Chủ Nhật, 28 tháng 2, 2021

Tứ Trượng










Tứ Tượng phong thủy là gì và những điều bạn cần biết


Phong thủy có câu Lưỡng Nghi sinh tứ tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Đây là câu nói quen thuộc thể hiện sự tương quan giữa trời đất trong thuyết phong thủy số học. Bạn có thể nghe người ta nói nhiều đến Tứ Tượng nhưng vẫn chưa thể hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của nó là gì và nó quan trọng như thế nào. Vì vậy, bạn viết dưới đây chia được chia sẻ những khái niệm liên quan đến Tứ Tượng trong phong thủy để bạn đọc hiểu rõ hơn.


Tứ Tượng là gì?

Theo các trang thông tin và tài liệu lịch sử về phong thủy thì Tứ Tượng là danh từ chỉ đại tứ thần thú hình thành từ thời Trung Hoa cổ đại. Là khái niệm chỉ bốn bộ trong khoa học thiên văn, triết học và phong thủy Đông Phương. Cụ thể bao gồm:

Thanh Long của Phương Đông
Bạch Hổ của Phương Tây
Chu Tước của Phương Nam
Huyền Vũ của Phương Bắc

Theo các tài liệu về lịch sử chiêm tính và văn hóa dân gian thì, trong tứ đại thần thú, mỗi thần sẽ cai quản một phương. Ngoài ra, các thần thú này sẽ tượng trưng cho mỗi một mùa khác nhau trong năm bởi những đặc điểm và nguồn gốc riêng của từng loài. Trong văn hóa phương Đông như Trung Quốc và Nhật Bản, bốn loài linh vật này được miêu tả và thể hiện rất sinh động.

Khi Đạo giáo trở nên phát triển và thành hình thì Tứ Tượng cũng được đặt tên riêng với những cái tên như :

Thanh Long là Mạnh Chương
Chu Tước là Lăng Quang
Bạch Hổ là Giám Binh
Huyền Vũ là Chấp Binh

Theo tương truyền, bên cạnh Tứ Tượng là sự có mặt của linh thú thứ 5 gọi là Hoàng Lân (kỳ lân màu vàng). Đây là linh thú có uy quyền tối cao và là đại chỉ huy cho Tứ Tượng. Trong thuyết Âm- Dương thì Tứ Tượng tương ứng với 4 giai đoạn và phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ: Hư Vô sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng và Tứ Tượng sinh Bát Quái.



Nguồn gốc và ý nghĩa của Tứ Tượng

Trung Hoa cổ đại là nơi cho ra đời khái niệm Tứ Tượng và được cho là vào đời Xuân Thu- Chiến Quốc. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu và bằng chứng xác định chính xác thời điểm nhưng nhìn chung khái niệm này ra đời và lưu hành ở xã hội Trung Hoa từ xa xưa.

Về ý nghĩa, Tứ Tượng được con người quan sát cùng các tinh tú trong thống nhị thập bát tú. Quá trình quan sát này theo dõi sự vận hành và chuyển động của chúng để xác định ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian để phục vụ canh tác mùa màng. Ngoài ra, việc quan sát Tứ Tượng còn được xem là công cụ để dự đoán các biến động xã hội, biến động về kinh tế và chính trị thời cổ đại.

Nói về phong thủy, Tứ Tượng bao gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ nếu được hội tụ sẽ tạo nên được những địa thể đẹp. Vì vậy, khi chọn nơi đóng đô, đặt doanh trại quân đội thì các nhà phong thủy phải tìm kiếm những nơi hài hòa giữa Tứ Tượng. Nghĩa là những nơi này phải có sông ngòi, đất đai phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh ánh sáng mặt trời vừa phải. Tứ Tượng sẽ ứng với bốn mùa xuân hạ thu đông và bốn phương Đông Tây Nam Bắc. Và Tứ Tượng cũng ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của các truyền thuyết châu Âu, bao gồm:


Nước là Thanh Long (màu xanh biển)
Lửa là Chu Tước (màu đỏ)
Gió là Bạch Hổ (màu trắng)
Đất là Huyền Vũ (màu đen)

Các linh vật trong Tứ Tượng

Tuy nhiều người từng nghe đến khái niệm về Tứ Tượng nhưng không phải ai cũng đọc đúng chính xác tên của tứ thần thú này. Dưới đây là tên gọi chính xác của 4 linh thú trong Tứ Tượng:

Thanh Long

Thanh Long hay còn gọi là Thương Long là thần thú đầu tiên trong Tứ Tượng dựa theo Thiên Văn học Trung Hoa. Thần thú này cũng là một khái niệm rộng và thường xuyên được đề cập trong thuyết phong thủy, thuyết âm dương và triết học. Và Thanh Long được xem là linh vật thiêng liêng nhất trong tứ thần thú. Linh vật này có hình tượng là rồng mang sắc xanh, là màu của hành Mộc ở phương Đông và tượng trưng cho mùa xuân.

Bạch Hổ


Tương tự, Bạch Hổ là một trong những Tứ Tượng và cũng được đề cập rộng rãi trong phong thủy, âm dương và triết học. Hình tượng của thần thú này là hổ mang sắc trắng, là màu của hành Kim ở phương Tây và tương ứng với mùa Thu.

Huyền Vũ

Huyền Vũ còn có cái tên khác là Chân Võ đại đế và là một vị thần quan trọng trong Đạo giáo. Và Huyền Vũ cũng là một trong những thần thú trong Tứ Tượng của Thiên văn học, phong thủy, thuyết âm dương và triết học Trung Hoa. Hình tượng của Huyền Vũ là hình ảnh con rắn quấn quanh con rùa màu đen. Đây là màu của hành Thủy ở phương Bắc và tượng trưng cho mùa đông.

Chu Tước

Chu Tước là thần thú cuối cùng trong Tứ Tượng. Thời cổ đại, Chu Tước còn được gọi với cái tên là Chu Điểu, tức là con chim màu đỏ. Đây là một linh vật với hình hài là loài chim sẻ có màu đỏ, là màu của hành Hỏa ở phương Nam và ứng với mùa hạ.


Có thể nói, Tứ Tượng là một khái niệm quan trọng trong các thuyết về Thiên văn học, thuyết phong thủy, thuyết âm dương và triết học phương Đông. Hiểu được Tứ Tượng bạn có thể vận dụng những ý nghĩa của nó vào cuộc sống hằng ngày. Vì vậy thông qua bài viết này, bạn có thêm kiến thức cơ bản về tứ thần thú nổi tiếng này.



Tứ Tượng gồm những linh vật nào?

Có một điều thú vị là khá nhiều người đã từng nghe đến tứ tượng, tứ đại thần thú nhưng lại rất hiếm người có thể đọc tên chính xác tứ tượng. Vì vậy Thần Cơ tiên tử xin trình bày theo thứ tự phân cấp của tứ tượng gồm 4 linh thú sau đây.

Thanh Long

Thanh Long (青龙) hay Thương Long (苍龙) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học. Có truyền thuyết nói rằng Đẩu Mẫu Nguyên Quân chính là Thanh Long thời viễn cổ, Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân



Bạch Hổ

Bạch Hổ (白虎) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.

Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.

Trong thiên văn, Bạch Hổ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương tây trong Nhị thập bát tú, đó là:
Khuê Mộc Lang (Khuê)
Lâu Kim Cẩu (Lâu)
Vị Thổ Trệ (Vị)
Mão Nhật Kê (Mão)
Tất Nguyệt Ô (Tất)
Chủy Hỏa Hầu (Chủy)
Sâm Thủy Viên (Sâm)

 Huyền Vũ

Huyền Vũ (玄武), còn gọi là Chân Võ đại đế, Bắc đế Chân Võ đế quân, Đãng Ma Thiên tôn, Hắc Đế, là một vị thần quan trọng của Đạo giáo[1], là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Chân thân của Huyền Thiên Trấn Vũ nổi tiếng trong đạo giáo.


Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền, 玄) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.

Chu Tước

Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông.

Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.


Tương ứng với Ngũ hành

Các thánh thú hợp thành hệ thống Ngũ hành:


Thanh Long của phương Đông: Mộc
Chu Tước của phương Nam: Hỏa
Bạch Hổ của phương Tây: Kim
Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy

Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay "Hoàng Lân của Trung tâm". Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của "trung tâm" là Hoàng Lân, và Hoàng Lân đại diện cho nguyên tố Thổ và giữa mùa hạ.



Trong thiên văn

Trong thiên văn học Trung Quốc, Tứ tượng là bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc của Nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.

Đông: Thanh Long


Chòm Thanh Long (rồng xanh) gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành gồm: Giác (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo)

Tây: Bạch Hổ


Chòm Bạch Hổ (cọp trắng) gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)

Nam: Chu Tước


Chòm Chu Tước (phượng hoàng đỏ) gồm: Tỉnh (bò), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)

Bắc: Huyền Vũ


Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)



Trong thuyết Âm-Dương

Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)


Tứ tượng gồm


Thái dương: tượng hình bởi hai vạch liền

Thiếu dương: tượng hình bởi vạch đứt ở trên, vạch liền ở dưới

Thiếu âm: tượng hình bởi vạch liền ở trên, vạch đứt ở dưới

Thái âm: tượng hình bởi hai vạch đứt




Trong phân chia thiên thể

Các thiên thể trên bầu trời cũng được phân chia thành tứ tượng:
  • Nhật (Mặt Trời) - tương ứng với Thái dương
  • Nguyệt (Mặt Trăng) - tương ứng với Thái âm
  • Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh) tương ứng với Thiếu âm
  • Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tương ứng với Thiếu dương



Trong phong thủy

Đối với phong thủy, hội tụ đủ Tứ tượng Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là điều cần thiết để có một địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi để đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó phải có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.


Phong thủy của bàn làm việc theo Tứ Tượng

Hãy ngồi vào bàn làm việc và trong tư thế thẳng lưng nhìn về phía trước để có thể bắt đầu xác định phong thủy bàn làm việc theo vị trí Tứ Tượng. Xung quanh có 4 hình tượng, tượng trưng cho Thanh Long (trái), Bạch Hổ (phải), Chu Tước (trước) và Huyền Vũ (sau). Mỗi thánh thú thuộc về một hành khác nhau:
Huyền Vũ (màu đen, xanh tím than) tượng trưng cho Thủy.
Chu Tước (màu đỏ) thuộc hành Hỏa.
Bạch Hổ (màu trắng) tượng trưng cho hành Kim.
Thanh Long (màu xanh lá cây) tượng trưng cho hành Mộc.


Xét về mặt tâm lý, hệ thần kinh luôn ý thức rằng chúng ta không có khả năng nhìn thấy các vật hoặc chuyển động ở phía sau. Khu vực này dễ bị tấn công, gây cảm giác bất an. Chiếc mai vững chãi của Rùa đen (Huyền Vũ) sẽ là điểm tựa tin cậy, mang lại cảm giác an toàn, yên ổn. Như vậy phía sau chỗ ngồi của bạn cần phải có bờ tường dựa hoặc tủ hồ sơ, để tạo thế Huyền Vũ vững chắc.

Mặt khác, khi nhìn về phía trước (Chu Tước), bạn muốn có tầm nhìn rộng lớn, không vướng víu. Nguồn cảm hứng lớn lao sẽ xuất hiện khi tầm mắt của bạn được phóng thật xa. Đó là nơi Phượng Hoàng sải cánh.

Phía bên phải bạn là Hổ trắng, biểu tượng của sự dũng mãnh và bạo lực tiềm ẩn. Năng lượng này cần được khống chế thật tốt. Điều này có nghĩa là nên bố trí đồ vật ở bên phải của phòng làm việc tương đối thấp so với mặt đất. Làm vậy bạn sẽ có bên mình một thú hoang thuần dưỡng.

Phía bên trái của bạn là Thanh Long. Nổi bật bởi trí thông minh, tầm nhìn rộng lớn và sự vững chãi, Rồng xanh tượng trưng cho ước nguyện về một tương lai rộng mở, tâm hồn bình an và cái nhìn phóng khoáng. Ở phía bên trái phòng làm việc này, bạn nên đặt những đồ vật cao, vượt quá tầm mắt.



PHẬT TRỜI ĐẤT NGƯỜI


















(bài viết up lại theo nguồn internet)

Trước khi viết chương sách này, tôi đã giành cả một tuần lễ chay tịnh, dọn mình tinh khiết. Sáng nay thức dậy những ý tưởng về Đất hiện lên tràn ngập trong trong trí óc tôi. Sau khi tắm gội sạch sẽ, pha một ấm trà dâng lên Mẹ Đất một chén với tâm thành. Chén trà với hương thơm ngào ngạt, tỏa bay lan như khói như sương, ban mai một ngày của mùa xuân đẹp nhất trong đời. Tôi khấn nguyện trong thầm lặng thanh tịnh, lòng tôi êm ả, ấm áp lạ thường và tôi bắt đầu viết chương sách về Đất, đối với tôi Đất là Mẹ, Đất là tất cả….

Đất đã cho ta sự sống đời đời, Đất đã cho ta vật thực, cho cây to bóng mát che nắng, che mưa, Đất cho những thảm cỏ mềm mại ta ngồi mỗi khi đi xa mệt mỏi. Đất cho ta gạo ngon cơm ngọt, Đất cho ta cây trái rau đậu. Đất dung dưỡng muôn vật để con người chúng ta hưởng thụ, cho hoa thơm ta ngắm nhìn. Đất cho ta sông biển mát mẻ ta tắm ta bơi, Đất cho ta cá ngon tôm lạ, Đất cho ta nối liền mạch sống từ làng này sang xã kia, Đất cho ta nối liền nước này với nước khác, Đất cho ta mảnh đất cất nhà để ở, Đất cho ta đình cao, chùa rộng, Đất cho ta ngọc ngà quí báu, Đất cho ta vàng bạc, kim cương, Đất cho ta vải mặc chống nắng, chống rét. Đất cho ta cảnh lạ núi đồi ta nhìn ta ngắm ta xem, cái gì lại không từ Đất lấy lên để tạo những sản phẩm tuyệt vời, đời này qua đời khác mãi mãi và mãi mãi.

Đất gánh chịu tất cả khổ đau, Đất quằn quại chống đỡ cả 6 tỷ người, Đất cung cấp tất cả mọi sự cho cuộc sống con người. Đất cung cấp tất cả mọi nguyên vật liệu để thỏa mãn dục vọng con người đời này sang đời khác tiến hóa đi lên. Đất chịu đựng, nhẫn nại chịu đựng những đòi hỏi và mọi khát vọng của con người cùng vạn vật. Đất còn nhận chịu những xác thân rã nát thối ình khi con người ta chết đi trả về cho Đất, cả những thứ rác rưởi hàng ngày con người thải ra cũng đều do Đất gánh chịu cất giữ.

Hàng ngày có cả triệu triệu lượt những chiếc tàu lớn xe to với trọng tải cả trăm ngàn tấn, mười tám tấn, đến các xe nhỏ lăn chạy rầm rầm trên đất. Đất đón nhận những chiếc đinh bằng gỗ, bằng sắt, bằng xi măng to lớn, nặng hàng tấn đóng xuống để xây dựng cầu đường, nhà máy, nhà ở, nhà làm việc. Đất gánh chịu mọi hậu quả, mọi nhu cầu do sự đòi hỏi phát triển của con người. Đất chứa những kho bom kho đạn của con ngời dùng để giết con người. Đất được người đào xới để tìm lấy nguyên liệu, vật liệu chế tạo xe tăng, xe hơi, tàu chiến tàu ngầm, máy bay chuyển chở con người từ nước này sang nước kia.

Đất nhận chịu tất cả sự thải hồi những cặn bã dơ bẩn nguy hiểm nhất, Đất được người ta đâm sâu, đóng chặt. Ôi tất cả mọi khổ đau, mọi nát tan, mọi băm vằm, mổ xẻ của con người Đất vẫn nhẫn nhục chịu đựng đời đời kiếp kiếp. Đất chẳng bao giờ thở than, chẳng bao giờ trách móc. Đất vẫn như điếc, như câm, nín bặt, im dìm. Có ai thấu hiểu nỗi cho nỗi lòng của Đất. Có ai biết rỏ một giọt lệ, có ai biết thở than lo lắng cho Đất, có ai và có ai hiểu cho Đất không?

Người ta khi đi du lịch, ngắm những thắng cảnh thiên nhiên bao la hùng vĩ, tươi đẹp chỉ để thỏa mãn sau những tháng ngày làm việc, thường ai cũng vậy thôi. Những lần ngồi trên máy bay khi sắp đáp xuống phi trường, nhìn những con đường thẳng tắp, những tòa nhà cao đẹp chọc trời, những chiếc xe hơi xinh nhỏ vun vút lao chạy, và nhiều hoạt động khác tạo nên vẻ đẹp như bức tranh sinh động của một họa sĩ tài tình nào đó chắc chắn người ta không nghĩ đến công ơn của Đất đã chứa đựng tất cả những cảnh và vẻ đẹp đó.

Trở về đề tài chính chương này bây giờ tôi xin nói đôi điều về sự khởi đầu của Đất.

Từ thuở hồng mông, Trời Đất mới chỉ có một bầu không khí mù mịt đen huyền, rồi từ bầu khí hỗn nguyên đó chuyển xoay, xoay chuyển mãi mới lọc lừa rồi nảy sinh ra khí sáng hơn mà đến nay người ta đặt tên là Thái Cực. Lại từ Thái Cực chuyển xoay, chuyển xoay mãi để rồi tiến hóa nảy sinh ra cái mà sau này người ta đặt tên là Lưỡng Nghi. Từ Lưỡng Nghi người ta bắt đầu có khái niệm về Trời và Đất để khẩu truyền cho đến mãi về sau này con người mới biết sáng tạo ra tiếng nói cùng chữ để lại văn tự cho những đời sau.

Từ Thái Cực sinh Lưỡng Nghi tức là có Âm có Dương là hai khí Nguyên Âm, Nguyên Dương. Rồi lại chuyển xoay tiến mãi để có khí Nguyên Dương thật nhẹ, thật sáng, nhẹ làm TRỜI, như chúng ta thường gọi bây giờ nào là Cha, là Trời, là Phật, là Chúa, là Thượng Đế v.v… thì cũng vậy thôi. Nguyên khí nhẹ TRỜI (làm Trời sáng, trắng).

Khí Nguyên Âm cũng không ngoài luật chuyển xoay tinh luyện để rồi biến hóa ra khí Nguyên Âm. Khí Nguyên Âm vẫn có phần không hình không tướng để con người không thể thấy biết được. Từ khí Nguyên Âm mới lọc lựa ra để có phần đông đặc đó là Âm, Âm này nặng cho nên làm Đất. Nguyên Khí nặng Âm (làm Đất tối, đen).

Khi có hai Nguyên Khí là đã phân ra có Đất có Trời không còn mù mịt như thuở ban đầu nữa. Nhẹ làm Trời, Nặng làm Đất. Người Việt Nam khi chưa có Đạo Phật, Đạo Chúa thường gọi là CHA TRỜI, MẸ ĐẤT. Đất là Âm, Trời là Dương. Âm Dương quấn quít khăng khít nhau, tình tứ nhau không bao giờ rời xa mới sinh ra muôn loài vạn vật: mặt Trời, mặt Trăng, Tinh Tú là ba ánh sáng bao trùm khắp Càn Khôn Vũ Trụ do ba ánh sáng Nhật, Nguyệt, Tinh rồi tỏa ra tứ phương tám hướng, nào là Đông, Tây, Nam, Bắc, Đông Nam, Đông Bắc, Tây Nam, Tây Bắc, tám hướng bao trùm mới gọi là Trời vậy. Còn Đất nắm vai trò trung tâm của Càn Khôn Vũ Trụ còn gọi là Trung Ương Mồ Kỷ chính là quả Địa Cầu có loài người sinh sống này. Cho nên người hiểu đạo nghĩ về Âm về Đất đã kính cẩn phương danh Đất là MẪU MẸ.

Ta cũng hiểu có Cha Trời Mẹ Đất mới có con là Người. Cho nên Tam Tài là vậy, Trời Đất Người cứ quấn quyện lấy nhau để tồn tại và tiến hóa đời đời. Không có Người thì không có Trời Đất, không có Trời Đất thì đâu cần có Người làm gì. Bỏ một trong ba thì ra trống rỗng hết, vô nghĩa và miễn phải bàn luận.

Con người từ Trời Đất mà ra nếu con Người ra đi để học hỏi tiến hóa, biết thức tâm tìm đường quay trở về nguồn cội là những con Người biết thức tâm để biết mình là ai, từ đâu tới, sẽ đi về đâu? Con người lại tìm biết Cha thật của mình là ai, từ đâu tới, sẽ đi về đâu? Con người lại tìm biết Cha thật của mình là ai, Mẹ thật của mình là gì? Con người đó phải tu để trở về nơi nó đã ra đi đằng đẵng từ muôn tỷ kiếp.

Con người ra đi mà quên cả gốc nguồn cho nên lao đầu vào việc truy tìm văn minh vật chất, khoa học kỹ thuật, tạo nhiều vật tín cặn bã tung vào khí quyển, chôn vùi chất độc vào lòng đất là những con Người mê muội tăm tối và tư tưởng chỉ còn biết đến duy vật, duy nhân thì con Người đó đắm chìm rồi chìm đắm mãi vào danh vọng, vào dục vọng tình ái, vào vật chất hoa mỹ phỉnh gạt, con Người đó có ngồi trên xe Roll Roy, Mercedes, Cadilac v.v… thì rất tất cả cũng tan rã vùi chôn vào lòng đất đen tối tức địa ngục mà thôi.

Còn nói về Thái Cực, về Lưỡng Nghi, về Tứ Phương Tám Hướng, về Ngũ Hành Sinh Khắc, về Âm Dương, về Càn Khôn Vũ Trụ hay đến thế nào đi chăng nữa cũng chỉ là để nhắc nhở để con Người có phương tiện tìm về bờ bến cũ tuyệt vời cao đẹp của chính mình. Có cắt nghĩa có giải thích tài tình đến đâu, dù cho là Ông Trời, Ông Phật, Ông chúa, dù cho là Mẹ Quan Âm, Mẹ Diêu Trì, Mẹ Maria, có muốn mang con mình về cõi Thiên Đàng, cõi Niết Bàn, cõi Giải Thoát đi chăng nữa cũng không được. Vì những đứa con kia cứ ngoan cố, cứ ham mê của cải vật chất ở trần gian và nó không chịu thức tỉnh tìm đường trở về. Nó tưởng ở thế giới, ở Địa Cầu này là thật và nó quên nó là Trời, là Đất, là Người thì nó cứ đi và đi xa mãi Chân Lý thôi.

Bằng những câu hỏi tương đối, bằng những lối suy tư đúng đắn, chúng ta có quyền đặt những câu hỏi để truy nguyên ra nguồn gốc cũng như lai lịch của vũ trụ để hiểu biết với tầm vừa phải mà thôi. Nếu cứ tận cùng hỏi mãi thì khó có ai đủ khả năng để trả lời cho chúng ta thỏa mãn, và nếu cứ dồn hỏi tới, tới mãi tận cùng thì chẳng hóa ra chúng ta trở thành kẻ điên loạn mà không hay.
QUẢ ĐỊA CẦU CHÚNG TA

Liệt vào hàng số 68 như đã nêu ở trên, khi quả cầu chúng ta Thuần Dương thì Hệ Thống Thái Dương Hệ sẽ có 108 Hệ. Nay mới chỉ có 107 Hệ Thống Thuần Dương mà thôi. Mỗi Hệ Thuần Dương có 1.062 quả địa cầu. Để biết con số trái đất đã Thuần Dương chúng ta nhân lên, sẽ thấy một con số khổng lồ ở đó sự luân hồi của chúng ta đã trải qua. Kiếp này ta biết được con số đó quả là đã trầy da tróc vẩy với bao thăng trầm đau khổ của muôn vạn kiếp làm người. Nay hiểu ra nhìn lại chặng đường đã đi qua những kẻ đạt đạo chỉ biết cúi mặt xuống nhìn Đấng Cha Trời khóc nức nở cho thân phận lưu đày trùng trùng điệp điệp kiếp luân hồi ra đi và ra đi mãi (chứ không phải 23 năm lưu đày từ Việt Nam qua Mỹ đâu). Cho nên những người đạt đạo cứ muốn gào thét, cứ muốn hét lớn để anh em mình những người cùng Cha cùng Mẹ (Cha Trời Mẹ Đất) thức tỉnh mà quay ngược đầu tìm về nẻo chính, nẻo chính đây là từ một Đấng Tạo Hóa sinh ra tất cả. Chúng ta phải trở về tức là phải ngược đường mới thấy ánh sáng của Chân Lý. Còn thuận đời tức là đi luôn, đi mù đui, đi không có ngày trở lại, đó là đi vào địa ngục (tiền, tình, danh, lợi).

Theo quy luật tuần hoàn của các Hệ Thống Thái Dương Hệ, quả Địa Cầu chúng ta sẽ đúng tuổi để Thuần Dương vào năm 2000 hoặc xê dịch vài ba năm. Dịp này trái đất và con người sẽ thay đổi gấp rút. Hai khí Âm Dương sẽ giao hòa thuận hợp. Thời khí sẽ xuống không còn thất thường như bây giờ nữa. Phân định 2 mùa Xuân Thua rõ rệt, mùa Xuân cây cỏ tốt tươi, khí hậu ấm áp ôn hòa. Mùa Thu trời nóng xanh mát, nắng ấm gió nhẹ đúng như ước mơ của muôn nhà. Con người sẽ sống trong một đời cực kỳ sung sướng và văn minh đạo đức. Đời sống này gọi là đời Tân Dân Minh Đức tôi đã cho biết ở cuốn: Người, Aids, Thượng Đế và Việt Nam Thất Sơn Thánh Địa.

Ở cuốn Việt Nam Thất Sơn Thánh Địa tôi cũng đã nói rõ về phần thế giới loài người phải trả nghiệp quả một cách khổ sở vô cùng từ các năm 97-98-99 đến 2017-2018-2019 cho nên tôi không nhắc lại ở phần viết này.

Để mở rộng tầm hiểu biết một cách khoáng đạt vô chấp vào: ngã, ta, tà, chánh, tôi gởi đến quý bạn những lời lẽ diễn giải của chính Mẹ Diêu Trì, Mẹ Địa Mẫu tùy duyên quý vị lãnh hội, tùy duyên quý vị tin hay không tin, tùy duyên, tùy căn cơ, tùy thức của quý vị mà hiểu biết rồi thức hay ngủ cũng đều do quý vị toàn quyền quyết định về những lời tuyệt vời siêu diệu dưới đây của Mẹ Đất:
ĐỊA MẪU CHÂN KINH

Hồi mới tạo Thiên Lập Địa, vua Bàn Cổ xuất thế trị đời trước nhất, Ngài mới sắp đặt ngôi thứ, vì lẽ tự nhiên Ngài phong tặng cho Mẫu đây đến bậc tối cao tối đại. Âm Dương hai khí đủ rồi mới kết cấu cùng nhau hiệp thành hôn phối. Nhờ có gió thuận mưa hòa, hợp tác mới hóa sanh ra muôn loài vạn vật. Ấy vậy ai mới để bước vào đường đạo đức thì phải trì kinh Địa Mẫu này trước hơn hết mới nhằm Đạo Hạnh, trên thì cầu xin với Hoàng Thiên hoan lạc hỷ xả tội lỗi cho tất cả chúng sanh. Còn dưới thì khẩn nguyền cùng Địa Hậu vui lòng bảo hộ muôn dân cho đặng an nhàn trường cửu. Kể từ đây Đất Trời đã phân biệt rồi, chẳng còn mù mịt mờ ám nữa. Đất là Âm, Trời là Dương. Âm Dương mới khăng khít cùng nhau chẳng hề rời rã. Thông đồng khắp cả cùng Trời Đất thấu đáo Nhật, Nguyệt, Tinh là ba ánh sáng. Và bao trùm tất cả Càn Khôn Vũ Trụ chẳng còn sót hướng nào. Bắc, Nam, Đông, Tây là bốn góc chánh trụ. Hiệp với Tây Bắc, Tây Nam, Đông Bắc, Đông Nam là 8 hướng bao vòng quanh nơi ngoài thì gọi rằng Trời đó.

Còn Mẫu đây, Mẫu có thủ trung ương Mồ Kỷ gọi rằng Đất. Bởi vậy cho nên Mẫu bảo dưỡng cho muôn loài từ hồi đời Tiên Thiên nhất khí, kêu là đời Thượng cổ dĩ chí đời Hậu Thiên, kêu là đời Hậu lai ác thế cấu trọng. Còn phu quân Mẫu vốn thiệt là một vị Đồng Tử trường sanh bất lão, huyền diệu cao minh vô cùng. Ngài thì điếc, còn Mẫu đây thì câm. Đôi ta kết bạn cùng nhau rất nên hòa nhã, sách có chữ rằng: Thiên lung Địa á. Thần là Dương, Khí cũng là Âm, lúc ban sơ Dương thịnh Âm suy phối hợp mới tiến hóa ra Trời Đất.

Đến chừng tạo Thiên Lập Địa rồi thì Dương khứ Âm lai. Khí Thần giao cảm mới hóa sanh loài người hiền lành chân chánh. Chân khí là Mẫu đây. Mẫu đây mới thật là Âm khí. Còn Chân Thần thì biến trở lại làm chúng sanh của Mẫu. Chân Thần là nhất điểm Linh quang, ấy là Dương Khí đó. Âm Dương hội hiệp gọi rằng Đấng Tạo Hóa. Tạo Hóa ra Thiên Địa trước hết, rồi sau mới hóa sanh ra Chúa Thánh tôi hiền. Tuy là chẳng thấy Âm Dương giao cấu như phàm tục, thế nhưng mà có thật, vì Thiên Can với Địa Chi thường thường luân chuyển sanh sanh hóa hóa ra hoài chẳng dứt. Tam + cửu là 12, ấy à thập nhị Địa Chi: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Còn Nhị Bát là 10 ấy là thập Tiên Can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mồ, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý, Can Chi là Âm Dương đó. Tử với Mẫu chẳng rời nhau thì thọ thai liền. Thai nghén cưu mang như vậy cho đến 10 năm chẵn.

Mười năm thẳng thét mới đúng quẻ hào đã định, vì trong bát quái có phân chia làm 8 hướng, mỗi hướng chia ra làm 8 quẻ, mỗi quẻ tẻ ra làm 6 hào, cộng chung lại là 64 quẻ, tẻ ra làm 384 hào. Đúng giờ mãn nguyệt trúc cơ, thì trong thân Mẫu xuất hiện ra sáu vị Thánh Đế Minh Quân kể ra dưới đây: Một là vua Thiên Hoàng, hai là vua Địa Hoàng, ba là vua Nhân Hoàng, bốn là vua Phục Hy, năm là vua Thần Nông, sáu là vua Hiên Viên. Qua đến đời vau Phục Hy thì Ngài hiểu rõ máy biến hóa ra Trời Đất. Ngài bèn phân định hai khí Âm Dương và họa ra một cái bát quái Tiên Thiên chỉ rõ 8 hướng trong Càn Khôn Vũ Trụ. Đến đời vua Thần Nông thì Ngài tiên đắc tìm kiếm ra được năm giống lúa và sáu thứ gạo. Đến đời vua Hiên Viên thì Ngài kiếm ra đủ cách chế tạo ra y phục và các đồ vật dụng cho người đời cần dùng chẳng sót món nào.

Con người mà được ăn no mặc lành kể từ hai đời vua đó. Rồi lưu truyền kiểu mẫu lại cho hợp thời tiết và hợp phong thổ. Phật Địa Mẫu phát lạc rằng: ba kiếp Phật xuất thế, kiếp nào cũng ở trong thân Mẫu mà ra. Chư vị Bồ Tát cũng vậy, chẳng có vị nào lìa xa khỏi thân Mẫu rồi, họ nương ngụ ở xứ nào cho được bao giờ. Vì bởi khắp cùng Đông, Tây, Nam, Bắc đã có 4 Bộ Châu của Mẫu bao trùm tất cả các xứ rồi. Cùng là Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa tám tiết trở xây cùng do nơi Mẫu tạo thành. Nào là sông, rạch, hồ biển đâu đâu cũng chẳng rời ra khỏi thân Mẫu. Cùng muôn nước chín Châu cũng do nơi Mẫu vun dưỡng trưởng thành.

Trải qua các đời Vương Đế đại danh chưa có ai lìa ra khỏi thân Mẫu. Cùng cả thảy lớn bé trong cung điện, cũng do nơi Mẫu vun dưỡng trưởng thành, khắp trong thiên hạ có Mẫu Nhạc là năm tòa danh sơn thắng cảnh hơn hết. Cùng là núi cao rừng thẳm cổ thụ ngàn năm cũng do Mẫu vun dưỡng trưởng thành. Các sắc nhân dân trăm họ đâu có ai lìa ra khỏi thân Mẫu được. Cùng năm giống lúa, sáu thứ gạo cũng do nơi Mẫu vun dưỡng tốt tươi. Bảy mươi hai cảnh thanh lương địa kia, chẳng phải ở ngoài thân Mẫu này được. Cùng muôn loài cầm thú, cây cũng do Mẫu vun dưỡng trưởng thành. Con người trần thế mà sống được đây thì cũng do nhờ ăn uống vật thực của Mẫu mới sống.

Đến chừng chết rồi cũng phải chôn thây cất xác trở vào trong mình Mẫu, sách có chữ rằng: Sanh tại thổ tử hoàn tại thổ. Tất cả châu, quận, phủ, huyện cũng chẳng rời xa khỏi thân Mẫu được. Nào là am tĩnh, quán xá, chùa miễu, thư viện, lâu đâì cũng nhờ lấy tài liệu và vật chất trong thân thể của Mẫu mới làm ra được vững bền tốt đẹp. Thánh, Thần, Tiên, Hiền lớn nhỏ cũng nhờ Mẫu phong thưởng đặt bầy lớp lang. Còn các Chư Phật mà được kim thân bất hoại thì cũng nhờ Mẫu chứng nhận công quả cho mới được đắc thành Chánh Giác. Huỳnh Kim là vàng ròng của Mẫu ban bố un đúc ra vóc ngọc mình vàng của các Chư Phật kia. Thật là quí báu hơn tất cả chân châu bửu ngọc trong bốn phương Trời. Thiếu chi người ham muốn vọng tưởng đến chừng kết cuộc rồi, có mấy ai được đắc thành sở nguyện.

Còn nào là những vàng thoi bạc nén, cùng các loại kim khí khác nữa cũng phải do nơi Mẫu sản xuất mới có. Vậy chúng con xét lại đó mà coi còn sót món nào ở ngoài thân Mẫu này được chăng. Các nhà Vương hầu tiểu nhược quốc nhờ Mẫu phong tặng tôn kính. Còn trải qua các nhà Đế Vương đại cường quốc thì cũng nhờ Mẫu sùng tôn cho, mới được an hưởng thịnh trị lâu dài. Nước nào mà bị giặc giã cưỡng bức lấn lướt cũng do nơi Mẫu vận chuyển phạt hành mới có can qua tranh đấu khởi. Vậy mà chẳng thấy nước nào biết kính đến thân danh của Lão Mẫu ráo trọi. Lãnh, nhiễu, the, lụa, vải bô, thứ nào cũng do Mẫu sản xuất. Cùng là bông hoa, cây trái, rau cải đủ thứ cũng do nơi Mẫu vun dưỡng trưởng thành. Các loại chua ngọt, đắng cay, do nơi Mẫu sản xuất. Cùng thuốc uống, lúa ăn trong bốn mùa cũng do nơi Mẫu vung dưỡng trưởng thành. Hành, tỏi, hẹ, nén, kiệu do nơi Mẫu sản xuất. Cùng là gừng, đường, tiêu, ớt cũng do nơi Mẫu vun dưỡng trưởng thành. Khắp trong thiên hạ, đàn ông cho đến đàn bà, con nít đều sanh ra nhiều chứng bệnh. Bởi vậy cho nên Mẫu tạo ra sẵn sàng cả muôn thứ thuốc để phòng điều trị. Lại cũng có hiếm hạng người nam nữ chẳng ưa dùng tửu nhục mỹ vị. Vì vậy cho nên Mẫu đã tạo sẵn nào là dầu, muối, tương, giấm được cho chúng nó dùng cho vừa miệng. Món nào món nấy cũng do nơi Mẫu sản xuất. Trăm ba vạn sự cũng do nơi Mẫu vung dưỡng trưởng thành tất cả. Phật Địa Mẫu than rằng: Mẫu đã hao tâm tổn huyết với chúng con tận tuyệt rồi. Công lao tiêu tứ ấy biết lấy bút mực nào mà tả ra cho hết được. Vì tình mẹ thương con nam nữ, dầu lao khổ cách mấy Mẫu cũng chẳng sờn. Sách có chữ: Phụ Mẫu ái tử chi tâm vô sở bất chí. Vậy mà chúng con nỡ lòng nào quên mất ơn sâu nghĩa cả của Mẹ cho đành.

Vật ăn phẩm uống trang sức cân đai gì cũng Mẫu tạo hóa. Hễ Mẫu tạo hóa ra món nào, Mẫu hết lòng vun dưỡng trưởng thành món ấy, còn hoài cho đến ngày chung cuộc cuối cùng mà thôi. Mẫu cũng có thể chế biến ra tiền bạc đủ thứ và đủ kiểu cho chúng con mua bán chi dụng hàng ngày. Vậy mà chẳng thấy ai để lòng tưởng niệm đến Mẫu một tiếng thử. Trên đời này chẳng còn sót món nào ở ngoài thân Mẫu. Ấy vậy muôn loài vạn vật cũng hoàn lại một tay Mẫu tạo hóa sanh thành tất cả không? (Nam Mô Nhất Tâm Thành Kính, Nam Mô A Di Đà Phật, thật y như lời của Mẫu truyền bảo chẳng sai). Trước khi Mẫu hóa sanh có một vật thổ sản mà thôi, gọi rằng quả Địa Cầu. Rồi nơi quả Địa Cầu ấy Mẫu tích trữ chẳng biết bao nhiêu tài liệu và phẩm thực dành để cho sáu ngã luân hồi cần dùng chẳng hay gì hết được.

Trên đời này chỉ có một mình Trời là lớn hơn hết mà thôi, chứ có ai nào biết đến Mẫu. Chứ như Địa Mẫu này sánh cùng Hoàng Thiên kia cũng đồng một bậc đó mà. Khi nào trên Trời mưa xuống một giọt nước cam lồ thủy, thì dưới Đất bèn hóa sanh ra các loại ngũ cốc đầy đồng lấp ruộng. Tuy là hạt mưa ngọt ngào trong sạch kia rơi xuống đất rất đượm thuần mát mẻ, vậy mà có ai biết được gốc hạt mưa ấy bởi nơi nào đâu mà ra chăng? Cũng bởi rút hơi nước ở trong cốt thủy tin vi của Mẫu đem lên không trung làm mây, rồi mây ấy bèn đông đặc lại thành giá, giá ấy gặp một luồng điện quang chiếu diệu vào liền tan ra rơi xuống đất, thành ra mưa đó. Rồng, Cù tàng ẩn ẩn dạng dưới ngàn sông, muôn suối cũng chưa ra khỏi thân Mẫu được. Bởi vậy cho nên bão tố, gió mây gì cũng do nơi Mẫu vận chuyển thực hành tất cả. Nếu Mẫu chẳng điều khiển Rồng làm gió làm mây thì ai thấy có Rồng nào tự chuyển làm mưa xuống xứ nào được. Xứ nào mà chẳng có Rồng, Cù tàng hình ẩn dạng ở dưới. Hễ nghe lệnh Mẫu hô phong hoán vũ thích lịch lôi đình nơi nào thì Rồng nơi đó hiện ra làm mưa làm gió liền.

Nhắc tới nhắc lui mà nghe chứ việc nào cũng do nơi Mẫu vận trù quyết sách cả thảy. Vậy mà người đời có mấy ai để tâm xét đến. Mẫu đau lòng xót dạ, nhọc nhằn cay đắng bao nhiêu thì để cho thân Mẫu chịu. Còn mặc tốt ăn ngon thì chúng con toại hưởng vui cười. Phật Mẫu phát lạc rằng: Từ xưa đến nay Mẫu chẳng hề nhắm mắt. Hễ Mẫu nhắm mắt lại rồi, ắt có tai to nạn lớn sắp xảy đến cho tất cả chúng sanh liền. Chẳng đợi tới giờ nhắm mắt làm chi, nếu Mẫu xây lưng sấp mặt trong chừng một giờ, thì con cá Ngao to lớn kia nó trở mình lăn qua một cái nó sẽ sử tiêu sạch bách. Trời thì tan, Đất thì rã. Trời Đất đâu còn thấy nữa, trên đời này sẽ thành ra một tràng không trống trơn trống lỏng rồi đó.

Chừng đó các Chư Phật Như Lai cũng phải tàng ẩn ra ngoài cõi ngoại Càn Khôn. Còn các vị Bồ Tát thì sẽ đào tẩu biệt hình dạng. Nào vua chú, quan quân dân sẽ bị tận diệt tiêu tan hết rụi. Trời Đất Thánh Thần sẽ bị tiêu tan rã rời, cũng như bị thiêu trong lò bát quái kia vậy. Sẽ chẳng còn biết đâu là đâu. Đông, Tây, Nam, Bắc chẳng còn nhận ra hướng nào cho được. Đến chừng đó muôn loài vạn vật sẽ bị nát biến ra như tro bụi kia vậy.

Phật Mẫu hứa rằng: Nếu có kẻ nào gia tâm nghiên cứu sưu tầm thấu đáo chân lý của Mẫu và biên rải ra cho người đời. Chừng Mẫu khả sát lại nếu quả Chân Lý Diệu Màu Mẫu sẽ độ tận kẻ ấy liền. Mẫu sẽ giảng bút truyền cho Ngọc Linh Chi hiện xuống nhập vào tâm kẻ ấy để trở nên sáng suốt phi thường. Rồi đích thân Mẫu sẽ phản bổn hoàn nguyên chân khí lại đúng thời tiết cho kẻ ấy xuất hiện ra Chân Thần chẳng sai. Hễ ai dưỡng tánh tu tâm cho được hoàn toàn thì tinh thần mới hội hiệp lại được. Còn tinh thần với khí mà khối lại được tròn tỏ chặt chẽ thì chỉ có mình Mẫu này tạo ra được mà thôi. Nếu như Tiên, Phật, Thánh Hiền nào bỏ qua, chẳng cần quan kháng Chân Lý trong kinh Địa Mẫu này, thì chớ khá khoe tài sóng sức nơi chốn đô hội đông người. Còn quân thần văn võ nào bỏ qua, chẳng cần quan kháng Chân Lý trng kinh Địa Mẫu này thì cũng như họ đã quên đứt ơn sâu nghĩa cả của Từ Mẫu này rồi đó. Còn những kẻ văn chương học thức, nông gia, thầy thợ, thương nghiệp nào mà bỏ qua, chẳng cần quan kháng Chân Lý trong kinh Địa Mẫu này nữa, thì cũng như họ chẳng cần đền đáp ơn nghĩa cho Mẫu, họ lại còn bội bạc nghịch nghi là khác. Nếu chúng con làm ngơ, giả vờ chẳng biết chánh pháp chân truyền của Mẫu này là màu nhiệm mà học đòi theo, cứ bo bo hành theo ý tư tưởng riêng của chúng con hoài như vậy, thì sẽ bị đọa đày muôn kiếp chẳng được tái sanh trở lại làm người. Nếu chúng con muốn biết căn nguyên danh tánh của Mẫu là ai kia mà dám ăn nói cao giác như vậy, thì phải dỏng tai mà nghe cho rõ: Lão Mẫu này vốn thật là Lão Bà Hỗn Độn hóa sanh ra hồi thuở còn mù mù mịt mịt chưa có phân chia Trời Đất kia. Rồi đó Mẫu mới sống ở đời được mười hai muôn. Chín ngàn sáu trăm tuổi thọ, trong thời gian xuất thế ấy Mẫu đã chịu cực nhọc khổ lao với chúng con đã dư ngàn dư muôn rồi đó.

Mà cẳng ngờ đến thời kỳ diệu độ Mẫu hóa thân trở về cõi hư không vô thượng một cách mau lẹ như chớp nhoáng kia vậy. Từ ấy đến nay, nào là trai hiền gái thảo của Mẹ đâu, chẳng thấy đứa nào. Ngồi thuyền ra giữa sông Trường Giang khóc kể đến Mẫu một tiếng mà coi thử. Như vậy mà Mẫu chẳng hề phiền trách, nếu chúng con muốn cho Mẫu sẽ được trùng phùng tương hội lại một lần nữa, thì phải ráng ẩn nhẫn tu hành chờ đến hội Tý hoặc hội Sửu thì Mẹ con ta sẽ được gặp nhau trong lúc Khai Thiên Lập Địa.

Cuốn Đại Mẫu Chân Kinh này có một trăm tám mươi hai câu mà thôi. Câu nào câu nấy là chánh lời nói của Mẫu thuyết ra chứ chẳng phải của ai đâu mà nghi ngờ lầm lạc. Nếu nhà nhà đều biết trì niệm mãi thì mùa màng sẽ được trúng no đủ, lại còn được thọ hưởng lạc thú của đời thịnh trị nữa. Đã chẳng bị tai to nạn lớn nhồi nhập dồn dập. Thiện nam Tín nữ trong các nhà ấy sẽ được hưởng khương ninh trường cửu.

Những danh xưng như: Mẹ Địa Mẫu, Mẹ Đất, Địa Mẫu Ngươn Quân, Diêu Trì Phật Mẫu, Diêu Trì Thánh Mẫu, Vô Cựu Từ Tôn Tây Thiên Bá Chủ Vương Cung Tây Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Lão Bà Hỗn Độn v.v… cũng chỉ là một Đấng hóa sinh tất cả mà thôi. Chúng ta muốn niệm Hồng Danh của Mẹ thì tùy theo sở nguyện của chúng ta.

Dưới dây là thơ dạy của Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu tức Mẹ Địa Mẫu:



DIÊU TRÌ KIM MẪU, ĐỊA MẪU NGƯƠN QUÂN

VÔ CỰC ĐẠI TỪ TÔN ĐẠI THIÊN TÔN



Diêu Cung Mẹ gởi xuống miền

Bảo con cố gắng làm hiền hồi quy

Lời Vàng mẹ đã ra đi

Dặn con cố gắng từng đi bước đường



Sao con dại khinh thường lời Mẹ

Sắp phong ba con trẻ điêu tàn:

Nghe trên phán lệnh Phụ Hoàng

Chắc rằng tiêu diệt trần gian không còn!



Mẹ nghe khổ thon von nước mắt

Sai thơ đồng dẫn dắt con qua

Con Mẹ trai gái xa hoa

Mê giàu mê có mê nhà cao sang



Quên bà Mẹ Mẫu Hoàng Vô Cực

Cứu chúng con bể vực hố sâu

Con ơi lòng Mẹ đỉnh đầu

Tạo ra đầy đủ thiếu đâu bớ trần



Mẹ hóa thân đủ phần con hưởng

Nào chức ngôi dung dưỡng xa xuê



Cửa nhà đẹp đẽ sẵn bề

Món ăn đủ chất con mê nhiễm trần

Quên Bà Mẹ hối thân vất vả

Sợ chúng con tan rã tiêu hồn



Đó là Vô Cực Càn Khôn

Mẹ Già lưu loát trường tồn khuyến răn

Phải nghe lệnh mẹ xưa kia quay bước

Lên thuyền Trời về được hồi quy



Con ơi Đức Mẹ Diêu Trì

Mắt Trời rơi lệ vậy thời không ngưng

Con khờ dại vui mừng cảnh giả

Đâu biết rằng Mẹ đã than van



Nghe Cha phán lệnh phạt tràng

Mẹ Già bỏ chạy lâm đàng xuống đây

Để dạy trẻ sửa xây cho kịp

Nếu không thì mất kiếp ra tro



Bao năm Mẹ xuống đưa đò

Rước con về được chuyện trò Diêu Cung

Sai con xuống đoạn cùng con dặn

Nơi trần gian bể vắng tanh hôi



Xuống đây mê chức mê ngôi

Quên lời Mẹ dặn đảnh đồi quê xưa

Giờ đã cận mây mưa gần kéo



Màn Trời ra ắt kẻo cận kề

Dù con ba lớp bốn bề

Cũng không tránh nổi nặng nề đâu con

Sắp khổ sở hao mòn khắp cả



Chốn Hoàn Cầu Mẹ đã chuyển xoay

Càn Khôn Vũ Trụ giờ này

Cũng do Mẹ sắp một giây rã rời

Chắc tiêu diệt lập đời trở lại



Mẹ sanh con có gái có trai

Chia ba rẽ bảy nhân lai

Đánh nhau cấu xé dạn dày dữ hung

Tròn nhiệt huyết trong Bầu có Một



Con không lo chí cốt nhiệt tình

Quên lời Bà Mẹ cứu tinh

Bao la biển khổ rộng thinh diệu vời

Nếu con cái Mẹ lu mờ tan hoang



Trẻ khờ dại theo đàng Ma Quái

Không lo thân còn cãi Mẹ Hiền

Mê cao sang cả của tiền

Quên Bà Mẹ khổ Kiền Thiền Từ Tôn



Ba bước nữa hồn con tiêu hủy

Nghe lệnh phân thế kỷ Phụ Vương

Con ơi trăm mối nghìn đường

Chắc rằng cát bụi tan thương điêu tàn



Trời thâu hết trần gian khắc khổ

Thâu nhân loại không chỗ mà nương

Thâu nhân, thâu vật, thâu đường

Tất cả thâu hết trăm phương nghìn trùng



Con quên Mẹ chập chùng hình bóng

Thương chúng con mơ mộng từng cơn

Thấy con còn mãi tranh hờn

Lòng Già rơi lệ trong cơn thuyết trình



Thuyền của Mẹ linh đinh sóng bủa

Xuống nơi đây nhơ nhớp biển trần

Rước con về ngự Các Lân

Con quên mẹ dặn toàn phần làm sao!?



Các cấp bậc ngôi cao chỉ Một

Cũng trong Bầu Chí Cốt mà thôi

Dù con tài chức cao ngôi

Cũng trong lòng Mẹ chớ hồi thoát đâu!



Quên Bà Mẹ rồi sầu rồi thấy

Con phải xa cạm bẫy tới nơi

Từ đây do lệnh của Trời

Nói cho con biết vậy thời đôi câu



Rồi các nước Ngũ Châu cũng rụi

Nay mai đây gặp buổi nguy nan

Làm sao tránh khỏi thở than

Thâu về lập lại Đại bàn chúng sanh



Thôi con chớ mạnh tranh chi nữa

Trời Thiên bang mở cửa hạ phàm

Cho nên khổ sở Kỳ Tam

Diêu Trì Hoàng Mẫu luận đàm chút thi



Thôi con trẻ Lưu ly ẩn núp

Mẹ trao lời đặng giúp chúng con

Kỳ Ba thác đổ từ hòn

Con nghe lời Mẹ thì còn hồi hương



Nam Mô A Di Đà Phật

Diêu Trì Kim Mẫu, Địa Mẫu Ngươn Quân Vô Cực Đại Từ Tôn Đại Thiên Tôn.

Con người và ngũ hành










NGŨ HÀNH VÀ CÁC ĐẶC TÍNH : CÁI GÌ QUÁ CŨNG “HỎNG” – CÁI GÌ THIẾU CŨNG “ NGUY”. VẬY NÊN PHẢI CẦN CÂN BẰNG LÀ TỐT NHẤT. CON NGƯỜI SINH RA VỐN KHÔNG CÂN BẰNG . VẬY TA PHẢI TỰ TẠO RA CÂN BẰNG BẰNG CÁCH NGHIÊN CỨU KỸ CÁC VẤN ĐỀ DƯỚI ĐÂY:

Nắm chắc được đặc tính của Ngũ hành để hiểu được quy luật chế hóa của Ngũ hành trong các mối quan hệ tương sinh - tương khắc - tương hòa.
Bản tính của con người là nói phẩm chất bẩm sinh vốn có. Cái gọi là tính tình tức là chỉ sự mừng, giận, buồn , yêu, ghét và nhân, nghĩa, lễ, trí, tín luôn có mối quan hệ gắn chặt với kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ. Tuy bản tính con người tuỳ theo ảnh hưởng của hậu thiên nhiên như hoàn cảnh gia đình, môi trường giáo dục mà thay đổi, song căn cứ vào sự vượng suy và sinh khắc của âm dương, ngũ hành đã được thể hiện trong Tứ Trụ thì về căn bản, thiên tính của con người là không dễ thay đổi.
Những cái mà ngũ hành đại biểu như tính tình, màu sắc, mùi vị, nhân thể, bốn mùa, phương vị đều là những đặc tính căn bản. Ngũ hành trong Tứ trụ có mặt thiên lệch về vượng , lại cũng có mặt thiên lệch về nhược. Mặt vượng là chỉ những đặc tính lộ rõ, trội nổi ; mặt nhược chỉ là những tính chìm ẩn hoặc yếu hơn.
Những mặt thiếu khuyết trong Tứ trụ có thể được bổ sung tương ứng để hướng tới cái tốt, tránh được cái xấu. Ví dụ: người mộc vượng thông qua sự cân bằng tổng hợp của Tứ Trụ có thể thể hiện ra tính mộc. Nếu mộc không đủ hay khuyết mộc hoặc mộc bị khắc thì không những có thể thông qua vóc người, cá tính, tướng mạo, sức khoẻ để nhình thấy mà còn có thể đoán biết người đó hàng ngày ăn uống thường nghiện thức ăn chua. Thích chua chính là sự bổ sung bản năng về mặt sinh lý.
Như vậy ta có thể thông qua sự bổ sung lý tính hoặc qua sự lựa chọn có lợi cho sự nghiệp, tiền đồ, hôn nhân, tài phú, quan lộc, phúc thọ, lục thân, sức khoẻ, nghề nghiệp để cân bằng tổng hợp cho Tứ Trụ. Tức là ta đã chọn sự bổ sung có lợi, không có hại.
Chỉ riêng một chữ “bổ” được gợi ý từ sách vở cũng đã giúp cho ta một phương châm để điều chỉnh quy luật vận động sinh mệnh của cuộc sống. Chương 2 của cuốn sách này mọi nội dung đều xoay quanh “bổ”, coi đó là chìa khóa vàng cho Nhập Môn Dự Đoán Theo Tứ Trụ. Hy vọng những người mới học nắm vững được nó để mở được cánh cửa của kho báu về thuật số dịch học.
“Bổ” như thế nào ? Đó là bổ khí. Người ta thường nói: người sống nhờ thở khí. Học thuyết âm dương ngũ hành từ xưa đến nay đối với con người thở khí trời đất để sống mà nói đó chính là bổ khí: kim, mộc, thuỷ, hĩa, thổ. Khí của âm dương ngũ hành bao hàm khái niệm không gian và thời gian của vũ trụ. “Khí của trời đất” chính là khí trong đục của ngũ tinh vận động trong thiên thể mà người đó nhận được tại thời điểm và địa điểm lúc sinh ra.
Từ mệnh lý có thể đoán biết được bẩm tính của con người cũng như có thể đoán ra được diện mạo, vóc dáng, nói năng, cử chỉ, thiện ác.
Thông thường sự dự đoán cao cấp, nhiều tầng không thể chỉ dùng một Tứ Trụ mà phải dự đoán tổng hợp cả các mặt mệnh lý, diện tướng, cốt tướng, vân tay, trong đó lấy mệnh cục làm chủ, các tướng pháp làm bổ trợ, tham khảo, bổ sung.
Độ chính xác của cách dự đoán đó chắc chắn sẽ cao vì đã thốt ra khỏi cách dự đoán chỉ dựa vào một mình Tứ Trụ. Cách đoán đó đã tập hợp được các mặt lộ ra về âm đức, phong thuỷ, nhà cửa, di truyền, ngũ hành của người đó, tức là đã tổng hợp được các nhân tố khác nhau để rút ra kết luận dự đoán.
I. TÍNH TÍNH CON NGƯỜI ỨNG VỚI CÁC KHÍ CỦA NGŨ HÀNH TRONG VŨ TRỤ.
1. Mộc chủ về nhân, tính thẳng, ôn hoà.
Người mộc thịnh thì tầm vóc cao, chân tay dài, phong cách đẹp, khoé miệng tươi, sắc mặt trắng xanh. Có lòng bác ái thương người, thanh cao khảng khái, chất phác, không giả dối. Người mộc suy thì vóc người gầy, tóc thưa, tính cách hẹp hòi, đố kị, bất nhân. Người mà mộc khí tử tuyệt thì lông mày không ngay ngắn, cổ dài, yết hầu lồi, da thịt khô, hay lừa dối, biển lận.
2. Hoả chủ về lễ, tính nóng nhưng tình cảm lễ độ.
Người mà hoả thịnh thì đầu nhỏ chân dài, vóc người trên nhọn dưới nở, mày rậm, tai nhỏ, tinh thần hoạt bát , cung kính lễ độ với mọi người, tính nóng gấp. Người mà hoả suy thì dáng người góc nhọn gầy vàng, nói năng ề à, dối trá, cay độc, làm việc có đầu, không có đuôi…
3. Thổ chủ về tín, tính tình đôn hậu.
Người thổ thịnh thì thắt lưng tròn, mũi nở, lông mày thanh tú, mắt đẹp, tiếng nói vang và lưu loát, trung hiếu, chân thành, độ lượng, giữ lời hứa, hành động chắc chắn, kết quả. Người mà thổ mạnh quá thì đầu óc cứng nhắc, hiểu biết chậm, tính tình hướng nội, thích trầm tĩnh. Người mà thổ khí không đủ thì sắc mặt ủ rũ, mặt mỏng, mũi ngắn , lòng dạ ác độc, bất tín, vô tình.
4. Kim chủ về nghĩa, tính tình cương trực, mãnh liệt.
Người mà kim thịnh là người không béo không gầy, mặt trắng trẻo, lông mày cao, mắt sâu, sức khoẻ tốt, tinh thần minh mẫn, tác phong quyết đoán, trọng nghĩa khinh tài, tự trọng. Người mà kim mạnh quá thì hữu dũng vô mưu, tham muốn , bất nhân. Người mà kim không đủ thì vóc người gầy nhỏ, tư cách vô tình, có khi nham hiểm, ham dâm, háo sát, biển lận, tham lam.
5. Thuỷ chủ về trí, thông minh hiền lành.
Người mà thuỷ vượng sắc mặt hơi đen, nói năng nhẹ nhàng, rành rọt, hạy lo cho người khác, túc trí đa mưu, học nhanh hơn người. Người mà thuỷ mạnh qua thì hay cãi co,tịnh tình linh tinh. Người mà thuỷ không đủ thì vóc người thấp bé , tính tình bất thường, nhát gan, vô mưu hành động không có thứ tự
II. NGŨ HÀNH CỦA TỨ TRỤ HỢP VỚI NGÀNH NGHỀ VÀ PHƯƠNG VỊ.
1. Mộc
Hợp với phương Đông.
Có thể làm nghề mộc, nghề giấy, nghề trồng cây, trồng hoa, chăm sóc cây non hay các phẩm vật tế lễ, hương liệu hoặc các nghề kinh doanh về các mặt hàng đó.
2. Hỏa
Hợp với phương Nam.
Có thể làm các nghề chiếu sáng, quang học, nhiệt độ cao, các dung dịch nóng, các chất dễ cháy, các loại dầu, rượu, thực phẩm, thức ăn nóng, nghề cắt tóc hay các đồ hoá trang, đồ trang sức, công tác văn nghệ, văn học, văn phòng phẩm, văn hóa, văn nhân, nhà sáng tác, biên soạn, nghề giáo viên, thư ký, xuất bản, công vụ và công việc kinh doanh về những mặt đó.
3. Thổ
Hợp với vùng giữa, hay ở ngay vùng đó.
Có thể làm các nghề về thổ sản, đất đai, ở nông thôn, chăn nuôi các loại gia cầm, làm về vải vóc ,trang phục, thêu dết, về đá, về than, về vùng núi, về xi măng, kiến trúc, mua bán nhà ở, áo đi mưa, ô dù ; đắp đập, sản xuất các loại bình lọ, thùng chứa nước, làm người trung gian, môi giới, nghề luật sư, nghề quản lý nghĩa trang, tăng ni và những công việc, kinh doan liên quan đến các mặt đó.
4. Thủy
Hợp với phương Bắc.
Có thể theo các nghề hàng hải, buôn bán những dung dịch không cháy , nước đá, các loại cá, thuỷ sản, thủy lợi, những đồ ướp lạnh, đánh lưới, chỗ nước chảy, cảng vịnh, bể bơi, ao hồ,bể tắm. Người đó thường hay phiêu bạt bôn ba, lưu thông, hay thay đổi. Tính thuỷ,thanh khiết, là những chất hóa học không bị bốc cháy, làm nghề trên biển, di động, có kỹ năng khéo léo, biết dẫn đạo, du lịch, đồ chơi, ảo thuật, là ký giả, trinh sát, du khách, là những công cụ dập tắt lửa, câu cá, nghề chữa bệnh hoặc kinh doanh dược liệu, làm thầy thuốc, y tá, nghề chiêm bốc.
5. Kim
Hợp với phương Tây. Có thể theo đuổi các nghề hoặc kinh doanh có liên quan với vật liệu kim loại, tính cách cứng rắn, quyết đoán, biết võ thuật, giám định, là quan thanh liêm, tổng quản ; làm các nghề ô tô, giao thông, kim hoàn, công trình, trồng cây ; khai thác mỏ, khai thác gỗ, nghề cơ khí.
III. NGŨ HÀNH SINH, KHẮC TRONG TỨ TRỤ TƯƠNG ỨNG VỚI CÁC BỘ PHẬN VÀ TẠNG PHỦ TRONG CƠ THỂ CẦN ĐƯỢC BỔ TRỢ.
1. Mộc
Mộc : tương ứng với gan và mật, gân cốt và tứ chi. Mộc quá vượng hay quá suy dễ mắc bệnh về gan, mật, cổ, tứ chi, khớp, gân, mắt, thần kinh.
2. Hỏa
Hỏa: tương ứng với các tạng phủ tim và ruột non. Thuộc mạch máu và các hệ thống tuần hoàn. Hỏa vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về ruột non, tim, vai, dịch máu, phần mặt, răng, bụng , lưỡi.
3. Thổ
Thổ: tương ứng với lá lách và dạ dày. Thuộc ruột và cả hệ thống tiêu hóa. Thổ quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh lá lách, dạ dày, sườn, vùng bụng, lưng, ngực, phổi.
4. Kim
Kim: tương ứng với phổi và ruột già. Thuộc khí quản và cả hệ thống hô hấp. Kim quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về đại tràng, phổi, vùng rống, ho đờm, gan, da, trĩ, mũi, khí quản.
5. Thủy
Thuỷ: tương ứng với thận và bàng quang. Thuộc não và hệ thống tiết niệu. Thuỷ quá vượng hay quá suy dễ mắc các bệnh về thận, bàng quang, bắp đùi, chân, đầu , gan, tiết niệu, âm bộ, phần thắt lưng, tai, tử cung.
CÁCH SẮP XẾP TRỤ THÁNG TRONG TỨ TRỤ
Tháng trong tứ trụ ví như thân cây, thân mạnh khỏe to lớn thì cành lá tươi tốt. Trụ tháng tức là dùng can chi âm lịch để biểu thị tiết lệnh của tháng sinh.
Ví dụ người sinh ngày mồng 1 tháng 9 âm lịch năm 1973, tức ngày sinh đã quá tiết bạch lộ cho nằm trong tiết lệnh của tháng 8, từ lịch vạn niên có thể tra được tháng sinh là Tân Dậu. Cho dù âm lịch hoặc tháng nhuận là tháng nào thì âm chi của tháng cũng lấy tiết lệnh làm chuẩn. Trước giao tiết thì lấy tiết lệnh tháng trước, sau giao tiết thì lấy tiết lệnh tháng sau.
Nếu sinh vào đúng ngày giao tiết thì phải tra xem giao tiết lúc mấy giờ để lấy trụ tháng cho chính xác. Một năm có 12 tháng, năm năm vừa đúng 1 vòng hoa giáp. Địa chi của trụ tháng mỗi năm cố định không đổi, bắt đầu từ tháng Dần đến tháng Sửu kết thúc. Ranh giới giữa các tháng căn cứ vào tiết lệnh để xác định.
Tháng 1: Dần Lập xuân đến Kinh trập
Tháng 2: Mão Kinh trập đến Thanh minh
Tháng 3: Thìn Thanh minh đến Lập hạ
Tháng 4: Tị Lập hạ đến Mang chủng
Tháng 5: Ngọ Mang chủng đến Tiểu thử
Tháng 6: Mùi Tiểu thử đến Lập thu
Tháng 7: Thân Lập thu đến Bạch lộ
Tháng 8: Dậu Bạch lộ đến Hàn lộ
Tháng 9: Tuất Hàn lộ đến Lập đông
Tháng 10: Hợi Lập đông đến Đại tuyết
Tháng 11: Tí Đại tuyết đến Tiểu Hàn
Tháng 12: Sửu Tiểu hàn đến Lập xuân
Hàm nghĩa của tiết lệnh
1. Tháng giêng: Lập xuân. “Lập” có nghĩa là bắt đầu, biểu thị vạn vật gặp mùa xuân là bắt đầu một chu kì mới. Khí trời trở lại ấm áp, vạn vật đổi mới, là tiêu chí để mọi hoạt động nông nghiệp. Lập xuân vào ngày 4 hoặc 5 tháng 2 dương lịch.
2. Tháng 2: Kinh trập. Sấm mùa xuân bắt đầu kêu vang, thức tỉnh côn trùng và các động vật nhỏ qua giấc ngủ đông. Những loại côn trùng qua mùa đông sắp nở thành bướm. Tiết khí này biểu thị hơi xuân đậm đà hơn, khí hậu ấm dần. Kinh trập vào ngày 6 hoặc ngày 7 tháng 3 dương lịch.
3. Tháng 3: Thanh minh. Tiết khí này biểu thị khí trời đã ấm áp, cỏ cây nảy mầm, trời đất xuất hiện cảnh tượng trong xanh, sáng sủa. Thanh minh là ngày 5 hoặc ngày 6 tháng 4 dương lịch.
4. Tháng 4: Lập hạ. Tiết khí này biểu thị mùa hạ bắt đầu, khí trời sắp sửa nóng bức. Công việc nghề nông đã bận rộn. Lập hạ là ngày 6 hoặc ngày 7 tháng 5 dương lịch.
5. Tháng 5: Mang chủng. “Mang” là chỉ lớp lông nhỏ đầu vỏ nhọn các hạt ngũ cốc. Ở phương Bắc là lúc thu hoạch lúa mì, cũng là mùa cày bừa bận rộn nhất. Mang chủng là ngày 6 hoặc ngày 7 tháng 6 dương lịch.
6. Tháng 6: Tiểu thử. Tiết khí này biểu thị đã vào sâu mùa hạ, trời nóng bức cực độ. Tiểu thứ là ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 7 dương lịch.
7. Tháng 7: Lập thu. Tiết khí này biểu thị nóng bức mùa hạ sắp trôi qua, trời cao, khí trời tươi sáng, mùa thu bắt đầu. Lập thu là ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 8 dương lịch.
8. Tháng 8: Bạch lộ. Tiết khí này biểu thị trời đã mát hơn. Ban đêm hơi nước trong không khí thường đọng thành giọt sương như hạt ngọc màu trắng treo đầu lá cây, ngọn cỏ. Bạch lộ là ngày 8 hoặc 9 tháng 9 dương lịch.
9. Tháng 9: Hàn lộ. Tiết khí này biểu thị mùa đông bắt đầu. Mức độ mát lạnh của khí trời bắt đầu tăng lên. Hàn lộ là ngày 8 hoặc ngày 9 tháng 10 dương lịch.
10. Tháng 10: Lập đông. Tiết khí này biểu thị sự mát mẻ của mùa thu sắp hết, mùa đông lạnh lẽo đã bắt đầu. Lập đông là ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 11 dương lịch.
11. Tháng 11: Đại tuyết. Tiết khí này biểu thị trời rơi tuyết đã khá đậm. Đại tuyết là ngày 7 hoặc ngày 8 tháng 12 dương lịch.
12. Tháng 12: Tiểu hàn. Tiết khí này biểu thị đã vào sâu mùa đông, trời lạnh buốt, có băng. Tiểu hàn là ngày 5 hoặc ngày 6 tháng giêng dương lịch.
Trong Tứ trụ, thiên can của mỗi tháng khác nhau, còn địa chi của mỗi tháng là cố định. Nhưng ta vẫn có thể tìm được thiên can theo quy luật. Tên thiên can của tháng đầu năm được quyết định bởi tên can của năm đó (xem bảng lấy tháng theo năm). Nguồn gốc lí lẽ của nó là vì khí chất âm dương liên quan với can chi của tháng.
Khí chất âm dương của can chi
Trong vũ trụ vốn chỉ có âm. Vì có sự chuyển động cho nên phân thành âm dương. Có già trẻ nên có tứ tượng; có tứ tượng tức là khí của ngũ hành đã hàm chưa trong đó. Có âm dương nên sinh ra ngũ hành, trong ngũ hành lại có âm dương. Ví dụ lấy mộc mà nói, Giáp là dương mộc, Ất là âm mộc. Giáp là khí của Ất, Ất là chất của Giáp, là hành của trời, là mộc của âm dương.
Dần Mão cũng phân thành âm dương, Dần là dương mộc, Mão là âm mộc, là mộc phân thành âm dương trong đất. Giáp, Ất, Dần, Mão mỗi cái nắm quyền lực của một tháng. Giáp Ất ở trên trời, do đó động chứ không cố định. Tháng kiến Dần không nhất định là tương phối thành Giáp Dần, tháng kiến Mão cũng không nhất định là Ất Mão. Còn Dần Mão ở trên đất, do đó yên tĩnh không biến đổi. Giáp tuy đổi đời, còn tháng giêng nhất định là kiến Dần (tháng Dần). Ất tuy đổi đời, nhưng tháng 2 thì nhất định kiến Mão (tháng Mão). Lấy khí mà nói, Giáp vượng ở Ất ; lấy chất mà nói, Ất bền vững ở Giáp.
Có một số sách thường viết sai ở chỗ: lấy Giáp làm mộc của rừng xanh, rậm rạp và nên chặt phá đi; lấy Ất làm mầm non, không nên làm tổn thương đến nó. Như thế là hiểu không đúng về đạo lý âm dương.
Căn cứ vào cách lí luận trên của mộc, ta cũng có thể suy ra đạo lý về Kim, Hỏa, thủy, Thổ với tư cách là xung khí của Mộc, Hỏa, Kim, Thủy. Do đó nó vượng ở tháng cuối cùng của bốn mùa và cũng có khí chất âm dương. Còn Mộc, Hỏa, Kim, Thủy là sự ngưng kết của xung khí mà thành, cho nên đương nhiên đều có khí chất âm dương.
Cách tra bảng: mỗi lần gặp can năm là Giáp, Kỉ thì tiết lệnh tháng Giêng là Bình Dần, tháng 2 là Đinh Mão,… cứ thế tính tiếp. Ví dụ năm 1994 là năm Giáp Tuất, can năm là Giáp. Năm 1989 là năm Kỉ Tị, can năm là Kỉ. Tháng giêng hai năm đó đều lấy Bính Dần. Những năm khác cũng theo phương pháp tương tự. Ta có thể nhớ theo bài ca truyền miệng sau:
Giáp, kỉ lấy bính làm đầu,
Ất, canh lấy mậu để làm tháng giêng.
Bính, tân tìm đến canh dần,
Đinh, nhâm phải lấy nhâm dần trở đi.
Qua bài trên, kết hợp với bảng lấy tháng theo năm, ta có thể thấy rõ: gặp năm Giáp, năm Kỉ, hoặc năm Ất, năm Canh… thì cách lấy can tháng đầu năm giống nhau đều có quy luật là thiên can lục hợp.
Khi muốn tìm can chi của tháng thuộc năm nào đó theo hình bàn tay, nếu thuộc được bài ca trên thì sẽ rất dễ dàng. Ví dụ muốn biết can chi tháng 3 âm lịch của năm Tân Mùi tức năm 1991, vì 12 địa chi đã được cố định trên bàn tay nên chỉ cần tìm ra can tháng, sau đó hợp can và chi lại là xong.
Theo câu “Bính, Tân tìm đến Canh Dần” ta có thể biết được can năm là Tân, địa chi tháng Giêng là Dần ở trên đốt thứ nhất của ngón tay trỏ. Giơ bàn tay trái ra, đặt đầu ngón cái vào ngôi Dần, can chi tháng Giêng là Canh Dần nên đầu ngón cái trên ngôi Dần đọc là Canh, sau đó thuận đếm theo Mão tháng 2 đọc là Tân, tháng 3 ngôi Thìn đọc là Nhâm. Tháng 3 chính là tháng ta muốn biết, tức là tháng Nhâm Thìn.
CẢI VẬN KIM CHO NGƯỜI SINH VÀO MÙA XUÂN
Những người sinh từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 4 tháng 5 dương lịch (tức là sinh vào mùa Xuân) là ngũ hành thiếu Kim, bát tự của bạn là Mộc thịnh Kim suy.
Những người sinh vào tháng Dần, Mão, Thìn, trong Bát tự có nhiều Mộc cũng tức là người sinh vào mùa xuân, muốn may mắn hơn thì phải có một chút Kim, tiếp theo là một ít Thổ và Hỏa. Mà tháng Dần có 15 ngày còn chút khí lạnh, vì vậy sau Lập xuân 15 ngày mới có thể dùng Kim.
Phương pháp cải vận cho người khuyết KIM như sau:
1. MÀU TRẮNG ĐẢM BẢO CHO SỰ LÂU DÀI
Người mệnh thiếu Kim rất kỳ lạ, chỉ cần mặc trên người những quần áo có màu trắng sẽ rất dễ gặp vận tốt, tiếp đến là quần áo màu xám bạc, màu đen, màu vàng. Hiện nay đang thịnh hành kiểu trang phục có đính hạt cườm hoặc lá kim loại, cúc áo kim loại, thậm chí còn thêm những trang sức mỹ ký, đây đều là những vật có thể tăng thêm Kim. Lại ví dụ như các loại quần bò hiện nay thưởng khảm thêm các loại hạt cườm hoặc vật trang trí bằng kim loại, cũng là cách tăng thêm ngũ hành Kim trên cơ thể. Tất cả các loại vàng bạc đồng sắt thiếc đều là Kim. Tất cả những thứ màu trắng đều là Kim.
Người mệnh thiếu Kim tốt nhất nên dùng ga trải giường màu trắng, giường bằng kim loại là thích hợp nhất.
2. CHƠI VỚI TUYẾT
Mệnh thiếu Kim thiếu rất nhiều tuyết và băng. Vì vậy nếu gần nhà bạn có sân trượt băng thì có thể tham gia lớp trượt băng, trượt băng hàng ngày là cách tốt nhất để tăng Kim vận. Đi trượt tuyết ở những vùng lạnh giá cũng là cách tốt để thêm Kim, vì vậy tham gia đoàn trượt tuyết Hokkaido Nhật Bản, Seoul Hàn Quốc, Cáp Nhĩ Tân Trung Quốc theo hướng Đông Bắc (hướng Sửu) là hướng Kim khố, đến Banff Cannada ngắm sông băng cũng là một cách tốt để nạp Kim.
Treo tranh ảnh núi Phú Sĩ hay núi tuyết trong nhà cũng được coi là thuộc tiểu Kim.
3. ĐẾN TIỆM VÀNG
Ở những thành phố lớn, nơi có nhiều Kim nhất tất nhiên là tiệm vàng, con số của Kim là 6,7. Đến tiệm vàng vào giờ Thân và giờ Dậu (từ 3h-7h chiều) vẫn sẽ hấp thu được Kim cho dù không mua đi nữa, đương nhiên nếu mua được là tốt nhất.
Đeo trang sức bằng vàng đương nhiên là một thói quen tốt, tay đeo lắc vàng, ngón tay đeo nhẫn sẽ khống chế được Mộc, người muốn nhanh chóng thay đổi vận thì nên đeo thêm lắc chân ở chân trái. Các trang sức bằng vàng nhiều Kim hơn bạc, bạc lại nhiều Kim hơn đồng, vì vậy nếu vàng quá đắt bạn không nên mua nhiều, thì bạc sẽ là lựa chọn kế tiếp.
4. BẠCH NGỌC QUAN ÂM Ở HƯỚNG TÂY
Bạch Ngọc Quan Âm,… tất cả các loại tượng Quan Âm màu trắng đều là Kim, không chỉ màu trắng là Kim, mà Quan Âm là Bồ Tát Tây phương của bộ A Di Đà (Amitabha) tại hướng Tây, cũng gọi là Quan Âm Tây Bắc, vì vậy bái Phật cũng là nạp Kim vận ở phía Tây. Mệnh thiếu Kim rất hợp với Quan Âm.
5. THỰC PHẨM CẢI VẬN.
Kim là đại diện cho tất cả những đồ đông lạnh như thịt đông, bánh kem, kem que, kem ly, thạch đông…
Toàn bộ đồ ăn liên quan tới phổi và dạ dày cũng thuộc Kim. Canh phổi lợn, dạ dày lợn, canh lòng gà đều thuộc Kim.
Thịt gà 100% là Kim.
“Kê” là Dậu Kim, không chỉ thịt gà là Kim mà nước cốt gà cũng là Kim.
Nhưng vịt, ngỗng lại là Mộc, không phải Kim.
Uống trà bỏ thêm đá cũng là Kim. Năm 2013 có một bệnh nhân bệnh nặng nguy kịch thuộc mệnh thiếu Kim, mỗi ngày ăn vài viên đá, quả nhiên ba ngày sau thì xuất viện, các bạn đều thấy rất kì lạ phải không? Đó chính là vũ khí thần bí của người mệnh thiếu Kim.
6. NÊN DU LỊCH CHÂU ÂU
Đối với người Châu Á mà nói, đi máy bay về hướng Tây là nạp Kim vận, đi các nước Châu Âu như Anh, Pháp, Đức sẽ nạp đựợc rất nhiều Kim, vì vậy một người mệnh thiếu Kim đang gặp vận đen đủi, nếu có thể hãy đi du lịch Châu Âu một chuyến, khi trở về, vận số chắc chắn sẽ có sự thay đổi.
Nếu không có điều kiện để ra nước ngoài, người mệnh thiếu Kim có thể lên vùng Tây Bắc để tìm cơ hội kinh doanh.
7. HƯỚNG TÂY
Nhà ở nếu có các chữ “Kim”, “Tây”, “Ngân”, “Duyệt” đều là Kim, hướng Tây của thành phố là hướng Kim, đi về phía Tây là Kim. Đối với những người mệnh thiếu Kim nên đi về hướng tây để làm việc sinh sống, đó cũng là hành động nạp Kim. Từ phía Đông của thành phố đi về hướng Tây cũng có thể coi là nạp Kim; đi trên con đường ở mé Tây cũng là Kim. Đối với người châu Á thì các quốc gia phương Tây đều là địa điểm Kim.
8. HƯỚNG TÂY BẮC
Mệnh thiếu Kim muốn gặp vận lớn, cần phải nhờ đến hướng Tây Bắc thuộc Kim. cũng là hướng Càn, hướng Hoàng đế, trong công ty cũng phải ngồi tại góc Tây Bắc thì mới thăng quan phát tài. Mệnh thiếu Kim nếu ở hướng Tây Bắc sẽ rất may mắn, mang theo vàng bạc đồng làm việc tại góc đó chắc chắn tài vận sẽ thuận lợi.
9. MANG VÀNG TRANG SỨC
Mệnh thiếu Kim rất hợp với việc đeo đá quý hay vàng bạc châu báu mang linh khí, tốt nhất là đeo lắc chân hiệu Alexandra ở chân trái, màu vàng cát tường có thể xâu vào dây đeo để mang theo bên mình. Mệnh thiếu Kim nhìn chung nên đeo hoa tai.
Chọn các loại đá màu, trong bảy màu thì màu vàng là sự lựa chọn tốt nhất, tiếp đến là đá thạch ốc phát đạt, tiền tài tụ hội, nhưng mệnh thiếu Kim cần thêm một miếng đồng đệm bên dưới thạch ốc, miếng đồng có tác dụng phóng đại, có thể vượng thêm mệnh thiếu Kim.
10. DÙNG NHIỀU DAO KÉO
Phần đông mệnh thiếu Kim đều có thói quen sưu tầm và cất giữ dao kéo, đao kiếm những thứ có công dụng nhất là chiếc kìm bấm móng tay rất thuận tiện để mang theo bên người chúng ta, đây là vật may mắn mà người thiếu Kim nên mang theo người. Trong nhà, cạnh người nên đặt nhiều dao, vì lưỡi dao, lưỡi rìu có thể trợ giúp tăng Kim vận.
Mệnh thiếu Kim nên sưu tập nhiều dụng cụ cắt tóc, cắt móng chân móng tay, mà trong bếp cũng nên đặt nhiều dụng cụ kim loại như bộ dao bếp, nĩa, thìa…
11. ĐẶT TỦ ĐÁ Ở PHÒNG KHÁCH
Vốn dĩ tủ đá là một món đồ gia dụng rất giàu Kim
Người mệnh thiếu Kim ngoài việc đặt một cái tủ lạnh ở bếp, tốt nhất nên đặt thêm một cái tủ đá ở phòng khách, đó chính là “Kim”. Nhiệt độ trong tủ đá rất thấp, thường bị đóng tuyết, đó chính là Kim trong phong thủy.
Gương cũng là Kim, người mệnh thiếu Kim nên mang theo gương bên người, trong nhà có thể đặt nhiều gương hơn. Mệnh thiếu Kim muốn có cải thiện vận số nên thường xuyên soi gương.
12. RUNG CHUÔNG ĐÁNH CỒNG
Thời cổ đại khi xuất hành, đánh cồng không phải để mở đường mà để lấy Càn Kim dương cương để ức chế khí âm, cũng có thể gõ chiêng hay gõ chuông khánh để nạp Kim trong nhà.
Nếu như bạn là mệnh thiếu Kim mà đang thất vận, hãy đi mua ngay một cái chuông đồng lớn về nhà, mở cửa sổ hướng Tây và hướng Bắc, đánh một cái thật mạnh, bạn sẽ phát hiện ra tiếng chuông sẽ biến thành một thứ âm thanh mạnh mẽ có từ trường, giống như tẩy sạch âm tà trong không gian vậy. Điều này có thể khiến cho nhiều người cảm thấy thần bí. Có thể coi đánh cồng gõ chiêng đơn giản là một cách trợ vận, mỗi ngày đánh sáu hồi có thể giúp mệnh thiếu Kim cải vận.
Trong Phật đường, lúc thắp hương đánh một tiếng khánh, đó chính là âm thanh của Kim, bề ngoài chuông khánh chính là tượng trưng của thần minh xuất định và nhập định, kì thực rung chuông có thể hóa giải Ngũ Hoàng sát và Nhị Hắc Bệnh Phù, bái thần mà gặp vận đều là công lao của việc đánh chuông.
Âm thanh của đàn tranh, đàn piano cũng là âm thanh thuộc Kim.
13. TREO TRANH CHỮ CẢI VẬN
Tất cả các chữ liên quan đến gà, Dậu đều là thiếu Kim.
Tất cả các chữ liên quan đến khỉ, Thân cũng đều là Kim.
Chữ Kim dĩ nhiên là Kim, tên cửa hàng có chữ Kim cũng là Kim.
Chữ Tây cũng là Kim.
Những chữ như Gonlden, Kim Cương tất nhiên cũng đều là Kim
14. Ở GẦN NGƯỜI MỆNH NHIỀU KIM
Mệnh thiếu kim đương nhiên phải ở gần những người nhiều Kim mới may mắn.
Tìm bạn bè cần tìm người có Kim vượng
Tìm bạn đời cũng nên chọn người có nhiều Kim
Làm thế nào để tìm được những người nhiều Kim bên cạnh mình?
Rất đơn giản, chỉ cần dựa vào ngày sinh của họ là được.
(1) Sinh từ ngày mồng 8 tháng 8 đến đến ngày 7 tháng 9 dương lịch.
(2) Sinh từ ngày 8 tháng 9 dương đến ngày 8 tháng 10 dương lịch
(3) Sinh từ 3h chiều đến 7h chiều
(4) Bát tự có Sửu, Dậu, Tỵ tam hợp Kim cục
(5) Bát tự có Thân Dậu Mậu tam hội Kim cục
(6) Thìn và Dậu hợp sinh kim
(7) Sửu là kim khố chưa được mở ra nên rất nhiều kim.
15. DƯỠNG TRẮNG DA, VỪA ĐẸP VỪA TĂNG KIM VẬN
Mấy năm gần đây Đài Loan, Hồng Kông nổi lên phong trào người dây và trắng đẹp, trên TV có quảng cáo Trịnh Tú Văn và Kỳ Kỳ cùng giới thiêu dùng sản phẩm mặt nạ trắng da SKII, những phụ nữ nào sở hữu mệnh thiếu kim tốt nhất nên chịu khó đầu tư nuôi dưỡng một làn da trắng, vì một làn da trắng đẹp cũng sẽ làm vượng kim.
Tăng kim trước hết cần một gương mặt trắng đẹp.
Da của người mênh thiếu kim nhất định phải trắng mới nhập vận, bởi vì người có làn da trắng trẻo, Kim cũng sẽ rất vượng.
16. TƯỢNG ĐỒNG ĐEM LẠI MAY MẮN
Mệnh thiếu kim không chì cần đeo trang sức vàng bạc, trong nhà nên bày nhiều đồ nội thất, vật trang trí bằng đồng nhiều hơn bình thường.
Đồng hồ bằng đồng là vũ khí bắt buộc phải có của người mệnh thiếu kim.
Vì vậy đồng hồ bằng đồng có chức năng báo thức lại càng giàu Kim.
Tượng phật bằng đồng là vật bài trí bắt buộc phải có trong nhà người mệnh thiếu Kim. Trâu đồng, gả đồng, khỉ đồng, quả cầu bằng đồng đều là vật trang trí đem lại may mắn cho người thiếu Kim.
17. VẬN MAY CẢI MỆNH
Mệnh thiếu Kim cần có nhiều đồng, cửa khung nhôm, dụng cụ trong nhà cũng nên có đồng hoặc sắt.
Trong mười hai con giáp, Dậu và Thân là đồng.
Nên treo tranh nông thôn có chủ đề chính là gà, nên bày gà đồng hoặc búp bê, con giống, đồ vật có liên quan tới gà.
Có thể bày búp bê, con giống hình khỉ, Tề Thiên Đại Thánh Tôn Ngộ Không là Kim, mệnh thiếu Kim nên bái Đại Thánh là thần, lí do chính là đây.
Mọi bức tranh liên quan đến tuyến đều là Kim.
Mọi loại gương đều là Kim.
Mọi loại dụng cụ ăn như dao, nĩa đều là Kim.
Bánh kem, bánh ướp lạnh đều là Kim.
Băng khô là Kim.
18. TRẺ MỆNH THIẾU KIM ĐI THI
Trẻ nhỏ mệnh thiếu Kim muốn học giỏi, đầu tiên phải ăn nhiều cháo lòng lợn. Canh phổi lợn và bánh củ cải mỗi tuần nên ăn từ một đến hai lần.
Trước khi vào phòng thi, phải đeo vòng cổ và lắc chân bằng vàng, có thể uống một cốc nước đá trước rồi mới vào phòng thi. Mặc áo trắng, quần trắng đi tất trắng, trong túi để một chiếc bấm móng tay hay một con dao nhíp nhỏ, móng tay móng chân phải cắt ngắn nhất có thể, chắc chắn kết quả thi cử sẽ tốt hơn. Cửa hàng dụng cụ y tế có bán rất nhiều loại túi chườm lạnh, cũng có thể nên mua mang theo bên người.
CẢI VẬN THỦY CHO NGƯỜI SINH VÀO MÙA HÈ
Những người sinh từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 7 tháng 8 dương lịch tức là sinh vào mùa Hè, bát tự đều rất nóng, Hỏa vượng mà Thủy suy. ngoài ra người sinh từ ngày 8 tháng 10 đến ngày 8 tháng 11 cũng là người khuyết Thủy, nhưng lấy Mộc làm đầu. Người mệnh khuyết Thủy rất kỵ Hỏa và Thổ nóng. Trong bốn mùa, mùa Đông chủ về Thủy. Phương pháp cải vận cho người khuyết THỦY như sau:
1. XEM TRỌNG MÀU XANH LAM
Người khuyết Thủy nên luôn lấy màu xanh lam làm nền, sử dụng thêm màu đen và sử dụng cả màu trắng, vì Kim sinh Thủy. Do đó có thể phối thêm màu xám đậm, màu bạc và đặc biệt gối ngủ có thể sử dụng màu xanh lam để thu thêm Thủy khí. Hình ảnh về Thủy là sóng nước, hình các loài sinh vật biển cũng là Thủy, nước biển màu lam sậm chính là màu của Thủy.
2. SỐNG BÊN CẠNH DÒNG NƯỚC
Người khuyết Thủy sống bên cạnh dòng nước là phương pháp cứu vận tốt nhất. Vào vận tám, hướng tây nam có thủy là tuyệt vời, nếu gặp ao hồ, suối thác là thủy thật sẽ phát tài vận, hoặc có thể đặt bể cá, hay đường lộ cũng là thủy cho vận tám. Nhưng phải cẩn thận nếu có thủy ở đông bắc là phá sản. Về hướng bắc luôn thuộc thủy, vĩnh viễn đặt thủy là bất bại trong tam nguyên cục vận.
3. DU LỊCH PHƯƠNG BẮC
Đi du lịch về phương bắc là phương pháp cải vận tốt nhât cho người khuyết thủy. Nhiều là người phương nam mà đi về phương bắc sẽ được cải vận rất tốt. Trong đời sống hàng ngày nên thường rửa xe là hình thức lấy thủy khí, thường xuyên lau dọn nhà cũng là phương pháp cải vận. Thư pháp là thủy mộc và cũng rất tốt cho người khuyết thủy. Bơi lội, lướt ván và đi bộ trên cát biển cũng là nhập thủy và đương nhiên môn lặn là phương thuốc cứu vận cho người khuyết Thủy.
4. VẬT CÁT TƯỜNG CỦA NGƯỜI KHUYẾT THỦY.
Người khuyết Thủy nên treo tranh thủy cảnh nổi tiếng sẽ tăng cường sức mạnh của thủy khí. Tranh các loài vật biển là thủy. “Thìn” là kho tàng của thủy, đồ chơi rồng và khủng long cũng là thủy, màu phải là xanh. Rồng lửa không thuộc về thủy. Chuột túi Kangaroo bên Úc cũng là thủy.
5. SAO NHẤT BẠCH THỦY BAY ĐẾN CỬA SỐ HƯỚNG TÂY BẮC.
Ví dụ: năm 2015 của sổ phương vị Đông có sao Nhất Bạch Thủy bay đến, người khuyết Thủy đặt vật cát tường tại phương vị Đông để tăng vận cho Thủy, nên mở cửa số ở hướng Đông hoặc sơn màu trắng lên khung cửa sổ để lấy kim sinh thủy, không cần phải sợ hướng Đông là mộc. Chỉ cần biết phối hợp với nhịp sinh học của lưu niên là có thể tăng Thủy tính.
6. TRỢ VẬN HƯỚNG BẮC.
Do vận tám là vượng tinh và lưu niên tinh sẽ có sao Bát Bạch bay đến hướng Bắc vào năm 2015, nên đặt bể cá tại cung này để trợ vận cho người khuyết Thủy.
7. HÓA GIẢI LỰC ĐẠI HUNG CỦA NGŨ HOÀNG VÀ NHỊ HẮC.
Người khuyết Thủy phải biết rằng việc đại hung khí của Ngũ Hoàng và Nhị Hắc gây ra hàng năm. Vì Ngũ Hoàng và Nhị Hắc là thổ mà thổ lại khắc thủy, nên việc hóa giải Ngũ Hoàng và Nhị Hắc là điều quan trọng nhất với người khuyết Thủy.
8. ĐEO VÀNG TRỢ THỦY
Đeo nhiều trang sức lấy Kim sinh Thủy, có thể đeo dây chuyền vàng hoặc lắc chân và nhớ đeo chân trái.
Ốc hóa thạch có rất nhiều năng lượng tính Thủy khí trong tự nhiên, người khuyết Thủy nên đặt một con Ốc vàng bạc để trang trí và tăng cường vận may.
9. ĐEO BÔNG TAI
Người khuyết Thủy cần lưu ý rằng các cơ quan cơ thể như tai, miệng, lưỡi, ruột, bàng quang, thận, cơ quan sinh dục, sinh lý là thuộc hành Thủy, người khuyết Thủy tốt nhất là nên đeo bông tai bằng vàng hoặc ngọc trai. Rái tai người khuyết Thủy càng tròn càng tốt.
Người khuyết Thủy nên uống mỗi ngày 8 ly nước và đặc biệt là uống nước nước ấm.
10. ĂN HẢI SẢN GIÚP CẢI VẬN
Người khuyết Thủy nên ăn nhiều hải sản, cá, cá hấp, hoặc các món ăn của Nhật. Và 11 giờ trưa là giờ Ngọ rất nhiều hỏa, nên người khuyết Thủy nên ăn cá vào buổi trưa để trợ vận. Mọi loài hải sản đều là Thủy, yến sào tương vừng là Thủy, sữa chua là kim thủy, sữa bò là Thủy và format là Thủy.
11. TRỮ NƯỚC TRONG BỒN TẮM
Nhà của người khuyết Thủy rất cần bồn tắm nước hơn là vòi hoa sen. Bởi vì bồn tắm là tiêu chí quan trọng trong việc cải vận cho người thiếu Thủy. Nếu tháo bỏ bồn tắm, người khuyết thủy bắt đầu hành vận suy nên cẩn thận. Không những người khuyết Thủy nên tắm sớm vào buổi sáng mà còn phải trữ nước sạch trong bồn để đem đến tài chính hưng vượng. Người khuyết Thủy phải nên ít nấu ăn, nấu ăn sẽ phá vận. Không nên có bếp mở. Đầu giường người khuyết Thủy nên có ly nước sạch, và đi ngủ phải luôn tắt hết đèn trong nhà.
12. NHẬP THỦY TỪ CHỢ
Người khuyết Thủy nên đi chợ nhiều, đi chợ mua thức ăn là thủy. Đặc biệt đi vào chợ cá. Đi siêu thị thì ít thủy hơn và nên mua nhiều nước, chai nước khoáng trong siêu thị cũng là cung cấp thủy.
13. NUÔI CÁ CŨNG LÀ CẢI VẬN.
Nuôi cá cũng là cách cải vận, nên nuôi nhiều loại và đặc biệt chọn cá màu đen để có nhiều Thủy. Nên nuôi cá chép cảnh và các loài cá hiền lành.
14. PHƯƠNG CHÍNH TÂY VỚI HỒ CÁ
Phương chính tây là Đoài, người khuyết Thủy nên tận dụng nơi này, làm việc hoặc ngồi tại vị trí này sẽ được đắc lệnh vì đây là kim sinh thủy. Nhớ đặt thêm nhiều hồ cá, suối phun hay tiểu cảnh có nước động … để tăng vận Thủy.
15. THẬN TRỌNG VỚI NHÀ BẾP
Người khuyết Thủy rất kỵ nhiều Hỏa trong bếp và đồng thời cũng kỵ rác. Rác là thổ nên phải luôn dọn dẹp nhà hàng ngày, không nên có quá nhiều tạp vật trong nhà. Nhà người khuyết Thủy sợ nhất là đột ngột mất nước, sẽ là điềm hung. Nên chi phí nước trong nhà càng cao thì càng tốt, nếu nhà tắm có rỉ nước thường là lúc vận may đang vượng.
16. VĂN TỰ LIÊN QUAN ĐẾN THỦY
Bất kỳ chữ nào có bộ Tý trong Hán ngữ là thủy, người có tên là Gia, Hào, Hợi đều là thủy.
17. TIẾP CẬN NGƯỜI NHIỀU THỦY
Người khuyết thủy nhất thiết phải tiếp cận người nhiều thủy, trong đó là các quan hệ con người.
Những người có nhiều thủy là sinh từ:
Những người sinh từ ngày 5 tháng 12 đến ngày 5 tháng 1 dương lịch là nhiều thủy nhất.
Những người sinh từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 5 tháng 12 dương lịch là nhiều thủy thứ hai.
Những người sinh từ ngày 5 tháng 1 đến ngày 19 tháng 2 dương lịch là thứ ba.
Những người sinh từ ngày 5 tháng 4 đến ngày 5 tháng 5 dương lịch là thứ tư. Trong bát tự Tam Hợp “Tý – Thìn – Thân” hợp thành Thủy cục, nên có rất nhiều Thủy.
Trong nhân tướng học, người có tai to, miệng không khép kín nhiều nước bọt là người có nhiều thủy. Nữ giới, da trắng mịn gọi là kim hàn thủy lạnh, cũng là người có rất nhiều thủy.
18. THỜI GIAN CỦA NGƯỜI KHUYẾT THỦY
Từ 7 giờ đến 9 sáng, người khuyết Thủy phải đi làm sớm.
Từ 3 giờ chiều đến 7 giờ tối, để làm việc hiệu quả hơn người khuyết Thủy phải tập trung vào công việc từ lúc 3 giờ.
Từ 9 giời tối đến 3 giờ sáng người khuyết Thủy càng mạnh mẽ.
CẢI VẬN CHO NGƯỜI SINH VÀO MÙA THU (KHUYẾT MỘC)
NGƯỜI SINH VÀO MÙA THU PHẢI COI TRỌNG MỘC
18 Phương pháp giúp người sinh vào mùa thu thay đổi vận khí
1. Kim thịnh cần nhiều Mộc
Những người sinh vào tháng Thân, Sửu (từ ngày 08/08 đến ngày 08/10 dương lịch), bát tự của họ đều là Kim vượng, do đó phải lấy Mộc làm Dụng thần quan trọng nhất, thông thường cần thêm chút Hỏa để tăng thêm Hỏa tính, cũng cần tăng thêm chút Thủy để tiết Kim làm cho nó dịu bớt, nhưng bất luận là loại bát tự nào thì Mộc cũng phải là Dụng thần quan trọng.
Những người sinh vào mùa thu thì Mộc là Dụng thần quan trọng hàng đầu.
Năm 2010 là năm Canh Dần, Canh là Kim, Dần là Mộc, như vậy năm này những người khuyết Mộc chắc chắn có thể gặt hái lớn.
Tháng đỉnh cao của người mệnh khuyết Mộc là từ ngày 04/02 đến ngày 05/04 dương lịch, tháng đỉnh cao tiếp theo là từ ngày 05/12 đến ngày 05/01 năm sau.
Giờ lành để người có mệnh khuyết Mộc xuất phát là 07 giờ đến 09 giờ sáng, 01 giờ đến 03 giờ chiều và 09 giờ đến 11 giờ đêm.
Người khuyết Mộc có cơ hội rất lớn để thành công, lại có “hàng cùng thập bát chưởng” (mô phỏng theo chiêu thức “Hàng long thập bát chưởng” của Cái Bang trong tiểu thuyết Kim Dung, chỉ 18 phương pháp giúp thoát khỏi khó khăn, cùng khốn), cho nên khi hành vận ắt sẽ hơn người. Năm 2004 và 2005 đã qua đều là năm Giáp Ất Mộc, người khuyết Mộc rất may mắn. Năm 2008 và 2009 là vận Mậu Tý Mộc, trong khoảng thời gian này, những người khuyết Mộc lại bắt đầu hành vận.
2. Sử dụng màu lục
Người khuyết Mộc đương nhiên màu lục là màu hành vận tốt nhất, quần áo lấy màu lục làm màu chính, trong đó bít tất màu lục là quan trọng nhất, rất nhiều người có mệnh khuyết Mộc khi hành vận đều rất thích quân phục, là bởi quân phục có màu xanh rừng điển hình, mọi thứ quân trang đều có màu lục.
Mỗi tối trước khi đi ngủ là thời khắc tốt nhất của vận Mộc, người có mệnh khuyết Mộc không được ngủ giường sắt, phải ngủ giường gỗ, drap giường và chăn cũng lấy màu lục làm gam mà chủ đạo. Đương nhiên mức độ đậm nhạt tùy bạn quyết định, màu lục có thể rất đẹp, cũng có thể rất xấu. Rất nhiều cây có màu cà phê, nhưng màu cà phê là Thổ, không phải màu Mộc, màu Mộc phải là màu lục.
3. Sống ở nơi có nhiều cây
Người có mệnh khuyết Mộc tốt nhất chọn nhà xung quanh trồng toàn cây, trong nhà có cảnh vườn, nếu nhà nhìn về phía một ngọn núi, trên núi cây cối hoa cỏ rậm rạp sẽ có vận tốt nhất. Không kỵ đại thụ gần nhà, một số người có mệnh khuyết Mộc trồng đầy cây cỏ trong nhà, đây là một phương pháp dể lấy vận Mộc.
Sàn nhà dùng gỗ thích, vách tường dùng màu lục nhạt là tốt nhất.
Rất nhiều người khuyết Mộc mà mệnh chưa đến nỗi tuyệt thường có tình trạng cây cối ngoài nhà mọc lan vào trong nhà.
Sống ở nơi nhiều cây sẽ giúp tăng vận khí cho người khuyết Mộc
Nguồn ảnh: fengshuiexpress.net
4. Lấy vận từ sao Tứ Lục Văn Xương Mộc
Sao Tứ Lục Mộc năm 2010 bay đến phía chính bắc, do đó người có mệnh khuyết Mộc năm nay chỉ cần mở cửa sổ lớn ở phía bắc ngôi nhà là có thể lấy được Mộc khí của phương bắc.
Nếu muốn làm cho Mộc tinh phương bắc vượng hơn, có thể trồng bốn cây trúc Văn xương dưới nước ở phương này, hoặc đặt một khóm trúc khai vận.
Phương bắc rất có lợi cho người mệnh khuyết Mộc nằm ngồi, trong đó giường tọa nam hướng bắc là giường khai vận tốt nhất để cho người mệnh khuyết Mộc ngủ, những người mệnh khuyết Mộc nên ngủ để chân phía nam đầu quay phía bắc. Nếu do cách bố trí nhà hạn chế, không thẻ đặt giường ở vị trí Văn Xương thì cũng có thẻ kê giường tọa Tây hướng đông vì phía đông thuộc Mộc.
5. Những vật dụng giúp tăng cường Mộc trong nhà
Người khuyết Mộc nên học thổi tiêu, thổi sáo, đây là một phương pháp tăng Mộc khí, gõ mõ cũng là tiếng của gỗ, cũng là phương pháp giúp người có mệnh khuyết Mộc hành vận tốt, do đó người mệnh khuyết Mộc treo một cây tiêu ở bên giường và đặt một cái mõ trên bàn viết là có thể tăng vận Mộc rất mạnh. Nếu bỗng nhiên thích gõ mõ, thổi tiêu thổi sáo đều là do vận Mộc trong mệnh thôi thúc.
Tranh vận Mộc thì vẽ trúc vẽ thỏ đều giúp bạn vượng, vì những thứ họ vẽ đều là Mộc.
6. Mang mộc đến vị trí Hoàng đế ở phía đông bắc
Năm 2004 trở về trước là vận bảy, năm cuối cùng của vận bảy cũng có sao bay về phía tây bắc để đương lệnh, đại diện phía tây là vị trí Hoàng đế, nhưng người có mệnh khuyết Mộc lại vào phía tây bắc là đất Kim, e rằng Mộc không đủ, do đó nếu ngồi nằm ở khu vực này thì chân nên giẫm trên thảm màu lục và xung quanh nên trồng nhiều trúc khai vận để tăng cường vận Mộc. Từ năm 2004 trở về sau, vận tám đến, phía đông bắc đương lệnh, người khuyết Mộc phải mang Mộc đến phía đông bắc.
Muốn hóa tiết sao Ngũ Hoàng Nhị Hắc thì cần phải dùng đến đồ đồng. Người khuyết Mộc vẫn có thể dùng đồ đồng, nhưng chỉ cần để trà Ô Long trong hộp kín là được. Dùng đồng để hóa giải sao Ngũ Hoàng Nhị Hắc, còn trà thì bổ sung vận Mộc, đây là phương pháp nhất cử lưỡng tiện.
7. Nên đeo đá máu
Đá màu là đá phát đạt, loại đá vân này có bảy màu, trong đó đá màu lục có Mộc tính rất mạnh, có thể dùng dây màu lục để đeo đá màu.
Loại đá màu Alexander hiếm thấy được phát hiện năm 2003 có tác dụng tăng cường kỳ diệu, phối hợp với đá màu lục, người mệnh khuyết Mộc sẽ như hổ thêm cánh.
8. Người khuyết Mộc đồng thời khuyết phát (tóc), khuyết giáp (móng tay)
Phát là tóc, giáp là móng tay. Đại diện cho Mộc trong cơ thể là gan mật, bệnh tật mà người có mệnh khuyết Mộc cần cẩn thận nhất cũng là bệnh gan và bệnh mật, có ba phương pháp có thể làm cho cơ thể có vận Mộc thật mạnh.
- Thứ nhất: mệnh khuyết Mộc nên để tóc dài mới có vận tốt.
- Thứ hai: mệnh khuyết Mộc nên để móng tay dài, nữ giới để móng tay dài rất đơn giản, nam giới chỉ để móng ngón tay út dài quá 3mm là được.
- Thứ ba: mệnh khuyết Mộc có lông trên người càng nhiều càng tốt, để râu cũng là phương pháp tăng cường vận tốt.
Do đó, người có mệnh khuyết Mộc không kiêng để râu tóc dài.
9. Thực vật và các loại quả là thức ăn đổi vận
Người khuyết Mộc đương nhiên ăn những thứ liên quan đến Mộc sẽ có vận tốt. Người khuyết Mộc nên ăn nhiều rau mầm, salad, lấy các loại rau có màu xanh làm vật trợ vận, rau càng xanh càng non càng trợ vận.
Người mệnh khuyết Mộc nên ăn nhiều trái cây có màu xanh, thí dụ quả kiwi và nước chanh sẽ có thể giúp người khuyết Mộc hành vận. Mía không những nên ăn mà còn là loại cây nên đặt trong nhà để trợ vận.
Mọi loại dưa đều là những thức ăn trợ vận cho người có mệnh khuyết Mộc.
Người khuyết Mộc ăn chay sẽ giao vận tốt. Uống đông dược chính là ăn chay vậy.
Mọi loại nấm cũng đều là Mộc. Thực vật giàu khí Mộc nhất là Linh chi. Người khuyết Mộc uống trà Linh chi hoặc dùng Linh chi làm thuốc sẽ mang lại vận tốt nhất. Có thể để một cây nấm Linh chi trong nhà.
10. Thỏ, hổ, mèo là Mộc tốt lành
Người có mệnh khuyết Mộc muốn hành vận thì chỉ cần dùng mèo đồ chơi là được. Hổ thuộc họ mèo, do đó hổ cũng thuộc Mộc.
Chú mèo máy Doraemon cũng là Mộc, do đó trẻ em khuyết Mộc nên để nhiều mèo đồ chơi trong phòng.
Vịt cũng là Mộc, cua cũng là Mộc, bởi vậy người có mệnh khuyết Mộc đặt một con vịt gỗ ở đầu giường là có thể sinh Mộc và sinh vận.
Da hổ là Mộc, mặc một bộ quần áo có hoa văn da hổ sẽ có Mộc khí rất mạnh.
11. Nuôi mèo và thỏ để trợ vận Mộc
Người có mệnh khuyết Mộc có thể trồng nhiều cây cối hoa cỏ trong nhà, nhưng tốt nhất là nuôi mèo, thỏ, vịt để trợ vận Mộc.
Nuôi cua cũng là dưỡng Mộc, mèo thì phải có đuôi vểnh lên, nuôi thỏ thì tốt nhất là hai con. Nuôi vịt thì hơi ồn ào nhưng người có bát tự khuyết Mộc có thể nhận được rất nhiều Mộc.
12. Du lịch về phía đông để lấy vận Mộc
Người có mệnh khuyết Mộc nên thường xuyên đi về phía đông. Người Trung Quốc coi Nhật Bản, Mỹ là đất Mộc, là phía đông, do đó bất kỳ chuyến du lịch nào đến Mỹ, Nhật cũng đều có thể lấy vận Mộc.
Người có mệnh khuyết Mộc muốn hành vận, gần thì đến Đông Kinh (Tokyo) – Nhật Bản có Mộc khí rất mạnh, Đông trong từ Đông Kinh là Mộc phương đông.
13. Sách là cứu tính của người có mệnh khuyết Mộc
Nếu là người khuyết Mộc, bạn nên dùng nhiều đồ gia dụng bằng gỗ trong nhà, gỗ trắc là loại gỗ người vận Mộc nên dùng, nhưng các tác phẩm điêu khắc gỗ mới thật sự trợ vận, như thỏ, mèo bằng gỗ. Mèo trong tranh thêu cũng dùng để trợ vận cho người khuyết Mộc. Rèm cửa sổ bằng vải là Mộc, cửa sổ của người khuyết Mộc toàn bằng gỗ thì tốt.
Người khuyết Mộc nên giữ sách vở, tạp chí trong nhà, vì chúng đều là Mộc. Quần áo cũng là Mộc, vì được làm từ vỏ cây mà thành.
Người khuyết Mộc để nhiều sách trong nhà và thích mua sắm quần áo nhất định là vận tốt, thực ra mua sắm là công trình lấy Mộc. Quần áo là Mộc, sách vở cũng là Mọc, những người thích mua sắm mà khuyết Mộc rất ít khi mua một món trang sức bằng đồng hay bằng nhựa, vấn đề là họ đang hành vận hay hành vận suy, nếu hành vận thì chỉ mua Mộc.
14. Sáng sớm là thời điểm lấy vận Mộc
Người có mệnh khuyết Mộc nếu gặp khó khăn như mắc các bệnh nan y hay phá sản, không có lối thoát, có thể thức dậy lúc 05 giờ sáng, đi ra công viên hoặc sườn núi nơi có nhiều cây nhất để lấy Mộc tăng vận.
05 giờ đến 07 giờ sáng là giờ Mão, là khoảng thời gian nhiều Mộc nhất mỗi ngày, nếu người khuyết Mộc tận dụng vận buổi sớm này để hấp thu khí Mão Mộc thì có thể đạt được hiệu quả tốt.
Trước tiên ra khỏi cửa vào lúc 05 giờ đến 07 giờ sáng, gặp cây to thì đứng trước cây ít mạnh Mộc khí, gặp cành cây thì nhặt lên, gặp một cành khác to hơn thì lại nhặt lên. Cứ thế vừa đi vừa dạo, vừa cầm một cành cây trên tay, đến khi mặt trời mọc thì bắt đầu tập Thái cực quyền, sau đó ngồi xuống nghỉ ngơi, uống chút nước, hít thở không khí trong lành, mang cành cây to nhất nhặt được về nhà, để ở phía đông. Sáng hôm sau ra khỏi cửa lại mang vứt đi, rồi lại nhặt cành cây khác, như vậy có thể lấy Mộc.
Người khuyết Mộc về nhà nên uống một ly nước Linh chi hoặc trà nhân sâm để bổ sung vận Mộc.
15. Công dụng của việc trồng hoa cỏ trong phòng vệ sinh
Người có mệnh khuyết Mộc vì thiếu Mộc nên phải dùng Thủy để sinh Mộc, mà phòng vệ sinh là nguồn Thủy trong ngôi nhà. Người khuyết Mộc phải đặt chậu cây cảnh trong phòng vệ sinh, một mặt có thể làm cho không khí phòng vệ sinh trong lành hơn, mặt khác dùng Thủy sinh Mộc có thể dưỡng vận Mộc. Phương pháp này rất đáng vận dụng. Tốt nhất là trồng hai chậu, bốn chậu. Đương nhiên gạch men trong phòng vệ sinh với các hoa văn cây cỏ cũng có Mộc khí. Treo quần áo ướt trong phòng vệ sinh cho khô cũng là Mộc.
Bất kỳ đô thị nào cũng có một nơi bán cây cảnh. Mộc ở nơi này nhất định là đẹp nhất, vượng nhất, người khuyết Mộc sinh sống ở gần đó sẽ có thể được vận Mộc. Vì vậy người có mệnh khuyết Mộc ghé chơi khu bán cây cảnh mỗi tuần đôi ba lần, mua vài cây hoa to về nhà là hoàn thành trình tự lấy Mộc.
Tìm được chợ bán rau quả và mua về cũng là bổ sung Mộc.
16. Chữ hán với người mệnh khuyết Mộc
Họ Lâm đương nhiên là nhiều Mộc.
Thực ra người tên Á Đông mới là nhiều Mộc nhất. Phương đông là Mộc, mùa xuân cũng là mùa Mộc vượng, do đó người tên Á Xuân cũng có rất nhiều Mộc khí.
Mọi chữ hán có bộ Thảo đầu đương nhiên là có nhiều Mộc.
Người sống ở “Uyển” rất nhiều Mộc, vì chữ Uyển là vườn, là Mộc, người có mệnh khuyết Mộc tốt nhất nên ở “Uyển”.
Hoa viên đương nhiên rất nhiều Mộc, toàn khu đều là Mộc.
Chữ Tuyển cũng là Mộc bởi trong đó có chữa chữ Tốn, chỉ phương nam cũng là Mộc.
17. Trợ vận Mộc cho học sinh đi thi
Trẻ con muốn thông minh, nếu là trẻ khuyết Mộc, thì nên ăn nhiều hải đới, hạt quả cứng, hạch đào (quả óc chó), rong biển, gan heo, óc heo, uống nhiều nước nho.
Khi ngồi học tay cầm thước gỗ, dùng bốn cây trúc Phú quý trồng trong chậu nước để trước bàn học, đó là “một và bốn cùng một cung làm vượng danh khoa giáp”, chân giẫm lên thảm màu lục.
Để học có hiệu quả nhất thì nên dậy lúc 06 giờ sáng, học đến 09 giờ, hoặc buổi tối ôn tập từ 09 giờ đến 11 giờ, những khoảng thời gian khác hiệu quả không rõ rệt.
Vào kỳ thi hàng năm, từ ngày 04/02 đến ngày 05/05 là có lợi, nhưng thi sau ngày 05/05 sẽ dễ thất bại, do đó phải tăng cường vận Mộc trên người, Thí dụ mặc áo màu lục, trong túi để một cây hành, tay đeo dây màu lục, nên dùng tràng hạt gỗ và đi bít tất màu lục.
Tóc và móng tay móng chân để dài trong kỳ thi.
18. Gần gũi những người nhiều Mộc
Học sinh khuyết Mộc nên tìm thầy cô dạy kèm có nhiều Mộc. Những thầy cô sinh từ ngày 19/02 đến ngày 05/04 sẽ có lợi cho học sinh khuyết Mộc. Những người sau cũng có ích:
- Người mà trong bát tự có Tam hội cục Mão, Dần, Thìn.
- Người mà trong bát tự có Tam hợp cục Mão, Hợi, Mùi.
- Người mà trong bát tự có Lục hợp cục Dần, Hợi.
Bạn có thể dùng lịch vạn niên để tính cho người khác và tính cho mình:
- Người sinh từ ngày 19/02 đến ngày 05/04 bát tự có nhiều Mộc nhất.
- Người sinh từ 03 giờ đến 07 giờ sáng là nhiều Mộc.
- Người nhiều Mộc ắt chủ về “Nhân”, tức là người hảo tâm.
Ngoài ra có một cách nữa là đổi tên (theo chữ hán), những tên dưới đây đều có nhiều Mộc.
- Người họ Lý, học Lâm, họ Liễu, họ Lương, tên là Á Sâm, Á Khanh, Á Hổ thường có nhiều Mộc.
- Không chỉ thầy cô dạy kèm mà người giúp việc cũng phải sinh vào tháng Mộc mới nên thuê.
- Tìm người yêu, kết hôn càng phải hỏi rõ trước tháng sinh mới quyết định có tiếp tục hay không, thực chất là để biết có phải người nhiều Mộc tức là sinh từ ngày 19/02 đến ngày 05/04 hay không.
Phương pháp này có thể giúp bạn nhận được vận tốt trong cuộc đời.
CẢI VẬN HỎA CHO NGƯỜI SINH VÀO MÙA ĐÔNG
Những người sinh từ ngày 8 tháng 11 đến ngày 12 tháng 2 dương lịch (tức là sinh vào mùa Đông) là ngũ hành thiếu Hỏa.
Những người sinh vào tháng Hợi, tháng Tý, tháng Sửu và tháng Dần đầu xuân đều có Bát tự đông giá, nên ngũ hành khuyết Hỏa, do đó dụng thần là Hỏa.
Người khuyết hỏa nhất định phải kỵ kim, kim thủy và hàn thổ.
Phương pháp cải vận cho người khuyết HỎA như sau:
1. SỬ DỤNG MÀU ĐỎ, TÍM ĐẬM
Người khuyết hỏa phải dùng màu đỏ, tím vàng, quần áo có 3 màu này sẽ đem lại vận tốt, quần áo ngoài và cả nội y. Nên màu áo gối và chăn đắp cũng phải sử dụng những màu này. Thật ra không nhất thiết phải sử dụng màu đỏ đậm mà màu nhạt cũng có thể gây hiệu ứng tốt. Về hình học và hoa văn nên dùng hình tam giác, có hình chim trĩ cũng là hỏa. Có thể bổ sung mô hình tòa nhà cao tầng để bổ sung hỏa.
2. ĐỂ ÁNH NẮNG CHIẾU VÀO ĐẠI SẢNH
Người khuyết hỏa phải sống nơi có nhiều ánh sáng, tức là phải ánh nắng buổi sáng vào nhà. Mỗi ngày nếu có được ánh mặt trời vào nhà là vô cùng tốt, sinh ra hiện tượng sinh khí cho mộc hỏa cùng sáng, đây là các cách cả hai người khuyết mộc hỏa cùng may mắn. Buổi chiều ánh nắng mặt trời không phải là sức sóng cho mộc nên không thể là nguồn tốt cho người khuyết hỏa.
3. MỞ CỬA SỐ NƠI LƯU NIÊN CÓ SAO NHẤT BẠCH
Vì Nhất Bạch thủy hàng năm sẽ vào từng cung phương vị khác nhau, nên mở cửa số theo năm có Nhất Bạch đóng cung và để thêm một chậu cây, vì cây hút nước và sinh ra hỏa. Tốt hơn nữa là trồng 4 chậu cây tại vị trí này.
4. TRỒNG CÂY VÀ THÚC VƯỢNG KHU VỰC CÓ SAO CỬU TỬ
Sao Cửu Tử thuộc hỏa và là sao may mắn nên người khuyết hỏa phải ứng dụng ngay tại vị trí lưu niên có sao Cửu Tử để trồng cây sinh hỏa, có thể thêm vào những sợi dây chỉ đỏ trên cây để tăng hỏa.
5. ĐEO ĐÁ MÀU
Người khuyết hỏa nên đeo đá quý có trường khí mạnh để tăng vận may cho mình, nên nhớ phải đeo dây màu đỏ hoặc tím đậm, cũng nên đeo loại đá vằn được gọi là đá “phát đạt”, chọn những viên đá vằn có màu đỏ và màu lục nhiều hơn, đó chính là đồ trang sức đá quý để cải vận cho người khuyết hỏa. Người khuyết mệnh hỏa có vận trình khá đặc biệt nên phải đeo thêm dây chuyền đá màu ở chân.
6. NHUỘM TÓC ĐỂ CẢI VẬN
Tóc thuộc ngũ hành mộc, móng tay và móng chân cũng thuộc mộc, gan cũng thuộc mộc đây những bộ phận có liên quan. Người khuyết mệnh hỏa nên nhuộm ít màu đỏ cho mái tóc, nữ giới nên sơn móng tay, móng chân và đỏ đào. Phương pháp này rất có hiệu quả trong cải vận.
7. RƯỢU VANG VA THỨC ĂN CẢI VẬN
Người khuyết hỏa trước khi đi ngủ, mỗi buối tối nên uống ít rượu vang đỏ. Nên ăn thêm một ít gừng và ớt cũng cải vận. Có thể uống chút rượu nhưng không được quá mức. Ăn tim heo, huyết heo, và rong biển.
Vào mùa đông nên ăn nhiều thịt dê, hoặc ăn khô bò. Nếu không bị đau cổ họng sau 3 giờ chiều nên ăn một thanh chocolate là phương thuốc đổi vận cho người khuyết hỏa.
8. NUÔI CHÓ VÀ NUÔI MÈO
Người khuyết hỏa có bốn điều nên:
1. một là nên có xe hơi
2. hai là nên nuôi con mèo có màu càfe
3. ba là nên nuôi chó
4. bốn là nuôi rùa trong nhà cũng là nhiều hỏa
Xe cũng là Ngọ, Mèo cũng là Dần, Tuất cũng là chó nên tam hợp của ba con này thành ngũ hành thuộc hỏa.
9. ĐI DU LỊCH VỀ PHƯƠNG NAM
Đất hỏa của trái đất là Châu Úc, kế đến các quốc gia Đông Nam Á, do đó người khuyết hỏa nếu có vận suy nên đi du lịch những nơi này.
10. XÔNG HƯƠNG, PHA TRÀ, VÀ THẮP NHANG
Người có tín ngưỡng thường thắp hương cúng bái, do đó người khuyết hỏa muốn có vận may nên có tín ngưỡng, vì thắp hương chính là đốt lửa. Nếu thích uống trà, đun nước pha trà cũng là tăng hỏa, Thần Tài phương Nam là hỏa, người khuyết hỏa nên thờ Thần Tài.
11. ĐỐT ĐÈN SUỐT ĐÊM
Người khuyết mênh hỏa nên để đèn sáng thâu đêm vì từ 9 giờ tối đến 3 giờ sáng là rất lạnh (giờ Hợi, Tý, Sửu). Nên việc thắp đèn suốt đêm cũng là cải vận. Đặc biệt là nhà tắm và toilet luôn có nhiều thủy, nên người khuyết hỏa nên thắp đèn sáng vào buổi tối tại nơi này. Người khuyết hỏa nên vào bếp thường xuyên và hóa đơn tiền điện của người khuyết hỏa càng cao thì lại càng may mắn. Đó là tại sao bạn là người khuyết hỏa luôn cần các hoạt động lấy hỏa.
12. NGƯỜI KHUYẾT HỎA NÊN MUA THỨ GÌ TRONG SIÊU THỊ
Người khuyết hỏa khá kỳ lạ, lúc may mắn thường hay mua pin, và bật lửa. Pin điện thoại của người khuyết hỏa thường mau hết hơn người khác. Người khuyết hỏa thường hay mua đồ điện, điện tử. Khi về đến nhà, đầu tiên nhất thích bật tivi hoặc máy nghe nhạc, tối ngủ cũng thích mở tivi thâu đêm đến 3 giờ đến 5 giới sáng mới tắt tivi. (giờ Dần)
13. MÁY TẠO HƠI NÓNG.
Nếu là chủ nhà, nên đặt thêm máy tạo hơi nóng ở góc Tây Bắc. Dưới chân có thể đặt thêm tấm thảm đỏ để tăng vận.
14. HÓA GIẢI SAO NGŨ HOÀNG VÀ NHỊ HẮC
Sao Ngũ Hoàng và Nhị Hắc thuộc thổ nên hỏa sinh thổ hỏa hao hụt. Nên hóa giải Ngũ Hoàng và Nhị Hắc là việc người khuyết hỏa phải nghiêm túc thực hiện.
15. CÂN NHẮC VỚI NHÀ TẮM VÀ TOILET
Người khuyết hỏa là thuộc mệnh hàn nên rất kỵ có thêm nước, nước vượng sẽ nhấn chìm, nên nhà vệ sinh hay nhà tắm thuộc về thủy, và việc làm quan trọng nhất là không nên cho rỉ nước trong nhà tắm hay nhà vệ sinh. Cho nên đặt chậu cây để hút chế thủy trong nhà tắm. Người khuyết hỏa kỵ nhất là sáng dậy tắm từ đầu đến chân và cũng hạn chế trong nhà tắm hay nhà vệ sinh quá lâu.
16. BÀY TRÍ VẬT CÁT TƯỜNG ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT HỎA
Đối vời người khuyết hỏa, bức tranh mặt trời và hoa mẫu đơn là cực kỳ tốt. Ngựa là xe là hỏa, nên xe hơi cũng là hỏa, hình vẽ xe và ngựa cũng là hỏa. Dần là kho báo cũng mộc hỏa nên bài trí con hổ cũng là cải vận cho mệnh khuyết hỏa. Việc đi sở thú để xem hổ cũng là hoạt động cải vận.
17. VĂN TỰ CỦA NGƯỜI KHUYẾT HỎA
Họ Hứa, Mã, Kỷ đều là hỏa vượng, người có tên như Thành, Thịnh, Mậu, Nghĩa, Mỹ, Linh, Ninh thì rất nhiều hỏa.
18. GẦN GŨI NHỮNG NGƯỜI CÒ NHIỀU HỎA
Người khuyết hỏa đương nhiên là phải tiếp cận người có nhiều hỏa.
Sau đây là những người có nhiều hỏa:
1. Những người sinh từ ngày 6 tháng 6 đến ngày 8 tháng 7 dương lịch là nhiều hỏa nhất.
2. Những người sinh từ ngày 5 tháng 5 đến ngày 6 tháng 6 dương lịch là nhiều hỏa thứ hai.
3. Người sinh từ ngày 8 tháng 7 đến ngày 7 tháng 8 dương lịch là nhiều hỏa thứ ba.
4. Người sinh từ ngày 19 tháng 2 đến ngày 5 tháng 3 dương lịch là nhiều hỏa thứ tư.