Homage to the Exalted, the Worthy, the Fully Enlightened One
NHỮNG LOẠI TRANH THỜ
GS Kiêm Đạt
Trong những thể loại nghệ thuật tạo hình Việt Nam, tranh thờ là loại tranh trang trí dùng trong hệ tín ngưỡng và tôn giáo. hầu hết các tôn giáo Việt Nam đều dùng đến tranh thờ, như Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, Ki Tô Giáo. Tuy nhiên trong dòng tín ngưỡng dân gian, thì những loại tranh thờ khá phổ biến chỉ thấy ở một số loại hình tín ngưỡng đã tương đối phát triển, điển hình nhất là những tín ngưỡng chĩu ảnh hưởng của những tôn giáo phát triển, đúng hơn là những tôn giáo đã được dân giáo hoá trong mọi sinh hoạt.
Tại nhiều nước trên thế giới, tranh thờ, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo ra, còn được coi là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình, đôi khi còn là những mẫu mực trong nhiều thể loại: những tranh nê hoạ (fresques) thờ Thần và thờ Phật, được tìm thấy trong các hang động ở Ấn Ðộ, Tây Tạng, Trung Quốc, những bức icônes (tranh thờ vẽ trên gỗ) của Arménie, Byzance, những tác phẩm hội họa Ki Tô Giáo thời Trung Cổ và thời Phục Hưng, những tiểu hoa Ba Tư của Hồi Giáo... Những tranh thờ cổ, họa hoằn mới thấy được vẽ lên trên vải, lụa, đa phần thì vẽ bằng bột màu lên trên giấy. Tất cả được bày bán khắp phố phương ngày Tết, dưói dạng thức khác nhau.
Cũng tìm thấy ở những tộc ngưòi trong dân tộc Việt Nam, Kinh cũng như Thượng, đó là những hình thức trang trí, hay hình thức thờ cúng tổ tiên, trong hệ thờ Mẫu, thờ Thần, thờ những Vật linh, Phật Giáo, Ðạo giáo mang tính bình dân. Tranh thờ và tranh Tết thường cùng mang ý nghĩa giống nhau, trong dòng tranh Việt Nam cũng như các loại tranh cổ. Trong nghiên cứu nội dung, hai loại tranh nầy không có những sai biệt rõ ràng. Chẳng hạn: Tranh Tết phổ biến ra, một mặt là để trang hoàng nhà cửa, thờ phượng, những mặt khác thì để nói lên những ước vọng của mình. Những tranh Phước, Thọ, Khang, Ninh... với màu sắc tươi vui, rạng rỡ, ngoài phong cách trang trí, còn là hình thái hy vọng trong cuộc sống tương lai cho bản thân, gia đình và xã hội. Chỉ vài bức tranh chữ hay tranh vẽ cũng đủ để tạo khung cảnh trang nghiêm trong gia đình, như để cháo đón những thành tựu trong tương lai. Những tranh vẽ về anh hùng dân tộc, như tranh Quang Trung, Lê Lợi, Hưng Ðạo Vương, Hai Bà Trưng, để con cháu chiêm ngưỡng, tôn sùng, cũng là hình thức giáo dục người dân hướng về Tổ quốc trong những giai đoạn an nguy của sơn hà.
Nhìn chung, tranh thờ dân gian, với nội dung dùng trong nghi lễ, trang trí, thờ phụng đều là những nội dung chính yếu của dòng tranh Tết Việt Nam. Kỹ thuật tuy thô sơ, nét bình dân mộc mạc, nhưng tất cả nói lên được ý niệm tinh thần tôn trọng quốc gia, dân tộc.
Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam đều thích trang hoàng ngày Tết bằng những loại tranh khắc gỗ “nhằm tạo không khí năm mới vui vẻ, phấn khởi, nhân đó, cầu Trời Ðất phù hỗ, ban cho phúc lộc, tiêu trừ mọi tao hoạ bất hạnh...” Thông thường vào ngày Tết Nguyên Ðán - đầu năm mói – dân làng, dân phố thường mua tranh về dán trong nhà, từ cổng vào tới trong nhà, trên bàn thờ. Tuy nhiên, từ “tranh Tết” – hay “Nian-hua” (Niên họa – như người Trung Quốc thường gọi) – cũng chỉ là hạn hẹp vào thời điểm mà dân chúng khắp nơi dùng tranh với số lượng lớn nhất mà thôi. Trong thực tế, quanh năm, trong những lễ lượt hay diễn xướng khác, chơi tranh và thường thức tranh vẫn thường được thể hiện trong nhà mình: cưới hỏi, yến tiệc, lễ chúc thọ, lễ cưới, đám tang...
Tranh đại chúng - theo những ý nghĩa nêu trên – có 3 chức năng thường liên hệ với nhau: loại tranh tôn giáo – tín ngưỡng; tranh lễ hội và tranh thẩm mỹ. Có những loại tranh đại chúng khắc gỗ từ xa xưa hơn cùng với nghề in kinh sách bằng ván gỗ. Theo những công trình nghiên cứu lịch sử, những bản khắc nầy còn lưu lại đến ngày nay (tại đính, chùa, miếu xưa) và sự phát triển rộng rãi của chúng, có chứng tích chế tác từ các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Nhưng dần dà qua thời gian, với những biến động xã hội, và sự bảo quản không tốt, loại tranh nầy đã mai một đi nhiều. Thậm chí cách sử dụng tranh cũng không còn được phổ biến như trước nữa. Có những dfòng tranh dân gian đã mất hẳn, những gì còn lại chỉ là những kỷ niệm, nhớ lại vào những dịp Tết và lưu niệm cho những du khách hay những nhà sưu tầm đồ cổ mà thôi. Tuy nhiên, đối với những nhà nghiên cứu và sáng tác, thì đó là những vốn quý. Những họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái... và một số hoạ sĩ trẻ khác đã có ý thức khai thác tranh khắc gỗ đại chúng về mặt thẩm mỹ tạo hình.
Nhiều giai thoại về những loại tranh nầy. Sách cổ chép: “Vào thời xa xưa, có hai anh em tên Thần Ðỗ, Uất Lũy chuyên môn giám sát bọn ma quỷ, phát hiện có quỷ thần gây hạn, bèn bắt trói lại cho hổ ăn thịt. Thế là Hoàng Ðế cho vẽ tranh Thần Ðỗ, Uất Lũy vào trước cửa nhà mọi người dân, để phòng trừ ma quỹ”. Có thể đây là cách cường điệu, hư cấu, tuy nhiên ý nghĩa của loại “thần giữ cửa” nầy vẫn được truyền bá và sáng tác đủ thể loại.
Một truyện tích tưong tự khác: Một vị vua đời nhà Ðường (TQ) đã ra lệnh cho Ngô Ðạo Tử vẽ tranh Chung Quỳ, rồi sau đó cho khắc bản in ra, để thưởng cho đại thần dán cửa, tránh trừ ma quỷ. Những truyện trên đây cho thấy: Vào những ngày đầu Xuân, dân chúng thường muốn tránh mọi tai họa có thể xẩy ra, hy vọng năm mới thoát được mọi khó khăn, tạo dựng cuộc sống thăng hoa. Năm nầy qua năm khác, không hiểu kết quả thế nào, vẫn là niềm tin ý nghĩa cuộc sống mới.
Vào đời Tống, đã xuất hiện kỹ thuật khắc trên gỗ khá tinh vi và nhanh chóng, đã thúc đẩy loại tranh Tết không ngừng phát triển. Cùng với sự lưu truyền rộng rãi của tranh Tết và công dụng của nó không ngừng phong phú hoá. Ðến đời nhà Minh, nhất là đời nhà Thanh, loại tranh Tết Trung Hoa phát triển ở đỉnh cao. Ban đầu dùng làm “bùa” để trừ tà, đuổi quỷ, dần dà tăng thêm những loại đề tài “cát tường”
Tại miền Bắc Việt Nam, tranh Tết có hai dòng chính là tranh Ðông Hồ và tranh Hàng Trống. Ngoài ra còn có tranh đỏ Kim Hoàng, cũnhg mang những nét nghệ thuật riêng và phong cách riêng. Ở Huế có loại tranh làng Sình.
Tranh làng Sình vốn có từ 4,5 thế kỷ trước đây và các ván gỗ dùng để in được đoán định vào khoảng 200 năm trước đây. Khi ván khắc khá lớn vì những thể tài thực hiện của dòng tranh nầy khá phức tạp, mỗi tranh cần dùng nhiều bản khắc cho từng màu khác nhau. Ván in nét khắc theo kiểi “chân đê”, cao và dầy, cho nét nét và mảng tranh rất đậm và rất rõ nét..
Tranh làng Sình thường dùng những màu tự nhiên: vàng hoa hiên, đỏ son, trắng điệp, đen tro than. Số màu dùng nhiều nhất được hạn định là 6 màu (tranh lợn nái). Có tranh chỉ dùng 3 màu (tranh Ðấu vật), tuy nhiên vẫn có thể giữ được hài hoà. Những chi tiết trong tranh làng Sình thường giản đơn, cho nên tranh có nét vẽ mạch lạc, khoẻ mạnh, như kiểu phù điêu ở các đình làng miền Bắc. Những tranh phức tạp như Ðánh ghen, Thầy đồ cóc, thhì cũng chỉ dùng 34 chi tiết. Tất cả các màu dùng trong tranh Ðông Hồ được in phẳng. Các màu không được pha lẫn nhau, không chồng màu nọ lên màu kia. Người ta in tranh bằng cách đánh các dấu cữ lên trên bản khắc, áp giấy lên, sau đó dùng xơ mướp xoa đều. Như thế chất lượng sắc thái mỗi bản in tùy thuộc cách pha màu, cách in mỗi người. Giấy in tranh là giấy dó – làm thủ công từ cây dó, thân mềm và dai. nền giấy có khi được phủ màu vàng hay trắng, có điệp (vỏ sò nghiền), giúp cho mặt tranh bằng phẳng, cứng, óng ánh, thường có thớ ngang do vệt bút lớn quét nền để lại. Với những đặc điểm trên đây, theo ngôn ngữ tạo hình thì tranh Ðông Hồ có những đặc trưng “đồ họa – in – màu” của Việt Nam”
Trung tâm phổ biến tranh làng Sình ngày trước là khu vực phố Hàng Bè, có lẽ xưa phạm vi hoạt động lan tràn đến cả Hà Nội bên cạnh tranh Hàng Trống rộng sang cả những khu phố lân cận như Hàng Hòm, Hàng Mành, Hàng Quạt, Mã Vĩ, Hàng Nón... Theo chứng liệu, tranh làng Sình vốn do những nghệ nhân của dòng họ Lê Văn truyền nhau; Nổi tiếng nhất là các thể loại: Lý ngư vọng nguyệt, Tố nữ, Thất đồng, Tam đa, Ngũ Hổ, Hắc hổ, Bà Chúa Thượng ngàn, Ông Hoàng cầm quân, Quan Thế Âm Bồ Tát, Tam toà Thánh Mẫu... “Tranh Hàng Trống được in với nét mảnh, nuột, tinh vi trước, rồi vờn phấn sau, trên loại giấy “xuyến chỉ”. Số màu trên tranh thường nhiều hơn tranh Ðông Hồ (8 hay 9 màu). Các chi tiết trên tranh cũng nhiều gấp bội; chẳng hạn như tranh “Ông Hoàng” tính ra có đến 148 chi tiết. Ngược với tranh Ðông Hồ, tranh Hàng Trống dùng nhiều màu “lạnh” hơn. Lại có sự vờn màu, tạo khối và có sự chồng màu lên nhau.
Những khu vực nầy chuyên sản xuất những ngành thủ công phục vụ cho các sinh hoạt văn hoá, hội hè, thờ cúng, đều được tập trung cả một khu phố nhỏ bé của Hà Nội: từ Hàng Trống (bán những đồ cúng lễ) đến Hàng Gai (bán những đồ chơi nhi đồng trong dịp Trung Thu), Hàng Mã (bán đồ vàng mã) rồi xuống Hàng Hòm, Hàng Mành, Hàng Quạt, Mã Vĩ (đồ thờ cúng) Hàng Thiếc (đồ chơi Trung thu bằng sắt tây) rồi sang Hàng Bút (nơi bán mực tàu, giấy bản, giấy dó, pháo và nhất là các phương tranh tập trung bày bán những loại tranh Tết từ nhiều nguồn sản xuất khác nhau.
Hai dòng tranh Ðông Hồ và Hàng Trống có những đặc điểm khác nhau về phương diện kỹ thuật, mỹ thuật, kể cả cách làm ăn.
Những nghệ nhân làng Ðông Hồ lấy nghề nông là chính; sau mùa tranh và mùa pháo thì lại quay về với công việc đồng áng cho đến tháng 7, tháng 8, thì mới quay ra làm đồ mã để bán cho ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7, cúng Thập Loại chúng sinh) và ngày Trung Thu (rằm tháng Tám). Họ lại nghỉ một thời gian cho đến tháng 11, 12 mới trở lại nghề làm tranh bán Tết âm lịch.
Ngược lại, nghệ nhân Hàng Trống, mặc dầu đã xuất thân từ nông dân (thôn Tự Tháp), nhưng bao nhiêu năm qua, họ đã bỏ hẳn nghề nông,cho nên ngoài việc bán tranh Tết ra, các nghệ nhân nầy còn vẽ thêm những loại tranh thờ, tranh truyện và làm các đồ phục vụ việc thờ cúng, lễ lạc và các phường tuồng như cờ, quạt, trống, lọng, áo xiêm, mũ mãng... để bán quanh năm. (Theo Nguyễn Bá Vân cà Chu Quang Trứ - Tranh dân gian Việt Nam – 1984)
Tranh Kim Hoàng là một dòng tranh trang trí có từ lâu đời, nhưng đã thất truyền từ năm 1945; dòng tranh nầy do gia tộc họ Nguyễn Sỹ và họ Nguyễn Thế, xuất phát từ Thanh Hoá, sau đến cư ngụ tại làng Kim Hoàng (tỉnh Hà Tây) từ năm 1770. Tại đây, họ cố gắng phát triển để lớn mạnh. Những rồi những biến động đã tác hại lớn. Nạn lụt năm 1915 tại vùng Hà Tây đã cuốn đi một số lớn bản khắc tranh Kim Hoàng. Sau đó, đến năm 1945-1946, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, cư dân sơ tán, lại thêm nạn đói 1945, khiến họ phải bán gỗ đổi gạo để cứu mạng sống. Tranh Kim Hoàng thông thường in trên giấy dó, màu hừng điều và tàu vang, không quét nền.
Dòng tranh nầy dường như thất truyền. Hiện nay chỉ còn lưu lại một số phiên bản hiếm hoi: Tranh “Ðức Lưu Quang”, tranh “Phúc mãn đường”, tranh “Gà lợn”. Những tranh nầy được bảo lưu tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế. Theo những công trình nghiên cứu, thì tranh Kim Hoàng có đường nét tinh vi hơn tranh Ðông Hồ, nét khắc dũng mảnh hơn và cũng không cầu kỳ như loại tranh Hàng Trống, đã “đô thị hoá” sau nầy.
Tranh thờ tập trung trong những chủ đề sau đây: (a) Những tranh cúng gia tiên đầu năm: gồm bức tranh ba vị Thổ Công, Tiên Sư và Táo Quân, bên cạnh đó còn có những tranh các khí dụng, cung tên, các tranh hổ trắng, hổ vàng, ngựa, trâu, heo và tranh hai vị thần giữa cửa nhà. (b) Những tranh cúng thế mạng: gồm tranh đàn ông, đàn bà, bé trai, bé gái gọi chung là những "con ảnh" mà dân gian xưa tin rằng sẽ thay cho chủ nhân, chịu đựng những tai ách khi bị đày xuống cỏi âm ty. So với bộ tranh cúng thế mạng là những con ảnh cùng loại ở miền Nam, đầu đội mũ xưa, có mang bài ngà, hoặc đội kim bôi và hai chữ Hán, Nam Nữ hai bên, thì tranh làng Sình thanh thoát hơn và nổi bật hơn nhiều. (c) Bộ tranh "cúng quan sát" (cúng bệnh cho trẻ con) gồm các tranh bà Càn Thát, Phạm Thiên Vương, Tướng bắt Trẻ, Thập Nhị Thời Thần, vừa có nét giản phác (như loại tranh 12 con giáp), lại vừa có nét uy nghiêm, như ba Thần Tướng vừa trình bày ở trên. (d) Bộ tranh cúng bà bổn mạng: chỉ có một ảnh bà phục trang nghiêm chỉnh, an toạ, có thị nữ cầm quạt đứng hầu bên cạnh. Tùy theo năm tháng sinh của người phụ nữ, mà nơi bà ngồi có thể là đài sen, có ngai ngay trên lưng con cá chép, con rồng hay con voi trắng,và số lượng những thị nữ hầu từ 2 đến 12 người.
Thờ Thần Ngũ Hành rất phổ biến trong lề lối thờ cúng bình dân Việt Nam. Thờ phụng thần Ngũ Hành là một thể loại tín ngưỡng vạn vật linh thiêng rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông. Tín ngưỡng nầy bắt nguồn một phần từ Trung Hoa, phần khác là do ảnh hưởng của tín ngưỡng thời sơ sử. Tư tưởng nầy nhấn mạnh sâu sắc từ việc tiếp thu học thuyết Âm Dương trong Kinh Dịch và Ngũ Hành trong Kinh Thư.
Tất cả phản ánh những nhận thức căn bản của con người thời cổ đại khi đứng trước những vấn đề thiên nhiên, thần linh và tai ách trong cuộc sống của họ.Thuyết Ngũ Hành có thể hiểu được là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ. Điều nầy đã bổ sung cho thuyết Âm Dương thêm hoàn chỉnh. Với năm chất liệu cấu tạo nên vạn vật: kim, mộc, thủy, hoả, thổ được phát triển theo hướng vận động "ngũ hành tương sinh" và "ngũ hành tương khắc", nhằm chứng minh sự vận hành của vũ trụ.
Người bình dân Việt Nam đã ứng dụng thuyết nầy với những nhận định thực tiễn và đơn giản: chẳng hạn như vùng nào thường xảy ra hoả hoạn, nhất là trong thời kỳ viêm nhiệt thì hành Hoả được lập miếu thờ. Vùng có sông nước, duyên hải thì thờ Thần Thủy (Mẫu Thoải). Vùng rừng núi thì thờ bà Chúa Thượng Ngàn. Vùng trống lúa thì thở thần Thổ. những sắc phong của triều đình trước đây thường ghi là Hoả Đức (hay Kim, Mộc, Thủy, Thổ) Thánh Nương, trứ phong Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng thần".
Thổ công là vị thần nầy rất phổ biến trong việc thờ phụng trong gia đình. Mỗi khi trong gia đình có những tai ương xẩy ra, việc đầu tiên trong ý thức tín ngưỡng là xem xét lại việc thờ ba vị thần nầy đã trúng quy cách nghiêm trang chưa? Thần Thổ Công trông nom mọi việc trong bếp núc; thần Thổ Địa trông nom mọi việc trong nhà cửa, đất đai kể cả vấn đề phong thủy; thần Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa cho đàn bà hay việc sinh sản mẫu vật ở vườn đất. Khi thiết lập bài vị của ba vị thần nầy thì phải ghi rõ: "Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân. Thổ địa long mạch tôn thần. Ngũ phương, ngũ thổ phúc đức chính thần". Trong ba vị thần nầy, đứng hàng đầu vẫn là Thổ Công, vì theo nhận định thì "Thổ Công chính là vị thần trông coi mọi việc gia cư, định việc họa phúc của con người và gia đình tín chủ".
Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển trong việc thờ cúng nầy cho thấy rõ: việc thờ phụng ba vị thần nầy đã phản ánh quá trình định cư của con người, đồng thời ổn định cuộc sống của cư dân phát triển nghề lúa nước. Trong hệ tư tưởng, mái nhà là trung tâm của mỗi gia đình, là đơn vị chính cơ sở của cộng đồng xã hội - xã hội nông thôn Việt Nam - thì ở đây, công việc nội trợ được đặc biệt chú trọng, đồng thời đề cao vị trí vai trò của người phụ nữ - người mẹ - trong cuộc sống gia đình.
Trong việc thờ cúng tại đình làng, bên cạnh việc thờ vị Thành hoàng là chủ chốt, lại còn thờ hai vị Khai Canh và Khai Khẩn. Cũng có một số làng vị Khai Canh, Khai Khẩn cũng đồng thời là Thành hoàng của làng đó.
Khai Canh, Khai Khẩn là nhân thần, tức là nhân vật có thật. Khai khẩn là người điều động việc mở mang đất đai thôn xóm để kiến tạo nhà cửa, đường sá, cầu cống, khai lạch, đào giếng. Còn Khai Canh là vị hướng dẫn dân chúng làm ruộng nước, ruộng khô, trồng cây ăn quả, trồng cây dựng nhà cửa. Họ chính là người tiên phong trong việc xây dựng làng xóm ban đầu. Họ cũng thường là thủy tổ của làng, là người ở vào thế hệ đầu tiên đến khai sơn phá thạch. Thành thử việc tôn thờ, cúng tế, tán thán công đức là một hình ảnh thuần đạo lý, khuyên dạy con cháu về sau nên "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Tuy nhiên, vấn đề Khai Canh, Khai Khẩn cũng tùy theo trường hợp kiến tạo làng. Chẳng hạn như tại các làng xã ở miền Bắc Việt Nam do làng xã được thiết lập từ lâu đời, có nơi từ thời đại đồ đồng sắt, cho nên thật khó để xác định rõ ai là vị Khai Canh, Khai Khẩn.
Những thần phả của những làng vùng đất Bắc chỉ chép về giai đoạn sau cho nên không truy nguyên được. Còn những làng xã miền Nam Việt Nam, thì toàn là những nơi khai phá hay do chủ trương của nhà cầm quyền tổ chức hàng loạt làng xã trong một lần, phân chia có kế hoạch, cho nên đã không có vị Khai Canh, Khai Khẩn.
Đa số những làng xã miền Trung, qua những đợt tổ chức di dân vào phía nam, tìm nơi lập ấp, nên các vị Khai Canh, Khai Khẩn đã được xác định rõ. Những vị nầy đã đứng ra điều hành, tổ chức khéo léo, vận động mọi người và củng cố làng xã ban đầu chống lại mọi chướng ngại.
Ngũ Hành Nương Nương là năm vị nữ thần quan trọng trong lễ bái của dân gian Việt Nam, biểu tượng cho năm chất cấu tạo ra vũ trụ. Theo quan niệm cổ truyền thì vũ trụ sanh nên biểu tượng những nhân vật nữ được gọi là "Năm Mẹ": Thổ Đức Thánh Phi, Hoả ĐứcThánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thuỷ Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi. Người bình dân thường tin rằng: Năm vị nữ thần nói trên có những quyền năng đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim loại, nước nôi và cây gỗ (Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ). Do đó, được đông đảo quần chúng tôn thờ dưới mọi hình thức, nhất là những vùng nông thôn và ven đô. Bài vị của Ngũ Hành thường được thờ trong những am, miếu, điện; gần đây có phong trào thay thế bài vị của Ngũ Hành Nương Nương bằng những loại tượng đúc bằng xi măng hàng loạt; mỗi vị sơn một màu riêng, phù hợp với năm tính chất: vàng, đỏ, xanh, trắng và tím.
Ngoài Ngũ Hành Nương Nương vừa nói trên, có nhiều nơi lại còn thờ thêm "Nhị Vị Công Tử" hay là "Nhị Vị Công Nữ", gọi là Thánh Cô và Thánh Cậu. Theo những nghiên cứu của các nhà phong tục học thì đây là sự ảnh hưởng của cách thiết lập những điện thờ nữ thần Thiên Y A Na (Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc), tức là biến tướng của Bà Mẹ Xứ Sở Pô Inưga của người Chăm Pa (Chiêm Thành).
Toàn danh hiệu của vị nữ thần La Sát là Phổ Thiên Chi Hạ La sát Thánh Nương, còn được gọi là "Bà Thánh Anh La Sát". Nguyên gốc từ loài "chằn" Rashasha của đạo Bà La Môn, được hội nhập vào tín ngưỡng của người Khmer, rồi được dân gian hoá, thờ phượng trong nhiều đền miếu. Theo Phật Giáo thì quỷ La Sát Ha Ly Đế (Hariti) hay bắt con nít đem về cho con mình ăn thịt; sau đó, đức Phật (?) cảm thương, nên đã dùng phép thần thông bắt đứa con của quỷấy tên là Tân Già La (Pingala) nhốt dưới một chiếc bát. Quỷ La Sát thương con, cho nên đã đến cầu khẩn xin đức Phật tha tội. Đức Phật khuyên mẹ con chúng quy y Phật Pháp, cải tà quy chánh, nhưng con quỷ nầy lại ngần ngại, vì lũ con quá đông, nếu bỏ thịt người thì tất cả những đứa con của mình đều đói khát. Đức Phật hứa giúp chúng, cho nên, ngày nay mỗi trưa, trước khi lên qua đường thọ thực, chư tăng có tục cúng mẹ con quỷ La Sát và các loài ma quỷ khác. Về sau, quan niệm La Sát Nương Nương (tức Thiết Phiến Công Chúa), mẹ của Thánh Anh Đại Vương (tức Hồng Hài Nhi) trong truyện Tây Du Lý nhập vào trong sự tích nầy. Theo những truyền thuyết trong dân gian thì La Sát Nương Nương có 26 người con, thường làm hại trẻ sơ sinh và thiếu nhi.
Như vậy, đây là vị thần vừa mang tính ác, lại vừa mang tính thiện, cho nên cũng thường được cầu cúng. Bài vị La Sát Thánh Nương thường được thờ trong miếu trước sân đình, hậu cần có Chúa Động Tiên Nương (Bà Chúa Động), Cô Hồng, Cô Hạnh.
Thất Thánh Nương Nương còn được gọi là Bảy Bà tức là bảy nàng tiên ở cung Diêu Trì của Tây Vương Mẫu và thường phục vụ cho nhân vật nầy. Các nàng tiên nầy là nữ thần của giới đồng cốt ở Trung Quốc, có tên theo màu áo thường mặc của mỗi người như Hồng Tiên Nương, Thanh Tiên Nương, Tử Tiên Nương, Bạch Tiên Nương, Hoàng Tiên Nương. Lục Tiên Nương và Lam Tiên Nương. Trong Tây Du Ký có kể lại những nhân vật nầy. Một số nơi khác thì Thất Thánh Nương lại đồng hoá với Thiên Y A Na cho nên bàn thờ lại còn thêm một người con trai và một người con gái. Thất Thánh Nương Nương thường thờ bằng bài vị, có nơi được tạc bằng tượng có tô màu theo kiểu áo. Phổ biến về việc thờ nầy trong vùng Cai Lậy, Cái Bè, Vĩnh Long.
Vào đầu năm, phụ nữ miền Trung Việt, nhất là những người mới kết hôn, mong sinh con cái, mẹ tròn, con vuông thì thường đến cúng vái tại những đền miếu có thờ 12 Mụ Bà. Tục thờ nầy vốn có từ lâu, từ vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, sau được phổ cập khắp nơi. Nhiều bức tranh thờ 12 Mụ Bà cũng được bày bán loại tranh thờ. Nhiều ngôi chùa Việt hay chùa Hoa đều có thờ 12 Mụ Bà, như chùa Biên Hoà, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn, một số các chùa miếu Bà của người Hoa các nơi, nhất là tại điện Ngọc Hoàng, quận I Sài Gòn có thờ một bộ tượng Bà Mẹ Sanh, gồm 12 tượng bằng gốm men màu (Quảng Đông Diêu) do lò gốm Cây Mai sản xuất. Tục thờ 12 Mụ Bà là một thể loại tín ngưỡng của người Việt tiếp nhận từ Trung Hoa sang.
Theo truyền thuyết Trung Hoa thì tục thờ 12 Mụ bà có từ thời Tây Hán, và sau được giải thích trong bộ truyện "Phong Thần Diễn Nghĩa". Theo trong truyện Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế phong cho 3 vị tiên đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu nắm giữ cái Hỗn Nguyên Kim Đẩu (đấu vàng). Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái "Kim Đẩu", tức là cái "Tịnh Quyên" hoặc "Sản Bồn" (chậu nước tắm trẻ em sơ sinh). Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu, thường gọi là "Tam Cô" là môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu; ngày nay gọi là "Chú Sanh Nương Nương". Chú Sanh Nương Nương còn gọi là "Thụ Tử Thần" (Thần Ban Cho Con), gồm 12 bà chị (Thập Nhị Thư Bà), Thập Nhị Bảo Mẫu, Thập Nhị Đình Nữ, ngẫu tượng hình là 12 tượng nữ bồng con, cho bú, tắm rửa, hay tay dắt tay bồng, đứng ngồi trong 12 tư thế khác nhau.
Tên 12 Mụ Bà gồm có (1) Trần Tứ Nương là bà chị "Chú Sanh" (2) Vạn Tứ Nương là bà chị "Chú Thai" (3) Nguyễn Tam Nương là bà chị "Giám Sanh", (4) Tăng Ngũ Nương là bà chị "Bảo Tống" (ẵm con), (5) Lâm Cửu Nương là bà chị "Thủ Thai" , (6) Lý Đại Nương là bà chị "Chuyển Sanh" (7) Hứa Đại Nương là bà chị "Hộ Sản", (8) Lưu Thất Nương là bà chị "Chú Nam Nữ" (định con trai hay con gái), (9) Mã Ngũ Nương là bà chị "Tống Tử", (10) Lâm Nhất Nương là bà chị "An Thai", (11) Cao Tứ Nương là bà chị "Dưỡng Sanh" (12) Trúc Ngũ Nương là bà chị "Bảo Tử" (bồng con). Tuy nhiên con số nầy đã không đồng nhất. Chẳng hạn như trong sách "Đài Bắc Thị Tuế Thời" có ghi rằng: "Tại những nơi như Từ Hựu Cung tại Tòng Sơn, Đài Bắc Thi, lại được phối tự, thờ đến 13 Mụ Bà. Vị thứ 13 có tên là Đỗ Ngọc Nương là bà chị "Tiếp Sanh" (đỡ đẻ)".
Tranh "Phước Thọ Song Toàn" là loại tranh Tết của làng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, đa phần là loại tranh cỡ lớn, treo đứng lên vách phòng khách. Tranh vẽ một đứa bé cầm hai nhánh trái đào (hàm ý: trường thọ) đứng giữa vườn hoa thơm (hương viên) đủ loài hoa quý (mẫu đơn) biểu trưng cho đa phước.
Tranh "Thần Hổ Trấn Trạch" thường treo ở trung dường. Tranh vẽ một mãnh hổ oai vệ. Tranh dựa theo truyền thuyết trong sách "Sơn hải Kinh" ghi rằng: Hai vị Thần Đỗ và Uất Lũy bắt quỉ cho cọp ăn. Trong sách Phong Tục Thông Nghĩa đời Hán chép: Hổ có thể ăn ma quỉ (Phệ thực quỉ mỵ), cho nên trong loại tranh Tết dân gian cho Hổ là chúa sơn lâm; thường treo giữa nhà để trấn giữ chống lại quỷ tà.
Ngoài ra, còn có loại tranh nhỏ, đơn giản từ nội dung đến trang trí, gọi là tranh Chỉ Mã. Theo nguyên nghĩa, “chỉ” là giấy; “Mã” là ngựa. Theo nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Quốc về tranh dân gian là Vương Thụ Thôn, thì: Sở dĩ có từ “chỉ mã” vì ngày trước, trên những hình vẽ thần kinh, người ta thường “vẽ kèm” một con ngựa bay, ngụ ý nói: Ðây là ngựa nhà trời, sẽ chở những vị thần linh đó lên trời. Chỉ mã là tranh bùa khắc gỗ, in trên giấy, vẽ hình thần thánh, thường đốt tranh bùa ngay khi hoá vàng. Người Việt dùng chữ “đồ mã” cũng trong ý nghĩa nầy.
Tranh Thập điên là bộ tranh tương đối quan trọng nhất trong các bức tranh cổ (10 cảnh địa ngục), thực hiện cảnh khổ âm ty trong ngày lễ Vu Lan (Ðại hiếu Mục Kiền Liên cứu mẹ). Chẳng những bộ tranh của người Kinh, mà cả những dân tộc thiêu số (tày, Nùng, Dao, Cao Lan...) cũng có nhiều bộ tranh khác nhau, với sự thể hiện theo phong cách khác nhau. Cũng như tranh Thập Ðiện Trung Quốc, tại Việt Nam, loại tranh nầy thực hiện kích cỡ người to hay nhỏ, đẹp hay xấu, là tùy theo tính thiện hay tính ác, quan trọng hay không quan trọng, bố trí thành từng lớp, từ trên xuống dưới.
Theo sự nghiên cứu của học giả Maurice Durand (Imagerie populaire Viêtnamienne – 1960) thì: Bộ tranh Thập điện trên đại thể đều có những điểm tương đồng, như bức Ðệ Tứ Ðiện ở Vũ Di (Vĩnh Phú), cùng bố cục, nhưng chi tiết hơi khác. Tuy không ghi rõ xuất xứ, nhưng phong cách thì hơi giống tranh Vũ Di...
Nội dung và đề tài của tranh Tết nước ta có thể được chia ra làm nhiều loại sau đây: Tranh chúc tụng: Gà đại cát – Nghinh Xuân – Gà thư hùng – Gà mái và đàn con - Lợn đàn – Vinh hoa – Phú quý... Tranh thờ các vị Thánh: Thánh Ðạo Hưng Long – Tam Thanh Quan - Ngọc Hoàng Thượng Ðế - Ðặng Nguyên súy – Mã Nguyên súy ... Tranh thờ: Táo quân - Vũ đinh – Thiên Ất - Thập điện – Ngũ hổ - Tứ phủ - Tam phủ - Liễu Hạnh Thánh mẫu - Thượng Ngàn Thánh mẫu - Mẫu thoải – Ông Hoàng cưỡi ngựa - Thổ công - Thổ địa... Tranh châm biếm: Ðánh ghen - Thầy đồ cóc - Hứng dừa – Ðám cưới chuột – Văn minh tiến bộ... Tranh sinh hoạt xã hội: Sĩ nông công thương - Chợ quê – Tre sen – Ðánh vật - Thầy bói mù... Tranh cảnh vật: Cá chép trông trăng - Tứ quý - Tố nữ... Tranh lịch sử: Trưng Vương khởi nghĩa – Bà Triệu Ẩu – Hưng Ðạo vương – Vua Quang Trung... Tranh truyện: Thạch Sanh Lý Thông - Lục Vân Tiên - Nhị Ðộ Mai – Trê Cóc...
Những nhà nghiên cứu tranh thờ nguyên thủy thường khởi đầu tìm hiểu tính chất chính ở trong những thể loại tranh của dân tộc ít người, hình ảnh của thời đại xa xưa. Trên các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, đã từ lâu, tồn tại một dòng tranh thờ của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, cũng như ở những dân tộc Tây Nguyên trong lễ Bỏ Mã. Trong nghiên cứu, những nguyên bản tranh nầy có niên đại vào khoảng 200 năm trở lại đây, một số được bảo lưu ở các Viện Bảo Tàng trong nước cũng như ở ngoài nước.
Tranh bùa là loại tranh xưa nhất của các dân tộc ít người vùng Ðại Lý (Vân Nam), với những đường nét thô sơ, dùng toàn mực đen, nhưng đầy sức truyền cảm. Ðây là thể loại tranh thờ đầu tiên, còn cổ hơn những tranh Phật khắc ván đời nhà Ðường (TQ).. Họ vẽ tranh Thần Nông, Thần Gió, Thần Lúa Non, Thần Súc Vật, có dụng ý muốn tránh thiên tai, thủy họa thường giáng xuống cho sắc tộc của mình. Trong cuốn “Cổ Ðại Dân Tục học” nhà nghiên cứu Vương Thu Thôn viết: “Thời đó, vào khoảng Thanh Minh, đường phố tràn ngập tranh bùa; vào Tết Nguyên Ðán, các nghệ nhân sản xuất vô số loại tranh, đặc biệt là tranh trấn trạch”. Trong thời nầy, Hàng Châu là trung tâm sản xuất tranh thờ miền xuôi cũng như miền núi. Tranh đó được truyền bá sâu rộng, sang các nhiều nước, kể cả Việt Nam.
Tín ngưỡng của các dân tộc thường được thể hiện qua tranh thờ và bùa chú. Rất nhiều con cháu, môn sinh của các Thầy Mo, Thầy Tào, Thầy Cúng còn cất giữ những loại tranh thờ nầy, dùng làm vốn liếng cho nghề nghiệp truyền lại. Cho đến nay, vẫn chưa có sự đánh giá đầy đủ về các thể loại nầy. Những cuộc nghiên cứu gần đây về tranh miền núi chỉ khái quát hoá, chưa tìm ra nguồn gốc, thời gian xuất hiện, cũng như những biến thể của từng loại tranh miền núi.
Tuy nhiên, người ta đã tìm thấy một số tương quan giữa loại tranh thờ các dân tộc ít người và ở miền xuôi. Những quan hệ nầy không chỉ ở quan niệm cơ bản, hình thức thể hiện, mà cả ở sự thống nhất về mặt tư tưởng triết học Nho, Thích, Lão, trộn lẫn với nền tín ngưỡng bản địa. Những tranh thờ miền núi không do những nghệ nhân chuyên ngành, mà lại do các thầy mo, thấy cúng, thầy pháp, nhân khi vẽ bùa, đã thêm thắt những hình ảnh tương tự, để tính chất lễ bái thêm trang trọng. Thành thử không còn được bảo lưu lâu dài; tất cả đều bị đốt cháy, hoá mã, sau khi cúng xong.
Nhìn chung, nội dung của những tranh thờ nầy nói lên sự lễ bái cung kính cần thiết, tránh những tai ương, làm điều thiện, nhất là tín ngưỡng cung kính.
Tranh thờ miền núi, theo tính chất nầy, đã được phân chia thành nhiều loại, mỗi loại có nhiều bức, họp thành một bộ. Nổi tiếng là: Tranh Thập Ðiện, tranh Diêm Vương, Tranh Ngọc Hoàng Thượng Ðế, tranh Thần Mưa, Thần Gió, Thủy Thần, Sơn Thần, Ðịa Thần, Long Thần. Không loại trừ những loại tranh mang ý nghĩa Phồn thực (sinh sản con cái). Ở dân tộc Nùng, có loại tranh khắc gỗ “liên hoàn” trình bày từng mẫu chuyện huyền hoặc (Hội Hai, Hội Lồng Thồng); đây là tranh bột màu, vẽ thẳng lên giấy, nét tự nhiên, không khắc lên bản gỗ. Thỉnh thoảng cũng có những loại tranh dùng để trừ ma, trấn quỷ rất nhiều: Môn Thần, Huyền Ðàn Trấn Môn, Tử Vi Trấn Trạch, Vũ Ðinh, Thiên Ất... tất cả đều chịu ảnh hưởng của nền tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Những loại tranh Táo Quân, Thần Hộ Mạng, thì khá phổ biến trong tranh thờ dân gian Trung Quốc và Việt Nam, thì lại vắng bóng trong loại tranh miền núi. Ðiều dễ hiểu là những tộc người nầy sống gần gủi với thiên nhiên, rừng núi, nhiều hơn là trong nhà sàn. Ngoài ra, cuộc sống cộng đồng dân tộc ít người đã hướng họ về những lễ hội, diễn xướng ngoài trời, trong hang động, rừng sâu, mang tính chất phồn thực, nhiều hơn là các lễ lượt đình chùa, vốn ít xây dựng ở những vùng đất nầy. Lễ chọi trâu, đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ cầu mưa, hội lễ giao tình... tất cả nói lên tính khoáng đạt với thiên nhiên hơn là những tập tục rườm rà.
Nhìn chung lại, tranh thờ ngày Tết ngày một mai một hay biến chất, nhưng vẫn là vết tích của nghệ thuật tạo hình dân gian rất giá trị. Việc bảo lưu và sưu tầm ngày càng khó, mặc dù có những cuộc phục chế, nhưng vẫn không giữ được nguyên bản xa xưa.
Những tư liệu chung quanh ngành tranh mộc bản ở Huế rất hiếm hoi, nhưng những nhà nghiên cứu đề nhấn mạnh đến nhu cầu về hàng mã trong thờ phượng, cúng tế, đồng bóng vùng đất nầy rất cần thiết. Chính sự khai phá vùng Đàng Trong, khiến cho những người trên đường Nam tiến càng xa các nguồn cung cấp vốn có, như tranh làng Mái (làng Đông Hồ), nhất là trong điều kiện giao thông trong giai đoạn xây dựng Hoá Châu.
Vùng Hoá Châu thử đó, với mật độ dân cư tương đối lớn, những hoạt động thương nghiệp đang trên đà thịnh đạt, mà tài lịêu trình bày trong Ô Châu Cận Lục giới thiẻu như là môt địa bàn văn hoá chỉnh thể. Chính những nhu cầu và điều kiện nầy đã khiến liên tưởng đến lànglại Ân, môt vị trí sát thành Hoá Châu, đã hình thành nghề làm tranh tín ngưỡng, do Phan Cảnh, Phan Lương của họ Phan điều khiển trở thành hai vị Thành Hoàng và Khai canh của làng. Có thành trì, có chùa chiền, dân cư trù mật, nên làng Sình đủ điều kiện để phát triển nghề tranh mộc bản.
Nhìn chung, ngoài làng Sình ra, cho đến nay, ở cố đô Huế, chưa có một làng nào phát triển nghề vàng mã, tranh tượng đó. Thành thử, nghề làm tranh của làng Sình suốt trong thời kỳ phong kiến chúa Nguyễn, kể cả giai đoạn của các chuá Nguyễn trước đó, không bị cạnh tranh nghề nghiệp nào; đã vậy, thị trường tiêu thụ hồi đólại rộng rãi, không chỉ cung cấp cho nhu cầu của tỉnh Thừa Thiên, mà gần như cả vùng trung Trung Phần nữa.
Cho đến nay, không còn giữ được những tư lịêu được ghi chép thành văn trong Hương ước hay thần phả tại đình làng Sình (Lại Ân) hay tư liệu ghi chép hồi ức từ trước nói về thời điểm nào hình thành nghề tranh của ngôi làng nầy. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu, do nhu cầu hàng mã dùng trong tế tự cũng như tranh dân gian cầu cúng hàng năm đã im đậm nét từ nhiều triều đại trước. Vào đời nhà Trần, cũng như đời nhà Hồ và Hậu Lê, những quan chức phục vụ tại vùng châu Hoá đã quen truyền thống tế tự, cầu đảo, cúng tế vào những ngày đầu năm, các tiết lễ cũng như những dịp đặc biệt.
Vùng nầy cũng thường đưọc mệnh danh là nơi "ô châu ác địa", dân chúng trong vùng thường gặp nhiều thiên tai, thủy họa, bao nhiêu nguy hiểm trên bộ, dưới nước, sơn lam, chướng khí, những đe doạ của chiến tranh liên tục, biết bao nhiêu oan hồn, uổng tử, đồng thời, qua những cuộc tranh giành quyền lực của nhiều phe phái, cộng thêm cả một hệ thống di tích tín ngưỡng của người Chàm bản địa để lại, cho nên tranh thờ cúng trở thành nhu cầu cần thiết.
Tất cả những sự kiện vừa kể trên đã khiến cho những người Việt từ Đàng Ngoài di cư vào nam đến vùng đất Hoá Châu, từ quan chức cho đến dân nghèo phải tìm đến môt thế lực phù trì cho mình: đó là con đường dẫn đến việc thờ phượng các thần linh dù là thiên thần, địa thần, nhân thần, sơn thần và cả tín ngưỡng phồn thực nữa. Trong những phương thức thờ cúng đa thần như vừa nói, cầu cúng theo Đạo giáo lại thường phù hợp với nguồn tín ngưỡng dân gian. Trong tinh thần đó, có tập tục nhương sao, giải hạn, tổ chức hàng tháng, hàng năm, hàng quý. Lễ cúng bà, lễ cúng Tiên Sư trong những ngày đầu năm, vào ngày 9 tháng 1 âm lịch thì cấn đến những loại tranh Ông, tranh Bà. Lễ cúng "bổn mạng" kéo theo các tập tục cúng tế thành: thành ra mắt, thành thai của phụ nữ, thành lệ. Phải có nhiều loại tranh cúng "thế mạng" cho từng trường hợp đó. Lễ "cúng đất" rất thịnh hành tại Hoá Châu. lễ cúng theo xuân thu nhị kỳ, dâng cúng thổ thần, địa thần, nhân thần, kể cả những loại cúng về "Chăm, Chợ, Mọi, Rợ"..., đã đòi hỏi bao nhiêu thứ áo mão, giày giép, áo binh, giấy tiền mã cho từng loại. Thành thử, do những nhu cầu tín ngưỡng, cầu cúng, vùng với những yếu tố cơ duyên, đã tạo nên một làng vẽ và in tranh, để phục vụ cho nền tín ngưỡng dân gian..
Những phong tục, hội lễ đất kinh kỳ càng phức tạp thêm đã khiến cho việc sáng tạo tranh càng thêm phát triển. Phong tục đó có sức hút đối với cư dân khắp các xứ miền Trung, vào tận cực Nam, và ra tận những vùng Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, cạnh tranh với loại tranh làng Hồ, tranh hàng Trống.
Nhiều chuyên gia đã đặt vấn đề: liệu trong số những người di dân đến làng Sình có con dân của làng Đông Hồ vào hay không để phát triển nghề làm tranh mộc bản nầy? Đa số những tranh làng Sình đều hướng về việc tranh thờ và tranh cúng lễ hơn là để trang trí bình thường trong nhà cửa.
Tuy nhiên, qua những bản khắc gỗ còn bảo lưu lại cho đến ngày nay hay được phục chế, tái tạo và các mẫu tranh còn tồn tại đến nay, thì chúng ta có thể hình dung được một làng tranh giản phác gần đất Thần Kinh. Như đã nói, tranh làng Sình đa số là tranh thờ cúng, tranh Thần Phật, để phục vụ tín ngưỡng dân gian. Theo nhận định của một số nhà biên khảo Việt Nam thì: Tranh làng Sình là lưu ảnh của tư tưởng Việt trước một thiên nhiên huyền bí và linh dị, cuộc sống con người bị chi phối rất nhiều tai họa, được hình dung thành những vị thần, mà con người càng phải tranh thủ, thậm chí phải có hình nhân để thế mạng
Về phương diện kỹ thuật thì những tranh làng Sình đều là tranh giấy in từ những bản khắc gỗ lấy nét và những mảng đen. Một số tranh chỉ cần in màu đen xong thì được xem là hoàn chỉnh (như các bức tranh trâu, heo và mười hai con giáp, thập điện Diêm Vương). Nhưng số khác thì lại còn điểm xuyết thêm vào một số màu tự nhiên như tranh con trâu, tranh lễ thành. Một số thì tô màu nhiều hơn và hoa hoè hơn như tranh Thần Tướng, tranh Thánh Mẫu, tranh Đức Ông... những một số mảng vẫn còn để nguyên màu đen.
Ngày trước thì những bức tranh làng Sình dùng màu sắc tự nhiên, ấy từ thực vật, kim loại hay là loại sò điệp; nhưng về sau thì lại dùng những loại phẩm hoá học, nhưng thường là ba màu căn bản lả màu đỏ, màu xanh, màu vàng. Màu chính đệm thì vẫn là màu đen.
Từ đó thì những nghệ nhân làng Sình bắt đầu pha chế thành nhiều màu phụ khác nhau để tô điểm cho tranh mộc bản. nhưng dùng quá lạm, cho nên bản sắc tranh dân gian ngày trước đã không còn nữa và khó nhận diện được nguyên bản. Một trong những bức tranh làng Sình nổi tiếng nhất và cũng được đánh giá cao trong loại tranh dân gian là bứa họa về bà Mẫu Thủy Cung (Mẫu Thoải). Trong tranh, bà cưỡi cá chép vượt trên sóng nước giữa một bầu trời mây giăng khắp nơi. Trên đầu có lọng tàng che phủ lấy. Chiếc mũ xinh xắn, nhiều màu rực rỡ với những họa tiết hoa lá; dáng điệu của bà cũng thanh thoát, nghiêm trang. Tất cả những đường nét trong tranh đang trong tư thế chuyển động. Đuôi cá cong vút lên, quẫy trong không khí, như đẩy con thuyền đi nhanh và xa hơn. Hình sóng trên biển cả là những hoa văn thủy ba gồm những vòng tròn xoáy đồng tâm với những tia nước bắn ra xa. Những đám mây được cách điệu hình mây đang cuốn, mây bay, vói nội dung diễn tả cơn sóng gió đang gầm thét lên, theo sự tích cũ để diễn đạt đầy ý nghĩa. Nhìn chung thì hình bức tranh diễn tả bà Mẫu Thủy Cung trong tư thế uy nghi, cương quyết vượt qua cơn sóng gió nhưng vẫn toát ra vẽ từ ái của nhân vật đầy huyền thoại cứu nhân độ thế nầy.
Những hình thức hội họa nầy bao gồm: cách ghép mảnh sành, tranh khảm xà cừ, tranh sơn mài, tranh thêu, tranh gương, tranh đan mây, mành tre. Cũng từ những dạng thức nầy, có thể nhận thức được những di tích văn hoá đất cố đô; dù cho đó chỉ là ngành hội họa thuần túy về trang trí. Ngoài những tác phẩm tồn tại môt cách độc lập, thể hiện chân dung của các bậc quyền quý được thờ phụng ở những đền tháp, phủ đệ, miếu vũ, hay chân dung của những vị cao tăng thiền đức nổi tiếng tại những ngôi chùa Huế, ở những danh lam, cùng với những tranh phong cảnh xuất hiện muộn màng và hiếm hoi, thật khó lòng tìm kiếm cho được một tác phẩm tiêu biểu.
Quy trình sản xuất tranh làng Sình phải trải qua nhiều công đoạn; trong mỗi công đoạn lại đòi hỏi công sức thao tác, sự khéo tay và óc sáng tạo của từng nghệ nhân do kinh nghiệm mà ra. Cào điệp: Cào điệp là công việc cần đến sức lực của những thanh niên làm nghề trong làng. Điệp là loại động vật thuộc họ trai sò, nhưng mỏng, phẳng và trắng. Dưới ánh sáng, điệp lấp lánh màu sáng nhũ trong rực rỡ hẳn lên so với những chất liệu khác.
Người làng Sình thường chia điệp ra làm hai loại: điệp bùn và điệp bảy. Điệp bùn là loại điệp đã chết lâu ngày và sau đó dần dà lắng sâu xuống dưới bùn non; hình dáng còn lại của loại điệp nầy là những mảnh màu trắng, tròn mỏng và rất mềm. Điệp bảy là loại điệp vừa mới chết, lắng cạn và thường có lớp vỏ cứng.
Còn những người khai thác nguyên liệu về màu sắc thường đi ngược hướng với những người cào điệp. Họ thường khai thác một số cây trong vùng để làm màu; trong những loại nầy, có hai loại đòi hỏi phải dùng nhiều công phu: cây trâm và cây đung. Những loại cây nầy thường gặp ở những khu rừng già, cho nên phải bỏ nhiều công lao. Khi tìm được cây trâm thì họ chặt thành từng đoạn nhỏ mang về; sau đó, chẻ ra thật nhỏ để pha chế. Về cây đung thì chỉ khai thác lá mà thôi.
Trong việc tìm hai loại cây nầy, người thợ thường kết hợp với việc khai thác gỗ để làm nhà, làm củi đốt, làm than đốt. Khi có điệp, việc cần thiết là chế biến nguyên liệu, gọi là giã điệp. Mỗi cối giã thường có từ hai đến sáu người phụ trách. Nguyên liệu phải nhuyễn, vỡ vụn và dễ chế biến.
Kỹ thuật tranh thờ đã thay đổi nhiều, dần dà đi vào quên lãng.
GS Kiêm Đạt
Trong những thể loại nghệ thuật tạo hình Việt Nam, tranh thờ là loại tranh trang trí dùng trong hệ tín ngưỡng và tôn giáo. hầu hết các tôn giáo Việt Nam đều dùng đến tranh thờ, như Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo, Ki Tô Giáo. Tuy nhiên trong dòng tín ngưỡng dân gian, thì những loại tranh thờ khá phổ biến chỉ thấy ở một số loại hình tín ngưỡng đã tương đối phát triển, điển hình nhất là những tín ngưỡng chĩu ảnh hưởng của những tôn giáo phát triển, đúng hơn là những tôn giáo đã được dân giáo hoá trong mọi sinh hoạt.
Tại nhiều nước trên thế giới, tranh thờ, ngoài ý nghĩa tín ngưỡng, tôn giáo ra, còn được coi là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình, đôi khi còn là những mẫu mực trong nhiều thể loại: những tranh nê hoạ (fresques) thờ Thần và thờ Phật, được tìm thấy trong các hang động ở Ấn Ðộ, Tây Tạng, Trung Quốc, những bức icônes (tranh thờ vẽ trên gỗ) của Arménie, Byzance, những tác phẩm hội họa Ki Tô Giáo thời Trung Cổ và thời Phục Hưng, những tiểu hoa Ba Tư của Hồi Giáo... Những tranh thờ cổ, họa hoằn mới thấy được vẽ lên trên vải, lụa, đa phần thì vẽ bằng bột màu lên trên giấy. Tất cả được bày bán khắp phố phương ngày Tết, dưói dạng thức khác nhau.
Cũng tìm thấy ở những tộc ngưòi trong dân tộc Việt Nam, Kinh cũng như Thượng, đó là những hình thức trang trí, hay hình thức thờ cúng tổ tiên, trong hệ thờ Mẫu, thờ Thần, thờ những Vật linh, Phật Giáo, Ðạo giáo mang tính bình dân. Tranh thờ và tranh Tết thường cùng mang ý nghĩa giống nhau, trong dòng tranh Việt Nam cũng như các loại tranh cổ. Trong nghiên cứu nội dung, hai loại tranh nầy không có những sai biệt rõ ràng. Chẳng hạn: Tranh Tết phổ biến ra, một mặt là để trang hoàng nhà cửa, thờ phượng, những mặt khác thì để nói lên những ước vọng của mình. Những tranh Phước, Thọ, Khang, Ninh... với màu sắc tươi vui, rạng rỡ, ngoài phong cách trang trí, còn là hình thái hy vọng trong cuộc sống tương lai cho bản thân, gia đình và xã hội. Chỉ vài bức tranh chữ hay tranh vẽ cũng đủ để tạo khung cảnh trang nghiêm trong gia đình, như để cháo đón những thành tựu trong tương lai. Những tranh vẽ về anh hùng dân tộc, như tranh Quang Trung, Lê Lợi, Hưng Ðạo Vương, Hai Bà Trưng, để con cháu chiêm ngưỡng, tôn sùng, cũng là hình thức giáo dục người dân hướng về Tổ quốc trong những giai đoạn an nguy của sơn hà.
Nhìn chung, tranh thờ dân gian, với nội dung dùng trong nghi lễ, trang trí, thờ phụng đều là những nội dung chính yếu của dòng tranh Tết Việt Nam. Kỹ thuật tuy thô sơ, nét bình dân mộc mạc, nhưng tất cả nói lên được ý niệm tinh thần tôn trọng quốc gia, dân tộc.
Người Trung Hoa cũng như người Việt Nam đều thích trang hoàng ngày Tết bằng những loại tranh khắc gỗ “nhằm tạo không khí năm mới vui vẻ, phấn khởi, nhân đó, cầu Trời Ðất phù hỗ, ban cho phúc lộc, tiêu trừ mọi tao hoạ bất hạnh...” Thông thường vào ngày Tết Nguyên Ðán - đầu năm mói – dân làng, dân phố thường mua tranh về dán trong nhà, từ cổng vào tới trong nhà, trên bàn thờ. Tuy nhiên, từ “tranh Tết” – hay “Nian-hua” (Niên họa – như người Trung Quốc thường gọi) – cũng chỉ là hạn hẹp vào thời điểm mà dân chúng khắp nơi dùng tranh với số lượng lớn nhất mà thôi. Trong thực tế, quanh năm, trong những lễ lượt hay diễn xướng khác, chơi tranh và thường thức tranh vẫn thường được thể hiện trong nhà mình: cưới hỏi, yến tiệc, lễ chúc thọ, lễ cưới, đám tang...
Tranh đại chúng - theo những ý nghĩa nêu trên – có 3 chức năng thường liên hệ với nhau: loại tranh tôn giáo – tín ngưỡng; tranh lễ hội và tranh thẩm mỹ. Có những loại tranh đại chúng khắc gỗ từ xa xưa hơn cùng với nghề in kinh sách bằng ván gỗ. Theo những công trình nghiên cứu lịch sử, những bản khắc nầy còn lưu lại đến ngày nay (tại đính, chùa, miếu xưa) và sự phát triển rộng rãi của chúng, có chứng tích chế tác từ các thế kỷ XVI, XVII, XVIII. Nhưng dần dà qua thời gian, với những biến động xã hội, và sự bảo quản không tốt, loại tranh nầy đã mai một đi nhiều. Thậm chí cách sử dụng tranh cũng không còn được phổ biến như trước nữa. Có những dfòng tranh dân gian đã mất hẳn, những gì còn lại chỉ là những kỷ niệm, nhớ lại vào những dịp Tết và lưu niệm cho những du khách hay những nhà sưu tầm đồ cổ mà thôi. Tuy nhiên, đối với những nhà nghiên cứu và sáng tác, thì đó là những vốn quý. Những họa sĩ Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Sáng, Nguyễn Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái... và một số hoạ sĩ trẻ khác đã có ý thức khai thác tranh khắc gỗ đại chúng về mặt thẩm mỹ tạo hình.
Nhiều giai thoại về những loại tranh nầy. Sách cổ chép: “Vào thời xa xưa, có hai anh em tên Thần Ðỗ, Uất Lũy chuyên môn giám sát bọn ma quỷ, phát hiện có quỷ thần gây hạn, bèn bắt trói lại cho hổ ăn thịt. Thế là Hoàng Ðế cho vẽ tranh Thần Ðỗ, Uất Lũy vào trước cửa nhà mọi người dân, để phòng trừ ma quỹ”. Có thể đây là cách cường điệu, hư cấu, tuy nhiên ý nghĩa của loại “thần giữ cửa” nầy vẫn được truyền bá và sáng tác đủ thể loại.
Một truyện tích tưong tự khác: Một vị vua đời nhà Ðường (TQ) đã ra lệnh cho Ngô Ðạo Tử vẽ tranh Chung Quỳ, rồi sau đó cho khắc bản in ra, để thưởng cho đại thần dán cửa, tránh trừ ma quỷ. Những truyện trên đây cho thấy: Vào những ngày đầu Xuân, dân chúng thường muốn tránh mọi tai họa có thể xẩy ra, hy vọng năm mới thoát được mọi khó khăn, tạo dựng cuộc sống thăng hoa. Năm nầy qua năm khác, không hiểu kết quả thế nào, vẫn là niềm tin ý nghĩa cuộc sống mới.
Vào đời Tống, đã xuất hiện kỹ thuật khắc trên gỗ khá tinh vi và nhanh chóng, đã thúc đẩy loại tranh Tết không ngừng phát triển. Cùng với sự lưu truyền rộng rãi của tranh Tết và công dụng của nó không ngừng phong phú hoá. Ðến đời nhà Minh, nhất là đời nhà Thanh, loại tranh Tết Trung Hoa phát triển ở đỉnh cao. Ban đầu dùng làm “bùa” để trừ tà, đuổi quỷ, dần dà tăng thêm những loại đề tài “cát tường”
Tại miền Bắc Việt Nam, tranh Tết có hai dòng chính là tranh Ðông Hồ và tranh Hàng Trống. Ngoài ra còn có tranh đỏ Kim Hoàng, cũnhg mang những nét nghệ thuật riêng và phong cách riêng. Ở Huế có loại tranh làng Sình.
Tranh làng Sình vốn có từ 4,5 thế kỷ trước đây và các ván gỗ dùng để in được đoán định vào khoảng 200 năm trước đây. Khi ván khắc khá lớn vì những thể tài thực hiện của dòng tranh nầy khá phức tạp, mỗi tranh cần dùng nhiều bản khắc cho từng màu khác nhau. Ván in nét khắc theo kiểi “chân đê”, cao và dầy, cho nét nét và mảng tranh rất đậm và rất rõ nét..
Tranh làng Sình thường dùng những màu tự nhiên: vàng hoa hiên, đỏ son, trắng điệp, đen tro than. Số màu dùng nhiều nhất được hạn định là 6 màu (tranh lợn nái). Có tranh chỉ dùng 3 màu (tranh Ðấu vật), tuy nhiên vẫn có thể giữ được hài hoà. Những chi tiết trong tranh làng Sình thường giản đơn, cho nên tranh có nét vẽ mạch lạc, khoẻ mạnh, như kiểu phù điêu ở các đình làng miền Bắc. Những tranh phức tạp như Ðánh ghen, Thầy đồ cóc, thhì cũng chỉ dùng 34 chi tiết. Tất cả các màu dùng trong tranh Ðông Hồ được in phẳng. Các màu không được pha lẫn nhau, không chồng màu nọ lên màu kia. Người ta in tranh bằng cách đánh các dấu cữ lên trên bản khắc, áp giấy lên, sau đó dùng xơ mướp xoa đều. Như thế chất lượng sắc thái mỗi bản in tùy thuộc cách pha màu, cách in mỗi người. Giấy in tranh là giấy dó – làm thủ công từ cây dó, thân mềm và dai. nền giấy có khi được phủ màu vàng hay trắng, có điệp (vỏ sò nghiền), giúp cho mặt tranh bằng phẳng, cứng, óng ánh, thường có thớ ngang do vệt bút lớn quét nền để lại. Với những đặc điểm trên đây, theo ngôn ngữ tạo hình thì tranh Ðông Hồ có những đặc trưng “đồ họa – in – màu” của Việt Nam”
Trung tâm phổ biến tranh làng Sình ngày trước là khu vực phố Hàng Bè, có lẽ xưa phạm vi hoạt động lan tràn đến cả Hà Nội bên cạnh tranh Hàng Trống rộng sang cả những khu phố lân cận như Hàng Hòm, Hàng Mành, Hàng Quạt, Mã Vĩ, Hàng Nón... Theo chứng liệu, tranh làng Sình vốn do những nghệ nhân của dòng họ Lê Văn truyền nhau; Nổi tiếng nhất là các thể loại: Lý ngư vọng nguyệt, Tố nữ, Thất đồng, Tam đa, Ngũ Hổ, Hắc hổ, Bà Chúa Thượng ngàn, Ông Hoàng cầm quân, Quan Thế Âm Bồ Tát, Tam toà Thánh Mẫu... “Tranh Hàng Trống được in với nét mảnh, nuột, tinh vi trước, rồi vờn phấn sau, trên loại giấy “xuyến chỉ”. Số màu trên tranh thường nhiều hơn tranh Ðông Hồ (8 hay 9 màu). Các chi tiết trên tranh cũng nhiều gấp bội; chẳng hạn như tranh “Ông Hoàng” tính ra có đến 148 chi tiết. Ngược với tranh Ðông Hồ, tranh Hàng Trống dùng nhiều màu “lạnh” hơn. Lại có sự vờn màu, tạo khối và có sự chồng màu lên nhau.
Những khu vực nầy chuyên sản xuất những ngành thủ công phục vụ cho các sinh hoạt văn hoá, hội hè, thờ cúng, đều được tập trung cả một khu phố nhỏ bé của Hà Nội: từ Hàng Trống (bán những đồ cúng lễ) đến Hàng Gai (bán những đồ chơi nhi đồng trong dịp Trung Thu), Hàng Mã (bán đồ vàng mã) rồi xuống Hàng Hòm, Hàng Mành, Hàng Quạt, Mã Vĩ (đồ thờ cúng) Hàng Thiếc (đồ chơi Trung thu bằng sắt tây) rồi sang Hàng Bút (nơi bán mực tàu, giấy bản, giấy dó, pháo và nhất là các phương tranh tập trung bày bán những loại tranh Tết từ nhiều nguồn sản xuất khác nhau.
Hai dòng tranh Ðông Hồ và Hàng Trống có những đặc điểm khác nhau về phương diện kỹ thuật, mỹ thuật, kể cả cách làm ăn.
Những nghệ nhân làng Ðông Hồ lấy nghề nông là chính; sau mùa tranh và mùa pháo thì lại quay về với công việc đồng áng cho đến tháng 7, tháng 8, thì mới quay ra làm đồ mã để bán cho ngày lễ Vu Lan (rằm tháng 7, cúng Thập Loại chúng sinh) và ngày Trung Thu (rằm tháng Tám). Họ lại nghỉ một thời gian cho đến tháng 11, 12 mới trở lại nghề làm tranh bán Tết âm lịch.
Ngược lại, nghệ nhân Hàng Trống, mặc dầu đã xuất thân từ nông dân (thôn Tự Tháp), nhưng bao nhiêu năm qua, họ đã bỏ hẳn nghề nông,cho nên ngoài việc bán tranh Tết ra, các nghệ nhân nầy còn vẽ thêm những loại tranh thờ, tranh truyện và làm các đồ phục vụ việc thờ cúng, lễ lạc và các phường tuồng như cờ, quạt, trống, lọng, áo xiêm, mũ mãng... để bán quanh năm. (Theo Nguyễn Bá Vân cà Chu Quang Trứ - Tranh dân gian Việt Nam – 1984)
Tranh Kim Hoàng là một dòng tranh trang trí có từ lâu đời, nhưng đã thất truyền từ năm 1945; dòng tranh nầy do gia tộc họ Nguyễn Sỹ và họ Nguyễn Thế, xuất phát từ Thanh Hoá, sau đến cư ngụ tại làng Kim Hoàng (tỉnh Hà Tây) từ năm 1770. Tại đây, họ cố gắng phát triển để lớn mạnh. Những rồi những biến động đã tác hại lớn. Nạn lụt năm 1915 tại vùng Hà Tây đã cuốn đi một số lớn bản khắc tranh Kim Hoàng. Sau đó, đến năm 1945-1946, chiến tranh Việt Pháp bùng nổ, cư dân sơ tán, lại thêm nạn đói 1945, khiến họ phải bán gỗ đổi gạo để cứu mạng sống. Tranh Kim Hoàng thông thường in trên giấy dó, màu hừng điều và tàu vang, không quét nền.
Dòng tranh nầy dường như thất truyền. Hiện nay chỉ còn lưu lại một số phiên bản hiếm hoi: Tranh “Ðức Lưu Quang”, tranh “Phúc mãn đường”, tranh “Gà lợn”. Những tranh nầy được bảo lưu tại Viện Bảo Tàng Mỹ Thuật Huế. Theo những công trình nghiên cứu, thì tranh Kim Hoàng có đường nét tinh vi hơn tranh Ðông Hồ, nét khắc dũng mảnh hơn và cũng không cầu kỳ như loại tranh Hàng Trống, đã “đô thị hoá” sau nầy.
Tranh thờ tập trung trong những chủ đề sau đây: (a) Những tranh cúng gia tiên đầu năm: gồm bức tranh ba vị Thổ Công, Tiên Sư và Táo Quân, bên cạnh đó còn có những tranh các khí dụng, cung tên, các tranh hổ trắng, hổ vàng, ngựa, trâu, heo và tranh hai vị thần giữa cửa nhà. (b) Những tranh cúng thế mạng: gồm tranh đàn ông, đàn bà, bé trai, bé gái gọi chung là những "con ảnh" mà dân gian xưa tin rằng sẽ thay cho chủ nhân, chịu đựng những tai ách khi bị đày xuống cỏi âm ty. So với bộ tranh cúng thế mạng là những con ảnh cùng loại ở miền Nam, đầu đội mũ xưa, có mang bài ngà, hoặc đội kim bôi và hai chữ Hán, Nam Nữ hai bên, thì tranh làng Sình thanh thoát hơn và nổi bật hơn nhiều. (c) Bộ tranh "cúng quan sát" (cúng bệnh cho trẻ con) gồm các tranh bà Càn Thát, Phạm Thiên Vương, Tướng bắt Trẻ, Thập Nhị Thời Thần, vừa có nét giản phác (như loại tranh 12 con giáp), lại vừa có nét uy nghiêm, như ba Thần Tướng vừa trình bày ở trên. (d) Bộ tranh cúng bà bổn mạng: chỉ có một ảnh bà phục trang nghiêm chỉnh, an toạ, có thị nữ cầm quạt đứng hầu bên cạnh. Tùy theo năm tháng sinh của người phụ nữ, mà nơi bà ngồi có thể là đài sen, có ngai ngay trên lưng con cá chép, con rồng hay con voi trắng,và số lượng những thị nữ hầu từ 2 đến 12 người.
Thờ Thần Ngũ Hành rất phổ biến trong lề lối thờ cúng bình dân Việt Nam. Thờ phụng thần Ngũ Hành là một thể loại tín ngưỡng vạn vật linh thiêng rất phổ biến trong nhiều dân tộc Á Đông. Tín ngưỡng nầy bắt nguồn một phần từ Trung Hoa, phần khác là do ảnh hưởng của tín ngưỡng thời sơ sử. Tư tưởng nầy nhấn mạnh sâu sắc từ việc tiếp thu học thuyết Âm Dương trong Kinh Dịch và Ngũ Hành trong Kinh Thư.
Tất cả phản ánh những nhận thức căn bản của con người thời cổ đại khi đứng trước những vấn đề thiên nhiên, thần linh và tai ách trong cuộc sống của họ.Thuyết Ngũ Hành có thể hiểu được là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới của vũ trụ. Điều nầy đã bổ sung cho thuyết Âm Dương thêm hoàn chỉnh. Với năm chất liệu cấu tạo nên vạn vật: kim, mộc, thủy, hoả, thổ được phát triển theo hướng vận động "ngũ hành tương sinh" và "ngũ hành tương khắc", nhằm chứng minh sự vận hành của vũ trụ.
Người bình dân Việt Nam đã ứng dụng thuyết nầy với những nhận định thực tiễn và đơn giản: chẳng hạn như vùng nào thường xảy ra hoả hoạn, nhất là trong thời kỳ viêm nhiệt thì hành Hoả được lập miếu thờ. Vùng có sông nước, duyên hải thì thờ Thần Thủy (Mẫu Thoải). Vùng rừng núi thì thờ bà Chúa Thượng Ngàn. Vùng trống lúa thì thở thần Thổ. những sắc phong của triều đình trước đây thường ghi là Hoả Đức (hay Kim, Mộc, Thủy, Thổ) Thánh Nương, trứ phong Dực bảo trung hưng, Thượng đẳng thần".
Thổ công là vị thần nầy rất phổ biến trong việc thờ phụng trong gia đình. Mỗi khi trong gia đình có những tai ương xẩy ra, việc đầu tiên trong ý thức tín ngưỡng là xem xét lại việc thờ ba vị thần nầy đã trúng quy cách nghiêm trang chưa? Thần Thổ Công trông nom mọi việc trong bếp núc; thần Thổ Địa trông nom mọi việc trong nhà cửa, đất đai kể cả vấn đề phong thủy; thần Thổ Kỳ trông nom việc chợ búa cho đàn bà hay việc sinh sản mẫu vật ở vườn đất. Khi thiết lập bài vị của ba vị thần nầy thì phải ghi rõ: "Đông trù tư mệnh Táo phủ Thần quân. Thổ địa long mạch tôn thần. Ngũ phương, ngũ thổ phúc đức chính thần". Trong ba vị thần nầy, đứng hàng đầu vẫn là Thổ Công, vì theo nhận định thì "Thổ Công chính là vị thần trông coi mọi việc gia cư, định việc họa phúc của con người và gia đình tín chủ".
Nghiên cứu sự phát sinh, phát triển trong việc thờ cúng nầy cho thấy rõ: việc thờ phụng ba vị thần nầy đã phản ánh quá trình định cư của con người, đồng thời ổn định cuộc sống của cư dân phát triển nghề lúa nước. Trong hệ tư tưởng, mái nhà là trung tâm của mỗi gia đình, là đơn vị chính cơ sở của cộng đồng xã hội - xã hội nông thôn Việt Nam - thì ở đây, công việc nội trợ được đặc biệt chú trọng, đồng thời đề cao vị trí vai trò của người phụ nữ - người mẹ - trong cuộc sống gia đình.
Trong việc thờ cúng tại đình làng, bên cạnh việc thờ vị Thành hoàng là chủ chốt, lại còn thờ hai vị Khai Canh và Khai Khẩn. Cũng có một số làng vị Khai Canh, Khai Khẩn cũng đồng thời là Thành hoàng của làng đó.
Khai Canh, Khai Khẩn là nhân thần, tức là nhân vật có thật. Khai khẩn là người điều động việc mở mang đất đai thôn xóm để kiến tạo nhà cửa, đường sá, cầu cống, khai lạch, đào giếng. Còn Khai Canh là vị hướng dẫn dân chúng làm ruộng nước, ruộng khô, trồng cây ăn quả, trồng cây dựng nhà cửa. Họ chính là người tiên phong trong việc xây dựng làng xóm ban đầu. Họ cũng thường là thủy tổ của làng, là người ở vào thế hệ đầu tiên đến khai sơn phá thạch. Thành thử việc tôn thờ, cúng tế, tán thán công đức là một hình ảnh thuần đạo lý, khuyên dạy con cháu về sau nên "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".
Tuy nhiên, vấn đề Khai Canh, Khai Khẩn cũng tùy theo trường hợp kiến tạo làng. Chẳng hạn như tại các làng xã ở miền Bắc Việt Nam do làng xã được thiết lập từ lâu đời, có nơi từ thời đại đồ đồng sắt, cho nên thật khó để xác định rõ ai là vị Khai Canh, Khai Khẩn.
Những thần phả của những làng vùng đất Bắc chỉ chép về giai đoạn sau cho nên không truy nguyên được. Còn những làng xã miền Nam Việt Nam, thì toàn là những nơi khai phá hay do chủ trương của nhà cầm quyền tổ chức hàng loạt làng xã trong một lần, phân chia có kế hoạch, cho nên đã không có vị Khai Canh, Khai Khẩn.
Đa số những làng xã miền Trung, qua những đợt tổ chức di dân vào phía nam, tìm nơi lập ấp, nên các vị Khai Canh, Khai Khẩn đã được xác định rõ. Những vị nầy đã đứng ra điều hành, tổ chức khéo léo, vận động mọi người và củng cố làng xã ban đầu chống lại mọi chướng ngại.
Ngũ Hành Nương Nương là năm vị nữ thần quan trọng trong lễ bái của dân gian Việt Nam, biểu tượng cho năm chất cấu tạo ra vũ trụ. Theo quan niệm cổ truyền thì vũ trụ sanh nên biểu tượng những nhân vật nữ được gọi là "Năm Mẹ": Thổ Đức Thánh Phi, Hoả ĐứcThánh Phi, Kim Đức Thánh Phi, Thuỷ Đức Thánh Phi và Mộc Đức Thánh Phi. Người bình dân thường tin rằng: Năm vị nữ thần nói trên có những quyền năng đối với các nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim loại, nước nôi và cây gỗ (Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ). Do đó, được đông đảo quần chúng tôn thờ dưới mọi hình thức, nhất là những vùng nông thôn và ven đô. Bài vị của Ngũ Hành thường được thờ trong những am, miếu, điện; gần đây có phong trào thay thế bài vị của Ngũ Hành Nương Nương bằng những loại tượng đúc bằng xi măng hàng loạt; mỗi vị sơn một màu riêng, phù hợp với năm tính chất: vàng, đỏ, xanh, trắng và tím.
Ngoài Ngũ Hành Nương Nương vừa nói trên, có nhiều nơi lại còn thờ thêm "Nhị Vị Công Tử" hay là "Nhị Vị Công Nữ", gọi là Thánh Cô và Thánh Cậu. Theo những nghiên cứu của các nhà phong tục học thì đây là sự ảnh hưởng của cách thiết lập những điện thờ nữ thần Thiên Y A Na (Bà Chúa Tiên, Bà Chúa Ngọc), tức là biến tướng của Bà Mẹ Xứ Sở Pô Inưga của người Chăm Pa (Chiêm Thành).
Toàn danh hiệu của vị nữ thần La Sát là Phổ Thiên Chi Hạ La sát Thánh Nương, còn được gọi là "Bà Thánh Anh La Sát". Nguyên gốc từ loài "chằn" Rashasha của đạo Bà La Môn, được hội nhập vào tín ngưỡng của người Khmer, rồi được dân gian hoá, thờ phượng trong nhiều đền miếu. Theo Phật Giáo thì quỷ La Sát Ha Ly Đế (Hariti) hay bắt con nít đem về cho con mình ăn thịt; sau đó, đức Phật (?) cảm thương, nên đã dùng phép thần thông bắt đứa con của quỷấy tên là Tân Già La (Pingala) nhốt dưới một chiếc bát. Quỷ La Sát thương con, cho nên đã đến cầu khẩn xin đức Phật tha tội. Đức Phật khuyên mẹ con chúng quy y Phật Pháp, cải tà quy chánh, nhưng con quỷ nầy lại ngần ngại, vì lũ con quá đông, nếu bỏ thịt người thì tất cả những đứa con của mình đều đói khát. Đức Phật hứa giúp chúng, cho nên, ngày nay mỗi trưa, trước khi lên qua đường thọ thực, chư tăng có tục cúng mẹ con quỷ La Sát và các loài ma quỷ khác. Về sau, quan niệm La Sát Nương Nương (tức Thiết Phiến Công Chúa), mẹ của Thánh Anh Đại Vương (tức Hồng Hài Nhi) trong truyện Tây Du Lý nhập vào trong sự tích nầy. Theo những truyền thuyết trong dân gian thì La Sát Nương Nương có 26 người con, thường làm hại trẻ sơ sinh và thiếu nhi.
Như vậy, đây là vị thần vừa mang tính ác, lại vừa mang tính thiện, cho nên cũng thường được cầu cúng. Bài vị La Sát Thánh Nương thường được thờ trong miếu trước sân đình, hậu cần có Chúa Động Tiên Nương (Bà Chúa Động), Cô Hồng, Cô Hạnh.
Thất Thánh Nương Nương còn được gọi là Bảy Bà tức là bảy nàng tiên ở cung Diêu Trì của Tây Vương Mẫu và thường phục vụ cho nhân vật nầy. Các nàng tiên nầy là nữ thần của giới đồng cốt ở Trung Quốc, có tên theo màu áo thường mặc của mỗi người như Hồng Tiên Nương, Thanh Tiên Nương, Tử Tiên Nương, Bạch Tiên Nương, Hoàng Tiên Nương. Lục Tiên Nương và Lam Tiên Nương. Trong Tây Du Ký có kể lại những nhân vật nầy. Một số nơi khác thì Thất Thánh Nương lại đồng hoá với Thiên Y A Na cho nên bàn thờ lại còn thêm một người con trai và một người con gái. Thất Thánh Nương Nương thường thờ bằng bài vị, có nơi được tạc bằng tượng có tô màu theo kiểu áo. Phổ biến về việc thờ nầy trong vùng Cai Lậy, Cái Bè, Vĩnh Long.
Vào đầu năm, phụ nữ miền Trung Việt, nhất là những người mới kết hôn, mong sinh con cái, mẹ tròn, con vuông thì thường đến cúng vái tại những đền miếu có thờ 12 Mụ Bà. Tục thờ nầy vốn có từ lâu, từ vùng Sài Gòn, Chợ Lớn, sau được phổ cập khắp nơi. Nhiều bức tranh thờ 12 Mụ Bà cũng được bày bán loại tranh thờ. Nhiều ngôi chùa Việt hay chùa Hoa đều có thờ 12 Mụ Bà, như chùa Biên Hoà, chùa Phước Tường Thủ Đức, chùa Minh Hương Gia Thạnh Chợ Lớn, một số các chùa miếu Bà của người Hoa các nơi, nhất là tại điện Ngọc Hoàng, quận I Sài Gòn có thờ một bộ tượng Bà Mẹ Sanh, gồm 12 tượng bằng gốm men màu (Quảng Đông Diêu) do lò gốm Cây Mai sản xuất. Tục thờ 12 Mụ Bà là một thể loại tín ngưỡng của người Việt tiếp nhận từ Trung Hoa sang.
Theo truyền thuyết Trung Hoa thì tục thờ 12 Mụ bà có từ thời Tây Hán, và sau được giải thích trong bộ truyện "Phong Thần Diễn Nghĩa". Theo trong truyện Khương Tử Nha phụng chỉ Ngọc Đế phong cho 3 vị tiên đảo là Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu nắm giữ cái Hỗn Nguyên Kim Đẩu (đấu vàng). Đời người trước sau đều chuyển kiếp từ cái "Kim Đẩu", tức là cái "Tịnh Quyên" hoặc "Sản Bồn" (chậu nước tắm trẻ em sơ sinh). Vân Tiêu, Quỳnh Tiêu và Bích Tiêu, thường gọi là "Tam Cô" là môn đồ của Quy Linh Thánh Mẫu; ngày nay gọi là "Chú Sanh Nương Nương". Chú Sanh Nương Nương còn gọi là "Thụ Tử Thần" (Thần Ban Cho Con), gồm 12 bà chị (Thập Nhị Thư Bà), Thập Nhị Bảo Mẫu, Thập Nhị Đình Nữ, ngẫu tượng hình là 12 tượng nữ bồng con, cho bú, tắm rửa, hay tay dắt tay bồng, đứng ngồi trong 12 tư thế khác nhau.
Tên 12 Mụ Bà gồm có (1) Trần Tứ Nương là bà chị "Chú Sanh" (2) Vạn Tứ Nương là bà chị "Chú Thai" (3) Nguyễn Tam Nương là bà chị "Giám Sanh", (4) Tăng Ngũ Nương là bà chị "Bảo Tống" (ẵm con), (5) Lâm Cửu Nương là bà chị "Thủ Thai" , (6) Lý Đại Nương là bà chị "Chuyển Sanh" (7) Hứa Đại Nương là bà chị "Hộ Sản", (8) Lưu Thất Nương là bà chị "Chú Nam Nữ" (định con trai hay con gái), (9) Mã Ngũ Nương là bà chị "Tống Tử", (10) Lâm Nhất Nương là bà chị "An Thai", (11) Cao Tứ Nương là bà chị "Dưỡng Sanh" (12) Trúc Ngũ Nương là bà chị "Bảo Tử" (bồng con). Tuy nhiên con số nầy đã không đồng nhất. Chẳng hạn như trong sách "Đài Bắc Thị Tuế Thời" có ghi rằng: "Tại những nơi như Từ Hựu Cung tại Tòng Sơn, Đài Bắc Thi, lại được phối tự, thờ đến 13 Mụ Bà. Vị thứ 13 có tên là Đỗ Ngọc Nương là bà chị "Tiếp Sanh" (đỡ đẻ)".
Tranh "Phước Thọ Song Toàn" là loại tranh Tết của làng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông, đa phần là loại tranh cỡ lớn, treo đứng lên vách phòng khách. Tranh vẽ một đứa bé cầm hai nhánh trái đào (hàm ý: trường thọ) đứng giữa vườn hoa thơm (hương viên) đủ loài hoa quý (mẫu đơn) biểu trưng cho đa phước.
Tranh "Thần Hổ Trấn Trạch" thường treo ở trung dường. Tranh vẽ một mãnh hổ oai vệ. Tranh dựa theo truyền thuyết trong sách "Sơn hải Kinh" ghi rằng: Hai vị Thần Đỗ và Uất Lũy bắt quỉ cho cọp ăn. Trong sách Phong Tục Thông Nghĩa đời Hán chép: Hổ có thể ăn ma quỉ (Phệ thực quỉ mỵ), cho nên trong loại tranh Tết dân gian cho Hổ là chúa sơn lâm; thường treo giữa nhà để trấn giữ chống lại quỷ tà.
Ngoài ra, còn có loại tranh nhỏ, đơn giản từ nội dung đến trang trí, gọi là tranh Chỉ Mã. Theo nguyên nghĩa, “chỉ” là giấy; “Mã” là ngựa. Theo nhà nghiên cứu nổi tiếng Trung Quốc về tranh dân gian là Vương Thụ Thôn, thì: Sở dĩ có từ “chỉ mã” vì ngày trước, trên những hình vẽ thần kinh, người ta thường “vẽ kèm” một con ngựa bay, ngụ ý nói: Ðây là ngựa nhà trời, sẽ chở những vị thần linh đó lên trời. Chỉ mã là tranh bùa khắc gỗ, in trên giấy, vẽ hình thần thánh, thường đốt tranh bùa ngay khi hoá vàng. Người Việt dùng chữ “đồ mã” cũng trong ý nghĩa nầy.
Tranh Thập điên là bộ tranh tương đối quan trọng nhất trong các bức tranh cổ (10 cảnh địa ngục), thực hiện cảnh khổ âm ty trong ngày lễ Vu Lan (Ðại hiếu Mục Kiền Liên cứu mẹ). Chẳng những bộ tranh của người Kinh, mà cả những dân tộc thiêu số (tày, Nùng, Dao, Cao Lan...) cũng có nhiều bộ tranh khác nhau, với sự thể hiện theo phong cách khác nhau. Cũng như tranh Thập Ðiện Trung Quốc, tại Việt Nam, loại tranh nầy thực hiện kích cỡ người to hay nhỏ, đẹp hay xấu, là tùy theo tính thiện hay tính ác, quan trọng hay không quan trọng, bố trí thành từng lớp, từ trên xuống dưới.
Theo sự nghiên cứu của học giả Maurice Durand (Imagerie populaire Viêtnamienne – 1960) thì: Bộ tranh Thập điện trên đại thể đều có những điểm tương đồng, như bức Ðệ Tứ Ðiện ở Vũ Di (Vĩnh Phú), cùng bố cục, nhưng chi tiết hơi khác. Tuy không ghi rõ xuất xứ, nhưng phong cách thì hơi giống tranh Vũ Di...
Nội dung và đề tài của tranh Tết nước ta có thể được chia ra làm nhiều loại sau đây: Tranh chúc tụng: Gà đại cát – Nghinh Xuân – Gà thư hùng – Gà mái và đàn con - Lợn đàn – Vinh hoa – Phú quý... Tranh thờ các vị Thánh: Thánh Ðạo Hưng Long – Tam Thanh Quan - Ngọc Hoàng Thượng Ðế - Ðặng Nguyên súy – Mã Nguyên súy ... Tranh thờ: Táo quân - Vũ đinh – Thiên Ất - Thập điện – Ngũ hổ - Tứ phủ - Tam phủ - Liễu Hạnh Thánh mẫu - Thượng Ngàn Thánh mẫu - Mẫu thoải – Ông Hoàng cưỡi ngựa - Thổ công - Thổ địa... Tranh châm biếm: Ðánh ghen - Thầy đồ cóc - Hứng dừa – Ðám cưới chuột – Văn minh tiến bộ... Tranh sinh hoạt xã hội: Sĩ nông công thương - Chợ quê – Tre sen – Ðánh vật - Thầy bói mù... Tranh cảnh vật: Cá chép trông trăng - Tứ quý - Tố nữ... Tranh lịch sử: Trưng Vương khởi nghĩa – Bà Triệu Ẩu – Hưng Ðạo vương – Vua Quang Trung... Tranh truyện: Thạch Sanh Lý Thông - Lục Vân Tiên - Nhị Ðộ Mai – Trê Cóc...
Những nhà nghiên cứu tranh thờ nguyên thủy thường khởi đầu tìm hiểu tính chất chính ở trong những thể loại tranh của dân tộc ít người, hình ảnh của thời đại xa xưa. Trên các vùng miền núi phía Bắc Việt Nam, đã từ lâu, tồn tại một dòng tranh thờ của các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, cũng như ở những dân tộc Tây Nguyên trong lễ Bỏ Mã. Trong nghiên cứu, những nguyên bản tranh nầy có niên đại vào khoảng 200 năm trở lại đây, một số được bảo lưu ở các Viện Bảo Tàng trong nước cũng như ở ngoài nước.
Tranh bùa là loại tranh xưa nhất của các dân tộc ít người vùng Ðại Lý (Vân Nam), với những đường nét thô sơ, dùng toàn mực đen, nhưng đầy sức truyền cảm. Ðây là thể loại tranh thờ đầu tiên, còn cổ hơn những tranh Phật khắc ván đời nhà Ðường (TQ).. Họ vẽ tranh Thần Nông, Thần Gió, Thần Lúa Non, Thần Súc Vật, có dụng ý muốn tránh thiên tai, thủy họa thường giáng xuống cho sắc tộc của mình. Trong cuốn “Cổ Ðại Dân Tục học” nhà nghiên cứu Vương Thu Thôn viết: “Thời đó, vào khoảng Thanh Minh, đường phố tràn ngập tranh bùa; vào Tết Nguyên Ðán, các nghệ nhân sản xuất vô số loại tranh, đặc biệt là tranh trấn trạch”. Trong thời nầy, Hàng Châu là trung tâm sản xuất tranh thờ miền xuôi cũng như miền núi. Tranh đó được truyền bá sâu rộng, sang các nhiều nước, kể cả Việt Nam.
Tín ngưỡng của các dân tộc thường được thể hiện qua tranh thờ và bùa chú. Rất nhiều con cháu, môn sinh của các Thầy Mo, Thầy Tào, Thầy Cúng còn cất giữ những loại tranh thờ nầy, dùng làm vốn liếng cho nghề nghiệp truyền lại. Cho đến nay, vẫn chưa có sự đánh giá đầy đủ về các thể loại nầy. Những cuộc nghiên cứu gần đây về tranh miền núi chỉ khái quát hoá, chưa tìm ra nguồn gốc, thời gian xuất hiện, cũng như những biến thể của từng loại tranh miền núi.
Tuy nhiên, người ta đã tìm thấy một số tương quan giữa loại tranh thờ các dân tộc ít người và ở miền xuôi. Những quan hệ nầy không chỉ ở quan niệm cơ bản, hình thức thể hiện, mà cả ở sự thống nhất về mặt tư tưởng triết học Nho, Thích, Lão, trộn lẫn với nền tín ngưỡng bản địa. Những tranh thờ miền núi không do những nghệ nhân chuyên ngành, mà lại do các thầy mo, thấy cúng, thầy pháp, nhân khi vẽ bùa, đã thêm thắt những hình ảnh tương tự, để tính chất lễ bái thêm trang trọng. Thành thử không còn được bảo lưu lâu dài; tất cả đều bị đốt cháy, hoá mã, sau khi cúng xong.
Nhìn chung, nội dung của những tranh thờ nầy nói lên sự lễ bái cung kính cần thiết, tránh những tai ương, làm điều thiện, nhất là tín ngưỡng cung kính.
Tranh thờ miền núi, theo tính chất nầy, đã được phân chia thành nhiều loại, mỗi loại có nhiều bức, họp thành một bộ. Nổi tiếng là: Tranh Thập Ðiện, tranh Diêm Vương, Tranh Ngọc Hoàng Thượng Ðế, tranh Thần Mưa, Thần Gió, Thủy Thần, Sơn Thần, Ðịa Thần, Long Thần. Không loại trừ những loại tranh mang ý nghĩa Phồn thực (sinh sản con cái). Ở dân tộc Nùng, có loại tranh khắc gỗ “liên hoàn” trình bày từng mẫu chuyện huyền hoặc (Hội Hai, Hội Lồng Thồng); đây là tranh bột màu, vẽ thẳng lên giấy, nét tự nhiên, không khắc lên bản gỗ. Thỉnh thoảng cũng có những loại tranh dùng để trừ ma, trấn quỷ rất nhiều: Môn Thần, Huyền Ðàn Trấn Môn, Tử Vi Trấn Trạch, Vũ Ðinh, Thiên Ất... tất cả đều chịu ảnh hưởng của nền tín ngưỡng dân gian Trung Quốc. Những loại tranh Táo Quân, Thần Hộ Mạng, thì khá phổ biến trong tranh thờ dân gian Trung Quốc và Việt Nam, thì lại vắng bóng trong loại tranh miền núi. Ðiều dễ hiểu là những tộc người nầy sống gần gủi với thiên nhiên, rừng núi, nhiều hơn là trong nhà sàn. Ngoài ra, cuộc sống cộng đồng dân tộc ít người đã hướng họ về những lễ hội, diễn xướng ngoài trời, trong hang động, rừng sâu, mang tính chất phồn thực, nhiều hơn là các lễ lượt đình chùa, vốn ít xây dựng ở những vùng đất nầy. Lễ chọi trâu, đâm trâu, lễ bỏ mã, lễ cầu mưa, hội lễ giao tình... tất cả nói lên tính khoáng đạt với thiên nhiên hơn là những tập tục rườm rà.
Nhìn chung lại, tranh thờ ngày Tết ngày một mai một hay biến chất, nhưng vẫn là vết tích của nghệ thuật tạo hình dân gian rất giá trị. Việc bảo lưu và sưu tầm ngày càng khó, mặc dù có những cuộc phục chế, nhưng vẫn không giữ được nguyên bản xa xưa.
Những tư liệu chung quanh ngành tranh mộc bản ở Huế rất hiếm hoi, nhưng những nhà nghiên cứu đề nhấn mạnh đến nhu cầu về hàng mã trong thờ phượng, cúng tế, đồng bóng vùng đất nầy rất cần thiết. Chính sự khai phá vùng Đàng Trong, khiến cho những người trên đường Nam tiến càng xa các nguồn cung cấp vốn có, như tranh làng Mái (làng Đông Hồ), nhất là trong điều kiện giao thông trong giai đoạn xây dựng Hoá Châu.
Vùng Hoá Châu thử đó, với mật độ dân cư tương đối lớn, những hoạt động thương nghiệp đang trên đà thịnh đạt, mà tài lịêu trình bày trong Ô Châu Cận Lục giới thiẻu như là môt địa bàn văn hoá chỉnh thể. Chính những nhu cầu và điều kiện nầy đã khiến liên tưởng đến lànglại Ân, môt vị trí sát thành Hoá Châu, đã hình thành nghề làm tranh tín ngưỡng, do Phan Cảnh, Phan Lương của họ Phan điều khiển trở thành hai vị Thành Hoàng và Khai canh của làng. Có thành trì, có chùa chiền, dân cư trù mật, nên làng Sình đủ điều kiện để phát triển nghề tranh mộc bản.
Nhìn chung, ngoài làng Sình ra, cho đến nay, ở cố đô Huế, chưa có một làng nào phát triển nghề vàng mã, tranh tượng đó. Thành thử, nghề làm tranh của làng Sình suốt trong thời kỳ phong kiến chúa Nguyễn, kể cả giai đoạn của các chuá Nguyễn trước đó, không bị cạnh tranh nghề nghiệp nào; đã vậy, thị trường tiêu thụ hồi đólại rộng rãi, không chỉ cung cấp cho nhu cầu của tỉnh Thừa Thiên, mà gần như cả vùng trung Trung Phần nữa.
Cho đến nay, không còn giữ được những tư lịêu được ghi chép thành văn trong Hương ước hay thần phả tại đình làng Sình (Lại Ân) hay tư liệu ghi chép hồi ức từ trước nói về thời điểm nào hình thành nghề tranh của ngôi làng nầy. Tuy nhiên, qua những nghiên cứu, do nhu cầu hàng mã dùng trong tế tự cũng như tranh dân gian cầu cúng hàng năm đã im đậm nét từ nhiều triều đại trước. Vào đời nhà Trần, cũng như đời nhà Hồ và Hậu Lê, những quan chức phục vụ tại vùng châu Hoá đã quen truyền thống tế tự, cầu đảo, cúng tế vào những ngày đầu năm, các tiết lễ cũng như những dịp đặc biệt.
Vùng nầy cũng thường đưọc mệnh danh là nơi "ô châu ác địa", dân chúng trong vùng thường gặp nhiều thiên tai, thủy họa, bao nhiêu nguy hiểm trên bộ, dưới nước, sơn lam, chướng khí, những đe doạ của chiến tranh liên tục, biết bao nhiêu oan hồn, uổng tử, đồng thời, qua những cuộc tranh giành quyền lực của nhiều phe phái, cộng thêm cả một hệ thống di tích tín ngưỡng của người Chàm bản địa để lại, cho nên tranh thờ cúng trở thành nhu cầu cần thiết.
Tất cả những sự kiện vừa kể trên đã khiến cho những người Việt từ Đàng Ngoài di cư vào nam đến vùng đất Hoá Châu, từ quan chức cho đến dân nghèo phải tìm đến môt thế lực phù trì cho mình: đó là con đường dẫn đến việc thờ phượng các thần linh dù là thiên thần, địa thần, nhân thần, sơn thần và cả tín ngưỡng phồn thực nữa. Trong những phương thức thờ cúng đa thần như vừa nói, cầu cúng theo Đạo giáo lại thường phù hợp với nguồn tín ngưỡng dân gian. Trong tinh thần đó, có tập tục nhương sao, giải hạn, tổ chức hàng tháng, hàng năm, hàng quý. Lễ cúng bà, lễ cúng Tiên Sư trong những ngày đầu năm, vào ngày 9 tháng 1 âm lịch thì cấn đến những loại tranh Ông, tranh Bà. Lễ cúng "bổn mạng" kéo theo các tập tục cúng tế thành: thành ra mắt, thành thai của phụ nữ, thành lệ. Phải có nhiều loại tranh cúng "thế mạng" cho từng trường hợp đó. Lễ "cúng đất" rất thịnh hành tại Hoá Châu. lễ cúng theo xuân thu nhị kỳ, dâng cúng thổ thần, địa thần, nhân thần, kể cả những loại cúng về "Chăm, Chợ, Mọi, Rợ"..., đã đòi hỏi bao nhiêu thứ áo mão, giày giép, áo binh, giấy tiền mã cho từng loại. Thành thử, do những nhu cầu tín ngưỡng, cầu cúng, vùng với những yếu tố cơ duyên, đã tạo nên một làng vẽ và in tranh, để phục vụ cho nền tín ngưỡng dân gian..
Những phong tục, hội lễ đất kinh kỳ càng phức tạp thêm đã khiến cho việc sáng tạo tranh càng thêm phát triển. Phong tục đó có sức hút đối với cư dân khắp các xứ miền Trung, vào tận cực Nam, và ra tận những vùng Quảng Trị, Quảng Bình, Nghệ An, cạnh tranh với loại tranh làng Hồ, tranh hàng Trống.
Nhiều chuyên gia đã đặt vấn đề: liệu trong số những người di dân đến làng Sình có con dân của làng Đông Hồ vào hay không để phát triển nghề làm tranh mộc bản nầy? Đa số những tranh làng Sình đều hướng về việc tranh thờ và tranh cúng lễ hơn là để trang trí bình thường trong nhà cửa.
Tuy nhiên, qua những bản khắc gỗ còn bảo lưu lại cho đến ngày nay hay được phục chế, tái tạo và các mẫu tranh còn tồn tại đến nay, thì chúng ta có thể hình dung được một làng tranh giản phác gần đất Thần Kinh. Như đã nói, tranh làng Sình đa số là tranh thờ cúng, tranh Thần Phật, để phục vụ tín ngưỡng dân gian. Theo nhận định của một số nhà biên khảo Việt Nam thì: Tranh làng Sình là lưu ảnh của tư tưởng Việt trước một thiên nhiên huyền bí và linh dị, cuộc sống con người bị chi phối rất nhiều tai họa, được hình dung thành những vị thần, mà con người càng phải tranh thủ, thậm chí phải có hình nhân để thế mạng
Về phương diện kỹ thuật thì những tranh làng Sình đều là tranh giấy in từ những bản khắc gỗ lấy nét và những mảng đen. Một số tranh chỉ cần in màu đen xong thì được xem là hoàn chỉnh (như các bức tranh trâu, heo và mười hai con giáp, thập điện Diêm Vương). Nhưng số khác thì lại còn điểm xuyết thêm vào một số màu tự nhiên như tranh con trâu, tranh lễ thành. Một số thì tô màu nhiều hơn và hoa hoè hơn như tranh Thần Tướng, tranh Thánh Mẫu, tranh Đức Ông... những một số mảng vẫn còn để nguyên màu đen.
Ngày trước thì những bức tranh làng Sình dùng màu sắc tự nhiên, ấy từ thực vật, kim loại hay là loại sò điệp; nhưng về sau thì lại dùng những loại phẩm hoá học, nhưng thường là ba màu căn bản lả màu đỏ, màu xanh, màu vàng. Màu chính đệm thì vẫn là màu đen.
Từ đó thì những nghệ nhân làng Sình bắt đầu pha chế thành nhiều màu phụ khác nhau để tô điểm cho tranh mộc bản. nhưng dùng quá lạm, cho nên bản sắc tranh dân gian ngày trước đã không còn nữa và khó nhận diện được nguyên bản. Một trong những bức tranh làng Sình nổi tiếng nhất và cũng được đánh giá cao trong loại tranh dân gian là bứa họa về bà Mẫu Thủy Cung (Mẫu Thoải). Trong tranh, bà cưỡi cá chép vượt trên sóng nước giữa một bầu trời mây giăng khắp nơi. Trên đầu có lọng tàng che phủ lấy. Chiếc mũ xinh xắn, nhiều màu rực rỡ với những họa tiết hoa lá; dáng điệu của bà cũng thanh thoát, nghiêm trang. Tất cả những đường nét trong tranh đang trong tư thế chuyển động. Đuôi cá cong vút lên, quẫy trong không khí, như đẩy con thuyền đi nhanh và xa hơn. Hình sóng trên biển cả là những hoa văn thủy ba gồm những vòng tròn xoáy đồng tâm với những tia nước bắn ra xa. Những đám mây được cách điệu hình mây đang cuốn, mây bay, vói nội dung diễn tả cơn sóng gió đang gầm thét lên, theo sự tích cũ để diễn đạt đầy ý nghĩa. Nhìn chung thì hình bức tranh diễn tả bà Mẫu Thủy Cung trong tư thế uy nghi, cương quyết vượt qua cơn sóng gió nhưng vẫn toát ra vẽ từ ái của nhân vật đầy huyền thoại cứu nhân độ thế nầy.
Những hình thức hội họa nầy bao gồm: cách ghép mảnh sành, tranh khảm xà cừ, tranh sơn mài, tranh thêu, tranh gương, tranh đan mây, mành tre. Cũng từ những dạng thức nầy, có thể nhận thức được những di tích văn hoá đất cố đô; dù cho đó chỉ là ngành hội họa thuần túy về trang trí. Ngoài những tác phẩm tồn tại môt cách độc lập, thể hiện chân dung của các bậc quyền quý được thờ phụng ở những đền tháp, phủ đệ, miếu vũ, hay chân dung của những vị cao tăng thiền đức nổi tiếng tại những ngôi chùa Huế, ở những danh lam, cùng với những tranh phong cảnh xuất hiện muộn màng và hiếm hoi, thật khó lòng tìm kiếm cho được một tác phẩm tiêu biểu.
Quy trình sản xuất tranh làng Sình phải trải qua nhiều công đoạn; trong mỗi công đoạn lại đòi hỏi công sức thao tác, sự khéo tay và óc sáng tạo của từng nghệ nhân do kinh nghiệm mà ra. Cào điệp: Cào điệp là công việc cần đến sức lực của những thanh niên làm nghề trong làng. Điệp là loại động vật thuộc họ trai sò, nhưng mỏng, phẳng và trắng. Dưới ánh sáng, điệp lấp lánh màu sáng nhũ trong rực rỡ hẳn lên so với những chất liệu khác.
Người làng Sình thường chia điệp ra làm hai loại: điệp bùn và điệp bảy. Điệp bùn là loại điệp đã chết lâu ngày và sau đó dần dà lắng sâu xuống dưới bùn non; hình dáng còn lại của loại điệp nầy là những mảnh màu trắng, tròn mỏng và rất mềm. Điệp bảy là loại điệp vừa mới chết, lắng cạn và thường có lớp vỏ cứng.
Còn những người khai thác nguyên liệu về màu sắc thường đi ngược hướng với những người cào điệp. Họ thường khai thác một số cây trong vùng để làm màu; trong những loại nầy, có hai loại đòi hỏi phải dùng nhiều công phu: cây trâm và cây đung. Những loại cây nầy thường gặp ở những khu rừng già, cho nên phải bỏ nhiều công lao. Khi tìm được cây trâm thì họ chặt thành từng đoạn nhỏ mang về; sau đó, chẻ ra thật nhỏ để pha chế. Về cây đung thì chỉ khai thác lá mà thôi.
Trong việc tìm hai loại cây nầy, người thợ thường kết hợp với việc khai thác gỗ để làm nhà, làm củi đốt, làm than đốt. Khi có điệp, việc cần thiết là chế biến nguyên liệu, gọi là giã điệp. Mỗi cối giã thường có từ hai đến sáu người phụ trách. Nguyên liệu phải nhuyễn, vỡ vụn và dễ chế biến.
Kỹ thuật tranh thờ đã thay đổi nhiều, dần dà đi vào quên lãng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét