Thứ Tư, 28 tháng 7, 2021

Cảm niệm Đức Quán Thế Âm Bồ Tát








Bồ Tát Quán Thế Âm, tín ngưỡng và triết lý


Tinh thần của đạo Phật về sự hạnh phúc hay khổ đau của con người dựa vào nhân quả. Ở đây cầu nguyện được hay không là do phước báo của chúng ta quyết định. Người có đủ phước báu thì nhận nhiều cơ hội để thành tựu ước mơ và ngược lại.



Danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm


Danh hiệu đầy đủ của Bồ Tát Quán Thế Âm là: Nam Mô Nhĩ Căn Viên Thông Tầm Thinh Cứu Khổ Cứu Nạn Đại Từ Đại Bi Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát. Chúng ta thấy trước danh hiệu: Quán Thế Âm Bồ Tát làm một chuỗi từ rất dài, đó là pháp môn tu và ý nghĩa về công hạnh của Ngài.


Ngoài danh xưng Bồ Tát Quán Thế Âm người đời còn có thể gọi Ngài là Quan Thế Âm hoặc Quán Tự Tại… Mỗi danh xưng đều mang một ý nghĩa riêng:

- Quan Thế Âm: Là dùng nhãn căn này để nhìn cuộc đời, nghe ngóng tiếng kêu đau thương của cuộc đời để mà dang tay cứu độ.

- Quán Thế Âm: Là dùng tâm để quán chiếu lại từng loại tâm thức sâu xa của chúng sanh dựa vào thinh trần

- Quán Tự Tại: Là nói lên cái giá trị tu hành của Bồ Tát làm cho chúng sinh được an lành tự tại, không lo lắng, không sợ hãi cho nên Bồ Tát Quán Thế Âm còn có cái tên là Vô Úy.

Dựa vào lịch sử chúng ta biết rằng khoảng thế kỷ đầu Tây lịch, Việt Nam chúng ta bắt đầu biết đến Quan Thế Âm Bồ Tát bằng sự tín ngưỡng. Khi ấy, qua lời giới thiệu của những người thương buôn Ấn Độ vào Việt Nam, họ chỉ xem Bồ Tát là vị thần có quyền năng cứu khổ ban vui và nhất là cứu độ chúng sinh trên biển lớn để vượt qua khỏi cái tại nạn ách nàn.

Từ đó, người Việt chúng ta biết đến đạo Phật thông qua Bồ Tát Quán Thế Âm chứ không phải là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cho nên hình ảnh của Quán Thế Âm đã trở nên rất quen thuộc và phổ biến trong niềm tin của mọi người.



Bồ Tát Quán Thế Âm là một biểu tượng tín ngưỡng tuyệt vời

Tín ngưỡng chính là lòng tin của mọi người về một nhân vật nào đó mà không biết về lịch sử hay triết lý của người đó ra sao, như thế nào. Lòng tin này được hình thành từ thực tế, bằng chính trải nghiệm trong cuộc đời của họ.

Quan Thế Âm Bồ Tát cũng vậy. Những người bình dân có thể là Phật tử hay không phải Phật tử, khi họ trải qua những khổ nạn nhờ vào sự mong cầu Bồ Tát có được cuộc sống bình an, hạnh phúc, khỏe mạnh thì họ sẽ khởi tâm yêu mến, tôn kính và rất tin vào sự linh ứng của Ngài.

Thông thường người ta biết đến Bồ Tát Quan Thế Âm qua hai tính đặc thù: Một là cầu nguyện để được bình an tai qua nạn khỏi, tật bệnh tiêu trừ. Hai là cầu để có được con trai con gái.

Chúng ta được biết có hai con đường để đến với đạo Phật đó là tùy tín hành và tùy pháp hành. Và phần lớn giới bình dân của chúng ta đến với đạo Phật bằng tín hành tức là bằng niềm tin. Cho nên tại sao lại phủ nhận một giá trị thiêng liêng ấy như là phương tiện để đưa đạo vào đời, mà phương tiện này lại có sự hữu dụng thực tiễn với mọi người.

Trong bài nguyện hương của chúng ta hàng đêm có câu:

Quán Âm thị hiện

Thuyết pháp độ sanh











KINH QUÁN ÂM CỨU KHỔ



Nam Mô Đại-từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quảng đại linh cảm Quán-Thế-Âm Bồ-Tát (3 lần)

Nam Mô Phật,

Nam Mô Pháp,

Nam Mô Tăng,

Bá thiên vạn ức Phật,

Hằng hà sa số Phật,

Vô lượng công đức Phật,

Phật cáo A-nan ngôn,

Thử kinh đại-thánh,

Năng cứu ngục tù,

Năng cứu trọng bịnh,

Năng cứu tam tai bá nạn khổ .

Nhược hửu nhơn tụng đắc nhất thiên biến,

Nhứt thân ly khổ nạn,tụng đắc nhứt vạn biến,

Hợp gia ly khổ nạn, Nam Mô Phật Lực uy,

Nam Mô Phật lực hộ , Sử nhơn vô ác tâm,

Linh nhơn thân đắc độ , Hồi quang Bồ-tát,

Hồi thiện Bồ-tát, A nậu đại thiên-vương,

Chánh-điện Bồ-Tát , Ma kheo ma kheo.

Thanh tịnh Tỳ-kheo,

Quán sự đắc tán,

Tư sự đắc hưu,

Chư Đại Bồ-Tát,

Ngủ-bá A-La Hán,

Cứu-độ đệ-tử : (Họ tên tuổi ...)

và tất cả chúng sanh,

Nhất thân ly khổ nạn,

Tự ngôn Quán-Thế-Âm Bồ-Tát ân lạc bất tu giãi,

Cần tụng bá thiên vạn biến,

Tai nạn tự nhiên đắc giải thoát.

Tín thọ phụng hành.

Tức thuyết chơn-ngôn viết:

Kiêm Bà Kiêm Bà Đế,

Cầu Ha Cầu Ha Đế,

Đà La Ni Đế,

Ni Ha Ra Đế,

Tỳ Lê Nễ Đế,


Ma ha già đế,

Chơn Lăng Càng Đế,

Ta Bà Ha . O .

NAM-MÔ ĐẠI-TỪ ĐẠI-BI , TẦM THINH CỨU KHỔ CỨU NẠN,

LINH CẢM QUÁN-THẾ-ÂM MA-HA-TÁT

(Niệm câu chót 3 lần, 10 lần, hoặc 108 lần, càng nhiều, càng tốt. )




* * * * * *

Nguyện đem công đức này,
Xin hồi hướng cho tất cả chúng sanh cùng bốn ơn ba cõi
Được thoát ly khổ nạn và vãng sanh cõi Tịnh Độ
Niệm Phật Ba-La-Mật


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét