Thứ Tư, 17 tháng 3, 2021

KINH NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ




Ngọc Hoàng Thượng đế (chữ Hán: 玉皇上帝), cũng gọi Ngọc Hoàng Đại Đế (玉皇大帝), gọi tắt là Ngọc Hoàng (玉皇) hay Ngọc Đế (玉帝) trong quan niệm tín ngưỡng của Đạo giáo tại Việt Nam,và các nước Châu Á phương Đông ,là những tước vị nói đến vị vua tối cao của bầu trời, là chủ của vạn vật

Quan điểm thuần Việt cho rằng: Ngọc Hoàng Thượng đế (Vua cha Ngọc Hoàng, Cha Trời, ông Trời) là vị cha tạo hóa, sinh ra vạn vật từ con người đến cảnh vật, cây cỏ... Là đấng quyền uy tối cao nhất. Ngài tồn tại hiện hữu không cố định tại một tầng trời nào. Và chỉ có một vua cha tạo hóa là lớn nhất chứ không có nhiều Ngọc Hoàng, hay nhiều vị vua Trời nào khác cai quản con dân Việt.

Qua con mắt Đạo giáo, Ngọc Hoàng Thượng đế được cho là người sáng lập nên thiên đình, ngự trên tòa điện ở trên mây mà cai quản chúng thần thánh của Tam giới. Hình tượng Ngọc Hoàng Thượng đế hoặc nguyên bản "Hạo Thiên" có ảnh hưởng rất lớn trong văn hóa tín ngưỡng của Việt Nam, Ngọc Hoàng bên cạnh là vị vua trời, còn được gọi một cách đại khái là Ông Trời. Ngoài ra phía dưới còn có tầng Trời Tứ Thiên Vương cũng là các vị vua trời dưới quyền của Ngài, Tứ Thiên Vương cũng được xưng là Thượng Đế bởi mỗi vị cũng là một vị Vua cõi Trời cai quản cõi Trời riêng của mình và Tam Giới.

Theo quan niệm của văn hóa, tín ngưỡng các nước phương Đông, phương Tây và giáo lý của một số tôn giáo đức Ngọc Hoàng Thượng Đế được gọi với nhiều danh từ tôn kính khác nhau: Đức Chúa Trời (Công giáo và đạo Tin Lành), Đấng Tạo Hóa, Đấng Thái Cực Thánh Hoàng (Cao Đài giáo), Thiên Chúa (Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo), Đức Allah (đạo Hồi), Brahma (Ấn Độ giáo), Vua Cha Ngọc Hoàng (Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam)…còn nhân dân ta gọi Ngài nôm na là Ông Trời.

Nguồn gốc của vũ trụ là Thái cực, Thái cực vừa là nguồn gốc, vừa là điều kiện sinh thành của mọi sự vật, đức nguyên của trời là khí, đức nguyên của đất là hình. Thái Cực là khối chân linh của Thượng Đế được gọi là Đại Linh Quang. Sự khởi đầu của vũ trụ chính là sự phân chia Thái cực thành tam tài (Thiên, Địa, Nhân). Ngọc Hoàng Thượng Đế phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi (Âm quang và Dương quang), rồi biến Lưỡng Nghi thành Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn khôn thế giới, tạo thành vạn vật. Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên chủ phần Thái Cực Âm tính đã phối hợp Lưỡng nghi để tạo ra các tầng Trời, tinh cầu, địa cầu… và chủ trì đầu thai luân hồi, nghiệp quả và chủ quản nhân số của ba cõi. Phật Mẫu Hoàng Thiên sinh ra vạn linh rồi cho đầu kiếp xuống các địa cầu tạo thành vạn vật chúng sinh, trực tiếp quản lý, điều hành 72 cung Tiên Thượng Thiên và các cõi Tiên. Trong đó, Càn khôn thế giới gồm 36 tầng Trời, 3000 thế giới, 72 Địa cầu, tứ đại Bộ Châu. Trong mỗi tầng Trời có một vị Đại La Thiên Đế cai quản. Ngọc Hoàng khai Bát Quái tạo thành Càn khôn thế giới nên gọi là Pháp, Pháp sinh ra càn khôn vạn vật trong đó có người, nên gọi là Tăng. Ngài chủ cả Pháp và Tăng lập thành các tôn giáo.

Thiên đình là triều đình trên bầu trời, là cơ quan quyền lực tối cao của Vũ trụ với hàng trăm ngàn tỷ vũ trụ con, có tổ chức giống như triều đình phong kiến ở Việt Nam ngày xưa, nhưng chặt chẽ, khoa học, quy củ hơn. Thiên đình có 325 cung Trời chính là các tầng trời hay tầng cảnh giới, còn gọi là Thiên đường, trong đó có một cung chính là Ngọc Hư Cung và Điện Linh Tiêu cùng 72 cung Tiên thuộc tầng trời Tối Đại Thượng Thiên; sau đó là 36 cung Nguyên Thủy thuộc tầng trời Đại Thượng Thiên (Thượng Đại Niết Bàn) của các vị Tam Thanh, 144 cung thuộc tầng trời Trung Thượng Thiên (Đại Niết Bàn). Các cung thuộc tầng trời Tiểu Thượng Thiên thuộc khu vực Bạch Ngọc Kinh là nơi hội họp của Thượng Đế với quần thần (Trung Đại Niết bàn). Về góc độ vật lý, số lượng cung Trời ứng với 325 loại hạt hạ nguyên tử nguyên thủy; đó chính là nguyên lý để các nhà khoa học tìm ra bản nguyên của vũ trụ và cội nguồn sinh ra thế giới.

Dưới và trong các cung Trời do các vị Thượng Đế Thiên Tôn chủ trì gồm các vũ trụ thành viên, rồi đến các cõi thuộc Trung giới, các Đại thiên hà, các thiên hà tự trị, các Thiên Vương Tinh quân, các Sao và các Thần Tinh.

Theo tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam thì Tứ phủ Công đồng gồm Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ. Trong đó, Thiên phủ gồm 3 cõi: Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới. Mỗi một cõi đều có một vị vua cai quản, cai quản 3 cõi là đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Địa phủ (Âm phủ) gồm 10 điện cai quản Am phủ và 18 tầng địa ngục, mỗi điện có 1 vị Diêm Vương cai quản, các điện đều có các quỷ thần phục dịch. Thoải phủ gồm 9 sông 4 biển, có 8 vị cai quản gọi là Bát Hải Long Vương. Nhạc phủ (mặt đất, phương vị, trên núi) gồm 5 phương, 8 hướng, có 5 vị Nhạc phủ cai quản.

Là Đấng Tối cao của vũ trụ vạn vật và với quyền uy to lớn của Ngài, Ngọc Hoàng Thượng Đế luôn được nhân gian tôn thờ nghiêm cẩn. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, nên trong chùa thờ cả Phật, Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tiên, Thần và cả những người có công với đất nước, với dân tộc, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không tách biệt, trong đó Phật là trung tâm và ở ngôi cao nhất.


Đối với người Việt Nam, chính Ngài đã khai sinh ra thủy Tổ người Việt nên Ngọc Hoàng Thượng Đế được tôn thờ như là Quốc tổ của dân tộc ta cho đến mãi mãi về sau này. Đó cũng là mạch quốc thống, là niềm tự hào truyền đời cho các thế hệ người Việt Nam mãi về sau:

“Đất Rồng Tiên Tổ dựng xây Nam Phương Quốc đạo đủ đầy phúc vinh

Ngàn năm tạo hóa công trình Càn khôn biến đổi, tâm linh dẫn đường”.

Với mỗi người Việt Nam, đức Ngọc Hoàng Thượng Đế luôn được thờ phụng, cúng tế hết sức chu đáo và trọng thể. Cha ông ta đã lấy ngày 9 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm là ngày “Đản sinh” của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vào ngày này, nhân dân chuẩn bị chu đáo các đồ lễ và tổ chức những nghi thức trang trọng, huyền bí; nhiều nơi còn tổ chức múa mâm vàng, ca hát chúc tụng, “phát lộc”; Ngày 25/12 (Âm lịch) hàng năm, Ngọc Hoàng đi tuần tra, quan sát hạ giới, xem xét thưởng, phạt phân minh. Do vậy, đêm 24/12 Âm lịch, nhân dân ở nhiều nơi tổ chức nghi lễ cúng Ngài trang nghiêm, xin Ngọc Hoàng ban phúc sang năm mới được nhận điều lành, phúc, thọ, tiền, tài tự đến.



Kinh NGỌC HOÀNG THƯỢNG ÐẾ
經 玉 皇 上 帝


Nguồn gốc bài Kinh


Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế, còn được gọi là Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo, hay vắn tắt là Ngọc Hoàng Bửu Cáo, do Ðại Tiên Lữ đồng Tân, thường gọi là Lữ Tổ, tước hiệu Phu Hựu Ðế Quân, một vị trong Bát Tiên, giáng cơ ban cho ở bên Trung Hoa, sau đó mới truyền sang VN.

Bài Ngọc Hoàng Bửu Cáo có in trong quyển Kinh: "Quan Thánh Ðế Quân Cứu Kiếp Vĩnh Mạng Kinh", và có cho biết xuất xứ của bài Kinh nầy như sau:

"Quang Tự Tân Mão, cửu ngoạt, sóc, Quan Ðế thỉnh Phu Hựu Ðế Quân giáng tác thử cáo, phú tụng dĩ kính Thiên Ðế".

Nghĩa là: Niên hiệu Quang Tự (nhà Thanh), năm Tân Mão, tháng 9, ngày mùng 1, Ðức Quan Thánh thỉnh mời Ðức Phu Hựu Ðế Quân giáng cơ viết ra lời cáo nầy, để cho người tụng kinh biết mà tôn kính Ðấng Thượng Ðế.

Ðối chiếu niên lịch, năm giáng cơ ban cho Kinh Ngọc Hoàng Bửu Cáo là năm thứ 17 đời vua Ðức Tông nhà Thanh, niên hiệu Quang Tự, ngày 1-9-Tân Mão, tương ứng với dương lịch là ngày 3-10-1891.

Trong việc giải thích chi tiết bài Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế , có viết Hán văn kèm theo, soạn giả căn cứ phần chánh vào bản Kinh Hán văn in trong quyển "TỨ THỜI NHỰT TỤNG KINH" xuất bản năm 1928 của Nhị vị Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt, và có sự phối hợp đối chiếu với bản Hán văn in trong quyển 大 道 三 期 普 度 經 (ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ KINH) của Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương Thanh.



KINH NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

I/.NGUỒN GỐC:

Kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế còn gọi là Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo, hay Thiên Đế Bửu Cáo.
Thời kỳ đầu mới khai nền Đạo, Đức Chí Tôn giao cho Ngài Ngọc Lịch Nguyệt chọn lựa kinh thêm cho Đạo Cao Đài tụng đọc trong thời cúng, Ngài bèn tìm được bốn bài kinh là Ngọc Hoàng kinh, và ba bài kinh Tam giáo: Là Phật giáo, tức là Nhiên Đăng Cổ Phật Chí Tâm qui mạng lễ, Tiên giáo, tức là Thái Thượng Chí Tâm qui mạng lễ, Nho giáo tức là Khổng Thánh Chí Tâm qui mạng lễ. Bốn bài kinh này đều bằng chữ Hán, Hội Thánh sau này phiên âm ra Quốc ngữ và cho in trong những cuốn kinh “Thiên Đạo và Thế Đạo”.
Những bản kinh Cúng Tứ Thời từ trước đến nay thường có những lỗi như chánh tả, lỗi âm Hán Việt. Lỗi chánh tả thường có trong những cuốn kinh bằng Quốc ngữ. Còn lỗi do bởi chữ Hán Việt đọc cùng âm mà có nhiều cách viết khác nhau, nên nghĩa cũng khác nhau. Nếu thiếu bản gốc chữ Hán thì khó mà truy tìm ra nghĩa Kinh.
Chú giải kinh Cúng Tứ Thời này, chúng tôi dựa theo những bản kinh bằng chữ Quốc ngữ của Hội Thánh, đối chiếu với bản kinh có phần chữ Hán của hai Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt, Ngọc Lịch Nguyệt, phối hợp với bản Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Kinh của Bà Lâm Hương Thanh.
Khi chép lại những bài kinh văn của Hội Thánh, chúng tôi giữ nguyên bản (không sửa lỗi), chỉ hiệu đính những lỗi lầm trong phần Chú thích để Hội Thánh sau này chỉnh lại. Bởi chúng tôi nghĩ vì không tìm được bản gốc của kinh bằng chữ Hán, mà chỉ lấy bản kinh của Nhị vị Đầu Sư làm bản gốc, mà trong bản kinh đó hai Ngài có lưu ý nơi lời “Tiểu dẫn” như sau: “Việc cần ích là kinh Tứ Thời Nhựt Tụng, mỗi chữ đều lời châu ngọc mà cung kỉnh Đấng Từ bi nên phải để chánh tự chẳng nên sai lầm ý nghĩa. Bởi cớ ấy, chúng tôi phải giữ bản quyền đặng in cho nhằm nguyên bổn hầu để lưu truyền hậu thế”. Do vậy, chúng tôi chỉ nêu những từ sai chính tả hay vạch những điểm nghi ngờ, chờ sau này Hội Thánh sẽ chỉnh lại.

II/.KINH VĂN:


NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

  • Đại La Thiên Đế,
  • Thái Cực Thánh Hoàng.
  • Hóa dục quần sanh,
  • Thống ngự vạn vật.
  • Diệu diệu “Huỳnh Kim Khuyết”,
  • Nguy nguy “Bạch Ngọc Kinh”.
  • Nhược thiệt, nhược hư,
  • Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa.
  • Thị không, thị sắc,
  • Vô vi nhi dịch sử quần linh.
  • Thời thừa Lục long,
  • Du hành bất tức,
  • Khí phân Tứ tượng,
  • Hoát truyền vô biên.
  • Càn kiện cao minh,
  • Vạn loại thiện ác tất kiến,
  • Huyền phạm quảng đại,
  • Nhứt toán họa phước lập phân.
  • Thượng chưởng Tam thập lục Thiên,
  • Tam Thiên Thế giái.
  • Hạ ốc Thất thập nhị Địa,
  • Tứ Đại Bộ Châu
  • Tiên Thiên Hậu Thiên ,
  • Tịnh dục Đại Từ Phụ.
  • Kim ngưỡng, cổ ngưỡng,
  • Phổ tế Tổng Pháp Tông.
  • Nãi Nhựt, Nguyệt, Tinh, Thần chi Quân,
  • Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi Chủ.
  • Trạm tịch chơn Đạo,
  • Khôi mịch tôn nghiêm.
  • Biến hóa vô cùng,
  • Lũ truyền Bửu Kinh dĩ giác thế,
  • Linh oai mạc trắc,
  • Thường thi Thần giáo dĩ lợi sanh.
  • Hồng oai, hồng từ,
  • Vô cực, vô thượng.
  • Đại Thánh, Đại Nguyện, Đại Tạo, Đại Bi.
  • Huyền Khung Cao Thượng Đế,
  • Ngọc Hoàng tích phước hựu tội,
  • Đại Thiên Tôn.


NAM MÔ HUYỀN KHUNG CAO THƯỢNG ĐẾ NGỌC HOÀNG ĐẠI THIÊN TÔN

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét