn là để tham khảo, Hành Giả không cần trì tụng; phần nào mang tính phiên âm thì Phật Tử tham khảo để dễ hành trì.
(Vọng (gõ) 03 tiếng chuông (nếu Hành Giả có Chuông – Mõ).)
(Đối với Hành Giả có sử dụng Chuông và Chày Kim Cang thì một tay nắm Chày, Tay thuận lắc một hồi chuông.
Công năng: có tác dụng Trấn Đàn, hỗ trợ Hành Giả về ý chí tu tập, tựa như Kim Cương, trấn nhà, hỗ trợ Phong Thủy, âm thanh phát ra giúp ta kiên định lập trường, tâm Bồ Đề kiên cố, hướng đến Giác Ngộ Giải Thoát, cải thiện trường khí, địa từ trường trong khu vực).
Trong tu – tập cần có Thầy; Đối với Mật Pháp lại càng quan trọng! Hành Giả cũng nên chọn Thầy mà tu theo, thành hay bại là ở vấn đề này.
* Niệm Hồng Danh Phật – Bồ Tát:
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
(Và tiếp tục niệm Hồng Danh Phật – Bồ Tát
mà mình thọ pháp hành trì Kinh – Chú (Chân Ngôn)).
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
Nam mô Đạo Tràng Pháp Hội Thượng Phật – Bồ Tát!
Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya! (Phật – Pháp – Tăng)
(Phiên âm: Nam mô Butđada! Nam mô Đatmada! Nam mô Sănggada!)
Con xin Kính Cung Thỉnh Chư Phật – Bồ Tát Ba Đời Khắp Mười Phương, các vị ALaHan, các Thánh Tăng, các Chư Vị Hộ Pháp, các Long Thần Hộ Pháp, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, các Chư Thiên, Chư Tiên nơi 33 cõi Tầng Trời!
Xin kính mời: (Ví dụ: Gia Thần, Hương Linh ở Bổn Xứ, Hương Linh Gia Tiên, Chúng Sanh, ………………..……………….. )
(Phật Tử nên hành trì theo dòng có đánh số (x lần))
(Tùy Phật Tử cân nhắc rằng có nên hành trì Nghi này không;
Nhưng theo tôi thì nên, hoặc lược tụng, hoặc ấn định một số thời trong tháng)
Thọ Bồ-đề tâm Bồ-tát giới yết-ma nghi quỹ
Phật lịch 2521 (12.02.1977)
Du-già a-xà-lê Thích Viên Đức dịch Hán ra Việt; Chúc Huy Nguyễn Minh Hoàng chép lại
Tại miền Trung Thiên Trúc, nước Ma-già-đà (Ma-kiệt-đà: Magadha), thành Vương Xá (Rajagraha), chùa Na-lan-đà Trúc Lâm (Nalanda), có vị Tam tạng Sa-môn húy là Du-ba-ca-la, Trung Hoa gọi là Thiện Vô Úy (Subhakarasimha). Ngài vốn con nhà hào quý thuộc dòng Sát-lỵ (Ksatrya), rất thông về pháp nghĩa Đại thừa. Sau khi sang Trung Hoa, có một độ Thiện Vô Úy a-xà-lê cùng với một vị đại đức thiền sư ở chùa Hội Thiện tại Tung Nhạc là Kính Hiền hòa thượng đối biện về Phật pháp luận sâu đến yếu chỉ Đại thừa. Lời biện luận của hai ngài đã mở rộng tâm giới nhãn giới của quần sanh, khiến cho nhiều người mộ đạo. Trong bản ghi chép lại, có đoạn thọ Bồ-đề tâm Bồ-tát giới như sau:
1. Kính lễ môn: Đệ tử là … quy mạng mười phương tất cả chư Phật, chư Đại Bồ-đề tâm Bồ-tát, kính thờ làm đại đạo sư. Chư tôn thánh là những bậc đã chỉ bày đường lối đại Niết-bàn, khiến cho loài hữu tình thoát ly các ác thú, nên nay con xin chí tâm đảnh lễ. (3 lạy)
2. Cúng dường môn: Đệ tử là … xin đem chút hương hoa lễ vật cúng dường, và mười phương tất cả thế giới có bao nhiêu hương hoa, tràng phan, bảo cái cùng những vật nhiệm mầu tối thắng, con nguyện đem cúng dường chư Phật cùng chư Đại Bồ-đề tâm Bồ-tát. Trong cùng tận kiếp vị lai, con sẽ đem tất cả thức tịnh diệu chí thành cúng dường, và xin chí tâm đảnh lễ. (3 lạy)
3. Sám hối môn: Đệ tử là … từ quá khứ vô thỉ cho đến ngày nay, do tham giận si mê cùng tất cả phiền não làm não loạn thân tâm, đã tạo tất cả tội nghiệp. Thân nghiệp không lành gây tội sát sanh, trộm cướp, tà dâm. Khẩu nghiệp không lành gây tội nói dối, nói thêu dệt, nói ly gián, nói thô ác. Ý nghiệp không lành gây tội tham lam, giận hờn, si mê tà kiến. Từ vô thỉ đến nay, con bị tất cả phiền não trói buộc thân tâm làm cho ô nhiễm, khiến cho thân khẩu ý tạo nên vô lượng tội nghiệp. Hoặc giết cha mẹ, giết A-la-hán, xúc chạm thân Phật làm cho ra máu, phá sự hòa hợp của chúng Tăng, hủy báng Tam bảo, giam trói đánh đập chúng sanh, phá trai phạm giới, cho đến uống rượu ăn thịt.
Những tội như thế vô lượng vô biên không thể nhớ ghi kể ra cho xiết. Nay con xin thành tâm tỏ bày sám hối tất cả. Từ đây về sau, con nguyện dứt hẳn tâm tương tục, không còn dám làm những tội lỗi ấy. Cúi xin mười phương chư Thế tôn, chư đại Bồ-tát gia trì hộ niệm, khiến cho con căn lành tăng trưởng, tội chướng tiêu trừ. Con xin chí tâm đảnh lễ sám hối. (3 lạy)
4. Quy y môn: Đệ tử là … từ thân này cho đến khi ngồi nơi đạo tràng Vô thượng Bồ-đề, xin quy y ba thân (Pháp, Báo, và Ứng thân) vô thượng của Như lai, quy y Pháp tạng Phương quảng Đại thừa, quy y tất cả chư Bồ-tát Tăng không thối chuyển. Cúi xin mười phương chư Phật, chư đại Bồ-tát chứng biết cho con. Con xin chí tâm đảnh lễ. (3 lạy)
5. Phát Bồ-đề tâm môn: Đệ tử là … từ thân này cho đến khi ngồi đạo tràng đại giác ngộ, thệ nguyện phát tâm Vô thượng Bồ-đề:
- Chúng sanh vô biên, thệ nguyện độ
- Phiền não vô tận, thệ nguyện trừ
- Pháp môn vô lượng, thệ nguyện học
- Phước trí vô cùng, thệ nguyện tu
- Như lai vô số, thệ phụng sự
- Phật đạo vô thượng, thệ nguyện thành.
Nay con phát tâm sẽ xa lìa Ngã tướng và Pháp tướng để hiển rõ bản giác chân như, khiến cho chánh trí bình đẳng hiện tiền, được phương tiện hay khéo cùng tròn đủ hạnh Phổ Hiền. Cúi xin mười phương chư Phật, chư đại Bồ-tát chứng biết cho con. Con xin chí tâm đảnh lễ. (3 lạy)
6. Giá nạn môn: (Nếu có thầy truyền giới, giới sư nên bảo:)
- Phật tử! Nay tôi hỏi ông về tội thất nghịch, nếu như ông không phạm các tội ấy, chỉ đáp rằng “Thưa không.” Còn nếu có phạm một trong thất nghịch tội thì phải chí tâm sám hối đến chừng nào thấy hảo tướng mới được thọ giới. Khi chưa thấy hảo tướng, dù miễn cưỡng thọ giới cũng không đắc giới. Nếu xét mình có phạm tội thất nghịch, phải phát lồ sám hối, không nên che giấu; dù che giấu để thọ giới cũng không đắc giới mà tội càng thêm nặng, sẽ bị đọa vào Vô gián địa ngục. Như thành tâm phát lồ sám hối, tất tội nặng sẽ tiêu diệt, được thân thanh tịnh, lần lần vào trí huệ Phật và tiến bước lên quả Vô thượng Bồ-đề. Bây giờ tôi hỏi, ông phải đáp cho thành thật:
- Trong đời này, ông có giết cha không?
- Ông có giết mẹ không?
- Ông có làm cho thân Phật ra máu không?
- Ông có giết A-la-hán không?
- Ông có giết hòa thượng không?
- Ông có giết a-xà-lê không?
- Ông có phá hòa hợp Tăng không?
Phật tử! Chư Phật và chư đại Bồ-tát có đại luật nghi tối thắng tối thượng. Đó là Tam tụ tịnh giới gồm: Nhiếp luật nghi giới, Nhiệp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới. Giới pháp này diệt trừ thập ác, nhiếp tất cả các điều lành về thân ngữ ý, bao hàm hạnh tự lợi lợi tha. Nay tôi hỏi: “Từ nay cho đến khi thành Phật, ông có thể tinh cần giữ gìn Tam tụ tịnh giới mà không trái phạm không?”
(Đáp: “Dạ thưa, con giữ được.”)
(Như người không phạm tội thất nghịch, hay là phạm nhưng đã sám hối và thấy hảo tướng, muốn theo nghi tắc tự thọ giới, nên nói như sau:)
Đệ tử là … từ nay cho đến khi ngồi đạo tràng Vô thượng Bồ-đề, quyết tinh cần gìn giữ đại luật nghi của tất cả chư Phật, chư đại Bồ-tát là Tam tụ tịnh giới gồm có: Nhiếp luật nghi giới, Nhiệp thiện pháp giới, và Nhiêu ích hữu tình giới. Con đã phát Bồ-đề tâm xin thọ Bồ-tát giới, cúi xin mười phương chư Phật, chư đại Bồ-tát chứng minh gia bị, khiến cho con được vĩnh viễn không thối chuyển. Con xin chí tâm đảnh lễ. (3 lạy)
(Từ đây đến sau, xin ghi chép theo nghi tắc tự thọ giới. Nếu có thầy truyền, chỉ linh động đổi lại thành lời Giới sư nói.)
7. Thỉnh sư môn: Đệ tử là … xin kính cẩn phụng thỉnh mười phương tất cả chư Phật cùng chư Bồ-tát: Quán Thế Âm Bồ-tát, Di Lặc Bồ-tát, Hư Không Tạng Bồ-tát, Phổ Hiền Bồ-tát, Kim Cang Thủ Bồ-tát, Mạn-thù-thất-lỵ Bồ-tát, Kim Cang Tạng Bồ-tát, Trừ Cái Chướng Bồ-tát và tất cả chư đại Bồ-tát. Xin nhớ lời bản thệ giáng đến đạo tràng chứng minh cho con. Con xin chí tâm đảnh lễ. (3 lạy)
Đệ tử là … xin kính cẩn phụng thỉnh Thích-ca Mâu-ni Phật làm Hòa thượng, phụng thỉnh Mạn-thù-thất-lỵ Bồ-tát làm yết-ma a-xà-lê, phụng thỉnh Di Lặc Bồ-tát làm Giáo thọ a-xà-lê, phụng thỉnh mười phương chư Phật làm Chứng giới sư, phụng thỉnh tất cả chư Bồ-tát ma-ha-tát làm đồng học pháp lữ. Cúi xin chư Thế tôn, chư đại Bồ-tát từ mẫn hứa nhận lời thỉnh của con. Con xin chí tâm đảnh lễ. (3 lạy)
8. Yết-ma môn: (Đây chính là lúc làm pháp Yết-ma truyền giới, nên chí tâm cẩn trọng.)
Đệ tử là … xin mười phương ba đời tất cả chư Phật, chư đại Bồ-tát xót thương hộ niệm. Từ ngày nay cho đến khi ngồi nơi Bồ-đề đạo tràng, con xin thọ học tịnh giới của tất cả chư Phật chư Bồ-tát là Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới, Nhiêu ích hữu tình giới. Ba tịnh giới này, con xin thọ trì đầy đủ. (Nói ba lần.)
Con xin chí tâm đảnh lễ. (3 lạy)
9. Kiết giới môn: Đệ tử là … từ hôm nay cho đến khi chứng đạo Vô thượng Bồ-đề, xin thọ trì đầy đủ tịnh giới của chư Phật, Bồ-tát. Nay con thọ tịnh giới đã xong, xin đúng pháp giữ y như vậy. (Nói ba lần rồi đảnh lễ ba lạy.)
10. Tu tứ nhiếp môn: Đệ tử là … đã phát Bồ-đề tâm, thọ Bồ-tát giới, xin từ nay tùy lực tu Tứ nhiếp pháp là Bố thí, Ái ngữ, Lợi hành, và Đồng sự không dám sai phạm.
Vì muốn điều phục nghiệp tham lam bỏn sẻn từ vô thỉ, để làm lợi ích cho chúng sanh nên phải Bố thí. Vì muốn điều phục những phiền não giận hờn, kiêu mạn từ vô thỉ để làm lợi ích cho chúng sanh, nên phải thật hành Ái ngữ. Vì muốn làm lợi ích chúng sanh để cho tròn đủ bản nguyện, nên phải tu môn Lợi hành. Vì muốn gần gũi đại thiện tri thức, để cho tâm lành không bị gián đoạn, nên phải thật hành môn Đồng sự. Bốn pháp như thế, con xin thọ trì, và xin chí tâm đảnh lễ. ( 3 lạy)
11. Thập trọng giới môn: Đệ tử là … xin kính giữ 10 điều trọng giới:
1. Không lui sụt tâm Bồ-đề vì phòng ngại cho sự thành Phật.
2. Không bỏ ngôi Tam bảo mà quy y theo ngoại đạo, vì đó là tà pháp.
3. Không huỷ báng Tam bảo và giáo điển tam thừa vì làm như thế là trái với Phật tánh.
4. Đối với những kinh điển Đại thừa rộng sâu, chỗ mình không thông hiểu cũng không sanh lòng nghi báng vì đó chẳng phải là cảnh giới của phàm phu.
5. Đối với chúng sanh đã phát Bồ-đề tâm, không nói những điều làm cho họ thối tâm trở về nhị thừa, vì làm như thế là đoạn hạt giống Tam bảo.
6. Đối với những kẻ chưa phát tâm Bồ-đề, cũng không nói pháp khó tin hiểu của Đại thừa, khiến cho họ nghi ngại rồi phát tâm nhị thừa, vì làm như thế là trái với bản thệ.
7. Trước hạng người nhị thừa và kẻ tà kiến, không nên vội nói pháp Đại thừa sâu mầu, vì e họ sanh lòng nghi báng mà mang tội nặng.
8. Không khởi các pháp tà kiến vì như thế là đoạn căn lành.
9. Trước kẻ ngoại đạo, không nên nói mình được Giới mầu Vô thượng Bồ-đề, khiến cho họ sanh lòng ganh giận tìm cầu Giới ấy không được, rồi về sau không thể phát Bồ-đề tâm; vì làm như thế cả hai đều bị tổn.
10. Những điều gì có tổn hại hoặc không lợi ích cho chúng sanh đều chẳng nên tự làm, bảo người làm, thấy kẻ khác làm mà vui theo, bởi như thế là trái với pháp lợi tha và lòng từ mẫn.
Những giới như thế, con xin thanh tịnh thọ trì.
Dư ngôn: Căn cơ của chúng sanh không đồng, nên đức Thế tôn thuyết giáo cũng chẳng phải một. Vậy chẳng nên chấp riêng một pháp mà sanh điều thị phi lẫn nhau, bởi làm như thế là trái cơ, hãy còn không được quả báo nhơn Thiên, huống chi là đạo Vô thượng.
Có kẻ chỉ chuyên Bố thí mà được thành Phật, có người duy Trì giới cũng chứng Bồ-đề. Những hạnh Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ cho đến tám muôn bốn ngàn pháp môn, nếu thâm nhập một môn tất đều được thành Phật. Nay xin y theo Kinh Kim Cang Đảnh lập một phương tiện khiến cho người tu hành mau đi đến quả Bồ-đề.
Tuy hành giả đã thọ Bồ-tát giới, nhưng cũng nên thọ giới pháp nội chứng thanh tịnh vô lậu của chư Phật mới có thể vào định môn. Giới pháp đó chính là môn đà-ra-ni bí mật mà chư Phật đã nương vào để đi đến biển Nhất thiết trí. Pháp bí mật này khó được nghe, nay chỉ đối với người hữu duyên mà khai thị một đôi phần thiết yếu.
Đà-ra-ni thanh tịnh bí mật ấy như sau:
Úm, sam muội gia tát đát noan.
Chân ngôn này công đức to rộng không thể kể xiết. Người nào tụng qua ba lần, có thể nghe và đi vào cấm giới thanh tịnh cùng các pháp bí mật khác. Kẻ ấy lại có thể đầy đủ luật nghi thanh tịnh của tất cả Bồ-tát.
Lại vì người phát tâm mà truyền thọ đà-ra-ni rằng:
Úm, mạo địa chất đa bút đát ba na dã mê.
Tụng chân ngôn này ba biến, có thể phát tâm Bồ-đề kiên cố cho đến khi thành Phật không bị thối chuyển.
Lại vì người cầu chứng nhập mà nói đà-ra-ni rằng:
Úm tức đa bát ra di dễ đàm ca rô mê.
Tụng chân ngôn này ba biến, liền được tất cả giới tạng rất sâu và đầy đủ nhân Nhất thiết chủng trí, sau chứng quả Vô thượng Bồ-đề.
Lại vì người cầu vào hạnh vị Bồ-tát mà truyền thọ đà-ra-ni rằng:
Úm, phạ nhựt ra mãn tra lam ba ra phệ xá mi.
Tụng chân ngôn này ba biến, có thể vào tất cả ngôi Quán đảnh mạn-đà-la, đối với các pháp bí mật khi nghe không còn bị chướng ngại, kham vào vị quán đảnh của Bồ-tát và thọ trì các định môn.
Như trên, sự truyền thọ giới pháp vô lậu đã xong. Nay lại vì ủng hộ hành nhơn, truyền thọ thêm một đà-ra-ni sau đây:
Úm, thuật đà thuật đà.
Tụng chân ngôn này 10 muôn biến, tất cả tội chướng đều tiêu trừ, ba nghiệp thanh tịnh, ma tà không khuấy rối. Như tấm vải trắng sạch dễ ăn màu, hành giả tụng chân ngôn này cũng thế, khi tội chướng tiêu rồi dễ thâm nhập các pháp môn, mau chứng được tam-muội.
Phụ lục: Giới pháp nội chứng thanh tịnh vô lậu của chư Phật Úm, sam muội gia tát đát vam.
Chân ngôn này công đức to rộng không thể kể xiết. Người nào tụng qua ba lần, có thể nghe và đi vào cấm giới thanh tịnh cùng các pháp bí mật khác. Kẻ ấy lại có thể đầy đủ luật nghi thanh tịnh của tất cả Bồ-tát.
Úm, mạo địa chất đa ổ địa ba na dã mê.
Tụng chân ngôn này ba biến, có thể phát tâm Bồ-đề kiên cố cho đến khi thành Phật không bị thối chuyển.
Úm chất đa bát ra để vĩ đàm ca rô nhị.
Tụng chân ngôn này ba biến, liền được tất cả giới tạng rất sâu và đầy đủ nhân Nhất thiết chủng trí, sau chứng quả Vô thượng Bồ-đề.
Úm, phạ nhựt ra mãn tra lam ba ra phệ xá nhị.
Tụng chân ngôn này ba biến, có thể vào tất cả ngôi Quán đảnh mạn-đà-la, đối với các pháp bí mật khi nghe không còn bị chướng ngại, kham vào vị quán đảnh của Bồ-tát và thọ trì các định môn.
Như trên, sự truyền thọ giới pháp vô lậu đã xong. Nay lại vì ủng hộ hành nhơn, truyền thọ thêm một đà-ra-ni sau đây:
Úm, thuật đà thuật đà. [1]
Tụng chân ngôn này 10 muôn biến, tất cả tội chướng đều tiêu trừ, ba nghiệp thanh tịnh, ma tà không khuấy rối. Như tấm vải trắng sạch dễ ăn màu, hành giả tụng chân ngôn này cũng thế, khi tội chướng tiêu rồi dễ thâm nhập các pháp môn, mau chứng được tam-muội.
Pháp trì tụng này trước sau có hai đà-ra-ni, tùy ý tụng một, không nên tụng gom hết, sợ tâm không chuyên nhứt.
Người tu hành muốn nhập tam-muội (chánh định), khi ban đầu mới học, phải dứt các cảnh duyên, phải ở riêng một chỗ thanh tịnh, ngồi bán già xong, trước hết cần phải thủ ấn hộ trì.
Ấn: Lấy ngón Đàn Huệ hiệp lại đứng thẳng, ngón Giới Nhẫn Phương Nguyện kia, hữu áp tả xoa nhau sát lưng trên hai ngón, ngón Tấn Lực hiệp đứng thẳng, đầu đứng co nhau, trung tâm hơi mở ra chút ít, ngón Thiền Trí đều hiệp thẳng đứng tức thành.
Kết ấn này rồi, trước ấn trên đảnh, thứ ấn trán, vai bên mặt, vai bên trái, rồi ấn tim, ấn nơi gối hữu, gối tả. [1] Khi ấn mỗi chỗ đều tụng trước bảy biến đà-ra-ni này, xong bảy chỗ rồi mới đưa ấn lên đảnh xả. Rồi cầm chuỗi niệm đà-ra-ni này, có thể tụng nhiều 200, 300 biến cho đến 3.000, 5.000 cũng được. Mỗi khi ngồi tụng một lạc-xoa (10 vạn) rất dễ thành tựu.
Thân đã được gia trì xong, ngồi ngay thẳng, bán già như trước, lấy gối hữu áp lên gối tả không cần kết toàn già. Ngồi toàn già phần đông bị nhức mỏi, nếu tâm duyên chỗ đau mỏi ấy tức khó đắc định. Nếu trước kia đã kết toàn già được thì tốt lắm.
Đầu mặt trông ngay thẳng, mắt không mở quá cũng không nhắm quá. Mở lớn thì tâm tán, nhắm nghiền thì hôn trầm. Chớ duyên ngoại cảnh, an tọa đã xong.
Bấy giờ, vận tâm cúng dường sám hối. Trước đem tâm quán sát tất cả mười phương chư Phật, ở trong Pháp hội nhơn Thiên, vì tứ chúng nói pháp. Tiếp đến quán tự thân mình nơi trước mỗi mỗi chư Phật, đem tam nghiệp kiềng thành cung kính lễ bái, tán thán. Nên quán như vậy cho rõ ràng như đối trước mắt thấy thật rõ, nhiên hậu ở mười phương thế giới đã có hết thảy thiên thượng nhơn gian, hương hoa thượng diệu, tràng phan bảo cái, ẩm thực trân bảo, các món cúng dường đầy đủ tận hư không khắp pháp giới, cúng dường tất cả chư Phật, chư đại Bồ-tát, Pháp Báo Hóa thân, giáo lý hạnh quả và đại hội chúng.
Hành giả làm pháp cúng dường này rồi, phải vận tâm ở mỗi mỗi trước chư Phật Bồ-tát, khởi tâm ân trọng chí thành phát lồ sám hối:
“Con từ vô thỉ đến ngày nay bị phiền não che mất chơn tâm, đã lâu trôi lăn theo dòng sanh tử, thân khẩu ý nghiệp khó trình bày đầy đủ. Con nay chỉ biết rộng sám hối hết. Một phen sám hối xong, vĩnh viễn dứt trừ tâm tương tục, không dám tái phạm. Cúi mong chư Phật Bồ-tát lấy sức đại từ bi gia oai hộ niệm cho con sám hối, khiến cho con tội chướng mau được tiêu diệt.” [1]
Lại nữa nên phát hoằng nguyện:
“Con đã lâu ở tại dòng lưu chuyển, hoặc nơi quá khứ đã từng tu hành hạnh Bồ-tát lợi lạc vô biên hữu tình, hoặc tu thiền định, hoặc siêng năng tu hạnh tinh tấn, hộ trì ba nghiệp, đã có Hằng hà sa công đức cho đến Phật quả, cúi mong chư Phật Bồ-tát khởi lòng từ nguyện lực gia oai hộ niệm cho con, khiến cho con nương nhờ công đức này, mau cùng tất cả môn tam-muội được tương ưng, mau cùng tất cả môn đà-ra-ni được tương ưng, mau được tất cả tự tánh thanh tịnh.”
Phát thệ nguyện rộng lớn như vậy khiến cho không thối thất, mau được thành tựu.
Lại kế phải biết điều hòa hơi thở:
Trước tưởng hơi thở ra vào, từ trong tự thân mình, mỗi mỗi chi tiết gân mạch đều thông suốt, miệng cần phải từ từ thở ra, tưởng hơi thở này sắc trắng như mây khói tuông chảy nhuần ướt như dòng sữa, nhưng cần phải biết chỗ xa gần của nó, rồi trở lại từ từ theo mũi mà vào, khiến cho hơi thở vào khắp trong chu thân, cho đến gân mạch thảy đều chu khắp, thở ra vào như vậy mỗi cái cho đến ba lần. Sự điều hòa này khiến cho hơi thở của thân không có gió, hoặc nóng hoặc lạnh v.v., thảy đều an khắp. Đấy là điều đầu tiên tu học về thiền định.
Ngài Du-ba-ca-la (Thiện Vô Uý) nói rằng: “Người mới tu sợ nhiều nhất là khởi tâm động niệm nên điều hòa hơi thở lần lần nhẹ và không còn thấy nghe hơi thở nữa, đến chỗ chuyên giữ vô niệm làm cứu cánh, tức lần tăng trưởng cái bất khả đắc vậy.”
Nói về niệm thì có hai:
- Niệm bất thiện: ý nghĩ không lành;
- Thiện niệm: ý nghĩ lành.
Bất thiện là vọng niệm, phải trừ dứt nó đi. Thiện pháp chánh niệm không cần phải phục diệt. Chơn chánh tu hành, cần yếu là chánh niệm tăng trưởng sau mới đến rốt ráo thanh tịnh, như người học bắn tập lâu mới thuần thục, không còn tâm tưởng, đi đứng nằm ngồi cùng với định tương ưng, không lo sợ khởi tâm động niệm, cứ vậy mà tấn tu mãi.
Lại nữa, không cần phải tu pháp tam-ma-địa nữa. Sở dĩ gọi là tam-ma-địa vì không có pháp riêng khác, chỉ ngay nơi tự tánh thanh tịnh tâm của tất cả chúng sanh gọi là Đại viên cảnh trí. Trên đến chư Phật, dưới đến các loài cử động, thảy đều bình đẳng, không có thêm bớt, chỉ vì vô minh vọng tưởng, khách trần ngăn che cho nên trôi lăn mãi trong sanh tử không được làm Phật.
Người tu hành nên để tâm thanh tịnh, chớ duyên tất cả các cảnh. Tưởng tượng một vòng tròn sáng vằng vặc như mặt trăng thanh tịnh, cách thân mình bốn thước [1], đối trước mặt mình không cao không thấp, lượng đồng một cánh tay, viên mãn đầy đủ, ánh sắc sáng sạch, trong ngoài rực rỡ. Thế gian không có phương pháp này, ban đầu tuy không thấy, lâu lần tinh thục, dần dà thấy suốt, thấy rồi tức lại quán sát cho mở rộng lần lần từ bốn thước rồi bội tăng thêm cho đến ba ngàn đại thiên thế giới, phân minh rõ ràng.
Khi muốn ra khỏi cảnh quán, như vậy lần lần tóm lại như tướng cũ. Lúc ban đầu mới quán dường như vành mặt trăng tròn, sau rồi chu khắp không còn vuông tròn nữa.
Tu tập quán này được rồi, tức liền chứng Giải thoát tất cả chướng ngại tam-muội. Đặt được tam-muội này gọi là Địa tiền tam hiền. Y đây tiệm tiến biến chu pháp giới như Kinh đã nói gọi là Sơ địa. Sở dĩ gọi sơ địa là vì chứng pháp này, xưa đã chưa được mà nay mới được, sanh đại vui mừng nên gọi là sơ địa hay Hoan hỉ địa. Cũng còn chưa thấu rõ cái tự tánh thanh tịnh tâm này nên chỉ có ba nghĩa dụ như vành trăng tròn sáng:
1. nghĩa là tự tánh thanh tịnh, lìa tham dục cấu nhơ;
2. nghĩa là thanh lương lìa nóng giận phiền não;
3. nghĩa là quang minh sáng suốt, lìa ngu si mờ ám.
Lại nữa, mặt trăng ấy là tứ đại đã thành thì rốt ráo cũng hoại đi vì mặt trăng là người đời ai cũng thấy, lấy đó để làm ví dụ khiến cho người được ngộ nhập. Người tu hành mỗi khi tu tập pháp quán này, quán tập thành tựu không cần rút ngắn, chỉ thấy sáng sạch trong suốt không một vật chi, cũng không thấy thân cùng tâm, muôn pháp bất khả đắc cũng như hư không, cũng không phải là không có thể hiểu giải được vì vô niệm bình đẳng nên nói như hư không chớ chẳng gọi là không tưởng [1], lâu lâu có thể thuần thục, đi đứng nằm ngồi tất cả thời xứ, để ý cùng không để ý, nhậm vận nối nhau tương ưng, không còn ngăn ngại. Tất cả vọng tưởng tham sân si, hết thảy phiền não không nhờ đoạn trừ mà tự nhiên không khởi, tánh thường thanh tịnh. Y đây tu tập thẳng đến thành Phật chỉ có một đường, không có lý nào riêng khác. Đây là đạo nội chứng của chư Phật Bồ-tát, không phải cảnh giới của hàng nhị thừa ngoại đạo.
Tu tập pháp quán này là Hằng hà sa công đức của tất cả Phật pháp, không do cái gì khác mà ngộ, vì một mà suốt hết, tự nhiên thông đạt, hay mở ra một chữ thì diễn nói vô lượng pháp, sát-na ngộ nhập trong các pháp tự tại vô ngại, không khứ lai khởi diệt, tất cả bình đẳng. Người tu hành này lần lần đến tướng thăng tấn, lâu rồi tự mình chứng biết, không phải nay mới dự nói cái chỗ cứu cánh.
Ngài Du-ba-ca-la Tam tạng nói rằng: “Đã hay tu tập một quán thành tựu rồi, nơi trong tâm các ông, có năm thứ tâm nghĩa mà người tu hành phải biết:
1. Sát-na tâm: nghĩa là sơ tâm kiến đạo, một niệm tương ưng, thoạt còn thoạt mất, như đêm tối chớp sáng, tạm hiện rồi liền diệt cho nên nói rằng là sát-na.
2. Lưu chú tâm: đã thấy đạo rồi, mỗi niệm mỗi niệm gia công nối nhau không dứt như dòng nước tuôn chảy, cho nên nói là lưu chú.
3. Cam mỹ tâm: nghĩa là do công phu tích chứa không thôi nghỉ mới được linh nhiên sáng suốt, thân tâm khinh khoái, thư thái nhẹ nhàng, hưởng thụ mùi vị ngọt của đạo cho nên nói cam mỹ.
4. Tồi tán tâm: (bẻ gãy dứt hẳn tâm tán loạn) Tinh cần hoặc hưu phế, cả hai cũng lìa bỏ cho nên nói là tồi tán.
5. Minh cảnh tâm: (tâm như gương sáng) Đã lìa được hoạn tâm tán loạn, thấu đạt được tánh viên minh, tất cả đều vô trước cho nói là minh cảnh.”
Nếu rõ thấu năm tâm, ở đâu tự nghiệm, tam thừa, phàm phu, thánh vị có thể tự phân biệt. Các vị tu hành mới học tu định nên thực hành theo bí mật phương tiện gia trì định pháp của quá khứ chư Phật. Một thể cùng tất cả môn tổng trì tương ưng. Vậy cho nên cần thọ bốn đà-ra-ni này:
Úm, tốc khất xoa phạ nhựt ra [1]
Đà-ra-ni này hay khiến sở quán thành tựu.
Úm, để sắt tra phạ nhựt ra
Đà-ra-ni này hay khiến sở quán không mất.
Úm, sam bát la phạ nhựt ra
Đà-ra-ni này hay khiến sở quán lần lần rộng.
Úm, sam hạ ra phạ nhựt ra
Đà-ra-ni này hay khiến sở quán rộng, lại khiến lần lần thu hẹp như cũ.
Bốn đà-ra-ni như thế là Bà-nga-phạm tự chứng nội pháp (nội pháp tự chứng của đức Thế tôn), là một phương tiện rất sâu mầu để khai thị cho các kẻ tu học mau chứng nhập.
Nếu muốn mau cầu tam-ma-địa này, thường trong tứ oai nghi đi đứng nằm ngồi nên thường tụng đà-ra-ni ấy, dụng công nhớ niệm chớ có tạm bỏ qua, đều rất mau hiệu nghiệm.
Nam mô khể thủ thập phương Phật
Chơn như hải tạng cam lồ môn
Tam hiền thập thánh ứng chơn tăng
Nguyện tứ oai thần gia niệm lực.
Hi hữu tổng trì thiền bí yếu
Năng phát viên minh quảng đại tâm
Ngã kim tùy phần lược xưng dương
Hồi thí pháp giới chư hàm thức.
(Hết Nghi Quỹ)
* TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN (TẨY TỊNH):
Ôm Ram. (x7);
(Biến sau cùng, trì thêm Soha) Ôm Ram Soha.
* TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN:
TURE TURE MAHĀ-TURE TUTTURE SVĀHĀ (3 lần).
(Tu Rị, Tu Rị, Ma Ha Tu Rị, Tu Tu Rị Ta Bà Ha.) (Phiên âm Việt)
(“Tu lợi, tu lợi, ma ha tu lợi, tu tu lợi, tát bà ha”) (Đọc theo âm Hán)
Giải:
TURE TURE MAHĀ-TURE: hay truyền các Thắng Nghĩa của 3 Thừa
TUTTURE: thúc đẩy lưu truyền các Thắng Nghĩa
SVĀHĀ: thành tựu tốt lành
* TỊNH THÂN NGHIỆP CHÂN NGÔN:
Tu đa lị, tu đa lị, tu ma li, tu ma lị, sa bà ha. (x3 lần).
* TỊNH TAM NGHIỆP CHÂN NGÔN:
OṂ SVABHĀVA ŚUDDHA SARVA-DHARMA-SVABHĀVA ŚUDDHOHAṂ (x7)
(Om Xoabava Sútđa Sạtva Đạtma Xoabava Xútđô Hom.)
(“Án, sa phộc bà phộc, truật đà, sa phộc đạt ma, sa phộc bà phộc truật độ hám”) (Hán)
OṂ: Quy Mệnh
SVABHĀVA ŚUDDHA: Tự Tính thanh tịnh
SARVA-DHARMA SVABHĀVA ŚUDDHOHAṂ: Tôi cũng thanh tịnh như Tự Tính của tất cả Pháp
* HỘ THÂN CHÂN NGÔN: Ôm Si Ram. (x7)
* AN THỔ ĐỊA CHÂN NGÔN:
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ_OṂ _ DHURU DHURU DEVĪ SVĀHĀ (x7)
Namah Samanta Buddhanam. Om Pristhiviye Svaha.
(Namăc Samăntá Bútđanâm. OmPờritthividê Sóaha)
(“Nam mô tam mãn đá mẫu đà nẫm. Án, độ rô độ rô, địa vĩ, sa bà ha”) (Hán)
NAMAḤ SAMANTA-BUDDHĀNĀṂ: quy mệnh khắp cả chư Phật
OṂ: nhiếp triệu ; DHURU DHURU: lóe sáng, gom giữ tiền đề
DEVĪ SVĀHĀ: Thiên Nữ ban cho sự thành tựu tốt lành
* PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:
(Khi đọc chú nầy, tưởng hương hoa, đồ ăn uống dâng cúng biến ra rất nhiều cúng dường tất cả chư Phật, Hiền Thánh và lục đạo trong mười phương.)
OṂ _ GAGANA SAṂBHAVA VAJRA HOḤ
Om Gagana Sambara Vắcra Hốc. (x7)
“Án, nga nga nẵng, tam bà phộc, [hiệt nhật la, hộc”
OṂ: nhiếp triệu
GAGANA SAṂBHAVA VAJRA HOḤ: hư không sinh ra sự vui vẻ bền chắc không bị hủy hoại
* PHỔ LỄ (THỈNH PHẬT) CHÂN NGÔN:
(Khi đọc chú nầy, tưởng thân mình ở khắp các cõi nước Mười Phương, đương đảnh lễ Chư Phật, Bồ Tát v.v…)
Om Vajra Vih (x7) (Om Vắcra Vít)
* ĐẢNH LỄ CHƯ PHẬT, BỔN TÔN, TAM BẢO:
Om Muni Mani Pravara Pravara Guhya Padme Maha Prabhe Svaha. (x7)
(Phiên âm: Om Muni Mani Pờravara Pờravara Gutza Padmê Maha Pờrapê Soaha.)
Hành giả đảnh lễ xong, ngồi bán già hoặc kiết già trước Bổn Tôn, khởi tâm niệm tụng Đại Luân Kim Cang :
Namát Xơtờrida Đivicanâm Tathagatanâm Amvirati Virati
Maha Chắccờra Vắcra Xata Xata Xaratê Xaratê Tôradi Tôradi
Viđamani Xâmbamrani Tờramani Xítđa Gaida Tôrani Soáha. (x7)
* GIA TRÌ SỔ CHÂU CHÂN NGÔN :
(Hành giả, cuộn tròn tràng chuỗi, hai bàn tay úp vào chuỗi, nâng trước ngực).
Om Vairocana Mala Svaha. (x7)
(Trì xong thổi vào chuỗi rồi dung).
* Tâm chú Đức Phật Thích Ca: Om muni maha muni munaye Soha
* Chú Liên Hoa Sanh:
Om Ah Hum Benzar Guru Pema Siddhi hum
Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siddhi hum
* Tâm Chú Ngài Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát: OM AH RA PA TSA NA DHI.
* Tâm Chú Ngài DZambhala: OM DZAMBHALA DZALIN DRAYE SOHA.
* Tâm Chú Ngài Dược Sư : OM BHEKANDZYE BHEKANDZYE MAHA BHEKANDZYE BHEKANDZYE RADZA SAMUGATE SOHA.
* Thần Chú Luân Xa Như Ý: OM PADMO USHNISHA VIMALE HUM PHAT.
* Thần Chú Giải Thoát Thông qua sự nhìn ngắm, sự đi bên dưới và sự trì tụng: OM HANU PHASHA BHARA HE YE SOHA.
* Tâm chú Lăng nghiêm [Surangama Heart Mantra]:
OM ANALE VISADE VIRA VAJRA-DHARE BANDHA
BANDHANI VAJRA-PANI PHAT HUM TRUM PHAT SOHA.
* Tâm Chú Phật Mẫu Chuẩn Đề:
OM CALE CULE CUNDI SOHA
(hay bản dịch tiếng Hán là Án chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta- bà- ha)
Từ xưa người ta đã quen vẽ 9 chữ thần chú Chuẩn Đề thành 1 vòng tròn để thờ trong nhà và hàng ngày trì tụng để mang lại những kết quả tốt đẹp, linh nghiệm trong cuộc sống.
* Thần chú Địa Tạng: OM BOLAMO, LING TO LING SOHA
* Thần chú của ngài Văn Thù sư lợi bồ tát: OM A RA PA CA NA DHIH
* Thần chú của Phật Di Đà : OM AMIDEWA HRIH
* Minh chú Ngài Văn Thù: Om wagi shvari mum
* Nhất tự: Om Srhyimi (Om so ro Hyim)
Diệt từ tà ác chướng ngại, là pháp cát tường, thành tựu các thần chú, khiến chúng sanh khởi tâm từ - bi, tất cả chướng ngại đều tiêu trừ, đầy đủ các ước nguyện.
* Minh Chú Ngài Kim Cang Thủ: Om vajra pani Hum
* Chú Ngài Tara Cầu tài, vượt qua khổ nạn, chướng ngại, tang cường sức khỏe và tuổi thọ: OM TARE TUTTARE TURE SOHA.
* KẾT ĐÀN CHÚ :
(Khi đọc tụng thì trên hư không Chư Phật sẽ vì hành giả kết Đàn, nếu không đủ phương tiện sắm sửa cúng dường ….đọc Chân Ngôn nầy sẽ đầy đủ, mau thành sở nguyện.)
Om Vắcra Chắccờra Hùm, Rắc Hùm, Vam Hốc. (x7)
* TỐC TẬT THÀNH TỰU NHẤT THẾ CHÂN NGÔN:
(Tụng Chú nầy thì tu Chân ngôn mau thành tựu.)
Om Ta Ta Tu Ti Ti Ti Ti, Tu Tu Tu Tu
Vắcra Xắcđô Rắc Hùm Vam Hốc, Hờrịt Hắc Hùm Phạt Hùm. (x21)
* Bát Nhã Vô Tận Tạng Chân Ngôn:
“Nạp mô bạc già phạt đế, bát lợi nhã, ba la mật đa duệ. Đát điệt tha: Án, hột lợi, địa lợi, thất lợi, thú lỗ tri, tam mật lật tri, phật xã duệ, toa ha”
NAMO BHAGAVATE PRAJÑĀ-PĀRAMITĀYE TADYATHĀ: OṂ_ HRĪḤ DHṚK ŚRĪ ŚRUTI SMṚTI VIJAYE SVĀHĀ
NAMO BHAGAVATE PRAJÑĀ-PĀRAMITĀYE: Quy mệnh Thế Tôn Bát Nhã Ba La Mật Đa
TADYATHĀ: Như vậy, liền nói Chú là
OṂ: nhiếp triệu
HRĪḤ: chủng tử biểu thị cho sự thanh tịnh của Liên Hoa Bộ DHṚK ŚRĪ: gìn giữ sự cát tường
ŚRUTI SMṚTI: lắng nghe ghi nhớ tri thức của Thần Thánh
VIJAYE SVĀHĀ: thành tựu viên mãn sự tối thắng
* Kim Cương Tâm Chân Ngôn: “Án, ô luân ni, sa bà ha”
OṂ_ ŪRṆI SVĀHĀ
OṂ: nhiếp triệu
ŪRṆI SVĀHĀ: thành tựu Tính Bạch Hào (Sợi lông trắng uốn xoay theo bên phải ở tam tinh) của Đức Thế Tôn
* Bổ Khuyết Chân Ngôn:
“Nam mô hát la đát na đa la dạ gia. Khê ra khê ra, câu trụ câu trụ, ma la ma la, hổ la, hồng, hạ hạ, tô đá noa hồng phấn, mạt noa, sa bà ha”
NAMO RATNA-TRAYĀYA KHARA KHARA – KŪCĪ KŪCĪ_ MALA MALA_ HURAS HŪṂ _ HA HA SŪDANA HŪṂ PHAṬ _ VARṆA SVĀHĀ
NAMO RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam Bảo
KHARA KHARA: tính bền chắc
KŪCĪ KŪCĪ: mỗi mỗi vứt bỏ
MALA MALA: sự cấu chướng chẳng sạch bên trong và bên ngoài
HURAS HŪṂ: khủng bố mọi chướng nạn của đất bí mật
HA HA SŪDANA HŪṂ PHAṬ: phá hoại khủng bố phá bại 2 Nhân bất tịnh
VARṆA SVĀHĀ: thành tựu viên mãn văn tự
* Sám Hối:
Chúng con từ vô thỉ sanh tử cho đến ngày nay gây nên vô số nghiệp - tội. Những tội của Thân – Khẩu – Ý, tự làm hoặc khiến kẻ khác làm, thường hằng sát hại vô số chúng sanh để nuôi sống thân mạng mình, đầy đủ ngũ độc, Tham - Sân – Si – Mạn – Nghi, bởi chấp thật thân này là có. Kiêu mạn, tà kiến, điên đảo, vọng tưởng, mê loạn vô căn; Không Tu Nhân Lành, không Cầu Pháp Vô Lậu Xuất Ly Tam Giới.
Nên chúng con mãi trôi lăn trong Sáu Nẻo Luân Hồi, gây vô số tội – nghiệp; Chư Phật – Bồ Tát thảy đều thấy biết. Nên nay chúng con phát lời Sám Hối không dám giấu che, ngưỡng mong Thế Tôn, Chư Phật từ bi ai mẫn hoan hỷ tịnh nghiệp cho những nghiệp tội chúng con đã gieo – gây, nguyện được dứt trừ, những tội chưa làm, chưa gây tạo, nguyện không dám gây tạo.
Giúp con được an lạc, tinh tấn Tu Pháp Yếu Bí Mật của Chư Phật mau chóng được thành tựu!
Nam mô Quán Tự Tại Bồ Tát! (x3)
(Khi trì tụng thì nên thực hiện với chất giọng trầm nhẹ, tha thiết thì mới đúng.)
Om Sarva Papata Hana Vajra Ya Svaha. (x9 đến 108)
(Phiên âm: Om Sátva Papatá Haná Varazá Soaha.)
Thất phật diệt tội chân ngôn
Đại Phương Từng Đà La Ni Kinh ghi rằng:Đức Thế Tôn nhân vì Pháp Vương Tử Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát khẩn cầu,mà thuyết quá khứ Thất Phật Diệt Tội Chú. Nếu có người tạo ra tứ trọng ngũ nghịch tội, sau khi chết phải thọ khổ báo vô cùng, hiện đời tâm lý bất an, vì muốn tiêu trừ nghiệp chướng ấy, nên phải thọ trì tụng đà là ni này, thì tất cả tội cấu điều được tiêu sạch.
Phạn ngữ chú1:
lipa-lipate, guha-guhate, taralite, nirhārate, vimalate, svāhā.
(Li pa-li pa tê,gu ha-gu ha tê,ta ra li tê, ni ra rá tê,vi ma la tê,soa ha).
Phạn ngữ chú 2:
lipa-lipate, guha-guhate, taralite, nirhārate, vimalate, mahā-gate, jine-kaṇṭhe, svāhā.
(Li pa-li pa tê,gu ha-gu ha tê,ta ra li tê, ni ra rá tê,vi ma la tê,ma ha-ga tê,di nê-khan tê,soa ha).
Hán Việt kinh văn chú:
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, sa ha.
Hán việt dân gian truyền tụng chú:
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.
Chú thích nghĩa Phạn ngữ chú 1:
lipa-lipate(tội chướng đã tạo), guha-guhate(tựtri(tự mình biết)), taralite(mật ý sám hối) nirhārate(giải trừ), vimalate(thanh tịnh), svāhā(thành tựu).
Chú thích nghĩa Phạn ngữ chú 2:
lipa-lipate(tội chướng đã tạo), guha-guhate((tự tri(không nói ra)), taralite (mật ý sám hối) nirhārate(giải trừ), vimalate(thanh tịnh), jine-kaṇṭhe(Chư Phật chứng minh), svāhā(thành tựu).
Chú thích nghĩa Hán Việt kinh văn chú:
Ly bà ly bà đế(tội chướng đã tạo), cầu ha cầu ha đế(tự tri(tự mình biết)), đà ra ni đế(mật ý sám hối), ni ha ra đế(giải trừ), tỳ lê nể đế(thanh tịnh), sa ha(thành tựu).
Chú thích nghĩa Hán Việt dân gian truyền tụng chú:
Ly bà ly bà đế(tội chướng đã tạo), cầu ha cầu ha đế((tự tri(tự hiểu)), đà ra ni đế(mật ý sám hối), ni ha ra đế(giải trừ), tỳ lê nể đế(thanh tịnh), ma ha dà đế(đại thanh tịnh), chơn lăng càng đế(chư Phật chứng minh), ta bà ha(thành tựu)
* Phổ Hồi Hướng Chân Ngôn:
“Án, sa ma la, sa ma la, nhĩ ma nẵng, tát phộc ha, ma ha chước ca la phộc, hồng”
OṂ_ SMARA SMARA VIMANA-SAVĀHA MAHĀ-CAKRAVAT HŪṂ
OṂ: Nhiếp triệu
SMARA SMARA: mỗi mỗi ghi nhớ
VIMANA-SAVĀHA: mệnh lệnh có năng lực khác thường
MAHĀ-CAKRAVAT HŪṂ: thành tựu bánh xe Đại Pháp
* Kim Cương Bổ Khuyết Chân Ngôn:
“Án, hô lô hô lô, xã duệ mục khế, toa ha”
OṂ_ HURU HURU JAYE-MUKHE SVĀHĀ
OṂ: Nhiếp triệu
HURU HURU: mỗi mỗi nhanh chóng
JAYE-MUKHE SVĀHĀ: thành tựu viên mãn Môn thù thắng
* Vãng Sinh Quyết Định Chân Ngôn:
“Nam mô a di đa bà dạ, đa tha già đa dạ. Đá điệt tha: A di lợi đô bà tỳ, a di lợi đa tất đam bà tỳ, a dị lợi đa tì ca lan đế, a di lợi đa tì ca la đà, già di nị, già già na chỉ đa ca lệ, toa bà ha”
NAMO AMITĀBHĀYA TATHĀGATĀYA
TADYATHĀ: AMṚTODBHAVE_ AMṚTA-SIDDHAṂ-BHAVE_
AMṚTAVIKRĀNTE_ AMṚTA-VIKRĀNTA GAMINE_
GAGANA-KĪRTTI-KARE SVĀHĀ
NAMO AMITĀBHĀYA TATHĀGATĀYA: Quy mệnh Vô Lượng Quang Như Lai
TADYATHĀ: Như vậy, liền nói Chú là
AMṚTODBHAVE: Cam Lộ hiện lên
AMṚTA-SIDDHAṂ-BHAVE: có Cam Lộ thành tựu
AMṚTA-VIKRĀNTE: Cam Lộ dũng mãnh
AMṚTA-VIKRĀNTA GAMINE: Đạt đến Cam Lộ dũng mãnh
GAGANA-KĪRTTI-KARE: rải đầy khắp hư không
SVĀHĀ: thành tựu tốt lành
* BỒ ĐỀ TÂM: Nguyện cho con được thọ Bồ Đề Tâm Giới, cho con từ thân này đến thân thành Phật được bất thoái chuyển.
(Khi trì tụng thì nên thực hiện với chất giọng trầm nhẹ, tha thiết thì mới đúng.)
Om Bodhi Citta Mutpa Dayami. (x21)
(Om Bôđi Chítta Mútpa Dayami)
* BẢO TÀNG THẦN:
Nguyện xin cho con được trì tụng Chân Ngôn Tối Thắng Tăng Trưởng Đại Kiết Tường Phước Đức, được Đầy Đủ Phước Lạc An Vui, Tài Bảo, Y Lộc, Ngũ Cốc Phong Nhiêu, Thịnh Vượng!
Namo Ratna Trayaya. Namo Mani Bhadraya Maha Yaksa Sena Pataye (x1)
Om Jambhala Jalendraye Svaha. (x7 >)
(Namô Rátna Tradadá Namô Mani Bađơrada Maha Dắcsa Sêna Patayê
Om Zămbala Zalenđơraye Soaha.)
* ĐẠI THÁNH HOAN HỶ THIÊN:
Nguyện xin Đại Thánh Hoan Hỷ Thiên gia hộ cho con luôn được an ổn bình an, nhất thiết chướng ngại, trở ngại nơi sự tu hành đều được dứt trừ!
Om Giri Gah Svaha. (x7>)
(Om Giri Gắt Soaha).
* ĐẠI NHẬT NHƯ LAI ĐẠI QUÁN ĐẢNH QUANG:
Con trì tụng Chân Ngôn nhất thiết hữu tình thế xuất thế gian được Chư Phật phóng quang quán đảnh, tất cả tội nghiệp chướng, oan trái oán đối chướng nhiều đời được tiêu trừ, khiến con cùng quyến thuộc con luôn đêm ngày được an bình, tật bệnh tiêu trừ.
OṂ_ AMOGHA VAIROCANA MAHĀ-MUDRA MAṆI PADMA JVALA PRAVARTĀYA HŪṂ
Om Amogha Vairo Cana Maha Mudra Mani Padme Jvala Pravar Daya Hum. (x)
(Om Amogha Vairo Chana Maha Mutra Mani Padme Giola Pờrava Daya Hum)
* LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN:
Om Ma Ni Pad Me Hum. (x)
* THẤT TỰ CHÂN NGÔN:
Nguyện xin cho con trì tụng Chân Ngôn được Tăng Trưởng đại kiết tường phước đức, đầy đủ trí huệ, tất cả tai ương bệnh tật, các nạn sanh đều được dứt trừ.
Om A Ra Pa Ca Na Dhi. (x7)
(Om A Ra Pa Cha Na Đi)
* BÁT TỰ CHÂN NGÔN:
Nguyện xin cho con trì tụng Chân Ngôn được Tăng Trưởng đại kiết tường phước đức, đầy đủ trí huệ, biện tài vô ngại, nơi pháp tu hành được an bình, tất cả tai ương bệnh tật, chướng ngại đều được dứt trừ.
Om Ah Vi Ra Hum Kha Ca Rah. (x7)
(Om Ắc Vi Ra Hùm Khá Chá Rắt)
* TIÊU TAI CÁT TƯỜNG:
Namah Samanta Buddhanam Aprati Hatasa Sananam Tadyatha: Om Kha Kha Khahi Khahi Hum Hum Jvala Jvala Prajvala Prajvala Tista Tista Stri Stri Sphat Sphat Santika Sriye Svaha. (x7)
(Namắc Samantá Bútđanam Apơrati Hatasa Sananam Tadatha: Om Kha 2 Khahi 2 Hum 2 Giala 2 Pơragiala 2 Tista 2 Sơtri 2 Sơphạt 2 Săntika Sơriye Soaha.)
* LONG VƯƠNG CHÂN NGÔN:
Om Naga Naga Me. (x7)
(Om Nagia Nagia Mật) or (Ông Nagià Nagià Mật)
Namah Samanta Buddhanam Vajra Me. (x7)
(Na mắc Saman tá Bud đa nam Vắc ra Mật)
Or (Nama Tammãnđa Mẫuđắcnam Ngõanhậtlạp Mật)
* CĂN BẢN CHÚ:
Đến đây, hành giả tự chọn các Chân Ngôn, hoặc chỉ một Chân ngôn mà mình có duyên mà hành trì. Có thể đó là Đại-bi Chú, Ngũ Bộ chú, Chuẩn-Đề v.v… tụng nhiều ít tuỳ thời gian của mình; Nếu Hành Giả tu theo túc số (đếm số lần trì tụng) thì nên dùng tràng chuỗi, mỗi biến, mỗi hạt chuỗi.
Trong quá trình hành trì nếu không dùng chuỗi thì có thể lắc Linh (Chuông lắc tay) theo nhịp điệu tùy bản thân thấy hạp duyên.
Sau phần này Nghi quỹ sẽ được chia làm hai phần:
Phần 1: Nghi Quỹ ngắn: Dành cho các Phật Tử hoặc còn sơ cơ, mới bước vào đường tu học thực hành pháp Phật; hoặc bận rộn không có thời gian, điều kiện để hành trì, hoặc lý do sức khỏe.
(Ở phần này, nên hành trì thêm: Chú Đại Bi (x1); Chú Bát Nhã (x1); Thập Chú (x1); Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (x1); …
Phần 2: Nghi Quỹ dài: Mở Rộng hơn cho các Phật Tử chuyên tâm tu tập.
Sau đây tôi xin trình bày nhiều Chân Ngôn, tùy duyên, Hành Giả thấy hữu duyên thì lựa chọn mà trì tụng, công phu hết thì tốt quá.
PHẦN I
KINH ÂN ĐỨC PHẬT (Diamond Shield)
I-TI-PI-SO MANTRA IN TABULAR CELLS
I Ti Pi So
Bha Kha Wa A
Ra Hang Sam Ma Sam Budh Dho Wish
Sha Ja Ra Na Sam Pan No Su
Kha To Lo Ga Wi Dhu A Nut
Ta Lo Pu Ris Sa Dham Ma Sa
Ra Dhi Sat Dha Dhe Wa Ma Nus
Sa Nang Budh Dho Bha Kha Wa Ti.
Kim cương là một trong một vài Mantras lớn nhất đáng đọc tụng hàng ngày để sẽ được bảo vệ tốt; tất cả các mối nguy hiểm và quan trọng là được hạnh phúc, bình an và tài lộc.
Có nhiều phiên bản cùng lưu hành, Phật Tử tùy duyên mà lựa chọn bản phù hợp để trì tụng. Một phiên bản khác:
I Ti Pi So
Bha Kha Wa A
Ra Hang Sam Ma Sam Budh Dho Wish
Sha Ja Ra Na Sam Pan No Su
Kha To Lo Ka Wi Dhu A Nut
Ta Lo Pu Ris Sa Dham Ma Sa
Ra Dhi Sat Dha De Wa Ma Nus
Sa Nang Budh Dho Bha Kha Wa Ti.
YAN KROPETCH
(Đọc theo chiều dọc từ trên xuống dưới, từ trái sang phải)
I | Ra | Sha | Kha | Ta | Ra | Sa |
Ti | Hang | Ja | To | Lo | Dhi | Nang |
Pi | Sam | Ra | Lo | Pu | Sat | Budh |
So | Ma | Na | Ka | Ris | Dha | Dho |
Bha | Sam | Sam | Wi | Sa | Dhe | Bha |
Kha | Budh | Pan | Dhu | Dham | Wa | Kha |
Wa | Dho | No | A | Ma | Ma | Wa |
A | Wish | Su | Nus | Sa | Nut | Ti |
(Dịch nghĩa: Đức Phật là Đấng Thánh, là Bậc Giác Ngộ, Hoàn Hảo về kiến thức và đức hạnh, là Ánh Sáng Cao Quý của Nhân Loại, Bậc Thầy Tối Cao, Tối Thượng có một không hai của các Vị Thần và con người, sự thức tỉnh và Ban Phước, Tịnh Nghiệp.)The Diamond Armour Yant:
I | Ra | Sha | Ka | Tha | Ra | Saa |
Thi | Hang | Ja | Thoe | Roe | Ti | Nang |
Bi | Sam | Ra | Loe | Bu | Sa | Put |
Soe | Ma | Na | Ga | Ri | Taa | Toe |
Pa | Samm | Samm | Wi | Sa | Tae | Pa |
Ka | Put | Ban | Tuu | Tam | Wa | Ka |
Waat | Toe | Noe | A | Ma | Ma | Waa |
A | Wich | Su | Nut | Saa | Nuth | Thi |
Sau đây là hai bản Kinh quan trọng mà tôi đã và thường hành trì, và đạt được những thành tựu:
Ê Tê Bê Sô Péc Că Quia Ă
Ră Hăn Săm Ma Săm Pút Thô Quí
Chia Chă Ră Nă Săm Păn Nô Sôk
Că Tô Lô Că Quí Tu Ă Nút
Tă Rô Pốk Ri Să Tăm Mă Sá
Ră Thây Sách Tha Tê Quéc Mă Nút
Să Năn Pút Thô Péc Că Quia Tê. (x9)
Bản thứ Hai:
I Ti Pi So Pad Kha Wi A
Ra Hang Sam Ma Sam Put Tho Wi
Chi Cha Ra Na Sam Pan No Sa
Kha To Lo Ka Wi Tu A Nut
Ta Ro Pod Ri Sa Tam Ma Sa
Ra Thi Sac Tha Te Wa Ma Nut
Sa Nang Put Tho Ped Kha Wi Ti. (x9)
Khi cần cũng có thể chỉ cần trì: I Ti Pi Sô hoặc Ế Tề Pế Sô hoặc Ê Tê Pê Sô” là được.
Một phiên bản khác: Ế TẾ BẾ SÔ. BA GA QUA, A RA HĂNG, SAM MA SAM BÚT THÔ, QUI CHA CHÁ RÁ NÁ SAM BAN NÔ, SU GA TÔ, LÔ CA QUÍ ĐU, Á NÚT TA RÔ, BU RI SÁ ĐAM MA SÁ RÁ THI, SÁT THA ĐÊ QUA MA NÚT SA NĂNG, BÚT THÔ, BA GA QUA TI.
THÁNH TĂNG SIVALI
TÂM CHÚ THÁNH TĂNG SIVALI
Sivali ca mahathero / Devata nara pujito
Soraho paccaya dimhi / Sivali ca mahathero
Yakkha deva bhi pujito / Soraho paccaya dimhi
Aham vandamitam sadda / Sivali therasa etam gunam
Sothi labham bhavantu me. (x)
LUANG POR PARN
KHATHA LP PARN
Na Mo Tassa Bhakhawato Arahato Samma Sambudh Tassa (x3)
Buddha Ma Aa U Na Mo Budh Dha Ya (x10
Wira Dhayo Wira Konayang Wira Hingsa Wira Dhasi Wira Dhasa Wira Ittiyo Buddhassa Manee Mama Buddhassa Swahom (Katha Chính: x3, x5, x7, or x9 or nhiều hơn)
* Original Scripture of Enhanced Rich Katha:
Sampajitchami (x1)
Nasangsimo
Phromma Ja Maha Deva Sappae Yakka Parayanti
Phromma Ja Maha Deva Aphilapha Phawantumae
Maha Punyo Mahalapho Phawantumae
Mitae Phahuhati
Buddha Ma Aa U / Na Mo Budh Dha Ya
Wira Dhayo Wira Konayang Wira Hingsa Wira Dhasi Wira Dhasa Wira Ittiyo Buddhassa Manee Mama Buddhassa Swahom
Sampatischami / Peng Peng Pha Pha Ha Ha Lue Lue (x9)
* Kha Tha: A Sang Wi Su Loe Bu Sa Pa Pu. (x)
Đây là phương tiện cải vận tuyệt vời, mang đến tài vận giàu sang, phú quý, công việc hanh thông, gia đình hạnh phúc, vận may được cải thiện.
Nguyên bản:
Na Mo Tassa Bhakhawato Arahato Samma Sambudh Tassa (x3)
Buddha Ma Aa U Na Mo Budh Dha Ya (x1)
Wira Dhayo Wira Konayang Wira Hingsa Wira Dhasi Wira Dhasa Wira Ittiyo Buddhassa Manee Mama Buddhassa Swahom
(Katha chính: X3, X5, X7, X9 hoặc nhiều hơn)
Cách đọc khác:
NAM MÔ TA SA BA GA QUA TÔ, Á RA HẮC TÔ, SAM MA SAM BÚT TA SẮC (3 LẦN)
BÚT THA MA Á Ú NA MÔ BÚT THA DẮC (1 LẦN)
QUI RA THA DÔ, QUI RA CÔ NA DĂNG, QUI RA HING SA, QUI RA THA SI, QUI RA THA SA, QUI RA ÍT TI DÔ BÚT THA SẮC MAN NI MA MA BÚT THA SẮC XOA HOM (9 LẦN)
Cách hành trì: Nên hành trì 02 thời chính, vào sáng sớm và tối (mỗi thời 9 lần); còn lại nên nhẩm đọc mọi lúc, mọi nơi, đi - đứng - nằm - ngồi, đặc biệt là những lúc có động chạm (xúc chạm / tiếp xúc) đến tiền. Vấn đề chính, nguyên tắc chính là nên đọc nhiều, đọc đến nhất tâm, thành tâm mà đọc, nhất tâm càng cao thì bạn sẽ đạt nhiều lợi lạc, may mắn, tài lộc của cải sẽ cải thiện nhiều. Ngoài thời chính thì khi khởi đọc lại, Bạn chỉ cần đọc câu Chú chính:
“QUI RA THA DÔ, QUI RA CÔ NA DĂNG, QUI RA HING SA, QUI RA THA SI, QUI RA THA SA, QUI RA ÍT TI DÔ BÚT THA SẮC MAN NI MA MA BÚT THA SẮC XOA HOM.”.
Nên cúng dường hay làm các việc công đức cho nhà chùa, các vị thầy. Nếu có nguồn lợi lớn nên chia sẻ một phần để làm từ thiện. Nên hành trì Kinh Ân Đức Phật nhiều trong ngày và trước khi đọc tụng Chú này.
Nên cúng dường hay làm các việc công đức cho nhà chùa, các vị thầy. Nếu có nguồn lợi lớn nên chia sẻ một phần để làm từ thiện. Nên hành trì Kinh Ân Đức Phật nhiều trong ngày và trước khi đọc tụng Chú này.
Các Luật sau đây, nếu giữ được là rất tốt, sẽ rất linh ứng:
1. Không ăn cắp;
Nếu có thể làm theo như trên ngày qua ngày, thì sẽ nhận được sự giàu có may mắn ngày càng nhiều và tài sản càng phú quý.
$$$ NGHI QUỸ GỢI Ý KHI HÀNH TRÌ “RICH KHATHA”:
1. Không ăn cắp;
2. Không uống rượu;
3. Không tà dâm, (không được thông dâm với vợ chồng của người khác, phá hoại gia cang người khác (dù là trong ý nghĩ));
4. Không nói dối;
5. Không dùng chất gây nghiện. (rượu, thuốc lá, ma túy… );
6. Cúng dường (thức ăn) cho nhà sư, nhà chùa;
7. Trước khi lấy tiền ra khỏi tủ, mang theo; hoặc, trước khi cất tiền vào tủ; hoặc khi tiếp xúc tiền, ta nhẩm đọc (x lần). Và trong đêm trước khi cất tiền vào tủ cũng đọc 9 lần. Thực hành mỗi ngày, sau đó mỗi khi cầm tiền, hay cất tiền thì đọc câu chú chính là được.
8. Không ăn chó , trâu , mèo , khỉ ,rắn , rùa, khế, ngò om, dấp cá, khoai môn, bí đau, chùm ruột. Nên bớt ăn hành, hẹ, tỏi, kiệu và nén.
9. Không nên hung dữ, không chửi thề, to tiếng, xô xát, xúc phạm đến mọi người. Không bất hiếu, bất nghĩa.
7. Trước khi lấy tiền ra khỏi tủ, mang theo; hoặc, trước khi cất tiền vào tủ; hoặc khi tiếp xúc tiền, ta nhẩm đọc (x lần). Và trong đêm trước khi cất tiền vào tủ cũng đọc 9 lần. Thực hành mỗi ngày, sau đó mỗi khi cầm tiền, hay cất tiền thì đọc câu chú chính là được.
8. Không ăn chó , trâu , mèo , khỉ ,rắn , rùa, khế, ngò om, dấp cá, khoai môn, bí đau, chùm ruột. Nên bớt ăn hành, hẹ, tỏi, kiệu và nén.
9. Không nên hung dữ, không chửi thề, to tiếng, xô xát, xúc phạm đến mọi người. Không bất hiếu, bất nghĩa.
Nếu có thể làm theo như trên ngày qua ngày, thì sẽ nhận được sự giàu có may mắn ngày càng nhiều và tài sản càng phú quý.
$$$ NGHI QUỸ GỢI Ý KHI HÀNH TRÌ “RICH KHATHA”:
$ Đầu tiên là Kinh Ân Đức Phật:
Ê Tê Bê Sô Péc Că Quia Ă
Ră Hăn Săm Ma Săm Pút Thô Quí
Chia Chă Ră Nă Săm Păn Nô Sôk
Că Tô Lô Că Quí Tu Ă Nút
Tă Rô Pốk Ri Să Tăm Mă Sá
Ră Thây Sách Tha Tê Quéc Mă Nút
Să Năn Pút Thô Péc Că Quia Tê. (x9)
Ê Tê Bê Sô Péc Că Quia Ă
Ră Hăn Săm Ma Săm Pút Thô Quí
Chia Chă Ră Nă Săm Păn Nô Sôk
Că Tô Lô Că Quí Tu Ă Nút
Tă Rô Pốk Ri Să Tăm Mă Sá
Ră Thây Sách Tha Tê Quéc Mă Nút
Să Năn Pút Thô Péc Că Quia Tê. (x9)
$$ Tiếp theo là “Rich Khatha”:
NAM MÔ TA SA BA GA QUA TÔ, Á RA HẮC TÔ, SAM MA SAM BÚT TA SẮC (3 LẦN)
BÚT THA MA Á Ú NA MÔ BÚT THA DẮC (1 LẦN)
QUI RA THA DÔ, QUI RA CÔ NA DĂNG, QUI RA HING SA, QUI RA THA SI, QUI RA THA SA, QUI RA ÍT TI DÔ BÚT THA SẮC MAN NI MA MA BÚT THA SẮC XOA HOM (9 LẦN)
$$$ Thời gian còn lại trong ngày (nếu muốn) chỉ cần hành trì Khatha chính:
QUI RA THA DÔ, QUI RA CÔ NA DĂNG, QUI RA HING SA, QUI RA THA SI, QUI RA THA SA, QUI RA ÍT TI DÔ BÚT THA SẮC MAN NI MA MA BÚT THA SẮC XOA HOM (9 LẦN)
NAM MÔ TA SA BA GA QUA TÔ, Á RA HẮC TÔ, SAM MA SAM BÚT TA SẮC (3 LẦN)
BÚT THA MA Á Ú NA MÔ BÚT THA DẮC (1 LẦN)
QUI RA THA DÔ, QUI RA CÔ NA DĂNG, QUI RA HING SA, QUI RA THA SI, QUI RA THA SA, QUI RA ÍT TI DÔ BÚT THA SẮC MAN NI MA MA BÚT THA SẮC XOA HOM (9 LẦN)
$$$ Thời gian còn lại trong ngày (nếu muốn) chỉ cần hành trì Khatha chính:
QUI RA THA DÔ, QUI RA CÔ NA DĂNG, QUI RA HING SA, QUI RA THA SI, QUI RA THA SA, QUI RA ÍT TI DÔ BÚT THA SẮC MAN NI MA MA BÚT THA SẮC XOA HOM (9 LẦN)
$$$ Tối về hành trì thời chính.
Khi hành trì nhớ quán tưởng đến Thầy (Ngài Luang Por Parn) để được ban phước.
Chuẩn Đề Thần Chú: (Tôi xin trình bày hết để Phật Tử biết có những phiên bản sau, tùy duyên mà trì tụng)
Khi hành trì nhớ quán tưởng đến Thầy (Ngài Luang Por Parn) để được ban phước.
Chuẩn Đề Thần Chú: (Tôi xin trình bày hết để Phật Tử biết có những phiên bản sau, tùy duyên mà trì tụng)
* Tâm chú: Om Chale Chule Chuânđê Soha. (x)
Hoặc trì là: ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. (x)
Hoặc trì là: ÁN CHIẾT LỆ CHỦ LỆ CHUẨN ĐỀ TA BÀ HA. (x)
* Tiếng Phạn:
Namaḥ saptānāṃ samyaksaṃbuddha koṭīnāṃ tadyathā:
Oṃ cale cule cunde svāhā.
* Phiên âm tiếng Việt:
{Khể thủ quy y Tô Tất Đế, đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi, Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề câu chi nẫm đát điệt tha
Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha}
Namaḥ saptānāṃ samyaksaṃbuddha koṭīnāṃ tadyathā:
Oṃ cale cule cunde svāhā.
* Phiên âm tiếng Việt:
{Khể thủ quy y Tô Tất Đế, đầu diện đảnh lễ Thất Câu Chi, Ngã kim xưng tán Đại Chuẩn Đề, duy nguyện từ bi thùy gia hộ.
Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đề câu chi nẫm đát điệt tha
Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha}
* Đại Chuẩn Đề Đà Ra Ni: “Nẵng Mồ Táp Bát Đa Nẫm, Tam Miệu Ngật Tam Một Đà Câu Trí Nẫm, Đát Nễ Dã Tha: Úm - Tả Lệ Tổ Lệ Tôn Nễ Ta Phạ Hạ.”
* "Nam mô tát đa nẫm tam miệu tam bồ đà câu chi nẫm đát điệt tha: Úm, chiết lệ, chủ lệ, Chuẩn Đề ta bà ha".
Dịch nghĩa: Tôi quy y trước bảy mươi triệu hoàn hảo giác ngộ chư Phật. Này đây: Om! chuẩn đề! chuẩn đề! Cầu mong lời nguyện thanh tịnh này có thể là sự thật!
Dịch thơ:
Cúi đầu quy kính pháp viên thành
Đỉnh lễ đủ bảy trăm ức Phật
Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề.
Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ.
Trong bộ kinh này, Đức Phật Thích Ca cũng giảng giải về tác dụng của việc tụng bài chú Chuẩn Đề. Bài chú được cho là gắn với khả năng thanh tịnh, nâng đỡ trong tự nhiên và liên quan chặt chẽ đến việc giải thoát cho bản thân.
Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.
Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.
THẬP NHỊ CHÚ
Dịch nghĩa: Tôi quy y trước bảy mươi triệu hoàn hảo giác ngộ chư Phật. Này đây: Om! chuẩn đề! chuẩn đề! Cầu mong lời nguyện thanh tịnh này có thể là sự thật!
Dịch thơ:
Cúi đầu quy kính pháp viên thành
Đỉnh lễ đủ bảy trăm ức Phật
Con nay xưng tán Đức Chuẩn Đề.
Nhờ lượng từ bi thương ủng hộ.
Trong bộ kinh này, Đức Phật Thích Ca cũng giảng giải về tác dụng của việc tụng bài chú Chuẩn Đề. Bài chú được cho là gắn với khả năng thanh tịnh, nâng đỡ trong tự nhiên và liên quan chặt chẽ đến việc giải thoát cho bản thân.
Nếu có tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di nào thọ trì đọc tụng thần chú này mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt. Sanh ra chỗ nào cũng gặp chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sanh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới của Bồ Tát, thường sanh nhơn thiên, không đọa ác thú, thường được chư thiên thủ hộ. Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng, thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai ương, bịnh khổ. Ra làm việc gì đều được hanh thông, nói ra lời gì đều được tín thọ.
Nếu tụng thần chú này mãn 10 vạn biến trong chiêm bao thấy được chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác tự thấy trong miệng mửa ra vật đen. Nếu có ngũ nghịch tội thì không được thấy những hảo mộng như vậy. Nên tụng mãn 70 vạn biến thì sẽ được thấy những tướng như trước cho đến mộng thấy mửa ra sắc trắng như sữa, cơm, vân vân thời phải biết người đó tội diệt, được tướng thanh tịnh.
THẬP NHỊ CHÚ
Trong thời công phu khuya ở đa số các chùa đều có tụng chú Lăng Nghiêm, đại bi và thập chú. Từ lâu tôi vẫn có ý tìm lại những bản tiếng Phạn (Sanskrit) của những bài chú này. Trong quyển "Nhị Khóa hiệp giải" có nói rõ về xuất xứ của các bài chú này, nhưng đương nhiên là không có tiếng Phạn. Sau này Hòa thượng Thiền Tâm trong Kinh Niệm Phật Ba la mật, có phiên âm lại bài chú Vãng Sinh cho giống với tiếng Phạn hơn. Các thần chú đều được chư tổ phiên âm từ Phạn sang Hán, rồi từ Hán sang Việt. Trải qua hai lần phiên âm như vậy nên cũng cùng một chữ Phạn mà khi sang tiếng Việt thì biến thành nhiều dạng, thí dụ như chữ Svaha, biến thành: xóa ha, tóa ha, tát bà ha, ta phạ ha, tá hắt. Chữ Om biến thành Án, Úm, v.v...
Theo giáo lý Mật tông hay Chân ngôn tông thì việc tụng và phát âm thần chú rất quan trọng. Vì Phạn âm (đúng hơn là Phạm âm, tức âm thanh của Phạm thiên) có năng lực rung cảm với pháp giới và chư thiên long bát bộ. Do đó chúng ta thấy các vị Lama Tây Tạng phải luyện giọng để tụng và phát âm các bài chú một cách rất đặc biệt.
Không phải là chuyên tu về Mật tông nên chúng ta không thể và cũng không cần phải tụng giống như các Lama, nhưng ngày nay đa số chúng ta đều đọc được chữ quốc ngữ dựa trên các mẫu tự La tinh (a,b,c,d, ...), và tiếng Anh, tiếng Pháp, nên đều có thể đọc được ít nhiều tiếng Phạn (la tinh hóa), mặc dù không chính xác lắm.
Theo giáo lý Mật tông hay Chân ngôn tông thì việc tụng và phát âm thần chú rất quan trọng. Vì Phạn âm (đúng hơn là Phạm âm, tức âm thanh của Phạm thiên) có năng lực rung cảm với pháp giới và chư thiên long bát bộ. Do đó chúng ta thấy các vị Lama Tây Tạng phải luyện giọng để tụng và phát âm các bài chú một cách rất đặc biệt.
Không phải là chuyên tu về Mật tông nên chúng ta không thể và cũng không cần phải tụng giống như các Lama, nhưng ngày nay đa số chúng ta đều đọc được chữ quốc ngữ dựa trên các mẫu tự La tinh (a,b,c,d, ...), và tiếng Anh, tiếng Pháp, nên đều có thể đọc được ít nhiều tiếng Phạn (la tinh hóa), mặc dù không chính xác lắm.
Chúng ta tụng các thần chú Lăng Nghiêm, đại bi, thập chú vì theo truyền thống do chư tổ để lại, và chúng ta đặt hết niềm tin nơi các ngài. Nhờ lòng tin kiên cố mà có cảm ứng.
Chính vì thế mà sự phiên âm hay phát âm không thành vấn đề, đọc là xóa ha, toá ha, hay tát bà ha cũng được.
Ngày nay với phương tiện truyền thông internet, chúng ta có thể sưu tầm, tra khảo nhiều tài liệu mà không cần phải mất công đi xa. Nhân tìm thấy tài liệu trên website nên tôi sưu tập và biên soạn lại 10 bài thần chú này để làm tài liệu tham khảo cho những vị nào muốn biết rõ hơn về cách chuyển âm cũng như xuất xứ. Về nghĩa thì chư tổ chủ trương không dịch nghĩa mà chỉ dịch âm, đó là vì tâm con người hay phân biệt chấp trước và đóng khung sự vật. Một khi biết được nghĩa rồi thì xem thường mà không tu hành thực tập nữa (sở tri chướng). Sự dịch nghĩa ở đây chỉ đại khái trên văn tự để biết một chút ý nghĩa của bài chú. Vì thật ra kinh chú của chư Phật và Bồ tát thì vô lượng nghĩa. Những ai đã quen trì tụng thần chú bằng tiếng Tàu, hay tiếng Việt thì cứ tiếp tục, ở đây không có ý khuyên quý vị phải đổi cách tụng. Tụng chú không phải là một cứu cánh, mà chỉ là phương tiện trợ đạo. Người tụng chú mà tâm tham lam, ác độc, ích kỷ, không diệt trừ ngã mạn, kiêu căng, không tu sửa tánh tình, không từ, bi, hỷ, xả, không giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh thì dù có tụng hàng trăm ngàn biến, thọ hàng trăm lễ quán đảnh, có được thần lực này nọ thì cũng chỉ là tà đạo, không phải là đạo Phật.
Các bài chú tiếng Phạn được trình bày ở đây với tính cách tài liệu tham khảo, chưa chắc đúng hẳn 100%, nhưng ít ra cũng cho ta thấy được một chút mặt mũi nguyên bản và nguồn gốc của chúng.
Phụ đính: Có một số Phật tử muốn tụng chú theo tiếng Phạn nên tôi cố gắng phiên âm tiếng Việt cho gần với chữ Phạn. Tuy nhiên, một lần nữa, quý vị nào quen đọc Thập chú theo âm Hán xưa nay thì cứ tiếp tục, không cần phải sửa đổi cách tụng.
Ngoài ra tôi cũng bổ túc những câu thiếu trong thần chú "Như ý bảo luân vương đà la ni".
1. NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI
Ngày nay với phương tiện truyền thông internet, chúng ta có thể sưu tầm, tra khảo nhiều tài liệu mà không cần phải mất công đi xa. Nhân tìm thấy tài liệu trên website nên tôi sưu tập và biên soạn lại 10 bài thần chú này để làm tài liệu tham khảo cho những vị nào muốn biết rõ hơn về cách chuyển âm cũng như xuất xứ. Về nghĩa thì chư tổ chủ trương không dịch nghĩa mà chỉ dịch âm, đó là vì tâm con người hay phân biệt chấp trước và đóng khung sự vật. Một khi biết được nghĩa rồi thì xem thường mà không tu hành thực tập nữa (sở tri chướng). Sự dịch nghĩa ở đây chỉ đại khái trên văn tự để biết một chút ý nghĩa của bài chú. Vì thật ra kinh chú của chư Phật và Bồ tát thì vô lượng nghĩa. Những ai đã quen trì tụng thần chú bằng tiếng Tàu, hay tiếng Việt thì cứ tiếp tục, ở đây không có ý khuyên quý vị phải đổi cách tụng. Tụng chú không phải là một cứu cánh, mà chỉ là phương tiện trợ đạo. Người tụng chú mà tâm tham lam, ác độc, ích kỷ, không diệt trừ ngã mạn, kiêu căng, không tu sửa tánh tình, không từ, bi, hỷ, xả, không giữ gìn ba nghiệp thanh tịnh thì dù có tụng hàng trăm ngàn biến, thọ hàng trăm lễ quán đảnh, có được thần lực này nọ thì cũng chỉ là tà đạo, không phải là đạo Phật.
Các bài chú tiếng Phạn được trình bày ở đây với tính cách tài liệu tham khảo, chưa chắc đúng hẳn 100%, nhưng ít ra cũng cho ta thấy được một chút mặt mũi nguyên bản và nguồn gốc của chúng.
Phụ đính: Có một số Phật tử muốn tụng chú theo tiếng Phạn nên tôi cố gắng phiên âm tiếng Việt cho gần với chữ Phạn. Tuy nhiên, một lần nữa, quý vị nào quen đọc Thập chú theo âm Hán xưa nay thì cứ tiếp tục, không cần phải sửa đổi cách tụng.
Ngoài ra tôi cũng bổ túc những câu thiếu trong thần chú "Như ý bảo luân vương đà la ni".
1. NHƯ Ý BẢO LUÂN VƯƠNG ĐÀ LA NI
Namo Buddhaya, namo Dharmaya, namo Sanghaya. Namo Avalokitesvaraya bodhisattvaya mahasattvaya, maha karunikaya.
Tadyatha: OM CHAKRA, VARTTI, CINTAMANI, MAHA PADMA, RURU, TISTA, JVALA AKARSAYA, HUM, PHAT, SVAHA. OM PADMA, CINTAMANI, JVALA HUM. OM VARADA, PADME HUM.
Âm Hán:
Nam mô Phật đà gia, nam mô đạt ma da, nam mô tăng già da. Nam mô Quán tự tại bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha: Án chước yết ra, phạt để, chấn đa mạt ni, ma ha bát đằng mế, rô rô (rô rô), để sắt tra, thước la, a yết rị sa dạ, hồng, phấn, toá ha. Án bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án bát lặc bà, bát đẳng mế hồng.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia. Nam mô Avalôkitê sờ va ra gia, bô đi sát toa gia, ma ha sát toa gia, ma ha ka ru ni ka gia. Tát gia tha: Ôm cha kờ ra, vạc ti, chin ta ma ni, ma ha pát ma, ru ru, ti shờ ta, gioa la, a các sa gia, hum, phat, xóa ha. Om pát ma, chin ta ma ni, gioa la hum. Ôm va ra đa, pát mê hum.
Tadyatha: OM CHAKRA, VARTTI, CINTAMANI, MAHA PADMA, RURU, TISTA, JVALA AKARSAYA, HUM, PHAT, SVAHA. OM PADMA, CINTAMANI, JVALA HUM. OM VARADA, PADME HUM.
Âm Hán:
Nam mô Phật đà gia, nam mô đạt ma da, nam mô tăng già da. Nam mô Quán tự tại bồ tát ma ha tát, cụ đại bi tâm giả. Đát điệt tha: Án chước yết ra, phạt để, chấn đa mạt ni, ma ha bát đằng mế, rô rô (rô rô), để sắt tra, thước la, a yết rị sa dạ, hồng, phấn, toá ha. Án bát đạp ma, chấn đa mạt ni, thước ra hồng. Án bát lặc bà, bát đẳng mế hồng.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia. Nam mô Avalôkitê sờ va ra gia, bô đi sát toa gia, ma ha sát toa gia, ma ha ka ru ni ka gia. Tát gia tha: Ôm cha kờ ra, vạc ti, chin ta ma ni, ma ha pát ma, ru ru, ti shờ ta, gioa la, a các sa gia, hum, phat, xóa ha. Om pát ma, chin ta ma ni, gioa la hum. Ôm va ra đa, pát mê hum.
Nghĩa: Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Con xin quy mệnh với Đức Chuyển luân vương như ý bảo châu đại liên hoa là Bậc đã xa lìa Nội Trần và Ngoại Trần. Con xin an trụ theo ánh lửa rực rỡ của Ngài để thỉnh triệu Chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh Chúng, Tám Bộ Trời Rồng, Chư Vị Hộ Pháp nhắm giúp cho con phá bại Tâm vị ngã, phát khởi Tâm bồ đề, thành tựu cát tường.
Xuất Xứ: Như Ý Tâm Đà La Ni Kinh. Nội dung kinh này nói về Bồ tát Quán Tự Tại được sự chấp thuận của Đức Phật liền tuyên thuyết Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni . Đức Phật lại bảo: Nếu người nào tụng chú này 1 biến thì trừ được tội, qua được tai nạn, thành tựu sự nghiệp. Còn nếu ngày nào cũng tụng 108 biến thì sẽ có cảm ứng khiến thấy được thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và núi Bổ Tát La nơi Bồ tát Quán Thế Âm cư ngụ, khỏi đọa vào đường ác.
2. TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ:
Xuất Xứ: Như Ý Tâm Đà La Ni Kinh. Nội dung kinh này nói về Bồ tát Quán Tự Tại được sự chấp thuận của Đức Phật liền tuyên thuyết Vô Chướng Ngại Quán Tự Tại Liên Hoa Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni . Đức Phật lại bảo: Nếu người nào tụng chú này 1 biến thì trừ được tội, qua được tai nạn, thành tựu sự nghiệp. Còn nếu ngày nào cũng tụng 108 biến thì sẽ có cảm ứng khiến thấy được thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà và núi Bổ Tát La nơi Bồ tát Quán Thế Âm cư ngụ, khỏi đọa vào đường ác.
2. TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ:
Namah samanta, Buddhanam, apratihatasa, sananam, tadyatha: OM KHA KHA, KHAHI, KHAHI, HUM HUM, JVALA JVALA, PRAJVALA PRAJVALA, TISTA TISTA, SITIRI SITIRI, SPHATI SPHATI, SHANTIKA, SRIYE SVAHA.
Âm Hán:
Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.
Âm Việt:
Na ma xa măng ta, bút đa nam, a pờ ra ti ha ta xa, xa na nam, tát gia tha:
Ôm kha kha, kha hi, kha hi, hum hum, gioa la gioa la, pờ ra gioa la, pờ ra gioa la, ti shờ ta, ti shờ ta, sít ti ri, sít ti ri, sờ pha ti, sờ pha ti, shăng ti ka, shi ri giê, xóa ha.
Xuất Xứ: Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni. Thần chú tiêu trừ các tai nạn, thành tựu việc cát tường. Một trong 4 Đà La Ni thông dụng trong Thiền lâm, cũng là pháp Tức Tai trong Mật giáo. Thần chú này xuất phát từKinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni và Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Diệt Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni.
3. CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ LA NI:
Âm Hán:
Nam mô tam mãn đà, mẫu đà nẫm, a bát ra để hạ đa xá, ta nẳng nẫm, đát điệt tha:
Án khư khư, khư hứ, khư hứ, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát nhập phạ ra, để sắt sá để sắt sá, sắt trí rị sắt trí rị, ta phấn tra ta phấn tra, phiến để ca, thất rị duệ, ta phạ ha.
Âm Việt:
Na ma xa măng ta, bút đa nam, a pờ ra ti ha ta xa, xa na nam, tát gia tha:
Ôm kha kha, kha hi, kha hi, hum hum, gioa la gioa la, pờ ra gioa la, pờ ra gioa la, ti shờ ta, ti shờ ta, sít ti ri, sít ti ri, sờ pha ti, sờ pha ti, shăng ti ka, shi ri giê, xóa ha.
Nghĩa: Hỡi ánh lửa rực rỡ của Như Lai Vô Kiến Đỉnh Tướng đã thiêu cháy mọi năng chấp, sở chấp, hãy tỏa sáng rực rỡ khiến cho con được an trú trong sự gia trì này nhằm phá tan sự trì độn chậm chạp của Nội Chướng và Ngoại Chướng. Đồng thời khiến cho con dứt trừ được mọi tai nạn, thành tựu sự an vui tốt lành.
Xuất Xứ: Kinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni. Thần chú tiêu trừ các tai nạn, thành tựu việc cát tường. Một trong 4 Đà La Ni thông dụng trong Thiền lâm, cũng là pháp Tức Tai trong Mật giáo. Thần chú này xuất phát từKinh Xí Thạnh Quang Đại Oai Đức Tiêu Tai Cát Tường Đà La Ni và Kinh Đại Oai Đức Kim Luân Phật Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu Diệt Nhất Thiết Tai Nạn Đà La Ni.
3. CÔNG ÐỨC BẢO SƠN ÐÀ LA NI:
Namo Buddhaya, Namo Dharmaya, Namo Sanghaya. OM SIDDHI, HOH DHURU, SUDHURU, GARJA, GARBHA, SADHARI, PURNI, SVAHA.
Âm Hán:
Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tăng dà gia.
Án tất đế, hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
Nam mô Phật đà da, nam mô Đạt ma da, nam mô Tăng dà gia.
Án tất đế, hộ rô rô, tất đô rô, chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị, bố rô rị, ta phạ ha.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia.
Ôm sít đi, hô đu ru, xu đu ru, gạc gia, gạc ba, xát đa ri, puộc ni, xóa ha.
Nghĩa: Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Vinh quang thay sự thành tựu ! Hãy vui vẻ ôm giữ, khéo ôm giữ kho tàng Chân Như! Hãy khéo giữ gìn tự tính an lạc của Đại Niết Bàn.
Xuất Xứ: Kinh Ðại Tập (Sutrasamuccaya). Nếu người tụng chú này một biến, công đức cũng bằng như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.
4. PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ:
NAMO SAPTÀNÀM, SAMYAKSAMBUDDHÀYA, KOTINÀM, TADYATHÀ: OM CALE CULE CUNDHE SVAHA.
Âm Hán:
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha: Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha.
Âm Việt:
Nam mô xáp ta nam, xam mi ác, xam bút đa gia, kô ti nam, tát gia tha: Ôm cha lê, cha lê, chun đê xóa ha.
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia.
Ôm sít đi, hô đu ru, xu đu ru, gạc gia, gạc ba, xát đa ri, puộc ni, xóa ha.
Nghĩa: Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng. Vinh quang thay sự thành tựu ! Hãy vui vẻ ôm giữ, khéo ôm giữ kho tàng Chân Như! Hãy khéo giữ gìn tự tính an lạc của Đại Niết Bàn.
Xuất Xứ: Kinh Ðại Tập (Sutrasamuccaya). Nếu người tụng chú này một biến, công đức cũng bằng như lễ Ðại Phật Danh kinh bốn vạn năm ngàn bốn trăm biến. Lại như chuyển Ðại Tạng 60 vạn 5 ngàn 4 trăm biến. Tạo tội quá mười cõi sát độ, đọa vào A Tỳ địa ngục chịu tội, kiếp hết lại sanh nơi khác để chịu tội. Niệm chú này một biến, tội kia đều được tiêu diệt, không còn đọa vào địa ngục, khi mạng chung quyết định vãng sanh Tây phương thế giới, được thấy Phật A Di Ðà, thượng phẩm thượng sanh.
4. PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ THẦN CHÚ:
NAMO SAPTÀNÀM, SAMYAKSAMBUDDHÀYA, KOTINÀM, TADYATHÀ: OM CALE CULE CUNDHE SVAHA.
Âm Hán:
Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẫm, đát điệt tha: Úm chiết lệ chủ lệ Chuẩn Đề ta bà ha.
Âm Việt:
Nam mô xáp ta nam, xam mi ác, xam bút đa gia, kô ti nam, tát gia tha: Ôm cha lê, cha lê, chun đê xóa ha.
Nghĩa: Quy mệnh Bảy trăm triệu Chính Đẳng Chính Giác - Như vậy liền nói chú rằng: Khi Thân, Khẩu, Ý hợp nhất với sự Giác Ngộ Phật Tính sẽ đi thẳng vào tự tính thanh tịnh của Tâm Bồ Đề và thọ nhận mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn.
Xuất Xứ: Phật Mẫu Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh. Người trì tụng thần chú này đủ chín chục ngàn biến, có thể diệt được các tội thập ác, ngũ nghịch, tiêu trừ tai nạn, bịnh hoạn, tăng nhiều phước thọ.
5. THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI:
OM NAMO BHAGAVATE, APARAMITA, AJURJNÀNA, SUVINE, SCITA TEJA RÀJAYA, TATHÀGATÀYA, ARHATE, SAMYAKSAM BUDDHÀYA, OM SARVA SAMSKÀRA PARI’SUDDHA, DHARMATE, GAGANA, SAMUDGATE SVÀBHAVA, VISUDDHE, MAHÀ NAYA, PARIVERE, SVÀHÀ.
Âm Hán:
Án nại ma ba cát ngoả đế, a ba ra mật ra đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra để dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp. Án tát rị ba, tang tư cát rị, bốc rị thuật đạp, đạt ra mả đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngoả, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.
5. THÁNH VÔ LƯỢNG THỌ QUANG MINH VƯƠNG ĐÀ LA NI:
OM NAMO BHAGAVATE, APARAMITA, AJURJNÀNA, SUVINE, SCITA TEJA RÀJAYA, TATHÀGATÀYA, ARHATE, SAMYAKSAM BUDDHÀYA, OM SARVA SAMSKÀRA PARI’SUDDHA, DHARMATE, GAGANA, SAMUDGATE SVÀBHAVA, VISUDDHE, MAHÀ NAYA, PARIVERE, SVÀHÀ.
Âm Hán:
Án nại ma ba cát ngoả đế, a ba ra mật ra đạp, a ưu rị a nạp, tô tất nể, thiệt chấp đạp, điệp tả ra để dã, đát tháp cả đạt dã, a ra ha đế, tam dược tam bất đạt dã, đát nể dã tháp. Án tát rị ba, tang tư cát rị, bốc rị thuật đạp, đạt ra mả đế, cả cả nại, tang mã ngột cả đế, ta ba ngoả, tỷ thuật đế, mã hắt nại dã, bát rị ngỏa rị tá hắt.
Âm Việt:
Ôm nam mô bà ga va tê, a pa ra mít ta, a duộc giờ nha na, xu vi nê, xít ta, tê gia ra gia gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê, xam mi ác xam bút đa gia. Ôm xa oa, xăng xờ ka ra, pa ri sút đa, đạc ma tê, ga ga na, xa mút ga tê xoa ba va, vi sút đê, ma ha na gia, pa ri vê rê, xóa ha.
Ôm nam mô bà ga va tê, a pa ra mít ta, a duộc giờ nha na, xu vi nê, xít ta, tê gia ra gia gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê, xam mi ác xam bút đa gia. Ôm xa oa, xăng xờ ka ra, pa ri sút đa, đạc ma tê, ga ga na, xa mút ga tê xoa ba va, vi sút đê, ma ha na gia, pa ri vê rê, xóa ha.
Nghĩa: Quy mệnh kính lễ Đức Thế Tôn VÔ LƯỢNG THỌ TRÍ QUYẾT ĐỊNH QUANG MINH VƯƠNG Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác. OM, tất cả hoạt động Tâm Ý đều là Pháp Tính cực thanh tịnh. Thanh tịnh như Tự Tính thắng thượng của Hư Không. Hãy phát khởi Thắng Nguyện rộng lớn để mau chóng đạt được sự an lạc thanh tịnh của Đại Niết Bàn.
Xuất xứ: Thánh vô lượng thọ quyết định quang minh vương Như Lai đà la ni kinh.
NAMO BHAGAVATE, BHAISAIJYA GURU, VAITURYA, PRABHA, RAJAYA TATHAGATAYA, ARHATE, SAMYAK SAMBUDDHAYA, TADYATHA. OM BHAISẠIJYE, BHAISAIJYE, BHAISAIJYA, SAMUDGATE SVÀHÀ.
6. DƯỢC SƯ QUÁN ĐỈNH CHÂN NGÔN:
NAMO BHAGAVATE, BHAISAIJYA GURU, VAITURYA, PRABHA, RAJAYA TATHAGATAYA, ARHATE, SAMYAK SAMBUDDHAYA, TADYATHA. OM BHAISẠIJYE, BHAISAIJYE, BHAISAIJYA, SAMUDGATE SVÀHÀ.
Âm Hán:
Nam mô Bạc-già-phạt-đế, bệ sát xả lụ-rô, thích lưu-li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.
Nam mô Bạc-già-phạt-đế, bệ sát xả lụ-rô, thích lưu-li, bát lạt bà, hắt ra xà giã, đát tha yết đa gia, a ra hát đế, tam miệu tam bột đà gia, đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xã, tam một yết đế tóa ha.
Âm Việt:
Nam mô ba ga va tê, bai xa gia gu ru, vai tu ri gia, pờ ra ba, ra da gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê, xam mi ác xam bút đa gia, tát gia tha. Ôm bai xa giê, bai xa giê, bai xa gia, xa mút ga tê, xóa ha.
Nam mô ba ga va tê, bai xa gia gu ru, vai tu ri gia, pờ ra ba, ra da gia, ta tha ga ta gia, a ra ha tê, xam mi ác xam bút đa gia, tát gia tha. Ôm bai xa giê, bai xa giê, bai xa gia, xa mút ga tê, xóa ha.
Nghĩa: Quy mệnh Đức Thế Tôn DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác - Như vậy liền nói chú rằng: Xin Ngài hãy ban cho con thuốc diệt trừ bệnh quả báo, bệnh nghiệp ác, bệnh kiến tư, bệnh trần sa, bệnh vô minh để cho con mau chóng phát sinh được đạo quả Vô Thượng Bồ Đề.
Xuất Xứ: Kinh Dược Sư. Nếu ai có bịnh chi, chỉ chuyên nhứt tâm đọc thần chú này 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống thì các bệnh đều tiêu trừ. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì được không đau ốm, đến lúc mạng chung được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Đông Phương của Phật Dược Sư.
7. QUAN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN:
OM MANI PADME HÙM, MAHÀ JNÀNA, KETU SAVÀDA, KETU SÀNA, VIDHÀRIYA, SARVÀRTHA, PARISÀDHAYA, NÀPURNA, NÀPARI, UTTÀPANÀ, NAMAH LOKE’SVARÀYA, SVÀHÀ.
Âm Hán:
Án ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát, nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết thuyết ra gia, tóa ha.
Xuất Xứ: Kinh Dược Sư. Nếu ai có bịnh chi, chỉ chuyên nhứt tâm đọc thần chú này 108 biến để chú nguyện vào ly nước sạch rồi uống thì các bệnh đều tiêu trừ. Còn người nào chuyên tâm trì tụng trọn đời thì được không đau ốm, đến lúc mạng chung được vãng sanh về thế giới Tịnh Lưu Ly bên Đông Phương của Phật Dược Sư.
7. QUAN ÂM LINH CẢM CHÂN NGÔN:
OM MANI PADME HÙM, MAHÀ JNÀNA, KETU SAVÀDA, KETU SÀNA, VIDHÀRIYA, SARVÀRTHA, PARISÀDHAYA, NÀPURNA, NÀPARI, UTTÀPANÀ, NAMAH LOKE’SVARÀYA, SVÀHÀ.
Âm Hán:
Án ma ni bát di hồng, ma hắt nghê nha nạp, tích đô đặt ba đạt, tích đặt ta nạp, vi đạt rị cát, tát nhi cáng nhi tháp, bốc rị tất tháp cát, nạp bổ ra nạp, nạp bốc rị, thưu thất ban nạp, nại ma lô kiết thuyết ra gia, tóa ha.
Âm Việt:
Ôm ma ni pát mê hum, ma ha giờ nha na, kê tu xa va đa, kê tu xa na, vi đa ri gia, xạc oa tha, pa ri sa đa gia, na puộc na, na pa ri, út ta pa na, na ma lô kết sờ va ra gia, xóa ha.
Ôm ma ni pát mê hum, ma ha giờ nha na, kê tu xa va đa, kê tu xa na, vi đa ri gia, xạc oa tha, pa ri sa đa gia, na puộc na, na pa ri, út ta pa na, na ma lô kết sờ va ra gia, xóa ha.
Nghĩa: OM MA NI BÁT MÊ HÙM là tính chất mầu nhiệm của cây phướng Đại Trí. Hãy ngồi dưới cây phướng ấy, xa lìa mọi sự chấp giữ mà thành tựu trong khắp các cõi. Hãy luyện các căn cho thanh tịnh để thành tựu viên mãn các pháp và siêu việt tất cả. Con xin quy mệnh công đức nội chứng của Đức Thế Tự Tại. Nguyện cho con được thành tựu như Ngài.
Xuất Xứ: Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương. Phật bảo Trừ Cái Chướng Bồ Tát rằng: Sáu chữ Ðại Minh Ðà La Ni này khó được gặp gỡ, nếu có người nào được sáu chữ Ðại Minh Vương đây, thì người đó tham, sân, si, độc không thể nhiễm ô. Nếu đeo mang trì giữ nơi thân, người đó cũng không nhiễm trước bịnh ba độc. Chơn ngôn này vô lượng tương ưng, với các Như Lai mà còn khó biết, huống gì Bồ Tát làm thế nào biết được. Ðây là chỗ bổn tâm vi diệu của Quán Tự Tại Bồ Tát.
8. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN:
REPA REPATE, KUHA KUHATE, TRANITE, NIGALA RITE, VIMARITE, MAHA GATE, SANTIM KRITE, SVAHA.
Âm Hán:
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.
8. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÂN NGÔN:
REPA REPATE, KUHA KUHATE, TRANITE, NIGALA RITE, VIMARITE, MAHA GATE, SANTIM KRITE, SVAHA.
Âm Hán:
Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nễ đế, ma ha dà đế, chơn lăng càng đế, ta bà ha.
Âm Việt:
Rê pa rê pa tê, ku ha ku ha tê, tờ ra ni tê, ni ga la ri tê, vi ma ri tê, ma ha ga tê, xăng tim kờ ri tê, xóa ha.
Rê pa rê pa tê, ku ha ku ha tê, tờ ra ni tê, ni ga la ri tê, vi ma ri tê, ma ha ga tê, xăng tim kờ ri tê, xóa ha.
Nghĩa: Mọi đường lối và tính chất của sự thấp hèn đều tuân theo sự hấp thụ điều cao quý và tính chất cao quý mà vận chuyển thành ánh sáng rực rỡ vinh quang. Đây là con đường rộng lớn hay chận đứng mọi tai họa để viên mãn Phước Trí.
Xuất xứ : Đại phương đẳng đà la ni kinh. Đây là bài chú của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ. Thần chú này hay diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch và được vô lượng phước, nếu thành tâm trì tụng.
9. VÃNG SINH TỊNH ĐỘ ĐỘ ĐÀ LA NI
Âm Hán:
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị đá tì ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Âm Việt:
Nam mô a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, tát gia tha: a mi ri tốt ba vê, a mi ri ta xít đam ba vê, a mi ri ta vi kờ răng tê, a mi ri ta vi kờ răng ta, ga mi ni, ga ga na, kiệc ti ka rê, xóa ha.
Nghĩa: Quy mệnh A Di Đà Như Lai. Ngài liền nói chú rằng: Hiện lên Cam Lộ, phát sinh Cam Lộ, Cam Lộ dũng mãnh, đạt đến Cam Lộ dũng mãnh, rải đầy hư không, thành tựu cát tường.
Xuất xứ: Kinh niệm Phật ba la mật. Người chuyên tụng chú được Phật A Di Đà thường ngự trên đỉnh đầu ủng hộ, hiện đời an ổn, khi mạng chung được tùy ý vãng sanh.
10. THIỆN NỮ THIÊN CHÚ:
NAMO BUDDHÀYA, NAMO DHARMÀYA, NAMO SANGHÀYA.
NAMO SRÌ MAHÀ DEVÀYA, TADYATHÀ,
PARIPÙRNA, CALE, SAMANTA DARSANI,
MAHÀ VIHARA GATE, SAMANTA, VIDHÀNA GATE,
MAHÀ KARYA PATI, SUPARIPÙRE,
SARVATHA, SAMANTA, SUPRATI, PÙRNA,
AYANA, DHARMATE, MAHÀ VIBHASITE, MAHÀ MAITRE
UPASAMHÌTE, HE ! TITHU, SAMGRHÌTE,
SAMANTA ARTHA ANUPALANI.
Âm Hán:
Nam mô Phật Đà gia, Nam mô Đạt Ma gia, Nam mô Tăng già gia.
Nam mô thất lị ma ha đề tỷ gia, đát nễ dã tha,
Ba lị phú lâu na, giá lị, tam mạn đà, đạt xá ni,
Ma ha tỳ ra ha đế, tam mạn đà, tỳ ni già đế,
Ma ha ca lị dã ba nễ, ba ra ba nễ,
Tát lị phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na,
A lị na, đạt ma đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế,
Lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế,
Tam mạn đà, a tha a nậu đà la ni.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia.
Nam mô shi ri ma ha đê va gia, tát gia tha,
Pa ri puộc na, cha lê, xa măng ta, đạc xa ni,
Ma ha vi ha ra ga tê, xa măng ta, vi đa na ga tê,
Ma ha ka ri gia pa ti, xu pa ri pu rê,
Xác oa tha, xa măng ta, xu pờ ra ti, puộc na,
A gia na, đạc ma tê, ma ha vi ba si tê, ma ha mai tờ rê,
U pa xăng hi tê, hê ti thu, xăng gờ ri hi tê,
Xa măng ta ạc tha, a nu pa la ni.
Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Quy y Cát Tường Đại Thiên. Chú nói như vậy:
Hỡi Đấng quyền năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng !
Đấng chủ tể Đại Tác Nghiệp hay nhìn thấy khắp nẻo rộng lớn !
Hãy khéo léo làm cho tất cả đều được đầy đủ.
Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng.
Hãy thể hiện lòng đại từ làm cho Lý pháp tính tỏa sáng màu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng sinh được thích ứng với sự lợi ích chân chính.
Mừng thay Đấng biểu hiện của lòng yêu thương. Đấng chân chính gìn giữ sự lợi ích. Hãy giúp cho con và chúng sinh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích.
Xuất xứ : Kinh Kim Quang Minh. Trong kinh này nói những kẻ tụng chú này, phàm muốn cần dùng điều chi thì đều được đầy đủ.
Thần Chú Lăng Nghiêm tiếng Việt Nam-Mô-Lăng-Nghiêm Hội-Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )
Diệu trạm tổng trì bất động tôn,
Thủ-Lăng-Nghiêm-Vương thế hi hữu,
Tiêu Ngã ức kiếp điên-đảo tưởng.
Bất lịch tăng-kỳ hoạch pháp thân,
Nguyện kim đắc quả thành bảo-vương,
Hườn độ như thị hằng sa chúng,
Tương thử thâm tâm phụng trần sát,
Thị tắc danh vị báo Phật ân:
Phục thỉnh Thế-Tôn vị chứng minh,
Ngũ-trược ác-thế thệ tiên nhập,
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật,
Chung bất ư thử thủ nê-hoàn.
Đại –hùng đại -lực đại -từ-bi,
Hi cánh thẩm trừ vi-tế hoặc,
Linh ngã tảo đăng vô -thượng giác,
Ư thập phương giới tọa đạo tràng ;
Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong,
Thước –ca –ra tâm vô động chuyển.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Phật.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Pháp.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Tăng.
Nam-mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam-mô Phật Đảnh Thủ-Lăng-Nghiêm.
Nam-mô Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Nam-mô Kim-Cang-Tạng Bồ-Tát.
Nhĩ thời Thế-Tôn,
Tùng nhục-kế trung,
Dõng bá bảo-quang,
Quang trung dõng xuất ,
Thiên diệp bảo liên,
Hữu hóa Như-Lai,
Tọa bảo hoa trung,
Đảnh phóng thập đạo,
Bá bảo quang-minh,
Nhứt nhứt quang-minh,
Giai biến thị hiện,
Thập hằng hà sa,
Kim-Cang mật tích,
Kình sơn trì sử,
Biến hư-không giới,
Đại chúng ngưỡng quan,
Ủy ái kiêm bảo,
Cầu Phật ai hựu,
Nhứt tâm thính Phật,
Vô-kiến đảnh tướng ,
Phóng quang như Lai,
Tuyên thuyết thần chú:
Đệ Nhất
01. Nam-mô tát đát tha
02. Tô già đa da
03. A ra ha đế
04. Tam-miệu tam bồ đà tỏa
05. Nam mô tát đát tha
06. Phật đà cu tri sắc ni sam
07. Nam-mô tát bà
08. Bột đà bột địa
09. Tát đa bệ tệ
10. Nam-mô tát đa nẩm
11. Tam-miệu tam bồ đà
12. Cu tri nẩm
13. Ta xá ra bà ca
14. Tăng già nẩm
15. Nam-mô lô kê A-La-Hán đa nẩm.
16. Nam-mô tô lô đa ba na nẩm.
17. Nam-mô ta yết rị đà dà di nẩm.
18. Nam-mô lô kê tam-miệu dà đa nẩm.
19. Tam-miệu dà ba ra
20. Ðể ba đa na nẩm.
21. Nam-mô đề bà ly sắc nỏa.
22. Nam-mô tất đà da
23. Tỳ địa da
24. Ðà ra ly sắc nỏa.
25. Xá ba noa
26. Yết ra ha
27. Ta ha ta ra ma tha nẩm
28. Nam-mô bạt ra ha ma ni
29. Nam-mô nhơn dà ra da
30. Nam-mô bà dà bà đế
31. Lô đà ra da.
32. Ô ma bát đế
33. Ta hê dạ da.
34. Nam-mô bà dà bà đế
35. Na ra dả
36. Noa da
37. Bàn dá ma ha tam mộ đà da
38. Nam-mô tất yết rị đa da
39. Nam-mô bà dà bà đế
40. Ma ha ca ra da
41. Ðịa rị bác lặc na
42. Dà ra tỳ đà ra
43. Ba noa ca ra da.
44. A địa mục đế
45. Thi ma xá na nê
46. Bà tất nê
47. Ma đát rị dà noa
48. Nam-mô tất yết rị đa da
49. Nam-mô bà dà bà đế
50. Ða tha dà đa câu ra da
51. Nam-mô bát đầu ma câu ra da.
52. Nam-mô bạc xà ra câu ra da.
53. Nam-mô ma ni câu ra da
54. Nam-mô dà xà câu ra da
55. Nam-mô bà dà bà đế
56. Ðế rị trà
57. Du ra tây na.
58. Ba ra ha ra noa ra xà da
59. Ða tha dà đa da
60. Nam-mô bà dà bà đế
61. Nam-mô A di đa bà da
62. Ða tha dà đa da
63. A ra ha đế.
64. Tam-miệu tam bồ đà da
65. Nam-mô bà dà bà đế
66. A sô bệ da
67. Ða tha dà đa da
68. A ra ha đế
69. Tam-miệu tam bồ đà da
70. Nam-mô bà dà bà đế
71. Bệ xa xà da
72. Câu lô phệ trụ rị da
73. Bác ra bà ra xà da
74. Ða tha dà đa da.
75. Nam-mô bà dà bà đế
76. Tam bổ sư bí đa
77. Tát lân nại ra lặc xà da
78. Ða tha dà đa da
79. A ra ha đế
80. Tam-miệu tam bồ đà da
81. Nam-mô bà dà bà đế
82. Xá kê dã mẫu na duệ
83. Ða tha dà đa da
84. A ra ha đế
85. Tam-miệu tam bồ đà da
86. Nam-mô bà dà bà đế
87. Lặc đát na kê đô ra xà da
88. Ða tha dà đa da
89. A ra ha đế
90. Tam-miệu tam bồ đà da
91. Ðế biều
92. Nam-mô tát yết rị đa
93. ế đàm bà dà bà đa
94. Tát đác tha dà đô sắc ni sam
95. Tát đác đa bát đác lam
96. Nam-mô a bà ra thị đam
97. Bác ra đế
98. Dương kỳ ra
99. Tát ra bà
100. Bộ đa yết ra ha
101. Ni yết ra ha
102. Yết ca ra ha ni
103. Bạt ra bí địa da
104. Sất đà nể
105. A ca ra
106. Mật rị trụ
107. Bát rị đác ra da
108. Nảnh yết rị
109. Tát ra bà
110. Bàn đà na
111. Mục xoa ni
112. Tát ra bà
113. Ðột sắc tra
114. Ðột tất phạp
115. Bát na nể
116. Phạt ra ni
117. Giả đô ra
118. Thất đế nẩm
119. Yết ra ha
120. Ta ha tát ra nhã xà
121. Tỳ đa băng ta na yết rị
122. A sắc tra băng xá đế nẩm
123. Na xoa sát đác ra nhã xà
124. Ba ra tát đà na yết rị
125. A sắc tra nẩm
126. Ma ha yết ra ha nhã xà
127. Tỳ đa băng tát na yết rị
128. Tát bà xá đô lô
129. Nể bà ra nhã xà
130. Hô lam đột tất phạp
131. Nan giá na xá ni
132. Bí sa xá
133. Tất đác ra
134. A kiết ni
135. Ô đà ca ra nhã xà
136. A bát ra thị đa câu ra
137. Ma ha bác ra chiến trì
138. Ma ha điệp đa
139. Ma ha đế xà
140 Ma ha thuế đa xà bà ra
141. Ma ha bạt ra bàn đà ra
142. Bà tất nể
143. A rị da đa ra
144. Tỳ rị câu tri
145. Thệ bà tỳ xà da
146. Bạt xà ra ma lễ để
147. Tỳ xá lô đa
148. Bột đằng dõng ca
149. Bạt xà ra chế hắt na a giá
150. Ma ra chế bà
151. Bát ra chất đa
152. Bạt xà ra thiện trì
153. Tỳ xá ra giá
154. Phiến đa xá
155. Bệ để bà
156. Bổ thị đa
157. Tô ma lô ba
158. Ma ha thuế đa
159. A rị da đa ra
160. Ma ha bà ra a bác ra
161. Bạt xà ra thương yết ra chế bà
162. Bạt xà ra câu ma rị
163. Câu lam đà rị
164. Bạt xà ra hắt tát đa giá
165. Tỳ địa da
166. Kiền dá na
167. Ma rị ca
168. Khuất tô mẫu
169. Bà yết ra đá na
170. Bệ lô giá na
171. Câu rị da
172. Dạ ra thố
173. Sắc ni sam
174. Tỳ chiếc lam bà ma ni giá.
175. Bạt xà ra ca na ca ba ra bà.
176. Lồ xà na
177. Bạt xà ra đốn trỉ giá
178. Thuế đa giá
179. Ca ma ra
180. Sát sa thi
181. Ba ra bà.
182. ế đế di đế
183. Mẫu đà ra
184. Yết noa.
185. Ta bệ ra sám
186. Quật phạm đô
187. ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Nhị
188. Ô Hồng
189. Rị sắc yết noa
190. Bác lặc xá tất đa
191. Tát đác tha
192. Già đô sắc ni sam
193. Hổ hồng đô lô ung
194. Chiêm bà na
195. Hổ hồng đô lô ung
196. Tất đam bà na
197. Hổ hồng đô lô ung
198. Ba ra sắc địa da
199. Tam bác xoa
200. Noa yết ra
201. Hổ hồng đô lô ung
202. Tát bà dược xoa
203. Hắt ra sát ta
204. Yết ra ha nhã xà
205. Tỳ đằng băng tát na yết ra
206. Hổ hồng đô lô ung
207. Giả đô ra
208. Thi để nẩm
209. Yết ra ha
210. Ta ha tát ra nẩm
211. Tỳ đằng băng tát na ra
212. Hổ hồng đô lô ung
213. Ra xoa
214. Bà già phạm
215. Tát đác tha
216. Già đô sắc ni sam
217. Ba ra điểm
218. Xà kiết rị
219. Ma ha ta ha tát ra
220. Bột thọ ta ha tát ra
221. Thất rị sa
222. Câu tri ta ha tát nê
223. Ðế lệ a tệ đề thị bà rị đa
224. Tra tra anh ca
225. Ma ha bạt xà lô đà ra
226. Ðế rị bồ bà na
227. Man trà ra
228. Ô hồng
229. Ta tất đế
230. Bạt bà đô
231. Mạ mạ
232. ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Tam
233. Ra xà bà dạ
234. Chủ ra bạt dạ
235. A kỳ ni bà dạ
236. Ô đà ca bà dạ
237. Tỳ xa bà dạ
238. Xá tát đa ra bà dạ
239. Bà ra chước yết ra bà dạ
240. Ðột sắc xoa bà dạ
241. A xá nể bà dạ
242. A ca ra
243. Mật rị trụ bà dạ
244. Ðà ra nị bộ di kiếm
245. Ba già ba đà bà dạ
246. Ô ra ca bà đa bà dạ
247. Lặc xà đàn trà bà dạ
248. Na dà bà dạ
249. Tỳ điều đát bà dạ
250. Tô ba ra noa bà dạ
251. Dược xoa yết ra ha
252. Ra xoa tư yết ra ha
253. Tất rị đa yết ra ha
254. Tỳ xá giá yết ra ha
255. Bô đa yết ra ha
256. Cưu bàn trà yết ra ha
257. Bổ đơn na yết ra ha
258. Ca tra bổ đơn na yết ra ha
259. Tất kiền độ yết ra ha
260. A bá tất ma ra yết ra ha
261. Ô đàn ma đà yết ra ha
262. Xa dạ yết ra ha
263. Hê rị bà đế yết ra ha
264. Xả đa ha rị nẩm
265. Yết bà ha rị nẩm
266. Lô địa ra ha rị nẩm
267. Mang ta ha rị nẩm
268. Mê đà ha rị nẩm
269. Ma xà ha rị nẩm
270. Xà đa ha rị nữ
271. Thị tỷ đa ha rị nẩm
272. Tỳ đa ha rị nẩm
273. Bà đa ha rị nẩm
274. A du giá ha rị nữ
275. Chất đa ha rị nữ
276. Ðế sam tát bệ sam
277. Tát bà yết ra ha nẩm
278. Tỳ đà dạ xà
279. Sân đà dạ di
280. Kê ra dạ di
281. Ba rị bạt ra giả ca
282. Hất rị đởm
283. Tỳ đà dạ xà
284. Sân đà dạ di
285. Kê ra dạ di
286. Trà diễn ni
287. Hất rị đởm
288. Tỳ đà dạ xà
289. Sân đà dạ di
290. Kê ra dạ di
291. Ma ha bát du bát đác dạ
292. Lô đà ra
293. Hất rị đởm
294. Tỳ đà dạ xà
295. Sân đà dạ di
296. Kê ra dạ di
297. Na ra dạ noa
298. Hất rị đởm
299. Tỳ đà dạ xà
300. Sân đà dạ di
301. Kê ra dạ di
302. Ðát đỏa dà lô trà tây
303. Hất rị đởm
304. Tỳ đà dạ xà
305. Sân đà dạ di
306. Kê ra dạ di
307. Ma ha ca ra
308. Ma đác rị già noa
309. Hất rị đởm
310. Tỳ đà dạ xà
311. Sân đà dạ di
312. Kê ra dạ di
313. Ca ba rị ca
314. Hất rị đởm
315. Tỳ đà dạ xà
316. Sân đà dạ di.
317. Kê ra dạ di
318. Xà dạ yết ra
319. Ma độ yết ra
320. Tát bà ra tha ta đạt na
321. Hất rị đởm
322. Tỳ đà dạ xà
323. Sân dà dạ di
324. Kê ra dạ di
325. Giả đốt ra
326. Bà kỳ nể
327. Hất rị đởm
328. Tỳ đà dạ xà
329. Sân đà dạ di
330. Kê ra dạ di
331. Tỳ rị dương hất rị tri
332. Nan đà kê sa ra
333. Dà noa bác đế
334. Sách hê dạ
335. Hất rị đởm
336. Tỳ đà dạ xà
337. Sân đà dạ di
338. Kê ra dạ di
339. Na yết na xá ra bà noa
340. Hất rị đởm
341. Tỳ đà dạ xà
342. Sân đà dạ di
343. Kê ra dạ di
344. A-la-hán
345. Hất rị đởm
346. Tỳ đà dạ xà
347. Sân đà dạ di
348. Kê ra dạ di
349. Tỳ đa ra dà
350. Hất rị đởm
351. Tỳ đà dạ xà
352. Sân đà dạ di
353. Kê ra dạ di
354. Bạt xà ra ba nể
355. Câu hê dạ câu hê dạ
356. Ca địa bát đế
357. Hất rị đởm
358. Tỳ đà dạ xà
359. Sân đà dạ di
360. Kê ra dạ di
361. Ra xoa vỏng
362. Bà dà phạm
363. ấn thố na mạ mạ tỏa
Ðệ Tứ
364. Bà dà phạm
365. Tát đác đa bát đác ra
366. Nam-mô tý đô đế
367. A tất đa na ra lặc ca
368. Ba ra bà
369. Tất phổ tra
370. Tỳ ca tát đác đa bát đế rị
371. Thập Phật ra thập Phật ra
372. Ðà ra đà ra
373. Tần đà ra tần đà ra
374. Sân đà sân đà
375. Hổ hồng hổ hồng.
376. Phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra.
377. Ta ha
378. Hê hê phấn
379. A mâu ca da phấn
380. A ba ra đề ha da phấn
381. Ba ra bà ra đà phấn
382. A tố ra
383. Tỳ đà ra
384. Ba ca phấn
385. Tát bà đề bệ tệ phấn
386. Tát bà na dà tệ phấn
387. Tát bà dược xoa tệ phấn
388. Tát bà kiền thát bà tệ phấn
389. Tát bà bổ đơn na tệ phấn
390. Ca tra bổ đơn na tệ phấn
391. Tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn.
392. Tát bà đột sáp tỷ lê
393. Hất sắc đế tệ phấn
394. Tát bà thập bà lê tệ phấn
395. Tát bà a bá tất ma lê tệ phấn
396. Tát bà xá ra bà noa tệ phấn.
397. Tát bà địa đế kê tệ phấn
398. Tát bà đát ma đà kê tệ phấn
399. Tát bà tệ đà da
400. Ra thệ giá lê tệ phấn
401. Xà dạ yết ra
402. Ma độ yết ra
403. Tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn.
404. Tỳ địa dạ
405. Giá lê tệ phấn
406. Giả đô ra
407. Phược kỳ nể tệ phấn
408. Bạt xà ra
409. Câu ma rị;
410. Tỳ đà dạ
411. La thệ tệ phấn
412. Ma ha ba ra đinh dương
413. Xoa kỳ rị tệ phấn
414. Bạt xà ra thương yết ra dạ
415. Ba ra trượng kỳ ra xà da phấn
416. Ma ha ca ra dạ
417. Ma ha mạt đát rị ca noa
418. Nam-mô ta yết rị đa da phấn.
419. Tỷ sắc noa tỳ duệ phấn
420. Bột ra ha mâu ni duệ phấn
421. A kỳ ni duệ phấn
422. Ma ha yết rị duệ phấn
423. yết ra đàn tri duệ phấn
424. Miệc đát rị duệ phấn
425. Lao đát rị duệ phấn
426. Giá văn trà duệ phấn
427. Yết la ra đác rị duệ phấn.
428. Ca bát rị duệ phấn
429. A địa mục chất đa
430. Ca thi ma xá na
431. Bà tư nể duệ phấn
432. Diễn kiết chất
433. Tát đỏa bà tỏa
434. Mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Ngũ
435. Ðột sắc tra chất đa
436. A mạt đác rị chất đa
437. Ô xà ha ra
438. Dà ba ha ra
439. Lô địa ra ha ra
440. Ta bà ha ra
441. Ma xà ha ra
442. Xà đa ha ra
443. Thị tỉ đa ha ra
444. Bạt lược dạ ha ra
445. Kiền đà ha ra
446. Bố sữ ba ha ra
447. Phả ra ha ra
448. Bà tả ha ra
449. Bát ba chất đa
450. Ðột sắc tra chất đa.
451. Lao đà ra chất đa
452. Dược xoa yết ra ha
453. Ra sát ta yết ra ha
454. Bế lệ đa yết ra ha
455. Tỳ xá giá yết ra ha
456. Bộ đa yết ra ha
457. Cưu bàn trà yết ra ha
458. Tất kiền đà yết ra ha
459. Ô đát ma đà yết ra ha
460. Xa dạ yết ra ha
461. A bá tất ma ra yết ra ha.
462. Trạch khê cách
463. Trà kỳ ni yết ra ha
464. Rị Phật đế yết ra ha
465. Xà di ca yết ra ha
466. Xá câu ni yết ra ha
467. Lao đà ra
468. Nan địa ca yết ra ha
469. A lam bà yết ra ha
470. Kiền độ ba ni yết ra ha
471. Thập phạt ra
472. Yên ca hê ca
473. Trị đế dược ca
474. Ðát lệ đế dược ca
475. Giả đột thác ca
476. Ni đề thập phạt ra
477. Tỉ sam ma thập phạt ra
478. Bạt để ca
479. Tỷ để ca
480. Thất lệ sắc mật ca
481. Ta nể bát để ca
482. Tát bà thập phạt ra
483. Thất lô kiết đế
484. Mạt đà bệ đạt lô chế kiếm
485. A ỷ lô kiềm
486. Mục khê lô kiềm
487. Yết rị đột lô kiềm
488. Yết ra ha
489. Yết lam yết noa du lam
490. Ðản đa du lam
491. Hất rị dạ du lam
492. Mạt mạ du lam
493. Bạt rị thất bà du lam
494. Tỷ lật sắc tra du lam
495. Ô đà ra du lam
496. Yết tri du lam
497. Bạt tất đế du lam
498. Ô lô du lam
499. Thường dà du lam
500. Hắc tất đa du lam
501. Bạt đà du lam
502. Ta phòng án dà
503. Bát ra trượng dà du lam
504. Bộ đa tỷ đa trà
505. Trà kỳ ni
506. Thập bà ra
507. Ðà đột lô ca
508. Kiến đốt lô kiết tri
509. Bà lộ đa tỳ
510. Tát bát lô
511. Ha lăng già
512. Du sa đát ra
513. Ta na yết ra
514. Tỳ sa dụ ca
515. A kỳ ni
516. Ô đà ca
517. Mạt ra bệ ra
518. Kiến đa ra
519. A ca ra
520. Mật rị đốt
521. Ðát liểm bộ ca
522. Ðịa lật lặc tra
523. Tỷ rị sắc chất ca
524. Tát bà na câu ra
525. Tứ dẫn dà tệ
526. Yết ra rị dược xoa
527. Ðác ra sô
528. Mạt ra thị
529. Phệ đế sam
530. Ta bệ sam
531. Tất đát đa bát đác ra
532. Ma ha bạt xà lô
533. Sắc ni sam
534. Ma ha bát lặc trượng kỳ lam
535. Dạ ba đột đà
536. Xá dụ xà na
537. Biện đát lệ noa
538. Tỳ đà da
539. Bàn đàm ca lô di
540. Ðế thù
541. Bàn đàm ca lô di
542. Bát ra tỳ đà
543. Bàn đàm ca lô di
544. Ðát điệt tha
545. Án
546. A na lệ
547. Tỳ xá đề
548. Bệ ra
549. Bạt xà ra
550. Ðà rị
551. Bàn đà bàn đà nể
552. Bạt xà ra bán ni phấn
553. Hổ hồng đô lô ung phấn
554. Ta bà ha.
Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú:
Âm Việt Nam theo bản tiếng sanscrit (chữ Phạn). Sư cụ Tuệ Nhuận xuất bản ở Hà Nội năm 1949
Xuất xứ : Đại phương đẳng đà la ni kinh. Đây là bài chú của bảy đức Phật đã nói từ những đời quá khứ. Thần chú này hay diệt được các tội tứ trọng, ngũ nghịch và được vô lượng phước, nếu thành tâm trì tụng.
9. VÃNG SINH TỊNH ĐỘ ĐỘ ĐÀ LA NI
NAMO AMITÀBHÀYA, TATHÀGATÀYA, TADYATHÀ: AMRITOD BHAVE AMRITA SIDDHAM BHAVE, AMRITA VIKRÀNTE, AMRITA VIKRÀNTA, GAMINI, GAGANA , KÌRTI KARE, SVAHA.
Âm Hán:
Nam mô a di đa bà dạ, đá tha dà đá dạ, đá địa dạ tha: A di rị đô bà tỳ, A di rị đá tất đam bà tỳ, A di rị đá tì ca lan đế, A di rị đá tì ca lan đá, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Âm Việt:
Nam mô a mi ta ba gia, ta tha ga ta gia, tát gia tha: a mi ri tốt ba vê, a mi ri ta xít đam ba vê, a mi ri ta vi kờ răng tê, a mi ri ta vi kờ răng ta, ga mi ni, ga ga na, kiệc ti ka rê, xóa ha.
Nghĩa: Quy mệnh A Di Đà Như Lai. Ngài liền nói chú rằng: Hiện lên Cam Lộ, phát sinh Cam Lộ, Cam Lộ dũng mãnh, đạt đến Cam Lộ dũng mãnh, rải đầy hư không, thành tựu cát tường.
Xuất xứ: Kinh niệm Phật ba la mật. Người chuyên tụng chú được Phật A Di Đà thường ngự trên đỉnh đầu ủng hộ, hiện đời an ổn, khi mạng chung được tùy ý vãng sanh.
10. THIỆN NỮ THIÊN CHÚ:
NAMO BUDDHÀYA, NAMO DHARMÀYA, NAMO SANGHÀYA.
NAMO SRÌ MAHÀ DEVÀYA, TADYATHÀ,
PARIPÙRNA, CALE, SAMANTA DARSANI,
MAHÀ VIHARA GATE, SAMANTA, VIDHÀNA GATE,
MAHÀ KARYA PATI, SUPARIPÙRE,
SARVATHA, SAMANTA, SUPRATI, PÙRNA,
AYANA, DHARMATE, MAHÀ VIBHASITE, MAHÀ MAITRE
UPASAMHÌTE, HE ! TITHU, SAMGRHÌTE,
SAMANTA ARTHA ANUPALANI.
Âm Hán:
Nam mô Phật Đà gia, Nam mô Đạt Ma gia, Nam mô Tăng già gia.
Nam mô thất lị ma ha đề tỷ gia, đát nễ dã tha,
Ba lị phú lâu na, giá lị, tam mạn đà, đạt xá ni,
Ma ha tỳ ra ha đế, tam mạn đà, tỳ ni già đế,
Ma ha ca lị dã ba nễ, ba ra ba nễ,
Tát lị phạ lật tha, tam mạn đà, tu bát lê đế, phú lệ na,
A lị na, đạt ma đế, ma ha tỳ cổ tất đế, ma ha di lặc đế,
Lâu phả tăng kỳ đế, hê đế tỷ, tăng kỳ hê đế,
Tam mạn đà, a tha a nậu đà la ni.
Âm Việt:
Nam mô Bút đa gia, nam mô đạc ma gia, nam mô xăng ga gia.
Nam mô shi ri ma ha đê va gia, tát gia tha,
Pa ri puộc na, cha lê, xa măng ta, đạc xa ni,
Ma ha vi ha ra ga tê, xa măng ta, vi đa na ga tê,
Ma ha ka ri gia pa ti, xu pa ri pu rê,
Xác oa tha, xa măng ta, xu pờ ra ti, puộc na,
A gia na, đạc ma tê, ma ha vi ba si tê, ma ha mai tờ rê,
U pa xăng hi tê, hê ti thu, xăng gờ ri hi tê,
Xa măng ta ạc tha, a nu pa la ni.
Nghĩa:
Quy y Phật, Quy Y Pháp, Quy y Tăng.
Quy y Cát Tường Đại Thiên. Chú nói như vậy:
Hỡi Đấng quyền năng hay ban bố sự viên mãn thù thắng !
Đấng chủ tể Đại Tác Nghiệp hay nhìn thấy khắp nẻo rộng lớn !
Hãy khéo léo làm cho tất cả đều được đầy đủ.
Hãy khiến cho khắp tất cả mọi nơi đều được sự viên mãn thù thắng tối thượng.
Hãy thể hiện lòng đại từ làm cho Lý pháp tính tỏa sáng màu nhiệm rộng lớn khiến cho con và chúng sinh được thích ứng với sự lợi ích chân chính.
Mừng thay Đấng biểu hiện của lòng yêu thương. Đấng chân chính gìn giữ sự lợi ích. Hãy giúp cho con và chúng sinh đều gìn giữ được khắp mọi tài sản lợi ích.
Xuất xứ : Kinh Kim Quang Minh. Trong kinh này nói những kẻ tụng chú này, phàm muốn cần dùng điều chi thì đều được đầy đủ.
Thần Chú Lăng Nghiêm tiếng Việt Nam-Mô-Lăng-Nghiêm Hội-Thượng Phật Bồ Tát ( 3 lần )
Diệu trạm tổng trì bất động tôn,
Thủ-Lăng-Nghiêm-Vương thế hi hữu,
Tiêu Ngã ức kiếp điên-đảo tưởng.
Bất lịch tăng-kỳ hoạch pháp thân,
Nguyện kim đắc quả thành bảo-vương,
Hườn độ như thị hằng sa chúng,
Tương thử thâm tâm phụng trần sát,
Thị tắc danh vị báo Phật ân:
Phục thỉnh Thế-Tôn vị chứng minh,
Ngũ-trược ác-thế thệ tiên nhập,
Như nhứt chúng sanh vị thành Phật,
Chung bất ư thử thủ nê-hoàn.
Đại –hùng đại -lực đại -từ-bi,
Hi cánh thẩm trừ vi-tế hoặc,
Linh ngã tảo đăng vô -thượng giác,
Ư thập phương giới tọa đạo tràng ;
Thuấn nhã đa tánh khả tiêu vong,
Thước –ca –ra tâm vô động chuyển.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Phật.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Pháp.
Nam-mô thường-trụ thập-phương Tăng.
Nam-mô Thích-Ca Mâu-Ni Phật.
Nam-mô Phật Đảnh Thủ-Lăng-Nghiêm.
Nam-mô Quán-Thế-Âm Bồ-Tát.
Nam-mô Kim-Cang-Tạng Bồ-Tát.
Nhĩ thời Thế-Tôn,
Tùng nhục-kế trung,
Dõng bá bảo-quang,
Quang trung dõng xuất ,
Thiên diệp bảo liên,
Hữu hóa Như-Lai,
Tọa bảo hoa trung,
Đảnh phóng thập đạo,
Bá bảo quang-minh,
Nhứt nhứt quang-minh,
Giai biến thị hiện,
Thập hằng hà sa,
Kim-Cang mật tích,
Kình sơn trì sử,
Biến hư-không giới,
Đại chúng ngưỡng quan,
Ủy ái kiêm bảo,
Cầu Phật ai hựu,
Nhứt tâm thính Phật,
Vô-kiến đảnh tướng ,
Phóng quang như Lai,
Tuyên thuyết thần chú:
Đệ Nhất
01. Nam-mô tát đát tha
02. Tô già đa da
03. A ra ha đế
04. Tam-miệu tam bồ đà tỏa
05. Nam mô tát đát tha
06. Phật đà cu tri sắc ni sam
07. Nam-mô tát bà
08. Bột đà bột địa
09. Tát đa bệ tệ
10. Nam-mô tát đa nẩm
11. Tam-miệu tam bồ đà
12. Cu tri nẩm
13. Ta xá ra bà ca
14. Tăng già nẩm
15. Nam-mô lô kê A-La-Hán đa nẩm.
16. Nam-mô tô lô đa ba na nẩm.
17. Nam-mô ta yết rị đà dà di nẩm.
18. Nam-mô lô kê tam-miệu dà đa nẩm.
19. Tam-miệu dà ba ra
20. Ðể ba đa na nẩm.
21. Nam-mô đề bà ly sắc nỏa.
22. Nam-mô tất đà da
23. Tỳ địa da
24. Ðà ra ly sắc nỏa.
25. Xá ba noa
26. Yết ra ha
27. Ta ha ta ra ma tha nẩm
28. Nam-mô bạt ra ha ma ni
29. Nam-mô nhơn dà ra da
30. Nam-mô bà dà bà đế
31. Lô đà ra da.
32. Ô ma bát đế
33. Ta hê dạ da.
34. Nam-mô bà dà bà đế
35. Na ra dả
36. Noa da
37. Bàn dá ma ha tam mộ đà da
38. Nam-mô tất yết rị đa da
39. Nam-mô bà dà bà đế
40. Ma ha ca ra da
41. Ðịa rị bác lặc na
42. Dà ra tỳ đà ra
43. Ba noa ca ra da.
44. A địa mục đế
45. Thi ma xá na nê
46. Bà tất nê
47. Ma đát rị dà noa
48. Nam-mô tất yết rị đa da
49. Nam-mô bà dà bà đế
50. Ða tha dà đa câu ra da
51. Nam-mô bát đầu ma câu ra da.
52. Nam-mô bạc xà ra câu ra da.
53. Nam-mô ma ni câu ra da
54. Nam-mô dà xà câu ra da
55. Nam-mô bà dà bà đế
56. Ðế rị trà
57. Du ra tây na.
58. Ba ra ha ra noa ra xà da
59. Ða tha dà đa da
60. Nam-mô bà dà bà đế
61. Nam-mô A di đa bà da
62. Ða tha dà đa da
63. A ra ha đế.
64. Tam-miệu tam bồ đà da
65. Nam-mô bà dà bà đế
66. A sô bệ da
67. Ða tha dà đa da
68. A ra ha đế
69. Tam-miệu tam bồ đà da
70. Nam-mô bà dà bà đế
71. Bệ xa xà da
72. Câu lô phệ trụ rị da
73. Bác ra bà ra xà da
74. Ða tha dà đa da.
75. Nam-mô bà dà bà đế
76. Tam bổ sư bí đa
77. Tát lân nại ra lặc xà da
78. Ða tha dà đa da
79. A ra ha đế
80. Tam-miệu tam bồ đà da
81. Nam-mô bà dà bà đế
82. Xá kê dã mẫu na duệ
83. Ða tha dà đa da
84. A ra ha đế
85. Tam-miệu tam bồ đà da
86. Nam-mô bà dà bà đế
87. Lặc đát na kê đô ra xà da
88. Ða tha dà đa da
89. A ra ha đế
90. Tam-miệu tam bồ đà da
91. Ðế biều
92. Nam-mô tát yết rị đa
93. ế đàm bà dà bà đa
94. Tát đác tha dà đô sắc ni sam
95. Tát đác đa bát đác lam
96. Nam-mô a bà ra thị đam
97. Bác ra đế
98. Dương kỳ ra
99. Tát ra bà
100. Bộ đa yết ra ha
101. Ni yết ra ha
102. Yết ca ra ha ni
103. Bạt ra bí địa da
104. Sất đà nể
105. A ca ra
106. Mật rị trụ
107. Bát rị đác ra da
108. Nảnh yết rị
109. Tát ra bà
110. Bàn đà na
111. Mục xoa ni
112. Tát ra bà
113. Ðột sắc tra
114. Ðột tất phạp
115. Bát na nể
116. Phạt ra ni
117. Giả đô ra
118. Thất đế nẩm
119. Yết ra ha
120. Ta ha tát ra nhã xà
121. Tỳ đa băng ta na yết rị
122. A sắc tra băng xá đế nẩm
123. Na xoa sát đác ra nhã xà
124. Ba ra tát đà na yết rị
125. A sắc tra nẩm
126. Ma ha yết ra ha nhã xà
127. Tỳ đa băng tát na yết rị
128. Tát bà xá đô lô
129. Nể bà ra nhã xà
130. Hô lam đột tất phạp
131. Nan giá na xá ni
132. Bí sa xá
133. Tất đác ra
134. A kiết ni
135. Ô đà ca ra nhã xà
136. A bát ra thị đa câu ra
137. Ma ha bác ra chiến trì
138. Ma ha điệp đa
139. Ma ha đế xà
140 Ma ha thuế đa xà bà ra
141. Ma ha bạt ra bàn đà ra
142. Bà tất nể
143. A rị da đa ra
144. Tỳ rị câu tri
145. Thệ bà tỳ xà da
146. Bạt xà ra ma lễ để
147. Tỳ xá lô đa
148. Bột đằng dõng ca
149. Bạt xà ra chế hắt na a giá
150. Ma ra chế bà
151. Bát ra chất đa
152. Bạt xà ra thiện trì
153. Tỳ xá ra giá
154. Phiến đa xá
155. Bệ để bà
156. Bổ thị đa
157. Tô ma lô ba
158. Ma ha thuế đa
159. A rị da đa ra
160. Ma ha bà ra a bác ra
161. Bạt xà ra thương yết ra chế bà
162. Bạt xà ra câu ma rị
163. Câu lam đà rị
164. Bạt xà ra hắt tát đa giá
165. Tỳ địa da
166. Kiền dá na
167. Ma rị ca
168. Khuất tô mẫu
169. Bà yết ra đá na
170. Bệ lô giá na
171. Câu rị da
172. Dạ ra thố
173. Sắc ni sam
174. Tỳ chiếc lam bà ma ni giá.
175. Bạt xà ra ca na ca ba ra bà.
176. Lồ xà na
177. Bạt xà ra đốn trỉ giá
178. Thuế đa giá
179. Ca ma ra
180. Sát sa thi
181. Ba ra bà.
182. ế đế di đế
183. Mẫu đà ra
184. Yết noa.
185. Ta bệ ra sám
186. Quật phạm đô
187. ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Nhị
188. Ô Hồng
189. Rị sắc yết noa
190. Bác lặc xá tất đa
191. Tát đác tha
192. Già đô sắc ni sam
193. Hổ hồng đô lô ung
194. Chiêm bà na
195. Hổ hồng đô lô ung
196. Tất đam bà na
197. Hổ hồng đô lô ung
198. Ba ra sắc địa da
199. Tam bác xoa
200. Noa yết ra
201. Hổ hồng đô lô ung
202. Tát bà dược xoa
203. Hắt ra sát ta
204. Yết ra ha nhã xà
205. Tỳ đằng băng tát na yết ra
206. Hổ hồng đô lô ung
207. Giả đô ra
208. Thi để nẩm
209. Yết ra ha
210. Ta ha tát ra nẩm
211. Tỳ đằng băng tát na ra
212. Hổ hồng đô lô ung
213. Ra xoa
214. Bà già phạm
215. Tát đác tha
216. Già đô sắc ni sam
217. Ba ra điểm
218. Xà kiết rị
219. Ma ha ta ha tát ra
220. Bột thọ ta ha tát ra
221. Thất rị sa
222. Câu tri ta ha tát nê
223. Ðế lệ a tệ đề thị bà rị đa
224. Tra tra anh ca
225. Ma ha bạt xà lô đà ra
226. Ðế rị bồ bà na
227. Man trà ra
228. Ô hồng
229. Ta tất đế
230. Bạt bà đô
231. Mạ mạ
232. ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Tam
233. Ra xà bà dạ
234. Chủ ra bạt dạ
235. A kỳ ni bà dạ
236. Ô đà ca bà dạ
237. Tỳ xa bà dạ
238. Xá tát đa ra bà dạ
239. Bà ra chước yết ra bà dạ
240. Ðột sắc xoa bà dạ
241. A xá nể bà dạ
242. A ca ra
243. Mật rị trụ bà dạ
244. Ðà ra nị bộ di kiếm
245. Ba già ba đà bà dạ
246. Ô ra ca bà đa bà dạ
247. Lặc xà đàn trà bà dạ
248. Na dà bà dạ
249. Tỳ điều đát bà dạ
250. Tô ba ra noa bà dạ
251. Dược xoa yết ra ha
252. Ra xoa tư yết ra ha
253. Tất rị đa yết ra ha
254. Tỳ xá giá yết ra ha
255. Bô đa yết ra ha
256. Cưu bàn trà yết ra ha
257. Bổ đơn na yết ra ha
258. Ca tra bổ đơn na yết ra ha
259. Tất kiền độ yết ra ha
260. A bá tất ma ra yết ra ha
261. Ô đàn ma đà yết ra ha
262. Xa dạ yết ra ha
263. Hê rị bà đế yết ra ha
264. Xả đa ha rị nẩm
265. Yết bà ha rị nẩm
266. Lô địa ra ha rị nẩm
267. Mang ta ha rị nẩm
268. Mê đà ha rị nẩm
269. Ma xà ha rị nẩm
270. Xà đa ha rị nữ
271. Thị tỷ đa ha rị nẩm
272. Tỳ đa ha rị nẩm
273. Bà đa ha rị nẩm
274. A du giá ha rị nữ
275. Chất đa ha rị nữ
276. Ðế sam tát bệ sam
277. Tát bà yết ra ha nẩm
278. Tỳ đà dạ xà
279. Sân đà dạ di
280. Kê ra dạ di
281. Ba rị bạt ra giả ca
282. Hất rị đởm
283. Tỳ đà dạ xà
284. Sân đà dạ di
285. Kê ra dạ di
286. Trà diễn ni
287. Hất rị đởm
288. Tỳ đà dạ xà
289. Sân đà dạ di
290. Kê ra dạ di
291. Ma ha bát du bát đác dạ
292. Lô đà ra
293. Hất rị đởm
294. Tỳ đà dạ xà
295. Sân đà dạ di
296. Kê ra dạ di
297. Na ra dạ noa
298. Hất rị đởm
299. Tỳ đà dạ xà
300. Sân đà dạ di
301. Kê ra dạ di
302. Ðát đỏa dà lô trà tây
303. Hất rị đởm
304. Tỳ đà dạ xà
305. Sân đà dạ di
306. Kê ra dạ di
307. Ma ha ca ra
308. Ma đác rị già noa
309. Hất rị đởm
310. Tỳ đà dạ xà
311. Sân đà dạ di
312. Kê ra dạ di
313. Ca ba rị ca
314. Hất rị đởm
315. Tỳ đà dạ xà
316. Sân đà dạ di.
317. Kê ra dạ di
318. Xà dạ yết ra
319. Ma độ yết ra
320. Tát bà ra tha ta đạt na
321. Hất rị đởm
322. Tỳ đà dạ xà
323. Sân dà dạ di
324. Kê ra dạ di
325. Giả đốt ra
326. Bà kỳ nể
327. Hất rị đởm
328. Tỳ đà dạ xà
329. Sân đà dạ di
330. Kê ra dạ di
331. Tỳ rị dương hất rị tri
332. Nan đà kê sa ra
333. Dà noa bác đế
334. Sách hê dạ
335. Hất rị đởm
336. Tỳ đà dạ xà
337. Sân đà dạ di
338. Kê ra dạ di
339. Na yết na xá ra bà noa
340. Hất rị đởm
341. Tỳ đà dạ xà
342. Sân đà dạ di
343. Kê ra dạ di
344. A-la-hán
345. Hất rị đởm
346. Tỳ đà dạ xà
347. Sân đà dạ di
348. Kê ra dạ di
349. Tỳ đa ra dà
350. Hất rị đởm
351. Tỳ đà dạ xà
352. Sân đà dạ di
353. Kê ra dạ di
354. Bạt xà ra ba nể
355. Câu hê dạ câu hê dạ
356. Ca địa bát đế
357. Hất rị đởm
358. Tỳ đà dạ xà
359. Sân đà dạ di
360. Kê ra dạ di
361. Ra xoa vỏng
362. Bà dà phạm
363. ấn thố na mạ mạ tỏa
Ðệ Tứ
364. Bà dà phạm
365. Tát đác đa bát đác ra
366. Nam-mô tý đô đế
367. A tất đa na ra lặc ca
368. Ba ra bà
369. Tất phổ tra
370. Tỳ ca tát đác đa bát đế rị
371. Thập Phật ra thập Phật ra
372. Ðà ra đà ra
373. Tần đà ra tần đà ra
374. Sân đà sân đà
375. Hổ hồng hổ hồng.
376. Phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra phấn tra.
377. Ta ha
378. Hê hê phấn
379. A mâu ca da phấn
380. A ba ra đề ha da phấn
381. Ba ra bà ra đà phấn
382. A tố ra
383. Tỳ đà ra
384. Ba ca phấn
385. Tát bà đề bệ tệ phấn
386. Tát bà na dà tệ phấn
387. Tát bà dược xoa tệ phấn
388. Tát bà kiền thát bà tệ phấn
389. Tát bà bổ đơn na tệ phấn
390. Ca tra bổ đơn na tệ phấn
391. Tát bà đột lang chỉ đế tệ phấn.
392. Tát bà đột sáp tỷ lê
393. Hất sắc đế tệ phấn
394. Tát bà thập bà lê tệ phấn
395. Tát bà a bá tất ma lê tệ phấn
396. Tát bà xá ra bà noa tệ phấn.
397. Tát bà địa đế kê tệ phấn
398. Tát bà đát ma đà kê tệ phấn
399. Tát bà tệ đà da
400. Ra thệ giá lê tệ phấn
401. Xà dạ yết ra
402. Ma độ yết ra
403. Tát bà ra tha ta đà kê tệ phấn.
404. Tỳ địa dạ
405. Giá lê tệ phấn
406. Giả đô ra
407. Phược kỳ nể tệ phấn
408. Bạt xà ra
409. Câu ma rị;
410. Tỳ đà dạ
411. La thệ tệ phấn
412. Ma ha ba ra đinh dương
413. Xoa kỳ rị tệ phấn
414. Bạt xà ra thương yết ra dạ
415. Ba ra trượng kỳ ra xà da phấn
416. Ma ha ca ra dạ
417. Ma ha mạt đát rị ca noa
418. Nam-mô ta yết rị đa da phấn.
419. Tỷ sắc noa tỳ duệ phấn
420. Bột ra ha mâu ni duệ phấn
421. A kỳ ni duệ phấn
422. Ma ha yết rị duệ phấn
423. yết ra đàn tri duệ phấn
424. Miệc đát rị duệ phấn
425. Lao đát rị duệ phấn
426. Giá văn trà duệ phấn
427. Yết la ra đác rị duệ phấn.
428. Ca bát rị duệ phấn
429. A địa mục chất đa
430. Ca thi ma xá na
431. Bà tư nể duệ phấn
432. Diễn kiết chất
433. Tát đỏa bà tỏa
434. Mạ mạ ấn thố na mạ mạ tỏa.
Ðệ Ngũ
435. Ðột sắc tra chất đa
436. A mạt đác rị chất đa
437. Ô xà ha ra
438. Dà ba ha ra
439. Lô địa ra ha ra
440. Ta bà ha ra
441. Ma xà ha ra
442. Xà đa ha ra
443. Thị tỉ đa ha ra
444. Bạt lược dạ ha ra
445. Kiền đà ha ra
446. Bố sữ ba ha ra
447. Phả ra ha ra
448. Bà tả ha ra
449. Bát ba chất đa
450. Ðột sắc tra chất đa.
451. Lao đà ra chất đa
452. Dược xoa yết ra ha
453. Ra sát ta yết ra ha
454. Bế lệ đa yết ra ha
455. Tỳ xá giá yết ra ha
456. Bộ đa yết ra ha
457. Cưu bàn trà yết ra ha
458. Tất kiền đà yết ra ha
459. Ô đát ma đà yết ra ha
460. Xa dạ yết ra ha
461. A bá tất ma ra yết ra ha.
462. Trạch khê cách
463. Trà kỳ ni yết ra ha
464. Rị Phật đế yết ra ha
465. Xà di ca yết ra ha
466. Xá câu ni yết ra ha
467. Lao đà ra
468. Nan địa ca yết ra ha
469. A lam bà yết ra ha
470. Kiền độ ba ni yết ra ha
471. Thập phạt ra
472. Yên ca hê ca
473. Trị đế dược ca
474. Ðát lệ đế dược ca
475. Giả đột thác ca
476. Ni đề thập phạt ra
477. Tỉ sam ma thập phạt ra
478. Bạt để ca
479. Tỷ để ca
480. Thất lệ sắc mật ca
481. Ta nể bát để ca
482. Tát bà thập phạt ra
483. Thất lô kiết đế
484. Mạt đà bệ đạt lô chế kiếm
485. A ỷ lô kiềm
486. Mục khê lô kiềm
487. Yết rị đột lô kiềm
488. Yết ra ha
489. Yết lam yết noa du lam
490. Ðản đa du lam
491. Hất rị dạ du lam
492. Mạt mạ du lam
493. Bạt rị thất bà du lam
494. Tỷ lật sắc tra du lam
495. Ô đà ra du lam
496. Yết tri du lam
497. Bạt tất đế du lam
498. Ô lô du lam
499. Thường dà du lam
500. Hắc tất đa du lam
501. Bạt đà du lam
502. Ta phòng án dà
503. Bát ra trượng dà du lam
504. Bộ đa tỷ đa trà
505. Trà kỳ ni
506. Thập bà ra
507. Ðà đột lô ca
508. Kiến đốt lô kiết tri
509. Bà lộ đa tỳ
510. Tát bát lô
511. Ha lăng già
512. Du sa đát ra
513. Ta na yết ra
514. Tỳ sa dụ ca
515. A kỳ ni
516. Ô đà ca
517. Mạt ra bệ ra
518. Kiến đa ra
519. A ca ra
520. Mật rị đốt
521. Ðát liểm bộ ca
522. Ðịa lật lặc tra
523. Tỷ rị sắc chất ca
524. Tát bà na câu ra
525. Tứ dẫn dà tệ
526. Yết ra rị dược xoa
527. Ðác ra sô
528. Mạt ra thị
529. Phệ đế sam
530. Ta bệ sam
531. Tất đát đa bát đác ra
532. Ma ha bạt xà lô
533. Sắc ni sam
534. Ma ha bát lặc trượng kỳ lam
535. Dạ ba đột đà
536. Xá dụ xà na
537. Biện đát lệ noa
538. Tỳ đà da
539. Bàn đàm ca lô di
540. Ðế thù
541. Bàn đàm ca lô di
542. Bát ra tỳ đà
543. Bàn đàm ca lô di
544. Ðát điệt tha
545. Án
546. A na lệ
547. Tỳ xá đề
548. Bệ ra
549. Bạt xà ra
550. Ðà rị
551. Bàn đà bàn đà nể
552. Bạt xà ra bán ni phấn
553. Hổ hồng đô lô ung phấn
554. Ta bà ha.
Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú:
Âm Việt Nam theo bản tiếng sanscrit (chữ Phạn). Sư cụ Tuệ Nhuận xuất bản ở Hà Nội năm 1949
-I-
1 - Nam mô sát tát tha, sô ga đa da, a ra ha tê, sam muya sam bô đa sê.
2 - Nam mô sát tát tha, bu đa cô ti, si ni sam.
3 - Nam mô sát va, bu đa bu ti, sát ta bê tê.
4 - Nam mô sát ta nam, sam muya sam bô đa cô ti nam.
5 - Sa sê ra pa ca, săng ga nam.
6 - Nam mô lu kê a ra han ta nam.
7 - Nam mô su ru ta pa na nam.
8 - Nam mô sa khít ri ta ca mi nam.
9 - Nam mô lu kê sam mya ca ta nam.
10 - Sam mya ca pa ra, ti pa ta na nam.
11 - Nam mô đê va li si nan.
12 - Nam mô si ta da pi ti da, ta ra li si nan.
13 - Sê pa nu, gơ ra ha, sô ha sa ra ma tha nam.
14 - Nam mô pát ra ha ma ni.
15 - Nam mô in đa ra da.
16 - Nam mô ba ga va tê.
17 - Ru đa ra da.
18 - U ma pun ti.
19 - Sô hê da da.
20 - Nam mô ba ga va tê.
21 - Na ra da, na da.
22 - Phun cha ma ha, sam mu ta ra.
23 - Nam mô si khít ri ta da.
24 - Nam mô ba ga va tê.
25 - Ma ha ca ra da.
26 - Ti ri pa ra na ga ra.
27 - Pi ta ra, pa na ca ra da.
28 - A ti mu tê.
29 - Si ma sa na ni, ba si ni.
30 - Ma tát ri ga na.
31 - Nam mô si khít ri ta da.
32 - Nam mô ba ga va tê.
33 - Ta tha ga ta cô ra da.
34 - Nam mô pát tâu ma cô ra da.
35 - Nam mô pát cha ra cô ra da.
36 - Nam mô ma ni cô ra da.
37 - Nam mô ga cha cô ra da.
38 - Nam mô ba ga va tê.
39 - Ti ri đa su ra si na.
40 - Pa ra ha ra na ra cha da.
41 - Ta tha ga ta da.
42 - Nam mô ba ga va tê.
43 - Nam mô a mi ta ba da.
44 - Ta tha ga ta da.
45 - A ra ha tê.
46 - Sam mya sam bô đa da.
47 - Nam mô ba ga va tê.
48 - A sô bi da.
49 - Ta tha ga ta da.
50 - A ra ha tê.
51 - Sam mya sam bô đa da.
52 - Nam mô ba ga va tê.
53 - Bi sa cha da, cu ru phi chu ri da.
54 - Pa ra bà ra cha da.
55 - Ta tha ga ta da.
56 - Nam mô ba ga va tê.
57 - Sam pu su pi ta.
58 - Sát lin nai ra si cha da.
59 - Ta tha ga ta da.
60 - A ra ha tê.
61 - Sam mya sam bô đa da.
62 - Nam mô ba ga va tê.
63 - Sê kê dê mu na dây.
64 - Ta tha ga ta da.
65 - A ra ha tê.
66 - Sam mya sam bô đa da.
67 - Nam mô ba ga va tê.
68 - Si tát na kê tu ra cha da.
69 - Ta tha ga ta da.
70 - A ra ha tê.
71 - Sam mya sam bô đa da.
72 - Ti piêu, nam mô sát khít ri ta.
73 - Ê đam, ba ga va ta.
74 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
75 - Sát tát ta, pát tát lam.
76 - Nam mô a ba ra si đam.
77 - Paùt ra ti, dang ky ra.
78 - Sát ra ba, pu ta gơ ra ha.
79 - Ni gơ ra ha, khít ca ra ha ni.
80 - Pát ra, pi ti da, cha đa ni.
81 - A ca ra, mớt ri chu.
82 - Pát ri tát ra da, nang khít ri.
83 - Sát ra ba, pun đa na, mu sa ni.
84 - Sát ra ba, tát si cha.
85 - Tát si pháp, pun ma ni, phát ra ni.
86 - Chê tu ra, si ti nam.
87 - Gơ ra ha, sô ha sát ra nha cha.
88 - Pi ta pang sa na khít ri.
89 - A si cha pinh sê ti nam.
90 - Na sa sát tát ra nha cha.
91 - Pa ra sát tha na khít ri.
92 - A si cha nam.
93 - Ma ha gơ ra ha nha cha.
94 - Pi ta pang sát na khít ri.
95 - Sát va sê tu ru, ni ba ra nha cha.
96 - Hu lam tát si pháp, nan cha na sê ni.
97 - Pi sa sê, si tát ra.
98 - A kít ni, u đa ca ra nha cha.
99 - A pát ra si ta khu ra.
100 - Ma ha pát ra chên chi.
101 - Ma ha típ ta.
102 - Ma ha ti cha.
103 - Ma ha suê ta cha ba ra.
104 - Ma ha pát ra pun đa ra, ba si ni.
105 - A ri da ta ra.
106 - Pi ri cô ti.
107 - Si va pi cha da.
108 - Pát cha ra, ma ly ty.
109 - Pi sê ru ta.
110 - Pút tang mang ca.
111 - Pát cha ra, chi hô na a cha.
112 - Ma ra chi ba, pát ra chi ta.
113 - Pát cha ra sin chi.
114 - Pi sê ra cha.
115 - Sin ta sê, bê đê va, pu si ta.
116 - Su ma ru pa.
117 - Ma ha suê ta.
118 - A ri da ta ra.
119 - Ma ha ba ra, a pát ra.
120 - Pát cha ra, xương khít ra chê ba.
121 - Pát cha ra, cu ma ri.
122 - Cu lam ta ri.
123 - Pát cha ra, hốt sát ta cha.
124 - Pi ti da khin chê na, ma ri ca.
125 - Quát su mu, ba khít ra ta na.
126 - Vê rô cha na, cu ri da.
127 - Da ra thâu, si ni sam.
128 - Pi chi lam ba ma ni cha.
129 - Pát cha ra, ca na, ca pa ra ba.
130 - Rô cha na, pát cha ra, tân chi cha.
131 - Suê ta cha, ca ma ra.
132 - Sát sa si, pa ra ba.
133 - Ê tê di tê.
134 - Mu ta ra, kít na.
135 - Sô bê ra sam.
136 - Quát pham tu.
137 - In thâu na, ma ma sê.
- II -
138 - U hum,
139 - Ry si kít na.
140 - Pa ra, sê si ta.
141 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
142 - Hu hum,
143 - Tu ru ung,
144 - Chim ba na.
145 - Hu hum,
146 - Tu ru ung,
147 - Si đam ba na.
148 - Hu hum,
149 - Tu ru ung,
150 - Pa ra si đi da, sam pát soa, na khít ra.
151 - Hu hum,
152 - Tu ru ung,
153 - Sát va dác sa, hát ra sát sa.
154 - Gơ ra ha nha cha.
155 - Pi tang pang sát, na khít ra.
156 - Hu hum,
157 - Tu ru ung,
158 - Chê tu ra, si ti nam.
159 - Gơ ra ha, sa ha sát ra nam.
160 - Pi tang pang sát na ra.
161 - Hu hum,
162 - Tu ru ung,
163 - Ra soa,
164 - Ba ga va.
165 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
166 - Pa ra tim, cha kít ri.
167 - Ma ha, sô ha sát ra.
168 - Bút su sa, ha sát ra, si ri sa.
169 - Cô ti, sô ha sát ni, ti lê.
170 - A pi đi si, ba ri ta.
171 - Cha cha ang ca.
172 - Ma ha pát cha ru ta ra.
173 - Ti ri bô ba na.
174 - Man ta ra.
175 - U hum,
176 - Sa si ti, bô ba tu.
177 - Ma ma,
178 - In thâu na, ma ma sê.
- III -
179 - Ra cha ba da.
180 - Chu ra pát da.
181 - A chi ni ba da.
182 - U đa ca ba da.
183 - Pi sa ba da.
184 - Sê sát ta ra ba da.
185 - Ba ra chước khiết ra ba da.
186 - Tát sít soa ba da.
187 - A sê ni ba da.
188 - A ca ra mơ ri chu ba da.
189 - Ða ra ni, pu mi kim, ba ga va ta ba da.
190 - U ra ca, ba đa ba da.
191 - Rát cha than đa ba da.
192 - Na ga ba da.
193 - Pi thiêu tát ba da.
194 - Sô pa ra na ba da.
195 - Dác soa gơ ra ha.
196 - Ra soa si gơ ra ha.
197 - Pê ri ta gơ ra ha.
198 - Pi sa cha gơ ra ha.
199 - Pu ta gơ ra ha.
200 - Cu ban đa gơ ra ha.
201 - Pu tan na gơ ra ha.
202 - Ca cha pu tan na gơ ra ha.
203 - Si kin tu gơ ra ha.
204 - A pa si ma ra gơ ra ha.
205 - U than ma ta gơ ra ha.
206 - Sa da gơ ra ha.
207 - Hê ri ba ti gơ ra ha.
208 - Sê ta ha ri nam.
209 - Khít ba ha ri nam.
210 - Ru ti ra ha ri nam.
211 - Mang sa ha ri nam.
212 - Mê ta ha ri nam.
213 - Ma cha ha ri nam.
214 - Cha ta ha ri nu.
215 - Si pi ta ha ri nam.
216 - Pi ta ha ri nam.
217 - Ba đa ha ri nam.
218 - A su cha ha ri nu.
219 - Chít ta ha ri nu.
220 - Ti sam sát bi sam.
221 - Sát va gơ ra ha nam.
222 - Pi đa da cha, san đa da mi
223 - Kê ra da mi,
224 - Pa ri pát ra chê ca, cát ri tam.
225 - Pi đa da cha, san đa da mi
226 - Kê ra da mi,
227 - Ða din ni, cát ri tam.
228 - Pi đa da cha, san đa da mi
229 - Kê ra da mi,
230 - Ma ha pát su pát tát da,
231 - Ru đa ra, cát ri tam.
232 - Pi đa da cha, san đa da mi
233 - Kê ra da mi,
234 - Na ra da na, cát ri tam.
235 - Pi đa da cha, san đa da mi
236 - Kê ra da mi,
237 - Tát toa ga ru đa si, cát ri tam.
238 - Pi đa da cha, san đa da mi
239 - Kê ra da mi,
240 - Ma ha ca ra, ma tát ri ga na, cát ri tam.
241 - Pi đa da cha, san đa da mi
242 - Kê ra da mi,
243 - Ca pa ri ca, cát ri tam.
244 - Pi đa da cha, san đa da mi
245 - Kê ra da mi,
246 - Cha da khít ra, ma tu khít ra.
247 - Sát va ra tha sa tát na, cát ri tam.
248 - Pi đa da cha, san đa da mi
249 - Kê ra da mi,
250 - Chư chát ra, ba ky ni, cát ri tam.
251 - Pi đa da cha, san đa da mi
252 - Kê ra da mi,
253 - Pi ri dang cát ri chi
254 - Nan đa kê sa ra, ga na phun ti.
255 - Sát hê da, cát ri tam.
256 - Pi đa da cha, san đa da mi
257 - Kê ra da mi,
258 - Na khít na sa ra ba na, cát ri tam.
259 - Pi đa da cha, san đa da mi
260 - Kê ra da mi,
261 - A ra han, cát ri tam, pi đa da cha, san đa da mi,
262 - Kê ra da mi,
263 - Pi ta ra ga, cát ri tam.
264 - Pi đa da cha, san đa da mi
265 - Kê ra da mi, pát cha ra pa mi,
266 - Cu hê da cu hê da,
267 - Ca đi pát ti cát ri tam.
268 - Pi đa da cha, san đa da mi
269 - Kê ra da mi,
270 - Ra soa mang,
271 - Ba ga va,
272 - In thâu na ma ma sê.
- IV -
273 - Ba ga va,
274 - Si ta ta, pa tơ ra.
275 - Nam mô suy tu tê.
276 - A si ta na ra chi ca.
277 - Pa ra va, si phu cha.
278 - Pi ca sát tát ta pát ti ri.
279 - Sập phật ra sập phật ra,
280 - Ða ra đa ra,
281 - Văn đa ra, văn đa ra, san đa san đa.
282 - Hu hum,
283 - Hu hum.
284 - Phun cha,
285 - Phun cha, phun cha, phun cha, phun cha.
286 - Sô ha,
287 - Hê hê phun.
288 - A mâu ca da phun.
289 - A pa ra đê ha ta phun.
290 - Ba ra pa ra ta phun.
291 - A sô ra, pi ta ra, pa ca phun.
292 - Sát va đê bê pi phun.
293 - Sát va na ga pi phun.
294 - Sát va dác sa pi phun.
295 - Sát va gan đa va pi phun.
296 - Sát va pu ta na pi phun.
297 - Ca cha pu ta na pi phun.
298 - Sát va tát lang chi ti pi phun.
299 - Sát va tát sít pi lây, cát si ti pi phun.
300 - Sát va sấp ba lay pi phun.
301 - Sát va a pa si mô lay pi phun.
302 - Sát va sê ra ba na pi phun.
303 - Sát va ti tê kê pi phun.
304 - Sát va tát ma ta ky pi phun.
305 - Sát va pi ta da ra si cha lây pi phun.
306 - Cha da khít ra, ma tu khít ra,
307 - Sát va ra tha sa đa kê pi phun.
308 - Pi ti da cha lây pi phun.
309 - Chê tu ra, phác ky ni pi phun.
310 - Pát cha ra, cu ma ri,
311 - Pi ta da, ra si pi phun.
312 - Ma ha pa ra tinh dang, soa ky ri pi phun.
313 - Pát cha ra sang khít ra da,
314 - Pa ra chang ky ra cha da phun.
315 - Ma ha ca ra da,
316 - Ma ha mút tát ri ca na,
317 - Nam mô sa khít ri ta da phun.
318 - Pi si na phi dây phun.
319 - Pu ra ha mâu ni dây phun.
320 - A ky ni dây phun.
321 - Ma ha khít ri dây phun.
322 - Khít ra than chi dây phun.
323 - Mít tát ri dây phun.
324 - Ru tát ri dây phun.
325 - Cha man đa dây phun.
326 - Khít la ra tát ri dây phun.
327 - Ca phun ri dây phun.
328 - A ti mu chít ta, ca si ma sa na,
329 - Ba su ni dây phun.
330 - Din kít chít,
331 - Sát tô va sê,
332 - Ma ma in thâu na ma ma sê.
- V -
333 - Tát si cha chít ta.
334 - A mút tát ri chít ta.
335 - U cha ha ra.
336 - Ga ba ha ra.
337 - Rô ti ra ha ra.
338 - Ba sa ha ra.
339 - Ma cha ha ra.
340 - Cha ta ha ra.
341 - Si pi ta ha ra.
342 - Pát lác da ha ra.
343 - Khin ta ha ra.
344 - Pu sư pa ha ra.
345 - Phô ra ha ra.
346 - Ba sê ha ra.
347 - Pún pa chít ta.
348 - Tát si cha chít ta.
349 - Lu ta ra chít ta.
350 - Dác sa gơ ra ha.
351 - Ra sát sa gơ ra ha.
352 - Pay lê ta gơ ra ha.
353 - Pi sa cha gơ ra ha.
354 - Pu ta gơ ra ha.
355 - Cu ban đa gơ ra ha.
356 - Si khin ta gơ ra ha.
357 - U tát ma ta gơ ra ha.
358 - Sê dê gơ ra ha.
359 - A pa sát ma ra gơ ra ha.
360 - Chác khu cát, đa ky ni gơ ra ha.
361 - Ri pút ti gơ ra ha.
362 - Cha mi ca gơ ra ha.
363 - Sa cu ni gơ ra ha.
364 - Mu ta ra, nan ti ca gơ ra ha.
365 - A lam ba gơ ra ha.
366 - Khin tu pa ni gơ ra ha.
367 - Sập phạt ra, in ca hê ca.
368 - Chuy ti dác ca.
369 - Tát lê ti dác ca.
370 - Chê tát thác ca.
371 - Ni đê sập phạt ra, pi sam ma sập phạt ra.
372 - Pô ti ca,
373 - Pi ti ca,
374 - Sít lê si mi ca.
375 - Sa ni pun ti ca.
376 - Sát va sập phạt ra.
377 - Sít ru kít tê.
378 - Mút đa bi tát ru chê kim.
379 - A y ru khim.
380 - Mu khu ru khim.
381 - Khít ri tát ru khim.
382 - Khít ra ha, khít lam.
383 - Khít na su lam.
384 - Tan ta su lam.
385 - Ngát ri da su lam.
386 - Mát ma su lam.
387 - Pát ri si ba su lam.
388 - Pi lát si cha su lam.
389 - U ta ra su lam.
390 - Khít chi su lam.
391 - Pát si ti su lam.
392 - U ru su lam.
393 - Sang ca su lam.
394 - Hát si ta su lam.
395 - Pát ta su lam.
396 - Sa phang ang ca pát ra, chang kha su lam.
397 - Pu ta bi ta đa.
398 - Ða ky ni sấp ba ra.
399 - Ta tát ru ca, kin chát ru kít chi, ba lu ta pi.
400 - Sát pát ru ha lang ca.
401 - Su sa tát ra, sa na khít ra.
402 - Pi sa du ca.
403 - A ky ni, u ta ca.
404 - Mát ra bê ra, kin ta ra.
405 - A ca ra, mít ri chát, than lim pu ca.
406 - Ti lất chi cha.
407 - Pi ri sít chít ca.
408 - Sát va na khu ra.
409 - Si dan ga pi, khít ra ri dác sa, tát ra sô.
410 - Mát ra si, phê ti sam sa bê sam.
411 - Si ta ta, pa tơ ra.
412 - Ma ha pát cha ru, sít ni sam.
413 - Ma ha pa ra chang ky lam.
414 - Da pa tát đa sa du cha na.
415 - Pin tan ly na.
416 - Pi đa da, ban đam ca ru mi.
417 - Ti su, ban đam ca ru mi.
418 - Pát ra pi đa, ban đam ca ru mi.
419 - Ta đya tha.
420 - A ôm,
421 - A na lê,
422 - Bi su đê,
423 - Bê ra, pát cha ra, đa ri.
424 - Pun đa pun đa ni,
425 - Pát cha ra pang ni phun.
426 - Hu hum tu ru ung phun,
427 - Sô va ha.
Tâm Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn
Kinh và chú lăng nghiêm rất quan trọng vì liên quan đến sự tồn vong của phật pháp (Trong kinh Pháp Diệt Tận có nói rất rõ ràng: "Vào thời mạt pháp kinh Thủ-lăng-nghiêm bị hoại diệt trước hết, sau đó các kinh khác dần dần biến mất.")
Chú lăng nghiêm là vua các chú:
- Công năng diệt trừ tâm dâm dục;
- Phá tan tà chú, bùa yểm của ngoại đạo;
- Hàng phục tà ma ( ma quỷ rất khiếp sợ khi nghe đến chú này);
- Ngừời trì chú có được đại định, trí tuệ;
- Được chư Phật và Bồ tát ủng hộ, bảo vệ;
....
Công năng của Chú không thể nào nói hết cho cùng
Chúng ta là phàm phu nên một lúc nào đó trong con người ta ham muốn sắc dục trổi dậy và cảm thấy khó kiểm soát hành vi của mình thì hãy nhớ ngay đến chú Thủ Lăng Nghiêm- chú này có 427 câu không dễ để học thuộc hết nhưng thuộc được tâm chú cũng là quá tốt rồi :
OM ANALE VISADE VIRA VAJRA-DHARE BANDHA BANDHANI VAJRA-PANI PHAT HUM TRUM PHAT SVAHA ( đọc ít nhất 7 lần)
Chú lăng nghiêm oai lực rất mạnh chỉ đọc qua vài làn đã thấy ngay có cảm ứng. Cứ coi như bình thường,không suy nghĩ, không phân biệt, không tính toán gì cả _cứ thành tâm mà niệm thôi.
Chú Đại Bi Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)
Chú Đại Bi Từng Dòng:
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.
Hướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn Thần chú là bản tâm của chư Phật, là mật ngữ của chư Phật, chư đại Bồ Tát, lưu xuất từ đại định tam muội, đúc kết tất cả tinh hoa vi diệu trong vũ trụ. Chú là một dạng ngữ âm Dharani, chỉ có âm, những âm ấy khi đọc, khi trì có thể diệt hết vọng tưởng, thân tâm an lạc, thanh tịnh, có những câu chú dành cho những bậc khác nhau, giúp dẹp trừ các chướng phiền não, từ sơ địa tiến lên thập địa. nên khi trì chú, nương theo ngữ âm mà diệt vọng tưởng, thì được lợi ích rất lớn. Nay mình thấy chú đại bi nguyên âm tiếng Phạn có công năng như thế, nên phát tâm phiên âm sang việt văn, nhưng vẫn đọc đúng âm tiếng phạn.
Ngữ âm dharani có công năng rất lớn đến tác động tâm lý con người và chúng sanh. Những từ ngữ, lời nói thông thường hằng ngày mà mọi người sử dụng đều là ngữ âm dharani hết đấy. Từ ngữ thô kệch, khó nghe…thì làm cho tâm con người sân hận, chán ghét. Từ ngữ mềm dịu, êm tai…thì làm cho tâm con người mê hoặc, si mê. Từ ngữ mạnh mẽ, làm tâm con người khởi lên tranh đấu…Như những thứ âm nhạc hay, làm tâm con người si mê. Đức Phật từng dạy, những người tu hành không nên chìm đắm vào âm nhạc, không nghe ngôn luận thế gian, tránh chúng như tránh hố độc, vì tất cả chúng đều là ngữ âm khiến tâm người mê loạn. người hiểu được ngữ âm dharani, thì có thể tránh được các si mê cho mình và cho người.
Bản Chú Đại Bi tiếng Phạn (Maha Karuna Dharani): Namo ratnatràyàya.
Namo Aryàvalokites’varàya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.
Om sarva rabhaye sunadhàsya.
Namo skirtva imam aryàvalotites’vara ramdhava.
Namo narakindhi hrih mahàvadhasvàme.
Sarvàrthato subham ajeyam sarvasata. Namo varga mahàdhàtu.
Tadyathà: om avaloki lokate karate.
Ehrih mahà bodhisattva sarva sarva mala mala.
Mahi hrdayam kuru kuru karman.
Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.
Dhara dhara dhirini svaràya.
Cala cala mama vimala muktir.
Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari.
Basha basham prasàya hulu hulu mara.
Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru.
Bodhiya bodhiya bodhaya bodhaya.
Maitreya narakindi dhrish nina.
Bhayamana svaha siddhaya svàhà.
Maha siddhàya svaha.
Siddha yoge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà.
Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.
Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.
Padma kastàya svaha.
Nirakindi vagalàya svaha.
Mavari śankaraya svāhā.
Namo ratnatràyàya. Namo aryàvalokites’varaya svaha.
Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.
1 - Nam mô sát tát tha, sô ga đa da, a ra ha tê, sam muya sam bô đa sê.
2 - Nam mô sát tát tha, bu đa cô ti, si ni sam.
3 - Nam mô sát va, bu đa bu ti, sát ta bê tê.
4 - Nam mô sát ta nam, sam muya sam bô đa cô ti nam.
5 - Sa sê ra pa ca, săng ga nam.
6 - Nam mô lu kê a ra han ta nam.
7 - Nam mô su ru ta pa na nam.
8 - Nam mô sa khít ri ta ca mi nam.
9 - Nam mô lu kê sam mya ca ta nam.
10 - Sam mya ca pa ra, ti pa ta na nam.
11 - Nam mô đê va li si nan.
12 - Nam mô si ta da pi ti da, ta ra li si nan.
13 - Sê pa nu, gơ ra ha, sô ha sa ra ma tha nam.
14 - Nam mô pát ra ha ma ni.
15 - Nam mô in đa ra da.
16 - Nam mô ba ga va tê.
17 - Ru đa ra da.
18 - U ma pun ti.
19 - Sô hê da da.
20 - Nam mô ba ga va tê.
21 - Na ra da, na da.
22 - Phun cha ma ha, sam mu ta ra.
23 - Nam mô si khít ri ta da.
24 - Nam mô ba ga va tê.
25 - Ma ha ca ra da.
26 - Ti ri pa ra na ga ra.
27 - Pi ta ra, pa na ca ra da.
28 - A ti mu tê.
29 - Si ma sa na ni, ba si ni.
30 - Ma tát ri ga na.
31 - Nam mô si khít ri ta da.
32 - Nam mô ba ga va tê.
33 - Ta tha ga ta cô ra da.
34 - Nam mô pát tâu ma cô ra da.
35 - Nam mô pát cha ra cô ra da.
36 - Nam mô ma ni cô ra da.
37 - Nam mô ga cha cô ra da.
38 - Nam mô ba ga va tê.
39 - Ti ri đa su ra si na.
40 - Pa ra ha ra na ra cha da.
41 - Ta tha ga ta da.
42 - Nam mô ba ga va tê.
43 - Nam mô a mi ta ba da.
44 - Ta tha ga ta da.
45 - A ra ha tê.
46 - Sam mya sam bô đa da.
47 - Nam mô ba ga va tê.
48 - A sô bi da.
49 - Ta tha ga ta da.
50 - A ra ha tê.
51 - Sam mya sam bô đa da.
52 - Nam mô ba ga va tê.
53 - Bi sa cha da, cu ru phi chu ri da.
54 - Pa ra bà ra cha da.
55 - Ta tha ga ta da.
56 - Nam mô ba ga va tê.
57 - Sam pu su pi ta.
58 - Sát lin nai ra si cha da.
59 - Ta tha ga ta da.
60 - A ra ha tê.
61 - Sam mya sam bô đa da.
62 - Nam mô ba ga va tê.
63 - Sê kê dê mu na dây.
64 - Ta tha ga ta da.
65 - A ra ha tê.
66 - Sam mya sam bô đa da.
67 - Nam mô ba ga va tê.
68 - Si tát na kê tu ra cha da.
69 - Ta tha ga ta da.
70 - A ra ha tê.
71 - Sam mya sam bô đa da.
72 - Ti piêu, nam mô sát khít ri ta.
73 - Ê đam, ba ga va ta.
74 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
75 - Sát tát ta, pát tát lam.
76 - Nam mô a ba ra si đam.
77 - Paùt ra ti, dang ky ra.
78 - Sát ra ba, pu ta gơ ra ha.
79 - Ni gơ ra ha, khít ca ra ha ni.
80 - Pát ra, pi ti da, cha đa ni.
81 - A ca ra, mớt ri chu.
82 - Pát ri tát ra da, nang khít ri.
83 - Sát ra ba, pun đa na, mu sa ni.
84 - Sát ra ba, tát si cha.
85 - Tát si pháp, pun ma ni, phát ra ni.
86 - Chê tu ra, si ti nam.
87 - Gơ ra ha, sô ha sát ra nha cha.
88 - Pi ta pang sa na khít ri.
89 - A si cha pinh sê ti nam.
90 - Na sa sát tát ra nha cha.
91 - Pa ra sát tha na khít ri.
92 - A si cha nam.
93 - Ma ha gơ ra ha nha cha.
94 - Pi ta pang sát na khít ri.
95 - Sát va sê tu ru, ni ba ra nha cha.
96 - Hu lam tát si pháp, nan cha na sê ni.
97 - Pi sa sê, si tát ra.
98 - A kít ni, u đa ca ra nha cha.
99 - A pát ra si ta khu ra.
100 - Ma ha pát ra chên chi.
101 - Ma ha típ ta.
102 - Ma ha ti cha.
103 - Ma ha suê ta cha ba ra.
104 - Ma ha pát ra pun đa ra, ba si ni.
105 - A ri da ta ra.
106 - Pi ri cô ti.
107 - Si va pi cha da.
108 - Pát cha ra, ma ly ty.
109 - Pi sê ru ta.
110 - Pút tang mang ca.
111 - Pát cha ra, chi hô na a cha.
112 - Ma ra chi ba, pát ra chi ta.
113 - Pát cha ra sin chi.
114 - Pi sê ra cha.
115 - Sin ta sê, bê đê va, pu si ta.
116 - Su ma ru pa.
117 - Ma ha suê ta.
118 - A ri da ta ra.
119 - Ma ha ba ra, a pát ra.
120 - Pát cha ra, xương khít ra chê ba.
121 - Pát cha ra, cu ma ri.
122 - Cu lam ta ri.
123 - Pát cha ra, hốt sát ta cha.
124 - Pi ti da khin chê na, ma ri ca.
125 - Quát su mu, ba khít ra ta na.
126 - Vê rô cha na, cu ri da.
127 - Da ra thâu, si ni sam.
128 - Pi chi lam ba ma ni cha.
129 - Pát cha ra, ca na, ca pa ra ba.
130 - Rô cha na, pát cha ra, tân chi cha.
131 - Suê ta cha, ca ma ra.
132 - Sát sa si, pa ra ba.
133 - Ê tê di tê.
134 - Mu ta ra, kít na.
135 - Sô bê ra sam.
136 - Quát pham tu.
137 - In thâu na, ma ma sê.
- II -
138 - U hum,
139 - Ry si kít na.
140 - Pa ra, sê si ta.
141 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
142 - Hu hum,
143 - Tu ru ung,
144 - Chim ba na.
145 - Hu hum,
146 - Tu ru ung,
147 - Si đam ba na.
148 - Hu hum,
149 - Tu ru ung,
150 - Pa ra si đi da, sam pát soa, na khít ra.
151 - Hu hum,
152 - Tu ru ung,
153 - Sát va dác sa, hát ra sát sa.
154 - Gơ ra ha nha cha.
155 - Pi tang pang sát, na khít ra.
156 - Hu hum,
157 - Tu ru ung,
158 - Chê tu ra, si ti nam.
159 - Gơ ra ha, sa ha sát ra nam.
160 - Pi tang pang sát na ra.
161 - Hu hum,
162 - Tu ru ung,
163 - Ra soa,
164 - Ba ga va.
165 - Sát tát tha, ga tu si ni sam.
166 - Pa ra tim, cha kít ri.
167 - Ma ha, sô ha sát ra.
168 - Bút su sa, ha sát ra, si ri sa.
169 - Cô ti, sô ha sát ni, ti lê.
170 - A pi đi si, ba ri ta.
171 - Cha cha ang ca.
172 - Ma ha pát cha ru ta ra.
173 - Ti ri bô ba na.
174 - Man ta ra.
175 - U hum,
176 - Sa si ti, bô ba tu.
177 - Ma ma,
178 - In thâu na, ma ma sê.
- III -
179 - Ra cha ba da.
180 - Chu ra pát da.
181 - A chi ni ba da.
182 - U đa ca ba da.
183 - Pi sa ba da.
184 - Sê sát ta ra ba da.
185 - Ba ra chước khiết ra ba da.
186 - Tát sít soa ba da.
187 - A sê ni ba da.
188 - A ca ra mơ ri chu ba da.
189 - Ða ra ni, pu mi kim, ba ga va ta ba da.
190 - U ra ca, ba đa ba da.
191 - Rát cha than đa ba da.
192 - Na ga ba da.
193 - Pi thiêu tát ba da.
194 - Sô pa ra na ba da.
195 - Dác soa gơ ra ha.
196 - Ra soa si gơ ra ha.
197 - Pê ri ta gơ ra ha.
198 - Pi sa cha gơ ra ha.
199 - Pu ta gơ ra ha.
200 - Cu ban đa gơ ra ha.
201 - Pu tan na gơ ra ha.
202 - Ca cha pu tan na gơ ra ha.
203 - Si kin tu gơ ra ha.
204 - A pa si ma ra gơ ra ha.
205 - U than ma ta gơ ra ha.
206 - Sa da gơ ra ha.
207 - Hê ri ba ti gơ ra ha.
208 - Sê ta ha ri nam.
209 - Khít ba ha ri nam.
210 - Ru ti ra ha ri nam.
211 - Mang sa ha ri nam.
212 - Mê ta ha ri nam.
213 - Ma cha ha ri nam.
214 - Cha ta ha ri nu.
215 - Si pi ta ha ri nam.
216 - Pi ta ha ri nam.
217 - Ba đa ha ri nam.
218 - A su cha ha ri nu.
219 - Chít ta ha ri nu.
220 - Ti sam sát bi sam.
221 - Sát va gơ ra ha nam.
222 - Pi đa da cha, san đa da mi
223 - Kê ra da mi,
224 - Pa ri pát ra chê ca, cát ri tam.
225 - Pi đa da cha, san đa da mi
226 - Kê ra da mi,
227 - Ða din ni, cát ri tam.
228 - Pi đa da cha, san đa da mi
229 - Kê ra da mi,
230 - Ma ha pát su pát tát da,
231 - Ru đa ra, cát ri tam.
232 - Pi đa da cha, san đa da mi
233 - Kê ra da mi,
234 - Na ra da na, cát ri tam.
235 - Pi đa da cha, san đa da mi
236 - Kê ra da mi,
237 - Tát toa ga ru đa si, cát ri tam.
238 - Pi đa da cha, san đa da mi
239 - Kê ra da mi,
240 - Ma ha ca ra, ma tát ri ga na, cát ri tam.
241 - Pi đa da cha, san đa da mi
242 - Kê ra da mi,
243 - Ca pa ri ca, cát ri tam.
244 - Pi đa da cha, san đa da mi
245 - Kê ra da mi,
246 - Cha da khít ra, ma tu khít ra.
247 - Sát va ra tha sa tát na, cát ri tam.
248 - Pi đa da cha, san đa da mi
249 - Kê ra da mi,
250 - Chư chát ra, ba ky ni, cát ri tam.
251 - Pi đa da cha, san đa da mi
252 - Kê ra da mi,
253 - Pi ri dang cát ri chi
254 - Nan đa kê sa ra, ga na phun ti.
255 - Sát hê da, cát ri tam.
256 - Pi đa da cha, san đa da mi
257 - Kê ra da mi,
258 - Na khít na sa ra ba na, cát ri tam.
259 - Pi đa da cha, san đa da mi
260 - Kê ra da mi,
261 - A ra han, cát ri tam, pi đa da cha, san đa da mi,
262 - Kê ra da mi,
263 - Pi ta ra ga, cát ri tam.
264 - Pi đa da cha, san đa da mi
265 - Kê ra da mi, pát cha ra pa mi,
266 - Cu hê da cu hê da,
267 - Ca đi pát ti cát ri tam.
268 - Pi đa da cha, san đa da mi
269 - Kê ra da mi,
270 - Ra soa mang,
271 - Ba ga va,
272 - In thâu na ma ma sê.
- IV -
273 - Ba ga va,
274 - Si ta ta, pa tơ ra.
275 - Nam mô suy tu tê.
276 - A si ta na ra chi ca.
277 - Pa ra va, si phu cha.
278 - Pi ca sát tát ta pát ti ri.
279 - Sập phật ra sập phật ra,
280 - Ða ra đa ra,
281 - Văn đa ra, văn đa ra, san đa san đa.
282 - Hu hum,
283 - Hu hum.
284 - Phun cha,
285 - Phun cha, phun cha, phun cha, phun cha.
286 - Sô ha,
287 - Hê hê phun.
288 - A mâu ca da phun.
289 - A pa ra đê ha ta phun.
290 - Ba ra pa ra ta phun.
291 - A sô ra, pi ta ra, pa ca phun.
292 - Sát va đê bê pi phun.
293 - Sát va na ga pi phun.
294 - Sát va dác sa pi phun.
295 - Sát va gan đa va pi phun.
296 - Sát va pu ta na pi phun.
297 - Ca cha pu ta na pi phun.
298 - Sát va tát lang chi ti pi phun.
299 - Sát va tát sít pi lây, cát si ti pi phun.
300 - Sát va sấp ba lay pi phun.
301 - Sát va a pa si mô lay pi phun.
302 - Sát va sê ra ba na pi phun.
303 - Sát va ti tê kê pi phun.
304 - Sát va tát ma ta ky pi phun.
305 - Sát va pi ta da ra si cha lây pi phun.
306 - Cha da khít ra, ma tu khít ra,
307 - Sát va ra tha sa đa kê pi phun.
308 - Pi ti da cha lây pi phun.
309 - Chê tu ra, phác ky ni pi phun.
310 - Pát cha ra, cu ma ri,
311 - Pi ta da, ra si pi phun.
312 - Ma ha pa ra tinh dang, soa ky ri pi phun.
313 - Pát cha ra sang khít ra da,
314 - Pa ra chang ky ra cha da phun.
315 - Ma ha ca ra da,
316 - Ma ha mút tát ri ca na,
317 - Nam mô sa khít ri ta da phun.
318 - Pi si na phi dây phun.
319 - Pu ra ha mâu ni dây phun.
320 - A ky ni dây phun.
321 - Ma ha khít ri dây phun.
322 - Khít ra than chi dây phun.
323 - Mít tát ri dây phun.
324 - Ru tát ri dây phun.
325 - Cha man đa dây phun.
326 - Khít la ra tát ri dây phun.
327 - Ca phun ri dây phun.
328 - A ti mu chít ta, ca si ma sa na,
329 - Ba su ni dây phun.
330 - Din kít chít,
331 - Sát tô va sê,
332 - Ma ma in thâu na ma ma sê.
- V -
333 - Tát si cha chít ta.
334 - A mút tát ri chít ta.
335 - U cha ha ra.
336 - Ga ba ha ra.
337 - Rô ti ra ha ra.
338 - Ba sa ha ra.
339 - Ma cha ha ra.
340 - Cha ta ha ra.
341 - Si pi ta ha ra.
342 - Pát lác da ha ra.
343 - Khin ta ha ra.
344 - Pu sư pa ha ra.
345 - Phô ra ha ra.
346 - Ba sê ha ra.
347 - Pún pa chít ta.
348 - Tát si cha chít ta.
349 - Lu ta ra chít ta.
350 - Dác sa gơ ra ha.
351 - Ra sát sa gơ ra ha.
352 - Pay lê ta gơ ra ha.
353 - Pi sa cha gơ ra ha.
354 - Pu ta gơ ra ha.
355 - Cu ban đa gơ ra ha.
356 - Si khin ta gơ ra ha.
357 - U tát ma ta gơ ra ha.
358 - Sê dê gơ ra ha.
359 - A pa sát ma ra gơ ra ha.
360 - Chác khu cát, đa ky ni gơ ra ha.
361 - Ri pút ti gơ ra ha.
362 - Cha mi ca gơ ra ha.
363 - Sa cu ni gơ ra ha.
364 - Mu ta ra, nan ti ca gơ ra ha.
365 - A lam ba gơ ra ha.
366 - Khin tu pa ni gơ ra ha.
367 - Sập phạt ra, in ca hê ca.
368 - Chuy ti dác ca.
369 - Tát lê ti dác ca.
370 - Chê tát thác ca.
371 - Ni đê sập phạt ra, pi sam ma sập phạt ra.
372 - Pô ti ca,
373 - Pi ti ca,
374 - Sít lê si mi ca.
375 - Sa ni pun ti ca.
376 - Sát va sập phạt ra.
377 - Sít ru kít tê.
378 - Mút đa bi tát ru chê kim.
379 - A y ru khim.
380 - Mu khu ru khim.
381 - Khít ri tát ru khim.
382 - Khít ra ha, khít lam.
383 - Khít na su lam.
384 - Tan ta su lam.
385 - Ngát ri da su lam.
386 - Mát ma su lam.
387 - Pát ri si ba su lam.
388 - Pi lát si cha su lam.
389 - U ta ra su lam.
390 - Khít chi su lam.
391 - Pát si ti su lam.
392 - U ru su lam.
393 - Sang ca su lam.
394 - Hát si ta su lam.
395 - Pát ta su lam.
396 - Sa phang ang ca pát ra, chang kha su lam.
397 - Pu ta bi ta đa.
398 - Ða ky ni sấp ba ra.
399 - Ta tát ru ca, kin chát ru kít chi, ba lu ta pi.
400 - Sát pát ru ha lang ca.
401 - Su sa tát ra, sa na khít ra.
402 - Pi sa du ca.
403 - A ky ni, u ta ca.
404 - Mát ra bê ra, kin ta ra.
405 - A ca ra, mít ri chát, than lim pu ca.
406 - Ti lất chi cha.
407 - Pi ri sít chít ca.
408 - Sát va na khu ra.
409 - Si dan ga pi, khít ra ri dác sa, tát ra sô.
410 - Mát ra si, phê ti sam sa bê sam.
411 - Si ta ta, pa tơ ra.
412 - Ma ha pát cha ru, sít ni sam.
413 - Ma ha pa ra chang ky lam.
414 - Da pa tát đa sa du cha na.
415 - Pin tan ly na.
416 - Pi đa da, ban đam ca ru mi.
417 - Ti su, ban đam ca ru mi.
418 - Pát ra pi đa, ban đam ca ru mi.
419 - Ta đya tha.
420 - A ôm,
421 - A na lê,
422 - Bi su đê,
423 - Bê ra, pát cha ra, đa ri.
424 - Pun đa pun đa ni,
425 - Pát cha ra pang ni phun.
426 - Hu hum tu ru ung phun,
427 - Sô va ha.
Tâm Chú Lăng Nghiêm Tiếng Phạn
Kinh và chú lăng nghiêm rất quan trọng vì liên quan đến sự tồn vong của phật pháp (Trong kinh Pháp Diệt Tận có nói rất rõ ràng: "Vào thời mạt pháp kinh Thủ-lăng-nghiêm bị hoại diệt trước hết, sau đó các kinh khác dần dần biến mất.")
Chú lăng nghiêm là vua các chú:
- Công năng diệt trừ tâm dâm dục;
- Phá tan tà chú, bùa yểm của ngoại đạo;
- Hàng phục tà ma ( ma quỷ rất khiếp sợ khi nghe đến chú này);
- Ngừời trì chú có được đại định, trí tuệ;
- Được chư Phật và Bồ tát ủng hộ, bảo vệ;
....
Công năng của Chú không thể nào nói hết cho cùng
Chúng ta là phàm phu nên một lúc nào đó trong con người ta ham muốn sắc dục trổi dậy và cảm thấy khó kiểm soát hành vi của mình thì hãy nhớ ngay đến chú Thủ Lăng Nghiêm- chú này có 427 câu không dễ để học thuộc hết nhưng thuộc được tâm chú cũng là quá tốt rồi :
OM ANALE VISADE VIRA VAJRA-DHARE BANDHA BANDHANI VAJRA-PANI PHAT HUM TRUM PHAT SVAHA ( đọc ít nhất 7 lần)
Chú lăng nghiêm oai lực rất mạnh chỉ đọc qua vài làn đã thấy ngay có cảm ứng. Cứ coi như bình thường,không suy nghĩ, không phân biệt, không tính toán gì cả _cứ thành tâm mà niệm thôi.
Chú Đại Bi Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)
Chú Đại Bi Từng Dòng:
Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần).
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
1. Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
2. Nam mô a rị da
3. Bà lô yết đế thước bát ra da
4. Bồ Đề tát đỏa bà da
5. Ma ha tát đỏa bà da
6. Ma ha ca lô ni ca da
7. Án
8. Tát bàn ra phạt duệ
9. Số đát na đát tỏa
10.Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a rị da
11.Bà lô kiết đế thất Phật ra lăng đà bà
12.Nam mô na ra cẩn trì
13.Hê rị, ma ha bàn đa sa mế
14.Tát bà a tha đậu du bằng
15.A thệ dựng
16.Tát bà tát đa (Na ma bà tát đa)
17.Na ma bà dà
18.Ma phạt đạt đậu đát điệt tha
19.Án. A bà lô hê
20.Lô ca đế
21.Ca ra đế
22.Di hê rị
23.Ma ha bồ đề tát đỏa
24.Tát bà tát bà
25.Ma ra ma ra
26.Ma hê ma hê rị đà dựng
27.Cu lô cu lô yết mông
28.Độ lô độ lô phạt xà da đế
29.Ma ha phạt xà da đế
30.Đà ra đà ra
31.Địa rị ni
32.Thất Phật ra da
33.Giá ra giá ra
34.Mạ mạ phạt ma ra
35.Mục đế lệ
36.Y hê di hê
37.Thất na thất na
38 A Ra sâm Phật ra xá lợi
39.Phạt sa phạt sâm
40.Phật ra xá da
41.Hô lô hô lô ma ra
42.Hô lô hô lô hê rị
43.Ta ra ta ra
44.Tất rị tất rị
45.Tô rô tô rô
46.Bồ Đề dạ Bồ Đề dạ
47.Bồ đà dạ bồ đà dạ
48.Di đế rị dạ
49.Na ra cẩn trì
50.Địa rị sắc ni na
51.Ba dạ ma na
52.Ta bà ha
53.Tất đà dạ
54.Ta bà ha
55.Ma ha tất đà dạ
56.Ta bà ha
57.Tất đà du nghệ
58.Thất bàn ra dạ
59.Ta bà ha
60.Na ra cẩn trì
61.Ta bà ha
62.Ma ra na ra
63.Ta bà ha
64.Tất ra tăng a mục khê da
65.Ta bà ha
66.Ta bà ma ha a tất đà dạ
67.Ta bà ha
68.Giả kiết ra a tất đà dạ
69.Ta bà ha
70.Ba đà ma kiết tất đà dạ
71.Ta bà ha
72.Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ
73.Ta bà ha
74.Ma bà rị thắng yết ra dạ
75.Ta bà ha
76.Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da
77.Nam mô a rị da
78.Bà lô kiết đế
79.Thước bàn ra dạ
80.Ta bà ha
81.Án. Tất điện đô
82.Mạn đà ra
83.Bạt đà gia
84.Ta bà ha.
Hướng dẫn học Chú Đại Bi tiếng Phạn Thần chú là bản tâm của chư Phật, là mật ngữ của chư Phật, chư đại Bồ Tát, lưu xuất từ đại định tam muội, đúc kết tất cả tinh hoa vi diệu trong vũ trụ. Chú là một dạng ngữ âm Dharani, chỉ có âm, những âm ấy khi đọc, khi trì có thể diệt hết vọng tưởng, thân tâm an lạc, thanh tịnh, có những câu chú dành cho những bậc khác nhau, giúp dẹp trừ các chướng phiền não, từ sơ địa tiến lên thập địa. nên khi trì chú, nương theo ngữ âm mà diệt vọng tưởng, thì được lợi ích rất lớn. Nay mình thấy chú đại bi nguyên âm tiếng Phạn có công năng như thế, nên phát tâm phiên âm sang việt văn, nhưng vẫn đọc đúng âm tiếng phạn.
Ngữ âm dharani có công năng rất lớn đến tác động tâm lý con người và chúng sanh. Những từ ngữ, lời nói thông thường hằng ngày mà mọi người sử dụng đều là ngữ âm dharani hết đấy. Từ ngữ thô kệch, khó nghe…thì làm cho tâm con người sân hận, chán ghét. Từ ngữ mềm dịu, êm tai…thì làm cho tâm con người mê hoặc, si mê. Từ ngữ mạnh mẽ, làm tâm con người khởi lên tranh đấu…Như những thứ âm nhạc hay, làm tâm con người si mê. Đức Phật từng dạy, những người tu hành không nên chìm đắm vào âm nhạc, không nghe ngôn luận thế gian, tránh chúng như tránh hố độc, vì tất cả chúng đều là ngữ âm khiến tâm người mê loạn. người hiểu được ngữ âm dharani, thì có thể tránh được các si mê cho mình và cho người.
Bản Chú Đại Bi tiếng Phạn (Maha Karuna Dharani): Namo ratnatràyàya.
Namo Aryàvalokites’varàya Bodhisattvaya Mahasattvaya Mahàkarunikàya.
Om sarva rabhaye sunadhàsya.
Namo skirtva imam aryàvalotites’vara ramdhava.
Namo narakindhi hrih mahàvadhasvàme.
Sarvàrthato subham ajeyam sarvasata. Namo varga mahàdhàtu.
Tadyathà: om avaloki lokate karate.
Ehrih mahà bodhisattva sarva sarva mala mala.
Mahi hrdayam kuru kuru karman.
Dhuru dhuru vijàyate mahàvijayati.
Dhara dhara dhirini svaràya.
Cala cala mama vimala muktir.
Ehi ehi s’ina s’ina àrsam prasari.
Basha basham prasàya hulu hulu mara.
Hulu hulu hrih sara sara siri siri suru suru.
Bodhiya bodhiya bodhaya bodhaya.
Maitreya narakindi dhrish nina.
Bhayamana svaha siddhaya svàhà.
Maha siddhàya svaha.
Siddha yoge s’varaya svaha. Nirakindi svàhà.
Mara nara svaha s’ira Simha mukhàya svaha.
Sarva maha asiddhaya svaha. Cakràsiddhaya svaha.
Padma kastàya svaha.
Nirakindi vagalàya svaha.
Mavari śankaraya svāhā.
Namo ratnatràyàya. Namo aryàvalokites’varaya svaha.
Om siddhyantu mantra pàdàya svàhà.
Chú Đại Bi Tiếng Phạn (phiên âm Việt):
MA HA KA RU NA ĐA RA NI
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, bô đi sát toa da, ma ha sát toa da, ma ha ka ru ni ka da. Ôm, sa va, ra ba da, su đa na đa siê. Na más, kri toa, i mam, a ria va lô ki tê soa ram, đa va. Na mô na ra kin đi, ha ra dê, ma ha va đa sa mê. Sa va, a tha đu, su bam, a jê dam, sa va sát toa, na ma va sát toa. Na mô va ga, ma va đu đu.
Ta đia tha: Ôm, a va lô kê, lô ka tê, ka ra tê, ê hi rê, ma ha bô đi sát toa, sa va sa va, ma la ma la, ma hê, ma hi rê đa dam, ku ru ku ru, ka mum, đu ru đu ru, vi ja da tê, ma ha vi ja da tê, đa ra đa ra, đi ri ni, soa ra da, cha la cha la, ma ma, va ma ra, múc tê lê, ê hê ê hê, chin đa chin đa, a ra sam, pra cha li, va sa va sam, pra sa da, hu ru hu ru, ma ra, hu ru hu ru hi ri, sa ra sa ra, si ri si ri, su ru su ru, bô đi da, bô đi da, bô đa da, bô đa da, mai tri da, na ra kin đi. Đa si ni na, pa da ma na, soa ha. Sít đa da, soa ha. Ma ha sít đa da, soa ha. Sít đa dô gê, soa ra da, soa ha. Na ra kin đi, soa ha. Ma ra na ra, soa ha. Si ra sam, a mu kha da, soa ha. Sa va, ma ha a sít đa da, soa ha. Chác ra, a sít đa da, soa ha. Pát ma kás ta da, soa ha. Na ra kin đi, va ga ra da, soa ha. Ma va ri, san kha ra da, soa ha.
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, soa ha. Ôm, sít dan tu, man tra, pa đa da, soa ha
Chú đại bi tiếng Phạn Chú là những từ ngữ không có nghĩa, nên những ai phiên dịch chú thì đi lầm đường. Chú là một dạng ngữ âm Dharani, chỉ có âm, những âm ấy khi đọc, khi trì có thể diệt hết vọng tưởng, thân tâm an lạc, thanh tịnh, có những câu chú dành cho những bậc khác nhau, giúp dẹp trừ các chướng phiền não, từ sơ địa tiến lên thập địa. nên khi trì chú, nương theo ngữ âm mà diệt vọng tưởng, thì được lợi ích rất lớn. Nay mình thấy chú đại bi nguyên âm tiếng Phạn có công năng như thế, nên phát tâm phiên âm sang việt văn, nhưng vẫn đọc đúng âm tiếng phạn.
Ngữ âm dharani có công năng rất lớn đến tác động tâm lý con người và chúng sanh. Những từ ngữ, lời nói thông thường hằng ngày mà mọi người sử dụng đều là ngữ âm dharani hết đấy. Từ ngữ thô kệch, khó nghe…thì làm cho tâm con người sân hận, chán ghét. Từ ngữ mềm dịu, êm tai…thì làm cho tâm con người mê hoặc, si mê. Từ ngữ mạnh mẽ, làm tâm con người khởi lên tranh đấu…Như những thứ âm nhạc hay, làm tâm con người si mê. Đức Phật từng dạy, những người tu hành không nên chìm đắm vào âm nhạc, không nghe ngôn luận thế gian, tránh chúng như tránh hố độc, vì tất cả chúng đều là ngữ âm khiến tâm người mê loạn. người hiểu được ngữ âm dharani, thì có thể tránh được các si mê cho mình và cho người.
Dưới đây là phiên bản Chú Đại Bi Tiếng Phạn:
नीलकण्ठ धारनी
Nīlakaṇṭha Dhāranī (Ni-la-căn-tha, Đà-ra-ni).
नमो रत्नत्रयाय नमह् अर्य अवलोकितेश्वराय
namo ratnatrayāya namah arya avalokiteśvarāya (Na-mô, Rát-na, tra-da-da. Na-mô, A-ri-da, A-va-lô-ki-tét-soa-ra-da).
बोधिसत्त्वाय महासत्वाय महाकारुनिकाय
bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya (Bô-đi-sát-toa-da, Ma-ha-sát-toa-da, Ma-ha Ka-ru-ni-ka-da).
ॐ सर्वरभय सुधनदस्ये नमस्क्र्त्वा इमम्
oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam (Om, Sa-rơ-va, Ra-ba-dê, Su-đa-na-đa-si-da, Na-mô, Kờ-rít-toa, I-môm).
आर्यावलोकितेश्वर रंधव नमो नरकिन्दि।
āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi. (A-ri-da-va-lô-ki-tét-soa-ra, Ram-đơ-va. Na-mô, Na-ra-kin-đi).
ह्रिह् महावधसम सर्व अथदु शुभुं अजेयं।
hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ. (I-hê-ri, Ma-ha, Va-đa-sơ-mê, Sa-rơ-va, A-tha-đu, Su-bam, A-dê-đam).
सर्व सत्य नम वस्त्य नमो वाक मार्ग दातुह्।
sarva sattva nama, vastya namo vāka, mārga dātuh. (Sa-rơ-va, sát-toa, Na-mô, Va-sát-toa, Na-mô, va-ga, Ma-va-đu-đu).
तद्यथा ॐ अवलोकि लोचते करते ए ह्रिह्
tadyathā oṃ avaloki locate karate, e hrih (Ta-đi-da-tha: Om, A-va-lô-ki, Lô-ka-tê, Ka-ra-tê, I-hê-ri).
महाबोधिसत्त्व। सर्व सर्व मल मल महिम हृदयम्
mahābodhisattva. sarva sarva, mala mala, mahima hṛdayam, (Ma-ha-bô-đi-sát-toa, Sa-rơ-va, Sa-rơ-va, Ma-la, Ma-la, Ma-hi-ma-hi- đa-dam).
कुरु कुरु कर्मुं धुरु धुरु विजयते महाविजयते
kuru kuru karmuṃ, dhuru dhuru vijayate mahāvijayate, (Ku-ru, Ku-ru, Ka-rơ-mâm, Đu-ru, Đu-ru, Va-cha-da-tê, Ma-ha-va-cha-da-tê).
धर धर धिरीनिश्वराय चल चल मम विमल मुक्तेले
dhara dhara dhirīniśvarāya, cala cala, mama vamāra muktele, (Đa-ra, Đa-ra, Đi-ri-ni, Sóa-va-rà-da, Cha-la, Cha-la, Ma-ma, va-ma-ra, Mục-kơ-tê-lê).
एहि एहि शिन शिन आरषं प्रचलि विष विषं प्राशय |
ehi ehi, śina śina, āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya. (Ê-hi, Ê-hi, Sín-na, Sín-na, A-ra-si-âm, Pra-cha-li, Va-sá, Va-sấm, Pra-sá-da).
हुरु हुरु मर हुलु हुलु ह्रिह्
huru huru mara hulu hulu hrih (Hu-ru, Hu-ru, Mà-ra, Hu-lu, Hu-lu, Hờ-ri).
सर सर सिरि सिरि सुरु सुरु बोधिय बोधिय
sara sara siri siri suru suru bodhiya bodhiya (Sa-ra, Sa-ra, Sì-ri, Sì-ri, Su-ru, Su-ru, Bồ-đi-da, Bồ-đi-da).
बोधय बोधय । मैत्रिय नारकिन्दि
bodhaya bodhaya. maitriya nārakindi (Bô-đà-da, Bô-đà-da, Mai-tri-da, Na-ra-kin-đi).
धर्षिनिन भयमान स्वाहा सिद्धाय स्वाहा
dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā (Đa-ri-si-ni-na, ba-da-ma-na, Soa-ha, Si-đi-da-ha, Soa-ha).
महासिद्धाय् स्वाहा सिद्धयोगेश्वराय स्वाहा
mahāsiddhāya svāhā siddhayogeśvarāya svāhā (Ma-ha-si-đi-da-ha, Soa-ha, Sích-đà-dô-giê, Sóa-rà-da, Soa-ha).
नरकिन्दि स्वाहा मारणर स्वाहा
narakindi svāhā māraṇara svāhā (Na-ra-kin-đi, Soa-ha, Mà-ra-na-ra, Soa-ha).
शिर संह मुखाय स्वाहा सर्व महा असिद्धाय स्वाहा
śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā (Sí-ra-sâm, À-mục-khà-da, Soa-ha, Sa-rơ-va, Ma-ha-a-sích-đà-da, Soa-ha).
चक्र असिद्धाय स्वाहा पद्म हस्त्राय स्वाहा
cakra asiddhāya svāhā padma kastāya svāhā (Chắc-kờ-ra, A-sích-đà-da, Soa-ha, Pát-ma-kát-sơ-tà-da, Soa-ha).
नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खराय स्वाहा
nārakindi vagaraya svāhā mavari śankharāya svāhā (Na-ra-kin-đi, Va-ga-rà-da, Soa-ha, Ma-va-ri, Sấn-kơ-rà-da, Soa-ha.).
नमः रत्नत्रयाय नमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा
namah ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā (Na-ma, Rát-na, Tra-dà-da, Na-mô, À-ri-dà-va-lô-ki-tét-soa-ra-da, Soa-ha).
ॐ सिधयन्तु मन्त्र पदाय स्वाहा
oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā (Om, Si-đi-dăn-tu, Man-tờ-ra, Pát-đà-da, Soa-ha.).
Chú Đại Bi Tiếng Phạn (phiên âm Việt):
ĐẠI BẢO QUẢNG BÁT LẦU CÁC THIỆN TRỤ BÍ MẬT ĐÀ RA NI
Kinh dạy rằng: Mỗi khi vào đạo tràng, trước nên lễ Phật, sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, phát nguyện, rồi nên thọ Bồ đề tâm giới. Năm pháp này là của các Bồ Tát trong sáu thời tu hành.
Qui tắc trong các kinh luận rất đầy đủ. Nay lược chép ra đây rất đơn giản, để tiện cho người hành giả tu trì.
Ban đầu vào đạo tràng quỳ gối chấp tay, chuyên tâm định ý, tay bưng lư hương.
Nguyện rằng:
Nguyện mây hương hoa này,
Biến khắp mười phương cõi,
Tất cả các Phật độ,
Vô lượng hương trang nghiêm.
Đầy đủ Bồ Tát đạo,
Thành tựu hương Như Lai.
(Cúng dường hương hoa rồi, đứng dậy lễ kính Tam-Bảo)
Nhứt tâm đảnh lễ Tỳ Lô Giá Na Mâu Ni Thế Tôn (1 lễ)
(Phân biệt Thánh vị tu chứng pháp môn nói rằng: Đức Như Lai tối sơ nơi Vô thượng thừa, phát tâm Bồ đề, do Đức Phật A Súc gia trì cho nên chứng được viên mãn Bồ đề tâm, do chứng Bồ đề nên ngoại cảm trong hư không, Đức Phật Bảo Sanh quán đảnh, thọ ngôi vị Pháp Vương trong ba cõi, do Đức Phật Quán Tự Tại Vương gia trì, nói lời chuyển pháp luân vô lượng tu đa la pháp môn, do Đức Phật Bất Không Thành Tựu gia trì nơi các việc Phật sự và việc hữu tình, đã tu hành lợi lạc hết thảy đều thành tựu. Vậy cho nên sau đây thứ lớp lễ bái.)
v Nhứt tâm đảnh lễ A Súc Thế Tôn (1 lễ)
v -Nhứt tâm đảnh lễ Bảo Sanh Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Quán Tự Tại Vương Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Bất Không Thành Tựu Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thập Phương Pháp Giới Chư Phật Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thất Cu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Đại Chuẩn Đề Đà Ra Ni (3 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thập Phương Pháp Giới Tu Đa La Tạng Nhứt Thiết Đà Ra Ni môn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Tỳ Lô Giá Na cung điện trung Thất Cu Chi Chuẩn Đề Phật Mẫu Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Kim Cang Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Vô Năng Thắng Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thập Phương Pháp Giới Nhứt Thiết Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả Chư Đại Thanh Văn Tăng (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thập Phương Pháp Giới Nhứt Thiết Tam Thừa Hiền Thánh Tăng (1 lễ)
GIẢI: Như trên đều lễ một lễ đến Chuẩn Đề Phật Mẫu và Chuẩn Đề Đà Ra Ni, mỗi câu cần ba lễ. Đây là nhơn pháp làm chủ của đạo tràng. Cho nên lễ bái rồi tiếp đến sám hối, người tu hành nên tưởng tự thân mình đối trước ngôi Tam-Bảo chớ nghĩ tội đời trước và đời nay đã tạo. Nếu không sám hối phải đọa A Tỳ địa ngục, thọ cực đại khổ, đâu có thể thành tựu được chỗ tu hành diệu hạnh Chơn ngôn? Kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói rằng: Người tu hành Du Già pháp môn. Nếu muốn tu tập cầu các Tất Địa, trước tự thân mình phải tu các pháp sám hối, để trừ túc nghiệp đời trước, khiến không chướng nạn, nếu không như thế, Thánh đạo khó thành. Ngài Kim Cang Trí dịch bổn kinh và ghi quỹ này, tùy chép ra năm pháp sám hối mà văn rất gọn ghẽ, sợ người tu hành xem văn trình bày khó hiểu, để muốn cho khẩn thiết tinh thành, nên ở đây trình bày thêm yếu chỉ của các kinh cho rõ. Như Vô Lượng Thọ Nghi Quỹ nói: Thân mình phải năm vóc sát đất, tưởng ở trước mỗi Đức Phật, Bồ Tát cung kính làm lễ, rồi liền quỳ gối chấp tay, đem lòng chí thành phát lồ sám hối, tất cả tội chướng từ vô thỉ đến giờ, vui mừng tùy hỷ chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác và các phước nghiệp của tất cả hữu tình đã tu. Lại quán tưởng mười phương thế giới, chỗ nào có các đức Như Lai mới thành chánh giác, nên thỉnh Chuyển pháp luân, nơi nào có các đức Như Lai hiện vào cõi Niết Bàn, xin thỉnh ở lại đời lâu dài không vào Niết Bàn. Lại phát nguyện rằng: con đã chứa nhóm thiện căn, lễ Phật, sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, đem phước tụ này hồi thí cho tất cả hữu tình, cho đến thấy Phật nghe pháp mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, biết như vậy rồi tâm sanh tha thiết miệng tuyên sám hối:
Con đệ tử … chí tâm sám hối, những tội từ vô thỉ sanh tử đến giờ, theo ác lưu chuyển, cùng chung các chúng sanh, tạo nghiệp chướng tội, bởi tham sân si trói buộc, do thân khẩu ý tạo năm tội vô gián và mười nghiệp ác, tự làm, bảo người khác làm, thấy kẻ khác làm sanh lòng vui mừng; hoặc vật của tháp, vật của Tăng, tự tại phí dụng, đối với các người lành sanh lòng phỉ báng, thấy các bậc tu học Thanh Văn, Duyên Giác Đại Thừa, con ưa sanh lòng mắng chửi, khiến cho các người tu hành tâm sanh buồn phiền, thấy có kẻ nào hơn mình sanh lòng ganh ghét, đối với pháp thí, tài thí thường sanh keo kiết, bị vô minh che lấp, hoặc tâm tà kiến. Không tu nhơn lành, khiến ác tăng trưởng, ở chỗ các Phật, mà khởi lên phỉ báng, những tội như vậy Phật đều thấy biết. Con nay qui mạng đối trước chư Phật, Bồ Tát, Thánh chúng thảy đều trình bày tội lỗi, không dám che giấu, tôi chưa làm con không dám gây tạo, những tội đã làm con đều xin sám hối, nghiệp chướng đã tạo đáng đọa tam đồ và ở chỗ tám nạn. Con nguyện đời này, có bao nghiệp chướng đều được tiêu diệt, đã có ác báo đời sau không thọ, cũng như quá khứ, vị lai, hiện tại, các đại Bồ Tát tu Bồ đề hạnh, đã có nghiệp chướng thảy đều sám hối. Nghiệp chướng của con nay cũng sám hối, hết thảy phát lồ không dám che giấu, tội đã làm nguyện được trừ diệt, tội ác vị lai không dám tạo nữa.
(Sám hối rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
Con đệ tử hết lòng vui mừng tùy hỷ, quá khứ, vị lai, hiện tại tất cả chúng sanh, tu hành bố thí, trì giới, tâm huệ đã có căn lành. Con nay thảy đều thâm sanh tùy hỷ, do làm phước tùy hỷ như vậy, cho nên chắc chắc sẽ thu hoạch được quả tôn trọng thù thắng Vô thượng Vô đẳng. Lại ở quá khứ vị lai, hiện tại, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác đã chứa nhóm vô lượng công đức. Con nay chí tâm thảy đều tùy theo mà vui mừng khen ngợi.
(Tùy hỷ rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
Con đệ tử … chí tâm khuyến thỉnh mười phương tất cả chư Phật Thế Tôn, hiện được Vô thượng Bồ đề, chưa Chuyển pháp luân. Con đều chí thành khuyến thỉnh chuyển đại pháp luân, an vui hữu tình. Mười phương tất cả chư Phật Thế Tôn, muốn xả báo thân vào cõi Niết Bàn. Con nay cúi đầu đảnh lễ, hết lòng khuyến thỉnh trụ ở đời lâu, độ thoát và an vui cho tất cả chúng sanh.
(Khuyến thỉnh rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
Con đệ tử … hết lòng hồi hướng từ vô thỉ đến ngày nay, đối với ngôi Tam-Bảo đã tu hành thành tựu các căn lành, cho đến bố thí cho tất cả chúng sanh một vắt cơm. Lại nữa đem hết công đức trì tụng bí mật, sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỷ, các căn lành ấy thảy đều thu nhiếp đem hồi thí cho tất cả chúng sanh, không tâm hối tiếc, là phần giải thoát căn lành đã nhiếp. Như chư Phật Thế Tôn đã thấy biết, không thể tính lường vô ngại thanh tịnh. Những công đức căn lành đã có như vậy, thảy đem hồi thí tất cả chúng sanh, không trụ tâm tướng, không xả tướng tâm. Con cũng như vậy, công đức căn lành, thảy đều hồi thí tất cả chúng sanh, cùng các chúng sanh đồng chứng Vô thượng Bồ đề, được tất cả trí, nhơn căn lành này, lại còn xuất sanh vô lượng pháp lành, cũng đều hồi hướng Vô thượng bồ đề. Lại như quá khứ, vị lai, hiện tại chư đại Bồ Tát, khi tu hành các căn lành công đức, thảy đều hồi hường tất cả chủng trí. Vậy con đã có công đức căn lành, cũng đều hồi hướng Vô thượng Bồ đề, các căn lành ấy nguyện cùng tất cả chúng sanh đều thành chánh giác. Như các chư Phật ngồi nơi đạo tràng dưới cội Bồ đề, không thể nghĩ bàn vô ngại thanh tịnh, an trụ nơi vô tận Pháp Tạng Đà Ra Ni, Thủ Lăng Nghiêm định, phá ma Ba Tuần, vô lượng binh chúng, trong một sát na thảy đều thấy rõ, nơi khoảng nửa đêm được cam lồ pháp, chứng cam lồ nghĩa. Con và chúng sanh nguyện đều đồng chứng Diệu Giác như vậy, cũng như chư Phật, thị hiện ứng hóa, đắc Vô thượng Bồ đề, chuyển Diệu pháp luân, độ các chúng sanh.
(Hồi hướng rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
Con đệ tử … chí tâm phát nguyện, nguyện các chúng sanh hết thảy phát tâm Vô thượng Bồ đề, thường nhớ nghĩ công đức trí huệ của mười phương chư Phật. Lại nguyện tất cả chúng sanh phá dứt vô minh, được thấy Phật tánh, cũng như các đại Bồ Tát, tất cả Thiên Long Bát Bộ, tăng ích oai quang, ủng hộ quốc độ và nơi đạo tràng, dẹp các oán ma, khiến con đã tu pháp yếu bí mật của chư Phật mau được thành tựu.
(Phát nguyện rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
GIẢI: Kế đến nên tự thọ Bồ đề tâm giới, như trên văn sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, hồi hướng, chép ra trong kinh Kim Quang Minh, năm pháp đều rõ. Sám hối có công năng trừ chướng, diệt tội. Lễ Phật hay trừ ngã mạn chướng, được thân tôn quý. Sám hối hay trừ ba chướng, được y (y báo) chánh (chánh báo) đầy đủ. Tùy hỷ hay trừ tật đố chướng, được đại quyến thuộc. Khuyến thỉnh hay trừ mạn pháp chướng, được đa văn trí huệ. Hồi hướng là tự hồi những thiện căn đã tu, hướng về ba chỗ, tức thật tướng Bồ đề và đối với chúng sanh hay trừ trước hữu, cùng tâm xan lẫn. Do hồi hướng chút căn lành, biến nhập ba cõi như giọt nước rơi vào biển lớn, như tiếng nhập vào góc loa thời âm thinh bay vang xa. Phát nguyện hay trừ chướng thoái lui, được tổng trì các hạnh, mau được diệu quả. Hồi hướng liền kiêm phát nguyện, nay ở nơi hồi hướng mở ra lời phát nguyện để đối trị tâm không quyết định và chướng hỷ thoái lui. Hoặc khi vào đạo tràng, lễ Phật cho đến hồi hướng trì tụng rồi mới kiêm phát nguyện cũng được. Niệm tụng rồi như trước, thứ lớp kiết ấn tụng Chơn ngôn một biến, lại tu ngũ hối. Nếu thời gian mau, không thể như trước tụng hết văn sám hối, có thể tụng bài kệ sau đây:
Con đệ tử … hết lòng sám hối
Đại Thánh Chuẩn Đề Tôn
Tất cả chúng Hiền Thánh
Thân này hoặc thân trước
Đã tạo các nghiệp ác
Các tội đều sám hối.
Con đệ tử … hết lòng khuyến thỉnh
Tất cả mười phương Phật
Hiện được thành đạo
Con thỉnh Chuyển pháp luân
An vui các chúng sanh
Mười phương tất cả Phật
Nếu muốn vào Niết Bàn
Con nay cúi đầu lễ
Khuyến thỉnh ở lại đời.
Con đệ tử … hết lòng tùy hỷ
Ba đời các Như Lai
Bồ Tát chúng Thanh Văn
Người tu tập tam thừa
Cho đến các phàm phu
Đã có các phước lành
Thí giới thiền định huệ
Nhẫn nhục và tinh tấn
Con nay đều tùy hỷ.
Con đệ tử … hết lòng phát nguyện
Nguyện khắp các chúng sanh
Thảy phát tâm Bồ đề
Vĩnh dứt các phiền não
Sẽ chứng nhất thiết trí
Lại nguyện con nay tu
Chuẩn Đề hạnh bí mật
Mong cầu các Tất Địa
Tùy tâm chóng thành tựu.
Con đệ tử … hết lòng hồi hướng
Con đem các tu phước
Và cùng hạnh Chơn ngôn
Hồi hướng các hữu tình
Chung thành Vô thượng đạo
Lại nay đem chỗ tu
Lễ bái và sám hối
Khuyến thỉnh cùng tùy hỷ
Phát nguyện hồi hướng thiện
Hết thảy thí chúng sanh
Vĩnh dứt khổ tam đồ
Đồng đến đại Bồ đề
Pháp giới chơn như hải.
* HỒI HƯỚNG:
Nguyện: chúng con trì tụng Chân Ngôn có bao nhiêu công đức phước đức tu hành thù thắng tích lũy trong đời này và tương lai, xin hồi hướng đến Mười Phương Chư Phật – Bồ Tát, Tổ Pháp Mật Giáo, Tổ Pháp Dòng Pháp, Chư Đại Kim Cang Thánh Chúng, Tổ Thầy chúng con, và cho các chúng sanh khắp bốn loài Thai – Thấp – Noãn – Hóa.
Nguyện hồi hướng đến Chư Thiên, Chư Tiên nơi 33 Cõi Tầng Trời, Chư Thập Nhị Thiên, Thiên Long Bát Bộ, Long Thần Hộ Pháp, Tứ Đại Thiên Vương; cùng các Quỷ Thần 36 Bộ hộ con, hộ Đạo Tràng, giúp đỡ con các phương tiện tu hành, con xin hồi hướng. Nguyện các Ngài được Tối Thắng Tăng Trưởng Đại Kiết Tường Phước Đức, được Vô Lượng Các Phước Báo Trang Nghiêm Thân, Mau Chóng Đạt Quả Vị Bồ Đề.
Nguyện các Chư Vị Thần Linh – Thánh Linh, các Chư Vị, Hương Linh trong khuôn viên bổn xứ, các Chư Vị, Hương Linh Gia Tiên Tiền Tổ Nội Ngoại gia đình chúng con nghe Chân Ngôn được tiêu trừ tội nghiệp chướng, được Vãng Sanh Cực Lạc, Giác Ngộ Giải Thoát, không còn thọ lại các thân của khổ lưu chuyển sanh tử luân hồi.
Nguyện con hồi hướng đến Thân Tộc Hiện Tiền Ông Bà, Cha Mẹ, Vợ Chồng, Con Cái chúng con, các oan gia trái chủ, oan trái báo chướng nhiều đời nhiều kiếp của con được Tăng Trưởng Kiết Tường Phước Đức, ở nơi hiện đời được An Lạc Bình An, Tất Cả Bệnh Tật Tội Nghiệp Chướng Tiêu Trừ, Khiến Phát Sanh Tâm Bồ Đề, Hướng Về Chánh Pháp Như Lai Tu Hành Đồng Thành Phật Đạo.
* PHỤNG TỐNG CHÂN NGÔN:
(Niệm tụng xong, tụng Chú nầy cung tiễn Bổn-Tôn Hiền Thánh trở về Bổn Cung).
Thời khóa Thực Hành Pháp đến đây đã hết, con xin Cung Tiễn Chư Phật – Bồ Tát cát hoàn bổn cung nguyện thì gia hộ!
Om Vajra Muh. (x7)
(Om Vắcra Múd) hoặc (Om Vắcra Múd Cờxámúd).
Đầu Thời khóa có thỉnh về thì cuối thời nên có tiễn:
Con xin Cung Tiễn Chư Phật – Bồ Tát Ba Đời Khắp Mười Phương, các vị ALaHan, các Thánh Tăng, các Chư Vị Hộ Pháp, các Long Thần Hộ Pháp, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, các Chư Thiên, Chư Tiên nơi 33 cõi Tầng Trời về nơi Trụ Xứ.
Xin mời Chư Vị ……………………. Trở về nơi Trú Xứ; và tùy theo duyên lực, nghiệp lực mà được sanh về những nơi có cảnh giới an lành. (Vọng 03 tiếng chuông hoặc một lắc Linh).
*** Hành giả nếu phát nguyện tu tập, thực hành pháp niệm Phật hay trì Chân Ngôn theo túc số thì tới đây, nâng chuỗi mà trì - niệm; hoặc hành thiền; hoặc Lễ Lạy (Lạy Dài). Bằng không, kết thúc, đứng dậy phát nguyện hồi hướng rồi rời khỏi Đạo Đàn Tràng.
Hết Nghi Quỹ Công Phu.
Nghi Quỹ này Quý Vị được quyền Ấn Tống; nhưng người thực hành pháp thì nên tìm cho mình một người Thầy để đưa đường, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình tu tập, thực hành pháp.
Không có tội Trộm Pháp như mọi người nghĩ đâu, không nên nghĩ từ ấy theo nghĩa tiêu cực mà là nên tìm và chọn Thầy để hỗ trợ trên bước đường tu tập trên Hành Trình Tâm Linh, tìm lại chính mình.
Cũng không có chuyện tu - tập rồi sẽ bị “khảo tra”, “thử thách”, … mà chỉ là Nghiệp đổ về mà thôi.
(Tức: Nghiệp thì phải trả, nhưng điều khó khăn này lẽ ra sẽ đến trong tương lai xa thì nay nó về sớm hơn, và chắc là phải nhẹ hơn; Ta nên chấp nhận nó; Ví như kiểu “thà đau, đau một lần rồi thôi”.)
Có chuyện Ma Ba Tuần (Tha Hóa Tự Tại Thiên (Cõi Thiên Ma Ba Tuần)) trong tích (Kinh) Nhà Phật; Nhưng vấn đề này rất rộng (Tôi sẽ giải thích riêng). Chướng ma sẽ tương tác tiêu cực đến Hành Giả để cản phá đường tu, nếu kiên định thì không tà ma nào lay chuyển ý định hướng đến Giác Ngộ.
Họa phước vô môn. Trong Họa có Phước; Trong Phước có Họa. Người hiểu được vấn đề này thì cuộc sống sẽ lạc quan. Phước hay Họa không còn là vấn đề phải bận tâm nếu biết vận dụng nó, dân gian có câu chuyện “Tái Ông mất Ngựa” đấy thôi.
Giữ giới Ăn Chay (Trai): Xưa nay Tu-Tập gắn liền với Trường Chay; Do cuộc sống, ngày nay việc ăn chay có phần hạn chế là do vấn đề an toàn thực phẩm. Không Chay thì tạo Nghiệp; nhưng ăn chay cẩn thận kẻo chưa thành tựu tu tập đã vong mạng vì bệnh tật.
Cốt lõi của vấn đề Ăn Chay là:
Vào một số ngày (Mồng Một và Rằm), các vị Thiên - Thần ở nhiều Cõi Tầng Trời đi tuần du Hạ Giới, nếu thấy sát sanh hại vật sẽ quở phạt, và lưu tích tội đồ cho người sai phạm.
Khơi gợi, trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề của Phật Tử. Vậy ta nên dung hòa, sao cho đạt được lợi ích cốt lõi giữa Đạo và Đời.
Chúc Quý Vị và Gia Đình được Mạnh Khỏe, Hạnh Phúc và Thành Công!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
NNC Thiên Phú. (PS Thiện Đạo).
PHẦN MỞ RỘNG
Bát Đại Thần chú
Bát Đại Thần chú quả nhiên là những thần chú cơ bản nhất mà người tu trì pháp thuật phải học. Cũng như Đại Bi - Thập Chú - Tám thần chú này là những thần chú đầu tiên mà người học đạo phải thuộc; bao gồm:
1. TỊNH TÂM THẦN CHÚ:
Thái Thượng thai tinh, ứng biến vô đình, khu tà phược mị, bảo mệnh hộ thân. Trí tuệ minh tịnh, tâm thần an trữ. Tam hồn vĩnh cửu, phách vô tang khuynh. Cấp cấp như luật lệnh.
2. TỊNH KHẨU THẦN CHÚ:
Đan chu khẩu thần, thổ uế trừ phân, thiệt thần chánh luân, thông mệnh dưỡng thần, la thiên xỉ thần, tức tà vệ chân. Hầu thần hổ bí, khí thần dẫn tân. tâm thần đan nguyên, lệnh ngã thông chân, tư thần luyện dịch, đạo khí trường tồn. Cấp cấp như luật lệnh.
3 TỊNH THÂN THẦN CHÚ:
Linh Bảo Thiên tôn, an úy thân hình, đệ tử hồn phách, ngũ tạng huyền minh. Thanh Long Bạch Hổ, đội trượng phân vân. Chu tước Huyền Vũ, thị vệ ngã chân. Cấp cấp như luật lệnh.
4. AN THỔ ĐỊA THẦN CHÚ:
Nguyên Thủy an trấn, phổ cáo vạn linh. Nhạc Độc Chân quan. Thổ Địa Chi Linh, tả hữu Xã tắc, bất đắc vọng kinh. Hồi hướng chính đạo, nội ngoại trừng thanh. Các phương an vị, bỉ thủ đàn đình. Thái Thượng hữu mệnh, sưu bộ tà tinh, hộ pháp thần vương, bảo vệ tụng kinh, quy y đại đạo, nguyên hanh lợi trinh.
5. TỊNH THIÊN ĐỊA CHÂN NGÔN:
Thiên địa tự nhiên, uế khí phân tán, đỗng trung huyền ư,hoảng lãng thái nguyên, bát phương uy thần, sử ngã tự nhiên, linh bảo phù mệnh, phổ cáo cửu thiên, can la đáp na, đỗng cương thái huyền. Trảm yêu phược tà, độ nhân sat quỷ vạn thiên, trung sơn thần chú, Nguyên Thủy ngọc văn, trì tụng nhất biến, tức bệnh diên niên, án hành ngũ nhạc, bát hải tri văn, ma vương thúc thủ, thị vệ ngã hiên, hung uế tiêu tán, đạo khí trường tồn. Cấp cấp như luật lệnh.
6. KIM QUANG THẦN CHÚ:
Thiên địa huyền tông, vạn khí bổn căn, nghiễm tu ức kiếp, chứng ngô thần thông, tam giới nội ngoại, duy đạo độc tôn, thể hữu kim quang, phúc anh ngô thân, thị chi bất kiến, thính chi bất văn. bao la thiên địa dưỡng dục quần sinh. thụ trì vạn biến, thân hữu quang minh. tam giới thị vệ. Ngũ đế ty nghênh, vạn thần triêu lễ, dịch sử lôi đình, quỷ yêu tang đảm, tinh quái vong hình. nội hữ tích lịch, lôi thần ẩn danh, đổng tuệ giao triệt, ngũ khí đằng đằng. Kim quang tốc hiện, phúc hộ chân thân. cấp cấp như luật lệnh.
7. CHÚC HƯƠNG THẦN CHÚ:
Đạo do tân học, tâm giả hương truyền, hương yến ngọc lô, tâm tồn đế tiền. Chan linh hạ phán, tiến bái lâm hiên. lệnh thần quan cáo, kính đạt cử thiên.
8. HUYỀN UẨN CHÚ
Vân triện thái hư,hạo kiếp chi sơ。 sạ hà sạ nhĩ, hoặc trầm hoặc phù。 ngũ phương bồi hồi, nhất trượng chi dư。 thiên chân hoàng nhân, án bút nãi thư。 dĩ diễn đỗng chương, thứ thư linh phù。 nguyên thủy hạ hàng, chân văn đản phu。 chiêu chiêu kì hữu, minh minh kì vô。
MA HA KA RU NA ĐA RA NI
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, bô đi sát toa da, ma ha sát toa da, ma ha ka ru ni ka da. Ôm, sa va, ra ba da, su đa na đa siê. Na más, kri toa, i mam, a ria va lô ki tê soa ram, đa va. Na mô na ra kin đi, ha ra dê, ma ha va đa sa mê. Sa va, a tha đu, su bam, a jê dam, sa va sát toa, na ma va sát toa. Na mô va ga, ma va đu đu.
Ta đia tha: Ôm, a va lô kê, lô ka tê, ka ra tê, ê hi rê, ma ha bô đi sát toa, sa va sa va, ma la ma la, ma hê, ma hi rê đa dam, ku ru ku ru, ka mum, đu ru đu ru, vi ja da tê, ma ha vi ja da tê, đa ra đa ra, đi ri ni, soa ra da, cha la cha la, ma ma, va ma ra, múc tê lê, ê hê ê hê, chin đa chin đa, a ra sam, pra cha li, va sa va sam, pra sa da, hu ru hu ru, ma ra, hu ru hu ru hi ri, sa ra sa ra, si ri si ri, su ru su ru, bô đi da, bô đi da, bô đa da, bô đa da, mai tri da, na ra kin đi. Đa si ni na, pa da ma na, soa ha. Sít đa da, soa ha. Ma ha sít đa da, soa ha. Sít đa dô gê, soa ra da, soa ha. Na ra kin đi, soa ha. Ma ra na ra, soa ha. Si ra sam, a mu kha da, soa ha. Sa va, ma ha a sít đa da, soa ha. Chác ra, a sít đa da, soa ha. Pát ma kás ta da, soa ha. Na ra kin đi, va ga ra da, soa ha. Ma va ri, san kha ra da, soa ha.
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, soa ha. Ôm, sít dan tu, man tra, pa đa da, soa ha
Chú đại bi tiếng Phạn Chú là những từ ngữ không có nghĩa, nên những ai phiên dịch chú thì đi lầm đường. Chú là một dạng ngữ âm Dharani, chỉ có âm, những âm ấy khi đọc, khi trì có thể diệt hết vọng tưởng, thân tâm an lạc, thanh tịnh, có những câu chú dành cho những bậc khác nhau, giúp dẹp trừ các chướng phiền não, từ sơ địa tiến lên thập địa. nên khi trì chú, nương theo ngữ âm mà diệt vọng tưởng, thì được lợi ích rất lớn. Nay mình thấy chú đại bi nguyên âm tiếng Phạn có công năng như thế, nên phát tâm phiên âm sang việt văn, nhưng vẫn đọc đúng âm tiếng phạn.
Ngữ âm dharani có công năng rất lớn đến tác động tâm lý con người và chúng sanh. Những từ ngữ, lời nói thông thường hằng ngày mà mọi người sử dụng đều là ngữ âm dharani hết đấy. Từ ngữ thô kệch, khó nghe…thì làm cho tâm con người sân hận, chán ghét. Từ ngữ mềm dịu, êm tai…thì làm cho tâm con người mê hoặc, si mê. Từ ngữ mạnh mẽ, làm tâm con người khởi lên tranh đấu…Như những thứ âm nhạc hay, làm tâm con người si mê. Đức Phật từng dạy, những người tu hành không nên chìm đắm vào âm nhạc, không nghe ngôn luận thế gian, tránh chúng như tránh hố độc, vì tất cả chúng đều là ngữ âm khiến tâm người mê loạn. người hiểu được ngữ âm dharani, thì có thể tránh được các si mê cho mình và cho người.
Dưới đây là phiên bản Chú Đại Bi Tiếng Phạn:
नीलकण्ठ धारनी
Nīlakaṇṭha Dhāranī (Ni-la-căn-tha, Đà-ra-ni).
नमो रत्नत्रयाय नमह् अर्य अवलोकितेश्वराय
namo ratnatrayāya namah arya avalokiteśvarāya (Na-mô, Rát-na, tra-da-da. Na-mô, A-ri-da, A-va-lô-ki-tét-soa-ra-da).
बोधिसत्त्वाय महासत्वाय महाकारुनिकाय
bodhisattvāya mahāsatvāya mahākārunikāya (Bô-đi-sát-toa-da, Ma-ha-sát-toa-da, Ma-ha Ka-ru-ni-ka-da).
ॐ सर्वरभय सुधनदस्ये नमस्क्र्त्वा इमम्
oṃ sarvarabhaya sudhanadasye namaskrtvā imam (Om, Sa-rơ-va, Ra-ba-dê, Su-đa-na-đa-si-da, Na-mô, Kờ-rít-toa, I-môm).
आर्यावलोकितेश्वर रंधव नमो नरकिन्दि।
āryāvalokiteśvara raṃdhava namo narakindi. (A-ri-da-va-lô-ki-tét-soa-ra, Ram-đơ-va. Na-mô, Na-ra-kin-đi).
ह्रिह् महावधसम सर्व अथदु शुभुं अजेयं।
hrih mahāvadhasama sarva athadu śubhuṃ ajeyaṃ. (I-hê-ri, Ma-ha, Va-đa-sơ-mê, Sa-rơ-va, A-tha-đu, Su-bam, A-dê-đam).
सर्व सत्य नम वस्त्य नमो वाक मार्ग दातुह्।
sarva sattva nama, vastya namo vāka, mārga dātuh. (Sa-rơ-va, sát-toa, Na-mô, Va-sát-toa, Na-mô, va-ga, Ma-va-đu-đu).
तद्यथा ॐ अवलोकि लोचते करते ए ह्रिह्
tadyathā oṃ avaloki locate karate, e hrih (Ta-đi-da-tha: Om, A-va-lô-ki, Lô-ka-tê, Ka-ra-tê, I-hê-ri).
महाबोधिसत्त्व। सर्व सर्व मल मल महिम हृदयम्
mahābodhisattva. sarva sarva, mala mala, mahima hṛdayam, (Ma-ha-bô-đi-sát-toa, Sa-rơ-va, Sa-rơ-va, Ma-la, Ma-la, Ma-hi-ma-hi- đa-dam).
कुरु कुरु कर्मुं धुरु धुरु विजयते महाविजयते
kuru kuru karmuṃ, dhuru dhuru vijayate mahāvijayate, (Ku-ru, Ku-ru, Ka-rơ-mâm, Đu-ru, Đu-ru, Va-cha-da-tê, Ma-ha-va-cha-da-tê).
धर धर धिरीनिश्वराय चल चल मम विमल मुक्तेले
dhara dhara dhirīniśvarāya, cala cala, mama vamāra muktele, (Đa-ra, Đa-ra, Đi-ri-ni, Sóa-va-rà-da, Cha-la, Cha-la, Ma-ma, va-ma-ra, Mục-kơ-tê-lê).
एहि एहि शिन शिन आरषं प्रचलि विष विषं प्राशय |
ehi ehi, śina śina, āraṣaṃ pracali viṣa viṣaṃ prāśaya. (Ê-hi, Ê-hi, Sín-na, Sín-na, A-ra-si-âm, Pra-cha-li, Va-sá, Va-sấm, Pra-sá-da).
हुरु हुरु मर हुलु हुलु ह्रिह्
huru huru mara hulu hulu hrih (Hu-ru, Hu-ru, Mà-ra, Hu-lu, Hu-lu, Hờ-ri).
सर सर सिरि सिरि सुरु सुरु बोधिय बोधिय
sara sara siri siri suru suru bodhiya bodhiya (Sa-ra, Sa-ra, Sì-ri, Sì-ri, Su-ru, Su-ru, Bồ-đi-da, Bồ-đi-da).
बोधय बोधय । मैत्रिय नारकिन्दि
bodhaya bodhaya. maitriya nārakindi (Bô-đà-da, Bô-đà-da, Mai-tri-da, Na-ra-kin-đi).
धर्षिनिन भयमान स्वाहा सिद्धाय स्वाहा
dharṣinina bhayamāna svāhā siddhāya svāhā (Đa-ri-si-ni-na, ba-da-ma-na, Soa-ha, Si-đi-da-ha, Soa-ha).
महासिद्धाय् स्वाहा सिद्धयोगेश्वराय स्वाहा
mahāsiddhāya svāhā siddhayogeśvarāya svāhā (Ma-ha-si-đi-da-ha, Soa-ha, Sích-đà-dô-giê, Sóa-rà-da, Soa-ha).
नरकिन्दि स्वाहा मारणर स्वाहा
narakindi svāhā māraṇara svāhā (Na-ra-kin-đi, Soa-ha, Mà-ra-na-ra, Soa-ha).
शिर संह मुखाय स्वाहा सर्व महा असिद्धाय स्वाहा
śira saṃha mukhāya svāhā sarva mahā asiddhāya svāhā (Sí-ra-sâm, À-mục-khà-da, Soa-ha, Sa-rơ-va, Ma-ha-a-sích-đà-da, Soa-ha).
चक्र असिद्धाय स्वाहा पद्म हस्त्राय स्वाहा
cakra asiddhāya svāhā padma kastāya svāhā (Chắc-kờ-ra, A-sích-đà-da, Soa-ha, Pát-ma-kát-sơ-tà-da, Soa-ha).
नारकिन्दि वगलय स्वाहा मवरि शन्खराय स्वाहा
nārakindi vagaraya svāhā mavari śankharāya svāhā (Na-ra-kin-đi, Va-ga-rà-da, Soa-ha, Ma-va-ri, Sấn-kơ-rà-da, Soa-ha.).
नमः रत्नत्रयाय नमो आर्यवलोकितेश्वराय स्वाहा
namah ratnatrayāya namo āryavalokiteśvarāya svāhā (Na-ma, Rát-na, Tra-dà-da, Na-mô, À-ri-dà-va-lô-ki-tét-soa-ra-da, Soa-ha).
ॐ सिधयन्तु मन्त्र पदाय स्वाहा
oṃ sidhayantu mantra padāya svāhā (Om, Si-đi-dăn-tu, Man-tờ-ra, Pát-đà-da, Soa-ha.).
Chú Đại Bi Tiếng Phạn (phiên âm Việt):
MA HA KA RU NA ĐA RA NI
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, bô đi sát toa da, ma ha sát toa da, ma ha ka ru ni ka da. Ôm, sa va, ra ba da, su đa na đa siê. Na más, kri toa, i mam, a ria va lô ki tê soa ram, đa va. Na mô na ra kin đi, ha ra dê, ma ha va đa sa mê. Sa va, a tha đu, su bam, a jê dam, sa va sát toa, na ma va sát toa. Na mô va ga, ma va đu đu.
Ta đia tha: Ôm, a va lô kê, lô ka tê, ka ra tê, ê hi rê, ma ha bô đi sát toa, sa va sa va, ma la ma la, ma hê, ma hi rê đa dam, ku ru ku ru, ka mum, đu ru đu ru, vi ja da tê, ma ha vi ja da tê, đa ra đa ra, đi ri ni, soa ra da, cha la cha la, ma ma, va ma ra, múc tê lê, ê hê ê hê, chin đa chin đa, a ra sam, pra cha li, va sa va sam, pra sa da, hu ru hu ru, ma ra, hu ru hu ru hi ri, sa ra sa ra, si ri si ri, su ru su ru, bô đi da, bô đi da, bô đa da, bô đa da, mai tri da, na ra kin đi. Đa si ni na, pa da ma na, soa ha. Sít đa da, soa ha. Ma ha sít đa da, soa ha. Sít đa dô gê, soa ra da, soa ha. Na ra kin đi, soa ha. Ma ra na ra, soa ha. Si ra sam, a mu kha da, soa ha. Sa va, ma ha a sít đa da, soa ha. Chác ra, a sít đa da, soa ha. Pát ma kás ta da, soa ha. Na ra kin đi, va ga ra da, soa ha. Ma va ri, san kha ra da, soa ha.
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, soa ha. Ôm, sít dan tu, man tra, pa đa da, soa ha.
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, bô đi sát toa da, ma ha sát toa da, ma ha ka ru ni ka da. Ôm, sa va, ra ba da, su đa na đa siê. Na más, kri toa, i mam, a ria va lô ki tê soa ram, đa va. Na mô na ra kin đi, ha ra dê, ma ha va đa sa mê. Sa va, a tha đu, su bam, a jê dam, sa va sát toa, na ma va sát toa. Na mô va ga, ma va đu đu.
Ta đia tha: Ôm, a va lô kê, lô ka tê, ka ra tê, ê hi rê, ma ha bô đi sát toa, sa va sa va, ma la ma la, ma hê, ma hi rê đa dam, ku ru ku ru, ka mum, đu ru đu ru, vi ja da tê, ma ha vi ja da tê, đa ra đa ra, đi ri ni, soa ra da, cha la cha la, ma ma, va ma ra, múc tê lê, ê hê ê hê, chin đa chin đa, a ra sam, pra cha li, va sa va sam, pra sa da, hu ru hu ru, ma ra, hu ru hu ru hi ri, sa ra sa ra, si ri si ri, su ru su ru, bô đi da, bô đi da, bô đa da, bô đa da, mai tri da, na ra kin đi. Đa si ni na, pa da ma na, soa ha. Sít đa da, soa ha. Ma ha sít đa da, soa ha. Sít đa dô gê, soa ra da, soa ha. Na ra kin đi, soa ha. Ma ra na ra, soa ha. Si ra sam, a mu kha da, soa ha. Sa va, ma ha a sít đa da, soa ha. Chác ra, a sít đa da, soa ha. Pát ma kás ta da, soa ha. Na ra kin đi, va ga ra da, soa ha. Ma va ri, san kha ra da, soa ha.
Na mô rát na tra da da. Na ma a ria va lô ki tê soa ra da, soa ha. Ôm, sít dan tu, man tra, pa đa da, soa ha.
ĐẠI BẢO QUẢNG BÁT LẦU CÁC THIỆN TRỤ BÍ MẬT ĐÀ RA NI
Nẵng mồ tát phạ đát tha, nghiệt đa nẫm, Úm vĩ bổ lã nghiệt bệ, mạ nĩ bát ra bệ, đát tha đa nễ nại xả nĩnh, mạ nĩ mạ nĩ, tô bát ra bệ, vĩ mạ lê, ta nghiệt ra, nghiễm tỷ lệ, Hồng hồng nhập phạ lã, nhập phạ lã, một đà vĩ lô chỉ đế, hủng đế dạ địa sắc sỉ, đa nghiệt bệ, ta phạ ha.
Tâm chú: Úm ma nĩ phạ nhựt ra hồng. (x)
Tùy tâm chú: Úm ma nĩ đà lị hồng phấn tra. (x)
Tâm chú: Úm ma nĩ phạ nhựt ra hồng. (x)
Tùy tâm chú: Úm ma nĩ đà lị hồng phấn tra. (x)
* Chú Đại Tùy Cầu:
OM VA DI RA GIA (SOHA)
(OM) PA RA SU (SOHA)
(OM) PA SA (SOHA)
(OM) KHA ĐỜ GA (SOHA)
(OM) CHA KỜ RA (SOHA)
(OM) TỜ RI SU LA (SOHA)
(OM) CHIN TA MA NI (SOHA)
(OM) MAHA VI ĐI GIA ĐÀ RA NI (SOHA). (x)
Tổng trì chú Đại Tùy Cầu:
“OM VA DI RA GIA, PA RA SU PA SA, KHA ĐỜ GA, CHA KỜ RA,
TỜ RI SU LA, CHIN TA MA NI, MAHA VI ĐI GIA, ĐÀ RA NI SOHA”. (x)
$$$ Chú TaRa:
OM TA RE TUTARE TURE SOHA. (x)
* CHÂN NGÔN:
OM AH HUM. (x)
OM BENZA GURU PADMA SIDDHI HUM. (x)
* PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI:
Namo bhagavate trailokya prativiśiṣṭaya buddhāya bhagavate.
tadyathā, om, viśodhaya viśodhaya, asama-sama
samantāvabhāsa-spharana gati gahana svabhāva viśuddhe,
abhiṣiňcatu mām. sugata vara vacana amṛta abhiṣekai mahā mantra-padai.
āhara āhara āyuh saṃ-dhāraṇi. śodhaya śodhaya gagana viśuddhe.
uṣṇīṣa vijaya viśuddhe sahasra-raśmi sam-codite.
sarva tathāgata avalokani ṣaṭ-pāramitā-paripūrani.
sarva tathāgata mati daśa-bhūmi prati-ṣṭhite.
sarva tathāgata hṛdaya adhiṣṭhānādhiṣṭhita mahā-mudre.
vajra kāya sam-hatana viśuddhe.
sarvāvaraṇa apāya-durgati pari viśuddhe, prati-nivartaya āyuh śuddhe.
samaya adhiṣṭhite. maṇi maṇi mahā maṇi.
tathatā bhūta-koṭi pariśuddhe. visphuṭa buddhi śuddhe.
jaya jaya, vijaya vijaya. smara smara, sarva buddha adhiṣṭhita śuddhe,
vajri vajragarbhe vajram bhavatu mama śarīram.
sarva sattvānām ca kāya pari viśuddhe. sarva gati pariśuddhe.
sarva tathāgata siñca me samāśvāsayantu.
sarva tathāgata samāśvāsa adhiṣṭhite.
budhya budhya, vibudhya vibudhya,
bodhaya bodhaya, vibodhaya vibodhaya samanta pariśuddhe.
sarva tathāgata hṛdaya adhiṣṭhānādhiṣṭhita mahā-mudre svāhā.
SÁM HỐI:
PHỤ NGŨ HỐI KINH
(Nghi pháp sám ngũ hối)
OM VA DI RA GIA (SOHA)
(OM) PA RA SU (SOHA)
(OM) PA SA (SOHA)
(OM) KHA ĐỜ GA (SOHA)
(OM) CHA KỜ RA (SOHA)
(OM) TỜ RI SU LA (SOHA)
(OM) CHIN TA MA NI (SOHA)
(OM) MAHA VI ĐI GIA ĐÀ RA NI (SOHA). (x)
Tổng trì chú Đại Tùy Cầu:
“OM VA DI RA GIA, PA RA SU PA SA, KHA ĐỜ GA, CHA KỜ RA,
TỜ RI SU LA, CHIN TA MA NI, MAHA VI ĐI GIA, ĐÀ RA NI SOHA”. (x)
$$$ Chú TaRa:
OM TA RE TUTARE TURE SOHA. (x)
* CHÂN NGÔN:
OM AH HUM. (x)
OM BENZA GURU PADMA SIDDHI HUM. (x)
* PHẬT ĐẢNH TÔN THẮNG ĐÀ RA NI:
Namo bhagavate trailokya prativiśiṣṭaya buddhāya bhagavate.
tadyathā, om, viśodhaya viśodhaya, asama-sama
samantāvabhāsa-spharana gati gahana svabhāva viśuddhe,
abhiṣiňcatu mām. sugata vara vacana amṛta abhiṣekai mahā mantra-padai.
āhara āhara āyuh saṃ-dhāraṇi. śodhaya śodhaya gagana viśuddhe.
uṣṇīṣa vijaya viśuddhe sahasra-raśmi sam-codite.
sarva tathāgata avalokani ṣaṭ-pāramitā-paripūrani.
sarva tathāgata mati daśa-bhūmi prati-ṣṭhite.
sarva tathāgata hṛdaya adhiṣṭhānādhiṣṭhita mahā-mudre.
vajra kāya sam-hatana viśuddhe.
sarvāvaraṇa apāya-durgati pari viśuddhe, prati-nivartaya āyuh śuddhe.
samaya adhiṣṭhite. maṇi maṇi mahā maṇi.
tathatā bhūta-koṭi pariśuddhe. visphuṭa buddhi śuddhe.
jaya jaya, vijaya vijaya. smara smara, sarva buddha adhiṣṭhita śuddhe,
vajri vajragarbhe vajram bhavatu mama śarīram.
sarva sattvānām ca kāya pari viśuddhe. sarva gati pariśuddhe.
sarva tathāgata siñca me samāśvāsayantu.
sarva tathāgata samāśvāsa adhiṣṭhite.
budhya budhya, vibudhya vibudhya,
bodhaya bodhaya, vibodhaya vibodhaya samanta pariśuddhe.
sarva tathāgata hṛdaya adhiṣṭhānādhiṣṭhita mahā-mudre svāhā.
SÁM HỐI:
PHỤ NGŨ HỐI KINH
(Nghi pháp sám ngũ hối)
Kinh dạy rằng: Mỗi khi vào đạo tràng, trước nên lễ Phật, sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, phát nguyện, rồi nên thọ Bồ đề tâm giới. Năm pháp này là của các Bồ Tát trong sáu thời tu hành.
Qui tắc trong các kinh luận rất đầy đủ. Nay lược chép ra đây rất đơn giản, để tiện cho người hành giả tu trì.
Ban đầu vào đạo tràng quỳ gối chấp tay, chuyên tâm định ý, tay bưng lư hương.
Nguyện rằng:
Nguyện mây hương hoa này,
Biến khắp mười phương cõi,
Tất cả các Phật độ,
Vô lượng hương trang nghiêm.
Đầy đủ Bồ Tát đạo,
Thành tựu hương Như Lai.
(Cúng dường hương hoa rồi, đứng dậy lễ kính Tam-Bảo)
Nhứt tâm đảnh lễ Tỳ Lô Giá Na Mâu Ni Thế Tôn (1 lễ)
(Phân biệt Thánh vị tu chứng pháp môn nói rằng: Đức Như Lai tối sơ nơi Vô thượng thừa, phát tâm Bồ đề, do Đức Phật A Súc gia trì cho nên chứng được viên mãn Bồ đề tâm, do chứng Bồ đề nên ngoại cảm trong hư không, Đức Phật Bảo Sanh quán đảnh, thọ ngôi vị Pháp Vương trong ba cõi, do Đức Phật Quán Tự Tại Vương gia trì, nói lời chuyển pháp luân vô lượng tu đa la pháp môn, do Đức Phật Bất Không Thành Tựu gia trì nơi các việc Phật sự và việc hữu tình, đã tu hành lợi lạc hết thảy đều thành tựu. Vậy cho nên sau đây thứ lớp lễ bái.)
v Nhứt tâm đảnh lễ A Súc Thế Tôn (1 lễ)
v -Nhứt tâm đảnh lễ Bảo Sanh Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Quán Tự Tại Vương Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Bất Không Thành Tựu Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Cực Lạc Thế Giới A Di Đà Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thập Phương Pháp Giới Chư Phật Thế Tôn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thất Cu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Đại Chuẩn Đề Đà Ra Ni (3 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thập Phương Pháp Giới Tu Đa La Tạng Nhứt Thiết Đà Ra Ni môn (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Tỳ Lô Giá Na cung điện trung Thất Cu Chi Chuẩn Đề Phật Mẫu Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Hư Không Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Phổ Hiền Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Kim Cang Thủ Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Trừ Cái Chướng Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Địa Tạng Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Vô Năng Thắng Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thập Phương Pháp Giới Nhứt Thiết Bồ Tát Ma Ha Tát (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả Chư Đại Thanh Văn Tăng (1 lễ)
v Nhứt tâm đảnh lễ Thập Phương Pháp Giới Nhứt Thiết Tam Thừa Hiền Thánh Tăng (1 lễ)
GIẢI: Như trên đều lễ một lễ đến Chuẩn Đề Phật Mẫu và Chuẩn Đề Đà Ra Ni, mỗi câu cần ba lễ. Đây là nhơn pháp làm chủ của đạo tràng. Cho nên lễ bái rồi tiếp đến sám hối, người tu hành nên tưởng tự thân mình đối trước ngôi Tam-Bảo chớ nghĩ tội đời trước và đời nay đã tạo. Nếu không sám hối phải đọa A Tỳ địa ngục, thọ cực đại khổ, đâu có thể thành tựu được chỗ tu hành diệu hạnh Chơn ngôn? Kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ nói rằng: Người tu hành Du Già pháp môn. Nếu muốn tu tập cầu các Tất Địa, trước tự thân mình phải tu các pháp sám hối, để trừ túc nghiệp đời trước, khiến không chướng nạn, nếu không như thế, Thánh đạo khó thành. Ngài Kim Cang Trí dịch bổn kinh và ghi quỹ này, tùy chép ra năm pháp sám hối mà văn rất gọn ghẽ, sợ người tu hành xem văn trình bày khó hiểu, để muốn cho khẩn thiết tinh thành, nên ở đây trình bày thêm yếu chỉ của các kinh cho rõ. Như Vô Lượng Thọ Nghi Quỹ nói: Thân mình phải năm vóc sát đất, tưởng ở trước mỗi Đức Phật, Bồ Tát cung kính làm lễ, rồi liền quỳ gối chấp tay, đem lòng chí thành phát lồ sám hối, tất cả tội chướng từ vô thỉ đến giờ, vui mừng tùy hỷ chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác và các phước nghiệp của tất cả hữu tình đã tu. Lại quán tưởng mười phương thế giới, chỗ nào có các đức Như Lai mới thành chánh giác, nên thỉnh Chuyển pháp luân, nơi nào có các đức Như Lai hiện vào cõi Niết Bàn, xin thỉnh ở lại đời lâu dài không vào Niết Bàn. Lại phát nguyện rằng: con đã chứa nhóm thiện căn, lễ Phật, sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, đem phước tụ này hồi thí cho tất cả hữu tình, cho đến thấy Phật nghe pháp mau chứng Vô thượng Chánh đẳng Bồ đề, biết như vậy rồi tâm sanh tha thiết miệng tuyên sám hối:
Con đệ tử … chí tâm sám hối, những tội từ vô thỉ sanh tử đến giờ, theo ác lưu chuyển, cùng chung các chúng sanh, tạo nghiệp chướng tội, bởi tham sân si trói buộc, do thân khẩu ý tạo năm tội vô gián và mười nghiệp ác, tự làm, bảo người khác làm, thấy kẻ khác làm sanh lòng vui mừng; hoặc vật của tháp, vật của Tăng, tự tại phí dụng, đối với các người lành sanh lòng phỉ báng, thấy các bậc tu học Thanh Văn, Duyên Giác Đại Thừa, con ưa sanh lòng mắng chửi, khiến cho các người tu hành tâm sanh buồn phiền, thấy có kẻ nào hơn mình sanh lòng ganh ghét, đối với pháp thí, tài thí thường sanh keo kiết, bị vô minh che lấp, hoặc tâm tà kiến. Không tu nhơn lành, khiến ác tăng trưởng, ở chỗ các Phật, mà khởi lên phỉ báng, những tội như vậy Phật đều thấy biết. Con nay qui mạng đối trước chư Phật, Bồ Tát, Thánh chúng thảy đều trình bày tội lỗi, không dám che giấu, tôi chưa làm con không dám gây tạo, những tội đã làm con đều xin sám hối, nghiệp chướng đã tạo đáng đọa tam đồ và ở chỗ tám nạn. Con nguyện đời này, có bao nghiệp chướng đều được tiêu diệt, đã có ác báo đời sau không thọ, cũng như quá khứ, vị lai, hiện tại, các đại Bồ Tát tu Bồ đề hạnh, đã có nghiệp chướng thảy đều sám hối. Nghiệp chướng của con nay cũng sám hối, hết thảy phát lồ không dám che giấu, tội đã làm nguyện được trừ diệt, tội ác vị lai không dám tạo nữa.
(Sám hối rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
Con đệ tử hết lòng vui mừng tùy hỷ, quá khứ, vị lai, hiện tại tất cả chúng sanh, tu hành bố thí, trì giới, tâm huệ đã có căn lành. Con nay thảy đều thâm sanh tùy hỷ, do làm phước tùy hỷ như vậy, cho nên chắc chắc sẽ thu hoạch được quả tôn trọng thù thắng Vô thượng Vô đẳng. Lại ở quá khứ vị lai, hiện tại, tất cả chư Phật, Bồ Tát, Thanh Văn, Duyên Giác đã chứa nhóm vô lượng công đức. Con nay chí tâm thảy đều tùy theo mà vui mừng khen ngợi.
(Tùy hỷ rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
Con đệ tử … chí tâm khuyến thỉnh mười phương tất cả chư Phật Thế Tôn, hiện được Vô thượng Bồ đề, chưa Chuyển pháp luân. Con đều chí thành khuyến thỉnh chuyển đại pháp luân, an vui hữu tình. Mười phương tất cả chư Phật Thế Tôn, muốn xả báo thân vào cõi Niết Bàn. Con nay cúi đầu đảnh lễ, hết lòng khuyến thỉnh trụ ở đời lâu, độ thoát và an vui cho tất cả chúng sanh.
(Khuyến thỉnh rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
Con đệ tử … hết lòng hồi hướng từ vô thỉ đến ngày nay, đối với ngôi Tam-Bảo đã tu hành thành tựu các căn lành, cho đến bố thí cho tất cả chúng sanh một vắt cơm. Lại nữa đem hết công đức trì tụng bí mật, sám hối, khuyến thỉnh, tùy hỷ, các căn lành ấy thảy đều thu nhiếp đem hồi thí cho tất cả chúng sanh, không tâm hối tiếc, là phần giải thoát căn lành đã nhiếp. Như chư Phật Thế Tôn đã thấy biết, không thể tính lường vô ngại thanh tịnh. Những công đức căn lành đã có như vậy, thảy đem hồi thí tất cả chúng sanh, không trụ tâm tướng, không xả tướng tâm. Con cũng như vậy, công đức căn lành, thảy đều hồi thí tất cả chúng sanh, cùng các chúng sanh đồng chứng Vô thượng Bồ đề, được tất cả trí, nhơn căn lành này, lại còn xuất sanh vô lượng pháp lành, cũng đều hồi hướng Vô thượng bồ đề. Lại như quá khứ, vị lai, hiện tại chư đại Bồ Tát, khi tu hành các căn lành công đức, thảy đều hồi hường tất cả chủng trí. Vậy con đã có công đức căn lành, cũng đều hồi hướng Vô thượng Bồ đề, các căn lành ấy nguyện cùng tất cả chúng sanh đều thành chánh giác. Như các chư Phật ngồi nơi đạo tràng dưới cội Bồ đề, không thể nghĩ bàn vô ngại thanh tịnh, an trụ nơi vô tận Pháp Tạng Đà Ra Ni, Thủ Lăng Nghiêm định, phá ma Ba Tuần, vô lượng binh chúng, trong một sát na thảy đều thấy rõ, nơi khoảng nửa đêm được cam lồ pháp, chứng cam lồ nghĩa. Con và chúng sanh nguyện đều đồng chứng Diệu Giác như vậy, cũng như chư Phật, thị hiện ứng hóa, đắc Vô thượng Bồ đề, chuyển Diệu pháp luân, độ các chúng sanh.
(Hồi hướng rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
Con đệ tử … chí tâm phát nguyện, nguyện các chúng sanh hết thảy phát tâm Vô thượng Bồ đề, thường nhớ nghĩ công đức trí huệ của mười phương chư Phật. Lại nguyện tất cả chúng sanh phá dứt vô minh, được thấy Phật tánh, cũng như các đại Bồ Tát, tất cả Thiên Long Bát Bộ, tăng ích oai quang, ủng hộ quốc độ và nơi đạo tràng, dẹp các oán ma, khiến con đã tu pháp yếu bí mật của chư Phật mau được thành tựu.
(Phát nguyện rồi qui mạng lễ Tam-Bảo)
GIẢI: Kế đến nên tự thọ Bồ đề tâm giới, như trên văn sám hối, tùy hỷ, khuyến thỉnh, hồi hướng, chép ra trong kinh Kim Quang Minh, năm pháp đều rõ. Sám hối có công năng trừ chướng, diệt tội. Lễ Phật hay trừ ngã mạn chướng, được thân tôn quý. Sám hối hay trừ ba chướng, được y (y báo) chánh (chánh báo) đầy đủ. Tùy hỷ hay trừ tật đố chướng, được đại quyến thuộc. Khuyến thỉnh hay trừ mạn pháp chướng, được đa văn trí huệ. Hồi hướng là tự hồi những thiện căn đã tu, hướng về ba chỗ, tức thật tướng Bồ đề và đối với chúng sanh hay trừ trước hữu, cùng tâm xan lẫn. Do hồi hướng chút căn lành, biến nhập ba cõi như giọt nước rơi vào biển lớn, như tiếng nhập vào góc loa thời âm thinh bay vang xa. Phát nguyện hay trừ chướng thoái lui, được tổng trì các hạnh, mau được diệu quả. Hồi hướng liền kiêm phát nguyện, nay ở nơi hồi hướng mở ra lời phát nguyện để đối trị tâm không quyết định và chướng hỷ thoái lui. Hoặc khi vào đạo tràng, lễ Phật cho đến hồi hướng trì tụng rồi mới kiêm phát nguyện cũng được. Niệm tụng rồi như trước, thứ lớp kiết ấn tụng Chơn ngôn một biến, lại tu ngũ hối. Nếu thời gian mau, không thể như trước tụng hết văn sám hối, có thể tụng bài kệ sau đây:
Con đệ tử … hết lòng sám hối
Đại Thánh Chuẩn Đề Tôn
Tất cả chúng Hiền Thánh
Thân này hoặc thân trước
Đã tạo các nghiệp ác
Các tội đều sám hối.
Con đệ tử … hết lòng khuyến thỉnh
Tất cả mười phương Phật
Hiện được thành đạo
Con thỉnh Chuyển pháp luân
An vui các chúng sanh
Mười phương tất cả Phật
Nếu muốn vào Niết Bàn
Con nay cúi đầu lễ
Khuyến thỉnh ở lại đời.
Con đệ tử … hết lòng tùy hỷ
Ba đời các Như Lai
Bồ Tát chúng Thanh Văn
Người tu tập tam thừa
Cho đến các phàm phu
Đã có các phước lành
Thí giới thiền định huệ
Nhẫn nhục và tinh tấn
Con nay đều tùy hỷ.
Con đệ tử … hết lòng phát nguyện
Nguyện khắp các chúng sanh
Thảy phát tâm Bồ đề
Vĩnh dứt các phiền não
Sẽ chứng nhất thiết trí
Lại nguyện con nay tu
Chuẩn Đề hạnh bí mật
Mong cầu các Tất Địa
Tùy tâm chóng thành tựu.
Con đệ tử … hết lòng hồi hướng
Con đem các tu phước
Và cùng hạnh Chơn ngôn
Hồi hướng các hữu tình
Chung thành Vô thượng đạo
Lại nay đem chỗ tu
Lễ bái và sám hối
Khuyến thỉnh cùng tùy hỷ
Phát nguyện hồi hướng thiện
Hết thảy thí chúng sanh
Vĩnh dứt khổ tam đồ
Đồng đến đại Bồ đề
Pháp giới chơn như hải.
* HỒI HƯỚNG:
Nguyện: chúng con trì tụng Chân Ngôn có bao nhiêu công đức phước đức tu hành thù thắng tích lũy trong đời này và tương lai, xin hồi hướng đến Mười Phương Chư Phật – Bồ Tát, Tổ Pháp Mật Giáo, Tổ Pháp Dòng Pháp, Chư Đại Kim Cang Thánh Chúng, Tổ Thầy chúng con, và cho các chúng sanh khắp bốn loài Thai – Thấp – Noãn – Hóa.
Nguyện hồi hướng đến Chư Thiên, Chư Tiên nơi 33 Cõi Tầng Trời, Chư Thập Nhị Thiên, Thiên Long Bát Bộ, Long Thần Hộ Pháp, Tứ Đại Thiên Vương; cùng các Quỷ Thần 36 Bộ hộ con, hộ Đạo Tràng, giúp đỡ con các phương tiện tu hành, con xin hồi hướng. Nguyện các Ngài được Tối Thắng Tăng Trưởng Đại Kiết Tường Phước Đức, được Vô Lượng Các Phước Báo Trang Nghiêm Thân, Mau Chóng Đạt Quả Vị Bồ Đề.
Nguyện các Chư Vị Thần Linh – Thánh Linh, các Chư Vị, Hương Linh trong khuôn viên bổn xứ, các Chư Vị, Hương Linh Gia Tiên Tiền Tổ Nội Ngoại gia đình chúng con nghe Chân Ngôn được tiêu trừ tội nghiệp chướng, được Vãng Sanh Cực Lạc, Giác Ngộ Giải Thoát, không còn thọ lại các thân của khổ lưu chuyển sanh tử luân hồi.
Nguyện con hồi hướng đến Thân Tộc Hiện Tiền Ông Bà, Cha Mẹ, Vợ Chồng, Con Cái chúng con, các oan gia trái chủ, oan trái báo chướng nhiều đời nhiều kiếp của con được Tăng Trưởng Kiết Tường Phước Đức, ở nơi hiện đời được An Lạc Bình An, Tất Cả Bệnh Tật Tội Nghiệp Chướng Tiêu Trừ, Khiến Phát Sanh Tâm Bồ Đề, Hướng Về Chánh Pháp Như Lai Tu Hành Đồng Thành Phật Đạo.
* PHỤNG TỐNG CHÂN NGÔN:
(Niệm tụng xong, tụng Chú nầy cung tiễn Bổn-Tôn Hiền Thánh trở về Bổn Cung).
Thời khóa Thực Hành Pháp đến đây đã hết, con xin Cung Tiễn Chư Phật – Bồ Tát cát hoàn bổn cung nguyện thì gia hộ!
Om Vajra Muh. (x7)
(Om Vắcra Múd) hoặc (Om Vắcra Múd Cờxámúd).
Đầu Thời khóa có thỉnh về thì cuối thời nên có tiễn:
Con xin Cung Tiễn Chư Phật – Bồ Tát Ba Đời Khắp Mười Phương, các vị ALaHan, các Thánh Tăng, các Chư Vị Hộ Pháp, các Long Thần Hộ Pháp, các Ngài Tứ Đại Thiên Vương, các Chư Thiên, Chư Tiên nơi 33 cõi Tầng Trời về nơi Trụ Xứ.
Xin mời Chư Vị ……………………. Trở về nơi Trú Xứ; và tùy theo duyên lực, nghiệp lực mà được sanh về những nơi có cảnh giới an lành. (Vọng 03 tiếng chuông hoặc một lắc Linh).
*** Hành giả nếu phát nguyện tu tập, thực hành pháp niệm Phật hay trì Chân Ngôn theo túc số thì tới đây, nâng chuỗi mà trì - niệm; hoặc hành thiền; hoặc Lễ Lạy (Lạy Dài). Bằng không, kết thúc, đứng dậy phát nguyện hồi hướng rồi rời khỏi Đạo Đàn Tràng.
Hết Nghi Quỹ Công Phu.
Nghi Quỹ này Quý Vị được quyền Ấn Tống; nhưng người thực hành pháp thì nên tìm cho mình một người Thầy để đưa đường, hướng dẫn, hỗ trợ trong quá trình tu tập, thực hành pháp.
Không có tội Trộm Pháp như mọi người nghĩ đâu, không nên nghĩ từ ấy theo nghĩa tiêu cực mà là nên tìm và chọn Thầy để hỗ trợ trên bước đường tu tập trên Hành Trình Tâm Linh, tìm lại chính mình.
Cũng không có chuyện tu - tập rồi sẽ bị “khảo tra”, “thử thách”, … mà chỉ là Nghiệp đổ về mà thôi.
(Tức: Nghiệp thì phải trả, nhưng điều khó khăn này lẽ ra sẽ đến trong tương lai xa thì nay nó về sớm hơn, và chắc là phải nhẹ hơn; Ta nên chấp nhận nó; Ví như kiểu “thà đau, đau một lần rồi thôi”.)
Có chuyện Ma Ba Tuần (Tha Hóa Tự Tại Thiên (Cõi Thiên Ma Ba Tuần)) trong tích (Kinh) Nhà Phật; Nhưng vấn đề này rất rộng (Tôi sẽ giải thích riêng). Chướng ma sẽ tương tác tiêu cực đến Hành Giả để cản phá đường tu, nếu kiên định thì không tà ma nào lay chuyển ý định hướng đến Giác Ngộ.
Họa phước vô môn. Trong Họa có Phước; Trong Phước có Họa. Người hiểu được vấn đề này thì cuộc sống sẽ lạc quan. Phước hay Họa không còn là vấn đề phải bận tâm nếu biết vận dụng nó, dân gian có câu chuyện “Tái Ông mất Ngựa” đấy thôi.
Giữ giới Ăn Chay (Trai): Xưa nay Tu-Tập gắn liền với Trường Chay; Do cuộc sống, ngày nay việc ăn chay có phần hạn chế là do vấn đề an toàn thực phẩm. Không Chay thì tạo Nghiệp; nhưng ăn chay cẩn thận kẻo chưa thành tựu tu tập đã vong mạng vì bệnh tật.
Cốt lõi của vấn đề Ăn Chay là:
Vào một số ngày (Mồng Một và Rằm), các vị Thiên - Thần ở nhiều Cõi Tầng Trời đi tuần du Hạ Giới, nếu thấy sát sanh hại vật sẽ quở phạt, và lưu tích tội đồ cho người sai phạm.
Khơi gợi, trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề của Phật Tử. Vậy ta nên dung hòa, sao cho đạt được lợi ích cốt lõi giữa Đạo và Đời.
Chúc Quý Vị và Gia Đình được Mạnh Khỏe, Hạnh Phúc và Thành Công!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
NNC Thiên Phú. (PS Thiện Đạo).
PHẦN MỞ RỘNG
Bát Đại Thần chú
Bát Đại Thần chú quả nhiên là những thần chú cơ bản nhất mà người tu trì pháp thuật phải học. Cũng như Đại Bi - Thập Chú - Tám thần chú này là những thần chú đầu tiên mà người học đạo phải thuộc; bao gồm:
1. TỊNH TÂM THẦN CHÚ:
Thái Thượng thai tinh, ứng biến vô đình, khu tà phược mị, bảo mệnh hộ thân. Trí tuệ minh tịnh, tâm thần an trữ. Tam hồn vĩnh cửu, phách vô tang khuynh. Cấp cấp như luật lệnh.
2. TỊNH KHẨU THẦN CHÚ:
Đan chu khẩu thần, thổ uế trừ phân, thiệt thần chánh luân, thông mệnh dưỡng thần, la thiên xỉ thần, tức tà vệ chân. Hầu thần hổ bí, khí thần dẫn tân. tâm thần đan nguyên, lệnh ngã thông chân, tư thần luyện dịch, đạo khí trường tồn. Cấp cấp như luật lệnh.
3 TỊNH THÂN THẦN CHÚ:
Linh Bảo Thiên tôn, an úy thân hình, đệ tử hồn phách, ngũ tạng huyền minh. Thanh Long Bạch Hổ, đội trượng phân vân. Chu tước Huyền Vũ, thị vệ ngã chân. Cấp cấp như luật lệnh.
4. AN THỔ ĐỊA THẦN CHÚ:
Nguyên Thủy an trấn, phổ cáo vạn linh. Nhạc Độc Chân quan. Thổ Địa Chi Linh, tả hữu Xã tắc, bất đắc vọng kinh. Hồi hướng chính đạo, nội ngoại trừng thanh. Các phương an vị, bỉ thủ đàn đình. Thái Thượng hữu mệnh, sưu bộ tà tinh, hộ pháp thần vương, bảo vệ tụng kinh, quy y đại đạo, nguyên hanh lợi trinh.
5. TỊNH THIÊN ĐỊA CHÂN NGÔN:
Thiên địa tự nhiên, uế khí phân tán, đỗng trung huyền ư,hoảng lãng thái nguyên, bát phương uy thần, sử ngã tự nhiên, linh bảo phù mệnh, phổ cáo cửu thiên, can la đáp na, đỗng cương thái huyền. Trảm yêu phược tà, độ nhân sat quỷ vạn thiên, trung sơn thần chú, Nguyên Thủy ngọc văn, trì tụng nhất biến, tức bệnh diên niên, án hành ngũ nhạc, bát hải tri văn, ma vương thúc thủ, thị vệ ngã hiên, hung uế tiêu tán, đạo khí trường tồn. Cấp cấp như luật lệnh.
6. KIM QUANG THẦN CHÚ:
Thiên địa huyền tông, vạn khí bổn căn, nghiễm tu ức kiếp, chứng ngô thần thông, tam giới nội ngoại, duy đạo độc tôn, thể hữu kim quang, phúc anh ngô thân, thị chi bất kiến, thính chi bất văn. bao la thiên địa dưỡng dục quần sinh. thụ trì vạn biến, thân hữu quang minh. tam giới thị vệ. Ngũ đế ty nghênh, vạn thần triêu lễ, dịch sử lôi đình, quỷ yêu tang đảm, tinh quái vong hình. nội hữ tích lịch, lôi thần ẩn danh, đổng tuệ giao triệt, ngũ khí đằng đằng. Kim quang tốc hiện, phúc hộ chân thân. cấp cấp như luật lệnh.
7. CHÚC HƯƠNG THẦN CHÚ:
Đạo do tân học, tâm giả hương truyền, hương yến ngọc lô, tâm tồn đế tiền. Chan linh hạ phán, tiến bái lâm hiên. lệnh thần quan cáo, kính đạt cử thiên.
8. HUYỀN UẨN CHÚ
Vân triện thái hư,hạo kiếp chi sơ。 sạ hà sạ nhĩ, hoặc trầm hoặc phù。 ngũ phương bồi hồi, nhất trượng chi dư。 thiên chân hoàng nhân, án bút nãi thư。 dĩ diễn đỗng chương, thứ thư linh phù。 nguyên thủy hạ hàng, chân văn đản phu。 chiêu chiêu kì hữu, minh minh kì vô。
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)