Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Mùa Vu Lan dâng cúng Diêu Trì Địa Mẫu



ĐỊA MẪU MINH TÂM CHÂN KINH

PHẬT ĐỊA MẪU PHI LOAN TRUYỀN KINH


“ Xe loan giá hạc giáng thiện đàn
Khen người thiện sỹ có nhân duyên
In kinh Địa Mẫu ngàn vạn quyển
Làm ruộng mùa màng trúng liên miên
Trời thanh dân thuận vui biết mấy
Đất tịnh nước hòa sướng bấy nhiêu
Ai muốn trong nhà thêm phúc hậu
Tụng kinh Địa Mẫu thọ dài lâu”

18 tháng 10

Ngày Vía Giáng sinh của Phật Địa Mẫu Hoàng – Đúng Ngọ ( 12 giờ trưa ) không được đổi dời qua giờ ngày khác. Đến ngày đó các con hãy lập đàn tràng, dâng hoa quả cho tinh khiết nghiêm chỉnh mà cúng.
Ngày ấy nhà nào trì niệm kinh “ Minh Tâm Địa Mẫu” này cả thảy mới là con nhà hiếu nghĩa. Người phương hướng nào thường trì kinh Địa Mẫu này thì có lo chi mùa màng không bội thu liên miên.

Lễ vật cúng Mẫu có 5 cây hương thơm, 6 ngọn nến, 6 chén nước lọc trong sạch, 3 đĩa hoa và quả trà khác là đủ.
Một tháng có 3 ngày Mậu mà thôi là mùng 8, 18, 28 – các con hãy thành tâm trì tụng kinh này – Cúng Vía Mẫu kỵ - Mẫu sẽ ban cho hạnh phúc.

Trì tụng “Minh Tâm Địa Mẫu” công đức phúc thọ vô lượng – vô biên.

Kinh này dùng để: Cầu an, cầu siêu, an trạch nhà mới … đều linh ứng nhiệm mầu.

Kinh này giáng bút tại Xóm Chài, ven Sông Cái , Bắc Hà ( thuộc Hà Nội ngày nay )


MỘT SỐ THÔNG TIN QUAN TRỌNG BỔ SUNG CHO AI ĐÓ CHƯA RÕ MỘT SỐ QUY ĐỊNH LẬP ĐÀN KỈNH MẪU

-Vừa rồi đệ có dịp đi tới Đình Ứng Thiên ( Còn có tên gọi là Chùa Láng ) nằm trên đường Láng Hạ Hà nội. Nơi đó được hiểu là nơi thờ vọng tại thành Thăng Long ngày xưa. Lý do Đền Tiên Kiều nơi thờ Phật Địa Mẫu nay thuộc Thôn Tam Sơn, Xã Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây( ngoại thành Hà nội) khá xa nên Vua Chúa các đời đã tới Đình Ứng Thiên cầu Mẫu giáng linh chỉ dạy các điều cần thiết cho việc trị quốc bình thiên hạ.

- Tại nơi đó ngày nay người ta tổ chức đọc Kinh Địa Mẫu khá đông người về dự vào các ngày mậu trong tháng, một tháng có 3 ngày mậu.
Việc đọc kinh khá quy mô, có tới vài trăm người dự, đa số là phụ nữ, số ít là nam giới và nam thanh niên.

- Lễ vật dâng lên tùy tâm, hương hoa, trái cây, đúng giờ đọc Kinh theo hướng dẫn của một vị nữ.

- Đệ tử thấy có khác với ở miền nam là ngày 8, 18, 28 AL hàng tháng lập đàn Kỉnh Mẫu, đọc kinh Địa Mẫu.

- Với thắc mắc này đệ đã lên Đền Tiên Kiều tuần đầu tháng Bảy năm Tân Mão vừa qua. Với thắc mắc đó đệ Kính thỉnh Mẫu linh giáng qua đồng tử về dạy bảo sao cho đúng.

Quả nhiên Mẫu đã cho biết:
Ngày 18 là ngày chính đản, 2 ngày phụ là 8 và 28 các Phật tử lập đàn Kỉnh Mẫu và đọc Kinh Địa Mẫu. Các ngày mậu trong tháng chỉ đọc Kinh Địa Mẫu không phải lập đàn theo quy định. Như vậy các Phật tử trong nam thường hay tụng kinh, lập đàn vào ngày 8,18,28 nay thêm 3 ngày mậu đọc kinh mới đủ. Còn các Phật tử ngoài bắc phải bổ sung 3 ngày 8,18,28 lập đàn theo quy định trên và đọc kinh Địa Mẫu cũng mới đủ.

- Lễ vật trong đàn gồm có:
+ 1 đĩa trái cây ngũ quả ( 5 loại quả) số lượng loại to 5 quả, loại nhỏ thì ngoài quy định 5 thứ quả còn số lượng bày theo số sinh như 5,9,13,...không dùng số 7.
+ Bông hoa tươi đẹp không quy định loại và số bông.

TRƯỚC KHI DÂNG CÚNG PHẢI RỬA LẠI BẰNG NƯỚC SẠCH HOA TRÁI, KHÔNG NÊN NGHĨ LÀ CÁC THỨ MUA Ở CHỢ VỀ LÀ SẠCH.

+ 1 đĩa trầu cau:1,3,5,9,13,...tùy hoàn cảnh, số là trầu bằng số quả cau. Không có vôi, thuốc, không dùng trầu đã têm.
+ Đèn cầy ( nến ) 6 cây.
+ Nước lọc chưa đun sôi 6 cốc
+ Trà khô 6 cốc đầy( không dùng nước trà)
+ Cơm trắng không để đũa, muổng: 6 bát
+ Lấy cốc chứa gạo làm bát nhang: Nhang 5 cây, trầm 1 viên, lấy chân hương cắm vào lỗ dưới viên trầm.

ĐÚNG 12 GIỜ BẮT ĐẦU CÚNG.

Hiểu ý là: Ngọc thực - Cơm dâng Mẫu để Mẫu chứng cho phép, ban cho cơm ăn áo mặc, cuộc sống no đủ. Bát cơm này được ăn thì rất tốt.
Nước, trà, trái cây, hoa, trầu cau được dâng lên Mẫu và được Mẫu ban cho năng lượng siêu linh của Mẫu ta có thể ăn uống như linh dược. Gạo trong cốc làm bát nhang nấu cơm ăn rất tốt vì có năng lượng truyền lưu trong gạo do Mẫu ban cho. Trà khô sau dâng Mẫu chứng uống hết ngay hay dùng dần rất tốt. Cau trầu ăn trầu như bình thường hoặc làm thuốc rất tốt. Nước cam lồ Mẫu ban nên uống...

Một số vị nhiều năm phụng sự nơi cửa Mẫu do chỉ nghĩ Mẫu chứng tâm là được không chú ý tới lễ vật thực là dâng Mẫu chính là phép để nhận Mẫu ban cho chúng sinh là Phật tử như chúng ta phúc lành thông qua phép tắc ấy. Khi nghe thông tin này đã thay đổi nhận thức và sẽ làm lễ dâng cúng vật thực theo nghi thức nói trên.

Phật tử cũng nhiều năm theo phép cúng trong Kinh nhưng chưa hiểu hết lời lẽ trong Kinh.

Ví như câu: "Tay dâng bát ngọc trà hương" thì phải hiểu ngọc đây là cơm, trà là trà, hương là hương chứ không phải bát bằng ngọc.

Trong Kinh không thấy nói đến trầu cau nhưng khi Mẫu giáng linh cho biết Trầu cau dâng Mẫu để nhận phép hòa thuận, hạnh phúc, biết trở về cội nguồn của chinh mình.

Tất cả vật thực nói trên đã được nêu trong Kinh Địa Mẫu và Mẫu linh giáng qua đồng tử mới đây.

Việc nghi thức có thay đổi so với Kinh không có nghĩa là Kinh sai mà là Kinh bằng thơ không thể diễn tả như văn nói. Còn người thỉnh Mẫu dạy chi tiết phải qua thực tế mới rõ ý và biết cách hỏi thêm cho rõ. Phật tử cũng phải nhiều năm thực hành và hầu Mẫu nhiều lần mới biết cách hỏi cho rõ. Cũng như có về Đình Ứng Thiên, có ở miền Nam mới có câu hỏi như trình bày trên.

Vậy trân trọng giới thiệu để các Quý Phật tử được biết và hoan hỷ phụng hành.

Ngày 18 tháng 7 vừa qua là ngày Chính đản Mẫu vương tổ chức tiệc chính tại chốn tổ Tiên Kiều. Còn ngày 18 tháng 10 là Mẫu truyền Kinh tại Trung quốc.

Tiên Kiều là chốn Trung ương của Quang Minh Tu Đức. Nơi Mẫu chọn làm chốn Tổ.

Ai tu theo Đạo Mẫu - Quang Minh Tu Đức nên phải về nơi đó mà trình diện thì tốt biết mấy

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

Vu Lan ơn nghĩa tình Mẹ bao la

Vu Lan ơn nghĩa tình Mẹ bao la

VU LAN ca ngợi Mẹ yêu dấu

Vu Lan nhớ hình ảnh Cha yêu

VU LAN các con nhớ về Cha

Vu Lan cúng giỗ Cha (Bác Sĩ Mai Nam Tuấn)

Vu Lan cúng giỗ Cha (Bác Sĩ Mai Nam Tuấn)

Thứ Hai, 26 tháng 8, 2019

Tinh thần đạo Phật và người đồng tính





Tinh thần đạo Phật và người đồng tính



Giác Ngộ - Tôi có một niềm tin mạnh mẽ rằng, đạo Phật có những tinh thần rất riêng mà một người đồng tính có thể nương tựa vào đó, quán chiếu và vượt qua những mặc cảm trong cuộc sống để tìm được những niềm vui an lạc.

Tinh thần bình đẳng là một tinh thần nổi bật của đạo Phật. Phật dạy rằng, “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính, tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật”. Điều đó nghĩa là, giáo pháp của Như Lai mở rộng cửa với tất cả mọi người, không phân biệt địa vị, tầng lớp, giai cấp trong xã hội, không từ chối bất kì một ai.


Nơi Kinh Pháp Cú, Đức Phật có nói: “Không gì có thể phân biệt đẳng cấp giữa chúng ta, khi máu cùng đỏ và nước mắt cùng mặn”. Câu nói này đánh bật tất cả những xiềng xích định kiến trên thế giới về địa vị, tầng lớp và giai cấp trong xã hội. Tất cả mọi người đều như nhau, đều biết yêu cuộc sống và đều cảm nhận được sự khổ.

Câu nói này không dành riêng cho người đồng tính, nhưng tất cả những người đồng tính, ở một khía cạnh nào đó cũng bị “phân biệt giai cấp” như những con người ở dưới đáy xã hội kia, có thể nương vào đó để xây dựng một tinh thần bình đẳng ngay chính trong tâm hồn mình. Hiểu được tinh thần bình đẳng của Phật giáo, cũng như xây dựng cho mình một “tâm hồn bình đẳng” sẽ giúp cho người đồng tính không mặc cảm, tự ti về giới tính của mình trước những người khác.

Tinh thần trí tuệ cũng là một tinh thần mà người đồng tính cần xây dựng trên tinh thần đạo Phật. Dưới cái nhìn của đạo Phật, nghiệp quyết định và chi phối tất cả những sự việc trên thế gian này. Chư Phật, chư Bồ tát thành Phật, hóa độ chúng sinh ở thế gian này cũng không nằm ngoài luật Nhân quả. Một người khổ đau hay vui sướng cũng không nằm ngoài luật Nhân quả.

Người đồng tính, cũng như tất cả những người con Phật, cần có một niềm tin xác thực vào lời Phật dạy: “Nhân - Duyên - Nghiệp - Báo tơ hào không sai”. Nhân quả luôn công bằng. Người chủ ghi nợ có thể nhầm chứ Nhân quả thì không bao giờ nhầm. Đạo Phật có nhắc đến hay không nhắc đến luật Nhân quả thì điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự công bằng của nó. Vậy nên, anh là Phật tử hay không phải Phật tử, anh cũng vẫn chịu sự chi phối của luật Nhân quả.

Hiểu được tinh thần trí tuệ này của đạo Phật, người đồng tính sẽ không còn mê mờ khi nghĩ rằng, đồng tính là một sự sắp đắt của ông trời hay một bậc thánh thần nào đó “giáng họa” xuống đầu họ.

Đồng tính là một biệt nghiệp. Tất cả đều có thể xảy ra với luật Nhân quả. Bằng lăng kính Nhân quả của Phật giáo, bạn - một người đồng tính - có thể xây dựng cho mình một tinh thần trí tuệ đủ vững vàng để “kết bạn” với biệt nghiệp đồng tính, thì những lời chê bai, dị nghị, xem thường kia có khác gì gió thoảng qua tai, đâu có đáng để bận tâm?

Tinh thần lạc quan trong đạo Phật cũng là điều mà người đồng tính cần phải noi theo. Thật sai lầm khi nói rằng, đạo Phật nhìn cuộc đời chỉ toàn thấy khổ đau và bi ai. Lăng kính của Phật giáo không hề bi quan như vậy. Bài Pháp đầu tiên Phật nói cho năm anh em ngài Kiều Trần Như, đó là “Khổ và cách thoát Khổ” (Tứ Diệu Đế).

Trong suốt cuộc đời thuyết Pháp, những gì Ngài nói cũng không nằm ngoài vấn đề này. Khổ là thực tế, cách thoát Khổ chính là sự lạc quan. Vì cái khổ trong đạo Phật không phải là cái khổ của một thượng đế tối cao thưởng phạt chúng ta, không phải là cái khổ cam chịu, không phải là cái khổ không thể thay đổi được. Phật giáo nói đến cái khổ do chính ta tạo ra từ nghiệp quả trong quá khứ, cái khổ có thể thay đổi được và cái khổ “biết đủ thường vui”.

Người đồng tính khi đã hiểu được tinh thần trí tuệ với giáo lý Nhân duyên - Quả báo của đạo Phật, sẽ dễ dàng xây dựng được một tinh thần lạc quan trong cuộc sống hàng ngày để vượt qua những mặc cảm, tự ti vốn có.

Muốn được xã hội chấp nhận, người đồng tính phải biết chấp nhận chính mình. Chấp nhận, không phải mang ý nghĩa của một sự cam chịu mà chấp nhận bằng tinh thần bình đẳng, trí tuệ và lạc quan của đạo Phật. Chấp nhận để thay đổi cái nhìn của người khác, để sống tốt, sống đẹp và sống ý nghĩa.

Mạnh Đức (Hà Nội)

Nhận Thức Về "Đồng Tính" Và "Đồng Tính Luyến Ái"


Nhận Thức Về "Đồng Tính" Và "Đồng Tính Luyến Ái"
(Nêu rõ nhân quả của chúng và cách thức chuyển nghiệp)


Trong gần hơn 20 năm trở lại đây, xã hội đã thay đổi rất nhiều, giá trị quan của đại đa số quần chúng dần tiến triển theo chiều hướng đáng lo ngại. Càng ngày con người ta càng sống rời xa tự nhiên về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Ở các đô thị mọi người đua nhau chen chúc sống trong các cao ốc, nhà hộp chật chội quanh năm chẳng thấy trăng sao là gì. Thay vì đón lấy khí trời thiên nhiên và tự thân bước đi trên các nẻo đường, con người lại trầm mình vào bầu không khí lạnh lẽo của máy điều hòa và gửi tánh mạng của mình vào những chiếc ô-tô xe gắn máy. Thay vì sống hiếu thuận với cha mẹ, yêu thương anh chị em, chung thủy với vợ chồng con người ta lại bất hiếu với cha mẹ, giằng xé với anh chị em, ngoại tình khinh chung thủy. Chính cách sống và cách nghĩ xa rời tự nhiên, trái với quy luật của tự nhiên như thế đã cảm vời lấy những hậu quả khôn lường.

Có một vấn đề mà chúng ta cần phải nói ra. Dù rằng nếu nói ra sẽ gặp phải khá nhiều phản ứng trái chiều, thế nhưng trên tinh thần nhân quả - yêu thương - chia sẻ, chúng tôi tin rằng đâu đó sẽ có người thấu hiểu căn nguyên của vấn đề để rồi từ đó thay đổi cuộc đời mình. Đó chính là vấn đề “đồng tính luyến ái”. Loạt phân tích dưới đây không hề có ý kỳ thị người “đồng tính”, chỉ là không cổ xúy cho loại hành vi “đồng tính luyến ái” mà thôi.

1. “Đồng tính” khác với “đồng tính luyến ái”

“Đồng tính” là trạng thái tâm lý đặc biệt của một người nào đó, bị hấp dẫn trên phương diện tình dục đối với những người cùng giới tính. Trạng thái đồng tính nằm ngoài lựa chọn của cá nhân và bản thân khuynh hướng đồng tính không phải là tội lỗi. Cũng giống như tham-sân-si, đây là dạng phiền não thuộc về nghiệp, vì là bệnh-nghiệp nên bác sĩ không thể nào tìm ra nguyên nhân và chữa trị nó được. Chỉ có đại y vương là Phật Đà mới có thể giúp người đó trị khỏi. (Xem thêm cách đối trị tại mục 4 nhỏ)

“Đồng tính luyến ái” nghĩa là ‘cùng giới luyến ái’ chính là nói nam thì luyến ái nam, nữ thì luyến ái nữ, luyến ái còn có nghĩa là yêu đương hay quan hệ xác thịt. “Đồng tính luyến ái” là sự ‘thực hành đồng tính’ ám chỉ hành vi quan hệ tính dục giữa những người cùng giới tính với nhau.

Hay nói cách khác “đồng tính” là một trạng thái của nghiệp-lực còn “đồng tính luyến ái” là một hành vi tạo nghiệp. Bạn là “đồng tính” nhưng chưa hẳn bạn là “đồng tính luyến ái”. Chúng ta cần phân biệt rõ giữa hai thuật ngữ này để hiểu vấn đề một cách thấu đáo hơn.

Bạn sinh ra với thân thể là một người nam, một người nữ nhưng xu hướng tính dục của bạn lại xuất hiện vấn đề và bạn không muốn điều này xảy ra. Vấn đề này xuất phát từ nghiệp dâm dục đã huân tập ở đời trước quá nặng khiến cho đời này tuy thân thể hoàn toàn là một người nam, một người nữ bình thường về mặt cơ thể học nhưng những ký ức phái tính ở đời trước vẫn còn chưa chuyển đổi hết. Người tham dâm háo sắc thì trong lòng lúc nào cũng chỉ nghĩ đến gái đẹp. Do bị tình ý tham dục dẫn dắt nên từ giọng nói tiếng cười cho đến hình dung tướng mạo đều muốn bắt chước theo những dáng vẻ mỹ miều mà mình ưa thích, do đó mà khí-dương của nam tử phải mất dần, hình thể cũng tùy theo tâm thức mà thay đổi, nên đời sau phải sinh làm thân nữ hoặc sinh thành người đồng tính. Hoặc là đời trước cùng với ai đó phát lời thề nguyện đời đời kiếp kiếp là vợ chồng, do vì nghiệp lực mỗi người có sự sai khác, không phải đời nào ta cũng cùng sinh ra là một cặp nam nữ, có những đời cùng sinh ra là nam, lại có những đời cùng sinh ra là nữ, chính vì nguyện lực đó khiến họ xuất hiện trạng thái đồng tính để vẹn lời thề non hẹn biển…vvv. Xét về tiền nhân hậu quả của chúng thì gần như mỗi một người là mỗi chuyện khác nhau, 84 ngàn người thì có 84 ngàn câu chuyện nhân quả, nay chỉ nói sơ lược! Nhân quả vốn dĩ rất thâm sâu và vi tế, mắt thường rất khó suy lường, thế nhưng đa phần đều là do tội tà-dâm sâu nặng, loạn luân, lạm giao (bao gồm cả người với súc vật, người với thú, đến cả người thân của mình)…

Xét về sự giáo dục trong gia đình, đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến trạng huống trên. Những bậc cha mẹ ngày nay chưa biết cách làm cha mẹ đúng đắn, làm cha mà không hành xử như một người cha; làm mẹ không hành xử như một người mẹ. Mặc dù, họ sinh ra con cái, nhưng trọng tâm của họ không ở con cái, họ chỉ tham lam khoái lạc và thỏa mãn ham muốn tình dục. Họ hành động chỉ để thỏa mãn chính họ, họ chỉ biết sinh đẻ mà không biết gì về cách giáo dục con cái. Đàn ông và đàn bà ở đất nước chúng ta đang bắt chước các trào lưu ở Âu Châu và Mỹ Châu, đam mê tình ái và đắm say tình dục, hẹn hò bừa bãi và theo đuổi người khác phái; họ nghĩ họ rất thời thượng khi làm như vậy! Nhiều người cho rằng nếu một người đàn ông mà không có bạn gái thì đó là một kẻ khờ. Tương tự như vậy, nếu một cô gái không có bạn trai trước khi kết hôn thì bị cho là bị bệnh tâm thần và không ai muốn kết hôn với cô ta! Vì những người này điên cuồng đắm mình vào tình ái và tình dục, họ chẳng quan tâm về con cái sau khi sinh ra chúng; họ chỉ quan tâm đến chính họ. Như thế, chỉ cần hai ngày rưỡi sau hôn lễ là họ bắt đầu chán nhau, và cuối cùng là ly dị. Những đứa trẻ lớn lên thiếu vắng sự dạy dỗ của cha hoặc mẹ và rồi phát triển thiếu toàn diện về tâm sinh lý, chúng dần buông thả không còn biết phân biệt cái đúng, cái sai và làm bất cứ những gì mình thích. Chúng mất niềm tin vào hôn nhân thông thường, thế là chúng tìm đến tình yêu đồng giới. Và có những người đàn ông bị đàn bà bỏ, và có những người đàn bà bị đàn ông sao nhãng, họ đi quá trớn. Họ trở thành “đồng tính luyến ái”; và học những hành vi ngược lại nhân tính. Bởi vì vợ chồng không biết cách cư xử với nhau như vợ chồng, cuối cùng họ tạo ra những vấn đề xã hội như ngày nay. Khi gia đình đổ vỡ, quốc gia cũng đổ vỡ. Nếu mọi người có thể như bà mẹ của Mạnh Tử hay bà mẹ của Nhạc Phi, cả hai đều biết dạy con trở thành vĩ nhân thánh thiện, thì sẽ không có những tình trạng này.

2. “Đồng tính luyến ái” có đi ngược lại với quy luật tự nhiên?

Kinh Dịch nói: "Nhất âm nhất dương chi vị đạo, thiên âm thiên dương chi vị tật.” Nghĩa là “Âm dương hòa hợp là cái đạo của đất trời, âm dương không hòa hợp liền sanh ra bệnh tật”. Cái gọi là có ban ngày thì có ban đêm, có thiện thì có ác, có nghịch thì có thuận, có trời thì có đất, đây là điều rất bình thường, cũng là đạo lý tương đối. Cho nên thánh nhân ngày xưa đề xướng nam nữ ở một phòng, đây là đại-luân của con người, cũng do đó mới định ra "lễ nhạc", cái gọi là nam tử 30 mới lấy vợ, nữ nhân 20 mới gã chồng, đây là một loại luân-thường, cho nên gọi quân thần, cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đây gọi là ngũ-luân; lại có bát đức là "hiếu đễ trung tín lễ nghĩa liêm sĩ". Cần phải căn chiếu vào ngũ-luân bát-đức này để làm người. Phàm trời sanh trai gái, thánh nhân phỏng theo trời lập ra quy củ cho nam nữ lập gia đình, chính là mối quan hệ lớn nhất giữa người với người, trên liên quan đến phong hóa, dưới để tiếp nối giống nòi. Chưa từng nói người nam cùng người nam ở chung phòng là đại-luân của con người. Không thể nào nam cùng nam, nữ cùng nữ sống chung [ăn ở cùng nhau như vợ chồng], điều này thật đã vi phạm nhân luân. Do đó nếu mà chúng ta có hành vi “đồng tính luyến ái” thì khác gì phá vỡ thiên luân của trời đất, đi ngược lại với đạo lý của đại tự nhiên.

Ion (điện tích) cơ bản trong "tinh" của người nam là ion dương (dương tính), ion dương này nếu chạy vào trong cơ thể người nữ, điều đó sẽ là "âm dương trung hòa"; nếu như ion dương này rơi vào cơ thể của người nam, thì sẽ biến tính thành chất độc cực độc. Người xưa đã từng nói: “Tam tinh thành nhất độc” nghĩa là tinh dịch của ba người nam trộn lại với nhau là một loại thuốc độc có độc tính cực kỳ mạnh. Trong "tinh" của con người đều có độc, chất độc của những người đồng giới thì kỵ nhau, tương kỵ đến lúc cực điểm thì biến thành bệnh. Hai người khác phái thì điều hòa lẫn nhau. Nam nữ khác phái tương-hợp thì có thể điều hòa chất độc này, tựa như "điện", điện âm điện dương chạm nhau thì có ánh sáng. Điện dương với điện dương, điện âm với điện âm chạm nhau thì không có ánh sáng, không những không có ánh sáng mà nó còn nổ tung. Do đó nếu mà chúng ta có hành vi “đồng tính luyến ái” thì khác gì đi ngược lại với sinh lý của cơ thể, đã ngược với sinh lý của cơ thể thì trăm bệnh liền phát sinh.

Con người sống trong vòng trời đất, bẩm thọ tú khí của Ngũ Hành, sẵn có chí khí chánh trực. Chồng chồng, vợ vợ, chính là luân thường của loài người. Dù bạn là đồng tính nam thì chung quy bạn vẫn là một người nam, dù bạn là đồng tính nữ thì chung quy bạn vẫn là một người nữ. Dù bạn đồng tính hay không thì bạn vẫn là một con người, vẫn cùng với trời đất xưng là “tam tài” (thiên-địa-nhân)! Trời đất cao dầy ai có thể biết được; con người với tấm thân sáu thước sao lại có thể cùng trời cao đất dầy khôn lường cùng xưng là Tam Tài cho được? Ấy là vì con người có thể kế tục bậc thánh đời xưa, mở lối cho hàng hậu học đời sau, dự phần vào cuộc sanh thành, dưỡng dục của trời đất vậy. Con người chỉ là một loài động vật cao năm sáu thước mà sánh cùng trời đất xưng là Tam Tài thì danh xưng Con Người cao quý không chi bằng được! Danh đã tôn quý, ắt phải có thực chất đáng tôn quý thì mới có thể gọi là Người! Nếu không, chính là loài cầm thú mặc áo đội mũ, do chẳng có khí phận của con người. Vì thế bất kể bạn là ai nhưng nếu bạn có hành vi “đồng tính luyến ái” thì bạn đã phụ đi cái danh xưng con người, không thể xứng với trời đất xưng là “tam tài”. Bởi vì hành vi này thực sự đi ngược lại chánh khí của trời đất, ngược lại với thiên tánh, luân lý và sinh lý.

3. “Đồng tính luyến ái” có thuộc về tà dâm?

Phàm nếu đối với những kẻ không phải là vợ hoặc chồng chính thức của mình mà có quan hệ tình dục với họ thì gọi là tà dâm. Dù là vợ chồng chính thức đi nữa cũng phải giữ một số giới luật, nếu không cũng là phạm tội tà dâm. Vợ chồng quan hệ tình dục vào thời gian không thích hợp, hoặc ở địa điểm không thích hợp, hành dâm ở bộ phận khác ngoài bộ phận sinh dục đều gọi là tà dâm…

Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng hành vi "đồng tính luyến ái" là thuộc về tà dâm, bởi chúng không phải là sự kết hợp giữa một nam - một nữ đơn thuần và vi phạm hầu hết những điều nói trên, cái nhân quả này rất đáng lưu tâm. Ở "Chư Kinh Phật Thuyết Địa Ngục Tập Yếu", trong quyển sách này có giảng đến, đặc biệt nói trong đó có địa ngục, nếu mà những "đồng tính luyến ái" kia ở trong cái địa ngục này, bạn nhìn thấy, người bạn yêu thích đi ở phía trước, bạn liền sẽ đuổi theo, kết quả là vừa đi đến trước mặt họ, bạn phát hiện họ là Kim Cang, con quỷ Kim Cang này rất đáng sợ, toàn thân nó đều bằng sắt, sắt được thiêu cháy đỏ rực. Sau đó nó kéo bạn lại ôm thật chặt, bỗng chốc khiến cho toàn bộ thân thể của bạn đều bị tan nát, bạn chịu sự thống khổ như thế đó. Bạn muốn chạy, nó sẽ đuổi theo bạn, bạn liền chạy quyết liệt hơn, kết quả phía trước bạn là vách núi, bạn không cẩn thận, bỗng chốc rơi xuống đó. Rơi xuống không trung thì liền có loài chim miệng sắt, ở tại thời điểm bạn rơi xuống không trung, con chim miệng sắt này liền sẽ mổ lấy bạn, vẫn còn chưa rơi xuống mặt đất, thân thể đều bị ăn sạch hết. Trước khi đợi bạn rơi xuống đất, thân thể lại đột nhiên khôi phục bình thường, bởi vì địa ngục cũng là hóa sanh mà ra, thân thể của họ không cần sanh trưởng, trong một niệm họ liền hóa xuất ra. Thoáng cái sau khi hóa sanh trở lại, tiếp đó họ rơi xuống mặt đất, bạn vẫn còn phải chịu những sự thống khổ này lúc rơi từ vách núi xuống. Sau nữa dưới đất có rất nhiều chó sắt tới ăn thịt của bạn. Cái này trên kinh giảng đích thực không phải giả, Phật là bậc chân ngữ, bậc thực ngữ, không phải là người vọng ngữ, không phải là người cuồng ngữ, không phải là người dị ngữ, tuyệt đối giảng là lời chân thực, thực sự mà nói. Thì cái chân tướng sự thật này đúng là như thế, ngài căn cứ theo đầu đuôi gốc ngọn của hiện trạng đó, từ đầu chí cuối giảng ra cho bạn nghe, không có thêm mắm dặm muối, địa ngục này thì đáng sợ như thế. Cho nên tâm dâm nhất định phải đoạn trừ, đây là tập khí ác nghiệp từ vô thủy kiếp đến nay. Chúng ta đời đời kiếp kiếp luân hồi không ra được, chính là đã bị cái ái dục này hại thê hại thảm, khiến cho chúng ta đọa địa ngục chịu thống khổ, đều là loại tâm ái dục này, nó là nguồn gốc của luân hồi. Cho nên, bạn phải nhận thức được cái nhân quả của nó, cái quả báo đó thực đáng sợ, bạn phải mang nó buông xả đi, phải cầu sanh Thế giới tây phương cực lạc, vĩnh viễn thoát ly luân hồi, phải nhổ sạch hết căn bản của ái dục, cái căn bản của luân hồi này phải đoạn sạch hết, phải phát khởi "đại thệ nguyện", thề trừ tà dâm, đây là ma. Công cụ để ma khống chế hết thảy chúng sanh, chính là dùng cái tâm dâm này, khiến chúng sanh không thể xuất ly luân hồi, ra không nổi dục giới.

4. Biện pháp thay đổi trạng thái đồng tính

Nếu bạn chân chánh muốn dứt bỏ nhanh chóng, thứ nhất bạn phải phát "đại thệ nguyện", ngưỡng cầu tam bảo gia trì bạn. Đoạn trừ cái phiền não này, thực sự cũng không phải dễ, đây là phiền não lớn nhất của hết thảy chúng sanh, chúng sanh lục đạo luân hồi, là phiền não căn bản nhất. Bạn phải đoạn trừ - nhất định phải kính ngưỡng nương nhờ Phật-lực, nương nhờ Phật-lực có biện pháp. "Kinh Pháp Hoa, Phẩm Phổ Môn" nói, "Nếu có chúng sanh, lòng nhiều dâm dục, thường niệm cung kính Quán Thế Âm Bồ Tát, liền được lìa dục". Bạn hy vọng có thể lìa dục, rời xa ái dục, rời xa tà-dục, thì bạn cần niệm thánh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát. Tốt nhất mỗi ngày có thể niệm đủ 3000 thánh hiệu, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, 3000 lần, lễ bái Quán Thế Âm Bồ Tát, đặc biệt cầu Quán Thế Âm Bồ Tát gia trì. Quán Thế Âm Bồ Tát có cái nguyện này, có thể cứu giúp hết thảy chúng sanh đoạn trừ phiền não dâm dục, nhanh chứng quả A La Hán, điều này có thể làm được, chỉ cần bạn thực sự kiền thành cầu ngài, chí thành cảm thông. Nếu chính bạn thực sự phát nguyện, mong muốn trừ bỏ, mong muốn vãng sanh, mong muốn đoạn dục, vậy cái cảm ứng này của bạn rất rõ ràng, Quán Thế Âm Bồ Tát có thể từ trong tâm tối, giúp bạn đem những ác duyên kia thanh trừ hết. Chính bạn cũng phải ra sức rời xa ác duyên, không được tiếp xúc nó, không để cho bản thân có cơ hội phạm tà hạnh, nghe kinh thính pháp nhiều. Bình thường có thể siêng đọc "An Sĩ Toàn Thư - Dục Hải Hồi Cuồng" và "Thọ Khang Bảo Giám" hai bộ sách này chuyên môn dạy chúng ta đoạn dâm dục. Những sách này vô cùng tốt, thuở đó Ấn Quang Đại Sư vô cùng tán thán, hiện tại đã dịch ra Tiếng Việt. Con người chỉ cần chân thành phát nguyện cải sửa ăn năn hối lỗi, khẳng định có thể làm được. "Trên đời không có việc gì khó, chỉ sợ người không có tâm", huống chi cái này không cần cầu người khác, cầu bản thân mình là được, cầu tam bảo gia trì là được

Trong kinh “Kinh Đại Thừa Công Đức Tạo Tượng Phật” cũng dạy rõ cách chuyển nghiệp rằng “tội kia đã diệt tâm nọ cũng dứt”, Kinh chép:

Di Lặc! Có bốn thứ nhân duyên, khiến những người nam chịu thân huỳnh môn. Những gì là bốn?
Một là: Tàn hại hình dáng người và súc sanh.
Hai là: Đối với Sa môn gìn giữ tịnh giới mà nổi sân hận chế giễu chê bai.
Ba là: Tình nhiều tham dục, cố tâm phạm giới
Bốn là: Gần người phạm giới, lại khuyên người phạm.
Nếu người nam nào trước làm điều này, sau khởi lòng tin tạo hình tượng Phật, mãi đến thành Phật chẳng chịu báo đó, thường làm đàn ông các căn đầy đủ.

Di Lặc! Có bốn thứ nghiệp hay khiến đàn ông chịu thân hai hình, thấp hèn nhứt trong tất cả mọi người. Những gì là bốn?
Một là: Loạn dâm nhơ nhớp ở chốn tôn nghiêm.
Hai là: Với thân người nam mà đắm nhiễm bậy
Ba là: Chính tự nơi mình làm việc dâm dục.
Bốn là: Mua bán nữ sắc cho những người khác.
Nếu chúng sanh nào làm các việc ấy, rất tự trách lỗi, hối chỗ phạm trước, khởi lòng tịnh tín tạo tượng Phật, mãi đến thành Phật, chẳng chịu thân ấy.

Di Lặc! Lại có bốn duyên khiến những người nam, tâm họ thường sanh ái dục của nữ (thích người nam), thích người với mình làm chuyện đàn ông. Thế nào là bốn?
Một là: Hoặc ngờ, hoặc giỡn báng bổ người khác.
Hai là: Ưa lối phục sức trang điểm của nữ.
Ba là: Làm chuyên dâm nhơ với người nữ bà con.
Bốn là: Thật không đức tốt, vọng nhận người lạy.
Do nhân duyên này khiến những đàn ông khởi những phiền não khác biệt như thế. Nếu như ăn năn những lỗi đã phạm, chẳng tạo lỗi mới, tâm sanh tin ưa tạo hình tượng Phật, tội kia đã diệt tâm nọ cũng dứt.

5. Bài Chia Sẻ Của Một Bạn Đọc Đến Từ Trung Quốc

Xin chào các vị đại đức sư huynh, mạc học Huệ Thế năm nay 23 tuổi, người Cáp Nhĩ Tân, vì từ nhỏ được gia đình cưng chiều và tiếp xúc không ít bạn quấy, tánh cách có phần hướng nội, lúc đại học có khuynh hướng "tâm lý đồng tính". Đã từng phạm tà dâm (thủ dâm) cùng với hai nam sinh, chỉ vì dục vọng tràn lan. Vô cùng hỗ thẹn. Mạc nhân xin thật tâm sám hối.

Đầu tiên nói về giải trừ hành dâm và điều kiện để sửa đổi "tâm lý đồng tính":

Một là, quyết tâm, nhất định phải quyết tâm chân thành, không có một chút giả dối nào, phải cải biến triệt để. (Đại nguyện lực)

Hai là, nhất định phải dựa vào Phật lực gia trì mới có thể sửa đổi triệt để. (lựa chọn Kinh điển hoặc là Phật hiệu phù hợp với bản thân)

Ba là, nghe nhiều lời khai thị Phật pháp, thấu đáo rõ ràng sự tình.

Bốn là, hành động sửa đổi chính mình, rời xa hết thảy người và sự vật không sạch sẽ (trang web đen và bạn bè trụy lạc...).

Năm là, cần phải có sự chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện trong thời gian dài. Nếu thất bại thì phải biết hồi đầu. Phật pháp cũng phải trường kỳ huân tu không hề gián đoạn.

Sáu là, tu học Phật pháp cần có thứ tự (đề cử Đệ Tử Quy, Nhận Thức Phật Giáo, Liễu Phàm Tứ Huấn, Thái Thượng Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo Kinh, Đại Thừa Vô Lượng Thọ Kinh)

Nhất định không nên tham triết học Phật giáo, phải tiếp nhận sự giáo dục của Phật đà.

Minh bạch hàm nghĩa của tự lợi lợi tha, chuyên nhất pháp môn, chuyên nhất sư thừa. Chuyên nhất Phật hiệu. Chuyên nhất kinh điển.

Ở vào thời gian giới-dâm, tốt nhất phải phóng sanh thật nhiều, làm công khóa nhiều, hồi hướng cho các oán thân trái chủ [cản trở] mình, cầu Phật Bồ Tát gia trì, hiệu quả bất khả tư nghì. Trường kỳ huân tu, tự nhiên trong vô hình không cầu mà tự ứng.

Nói về những việc trải qua của mình [thật là vô cùng hỗ thẹn], thuở nhỏ coi như là người thông minh. Thế nhưng tiểu học năm 15 tuổi, trong lúc vô tình đã học được thói xấu thủ dâm, một bước không thể vãn hồi. Ban đầu tôi học tập rất ưu tú, kết quả thi cấp 3, thi đại học đều không tốt. Công việc của đơn vị đáng lẽ phải diễn ra rất tốt, kết quả là cứ ì ạch [gặp nhiều biến cố]. Đều là báo ứng của sự dâm loạn. Nhưng vì thời học đại học đã từng tiếp xúc Phật pháp, đã biết niệm Phật. Cho nên hoàn cảnh không có chuyển biến xấu gì mấy. Về sau thân thể xuất hiện yếu kém. Ở đại học có mấy bạn nữ theo đuổi tôi nhưng mà tôi sợ tổn thương bọn họ nên đều cự tuyệt. Nhưng dục vọng đưa đẩy tôi đến với một bạn nam, cậu ấy rất tuấn tú, cao to. Trải qua một thời gian kết giao, cậu ấy nói thích tôi. Nhưng tôi suy nghĩ cậu ấy còn có tương lai, còn có cha mẹ. Tôi định cự tuyệt cậu ấy, nhưng cậu ấy nói uy hiếp tôi, tôi không đáp ứng thì sẽ phải sa đọa. Lúc đó tôi rất khờ khạo. Tôi nghĩ mình có thể cải biến [thay đổi] cậu ấy. Kết quả lần thứ nhất, tôi không khống chế được cái tâm dâm loạn của chính mình, đã cùng cậu ấy làm chuyện tà dâm (thủ dâm). Nhưng vì tội ác và sự tự trách mình, sau cùng tôi đã chấm dứt mối quan hệ điên đảo đó. Chúng tôi đều quay trở lại cuộc sống bình thường, cậu ta cũng không phải là đồng tính. Vì cậu ấy đã quá thích tôi [dẫn đến xu hướng lệch lạc]. Sau này tôi lại phạm tà dâm (thủ dâm) cùng một nam sinh nữa, chỉ vì dục vọng hư-huyễn của mình mà nên nỗi thảm trạng này.

May mắn thay, tôi lên mạng quen biết đệ tử của Lão Hòa Thượng, họ giới thiệu tôi Phật pháp chân thực là giáo dục, tôi bắt đầu sửa đổi, ngày thường đi phóng sanh. Đi chùa chiền bố thí gạo mì và thuốc. Thấm thoát tâm tánh đồng tính được sửa đổi, dần dần ý niệm đó giảm đi rất nhiều. Mỗi ngày đều kiên trì đọc tụng “Phổ Môn Phẩm” thành tâm cầu Quan Thế Âm Bồ Tát gia trì, rất linh nghiệm cai lần thứ nhất 14 ngày. Một ngày nọ do uống rượu say lên web đen, rốt cuộc đã thất bại, rất thương tâm. Nhưng mà tôi không nhục chí, vì tôi biết Bồ Tát đang gia trì, nếu không thì tuyệt đối chẳng thể vượt qua lần thứ nhất 10 ngày, vì tôi thủ dâm dài đến 10 năm. Hiện tại mỗi ngày kiên trì đọc tụng kinh điển, tâm rất thanh tịnh, hơn nữa công việc cũng có phần chuyển biến tốt đẹp, đến đơn vị trong thời gian một năm liền được chọn làm người phụ trách ban nhóm. Trước kia học tập tâm chẳng thể định được, bây giờ cũng có thể tịnh tâm học tập rồi.

Nhìn thấy các sư huynh ở đây đều rất nỗ lực, tôi rất kính phục. Hy vọng mọi người cùng nhau nỗ lực, cố gắng nỗ lực hơn, Phật Bồ Tát đi chung trên con đường với chúng ta, chúng ta phải hành động, chúng ta phải cố lên!

6. Lời khuyên

Như đã nói trên, chúng tôi không hề có ý kỳ thị người “đồng tính”, chỉ là không cổ xúy cho loại hành vi “đồng tính luyến ái”. Nên biết rằng trạng thái đồng tính nằm ngoài sự lựa chọn của cá nhân và bản thân khuynh hướng đồng tính không phải là tội lỗi, những người đồng tính phải được đón nhận với sự tôn trọng, thông cảm và tế nhị. Người ta cần phải tránh tất cả những dấu hiệu của sự kỳ thị bất công đối với họ, hơn nữa cũng nên giúp họ nhận thức rõ về vấn đề này để từ đó có những giải pháp thay đổi tốt đẹp khiến cho đời sống của họ được hạnh phúc và an lạc hơn. Đồng tính là trạng thái của nghiệp lực, một dạng phiền não đặc biệt. Nếu các bạn không mai bị nghiệp nhân này lôi kéo thì hãy mau chuyển đổi trở lại ý niệm, chỉ cần ý niệm chuyển đổi lại rồi thì cuộc đời bạn sẽ trở nên tươi sáng. Thay vì thuận theo phiền não tập khí mà tạo nghiệp, chúng ta hãy chuyển nghiệp để thay đổi đời mình. Còn nữa! Chúng ta không nên có loại hành vi “đồng tính luyến ái” bởi vì nó đi ngược với quy luật của đại tự nhiên, vi phạm giới thứ ba trong ngũ giới, khiến cuộc đời ta gặp rất nhiều khổ đau và bất trắc.

Mong sao bài viết này sẽ mang lại lợi ích cho những ai đọc được nó, tội kia đã diệt tâm nọ cũng dứt vậy. Thành kính sẻ chia!

Thường xem sách Thọ Khang Bảo Giám thì chẳng đến nỗi phạm "tà dâm" và "thủ dâm" v.v... tự hại cuộc đời, tự hao phước thọ, chẳng bị tàn phế và chết chóc.


Người Đồng Tính & Nghiệp Ái




Người đồng tính và nghiệp ái
(bài viết của tác giả :Thiên Thần)
Theo mình,Người đồng tính chia làm 4 dạng:

  • Dạng 1: Đó là dạng bị đồng tính bẩm sinh,về tâm lý và cả hình dáng cơ thể (bộ phân sinh dục bán nam bán nữ).Những người bị đồng tính như vầy thường người ta gọi là bê đê hay là bóng lộ.
  • Dạng 2: Đó là bị đồng tính bẩm sinh,về tâm lý là thích người cùng giới ,nhưng bộ phận sinh dục là nam hoặc nữ rõ ràng.
  • Dạng 3: Đó là bẩm sinh không phải là đồng tính,Nhưng do hoàn cảnh sống mà tác động vào tâm lý mà thành người đồng tính.
Ví dụ như lúc nhỏ thiếu tình thương hay bị bắt nạt,ức hiếp thì một người nam sẽ bắt đầu có xu hướng thích 1 người nam,để tìm cảm giác mạnh mẽ hơn là thích 1 người nữ.Vì vậy họ đồng tính.

Ví dụ như lúc nhỏ sống trong 1 hoàn cảnh quá mạnh mẽ,cần sự độc lập về bản thân hầu như 100%,bề ngoài nhìn những người này rất mạnh mẽ nhưng kỳ thực họ rất cần tình yêu thương.Nếu một người nữ sống trong hoàn cảnh vậy thì họ sẽ có xu hướng thích 1 người là nữ,giống họ.Vì họ đã quá mạnh mẽ về thể chất cũng như từng trải nhiều nên họ cần 1 người yếu đuôi hơn nam giới và người đó phải là nữ.Vì vậy họ đồng tính.

  • Dạng 4: Đó là 1 người tò mò hay thích khám phá cái mới cái lạ hoặc là kẻ thích ăn chơi chán cảnh quan hệ dị tính nên tìm cảnh quan hệ đồng tính.Những người này có thể vừa quan hệ đồng tính và vừa quan hệ dị tính.

Sau đây là các nghiệp của từng dạng người:
Nghiệp ái của dạng 1:Một người có thể bị một trong hai nghiệp sau:

  • Nghiệp thứ nhất: Người này là người ở trên phái xuống để làm 1 việc gì đó, được gọi là đồng tử và không được phép xúc chạm ái dục nên sinh thân như vậy để không quan hệ làm ô thân đó.Và bản thân họ cũng không bị chi phối bởi nghiệp ái.
  • Nghiệp thứ 2:Những người do phỉ bán người đồng tính(là đồng tử) bán nam bán nữ nên sinh ra thân là bán nam bán nữ. Nhưng họ khác những người đồng tử ở chỗ lòng đam mê ái dục của họ quá sâu,nên nghiệp chướng quá dày.Họ phải chịu sự hành hạ của ái dục lên thể xác,kiểu như có mà không được hưởng cảm giác ái lạc thật sự.

Nghiệp ái của dạng 2: Một người có thể bị một trong các nghiệp sau:

  • Nghiệp thứ nhất :Họ bị vậy là do nhiều kiếp liên tiếp đều là nữ dù mang thân người hay ở trong cõi giới nào Họ đều là nữ,vì thế họ tuy mang thân nam nhưng tâm tính là nữ.Dĩ nhiên họ chưa tu cao đến mức để từng sống ở các cỏi giới mà giới tính không tồn tại.
  • Nghiệp thứ hai:Họ từng khinh chê ,phỉ bán người đồng tính bằng lời nói và hành động nên kiếp này sanh ra bị như vậy.Nhưng người họ khinh chê ,phỉ bang chỉ là những người đồng tính đang chịu nghiệp ái,chứ không phải là đồng tử (ở d ạng 1) hay thần thánh (ở dạng 3) nào cả.

Nghiệp ái của dạng 3:
  • Nghiệp ái thứ nhất:Họ từng mang thân nam và nữ ở nhiều kiếp khác nhau dù là thân người hay súc sanh ……Nhưng do kiếp trước họ từng khinh chê người đồng tính,dù không phải bằng lời nói ,nhưng họ đã xúi dục người khác hoặc thực hiện những hành động(thường là sau lưng) nhằm phá rối người đồng tính.

  • Nghiệp ái thứ hai:Họ từng là bậc thần thánh nơi cỏi trời,vì muốn dứt bỏ dục ái mà sanh ra nơi cõi ta bà này làm người đồng tính(họ sanh ra cõi ta bà với cùng giới tính lúc họ ở trên cõi trời) để họ dứt bỏ dục ái mà tu học lên cao hơn.

Nghiệp ái của dạng 4:

  • Họ vốn không có nghiệp của tiền kiếp,nhưng kiếp này lại tự đeo mang thêm cái nặng vào thân mình.Các kiếp sau trả nghiệp rất nặng.

  • Nghiệp ái của dạng này:
Nếu họ thiếu phước thì kiếp sau sanh làm những kẻ đồng tính và bị người ta xem như trò chơi.Giống như kiếp hiện tại mà họ đang làm với những người đồng tính vậy.
Nếu họ dư phước đức,tức phước đức bù trừ được những điều xấu mà họ gây ra thì kiếp sau sẽ sanh ra làm người nghèo ,vì những người này thường phước đức dư lại rất ít.
Nếu họ không phước đức bù trừ nhau thì sanh ra cũng là 1 người cả đời lận đận lại mang thân nghèo.


  • Ngoài ra còn có 1 nghiệp ái chung cho tất cả 4 dạng trên nữa,đó là :Họ chỉ là 1 người bình thường như bao nhiêu người nhưng họ bị thế lực âm khác giới dựa vào để hành ái dục.Vì vậy họ trở thành người đồng tính mà chính bản thân họ không hiểu tại sao họ lại bị như vậy.Đễ xoay chuyễn thì phải nhờ phước đức được phật trời thần thánh hay có duyên tu học thì hóa giải được,còn không thì đành chịu vậy.Đối với 1 số người,thật chất đây cũng chính là 1 trãi nghiệm để họ tu học.

Người đồng tính có thể là gay(đồng tính nam) hay lesbian(đồng tính nữ).
  • Nghiệp ái dục cũng như các nghiệp khác,đều là do "đồng thanh tương ứng,đồng khí tương cầu",giống như bạn QN nói.Chứ xưa nay chẵng có ma vương nào hiện hình hay hóa thành người để gieo rắc ái dục làm hại chánh pháp cả.Vì bản thân yêu quái hay ma quỹ tham ái dục họ cũng là 1 chúng sanh mà thôi,họ bị nghiệp ái mà thôi.













Nghiệp Pê Đê theo góc nhìn Phật Giáo





ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI
CÓ ĐƯỢC PHẬT GIÁO CHẤP NHẬN KHÔNG




Con là một đệ tử của Phật, đồng thời cũng là một người đồng tính. Con cảm thấy rất xấu hổ mỗi khi đi vào chùa, hoặc thậm chí mỗi khi thắp nhang ở nhà. Con không biết như vậy có phải là tội lỗi không? Nếu con kết hôn đồng tính, con có được đi vào chùa nữa không, con có được các sư tăng chấp nhận không? Nếu câu hỏi này mạo phạm đến các Phật, xin tha thứ cho con.

Chào em,

  • Trước hết phải nói ngay với em rằng đồng tính luyến ái, theo các nhà khoa học ngày nay cho biết không phải là một căn bệnh, cả về tâm lýlẫn sinh lý. Điều này đã được Tổ Chức Y tế Thế Giới Liên Hiệp Quốc(WHO: World Health Organization) và Hội Tâm Thần Học Hoa Kỳ (American Psychiatric Association) xác nhận bằng cách loại bệnh đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách các chứng bệnh trên thế giới.

  • Thật ra, bản chất của đồng tính luyến ái không phải là tốt hay xấu mà tốt hay xấu là do tư cách hành xử của chúng ta trong cuộc sống với môi trường chung quanh. Chính vì thế em không nên có mặc cảm xấu hổ, cần phải che dấu và chịu đau khổ một mình. Hiện nay có rất nhiều người đồng tính luyến ái trên thế giới đang phải chịu đau khổ do sự kỳ thị bởi thiếu hiểu biết và thiếu cảm thông giữa người với người. Đối với luật pháp hiện nay của Việt Nam cũng như của rất nhiều quốc gia trên thế giới chưa cho phépnhững người cùng giới tính kết hôn với nhau. 

  • Đối với Phật Giáo, đạo Phật là đạo từ bi cứu khổ, bình đẳng và không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, mầu da và giới tính. Với nguyên tắc thương yêu tất cả mọi loài chúng sinh, Phật giáo không chủ trương xét xử, không chống đối hay chỉ trích người khác, đơn thuần chỉ dựa trên tính chất của người đó, vì điều này được xem như là một sự phê phán thiên vị và không công bằng. Vì thế, xuyên qua những lời giảng dạy của Đức Phật, chúng ta không thấy Ngài phê phán những người đồng tính về phương diện đạo đức.

  • Với hàng Phật tử tại gia đồng tính, Đức Phật không có điều luật hay lời khuyên nhủ nào về vấn đề kết hôn giữa những người cùng giới tính này. Ngài nói rằng Ngài chỉ là người hướng đạo, là người dẫn đườngcho chúng sinh đến bến bờ giải thoát. Điều này được hiểu là ngài không có thẩm quyền để bắt buộc người khác phải theo Ngài hay phải làm gì. Nguyên tắc này cho chúng ta thấy, nguyên lý giáo pháp của Đức Phậtkhông bao gồm những qui tắc, phong tục tập quán của xã hội cũng như hình thức nghi lễ đối với Phật giáo. Tỳ kheo Thanissaro, viện chủ Tu viện Metta Forest ở thành phố Escondido miền nam California cũng cho biết đức Phật chưa bao giờ cấm hàng Phật tử tu tại gia quan hệ đồng tính luyến ái. Sư Thanissaro trích dẫn kinh điển nguyên thủy nói rằng: “Khi đức Phật vạch ra ranh giới giữa quan hệ chăn gối hợp pháp và bất hợp pháp, ngài không hề đề cập đến bất cứ một điều gì về hương vị của quan hệ tình dục hoặc sở thích về giới tính. Dường như đức Phật chú trọng hơn đến việc không xâm phạm các đòi hỏi hợp pháp mà người khác có thể có đối với người hôn phối của bạn.” [1]

Tuy nhiên, khi đề cập đến vấn đề đồng tính vào ngày 11 tháng 6 năm 1997 tại San Francisco, [2] Đức Đạt Lai Lạt Ma đã “xác nhận nhân phẩm và quyền của những người đồng tính, nhưng Ngài cũng cho rằng, sự thủ dâm hay giao hợp đường miệng, hậu môn là không thích hợp và người tu Phật cần phảitránh. Ngài cho biết mục đích của tính dục như quan điểm người Ấn, là để sinh con, và cũng là điều để giải thích tại sao tất cả những hoạt động tình dục khác không đưa đến sinh con thì đều bị bài trừ”.




Đối với hàng xuất gia, đức Phật không cho phép những người đồng tính được thọ giới Tỳ kheo, trong đó bao gồm cả người ái nam ái nữ và cả loại người mà kinh điển Pali gọi là Pandakas.

***

Đạo Phật tin rằng, mọi sự mọi vật trên thế gian là vô thường, cuộc sống nhân sinh cũng chuyển dịch biến hoá không ngừng và tuỳ theo nghiệp của mỗi chúng sinh, giới tính có thể thay đổi từ giới này sang giới khác như người nam trở thành người nữ hay ngược lại và chuyển dịch từ đời này sang đời khác.[3] Ngay cả trong đời hiện tại cũng đã có nhiều người hoặc tự mình thay đổi với sự trợ giúp của y khoa hay tự nhiên thay đổi giới tính. Dù thế nào cũng không ra ngoài nhân quả. Mỗi người trong chúng ta mang trong mình cái nghiệp, nghiệp lành nghiệp dữ mình làm mình chịu, có gieo nhân tất có quả. Theo lý này, chúng ta thương yêu người nào, dù cùng giới tính hay khác giới tính đều là có duyên nợ với người đó ở quá khứ. Chính duyên và nợ quá khứ thúc đẩy chúng ta thương yêu trong hiện tại. Đó là quan hệ nhân quả bình thường.

Nếu chúng ta tin tưởng vào nhân quả nghiệp báo thì chúng ta có thể chuyển đổi được nghiệp quả của mình từ xấu thành tốt, kể cả từ giới tính này sang giới tính khác bằng cách tu tập những điều mà giáo lýnhà Phật chỉ bảo, như “Làm tất cả việc lành, không làm các điều ác và tự thanh tịnh hoá tâm”. Làm các việc lành và không làm các điều ác thì với sự hiểu biết của em, em có thể áp dụng thực hành trong đờisống hàng ngày, riêng việc thực hành “tự thanh tịnh hoá tâm” có liên quan đến việc tu tập thiền và trì chúcần phải có sự hướng dẫn ban đầu của quý thầy, quý cô, những người đang miệt mài thanh tịnh tâm tại các chùa, trong các tu viện. Ở Việt Nam, em có thể đăng ký tham dự một khoá tu ngắn hạn 10 ngày về thiền ở Tịnh Xá Ngọc Thành, Quận Thủ Đức hay Thiền Viện Nguyên Thuỷ, Quận 2 TP. HCM. Nếu ở các tỉnh phía Bắc em có thể đến Thiền Viện Sùng Phúc, Hà Nội gặp quý anh chị trong Câu Lạc Bộ Thanh Niên Phật Tử Hà Nội hay quý thầy cô thường trú tại Thiền Viện để được giúp đỡ học hỏi.

Em không có gì phải ngại ngùng khi bước vào cổng chùa, không có gì phải e dè khi đứng trước tôn tượng đức Phật hay khi nói chuyện với quý thầy cô trong chùa vì em đâu có làm một điều gì tội lỗi xấu xa, không làm gì phương hại đến đạo đức gia đình, và vi phạm pháp luật quốc gia.

BBT TVHS

[1] According to Thanissaro Bhikkhu, abbot of the Metta Forest Monastery in southern California, the Buddha never forbade gay sex for lay people as far as we know. "When he drew the line between licit and illicit sex, it had nothing to do with sexual tastes or preferences," he says, citing early texts. "He seemed more concerned with not violating the legitimate claims that other people might have on your sexual partner."

[2] http://www.shambhalasun.com/index.php?option=com 

[3] Trong kinh Phật có kể lại mẫu chuyện ông Soreyya từ nam biến thành nữ và từ nữ biến thành nam, mỗi lần như vậy đều có gia đình và có con, sau đó xuất gia chứng đắc đạo quả. Đọc báo chí chúng ta cũng thấy nhiều trường hợp nam biến thành nữ và nữ biến thành nam. Thậm chí một số quốc gia đã giải phẩu nam thành nữ v.v…http://thuvienhoasen.org/a21256/nam-hoa-nu-nu-hoa-nam

Thân phận pê đê và nghiệp báo

***VÌ SAO LÀM THÂN BÁN NAM, BÁN NỮ***



CÂU HỎI:

  • Bạch thầy, con có một thắc mắc mà không biết phải hỏi thế nào, hôm nay con mạnh dạn hỏi thầy một việc mà trong lòng con vô cùng do dự không biết phải nói thế nào? 

  • Thưa thầy, trong đời không chỉ có nam, có nữ, mà có cả những người tuy mang thân thể đàn ông nhưng tâm hồn của người phụ nữ, hoặc ngược lại, có những người mang thân thể phụ nữ nhưng tâm hồn là của một người đàn ông, rồi thậm chí có những người hoàn toàn là nữ nhưng lại yêu thương người nữ đồng giới, có những người hoàn toàn là nam, nhưng lại yêu thương người nam đồng giới, bạch thầy con xin được hỏi là do nhân gì mà họ chịu cảnh khổ não tâm can đó!? Và họ nên làm gì để có thể tránh được nó ở các kiếp vị lai. 
Mong thầy rộng lòng giải nói, kính chúc thầy an lạc, khỏe mạnh để làm nơi cho chúng con nương tựa.
Nam mô A Di Đà Phật!

PHÚC ĐÁP:

  • Một câu hỏi rất hay, nhưng cũng rất là nhạy cảm, vì khi luận bàn đến vấn đề này e là sẽ động chạm đến không ít người “không may” rơi vào hoàn cảnh đáng thương như thế. 

  • Những người do gieo tạo các nghiệp như sau thì kiếp sau sẽ tái sanh thành thân bán nam, bán nữ: 
- Là nam nhi nhưng tánh tình nhặt mắc, nhỏ mọn, hay thích chê bai, châm chọc những người khác, lại thích ngồi lê đôi mách, nói xấu, nói bịa sau lưng kẻ khác thì sau khi mạng chung sẽ vì sự bất thiện của khẩu nghiệp mà đọa làm thân nam tánh nữ, hoặc làm thân nữ tánh nam

- Là nữ mà tánh khí hung tàn, thích đấm đánh kẻ yếu, hay dọa nạt người thế cô, xem chồng như con trẻ, thường hay dè bỉu, chê bai những người phụ nữ yếu đuối, hiền lương, những kẻ có ác nghiệp này sau khi mạng chung sẽ theo nghiệp lực luân hồi mà thành thân bán nam, bán nữ, là thân nam nhưng có tánh tình nữ giới hoặc làm thân nữ nhưng tánh khí nam nhi, tâm hồn và thân thể không thể nào hòa hợp đồng nhất. 

- Những kẻ là nam nhi nhưng thường xuyên ức hiếp người nữ yếu, đánh đập, dọa nạt, bắt ép làm theo ý mình, sau khi mạng chung vì ác nghiệp này mà đọa làm thân nữ yếu đuối, nhưng lại thích nữ giới, không ham thích đàn ông, đó chính là nghiệp bất thiện gieo tạo của những người đồng tính nữ. 

- Những kẻ là thân nữ mà tánh tình dâm loàn, không chung thủy, thích đoạt chồng, đoạt bạn trai người khác, lấy sự tan nát gia đình người khác làm niềm vui chốc lát cho bản thân mình, những kẻ vì ác nghiệp này, sau khi mạng chung sẽ sanh làm thân Nam nhưng lại không thể yêu thích nữ giới mà chỉ có thể yêu thích nam nhi, chịu sự đau khổ dày vò tâm trí, đó là cái quả của việc tước đoạt hạnh phúc của người khác bằng các ác nghiệp gieo ra. Đây là những người đồng tính nam trong đời hiện tại. 

- Lại có những kẻ bất kể là nam hay nữ, tánh tình dâm dật, thường không thể tự mình kìm chế, hành động dơ dáy tự mình dâm dật trước tượng phật, tượng thần, hoặc trước các mồ mả, bàn thờ, trang thờ người đã khuất. Vì ác nghiệp này sau khi mạng chung sẽ theo nghiệp lực mà luân hồi, trên một thân thể có cả hai bộ phận tính dục nam và nữ, để nhắc nhở rằng thiên địa trong đời sanh ra có âm dương, có nam nữ, việc tự dâm dật nơi chốn linh thiêng và sự không thể kìm hãm, dâm dật một cách vô độ, chịu sự khổ báo này, dù là tính nữ nhưng vẫn có các phần tính dục của nam, dù là tính nam nhưng lại có một phần tính dục của nữ. 

  • Đó là những nghiệp bất thiện đưa đến quả nam nữ bất phân như đã nói kể bên trên. 

Như vậy cách duy nhất để đoạn diệt khổ báo này đó là phải “ĐOẠN DỤC”. 

Nhưng những người như thế rất khó lòng mà có thể “ĐOẠN DỤC”. 

  • Chỉ có chuyên tâm cầu pháp, một lòng hướng đến giác ngộ mới có thể ác chế dục niệm khởi phát mà thôi. 

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT!





Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

KINH ĐỊA MẪU ( Địa Mẫu Chơn Kinh)

Những Lời Thơ của Đức Phật Mẫu Diêu Trì

Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Độ Chúng Sanh

Quán Thế Âm Bồ Tát Cứu Độ Chúng Sanh

Phật Mẫu Độ Chúng Sanh

Cúng Dường Ngày vía Quán Thế Âm Bồ Tát

Vu Lan cúng giỗ Cha (Bác Sĩ Mai Nam Tuấn)

Vu Lan kính Lễ Giỗ Cha

Vu Lan thành kính Công Ơn Cha

Vu Lan công ơn cha mẹ sinh con

Vu Lan các con Kính Lễ Cha Mẹ

Vu Lan tạ ơn đấng sinh thành

Mùa Vu Lan đảnh lễ Phật Mẫu Diêu Trì

Vu Lan mùa báo ơn Cha Mẹ

Vu Lan làm vui lòng Mẹ

Vu Lan có Mẹ thương yêu

Vu Lan biết ơn Công Cha Nghĩa Mẹ

Vu Lan báo hiếu Cha Mẹ

Mùa Vu Lan gói trọn tình thương Mẹ

VU LAN tạ ơn Mẹ

Mùa Vu Lan Tạ Ơn Mẹ

Mẹ dâng lễ Dương Xuân

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019

Ý Trinh chở Mẹ đi chùa

Ý Trinh chở Mẹ đi chùa cúng Phật Thánh Tiên






















Gót hồng dạo bước ngao du Bồng bềnh kiếp phận đồng tu giữa trời Mai xuân nét đẹp rạng ngời Đức tài sắc vẹn góp lời ca sang Chính do hoàng mẫu tạo an Giữa dòng thế sự ngỗng ngang biển trần Gắng tu lập đúc bội phần Nền trời đạo Pháp riêng tần dựng xây Cung di ngụ ở chốn này Thiên triều một cõi bóng mây một mình .

Ý Trinh cúng Niệm Phật Đường

Ý Trinh cúng Phật tại Niệm Phật Đường




  • NAM MÔ TỲ LÔ GIÁ NA PHẬT
  • NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
  • NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
  • NAM MÔ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
  • NAM MÔ ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
  • NAM MÔ ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT
  • NAM MÔ ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT
  • NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT
  • NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
  • NAM MÔ DI LẶC TÔN VƯƠNG PHẬT
  • NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ
  • NAM MÔ PHẬT MẪU QUÁN THẾ ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
  • NAM MÔ PHẬT MẪU KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG
  • NAM MÔ HỘ PHÁP CHƯ TÔN BỒ TÁT
  • NAM MÔ THANH TỊNH ĐẠI HẢI CHÚNG BỒ TÁT
  • NAM MÔ LINH SƠN HÔI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT
  • NAM MÔ HẢI HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT
  • NAM MÔ LIÊN TRÌ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT


























ĐIỆN THỜ NGÔI TAM BẢO 
PHẤT - PHÁP - TĂNG
(CHƯ PHẬT BA ĐỜI : QUÁ KHỨ - HIỆN TẠI - VỊ LAI)














ĐỨC PHẬT THÍCH CA ĐẢN SANH











TÔN TRÍ THUYỀN BÁT NHÃ CUNG THỈNH 33 ỨNG THÂN ĐỨC PHẬT QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT XUẤT TƯỢNG ĐỒ CỨU ĐỘ CHÚNG SANH



















ĐIỆN THỜ PHẬT MẪU DIÊU TRÌ














ĐỨC PHẬT MẪU DIÊU TRÌ ĐỊA MẪU











NĂM MẸ NGŨ HÀNH 
THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG









DÂNG HOA CÚNG PHẬT MẪU









ĐIỆN THỜ ĐỨC PHẬT 
PHÁP TĂNG NGÀI SIVALI













BẢO THÁP CÚNG DƯỜNG 
ĐỨC PHẬT TỨ DIỆN 



















BẢO THÁP THỜ PHẬT TỨ DIỆN










TRANG HOÀNG CUNG THỜ 
THÁNH THẦN-TIÊN-PHẬT









TÔN TRÍ KHÁM THỜ 
THỔ THẦN - THỔ ĐỊA 







TÔN TRÍ KHÁM THỜ THỔ CÔNG TÁO QUÂN - ÔNG TÁO BÀ TÁO







THÁC NƯỚC THIỀN TỊNH





TÔN TRÍ ĐIỆN THỜ ÔNG BÀ 
TỔ TIÊN - CỬU HUYỀN THẤT TỔ