Tứ Tượng phong thủy là gì và những điều bạn cần biết
Phong thủy có câu Lưỡng Nghi sinh tứ tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái. Đây là câu nói quen thuộc thể hiện sự tương quan giữa trời đất trong thuyết phong thủy số học. Bạn có thể nghe người ta nói nhiều đến Tứ Tượng nhưng vẫn chưa thể hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của nó là gì và nó quan trọng như thế nào. Vì vậy, bạn viết dưới đây chia được chia sẻ những khái niệm liên quan đến Tứ Tượng trong phong thủy để bạn đọc hiểu rõ hơn.
Tứ Tượng là gì?
Theo các trang thông tin và tài liệu lịch sử về phong thủy thì Tứ Tượng là danh từ chỉ đại tứ thần thú hình thành từ thời Trung Hoa cổ đại. Là khái niệm chỉ bốn bộ trong khoa học thiên văn, triết học và phong thủy Đông Phương. Cụ thể bao gồm:
Thanh Long của Phương Đông
Bạch Hổ của Phương Tây
Chu Tước của Phương Nam
Huyền Vũ của Phương Bắc
Theo các tài liệu về lịch sử chiêm tính và văn hóa dân gian thì, trong tứ đại thần thú, mỗi thần sẽ cai quản một phương. Ngoài ra, các thần thú này sẽ tượng trưng cho mỗi một mùa khác nhau trong năm bởi những đặc điểm và nguồn gốc riêng của từng loài. Trong văn hóa phương Đông như Trung Quốc và Nhật Bản, bốn loài linh vật này được miêu tả và thể hiện rất sinh động.
Khi Đạo giáo trở nên phát triển và thành hình thì Tứ Tượng cũng được đặt tên riêng với những cái tên như :
Thanh Long là Mạnh ChươngChu Tước là Lăng QuangBạch Hổ là Giám BinhHuyền Vũ là Chấp Binh
Theo tương truyền, bên cạnh Tứ Tượng là sự có mặt của linh thú thứ 5 gọi là Hoàng Lân (kỳ lân màu vàng). Đây là linh thú có uy quyền tối cao và là đại chỉ huy cho Tứ Tượng. Trong thuyết Âm- Dương thì Tứ Tượng tương ứng với 4 giai đoạn và phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ: Hư Vô sinh Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng và Tứ Tượng sinh Bát Quái.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tứ Tượng
Trung Hoa cổ đại là nơi cho ra đời khái niệm Tứ Tượng và được cho là vào đời Xuân Thu- Chiến Quốc. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu và bằng chứng xác định chính xác thời điểm nhưng nhìn chung khái niệm này ra đời và lưu hành ở xã hội Trung Hoa từ xa xưa.
Về ý nghĩa, Tứ Tượng được con người quan sát cùng các tinh tú trong thống nhị thập bát tú. Quá trình quan sát này theo dõi sự vận hành và chuyển động của chúng để xác định ngày tốt, ngày xấu, xác định thời gian để phục vụ canh tác mùa màng. Ngoài ra, việc quan sát Tứ Tượng còn được xem là công cụ để dự đoán các biến động xã hội, biến động về kinh tế và chính trị thời cổ đại.
Nói về phong thủy, Tứ Tượng bao gồm Thanh Long, Bạch Hổ, Chu Tước và Huyền Vũ nếu được hội tụ sẽ tạo nên được những địa thể đẹp. Vì vậy, khi chọn nơi đóng đô, đặt doanh trại quân đội thì các nhà phong thủy phải tìm kiếm những nơi hài hòa giữa Tứ Tượng. Nghĩa là những nơi này phải có sông ngòi, đất đai phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh ánh sáng mặt trời vừa phải. Tứ Tượng sẽ ứng với bốn mùa xuân hạ thu đông và bốn phương Đông Tây Nam Bắc. Và Tứ Tượng cũng ứng với Tứ Đại Nguyên Tố của các truyền thuyết châu Âu, bao gồm:
Nước là Thanh Long (màu xanh biển)Lửa là Chu Tước (màu đỏ)Gió là Bạch Hổ (màu trắng)Đất là Huyền Vũ (màu đen)
Các linh vật trong Tứ Tượng
Tuy nhiều người từng nghe đến khái niệm về Tứ Tượng nhưng không phải ai cũng đọc đúng chính xác tên của tứ thần thú này. Dưới đây là tên gọi chính xác của 4 linh thú trong Tứ Tượng:
Thanh Long
Thanh Long hay còn gọi là Thương Long là thần thú đầu tiên trong Tứ Tượng dựa theo Thiên Văn học Trung Hoa. Thần thú này cũng là một khái niệm rộng và thường xuyên được đề cập trong thuyết phong thủy, thuyết âm dương và triết học. Và Thanh Long được xem là linh vật thiêng liêng nhất trong tứ thần thú. Linh vật này có hình tượng là rồng mang sắc xanh, là màu của hành Mộc ở phương Đông và tượng trưng cho mùa xuân.
Bạch Hổ
Tương tự, Bạch Hổ là một trong những Tứ Tượng và cũng được đề cập rộng rãi trong phong thủy, âm dương và triết học. Hình tượng của thần thú này là hổ mang sắc trắng, là màu của hành Kim ở phương Tây và tương ứng với mùa Thu.
Huyền Vũ
Huyền Vũ còn có cái tên khác là Chân Võ đại đế và là một vị thần quan trọng trong Đạo giáo. Và Huyền Vũ cũng là một trong những thần thú trong Tứ Tượng của Thiên văn học, phong thủy, thuyết âm dương và triết học Trung Hoa. Hình tượng của Huyền Vũ là hình ảnh con rắn quấn quanh con rùa màu đen. Đây là màu của hành Thủy ở phương Bắc và tượng trưng cho mùa đông.
Chu Tước
Chu Tước là thần thú cuối cùng trong Tứ Tượng. Thời cổ đại, Chu Tước còn được gọi với cái tên là Chu Điểu, tức là con chim màu đỏ. Đây là một linh vật với hình hài là loài chim sẻ có màu đỏ, là màu của hành Hỏa ở phương Nam và ứng với mùa hạ.
Có thể nói, Tứ Tượng là một khái niệm quan trọng trong các thuyết về Thiên văn học, thuyết phong thủy, thuyết âm dương và triết học phương Đông. Hiểu được Tứ Tượng bạn có thể vận dụng những ý nghĩa của nó vào cuộc sống hằng ngày. Vì vậy thông qua bài viết này, bạn có thêm kiến thức cơ bản về tứ thần thú nổi tiếng này.
Tứ Tượng gồm những linh vật nào?
Có một điều thú vị là khá nhiều người đã từng nghe đến tứ tượng, tứ đại thần thú nhưng lại rất hiếm người có thể đọc tên chính xác tứ tượng. Vì vậy Thần Cơ tiên tử xin trình bày theo thứ tự phân cấp của tứ tượng gồm 4 linh thú sau đây.
Thanh Long
Thanh Long (青龙) hay Thương Long (苍龙) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, âm dương, triết học. Có truyền thuyết nói rằng Đẩu Mẫu Nguyên Quân chính là Thanh Long thời viễn cổ, Thanh Long là linh vật thiêng liêng bậc nhất trong Tứ tượng, thời cổ đại gọi là Thương Long, có tượng là hình rồng (long, 龍), có màu xanh (thanh, 青) màu của hành Mộc ở phương Đông, do đó tương ứng với mùa xuân
Bạch Hổ
Bạch Hổ (白虎) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học.
Bạch Hổ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con hổ (虎), có màu trắng (bạch, 白) là màu của hành Kim ở phương Tây, do đó tương ứng với mùa thu.
Trong thiên văn, Bạch Hổ chỉ cung gồm 7 chòm sao phương tây trong Nhị thập bát tú, đó là:
Khuê Mộc Lang (Khuê)Lâu Kim Cẩu (Lâu)Vị Thổ Trệ (Vị)Mão Nhật Kê (Mão)Tất Nguyệt Ô (Tất)Chủy Hỏa Hầu (Chủy)Sâm Thủy Viên (Sâm)
Huyền Vũ
Huyền Vũ (玄武), còn gọi là Chân Võ đại đế, Bắc đế Chân Võ đế quân, Đãng Ma Thiên tôn, Hắc Đế, là một vị thần quan trọng của Đạo giáo[1], là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học. Chân thân của Huyền Thiên Trấn Vũ nổi tiếng trong đạo giáo.
Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền, 玄) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.
Huyền Vũ là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con rắn quấn quanh con rùa, có màu đen (huyền, 玄) là màu của hành Thủy ở phương Bắc, do đó tương ứng với mùa đông.
Chu Tước
Chu Tước (朱雀) là một trong Tứ tượng của Thiên văn học Trung Quốc, và cũng là một khái niệm rộng trong phong thủy, thuyết âm dương, triết học phương Đông.
Chu Tước thời cổ còn gọi là Chu Điểu (朱鳥, con chim màu đỏ) là linh vật thiêng liêng có tượng là hình con chim sẻ (tước 雀), có màu đỏ (chu, 朱) là màu của hành Hỏa ở phương Nam, do đó tương ứng với mùa hạ.
Tương ứng với Ngũ hành
Các thánh thú hợp thành hệ thống Ngũ hành:
Thanh Long của phương Đông: Mộc
Chu Tước của phương Nam: Hỏa
Bạch Hổ của phương Tây: Kim
Huyền Vũ của phương Bắc: Thủy
Tương truyền còn có thánh thú thứ năm, Hoàng Lân (con kỳ lân màu vàng), hay "Hoàng Lân của Trung tâm". Tất cả các thánh thú hợp lại dưới sự cai quản của "trung tâm" là Hoàng Lân, và Hoàng Lân đại diện cho nguyên tố Thổ và giữa mùa hạ.
Trong thiên văn
Trong thiên văn học Trung Quốc, Tứ tượng là bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc của Nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.
Trong thiên văn
Trong thiên văn học Trung Quốc, Tứ tượng là bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc của Nhị thập bát tú. Mỗi chòm Thanh Long, Bạch Hổ, Huyền Vũ và Chu Tước được hợp từ bảy chòm sao.
Đông: Thanh Long
Chòm Thanh Long (rồng xanh) gồm bảy chòm sao nhỏ hơn hợp thành gồm: Giác (Cá sấu), Cang (rồng), Đê (cu li), Phòng (thỏ), Tâm (cáo), Vĩ (cọp) và Cơ (báo)
Tây: Bạch Hổ
Chòm Bạch Hổ (cọp trắng) gồm: Khuê (sói), Lâu (chó), Vị (trĩ), Mão (gà), Tất (quạ), Chủy (khỉ) và Sâm (vượn)
Nam: Chu Tước
Chòm Chu Tước (phượng hoàng đỏ) gồm: Tỉnh (bò), Quỷ (dê), Liễu (hoẵng), Tinh (ngựa), Trương (nai), Dực (rắn) và Chẩn (giun)
Bắc: Huyền Vũ
Chòm Huyền Vũ (rùa và rắn đen) gồm: Đẩu (cua), Ngưu (trâu), Nữ (dơi), Hư (chuột), Nguy (én), Thất (heo) và Bích (nhím)
Trong thuyết Âm-Dương
Trong thuyết Âm Dương, Tứ tượng tương ứng với giai đoạn sinh làm bốn phạm trù trong quá trình biến đổi của vũ trụ (Hư vô sinh Thái cực, Thái cực sinh Lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh Tứ tượng, Tứ tượng sinh Bát quái)
Tứ tượng gồm
Thái dương: tượng hình bởi hai vạch liềnThiếu dương: tượng hình bởi vạch đứt ở trên, vạch liền ở dướiThiếu âm: tượng hình bởi vạch liền ở trên, vạch đứt ở dướiThái âm: tượng hình bởi hai vạch đứt
Trong phân chia thiên thể
Các thiên thể trên bầu trời cũng được phân chia thành tứ tượng:
- Nhật (Mặt Trời) - tương ứng với Thái dương
- Nguyệt (Mặt Trăng) - tương ứng với Thái âm
- Tinh (các vì sao đứng yên, định tinh) tương ứng với Thiếu âm
- Thần (hay Thìn, các ngôi sao chuyển động, hành tinh) tương ứng với Thiếu dương
Trong phong thủy
Đối với phong thủy, hội tụ đủ Tứ tượng Thanh long, Bạch hổ, Chu tước, Huyền vũ là điều cần thiết để có một địa thế đẹp. Ngày xưa, để chọn được nơi để đặt kinh đô, các nhà phong thủy phải tìm nơi hài hòa giữa tứ tượng như nơi đó phải có sông ngòi, đất phải phì nhiêu, dễ đón gió và nhận được ánh mặt trời vừa phải.
Phong thủy của bàn làm việc theo Tứ Tượng
Hãy ngồi vào bàn làm việc và trong tư thế thẳng lưng nhìn về phía trước để có thể bắt đầu xác định phong thủy bàn làm việc theo vị trí Tứ Tượng. Xung quanh có 4 hình tượng, tượng trưng cho Thanh Long (trái), Bạch Hổ (phải), Chu Tước (trước) và Huyền Vũ (sau). Mỗi thánh thú thuộc về một hành khác nhau:
Huyền Vũ (màu đen, xanh tím than) tượng trưng cho Thủy.Chu Tước (màu đỏ) thuộc hành Hỏa.Bạch Hổ (màu trắng) tượng trưng cho hành Kim.Thanh Long (màu xanh lá cây) tượng trưng cho hành Mộc.
Xét về mặt tâm lý, hệ thần kinh luôn ý thức rằng chúng ta không có khả năng nhìn thấy các vật hoặc chuyển động ở phía sau. Khu vực này dễ bị tấn công, gây cảm giác bất an. Chiếc mai vững chãi của Rùa đen (Huyền Vũ) sẽ là điểm tựa tin cậy, mang lại cảm giác an toàn, yên ổn. Như vậy phía sau chỗ ngồi của bạn cần phải có bờ tường dựa hoặc tủ hồ sơ, để tạo thế Huyền Vũ vững chắc.
Mặt khác, khi nhìn về phía trước (Chu Tước), bạn muốn có tầm nhìn rộng lớn, không vướng víu. Nguồn cảm hứng lớn lao sẽ xuất hiện khi tầm mắt của bạn được phóng thật xa. Đó là nơi Phượng Hoàng sải cánh.
Phía bên phải bạn là Hổ trắng, biểu tượng của sự dũng mãnh và bạo lực tiềm ẩn. Năng lượng này cần được khống chế thật tốt. Điều này có nghĩa là nên bố trí đồ vật ở bên phải của phòng làm việc tương đối thấp so với mặt đất. Làm vậy bạn sẽ có bên mình một thú hoang thuần dưỡng.
Phía bên trái của bạn là Thanh Long. Nổi bật bởi trí thông minh, tầm nhìn rộng lớn và sự vững chãi, Rồng xanh tượng trưng cho ước nguyện về một tương lai rộng mở, tâm hồn bình an và cái nhìn phóng khoáng. Ở phía bên trái phòng làm việc này, bạn nên đặt những đồ vật cao, vượt quá tầm mắt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét