Thứ Năm, 4 tháng 3, 2021

Kính thờ Cha Trời Mẹ Đất

 





KHẤN NGUYỆN
  • Con tấu lạy cha trời mẹ đất , con tấu lạy 9 phương trời 10 phương Phật 
  • con tấu lạy chư phật 10 phương
  • con lạy cha lạy mẹ .
  • con tấu lạy tam giới thiên chúa , tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế 
  • con tấu lạy vua lạy mẫu ,
  • con tấu lạy chúa lạy chầu.

  • con tấu lạy công đồng các giá hội đồng các quan , con tấu lạy công đồng đôi nước hội đồng các giá chứng tâm , con tấu lạy tam phủ công đồng tứ phủ vạn linh công đồng thánh đế các bóng các giá các toà các sở , con tấu lạy hội đồng các quan thượng bạn trung ban hạ ban , tả hữu văn võ bách quan , các quan đương niên đương cảnh , các quan cai quản bản đền bản phủ , các quan ngự tại thổ ngơi.
Kim nguyệt Cát nhật , hôm nay là ngày ... tháng ... năm ..,
Con tên .... thay mặt đồng gia dương môn quyến đẳng , mang miệng đến Tâu mang đầu Bái yết cửa cha mẹ cửa đình thần tâm tứ phủ , nhất tâm tưởng vạn tâm thành , cầu xin phật thánh lai giáng từ trung , tối tú anh linh , chứng tâm lễ vật lời thưa tiếng khấn cho gia trung con ,

Con Cầu xin độ cho gia chung , thân cung khang thái , mệnh vị khang cường , gia đạo ôn hoà , trí thể tráng kiện , vạn sự hanh Thông , phúc lai tai viễn khứ ,

Độ cho con .....

A DI ĐÀ PHẬT


Thiên Phụ , Địa Mẫu là Cha Trời, Mẹ Đất là các Đấng sáng tạo tối cao :


Khởi Thủy tổ của Vũ Trụ có Đức Thiên Phụ, Đức Địa Mẫu Âm Dương Thái Cực lưỡng nghi, chính gọi là Cha Trời, Mẹ Đất. Sau đó mới phát sinh ra vạn vật trong đó có con người, theo quy luật vận động mà thay đổi, tiến hóa, phát triển không ngừng cho đến ngày hôm nay. Phải có con người trước rồi mới sinh ra các Đạo lý : Đạo làm người, Đạo làm cha, đạo làm con,đạo làm vợ, đạo làm chồng...v v. Nếu không có con người lấy đâu ra có đạo? Một thời gian sau nữa Cha Trời Mẹ Đất nhận thấy rằng con người thiếu sự định hướng chỉ đạo cụ thể,chỉ ngập chìm trong Tham Sân Si Ái mà tranh giành, chém giết lẫn nhau, nên mới sai người xuống để dẫn dắt, giáo huấn. Vì thế giới bao la rộng lớn, loài người từ khi được sáng tạo ra đã tiến hóa rất nhanh, hình thành quá nhiều giống loài, nên một vài người không thể đảm nhận được trọng trách. Đấng sáng tạo tối cao theo đó mà cử rất nhiều người xuống quản lý, và những người đó chính là các Đấng linh thiêng của các Đạo hiện nay.

Tuy nhiên cách gọi của mỗi Đạo về Cha Trời Mẹ Đất có sự khác nhau, giống như là miền Bắc nước ta gọi là quả Dứa, trong miền Nam gọi là trái Thơm. Miền Bắc gọi là con Tôm, trong miền Trung lại gọi là con Tép.

Theo sự hiểu biết của tôi thì bên đạo Thiên Chúa có dùng từ đức Chúa Trời cũng là hàm ý nói đến Cha Trời Mẹ Đất như tôi đã trình bày .

Vấn đề cũng đã phần nào sáng tỏ, thiết nghĩ các bạn theo các Đạo khác nhau nên suy nghĩ và hiểu thấu đáo về nguồn cội để từ đó giữ gìn bản sắc và phát triển nâng cao giá trị của đời sống tâm linh.




Phần 1: Cha Trời Mẹ Đất theo quan niệm các nước

MẸ ĐẤT - MẸ THIÊN NHIÊN

Mẹ Thiên Nhiên hay Mẹ Đất là tên gọi nhân cách hóa thế giới tự nhiên, đã sản sinh và nuôi dưỡng tất cả vạn vật và chúng sinh trên thế giới này, giống như thiên chức của một người Mẹ.



Khái niệm Mẹ Đất hay Mẹ Thiên Nhiên đã tồn tại từ rất lâu trong lịch sử loài người, các nền văn minh cổ của người Inca (châu Mỹ), Assyria, Babylon (Lưỡng Hà), Slavo, Roman, Greek (châu Âu), Ấn Độ, Trung Hoa (châu Á) đều có nhắc đến hình tượng Mẹ Đất. Khi ngôn ngữ ra đời thì các dân tộc đã có cách gọi khác nhau về khái niệm Mẹ Đất.

MẸ ĐẤT TRONG NỀN VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY

Người phương Tây gọi Mẹ Thiên Nhiên (Mother Nature), xuất phát từ nguồn gốc tiếng Latinh chữ Natura có nghĩa là sinh sản.

Tiếng Anh thời Trung Cổ dùng Mother Eorth, sau đó là Mother Earth, để nhân cách hóa cho Mẹ Đất. Trong khi đó các nước Bắc Âu thì gọi là Jord Earth, có nghĩa là Nữ thần cai trị Trái Đất.

Trong tiếng Hy Lạp cổ đại khoảng 500 năm trước Công Nguyên đã dùng từ Mother Gaia với ý nghĩa là Mẹ Đất. Thần thoại Hy Lạp đã miêu tả Demeter nguyên mẫu là một vị nữ thần mùa màng, mang lại nguồn sống cho mọi sinh vật trên thế gian, và có đầy đủ quyền năng tượng trưng cho Mẹ Đất.

Theo quan niệm Kitô giáo thời Trung cổ, khái niệm Mẹ Đất không mang ý nghĩa của một Nữ Thần, mà chỉ là hình tượng nhân cách hóa cho Trần Gian, là một thế giới nằm ở giữa, thấp hơn Thiên Đàng và cao hơn Địa Ngục, tất cả đều do Cha Trời sinh ra.

MẸ ĐẤT TRONG NỀN VĂN HÓA CHÂU MỸ

Nền văn minh của người bản địa Algonquin ở Bắc Mỹ cho rằng có một bà Mẹ Tổ, sản sinh ra nguồn nước và mùa màng nuôi sống các loài sinh vật trên Trái Đất. Trong nền văn minh của người Inca ở Nam Mỹ có tên gọi Parchmama để gọi một nữ thần chúa tể của mùa màng và lương thực. Hơn nữa, tiếng Inca, Parchmama còn mang ý nghĩa như là Mẹ sinh ra vũ trụ.

Nếu Parchmama tượng trưng cho Mẹ Đất thì người Inca tôn vinh Inti là Cha Trời, là hai biểu tượng tối cao nắm quyền cai quản thế giới.

ĐẾ THIÊN ĐẾ THÍCH

Đến đất nước Camphuchia ngày nay, du khách thường đến thăm khu đền Angkor Thom và Angkor Vat, là hai khu di tích cổ xây dựng hoàn toàn bằng đá, được liệt vào một trong những kỳ quan của thế giới, giống như Kim Tự Tháp của Ai Cập, Điện Parthenon của Hy Lạp, Vạn Lý Trường Thành của Trung Hoa, vv . . .

Đền Angkor Vat được xây dựng vào đầu thế kỷ 12 để thờ Thần Visnu, gọi là Đế Thiên (Trời).




Đền Angkor Thom được xây dựng vào cuối thế kỷ 12. Nhưng Angkor Thom thì không còn là kiến trúc của tôn giáo Hindu nữa, mà nó lại mang nét kiến trúc của nền văn hóa Phật giáo. Đặc trưng của đền Angkor Thom là những nụ cười Bayon rất hiền hậu, và gọi là Đế Thích (Mẹ).



Mặc dù lịch sử dân tộc Khmer có nhiều cách lý giải về nguồn gốc của việc xây dựng hai ngôi đền này, nhưng xét về ý nghĩa tự nhiên, thì Angkor Vat tượng trưng cho Cha Trời, và Angkor Thom tượng trưng cho Mẹ Đất.

LINGA VÀ YONI

Khi nghiên cứu văn hóa tín ngưỡng Champa, người ta chú ý đến hai linh vật thờ luôn xuất hiện ở những nơi thờ tự cung kính nhất, đó là Linga (bộ phận sinh dục Nam) và Yoni (bộ phận sinh dục Nữ).


Bắt nguồn từ Ấn Độ giáo, thờ thần Shiva là Thượng đế Tối cao, là đấng sản sinh của thế giới. Thần Shiva hóa thân thành Âm và Dương, Âm biểu tượng của Mẹ và Dương biểu tượng của Cha, hình thành nên khái niệm của Cha Trời (Linga) và Mẹ Đất (Yoni), là nguồn gốc của tạo hóa. Do đó nếu bỏ qua về hình tướng của các linh vật này, thì chúng ta có thể hiểu thấu đáo về quan niệm thờ Cha Trời và Mẹ Đất chính là nguồn gốc của vũ trụ.



KẾT LUẬN

Các dân tộc khác nhau trên thế giới, mang nét văn hóa tín ngưỡng riêng biệt, có trình độ phát triển khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng đều có một quan niệm rất chung nhau về nguồn gốc của loài người, nguồn gốc của vũ trụ, và đều cho rằng được sinh ra từ hai chủ thể đầu tiên là Cha Trời và Mẹ Đất.

Các tôn giáo về sau ra đời tuy có cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của vũ trụ, nhưng đều có điểm chung khuyên con người tu tập tiến hóa để cuối cùng quay về nơi xuất phát, trở về nơi mình sinh ra, trở về ngôi nhà của chính mình, nơi đó có Cha và Mẹ đang chờ đợi.




ĐẠO VIỆT NAM
QUỐC TỔ : LẠC LONG QUÂN
QUỐC MẪU : ÂU CƠ NƯƠNG NƯƠNG



Thuở vũ trụ còn đang hỗn độn
Cực chưa phân ,lẫn lộn âm dương
Dương khí thanh, nhẹ, cứng ,cương
Thành trời,thành đạo,dẫn đường hư vô
Âm khôn nhu, điểm tô vũ trụ
Có rồi không ,thường trú ở đâu
Có không ,không có đáo đầu
Âm dương tăng trưởng ra câu đạo đời
Đời không đạo nên đời loạn khổ
Đạo lấy lòng khuyên dỗ dạy răn
Trời cha,đất mẹ băn khoăn
Âm dương vũ trụ khai vầng đào nguyên
Quả địa cầu âm dương hòa hiệp
Vật hóa sanh liên tiếp chuyển xoay
Con người quan sát hằng ngày
Vạn vật thay đổi tỏ bày âm dương
Gia đình nhỏ noi gương vũ trụ
Cũng đổi thay cũng tụ âm dương
Sinh con nối dõi tông đường
Thờ cha kính mẹ âm dương đất trời
Thật nhỏ nhít, như thời nguyên tử
Cũng nguyên hình, cư xử âm dương
Âm dương xem thật phi thường
Ở đâu cũng có âm dương xen vào
Giác ngộ rồi không gian cha phật
Mẹ thời gian đúng thật pháp kia
Phật pháp không thể chia lìa
Âm dương không thể phân chia rõ ràng.




THƠ



Mẹ từ hữu chuyển ra vô
Từ trăm pháp chuyển Hà đồ,lạc thư
Mẹ là một chiếc thuyền từ
Đưa con về lại cõi hư tìm thầy
Nhân đạo nghĩa lý đủ đầy
Bước sang thiên đạo từ đây vô hình
Nhân đạo dạy chữ công bình
Đại đồng Long hội chúng mình lập công
Cha thời ở chốn không không
Biến ra ba sắc chờ trông con nhìn
Tam giáo xây dựng niềm tin
Từng bước tiến hóa để tìm ngôi xưa
Đủ điểm giải thoát hay chưa
Cha già mong đợi nắng mưa vẫn chờ
Cửu trùng con chớ thờ ơ
Tiến lên con nhé đừng mơ cõi phàm
Cha đây đã mở kỳ tam
Nương theo pháp mẹ phi phàm con lên



THƠ :




Âm dương ký kết bao lòng
Côn trùng thảo mộc vẫn có thần thông
Vô cực hư không tồn tại
Khí điều hòa nhân loại mãi xanh tươi
Hòa nhân vật,được mỉm cười
Thái cực tô điểm người người vinh hoa
Mùa thu san sẻ chan hòa
Cộng đồng tam giáo độ mà bình an
Đất Việt Phật thánh vinh sang
Diêu trì cung mẫu độ nhàn quốc ca
Mười lăm tháng tám chan hòa
Các con sẽ đến cửu tòa cầu xin
Cầu trên cửu phẩm thiên linh
Độ cho quốc thới thái bình âu ca
Chúng sanh vui hưởng chan hòa
Cùng nhau đoàn kết để mà dựng xây



THƠ :




Luật âm dương đủ đầy mầu nhiệm
Các chơn thần nhờ điểm càn khôn
Nhơn loài hạ thú mộc hồn
Đều do quy luật càn khôn hóa thành
Nhà khoa học di hành thuở trước
Nghiên cứu nhiều mới được thành ngôn
Học sinh hóa học vỉnh tồn
Vật lý tam giác kim can, ngũ hành
Cũng lấy theo di hành vũ trụ
Kết tinh thành ngôn ngữ tu thân
Luyện thành chân khí đạo nhân
Dựa vào trời đất đưa vào học khoa
Người giãng đạo lấy lời khoa học
Để người đời chẳng nhọc công tìm
Truyền ban đạo cả gần thêm
Để cho người đọc hiểu thêm đạo trời
Khen tâm linh thật nhiều nhạy cảm
Đem thánh văn để cảm người đời
Người xem hiểu được đạo trời
Hiểu về địa mẫu muôn loài mẫu sinh.




  • Đạo là gì nhỉ, có nhiều định nghĩa, có nhiều giải thích, nhưng khó mà định nghĩa cho trọn ý được. Các cụ ngày xưa định nghĩa theo cách của các cụ. Ngày nay chúng ta có thể định nghĩa Đạo là những Nguyên lý của Tự nhiên.
  • Khi chưa có Con Người, thì Tự Nhiên vẫn hoạt động theo những nguyên lý của nó. Đó là Đạo.
  • Khi có Con Người, sẽ khám phá những nguyên lý của Tự Nhiên để áp dụng cho cuộc sống. Đó là Đạo.
  • Khám phá những nguyên lý hữu hình của Tự Nhiên là nhiệm vụ của Khoa Học.
  • Khám phá những nguyên lý vô hình của Tự Nhiên là nhiệm vụ của Tâm Linh.


THƠ :



Chào chư vị siêu tìm đạo pháp
Mỡ cửu huyền dung nạp chúng sanh
Trước tiên nhận thức nguồn ngành
Giãng thông chữ đạo lập thành càn khôn
Chữ đạo ấy trường tồn bất diệt
Đạo ấy là chủ huyết khai sanh
Khai thiên dựng địa lập thành
Càng khôn vạn vật ,thấp sanh cung đồng
Đạo pháp vốn trong vòng vận chuyễn
Pháp luân xa chuyển biến ngàn trùng
Vạn hành vận chuyễn đạt lưu thông
Xá lợi tữ là duyên hồng kết
Két lại rồi diệt hết tữ sanh
Cũng như chơn đạo lập thành
Dựng nam với nữ ,hóa sanh đời đời




Phần 2: Cha Trời Mẹ Đất theo quan niệm tín ngưỡng Việt Nam

Nếu như các nền văn minh cổ đại trên thế giới chỉ bắt đầu từ cách đây 5000 ngàn năm, thì nền văn minh Hùng Vương của chúng ta đã có mặt cách đây 4000 năm. Như vậy nền văn minh cổ đại của Việt Nam ra đời cách rất xa những nền văn minh trên thế giới như:

+ Văn minh Hy Lạp Cổ Đại: cách đây 3000 năm
+ Văn minh Ấn Độ: cách đây 2500 năm
+ Văn minh Ăngkor: cách đây 800 năm
+ Văn minh Inca: cách đây 700 năm

Trong các huyền thoại thời Hùng Vương, chúng ta có một minh chứng về quan niệm thờ Cha Trời – Mẹ Đất của Việt Nam đã có từ xa xưa, qua sự tích Bánh Dày – Bánh Chưng, được kể như sau:

SỰ TÍCH BÁNH DẦY - BÁNH CHƯNG

Ngày xưa, đời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi đánh dẹp xong giặc Ân, vua có ý định truyền ngôi cho con.

Nhân dịp đầu Xuân, vua mới họp các hoàng tử lại, bảo rằng: "Con nào tìm được thức ăn ngon lành, để bày cỗ cho có ý nghĩa nhất, thì ta sẽ truyền ngôi vua cho".

Các hoàng tử đua nhau tìm kiếm của ngon vật lạ dâng lên cho vua cha, với hy vọng mình lấy được ngai vàng.

Trong khi đó, người con trai thứ 18 của Hùng Vương, là Tiết Liêu (còn gọi là Lang Liêu) có tính tình hiền hậu, lối sống đạo đức, hiếu thảo với cha mẹ. Vì mẹ mất sớm, thiếu người chỉ vẽ, nên ông lo lắng không biết làm thế nào.


Một hôm, Tiết Liêu nằm mộng thấy có vị Thần đến bảo: "Này con, vật trong Trời Đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Con hãy nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng hình Trời và Đất. Hãy lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột bánh, để tượng hình Cha Mẹ sinh thành."

Tiết Liêu tỉnh dậy, vô cùng mừng rỡ. Ông làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp thật tốt làm bánh vuông để tượng hình Đất, bỏ vào chõ chưng chín gọi là Bánh Chưng. Và ông giã xôi làm bánh tròn, để tượng hình Trời, gọi là Bánh Dầỵ Còn lá xanh bọc ở ngoài và nhân ở trong ruột bánh là tượng hình cha mẹ yêu thương đùm bọc con cái.



Đến ngày hẹn, các hoàng tử đều đem thức ăn đến bày trên mâm cỗ. Ôi thôi, đủ cả sơn hào hải vị, nhiều món ngon lành. Hoàng tử Tiết Liêu thì chỉ có Bánh Dầy và Bánh Chưng. Vua Hùng Vương lấy làm lạ hỏi, thì Tiết Liêu đem chuyện Thần báo mộng kể, giải thích ý nghĩa của Bánh Dầy Bánh Chưng. Vua cha nếm thử, thấy bánh ngon, khen có ý nghĩa, bèn truyền ngôi Vua lại cho Tiết Liêu con trai thứ 18.

Kể từ đó, mỗi khi đến Tết Nguyên Đán, thì dân chúng làm bánh Chưng và bánh Dầy để dâng cúng Tổ Tiên và Trời Đất.

PHÂN TÍCH CỦA NHÀ NGHIÊN CỨU VĂN HÓA HUỲNH NGỌC TRẢNG

Cách đây 1000 năm, từ thế kỷ thứ X, bắt đầu từ triều đại nhà Lý (1009 - 1225), nước Đại Việt mới thực sự là một quốc gia độc lập. Phật giáo được coi là quốc giáo tuy vậy vẫn còn ảnh hưởng quan niệm vương quyền Nho giáo. Khái niệm Thiên Tử, nghĩa là Vua là con Trời, như vậy, Vua vẫn phải lưu tâm đến việc tế lễ kính cáo Cha Trời - Mẹ Đất, cũng như phong thần các xứ (Thiên Tử phong bách thần) để tỏ rõ uy quyền với các thần linh trong nước. Đàn Xã Tắc lập năm 1048 và đàn Viên Khâu xây ở phía Nam kinh thành để tế Trời, gọi là đàn Nam Giao.




Việc tế lễ Cha Trời – Mẹ Đất đến triều đại nhà Lê (1428 - 1788) mới thực sự hoàn chỉnh theo nghi lễ Nho giáo. Song kể từ thế kỷ XI, việc dựng đàn tròn, đàn vuông để tế lễ Cha Trời – Mẹ Đất đã cho thấy khái niệm Trời Tròn Đất Vuông đã tồn tại trong quan niệm của văn minh Việt Nam từ lâu đời.



ĐI TÌM ĐẤNG TẠO HÓA TẠO HÓA LÀ AI


Chúng ta chấp nhận có Tạo Hóa là người đã sản sinh ra tất cả mọi thứ trên đời.
1. Tạo Hóa sinh ra con người
2. Tạo Hóa sắp đặt những quy luật của Trời, Đất, và các hành tinh
3. Tạo Hóa quy định cá sống ở nước, chim bay ở trời, khỉ sống ở rừng núi, người sống ở đồng bằng
4. Tạo Hóa quy định đời người chỉ sống 100 năm
5. Tạo Hóa sinh ra ánh sáng, sóng điện từ, sóng nhân điện…
6. Tạo Hóa sinh ra nắng mưa, gió bão, sấm sét, động đất, lở núi, sóng thần…
7. Tạo Hóa quy định con người là cõi Dương, ma qủy là cõi Âm
8. Tạo Hóa sinh ra long mạch
9. Tạo Hóa làm ra bùa chú
10. Tạo Hóa sinh ra Đạo

Tạo Hóa (The Creator) sản sinh ra tất tần tật vật chất và các hiện tượng trên đời và cả vũ trụ này với rất nhiều điều kỳ diệu, thậm chí rất vi diệu, mà chúng ta chỉ có thể nghiêng mình thán phục. Khái niệm Tạo Hóa được rất nhiều nền văn minh sử dụng để gọi đấng quyền năng cao nhất của cả vũ trụ. Khái niệm này là tên gọi chung dễ được chấp nhận bởi mọi người, dù theo khoa học, theo hữu thần hay vô thần…

Trong tâm linh, người ta nghĩ rằng Tạo Hóa phải là đấng quyền năng cao nhất, một đấng tối cao vô thượng nào đó.

TẠO HÓA LÀ MẸ HAY CHA

Thật khó trả lời chính xác câu hỏi này, bởi vì trong một vũ trụ nhị nguyên, vạn vật đều theo có biểu hiện hai mặt Âm và Dương, ngày và đêm, sáng và tối, tốt và xấu, trẻ già, cũ mới, sống chết… tất cả đều có hai mặt, do đó thông thường nhất người ta dùng hình ảnh Cha Trời và Mẹ Đất hòa hợp là hình ảnh của Tạo Hóa.

Nhưng cùng lúc không thể là hai người tượng trưng cho một ngôi vị, ví như một nước chỉ có thể có Vua hoặc Nữ Hoàng, chứ không thể cùng lúc có hai ngôi vị, đó là lúc chúng ta cần phải chọn Tạo Hóa một trong hai, là Cha hoặc là Mẹ.

1. Tạo Hóa là Cha

Quan niệm của Thiên chúa giáo: Trong kinh Phúc Âm Giăng chúng ta thấy những lời nói trang trọng, có hệ thống và xác quyết về sự hiệp nhất giữa Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, về uy quyền của Chúa Giê-xu, về sự ủy thác của Đức Chúa Trời và những bằng chứng cho thấy Chúa Giê-xu là Đấng Mết-si-a.

Chúa Giê-xu nói rằng Ngài được Đức Chúa Trời yêu thương (Giăng 5:câu 20). Chúa Giê-xu được Đức Chúa Cha trao quyền hành động (Giăng 5:câu 21). Chúa Giê-xu được ban cho quyền để phán xét thế gian (Giăng 5:câu 22-23). Như vậy mặc dù đức tin Thiên chúa hiệp nhất Ba ngôi, nhưng chúng ta có thể thấy hình ảnh của một Đức Chúa Cha quyền năng tối cao, mang hình ảnh của người Cha. Cũng chính từ quan niệm này, trong cách xưng hô của Kitô hữu với người đứng đầu giáo xứ cũng là quan hệ Cha và Con.

Quan niệm của Cao đài giáo: Thuở ban đầu vũ trụ có một ngôi Thái Cực duy nhứt, là Đại Hồn của một đấng duy nhứt được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chúng ta thường gọi là Đức Chí Tôn. Đức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi: Dương Quang và Âm Quang. Đức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương Quang, còn Khí Âm Quang chưa có ai chưởng quản, vì Càn khôn Vũ trụ lúc bấy giờ chỉ có một mình Đức Chí Tôn mà thôi. Đức Chí Tôn mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu Diêu Trì để chưởng quản Khí Âm Quang. Như vậy theo quan niệm Cao đài giáo Đấng Chí tôn là Cha.

2. Tạo Hóa là Mẹ

Với quan niệm rất đơn giản gắn liền việc sản sinh với người mẹ, nên hầu hết các nền văn minh cổ đại, có nguồn gốc từ khởi thủy ban sơ đều tôn vinh Tạo Hóa là Mẹ, từ đó ra đời khái niệm Mẹ Đất (the Earth Mother), Mẹ Thiên Nhiên (the Nature Mother), văn minh Inca có Mẹ vũ trụ (Parchmama) v.v…

Xuất phát từ nguồn gốc tiếng Latinh chữ Natura nghĩa là sinh sản, Mẹ Thiên Nhiên (the Nature Mother) là người sản sinh ra tất cả vạn vật, sản sinh ra vũ trụ, được xem như đấng tối cao của vũ trụ.

Chúng ta có thể trích từ Kinh Dao Trì Vương Mẫu các đoạn sau:
Mùi xạ tiên ngạt ngào sực nức,
Đám mây lành năm sắc hiện ra,
Thiên Đình Thượng Đế ba tòa,
Tây Phương Phật Tổ Di Đà chí tôn.
Đức Dao Trì Vương Mẫu Cổ Phật,
Ngự tòa vàng đệ nhất ngôi cao,
Vạn Tiên vạn Thánh bái triều,
Tiệc hoa chúc thọ bàn đào nương nương.

Kinh Địa Mẫu:
Vũ trụ do Mẫu Hoàng xuất phát
Mẫu tạo ra Bồ Tát Thần Tiên
Thượng tầng bao phủ điển thiêng
Chẳng rời xa khỏi Mẫu hiền dưỡng sinh
Nhìn biển cả trời xanh nước biếc
Khắp bốn mùa tâm tiết trở xoay
Gió ngàn tỏa lượn tầng mây
Hóa sinh nhân loại cỏ cây thú cầm

Hình ảnh Mẫu Diêu Trì, hay Phật Mẫu được định vị đệ nhất ngôi cao, quyền năng của đấng Tạo Hóa sản sinh ra tất cả vạn vật, loài người, tất nhiên sản sinh ra Đạo, sản sinh ra tất cả tiên thánh…

Một bằng chứng về thời nguyên thủy con người vẫn theo chế độ Mẫu Hệ, quyền năng của bộ lạc do người Mẹ quyết định. Điều này phản ánh khách quan về quan niệm vũ trụ được sản sinh nhờ vai trò của Mẹ Thiên Nhiên. Trải qua mấy chục ngàn năm tiến hóa, đến ngày nay trong các bộ tộc người dân tộc thiểu số Việt Nam, vẫn còn mối quan hệ Mẫu Hệ này.

Trong thế giới thiên nhiên chúng ta có thể tìm thấy quan hệ Mẫu Hệ trong các sinh vật sống tổ chức bầy đàn, kích thước lớn như Voi, hoặc nhỏ như kiến có Kiến chúa, ngoài ra có các loài như Sư Tử, Mối chúa, Ong chúa… Các sinh vật này tổ chức theo quyền năng quyết định của một con cái đầu đàn, được tôn vinh làm vị cai quản tối cao.

Có thể do con người chịu ảnh hưởng của sự phân hóa quyền lực xã hội, do quan niệm vua tôi, hoặc do quan niệm phong kiến trọng nam khinh nữ, chồng chúa vợ tôi, quyền huynh thế phụ, dần dần đã làm thay đổi quan niệm về đấng quyền năng của vũ trụ.

Mặc dù quan niệm Cao đài giáo tôn vinh Đức Chí tôn là Ngọc hoàng Thượng đế tối cao của vũ trụ càn khôn, nhưng thực tế người ta thấy rằng ngày vía Mẫu Diêu Trì rằm tháng Tám hàng năm, gọi là Hội Yến Diêu Trì Cung luôn luôn được tổ chức quy mô và hoành tráng, so với ngày vía Cha mồng 9 tháng Giêng, đây là thực tế từ ngày lập Đạo đến nay.

Chúng ta thấy rằng nếu như Thiên chúa giáo có Kinh Lạy Cha, Cao đài giáo có Ngọc Hoàng Chân Kinh, thì cũng có Phật Mẫu Chân Kinh, và trong dân gian đang lưu truyền các bản Kinh Địa Mẫu để xưng tán Mẹ Thiên Nhiên, đấng Tạo Hóa tối cao của nhân loại.

1 nhận xét: