Chủ Nhật, 30 tháng 7, 2023

Đức Hồng Quân Lão Tổ






Đức Hồng Quân Lão Tổ

ĐỨC HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ theo quan niệm của ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ




Để tìm hiểu Đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ có tự bao giờ, Ngài là ai, và có sứ nhiệm gì với Mối Đạo Trời, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua Kinh sách, Thánh giáo, Điển tích, Đạo ngôn truyền khẩu, v.v… , mà các Tài liệu Đạo sử đó cũng chính là vị Chơn sư dẫn dắt, giáo dục mọi tín hữu đạo Cao-Đài chúng ta trên bước đường hành đạo tìm về cội nguồn vũ trụ, tìm về đấng Tạo-Hóa Hư-Linh tịnh diệu.

Muốn tìm hiểu về Đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ, theo Nho-giáo, chúng ta hãy bắt đầu từ câu : ĐẠO là “VÔ-CỰC NHI THÁI-CỰC”. Vậy quá trình từ Vô-Cực đến Thái-Cực như thế nào ? Với tri thức còn kém cõi, kiến thức lại nhiều hạn chế, nhưng ngu đệ cố gắng viết theo sự hiểu biết non nớt của mình, kính xin các bậc cao minh, trưởng bối chỉ giáo cho ngu đệ ngày càng tiến bộ hơn. Đó thật là một điều hồng phúc vậy.

Trước khi có Trời Đất, thì trong khoảng không gian vô cùng to lớn, không có gì to lớn cho bằng, và cũng không biết có từ lúc nào, có lẽ hằng triệu tỷ năm. Khoảng không gian vĩ đại ấy không thể đo đạc được và khoảng thời gian bao lâu ấy cũng không thể đo lường được, bên trong đã sẵn có một chất khí Hồng-Mông hỗn độn, mờ mịt ảm đạm, lặng lẽ im lìm, thanh trược hổn hợp, ở giữa là một chất khí Huyền-Thạch; đặc biệt bao quanh vòng chu vi không mối ấy là một đường viền Kim-Quang Hư-Linh-Khí, nên gọi là VÔ-CỰC (O) hay VÔ-CỰC-ĐỒ, còn có tên gọi khác là : HƯ-VÔ CHI KHÍ, … mà chúng ta không thể nào thấy biết được.

Như vậy, chúng ta hãy cùng nhau tâm nguyện để có được linh cảm mà tạm phân HƯ-VÔ CHI KHÍ hay VÔ-CỰC đó tàng chứa các loại khí, như sau :

- KIM-QUANG HƯ-LINH KHÍ : tức là KHÍ THÁI-HƯ, hay khí Thái-Diệt là cái hơi rất thay đổi.

- HỒNG-MÔNG CHI KHÍ: là KHÍ HẠO-NHIÊN, khí Hồn-Lộn, hay khí Thái-Sơ là cái hơi rất mới sơ khởi ban đầu.

- HUYỀN-THẠCH CHI KHÍ: tức là KHÍ TIÊN-THIÊN, hay khí Thái-Thỉ là cái hơi bóng rất mới có đầu tiên hết.

Và sau đó tiến trình ấy vẫn tiếp tục thay đổi, khí Thái-Thỉ này bắt đầu có được khí chất và tánh chất (có mùi và có màu) thì gọi là khí Thái-Tố (nghĩa là cái hơi rất trắng), còn gọi là khí HOÀNG-CỰC.

VÔ-CỰC hay HƯ-VÔ CHI KHÍ đã trải qua bốn lớp thay đổi : từ THÁI-DIỆT (Kim-Quang Hư-Linh khí), THÁI-SƠ (Hồng-Mông chi khí), THÁI-THỈ (Huyền-Thạch chi khí) đến THÁI-TỐ (Hoàng-Cực chi khí) thì đã đủ LÝ (Nguyên-lý Thiên-Nhiên chính là Vô-Cực), KHÍ (Nguyên khí Tự-Nhiên là 3 loại khí ban đầu = hồng, huyền, kim (thái) sẵn có trong Vô-Cực) và HÌNH (có : thể và chất nhưng còn hỗn độn chưa xác định loại hình cụ thể, tức Hoàng-Cực chi khí vậy).

Nhờ hội đủ ba chất Khí : Kim-Quang, Hồng-Mông, Huyền-Thạch và cũng đã đến lúc VÔ-CỰC ĐỊNH PHÂN. Chừng đúng ngày giờ, Khối ấy có sức phản động liên tiếp đun đẩy mảnh liệt do bởi khí Dương (khí Huyền) ẩn trú trong VÔ-CỰC quá nóng nên tương khắc với khí Âm (khí Hồng) lại quá lạnh nên nổ tung ra một tiếng vang dữ dội (big-pang) tạo thành một khối tổng hợp quang minh lăn lộn quay quần giữa không trung, bắn tủa hào quang chiếu diệu sáng ngời trùng trùng điệp điệp, rực rỡ chói lòa khắp mọi nơi. Khi hết khắc xuất thì phải đến lúc sinh nhập, nhanh chóng ổn định và tạo nên : “THIÊN-ĐỊA ĐỊNH VỊ”, tức là lúc bấy giờ lằn Kim-Quang Hư-Linh khí (hay LÃO-MẪU xuất Kim-Quang-Điển, hay Khối Điện Nguyên Sinh) đã xẹt băng qua Vòng VÔ-CỰC hình giống như chữ S hay “Con rắn điển” chun vào giữa chánh trung phân Âm Dương riêng biệt ngay từ thuở ban đầu. Khí Huyền thăng lên trên, khí Hồng trầm xuống dưới, và lằn khí Kim trung dung (Kim-Quang Hư-Iinh khí) hườn lại thành một khối ĐẠI-LINH-QUANG tự trấn giữa là ngôi THÁI-CỰC, và đã phân đôi Vòng VÔ-CỰC ( O ), hai mà là ba ngôi :

1. Khí thanh của Ngôi trên là TRỜI, động, sắc đen, bay bổng lên làm ngôi CÀN, Càn vi THIÊN (khí khinh thanh thượng phù giả vi Thiên), tức là NHỨT DƯƠNG CHI KHÍ, chính là : đức “HUYỀN-THIÊN THƯỢNG-ĐẾ”.

2. Khí trược của Ngôi dưới là ĐẤT, tịnh, sắc đỏ, nặng nề lắng xuống làm ngôi KHÔN, Khôn vi ĐỊA (khí trọng trược ngưng giáng giả vi Địa), tức là NHỨT ÂM CHI KHÍ chính là : đức “HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ”

3. Còn lằn Kim-Quang Hư-Linh khí ở trung gian bị hai khí sắc của đen và đỏ lam qua biến thành sắc vàng (Thái) thống hợp Cơ Động-Tịnh chuyển hóa ra ánh sáng đại quang minh, gọi là : “THÁI-CỰC THÁNH-HOÀNG” hay HOÀNG-CỰC CHỦ-NHƠN-ÔNG đứng ra làm Chủ Tể Càn-Khôn Thế Giới, còn gọi là đấng SÁNG-LẬP TẠO-HÓA, là ĐẠI-LINH-QUANG hay ĐẠI-HỒN của Vũ-Trụ, chính là đức NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ, mà trong ĐẠO xưng tụng là THÁI-NHỨT ĐẠI-THIÊN-TÔN.

* Như vậy, THÁI-CỰC-ĐỒ (Khai-Thiên Tịch-Địa Đồ) gồm có ba đấng : HUYỀN-THIÊN THƯỢNG-ĐẾ, HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ và THÁI-CỰC THÁNH-HOÀNG : chính là THƯỢNG-ĐẾ BA NGÔI. Ba mà lại là một. Sách có câu : “ Hồng-Quân đào vạn loại, Địa khối bẩm quần sanh”, nghĩa là Trời nhào nặn ra muôn vật, Đất nuôi sống chúng sanh. Thật vậy, ĐỨC HỒNG-QUÂN THƯỢNG-TỔ cũng là ĐẤNG HUYỀN-THIÊN THƯỢNG-ĐẾ, mà cũng chính là ĐẤNG THÁI-CỰC THÁNH-HOÀNG, là NGÔI TUYỆT-ĐỐI.

Xin trích một đoạn Thánh giáo chứng minh đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ có trước khi khai Thiên lập Địa, và quản quyền trên cả TAM GIÁO TỔ SƯ, TAM-TRẤN OAI NGHIÊM được thể hiện, như sau:

Thi
“THẦN TIÊN hội lại, luận chương trình (thăng),
VIỄN-TRẤN THẦN-OAI đến chứng minh (thăng),
NAM-HẢI QUAN-ÂM tùng thính lịnh (thăng);
GIÁO-TÔNG THÁI-BẠCH, ngã KIM TINH.
TAM TRẤN mừng chung Thiên mạng, khá thành tâm cung nghinh TAM GIÁO lâm cơ chứng đàn. (thăng) !
Thi
THÍCH-CA PHẬT-TỔ giáng trần gian (thăng),
THÁI-THƯỢNG LÃO QUÂN đến chứng đàn (thăng),
KHỔNG-THÁNH NHO TÔNG ra chuyển thế (thăng);
Ban ân đồ đệ tiếp THIÊN-HOÀNG (thăng).
Thi
HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ hóa phân Trời (thăng),
KIM-MẪU DIÊU-TRÌ chứng kiến nơi (thăng),
CHA CẢ linh hồn, Thầy NGỌC ĐẾ;
Ban ân lớn, nhỏ khá nghe lời. v.v… (thăng).
* * * Để hiểu biết ĐẠO là gì, và do ai làm chủ ? Chúng ta hãy nghe lời dạy của đức NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ, như sau :

ĐẠO là gì ? ĐẠO LÀ HƯ-VÔ CHI KHÍ, Đạo rất nhiệm mầu sâu kín cao siêu. Trước khi có Trời Đất đã có Đạo. Vậy Đạo đã tạo dựng nên Càn Khôn Võ Trụ, hóa sanh vạn vật muôn loài. Muôn loài vạn vật phải thọ bẩm khí Hư-Vô mà sanh hóa mãi mãi.

Đạo ấy do ai làm chủ ? HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ làm chủ nó, vì đã chuyển pháp luân mà sản tạo muôn loài. Đạo sanh Trời Đất, Trời Đất cũng phải dưới quyền lẽ Đạo. Đạo bền vững hoài, không bao giờ hư hoại được. Các con không nên giờ khắc nào xa nó; còn nó thì sống, xa nó thì chết. Các con nghe : …

Kinh Dịch có câu : “Âm-Dương diệt vận giả, Khí dả. Kỳ Lý tắc sở vị Đạo”. Nghĩa là : Âm-Dương luân chuyển với nhau thì gọi là KHÍ. Còn LÝ hay NGUYÊN NHÂN của nó thì gọi là ĐẠO.

Như vậy, quá trình từ THÁI-CỰC trở về trước thì gọi là LÝ; còn Khí Thái-Cực khởi động tịnh sanh Âm-Dương về sau thì gọi là KHÍ. Cho nên người xưa gọi LÝ Thái-Cực là chỉ thời trước; còn KHÍ Thái-Cực thì chỉ thời sau.

Đến lúc có KHÍ rồi, LÝ Thái-Cực vẫn ở trong KHÍ mà không biến đổi, tức là LÝ * KHÍ hỗn hiệp cùng nhau. Từ đó mà LÝ luôn ở trong KHÍ, còn KHÍ không bao giờ rời xa LÝ.

ĐẠO ở trong chỗ không không (VÔ-CỰC), mà phát sanh ra một khí (THÁI-CỰC), tức là Khí sanh ra Âm Dương; Âm Dương hiệp lại nhau thành một thể thứ ba cũng từ một Khí; rồi cái thể thứ ba này cứ sanh hiệp như vậy mãi mà thành ra muôn vật. Trong Đạo-Đức kinh có câu : “Đạo sanh nhứt, nhứt sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật”.

Và Nho-giáo cũng dạy : Đạo là chơn không mà diệu hữu, có nghĩa là Đạo ở chỗ không không (Vô-Cực) mà phát sanh chỗ có (Thái-Cực). Một khí sanh ra Âm Dương, Âm dương hiệp lại cùng nhau thành một cái thể thứ ba cũng từ một KHÍ. Rồi cái thể thứ ba này cứ sanh hiệp như vậy mãi, mà hóa thành muôn loài vạn vật, có bài thơ rằng :

“ĐẠO tự HƯ-VÔ sanh NHỨT KHÍ,
Tiện tùng Nhứt Khí sản Âm Dương,
Âm Dương tái hiệp thành Tam Thể;
Tam Thể trùng sanh, vạn vật trương.”
Tóm lại, “ĐẠO là cơ chuyển động đầu tiên trong khoảng thời gian từ VÔ-CỰC đến THÁI-CỰC, mà ĐẠO ấy do chính đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ làm chủ”.

Như vậy, chúng ta cùng tìm hiểu sứ nhiệm của đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ của ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ như thế nào ?

Theo Kinh sử, khi Trời Đất đã khai lập xong, tức là vào thời đại Thượng cổ (Nhứt Kỳ Phổ-Độ) có ba đấng TAM-GIÁO ĐẠO-TỔ giáng trần là : đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ khai Tiên-giáo, đức NHIÊN-ĐĂNG CỔ PHẬT khai Phật-giáo và đức VĂN-TUYÊN ĐẾ-QUÂN khai Nho-giáo.

Và theo truyện Phong-Thần, đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ là do trong khí Hồng-Mông sinh ra, từ thuở có trước Trời Đất, Ngài có ba vị học trò Tiên lớn nhứt là :

* THÁI-THƯỢNG ĐẠO-QUÂN (Quảng-Thành-Tử, … Lão-Tử của Nhị-kỳ Phổ Độ),

* NGƯƠN-THỦY THIÊN-TÔN (Thanh-Vi Ngươn-Thỉ Vạn Pháp Thiên-Tôn),

* và THÔNG-THIÊN GIÁO CHỦ (Hồng-Mông Giáo Chủ, Linh-Bửu Thiên-Tôn).

THÁI-THƯỢNG ĐẠO-TỔ là Tôn sư của CHƠN-GIÁO (Doctrine Mediume), và NGƯƠN-THỦY THIÊN-TÔN là Tôn sư của XIỂN-GIÁO (Doctrine Radical).

Chơn-giáo và Xiển-giáo là đạo Nhơn-Tiên và đạo Thiên-Tiên, Đạo chánh gốc, dạy con người trước phải giữ gìn luân thường đạo lý, sau là tu hành đạt đến quả vị Phật-Tiên.

Còn THÔNG-THIÊN GIÁO CHỦ là Tổ sư TRIỆT-GIÁO (Doctrine Secondaire), cũng là Đạo chánh, nhưng dạy loài thú cầm tu cho đến khi hóa ra người, rồi mới hóa Phật-Tiên nên Triệt-giáo gọi là đạo Địa-Tiên. Mặc dù một vài loài thú cầm thành Tiên, nhưng còn sót giữ lục căn lục trần nên hay sanh lòng tà, tự cao ngã mạn.

Vì vậy mà Triệt-giáo ít nhiều bị mang tiếng là Bàn-Môn Tả-Đạo, thật là rất oan ưng. Riêng trong đạo Cao-Đài, có một lần khi lập đàn cơ, Pháp đàn Hiệp-Thiên-Đài họa Phù Tam-Thiên, thay vì họa trấn Ngũ phương nhưng chỉ có Tứ phương, lợi dụng sự thiếu sót ấy, đệ tử Triệt giáo đã nhập cơ về cho biết :

“Cửu phẩm Thần Tiên nễ mặt ta,
Thích-Ca dù trọng chẳng giao hòa,
Cửa cung Bạch-Ngọc thường lui tới;
Biết đặng minh ra lẽ chánh tà”.
Thông-Thiên Giáo Chủ vì bị học trò khiêu khích, đâm ra bực tức muốn bênh vực học trò của mình, nên mới ra giúp Trụ đánh Châu, tức là sai lỗi với cơ Trời.

Nói về KHƯƠNG-THƯỢNG TỬ-NHA, học trò của NGƯƠN-THỦY THIÊN-TÔN, mong phò Châu diệt Trụ, ấy là ứng với Thiên cơ chuyển hóa. Ngài phá trận Tru-Tiên không nỗi, vì Thông-Thiên có vô số Địa-Tiên, phép tắc mầu nhiệm vô cùng. Khương-Thượng mới cất đàn, thắp hương thỉnh Thái-Thượng Đạo-Tổ xuống phá trận ấy, trước cứu Khương-Thượng, sau cứu vạn linh.

Thái-Thượng đằng vân xuống phía Tây. Đơn kinh gọi là :

TÂY-PHƯƠNG BẠCH-ĐẾ TRIỀU NGƯƠN xuất Tam-hoa trên đầu, lại còn hóa Linh-lung-tháp, hào quang tỏa ra muôn trượng, đánh vô số Địa-Tiên bên Triệt-Giáo. Thấy thế trận chưa thể thắng nhanh được, đức Thái-Thượng dùng Ngươn khí huyền diệu của mình hóa ra TAM-THANH, tức là biến thành 3 người nữa để xông vào đánh 3 cửa trận (Nam, Bắc, Đông) còn lại.

Thông-Thiên đang cơn kinh hãi, xảy nghe phía Nam :

NAM-PHƯƠNG XÍCH-ĐẾ TRIỀU-NGƯƠN tức là có một vị Tiên đội mão Đạo, mặc áo hồng bào, xưng là NGỌC-THANH ĐẠO-NHƠN, vừa đánh vừa đọc bài kệ :

“Trời Đất sanh thành đã có Ta,
Theo Thầy học Đạo kể hằng hà,
Thấy điều nghịch lý ra tay giúp;
Cho rõ hai bên lẽ Chánh Tà”.
Bỗng nghe thấy bên phía Đông có một vị Tiên:

ĐÔNG-PHƯƠNG THANH-ĐẾ TRIỀU-NGƯƠN đội mão vàng, mặc áo có hình Bát-Quái, xưng là THƯỢNG-THANH ĐẠO-NHƠN, ngâm bài thơ sau:

“Hồng-Quân Lão-Tổ dạy vuông tròn,
Bố hóa Côn Lôn rõ mực son,
Trời Đất tuy già, Ta chẳng thác;
Nước non dầu đổi, tánh hằng còn”.
Thông-Thiên Giáo Chủ đang cơn bối rối, xảy thấy từ hướng phía Bắc một vị Tiên:

BẮC-PHƯƠNG HẮC-ĐẾ TRIỀU-NGƯƠN xông đến, xưng THÁI-THANH ĐẠO-NHƠN miệng ca vang :

“Từ thuở sanh Ta lúc Hổn mang,
Tính năm kể tháng biết muôn ngàn,
Một bầu Tạo-Hóa dầu ngang dọc;
Những kẻ Bàn-Môn khó tỏ tàng”.
Như thế, đức Thái-Thượng Đạo-Tổ dùng huyền diệu ngươn khí của mình mà biến hóa ra ba vị Đại-Tiên gọi là TAM-THANH (Ngọc-Thanh, Thượng-Thanh, Thái-Thanh nằm trong Ngũ-Khí hiệp thành, Tam-Thanh qui Nhứt. Đó là ĐẠO) và với Ngài là bốn, cùng xông vào phá trận Tru-Tiên, vây quanh đánh Thông-Thiên Giáo Chủ. Thông-Thiên và các Địa-Tiên đánh không lại, chỉ lo gỡ gạt mà thôi. Thừa thế thắng trận và phép Tiên cũng gần mãn, nên Ngài vui say ngâm bài kệ sau:

“HỒNG-QUÂN truyền phép, Đạo đa thành,
Làm chủ Thần-Tiên độ chúng sanh,
Biến thử ba hình ai dễ biết ?;
Cho hay Ngươn khí hóa Tam Thanh”.
Thái-Thượng ngâm vừa dứt lời, bỗng nghe tiếng chuông vang inh ỏi, ba vị Tam-Thanh biến mất, chỉ còn một mình Thái-Thượng. Thông-Thiên Giáo Chủ sửng sốt nhìn Thái-Thượng Đạo Quân mà khiếp sợ, bị Thái-Thượng đập cho ba gậy hào quang hoảng hồn đằng vân bay lên thì … bổng từ hướng Nam có một vừng mây ngũ sắc hiện ra, hào quang chiếu diệu, gió quyện mùi hương thơm nực, rồi có một Ông Lão đi đến ngêu ngao bài thơ sau:

“Từ đời BÀN-CỔ ẩn trong rừng (a),
Dạy được ba trò (b), dạ rất ưng,
Xiển-giáo chia ra cùng Triệt-giáo;
Cho hay cũng một gốc HỒNG-QUÂN”.
Thông-Thiên Giáo Chủ giựt mình, biết Thầy mình là HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ đến, liền quì mọp xuống đất nghinh đón và thưa rằng : “Đệ tử không hay Sư phụ đến nên nghinh tiếp trễ. Xin Sư phụ tha tội”.

Đức Hồng-Quân Lão-Tổ nói : “Sao ngươi dám lập trận Tru-Tiên hại Môn đồ ngươi nhiều như vậy?”

Thông-Thiên thưa : “Bởi hai vị Sư huynh (Thái-Thượng và Ngươn Thủy) khi dể Triệt-giáo để học trò mắng nhiếc đệ tử quá lời, chẳng nghĩ tình Thầy, khinh khi bạn hữu”.

Đức Hồng-Quân Lão-Tổ nói : “Sao ngươi không tự trách mình, mà tìm lời trách bạn ? Ngươi không nhớ lời giao ước khi Lập Bảng Phong-Thần sao ? Việc danh lợi là chí của kẻ phàm, nếu không dằn tánh ấy, sao gọi là Tiên ? Vả lại, ba anh em ngươi tu luyện từ thuở Hỗn-độn đến nay, không phải một kiếp, chẳng lẽ vì việc nhỏ nhen mà dứt nghĩa đồng song ? Ta biết Thái-Thượng, Ngươn-Thủy cũng có ít nhiều trái lẽ, làm môn đồ Triệt-giáo ngậm hờn, song hai người thuận theo mà khuấy động theo lý của đạo Trời. Đã biết mỗi phái hệ có một đường tu, song đường tu nào kết cuộc cũng phải về lẽ chánh. Nếu như ngươi hiềm thù mãi, cố lập trận Địa-Thủy-Hỏa-Phong, làm khó dễ cho hai Sư huynh ngươi thì phần ngươi cũng không yên được. Ta lấy tình Thầy trò xuống đây giải hòa, Đạo nào lo Đạo nấy.

Đức Hồng-Quân Lão-Tổ dắt Thông-Thiên đến lư bồng. Na-Tra đứng ngoài đang bàn luận với các vị Tiên gia, chợt thấy Thông-Thiên với một Ông Lão chống gậy cùng đi tới, hào quang chói mắt vội chạy vào nói lớn:

“Có Thông-Thiên và một Ông Lão đến đây”.

Thái-Thượng và Ngươn-Thủy biết Sư phụ mình đến, liền xuống lư bồng, quì mọp nghinh tiếp. Các đệ tử Tiên gia thấy vậy thất kinh, ai nấy đều quì xuống thành một hàng dài sau lưng hai vị Tôn sư của mình. Thái-Thượng và Ngươn-Thủy đồng thưa rằng:

“Chúng con không hay Sư phụ đến nên nghinh tiếp trễ, cúi xin Sư phụ từ bi hỷ xả”.

Đức Hồng-Quân Lão-Tổ nói :

“Bởi các ngươi dạy đệ tử không nghiêm, nên sinh ra sát kiếp. Xiển giáo và Triệt giáo tranh nhau. Nay Ta xuống đây để giải quyết cho đặng thuận hòa. Tai Ta không muốn nghe cãi lý, mắt Ta không muốn thấy tranh nhau. Hai bên đều có lỗi, từ nay phải ăn năn chừa lỗi”.

Nói rồi bảo ba đệ tử quì xuống trước mặt, Đức Hồng-Quân Lão-Tổ phán :

“Bởi khí số nhà Thương đã dứt, nhà Châu ra đời, nên hội chư Tiên phải thuận theo luật Trời mà vạch Bảng Phong-Thần. Trên bước đường hành đạo, vì giáo lý của hai bên khiếm khuyết nên mới có cuộc xung đột tranh hơn thua, nhưng cũng do mệnh Trời đã định, gấp rút cho đủ số Phong Thần. Song về lỗi lầm thì Ta xét Thông-Thiên lỗi nhiều hơn, không phải ta thiên vị. Tuy vậy ta đến đây không phải để luận phân phải quấy, mà chỉ muốn giảng hòa, vì xét phải quấy cái đã qua không ích gì, chỉ có thuận hòa mới quí. Mỗi bên nhịn nhau một ít, bỏ những khí tánh tư kỷ của mình, trở về núi tu hành, đừng sanh sự lôi thôi nữa”.

Ba đệ tử (Thái-Thượng, Ngươn-Thủy, Thông-Thiên) cúi đầu vâng lịnh. Đức Hồng-Quân Lão-Tổ lấy bầu thuốc linh đơn, trút ra lấy ba viên chia cho ba đệ tử và nói:

“Chúng bây mỗi đứa uống một viên, rồi Ta nói cho nghe”.

Ba đệ tử đồng nuốt mỗi người một viên. Đức Hồng-Quân Lão-Tổ nói tiếp : “Thuốc này không phải là thuốc bổ, mà là thuốc bịnh, bịnh ấy là bịnh nóng giận”. Hãy nghe bài kệ này :

“Bởi vì ba gã khiến đua tranh,
Lỗi đạo làm em, lỗi phận anh,
Từ ấy mà lòng còn cự địch;
Thuốc linh khắc phạt, mạng tan tành”.
Ba vị đại đệ tử đồng tạ ơn Thầy. Đức Hồng-Quân Lão-Tổ dẫn Thông-Thiên Giáo Chủ về cung Tử-Tiêu, từ đó không cho Thông-Thiên dạy học trò nữa.

Bây giờ chúng ta hãy cùng nhau trở lại vấn đề đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ có sứ nhiệm với Mối Đạo Trời như thế nào ?

Như phần trên đã nêu, đức Hồng-Quân Lão-Tổ có trước khi khai Thiên lập Địa, vào thời đại Thượng cổ hay Nhất Kỳ Phổ-Độ Ngài đã xuống trần khai sáng Tiên-giáo, được chứng minh qua câu (a) = Từ đời Bàn-Cổ ẩn trong rừng, và là một vị Đại-Tôn-Sư đã dạy Đạo cho Tam-giáo (Xiển giáo, Triệt giáo và Chơn giáo) là ba vị : Thái-Thượng Lão-Quân, Ngươn-Thủy Thiên-Tôn, Thông-Thiên Giáo Chủ) thể hiện qua câu : (b) = Dạy được ba trò dạ rất ưng.

Theo lời truyền khẩu của đức LINH-CHÂU-TỬ (thế danh Trần-Công-Sanh, tức Na-Tra thời Phong-Thần) lúc còn sanh tiền : “Đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ chuyên về việc dạy Đạo (Nội giáo tâm truyền Vô-vi Bí pháp); đức NGỌC-HOÀNG THƯỢNG-ĐẾ Chưởng quản Quần Phật-Tiên-Thánh-Thần-Hội, tức cai trị và điều hành Vũ-Trụ gồm có : Tam thập lục Thiên, Thất thập nhị Địa, Tam thiên Đại Thiên thế giới, với Thiên đình và Thiên luật; còn đức DIÊU-TRÌ KIM-MẪU thường hằng khuyên nhủ, chia sẻ, an ủi, đùm bọc và chan rưới Tình mẫu tử Thiêng-liêng cho tất cả chư Phật-Tiên-Thánh-Thần và Vạn linh sanh chúng hầu không vi phạm luật Trời, để được quay trở về quê xưa vị cũ, hầu cạnh mẹ hiền, vui chốn non bồng nước nhược”.

Để kết luận bài viết (nói chuyện) này, chúng ta hãy cùng chứng minh việc đức Hồng-Quân Lão-Tổ chuyên trách về giáo dục và phê duyệt Pháp môn tu học của các đấng Tam-Giáo, Tam-Trấn và chư Phật-Thánh-Tiên, chúng ta hãy xem một số Kinh điển được ấn chứng như: Đại-Thừa Chơn Giáo, Huyền-Pháp Bảo-Ngươn Kinh, Tam-Hoàng-Thiên Kinh, Ngọc-Kinh Huỳnh-Đạo, Tối Thượng Châu Quang, v.v …

Và sau mỗi buổi đọc kinh cúng Tứ thời hàng tháng, vào ngày Sóc Vọng hoặc vào những ngày lễ, mọi tín hữu đạo Cao-Đài chúng ta đều được nghe (hoặc) đọc Sớ văn dâng lên Chí-Tôn * Phật-Mẫu cùng chư Thiên, trong đó có câu niệm:

- NAM MÔ HUYỀN-KHUNG-CAO THƯỢNG-ĐẾ NGỌC-HOÀNG TỨ PHƯỚC HỰU TỘI ĐẠI-THIÊN-TÔN.

- NAM MÔ DIÊU-TRÌ KIM-MẪU VÔ-CỰC ĐẠI-TỪ-TÔN.

- NAMMÔ HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ CHƯỞNG GIÁO TAM NGƯƠN ĐẠI-TÔN-SƯ.

Rồi mới niệm tiếp TAM-GIÁO, TAM-TRẤN và các đấng THIÊNG-LIÊNG đã chứng minh rằng : “Đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ là một trong ba ngôi Thượng-Đế sáng lập Càn-Khôn Vũ-trụ, và Ngài luôn là vị chuyên trách về giáo dục (Chưởng giáo), là một Ông Thầy Lớn của Ngũ-Chi đẳng cấp Thiêng-Liêng (Phật-Tiên-Thánh-Thần-Nhân) và cả Vạn linh sanh chúng đều luôn tôn kính (vị Đại-Tôn-Sư), và đặc biệt là ngươn hội nào (thời : Nhất, Nhị-Kỳ) Ngài đều giáng trần để dạy Đạo cho các Đại-Đệ-Tử (Thái-Thượng, Ngươn-Thủy, Thông-Thiên) từ thời Bàn-Cổ và Phong-Thần) và đến Tam-Kỳ Phổ-Độ (đủ cả Tam Ngươn) là thời kỳ Hạ ngươn mạt pháp hay lần ba đại-ân-xá, vì thương Vạn linh sanh chúng nên Ngài dùng Siêu-điển-quang đêm hôm giáng trần để giảng dạy Bí-Pháp Tam-Thiên cho hàng Nguyên-căn Linh-vị trong VÔ-VI ĐẠI-ĐẠO tức THIÊN KHAI HUỲNH-ĐẠO, và chấp thuận cho đức NGÔ-MINH-CHIÊU (PHÁP-BỬU ĐẠI-TIÊN) bổ sung vào Bí-pháp Tam-Thanh những điều mà khi sanh tiền đức Ngô chưa kịp giảng dạy. Nghĩa là đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ đã cho mở rộng và tuyển độ những nguyên nhân có sứ mạng tối trọng với ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ, để dọn mình trong sạch trở thành người dân mới có đầy đủ trí thông minh và lòng đạo đức (Minh-Đức Tân-Dân), bên cạnh việc luyện pháp cao nhiên để đón mừng thời kỳ Thượng-Ngươn Thánh-Đức, tức là thời thái bình an cư lạc nghiệp, đại đồng thế giới trên khắp cả Năm châu Bốn bễ, trong đó về hữu hình sắc tướng cùng nhìn nhận CHA TRỜI là Cha chung của nhân loại toàn cầu, chính là đức CHÍ-TÔN THƯỢNG-ĐẾ vậy”./.

Kính bạch đức Đại-Tôn-Sư,

Đệ tử phàm phu tục tử, nhưng với tâm thành con xin cảm ơn đức CHÍ-TÔN * PHẬT-MẪU và các đấng Thiêng-Liêng đã ban bố cho con có đầy đủ sức khỏe để viết xong đề tài về đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ, và kính mong các vị Trưởng bối cao niên, các bậc Thiện trí thức dành chút thời gian chấm bài, và xin quý Huynh-Tỷ-Đệ-Muội cùng chư Đạo tâm thương tình hướng dẫn cho ngu đệ trên bước đường tu học và hành đạo.

Kính cẩn,

Nhân kỷ niệm ngày vía đức HỒNG-QUÂN LÃO-TỔ

Mùng 7 tháng 7 Quý-Mùi, nhằm ngày 4 tháng 8-2003

NGƯỜI HỌC TRÒ NHỎ





Thứ Ba, 25 tháng 7, 2023

TRÌ CHÚ ĐẠI BI - NGŨ BỘ CHÚ




NGHI THỨC

TRÌ CHÚ ĐẠI BI - NGŨ BỘ CHÚ

Thượng Tọa Thích Đạo Thông Soạn Thảo



I) NIỆM HƯƠNG LỄ BÁI - LÀM SẠCH PHÁP GIỚI:

(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm)



1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần)

2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN:

Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần)

3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN

Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần)

4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:

Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần)

5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN:

Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần)


Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh
Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện
Tưởng bằng bí chú đắc oan linh
Hà chơn bất thức trì niệm Luật
Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự
Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)



6. CÚNG HƯƠNG:

Nguyện đem lòng thành kính,

Gởi theo đám mây hương,

Phưởng phất khắp mười phương.

Cúng dường ngôi Tam Bảo,

Thề trọn đời giữ đạo.

Theo tự tánh làm lành,

Cùng pháp giới chúng sanh,

Cầu Phật từ gia hộ,

Tâm Bồ-Đề kiên cố,

Chí tu học vững bền,

Xa bể khổ nguồn mê,

Chóng quay về bờ Giác. (Xá rồi đọc tiếp bài kệ Tán Phật)



7. TÁN PHẬT:

Đấng Pháp Vương vô thượng,

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời, người,

Cha lành chung bốn loại,

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán than,

Ức kiếp không cùng tận.



8. KỲ NGUYỆN:

Tư thời đệ tử chúng đẳng, cung tựu Phật tiền, thành tâm tu hương thiết lễ phúng tụng Đại thừa kinh chú, xưng tán Hồng danh, tập thử công đức, nguyện thập phương thường trú Tam Bảo, Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát... Từ Bi gia hộ đệ tử: .................... nghiệp chướng tiêu trừ, phiền não đoạn diệt, thiện căn tăng trưởng, phước huệ song tu, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, dữ pháp giới chúng sanh nhứt thời đồng đắc A Nậu- Đa La Tam- Miệu- Tam Bồ Đề Tâm. Ngưỡng mong oai đức vô cùng từ bi chứng giám. (Xá 3 xá)

9. QUÁN TƯỞNG:

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng,

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời,

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện,

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.



10. ĐẢNH LỄ: (Chủ lễ xá 3 xá và niệm lớn)

-Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)



-Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta-bà Giáo chủ, Điều ngự Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Đương lai Hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Đạo Tràng Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy)



-Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế Giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát. (1 lạy)

(Ngồi Kim Cang Chính Tọa: là lấy chân bên phải gác lên chân bên trái. Tay kiết ấn Đại Tam Muội: là lấy hai tay ngửa ra rồi tay bên phải để lên tay bên trai, hai đầu ngón cái giáp lại nhau, để ngang dưới rún, ấn này diệt tất cả cuồng loạn, vọng niệm, tư duy tạp nhiễm, biết đánh chuông mõ, cùng đọc tụng hoặc không biết chỉ đọc không cũng được)



II.) CHÚ ĐẠI BI -NGŨ BỘ CHÚ:

1. TÁN LƯ HƯƠNG

Hương thơm vừa thắp trên đài

Xông lên chư Phật trong ngoài đều nghe

Mây lành mỗi chốn được che

Chúng con ngưỡng vọng ngồi xe nhất thừa

Nam Mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần)



2. CHÚ ĐẠI BI: Nam Mô Đại Bi Hồi Thượng Phật Bồ Tát (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.

Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a rị da. Bà lô yết đế thước bát ra da. Bồ đề tát đỏa bà da. Ma ha tát đỏa bà da. Ma ha ca rô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ. Số đát na đát đả. Nam mô tất cát lật đỏa y mông a rị da. Bà lô cát đế thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì. Hê rị ma ha bàn đa sa mế. Tát bà a tha đậu du bằng. A thệ dựng. Tát bà tát đá, “Na ma bà tát đá”(1), na ma bà dà. Ma phạt đặt đậu. Đát điệt tha. Án. A bà lô hê, lô ca đế. Ca ra đế. Di hê rị. Ma ha bồ đề tát đỏa. Tát bà tát bà. Ma ra ma ra, ma hê ma hê rị đà dựng. Câu lô câu lô yết mông. Độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế. Đà ra đà ra. Địa rị ni. Thất phật ra da. Dá ra dá ra. Mạ mạ. Phạt ma ra. Mục đế lệ. Y hê y hê. Thất na thất na. A ra sâm phật ra xá lị, phạt sa phạt sâm. Phật ra xá da. Hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị. Sa ra sa ra. Tất rị tất rị. Tô rô tô rô. Bồ đề dạ, bồ đề dạ. Bồ đà dạ, bồ đà dạ. Di đế lị dạ. Na ra cẩn trì. Địa lị sắt ni na. Ba dạ ma na, sa bà ha. Tất đà dạ, sa bà ha. Ma ha tất đà dạ, sa bà ha. Tất đà du nghệ. Thất bàn ra dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, sa bà ha. Ma ra na ra, sa bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, sa bà ha. Sa bà ma ha a tất đà dạ, sa bà ha. Giả cát ra a tất đà dạ, sa bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, sa bà ha. Na ra cẩn trì, bàn đà ra dạ, sa bà ha. Ma bà lị thắng yết ra dạ, sa bà ha. Nam mô hát ra đát na đá ra dạ da. Nam mô a lị da, Bà lô cát đế. Thước bàn ra dạ, sa bà ha. Án tát điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà da, sa bà ha.

(Tùy sức tụng đọc 3, 5, 7 hoặc 21 biến chú Đại Bi và Riêng Tâm chú Đại Bi: “Án. Tất điện đô, Mạn đa ra, Bạt đà giạ, Ta bà ha” (21, 49 hoặc 108 biến), sau đọc tiếp

Kim cang thắng trang nghiêm ta bà ha

Thinh văn thắng trang nghiêm ta bà ha

Ma yết thắng trang nghiêm ta bà ha

Án bạt xà ra thất rị duệ ta bà ha, (3 lần)



3. NGŨ BỘ CHÚ: (Âm tiếng Việt)

(Tay trái kiết ấn kim cang quyền là lấy ngón cái để trong lòng bàn tay bấm vào gốc ngón áp út chỉ giáp lòng bàn tay, rồi nắm chặt như cầm cú, ấn này hay trừ nội, ngoại chướng nhiễm, thành tựu tất cả công đức. Tay phải cầm chuỗi trì số; khi xả ấn kim cang nên xả trên đầu )

1. Chú tịnh pháp giới: “Án Lam”
2. Chú hộ thân: “Án Xỉ Lâm”
3. Chú lục tự đại minh: “Án Ma Ni Bát Di Hồng”
4.Chú chuẩn đề: “Án Chiết Lệ Chủ Lệ Chuẩn Đề Ta Bà Ha”.

5. Chú nhất tự: “Án Bộ Lâm, Hất Rị” (21, 49 hoặc 108 biến). (2)



Ngã kim trì niệm chú Đại Bi, Ngũ Bộ Chú.

Tất phát Bồ Đề quảng đại nguyện,

Nguyện ngã định huệ tốc viên minh,

Nguyện ngã công đức giai thành tựu,

Nguyện ngã thắng phước biến trang nghiêm,

Nguyện cộng chúng sanh thành Phật đạo.



Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp

Giai do vô thỉ tham sân si

Tùng thân ngữ ý chi sở sanh

Nhất thiết ngã kim giai sám hối.

Nam mô cầu sám hối Bồ Tát (3 lần)


5. MA-HA-BÁT-NHÃ-BA-LA-MẬT-ĐA TÂM KINH:
Quán-tự-tại Bồ-tát hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời, chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. Xá-Lợi-Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức, vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới, vô vô-minh, diệc vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, tâm vô quái-ngại; vô quái-ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên-đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết-Bàn.

Tam-thế, chư Phật y Bát-nhã-ba-la mật-đa cố, đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề. Cố tri Bát-nhã Ba-la-mật-đa, thị đại-thần chú, thị đại minh chú, thị vô-thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thiệt bất hư. Cố thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa chú, tức thuyết chú viết: Yết-đế yết đế, ba-la yết-đế, ba-la-tăng yết-đế Bồ-đề tát bà ha. Ma-ha Bát-nhã Ba la-mật-đa. (3 lần)

6. THẦN CHÚ VÃNG SANH: Nam mô A Di Đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệt dạ tha, A Di Rị Đô bà tỳ, A Di Rị Đa tát đam bà tỳ, A Di Rị Đa tỳ ca lan đế, A Di Rị Đa tì ca lan đa, Dà Di Rị dà dà na, chỉ Đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần)



7. TÁN DƯƠNG A DI ĐÀ PHẬT:
A-Di-Đà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang-minh vô đẳng-luân,
Bạch hào uyển-chuyển ngũ Tu-di,
Cám mục trừng thanh tứ đại hải

Quang trung hóa Phật vô số ức,
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô-biên,
Tứ thập bát nguyện độ chúng-sanh,
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn.

Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới, đại-từ đại-bi, tiếp dẫn đạo-sư A-Di-Đà Phật.
Nam-mô A-Di-Đà Phật. (108 hoặc 1080 lần)
Nam-mô Đại-bi Quán-Thế-Âm Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Đại-Thế-Chí Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát. (3 lần)
Nam-mô Thanh-Tịnh Đại-Hải chúng Bồ-tát. (3 lần)



8. SÁM MƯỜI NGUYỆN:

Một nguyền kính lễ Như Lai

Hai nguyền xưng tán công dày Thế Tôn

Ba nguyền tu phước cúng dường

Bốn nguyền sám hối nghiệp vương tội trần

Năm nguyền tuỳ hỷ công huân

Sáu nguyền thỉnh chuyển pháp luân độ đời

Bảy nguyền thỉnh Phật ở đời

Tám nguyền học Phật, cho ngời tâm linh

Chín nguyền hằng thuận chúng sinh

Mười nguyền hồi hướng phước lành khắp nơi.

9. HỒI HƯỚNG:
Trì chú công-đức thù thắng hạnh
Vô biên thắng phước giai hồi-hướng
Phổ nguyện pháp-giới chư chúng-sanh
Tốc vãng Vô-Lượng-Quang Phật sát.

Hồi hướng lương duyên tam thế Phật
Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Tự Tại
Chư tôn Bồ tát ma ha tát
Ma ha Bát nhã ba la mật

Nguyện tiêu tam-chướng trừ phiền-não
Nguyện đắc trí-huệ chơn minh liễu
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ-tát đạo

Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độ trung
Cửu phẩm Liên-hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ

Nguyện dĩ thử công-đức
Phổ cập ư nhứt thiết
Ngã đẳng dữ chúng-sanh
Giai cộng thành Phật-đạo.


10. THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHƠN NGÔN (Cầu siêu)

Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tỳ lê nể đế, ma ha dà đế, chân lăng càng đế, ta bà ha. (3 lần)



-CHÚ TIÊU TAI CÁT TƯỜNG THẦN CHÚ (Cầu an)

Nẵng mồ tam mãn đa, Mẫu đà nẫm, A bát ra để, Hạ đa xá ta nẵng nẫm, Đát điệt tha. Án, khê khê, khê hế, khê hế, hồng hồng, Nhập phạ ra, nhập phạ ra, Bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, Để sắc sá, để sắc sá, Sắc trí rị, Sắc trí rị. Ta phấn tra, ta phấn tra, Phiến để ca, Thất rị duệ, Ta bà ha. (3 lần)



11. PHỤC NGUYỆN: PHỤC NGUYỆN

Nam mô Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, tát đại chứng minh.

Đệ tử chúng con một dạ chí thành, trì tụng Đại Bi chú, Ngũ Bộ chú, niệm Phật công đức hồi hướng cầu nguyện tất cả chúng con: ....................., đương đời phiền não dứt sạch, nghiệp chướng tiêu tan, tật bịnh bình an, thân tâm thường lạc, gia đình thịnh đạt, hưởng cảnh an nhàn. Cửu huyền thất tổ, nội ngoại tiên linh: ................., đều được nghe kinh, sinh về Tịnh Độ. Khắp nguyện: Thuyền Từ phổ độ, cảm ứng vô biên, đồng hóa hữu duyên, đồng thành Phật đạo. Nam mô A Di Đà Phật.



12. QUY Y TỰ TÁNH TAM BẢO:
Tự quy-y Phật, đương nguyện chúng-sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm. (1 lạy)
Tự quy-y Pháp, đương nguyện chúng-sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy)
Tự quy-y Tăng, đương nguyện chúng-sanh, thống-lý đại-chúng, nhất thiết vô ngại. (1 lạy)

Hết (Đạo tràng hoàn mãn, hành giả đảnh lễ rồi lui ra – Hết)



CHÚ THÍCH:

- (1) Cả bài Chú Đại Bi gồm 84 câu, về câu 16 có thêm 5 chữ “Na Ma Bà Tát Đa”. Đó là Tổ Vân Thê Đại Sư căn cứ theo Kinh Đai Bi Bổn Xứ mà phân rõ- Trích Đại Bi Sám Pháp- Thích Giải Minh dịch trang 43).



(2). Ngũ Bộ Chú Âm Phạn:

1. Chú tịnh pháp giới: “Úm Lam”
2. Chú hộ thân: “Úm Sỉ Lâm”
3. Chú lục tự đại minh: “Úm Ma Ni Pád Mê Hum”
4.Chú chuẩn đề: “Úm San Lê, Sun Lê, Cun Đê Xoa Ha”

5. Chú nhất tự: “Úm Bộ Lâm, Hất Rị” (21, 49 hoặc 108 biến).)



(3). LỢI ÍCH VIỆC TRÌ CHÚ
-Kinh Bất Không Quyến Sách Thần chú Tâm nói rằng: Nếu có tứ chúng thọ trì trai giới. Chuyên tâm trì tụng Thần chú bảy biến, chẳng xen tạp ngữ khác, phải biết người này hiện đời chắc chắn giữ được 20 món lợi thù thắng:

20 món lợi: 1. Thân không bị bịnh tật, được an ổn khoái lạc. 2. Do nghiệp lực đời trước, tuy có sanh bịnh nhưng trị mau lành. 3. Thân thể mềm mại, da thịt sạch sẽ trắng đẹp, mặt mày sáng sủa. 4. Được mọi người thương kính. 5. Mật độ các căn. (tai, mắt…) 6. Được nhiều tiền của quý báu, tùy ý thọ dụng. 7. Đã có tài bải, vương, giặc, nước, lửa không thể xâm tổn. 8. Sự nghiệp làm ra đều thành tựu tốt. 9. Đã có các món trồng tỉa, không sợ ác long, sương muối, bão lụt thiêu hủy. 10. Nếu có lúa thóc tai họa xâm phạm, nên tụng Thần chú gia trì nơi tro, hoặc nước trải qua 7 biến rồi đem rưới vào ruộng khắp 8 phương đã kiết giới, trên dưới, bấy giờ các tai hoạnh liền được diệt trừ. 11. Không bị những sự bạo ác của quỷ thần, la sát đến hớp hoạt tinh khí. 12. Tất cả hữu tình nghe thấy hoan hỷ, an lạc thường tôn trọng, không nhàm chán. 13. Không hề sợ sệt tất cả oán cừu. 14. Dù có oán cừu cũng mau tiêu diệt. 15. Người và các kẻ phi nhơn không thể xâm hại. 16. Yếm mị, trù rủa, thuốc độc, yếm chú chẳng dính vào thân. 17. Phiền não , triền cấu không thể hiện hành. 18. Đao độc, nước lửa không thể làm thương hại. 19. Chư Thiên, thiện thần thường theo hộ vệ. 20. Đời đời không xa rời từ bi hỷ xả.

-Kinh Thập Nhứt Diện Quán Thế Âm Thần chú có nói: Nếu có các tịnh tín, thiện nam, tín nữ thường trì tụng Thần chú; hiện thân sẽ thu được mười món thắng lợi; mười món đó là: 1. Thân thường vô bịnh. 2. Thường được mười phương chư Phật nhiếp thọ. 3. Tài bảo, y thực, thọ dụng vô tận. 4. Năng hàng phục kẻ oán địch mà không lo sợ. 5. Khiến các bậc tôn quý cung kính, tin lời. 6. Cổ độ, quỷ mị, không thể trúng thương. 7. Tất cả dao, gậy không thể làm tổn hại. 8. Nước không thể nhận chìm. 9. Lửa không đốt được. 10. Lâm chung không bị hoạnh tử.

- Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Thần chú nói: Nếu có người trì chú, phàm ra làm việc gì cũng được thành tựu; chỉ cần phải thâm tín không được sanh nghi. Người trì chú đã có công năng lợi lạc hữu tình, cứu thoát u linh. Như kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Đại Bi Tâm Đà Ra Ni nói: Người nào trì chú sẽ không bị mười lăm món ác tử: 1) Không khiến người kia bị chết vì đói khát, khốn khổ. 2) Không bị chết vì côt trói, đánh đập. 3) Không bị oan gia, cừu đối mà chết. 4) Không bị quân trận giết nhau mà chết. 5) Không bị chết vì cọp beo làm hại. 6) Không bị chết vì rắn rít độc cắn. 7) Không bị chết vì nước trôi, lửa cháy. 8) Không bị chết vì trúng độc dược. 9) Không bị trùng độc hại chết. 10) Không bị cuồng loạn, thất niệm mà chết. 11) Không bị chết vì núi cây, bờ gộp sập đè. 12) Không bị người ác yếm mị mà chết. 13) Không chết vì tà thần, ác quỷ rình hại. 14) Không bị ác bịnh triền thân mà chết. 15) Không bị phi phản tự hại mà chết.

- Kinh Bất Không Quyến Thần Chú Tâm nói: Người tụng chú lúc lâm chung được tám món lợi thù thắng: 1) Khi mạng chung, thấy Quán Tự Tại Bồ Tát hiện tướng Tỳ Kheo đến trước mặt an ủi. 2) Mạng chung được an ổn, không bị các sự thống khổ. 3) Lúc sắp mạng chung, mắt không trợn lớn, miệng không hả méo, tay buông thong thả, chân duỗi ngay ngắn, không tiết ra phân nhơ, nước tiểu, không bị trụt, rớt xuống đất. 4) Lúc sắp bỏ mạng, an trụ nhớ chánh niệm, ý không loạn tưởng. 5) Lúc chết không úp mặt. 6) Khi sắp chết được vô tận biện. 7) Khi đã xả mạng rồi, tùy nguyện sanh về các cõi Tịnh độ chư Phật. 8) Thường cùng thiện hữu không xa rời nhau.

- Kinh Thập Nhứt Diện Quán Thế Âm Thần chú nói: Người tụng chú được bốn món công đức: 1) Khi lâm chung được thấy chư Phật. 2) Mạng chung không bị đọa vào chốn ác thú. 3) Không nhơn hiểm nạn, tai ách mà chết. 4) Được sanh về cõi Cực Lạc thế giới. (Trích Bộ Mật Tông- Thích Viên Đức)



-Chú ý việc trì kinh niệm chú để linh nghiệm không ăn hành, hẹ, tỏi, nén, củ kiệu, vì ăn những thứ này miệng rất là hôi nên trì chú không linh nghiệm vì Kinh Lăng Nghiệm Đức Phật dạy rằng nếu ăn ngũ tân ăn sống tăng tâm nóng giận, ăn chín tăng tâm ái dục và khi ngủ loài quỷ sẽ đến ngửi mùi hôi nơi miệng.



- Người hành trì phải luôn giữ thân tâm thanh tịnh, thiện tâm thiện hạnh và tư tưởng, hành vi phải quang minh chánh đại. Lưu ý không đi dưới sào phơi quần áo, dưới võng và nếu có đi ở dưới đó thì phải đội nón hoặc mũ.

Thứ Sáu, 7 tháng 7, 2023

CỬU PHẨM LIÊN HOA KINH







CỬU PHẨM LIÊN HOA KINH

Hoằng hóa huyền vi khai pháp giới
Mở đạo hoằng khai trí huệ thông
Hoàng Hoa xuống bút chơn kinh tự
Điển giáng đàn cơ chuyển pháp mầu

Hội ý thiên kinh chơn minh tử
Cửu phẩm Hoàng Hoa bút đàn cơ
Kiết minh vô tự chơn cửu phẩm
Kiến thị huyền vi kiết thị tâm
Kiết chơn minh tự chơn pháp giới
Kiết ngộ chơn như hữu đạo đồng
Kiết minh tự Hoàng hoa điển bút.
Tây Vương Mẫu


1/- SỰ XUẤT XỨ CỦA CỬU PHẨM

- Sơ lược giai đoạn trụ điển thành hình của Thập bát điển quang
Trước thời khai Thiên, khối vô cực Đại điển dương di hành trong không gian vũ trụ gặp phải một hành Đại điển âm mang khí lạnh chạm nhau nổ bùng. Sự nổ nầy chất khí lạnh rơi xuống gọi là khí âm, chất khí nóng nhẹ hơn bay lên gọi là khí dương theo danh từ khoa học. Lúc bấy giờ có sự hóa tạo tự nhiên thành bộ máy tạo hóa.
Theo luật tạo hóa, một vô cực điển khi còn nguyên đại thể thì gồm có âm lẫn dương, lúc chưa phân hóa vô cực đại điển dương chứa 2/3 dương, âm chỉ một phần. Khi tách rời ra phần dương nhẹ hơn bay lên gọi là Trời theo danh từ phàm thế và phần âm nặng hơn rơi xuống thành Đất gọi là Địa mẫu theo danh từ đạo.
Sau khi có sự chạm mạnh phần dương (2/3) của đại vô cực phân hóa ra thành những tiểu vô cực điển rơi rải rác khắp nơi trong không gian vũ trụ.
Trong lúc hai khối âm dương phân hóa, thì bắt đầu tạo ra ngũ hành, tức là bộ máy tạo hóa bắt đầu hoạt động.
Sự đương nhiên tạo hóa biến ra ngũ hành và trong năm hành nầy tự nhiên có sự tương sinh tương đắc lẫn nhau. Những tiểu vô cực điển rơi khắp nơi trong vũ trụ vẫn phải nằm trong định luật ngũ hành của tạo hóa. Cái nguyên thể đó phủ che bao trùm vũ trụ mà ngày nay danh từ phàm thế gọi là Trời Đất hay Ngọc Hoàng thượng đế, Địa mẫu, phật mẫu.
Các tiểu vô cực điển tự sa vào ngũ hành và tự phát sinh theo luật tương sinh, tương khắc của định luật ngũ hành âm dương.
Trải qua không biết bao nhiêu thời gian mà không thể lấy đơn vị thời gian năm tháng của thế phàm để tính được, sự đương nhiên tự nhiên do sự huyền biến linh hoạt trụ điển trong ngũ hành có 18 phần tiểu vô cực điển trong hàng hà tiểu vô cực điển nằm trong sự hóa tạo ngũ hành thiên biến huyền năng phát sinh chứng đắc thành hình.
Mưới tám phần chứng đắc đầu tiên cùng nhau hóa công biến thành Thiên Địa, khai sanh vạn vật... lưu truyền cho đến ngày nay. (Xin xem trong Thiên khai thập bát vô cực Đại điển dương).
Thí dụ: Ngươn Thủy Thiên tôn là danh từ theo truyền thuyết gọi qua giáo lý kinh điển là một tiểu vô cực điển dương, là một trong mười tám tiểu vô cực điển dương chứng đắc đầu tiên khai hóa ra thiên địa, rơi nhằm ngay trên vùng âm khí, mà âm của ngũ hành thuộc về hành thủy, tự công phu phát sinh thành hình chứng đắc theo sự nhiệm mầu biến hóa tương sinh của ngũ hành âm dương. Cho nên ngày hôm nay gọi ngài là Ngươn Thủy Thiên tôn theo sự khởi thủy hóa công trùng hợp giữa âm và dương trong định luật ngũ hành là như vậy.
Trong 18 tiểu vô cực điển chứng đắc có một phần âm trong đại vô cực điển mà theo truyền thuyết qua giáo lý kinh điển gọi danh Ngài là Diêu Trì Địa Mẩu đắc quả trong hành thổ.
Trong nối tiếp có 16 tiểu vô cực điển chứng đắc đều có danh từ trần thế nguyên do là như vậy.

- Sự xuất sứ của cửu phẩm sau thời hậu thiên
Trải qua không biết bao nhiêu ngàn năm sau thời khai thiên lập địa, vị chứng đắc hành Thổ có danh là Diêu Trì Địa Mẫu công phu đắc thành chiếc hóa 9 tiểu điển đầu tiên.
9 tiểu điển nầy hấp thụ ngũ hành âm dương qua sự hóa công của Địa mẫu hóa hài từ những Liên hoa thành 9 vị công chúa. 9 vị nầy tự công phu tu luyện.
Trải qua không biết bao nhiêu ngươn thời gian mà một ngươn ở cõi Thiên bằng 21 ngàn niên ở thế trần, 9 vị nầy đắc quả trở về cõi Thiên được Địa Mẫu phong danh làm giáo chủ. Mỗi vị chưởng quản một cung riêng biệt trong Bát cảnh cung để độ trần thế hành theo thiên ý ứu vớt nhân sanh.


2/- SỰ CÔNG PHU TU LUYỆN CỦA CÁC CHƠN VỊ TRONG HÀNG CỬU PHẨM


Từ khi có Thiên và Địa, Diêu Trì Địa Mẫu còn gọi là Kim Mẫu công phu tu luyện chiếc quang hóa hài thành 9 quang điển đầu tiên. Chín tiểu điển chiếc hóa nầy trụ dương tu luyện chứng đắc bay vào cõi Thiên hư lập ra các cửa cung gọi danh trần thế là Cửu phẩm nương nương hay Chín Mẹ. (Sau nầy các phần nữ ở trần thế do chín vị nầy chiếc hóa công phu cho xuống phàm làm người dương thế, cho nên có danh gọi 9 Ngài là Mẹ vậy). Danh xưng của mỗi vị là do đạo hạnh công phu chứng đắc. (Theo đạo Cao Đài gọi 9 vị là cửu vị nữ phật).

- BÍCH LIÊN CÔNG CHÚA- Chứng đắc phong danh là Cửu Thiên Huyền Nữ, còn gọi là Mẹ CỬU THIÊN

Bích Liên công chúa là chiếc quang thứ 9 sau thời khai thiên lập địa. Sau khi tu luyện, Ngài thọ đắc ngũ hành về thần thông biến hóa. Ngài dùng thanh khí thiên để luyện tập vào những sinh vật động vật biến hóa trong ngũ hành. Những phép thần thông nầy Ngài truyền cho đệ tử đem xuống thế phàm khai minh giáo hóa trong cõi hữu hình thành một bậc thần nhân tại thế. Phải trải qua nhiều thời gian công phu dùng thanh thiên khí điển để luyện tập tất cả các sinh vật, động vật trong cõi ngũ hành để sinh hoạt di động chúng trong cõi vô hình, dùng mật ngữ điều khiển di chuyển trong cái hữu hình. Ngài truyền cho đệ tử đem vào cõi ta bà khai minh giáo hóa hiển lộng thần thông. Nhờ sự hiển lộng nầy mà các đệ tử đời sau công phu tu luyện dùng mật ngữ điều khiển những sinh vật trong cõi ta bà dựa vào ngũ hành mà sai khiến một số vong linh u tối trong ngũ hành, mà chúng nhơn gọi là tà ma yêu mỵ.
Đặc biệt phù Lỗ ban Ngài truyền giáo không có điều khiển tà ma yêu mỵ, mà điều khiển những sinh vật, động vật trong cõi ngũ hành mà thôi. Từ chỗ thần thông biến hóa chúng theo lệnh mật ngữ mà di động linh hoạt, dần dần Ngài truyền thiên điển cho chúng, huyền hóa chúng thành những vong hài, dần dần biến thành một tiểu điển để xuất phàm.
Đây là phép thần thông Lỗ ban đúng mật nữ điều khiển không có binh ma tướng quỷ, cho nên chỉ có cứu khổ, cứu nạn nhân sanh mà thôi.
Sự công phu nầy đắc thành phải trải qua thời gian lâu dài, qua hơn một ngươn mới đạt thành. Trong lúc Ngài công phu tu luyện cho hằng hà sa số tiêu điển cho đến khi đắc thành cùng một lúc. Từ là một quang điển đầu tiên trong hàng thứ 9 do Diêu Trì Địa Mẫu chiếc phân mang danh là Bích Liên công chúa đến khi chứng đắc thành Cửu Thiên Huyền Nữ đến nay đã 5 lần phần đại quang điển trở về cõi vô thượng, như vậy đã trải qua 5 lần đắc quả phật.
Ngày nay thời mạt pháp, Ngài lâm phàm bằng chiếc quang thứ 6, lần nầy khi trở về cõi hư vô thanh tịnh bằng tất cả đại quang điển của Ngài, không còn chiếc phân để lại, nên lần nầy Ngài lâm phàm là để tầm vớt những hóa công điển, chiếc phân điển, mà hôm nay là những nữ phàm nhơn. Nếu phàm nhơn nào là con của Ngài tức là do Ngài chiếc phân hóa điển mà thiên duyên Ngài là mẹ sanh, trong thời mạt pháp nầy không biết tu luyện, lập công bồi đức để trở về cõi Thiên thì linh hồn sẽ bị sa đọa, tức là phải vào cõi u minh mãi mãi.

- HUỲNH HOA CÔNG CHÚA đắc quả phong danh là THÁNH ANH LA SÁT
Khi âm dương đã phân định, Thánh Anh là một tiểu quang điển của Diêu Trì Thánh Mẫu chiếc phân, điển linh của vị công chúa gọi là Huỳnh Hoa.
Trải qua các ngươn công phu tu luyện và tự tu luyện thoát sinh ra những sinh vật, vì quang điển hấp thụ quá nhiều điển dương nên nóng nảy và từ đó phát sinh thành một quang điển hấp thụ quá nhiểu điển dương tướng. Quang điển Ngài thích công phu tu luuyện võ pháp, cho nên Ngài mượn lớp thú cầm tá quang điển vào đó để trao đổi võ pháp. Qua thời gian lâu dài công phu tu luyện tá quang vào lớp súc sanh dùng võ pháp của mình để trừ khử những loài thú cầm hung tợn, hoặc dẫn dụ chúng trở về làm môn đồ đệ tử. Có một số nhờ tu luyện huyền công của Ngài sau nầy chứng đắc, trốn xuống phàm làm tinh yêu ma quỷ.
Do công đức dùng công phu tu luyện giáo hóa một số hung thú trở thành một tiểu quang điển chứng đắc mà Ngài là giáo chủ của chúng, cho nên khi Ngài đắc thành chứng quả cao thiên, mẫu mẹ Diêu Trì mới phong danh cho Ngài là Thánh Anh La Sát.
Hôm nay Thánh Anh La Sát có nhiệm vụ lâm phàm trừ khử tinh yêu, ma quái quấy nhiễu nhơn sanh. Từ khi thoát sinh là Huỳnh Hoa công chúa đến chứng đắc thành Thánh Anh La Sát đến nay đã 3 lần chiếc quang để lại. Nghĩa là phần đại quang điển quang của Ngài đã trở về cõi hư vô 3 lần.
Trải qua 3 ngươn dài công phu chiếc điển làm Huỳnh Hoa tại thế phàm bằng phàm xác đạt đạo Ngài không còn chiếc quang nữa. Trong lần cuối thời mạt pháp nầy Ngài rút hết các tiểu điển chiếc quang làm người trần thế, nếu nữ phàm trần thế là chiếc quang của Ngài không biết tu hành lập công bồi đức thì phần tiểu điển chiếc quang nầy bị khối đại điển cắt đứ. Cho nên trong thời mạt pháp nầy phàm nhân nào là con Ngài tức là Ngài là Mẹ sanh (Ngài chiếc quang xuống thế làm phàm nhân) không biết tu hành lập công bồi đức, khi bỏ xác phàm linh hồn không trở lại nguồn gốc, thì bị đọa vào cõi u minh.

- LIÊN HOA CÔNG CHÚA chứng đắc được phong danh là NỮ HOA
Là chiếc quang từ khi khai thiên lập địa
Xuất điển từ Mẹ Diêu cung
Nữ Hoa danh gọi khắp cùng
Ngài là Tiên nữ Diêu cung mẹ hiền
Kế từ lúc phát sinh thiên địa
Mẹ chiếc quang tiểu điển Nữ Hoa
Danh là công chúa Liên hoa
Tay cầm một giỏ hoa lam rưới trần
Dày công tu luyện phép Thần
Liên hoa thu rút điển phân liên đài
Liên hoa làm thể chiếc hài điển quang
Công phu tu luyện mấy ngàn (mấy ngàn niên)
Liên hoa thu rút điển quang thành hình
Hóa thành nữ sắc anh minh
Bao ngươn mới được hóa hình phàm nhơn
Từ đó Liên hoa công chúa chứng đắc thành một đại quang điển, hóa công thành những liên đài nên Mẹ phong danh là Nữ Hoa.
Nữ Hoa có sắc có tài
Mẹ cho xuống thế làm ngay linh thần
Nữ hoa kết thân cùng Thánh Anh nên:
Liên hoa xưa có lời nguyền
Kết tình em chị phỉ nguyền thế nhân
Nên khi lịnh Mẹ xuống trần
Nữ Hoa cách biệt không gần Huỳnh Hoa
Đến lúc thế phàm yêu quái phá nhơn sanh, Mẹ truyền cho Nữ Hoa xuống thế bắt chúng đem về. Được lịnh Mẹ truyền, Nữ Hoa giả làm linh thần xuống phàm ẩn náu vào ngôi am tự để bắt dần yêu tinh.
Nhân dịp vua Trụ đi ngang qua đền thờ buông lời xúc phạm đến Ngài, nhưng vì chơn mạng đế vương nên không hành phạt được nên trở về tâu lên mẹ.




Được Mẹ cho phép hành phạt Trụ Vương, nên dịp xuống phàm bắt yêu tinh, Ngài bắt được loài chồn tinh tu luyện lâu năm (mấy chục ngàn năm) mà chưa hóa hài được, quyền phép cao cường. Ngài dùng công phu biến hóa chồn tinh nầy thành gái có sắc hương quyến rủ để phá Trụ Vương đến tận mạt. Đó là sự tích Ngài Nữ Hoa vậy.
Từ một Liên hoa công chúa chứng đắc thành một đại quang điển mang danh là Nữ Hoa giáo chủ chưởng quản loài yêu tinh ma quái đến nay chiếc quang điển để lại 7 lần. Lần nầy Ngài lâm phàm cứu độ nhơn sanh cũng là tìm vớt những chiếc phân điển của mình, mà phần nhiều là những nữ sắc, nữ tài.

- THANH HOA CÔNG CHÚA chứng đắc được phong danh là Chúa Tiên
Từ lúc có âm dương xuất thế
Tiểu điển Ngài mới được phát sinh.
Từ khi đại điển quang Diêu Trì Điạ Mẫu thành hình mới chiếc hóa Thanh hoa công chúa. Trải qua thời gian công phu tu luyện, Thanh hoa công chúa mới chiếc quang hóa hài. Ngài chiếc quang điển của mình vào những sơn thạch công phu biến hóa sắc. Từ lúc bất động cho đến khi di động được nhũng sơn thạch nầy trải qua một ngươn dài tức là 21 ngàn năm, từ đó Ngài mới chiếc hài hóa bóng.
Thanh hoa công chúa phải trụ điển hóa công của từng hài bóng nầy để trau luyện cho đến lúc thành hình là những nữ Tiên. Công phu như vậy phải trải qua 7 ngươn dài tức là 147.000 năm mới chứng đắc quả nữ Tiên thượng Tiên và trui rèn các nữ Tiên nầy cho đến lúc hóa hài thì Ngài cũng mang các tiểu điển của mình vào cõi Thiên Tiên mà chứng đắc. Từ đó Mẹ phong danh cho Thanh hoa công chúa là chúa Tiên.
Khi chứng đắc Ngài cho các tiểu điển nữ Tiên của mình xuống phàm thế. Qua thời gian tại thế phàm thọ nhập ngũ hành làm ô trược hầu hết các nữ Tiên nầy, nên khi trở lại Ngài chiếc quang đọa phàm cho thọ sắc ngũ hành thành nhơn phàm.
Từ khi chứng đắc đến nay Ngài đã 6 lần trở lại cứu thế độ nhân, tức là phần đại quang điển của Ngài đắc quả trở về hư vô lần lượt đến nay là 6 lần. Lần thứ 7 nầy Ngài lâm phàm lần chót đến khi trở về cõi vô thượng Ngài không còn để lại tiểu phân điển tại thế phàm nữa.

- BẠCH HOA công chúa đắc quả Mẹ phong danh là CHÚA NGỌC hay NGỌC NỮ
Bạch hoa công chúa thuở khai âm
Tiểu quang Địa Mẫu chiếc điển hồng
Công phu tu luyện thời ngươn thượng
Ngọc ẩn bể trầm chiếc điển quang





Bạch hoa công chúa tu luyện không biết bao nhiêu ngươn mới đạt thành một viên ngọc lưu ly tỏa sáng ngần. Từ lúc mới khai Thiên lập Địa, lúc mới có ngũ hành trong vũ trụ, trong khi đó những sinh vật, động vật đều còn trong vô ảnh. Những thanh ngọc do ngũ hành tạo ra cũng là lúc Bạch hoa công chúa ẩn điển vào những thanh ngọc (lúc đó vạn vật có với hình thức thể khí do ngũ hành tạo hóa vừa hóa thành).
Qua nhiều lần công phu tu luyện tiểu quang của mình và đem hết công sức trau dồi vào những thanh ngọc cho đến lúc phát chiếu quang ngũ sắc. Khi đầy đủ ngũ sắc trong ngọc thạch nầy, tức là biểu hiện tượng trưng cho ngũ hành. Sự thành công nầy Ngài phải mất 3 ngươn, trong lúc đó những vị công chúa khác đã thành công đắc quả từ lâu. Qua 3 ngươn dài Bạch hoa công chúa đắc quả Mẹ phong danh cho Ngài là Ngọc Nữ. Vùng ngọc thạch nầy theo lệnh của Mẫu Mẹ cho đem xuống trần làm của quí, làm ngũ hành trần thế để nhơn loại biết đến sự công phu khó nhọc của Ngọc Nữ. Khối ngọc thạch nầy hiện nay nằm ở Châu Phi là hào sản của nhân loại.
Khi thành công đắc quả Mẹ phong danh là Ngọc Nữ chưởng quản một cung ở cõi thượng thiên và hóa độ những nữ phàm nhân sắc hương trung trinh tiết hạnh quí như loài ngọc. Ngày nay vị nữ nào là con của Mẹ Ngọc Nữ phải là sắc hương vẹn toàn, giàu sang sung sướng tột cùng trong cõi phàm nầy.
Nếu là con của Mẹ Nử hoa thì cũng sắc hương giàu sang quyền quí, thiếu sự đoan trang tiết hạnh, thiếu sự thủy chung là những tiểu quang bị đọa. Cũng là nữ nhân sắc hương vẹn toàn trung trinh tiết hạnh mà mang lấy khổ sầu là con của Mẹ Nữ Hoa cho xuống thế đắp bồi công đức chờ ngày trở lại cõi Thiên.
Danh phong Ngọc Nữ là do tước Mẹ ban, còn danh Chúa Ngọc là chước phẩm chưởng quản một cung trong Bát cánh cung. Nói về công phu tu luyện của công chúa Bạch Hoa thì Ngài đã dày công tu luyện hơn một số vị công chúa khác, nhưng về phần công đức thì kém hơn. Những tiểu điển Ngài cho xuống phàm làm nữ nhân là con của Ngài đã được trui rèn tu luyện dày công nên không bị vướn nhiễm ngũ hành nhiều và được hưởng giàu sang phú quí trong thế phàm, cho nên Ngài không lâm phàm độ nhân, nên kém về công đức, chiếc it tiểu quang ở thời mạt hạ.
Nếu phàm nhân là con của Mẹ Ngọc Nữ thì đoan trang, đoan chính, thủy chung, không biết làm điều thất đức, thất nhân, có lòng từ tâm đối với chúng sanh dù sống trong cảnh giàu sang quyền quí vẫn xót thương giúp đỡ kẻ nghèo hèn khổ nhọc.

- HOÀNG HOA CÔNG CHÚA đắc quả Mẹ phong danh là TÂY VƯƠNG MẪU
Hoàng Hoa cũng tích Mẹ ra
Công nương của Mẹ vốn là Diêu cung
Được phần Mẫu Mẹ ấp yêu
Hoàng hoa tu dưỡng sớm chiều công phu
Hạnh, đào vườn lập trái ngon
Công phu tu dưỡng sớm chiều trăm ngươn
Đào Tiên trụ kết điển chơn trau dồi
Luyện công thân hóa đắp bồi
Quả đào thơm ngọt cứu người nhơn gian
Thần công luân chuyển mấy ngàn
Niên dài tu luyện trong hàng điển chơn

Thiên dương 36 phép Thần (thần công)
72 Địa sát thần công trau dồi
Phép Tiên tắm gội đắp bồi
Hoàng Hoa tu dưỡng đặng ngồi vườn Tiên
Đào Thần một quả luyện kim
Kẻ trần dùng được là Tiên thế phàm
Ngọt thơm một quả Già lam
Thần Tiên dùng đặng điển quang trau dồi
Công phu tu luyện đắp bồi
Tây Vương Mẫu Mẹ đặng ngồi hôm nay.
Ngài là tiểu quang điển đầu tiên của Diêu Trì Địa Mẫu mang danh là Hoàng Hoa công chúa đắc quả Mẹ phong danh là Tây Vương Mẫu.

- HỒNG HOA CÔNG CHÚA đắc quả Mẹ phong danh là LÊ SƠN THÁNH MẪU




Hồng Hoa tọa điển chốn non Tiên
Công phu trau luyện của Mẹ hiền
Chiếc quang khai điển cõi thượng thiên

Từ khi chiếc quang thành Hồng Hoa công chúa, Hồng Hoa ẩn vào ngũ hành sơn dùng thần công biến hóa thành núi Tu Di, dùng thần công định khí âm dương. Công phu trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm có hơn 7 ngươn lên xuống mới đắc quả được Mẹ phong danh là Lê Sơn thánh mẫu.
Hồng Hoa công chúa trụ điển công phu tu luyện thọ nhập ngũ hành từ dương đến âm, từ âm vào cõi trung thiên lơ lững, hóa tạo ngũ hành sơn khai sanh địa thế. Từ ngọn Tu Di biến hóa ngũ hành khai sơn phá thạch.
Hồng Hoa dựng lên những linh sơn ngũ thất để cho những tiểu quang điển ẩn vào đó được thanh chơn mà tu luyện thành công. Mãi đến thời hậu thiên mới có những linh sơn mà chúng sanh gọi là năm non bảy núi. Thất sơn có ngày nay để cho quang điển các bậc Thánh, Thần trụ điển là do công đức của Lê Sơn thánh mẫu, cho nên Mẹ phong danh là như vậy. Ngày hôm nay có những quang điển tu luyện tại Thất Sơn là do công phu gầy dựng của Lê Sơn thánh mẫu ngày trước, những phép thần thông ngày nay thường dùng là do Thánh Mẫu tu luyện trong ngũ hành mà ra.
Công phu tu luyện 7 ngươn tức là 147.000 năm thăng trầm để tái tạo ngũ hành cho những tiểu quang điển tu luyện sau nầy. Ba ngươn kế tiếp Ngài công phu tu luyện cho các phần tiểu điển chứng đắc quả nữ Tiên cho lâm phàm cứu độ thế nhân như: Lưu Kim Đính, Phàn Lê Huê, Chung Vô Diệm... Những vị nầy bằng xác thể phàm nhân và dùng danh của trần thế. Sau khi trả nợ phàm, lúc bỏ thân tứ đại, các vị nầy trở về cội gốc nữ Tiên và đã lập nhiều công đức tại phàm thế.
Như vậy sau 10 ngươn Lê Sơn thánh mẫu mới trụ điển cứu khổ nhân sanh và không còn chiếc phân tiểu điển. Ngài thành công đắc pháp thần thông, nhưng không chiếc được nhiều tiểu điển cho về trần lập công bồi đức như các tỷ muội của Ngài. Thay vì cứu vớt những linh căn, linh tử xuống phàm lập công đức bị đọa như các vị khác, Lê Sơn thánh mẫu không chiếc phân và không cho các tiểu điển lâm phàm, mà lo cứu vớt phần linh căn, linh tử của các tỷ muội mình cùng các hàng tiên gia khác. Như vậy chính tự Ngài cứu vớt con những vị khác mang về cõi Thiên.
Núi Điện Bà Tây ninh động Thạch tiên là nơi phần đại quang điển của Ngài ngự. Nơi đây Ngài mở trường cho các phần linh hồn từ cỏi trên xuống phàm bị đọa. (Trường nầy dành cho các linh hồn tu luyện đạt cấp quả từ Trạng đến Thánh.

- BẠCH CÚC HOA CÔNG CHÚA đắc quả Mẹ phong danh là QUAN ÂM DIỆU THIỆN
Chiếc quang từ thuở mẹ khai sinh
Điển quang Bạch Cúc giữa Thiên đình
Kế từ Bạch Cúc hoa được Me khai sinh ra tiểu quang điển công phu tu luyện linh dược thủy để rưới mát cõi phàm trần, Ngài nguyện cứu khổ nhơn loài. Từ đó công phu tu luyện hóa khí ngũ hành, hóa thiên dược thủy rút vào bầu linh đơn hầu cải hườn cho bá tánh chúng nhơn.
Rưới lòng trong sáng, rưới cơn lửa hồng
Niệm danh tất sẽ thấy lòng
Mát tươi ngộ giác, dịu lòng lửa cơn
Rưới bầu thủy dược linh đơn
Diệt tâm lục tặc, diệt chơn lục tà
Giúp đời bể khổ vượt qua
Biết lòng bác ái, giúp ta nhơn hiền
Cứu cho cảnh khổ trần duyên
Đưa người trở lại xuống thuyền bát công
Bể dâu chẳng đắm biển hồng
Cõi trần rưới mát nhuộm tâm khổ nàn
Vớt linh trở lại thiên đàng
Hầu mong trở lại điển vàng thanh nhơn
Công phu linh dược cứu an
Mới lòng rửa mát được toàn nhơn sanh
Thế nhân Mẹ mới cho hành
Tiểu quang cứu khổ Mẹ dành Quan Âm
Thuở còn phát nguyên cứu nhân sanh
Cúc hoa chiếc điển để hành thế nhân
Lâm phàm điển dựa xác trần
Mượn tâm nhập thể làm nhân giữa đời
Khúc oan bao cảnh đổi đời
Cam tâm khổ não để tỏ lời nhân sanh
Dẫn đường khổ nhục để hành
Dạy nhơn biết nẻo để thành A di
Dạy đời biết nẻo A tỳ
Chỉ cho nhơn biết lòng đi lục tà
Ác gian đạo đức ta bà
Thế nhân phải cảnh như là phù du
Hồng trần chỉ nẻo đường tu
Thoát phàm mới cảnh hưởng nhờ hồn linh
Kể từ quang điển thọ hình
Mới mong Diệu Thiện tỏ tình thế nhân
Lòng thành chứng đắc huyền thâm
Mẹ phong Bồ Tát chứng lòng đại nhơn
(Danh xưng Diệu Thiện Bồ Tát hay Quan Âm Bồ Tát
Dược linh ta rưới khắp cùng
Nhân loài ta rưới khắp chung khổ nàn
Nhơn sanh ta quyết giữa đàng
Rưới bầu linh dược cứu an màn nầy
Hạ ngươn cứu khổ nhơn đây
Hầu mong đưa rước tiểu nầy linh quang
Thẳng đường trở lại Thiên đàng
Để không mất một điển vàng công phu
Đến khi lập lại thượng du (ngươn thượng)
Điển quang ta mới đường thu trở về

Trên đường cứu khổ nhơn phàm
Ai người phát nguyện ta làm điển quang
Tất rằng giữa chốn trần gian
Lâm nàn khổ hạnh điển vàng ta phân
Giác tâm khai trí giữa hồng trần
Mang bầu linh dược cứu nhơn đắp bồi
Dược tâm, dược trí giữa ttrần đời
Mở người nhân thế thấy đời ohù du
Biết lòng trở lại đường tu
Ai người hạnh nguyện công phu trau dồi
Điển quang ta sẽ đắp bồi
Độ người thoát cảnh trần đời bể dâu
Chiếc phân điển hạ mở đầu huệ năng (*)
Giúp cho qua được khó khăn
Bể trần xa lánh mới phăng đường về
(*) Giúp cho nhân phàm có hạnh nguyện Bồ tát mở khai trí tuệ

- BẠCH LIÊN CÔNG CHÚA đắc quả Mẹ phong danh là HÀ TIÊN CÔ
Bể trầm khổ não chốn trần ai
Thoát từ tiểu điển Mẹ phân bày
Liên hoa thoát thể đời thanh nữ
Điển quang khai chiếc tiểu linh hài
Tầm đường khổ hạnh cõi trần ai
Dạy đường nhân thế nữ liên đài
Huyền thâm phân hóa bát tiểu quang
Chơn nhơn thất vị phát điển vàng
Bát nương thứ muội Hà thế nữ
Tâm ngã lâm phàm dạy thế nhân
Công phu phân chiếc điển hồng
Mới sanh một nữ giữa dòng thế nhân
Thoát cùng nam vị thất nhân
Hạnh từ mở ngõ đường trần nẻo tu
Bát tiên sống cảnh phù du
Phát từ tâm ngã vô nhơn
Hữu vô, vô hữu lòng chơn thế trần
Non dài lướt cảnh phong vân
Độ nhơn thoát cảnh hồng trần khổ đau
Đường trần thoát cảnh ba đào
Tìm đường gội rửa thuở nào Bát tiên
Hồng trần là chốn ngửa nghiêng
Cô phong là cảnh Bát tiên đắp bồi
Đắc phong thọ tưởng cô ngồi
Khoát lời hạnh nguyện giúp đời khổ tu
Cô đương phát thế nữ nhu
Ngoan hiền đạo hạnh đường tu biết nào
Không thâm mà cũng chẳng dồi trau
Chỉ mong giúp bạn đi vào nẻo chơn
Đắc công thọ quả có hơn
Niên ngươn ngàn lẻ lòng chơn đắp bồi
Phát tâm đắp chổ nhơn ngồi
Phát minh giúp sức đắp bồi kẻ tu
Hạnh từ Mẹ thấy công phu
Rút con trở lại đường tu đắc thành
Mẹ phong Tiên nữ điển thanh
Hoàng Hà chứng đắc Mẹ dành Tiên Cô.


3/- SƠ LƯỢC SỰ HÀNH ĐẠO CỦA CỬU PHẨM CỨU VỚT NHÂN SANH



Diêu Trì cung có tám cửa tức là Bát cảnh cung do 8 vị giáo chủ chưởng quản trực tiếp độ nhơn phàm cứu khổ nhơn sanh, còn gọi là cửu vị nữ phật nương nương.
- Cung thứ 1 là Diệu Thiện cung do Nhất nương chi phật giáo chủ chưởng quản, có danh thế phàm là Quan Âm Bồ tát Diệu Thiện.
Hạnh cứu khổ, cứu nạn, cứu vớt mọi đau khổ của nhơn sanh.
- Cung thứ 2 là Ngọc Chúa cung do bát nương chi phật giáo chủ chưởng quản có danh thế phàm là Chúa Ngọc.
Hạnh độ phần nữ phàm thuộc về hồng nhan bạc mệnh.
- Cung thứ 3 là La Thánh cung do tam nương chi phật giáo chủ chưởng quản có danh thế phàm là Thánh Anh La Sát.
Hạnh trừ tà tróc quỷ cứu khổ nhơn sanh nghe đến danh Ngài ma quỷ phải sợ.
- Cung thứ 4 là Cửu Thánh cung do tứ nương chi phật giáo chủ chưởng quản có danh thế phàm là Cửu Thiên Huyền Nữ.
Hạnh độ mệnh phần nữ nhân phàm thế, đây là vị giáo chủ chưởng quản về bổn mệnh, cũng là vị trừng phạt nữ nhân sanh.
- Cung thứ 5 là Chúa Tiên cung do ngũ nương chi phật giáo chủ có danh phàm là Chúa Tiên.
Hạnh độ mệnh cứu khổ về phần nữ, dẫn dắt soi đường chúng sanh quay về đường đạo.
- Cung thứ 6 là Hoa Tiên cung do lục nương chi phật làm giáo chủ chưởng quản. có danh phàm là Nữ Hoa.
Hạnh độ phần nữ má phấn môi hồng truân chuyên, là vị giáo chủ chưởng quản các loài tinh yêu ma quái.
- Cung thứ 7 là Thanh Nữ cung do thất nương chi phật giáo chủ chưởng quản có danh thế phàm là Tây Vương Mẫu
Hạnh độ nữ nhân trung ngay tiết liệt. Mở trường dạy đạo cho những linh hồn (linh căn, linh tử) bị sa đọa là Lê Sơn Thánh Mẫu, giáo chủ chưởng quản.
- Cung thứ 8 là Lê Thánh cung do nhị nương chi phật làm giáo chủ.
Trong 9 vị công chúa đắc quả có 6 vị trực tiếp độ nhơn phàm, tức là Mẹ sanh cho nữ nhơn phàm. Còn Quan Âm Diệu Thiện, tây Vương Mẫu độ nhơn phàm bằng quang điển vô hình. Có một vị chứng đắc quả cao nhất là Hà Tiên Cô. Ngài chứng đắc quả vị Tiên thoát hồn lẫn xác (Theo truyền thuyết Bát Tiên), nên Ngài không lâm phàm cứu độ nhơn sanh, mà độ bằng pháp đạo trực tiếp trong cõi vô hình cho nữ giới.
Trong cõi vô hình Ngài mở trường dạy đạo độ pháp cho các nữ Tiên ở cõi Thiên. Nếu nói về công phu tu luyện hóa quang có danh nơi phàm thế chứng đắc quả nữ Tiên trong giới nữ Tiên cao nhất, còn nói về vô hình Ngài là một đại quang điển chứng đắc.

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2023

NỮ OA NƯƠNG NƯƠNG




Nữ Oa Nương Nương Bà là vị nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Truyền thuyết về Nữ Oa được truyền tụng nhiều nhất qua câu chuyện Nữ Oa nương nương đội đá vá trời. 

Nữ Oa (chữ Hán: 女媧), hay Nữ Oa thị (女媧氏), Oa Hoàng (媧皇), Nữ Hi thị (女希氏), tục gọi là Nữ Oa nương nương (女媧娘娘), là một thủ lĩnh thị tộc của Trung Hoa cổ đại, dần được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại Trung Hoa, bà cũng có vai trò trong thần thoại Việt Nam.

Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế. Bà là em gái đồng thời cũng là vợ của Phục Hy, đứng đầu danh sách Tam Hoàng.


Truyền thuyết về Nữ Oa được truyền tụng nhiều nhất qua điển tích Luyện thạch bổ thiên (煉石补天; luyện đá vá trời); Sát Hắc long tế Ký châu (殺黑龍濟冀州; giết Hắc long giúp Ký châu);….và quan trọng nhất là lập nên hôn nhân, là Nữ thần bảo trợ cho gia đình. Bà thường được mô tả là đầu người thân rắn.

Giải thích xuất thân

Truyền thuyết ghi chép cho rằng Nữ Oa là vị thần sáng thế, bà vừa là em vừa là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng Ngũ Đế. Chữ Oa (媧) trong từ Nữ Oa tại Thời cổ đại là ý chỉ về một vị nữ thần. Bà còn là vị thần chính trong Vu Thần giáo.

Theo thần thoại, Nữ Oa và Phục Hy là hai anh em, hiện ra khi núi Côn Lôn thành hình. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.
Đắp đất tạo nên con người

Theo truyền thuyết, Nữ Oa có hình dáng đầu người và thân con rắn, một ngày nọ, bà tưởng nhớ Bàn Cổ khai thiên tích địa, tạo ra những ngọn núi và hồ nước, động vật, thay đổi sự tỉnh lặng của thế giới. Tuy nhiên, Nữ Oa luôn luôn cảm thấy rằng thế giới này vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng không thể nhớ những gì.

Trong khi Nữ Oa suy niệm, nhìn xuống dưới nước Hoàng Hà, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của bà. Khi đó đã ngộ ra thế giới thiếu một “người” như bà. Bà đã tham chiếu tướng mạo bản thân sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo ra một thân hình con người sau đó sử dụng pháp thuật để cho bùn đất sét đó có sự sống thành con người thật thụ.


Một hôm, Nữ Oa Thị dùng nước hòa trộn một đống bùn vàng, dùng bùn vàng nặn thành người đất. Một lúc bà nặn một người đàn ông, lúc sau bà lại nặn người đàn bà. Nói ra kể cũng kỳ lạ, Nữ Oa Thị nặn xong một người, thổi một hơi vào người đó, rồi đặt xuống đất, người đất này liền biến thành người sống, biết chạy nhảy, biết nói cười. Nặn một người, sống một người, nặn hai người, sống hai người.

Bà nặn bao nhiêu người thì sống bấy nhiêu người. Những người đó biến thành đoàn thành tộc vây xung quanh Nữ Oa Thị, nhảy múa hò hét nhiệt tình gọi Nữ Oa Thị là Mẹ. Bà cứ nặn mãi, nặn mãi, nặn liên tục không ngừng, nặn cho tới khi cảm thấy thực sự quá mệt mỏi, bà mới tạm ngơi tay. Thế nhưng số bùn vàng hòa trộn vẫn còn thừa rất nhiều.


Nữ Oa Thị có vẻ không vui, bà tiện tay nhặt từ dưới đất lên một sợi dây thừng to, nhằm trúng đống đất vàng đã hòa trộn mà vung mạnh. Nào ngờ, bà vừa vung sợi dây thừng, lại hệt như lúc dùng tay nặn, đám bùn vàng bắn tung tóe, tất thảy đều biến thành đám người sống, lớn, nhỏ khác nhau.


Những con người được Nữ Oa Thị tạo ra này cứ lớn dần lên, cùng lao động, cùng chung sống, sinh sôi ra con cháu đời sau. Những đứa bé chơi đùa nhảy nhót, về sau cũng phương trưởng, cũng làm cha, làm mẹ, cứ thế sự sinh tồn kéo dài hết đời này qua đời khác.

Nhưng Nữ Oa không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là Nữ Oa tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông, thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ sinh thực khí để sinh sản.

Nữ Oa còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi.

Theo truyền thuyết sau khi tạo ra con người, Nữ Oa luôn chiếu khán họ. Nhưng sau đó nhận thấy con người sinh ra lúc bấy giờ ăn ở với nhau không có luân lý nên Nữ Oa đã giáng thế và dạy con người luân lý hôn nhân vợ chồng và vì thế bà trở thành vị thần của hôn nhân.


Bà trở thành hình tượng quan trọng trong việc thiết lập chế độ hôn nhân, căn bản của xã hội loài người. Phục Hy và Nữ Oa kết duyên với là cùng họ, nay Nữ Oa tạo ra con người bắt họ phải khác họ mới được lấy nhau; vì thế quy định khác họ mới kết hôn bắt đầu từ đây.

Cũng theo truyền thuyết, trước khi tạo ra con người, Bà Nữ Oa đã sáng tạo các con vật trước, như là:- “Vào mùng một tháng giêng tạo ra gà, mùng hai tạo ra chó, mùng ba tạo ra dê, mùng bốn tạo ra heo, mùng năm tạo ra trâu, mùng sáu tạo ra ngựa, đến hết ngày thứ bảy thì mới tạo ra con người. Vì thế, ngày mùng bảy tháng giêng được gọi là “Nhân Nhật” (ngày của người). Sau khi tạo ra con người, phát sinh ra vấn đề là sau nầy làm sao để loài người có thể tồn tại và phát triển lâu dài được ? Nếu cứ sau khi người chết lại phải tốn công tạo ra con người lần nữa thì chẳng phải là quá nhiêu khê vất vả sao ? Do đó, Bà mới chọn ra và thổi tiên khí vào để phân thành hai giới tính nam nữ, rồi dạy cho họ việc kết hợp, gả cưới vợ chồng, cách thức truyền giống để tự sinh sôi nẫy nở mà tồn tại mãi mãi.

Theo tín ngưỡng dân gian Trung Hoa thì cho rằng , chính Bà Nữ Oa đã dạy dỗ về nguyên tắc “cùng huyết thống thì không được cưới gả”, một vấn đề quan trọng mà các nhà sinh học hiện nay rất quan tâm. Cho nên, dân gian tôn sùng Bà là “đệ nhất môi nhân” (bà làm mai mối đầu tiên), nhờ sự kết hợp nầy mà nhân loại mới có thể tồn tại phát triển lâu dài được. Người sau cảm niệm công đức cống hiến đối với việc hôn nhân của Bà , nên tôn xưng Bà là “Môi thần chi Tổ” (Tổ của việc mai mối) hoặc “Cao Môi” (bà mối cao nhất).


Do là hình tượng thần thoại tạo ra hôn nhân, vào thời Nhà Hán về sau, Nữ Oa và Phục Hy thường được tạo hình quyện vào nhau theo truyền thuyết về sự kết duyên của họ. Ngoài ra, Nữ Oa được tạo hình đang cầm Viên Quy (圓規), còn Phục Hy cầm Củ Xích (矩尺) tượng trưng cho hôn nhân quy củ.

Muốn giúp dân chúng được vui, quên đi nỗi khiếp sợ đối với tai họa, Nữ Oa dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là Sanh hoàng (笙簧) để thổi nhạc, món đồ này ngày nay gọi là Hồ lo ti (葫蘆絲). Ngoài ra, bà còn chế tạo cho dân nhiều loại nhạc cụ khác như Hoàng phiến (簧片).
Nữ Oa vá trời

Khi đã có con người rồi thì phát sinh việc tranh chấp nhau, kế đó là gây chiến tranh. Thần thoại nói rằng:

Theo căn cứ lịch sử Tam Hoàng Bổn Ký ghi chép trong Sử ký do Tư Mã Thiên soạn, câu chuyện về Nữ Oa vá trời như sau:

“ Ở trên thiên cung, thủy thần Cộng Công làm phản đem quân thiên ma đánh thiên giới. Hỏa thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc.


Đại bại, Thủy thần vừa thẹn vừa tức, tự nghĩ mình không còn mặt mũi nào sống ở thế gian nữa, liền đập đầu vào núi Bất Chu tự tử. Nhưng vì đập không mạnh, nên không chết. Khi tỉnh dậy, lại tiếp tục đi quấy rối ông Đại Vũ đang làm việc trị thủy. Ngoài ra, do việc đập đầu của Cung Công, nên thế gian lại phải chịu một tai họa lớn.

Nguyên núi Bất Chu là cây cột chống trời ở phía Tây Bắc, bị Cung Công đập đầu vào, gẫy gập xuống, nên một góc trời đã bị sụp đổ.


Nửa vòm trời bị sụt xuống, trên không trung hiện ra những lỗ thủng to tướng. Mặt đất nút nang nứt dọc thành nhiều hố sâu thẳm, núi rừng rực cháy, nước lúc tràn ra, nổi sóng cuồn cuộn. Trái đất trong phút chốc đã biến thành biển cả mênh mông, các loài chum muông hung dữ tràn ra phá hoại khắp nơi. Loài người đang đứng trước hiểm họa diệt vong.

Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời. Bà đã bay lên khắp nơi thiên, tìm đá ngũ sắc để vá trời. Sau khi đã tìm đủ viên đá ngũ sắc, bà đã lấy đá ngũ sắc vá lại bầu trời. Nhưng Bất Chu Sơn đã bị đổ, bầu trời thiếu đi chân chống nên Nữ Oa đã dùng 1 chân của Thần Ngao để làm trụ chống trời.

Đây là công việc thật vĩ đại và khó khăn. Nhưng Nữ Oa nương nương luôn lo lắng đến hạnh phúc của loài người nên gian nan vất vả không hề làm bà sờn lòng. Bà vẫn cương quyết một mình gáy lấy gánh nặng đó.

Trước tiên, bà nhặt ở các sông lớn nhiều loại đá ngũ sắc đem về, nhóm lửa nung đá thành một chất deo như keo, dùng đá đó để vá hết các lỗ thủng trên vòm trời xanh.


Sợ vòm trời có thể sụt xuống lần nữa, bà bèn giết một con rùa lớn, chặt lấy bốn chân đem dựng ở bốn phương trên trái đất làm cột chống trời. Từ đấy, vờm trời được chống lên, trông như một mái lều. Các cột chống lần này đều vững chãi, không lo vòm trời sụp xuống nữa.

Khi ấy, ở vùng đồng bằng có một con rồng đen hung dữ đang hoành hành giết hại cư dân, Nữ Oa nương nương liền giết chết con rồng, đuổi hết các loài chim muông hung dữ đi, từ đó loài người không còn sợ bị chúng tàn hại nữa. Việc cuối cùng còn phải chặn nạn nước lũ gây hại cho con người, bà đã lấy lau lách ở các bờ sông đốt thành tro, chất đống lại để ngăn dòng nước.

Tai họa do thủy thần Cung Công gây ra đã được Nữ Oa ra tay quét sạch, loại người thoát khỏi cảnh diệt vong.

Từ đấy, sự phồn vinh đã trở lại trên trái đất. Bốn mùa xuân, hạ, thu, đông nối tiếp nhau, hết nóng sang lạnh theo đúng tiết. Các loài chim muôn hung dữ, cũng dần dần thuần thục, cùng làm bạn với loài người. Khắp nơi, thức ăn thiên nhiên đầy rẫy, chỉ chịu khó hái về là no đủ. Loài người từ đấy sinh sống vui tươi, hồn nhiên, không còn lo sợ gì nữa.

Tương truyền Nữ Oa nương nương còn sáng chế ra một loại nhạc khí làm bằng ống sậy, ghép mười ba ống lại với nhau, trông giống như đuôi chim phượng, thổi lên nghe rất réo rắt, vui tai, đem tặng cho con người. Từ đấy, loài người sinh sống trên trái đất lại càng thêm vui vẻ, hạnh phúc.

Nữ Oa Vá Trời là truyền thuyết rất nổi tiếng, được gọi là Luyện thạch bổ thiên (煉石補天). Hồng lâu mộng phần thứ một đã đề cập đến truyền thuyết, bà vì muốn vá trời đã luyện ra 36501 viên đá ngũ sắc, sau đó đã sử dụng 36500 viên đá ngũ sắc vá trời, trừ lại một viên chưa dùng.
Nữ Oa đã từng diệt Ngưu vương?

Bên cạnh đó, còn có một số truyền thuyết khác như Nữ Oa đã khống chế được Ngưu vương. Con quái vật này thường đe dọa hãm hại con người bằng hai cái sừng và hai tai khổng lồ. Nữ Oa khống chế bằng cách xỏ một sợi dây phép vào mũi Ngưu vương.

Ngoài ra, Nữ Oa đã xây một lâu đài tráng lệ, là khuôn mẫu cho các cung điện có thành quách bao quanh của Trung Hoa sau này. Những vật liệu xây cất lâu đài của Nữ Oa được các Sơn thần hoàn tất chỉ trong một đêm.

Thờ cúng Nữ Oa

Trong Luận hành (論衡) của Vương Sung, dẫn lời của Đổng Trọng Thư, mỗi khi trời cho mưa mà không tạnh, thì đều tế Nữ oa cầu cho hết mưa. Từ đó cho thấy sự tế tự đối với Nữ Oa đã có từ xưa, ít nhất cũng là thời Tây Hán. Giải thích việc cầu Nữ Oa làm mưa tạnh, là vì Nữ Oa là nữ giới, là tính âm, còn mưa hoài không dứt là thiên về âm, nên phải cầu Nữ Oa cho mưa tạnh. Đây được cho là khởi nguồn của truyền thuyết Nữ Oa luyện đá vá trời về sau.

Thời Bắc Tống, cứ Tân Định cửu vực chí (新定九域志), chép rằng: “Mạnh Châu có Hoàng sơn mẫu, còn gọi Nữ Oa sơn, có một cái am từ, dân cầu mưa.”

Từ thời Đường Túc Tông, triều đình đã cho làm tế miếu Nữ Oa với tư cách là nữ thần của hôn nhân. Vì Nữ Oa có công lao sáng lập hôn nhân, vì thế tấn tôn làm Quốc Quân (國君).
Cái chết

Theo ghi chép của Sơn hải kinh, Nữ Oa tại nhục thân sau khi đã chết, ruột của bà đã tạo ra 10 vị thần.

Có người cho rằng sau khi nhục thân Nữ Oa đã chết, tộc dân của Nữ Oa đã ăn thịt của bà, vì họ cho rằng khi ăn thịt của tổ tiên họ để tôn trọng và có cảm giác an toàn. Theo truyền thuyết Nữ oa sau khi chết đã được an táng tại trung nguyên tỉnh Hà Nam huyện Tây Hòa, vì vậy huyện Tây Hòa còn được gọi là Oa Thành.

Theo lăng mộ được cho là của Nữ Oa, nay tại huyện Tây Hòa, tỉnh Hà Nam thì từ thời nhà Tần, nhà Hán, hằng năm các quân vương đều đến cúng tế, được xem là một lễ lớn, tức Tự điển (祀典). Từ đó có tên Phong lăng độ (風陵渡).

Nữ Oa Nương Nương là 1 trong 3 vị Thủy Mẫu của con người (Nữ Oa, Tây Vương Mẫu, Địa Mẫu), mỗi vị cai quản một không gian riêng, Nữ Oa cai quản thị tộc của Trung Quốc cổ đại, Tây Vương Mẫu cai quản Thiên tiên, Địa Mẫu cai quản các Địa thần....Bà được tôn xưng là một vị nữ thần thủy tổ trong Thần thoại Trung Quốc, bà cũng có vai trò trong thần thoại Việt Nam. Đương thời bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất trong thần thoại Trung Hoa, được liệt vào trở thành một trong Tam Hoàng Ngũ Đế


Nữ Oa Nương Nương còn được tôn xưng là “Địa Mẫu” hoặc “Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu” hay “Đại Đạo Huyền Huyền Hư Không Địa Mẫu”, “Vô Thổ Hư Không Địa Mẫu Vô Lượng Từ Tôn”.

Sách “Địa Mẫu Chân Kinh” chép:- “Thưở sơ sanh Bàn Cổ, ta lấy hai khí âm dương mà lập thành hôn nhân cho con người”. Lại còn nói:- “Thiên quân bổn thị huyền đồng tử--Tha lung ngã á phối thành song” (Vua trời vốn thiệt là huyền tử , Ông điếc bà câm hóa thành đôi). Thuyết nầy cho rằng Ông Bàn Cổ và Bà Nữ Oa sinh cùng thời, nhưng đa số thuyết lại nói khác là Ông Bàn Cổ sinh ra trước rồi mới có trời, đất, người. Kế đó mới đến thời kỳ của Tam Hoàng Thần Nông Phục Hi Nữ Oa v.v…

*Nếu xem xét từ thời đại nguyên thủy của con người thì cây cối và sinh vật chính là thịt , gân của đất đai; đá và núi là xương cốt của đất đai. Trong hầu hết các truyện thần thoại đều gọi trời là “thiên phụ” (cha trời) còn đất gọi là “địa mẫu” (mẹ đất) ý nói rằng trời đất là cha mẹ sanh ra muôn vật.

*Quan điểm tôn sùng “mẹ đất” nầy phát sinh từ khi loài người qua thời kỳ săn bắt thú vật để ăn, tiến lên bước trồng trọt gieo cấy , nên rất coi trọng về đất. Việc tôn sùng nầy có hai ý nghĩa:-
-một là, cầu cho ngũ cốc được trúng mùa, thu hoạch được dồi dào sung túc.
-hai là, khi nông dân cày cuốc cấy gặt… thế nào cũng phải va chạm tổn thương đất đai, sợ bị thần đất nổi giận, nên phải cúng lạy “Địa Mẫu” để cầu xin tha tội.
*Cũng có thuyết nói rằng, sau khi Bà Nữ Oa đã làm cho trời đất yên bình rồi thì mới có Đông Vương Công và Tây Vương Mẫu xuất hiện , được con người tôn hai vị nầy là “Thiên Hựu và Địa Mẫu”.

* Nữ Oa Nương Nương được ai nấy xem là thủy tổ loài người, nhưng trong dân gian đặt nặng việc “vá trời” hơn, nên gọi bà là “Đại Nữ Thần chấp vá”. Riêng trong nghề chế tạo dù, lộng thì tôn bà làm Tổ Sư. Ngoài ra , hai ngành thêu may và gốm sứ cũng thờ bà làm “Thần Thủ Hộ” cho nghề nghiệp của họ.

*Ngày thánh đản của Nữ Oa Nương Nương là ngày hai mươi tháng giêng âm lịch. Thói quen trong dân gian gọi là ngày “thiên xuyên nhật” (ngày trời lủng) và tất cả hảng xưởng xí nghiệp đều nghỉ việc để dự lễ cúng tế Nữ Oa Nương Nương .



Đức Nữ Oa Nương Nương – Địa Hoàng Thánh Mẫu



Nguồn gốc

Đức Địa Hoàng Nữ Oa Nương Nương do Đức Diêu Trì Kim Mẫu phân tánh chiết linh.

Vì thấy cảnh loài người nguyên thủy còn vô minh, ăn tươi nuốt sống, trần trụi giữa đời nên chư vị nguyện nhập trần hóa độ chúng sinh.

Ngài dạy loài người nuôi dạy con trẻ, trồng trọt, thu hoạch quả vật qua hái lượm, dệt bông, may mặc trang phục che thân từ lá cây và sợi bông.

* Hình dáng và các nét đặc trưng của Ngài

– Ngài thường thị hiện thân ảnh là Thánh Mẫu với gương mặt nhân từ đức độ thiện lương, khoảng chừng 40 tuổi, thân hình cao to hơn 10 thước. Đầu tóc Ngài búi tóc quả đào trên đỉnh đầu, có giắt một trâm ngọc như ý, phần tóc còn lại thả dài sau lưng.

Ngài khoác đạo bào màu trắng tinh khôi, có mấy dải lụa ngũ sắc khoác ở cánh tay tung bay phấp phới xung quanh. Toàn thân Ngài lan tỏa vầng minh khí ngũ sắc tường vân.

– Ngài dạy loài người, đặc biệt là nữ phái về việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, nuôi dưỡng con cái.

– Ngài lại dạy về việc trồng hoa màu, dệt bông, may vá để có phương tiện che thân, ấm áp trong những lúc tiết trời lạnh giá.

– Ngài thường được kể lại trong thần tích về việc dùng đá vá trời. Thực ra đó là khi bầu trời cõi đại địa này bị vẫn thạch rơi xuống và ô nhiễm môi trường, chúng sinh gặp nguy hiểm khó sống. Ngài dùng ánh sáng ngũ sắc và ngũ sắc tường vân tịnh hóa thiên không, làm cho bầu khí quyển được trở lại bình thường, chúng sinh dễ sống.

– Những người tin theo Ngài thì là người của Nữ Oa Thị. Thị tộc này tôn thờ Thánh Mẫu nên vị trí nữ nhân trong thị tộc cũng cao hơn nam nhân, từ đó hình thành chế độ Mẫu Hệ, người nữ nắm giữ các vị trí quan trọng trong thị tộc. Việc này cũng dễ phát sinh việc nữ nhân lấn át quyền, biến thành nữ quyền chuyên chế nên Ngài lại dạy về đạo đức gia đạo, tình nghĩa phu thê để tránh việc nữ nhân ức hiếp nam nhân.



* Những pháp khí đặc biệt của Ngài

– Ngũ Sắc Tường Vân

là kết tinh của ánh sáng ngũ sắc, hình thành nên những đám mây tuyệt đẹp có đủ các màu sắc vi diệu. Những đám mây này giúp cho mưa thuận gió hòa, bốn mùa luân chuyển điều độ không khắc nghiệt. Là biểu tượng của điềm lành mỗi khi xuất hiện trên bầu trời.

– Ngũ Sắc Thạch


là kết tinh của ánh sáng ngũ sắc lắng đọng lại thành tinh thể thạch anh. Ngũ Sắc Thạch này có thể giúp điều hòa, ổn định năng lượng quanh mình, là nguồn năng lượng giúp cho những người vật tiếp cận được cảm thấy bình yên và vui vẻ, tinh thần phấn chấn, phục hồi các thương tổn thân tâm.

– Nghê Hồng Lăng


là dải lụa với dải màu cầu vồng tuyệt đẹp. Dải lụa này giúp bảo vệ trước các sự tàn hại của tà quái, tà thuật, giúp thân tâm tránh các thương tổn do tà khí xung nhập.

– Như Ý Trâm


là chiếc trâm cài tóc bằng ngọc lục bảo, có hình dạng giống cây nấm linh chi, cũng giống đám mây ngũ sắc. Trâm này có thể biến hiện thành các hình dạng như ý muốn của chủ nhân. Bao gồm biến hóa thành những thứ vi tế như cát bụi, cho tới núi non sông ngòi, chim muông cầm thú và cả con người.

– Pháp Luân


là một vòng tròn giống bánh xe. Bánh xe này có thể được sử dụng cùng với Như Ý Trâm thành một bộ con quay dệt vải, dệt nên ánh sáng, mây trời và các hiện tượng sự vật trong trời đất. Đặc biệt vòng xoay này chính là giúp cho nhân duyên của chúng sinh được kết nối thân tình, sống biết yêu thương hòa thuận nay để thuận duyên theo Luật Nhân Quả.

– Thống Yêu Lệnh


là một cành phướn cửu sắc, có thể thu thập, ra lệnh cho tà linh tinh quái, yêu linh, quỷ quái giúp gìn giữ trật tự thế gian, không để các loài hung tà gây hại loài người.

* Tương quan giữa Đức Nữ Oa và Đức Hậu Thổ.

– Cả hai vị đều là hóa thân chiết linh của Đức Phật Mẫu, còn được biết đến là Đức Diêu Trì Kim Mẫu hay Đức Cửu Thiên Huyền Mẫu.

– Đức Nữ Oa Nương Nương là Đức Địa Hoàng Thánh Mẫu, xuất hiện với vai trò vị Thầy dạy dỗ cho chúng sinh về sự bảo bọc, chăm sóc lẫn nhau, thuận duyên sinh tồn và phát triển.

– Đức Hậu Thổ Nương Nương là Đức Địa Hoàn Thánh Mẫu, là hiện thân của Đại Địa, phần linh hồn của trái địa cầu này. Ngài xuất hiện trên phương diện là Đức Mẹ Muôn Loài, Đức Mẹ Thiên Nhiên ở thế gian hữu tình, do Ngài dùng chính thân mạng của mình nuôi dưỡng chăm sóc và giữ gìn ổn định trên thế gian.

Theo Tam Giới Toàn Thư.