Bất Động Minh Vương Và Thần Chú Namo Samanto Vajra Nai Ham
Tóm Tắt Nội Dung
Bất Động Minh Vương là ai?
Pháp Tướng Của Bất Động Tôn Fudo Myoo
Bất Động Minh Vương và Ngũ Đại Minh Vương
Bất Động Minh Vương và Phật A-súc-bệ?
Thần chú Namo Samanto Vajra Nai Ham
Bất Động Minh Vương là ai?
Bất Động Minh Vương là một vị thần có hình phẫn nộ và liên quan đến Đại Nhật Như Lai (Vairocana Tathagata).
Tên Phạn: अचल Acala-Vidyārāja
Tên Nhật: 不動明王 Fudo Myoo
Tên Tạng: མི་གཡོ་བ། Miyowa
Tên gọi khác của Ngài là Bất Động Kim Cang Minh Vương, Bất Động Tôn, Vô Động Tôn, Vô Động Tôn Bồ Tát, mật hiệu là Thường Trụ Kim Cang.
Bất Động Minh Vương thường được bao quanh bởi ngọn lửa, vẻ mặt hung tợn, thân người được sơn màu xanh đen, da cam hoặc đỏ tươi ngay cả trong các bức tượng bằng đá. Điều này tượng trưng cho việc đốt cháy ham muốn và sân hận để thanh lọc tâm trí.
Ngài có 2 cái răng nanh, tay trái cầm sợi dây dùng để bắt quỷ thần và tay phải cầm thanh gươm Kurikara. Nó cũng được sử dụng để cắt đứt sự thiếu hiểu biết, tham ái và hận thù. Ngoài ra, Ngài còn có 2 người phục vụ là Seitaka Doji và Kongara Doji.
Ngài thường được miêu tả như một sứ giả, nhưng nhiệm vụ chính của Ngài trong Đại Nhật Kinh (Mahāvairocana Sutra) là một người tiêu trừ những trở ngại khiến một người không nhận ra bản chất tốt lành tiềm ẩn bên trong.
Ngài là một người bảo vệ giáo pháp và là một vị vua khôn ngoan. Một số trường phái Phật giáo thường xuyên thực hành tụng niệm thần chú Bất Động Minh Vương để thanh lọc tâm trí.
Bất Động Minh Vương Đối với việc hộ trì mạng căn của chúng sinh, có công đức thù thắng, chữ chủng tử (HAM) là Phong Luân, đại biểu cho hơi thở ra vào của sinh mạng, ý nghĩa là sống lâu, hay trừ chết yểu, bệnh đại dịch với tai nạn đại ách.
Bất Động Minh Vương, thông thường được thấy là Ứng Hóa Thân của Đại Nhật Như Lai, nhận Giáo Mạng của Như Lai, thị hiện Tướng Phẫn Nộ, thường Trụ ở Hỏa Sinh Tam Muội, thiêu đốt chướng nạn trong ngoài với các uế cấu ( dơ bẩn), bẻ gãy dập tắt tất cả Ma Quân Oán Địch.
Trong “ Thắng Quân Bất Động Nghi Quỹ “, Bất Động Minh Vương thệ nguyện rằng: “ Nếu có người nào thấy thân Ta thì được Tâm Bồ Đề.
Nghe tên Ta thì chặt đứt được Nghi Hoặc liền tu Thiện. Nghe ta nói thì được Đại Trí Tuệ. Biết Tâm ta thì Tức Thân Thành Phật”.
Tam Muội Gia Hình của Bất Động Minh Vương, tay phải cầm Kiếm, chặt đứt việc xấu xa phiền não nghiệp ái sinh tử của chúng sinh.
Pháp Tướng Của Bất Động Tôn Fudo Myoo
Hình tượng của Bất-động Minh Vương có tượng hai tay, tượng bốn tay, và tượng sáu tay. Nhưng phần nhiều thường thấy là tượng hai tay.
Thân thông-thường của Bất-động Minh-vương mang sắc xanh đen, vẻ mặt giận dữ nhìn thẳng, chân răng cắn cứng, có tượng mở to đôi mắt, có tượng chỉ mở to một mắt, tay phải cầm kiếm, tay trái cầm dây; sau lưng xuất-hiện những ngọn lửa lớn, cháy lên mãnh-liệt; phần nhiều ngồi kiết-già trên bàn thạch hay trên toà sắt.
Tướng dũng-mãnh khôi vĩ của Ngài có thể khiến cho quỷ ác, yêu ma, trông thấy phải khiếp sợ.
Kiếm bén ở tay phải biểu-thị đầy đủ công-năng đè nén sự giận-dữ, sân-ý và sự ngu-si tức là Tham-Sân-Si, là ba thứ độc hại đối với trí-huệ.
Sợi dây ở tay trái có thể trói buộc tất cả những kẻ ỷ mạnh làm càn. Ngọn lửa dữ sau lưng Ngài có thể thiêu đốt hết thảy các thứ phiền-não
Do đó, tất cả các hình tướng kia là để biểu-hiện đức đại-bi của Ngài. Biệt hiệu của Ngài là Thường-trụ Kim-cang. Trong Mạn-trà-la của Thai-tạng giới, Ngài mở đầu phía bên trái của viện Trì-minh.
Trong kinh Đại-Nhật quyển thứ nhất, nói rằng: “Dựa vào phương Nát-lý-để, Sứ Bất-Động Như-Lai cầm Huệ-kiếm, dây lưới; tóc trên đỉnh buông xuống vai trái. Mắt phải to nhìn thẳng mắt trái nhìn xiên. Tướng uy-nghiêm giận dữ, phát ra lửa cháy mạnh, ngồi yên tại thạch bàn…
Bất Động Minh Vương và Ngũ Đại Minh Vương
Đức Thánh-tôn này là một trong số năm đại Minh-vương của Mật giáo. Ngài là thân phẫn nộ của Đại Nhật Như Lai biến hoá ra, lúc phải hàng phục tất cả các ác-ma. Ngài giữ vị trí trung tôn của năm đại minh-vương, và cũng là thượng thủ của năm vị đó.
Lời thệ-nguyện của Ngài thì trong Thắng Quân Quỹ nói rằng: “kẻ nào thấy thân ta mà phát-tâm bồ-đề, nghe tên ta mà dứt ác tu thiện, nghe ta nói thì được đại trí-huệ, biết tâm ta tức thân thành Phật.”
Trong Đông Mật thì năm đại Minh-vương được ghi chép như sau:
– Ở trung ương là đại thánh Bất-động Minh-vương;
– Ở phương đông là Hàng Tam-thế Minh-vương;
– Ở phương nam là Quân-Trà-Lợi Dạ-xoa Minh-vương;
– Ở phương tây là Đại Uy-Đức Minh-vương;
– Ở phương bắc là Kim-cang Dạ-xoa Minh-vương;
Như vậy là thành hình-tượng của năm đại-tôn. Nhưng dựa vào chỗ sở-truyền trong đài mật thì Kim-cang Dạ-xoa Minh-vương ở phương bắc đổi là Ô-sô-sát-ma Minh-vương.
Năm đại Minh-vương này là do Phật-đà vì muốn bẻ gãy và hàng phục những chúng sanh quá cứng cỏi mà hoá hiện ra thân phẫn-nộ để hộ-trì tam-bảo trong đời vị-lai. Chư vị là giáo-lệnh của năm đức Phật: Đại-Nhật, A-Súc, Bửu-Sanh, Vô-lượng Thọ (A-Di-Đà), và Bất-không Thành-tựu. Các loại thân biến hoá này gọi là Giáo-lệnh luân thân.
Trong kinh Đại-Nhật quyển thứ nhất, nói rằng: “Dựa vào phương Nát-lý-để, Sứ Bất-Động Như-Lai cầm Huệ-kiếm, dây lưới; tóc trên đỉnh buông xuống vai trái. Mắt phải to nhìn thẳng mắt trái nhìn xiên. Tướng uy-nghiêm giận dữ, phát ra lửa cháy mạnh, ngồi yên tại thạch bàn…
Trong Bất-Động Tôn Niệm Tụng Bí Mật Pháp có nói: “Ma-ê-thủ-la tức là vị chủ của ba ngàn thế-giới. Ngài có tâm ngạo-mạn cho nên chẳng chịu tuân theo lệnh triệu vời vì Ngài nghĩ như vầy: “Ta làm chủ ba cõi thì có tôn nào triệu được ta?” Rồi Ngài lại nghĩ: “Các vị trì-minh sợ tất cả mọi vật dơ xấu. Nay ta hoá hiện đủ các vật ấy, bao vây bốn bề, rồi đứng ở giữa họ; các vị trì-minh kia có thuật gì động chạm đến ta được?” Lúc bấy giờ Vô-động Minh-vương nhận giáo-lệnh của Phật triệu vị trời kia, thấy Ngài làm việc như vậy bèn hoá ra Thọ Xúc Kim-cang và đi bắt vị trời đó.
Khi ấy vị Bất-tịnh Kim-cang đó, trong khoảnh khắc ăn hết mọi vật dơ uế kia, rồi bắt vị trời nọ đem về đến chỗ Phật ngự. Vị trời ấy liền nói:
“Các ngươi là một loại dạ-xoa, còn ta là một vị chư thiên chủ. Làm sao ta có thể nhận lệnh triệu vời của các ngươi được?”
Nói xong Ngài bèn trốn về. Cứ như vậy đến bảy lần. Lúc đó, Vô-động Minh-vương bạch Phật rằng:
“Bạch Thế-tôn! Vị hữu-tình này vi-phạm pháp tam-muội-đa của chư Phật ba đời. Nay lấy gì mà trị?”
Phật dạy: “Hãy dứt bỏ y đi.”
Khi đó Vô-động Minh-vương bèn bắt vị trời đó, dùng chân trái đạp trên đỉnh của y trong nửa tháng. Rồi lại dùng chân phải đạp trên đầu y nửa tháng. Bấy giờ vị trời Đại Tự-tại sắp mất mạng, trong lòng phiền muộn hết sức, liền chứng vô-lượng pháp và được thọ-ký. Do đó có thể biết uy-lực của Vô-động Minh-vương chẳng phải tầm thường.
Tại Đông-mật và trong Đài-mật, Ngài Bất Động Minh Vương rất được sùng bái, cho nên tại các tự viện thuộc Tông-phái này có khá nhiều di-tích. Bất Động Minh Vương có tám đại đồng-tử làm quyến thuộc của Ngài, đó là: Tuệ Quang đồng tử; Tuệ-Hỷ đồng tử; A-nậu-đa đồng tử; Chỉ-Đức đồng tử; Ô-câu-bà-nga đồng tử; Thanh-Tịnh tỳ-khưu; Căng-yết-la đồng tử; Chế-sa-ca đồng tử.
Ngoài ra, còn có thân biến hoá của Bất-động, gọi là Câu-lợi-ca-la Bất-động. Hình tượng của Ngài là thân rắn, trong tư-thế nuốt kiếm, đứng trên bàn đá.
Bất Động Minh Vương là phật bản mệnh thường trụ ở Hỏa Sinh Tam Muội, thiêu đốt chướng nạn trong ngoài. Bất Động Minh Vương thệ nguyện rằng nếu có người nào thấy thân Ta thì được Tâm Bồ Đề.
Bất Động Minh Vương đối với việc hộ trì mạng căn của chúng sinh cũng có công đức thù thắng. Trong “Thắng Quân Quỹ “ nói rằng:
“Pháp Bất Động, ý nghĩa là hay bảo hộ Tâm Bồ Đề, tức bảo hộ chư Phật Bồ Tát, chúng sinh Bồ Đề. Bảo Hộ chư Phật Bồ Đề, phàm thể của Tâm Bồ Đề là Thức thứ 8, Thức này tức là chư Phật, thức này vô thủy vô chung có hiệu là Vô Lượng Thọ Phật, tất cả Mạng Căn của chúng sinh đều gìn giữ trên Thức thứ 8, Mạng Căn này bảo hộ khiến bất động, tức Bất Động Minh Vương vậy.
– Bảo hộ chúng sinh Bồ Đề, phàm gìn giữ Phong Luân của thế giới sự, ấy là tuổi thọ của tất cả chúng sinh, tức là gió của hơi thở, hơi thở ngưng thì chết, Bất Động bảo vệ hơi thở của cõi Phật, hơi thở của chúng sinh”. Trong “ Thâm Bí Khẩu Quyết “ lại nói, chữ chủng tử của Bất Động Minh Vương đại biểu cho Bổn Thệ thọ mạng lâu dài của tất cả chúng sinh: “Dùng chữ (HÙM) làm chủng tử, Bất Động Minh Vương này đặc biệt có bổn thệ sống lâu, chữ (HÀM) làm chủng tử, tuổi thọ của con người tức là hơi thở, hơi thở là gió Sớ 10 nói rằng:
“Mạng gọi là Gió, Gió là Tưởng, Tưởng là Niệm, Mạng Căn như vậy là Tưởng hơi thở ra vào, hơi thở ra vào của sinh mạng, chữ (HÀM), Phong Luân … có ý nghĩa là sống lâu.
Bất Động Minh Vương và Phật A-súc-bệ?
Bất Động Minh Vương (Acala) thường bị nhầm lẫn với Bất Động Như Lai, dù ngài Bất Động Minh Vương là một trong năm vị Minh Vương và cũng là một trong những vị Hộ pháp (Dharmapala) quan trọng của Mật giáo.
Phật Bất Động hay Phật A-súc-bệ (tiếng Phạn: Akṣobhya) là một vị Phật được tôn thờ trong Đại thừa và Kim Cang thừa. Phật A-súc là một trong năm vị Ngũ trí Như Lai của Mật Tông. Theo kinh A-súc Phật Quốc (Taisho 313), Tịnh độ của Bất Động Như Lai tên là Diệu Hỷ quốc (Abhirati), nằm ở phía Đông cõi Ta-bà (Saha).
Trong Phật giáo Tây Tạng, A Súc Bệ Như Lai (Akshobhya) cũng có nghĩa là “bất động”, người chủ trì các gia tộc của các vị thần như Bất Động Minh Vương.
Các nguồn khác đề cập đến Bất Động Minh Vương như là một “hiện thân” của Đức Phật A Súc Bệ (Đức Phật Bất Động), cho thấy sự tương đồng giữa 2 nhân vật này.
Bất Động Kim Cang Minh Vương rất được tôn kính trong Phật giáo Kim Cương Thừa, đặc biệt là trong trường phái Tangmi, nơi Bất Động Minh Vương được gọi là Fudo Myoo. Ở Nhật Bản, Ngài được tôn kính trong Phật giáo Chân ngôn (Shingon), Nhật liên (Nichiren), Thiên thai (Tendai), Thiền và Shugendo. Ngài cũng được tôn sùng trong băng đảng khét tiếng nhất Nhật Bản, Yakuza, những người thường xăm nét biểu cảm và thái độ hung dữ của Ngài trên người.
Thần chú Namo Samanto Vajra Nai Ham
Thần chú Bất Động Minh Vương tiếng Phạn là:
Namah Samantavajranam Canda Maharosana Sphotaya Hum Trat Ham Mam
Chú Phạn có phiên âm Việt:
Nam Ma, Sam Man Tà Va Troa Nằm, Tran Đà, Ma Ha Rồ Xan Nà, Xờ Pô Thai Già, Hum, Trat, Hăm, Mâm
Bản ngắn:
Namo Samanta Vajranam Ham (Bất Động Tôn Nhất Tự Tâm Chân Ngôn)
Hay
Namo Samanta Vajra Nai Ham (phổ biến)
Thần chú Bất Động Minh Vương là một thần chú cực kỳ mạnh mẽ trong việc loại bỏ cảm xúc tiêu cực, cắt đứt mọi trở ngại khiến một người không thể nhận ra con đường giác ngộ. Thần chú cũng là một phương tiện hữu ích thường được thực hành bởi những người không thể làm chủ được bản thân.
Đây là một thần chú thể hiện sự phẫn nộ bao gồm những từ phải được hiểu dưới góc nhìn Phật giáo Mật Tông. Ví dụ: Caṇḍa có nghĩa là “bạo lực”, mahāroṣaṇa có nghĩa là “cơn thịnh nộ lớn”, và sphoṭaya có nghĩa là “tiêu diệt”.
Sự “phẫn nộ” của Bất Động Minh Vương thể hiện ý chí mãnh liệt trong việc biến đổi tâm thông qua các thực hành bí truyền. Năng lượng của cơn giận dữ hướng về Phật tánh và phá vỡ mọi trở ngại ngăn cản, xuyên qua tấm màn vô minh để nhìn thấy rõ bản chất thật của vạn pháp.
Đây không phải là “sự phẫn nộ” thông thường của con người, mà là “sự phẫn nộ” phát sinh từ lòng bi mẫn lớn lao của Bất Động Minh Vương vì đau khổ của chúng sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét