Thứ Bảy, 17 tháng 7, 2021

PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ VÀ NGỒI TỈNH LẶNG






















PHƯƠNG PHÁP HÍT THỞ VÀ NGỒI TĨNH LẶNG



Đây là hai bí pháp siêu diệu đúng ra chỉ “mật truyền” cho môn sinh đủ tiêu chuẩn trong cơ tuyển độ. Nhưng vì lòng từ bi muốn cứu vớt chúng nguyên căn còn đang chơi vơi giữa dòng sinh tử và cũng để tuyển chọn Tân Dân cho kịp kỳ Thánh Đức cận kề nên DIÊU TRÌ KIM MẪU VÔ CỰC ĐẠI TỪ TÔN và ĐỨC HỒNG QUÂN THƯỢNG TỔ đã đích thân khai mở tâm linh và tân truyền bửu pháp vô thượng cho Hoàng Nhị Thiên (Ngôi Hai trào tam) để Đức Ngài hoằng truyền qua phương Tây trong sứ mạng khai mở Quốc Khách Đại Đạo.

Vào năm Bính Thân 2016, nơi Tháp Bảo Đà trên đỉnh Thổ Đầu Sơn ở cao độ 1200m nằm trong vùng xa xôi hẻo lánh của Trường Sơn Việt Nam, chư giáo sư vô hình của Huyền Không Thiên Thượng theo lệnh Tam Giáo Thánh Tòa đã giáng hạ đạo tràng kề cận Hoàng Nhị Thiên trong suốt quá trình chuyển hóa bản thể và tâm thức để hướng dẫn Đức Ngài tu luyện Huyền Không Bửu Pháp cũng như để giúp khai minh huyền nghĩa của thiên thơ, giám định tiến độ hành trì, ấn chứng công phu viên mãn.


Nay nương vào oai lực từ bi của Thiên Mẫu, Thiên Phụ, Tam Giáo Tòa và cộng đồng Phật Thánh Tiên của các cung các cõi trong Tam Thiên Thế Giới, Hoàng Nhị Thiên đem bửu pháp vô thượng này “công truyền” trong buổi hạ màn, không phân biệt tôn giáo, tăng hay tục, nam hay nữ, trẻ hay già. Chỉ cầu mong là bá tánh không phụ lòng từ bi của chư vị trên cõi Huyền Không Thiên Thượng.

  • Nam Mô Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn. 
  • Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Đại Từ Tôn. 
  • Nam Mô Tam Giáo Thánh Tòa. Nam Mô Tam Trấn Oai Nghiêm.
  • Nam Mô Long Hoa Giáo Chủ Di Lạc Tôn Phật. 
  • Nam Mô Bửu Sơn Kỳ Hương Phật.



I. DIÊU TRÌ TỊNH PHÁP

Bất kỳ ai cũng đều có thể áp dụng tịnh pháp này. Người lớn hay trẻ con, cơ thể khỏe mạnh hay đang bệnh tật, cuộc sống tất bật hay thanh nhàn đều có thể áp dụng phương pháp này. An toàn trong thực hành, hiệu quả trong việc khai mở tâm linh, rất tốt cho sức khỏe nhờ hóa giải phần nào những căng thẳng thường xuyên trong cuộc sống. Đi, đứng, ngồi, nằm đều có thể thực hành. Bất kể giữa đám đông ồn ào hay một mình nơi thanh vắng đều có thể thực hành. Chỉ cần có một chút chủ tâm muốn thực hành.



GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT: LÀM NÓNG CƠ THỂ

Chỉ áp dụng vào mùa lạnh hoặc vào buổi sáng khi cơ thể cảm thấy lạnh. Không cần thiết cho những thời điểm khác.


Bước 1: Ngửa mặt hả miệng hớp không khí vào nén đầy khoan bụng giữa cho đến khi không thể hớp thêm nữa (thấy tức ở lồng ngực). Không được phình bụng dưới. Giữ ở trạng thái ém hơi cho đến khi không chịu được nữa mới hả miệng thả ra từ từ, rồi thóp bụng đẩy không khí ra ngoài cho tới cạn sạch.

Bước 2: Hít thở bình thường vài ba lần cho nhịp tim bình ổn.

Bước 3: Lập lại bước bước 1 & 2. Làm 3-5 lần là đủ.


Chú Thích:

1) Nén không khí vào khoan bụng giữa giúp khai thông huyệt Nhâm.

2) Không phình bụng dưới để sau này bụng không bị to.
3) Giai đoạn thứ nhất này giúp kích thích hệ thống thần kinh và một phần não bộ, có lợi cho sức khỏe và tâm linh.


GIAI ĐOẠN THỨ NHÌ: HÍT THỞ VÀ ĐI VÀO TĨNH LẶNG


Bước 1: Khép mắt và trụ thần tại Mi Gian vài phút đồng hồ.

Bước 2: Hít hơi thở vào bằng mũi. Lúc hít vào tưởng tượng luồng khí từ bên ngoài chạy xuyên qua Mi Gian vào bên trong hộp sọ não.


Bước 3: Thở ra cũng bằng mũi. Lúc thở ra tưởng như luồng khí từ bên trong hộp sọ não xuyên qua Mi Gian chạy ra bên ngoài.

Bước 4: Lập lại bước 2 và 3. Lập lại nhiều lần cho đến khi thân tâm chìm vào yên tĩnh.


Chú Thích:


1) Mi Gian còn gọi là Tam Tinh ngay khoảng giữa hai đầu chân mày. Xem hình H1 bên trên. Phía sau Mi Gian, sau xương sọ và sâu bên trong não bộ, là Mắt Thứ Ba còn được đạo gia gọi là Thiên Mục, Thiên Nhãn, Chánh Pháp Nhãn Tạng, Huệ Quang Khiếu, Huyền Quang Khiếu...

2) Trụ thần tại Mi Gian có nghĩa là hai mắt nhìn chầm chập vào Mi Gian và Ý tập trung vào điểm đó.

3) Trường độ của hơi thở dài ngắn theo tự nhiên, tùy người.

4) TÁC Ý dẫn Thần Khí ra vào Mi Gian (tưởng tượng dòng khí xuyên qua lỗ trống ngay Tam Tinh) đến một lúc nào đó (sau một khoảng thời gian dài hít thở) sẽ tự động chuyển sang trạng thái yên tịnh. Bước vào giai đoạn này hai mắt vẫn nhìn ngay Mi Gian, hơi thở sẽ từ từ nhẹ lại và ngắn lại một cách tự nhiên, càng về sau hơi thở càng vi tế, có lúc dường như không thở nữa, rồi vào trạng thái tỉnh lặng (Định). Được một chập ngắn thì lại tự nhiên ra khỏi trạng thái tỉnh lặng. Trở lại TÁC Ý dẫn Thần Khí ra vào Mi Gian cho đến khi chìm vào trạng thái tỉnh lặng lần nữa. Cứ như thế ra/vào trạng thái tỉnh lặng từng chập ngắn cho đến khi thôi công phu. Trạng thái tỉnh lặng sẽ dài hơn, kéo dài được bao lâu tùy theo sự tiến bộ của từng người.

4) Không giới hạn thời gian công phu nhưng nói chung càng lâu càng tốt. Muốn có kết quả tốt thì phải cố gắng.


GIAI ĐOẠN CUỐI: 17 ĐỘNG TÁC THỂ DỤC

Xem PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC GIA TĂNG SỨC KHỎE nằm ở phần cuối trong trang này. Nên thực hành ít nhất là một lần trong ngày. Thực hành sau khi tịnh xong.



II. HUYỀN KHÔNG BỬU PHÁP

Chỉ dành cho người quyết tâm tu luyện, trường trai, tuyệt dục, ngày ngày hành trì miên mật. Nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn này thì “không được phép” thực hành.


GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT: LÀM NÓNG CƠ THỂ

Chỉ áp dụng vào mùa lạnh hoặc vào buổi sáng khi cơ thể cảm thấy lạnh. Không cần thiết cho những thời điểm khác.


Bước 1: Ngửa mặt hả miệng hớp không khí vào nén đầy khoan bụng giữa cho đến khi không thể hớp thêm nữa (thấy tức ở lồng ngực). Không được phình bụng dưới. Giữ ở trạng thái ém hơi cho đến khi không chịu được nữa mới hả miệng thả ra từ từ, rồi thóp bụng đẩy không khí ra ngoài cho tới cạn sạch.

Bước 2: Hít thở bình thường vài ba lần cho nhịp tim bình ổn.

Bước 3: Lập lại bước bước 1 & 2. Làm 3-5 lần là đủ.




Chú Thích:

1) Nén không khí vào khoan bụng giữa giúp khai thông huyệt Nhâm.

2) Không phình bụng dưới để sau này bụng không bị to.




GIAI ĐOẠN THỨ HAI: ĐỊNH THẦN DẪN KHÍ (LUYỆN)


Bước 1: Mắt khép, trụ THẦN tại Mi Gian, lưỡi cong lên chạm nóc vọng, hơi thở ra vào tự nhiên. Giữ yên lặng như vậy cho đến khi có thể "chú tâm thận trọng quan sát hơi thở" mới bắt đầu bước 2A và 2B.

Bước 2A: Hít hơi thở vào bằng mũi, càm hơi ngửa lên, THẦN theo lực hít vào (lực Hấp) hút luồng KHÍ (luồng năng lượng) từ bên ngoài xuyên qua Mi Gian (huyệt Ấn Đường) vào hộp sọ não, rồi THẦN di chuyển để dẫn KHÍ ngang qua Thượng Kiều (chỗ đầu lưỡi ép vào nóc vọng), ngang qua cuốn họng, xuống phía dưới dọc theo đường mạch Nhâm (dọc mặt trước của thân), tới Hạ Điền (huyệt Khí Hải), tới bộ phận sinh dục (huyệt Dương Quan), tới hậu môn (huyệt Cốc Đạo), nhíu hậu môn và tiếp tục nhíu hậu môn để tạo lực đẩy KHÍ vượt ngang qua Hạ Kiều (chỗ hậu môn đã nhíu lại), vào đầu xương cụt (huyệt Trường Cường còn gọi Vĩ Lư Quan), rồi đẩy lên trên theo đường mạch Đốc (dọc bên trong cột sống), xuyên qua khỏi chặng giữa cột sống (huyệt Linh Đài còn gọi Giáp Tích Quan), xuyên qua ót (huyệt Á Môn còn gọi Ngọc Chẩm Quan), dẫn vào hộp sọ não và vòng lên đỉnh đầu (huyệt Bách Hội), về tới Mi Gian (huyệt Ấn Đường). Tới đây thôi hít vào (Hấp cũng vừa đầy), chuyển sang bước 2B để thở ra (Hô).

Bước 2B: Thở ra bằng mũi, THẦN theo lực thở ra (lực Hô) đẩy dòng khí xuyên qua Mi Gian đi ra ngoài không gian.

Bước 3. Lập lại bước 2A và 2B. Bước 2A+2B tính là một vòng. Làm tổng cộng 64 vòng (8 lần chuyển Bát Quái).


Chú Thích:

1) Mi Gian còn gọi là Tam Tinh ngay khoản giữa hai đầu chân mày. Phía sau Mi Gian, sau xương sọ và sâu bên trong não bộ, là Mắt Thứ Ba còn được đạo gia gọi là Thiên Mục, Thiên Nhãn, Chánh Pháp Nhãn Tạng, Huệ Quang Khiếu, Huyền Quang Khiếu.

2) Trụ thần tại Mi Gian có nghĩa là hai mắt nhìn chầm chập vào Mi Gian và Ý tập trung vào điểm đó.



Yếu Quyết:

1) Tiền giáng hậu thăng (phía trước thì đi xuống, phía sau thì đi lên).
2) Thần Khí không lìa nhau. Tức là Ý + Song Mâu (lưỡng quang tập trung, cái nhìn) + Khí (luồng năng lượng vô hình mượn hơi thở để dẫn) tuyệt đối không rời nhau.
3) Hơi thở phải êm (không phát ra âm thanh nặng nề), phải đều (không có lúc nhanh lúc chậm), phải thông (không ngập ngừng) và liên tục (không đứt khoảng).

4) Sự luân lưu của Chân Khí là do mình "tác ý" vào "cái nhìn + hơi thở" để dẫn. Cái nhìn đi tới đâu là Thần đi tới đó. Thần đi tới đâu thì Chân Khí đi tới đó. Phóng tâm hay phân tâm thì không đạt kết quả do đó mới nói lúc công phu phải "chú tâm và thận trọng".
5) Đừng nhầm lẫn "không khí" với "Khí". Không khí cung cấp oxygen cho máu, do mũi hít thở. Còn "Khí" là luồng năng lượng vô hình, do "thần + song mâu" dẫn xuyên qua hai mạch Nhâm Đốc.


GIAI ĐOẠN THỨ BA: NGỒI TĨNH LẶNG (TỊNH)



Bước 1: Khép mắt và trụ thần tại Mi Gian vài phút đồng hồ.

Bước 2: Hít hơi thở vào bằng mũi. Lúc hít vào tưởng tượng luồng khí từ bên ngoài chạy xuyên qua Mi Gian vào bên trong hộp sọ não.

Bước 3: Thở ra cũng bằng mũi. Lúc thở ra tưởng như luồng khí từ bên trong hộp não xuyên qua Mi Gian chạy ra bên ngoài.

Bước 4: Lập lại bước 2 và 3. Lập lại nhiều lần cho đến khi thân tâm bình lặng.




Chú Thích:


1) Mi Gian còn gọi là Tam Tinh ngay khoảng giữa hai đầu chân mày. Xem hình H1 bên trên. Phía sau Mi Gian, sau xương sọ và sâu bên trong não bộ, là Mắt Thứ Ba còn được đạo gia gọi là Thiên Mục, Thiên Nhãn, Chánh Pháp Nhãn Tạng, Huệ Quang Khiếu, Huyền Quang Khiếu...

2) Trụ thần tại Mi Gian có nghĩa là hai mắt nhìn chầm chập vào Mi Gian và Ý tập trung vào điểm đó.

3) Trường độ của hơi thở dài ngắn theo tự nhiên, tùy người.

4) TÁC Ý dẫn Thần Khí ra vào Mi Gian (tưởng tượng dòng khí xuyên qua lỗ trống ngay Tam Tinh) đến một lúc nào đó (sau một khoảng thời gian dài hít thở) sẽ tự động chuyển sang trạng thái yên tịnh. Bước vào giai đoạn này hai mắt vẫn nhìn ngay Mi Gian, hơi thở sẽ từ từ nhẹ lại và ngắn lại một cách tự nhiên, càng về sau hơi thở càng vi tế, có lúc dường như không thở nữa, rồi vào trạng thái tỉnh lặng (Định). Được một chập ngắn thì lại tự nhiên ra khỏi trạng thái tỉnh lặng. Trở lại TÁC Ý dẫn Thần Khí ra vào Mi Gian cho đến khi chìm vào trạng thái tỉnh lặng lần nữa. Cứ như thế ra/vào trạng thái tỉnh lặng từng chập ngắn cho đến khi thôi công phu. Trạng thái tịnh sẽ dài hơn, kéo dài được bao lâu tùy theo sự tiến bộ của từng người.
4) Không giới hạn thời gian công phu nhưng nói chung càng lâu càng tốt. Muốn có kết quả tốt thì phải cố gắng.



GIAI ĐOẠN CUỐI: 17 ĐỘNG TÁC THỂ DỤC


Xem PHƯƠNG PHÁP THỂ DỤC GIA TĂNG SỨC KHỎE nằm ở phần cuối. Thực hành mỗi lần ngồi tịnh xong.


CẤM THỰC HÀNH HUYỀN KHÔNG BỬU PHÁP NẾU CHƯA TRƯỜNG TRAI TUYỆT DỤC ĐƯỢC. CHỈ DÀNH CHO ĐẠI CĂN QUYẾT TÂM TU HÀNH. CŨNG CẦN CÓ MINH SƯ CHỈ ĐIỂM. NẾU NHÂN DUYÊN ĐÃ ĐỦ XIN LIÊN LẠC VỚI GIÁO HỘI THIÊN TRƯỜNG.







17 ĐỘNG TÁC THỂ DỤC



1. Chà Mắt: Hai bàn tay chà vào nhau cho nóng lên rồi úp hai lòng bàn tay vào hai mắt rồi vuốt dài ra phía sau tai. Làm khoảng 5-10 lần.


2. Chà Mặt: Hai bàn tay chà vào nhau cho nóng lên rồi úp hai lòng bàn tay vào hai bên mũi rồi vuốt dài ra phía sau tới ót, rồi đầy lên. Làm khoảng 5-10 lần.


3. Chà Đầu: Hai bàn tay đẩy từ dưới mặt lên đầu ra sau ót.


4. Chà Tai: Dùng hai ngón cái và trỏ nắm hai tai chà vuốt nhè nhẹ nhiều lần.


5. Đánh Trống Trời: Áp hai bàn tay vào hai tai để bịt kín, hai ngón trỏ và giữa của hai bàn tay búng vào sau ót. Sẽ nghe âm thanh như tiếng trống. Làm 36 lần.


6. Bầm Vai: Dùng hai sóng bàn tay bầm hai bên ót xuống tới vai nhiều lần.


7. Vặn Người: Lấy bàn tay trái đặt trên vai phải. Lấy bàn tay phải, nằm lòn phía dưới cánh tay trái, nắm lấy vai trái kéo thân người xoay về phía phải. Làm ngược lại để xoay về phía trái. Lập lại 3 lần.


8. Xoay Đầu: Hai tay ôm vòng trước ngực. Cổ rút lại như cổ rùa. Càm chạm ngực. Xoay đầu tròn trên vai theo chiều kim đồng hồ 10 lần, ngược chiều kim đồng hồ 10 lần. Xong ngưởng đầu lên rồi cuối đầu xuống 10 lần. Lập lại 3-4 bộ.


9. Chà Lưng: Dùng bàn tay trái chà lưng 18 lần vùng huyệt Giáp Tích, trong khi tay phải nâng cùi chỏ của cánh tay trái lên hướng trên trời. Xong chuyển qua tay phải cũng chà 18 lần.


10. Xoay Vai: Hai vai xoay vòng ra phía trước 18 lần, xong vòng ra phía sau 18 lần. Làm thật mạnh. Giúp khai mở huyệt Giáp Tích.



11. Chà Thận: Hai bàn tay chà vào nhau cho nóng rồi úp lên hai bên thận, chà lên chà xuống thật mạnh. Bàn tay chạm da bên trong chứ không phải áo quần bên ngoài. Làm 36 lần. Sẽ trợ thận và giúp cơ lưng khỏe lại.


12. Đuổi Rắn Ra Khỏi Động: Lấy một bàn tay chà lên xuống dọc theo xương cùn nhiều lần.


13. Chèo Ghe: Hai bàn tay mở ra như cầm mái chèo, Hay cánh tay từ vị trí hai vai đưa lên qua khỏi đầu, rồi người chồm ra phái trước, rồi kéo hai bàn tay về gần ngực. Toàn bộ động tác giống như chèo ghe.


14. Bướm Quạt Cánh: Áp hai lòng bàn chân vào nhau. Dùng hai bàn tay giữ chặc. Hai đầu gối nâng lên hạ xuống như hai cánh con bướm đang quạt. Làm càng mạnh càng nhiều càng tốt, 100-200 lần.


15. Chà Lòng Bàn Chân: Dùng bàn tay phải chà vào lòng bàn chân trái và ngược lại. Mỗi bên 18 lần.


16. Thông Kinh Giản Cốt: Tư thế đứng. Hai tay giơ thẳng lên trời, ngón cái và ngón trỏ của hai bàn tay chạm nhau làm thành hình tam giác và hai lòng bàn tay hướng về phía trước. Đẩy hai tay lên cao làm cho xương sống giản ra, gót chân không nhón.


17. Đập Vai: Tư thế đứng. Lấy tay phải đập mạnh vào vai trái và lưng bàn tay trái đập vào thận phải. Chuyển qua lấy tay trái đập mạnh vào vai phải và lưng tay phải đập vào thận trái. Làm liên tục ít nhất 50-100 lần. Giúp kích hoạt huyệt Giáp Tích và giúp cho khỏi mỏi cổ.







CHỨNG ĐẠO CA

"Càn Khôn vận chuyển ngày bốn bận
Bát Quái xoay xong đúng tám vòng
Thần Khí theo nhau hình với bóng
Thiên xa mở lối thiết hầu công.

Thiên xa tiến xuống xuyên Tam Địa
Vượt cầu lên đảnh phá Tam Quan
Nhập Đại La Thành vào cung Quảng
Ngắm Trăng vằng vặt giữa huyền quang.

Chính môn cửa lớn cứ vào ra
Lâu dần cũng gặp Đế Đại Hoa
Mặt Trời đấp chiếu trong cung thẩm
Đăng triều Trời xin cưới Hằng Nga.

Nhật Nguyệt tịnh minh Đại Chiếu Minh
Huyền huyền diệu diệu cõi hư linh
Chơn như diệu giác gì gì đó
Cũng là vắng bặt chư pháp sinh."






CHÚ THÍCH:

1. CỬU KHIẾU (9 huyệt): Người đời nói Cửu Khiếu là nói 9 lỗ gồm 2 mắt, 2 tai, 2 mũi, miệng, hậu môn, âm môn. Còn người luyện đạo nói Cửu Khiếu là nói tới 9 huyệt đạo quan trọng nằm dọc mạch Đốc. Cửu Khiếu còn được gọi là Cửu Cổ (9 cái trống) bao gồm Phục Cổ (huyệt Ngọc Chẩm), Long Cổ (huyệt Thiên Trụ), Bạch Cổ (huyệt Cốc Đạo), Nhục Cổ (huyệt Thần Đạo), Xích Cổ (huyệt Giáp Tích), Cách Cổ (huyệt Huyền Môn), Phế Cổ (huyệt Mạng Môn), Vị Cổ (huyệt Long Hổ), Khương Cổ (huyệt Vĩ Lư).
2. TAM QUAN (3 ải): Gồm Vĩ Lư Quan, Giáp Tích Quan và Ngọc Chẩm Quan.
3. TAM ĐIỀN/ TAM ĐỊA (3 vùng): Thượng Điền (vùng đầu), Trung Điền (vùng ngực), Hạ Điện (vùng bụng dưới).



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét