Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2020

Lê Sơn Thánh Mẫu













LÊ SƠN THÁNH MẪU VÀ LINH SƠN THÁNH MẪU




Lê Sơn Thánh Mẫu giáng cơ trong đạo Cao Đài và Linh Sơn Thánh Mẫu thờ tại núi Bà Đen (Tây Ninh) là hai vị khác nhau.

a. Lê Sơn Thánh Mẫu: Theo truyền thuyết dân gian Trung Quốc, ngài là Đại Tiên Nữ. Theo Ly Sơn Lão Mẫu Huyền Diệu Chơn Kinh, Thánh Mẫu là hóa thân của Đẩu Mỗ 斗姥 (vì sao nữ), là Tiên Thiên Nguyên Thỉ Âm Thần, cũng gọi là Tiên Thiên Đạo Mỗ Thiên Tôn 先天道姥天尊. Đời nhà Đường (Trung Quốc) có nữ nguyên soái Phàn Lê Huê, võ nghệ và tài phép cao cường, là học trò của Lê Sơn Thánh Mẫu.

b. Linh Sơn Thánh Mẫu: Tương truyền rằng khoảng nửa sau thế kỷ 18, có Lê Sỹ Triệt, quê ở Quang Hóa (tức huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh ngày nay) chia tay người yêu là Lý Thị Thiên Hương để theo quân đội của Nguyễn Huệ. Tại quê nhà, để khỏi bị kẻ cường bạo làm nhục, cô Thiên Hương gieo mình xuống núi mà chết. Sau đó cô báo mộng cho vị sư trên núi biết nơi cô bỏ xác. Sư đem thi hài về mai táng, lập bàn thờ. Dần dần nhiều người lên núi chiêm bái và cầu nguyện vì ngài rất linh thiêng. Sinh thời ngài có làn da bánh mật nên dân gian gọi là Bà Đen, núi có đền thờ ngài gọi là núi Bà Đen, tôn hiệu của ngài là Linh Sơn Thánh Mẫu.






Tôn Ngộ Không không kiêng Đất, chẳng nể Trời vì sao chỉ sợ 3 nữ Thần tiên này?


Khi đọc “Tây Du ký” nhiều độc giả tin rằng, Tôn Ngộ Không là một người không sợ Trời không sợ Đất, trên có thể đại náo thiên cung, gây họa động tới cả Phật Như Lai; dưới có thể đại náo địa phủ, xóa sổ sinh tử. Nhưng kỳ thực Hầu Ca cũng có rất nhiều điều cấm kỵ và đặc biệt sợ ba vị nữ Thần tiên tài ba.

Tây Du Ký là một trong tứ đại danh tác, thông qua thuật lại những câu chuyện sinh động trong quá trình vượt 81 kiếp nạn của bốn thầy trò Đường Tăng, để mô tả quá trình tu luyện dần loại bỏ các tâm chấp chước và đề cao cảnh giới. Đồng thời qua đó thể hiện đạo lý quy luật bất biến của vũ trụ “Thiện ác có báo”.

Trong thế giới Tây Du Ký tồn tại không ít những nữ Thần tiên với bản lĩnh rất lợi hại, trong đó có ba vị nữ Thần tiên mà Tôn Ngộ Không còn kính nể sợ hơn cả Phật Tổ Như lai. Đó là ai?



Bồ Tát Quán Âm

Trong hồi thứ 42 của Tây Du Ký, “ Đại Thánh ân cần cầu Bồ Tát / Quan Âm từ thiện trói Hồng Hài”, kể về câu chuyện Ngộ Không đến nhờ Bồ Tát đi thu phục Hồng Hài Nhi. Khi nhìn thấy Bồ Tát nổi giận tại Nam Hải, Ngộ Không liền không dám nói nhiều lời nữa. Đương nhiên Bồ Tát nổi giận cũng không giống như người thường chúng ta mà là một sự biểu hiện tâm lý rõ ràng đối với thiện ác.

Bồ Tát nói: “Nếu nó đã là Tam Muội Hỏa, thần thông quảng đại, sao lại đi tìm Long Vương mà không đến tìm ta?”. Ngộ Không thưa rằng: “Đệ tử vốn dĩ muốn đến mời Bồ Tát, chỉ là tại đệ tử đã bị hun khói, không thể cưỡi mây đến, nhưng đệ tử có sai Trư Bát Giới đến mời Bồ Tát mà”.

Bồ Tát nói: “Ngộ Năng chưa từng tìm đến ta”. Hành giả nói: “Đúng là như vậy. Hắn chưa đến được Bảo Sơn, thì bị yêu tinh biến thành Bồ Tát lừa vào trong hang động, bây giờ hắn bị treo trong một cái túi da, cũng sắp bị hấp ăn mất”.

Bồ Tát nghe vậy, nghiêm khắc nói: “Tên yêu nghiệt đó dám hóa thành ta”, rồi đổ nước trong tịnh bình xuống biển, dọa cho Ngộ Không hoảng sợ dựng đứng cả lông, bèn phải đứng dậy và im lặng chờ đợi.

Ngộ Không ngẫm nghĩ: “Bồ Tát chưa nguôi cơn giận, dường như lời nói không hay của Lão Tôn đã làm tổn hại đến đức hạnh của ngài ấy, nên đã đổ nước trong tịnh bình vơi bớt đi. Đáng tiếc quá, đáng tiếc quá! Nếu biết sớm chuyện này tặng luôn cho Lão Tôn ta, thì không phải là một chuyện tuyệt vời rồi sao?”


Kể cả Bồ Tát khi không giữ được tâm tính thì cũng phải bị tiêu hao đi công quả đức hạnh của mình. Đây là cái lý mà Ngộ Không cũng biết nên cảm thấy tiếc thay cho Bồ Tát, cũng lại tự trách mình đã làm ngài phải động tâm.



Trên đường trừ yêu diệt quái, Ngộ Không không dám đi lên trước Bồ Tát. Đây là hành vi tôn kính của Đại Thánh cũng là một biểu hiện về uy nghiêm của Phật Pháp. Không tôn kính Phật cũng là một tội lớn.

Mỗi lần thầy trò Ngộ Không gặp nạn, độc giả lại hồi hộp mong tất cả chúng đều bị diệt trừ. Tuy nhiên, đối với Quán Âm Bồ Tát, tất cả các sinh mệnh đều trân quý như nhau. Vì vậy, khi núi đổ, ngài đã di chuyển những yêu quái vô tội đi trước. Đây chính là lòng từ bi, bình đẳng của Thần Phật với chúng sinh.

Bồ Tát hạ lệnh cho những đám mây đưa ngài sà xuống, rồi đứng trên ngọn núi đọc câu chú “Nghiễn” một tiếng, thì thấy rằng từ xung quanh ngọn núi đó, bao nhiêu thần tiên yêu ma đổ ra ngoài, và còn cả các vị thổ địa chung quanh núi này, đều đến cúi đầu trước Bảo liên hoa Bồ Tát đang ngồi.

Bồ Tát nói: “Các ngươi đừng quá kinh động, ta đến đây để bắt ma vương. Ta và các ngươi cùng nhau làm kiền tịnh xung quanh chỗ này, các ngươi phải rời xa nơi này 300 dặm, không một sinh vật nào được ở đây. Những con thú nhỏ ở trong tổ, những côn trùng bò sát, đều phải được đưa đến nơi an toàn trên đỉnh núi”.


Sau đó ngài liền đổ bình cam lộ, nước trong ấy đổ xuống, trở thành tiếng sấm rền. Nước đổ lên những ngọn núi như sóng biển, lao qua những vách đá lũ cuốn. Sương đen mù mịt bao phủ khắp bầu trời, che lấp ánh sáng, tạo nên một luồng sáng lạnh giá. Bồ Tát thi triển giáng ma pháp, lấy chiếc Định thần thiền trong tay áo ra. Khắp nơi biến thành tiên cảnh giống như Nam Hải. Trong vườn tre tím có vài chú chim anh vũ đang hót, trên những ngọn thông chim đa đa đang kêu. Khắp cả bốn phương chim thú hoang dã, chỉ nghe thấy tiếng gió thét nước tuôn đầy trời.

Đại Thánh trông thấy vậy, trong lòng trộm ca ngợi: “Bồ Tát quả là đại từ đại bi. Nếu Lão Tôn có pháp lực như vậy, sẽ đổ bình xuống thôi, chứ lo gì đến những loài động vật chim thú côn trùng kia”.

Lê Sơn Lão Mẫu

Đây là nhân vật có lẽ còn khá xa lạ với nhiều người. Lê Sơn Lão Mẫu chính là sư tỷ đồng môn của Tôn Ngộ Không, đều là đệ tử của Bồ Đề Tổ Sư.

Tuy nhiên thực lực của Lê Sơn Lão Mẫu không thể xem thường, hơn nữa Lão Mẫu còn là nhân vật cùng thời với Nữ Oa nương nương. Ngay đến Quan Âm Bồ Tát cùng rất nhiều nhân vật tầm cỡ khác khi nhìn thấy Lê Sơn Lão Mẫu đều phải gọi là tiền bối, nghiêng mình kính cẩn.

Để thử lòng thầy trò Đường Tăng, Lê Sơn Lão Mẫu, Quán Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Linh Cát Bồ Tát cùng hóa thân thành những cô thôn nữ đẹp dịu dàng.

Trong tập 8 Tây Du Ký, sau khi thoát khỏi con chuột vàng của Phật Tổ, ba thầy trò Đường Tăng tiếp tục lên đường. Trên đường ba lần gặp nạn có cảnh bốn vị Bồ Tát cùng hóa thân thành bốn mẹ con bà quả phụ để thử lòng thầy trò Đường Tăng và phạt Trư Bát Giới do còn vướng tục trần.

Trong đó Lê Sơn Lão Mẫu hóa thân thành bà mẹ, Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thành cô cả Chân Chân, Phổ Hiền Bồ Tát là cô hai Ái Ái, còn Linh Cát Bồ Tát là cô ba Liên Liên.

Tây Vương Mẫu

Tây Vương Mẫu gọi là Diêu Trì Kim Mẫu, Tây Vương Kim Mẫu, Vương Mẫu Nương Nương hoặc Kim Mẫu Nguyên Quân, bà là vị nữ thần cổ đại rất nổi tiếng trong truyền thuyết Đạo giáo Trung Quốc.

Đây là nhân vật đặc biệt ngự trên điện Nguyên Tiêu, đứng sau đại hội bàn đào với sức mạnh khiến Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng nhẫn nhịn vài phần.

Bà sống ở phía Tây dãy Côn Lôn, nên gọi là Tây Vương Mẫu. Vương Mẫu nương nương có địa vị cực kì cao trong Đạo giáo, sau quá trình lịch sử kéo dài, các tôn giáo dân gian cho rằng bà sở hữu khả năng giúp con người trường sinh bất lão, phía sau vườn Vương Mẫu trồng một vườn đào tiên, ăn vào trẻ mãi không già.

Trong tay Vương Mẫu còn có thánh vật “Bàn Đào” gắn liền với sự sinh tử của Tiên Giới. Mỗi năm bà đều tổ chức hội Bàn Đào, luận công ban thưởng cho các thần tiên trên trời.

Nhân loại ngày nay dường như đã không còn tin vào Thần Phật. Không những vậy còn lăng mạ Đức Phật cùng những người tín tâm với Thần Phật, và đối xử với họ bằng những thủ đoạn bức hại đáng sợ không tưởng tượng. Tội lỗi đó được xem là vô cùng nặng, như đang tự hủy hoại tương lai của chính bản thân họ vậy.

Mọi người thử nghĩ xem, Tôn Ngộ Không không sợ trời không sợ đất, tại sao lại cung kính trước mặt Thần Phật. Ngộ Không bị đày dưới núi Ngũ Hành chịu khổ 500 năm là vì chuyện gì có lẽ người đọc đều biết. Vậy những người bức hại người tu luyện, tội lỗi sẽ càng tăng lên gấp bội.



Tái Thiết Diêu Trì Bửu Điện - Tòa Thánh Châu Minh


Cao Đài Tiên Thiên xuất phát từ Tiên Thiên Đại Đạo và chi đạo Minh Sư vốn thờ Diêu Trì Kim Mẫu nên việc tôn kính Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn trong Cao Đài Tiên Thiên được xem như là sự tiếp nối tư tưởng kính trọng và thờ phụng Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân Nam Bộ. 

Trong văn hóa Nam Bộ, yếu tố Nữ Thần và Thánh Mẫu chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian. 

Cụ thể là các vị như: Lê Sơn Thánh Mẫu, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Mẫu Thiên, Mẫu Địa và các vị Nữ thần như Ngũ Hành Nương Nương, Cửu Vị Tiên Nương… đã xuất hiện lâu đời trong hệ thống thờ tự của cư dân Nam Bộ. 

Cao Đài Tiên Thiên đã tiếp thu yếu tố này và chọn Diêu Trì Kim Mẫu như là một biểu trưng nhằm dung hòa tín ngưỡng truyền thống tại Nam Bộ, đồng thời cũng để giải thích về triết lý Âm – Dương theo giáo lý Cao Đài.

Đây là ngôi thờ Diêu Trì Kim Mẫu, được xây dựng theo lối kiến trúc dung hợp Đông Tây rất rõ nét. Bên ngoài nhìn vào sẽ thấy có sự hài hòa giữa mái cong và cổng vòm bốn phía, trên nóc có hai lầu là Minh Nguyệt Lầu (Chuông) và Châu Nhật Lầu (Trống). Giữa hai lầu là biểu tượng Vòng Vô Cực, hai bên là hai Bát Quái Tiên Thiên và Bát Quái Hậu Thiên. Bên trong, có 8 cột đắp chim loan, họa tiết Tứ linh trên các mái diềm. Nơi chính điện của ngôi Diêu Trì là nghi thờ Diêu Trì Kim Mẫu được tượng trưng là Vòng Vô Cực ở trên cùng, bên dưới là chín bậc thờ Cửu Vị Tiên Nương, mỗi bậc đều có sắp đặt lư hương, đông bình tây quả. Phía sau còn có các bàn thờ lớn thờ Âu Cơ Thánh Mẫu, Nữ Oa Thánh Mẫu, Cửu Thiên Huyền Nữ và Lê Sơn Thánh Mẫu.

Cao Đài Tiên Thiên xuất phát từ Tiên Thiên Đại Đạo và chi đạo Minh Sư vốn thờ Diêu Trì Kim Mẫu nên việc tôn kính Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Từ Tôn trong Cao Đài Tiên Thiên được xem như là sự tiếp nối tư tưởng kính trọng và thờ phụng Thánh Mẫu của cộng đồng cư dân Nam Bộ. 

Trong văn hóa Nam Bộ, yếu tố Nữ Thần và Thánh Mẫu chiếm vai trò quan trọng trong hệ thống tín ngưỡng dân gian. Cụ thể là các vị như: Lê Sơn Thánh Mẫu, Thiên Hậu Thánh Mẫu, Mẫu Thiên, Mẫu Địavà các vị Nữ thần như Ngũ Hành Nương Nương, Cửu Vị Tiên Nương… đã xuất hiện lâu đời trong hệ thống thờ tự của cư dân Nam Bộ. Cao Đài Tiên Thiên đã tiếp thu yếu tố này và chọn Diêu Trì Kim Mẫu như là một biểu trưng nhằm dung hòa tín ngưỡng truyền thống tại Nam Bộ, đồng thời cũng để giải thích về triết lý Âm – Dương theo giáo lý Cao Đài.

Chữ Diêu, hoặc Dao, có nghĩa là ngọc diêu, một thứ đá quý báu. Chữ Trì là ao nước hay là hồ nước. Chữ Diêu Trì hợp lại có nghĩa là ao nước hay hồ nước, trong đó có nhiều ngọc quý báu. Chữ Kim là vàng, cũng có nghĩa là các kim loại như bạc, đồng…thuộc về Tây Phương. Theo Bát quái Hậu thiên, Kim này ở ngôi Đoài, mà Đoài là Âm kim. Chữ Mẫu là mẹ, là chủ tể thuộc về hữu hình. Trong Đạo Đức Kinh có nói: “Hữu danh, vạn vật chi mẫu”, nghĩa là chừng Đạo có hình, có tên, nó là Mẹ sinh muôn vật.

Theo vũ trụ quan Cao Đài Tiên Thiên, khi chưa có trời đất, còn trong thời kỳ hỗn mang hay hồng mông, vũ trụ chỉ là một khoảng không mờ mịt, lặng lẽ vô vi, thanh trược chưa phân, nhưng vô cùng huyền diệu, chỉ có một chất khí gọi là “Tiên Thiên hư vô chi khí”. Khí hư vô ấy quay vòng rồi ngưng kết, phát ra một tiếng nổ lớn, sinh ra một điểm Thái Cực, Đạo Đức Kinh gọi đó là: “Đạo tự hư vô sanh nhất khí” tức khối Đại Linh Quang, Đại hồn của vũ trụ với tính trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng. Từ đây, vũ trụ bắt đầu có ngôi Thái Cực duy nhất, là Đại hồn của một đấng duy nhất gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà tín đồ Cao Đài Tiên Thiên thường gọi là Đức Chí Tôn.

Từ ngôi Thái Cực, mới phân lập ra hai Nghi Âm - Dương và chưởng quản phần Dương quang, đồng thời hóa thân ra Diêu Trì Kim Mẫu từ khối Vô Cực ban đầu để chưởng quản phần Âm quang. Vậy, nguồn gốc của Diêu Trì Kim Mẫu là hóa thân đầu tiên của Ngọc Hoàng Thượng Đế để làm chủ khí Âm quang, cầm phân nửa quyền lực với Ngọc Hoàng Thượng Đế và luôn tùng theo mạng lịnh của Ngọc Hoàng Thượng Đế. 
Sau đó, Diêu Trì Kim Mẫu thâu lằn sinh quang của ngôi Thái Cực, đem Âm quang phối hợp với Dương quang để tạo ra các tầng trời, tinh cầu và các địa cầu, tạo thành Càn khôn vũ trụ. Tiếp theo, định vị Kim Bàn nơi Tạo Hóa Thiên mà sinh hóa ra Bát hồn nơi cõi Thiêng liêng vô hình gồm: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn và cho đầu kiếp xuống các địa cầu tạo nên vạn vật chúng sinh. 
Vì vậy, Diêu Trì Kim Mẫu là đấng nắm cơ sanh hóa, thay mặt Chí Tôn đứng ra thâu cả Thập Thiên can đem hiệp với Thập nhị Địa chi mà tạo nên muôn vật. 
Như thế, con người nơi cõi phàm trần ngoài hai Đấng Cha Mẹ chung thiêng liêng, còn có thêm hai vị cha mẹ phàm trần nữa. Nói chung, toàn bộ chúng sinh trong Càn khôn vũ trụ hay toàn cả Vạn linh đều là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Diêu Trì Kim Mẫu, dầu cho là các vị Phật Thích Ca, Phật Di Lặc, Lão Tử, Khổng Tử, Chúa Jésus…tất cả đều là con cái của Ngọc Hoàng Thượng Đế và Diêu Trì Kim Mẫu.

Vì là Mẹ sanh của muôn vật, là bậc rất mực tôn nghiêm và cao tột, có tình thương bao la, không cùng không tận đối với vạn vật nên còn có danh xưng là Vô Cực Từ Tôn. Tóm lại, trong danh xưng tuy phân biệt là Cha, là Mẹ, nhưng trong ý nghĩa siêu việt của chân lý thì Cha và Mẹ là một, hay Thái Cực và Vô Cực cũng là một, một bản thể chân như tự tánh, chí cực chí tôn, tự hữu và hằng hữu.
Trong bài Phật Mẫu Tâm Kinh có đoạn:

“Từ hỗn độn Chí Tôn hạ chỉ
Cho thiếp quyền quản khí hư vô
Lấy âm quang tạo khách tăng đồ…”
Và:
“Chưa ai vào đến cõi trần này
Chẳng thọ lấy chơn thần tay thiếp
Sanh dưỡng đã biết bao căn kiếp
Rồi dắt dìu cho hiệp với Cha”.
Từ đây, có thể thấy vai trò và công đức của Diêu Trì Kim Mẫu qua sự tôn kính trong ý thức và đức tin của người tín đồ Cao Đài. Chính vì vậy, đại lễ Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu – Hội yến Bàn Đào hằng năm được xem là ngày lễ trọng bậc nhất của người tín đồ Cao Đài Tiên Thiên nói riêng và cả cộng đồng Cao Đài nói chung.

Kim Bàn hay Kim Bồn là cái chậu bằng vàng của Đức Phật Mẫu đặt nơi Diêu Trì Cung dùng chứa các nguyên chất để tạo chơn thần cho các Nguyên nhân giáng trần. Tạo Hóa Thiên là từng trời Tạo Hóa. Đó là tầng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên, do Đức Phật Mẫu chưởng quản:
“Tạo Hóa Thiên huyền vi Thiên Hậu
Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì” (Phật Mẫu Chơn Kinh)

Tầng Trời thứ 9 gọi là Tạo Hóa Thiên, có vị cầm quyền năng tạo đoan gọi là Thiên Hậu, nắm cả Kim Bàn tức là nắm đẳng cấp thiêng liêng điều khiển chơn linh gọi là Phật Mẫu Diêu Trì.


HỒNG HOA CÔNG CHÚA đắc quả Mẹ phong danh là LÊ SƠN THÁNH MẪU


Hồng Hoa tọa điển chốn non Tiên
Công phu trau luyện của Mẹ hiền
Chiếc quang khai điển cõi thượng thiên


Từ khi chiếc quang thành Hồng Hoa công chúa, Hồng Hoa ẩn vào ngũ hành sơn dùng thần công biến hóa thành núi Tu Di, dùng thần công định khí âm dương. Công phu trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm có hơn 7 ngươn lên xuống mới đắc quả được Mẹ phong danh là Lê Sơn thánh mẫu.

Hồng Hoa công chúa trụ điển công phu tu luyện thọ nhập ngũ hành từ dương đến âm, từ âm vào cõi trung thiên lơ lững, hóa tạo ngũ hành sơn khai sanh địa thế. 
Từ ngọn Tu Di biến hóa ngũ hành khai sơn phá thạch.
Hồng Hoa dựng lên những linh sơn ngũ thất để cho những tiểu quang điển ẩn vào đó được thanh chơn mà tu luyện thành công. Mãi đến thời hậu thiên mới có những linh sơn mà chúng sanh gọi là năm non bảy núi. Thất sơn có ngày nay để cho quang điển các bậc Thánh, Thần trụ điển là do công đức của Lê Sơn thánh mẫu, cho nên Mẹ phong danh là như vậy. Ngày hôm nay có những quang điển tu luyện tại Thất Sơn là do công phu gầy dựng của Lê Sơn thánh mẫu ngày trước, những phép thần thông ngày nay thường dùng là do Thánh Mẫu tu luyện trong ngũ hành mà ra.
Công phu tu luyện 7 ngươn tức là 147.000 năm thăng trầm để tái tạo ngũ hành cho những tiểu quang điển tu luyện sau nầy. Ba ngươn kế tiếp Ngài công phu tu luyện cho các phần tiểu điển chứng đắc quả nữ Tiên cho lâm phàm cứu độ thế nhân như: Lưu Kim Đính, Phàn Lê Huê, Chung Vô Diệm... Những vị nầy bằng xác thể phàm nhân và dùng danh của trần thế. Sau khi trả nợ phàm, lúc bỏ thân tứ đại, các vị nầy trở về cội gốc nữ Tiên và đã lập nhiều công đức tại phàm thế.

Như vậy sau 10 ngươn Lê Sơn thánh mẫu mới trụ điển cứu khổ nhân sanh và không còn chiếc phân tiểu điển. Ngài thành công đắc pháp thần thông, nhưng không chiếc được nhiều tiểu điển cho về trần lập công bồi đức như các tỷ muội của Ngài. Thay vì cứu vớt những linh căn, linh tử xuống phàm lập công đức bị đọa như các vị khác, Lê Sơn thánh mẫu không chiếc phân và không cho các tiểu điển lâm phàm, mà lo cứu vớt phần linh căn, linh tử của các tỷ muội mình cùng các hàng tiên gia khác. Như vậy chính tự Ngài cứu vớt con những vị khác mang về cõi Thiên.
Núi Điện Bà Tây ninh động Thạch tiên là nơi phần đại quang điển của Ngài ngự. Nơi đây Ngài mở trường cho các phần linh hồn từ cỏi trên xuống phàm bị đọa. (Trường nầy dành cho các linh hồn tu luyện đạt cấp quả từ Trạng đến Thánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét