Thứ Năm, 29 tháng 7, 2021

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật



  • Phật Dược Sư (tiếng Phạn: bhaiṣajyaguru; chữ Hán: 藥師佛; nghĩa là "vị Phật thầy thuốc"), còn gọi là Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Vương (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha; 藥師琉璃光佛), 
  • Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria prabhà ràjàya tathàgatàya), 
  • Dược Sư Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru tathàgatàya), 
  • Dược Sư Lưu Ly Như Lai (Phạn: Bhaiṣaijya guru vaiḍuria tathàgatàya), 
  • Phật Đại Y Vương (Phạn: Mahà Bhaiṣaijya ràja buddha), Vương Thiện Đạo, do bổn nguyện của Ngài là "cứu tất cả các bệnh khổ cho các chúng sinh" cho nên còn có tên Phật Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư, là vị Phật đại diện cho sự trọn vẹn của quả Phật ngự cõi phía đông (là cõi Tịnh Lưu ly). Tranh tượng của vị Phật này hay được vẽ với tay trái cầm thuốc chữa bệnh và tay mặt giữ Ấn thí nguyện.

Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu NiA Di Đà, trong đó Phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, hiện nay chỉ còn bản chữ Hán và chữ Tây Tạng, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ pháp và Thiên vương.

Tại Trung Quốc, Tây Tạng, Nhật Bản và Việt Nam, Phật Dược Sư được thờ cúng rộng rãi.

Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật


NIỆM DANH HIỆU BẢY VỊ PHẬT DƯỢC SƯ
 
Dược Sư Quang 
Phật Bậc Đại Y Vương, 
Mười hai nguyện lớn, 
Cứu khổ trầm luân. 
Thành tâm quy ngưỡng,
Trang nghiêm đạo trường.
Niệm trì danh hiệu,
Đèn hoa cúng dường.
Đảnh lễ Phật tượng, 
Cung kính tán dương.
Làm phan tục mạng,
Tuổi thọ miên trường.
Diệt trừ tội chướng,
Oan nghiệp không còn.
Phước lộc tăng trưởng,
Quả chứng chân thường. 

  • Nam-mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. (18 lần) 
  • Nam-mô Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai. (3 lần) 
  • Nam-mô Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai. (3 lần)
  • Nam-mô Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai. (3 lần)
  • Nam-mô Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai. (3 lần) 
  • Nam-mô Pháp Hải Lôi Âm Như Lai. (3 lần) 
  • Nam-mô Pháp Hải Thắng Huệ Du Hí Thần Thông Như Lai. (3 lần)
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT
NAM MÔ NHẬT QUANG BIẾN CHIẾU BỒ TÁT
NAM MÔ NGUYỆT QUANG BIẾN CHIẾU BỒ TÁT
NAM MÔ DƯỢC SƯ HẢI HỘI PHẬT BỒ TÁT

BÁT ĐẠI BỒ TÁT TRONG 
KINH DƯỢC SƯ

Kinh Dược Sư Bổn Nguyện Công Đức chép rằng: "...trong hàng tứ chúng Bí Sô, Bí Sô Ni, Ô Ba Sách Ca, Ô Ba Tư Ca, và những thiện nam tín nữ đều có thọ trì tám phần trai giới... rồi đem căn lành này nguyện sanh về chỗ Phật Vô Lượng Thọ ở thế giới Cực Lạc Tây Phương... nhưng nếu chưa quyết định mà nghe được danh hiệu Đức Dược Sư Lưu Luy Quang Như Lai, khi mạng chung sẽ có tám vị Đại Bồ tát như Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Đắc Đại Thế Bồ tát, Vô Tận Ý Bồ tát, Bảo Đàn Hoa Bồ tát, Dược Vương Bồ tát, Dược Thượng Bồ tát, Di Lặc Bồ tát từ trên không trung đi đến đưa đường chỉ lối cho, thì được vãng sanh..."

Tám vị Đại Bồ tát trong 
kinh Dược Sư :
  1. Văn Thù Sư Lợi Bồ tát, 
  2. Quán Thế Âm Bồ tát, 
  3. Đắc Đại Thế Bồ tát, 
  4. Vô Tận Ý Bồ tát, 
  5. Bảo Đàn Hoa Bồ tát, 
  6. Dược Vương Bồ tát, 
  7. Dược Thượng Bồ tát, 
  8. Di Lặc Bồ tát



DƯỢC SƯ QUÁN ĐẢNH CHƠN NGÔN

Nam mô bạt già phạt đế bệ sát xả, lủ rô thích lưu ly bác lặt bà hắc ra xà giả. Đát tha yết đa gia a ra ha đế tam miệu tam bột đà gia đát điệt tha. Án bệ sát thệ, bệ sát thệ, bệ sát xả, tam một yết đế tóa ha. (3 lần)



Giải kiết, giải kiết, giải oan kiết

Nghiệp chướng bao đời đều giải hết

Rửa sạch lòng trần phát tâm thành kính

Đối trước Phật đài, cầu xin giải kiết

Dược Sư Phật, Dược Sư Phật

Tiêu tai diên thọ Dược Sư Phật

Tùy tâm mãn nguyện Dược Sư Phật.

NAM MÔ DƯỢC SƯ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT (3 lần)



Mười hai thần tướng đại Dược Xoa

Trợ tuyên Chánh pháp tại Ta bà

Thiên long Bát bộ đều tùy hỷ

Tà ma ngoại đạo phải tránh xa

NAM MÔ HỘ PHÁP CHƯ THIÊN BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)



Phục nguyện :


NAM MÔ DƯỢC SƯ HỘI THƯỢNG PHẬT BỒ TÁT tác đại chứng minh

Kính nguyện Phật Dược Sư giáng phước, Đức Di Lặc ban vui, Văn Thù khai cơ, Quan Âm thường cứu khổ. Vâng lời Phật Tổ, con mở hội Dược Sư, cầu mười hai Dược Xoa thần tướng phát tâm từ, xin Cứu Thoát Bồ tát thường gia hộ, khiến mọi người (bệnh nhân) hết khổ, cho quyến thuộc bình an. Nguyện tất cả thế gian đều trở thành Cực lạc.



Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Xin nguyện Từ bi thường gia hộ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Xin nguyện Tam Bảo thường gia hộ.

Nguyện ngày an lành, đêm an lành, đêm ngày sáu thời đều an lành. Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ.


TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ

Con xin quy mạng đảnh lễ chư Phật nói pháp thanh tịnh vi diệu.

Này Hư không! Hãy uống cạn tất cả họa tai, hãy làm sạch tất cả họa tai.

Này Sức nóng! Hãy phát hỏa, phát hỏa thiêu đốt tất cả họa tai, đốt sạch tai họa.

Này Tinh tú! Hãy xuất hiện, xuất hiện để tiêu trừ họa tai đen tối, làm cho bầu trời trong sáng, an lành, thật an lành.

NAM MÔ TIÊU TAI GIÁNG KIẾT TƯỜNG BỒ TÁT MA HA TÁT (3 lần)



Các Đức Phật Dược Sư

Thông thường có bảy Đức Phật Dược Sư, hoặc 8 Đức Dược Sư (nếu cộng thêm Đức Thích Ca Mâu Ni), hạnh nguyện của các Ngài rất tương đồng như giúp chúng sinh được cứu khổ ban vui, sinh vào thiện đạo,thân hình đầy đủ các căn, được giàu có, xinh đẹp, thọ mạng dài lâu, tiêu trừ các tội lỗi về phạm giới khuyết giới, tiêu trừ các tội trộm cắp nghèo khó, giúp trừ các bệnh khổ thân tâm ma quỷ ám hại, được vãng sinh Tịnh Độ....

1 Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai Ngự Cõi Quang Thắng Thế giới, Toàn thân màu vàng

2 Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai 
Ngự Cõi Diệu Bảo Thế giới Toàn, thân màu vàng đỏ

3 Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai 
Ngự Cõi Viên Mãn Hương Tích Thế giới, Toàn thân màu vàng nhạt

4 Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai Ngự Cõi Vô Ưu Thế giới, Toàn thân sắc hồng

5 Pháp Hải Lôi Âm Như Lai Ngự Cõi Pháp Tràng Thế giới, Toàn thân sắc vàng

6 Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai Ngự Cõi Thiện Trụ Bảo Hải Thế giới, Toàn thân sắc đỏ

7 Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai Ngự Cõi Tịnh Lưu Ly Thế giới, Toàn thân màu xanh ngọc lưu ly

MƯỜI HAI LỜI ĐẠI NGUYỆN CỦA PHẬT DƯỢC SƯ :


  1. Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
  2. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
  3. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
  4. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
  5. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
  6. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
  7. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
  8. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.
  9. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về Chánh Đạo.
  10. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
  11. Đem thức ăn cho người đói khát.
  12. Đem áo quần cho người rét mướt.



Chư Vị Quyến Thuộc :

Hai Vị Bồ Tát: hai vị này ở cõi Tịnh Lưu Ly, giữ vững được Kho Báu Chính Pháp của Phật Dược Sư và sau này sẽ lên Ngôi Phật:

1 Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát
2 Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát




Mười Hai Đại tướng Dược Xoa là các Hộ Pháp phò trợ các hành giả tu trì pháp tu Dược Sư, còn gọi là: Kim Cang Lực Sĩ. Ngoài ra 12 vị này còn có 84.000 quyến thuộc .


Danh hiệu phiên âm : Cung Tỳ La Đại Tướng
Hán dịch : Cực Uý, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Di Lặc bồ tát 
Hình Tượng : Thân vàng, tay cầm bảo xử

Danh hiệu phiên âm : Phạt Chiết La Đại Tướng
Hán dịch : Kim Cang, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Đại Thế Chí bồ tát 
Hình Tượng : Thân Trắng, tay cầm bảo kiếm

Danh hiệu phiên âm : Mê Súy La Đại Tướng
Hán dịch : Chấp Nghiêm,Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Phật A Di Đà 
Hình Tượng : Thân Vàng, tây cầm bổng hoặc độc cổ

Danh hiệu phiên âm : An Để La Đại Tướng
Hán dịch : Chấp Tinh,Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Quan Thế Âm bồ tát 
Hình Tượng : Thân xanh lục, tay cầm bảo chùy hoặc bảo châu

Danh hiệu phiên âm : Át Nể La Đại Tướng
Hán dịch : Chấp Phong, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Ma Lợi Chi Bồ Tát 
Hình Tượng : Thân đỏ, tay cầm bảo xoa hoặc mũi tên

Danh hiệu phiên âm : San Để La Đại Tướng
Hán dịch : Cư Ngoại, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Hư Không Tạng bồ tát 
Hình Tượng : Thân khói lam, tay cầm bảo kiếm hoặc loa bối

Danh hiệu phiên âm : Nhân Đạt La 
Hán dịch : Chấp Lực, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Địa Tạng bồ tát 
Hình Tượng : Thân đỏ, tay cầm bảo côn hoặc mâu

Danh hiệu phiên âm : Ba Di La Đại Tướng
Hán dịch : Chấp Ẩm, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Văn Thù Sư Lợi bồ tát 
Hình Tượng : Thân đỏ, tay cầm bảo chùy hoặc cung tên

Danh hiệu phiên âm : Ma Hổ La Đại Tướng
Hán dịch : Chấp Ngôn, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Phật Dược Sư 
Hình Tượng : Thân trắng, tay cầm rìu búa

10 Danh hiệu phiên âm : Chân Đạt La Đại Tướng
Hán dịch : Chấp Tưởng, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Phổ Hiền bồ tát 
Hình Tượng : Thân vàng, tay cầm quyến sách hoặc bảo bổng

11 Danh hiệu phiên âm : Chiêu Đổ La Đại Tướng
Hán dịch : Chấp Động, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Kim Cang Thủ Bồ tát 
Hình Tượng : Thân xanh, tay cầm bảo chùy

12 Danh hiệu phiên âm : Tỳ Yết La Đại Tướng
Hán dịch : Viên Tác, Là Hóa Thân Của Phật, bồ tát : Phật Thích Ca 
Hình Tượng : Thân đỏ, tay cầm bảo luân hoặc tam cổ



NHẬT QUANG - NGUYỆT QUANG BỒ TÁT : 

Cả hai Ngài Nhật Quang - Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát thường hộ vệ cho Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật để cứu độ chúng sinh. Chúng ta có thể tìm hiểu thêm về các Ngài trong Kinh Dược Sư.

Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát là vị Bồ Tát thường xuyên ngự tại mặt trời, chúng ta tưởng chừng như là nơi không có sự sống, nhưng trong cảnh giới của các Ngài thì chúng ta không thể biết được. Ngài thị hiện cho việc sử dụng ánh sáng mặt trời để phổ độ chúng sinh, để giúp chúng sinh thoát khỏi mê lầm, dùng ánh sáng chiếu khắp giúp cho mọi người sớm giác ngộ khỏi biển lầm than.

Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát là vị Bồ Tát ngự tại mặt trăng, biểu thị cho ánh sáng mặt trăng vào ban đêm. Bởi chư Phật Bồ Tát đều nhìn thấy chúng sinh trong đêm tối u mê, không có ánh dẫn đường, nên Ngài thị hiện với danh hiệu Nguyệt Quang Biến Chiếu để muốn nói, dù trong đêm tối vẫn có những ngày trăng tròn sáng rõ, soi sáng những u mê của chúng ta, giúp chúng ta bước bên bờ Giác Ngộ.


LỊCH SỬ CỦA NGÀI :


Nhật Quang Bồ TátNguyệt Quang Bồ Tát với đức Phật Dược Sư có quan hệ rất sâu xa. 
Trong thời quá khứ xa xưa, ngay khi đức Điện Quang Như Lai hành hóa ở nhân gian thời có một vị phạm sĩ (Bà La Môn) nuôi dưỡng hai đứa con. Ba cha con đều cảm thấy sự trược loạn của thế gian, khi ấy phát khởi Tâm Bồ Đề, thề nguyện cứu chữa chúng sinh bị bệnh khổ nên đức Điện Quang Như Lai đối với họ khen ngợi khác thường, liền vì vị phạm sĩ đổi tên là Y Vương, hai người con đổi tên là Nhật Chiếu và Nguyệt Chiếu. Do nương nhận sự phó chúc của đức Điện Quang Như Lai nên sau khi thành Phật vị phạm sĩ ấy tức là đức Dược Sư Như Lai. 
Hai người con tức là hai vị Nhật Quang, Nguyệt Quang


  • Nhật Quang Bồ Tát (Sūrya-prabha) Lại xưng là Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nhật Diệu Bồ Tát hay Nhật Quang Phổ Chiếu Bồ Tát.

Nhật Quang Bồ Tát, tên Anh ngữ: Sunlight Bodhisattva, tên Phạn là Sūrya-prabha, dịch âm là Tô Lợi Gia Bát La Bà. Lại xưng là Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát, Nhật Diệu Bồ Tát hay Nhật Quang Phổ Chiếu Bồ Tát.

Danh hiệu Nhật Quang Bồ Tát được lấy từ ý tưởng: “Mặt trời phóng ra ngàn ánh sáng chiếu khắp thiên hạ, phá mọi ám tối”. Vị Bồ Tát này y theo Bản Nguyện Từ Bi, Tam Muội Phổ Thí chiếu diệu Pháp Giới, bụi thế tục… phá nát sự tối tăm của sinh tử giống như ánh sáng mặt trời chiếu khắp thế gian, cho nên có tên này.


  • Nguyệt Quang Bồ Tát (Candra-prabha-bodhisatva) lại xưng là Nguyệt Tịnh, Nguyệt Quang Biến Chiếu.

Nguyệt Quang Bồ Tát là vị hầu cận bên phải Đức Phật Dược Sư (Bhaiṣaijya-guru-buddha) tại Thế Giới Tịnh Lưu Ly (Vaiḍurya) ở phương Đông cùng với vị hầu cận bên trái là Nhật Quang Bồ Tát (Sūrya-prabha) là hai vị Đại Thị Giả của Đức Dược Sư Như Lai


Ba Tôn: Dược Sư Như Lai, Nguyệt Quang Bồ Tát và Nhật Quang Bồ Tát hợp xưng là Đông Phương Tịnh Thổ Tam Thánh


Kinh Dược Sư ghi nhận Nhật Quang Bồ Tát vị đứng hầu bên trái Đức Phật Dược Sư, cùng với vị Nguyệt Quang Bồ Tát đứng hầu bên phải, là hai vị Đại Phụ Tá của Đức Phật Dược Sư trong quốc thổ Tịnh Lưu Ly ở phương Đông. Đây là hai vị Bồ Tát thượng thủ của vô lượng chúng Bồ Tát, thọ trì kho báu Chính pháp của Đức Dược Sư Như Lai.


Đức Phật Dược Sư với hai vị Bồ Tát này được hợp xưng là Đông Phương Tam Thánh

Tương truyền ở đời quán khứ: Dược Sư Như Lai với Nhật Quang Bồ Tát, Nguyệt Quang Bồ Tát vốn là cha con, từng ở chỗ của Đức Điện Quang Như Lai siêng tu Phạm Hạnh, được Đức Điện Quang Như Lai phó chúc, phân biệt đổi tên gọi là Y Vương với Nhật Chiếu, Nguyệt Chiếu… phái Đại Nguyện Vô Thượng Bồ Đề thề cứu tất cả chúng sinh hữu tình trong sáu đường, thoát lìa nỗi khổ của sự luân hồị

  • Nhật Quang Bồ Tát biểu thị cho Mặt trời phóng ra ngàn ánh sáng chiếu khắp thiên hạ, phá mọi ám tối. Vị Bồ Tát này y theo Bản Nguyện Từ Bi, Tam Muội Phổ Thí chiếu diệu Pháp Giới, bụi thế tục… phá nát sự tối tăm của sinh tử giống như ánh sáng mặt trời chiếu khắp thế gian.
  • Nguyệt Quang Biến Chiếu biểu thị cho Tâm lặng yên nhập vào Thiền Định, ánh sáng trong suốt, trong mát, vắng lặng.

Nguyệt Quang Bồ Tát có thể rộng nhiếp mỗi một chúng sinh trong Đại Thiên khiến cho miễn trừ được sự bức não của ba Độc Tham, Sân, Si

Kinh Dược Sư nói rằng: “Ở trong nước ấy có hai vị Bồ Tát Ma Ha Tát, vị thứ nhất tên là Nhật Quang Biến Chiếu, vị thứ hai tên là Nguyệt Quang Biến Chiếu là bậc Thượng Thủ của vô lượng vô số Bồ Tát”

Ở trong vô lượng Bồ Tát quyến thuộc của Đức Phật Dược Sư thì Nhật Quang Bồ Tát và Nguyệt Quang Bồ Tát là Bồ Tát có địa vị trọng yếu ở hàng Thượng Thủ. Hai người nắm giữ kho báu Chính Pháp của Đức Dược Sư Như Lai


12 Đại Tướng Dược Xoa Hiện thân độ trì độ mạng cho 12 con giáp của chúng sanh khi cầu nguyện Bổn Mạng và cúng sao giải hạn :

  • Cung Tỳ La Đại Tướng
Còn gọi là Kim Tỳ La, được dịch ý là Cực Úy. Thân màu vàng, tay cầm bảo xử. Hóa thân của Di Lặc Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Hợi.


  • Phạt Chiết La Đại Tướng
Còn gọi là Bạt Chiết La, Hòa Kỳ La, dịch ý là Kim Cang. Thân màu Trắng, tay cầm bảo kiếm. là hóa thân của Đại Thế Chí, là thần hộ mạng tuổi Tuất.

  • Mê Súy La Đại Tướng
Còn gọi là Di Khứ La, dịch ý là Chấp Nghiêm. Thân màu vàng, tay cầm bảo bổng hoặc độc cổ. là hóa thân của Phật Di Đà, là thần hộ mạng tuổi Dậu.

  • An Để La Đại Tướng
Còn gọi là Át Nể La, An Nại La, An Đà La, dịch ý là Chấp Tinh. Thân màu xanh lục, tay cầm bảo chùy hoặc bảo châu. là hóa thân của Quán Thế Âm, là thần hộ mạng tuổi Thân.

  • Át Nể La Đại Tướng
Còn gọi là Mạt Nể La, Ma Ni La, dịch ý là Chấp Phong. Thân màu đỏ, tay cầm bảo xoa hoặc mũi tên. là hóa thân của Ma Lợi Chi, là thần hộ mạng tuổi Mùi.

  • San Để La Đại Tướng
Còn gọi là Bà Nể La, Tố Lam La, dịch ý là Cư Ngoại. Thân màu khói Lam, tay cầm bảo kiếm hoặc loa bối. là hóa thân của Hư Không Tạng, là thần hộ mạng tuổi Ngọ

  • Nhân Đạt La Đại Tướng
Còn gọi là Nhân Đà La, dịch ý là Chấp Lực. Thân màu Đỏ, tay cầm bảo côn hoặc mâu. là hóa thân của Địa Tạng Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Tỵ.


  • Ba Di La Đại Tướng
Còn gọi là Bà Da La, dịch ý là Chấp Ẩm. Thân màu đỏ, tay cầm bảo chùy hoặc cung tên. là hóa thân của Văn Thù Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Thìn.

  • Ma Hổ La Đại Tướng
Còn gọi là Bạc Hô La, Ma Hưu La, dịch ý là Chấp Ngôn. Thân màu trắng, tay cầm rìu báu. là hóa thân của Phật Dược Sư, là thần hộ mạng tuổi Mão.

  • Chân Đạt La Đại Tướng
Còn gọi là Châu Đổ La, Chiếu Đầu La, dịch ý là Chấp Tưởng. Thân màu vàng, tay cầm quyên sách hoặc bảo bổng. là hóa thân của Phổ Hiền Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Dần.


  • Chiêu Đổ La Đại Tướng
Còn gọi là Chu Đổ La, Chiếu Đầu La, dịch ý là Chấp Động. Thân màu xanh, tay cầm bảo chùy. là hóa thân của Kim Cang Thủ, là thần hộ mạng tuổi Sửu.


  • Tỳ Yết La Đại Tướng
Còn gọi là Tỳ Già La, dịch ý là Viên Tác. Thân màu đỏ, tay cầm bảo luân hoặc tam cổ. là hóa thân của Phật Thích Ca, là thần hộ mạng tuổi Tý.




1 宫毗罗,又作金毗罗,意译为极畏。身呈黄色,手持宝杵,以弥勒菩萨为本地。

2 伐折罗,又作跋折罗、和耆罗,意译为金刚。身呈白色,手持宝剑,以大势至菩萨为本地。

3 迷企罗,又作弥佉罗,意译为执严。身呈黄色,手持宝棒或独钴,以阿弥陀佛为本地。

4 安底罗,又作頞你罗、安捺罗、安陀罗,意译为执星。身呈绿色,手持宝锤或宝珠,以观音菩萨为本地。

5 頞尔罗,又作末尔罗、摩尼罗,意译为执风。身呈红色,手持宝叉或矢,以摩利支菩萨为本地。

6 珊底罗,又作娑你罗、素蓝罗,意译为居处。身呈烟色,手持宝剑或螺贝,以虚空藏菩萨为本地。

7 因达罗,又作因陀罗,意译为执力。身呈红色,手持宝棍或鉾,以地藏菩萨为本地。

8 波夷罗,又作婆耶罗,意译为执饮。身呈红色,手持宝锤或弓矢,以文殊菩萨为本地。

9 摩虎罗,又作薄呼罗、摩休罗,意译为执言。身呈白色,手持宝斧,以药师佛为本地。

10 真达罗,又作真持罗,意译为执想。身呈黄色,手持罥索或宝棒,以普贤菩萨为本地。

11 招度罗,又作朱杜罗、照头罗,意译为执动。身呈青色,手持宝锤,以金刚手菩萨为本地。

12 毗羯罗,又作毗伽罗,意译为圆作。身呈红色,手持宝轮或三钴,以释迦牟尼佛为本地。







十二藥叉神將


十二藥叉神將出自《藥師琉璃光如來本願功德經》,藥師經由唐三藏法師玄奘奉詔譯為中文。是佛教大乘經典之一。藥師佛有十二大願,真正護法的十二大金剛菩薩,現身為十二夜叉。

基本介紹
中文名:十二藥叉神將
外文名:Twelve yaksha will of god
其他名稱:十二夜叉
出處:《藥師琉璃光如來本願功德經》
翻譯:唐三藏法師玄奘奉詔譯為中文。


出處
十二神將 乃藥師法門的護持者。十二神將又稱十二藥叉大將或十二神王。在《藥師琉璃光如來本願功德經》有載:「此十二藥叉一一各有七千藥叉以為眷屬。
同時舉聲白佛言:『世尊,我等今者蒙佛威力,得聞世尊藥師如來名號,不復更有惡趣之怖,我等相率皆同一心,乃至盡形歸佛法僧,誓當荷負一切有情,為作義利、饒益安樂。』」

這十二位誓願護持藥師法門、饒益眾生的神將,名稱如下:
(一)宮毗羅大將。
(二)伐折羅大將。
(三)迷企羅大將。
(四)安底羅大將。
(五)頞你羅大將。
(六)珊底羅大將。
(七)因達羅大將。
(八)波夷羅大將。
(九)摩虎羅大將。
(十)真達羅大將。
(十一)招杜羅大將。
(十二)毗羯羅大將。


天人或神

名稱及寓意
依佛典所載,這十二神將在晝夜十二個時辰,及四季十二個月份裏,輪流率領眷屬守護眾生。
有趣的是,這十二神將從最後的毘羯羅大將起,到最初的宮毘羅大將為止,其守護眾生的時辰,剛好是從子時到亥時的十二地支。
而且其形象也都與我國民間流傳的十二生肖有關,
毘羯羅大將戴鼠冠,招杜羅大將戴牛冠,一直到最初的宮毘羅大將,則是頭戴豬冠,其次序與十二生肖完全吻合。

宮毗羅大將 豬

宮毗羅(梵語:Kumbhira)天空

又作金毗羅,意譯為極畏;其義是「金頭」或「威如王」、威光閃爍而名。宮比羅其義是「蛟龍」、金龍身首而名。此大將的本地為彌勒菩薩,是亥時之守護神。通身赤紅色,現忿怒形,頭戴豬冠,右手執大刀橫於頭上,左手開掌當腰。


伐折羅大將 狗

伐折羅(梵語:Vajra) 勾陳
又作跋折羅,和耆羅,其義是「金剛」,此尊手執金剛杵面帶笑容且長壽童顏而名。此大將的本地為大勢至菩薩,是戍時之守護神。通身青色,現忿怒形,頭髮茂盛聳上,頭戴狗冠,右手持劍,左手作拳當腰。

迷企羅大將 雞

迷企羅(梵語:Mihira/Mekhila) 朱雀

又作彌去羅,意譯為執嚴。此大將的本地為阿彌陀佛,是酉時之守護神。通身黃色,現忿怒形,頭戴雞冠,右手持獨鈷,左手作拳押下腹部。

安底羅大將 猴

安底羅(梵語:Andira/Antira) 太常

又作額你羅、安奈羅、安陀羅,意譯為執星;其義是「破空山」或「能持」或「多聞」,此尊因為住持十山(多山)常聞佛法,有大名聞而得。此大將的本地為觀世音菩薩,是申時之守護神。通身赤紅色,現大忿怒形,頭戴猴冠,右手屈肘於右胸前開掌向前,屈左手,開掌,掌上放寶珠。

頞你羅大將 羊

滿你羅(梵語:Majira/Anila) [阿尼羅]太陰

又作額爾羅、末爾羅、摩尼羅,意譯為執風。其義是「沉香」、「密香」、「如意珠」、或「離垢寶」,此尊香光莊嚴、身淨如珠寶而名。此大將的本地為摩利支天,是未時之守護神。通身白色,現忿怒形,頭髮上聳,頭戴羊冠,右手執箭羽,左手持矢根,將此箭彎成弓形。

珊底羅大將 馬

珊底羅 (梵語:Sandira/Samthila) 玄武

又作娑你羅、素藍羅,意譯為居處。其義是「螺女」、「石女」、或「花鬘」,此尊是女相,現螺女形之身、首戴花鬘、發形如螺石而名。 此大將的本地為虛空藏菩薩,是午時之守護神。通身赤紅色,現忿怒形,頭戴馬冠,右手把三股戟,左手持螺具。

因達羅大將 蛇

因達羅(梵語:Indra/Indala) 騰蛇

又作因陀羅,意譯為執力。其義是「能天主」、「持山」、或「地持」,此尊在天界及人間能為天帝護持山地而名。此大將的本地為地藏菩薩,是巳時之守護神。通身赤色,頭戴蛇冠,右手屈肘開掌,置於眉前,左手執三股戟。

波夷羅大將 龍

破夷羅 (梵語:Pajra/Payila) 青龍

又作婆耶羅,意譯為執飲。其義是「鯨魚」或「幻術」,此尊其身形長大如鯨,具有大幻術而名。此大將的本地為文殊菩薩,是辰時之守護神。身呈紅色,容貌忿怒,頭戴龍冠,右手屈臂,作拳攜矢,左手持弓。

摩虎羅大將 兔

摩虎羅(梵語:Makura/Mahala) 天后

又作薄呼羅,意譯為執言。其義是「蟒龍行」或「腹行」;另名摩休羅,其義是「大戲樂」或「執日行」;此尊同與龍、蟒、執日戲樂而名。此大將的本地為藥師如來,是卯時之守護神。通身青色,稍作忿怒相,頭髮赤色上聳,頭戴兔冠,右手做拳當腰,左手持斧。

真達羅大將 虎

真達羅(梵語:Sindura/Cindala) 白虎

又作新達羅,意譯為執想。其義是「一角」或「疑神」,此尊因頭生一隻角,人見必起疑而名。 此大將的本地為普賢菩薩,是寅時之守護神。現笑怒容貌,身呈黃色,頭戴虎冠,右手捧寶珠,左手把寶棒。

招杜羅大將 牛

凱杜羅(梵語:Catura/Caundhula)六合

又作朱杜羅,意譯為執動。其義是「嚴幟」或「殺者」;另名照頭羅,其義是「月光」或「月色」;此尊威嚴時若殺者,清和時猶如月色一樣而名。 大將的本地為金剛手菩薩,是丑時之守護神。通身全白色,現忿怒形,頭戴牛冠,右手把橫劍,左手開掌執劍尖。

毗羯羅大將 鼠

毗羯羅(梵語:Vikarara/Vikala) 天一
毗羯羅意譯為圓作,其義是「善藝」或「尋伺」;又名毘伽羅,其義是「字本」或「聲教」;此尊擅長廣尋善藝,專教「半滿字」而名。 此大將的本地為釋迦牟尼佛,是子時之守護神。通身青色,現忿怒形,頭戴鼠冠,右手下垂持三鈷或寶輪,左手作拉右袖之形態。


PHÁP ĐÀN MANDALA PHẬT DƯỢC SƯ :


药师坛城 药师佛 十二神将 八大菩萨


琉璃药师坛城 药师佛 十二神将 八大菩萨佛像制作
药师坛城


“坛城”顾名思义即佛的殿堂。药师坛城是药师佛文化的信仰中心和药师法门以及“药师禅”的修持地,是具有胜境加持力的“道场”。





中文名 药师坛城

人 物 药师七佛,日月菩萨,十二神将

宗 教 佛教

作 用 健康长寿

坛城,源于古代印度的密宗修法活动,那时的人们为了防止"魔众"的入侵,修密法时就在修法场地修筑起一个圆形或者方形的土坛,在土坛上修法,邀请过去、现在、未来诸佛亲临作证,并在土坛上绘出他们的图像,由此构成了后世坛城的基本框架,演变出多种形式和类别。坛城作为象征宇宙世界结构的本源,是变化多样的本尊神及眷属众神聚居处的模型缩影。

药师坛城是药师佛文化的信仰中心和药师法门以及“药师禅”的修持地,是具有胜境加持力的“道场”。

《药师经》中有八大菩萨,八佛本尊,十二药叉大将,八万眷属,坛城具足啊,威德具足。世尊是这个坛城的教化之主,药师琉璃光如来是本尊之主,十二药叉大将是摄护之主,八大菩萨是卫护之主,这八万四千药叉是执行之主。药师法门的守护者,就是十二药叉大将,及其八万四千眷属。若想在药师法门上欲得世间的方便威德和健康自在,一定要和这十二药叉大将和其八万四千眷属结一个很好的因缘。

药师佛心咒:得雅他嗡贝堪则贝堪则玛哈贝堪则惹杂萨目嘎喋梭哈!

《日光菩萨陀罗尼》ná mó bó tuó qú nà mí南无勃陀瞿那迷 ná mó dá mó mò hē dī南无达摩莫诃低 ná mó sēng qié duō yè ní南无僧伽多夜泥 dǐ li bù bì sà duō dá nà mó底哩部毕萨咄檐纳摩。

《月光菩萨陀罗尼》shēn dī dì tú sū zhà深低帝屠苏吒 ā ruò mì dì wū dū zhà阿若蜜帝乌都吒 shēn qí zhà深耆吒 bō lài dì波赖帝 yē mí ruò zhà wū dū zhà耶弥若吒乌都吒 jū luó dì zhà qí mó zhà拘罗帝吒耆摩吒 suō pó hē沙婆诃。

修药师法门就能得到药师佛加持:经过修炼可以与药师佛的信息交流感通,因为药师佛发了十二大愿,有十二药叉大将在十二时辰中值日,正合人体十二经脉,通过念诵“咒”观想久而久之就能产生一种光。这是练精化气,练气化光的一种方法,也是药师琉璃光佛法的特色,经过修炼都可以达到用光来治疗与预防疾病的目的。

药师十二神将:

1.宫毗罗,又作金毗罗,意译为极畏。身呈黄色,手持宝杵,以弥勒菩萨为本地。

2.伐折罗,又作跋折罗、和耆罗,意译为金刚。身呈白色,手持宝剑,以大势至菩萨为本地。

3.迷企罗,又作弥佉罗,意译为执严。身呈黄色,手持宝棒或独钴,以阿弥陀佛为本地。

4.安底罗,又作頞你罗、安捺罗、安陀罗,意译为执星。身呈绿色,手持宝锤或宝珠,以观音菩萨为本地。

5.頞尔罗,又作末尔罗、摩尼罗,意译为执风。身呈红色,手持宝叉或矢,以摩利支菩萨为本地。

6.珊底罗,又作娑你罗、素蓝罗,意译为居处。身呈烟色,手持宝剑或螺贝,以虚空藏菩萨为本地。

7.因达罗,又作因陀罗,意译为执力。身呈红色,手持宝棍或鉾,以地藏菩萨为本地。

8.波夷罗,又作婆耶罗,意译为执饮。身呈红色,手持宝锤或弓矢,以文殊菩萨为本地。

9.摩虎罗,又作薄呼罗、摩休罗,意译为执言。身呈白色,手持宝斧,以药师佛为本地。

10.真达罗,又作真持罗,意译为执想。身呈黄色,手持罥索或宝棒,以普贤菩萨为本地。

11.招度罗,又作朱杜罗、照头罗,意译为执动。身呈青色,手持宝锤,以金刚手菩萨为本地。

12.毗羯罗,又作毗伽罗,意译为圆作。身呈红色,手持宝轮或三钴,以释迦牟尼佛为本地。





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét