Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

NỮ OA NƯƠNG NƯƠNG




Nữ Oa Nương Nương Bà là vị nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Truyền thuyết về Nữ Oa được truyền tụng nhiều nhất qua câu chuyện Nữ Oa nương nương đội đá vá trời. 

Nữ Oa (chữ Hán: 女媧), hay Nữ Oa thị (女媧氏), Oa Hoàng (媧皇), Nữ Hi thị (女希氏), tục gọi là Nữ Oa nương nương (女媧娘娘), là một thủ lĩnh thị tộc của Trung Hoa cổ đại, dần được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại Trung Hoa, bà cũng có vai trò trong thần thoại Việt Nam.

Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy, đứng đầu danh sách Tam Hoàng.


Truyền thuyết về Nữ Oa được truyền tụng nhiều nhất qua điển tích Luyện thạch bổ thiên (煉石补天; luyện đá vá trời); Sát Hắc long tế Ký châu (殺黑龍濟冀州; giết Hắc long giúp Ký châu);….và quan trọng nhất là lập nên hôn nhân, là Nữ thần bảo trợ cho gia đình. Bà thường được mô tả là đầu người thân rắn.

Giải thích xuất thân

Truyền thuyết ghi chép cho rằng Nữ Oa là vị thần sáng thế, bà vừa là em vừa là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng Ngũ Đế. Chữ Oa (媧) trong từ Nữ Oa tại Thời cổ đại là ý chỉ về một vị nữ thần. Bà còn là vị thần chính trong Vu Thần giáo.

Theo thần thoại, Nữ Oa và Phục Hy là hai anh em, hiện ra khi núi Côn Lôn thành hình. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.
Đắp đất tạo nên con người

Theo truyền thuyết, Nữ Oa có hình dáng đầu người và thân con rắn, một ngày nọ, bà tưởng nhớ Bàn Cổ khai thiên tích địa, tạo ra những ngọn núi và hồ nước, động vật, thay đổi sự tỉnh lặng của thế giới. Tuy nhiên, Nữ Oa luôn luôn cảm thấy rằng thế giới này vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng không thể nhớ những gì.

Trong khi Nữ Oa suy niệm, nhìn xuống dưới nước Hoàng Hà, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của bà. Khi đó đã ngộ ra thế giới thiếu một “người” như bà. Bà đã tham chiếu tướng mạo bản thân sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo ra một thân hình con người sau đó sử dụng pháp thuật để cho bùn đất sét đó có sự sống thành con người thật thụ.


Một hôm, Nữ Oa Thị dùng nước hòa trộn một đống bùn vàng, dùng bùn vàng nặn thành người đất. Một lúc bà nặn một người đàn ông, lúc sau bà lại nặn người đàn bà. Nói ra kể cũng kỳ lạ, Nữ Oa Thị nặn xong một người, thổi một hơi vào người đó, rồi đặt xuống đất, người đất này liền biến thành người sống, biết chạy nhảy, biết nói cười. Nặn một người, sống một người, nặn hai người, sống hai người.

Bà nặn bao nhiêu người thì sống bấy nhiêu người. Những người đó biến thành đoàn thành tộc vây xung quanh Nữ Oa Thị, nhảy múa hò hét nhiệt tình gọi Nữ Oa Thị là Mẹ. Bà cứ nặn mãi, nặn mãi, nặn liên tục không ngừng, nặn cho tới khi cảm thấy thực sự quá mệt mỏi, bà mới tạm ngơi tay. Thế nhưng số bùn vàng hòa trộn vẫn còn thừa rất nhiều.


Nữ Oa Thị có vẻ không vui, bà tiện tay nhặt từ dưới đất lên một sợi dây thừng to, nhằm trúng đống đất vàng đã hòa trộn mà vung mạnh. Nào ngờ, bà vừa vung sợi dây thừng, lại hệt như lúc dùng tay nặn, đám bùn vàng bắn tung tóe, tất thảy đều biến thành đám người sống, lớn, nhỏ khác nhau.


Những con người được Nữ Oa Thị tạo ra này cứ lớn dần lên, cùng lao động, cùng chung sống, sinh sôi ra con cháu đời sau. Những đứa bé chơi đùa nhảy nhót, về sau cũng phương trưởng, cũng làm cha, làm mẹ, cứ thế sự sinh tồn kéo dài hết đời này qua đời khác.

Nhưng Nữ Oa không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là Nữ Oa tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông, thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ sinh thực khí để sinh sản.

Nữ Oa còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi.

Theo truyền thuyết sau khi tạo ra con người, Nữ Oa luôn chiếu khán họ. Nhưng sau đó nhận thấy con người sinh ra lúc bấy giờ ăn ở với nhau không có luân lý nên Nữ Oa đã giáng thế và dạy con người luân lý hôn nhân vợ chồng và vì thế bà trở thành vị thần của hôn nhân.


Bà trở thành hình tượng quan trọng trong việc thiết lập chế độ hôn nhân, căn bản của xã hội loài người. Phục Hy và Nữ Oa kết duyên với là cùng họ, nay Nữ Oa tạo ra con người bắt họ phải khác họ mới được lấy nhau; vì thế quy định khác họ mới kết hôn bắt đầu từ đây.

Cũng theo truyền thuyết, trước khi tạo ra con người, Bà Nữ Oa đã sáng tạo các con vật trước, như là:- “Vào mùng một tháng giêng tạo ra gà, mùng hai tạo ra chó, mùng ba tạo ra dê, mùng bốn tạo ra heo, mùng năm tạo ra trâu, mùng sáu tạo ra ngựa, đến hết ngày thứ bảy thì mới tạo ra con người. Vì thế, ngày mùng bảy tháng giêng được gọi là “Nhân Nhật” (ngày của người). Sau khi tạo ra con người, phát sinh ra vấn đề là sau nầy làm sao để loài người có thể tồn tại và phát triển lâu dài được ? Nếu cứ sau khi người chết lại phải tốn công tạo ra con người lần nữa thì chẳng phải là quá nhiêu khê vất vả sao ? Do đó, Bà mới chọn ra và thổi tiên khí vào để phân thành hai giới tính nam nữ, rồi dạy cho họ việc kết hợp, gả cưới vợ chồng, cách thức truyền giống để tự sinh sôi nẫy nở mà tồn tại mãi mãi.

Theo tín ngưỡng dân gian Trung Hoa thì cho rằng , chính Bà Nữ Oa đã dạy dỗ về nguyên tắc “cùng huyết thống thì không được cưới gả”, một vấn đề quan trọng mà các nhà sinh học hiện nay rất quan tâm. Cho nên, dân gian tôn sùng Bà là “đệ nhất môi nhân” (bà làm mai mối đầu tiên), nhờ sự kết hợp nầy mà nhân loại mới có thể tồn tại phát triển lâu dài được. Người sau cảm niệm công đức cống hiến đối với việc hôn nhân của Bà , nên tôn xưng Bà là “Môi thần chi Tổ” (Tổ của việc mai mối) hoặc “Cao Môi” (bà mối cao nhất).


Do là hình tượng thần thoại tạo ra hôn nhân, vào thời Nhà Hán về sau, Nữ Oa và Phục Hy thường được tạo hình quyện vào nhau theo truyền thuyết về sự kết duyên của họ. Ngoài ra, Nữ Oa được tạo hình đang cầm Viên Quy (圓規), còn Phục Hy cầm Củ Xích (矩尺) tượng trưng cho hôn nhân quy củ.

Muốn giúp dân chúng được vui, quên đi nỗi khiếp sợ đối với tai họa, Nữ Oa dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là Sanh hoàng (笙簧) để thổi nhạc, món đồ này ngày nay gọi là Hồ lo ti (葫蘆絲). Ngoài ra, bà còn chế tạo cho dân nhiều loại nhạc cụ khác như Hoàng phiến (簧片).
Nữ Oa vá trời

Khi đã có con người rồi thì phát sinh việc tranh chấp nhau, kế đó là gây chiến tranh. Thần thoại nói rằng:

Theo căn cứ lịch sử Tam Hoàng Bổn Ký ghi chép trong Sử ký do Tư Mã Thiên soạn, câu chuyện về Nữ Oa vá trời như sau:

“ Ở trên thiên cung, thủy thần Cộng Công làm phản đem quân thiên ma đánh thiên giới. Hỏa thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc.


Đại bại, Thủy thần vừa thẹn vừa tức, tự nghĩ mình không còn mặt mũi nào sống ở thế gian nữa, liền đập đầu vào núi Bất Chu tự tử. Nhưng vì đập không mạnh, nên không chết. Khi tỉnh dậy, lại tiếp tục đi quấy rối ông Đại Vũ đang làm việc trị thủy. Ngoài ra, do việc đập đầu của Cung Công, nên thế gian lại phải chịu một tai họa lớn.

Nguyên núi Bất Chu là cây cột chống trời ở phía Tây Bắc, bị Cung Công đập đầu vào, gẫy gập xuống, nên một góc trời đã bị sụp đổ.


Nửa vòm trời bị sụt xuống, trên không trung hiện ra những lỗ thủng to tướng. Mặt đất nút nang nứt dọc thành nhiều hố sâu thẳm, núi rừng rực cháy, nước lúc tràn ra, nổi sóng cuồn cuộn. Trái đất trong phút chốc đã biến thành biển cả mênh mông, các loài chum muông hung dữ tràn ra phá hoại khắp nơi. Loài người đang đứng trước hiểm họa diệt vong.

Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời. Bà đã bay lên khắp nơi thiên, tìm đá ngũ sắc để vá trời. Sau khi đã tìm đủ viên đá ngũ sắc, bà đã lấy đá ngũ sắc vá lại bầu trời. Nhưng Bất Chu Sơn đã bị đổ, bầu trời thiếu đi chân chống nên Nữ Oa đã dùng 1 chân của Thần Ngao để làm trụ chống trời.

Đây là công việc thật vĩ đại và khó khăn. Nhưng Nữ Oa nương nương luôn lo lắng đến hạnh phúc của loài người nên gian nan vất vả không hề làm bà sờn lòng. Bà vẫn cương quyết một mình gáy lấy gánh nặng đó.

Trước tiên, bà nhặt ở các sông lớn nhiều loại đá ngũ sắc đem về, nhóm lửa nung đá thành một chất deo như keo, dùng đá đó để vá hết các lỗ thủng trên vòm trời xanh.


Sợ vòm trời có thể sụt xuống lần nữa, bà bèn giết một con rùa lớn, chặt lấy bốn chân đem dựng ở bốn phương trên trái đất làm cột chống trời. Từ đấy, vờm trời được chống lên, trông như một mái lều. Các cột chống lần này đều vững chãi, không lo vòm trời sụp xuống nữa.

Khi ấy, ở vùng đồng bằng có một con rồng đen hung dữ đang hoành hành giết hại cư dân, Nữ Oa nương nương liền giết chết con rồng, đuổi hết các loài chim muông hung dữ đi, từ đó loài người không còn sợ bị chúng tàn hại nữa. Việc cuối cùng còn phải chặn nạn nước lũ gây hại cho con người, bà đã lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước.

Tai họa do thủy thần Cung Công gây ra đã được Nữ Oa ra tay quét sạch, loại người thoát khỏi cảnh diệt vong.

Từ đấy, sự phồn vinh đã trở lại trên trái đất. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau, hết nóng sang lạnh theo đúng tiết. Các loài chim muôn hung dữ, cũng dần dần thuần thục, cùng làm bạn với loài người. Khắp nơi, thức ăn thiên nhiên đầy rẫy, chỉ chịu khó hái về là no đủ. Loài người từ đấy sinh sống vui tươi, hồn nhiên, không còn lo sợ gì nữa.

Tương truyền Nữ Oa nương nương còn sáng chế ra một loại nhạc khí làm bằng ống sậy, ghép mười ba ống lại với nhau, trông giống như đuôi chim phượng, thổi lên nghe rất réo rắt, vui tai, đem tặng cho con người. Từ đấy, loài người sinh sống trên trái đất lại càng thêm vui vẻ, hạnh phúc.

Nữ Oa Vá Trời là truyền thuyết rất nổi tiếng, được gọi là Luyện thạch bổ thiên (煉石補天). Hồng lâu mộng phần thứ một đã đề cập đến truyền thuyết, bà vì muốn vá trời đã luyện ra 36501 viên đá ngũ sắc, sau đó đã sử dụng 36500 viên đá ngũ sắc vá trời, trừ lại một viên chưa dùng.
Nữ Oa đã từng diệt Ngưu vương?

Bên cạnh đó, còn có một số truyền thuyết khác như Nữ Oa đã khống chế được Ngưu vương. Con quái vật này thường đe dọa hãm hại con người bằng hai cái sừng và hai tai khổng lồ. Nữ Oa khống chế bằng cách xỏ một sợi dây phép vào mũi Ngưu vương.

Ngoài ra, Nữ Oa đã xây một lâu đài tráng lệ, là khuôn mẫu cho các cung điện có thành quách bao quanh của Trung Hoa sau này. Những vật liệu xây cất lâu đài của Nữ Oa được các Sơn thần hoàn tất chỉ trong một đêm.

Thờ cúng Nữ Oa

Trong Luận hành (論衡) của Vương Sung, dẫn lời của Đổng Trọng Thư, mỗi khi trời cho mưa mà không tạnh, thì đều tế Nữ oa cầu cho hết mưa. Từ đó cho thấy sự tế tự đối với Nữ Oa đã có từ xưa, ít nhất cũng là thời Tây Hán. Giải thích việc cầu Nữ Oa làm mưa tạnh, là vì Nữ Oa là nữ giới, là tính âm, còn mưa hoài không dứt là thiên về âm, nên phải cầu Nữ Oa cho mưa tạnh. Đây được cho là khởi nguồn của truyền thuyết Nữ Oa luyện đá vá trời về sau.

Thời Bắc Tống, cứ Tân Định cửu vực chí (新定九域志), chép rằng: “Mạnh Châu có Hoàng sơn mẫu, còn gọi Nữ Oa sơn, có một cái am từ, dân cầu mưa.”

Từ thời Đường Túc Tông, triều đình đã cho làm tế miếu Nữ Oa với tư cách là nữ thần của hôn nhân. Vì Nữ Oa có công lao sáng lập hôn nhân, vì thế tấn tôn làm Quốc Quân (國君).
Cái chết

Theo ghi chép của Sơn hải kinh, Nữ Oa tại nhục thân sau khi đã chết, ruột của bà đã tạo ra 10 vị thần.

Có người cho rằng sau khi nhục thân Nữ Oa đã chết, tộc dân của Nữ Oa đã ăn thịt của bà, vì họ cho rằng khi ăn thịt của tổ tiên họ để tôn trọng và có cảm giác an toàn. Theo truyền thuyết Nữ oa sau khi chết đã được an táng tại trung nguyên tỉnh Hà Nam huyện Tây Hòa, vì vậy huyện Tây Hòa còn được gọi là Oa Thành.

Theo lăng mộ được cho là của Nữ Oa, nay tại huyện Tây Hòa, tỉnh Hà Nam thì từ thời nhà Tần, nhà Hán, hằng năm các quân vương đều đến cúng tế, được xem là một lễ lớn, tức Tự điển (祀典). Từ đó có tên Phong lăng độ (風陵渡).

Nữ Oa Nương Nương là 1 trong 3 vị Thủy Mẫu của con người (Nữ Oa, Tây Vương Mẫu, Địa Mẫu), mỗi vị cai quản một không gian riêng, Nữ Oa cai quản thị tộc của Trung Quốc cổ đại, Tây Vương Mẫu cai quản Thiên tiên, Địa Mẫu cai quản các Địa thần....Bà được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại Trung Quốc, bà cũng có vai trò trong thần thoại Việt Nam. Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế


Nữ Oa Nương Nương còn được tôn xưng là “Địa Mẫu” hoặc “Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu” hay “Đại Đạo Huyền Huyền Hư Không Địa Mẫu”, “Vô Thổ Hư Không Địa Mẫu Vô Lượng Từ Tôn”.

Sách “Địa Mẫu Chân Kinh” chép:- “Thưở sơ sanh Bàn Cổ, ta lấy hai khí âm dương mà lập thành hôn nhân cho con người”. Lại còn nói:- “Thiên quân bổn thị huyền đồng tử--Tha lung ngã á phối thành song” (Vua trời vốn thiệt là huyền tử , Ông điếc bà câm hóa thành đôi). Thuyết nầy cho rằng Ông Bàn Cổ và Bà Nữ Oa sinh cùng thời, nhưng đa số thuyết lại nói khác là Ông Bàn Cổ sinh ra trước rồi mới có trời, đất, người. Kế đó mới đến thời kỳ của Tam Hoàng Thần Nông Phục Hi Nữ Oa v.v…

*Nếu xem xét từ thời đại nguyên thủy của con người thì cây cối và sinh vật chính là thịt , gân của đất đai; đá và núi là xương cốt của đất đai. Trong hầu hết các truyện thần thoại đều gọi trời là “thiên phụ” (cha trời) còn đất gọi là “địa mẫu” (mẹ đất) ý nói rằng trời đất là cha mẹ sanh ra muôn vật.

*Quan điểm tôn sùng “mẹ đất” nầy phát sinh từ khi loài người qua thời kỳ săn bắt thú vật để ăn, tiến lên bước trồng trọt gieo cấy , nên rất coi trọng về đất. Việc tôn sùng nầy có hai ý nghĩa:-
-một là, cầu cho ngũ cốc được trúng mùa, thu hoạch được dồi dào sung túc.
-hai là, khi nông dân cày cuốc cấy gặt… thế nào cũng phải va chạm tổn thương đất đai, sợ bị thần đất nổi giận, nên phải cúng lạy “Địa Mẫu” để cầu xin tha tội.
*Cũng có thuyết nói rằng, sau khi Bà Nữ Oa đã làm cho trời đất yên bình rồi thì mới có Đông Vương Công và Tây Vương Mẫu xuất hiện , được con người tôn hai vị nầy là “Thiên Hựu và Địa Mẫu”.

* Nữ Oa Nương Nương được ai nấy xem là thủy tổ loài người, nhưng trong dân gian đặt nặng việc “vá trời” hơn, nên gọi bà là “Đại Nữ Thần chấp vá”. Riêng trong nghề chế tạo dù, lộng thì tôn bà làm Tổ Sư. Ngoài ra , hai ngành thêu may và gốm sứ cũng thờ bà làm “Thần Thủ Hộ” cho nghề nghiệp của họ.

*Ngày thánh đản của Nữ Oa Nương Nương là ngày hai mươi tháng giêng âm lịch. Thói quen trong dân gian gọi là ngày “thiên xuyên nhật” (ngày trời lủng) và tất cả hảng xưởng xí nghiệp đều nghỉ việc để dự lễ cúng tế Nữ Oa Nương Nương .



Đức Nữ Oa Nương Nương – Địa Hoàng Thánh Mẫu



Nguồn gốc

Đức Địa Hoàng Nữ Oa Nương Nương do Đức Diêu Trì Kim Mẫu phân tánh chiết linh.

Vì thấy cảnh loài người nguyên thủy còn vô minh, ăn tươi nuốt sống, trần trụi giữa đời nên chư vị nguyện nhập trần hóa độ chúng sinh.

Ngài dạy loài người nuôi dạy con trẻ, trồng trọt, thu hoạch quả vật qua hái lượm, dệt bông, may mặc trang phục che thân từ lá cây và sợi bông.

* Hình dáng và các nét đặc trưng của Ngài

– Ngài thường thị hiện thân ảnh là Thánh Mẫu với gương mặt nhân từ đức độ thiện lương, khoảng chừng 40 tuổi, thân hình cao to hơn 10 thước. Đầu tóc Ngài búi tóc quả đào trên đỉnh đầu, có giắt một trâm ngọc như ý, phần tóc còn lại thả dài sau lưng.

Ngài khoác đạo bào màu trắng tinh khôi, có mấy dải lụa ngũ sắc khoác ở cánh tay tung bay phấp phới xung quanh. Toàn thân Ngài lan tỏa vầng minh khí ngũ sắc tường vân.

– Ngài dạy loài người, đặc biệt là nữ phái về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi dưỡng con cái.

– Ngài lại dạy về việc trồng hoa màu, dệt bông, may vá để có phương tiện che thân, ấm áp trong những lúc tiết trời lạnh giá.

– Ngài thường được kể lại trong thần tích về việc dùng đá vá trời. Thực ra đó là khi bầu trời cõi đại địa này bị vẫn thạch rơi xuống và ô nhiễm môi trường, chúng sinh gặp nguy hiểm khó sống. Ngài dùng ánh sáng ngũ sắc và ngũ sắc tường vân tịnh hóa thiên không, làm cho bầu khí quyển được trở lại bình thường, chúng sinh dễ sống.

– Những người tin theo Ngài thì là người của Nữ Oa Thị. Thị tộc này tôn thờ Thánh Mẫu nên vị trí nữ nhân trong thị tộc cũng cao hơn nam nhân, từ đó hình thành chế độ Mẫu Hệ, người nữ nắm giữ các vị trí quan trọng trong thị tộc. Việc này cũng dễ phát sinh việc nữ nhân lấn át quyền, biến thành nữ quyền chuyên chế nên Ngài lại dạy về đạo đức gia đạo, tình nghĩa phu thê để tránh việc nữ nhân ức hiếp nam nhân.



* Những pháp khí đặc biệt của Ngài

– Ngũ Sắc Tường Vân

là kết tinh của ánh sáng ngũ sắc, hình thành nên những đám mây tuyệt đẹp có đủ các màu sắc vi diệu. Những đám mây này giúp cho mưa thuận gió hòa, bốn mùa luân chuyển điều độ không khắc nghiệt. Là biểu tượng của điềm lành mỗi khi xuất hiện trên bầu trời.

– Ngũ Sắc Thạch


là kết tinh của ánh sáng ngũ sắc lắng đọng lại thành tinh thể thạch anh. Ngũ Sắc Thạch này có thể giúp điều hòa, ổn định năng lượng quanh mình, là nguồn năng lượng giúp cho những người vật tiếp cận được cảm thấy bình yên và vui vẻ, tinh thần phấn chấn, phục hồi các thương tổn thân tâm.

– Nghê Hồng Lăng


là dải lụa với dải màu cầu vồng tuyệt đẹp. Dải lụa này giúp bảo vệ trước các sự tàn hại của tà quái, tà thuật, giúp thân tâm tránh các thương tổn do tà khí xung nhập.

– Như Ý Trâm


là chiếc trâm cài tóc bằng ngọc lục bảo, có hình dạng giống cây nấm linh chi, cũng giống đám mây ngũ sắc. Trâm này có thể biến hiện thành các hình dạng như ý muốn của chủ nhân. Bao gồm biến hóa thành những thứ vi tế như cát bụi, cho tới núi non sông ngòi, chim muông cầm thú và cả con người.

– Pháp Luân


là một vòng tròn giống bánh xe. Bánh xe này có thể được sử dụng cùng với Như Ý Trâm thành một bộ con quay dệt vải, dệt nên ánh sáng, mây trời và các hiện tượng sự vật trong trời đất. Đặc biệt vòng xoay này chính là giúp cho nhân duyên của chúng sinh được kết nối thân tình, sống biết yêu thương hòa thuận nay để thuận duyên theo Luật Nhân Quả.

– Thống Yêu Lệnh


là một cành phướn cửu sắc, có thể thu thập, ra lệnh cho tà linh tinh quái, yêu linh, quỷ quái giúp gìn giữ trật tự thế gian, không để các loài hung tà gây hại loài người.

* Tương quan giữa Đức Nữ Oa và Đức Hậu Thổ.

– Cả hai vị đều là hóa thân chiết linh của Đức Phật Mẫu, còn được biết đến là Đức Diêu Trì Kim Mẫu hay Đức Cửu Thiên Huyền Mẫu.

– Đức Nữ Oa Nương Nương là Đức Địa Hoàng Thánh Mẫu, xuất hiện với vai trò vị Thầy dạy dỗ cho chúng sinh về sự bảo bọc, chăm sóc lẫn nhau, thuận duyên sinh tồn và phát triển.

– Đức Hậu Thổ Nương Nương là Đức Địa Hoàn Thánh Mẫu, là hiện thân của Đại Địa, phần linh hồn của trái địa cầu này. Ngài xuất hiện trên phương diện là Đức Mẹ Muôn Loài, Đức Mẹ Thiên Nhiên ở thế gian hữu tình, do Ngài dùng chính thân mạng của mình nuôi dưỡng chăm sóc và giữ gìn ổn định trên thế gian.

Theo Tam Giới Toàn Thư.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét