Thứ Tư, 10 tháng 11, 2021

Thần chú Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu











Thần chú Tara Xanh Lục Độ Phật Mẫu – Om Tara Tuttare Ture Soha



Thần chú Lục Độ Phật Mẫu (Thần chú Tara Xanh – Green Tara Mantra) là một trong những thần chú Phật giáo phổ biến ở Tây Tạng, thần chú này nhằm loaị bỏ những khó khăn,lo lắng, sợ hãi và tăng thêm thịnh vượng. 

Ở một cấp độ cao hơn, thần chú của Đức Tara Xanh đánh thức trí tuệ của chúng ta, giúp chúng ta có thể nhận ra bản chất thật sự của cuộc sống.

Tara, người Tây Tạng còn gọi là Dolma , được cho là Bồ Tát hay Phật từ bi, một người bảo trợ giúp con người thoát khỏi những đau khổ về thể xác và tinh thần. Tara có 21 hình thức, mỗi hình thức đều có màu sắc khác nhau và thuộc tính tâm linh.

Trong số 21 hình thức này, có 2 hình thức phổ biến đối với những người Tây Tạng là Đức Tara Trắng (Bạch Độ Phật Mẫu) và Đức Tara Xanh (Lục Độ Phật Mẫu).

Chúng ta thường nghĩ đến câu thần chú Om Tare Tuttare Ture Soha như là thần chú của Đức Tara Xanh, mặc dù đôi khi nó được dùng làm thần chú chính cho tất cả các hình thức Tara.

Người Tây Tạng rất thích cầu nguyện và niệm các thần chú, giống như thần chú nổi tiếng của Bồ Tát Quán Thế Âm – Om Mani Padme Hum hay thần chú Phật Thích Ca – Om Muni Muni Maha Muniye Soha, thần chú Tara Xanh là một trong ba hoặc bốn thần chú chính mà họ thường tụng niệm.


Ý nghĩa thần chú Tara Xanh

Om Tare Tuttare Ture Soha – Om Tare Tuttare Ture Svaha



Thần chú Om Tare Tuttare Ture Soha do nữ ca sĩ Phật giáo - Joan Injoma thể hiện rất hay!

Om: Âm tiết “Om” tượng trưng cho thực tại tối thượng, trong cuốn sách “Om Chanting and Meditation”, Amit Ray giải thích Om như một giọng nói vĩnh cửu của chư Phật, nó liên tục vang dội trên nền của mọi thứ tồn tại trên vũ trụ này. Âm thanh của nó đại diện cho toàn thể vũ trụ, quá khứ hiện tại và tương lai.

Tare: Thể hiện sự cứu rỗi từ những nguy hiểm và đau khổ trên thế giới. Điều đó cho thấy Mẹ Tara sẽ giải thoát chúng sinh khỏi 6 cõi luân hồi, từ nỗi khổ thực sự, hoặc các vấn đề nan giải. Bạn có thể liên hệ điều này với những đau khổ đặc biệt của con người: sinh, lão, bệnh tật và chết.

Tuttare: Tuttare giải phóng chúng ta khỏi tám nỗi sợ hãi. Có tám nỗi sợ hãi liên quan đến những nguy hiểm bên ngoài như lửa, nước, không khí, đất, và từ những thứ như kẻ trộm và các loài động vật nguy hiểm.

Tuy nhiên, những mối nguy hiểm chính đến từ sự thiếu hiểu biết, chấp trước, tức giận, kiêu căng, ghen tuông, khốn khổ, nghi ngờ và những quan điểm không đúng.

Tuttare hướng dẫn chúng ta vào con đường tâm linh đúng đắn được hình thành dưới dạng cứu rỗi cá nhân. Theo thuật ngữ truyền thống, đây là con đường của Arhant, dẫn đến giải phóng cá nhân khỏi đau khổ. Điều này được thấy trong Phật giáo Đại Thừa là một loại chứng ngộ. Nó bảo vệ cá nhân khỏi những nguy hiểm về tinh thần, những ý nghĩ tiêu cực như tham lam, hận thù và ảo tưởng: ba yếu tố gây ra cho chúng ta sự đau khổ.

Ture: Đại diện cho đỉnh cao của con đường tâm linh, con đường vị tha của sự cứu rỗi phổ quát – con đường Bồ Tát. Trong con đường Bồ Tát, chúng ta mong muốn giác ngộ cá nhân, nhưng chúng ta cũng kết nối từ bi với những đau khổ của người khác, và cố gắng để giải phóng họ cùng lúc với chính mình.

Đức Tara Xanh hướng dẫn cho chúng ta từ một quan niệm hạn hẹp về đời sống tinh thần. Người cứu chúng ta khỏi quan niệm rằng, tiến bộ tâm linh là giải phóng khỏi những đau khổ cho bản thân, và thay vào đó, Người chỉ chúng ta thấy rằng, tiến bộ tâm linh thật sự liên quan đến việc từ bi đối với người khác.

Soha: Theo từ điển tiếng Phạn của Monier Monier-William, Soha có nghĩa là: “Hail!”, “Hail to!” hoặc “Có thể ban phép lành cho chúng ta!” Chúng ta có thể thấy được sự ban phước cuối cùng này như là biểu tượng của sự công nhận rằng chúng ta là Tara.

Nó có nghĩa là thiết lập nguồn gốc của con đường trong trái tim chúng ta. Nói cách khác, bằng cách gửi thân mình tại Tara và thực hành Tara, chúng ta sẽ nhận được sự ban phước của Tara trong trái tim của chính mình. Bằng cách nương tựa vào Đức Tara Xanh, thực hành Tara như niệm thần chú Tara Xanh và thực hành con đường nằm trong đó, chúng ta có thể đạt được trạng thái giác ngộ đầy đủ.
Lợi ích khi niệm thần chú Tara Xanh

Thần chú Tara Xanh mang lại những lợi ích tinh thần nhanh hơn bất kỳ thực hành tantric nào, đó là lý do vì sao nó rất phổ biến. Sadhanas (thực hành tâm linh) trong đó Tara là Yidam (vị thần thiền định).

Cũng có nhiều lợi ích tạm thời từ việc thực hành Tara, tụng niệm thần chú Tara Xanh hoặc một lời cầu nguyện “Hai mươi mốt Tara”. Tara có thể giải quyết nhiều vấn đề trong cuộc sống của bạn, giải phóng bạn khỏi cái chết không đúng lúc, giúp bạn tránh khỏi bệnh tật, mang lại cho bạn thành công trong kinh doanh, giúp bạn tìm được việc làm và mang lại cho bạn sự giàu có thịnh vượng.

Khi bạn có một vấn đề thực sự nghiêm trọng, chẳng hạn như một căn bệnh đe dọa mạng sống, nếu bạn dựa vào Tara, thường xuyên niệm thần chú Tara Xanh thì căn bệnh đó sẽ giảm dần hoặc biến mất. Nếu bạn bị trúng thuốc độc, chất độc sẽ không làm hại bạn.

Bằng cách cầu nguyện thần chú Tara Xanh, các cặp vợ chồng khó sinh sẽ được một đứa bé kháu khỉnh và bất cứ điều gì họ muốn, con trai hoặc con gái, đây là những kinh nghiệm rất phổ biến. Thông qua thực hành Tara, bạn có thể có được bất kỳ hạnh phúc của cuộc sống này mà bạn muốn.

Tất nhiên, giống như các câu thần chú khác, thần chú Tara Xanh cần đến một trái tim chân thành khi trì tụng, bạn có thể cầu xin các phước lành của Đức Mẹ Tara và Người sẽ bạn bảo vệ khỏi nguy hiểm và từ những nỗi sợ hãi của bạn.

Ngoài ra, thần chú được sử dụng để khắc phục sự tắc nghẽn về tinh thần, cũng như tắc nghẽn trong các mối quan hệ. Đọc thần chú mỗi ngày có thể loại trừ được bệnh tật, sợ hãi, lo lắng, đau khổ, thiên tai, khó khăn và nghiệp xấu.

Theo các vị Lạt Ma, không ai đạt được giác ngộ mà không có sự giúp đỡ của Đức Mẹ Tara. Khi bạn niệm thần chú Tara Xanh bằng sự cống hiến mãnh liệt, thần chú sẽ được biến đổi thành một lời nguyện cầu đầy quyền năng.

Hãy hát thần chú này mỗi buổi sáng (108 lần) và mỗi đêm. Khi bạn hát thần chú, hãy tưởng tượng Mẹ Tara Xanh hiện ra trong không gian trước mặt bạn, ngang bằng trán của bạn, ở khoảng cách thoải mái khoảng một thân.

Như Chagdud Tulku Rinpoche nói trong phần giới thiệu của ông về Tara Sadhana:

“Tara là biểu hiện hoàn hảo của sự không thể tách rời của tánh không, nhận thức và lòng trắc ẩn. Cũng như bạn sử dụng gương để nhìn thấy khuôn mặt của bạn, thiền Tara là một phương tiện nhìn thấy khuôn mặt thật của tâm trí bạn, không có bất cứ dấu vết ảo tưởng nào.”

LỤC ĐỘ MẪU TARA











LỤC ĐỘ MẪU TARA

Tara (zh. 多羅, sa. tārā, Tara, Drolma, bo. sgrol-ma སྒྲོལ་མ་) từ tiếng Phạn Tārā, là tên của một vị nữ Bồ Tát thường gặp trong Phật giáo Tây Tạng. Tên này dịch ý là Độ Mẫu (zh. 度母), Cứu Độ Mẫu (zh. 救度母), là "người mẹ cứu độ chúng sinh". Lục Độ Mẫu (vị cứu độ mẫu thực hành Lục độ ba la mật, chữ "lục " này là 6 khác với chữ "lục " là xanh để chỉ vị đại diện là Tara Xanh, tóm lại khi Lục Độ Mẫu là 21 vị Tara khi đó lục có nghĩa là 6, khi chỉ riêng mình Tara xanh thì lục là màu xanh lá cây.)



Biểu tượng


Bổn Tôn Tara biểu hiện là một vị Bổn Tôn trẻ đẹp, có khả năng hóa thân. Ngài có thể hiện ra trong màu xanh, màu trắng, đỏ, hay màu của vàng. Mỗi màu đều có ý nghĩa riêng.

Phía sau đầu của Bổn Tôn Tara là ánh sáng của trăng tròn, là biểu tượng của áng sáng soi sáng trái đất. Ánh sáng đem lại sự mát lành, xóa tan đau khổ của vòng luân hồi. Ngài ngồi trên một tòa sen nở và một chiếc đĩa tròn. Vòng quanh thần là một vòng lửa màu vàng, mà lời kinh cầu nguyện số 21 nói rằng: "như lửa cháy ở cuối thời đại này".

Trên mỗi bàn tay, Ngài nhẹ nhàng cầm một cành hoa dài màu xanh trắng, hoa utpala, một loại hoa có mùi hương thơm ngọt giống như hoa sen, loại hoa mọc trên bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Hoa utpala là sự trong sạch tự nhiên, mà theo Gehlek Rinpoche nói "để có thể là người trong sạch, hãy hành động một cách trong sạch".

Ba ngón tay của tay trái Ngài chỉ lên để biểu hiện ba thứ quý giá, đó là: Đức Bụt, Pháp Bụt và Giác Ngộ, hay sự tự giải phóng (tự tại). Tay phải duỗi ra, ngửa bàn tay về phía trước với một cử chỉ mời gọi. Genlek Rinpoche nói "Bổn Tôn Tara nói với những người bị mất hi vọng và không có ai giúp đỡ, rằng: 'hãy lại đây, ta đang ở đây'."

Y áo có những sợi lụa mềm được trang điểm bằng những hạt châu báu, dái tai dài và thanh nhã. Trên thực tế, các Đức Bụt thì không đeo châu báu, nhưng Bổn Tôn Tara lại mang châu báu. Những châu báu này sáng lấp lánh như sự cảnh báo về những đau khổ trên trần thế.



21 Thánh Độ Mẫu - Tara

      1. Cứu Độ Tốc Dũng Mẫu
      2. Bách Thu Lãng Nguyệt Mẫu
      3. Lam Kim Cứu Độ Mẫu
      4. Như Lai Đỉnh Kế Mẫu
      5. TARA Tự mẫu TUTARA HUNG
      6. Thích Phạm Hỏa Thiên Mẫu
      7. Trát Phét Cứu Độ Phật Mẫu
      8. Ture Phẫn Nộ Mẫu
      9. Tam Bảo Nghiêm Ấn Mẫu
      10. Uy Đức Hoan Hỷ Mẫu
      11. Thủ Hộ Chúng Địa Mẫu
      12. Đỉnh Quan Nguyệt Tướng Mẫu
      13. Như Tận Kiếp Hỏa Mẫu
      14. Thủ Án Đại Địa Mẫu
      15. An Thiện Tĩnh Tịch Mẫu
      16. Phổ Biến Cực Hỷ Mẫu
      17. Ture Đốn Túc Mẫu
      18. Cụ Hải Thâm Tướng Mẫu
      19. Chư Thiên Vân Tập Mẫu
      20. Nhật Nguyệt Quảng Viên Mẫu
      21. Cụ Tam Bảo Tướng Mẫu.

Một danh sách danh hiệu 21 Độ Mẫu tương tự như sau:
      1. Lục Độ Mẫu
      2. Cứu Tai Nạn Độ Mẫu
      3. Cứu Thủy Tai Độ Mẫu
      4. Cứu Địa Tai Độ Mẫu
      5. Cứu Hỏa Tai Độ Mẫu
      6. Cứu Phong Tai Độ Mẫu
      7. Tăng Phúc Tuệ Độ Mẫu
      8. Cứu Thiên Tai Độ Mẫu
      9. Cứu Binh Tai Độ Mẫu
      10. Cứu Ngục Nạn Độ Mẫu
      11. Cứu Đạo Nạn Độ Mẫu
      12. Tăng Uy Quyền Độ Mẫu
      13. Cứu Ma Nạn Độ Mẫu
      14. Cứu Súc Nạn Độ Mẫu
      15. Cứu Thú Nạn Độ Mẫu
      16. Cứu Độc Nạn Độ Mẫu
      17. Phục Ma Độ Mẫu
      18. Dược Vương Độ Mẫu
      19. Trường Thọ Độ Mẫu
      20. Bảo Nguyện Độ Mẫu
      21. Như Ý Độ Mẫu





Ý NGHĨA ĐỨC LỤC ĐỘ PHẬT MẪU TARA


Trước mặt bạn, an tọa trên tòa sen nguyệt luân là một thiếu nữ cực kỳ xinh đẹp với thân sắc xanh lục rạng ngời ánh sáng. Nàng là ai? Tara là gì? Tại sao hành giả Kim Cương Thừa lại thiền định về một sắc tướng như vậy? Tại sao việc trưởng dưỡng mối liên hệ tâm linh với đức Tara lại có thể làm phong phú và viên mãn những mong nguyện thế gian và xuất thế gian của chúng ta?

Đức Phật là gì?


Tara là đức Phật, bất kỳ ai đều có thể trở thành Phật. Chúng ta cần biết có rất nhiều đức Phật song tâm toàn tri chỉ có một, phẩm hạnh, công đức, trí tuệ của các bậc giác ngộ như nhau. Chư Phật đã loại bỏ được tất cả phiền não, tựu chung được chia làm 2 loại: phiền não chướng và sở tri chướng. Những loại chướng này là nguyên nhân làm chúng ta mắc kẹt trong luân hồi đau khổ. Sở tri chướng là vô minh phiền não vi tế trong tâm chúng sinh, phiền não chướng là những trạng thái si mê, sân giận, tham ái và nghiệp quả đã vận chuyển vòng quay luân hồi. Bất kỳ đức Phật nào đều hoàn toàn xả ly mọi loại phiền não trên và hoàn thiện trưởng dưỡng tất cả đức tính tốt như Từ, Bi Hỷ, Xả cũng như viên mãn công hạnh Ba la mật bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ.

Đức Tara giống như đức Văn Thù, Quan Âm, Kim Cương Thủ và các bản tôn Kim Cương Thừa khác là hiện thân của Phật. Khác với quan điểm của tôn giáo khác, Đức Phật không phải đấng Thượng đế sáng tạo và ngài không điều khiển thế giới, kiểm soát các số phận của chúng sinh, thưởng thiện cho người này hoặc phạt ác cho người nọ. Là Phật tử, chúng ta nên có chính kiến về Phật để tránh sự ngộ nhận sai lầm trong việc thực hành tâm linh. Hãy luôn cẩn thận để tránh chướng ngại đó!

Đức Tara không phải là một người tồn tại một cách cụ thể với những nhân cách tách biệt. Chính vì vậy, chúng ta rèn luyện tâm mình để nhìn Ngài là một hiện thân của tất cả minh hạnh giác ngộ, những công hạnh mà chúng ta ngưỡng mộ và muốn trưởng dưỡng Nhận thức được như vậy, chúng ta sẽ có những cảm xúc chân thực giúp tinh tấn trên con đường tu tập đem lại vô lượng công đức trí tuệ không thể nghĩ bàn.

Đức Phật có hai thân chính: Pháp thân(Dharmakaya) hay thân chân lý và một sắc thân (Rupakaya), ở đây không phải thân bằng thể chất nhưng là thân hợp nhất tất cả các phẩm hạnh. Tâm toàn tri, tâm giác ngộ là Pháp Thân. Sắc thân (Rupakaya) là hiện thân của đức Phật để kết nối giúp đỡ chúng sinh chưa giác ngộ do tâm của chúng ta còn bị ám chướng không thể trực tiếp thấu biết tâm toàn tri của Phật. Chính vì lòng từ bi, chư Phật xuất hiện trong hàng loạt hóa thân để lợi ích chúng ta. Các báo hóa thân ứng hiện khác nhau tùy căn cơ để độ chúng sinh như vậy gọi đó là sắc thân.

Sắc thân cũng chia ra làm hai loại: Thân Sambokaya hay báo thân hỷ lạc là thân tạo bằng ánh sáng tịnh quang, xuất hiện trong cõi tịnh độ. Thân hỷ lạc là báo thân đức Phật dùng để dạy các Bồ Tát ở mức độ cao cấp. Loại thứ hai là thân Nirmarakaya hay hóa thân là thân đức Phật dùng để xuất hiện trong thế giới trần tục. Ví dụ như: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là nhân vật lịch sử xuất hiện gần 2600 năm về trước. Ngài là Phật hóa thân hay thân Nirmarakaya, một hóa thân trong hình tướng một vị tăng xuất thế, giảng dạy Phật pháp ở Ấn Độ. Một ví dụ trong thời đại ngày nay là hoá thân chuyển thế của đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ 12. Trong lịch sử truyền thừa Drukpa và trong niềm tin nhân gian tại rất nhiều vùng trên dãy Hymalaya, đông đảo dân chúng tin tưởng tuyệt đối rằng rằng đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa không chi là một bậc Thượng sư giác ngộ hoàn toàn mà còn là hoá thân từ bi của đức Quan Âm ứng hiện vì lợi ích chúng sinh.

Ở mức độ phát triển tâm linh còn hạn chế của mình, rất khó để mỗi chúng ta thấu suốt và chứng minh điều vừa nêu trên. Tuy nhiên, nếu nhìn từ góc độ bên ngoài dường như các Ngài cũng có cuộc sống thăng trầm như chúng ta, thì dưới góc độ bên trong các Ngài không hề bị chi phối bởi trải nghiệm si mê, phiền não. Vì các Ngài đã hoàn toàn loại bỏ tất cả nguồn gốc của sự khổ đau luân hồi.

Một Bồ Tát là một bậc đang tu tập để thành Phật. Các ngài dùng nhiên liệu Bồ Đề Tâm, phát nguyện trở thành bậc giác ngộ để cứu độ chúng sinh một cách hiệu quả nhất. Với mục đích duy nhất này, chư Bồ Tát thực hành rất chuyên cần để tịnh hoá phiền não và trưởng dưỡng Bồ đề tâm mình để lợi ích khổ não chúng sinh. Sau khi đạt được giác ngộ, chư Bồ Tát ứng hiện rất nhiều hóa thân khác nhau để kết nối với chúng ta. Nếu các Ngài không ứng hóa như vậy, các Ngài sẽ không có khả năng viên mãn tâm nguyện vị tha của mình. Một vị Bồ tát sẽ không bao giờ thực hành vô số kiếp để thành tựu giác ngộ để rồi sau đó chỉ thư giãn và đi ngủ! Thay vì thế, các công hạnh giác ngộ lợi tha sẽ xảy ra một cách tự nhiên mà không cần nỗ lực được lưu xuất từ bản tâm tâm thanh tịnh đó. Những công hạnh này sẽ nhậm vận tự nhiên tùy duyên ứng hiện như ngàn nơi cần cầu ngàn xứ ứng đem lại lợi ích cho vô lượng chúng sinh bởi công hạnh của các Ngài đều bắt nguồn từ tâm Bồ đề vị tha hợp nhất với trí tuệ sâu sắc.

Đức Tara có thể được hiểu trên các mức độ khác nhau.


Theo cách hiểu thứ nhất, Ngài là nhân vật lịch sử, một người phát Bồ đề tâm đạt giác ngộ tối thượng để lợi ích tất cả chúng sinh một cách hiệu quả nhất và sau đó chú tâm tu tập để trở thành Phật.

Theo cách hiểu thứ hai, đức Tara là hiện thân của phẩm hạnh giác ngộ,

Cuối cùng, ta cũng có thể hiểu đức Tara là tiềm năng Phật tính sẵn có nơi mỗi người. Trong tương lai, nhờ công phu tu tập, tâm chúng ta sẽ được thanh tịnh hoàn toàn và tạo ra sắc thân. Chúng ta nên có sự hiểu biết chân thật cần thiết như thế để phát triển đức tính từ, bi, hỷ, xả, trưởng dưỡng trí tuệ và công hạnh của chính mình.

Đức Tara là một nhân vật lịch sử

Vô số kiếp trong một cảnh giới khác, có một công chúa tên là Yeshe Dawa. Nhờ sự học và trí tuệ của mình, nàng có lòng tin kiên cố với Ba ngôi Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng. Nàng thấu hiểu đời sống bất như ý của bản chất luân hồi, do vậy nàng quyết định giải thoát khỏi tất cả mọi đau khổ. Do thấu hiểu tất cả chúng sinh cũng giống như mình đều muốn hạnh phúc và không muốn đau khổ nên Công chúa Yeshe Dawa đã trưởng dưỡng lòng từ bi và tình yêu thương hướng về mỗi chúng sinh. Nàng không thích lối sống xa hoa trong cung điện vàng ngọc, và đã phát lời nguyện dẫn dắt hướng đạo cho hàng nghìn chúng sinh trên con đường giải thoát mỗi ngày trước bữa ăn sáng, cho hàng nghìn chúng sinh trước bữa ăn trưa, và thậm chí nhiều hơn nữa trước khi đi ngủ. Vì nhân duyên này, công chúa được tôn xưng là Arya (Bậc tôn quý) có nghĩa là Ngài có thể chứng ngộ trực tiếp bản chất của thực tại và danh xưng đó biểu lộ các hạnh nguyện giải thoát của Ngài. Một bậc lãnh tụ tâm linh của thời đó đã khuyên: Công chúa hãy cầu nguyện để tái sinh làm thân trượng phu. Nhưng công chúa Yeshe Drawa đã phát nguyện thành tựu giác ngộ trong thân người nữ và còn liên tục hóa thân trở lại trong hình tướng nữ nhân để cứu độ hữu tình. Dù cho chúng ta là thân nam hay nữ thì Đức Tara lịch sử là tấm gương cho chúng ta. Giống như mọi hữu tình, Ngài cũng là một chúng sinh bình thường, có những vấn đề căng thẳng và tình cảm phiền não. Nhưng nhờ tu tập Phật pháp rèn luyện tâm linh nên Ngài đã đạt được toàn giác. Giống như vậy, nếu chúng ta thực hành giáo pháp với niềm tinh tấn hỷ lạc, chúng ta có thể được thành tựu giác ngộ như Ngài. Mỉm cười từ mẫn với chúng ta, đức Tara nói: “Nếu Ta có thể thực hành thành tựu thì các con cũng có thể thực hành viên mãn mọi tâm nguyện như thế”. Bởi vậy, câu chuyện về Ngài là tấm gương sách tấn lớn lao đối với mỗi chúng ta trên con đường tu tập.

Trong một bản kinh Tara khác có kể rằng: đức Tara được sinh ra từ giọt nước mắt bi mẫn của Đức Quan Âm. Nhân duyên vì Bồ Tát Avalokiteshvara hay Đức Quan thế Âm đã không ngừng cứu độ chúng sinh để giải thoát tất cả thoát khỏi cõi địa ngục thống khổ. Sau khi hoàn thành công hạnh này, Ngài chỉ kịp nghỉ ngơi một chút, nhưng ngay sau đó Ngài nhận ra rằng trong cõi địa ngục thống khổ kia thoáng chốc lại đầy tất cả những chúng sinh mình vừa cứu khỏi địa ngục vì họ vừa tạo tác những ác nghiệp cực trọng. Trong khoảnh khắc tuyệt vọng, Đức Quan Âm đã nhỏ những giọt nước mắt bi mẫn vì lời nguyện cứu khổ cho những chúng sinh vô minh đó. Một trong những giọt nước mắt từ bi của Đức Quan Âm đã biến thành đức Tara để khích lệ Ngài trên con đường Bồ Tát hạnh, khi đó Đức Tara đã phát nguyện rằng: Xin Ngài đừng tuyệt vọng, tôi nguyện cùng Ngài giải thoát tất cả chúng sinh vô minh trong cõi luân hồi thống khổ mà không để xót một ai!

Trong bản kinh này, chúng ta thấy đức Tara là một người với đời sống huyền diệu. Câu chuyện về ngài khuyến khích chúng ta không nên mất lòng tin trong các nghịch cảnh khó khăn vì lợi ích chúng sinh. Sự nhẫn nhục và lòng kiên trì rất cần thiết để chúng ta dùng làm tư lương trong cuộc sống. Những chúng sinh như chúng ta hiện tại thường làm đối ngược những gì đem lại sự hạnh phúc và bình an cho hữu tình. Sự lạc quan ban cho chúng ta sức mạnh trong mọi hoàn cảnh khó khăn và giúp chúng ta hiểu được rằng mọi sự đau khổ, dù là đau khổ cùng cực của cuộc sống, đều có thể vượt qua.



Đức Tara là hiện thân của các công hạnh giác ngộ

Cách thứ hai để hiểu về đức Tara là hiện thân của các công hạnh giác ngộ. Bất kỳ người nào đạt giác ngộ đều có khả năng xuất hiện trong các hình tướng bất kỳ vị Bồ tát, hóa thân nào. Không phải chỉ có một đức Lục Độ Mẫu, một đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn, Văn Thù hay Kim Cương Thủ… những hình tướng đó đơn giản là sự xuất hiện của các ứng hóa thân.

Tâm đức Phật là siêu vượt các khái niệm hạn hẹp hiện tại của phàm phu, tất cả bậc giác ngộ thực hành vô số kiếp để tịnh hóa tâm và phát triển khả năng để giúp đỡ lợi ích chúng ta. Nhưng các Ngài cần để liên kết với chúng sinh, dìu dắt chúng ta trên con đường thoát khỏi khổ đau để đạt được chân hạnh phúc. Bởi vì chúng ta là một hữu tình chúng sinh nên liên quan đến kích cỡ, màu sắc, đối tượng, cảm giác. Do vậy, đức Phật từ bi hóa thân xuất hiện trong các hình tướng khác nhau để giúp đỡ chúng ta. Mỗi hóa thân nêu biểu hiện thân của những phẩm hạnh giác ngộ từ, bi, hỷ, xả, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Đức Phật Mẫu Tara giống như những Bản Tôn thiền định khác là một trong những hóa thân đó!


Mỗi hóa thân có thể biểu trưng nhấn mạnh vào những phẩm hạnh cụ thể, thì đức Tara xanh biểu trưng cho công hạnh giác ngộ của chư Phật trong khi đức Quan Âm là hóa thân của lòng từ bi. Một cách chung nhất, các hóa thân của đức lục độ mẫu Tara đều được mô tả là bậc bản tôn có thể tiêu trừ chướng ngại và đem lại sự viên mãn thành tựu cho chúng sinh, đặc biệt còn có đức Bạch Độ Mẫu Tara với khả năng giúp tiêu trừ bệnh tật và ban cho đời sống trường thọ. Tuy vậy, mỗi đức Tara trong 21 độ mẫu Tara hay 108 đức Tara đều có những sự đặc biệt, biểu trưng, mầu sắc, pháp khí, tư thế, mật ấn riêng. Đức Tara là hiện thân hợp nhất của đại lạc và tính không. Sự đại hỷ lạc phương tiện thiện xảo và trí tuệ tinh không của tất cả chư Phật đều xuất hiện trong sắc thân của đức Tara để truyền cảm hứng cho chúng ta phát triển Bồ Đề Tâm, trưởng dưỡng những công hạnh lợi tha. Nhờ vào hiểu biết các ý nghĩa, biểu tượng và các tính cách của sắc thân của đức Tara, chúng ta sẽ có niềm tin chí thành và tinh tấn đi theo con đường ngài hướng đạo để tỏa chiếu những phẩm chất, công hạnh, thần lực Tara trong tự thân chúng ta.

Khi nghĩ về công hạnh của một đức Phật, chúng ta nên tiếp cận những phẩm hạnh đó như thế nào, nhất là khi không phải ngẫu nhiên mà các ngài xuất hiện trong sắc tướng, hình thức và tư thế nhất định? Thậm chí từng đức Phật đều có cùng các biểu lộ, công hạnh riêng nên các ngài xuất hiện trong các hóa thân khác nhau để nhấn mạnh các tính cách cụ thể khác nhau nhằm phù hợp cho căn cơ chúng sinh khác nhau. Ví dụ: một người họa sỹ hay một nhạc sỹ cần phải có nguồn cảm hứng và cảm xúc bên trong khi anh ta muốn diễn đạt nghệ thuật. Cảm hứng sáng tác của anh ta lại được diễn tả ra bên ngoài qua các công cụ nghệ thuật như các cung bậc âm thanh, giai điệu hay các mảng màu, hình khối được lựa chọn để diễn tả những trạng thái cảm xúc đang trào dâng bên trong mình. Cũng giống như vậy, đức Phật diễn đạt sự chứng ngộ của mình qua nhiều hình tướng hóa thân bên ngoài khác nhau. Sắc tướng Phật mẫu của Đức Tara biểu trưng cho trí tuệ là nhân tố chính để loại bỏ vô minh. Sự vô minh này đã gây lầm lẫn thực tại và là gốc rễ của sự đau khổ. Người phụ nữ có xu hướng cảm nhận và nhận thức nhanh chóng nhờ vào trực giác và trí tuệ bí mật. Đức Tara biểu trưng cho phẩm hạnh này! Một cách không quản ngại, Ngài có khả năng giúp chúng ta phát triển những phẩm hạnh đó. Do vậy đức Tara được gọi là mẹ của tất cả chư Phật, vì Ngài được biểu trưng cho trí tuệ chứng ngộ thực tại, nên Ngài hiện thân sinh ra để đạt toàn giác, là tâm tự do khỏi vô minh chấp thủ, bản ngã.

Mầu sắc của đức Lục Độ Mẫu Tara biểu trưng các công hạnh thành tựu. Dù Ngài có cùng phẩm hạnh như là các hiện thân của bậc toàn tri khác, Đức Tara đặc biệt hiện thân cho các công hạnh giác ngộ của chư Phật, gia trì đem lại lợi ích và chúng ta. Thêm vào đó, Ngài đại diện khía cạnh thanh tịnh của Không đại, vì Không đại bao hàm tất cả các sự vật hiện tượng. Những ảnh hưởng và công hạnh của Đức Tara làm những phẩm hạnh vô ngã vị tha tiềm tàng của chúng ta nở hoa giác ngộ thơm ngát muôn phương. Những hạt giống tốt mọc dễ dàng là niềm vui của người nông dân. Cũng vậy, sắc xanh của Ngài nêu biểu cho sự thành công của sự xả bình đẳng trong thế giới trần tục, cũng như trong sự phát triển thế giới tâm linh cho chúng ta cảm giác vui vẻ, hy vọng và lạc quan. Những tâm nguyện của Đức Tara có thể dễ dàng nở hoa kết trái và hạnh nguyện của Ngài nhanh chóng cảm ứng tới chúng sinh không thể nghĩ bàn. Vì lý do này, bằng sự quán tưởng và cầu nguyện Đức Tara, chúng ta có năng lực để tạo ra nhân của hạnh phúc và sự thông tuệ trong sự thực hành pháp trên con đường tự lợi, lợi tha. Sắc thân của Đức Tara kết tinh bằng ánh sáng và thuộc về phương Bắc. Thân ánh sáng của Ngài xuất hiện nhưng không thể nắm bắt, giống như cầu vồng, ảo cảnh. Thân ánh sáng này là biểu trưng cho sự hợp nhất của hai chân lý: Chân lý tương đối và Chân lý tuyệt đối. Trong mức độ chân lý tương đối, Đức Tara xuất hiện tồn tại. Ấy vậy mà khi chúng ta tìm kiếm sự tồn tại tuyệt đối của Ngài thì không thể tìm thấy bất kỳ thứ gì tồn tại một cách cố hữu, sự độc lập từ các nhân và điều kiện, các phần, thuật ngữ và khái niệm. Đức Tara xuất hiện một cách tương đối giống như ảo giác, không thể tìm thấy nắm bắt được và chỉ là tính không. Thân của Đức Tara diễn tả sự nội chứng bên trong và các công hạnh vị tha bên ngoài. Tư thế vũ điệu du hý của Ngài tự do, cởi mở và thân thiện, chân phải của Ngài duỗi xuống chỉ ra sự sẵn sàng bước xuống cõi luân hồi khổ để cứu giúp chúng ta và chúng sinh vô minh. Nhờ lòng bi mẫn của Ngài, Đức Tara có thể xuất hiện trong mọi cõi giới mà không gây ảnh hưởng bất lợi cho các hoàn cảnh đó. Ngài không trốn tránh sự khổ đau mà đối mặt nó một cách vô úy và từ bi bằng cách trung hòa đau khổ.

Chân trái Ngài co vào phía trong lòng, tỏ rõ rằng Ngài kiểm soát toàn bộ năng lượng vi tế bên trong, từ bi không quản ngại vấn đề gì, cho dù ai đó tán thán hay hủy báng, làm tổn hại hay giúp đỡ, năng lực của Ngài không vì thế trở nên mất cân bằng và tâm Ngài không rời bình đẳng xả.

Tay phải Ngài trong tư thế thực chứng siêu việt bằng cách thực hành tu tập để tự thân thành tựu sự chứng ngộ. Tư thế này cũng gọi là Thí Nguyện Ấn là tư thế bố thí nêu biểu Ngài sẵn sàng ban cho tài sản, tình yêu thương, sự bảo hộ và giáo pháp để tất cả chúng sinh tùy theo những nhu cầu và những mong ước của họ đều được viên mãn.

Tay trái của Ngài là Ấn Tam Bảo, với ngón tay cái chạm vào ngón tay đeo nhẫn và 3 ngón tay kia hướng thẳng, 3 ngón duỗi thẳng nêu biểu Tam Bảo Phật, Pháp, Tăng có nghĩa rằng giao phó bản thân chúng ta nương tựa Ba ngôi báu và thực hành giáo pháp giải thoát. Ngón cái và ngón áp út chạm nhau nêu biểu chúng ta có thể hợp nhất lòng từ bi hỷ lạc và trí tuệ tính không.

Tay phải của Đức Tara và chân phải đều duỗi hướng ra phía ngoài, nhấn mạnh các công hạnh hạnh từ bi vị tha, phương tiện thiện xảo của con đường giác ngộ.Tay trái và chân trái của Ngài đều thu vào phía người biểu đạt sự điềm tĩnh an bình bên trong đạt được thông qua việc thực hành trí tuệ của đạo giải thoát.

Trong mỗi bàn tay của Ngài trì giữ hoa Utpala, hoa sen xanh. Bên phía tay trái, một bông nụ là nêu biểu chư Phật tương lai, bông nở hoàn toàn là nêu biểu chư Phật quá khứ, bông đang nở là nêu biểu đức Phật hiện tại. Trên vương miện của Đức Tara là Bản Sư Di Đà an bình và mỉm cười. Vì đức Phật Di Đà là bậc thượng sư hướng đạo tâm linh của Đức Tara, được an trí trên vương miện của đức Tara nhằm nêu biểu tầm quan trọng khi có bậc Căn bản Thượng sư đầy đủ phẩm hạnh trí tuệ và lòng từ bi dẫn dắt đệ tử đi đúng trên con đường giác ngộ, và cũng nêu biểu Đức Tara luôn trú tâm vào giáo pháp mà Ngài được đón nhận từ bậcThượng Sư của mình. Điều này nhắc nhở chúng ta thực hành noi theo thiện hạnh của Ngài.

Tiếp theo là các sức trang hoàng. Nếu phàm nhân chúng ta thường trang điểm cho thân thể mình những trang sức bên ngoài để trông cho đẹp mắt thì vẻ đẹp tiềm ẩn bên trong đức Tara là lòng từ, bi, hỷ, xả mới thực sự là trang sức của Ngài. Sáu sức trang hoàng: Vòng cổ, vòng tay, khuyên tai, vòng chân, đai lưng, vương miện bằng ngọc báu sáng chói trang hoàng trên sắc thân Ngài nêu biểu cho sự viên mãn sáu Ba la mật là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định và trí tuệ Ba La Mật và mọi công hạnh lợi tha này là trang sức giải thoát của báo thân Ngài.

Đức Tara cũng trang hoàng với ba chữ chủng tử, chủng tử OM trên vương miện, chữ AH tại luân xa cổ họng và chữ HUNG tại luân xa tim. Ba chữ chủng tử này tương ứng với thân, khẩu, ý giác ngộ của Phật và nêu biểu cho Tam quy: Phật, Pháp, Tăng. Những chủng tử này thường dùng làm đối tượng vi tế khi hành giả chú tâm thiền định. Ba chủng tử này nhắc nhở những phẩm hạnh mà chúng ta đang trưởng dưỡng trong chính mình, đó là kết quả thực hành Phật Pháp. Mỗi đặc điểm sắc tướng của Đức Tara minh hoạ cho toàn bộ con đường giác ngộ đạt đến Phật quả và Tara là hợp nhất các tinh túy đức tính, thần lực và công hạnh giác ngộ.





Đức Tara là tinh túy Phật

Quan điểm thứ ba về đức Tara là phản ánh của tiềm năng Phật tính hiện tại trong mỗi chúng ta, sẽ được phát triển toàn vẹn trong tương lai.

Làm thế nào để chứng ngộ được Phật tính? Một cách ngắn gọn, chúng ta tu tập theo con đường giác ngộ, có ba điểm chính yếu nên khắc cốt ghi tâm:
  • Thứ nhất: Phát tâm thoát khỏi luân hồi đau khổ.
  • Thứ hai: Thực hành Bồ Đề Tâm lợi ích chúng sinh.
  • Thứ ba: Chính kiến, trí tuệ thực chứng tính không- trí tuệ thực chứng tính không hợp nhất với bản tâm tuyệt đối của chính mình.

Thân tâm vi tế của chúng ta có khả năng chuyển hóa thành thân tâm giác ngộ hoàn hảo như chư Phật. Khi chúng ta quán tưởng đức Phật Mẫu Tara và sùng kính Ngài, thấu hiểu rằng đó là công hạnh, trí tuệ, thần lực mà chúng ta đang được viên mãn. Chúng ta sẽ được truyền cảm hứng để chuyển hóa tâm trên con đường đạt được kết quả thành tựu này.

Hãy trải nghiệm thực hành! Làm thế nào để việc thực hành Tara đem lại lợi ích như thế.

Wisdom Compassion: Trí Tuệ Từ Bi LIÊN HOA SINH









THẦN CHÚ KIM CƯƠNG ĐẠO SƯ


THẦN CHÚ KIM CƯƠNG ĐẠO SƯ

TU PHÁP CỦA NGÀI LIÊN HOA SINH









Cầu Khẩn Sức Mạnh Và Lòng Đại Bi Của Đức Padmasambhava

ཨོ་རྒྱན་ སྨན་བླ
Orgyen Menla
Guru of Medicine (Guru Rinpoche’s emantion as Medicine Buddha)
Đạo Sư là hóa thân của Dược sư

Tulku Thondup

Hãy quán tưởng rằng bạn đang ngồi ở một nơi cao ráo như một đỉnh núi, nhìn vào bầu trời trong xanh bao la. Thưởng thức cái nhìn trong vài phút, an trú trong sự rộng mở. Hình ảnh đang ở tại một điểm cao nâng tâm thức bạn lên trên sự ồn náo của mình. Bầu trời rộng mở làm sạch những hình ảnh, cảm xúc và tư tưởng ồn ào khỏi tâm bạn.

Từ sự rộng mở này, đầu tiên hình dung một chỗ ngồi trên hoa sen với những cánh hoa đẹp đẽ, sau đó là một đĩa mặt trời và phía trên nó là đĩa mặt trăng. Cuối cùng, Guru Rinpoche hiện ra rực rỡ.

Hãy cảm nhận sự an bình và ấm áp vô biên của bổn tôn rất thương yêu linh thánh này và an trú thoải mái trong những cảm nhận này một lúc. Hãy để sự sùng mộ tan vào trái tim bạn. Khi bạn đem tỉnh giác của bạn đến hình ảnh, hãy hoàn toàn hiến mình vào nó, không phải chỉ như một hình tướng do tâm thức bạn tạo ra, mà như là vị Guru thật sự và chữa lành, thuần khiết.

Bây giờ tưởng tượng toàn trái đất đầy những khuôn mặt hoan hỷ, những đôi mắt hạnh phúc tràn đầy những tấm lòng sùng mộ của tất cả các loại sinh linh. Tất cả đều nhìn chăm chú vào khuôn mặt thương yêu, đẹp đẽ và đầy sức mạnh của Ngài Guru Rinpoche, nguồn của tất cả sự chữa lành. Hãy tưởng tượng rằng bạn nghe tất cả họ cùng tụng thần chú trong cùng một giọng với một âm điệu dịu dàng và mạnh mẽ như sấm sét. Thần chú (mantra) là một lời cầu nguyện đến Ngài Guru Rinpoche, một phương tiện chữa lành cho những vấn đề của chúng ta, một biểu lộ hân hoan của những năng lực tinh thần và thân xác, một tôn vinh sự hiện diện của bậc thiêng liêng này, một sự thiền định về âm thanh thanh tịnh mà bản thân nó là bản tánh của nhất thể.

Từ những chiều sâu của lòng mình, hãy hát chân ngôn của Ngài Guru Rinpoche, hoặc một trong hai dạng dưới đây:

Trong âm Sanskrit được Tây Tạng hóa:

OM AH HUNG BEDZAR GURU PEMA SIDDHI HUNG

Trong Phạn ngữ (Sanskrit):

OṂ ĀḤ HŪṂ VAJRA GURU PADMA SIDDHI HŪṂ

Mật chú này có thể tạm dịch là: “Hiện thân của thân, ngữ, tâm của chư Phật, Ôi Padmasambhava, mong Ngài ban cho tất cả sự gia hộ ban phước.”

Như một kết quả của lời cầu nguyện và sự rộng mở là những tia sáng của ánh sáng ban phước nhiều màu sắc từ Guru Rinpoche chạm đến bạn đem đến sự ấm áp và rộng mở trong thân và tâm. Những ánh sáng này không chỉ đẹp đẽ, thanh tịnh mà còn là năng lực của sự an bình, ấm áp, phúc lạc và rỗng rang. Hãy để cảm nhận này thấm sâu vào bạn qua mỗi một lỗ chân lông và ngõ vào thân thể, xua tan tất cả lo nghĩ và phiền não, như ánh sáng mặt trời xua tan bóng tối. Hãy cảm nhận toàn thân bạn chuyển hóa thành ánh sáng và năng lượng chữa lành.

Lặp lại chân ngôn nhiều lần, đem toàn bộ con người bạn vào âm thanh. Hình dung rằng những lời cầu nguyện của bạn làm mở rộng tâm thức của tất cả chúng sanh vào niềm vui sùng mộ và ánh sáng từ Guru Rinpoche tỏa chiếu trong mọi hướng, xua tan tất cả đau khổ, phiền muộn và mê lầm. Tất cả chúng sanh được giải thoát trong một dàn đồng ca hùng lực. Lời hát tràn đầy vũ trụ, trở thành một trong âm thanh, ánh sáng và hoan hỷ.

Hãy hoan hỷ trong sự ấm áp và rộng mở này. Để cho tất cả ý niệm và cảm giác tan vào một đại dương của sự an bình sùng mộ, trong đó không có những phân biệt hay ranh giới, vượt trên đau khổ và kích động, xấu và tốt, đây và kia, anh và tôi, mà nơi đó tất cả là một và cùng như nhau.

Mặc dù mục đích cao hơn của sự thiền định này là chứng ngộ tâm linh, bạn cũng có thể thiền định về Đức Guru Padmasambhava như một nguồn sức mạnh cho sự chữa lành thông thường những vấn đề cảm xúc hay thân xác, bằng việc quán tưởng bất cứ dạng năng lượng chữa lành nào đều bắt nguồn từ hình ảnh, giống như tia sáng laser. Hoặc tưởng tượng cam lồ chữa lành từ cái bình của Ngài Guru Rinpoche chảy vào trong bạn, thoạt tiên tẩy sạch tất cả đau khổ của tâm thức, cảm xúc và thân thể, rồi làm tràn đầy toàn thân, tâm bạn với an bình và sức mạnh. Ngài Guru Rinpoche cũng có thể là nguồn năng lực trong các pháp thiền định có nhờ đến một người khác làm người chữa bệnh cho bạn.

Dù bất cứ sự quán tưởng nào, bạn có thể lặp lại nó thường xuyên trong một thời khóa nếu cảm thấy thoải mái. Khi bạn tụng ca hằng ngày, thỉnh thoảng đem cảm giác rộng mở của thiền định vào cuộc sống của bạn. Bạn có thể tụng ca chân ngôn lớn tiếng hoặc niệm thầm khi bạn ở nơi công cộng.

*Đánh Thức Những Năng Lực Vô Biên Bên Trong Của Sự Chữa Lành

Thở một hay hai hơi thở sâu, buông xả tất cả căng thẳng lo nghĩ và hưởng thụ cảm giác buông lỏng trong thân và tâm bạn. Sau đó từ từ và bình thản đi qua những bài tập sau đây trong vòng một hay hai phút cho mỗi bước.

1. Khi bạn thức giấc vào buổi sáng, hay bất cứ lúc nào trong ngày, hãy cảm nhận sự sùng mộ đến nguồn sức mạnh. (có thể là đức Phật, Guru Rinpoche, hay bất cứ nguồn sức mạnh nào khác.) Sự sùng tín đem đến ấm áp, hỷ lạc, sức
mạnh và rộng mở.

2. Hãy quán tưởng và cảm nhận trái tim bạn, trung tâm của thân bạn trong dạng một bông hoa ánh sáng lạ thường, nở rộ trong sự nhiệt thành sùng tín. Như một kết quả, từ đóa hoa lòng sùng tín đó khởi lên trí huệ, tâm bi, năng lực, và những phẩm tính giác ngộ của bạn trong dạng nguồn sức mạnh. Nguồn sức mạnh, trong dạng một thân ánh sáng với sức nóng và phúc lạc, bốc lên qua kinh mạch trung ương – một kinh mạch trống không được làm bởi ánh sáng trong suốt và thanh tịnh – của cơ thể bạn. Bấy giờ nguồn sức mạnh tô điểm bầu trời không vết nhơ và vô hạn, như thể hàng ngàn mặt trời khởi lên với một thân.

3. Hãy tin tưởng rằng nguồn sức mạnh là hiện thân của trí huệ, lòng bi và năng lực của tất cả những bậc linh thánh và của chân lý vũ trụ. Cảm nhận toàn thể thân và tâm bạn tràn đầy sức nóng, hỷ lạc, và năng lượng vô biên do ở trong sự hiện diện của nguồn sức mạnh.

4. Bấy giờ hãy thấy rằng toàn thể trái đất đầy những chúng sanh khác nhau. Trái tim họ tràn đầy sự sùng tín và khuôn mặt họ nở hoa với những nụ cười hoan hỷ. Cặp mắt mở rộng của họ chú mục vào nguồn sức mạnh với sự tán thán. Cùng với bạn, tất cả họ biểu lộ sức mạnh sùng tín trong lời cầu nguyện, ca hát một cách du dương với những âm vang khác nhau, giống như một bản giao hưởng vĩ đại. Hãy tụng ca lời cầu nguyện với sự tán thán lớn lao trong đó không có những giới hạn hay bó hẹp hạn chế nào.

5. Hát những lời cầu nguyện, tưởng tượng những lời cầu nguyện kêu cầu tâm bi của nguồn sức mạnh. Từ nguồn sức mạnh, trí huệ, lòng bi và sức mạnh của nó đến với bạn dưới dạng vô số tia sáng ban phước đầy màu sắc (hay những dòng cam lồ). Những tia sáng này chạm đến từng lỗ chân lông của thân bạn. Hãy cảm nhận sức nóng khi chúng tiếp xúc. Hãy cảm nhận bản tánh phúc lạc của sức nóng. Và cảm nhận sức mạnh của sức nóng phúc lạc này.

6. Sau đó những tia sáng đi vào trong thân bạn. Hãy quán tưởng và cảm nhận rằng tất cả những thói quen tiêu cực, những yếu đuối tinh thần, những xung đột phiền não, thiếu hài lòng, sợ hãi, những bệnh tật hay những bế tắc lưu thông hay năng lực của bạn đều ở trong dạng bóng tối trong cơ thể. Chỉ việc tiếp xúc với ánh sáng ban phước, tất cả bóng tối đều hoàn toàn tan biến, không còn bất cứ dấu vết nào trong thân và tâm bạn. Thân thể bạn tràn đầy ánh sáng rực rỡ lạ lùng, với cảm giác sức nóng, phúc lạc và sức mạnh. Sau đó thấy và cảm nhận rằng toàn thân bạn chuyển hóa thành thân ánh sáng ban phước. Hãy cảm thấy mỗi một tế bào trong thân bạn được chuyển hóa thành tế bào của ánh sáng ban phước với sức nóng, phúc lạc và sức mạnh.

7. Sau đó hãy nghĩ về một tế bào ở trán bạn (hay bất cứ nơi nào khác trong thân thể). Tế bào được làm bởi ánh sáng rực rỡ ban phước. Nó đẹp đẽ và bao la. Hãy đi vào tế bào một cách từ từ. Nó vô biên và vô hạn như bầu trời. Hãy cảm nhận sự bao la của tế bào trong một lúc.

8. Sau đó hãy thấy và cảm nhận thân bạn được cấu tạo bởi hàng tỷ tế bào bao la, đẹp đẽ và phúc lạc như vậy. Mỗi một tế bào được trang hoàng với sự hiện diện của nguồn sức mạnh.

Hãy nhận biết sự hiển bày và năng lực lạ lùng của thân thể kỳ diệu của bạn. Tất cả tế bào ở trong tình thương và hòa hợp với mỗi một tế bào khác. Cảm nhận sức mạnh của hàng tỷ tế bào phúc lạc trong thân bạn được trang hoàng bởi những nguồn sức mạnh.

9. Tất cả tế bào của những kinh mạch, bộ phận và cơ bắp của thân ánh sáng ban phước của bạn đang thở. Chúng đang thở bằng sức nóng và phúc lạc một cách rỗng rang và tự nhiên như những ngọn sóng của đại dương. Hãy cảm nhận sự chuyển động phúc lạc của những ngọn sóng. Những cơn sóng vuốt ve, thư giãn và hòa tan bất cứ nơi nào mà chúng ta bị chai cứng hay khó khăn, mọi bám trụ của những cảm xúc không giải quyết và những vết thương chưa lành với những vết tích của nó. Hãy cảm nhận hào quang của năng lượng. Hãy cảm thấy sự cảm nhận. Hãy là một với sự cảm nhận.

10. Rồi bạn có thể hát OM AH HUNG như một chuyển động chữa lành để phát sinh sức mạnh, sự rỗng rang và hợp nhất với chúng. Bạn có thể hát lớn, nhẹ nhàng, hay thầm lặng trong tâm trí bạn.

Khi bạn hát lặp lại chủng tự OM chậm chậm và liên tục, hãy nhận biết những làn sóng âm thanh vang dội mạnh mẽ như thế nào trong mỗi một tế bào, từ những dây thanh quản xuyên qua toàn thân bạn giống như những làn sóng của đại dương. Hãy vui thích trong sự cảm nhận năng lực và sức mạnh, những phẩm tính của thân Phật.

Khi hát chủng tự AH trong cùng một cách như vậy, hãy nhận biết những năng lực làm rỗng rang, giải phóng và làm nở rộ, những phẩm tánh của ngữ Phật.

Khi hát chủng tự HUNG, hãy nhận biết sự hòa nhập của bạn với sự hợp nhất của sức mạnh và rỗng rang, là sức mạnh vô biên, những phẩm tánh của tâm Phật.

11. Bạn cũng có thể kiết thủ ấn như những vận động chữa lành để phát sinh sức mạnh và rỗng rang rồi hợp nhất với chúng.

Rất chậm chạp và liên tục, nắm những ngón tay bạn thành kim cang quyền ấn đặt tại trái tim bạn (đặt đầu ngón tay cái vào dưới lóng thứ ba của ngón đeo nhẫn, sau đó ngón giữa và ngón đeo nhẫn nắm lại đè trên ngón cái, ngón trỏ và ngón út duỗi ra ngửa mặt lên). Đặt bàn chân bạn tại điểm nối giữa hông và đùi. Hãy nhận biết sự vận động vang dội liên tiếp từ mỗi một tế bào của bàn tay qua thân bạn giống như dòng chảy của một con sông. Hãy hoan hỷ trong sự cảm nhận năng lực và sức mạnh là những phẩm tính của thân Phật.

Trong cùng một cách, tạo một cử chỉ hoa nở tại trái tim bạn. Giữ nắm tay hướng lên, mở những ngón tay (từng ngón một, bắt đầu từ ngón út) và mở rộng bàn tay và cánh tay và nhận biết cảm giác hoan hỷ của sự rộng mở, giải thoát và nở hoa, những phẩm tánh của ngữ Phật.

Kiết ấn thiền định, đặt hai lòng bàn tay ngửa lên trong lòng bạn, bàn tay phải trên bàn tay trái, hai đầu ngón cái vừa chạm nhau, và hãy nhận biết sự tự hòa tan mình với sự hợp nhất của rộng mở và sức mạnh, là sức mạnh vô biên, những phẩm tánh của tâm Phật.

Bạn cũng có thể thực hiện những thủ ấn (cử chỉ) này trong lúc tụng ca OM, AH VÀ HUNG.

12. Bạn có thể thấy hào quang bao la lạ lùng của ánh sáng ban phước sáng ngời tràn đầy sức mạnh năng lực chung quanh thân bạn. Đó là hào quang bảo hộ ngăn ngừa bất cứ tác động tiêu cực nào xảy đến. Đó cũng có thể là hào quang của sự chuyển biến khiến chuyển hóa mọi thứ trong hào quang năng lực thành ánh sáng ban phước, giống như những bông tuyết rơi vào nước nóng.

Hãy chia sẻ những ban phước với tất cả những chúng sanh đã từng là mẹ ta.

Trích: Năng Lực Chữa Lành Của Tâm
Tulku Thondup
Dịch: Tuệ Pháp
Nhà Xuất Bản Liên Phật Hội

Ý Nghĩa Bản Tôn LIÊN HOA SINH









Ý Nghĩa Bản Tôn

Kyabje Khamtrul Rinpoche

Khi bạn nhìn thấy một Bản tôn phẫn nộ hay Bản tôn an bình thì hoàn toàn không có nghĩa là Bản tôn đó an bình hay giận dữ. Các Bản tôn khác nhau biểu trưng cho các xúc tình khác nhau của chúng sinh. Vì con người có vô số xúc tình phiền não khác nhau nên các Bản tôn cũng như vậy, các Ngài có vô số hình tướng khác nhau. Thế nhưng rốt cuộc chúng ta phải hiểu rằng mỗi xúc tình, mỗi hiện tượng xét từ quan kiến Đại Thừa, đều phải được hiểu là tính Không. Như vậy, tính Không là gì? Trong Đại Thừa chúng ta nói tính Không là Pháp thân, Pháp thân chính là Phật. Vì thế nên chúng ta cũng nói rằng Phật tính chính là tính Không. Như vậy nói tóm lại, các vị Bản tôn khác nhau biểu trưng cho các xúc tình khác nhau của chúng ta. Những xúc tình này được nhận diện và chuyển hóa sẽ biến thành các Đức Phật Bản tôn. Chẳng hạn, khi được nhận ra, sân giận sẽ chuyển hóa thành một vị Phật trong hình tướng phẫn nộ. Khi tham muốn chuyển hóa thành thì sẽ trở thành một vị Phật hoan hỷ, an lạc…
Các Bản tôn hợp nhất là tượng trưng cho đại lạc và tính Không bất khả phân, hoặc chúng ta có thể gọi đó là phương tiện và trí tuệ. Nếu điều này quá khó hiểu thì bạn cũng có thể sử dụng những từ ngữ sử dụng trong Đại Thừa. Chẳng hạn như trong Đại Thừa chúng ta có sáu Ba la mật, năm Ba la mật đầu là phương tiện, còn Bát Nhã Ba La Mật là trí tuệ. Như vậy bạn có thể nói rằng sự thực hành cần đi liền với hợp nhất, hoặc ngay trong các sự vật hiện tượng (vạn pháp) cũng vậy, cho dù có tồn tại song vẫn có tính Không đi kèm, giống như hình ảnh trong gương. Như vậy để nói rằng ngay bên ngoài cũng có sự hợp nhất giữa Mẫu tính tượng trưng cho tính Không và Phụ tính tượng trưng cho Từ bi hoặc chính là sự hiện hữu.

Ngay lúc bạn có xúc tình thì như vậy là bạn đang thực hành không đúng pháp. Khi đang quán tưởng một Bản tôn an bình, bạn không được có khái niệm rằng mình là một Bản tôn an bình, mình là một vị Phật đang mỉm cười hoan hỷ. Hoặc khi thực hành một Bản tôn phẫn nộ, bạn cũng không thể nghĩ: “Giờ thì tôi là một Bản tôn phẫn nộ”. Bạn không thể có những xúc tình như vậy vì điều quan trọng ở đây là chúng ta đang cố gắng hiểu ra rằng sự hiền hòa hay phẫn nộ cũng đều là trí tuệ, tất cả đều là tính Không. Như vậy xét từ phương diện thực hành, bạn có tiếp cận theo cách nào thì cũng giống nhau. Sắc thân phải là sự hợp nhất bất khả phân của sự vật hiện tượng và tính Không. Khẩu (lời nói) phải giống như tiếng vang vọng, sự tồn tại và tính Không là không thể tách rời. Ý cũng như vậy, bất cứ xúc tình nào khởi phát, bạn chỉ cần nhận biết rồi để cho tan biến vào tự tính tự nhiên. Sự thực hành này áp dụng cho tất cả các thực hành Bản tôn.

Thông thường đối với hành giả mới tu tập, tốt nhất là nên chọn một Bản tôn an bình để thực hành. Bản tôn phẫn nộ không thích hợp cho hành giả mới tu tập, đặc biệt đối với Phật tử Việt Nam. Tôi nghĩ là chưa phù hợp do có thể dễ gây ra hiểu nhầm. Trong quá khứ, có nhiều hành giả cũng từng tu tập Bản tôn phẫn nộ nhưng lại thiếu sự hiểu biết thấu đáo. Chẳng hạn như khi bạn quán tưởng Bản tôn, nếu có lòng tin rằng mình là Bản tôn theo kiểu: “Tôi, pháp danh Vô Úy, là một Bản tôn phẫn nộ”, thì rồi Bản tôn trong sự quán tưởng của bạn sẽ trở thành một vị thần Bản địa, một Bản tôn thông thường. Ngay ở Tây Tạng và Bhutan, cũng có nhiều người lạm dụng những vị Bản tôn để thực hành tà pháp. Họ quán tưởng Bản tôn, nhưng họ lại tin tưởng chắc chắn rằng Bản tôn ấy thực sự tồn tại ở bên ngoài, hoặc “tôi là Bản tôn”, rồi thế là sự quán tưởng trở thành một vị thần phàm tục.

Chính vì vậy nên chúng ta vẫn thường nhắc đi nhắc lại rằng khi bạn quán tưởng tự thân mình là Đức Avalokiteshvara (Quán Thế Âm), như thế không có nghĩa là bạn tự nhủ: “Tôi, pháp danh Vô Úy, biến thành Avalokiteshvara”. Thay vì thế, bạn cần phải có được sự thấu hiểu rằng từ vô thủy tới nay, Phật tính của tôi hoặc tự tính tâm không tạo tác của tôi vẫn luôn là Avalokiteshvara, vẫn luôn là Varjavarahi (Kim Cương Hợi Mẫu, một hiện thân khác của Vajra Yogini – Kim Cương Thánh Mẫu), và sự hiểu biết này sẽ được chuyển hóa hoặc hiện thân thành Avalokiteshvara. Đó chính là lý do vì sao mà chúng ta cần quán tưởng hòa tan. Avalokiteshvara hòa tan vào trong chân ngôn và tất cả hòa tan vào tự tính tâm của bạn. Mọi thứ bắt nguồn từ tính Không và quay trở về hòa nhập với tính Không. Khi chúng ta có niềm tin rằng mình là Bản tôn này hay Bản tôn kia, thì niềm tin đó không phải là chúng ta nay là Bản tôn này, mà phải được hiểu là từ nguyên thủy tới nay tâm không tạo tác của ta vốn là Avalokiteshvara. Bạn không nên giữ tâm nhị nguyên với khái niệm “Tôi là thế này hay thế kia” bởi thực hành như vậy là không đúng.

Còn về phần cúng dường, nếu bạn không tu theo nghi quỹ Mật Thừa và chưa thụ nhận quán đỉnh mà chỉ muốn thực hành pháp cúng dường thông thường, thí dụ pháp thực hành Liên Hoa Sinh, bạn chỉ cần quán tưởng mình vẫn đang là một người bình thường rồi đức Liên Hoa Sinh hiện ra trước mặt bạn. Sau đó khi bạn đang trì chân ngôn, và khi tính tâm khởi phát từ tâm bạn, ánh sáng sẽ phát ra và sẽ biến thành quả, hoa hoặc bất cứ phẩm vật cúng dường nào đó để dâng lên đức Liên Hoa Sinh. Bạn có thể quán tưởng như vậy và đó cũng là cúng dường. Ánh sáng đó cũng có thể biến thành lời triệu thỉnh và cầu nguyện. Và cuối cùng, khi ánh sáng đó quay trở lại hòa nhập vào bạn và hữu tình chúng sinh thì đó sẽ là sự gia trì, tịnh hóa và viên mãn sở nguyện.

Trong khi quán tưởng, chẳng hạn quán tưởng Thượng sư Liên Hoa Sinh hay Tara Độ Mẫu trước mặt, bạn cần hiểu rằng có Đức Liên Hoa Sinh bên ngoài, bên trong và bí mật. Thượng sư Liên Hoa Sinh bên ngoài có thể là bậc Căn bản Thượng sư của chúng ta. Thượng sư Liên Hoa Sinh bên trong có thể là trong Báo thân ở cõi Tịnh độ. Thượng sư Liên Hoa Sinh bí mật chính là tự tính, là trạng thái không tạo tác của vạn pháp, bao gồm cả tự tính tâm của chúng ta. Vì thế chúng ta cần phải quán tưởng Sắc tướng của Bản tôn giống như bóng trăng phản chiếu trên mặt nước; Khẩu giống như tiếng vang vọng; Tâm phải tràn ngập trí tuệ bất nhị. Đối với hành giả mới bắt đầu tu tập thì điều này rất khó, vì vậy bạn chỉ cần quán tưởng Thượng sư Liên Hoa Sinh đang thực sự hiện thân phía trước bạn, rồi bạn bắt đầu trì tụng lời cầu nguyện. Ở mức độ hành giả mới thực hành thì được như vậy là rất tốt rồi, dần dần từng chút một, nếu biết kiên trì trên con đường tu tập, mọi thứ sẽ được trưởng dưỡng nơi bạn. Trên thực tế, bậc Thầy có thể khai thị cho bạn về tính Không của Sắc thân nhưng bạn sẽ chỉ thực sự thực chứng được điều này nhờ vào sự thực hành của chính mình.

Trích: Bản Tôn Chân Ngôn Trí Tuệ Kim Cương Thừa
Tác giả: Kyabje Khamtrul Rinpoche
Người dịch: Vô Úy
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2012.

8 Hóa Thân Đức Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche








8 Hóa Thân Đức Liên Hoa Sanh Guru Rinpoche


Tóm Tắt Nội Dung

Đức Kim Cương Thượng Sư Liên Hoa Sinh

8 Hóa Thân Đức Liên Hoa Sinh

Đức Liên Hoa Sinh Có Bao Nhiêu Hóa thân?

Phụ Lục

Guru Rinpoche – Đức Liên Hoa Sinh có vô số hóa thân với các công hạnh khác nhau để mang sự giải thoát cho chúng sinh. Trong số đó, có 8 Hóa thân với các công hạnh chính của Ngài được người dân Himalaya tán thán và tưởng nhớ qua các giáo pháp cũng như qua Vũ điệu Tám Hóa thân Liên Hoa Sinh Sinh và thần chú Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siddhi Hum.

Đức Kim Cương Thượng Sư Liên Hoa Sinh

Vì muốn độ hữu tình chúng sinh phát sinh chính tín và nhanh chóng đạt đến quả vị Phật nên Ngài thị hiện ở thế giới Ta bà với danh hiệu là Pema Jung Ne. Thượng sư Liên Hoa Sinh có rất nhiều hoá thân, như ba hoá thân, tám hoá thân hoặc một trăm hoá thân…, song tựu chung, Ngài là hiện thân tinh túy của tất cả mười phương chư Phật, Bồ tát, Không hành, Hộ pháp.

Thông qua sự thực hành pháp Guru Padmasambhava, chúng ta thực hành pháp của tất cả chư Phật, chư Bồ tát cùng một lúc. Bởi vậy chúng ta hãy nương theo Ngài – một bậc Thượng sư đã chứng đạt giác ngộ tối thượng.

Đức Liên Hoa Sinh để lại dấu ấm sâu đậm trong lịch sử Phật giáo, Ngài có công lớn trong việc hoằng truyền giáo pháp Kim Cương Thừa trên khắp dải Himalaya, để lại vô số bí lục về các phép tu học hành trì. Tương truyền Ngài đản sinh từ hoa sen nơi hồ Liên Hoa, tại miền linh địa Orgyen (Ô-trượng-na).

Sinh thời, Ngài thường sử dụng năng lực thần thông, chân ngôn để nhiếp phục ma quái. Vào thời đó người dân phần lớn đều theo đạo Bon, là tôn giáo thờ các vị địa thần, thần núi, thần sông, ma quái, kết bạn với họ và cũng sử dụng họ như âm binh. Dựa trên tâm lý này, Liên Hoa Sinh thi triển thần thông nhiếp phục các lực lượng này và thậm chí đưa các vị thần này về với chính pháp, cho họ có một chỗ đứng trong hệ thống Phật giáo.


Người dân vùng Himalaya đối với Ngài rất sùng kính nên tránh gọi huý danh Ngài mà tôn sưng là Guru Rinpoche với ý nghĩa: Đấng Thượng Sư vô cùng Quý Báu. Cùng với công hạnh điều phục ma quỷ, hoằng truyền giáo pháp Mật thừa, Ngài có có những đại thiện hạnh như kiến lập tự viện Samye, trước tác nhiều pho tàng giáo pháp. 25 Đệ tử của Ngài đều là những bậc thành tựu giả trứ danh, trong đó đại đệ tử nổi tiếng nhất là nữ hành giả Yeshe Tsog-yel.

Cuộc đời Đức Liên Hoa Sinh được phủ bằng một tấm màn huyền thoại và điều đáng chú ý là người dân vùng Himalaya vẫn xem Ngài như còn hiện diện đâu đó, thiền định trong hang động thiêng và thực hiện công hạnh độ sinh. Hiện còn nhiều thánh địa để lại dấu tích trải nghiệm tu tập chứng ngộ của Ngài trên vùng núi tuyết Himalaya. Pháp tướng của Ngài tuỳ theo sự nghiệp độ sinh mà biến hoá vô cùng.

Cho nên các hiển thị hóa thân của Ngài từ khế ấn, tư thế, vẻ mặt, tư thế, đơn tôn hoặc song tôn, tướng đồng tử, tướng thanh niên, tướng nửa hiền nửa Phẫn nộ, tướng vô cùng phẫn lộ rất đa dạng. Tu tập là có cơ hội để tích lũy công đức. Pháp tu Liên Hoa Sinh là pháp tu vô cùng thù thắng. Đức Liên Hoa Sinh đã từng dạy:

Thành tựu Ta tức là thành tựu hết thảy chư Phật;

Thấy Ta tức là thấy hết thảy Như Lai.

8 Hóa Thân Đức Liên Hoa Sinh

1.Guru Tsokye Dorje – Đạo Sư Hồ Sinh Kim Cương

2. Guru Shakya Sengé – Đạo Sư Thích Ca Sư Tử

3. Guru Nyima Özer – Đạo Sư Nhật Quang

4. Guru Padmasambhava – Đạo Sư Liên Hoa Sinh

5. Guru Loden Choksé – Đạo Sư Thánh Chủng Trí

6. Guru Pema Gyalpo – Đạo Sư Liên Hoa Vương

7. Guru Sengé Dradrok – Đạo Sư Sư Tử Hống

8. Guru Dorje Drolö – Đạo Sư Kim Cương Drolo

HÌNH TƯỢNG :


1.Guru Tsokye Dorje – Đạo Sư Hồ Sinh Kim Cương

Một trong những điểm đặc biệt trong hình tướng an bình này của Guru Rinpoche là Ngài cầm chày kim cương ở ngực. Ở vùng Tây Bắc xứ Oddiyana, trên một hòn đảo giữa hồ Dhanakosha, ân phước gia trì của tất cả chư Phật mang hình tướng của một bông sen nhiều màu sắc.

Với lòng bi mẫn trước khổ đau của hữu tình chúng sinh, từ tim, Phật Vô Lượng Quang phóng chày kim cương vàng, đánh dấu bằng chủng tự HRIH, giáng xuống bông sen nở. Bông hoa biến thành một đứa bé tám tuổi vô cùng đẹp đẽ.

Khi Guru Rinpoche sinh ra trong bông sen giữa hồ nước, chư Không Hành Nữ cầu khẩn đến Ngài từ sâu thẳm trái tim và tiếng gọi của chư vị tự nhiên trở thành thần chú Kim Cương Thượng Sư.

Đó là tâm chú của Ngài, sinh lực của Ngài, tinh túy tâm yếu của Ngài và trì tụng thần chú này chính là cầu khẩn đến Ngài. Ngài được biết đến là Tsokye Dorje – Hồ Sinh Kim Cương.

2. Guru Shakya Sengé – Đạo Sư Thích Ca Sư Tử

Trong hình tướng này, Ngài là một vị Phật đắp y áo tu sĩ, cầm bát khất thực trong tay trái và chày kim cương trong tay phải.

Tại Kim Cương Tòa ở Bồ Đề Đạo Tràng, Guru Rinpoche đã hiển bày các thần thông, thừa nhận rằng Ngài là một vị Phật tự hóa hiện. Mặc dù là một vị Phật hoàn toàn giác ngộ, Ngài xuất hiện trong hình tướng Hóa thân để điều phục và giảng dạy chúng sinh trong thời đại này.

Vì lợi lạc của họ, Ngài hành xử như thể đang thọ nhận giáo lý, hoàn thành các Pháp tu và trải qua nhiều giai đoạn chứng ngộ tâm linh khác nhau, từng bước một.

Ngài đã thọ giới xuất gia từ Đại Sư Prabhahasti ở Zahor và được ban danh hiệu Shakya Senge – Thích Ca Sư Tử.

3. Guru Nyima Özer – Đạo Sư Nhật Quang

Guru Rinpoche hiển bày là vô số thành tựu giả vĩ đại, chẳng hạn Saroruha – vị đạo sư phát lộ Mật điển Hevajra – cũng như Saraha, Dombi Heruka, Virupa và Krishnacharin. Đạo Sư Nhật Quang liên quan đến nhiều kinh nghiệm và chứng ngộ tâm linh huyền bí.

Ngài du hành rộng khắp, viếng thăm tám nghĩa địa vĩ đại, 32 địa điểm năng lực chính yếu, các vùng đất hoang dã và thậm chí những thành phố.

Đạo Sư Nhật Quang khám phá ra những bí mật trong cấu trúc bên trong của thân-tâm nhờ kiến thức trực tiếp về khí, minh điểm và kinh mạch (Lung, Thigle và Tsa), điều chín muồi cùng với sự chứng ngộ trí tuệ nguyên sơ. Mọi kinh nghiệm đều được phản ánh trong ba yếu tố mang tính động lực này.

Tại các nghĩa địa như Kuladzokpa – Hoàn Thiện Trong Thân, Ngài giảng dạy Mật Pháp cho chư Không Hành Nữ và khiến các tinh linh bên ngoài và trong trở thành những vị bảo vệ Giáo Pháp. Khi ấy, Ngài được biết đến là Nyima Ozer – Nhật Quang.

4. Guru Padmasambhava – Đạo Sư Liên Hoa Sinh

Hóa hiện thứ tư là Đạo Sư Liên Hoa Sinh. Ngài là một phần trong sự liên tục của các hoạt động giác ngộ. Hóa hiện này liên quan đến sự chuyển hóa năng lượng tiêu cực thành các hình tướng an bình và bi mẫn hơn, phát triển năng lực và hiển bày sự thúc giục bên trong của Đạo Sư Liên Hoa Sinh, tâm yếu của từ và bi.

Trong hình tướng này, Ngài ngồi trên bông sen, khoác ba y của một tu sĩ, bên trong Ngài mặc một chiếc áo màu xanh dương. Ngài cầm vương trượng kim cương của tình yêu thương từ ái bên tay phải và bát sọ của trí tuệ sáng suốt của Yogi bên tay trái. Ngài có một chĩa ba đặc biệt gọi là Khatvanga của một vị Yogi lang thang.

5. Guru Loden Choksé – Đạo Sư Thánh Chủng Trí

Guru Rinpoche sẽ làm chủ một giáo lý ngay trong lần đầu tiên tiếp cận. Ngài có linh kiến về chư Bổn tôn mà không cần phải thực hành.

Đạt cấp độ Trì Minh Vương đầu tiên, trạng thái của ‘cấp độ Trì Minh Vương trưởng thành’ hay ‘Trì Minh Vương với nghiệp còn sót lại’, Ngài được biết đến là Loden Chokse – Thánh Chủng Trí.

6. Guru Pema Gyalpo – Đạo Sư Liên Hoa Vương

Trong hình tướng này, Guru Rinpoche là một hoàng tử trẻ trung với chân trái co vào trong và chân phải duỗi ra, ngự trên bông sen, sẵn sàng hành động. Tay phải Ngài chơi trống damaru và tay trái cầm một chiếc gương.

Guru Rinpoche ở Oddiyana trong mười ba năm để thuyết giảng, nhờ đó, đức vua, hoàng hậu và nhiều vị khác đạt chứng ngộ và đắc thân cầu vồng. Khi ấy, Ngài được biết đến là Pema Gyalpo – Liên Hoa Vương.

7. Guru Sengé Dradrok – Đạo Sư Sư Tử Hống

Guru Rinpoche thách đấu và đánh bại năm trăm vị nắm giữ tà kiến trong cuộc tranh luận ở Bồ Đề Đạo Tràng. Ngài đảo ngược tà thuật của họ bằng sự hỗ trợ của một Mật chú phẫn nộ mà Không Hành Nữ mặt sư tử – Marajita đã trao cho Ngài.

Đạo Sư Sư Tử Hống điều phục các năng lượng phi lý của tà thuật, lời nguyền & bùa mê, tiêu trừ các điềm xấu, ác mộng hay bất cứ điều gì tương tự. Ở Orissa, Ngài phá hủy một Lingam bằng tia chớp từ đầu ngón tay, chấm dứt việc hiến tế động vật ở vùng đó. Ngài biểu tượng cho sức mạnh vô hiệu hóa cả chúng sinh hữu hình và vô hình và đẩy lùi thiên tai.

Sự hiển bày phẫn nộ của Đạo Sư Sư Tử Hống hoàn toàn dựa trên tình yêu thương và lòng bi mẫn dành cho mọi hữu tình chúng sinh. Ngài được biết đến là Senge Dradok – Sư Tử Hống.

8. Guru Dorje Drolö – Đạo Sư Kim Cương Drolo

Guru Rinpoche trong hình tướng phẫn nộ là để điều phục ma quỷ và tinh linh của Tây Tạng và khiến vùng đất trải qua niềm đại lạc. Ngài ngời sáng một cách phẫn nộ với sức mạnh dữ dội, thân tướng nâu sậm, cầm chày kim cương và dao Phổ Ba, hai chân nhảy múa trên một con hổ cái.

Tại mười ba địa điểm khác nhau được gọi là Hang Hổ, Taktsang, Guru Rinpoche hiển bày trong ‘hình tướng cực phẫn nộ của trí tuệ cuồng’, trói buộc các tinh linh thế gian bằng lời thề bảo vệ các kho tàng Terma và phụng sự Giáo Pháp. Khi ấy, Ngài được biết đến là Dorje Drolo – Kim Cương Cực Phẫn Nộ.

Đức Liên Hoa Sinh Có Bao Nhiêu Hóa thân?

Xét về tự tính tuyệt đối, các Bậc Giác ngộ không rời Pháp thân, nhưng với lòng từ bi, các Ngài thị hiện vố số hình tướng các Báo thân và Hóa thân để chúng sinh có thể kết nối và được lợi ích. Các Ngài sẽ hóa thân thị hiện tùy thuận theo nhu cầu và căn cơ của chúng sinh. Từ Pháp thân, đức Phật A Di Đà hóa hiện Báo thân là đức Phật Quan Âm, và Hóa thân là Đức Liên Hoa Sinh.

Tương tự, tuy an trụ trong tự tính tâm bất khả tư nghì, Đức Liên Hoa Sinh cùng lúc thị hiện vô số hóa thân với các công hạnh khác nhau để mang sự giải thoát cho chúng sinh. Trong số đó, có 8 Hóa thân với các công hạnh chính của Ngài được người dân Himalaya tán thán và tưởng nhớ qua các giáo pháp cũng như qua Vũ điệu Tám Hóa thân Liên Hoa Sinh.

Trong kinh điển có dạy Đức Liên Hoa Sinh có 9.999 tiểu sử. Tiểu sử này được phân chia làm 3 loại.

+ Cấp độ Pháp thân

Những tiểu sử về pháp thân của Ngài phân theo 108 công hạnh. Ở cấp độ pháp thân thì Liên Hoa Sinh chính là Đức Phật Bản Lai Phổ Hiền hay là Đức Di Đà như trong nguyên thủy và Ngài an trụ trong cảnh pháp thân.

Ý nghĩa thứ 2 Liên Hoa Sinh cũng chính là trí tuệ tự tính Phật ở khắp 10 phương và Ngài chính là sự bình đẳng xả và sự toàn giác. Đấy là về cấp độ Pháp thân

+ Cấp độ Báo thân

Còn cấp độ Báo thân thì từ pháp thân của Liên Hoa Sinh tỏa khắp 10 phương thể hiện thành Ngũ Trí Phật. Từ Ngũ Trí Phật này thì tất cả các vị Phật Bản Tôn Uy mãnh, bán uy mãnh, an bình và tất cả chủ bộ Phật thì đều là báo thân của Liên Hoa Sinh cho nên 100 Bản tôn An bình phẫn nộ là báo thân của Liên Hoa Sinh.

+ Cấp độ hóa thân

Ngài có vô số hóa thân không thể đếm được, chẳng hạn như 8 hóa thân, rất nhiều hình tướng khác nhau thị hiện ở các cõi để cứu độ chúng sinh.

Ngài không hề giới hạn ở bất kỳ hình thức nào vì Ngài có năng lực chứng ngộ thần thông. Ý nghĩa thần thông ở đây không phải theo tri kiến thế gian mà là từ góc độ tu chứng và tự tính Phật nên là sự hiển bày của năng lượng giác ngộ. Cho nên Đức Liên Hoa Sinh có vô số hóa thân. Cho nên tu một pháp Liên Hoa Sinh có thể nhiếp phục thành tựu mật thừa rất nhanh chóng.