Thứ Sáu, 12 tháng 3, 2021

Tam Phủ Tứ Phủ Công Đồng













Tam Phủ Công Đồng - Tứ Phủ Vạn Linh



Tam Phủ Công Đồng - Tứ Phủ Vạn Linh là một tín ngưỡng nằm trong của tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam phổ biến và có từ lâu đời nhưng không phải ai cũng hiểu đầy đủ về khái niệm này.

Tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa… Các vị nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu. Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ, vừa huyền bí lại vừa gần gũi.

Tuy nhiên, trong đạo thờ Mẫu người ta không chỉ thờ riêng các vị Mẫu mà còn tôn thờ cả một hệ thống các vị Thánh (mà người ta thường gọi là: Tam Phủ Công Đồng - Tứ Phủ Vạn Linh với một trật tự chặt chẽ mà trật tự này được thể hiện trong các giá hầu đồng người ta thỉnh các vị Thánh Mẫu, Chúa Bà, Quan Lớn, Chầu Bà, Quan Hoàng, Tiên Cô, Thánh Cậu theo trật tự nhất định.
Vậy Tam Phủ Công Đồng - Tứ Phủ Vạn Linh là gì?

Theo lịch sử phát triển của Tín ngưỡng Tam - Tứ phủ, thì khái niệm Tam phủ có trước, Tứ phủ có sau. Vào Thời kỳ khởi nguyên của Tam phủ người ta cho rằng Tam phủ gồm ba miền: Thiên, Địa, Thoải. Lúc đó Nhạc Phủ chưa có.
Tam Phủ (Tam: Là ba, Phủ: Là nơi làm việc của các quan).




Vậy Tam phủ được hiểu là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của ba miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ.

  • Thiên phủ (Màu Xanh – Vua cha Ngọc Hoàng): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
  • Địa phủ (Màu Vàng – Vua cha Diêm Vương): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai.
  • Thủy Phủ (Màu Trắng – Vua cha Bát Hải): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.
Tứ phủ là nơi làm việc của các quan âm, chư vị thần linh của bốn Miền: Thiên Phủ, địa phủ, thoải phủ, Nhạc phủ.





- Thiên phủ (Màu Đỏ – Mẫu Cửu): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản bầu trời.
- Địa phủ (Màu Vàng – Mẫu Liễu): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản vùng đất đai.
- Thủy Phủ (Màu Trắng – Mẫu Thoải): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền sông nước.
- Nhạc Phủ (Màu Xanh – Mẫu Thượng ngàn): Bao gồm các chư vị thần linh cai quản miền rừng, sơn lâm.

  • Theo sắp xếp thứ tự ngày xưa là: Thiên, địa, thoải, nhạc (vì nhạc xuất hiện sau). Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu: Màu đỏ (thiên phủ); Màu xanh (nhạc phủ); Màu trắng (thoải phủ); Màu vàng (địa phủ).

  • Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp trật tự tứ phủ như xưa kia nữa. Quan niệm thứ tự của tứ phủ như vậy cũng rất hợp lý theo mặt không gian từ cao xuống thấp. Cao nhất là tầng trời (Thiên); sau đó đến vùng cao nguyên rừng núi (Nhạc); sau đến vùng đại dương sông nước (Thuỷ hay còn đọc chệch là thoải), rồi mới đến vùng địa phủ.

  • Tín ngưỡng thờ Tam phủ - Tứ phủ thật diệu kỳ, tuy có nhiều quan điểm khác nhau nhưng lại không hề mâu thuẫn bởi vì chung quy lại đó đều là tôn thờ Thánh Mẫu tôn thờ toàn vũ trụ.
- Đệ nhất thượng thiên
- Đệ nhị thượng ngàn
- Đệ tam thoải phủ
- Đệ tứ khâm sai (Đệ tứ địa phủ).

Như vậy Tứ phủ vạn linh là chỉ toàn bộ chư thánh của tín ngưỡng thờ mẫu mà đứng đầu là Thánh Mẫu.
Các Chư linh của Tứ phủ được phân chia theo vị trí sau đây:

1. Bảo hộ dân quốc thánh mẫu:
- Mẫu đệ nhất (Thiên phủ) danh hiệu Thanh Vân công chúa
- Mẫu đệ nhị (Nhạc phủ) danh hiệu Lê Mại đại vương
- Mẫu đệ tam (Thoải phủ) danh hiệu Xích Lân công chúa
- Mẫu đệ tứ (Địa phủ) danh hiệu Liễu Hạnh công chúa.

Trong các đền, điện thờ Tứ phủ, tam toà thánh mẫu được xếp theo thứ tự:
- Mẫu đệ nhất: Mẫu Liễu
- Mẫu đệ nhị: Mẫu thượng ngàn
- Mẫu đệ tam: Mẫu thoải.

2. Phụ vương đại thánh (Phối thờ)
- Ngọc Hoàng thượng đế (Thiên phủ)
- Bát hải long vương (Thoải phủ)
- Tản viên Sơn thánh (Nhạc phủ)
- Thập diện minh vương (địa phủ).

3. Hội đồng chúa (Phối thờ)
- Chúa Đệ Nhất Tây Thiên
- Chúa Đệ Nhị Nguyệt Hồ (Chúa Nguyệt Hồ)
- Chúa Đệ Tam Lâm Thao.
- Chúa Cà Phê (Địa Phủ) & (Nhạc Phủ)
- Chúa Long Giao (Nhạc Phủ)
- Chúa Ngũ Hành Ngũ Phương (Nhạc Phủ)
- Chúa Thác Bờ (Thoải Phủ) & (Nhạc Phủ)
- Chúa Mọi (Nhạc phủ).

4. Ngũ vị tôn quan



- Quan lớn đệ nhất thượng thiên: quyền cai Thiên phủ trên trời, là thần làm mưa làm gió, là quan trong cung điện Ngọc hoàng, mặc áo màu đỏ.
- Quan Lớn đệ nhị Thượng ngàn: Quyền cai rừng núi Lâm cung, lên rừng xuống biển tâu về Bát Hải long vương, ông là vị giám sát trước để đánh trận xông pha, ông mặc áo màu xanh.
- Quan Lớn đệ tam thoải phủ: Là con vua Bát hải long vương, ông mặc áo bào màu trắng, cầm đôi bạch kiếm đi xông pha quỷ thế tà giới.
- Quan lớn đệ Tứ Khâm Sai: Là quan Địa linh quyền cai đất bằng, ông có trách nhiệm đi khâm sai các vùng dân, giữ an lành nước Việt, ông mặc áo màu vàng.
- Quan lớn đệ Ngũ Tuần Tranh: Là quan lớn, mặc áo bào màu xanh biển, cầm thanh long đao to.
- Đệ nhất vương quan. Danh hiệu Quan điều thất.
- Đệ thập vương quan. Danh hiệu Quan Hoàng triệu.

5. Tứ phủ chầu bà

- Chầu Đệ Nhất (hóa thân thánh mẫu Thượng Thiên): Thiên phủ
- Chầu Đệ Nhị (Nhạc phủ): Danh hiệu Ngôi kiều công chúa
- Chầu Đệ Tam (hóa thân Mẫu Thoải) Thoải phủ: Danh hiệu Thủy Điện công chúa
- Chầu Thác Bờ (Thoải phủ, Nhạc phủ): có người hầu giá thứ 3, tức là chầu đệ tam, bà chúa Thác bờ
- Chầu Đệ Tứ khâm sai Tứ phủ ( địa phủ): danh hiệu Chiêu dung công chúa. Đình Cốc thượng là nơi tôn thờ Chiêu dung công chúa Lý Ngọc Ba
- Chầu Ngũ thờ ở Suối Lân, Lạng Sơn (Nhạc phủ): Danh hiệu Suối Lân công chúa
- Chầu Lục (Nhạc phủ) Danh hiệu Lục cung công chúa
- Chầu Bảy (Nhạc phủ) Danh hiệu Tân la công chúa
- Chầu Bát thờ ở Tiên La Thái Bình (Nhạc phủ) : Danh hiệu nữ tướng Bát nàn
- Chầu Cửu (Cửu Huyền Thiên Nữ – Bỉm sơn – Thanh Hóa)
- Chầu Mười ở Mỏ Ba (Đồng Mỏ – Chi Lăng ) Nhạc phủ: Danh hiệu nữ tướng Đồng mỏ Chi lăng
- Chầu bé ở Bắc Lệ (Nhạc phủ): Danh hiệu Chầu bé Bắc lệ
- Chầu bà Bản đền: Danh hiệu thủ điện công chúa.

6. Thập vị Thủy Tế
- Ông Hoàng Cả (Thiên phủ): Danh hiệu ông Hoàng quận, Lê Lợi
- Ông Hoàng Đôi (Người Mán ): Nhạc phủ
- Ông Hoàng Bơ thoải cung
- Ông Hoàng Tư (Thoải phủ) Danh hiệu ông Hoàng khâm sai
- Ông Hoàng Năm
- Ông Hoàng Lục Thanh Hà
- Ông Hoàng Bảy (Nhạc phủ) danh hiệu ông Hoàng Bảo Hà
- Ông Hoàng Bát quốc (Thoải phủ) danh hiệu Ông Đệ bát đồng bằng sông diêm.
- Ông Chín Cờn (Thiên phủ) danh hiệu ông Cờn môn
- Ông Hoàng Mười (địa phủ) danh hiệu ông Nghệ an.

7. Tứ phủ thánh cô
- Cô cả Thượng Thiên (Thiên phủ)
- Cô Đôi Thượng Ngàn (Nhạc phủ)
- Cô đôi cam đường (Nhạc phủ)
- Cô Bơ Hàn Sơn (Thoải phủ) tức là cô bơ bông, cô bơ Tây hồ
- Cô Tư Ỷ La (Địa phủ)
- Cô Năm Suối Lân (Nhạc phủ)
- Cô Sáu Lục cung (Nhạc phủ)
- Cô Bảy Kim Giao (Nhạc phủ)
- Cô Tám Đồi Chè (Nhạc phủ)
- Cô Chín thượng ngàn
- Cô Chín Giếng (Cô 9 Sòng)
- Cô Mười Đông mỏ (Nhạc phủ)
- Cô bé Thượng ngàn
+ Cô bé Đông Cuông: Nhạc phủ
+ Cô Bé Suối Ngang (Hữu lũng): Nhạc phủ
+ Cô bé Đèo Kẻng (Thất Khê)
+ Cô Bé Tân An (Lào cai)
+ Cô bé Cây xanh (Bắc Giang)
+ Cô bé Nguyệt hồ (Bắc Giang)
+ Cô bé Minh Lương (Tuyên Quang)
+ Cô bé Cây xanh (Tuyên Quang)
+ Cô bé Thác Bờ (Hòa Bình) Thoải phủ
+ Cô bé Thoải phủ (Thoải phủ)
+ Cô bé Núi Dùm
+ Cô bé Mỏ Than
+ Cô bé Bản Đền
+ Cô bé Den (Cô bé Sóc): Nhạc phủ.

8. Thập vị Triều Cậu
- Cậu Hoàng Cả Phủ Giầy (Thiên phủ)
- Cậu Hoàng Cả Sòng Sơn
- Cậu Hoàng Đôi (Nhạc phủ)
- Cậu Hoàng Bơ (Thoải phủ)
- Cậu Hoàng Tư
- Cậu Hoàng Năm
- Cậu Hoàng Bé Đồi Ngang (Cậu Hoàng Quận): Nhạc phủ
Ngoài ra ở mỗi bản đền lại có một cậu bé coi giữ gọi là cậu bé bản đền, trong đó thường hay ngự đồng như: Cậu Bé Phủ Bóng, Cậu Bé Đông Cuông,...

9. Ngũ hổ (Ông Lốt)




- Ngũ hổ:
+ Hắc Hổ trấn giữ phương Bắc
+ Bạch Hổ trấn giữ phương Tây
+ Hoàng Hổ trấn giữ trung tâm
+ Thanh Hổ trấn giữ phương Đông
+ Xích Hổ trấn giữ phương Nam.

- Ông Lốt (rắn):
+ Thanh Xà Đại tướng quân
+ Bạch Xà Đại tướng quân.





HỆ THỐNG THẦN LINH TỨ PHỦ

  • Khi nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam – Tứ phủ, thường chúng ta hay nghĩ tới Tam Tòa Thánh Mẫu, với hình tượng về những người “Mẹ” - những người đóng vai trò xây dựng, bảo vệ cuộc sống gia đình, đất nước và xã hội. Nhưng trên thực tế, đạo Mẫu nói chung còn thờ cả các vị thần nam, thần nữ, các vị thánh Việt Nam.


  • Hệ thống thần linh Tam - Tứ phủ là để chỉ hệ thống thần thánh Việt Nam cùng vị trí của họ trong thần điện của tín ngưỡng thờ Tam – Tứ Phủ. Với đặc thù là tín ngưỡng dân gian và có tính mở, trải qua thời gian, số lượng các vị Thánh cũng có sự thay đổi. Tuy nhiên, về cơ bản thứ tự của các hàng thờ tự như sau:




1. Chư Phật

2. Vua Cha

3. Thánh Mẫu

4. Quan Lớn

5. Chầu Bà

6. Ông Hoàng

7. Thánh Cô

8. Thánh Cậu


Phía dưới (hạ ban) bao giờ cũng có Ngũ Hổ (năm ông Hổ) và thượng xà có hai Ông Lốt (hai ông rắn). Ngoài ra còn có quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, cùng ngàn vạn thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong Tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng hiện.

Đại diện hàng chư Phật có Phật bà Quan Âm ở hàng cao nhất, rồi sau đó đến Ngọc hoàng Thượng đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. Hai vị này có gốc tích từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thỉnh đồng người ta không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.

Sau Ngọc hoàng là đến hàng Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ, xanh, trắng đại diện cho từng cõi: Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên (hóa thân của bà là Mẫu Liễu Hạnh, cõi trời), Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn (cõi rừng núi), Mẫu Đệ Tam Thoải phủ (cõi nước). Một số tài liệu có đề cập về Mẫu Đệ Tứ Địa phủ (cõi đất). Tuy nhiên, tồn tại rất nhiều giả thuyết khác nhau về vấn đề này. Điển hình là giả thuyết “Thiên – địa đồng quy” nên sẽ không có sự xuất hiện của Mẫu Đại trong “Tam Tòa Thánh Mẫu” hay giả thuyết Mẫu Địa và Mẫu Thượng Ngàn là một vì “miền rừng” cũng thuộc về “miền đất” hoặc giả thuyết Mẫu Thượng Ngàn được đưa vào sau cùng trong Tứ Phủ Thánh Mẫu và bà được chính ngự trong Động/Cung Sơn Trang… Tuy nhiên, theo cơ sở khảo cứu các huyền tích và các bản văn chầu, khoa cúng thì người ta cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.

Sau Tam Tòa Thánh Mẫu là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu bà, rồi đến Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô, Thánh Cậu.

Có lẽ vì công lao của nam giới đã được thừa nhận rõ ràng trong cuộc sống và lịch sử. Ví dụ như các vị Vương Quan và các Ông Hoàng, họ đều có hóa thân là các nhân vật lững lẫy, mở mang bờ cõi, đánh đông dẹp bắc. Thêm nữa, sự xuất hiện của các vị thần nam thể hiện sự hài hòa âm dương, sự đa dạng, phi cực đoan trong quan điểm của người Việt, cũng như sự phát triển của một tín ngưỡng từ chỗ liên quan đến các yếu tố và thế lực tự nhiên đến các sự kiện và nhân vật lịch sử.




Xét theo chiều dọc, hệ thống tứ phủ thần linh tuân thủ một quy tắc phân chia tương đối thống nhất theo ba cõi: cõi trời (Thiên phủ), cõi rừng núi (Nhạc phủ) và cõi nước (Thoải phủ) và cõi đất (Địa phủ). Trong đó chúng ta nhận ra trong mỗi thứ bậc các vị thần, thánh, quan, chầu, hoàng tử, cô cậu ở miền nào dựa vào màu sắc, quần áo, trang phục tương đương. Ví dụ, Thiên phủ tương ứng với màu đỏ (Mẫu Thượng Thiên, Quan Đệ nhất, Chầu Đệ nhất, Ông Hoàng Cả, Cô Chín, Cậu cả), Nhạc phủ tương ứng với màu Xanh lá cây và màu chàm, Thoải phủ tương ứng với màu trắng, địa phủ tương ứng với màu vàng.




Trên đây chỉ là một hệ thống tâm linh sơ lược nhất nhằm cung cấp một bộ khung tối giản để người tìm hiểu tiện theo dõi. Tuy nhiên, khi tìm hiểu Đạo Mẫu, cần lưu ý một điều, có rất nhiều biến thể trong vô vàn các khía cạnh của Đạo Mẫu ở những vùng miền khác nhau trên đất nước, phản ánh khác biệt về đời sống vật chất và tinh thần của mỗi địa phương. Điều đó thể hiện tính chất dân gian, cởi mở, dễ thích nghi của Đạo Mẫu trong quá trình phát triển và thực hành của mình.







Sơ đồ Ban thờ Tam phủ công đồng Tứ phủ công đồng




Đã từ lâu tâm linh tín ngưỡng đã đóng vai trò rất quan trọng đối với người dân Việt.Trong đó tín ngưỡng thờ Mẫu là tập tục phổ biến và có từ lâu đời.Đó là tập tục thờ các vị nữ thần có từ thời nguyên thuỷ với các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như Mẹ Đất Mẹ Nước Mẹ Lúa… đến các vị nữ anh hùng , các vị Công Chúa, Hoàng Hậu, hay bà Tổ cô của dòng họ, bà Tổ nghề của một làng nghề… trong dân gian.Các vị nữ thần thường được nhân gian suy tôn là Thánh Mẫu.Đó vừa là vị thần có quyền năng màu nhiệm vừa là người mẹ bao dung che chở cho đàn con thơ vừa huyền bí lại vừa gần gũi.

TAM PHỦ CÔNG ĐỒNG



- Hàng thứ nhất: Phía trên cùng là Quán Âm Bồ Tát ( dân gian hay gọi là Phật Bà Quán Âm), hai bên có kim đồng ngọc nữ hầu cận

- Hàng thứ hai: là tam phủ ba vua ( tam vị đức vua, ba vị vua cha..) gồm

+ Thiên Phủ Thần Vương ( áo đỏ)

+ Nhạc Phủ Thần Vương ( áo xanh)

+ Thoải phủ long vương ( áo trắng)

và hai vị quan hầu cận

- Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu:

+ Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên ( áo đỏ)

+ Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn ( áo xanh)

+ Mẫu Đệ Tam Thoải Cung ( áo trắng)

Tam phủ gồm ba phủ ( thượng thiên- thượng ngàn -thoải phủ).

TỨ PHỦ CÔNG ĐỒNG



Tứ phủ công đồng là bức tranh thờ chung tất cả các vị thánh tứ phủ (công là chung, đồng là cùng)

- Hàng thứ nhất: Trên cùng là đức quán thế âm bồ tát, ngài đại diện cho Tam bảo : Phật, Pháp, Tăng trong đạo Phật. Theo huyền tích lưu lại thì Vân Hương Thánh Mẫu ( Mẫu Liễu Hạnh) quy y tam bảo và là đệ tử của đức Phật sau này ngài nên chính quả được tương truyền là Mã Hoàng Bồ Tát. Trong các đền thờ có thể thờ phật mẫu chuẩn đề, Phật Thích Ca, hay tam thế Phật.. làm đại diện

- Hàng thứ hai: là Đức Ngọc Hoàng thượng đế ( ngồi giữa), hai bên là hai quan hầu cận ( thường là quan nam tào, bắc đẩu) .Có nhiều nơi thờ tam phủ ba vua (ba vị vua cha) là ba vị vua ứng với tam phủ thiên ,địa ,thoải là ngọc hoàng thượng đế ( thiên phủ), Diêm vương ( địa phủ), bát hải long vương( thoải phủ) , thông thường trong tam vị vua cha thì vua cha ngọc hoàng và vua bát hải là có ghi chú thích danh hiệu còn vị vua thứ ba thường để trống và không có chú thích gì, Theo phúc yên thì vị này có thể coi là địa phủ thần vương ( diêm vương) hay nhạc phủ thần vương ( nhạc phủ) đều được. Nhiều người cho rằng các vị vua này là xuất phát từ đạo giáo bên Trung Hoa ( có người còn cho rằng tam vị vua thờ là tam thanh: thái thanh, thượng thanh, ngọc thanh) nhưng rõ ràng Tam vị Vua Cha là các vị thần ứng với tín ngưỡng thờ tam phủ, tứ phủ và đã được Việt hóa khá nhiều. Vua Động Đình Hồ Bát Hải Long Vương được thờ ở đền Đồng Bằng Thái Bình, Vua cha Ngọc Hoàng được dân gian gọi với tên dân dà là ông trời ( ông giời)....Các vị Vua cha tuy có thứ bậc cao hơn Thánh Mẫu nhưng lại không có sức ảnh hưởng và ngôi vị thực sự trong tâm linh người Việt.

- Hàng thứ ba: là tam tòa Thánh Mẫu: Mẫu Đệ Nhất (áo đỏ), Mẫu Đệ Nhị (áo xanh), Mẫu Đệ Tam (áo trắng).

- Hàng thứ tư: là ngũ vị tôn quan : Quan Đệ Nhất ( áo đỏ), Quan Đệ Nhị ( áo xanh), Quan Đệ Tam ( áo Trắng), Quan Đệ Tứ (áo vàng), Quan Đệ Ngũ (áo xanh da trời đậm)

- Hàng thứ năm: là tứ phủ thánh Chầu với các vị đại diện là Chầu Đệ Nhất ( áo đỏ), Chầu Đệ Nhị ( áo xanh), Chầu Đệ Tam ( áo trắng), Chầu Đệ Tứ (áo vàng), Chầu Lục ( phía ngoài cùng bên phải), Chầu Bé ( phía ngoài cùng bên trái)

- Hàng thứ sáu: là tứ phủ thánh hoàng với đại diện là ông Hoàng Cả ( áo đỏ), Hoàng Bơ ( áo trắng), Hoàng Bảy ( áo xanh lam đậm). Hoàng Mười ( áo vàng)

- Hàng thứ bảy: là tứ phủ thánh cô ( bên trái) và tứ phủ thánh cậu ( bên phải).

+ Phía bên trái có các vị đại diện là Cô Bơ ( áo trắng), Cô Tư ( áo vàng), Cô Chín (áo hồng) và Cô Bé Thượng Ngàn ( áo chàm xanh).

+ Phía bên phải có các vị đại diện là Cậu Cả ( áo đỏ), Cậu Bơ ( áo trắng), Cậu Tư ( áo vàng), và Cậu Bé ( áo xanh)

Qua bức tranh ta thấy các vị thánh đại diện ở mỗi hàng đều tương ứng với tứ phủ (một cách tương đối) :

Thiên phủ ( màu đỏ hoặc hồng)

Nhạc Phủ ( màu xanh lá cây, xanh chàm..)

Thoải Phủ ( màu trắng)

Địa Phủ ( màu vàng)

Tín ngưỡng thờ Mẫu , tam, tứ phủ là tín ngưỡng tôn thờ toàn vũ trụ ( thiên địa thủy nhạc) có thờ cả nam thần-nữ thần; thiên thần- nhân thần ; Các vị hiển tích ở miền xuôi cũng như miền ngược..... Cao hơn hết là Thánh Mẫu , người mẹ của tâm linh luôn có lòng bao dung độ lượng thương xót chúng sinh. Cửa Mẫu luôn rộng mở để chờ đón chúng ta, những khi vui hãy tìm đến Mẹ, lúc ta buồn hãy mở lòng tâm sự với Mẹ, Lúc khốn khó lại tìm đến mẹ để cầu xin mẹ che chở giúp đỡ chúng ta. Hãy an tâm trong cuộc sống bởi ta đã có mẹ, luôn có mẹ và mãi mãi có Mẹ. Mẹ là tất cả:

Mỗi người mỗi nước mỗi non
Đã về cửa mẹ như con một nhà...



THỜ TỨ PHỦ - TỨ PHỦ GỒM NHỮNG VỊ THẦN NÀO?




Tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam được rất nhiều người dân tin theo. Sự sùng bái các vị nhân thần và thiên thần, cũng như niềm tin vào sức mạnh siêu nhiên của con người đã dần hình thành các tín ngưỡng dân gian mang đậm bản sắc riêng biệt. Tứ Phủ, một trong những thuật ngữ gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Tứ phủ gồm những vị Thần nào?
Tứ Phủ Công Đồng

Tứ phủ công đồng hay Tứ phủ là một khái niệm có quan hệ mật thiết với tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam. Các vị thần khâm sai của Tứ phủ được thờ tại hầu hết các chùa miền Bắc. Đôi khi cũng có những vị Thần thuộc các văn hóa khác được kết nạp. Nữ thần Thiên Y A Na của người Chăm được nhập vào hệ thống Tứ phủ và thờ làm Mẫu Thiên. Trong khi đó, nhiều tài liệu cho rằng ở miền Bắc, Mẫu Thiên lại là Liễu Hạnh Công chúa. Bà cũng được coi là Mẫu Địa phủ, vị Mẫu thứ tư. Tứ phủ là khái niệm thường được đi liền với Tam phủ - hệ thống ba vị mẫu đệ nhất, đệ nhị, và đệ tam.

Có tài liệu cho rằng hệ thống Tứ phủ được xây dựng từ Tam phủ cộng thêm mẫu Liễu. Tuy nhiên, do các tín ngưỡng Việt Nam hầu như chỉ được gìn giữ từ đời này sang đời khác qua hình thức truyền khẩu mà không có tài liệu rõ ràng và ít được nghiên cứu. Do đó có sự đa dạng tùy theo từng vùng, và được giải thích theo nhiều hướng khác nhau.



Tứ Phủ gồm những vị Thần nào?

Khi nhắc tới tín ngưỡng thờ Mẫu hay thờ Mẫu Tam – Tứ phủ, thường chúng ta hay nghĩ tới Tam Tòa Thánh Mẫu, với hình tượng về những người “Mẹ”. Đây là những người đóng vai trò xây dựng, bảo vệ cuộc sống gia đình, đất nước và xã hội. Nhưng trên thực tế, đạo Mẫu nói chung còn thờ cả các vị thần nam, thần nữ, các vị thánh Việt Nam.

Hệ thống thần linh của Tứ phủ là để chỉ hệ thống thần thánh Việt Nam cùng vị trí của họ trong thần điện của tín ngưỡng thờ Tứ Phủ. Với đặc thù là tín ngưỡng dân gian và có tính mở, trải qua thời gian, số lượng các vị Thánh cũng có sự thay đổi. Nhưng dù vậy, vị trí các vị Thần cũng không thay đổi quá nhiều.

1. Chư Phật

2. Vua Cha

3. Thánh Mẫu

4. Quan Lớn

5. Chầu Bà

6. Ông Hoàng

7. Thánh Cô

8. Thánh Cậu





Phía dưới bao giờ cũng có Ngũ Hổ và thượng xà có hai Ông Lốt. Ngoài ra còn có quan văn, võ tướng, tả hữu hầu cận, cùng ngàn vạn thần binh, thần tướng là bộ hạ của từng vị Thánh trong Tứ phủ và các thần linh bản xứ nơi các Thánh giáng xuống.
Đại diện hàng chư Phật có Phật Bà Quan Âm ở hàng cao nhất. Tiếp sau đó đến Ngọc Hoàng Thượng Đế đại diện cho hàng Tứ Phủ Vua Cha. Hai vị này có nguồn gốc từ Trung Quốc. Tuy nhiên, khi thỉnh đồng người ta không thỉnh Phật Bà và Ngọc Hoàng.
Sau Ngọc hoàng là đến hàng Tam Tòa Thánh Mẫu cai quản ba miền với sắc áo đỏ, xanh, trắng đại diện cho từng cõi. Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên - hóa thân của bà là Mẫu Liễu Hạnh, tượng trưng cho cõi trời. Mẫu Đệ Nhị Thượng Ngàn tượng trưng cho cõi rừng. Mẫu Đệ Tam Thoải phủ tượng trưng cho cõi nước. Một số tài liệu có đề cập về Mẫu Đệ Tứ Địa phủ, tượng trưng cho cõi đất. Theo cơ sở khảo cứu các huyền tích và các bản văn chầu, khoa cúng thì người ta cho rằng trong thần điện của tín ngưỡng thờ Mẫu Tứ Phủ có bốn vị Thánh Mẫu bao gồm: Thánh Mẫu Cửu Trùng, Thánh Mẫu Thần Chủ (Mẫu Liễu), Mẫu Thoải và Thánh Mẫu Thượng Ngàn.
Sau Tam Tòa Thánh Mẫu là hàng Ngũ vị Vương Quan, Thập nhị Chầu bà, rồi đến Thập vị Ông Hoàng, các vị Thánh Cô, Thánh Cậu.
Các vị Vương Quan và các Ông Hoàng, họ đều có hóa thân là các nhân vật lững lẫy, mở mang bờ cõi, bảo vệ xã tắc an bình. Thêm nữa, sự xuất hiện của các vị thần nam thể hiện sự hài hòa âm dương, sự đa dạng, phi cực đoan trong quan điểm của người Việt. Cũng như thể hiện sự phát triển của một tín ngưỡng từ chỗ liên quan đến các yếu tố tự nhiên đến các sự kiện và nhân vật lịch sử.



Sự giống nhau của các vị Thần trong Tứ Phủ

Trong Tứ Phủ, các vị Thần "hoàn toàn không có sự tu tập gì". Họ đều là những người thật, việc thật, hầu như đều là người có công với nhân dân, đất nước. Bởi được nhiều người thờ cúng mà tích được nhiều công đức, trở thành một vị "Thần". Các nhân vật nổi tiếng trong lịch sử mà hầu như ai cũng biết như Quốc Mẫu Âu Cơ, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyên Phi Ỷ Lan,... Họ đều là những nhân vật lịch sử và được thờ trong hệ thống Thần linh Tứ Phủ.

Sự giống nhau của các vị Thần Tứ phủ là họ đều là "Nhân Thần". Gốc gác ban đầu là một người bình thường, có tham sân si của một con người. Tứ Phủ đề cao sự tu tập nhân tính, đề cao lòng trung thành.



Tại sao có sự phân chia cấp bậc trong Tứ Phủ?

Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dung hòa nhiều yếu tố của Phật giáo và Đạo giáo. Vì vậy nên có một số Thần, Phật được đưa vào thờ cúng trong thần điện Tứ Phủ, chẳng hạn như Phật Thích Ca, Quán Thế Âm, Ngọc Hoàng Thượng Đế,.. Những vị Thần, Phật này thường được thờ ở ngôi cao hơn Thánh Mẫu. Tuy nhiên, về cơ bản tín đồ thường chỉ tập trung thờ tự và sinh hoạt tín ngưỡng xoay quanh hàng Thánh Mẫu trở xuống.



Hệ thống tứ phủ thần linh tuân thủ một quy tắc phân chia tương đối thống nhất theo ba cõi: Cõi trời (Thiên phủ), cõi rừng núi (Nhạc phủ) và cõi nước (Thoải phủ) và cõi đất (Địa phủ). Trong đó chúng ta nhận ra trong mỗi thứ bậc các vị Thần, Thánh, quan, chầu, Hoàng Tử, Cô Cậu ở miền nào dựa vào màu sắc, quần áo, trang phục tương đương. Ví dụ, Thiên phủ tương ứng với màu đỏ (Mẫu Thượng Thiên, Quan Đệ nhất, Chầu Đệ nhất, Ông Hoàng Cả, Cô Chín, Cậu cả). Nhạc phủ tương ứng với màu Xanh lá cây và màu chàm. Còn Thoải phủ tương ứng với màu trắng, Địa phủ tương ứng với màu vàng.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét