Linh Sơn Thánh Mẫu
Núi Bà Đen tỉnh Tây Ninh không chỉ được biết đến là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ mà còn là nơi có nhiều truyền thuyết tín ngưỡng dân gian, là điểm hành hương tâm linh nổi tiếng thu hút đông đảo du khách thập phương khắp bốn mùa.
Bà Đen, còn có tên là Linh Sơn Thánh Mẫu (靈山聖母), là một vị nữ thần của núi Bà Đen, một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, và là ngọn núi cao nhất nam bộ, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh, xứng danh Đệ nhất thiên sơn. Theo Gia Định thành thông chí, tên gốc của núi Bà Đen là Bà Dinh. Những bậc kỳ lão địa phương thì cho rằng tên gốc là núi Một. Đến khoảng nửa thế kỷ XVIII mới xuất hiện tên gọi núi Bà Đênh, sau gọi trại dần thành núi Bà Đen. Cũng có người gọi là núi Điện Bà. Có một thuyết bảo rằng Bà Đen bắt nguồn từ tín ngưỡng của người Khơ Me, và họ gọi bà là Baden.
Cứ Tết cho tới hết tháng Giêng, ngày nào cũng có hàng vạn người dân thập phương tới vãn cảnh và cúng tài khấn lộc ở chùa núi Bà Đen.
Được biết, vị thần thờ chính trên Núi Bà là Linh Sơn Thánh Mẫu, tức Bà Đen. Bà được thờ cúng tại một Điện thờ nằm trong thạch động lưng chừng núi, cạnh chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự. Lễ Vía Bà vào tháng 5 âm lịch được xem là lễ hội dân gian quan trọng nhất ở núi hằng năm. Mặc dù sự dung hợp giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là điều thường thấy ở các đền, chùa qua các mô hình thờ cúng, thế nhưng một mô hình lễ hội có sự kết hợp giữa dân gian và tôn giáo như Lễ Vía Bà Đen là một sự hiếm có. Bà Linh Sơn Thánh Mẫu – một trong những biểu tượng thờ mẫu điển hình ở Nam bộ đã được “Phật hóa” tại núi Bà Đen – Tây Ninh, vì thế Lễ Vía Bà nơi đây có sắc thái riêng, ít gặp ở nơi nào khác. Bởi lẽ, Bà vừa là Bồ tát, nhưng cũng là một Nữ thần, một Thánh Mẫu trong tâm thức dân gian.
Có rất nhiều truyền thuyết về sự tích núi Bà Đen, về Bà Linh Sơn Thánh Mẫu. Hầu hết các truyền thuyết được kể lại đều dựa trên cơ sở văn hóa – xã hội, lịch sử, địa lý của Tây Ninh.
Thần tích :
🔔Thần tích 1
Truyền thuyết thứ nhất cho rằng, ngày xưa, chủ vùng núi này là người phụ nữ Phù Nam có tên là Rê Đeng. Do người đời sau đọc trại thành Đen.
🔔Thần tích 2
Truyền thuyết thứ hai cho rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một vị quan trấn nhậm Trảng Bàng thuộc triều Nguyễn tên là Lý Thiên. Mẹ là bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, văn hay võ giỏi. Lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng chùa bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Trong một lần lên núi cúng thì Lý Thị Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt, toan hãm hiếp. Để giữ lòng trung trinh, nàng Hương nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau khi chết, Lý Thị Thiên Hương hiển thánh báo mộng cho vị sư trụ trì trên núi biết.
Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho vị sư Trí Tân, trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa kể lại sự tình:
– Đệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị gia nô của quan huyện Trảng Bàng vây bắt, phải nhảy xuống khe núi quyên sinh tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên xác 3 ngày vẫn còn nguyên, kính xin sư phụ xuống triền núi đông nam tìm thi hài đệ tử về mai táng giùm.
Vị hòa thượng theo lời báo mộng lên núi tìm thấy xác Thiên Hương, đem về chôn cất đàng hoàng. Vì người phụ nữ báo mộng rất đen đúa nên vị sư gọi là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.
Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay. Nghe tin đồn sự tích núi Bà Đen linh thiêng, Nguyễn Ánh liền sai quan phi ngựa lên cầu nàng mách giùm cách thoát nạn. Thiên Hương báo mộng mách Nguyễn Ánh qua Xiêm tá binh để chờ sau khôi phục cơ nghiệp, đồng thời chỉ đường chạy thoát thân cho.
Câu chuyện sự tích núi Bà Đen được đồn đại đến tai Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt. Vị quan quyết chí tìm hiểu sự thực và hứa sẽ dâng sớ với vua phong chức cho cô gái họ Lý này nếu cô hiển linh.
Một hôm, nàng Thiên Hương nhập vào xác một cô gái để trò chuyện với Quốc công:
– Hồn của thượng quan sau này sẽ được hóa thần nhờ tài đức, tuy nhiên phần xác sẽ bị hành hạ không vẹn toàn.
Vị quan thanh liêm đáp lời:
– Bổn chức không hỏi tương lai của mình, mà chỉ muốn biết căn nguyên nỗi oan của nàng.
Cô gái rưng rưng nước mắt kể lại cái chết oan khiên, theo đó do chưa chung sống với chồng, nàng đã được trở thành tiên thánh và được cử xuống phàm trần để cứu nhân độ thế. Dứt lời cô gái bất tỉnh, mãi lâu sau mới dậy.
Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngụ ở núi Một Cột. Từ đó núi thay tên là núi Bà Đen.
🔔Thần tích 3
Truyền thuyết thứ ba có ghi trong quyển "Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh" rằng: Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan trấn thủ vùng chân núi Một có hai người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, tên thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi, có một nhà sư tên là Trung Vân Danh, đạo hiệu Trừng Thanh tìm đến lưng chừng núi Một dựng chùa thờ Phật. Mộ đạo, nàng Đênh đã xin theo nhà sư Trừng Thanh học đạo. Thấy nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn thủ Trảng Bàng cho người mai mối xin cưới cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị lễ vật cho lễ cưới thì bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.
Hoạt động tín ngưỡng tại Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu
Hàng năm tại Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu nói chung và các ngôi miếu, chùa tại "vùng đất thánh" Tây Ninh nói riêng như Chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà), Chùa Phước Lưu... sẽ long trọng tổ chức lễ vía từ ngày 4 đến 6/5 Âm lịch. Theo nghi thức Phật giáo cổ truyền thì vào khuya ngày 4, khu điện thờ sẽ làm lễ tắm và thay áo mão cho Bà, đến sáng thì bắt đầu Lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu với các buổi lễ gồm lễ Hưng tác cung thỉnh Thành Hoàng Bổn Cảnh, lễ niệm hương khai chung bản, lễ nghinh Thần chủ, nghinh thỉnh đức Địa Tạng Vương Bồ Tát...
Ngày 5/5 sau khoảng thời gian lễ Bái sám hồng danh, lễ cúng Phật, cúng ngọ, lễ khoa Cấp thủy thỉnh Long Vương, Thủy Quan, Hà Bá cùng các vị thần nước diễn ra, phần lễ chính sẽ thực hiện tại Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu. Dưới điệu nhạc lễ và lời xướng của thầy chủ vị, lễ vật gồm 10 món lần lượt theo thứ tự là hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, thủy, đồ, châu, bảo sẽ được dâng lên Bà. Ngày 6/5 là ngày kết thúc lễ vía thu hút đông đảo Phật tử gần xa cùng người sùng đạo dừng chân tại quần thể núi linh thiêng này.
Truyền thuyết thứ nhất cho rằng, ngày xưa, chủ vùng núi này là người phụ nữ Phù Nam có tên là Rê Đeng. Do người đời sau đọc trại thành Đen.
🔔Thần tích 2
Truyền thuyết thứ hai cho rằng, bà Đen tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con gái một vị quan trấn nhậm Trảng Bàng thuộc triều Nguyễn tên là Lý Thiên. Mẹ là bà Ðặng Ngọc Phụng, người gốc ở Bình Ðịnh vào Trảng Bàng lập nghiệp. Trong làng có chàng trai Lê Sĩ Triệt, mồ côi cha mẹ, văn hay võ giỏi. Lần nọ, Thiên Hương lên núi cúng chùa bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn thì chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi, cứu được nàng. Ðể đáp ơn chàng, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt. Chưa kịp đám cưới thì Lê Sĩ Triệt phải tòng quân đánh Tây Sơn. Trong một lần lên núi cúng thì Lý Thị Thiên Hương bị kẻ xấu vây bắt, toan hãm hiếp. Để giữ lòng trung trinh, nàng Hương nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau khi chết, Lý Thị Thiên Hương hiển thánh báo mộng cho vị sư trụ trì trên núi biết.
Ba hôm sau, Thiên Hương báo mộng cho vị sư Trí Tân, trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa kể lại sự tình:
– Đệ tử là Thiên Hương 18 tuổi, chẳng may bị gia nô của quan huyện Trảng Bàng vây bắt, phải nhảy xuống khe núi quyên sinh tử tiết. Nhờ căn tu kiếp trước nên xác 3 ngày vẫn còn nguyên, kính xin sư phụ xuống triền núi đông nam tìm thi hài đệ tử về mai táng giùm.
Vị hòa thượng theo lời báo mộng lên núi tìm thấy xác Thiên Hương, đem về chôn cất đàng hoàng. Vì người phụ nữ báo mộng rất đen đúa nên vị sư gọi là nàng Đen. Người đời sau gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.
Chúa Nguyễn Ánh bị quân Tây Sơn đánh đuổi phải chạy đến Trảng Mang Chà vùng bùng binh hiện nay. Nghe tin đồn sự tích núi Bà Đen linh thiêng, Nguyễn Ánh liền sai quan phi ngựa lên cầu nàng mách giùm cách thoát nạn. Thiên Hương báo mộng mách Nguyễn Ánh qua Xiêm tá binh để chờ sau khôi phục cơ nghiệp, đồng thời chỉ đường chạy thoát thân cho.
Câu chuyện sự tích núi Bà Đen được đồn đại đến tai Thượng Quốc công Lê Văn Duyệt. Vị quan quyết chí tìm hiểu sự thực và hứa sẽ dâng sớ với vua phong chức cho cô gái họ Lý này nếu cô hiển linh.
Một hôm, nàng Thiên Hương nhập vào xác một cô gái để trò chuyện với Quốc công:
– Hồn của thượng quan sau này sẽ được hóa thần nhờ tài đức, tuy nhiên phần xác sẽ bị hành hạ không vẹn toàn.
Vị quan thanh liêm đáp lời:
– Bổn chức không hỏi tương lai của mình, mà chỉ muốn biết căn nguyên nỗi oan của nàng.
Cô gái rưng rưng nước mắt kể lại cái chết oan khiên, theo đó do chưa chung sống với chồng, nàng đã được trở thành tiên thánh và được cử xuống phàm trần để cứu nhân độ thế. Dứt lời cô gái bất tỉnh, mãi lâu sau mới dậy.
Lê Văn Duyệt đã thay mặt vua phong cho nàng Thiên Hương làm “Linh Sơn Thánh Mẫu”, ngụ ở núi Một Cột. Từ đó núi thay tên là núi Bà Đen.
🔔Thần tích 3
Truyền thuyết thứ ba có ghi trong quyển "Sự tích Thánh Mẫu Phật Bà Tây Ninh" rằng: Thuở mới khai hoang vùng đất, một viên quan trấn thủ vùng chân núi Một có hai người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, tên thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi, có một nhà sư tên là Trung Vân Danh, đạo hiệu Trừng Thanh tìm đến lưng chừng núi Một dựng chùa thờ Phật. Mộ đạo, nàng Đênh đã xin theo nhà sư Trừng Thanh học đạo. Thấy nàng Đênh xinh đẹp, quan trấn thủ Trảng Bàng cho người mai mối xin cưới cho con trai. Khi hai gia đình chuẩn bị lễ vật cho lễ cưới thì bất ngờ nàng mất tích. Gia đình hai bên cho người tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ. Gia đình mai táng khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.
Hoạt động tín ngưỡng tại Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu
Hàng năm tại Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu nói chung và các ngôi miếu, chùa tại "vùng đất thánh" Tây Ninh nói riêng như Chùa Linh Sơn Tiên Thạch Tự (chùa Bà), Chùa Phước Lưu... sẽ long trọng tổ chức lễ vía từ ngày 4 đến 6/5 Âm lịch. Theo nghi thức Phật giáo cổ truyền thì vào khuya ngày 4, khu điện thờ sẽ làm lễ tắm và thay áo mão cho Bà, đến sáng thì bắt đầu Lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu với các buổi lễ gồm lễ Hưng tác cung thỉnh Thành Hoàng Bổn Cảnh, lễ niệm hương khai chung bản, lễ nghinh Thần chủ, nghinh thỉnh đức Địa Tạng Vương Bồ Tát...
Ngày 5/5 sau khoảng thời gian lễ Bái sám hồng danh, lễ cúng Phật, cúng ngọ, lễ khoa Cấp thủy thỉnh Long Vương, Thủy Quan, Hà Bá cùng các vị thần nước diễn ra, phần lễ chính sẽ thực hiện tại Điện Bà Linh Sơn Thánh Mẫu. Dưới điệu nhạc lễ và lời xướng của thầy chủ vị, lễ vật gồm 10 món lần lượt theo thứ tự là hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, thủy, đồ, châu, bảo sẽ được dâng lên Bà. Ngày 6/5 là ngày kết thúc lễ vía thu hút đông đảo Phật tử gần xa cùng người sùng đạo dừng chân tại quần thể núi linh thiêng này.
Lễ vía có sự kết hợp hài hoá giữa nghi thức Phật giáo và dân gian, trong đó khoa trình cúng Linh Sơn Thánh Mẫu là “Trình thập cúng” hay còn gọi là “Hiến thập cúng”, tức dâng cúng mười món lễ vật là nghi thức chính, quan trọng nhất trong lễ vía. Trình thập cúng được cử hành vào chiều ngày mùng 5 tháng 5 tại điện Bà. Tuần tự lễ phẩm hiến cúng trong nghi thức gồm có: hương, hoa, đăng, trà, quả, thực, thuỷ, đồ, châu và bảo.
Thành phần trong nghi thức Trình thập cúng gồm có một vị Sám chủ (hay còn gọi là Thầy cả văn); hai vị Ðàn cả (hay còn gọi là Thầy cả võ) dẫn lễ; hai vị tả - hữu Dạ đà bên cạnh vị Sám chủ, một vị phụ tá việc tán, tụng và hoà lễ cùng với Sám chủ, một vị đánh tum; một vị Vĩ thuận và một vị Vĩ nghịch đánh đẩu; 18 vị học trò lễ là nữ luân phiên nhau mỗi lần bốn người (2 người đi trước cầm đăng, 2 người đi sau cầm đài) trình lễ phẩm; một vị ni dâng lễ phẩm và ban nhạc lễ.
Bàn kinh sư được đặt đối diện với điện Bà. Vị Sám chủ cùng hai vị tả - hữu Dạ đà tán tụng hoà trong tiếng tum, đẩu và nhạc lễ. Bằng các giọng điệu như nói lối, tư rơi, xuân nữ, nam ai, bụa và hồ quảng được các vị sư linh hoạt dùng trong khi hành lễ. Từ những phẩm vật bình thường, qua lời kinh câu kệ trở thành pháp vật dâng lên cúng dường Thánh Mẫu.
Thầy cả võ (Ðàn cả) dẫn học trò lễ dâng lễ vật cúng dường Linh Sơn Thánh Mẫu. Vị sư đi trước bốn vị học trò lễ, tay cầm linh hoặc khăn ấn được thay đổi với nhau trong các lần hiến cúng kết hợp với vũ đạo các bước chân đi theo bộ Thất tinh.
Ở phần hiến bảo là lần trình cuối cùng trước khi kết thúc lễ do hai vị Thầy cả võ cùng dẫn lễ sinh. Ðây là phần quan trọng và đặc sắc trong nghi thức Trình lục cúng, vì với các nghi lễ Phật giáo vùng Nam bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng, không thể thiếu những điệu múa, nghi thức đặc trưng của các vị tăng, bước đi với vũ đạo như sân khấu là một nghệ thuật không phải ai cũng thực hiện được, tất cả được học và tập luyện rất công phu.
Các bước chân của học trò lễ theo bộ chữ tâm, trong mười lần trình dâng lễ phẩm cúng dường, các học trò lễ sẽ có ba hoặc hai lần xang nhiều bộ, điệu khác nhau như xang lưỡng nghi, xang tứ tượng, xang bát quái.
Phần tán tụng cho vị Ðàn cả và học trò lễ dâng cúng dường lễ vật được gọi là “Hiến thập cúng bổn thài” có nội dung rất đặc biệt:
Khi dâng hương (nhang) thì nói lối bài “Năm danh hương ý chủ tâm vương. Một tất thanh kỳ tốt là dường. Giới Ðịnh Huệ hương giải thoát kiến. Cúng dường Tam Bảo khắp mười phương”, rồi tán điệu tư rơi bài Hương rày phụng hiến.
Khi dâng hoa thì nói lối bài “Bốn biển đều vâng giáo Thích Ca. Một thầy Ðạt Ma mới truyền ra. Nở thành năm lá rày tươi tốt. Chính thật ưu đàm giác tánh hoa”, rồi tán điệu xuân nữ bài Hoa rày phụng hiến.
Khi dâng đăng (đèn) thì nói lối bài “Lò lò lửa huệ sáng đôi từng. Nhựt nguyệt tỏ soi khắp nhơn gian. Ðạt Mạ xưa truyền nên năm lá. Một tấm lòng thành phải kính dâng”, rồi tán điệu nam ai bài Ðăng rày phụng hiến.
Khi dâng trà thì nói lối bài “Mùi thơm tước thiệt kế bày ra. Tám phần lương dược mới hiệp hoà. Xay dùng kim cang trầm làm bột. Luyện mật ma ha chính thiệt là trà”, rồi tán điệu bụa bài Trà rày phụng hiến.
Khi dâng quả thì nói lối bài “Tạo hoá muôn loài có cỏ cây. Cậy khí âm dương đặng tốt rày. Cành vàng lá ngọc người yêu chuộng. Trái báu dâng lên một thuở nầy”, rồi tán điệu xuân nữ bài Quả rày phụng hiến.
Khi dâng thực thì nói lối bài “Trăm mùi ngon ngọt đã sẵn bày. Cửa Phật nhà thiền có vậy thay. Cúng Phật đã rồi thiền duyệt thực. Thiên trù vật báu kính dâng rày”, rồi tán điệu nam ai bài Thực rày phụng hiến.
Khi dâng thuỷ (nước) nói lối bài “Biển sông lẳng lặng nước trong xanh. Vừng thỏ sáng soi đến vạn kình. Lấy nước ma ha dâng một thuở. Nguyện kỳ chứng giám thoả lòng thành”, rồi tán điệu xuân nữ bài Thuỷ rày phụng hiến.
Khi dâng đồ nói lối bài “Vật xinh của tốt ở trong đời. Một tấm lòng thành kính Phật trời. Pháp thuỷ đồ hương là vật báu. Cúng dường Tam Bảo khắp nơi nơi”, rồi tán điệu bụa bài Ðồ rày phụng hiến.
Khi dâng châu nói lối bài “Chói lọi vật báu sáng như tờ. Thành kính dâng lên phổ cúng dường. Mấy giống ngọc ngà đâu dám sánh. Bảo châu hiến cúng khắp mười phương”, rồi tán điệu xuân nữ bài Châu rày phụng hiến.
Khi dâng bảo nói lối bài “Non cao chứa báu bấy lâu nay. Châu báu của ai có sẵn rày. Một tấm lòng thành dâng tiệc ấy. Cúng dường Phật thánh phước lâu dài”, rồi tán điệu hồ quảng bài Bảo rày phụng hiến.
Khi lễ trình thập cúng hoàn mãn vị Sám chủ hồi hướng công đức, phục nguyện cho tín chủ hiện tiền được tăng long phước thọ, quá khứ tiên linh được siêu sinh cực lạc.
Các khoa nghi ứng phú, trong đó có Trình thập cúng đều được các vị tổ sư tiền bối biên soạn và ghi chép bằng chữ Hán Nôm lưu giữ tại các trung tâm ứng phú đạo tràng, tại các chùa và các lớp Gia giáo có đào tạo nghi lễ xưa.
Hiện nay, tại tổ đình Phước Lưu (Trảng Bàng) còn lưu giữ quyển “Hiến thập cúng khoa nghi” do Giáo thọ Nguyên Tấn biên soạn vào năm Mậu Thìn (1928). Năm Bảo Ðại thứ 8 (1933) và Bảo Ðại thứ 9 (1934), Hoà thượng Giác Hạnh ở núi Bà Ðen biên soạn hai bộ sách “Khoa việt” bằng chữ Hán Nôm viết về các khoa nghi ứng phú trong đó có “Thập cúng khoa nghi”, một bộ lưu giữ tại chùa Linh Sơn Tiên Thạch (thành phố Tây Ninh), còn một bộ đề tặng Hoà thượng Giác Ðiền đang được gìn giữ tại chùa Linh Sơn Thanh Lâm (Gò Dầu).
Nghi thức Trình thập cúng đã tạo mối đoàn kết, gắn bó mật thiết giữa các chùa với nhau qua việc thành phần một ban kinh sư thường gồm nhiều chùa tập hợp mới đủ số thầy cúng. Hiện nay, ở Tây Ninh có nhiều ban kinh sư được thành lập, nhưng được các tổ xưa đào tạo bài bản và giữ cách thực hành cổ truyền không còn nhiều; tiêu biểu có sư Thiện Chánh (chùa Phước Lưu), sư Quảng Thành (chùa Linh Sơn), sư Thiện Long (chùa Giác Nguyên) ở thị xã Trảng Bàng; sư Huệ Trí (chùa Linh Sơn Thanh Lâm), sư Thiện Luận (chùa Phước Ân) ở huyện Gò Dầu; sư Niệm Thắng (chùa Linh Nghĩa Hiệp Long), sư Tịnh Vân (chùa Linh Sơn Tiên Thạch) ở thành phố Tây Ninh... Trong quá trình hành lễ Trình thập cúng, các sư sẽ có những thay đổi về nội dung, cách thức thực hành, tán tụng để phù hợp trong lúc hành lễ.
Tính chất văn hoá bản địa đã tạo nên nét riêng trong Phật giáo vùng Tây Ninh qua hình tượng Linh Sơn Thánh Mẫu và khoa nghi Trình thập cúng, là một nghi thức đặc biệt góp phần để Lễ vía Linh Sơn Thánh Mẫu - núi Bà Ðen trở thành di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch công nhận vào năm 2019.
Hình tượng Đức LINH SƠN THÁNH MẪU khi đắc đạo nơi tiên cảnh, Bà đã chứng nhập là vị Bồ Tát vị Thánh Mẫu hoá thân ban tình thương Từ Bi Hỷ Xả cho tất cả muôn dân, Bà cũng là hiện thân của Vị Nữ Thần Tài Bảo, Thịnh Vượng và Phú Quý ban sự ấm no, đầy đủ cho cuộc sống của những người dân quanh vùng, và ngày nay mở rộng ra khắp cả bờ cõi đất nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét