1 CẦU GIA ĐẠO :
Nguyện cầu cho Gia Đạo, Ông Bà ,Cha Mẹ , Con Cháu Mọi Điều Tốt Lành , Cầu cho Cửu Huyền Thất Tổ Âm Siêu Dương Thới, Gia Đình Hưng Thịnh Đoàn Viên, được nhiều may mắn .
2 CẦU BỔN MẠNG :
Nguyện cầu cho Bổn Mạng được Bình An, Mọi điều Tốt Đẹp, Điều Lành mang đến Điều Dữ xua tan, Tai qua Nạn khỏi, Mọi Điều Như Ý .
3 CẦU SỨC KHOẺ : (Nếu Độc Thân thì thay bằng Cầu Tình Duyên cũng được)
Nguyện cầu cho những Bệnh Tật đều được qua khỏi, Trí Tuệ Minh Mẫn ,Dồi Dào Sức Khoẻ, Thân Thể Tráng Kiện, Hơi Thở Thơm Tho. Nếu có Bệnh thời đều được mau lành.
4 CẦU TÀI LỘC :
Nguyện cầu cho mọi Công Việc, Làm Ăn Buôn Bán, Kinh Doanh đều được Phát Tài Phát Đạt ,Mua may Bán đắt, Mọi Việc Thuận Lợi, có Tài có Lộc.
Phật Bốn mặt hay còn gọi là phật tứ điện với 4 phương 8 hướng 10 phương trời mang đến cho bạn sự bình an, may mắn, hạnh phúc, rất nhiều người đã cầu được ước thấy. Hình tượng biểu trưng của Đức Phật Tứ Diện - Trong truyền thuyết Phật Giáo Nguyên Thủy thì Phật 4 mặt Đại Phạm Thiên tức là một vị Đại Thiên Thần Hộ Trì Chính Pháp nên có bốn Đại Đức Quý Báu là Từ Bi, Nhân Ái, Bác Ái và Công Chính. Tôn Tượng của Phật Tứ Diện thể hiện 4 Gương Mặt nhìn ra 4 Phương : ĐÔNG – TÂY – NAM – BẮC ,biểu trưng cho bốn vị Thiên vương (Tứ Thiên vương) ở bốn hướng. Đại diện cho Tứ Diệu Đế trong nhà Phật, Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Chánh Cần, Tứ Niệm Xứ,Tứ Như Ý Túc . Thân Tượng của Phật Tứ Diện với 8 Tay cầm Pháp Khí bảo hộ Chánh Pháp ,Đại diện cho 8 Hướng : Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc. Biểu Trưng cho Bát Chánh Đạo của Phật Pháp .Nhằm nhắc nhở cho những Phật Tử giác ngộ Đạo Vô Thượng Bồ Đề với thể tánh Chân Như Thanh Tịnh.
Khi bạn thờ ở nhà thì bạn nên chọn 1 nơi sạch sẽ, trang trọng để an vị Trang Thờ hoặc 1 bàn riêng hoặc bàn thờ thần phật ở nhà để thờ phật 4 mặt được. Nên đặt Trang Thờ ở vị trí nào có thể đi vòng quanh được và 4 mặt quay ra 4 hướng để khi khấn nguyện và Dâng Hương đều có thể đứng khấn được nghiêm trang. Trong trường hợp không thể đặt xoay ra 4 hướng được, (chỉ có 3 mặt được mà thôi) thì mặt còn lại phải treo gương to phản chiếu ra để có thể nhìn được mặt thứ 4 của Tôn Tượng Phật Tứ Diện.
Các làm bức tượng ngày càng linh thiêng :
Đây là vị Phật Phạm Thiên chất phát nên khi khấn cầu xin gì thì bạn nên khấn :
" Nếu phật có linh thiêng thì độ cho con được cái (...) nếu được thì con hứa sẽ trả lễ bằng cái gì đã hứa. Trong phật giáo thì không cần cái gì quá to lớn, mà bằng tâm thành khẩn và có thể cúng bằng nước đỏ tượng trưng cho sức mạnh, hoặc trái xoài trái cóc ổi gì tùy bạn.
Luy ý :
- Khi bạn được hoặc trước đó bạn được điều mình cầu xin thì bạn đi làm phước , làm từ thiện giúp những người nghèo khổ thật sự thì bức tường của mình ngày càng linh thiêng.
- Phải có niềm tin, theo kinh nghiệm của tôi đôi lúc có thử thách cho bạn nhưng khi bạn thờ càng lâu thì bức tượng của bạn cũng ngày càng linh thiêng.
Lễ vật thường nhất là NHANG + VÒNG HOA + NƯỚC DỪA + 1 BÀI MÚA THÁI LAN.
Chín phương trời, mười phương Phật
A. Chín phương trời hiểu theo dân gian Việt Nam gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc và trung ương.
Người Trung Quốc cổ đại gọi chín phương trời là cửu dã hay cửu thiên bao gồm trung ương và tám phương hướng – tức là tứ chính (bốn hướng chính: Đông, Tây, Nam, Bắc) và tứ ngung (bốn góc: Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc).
Theo sách Lã Thị Xuân Thu (chương Hữu thủy lãm) đời nhà Tần, chín phương trời có tên gọi và vị trí như sau:
(1) Ở trung ương gọi là Quân Thiên (quân: đều đặn, quân bình);
(2) Phương Đông là Thương Thiên (thương: màu xanh biếc);
(3) Phương Đông Bắc là Biến Thiên (biến: thay đổi);
(4) Phương Bắc là Huyền Thiên (huyền: màu đen huyền);
(5) Phương Tây Bắc là U Thiên (u: tối tăm, kín đáo, sâu xa);
(6) Phương Tây là Hạo Thiên (hạo: sáng trắng);
(7) Phương Tây Nam là Chu Thiên (chu: màu đỏ như son);
(8) Phương Nam là Viêm Thiên (viêm: nóng, ngọn lửa);
(9) Phương Đông Nam là Dương Thiên (dương: trái với âm).
Sang đời Hán, sách Hoài Nam Tử (chương Thiên văn) giải thích gần giống Lã Thị Xuân Thu, chỉ thay khác nhau hai điểm: phương Đông Bắc là Mân Thiên (mân: bầu trời); phương Tây là Hạo Thiên (hạo: sáng trắng; chữ Hán viết khác với Lã Thị Xuân Thu).
Sách Quảng nhã (chương Thích thiên) giải thích cũng hơi khác: Phương Đông là Hạo Thiên (hạo: rộng rãi, lồng lộng; chữ Hán viết khác với Lã Thị Xuân Thu và Hoài Nam Tử), phương Tây là Xích Thiên (xích: màu đỏ). Các phương còn lại thì cũng giống giải thích của hai sách trên.
Sách Thái huyền kinh của Dương Hùng chỉ liệt kê chín tầng trời (cửu thiên) là: Trung Thiên (Trung: ở giữa); Tiện Thiên (tiện: dư thừa); Đồ Thiên (đồ: không có); Phạt Canh Thiên (phạt: hình phạt; canh: thay đổi); Tối Thiên (tối: trọn một năm); Quách Thiên (quách: tường thành bọc phía ngoài); Hàm Thiên (hàm: bao gồm tất cả); Trị Thiên (trị: sửa sang, cai trị); và Thành Thiên (thành: thành tựu, làm xong).
Thay vì nói chín phương trời, đạo Lão quan niệm có chín tầng trời và gọi là: cửu trùng, cửu giai, cửu tiêu, cửu thiên. Một thuyết cho rằng chín tầng trời là:
(1) Uất Thiền Vô Lượng Thiên ;
(2) Thượng Thượng Thiền Thiện Vô Lượng Thọ Thiên;
(3) Phạn Giám Tu Diên Thiên ;
(4) Tịch Nhiên Đâu Suất Thiên ;
(5) Ba La Ni Mật Bất Kiêu Lạc Thiên ;
(6) Động Huyền Hóa Ứng Thinh Thiên ;
(7) Linh Hóa Phạn Phụ Thiên ;
(8) Cao Hư Thanh Minh Thiên ;
(9) Vô Tưởng Vô Kết Vô Ái Thiên .
(Tham khảo: Trương Chí Triết chủ biên, Đạo giáo văn hóa từ điển, Giang Tô Cổ Tịch xuất bản xã, 1994, trang 82).
Tuy nhiên, trong văn học khi nói chín phương trời thường ngụ ý là trọn cả bầu trời, khắp nơi khắp chốn.
B. Mười phương Phật tức là thập phương chư Phật . Mười phương (hay thập phương) gồm có Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, trên trời, dưới đất (hay trung ương).
Tuy nhiên, có quan niệm cho rằng thập phương không phải là mười phương mà hàm nghĩa tất cả mọi nơi. Nói mười phương Phật hay thập phương chư Phật tức là chỗ nào cũng có Phật; Phật có ở khắp nơi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét