CHA GIÁNG ĐIỂN ĐỘ NGƯỜI TRONG BIỂN KHỔ
MẸ HIỂN LINH CỨU KẺ GIỮA SÔNG MÊ
KINH CẦU ĐỨC MẸ
Kim thuyền con hiền khẩn nguyệnNguyện Mẹ lành lay chuyển cho đờiKêu nhau tính giấc vậy thờiĐồng chung lê thứ thoát đời sông mêNhủ con quay về cảnh cũSao con còn mê ngủ bụi hồngNghe lời Hoàng Mẫu gắng côngY lời mẹ dạy thoát vòng biển khơiNgày nay mở đạo lập đờiCon thề hết dạ giữ lời Mẹ khuyênThành tâm con nguyện Mẹ hiềnLàm xong cho Mẹ màn Tiên Mẹ mừngNgày nay lễ bái chín từngĐồng chung nam nữ kính mừng Mẫu nghiThệ nguyện từ bi giữ dạCho con thoát đời ngươn Hạ lao phiềnMẹ lành đang mở đạo TiênDìu Cho nam nữ lên Thuyền kỳ baNguyện trên Hoàng Mẫu chương tòaDiêu Cung đoái tưởng kỳ ba dân lànhGiờ này chí nguyện tâm thànhNhờ ơn Đức Mẹ dạy rành cho con
NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG DIÊU TRÌ KIM MẪU DƯỠNG SANH BẢO MẠNG CON THƠ
Đốt hương trầm thấu đến diêu cung
Thành tâm khẩn nguyện Đức mẫu từ
Trên khói hương này kim mẫu ngự
Chứng minh con Trẻ tấc lòng thành.
Đốt hương trầm thấu đến diêu cung
Thành tâm khẩn nguyện Đức mẫu từ
Trên khói hương này kim mẫu ngự
Chứng minh con Trẻ tấc lòng thành.
KINH MỪNG MẸ
Thành tâm khẩn nguyện tại tiềnCon mừng Hoàng Mẫu tịnh thuyền giáng lâmVì con nay đã lạc lầmNhờ ơn Hoàng Mẫu ân thâm dạy truyềnCon mừng con gặp phước hiềnNgày nay mừng Mẹ đạo tiên chỉ bàyCon mừng Mẹ ở chương đàiCon mừng Mẹ dạy đạo rày Cho conKỳ ba con quyết giữ trònLàm vui Cho Mẹ lòng son mới mừngCon mừng Mẹ ở chín tầngTừ bi bủa khắp chỉ chừng Cho conCon mừng đại đạo vuông trònCon mừng Mẹ bỏ lầu son xuống trầnCon mừng Hoàng Mẫu ân cầnCon mừng con gặp phước hồng ngày nayCon mừng Mẹ xuống trần aiCon đây mừng Mẹ thiên thai mới vềCon đây mừng Mẹ hầu kềCon cầu xin Mẹ trở về trần gianVì con gặp cảnh trái ngangCon cầu xin Mẹ trần gian dạy bàyNgày nay Mẹ phế chương đàiCon đây mừng Mẹ gặp ngày lo tuXưa nay con mãi mê mùNgày nay tỏ rạng nhờ ơn Mẹ hiềnCon mừng Mẹ lập tịnh thuyềnCon mừng con gặp Mẹ hiền là mayNgày nay con quyết cao bayBay theo đức Mẹ thiên thai trở vềNgày nay mừng Mẹ hầu kềLấy lời châu ngọc vỗ về cho conKỳ tam giữ đạo cho trònCon không để Mẹ lầu son Mẹ hờnChữ tu quyết chí chớ sờnCon làm Cho Mẹ khỏi hờn lòng conNgày nay mừng Mẹ đã trònCúi đầu đảnh lễ lòng con kính thành
NAM MÔ DIÊU TRÌ KIM MẪU VÔ CỰC ĐẠI TỪ TÔN DƯỠNG SANH BẢO MẠNG CON THƠ
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
ĐỜI NAY NGƯƠN MẠT KIẾP ĐÃ TỚI.MỌI NGƯỜI ĐỀU CẦN PHẢI HƯỚNG ĐẾN TÂM LINH MÀ LO TU NIỆM.
Ở thế gian chúng ta có bà mẹ Trần Thế ,bà mẹ này đã và đang thương yêu đùm bọc che chở và nuôi nấng chúng ta từ lúc lọt lòng mẹ cho đến ngày khôn lớn và chúng ta chỉ biết duy nhất có bà mẹ này thôi ,nhưng ai có biết đâu tình thương yêu sự lo lắng sự che chở đùm bọc và sự nuôi nấng đó lại phát xuất từ một động lực Vô hình sâu xa ngào ngạt trong lòng của người mẹ Trần Thế mà mấy ai trong chúng ta đã hiểu rõ được nguồn gốc động lực này từ đâu mà có ,đó là luồng từ điển của bà Mẹ từ cõi vô hình cao siêu đã ban giải xuống cho tất cả những người mẹ hữu hình của muôn loài vạn vật ,đó chính là bà Mẹ Diêu Trì Phật Mẫu của vũ trụ, là nguồn cội của chúng sanh muôn loài vạn vật và đó là bà mẹ thật sự bà mẹ trường cửu của muôn đời đã tạo ra và bảo dưỡng linh hồn của chúng ta, bà mẹ Trần Thế chỉ có thể lo lắng cho chúng ta trong một kiếp hoặc nhiều lắm là 100 năm, còn bà Mẹ của vũ trụ đã lo lắng chăm sóc giáo dục và bảo dưỡng chúng ta từ kiếp này qua kiếp khác từ cuộc sống này đến cuộc sống khác trong suốt cuộc hành trình xuống thế để học hỏi tiến hóa của chúng ta . ĐẾN NAY LÀ NGƯƠN TẬN ĐỜI TÀN, MẸ CÀNG LO LẮNG CHO NHỮNG LINH HỒN CON MẸ ĐANG LẶN HỤP TRONG BỂ TRẦN MÊ MUỘI MÀ CƠN ĐẠI NẠN ĐÃ CẬN KỀ RỒI. Lại không chịu thức giác để vượt sông mê mà trở về bến giác thì chắc chắn sẽ bị chôn vùi dưới bánh xe tiến hóa và phải trầm luân qua nhiều ngươn dài thăm thẳm mới có cơ hội tiến hóa trở lại ,vì vậy Mẹ đã tìm đủ mọi phương tiện như giáng điển xuống những người Trần có tu tập đã khai mở hoặc tâm tâm tương ứng với những chơn căn Thanh nhẹ để nhắc nhở truyền dạy cho chúng ta những phương pháp tu học để thoát khỏi cảnh Hồng Trần đầy khổ đau bất trắc trong buổi HẠ NGƯƠN MẠT TẬN NÀY mà trở lại nguồn cội của mình.
NAM MÔ VÔ THƯỢNG HƯ KHÔNG DIÊU TRÌ PHẬT MẪU VÔ CỰC ĐẠI TỪ TÔN
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Kinh Cầu Đức Mẹ
Kinh Cầu Đức Mẹ
Cúi đầu con lạy MẪU HOÀNGKim thuyền Mẹ giáng cứu an con hiềnNgày nay con nguyện tại tiềnCầu xin Đức Mẹ xuống miền trần gianĐộ Cho con khỏi tai nànĐộ xong rồi Mẹ lập đàng thượng ngươnThệ lòng giữ đạo chớ sờnKỳ ba theo Mẹ hết cơn não sầuNgày nay con dại quày đầuCon theo Đức Mẹ đạo mầu ngày nayCon cầu HOÀNG MẪU chứng ràyChứng Cho bổn đạo ngày rày thành tâmThành tâm trước giữa kim thuyềnCầu xin Mẹ rưới phước hiền Cho conThề lòng rửa sạch lòng sonKỳ ba con nhứt quyết lo Tu hànhNghe lời Đức Mẹ chí thànhKỳ này con quyết đạo lành bền tâmCon cầu HOÀNG MÂU thương thầmThương dùm cho trẻ dập bầm kỳ baNgày nay giữ dạ nhẫn hòaTừ bi con quyết để mà vào tâmNhờ ơn Đức Mẹ giáng lâmChứng cho con dại bền tâm hội nàyChí tâm theo Mẹ chớ chầyNguyền xin ơn Mẹ bủa vây phước lànhCon cầu Mẹ chứng lòng thànhNgày này con giữ đạo lành bền tâmNhờ ơn Đức Mẹ cao thâmGiờ này khẩn nguyện chí tâm đợi chờ
NAM MÔ con nhứt tâm đảnh lễ cầu HOÀNG MẪU cứu độ chúng Sanh
NAM MÔ con nhứt tâm đảnh lễ DIÊU TRÌ HOÀNG MẪU Chứng mình
Nguồn gốc
NAM MÔ con nhứt tâm đảnh lễ DIÊU TRÌ HOÀNG MẪU Chứng mình
Nguồn gốc
Đức Dao Trì Kim MẫuĐức Cửu Thiên Huyền NữĐức Từ Mẫu
- Khởi nguyên vũ trụ từ khí Hư Vô phát xuất một khối ánh sáng vĩ đại mang năng lượng vô cùng vô tận gọi là Đại Linh Quang hay Thái Cực Quang, tạm gọi là Cội Đạo. Lúc bấy giờ, khối ánh sáng ấy phân tánh hóa sanh, biến hiện nên thân ảnh ba vị tận thiện tận mỹ đầu tiên là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Dao Trì Kim Mẫu và Đức Hồng Quân Lão Tổ.
- Đức Dao Trì Kim Mẫu xuất hiện tượng trưng cho sự hóa sinh muôn vật khắp cả Tam Giới từ sự vận hành kết hợp của Bát Quái Cửu Cung.
- Ngài ngự tại Dao Trì Cung, nơi tầng Tạo Hóa Huyền Thiên của Cửu Trùng Thiên. Tạo Hóa Huyền Thiên là tầng Thiên chuyên phụ trách công việc chung của cơ Tạo Hóa, dưỡng dục vạn linh. Nơi ấy có hằng hà sa số các vị Thánh, Tiên, Phật gìn giữ cho vòng xoay chuyển luân hồi nhân quả của muôn sinh được ổn định.
- Trong khu vực Dao Trì Cung rộng lớn còn có Bát Cảnh Cung là nơi vận hành Bát Quái Cửu Cung Đồ và Kim Bàn.
* Bát Quái Cửu Cung
- Thuở hỗn độn sơ khai khi chưa có chi trong vũ trụ. Một tiếng nổ lớn phát xuất, liền đó xuất hiện khối ánh sáng linh quang vi diệu, được gọi là Cội Đạo.
- Khối sáng ấy chính là Thái Cực, phát xuất ra thành hai lằn khí Âm Dương, gọi là Lưỡng Nghi.
- Âm Dương tương hiệp hóa thành Tứ Tượng là Thái Dương, Thái Âm, Thiếu Dương, Thiếu Âm.
- Tứ Tượng kết hợp, điều hòa mà biến thành Bát Quái bao gồm Càn, Khảm, Cấn, Chấn, Tốn, Ly, Khôn, Đoài và trung ương là Hư Vô nên gọi là Cửu Cung. Bát Quái Cửu Cung sinh biến không ngừng, hóa thành cả càn khôn vũ trụ, vô cùng vô tận.
- Khí thanh nhẹ ở gần với khối Đại Linh Quang, Cội Đạo, hóa nên các cõi giới vô hình thanh khiết, gọi là Thượng Giới.
- Khí trọng trược lắng đọng, ở xa Cội Đạo, kết tụ thành các tinh cầu, cõi giới hữu hình, gọi là Hạ Giới.
- Giữa Hạ Giới và Thượng Giới là khoảng không gian dung hòa giữa thanh tịnh, trọng trược, gọi là Trung Giới.
- Muôn vạn loại từ hữu hình đến vô hình, từ cổ chí kim cũng đều do hai khối Âm Quang, Dương Quang sinh biến thành. Thế nên gọi hai khối khí vi diệu ấy là Từ Phụ tượng trưng cho Dương Quang, Từ Mẫu tượng trưng cho Âm Quang. Còn khối khí Thái Cực kết hợp cả Âm Dương Quang được gọi là Từ Tôn.
* Kim Bàn
- Tại Kim Bàn nơi Bát Cảnh Cung, Đức Từ Mẫu hành pháp kết hợp hai khí Âm Dương trong Thiên Địa tạo nên Chân Thần, tức thần thức, thể trí của vạn loại sinh linh trong Tam Giới. Phần thể trí này còn gọi là Khí trong Tam Bảo của Nhân bao gồm Tinh Khí Thần.
- Việc tạo nên Chân Thần từ hai khí Âm Dương kết hợp, rồi lại lấy một điểm sáng từ khối Đại Linh Quang mà nung kết thành thần trí của muôn sinh là công nghiệp vĩ đại của Người từ thuở Khai Thiên Lập Địa.
- Tùy theo nhân duyên nghiệp quả thiện lành của một cá thể, nhóm hội hay dân tộc nào đó có sự hướng thiện nhất định, lúc bấy giờ Đức Từ Mẫu có thể xuất hiện dạy Đạo cho muôn sinh thông qua hình thức giáng linh nhập thần cho cơ bút dạy Đạo. Theo thị giả cho Người có Cửu Nương Dao Trì Cung, là 9 vị nữ Phật lo cơ Tạo Hóa, dưỡng dục và duy trì vòng tuần hoàn sinh diệt của Tam Giới.
* Các tôn danh của Đức Từ Mẫu
Lễ kỷ niệm Đức Phật Mẫu được chọn là ngày rằm tháng 8, tức 15.08 âm lịch. Tùy theo văn hóa, ngôn ngữ, cách hiểu của từng vùng miền, dân tộc mà Người có những tôn danh khác nhau, ý chỉ về một trong hai nguyên tố hình thành nên muôn loài là khí Âm.
Cửu Thiên Huyền Nữ, Cửu Thiên Huyền Mẫu, Cửu Thiên Nương Nương
Ba tôn danh trên có ý nghĩa là người mẹ huyền diệu, người phụ nữ huyền diệu nơi chín tầng trời ở Thượng Giới. Chín tầng trời này là Cửu Trùng Thiên, gọi ngắn gọn là Cửu Thiên. Trong Cửu Thiên lại có hằng hà sa số các cõi Thiên Giới, Thiên Cung khác nữa.
Tây Vương Mẫu
Theo sự vận hành Nhật Nguyệt, tứ phương tám hướng trong tự nhiên Thiên Địa, hướng ta thấy mặt trời xuất hiện là Đông, tượng trưng Dương. Hướng ta thấy mặt trời lặn là Tây, tượng trưng cho Âm. Vì thế nên vị chủ quản khối Âm Quang được gọi với tôn danh là Đức Tây Vương Mẫu.
Đức Phật Mẫu
Phật là từ ngữ chỉ về sự quang minh, tuệ giác, vô nhiễm như nhiên vi diệu chẳng thể nghĩ bàn. Người là vị đã tạo tác nên muôn vạn loài, vạn linh, nên tôn xưng Người là Đức Phật Mẫu.
Dao Trì Kim Mẫu, Dao Trì Thánh Mẫu
Nơi Tạo Hóa Huyền Thiên có một ao sen được kết tinh từ khí chất huyền ảo lấp lánh, trân quý như ngọc gọi là Dao Trì Cung. Hướng Tây thuộc hành Kim trong Ngũ Hành.
Người là vị chủ quản ở hướng Tây, ngự nơi Dao Trì, nên được muôn sinh tôn kính gọi là Đức Dao Trì Kim Mẫu hay Dao Trì Thánh Mẫu.
Đức Từ Mẫu, Đức Lão Mẫu, Đức Mẹ Muôn Loài, Đức Mẹ Thiên Nhiên
Bốn tôn danh trên ý chỉ về việc muôn vạn loại đều từ hai khối Âm Dương sinh ra, nên gọi khí Dương là Từ Phụ, khí Âm là Từ Mẫu.
Hình dạng, tính chất đặc trưng
* Khi thị hiện thân ảnh là Đức Dao Trì Kim Mẫu
- Đức Dao Trì Kim Mẫu mang dáng dấp một phu nhân trung niên, gương mặt phúc hậu đầy nét từ bi của người mẹ hiền từ khiến ai tiếp cận đối diện cũng đều có cảm xúc thân thương mãnh liệt.
- Toàn thân Người khoác Đạo Bào màu hoàng kim, như ánh bình minh sáng trong ấm áp. Trên đạo bào ấy lại điểm xuyết họa tiết là những đóa sen trắng tinh khôi, hàm tiếu có, mãn khai có.
- Mái tóc đen tuyền của Người được bới lên gọn gàng, trên đầu có giắt một chiếc trâm hoàng kim khắc hình Phụng Vũ Cửu Thiên.
- Người thường xuất hiện với Cửu Nương Dao Trì Cung và chư vị Hỷ Lạc Thiên Nữ, có Thanh Loan và Phụng Hoàng đi cùng hộ giá.
* Khi thị hiện thân ảnh là Đức Từ Mẫu
- Đức Từ Mẫu mang dáng dấp của một lão bà đầu tóc bạc phơ, trên đỉnh đầu là búi tóc quả đào, có giắt một chiếc trâm hình đóa sen mãn khai, giữa đóa sen ấy là hình ảnh Thiên Nhãn.
- Gương mặt hiền từ phúc hậu, toàn thân tỏa ra an lạc khí từ ái khiến cho những ai hữu duyên vừa nhìn thấy đều cảm động mãnh liệt. Nhìn vào gương mặt ấy, chúng sinh sẽ thấy phảng phất những nét gần gũi giống với người mẹ ruột đã sinh thành, dưỡng dục mình nơi thế gian. Đó là cảm tình của sự tái ngộ người mẹ hiền từ bao năm xa cách.
- Người khoác đạo bào màu trắng tinh khôi thuần khiết, tỏa ra một vầng minh khí an lạc dịu dàng. Người thường mang bên mình một chiếc gậy gỗ mộc mạc giản dị, trên gậy ấy có khi được giắt một bầu hồ lô chứa linh dược của Dao Trì Cung.
Sự nhầm lẫn giữa Đức Dao Trì Kim Mẫu và chư vị Thánh Mẫu Ngũ Hành
Trong dân gian, những nơi có phong tục tin thờ một vị Thánh Mẫu nào đó thì người ta thường dễ nhầm lẫn Đức Dao Trì Kim Mẫu với hai vị là Đức Thổ Địa Thánh Mẫu và Đức Kim Ngọc Thánh Mẫu trong hệ thống Thánh Mẫu Ngũ Hành.
Thánh Mẫu là danh từ chung chỉ về các nhóm Nữ Chánh Thần, hoặc Chánh Thần thị hiện hình dáng Nữ Nhân Dạng, được dân gian tôn kính gọi là Thánh Mẫu. Các vị ấy thường ở bốn phẩm vị là Địa Thần, Nhân Thần, Thiên Thần, Địa Thánh cai quản một vùng lãnh thổ nhỏ tương ứng với một thành phố, tỉnh, hay quận huyện, khu phố.
Ngũ Hành Thánh Mẫu này cũng giống như chư vị Thổ Công, Phúc Lộc Thần, Môn Thần, Xí Thần, Táo Thần vậy. Mỗi vị sẽ phụ trách cai quản độ duyên, tương tác với chúng sinh ở một khía cạnh cuộc sống nhất định như:
Thổ Địa Thánh Mẫu
Giống với các vị Thổ Công, Thổ Địa Thánh Mẫu phụ trách việc giữ gìn sự trù phú của cuộc đất nơi mình cai quản, thường chăm lo sức khỏe, thọ mạng khi sinh và tử của muôn sinh nơi đó.
Thủy Triều Thánh Mẫu, Hải Triều Thánh Mẫu
Vị Nữ Thủy Thần nơi vùng sông nước được gọi là Thủy Triều Thánh Mẫu. Vị Nữ Thủy Thần nơi vùng biển thì được gọi là Hải Triều Thánh Mẫu. Các vị này gìn giữ mực nước được ổn định điều hòa, nguồn nước trong sạch tinh khiết đảm bảo muôn sinh được sống sung túc an toàn trong khu vực ấy.
Kim Ngọc Thánh Mẫu, Hoàng Kim Thánh Mẫu
Đây là các vị Chánh Phúc Thần thị hiện Nữ Nhân Dạng, chịu trách nhiệm giữ gìn an lạc khí, phúc lộc của muôn sinh trong khu vực mình độ duyên giúp đỡ.
Hỏa Diễm Thánh Mẫu
Các vị Nữ Chánh Thần này gìn giữ hơi ấm áp, mối quan hệ tình cảm, ẩm thực có liên quan đến bếp núc. Có thể hiểu quý vị này như là Bà Táo hoặc Nữ Táo Thần cũng được.
Thảo Mộc Thánh Mẫu
Thảo Mộc Thánh Mẫu thì giữ gìn sự sinh trưởng, phát triển của cây cối thảo mộc trong khu vực mình cai quản để có phần lương thực nuôi dưỡng và thảo dược cứu chữa bệnh tật cho muôn sinh nơi ấy.
Thi văn, kinh điển
* Một số kinh sách có đề cập đến công đức của Đức Từ Mẫu
- Phật Mẫu Chân Kinh
- Từ Mẫu Tán Ca
- Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn
- Cửu Thiên Thập Nhị Kinh
- Di Lặc Chân Kinh
* Các bài thơ được Đức Từ Mẫu giáng điển
Diêu độ phàm phu chiếu ánh linh
Trì Thiên Mẫu thích thị thâm tình
Kim quang độ tận phàm chân phách
Mẫu địa chưởng an phục thánh hình.
–
Diêu thượng huyền linh ngự Cửu Thiên
Trì danh thọ sắc phổ Chân Truyền
Phật tâm độ chúng tiêu oan trái
Mẫu hóa quần sinh định nghiệp duyên.
–
Cửu kiếp Hiên Viên thọ sắc Thiên
Thiên Thiên Cửu Phẩm đắc cao huyền
Huyền linh tác thế Thần Tiên Nữ
Nữ hảo thiện căn đạt Cửu Thiên.
Bài cơ bút nói về duyên của Đức Từ Mẫu từng xuất hiện dạy Đạo trong lịch sử từ thời Hiên Viên Huỳnh Đế.
Quý vị nữ nhân có tín tâm, thiện hành hồi hướng về đường tu tâm dưỡng tánh, tu hành nghiêm túc sao cho trở nên chân thật vô cùng, tận thiện tận mỹ thì hiển nhiên khi mạng chung sẽ được công quả viên mãn, trở thành các vị Nữ Thần Tiên nơi Cửu Thiên cao trọng.
Bài thơ này được dạy qua cơ bút, hiện được lưu giữ trong tủ sách Cao Đài Đại Đạo.
–
Ngọc ẩn kỳ thư, ngọc ẩn quang
Lộ thiên chiếu diệu lộ thiên đàng
Kim quang tương đắc kim quang hiển
Bàn Đạo diệu ngôn bàn Đạo an
Cửu kiếp cư trần cửu kiếp tu
Thiên thu quy Đạo thiên thu nhàn
Huyền linh ngự giáng huyền linh thuyết
Mẫu thuyết Chân Kinh Mẫu thuyết hoàn.
Bài thơ nói về nội dung của Kinh Ngọc Lộ Kim Bàn ẩn tàng Đạo Pháp vi diệu, lý âm dương vận hành của Tam Giới từ thuở Khai Thiên Lập Địa cho đến thời kỳ Mạt Pháp.
Trải qua các giai đoạn thăng trầm, thành trụ hoại diệt của Đạo Pháp, người hành giả tu Đạo vẫn được chứng pháp nếu biết gìn giữ tâm tánh thiện lương thuần khiết, chăm chỉ chuyên cần thiện hành, tịnh Tam Nghiệp Thân Khẩu Ý cho trọn vẹn. Người đã thuyết đầy đủ diệu ngôn trong bản kinh ấy.
Bài thơ này được Đức Từ Mẫu giáng điển khi Huyền Quang Pháp Sư biên soạn quyển Ngọc Lộ Kim Bàn hoàn tất, hiện được lưu giữ trong Tàng Kinh Các của Cửu Thiên Môn.
–
Gắng sức trau dồi một chữ Tâm
Đạo đời muôn việc chẳng sai lầm
Tâm thành ắt đạt đường tu vững
Tâm chánh mới mong mối Đạo cầm
Tâm ái nhân sanh an bốn biển
Tâm hòa thiên hạ trị muôn năm
Đường tâm cửa Thánh dầu chưa vẹn
Có buổi hoài công bước Đạo tầm.
Đây là bài thơ nhắc nhở chư hành giả tu tâm dưỡng tánh trên bước đường hành Đạo.
Người tu cần có thành tâm, chánh tâm, gìn giữ hòa ái thì đường tu tập mới mong có thành tựu. Dù cho trong cửa Đạo, khoác áo phẩm vị Tiên Thánh nơi mình mà tâm tánh không trọn vẹn thì đến cuối buổi mãn kiếp cũng là uổng phí một kiếp sinh may duyên gặp Đạo vậy.
Thường trau dồi tâm mình, quán chiếu thân tâm mỗi ngày thì về lâu về dài ắt đường tu vững vàng, không còn lo vướng mắc chướng ngại, tránh việc phạm các sai lầm đáng tiếco.
Bài thơ này được dạy qua cơ bút, hiện được lưu giữ trong tủ sách Cao Đài Đại Đạo.
TRÍCH: CƠ BÚT ĐỨC NGỌC ĐẾ
NAM MÔ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VÔ CỰC ĐẠI THIÊN TÔN.
PHẢI THỨC GIÁC LO TU, ĂN CHAY TRƯỜNG -
NIỆM PHẬT NGÀY ĐÊM - TẠO & GIỮ THANH ĐIỂN
Cha giả ơn tất cả các con - Cha phải lâm trần chịu trăm cay ngàn đắng để thức giác chúng sanh QUAY VỀ NGUỒN CỘI.
Nó từ đâu tới? Từ Nguồn Cội nó ra đi, rồi phải có ngày trở lại. Nhưng nó mê trần, nhiễm trần, trải qua biết bao nhiêu niên kỷ, biết bao kiếp sống trong chu trình tiến hóa của nó, rồi ô nhiễm, quên Nguồn Cội, rồi tạo nghiệp lực, để nghiệp lực lôi cuốn trong bể trầm luân. Cha kêu gọi biết bao nhiêu. Âm ba của Đại Hồn réo gọi các Tiểu Hồn quy nguyên, nhưng các con của Cha mải miết theo tiếng gọi trần gian, không nghe tiếng gọi của Cha, mải mê, không chịu xuống đò sang Bến Giác. Cha xót xa nên không đành ngồi yên tọa vị, phải lâm phàm để kêu gọi các con. Vì âm thanh thiên điển nó vẫn chưa chịu nghe, nên Cha đành phải mượn thân tứ đại để kêu gọi các con. Vì nó thấy Cha quá xa xôi với nó, ý niệm về Cha quá vô cùng tận, quá vĩ đại, nên nó không hình dung ra Cha nó, để nhớ Cha nó. Siêu điển vô vi vẫn chưa đủ để nhắc nhở nó, Cha đành mượn hữu vi để kêu gọi nó về. Cha đã dùng biết bao nhiêu phương tiện để dẫn dắt nó. Đến ngày nay, Ngươn Mạt Kiếp mà đứa mê còn quá nhiều, đứa tỉnh quá ít. Lần này không về kịp thì phải chờ bảy ức niên sau mới có cơ hội tiến hóa, cho nên, Cha phải lâm phàm để vớt nó, kêu gọi con trở về với Cha thật của nó.
Trần gian dâu bể đổi thay, nhưng nhìn những dâu bể đổi thay này, nó vẫn chưa thức giác. Khi làm ông tướng, khi làm thằng tù, khi làm ông tỉ phú, lúc làm thằng khốn khổ, tay không. Trần gian đó! Giả tạm đó! Mà con của Cha vẫn chưa thức giác. Cái hạnh phúc trần gian mà các con tha thiết bám víu, đó chỉ là mầm mống của đau khổ, là giả tạm thôi con! Cái vinh bao nhiêu là nhục bấy nhiêu! Vinh của ông tướng là nhục của thằng tù. Vinh của ông tỉ phú là nhục của thằng khổ, thằng tay không, hôm nay. Tất cả những thứ đó để dạy cho nó thức giác, để thấy trần gian là giả tạm, để tu để trở về.
Nhưng có mấy đứa thức giác?
Nó vẫn còn sợ vàng nó mất, nhà nó mất, của nó mất mà không lo tu. Cha bảo lo tu, bòn phước đức, đừng bòn vàng, bòn cái gì người ta không lấy được, nó không nghe chỉ lo bòn những thứ mà người ta lấy được, thì có lúc vẫn phải phủi tay.
TẤT CẢ HẠNH PHÚC TRẦN GIAN ĐỀU LÀ MẦM MỐNG ĐAU KHỔ!
PHẢI TÌM VỀ HẠNH PHÚC THẬT, TỨC LÀ SIÊU NHIÊN, ĐỂ VƯỢT THOÁT CÁI BỂ TRẦM LUÂN MÀ CHÚNG SANH ĐANG NGỤP LẶN.
Trước đây, các con mải mê cầu danh, cầu lợi. Kêu xả phú cầu bần, xả thân cầu đạo, mấy đứa nghe? Nó không đủ hùng tâm để làm việc đó, nên màn này Cha xả dùm nó. Nó nói mắc bận làm ăn, bận lo việc nọ việc kia, không có giờ tu, nên màn này, Cha cho mọi việc đều bế tắc. Muốn cầu danh cũng không được, cầu lợi cũng không được, để nó lo cầu đạo.
Màn này đứa nào nhìn thấy cảnh cồn dâu hóa bể mà thức giác lo tu, là linh tánh nó còn. Đứa nào nhìn cảnh này mà ủ rũ rầu buồn, chỉ biết ngồi sợ mất của, chỉ biết lo tiếc của, còn oán trách Trời Đất mà chưa chịu thức giác lo tu, để giải bớt nghiệp chướng, giải bớt khổ nạn là linh tánh đứa đó đã mờ!
Rồi đây, của cải hao hớt, dân nghèo đi, là dịp để dân thức giác lo tu tiến. Nó đã có dịp thấy ôm vàng khổ với vàng, ôm nhà khổ với nhà, ôm tiền khổ với tiền, vậy mà vẫn chưa bừng tỉnh. Nếu nó còn mê, lo mất của, thì sẽ có lúc thấy chính sinh mạng của nó cũng không giữ được, chứ đừng nói của cải của nó!
Thật vậy, rồi đây cơ chết chóc sẽ rất lớn, để các con thấy thân mạng của chính mình còn giữ chưa được, đừng nói của cải thế gian!
Giờ đây, biết bao nhiêu người đang đói khổ lầm than, đang chịu cảnh lụt lội, đói khổ, không nơi nương tựa vì thiên tai địa ách, vì loạn lạc, chiến tranh. Điều này, Cha đã nói trước một, hai niên nay, Cha đã kêu gọi các con chớ bám víu, CHỚ THIẾT THA CỦA CẢI VẬT CHẤT THẾ GIAN, PHẢI GẤP RÚT LO TU ĐỂ GIẢI BỚT KHỔ NẠN.
Thử hỏi trong cơn nước lửa, lúc đối diện với nguy cơ sống chết, các con chắc gì giữ được nhà cửa, của cải nữa không? Tới lúc nào đó, thân mình còn chưa cứu được, đừng nói của cải của mình!
Cha đã bảo hãy lo tu, ăn chay trường, giải bớt nghiệp sát để bớt khổ! Cơ chết chóc nhiều là vì nghiệp sát sẽ khảo đảo rất lớn. VẬY CÁC CON RÁN ĂN CHAY TRƯỜNG ĐỂ GIẢI BỚT NẠN. MÀN NÀY CÁC CON CHỈ TRỐN TRONG PHƯỚC ĐỨC MÀ THÔI. Trốn đâu không khỏi đối đầu thiên cơ! Cả thế giới rồi đây cũng sẽ bị nhồi nghiệp. Tìm ghe, tìm tàu trốn đi nơi khác, làm gì con? Vì nghiệp bao nhiêu phải trả bấy nhiêu. Nghiệp chết đói vẫn chết đói, nghiệp chết vì bịnh vẫn chết vì bịnh! Nếu đi mà khỏi, thì đâu có những thằng chết vì bịnh, vì đói trên tàu! Đi đâu cũng vậy thôi! Ở đây mà biết tu, thì vẫn sống được, mặc dù chịu khảo đảo vì nghiệp của nó, Trời không bỏ những đứa nào biết tu. Phải tẩy rửa để nghiệp nhẹ bớt. Vì tẩy rửa, nên đương nhiên phải có khổ. Rồi đây không riêng Việt Nam, mà thế giới phải trải qua cơ chịu khảo đảo, chịu nhồi quả, sẽ khổ ghê gớm, chết chóc rất nhiều! Việt Nam rồi đến thế giới! VIỆT NAM LÀ ĐẤT PHẬT, LÀ THÁNH ĐỊA KHAI HỘI LONG HOA, LÀ VÙNG ĐẤT TỐI LINH CỦA HOÀN CẦU. Cha tiếc cho những con nào bỏ Việt Nam ra đi tìm đất mới. ĐẠI PHÚC ĐỨC MỚI LÀ DÂN VIỆT NAM. NẾU BIẾT LÀ PHÚC, KHÔNG BIẾT LÀ NGHIỆP.
Ở đây, có cơ hội để giải bớt nghiệp chướng. Con nên biết màn này là cơ hội để các con tẩy rửa cho được thanh sạch hơn. CƠ KHẢO ĐẢO NÀY ĐỂ QUÉT CHO SẠCH RÁC RƯỚI. RỒI BẤT CỨ Ở ĐÂU TRÊN THẾ GIỚI CŨNG SẼ CHỊU TẨY RỬA THEO ĐÚNG THIÊN CƠ ĐỂ SANG MỘT CHU KỲ MỚI! Phải lo gấp rút tu tiến! Giải đãi, bê trễ, ù lì, không kịp nữa đâu! Thay vì lo tu, ngồi đó rầu buồn không giải quyết gì đâu. Mỗi lần bị khối trược sát phạt, phải dùng điển thanh để hóa giải, điển thanh của các con vì vậy phải được giữ gìn và vun bồi nhờ sự phấn đấu lo tu tiến, giữ trai giới, giữ sự thanh tịnh nội tâm trong cơn loạn động. Đấy mới giúp các con giải quyết một cách sáng suốt mọi bài toán khó trong cơ khổ hiện tại. Rầu buồn hoặc tìm cách lánh khổ, sợ khổ, kiếm ghe tàu trốn đi, không giải quyết được gì! Cha e rằng đi dễ, nhưng tới lúc về không tiện được nữa rồi! Đứa nào thức giác, không cần trốn đi đâu, chỉ cần trốn trong phước đức của mình thôi!
Rồi đây chết chóc khắp nơi, không phải chỉ chết ngoài sa trường mà hậu phương cũng chết, ở đâu cũng chết. Cơ này phải nhờ phước đức! Con nào rán vun trồng phước đức thì qua cơn!
Rồi thế giới cũng phải vậy, mà còn khổ hơn Việt Nam nữa! VIỆT NAM CHỊU NHỒI QUẢ TRƯỚC, RỒI TỚI THẾ GIỚI. Không chỗ nào khỏi! Đừng tưởng qua đó rồi hưởng! Nghiệp nặng thì ở đâu cũng khổ!
Phải thức giác lo tu, ăn chay trường, niệm Phật ngày đêm, tạo thanh điển và giữ thanh điển! Việc này hữu ích, cần thiết và cấp cứu đó! Càng khổ càng niệm Phật! Các con rán nhớ lời Cha dạy và lo tu.
Cha ban ơn cho tất cả các con...
(Huấn từ của Cha Trời - Ngọc Hoàng Thượng Đế / ĐỨC KIM THÂN CHA - 1978)
NAM MÔ NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ VÔ CỰC ĐẠI THIÊN TÔN
NAM MÔ DIÊU TRÌ KIM MẪU VÔ LƯỢNG ĐẠI TỪ TÔN
Cha giáng điển độ người trong biển khổMẹ hiển linh cứu kẻ giữa sông mêĐê đầu xá Mẹ bái ChaLòng con thành kính lên thờ hoa senCon dâng hương thủy hoa đènĐê đầu kính bái Mẹ Cha chứng lòng.Nam mô kỉnh đức Bệ RồngMong Cha xá tội khoan hồng cho conNam mô kỉnh Mẩu cung sonĐộ con thoát khỏi màn ba hội nàyNam mô kỉnh đức Phật ThầyĐộ cho bổn đạo nơi này thành tâmNam mô kỉnh đức Quan ÂmDắt đường bổn đạo khỏi lầm quỷ maNam mô kỉnh đức Thích CaMở đường dẩn dắt con ra khỏi dòngNam mô kỉnh các tiên ôngHồng Quân Lão Tổ cởi Rồng độ sanhNam mô kỉnh đức Ngọc ThanhChèo thuyền đón rước con lành về ThiênNam mô kỉnh đức Cửu TiênMẹ sanh Mẹ độ con Hiền an khangNam mô kỉnh đức Tây AnĐộ cho sanh chúng khỏi màn kỳ baNam mô kỉnh đức Di ĐàRước người tu Hạnh mau quay trở vềNam mô kính đức chuẩn đềHóa than bảo hộ con về Tây PhươngNam mô kính đức điển dươngThứ tha tội lỗi cho con an nhànNam mô kỉnh Mẫu Ni PhanHộ phù cho trẻ Bình an tu trìNam mô kỉnh tổ Thích NiGiúp người tu Hạnh đạt thành kỳ baNam mô kỉnh Thượng Tử NhaGiúp thời giúp vận trong nhà bình yênNam mô kỉnh đức Phổ HiềnDắt người tu Hạnh đến ngày quy tiênNam mô kỉnh Mẫu Bạch LiênBan hồng phước đức cho người lo tuNam mô kỉnh đức Văn ThùĐộ người tàn tật đui mù quy yNam mô Nguyên Thủy từ biDắt người lạc lối từ bi đạt thànhNam mô kỉnh Mẹ Ngũ HànhĐộ người tu Hạnh đến ngày quy tiênNam mô kỉnh Mục Kiền LiênDạy người báo hiếu Cửu Huyền tông mônNam mô kỉnh đức Lão TônBan cho phép lệnh trục hồn quỷ yêuNam mô hộ pháp ông tiêuHoá thân bảo hộ dắt dìu chúng sanhNam mô kỉnh Mẫu Thánh AnhThứ tha trẻ nhỏ đừng hành khổ đauNam Mô kỉnh đức Nam TàoChẳng không Chánh điện con vào số thiênNam mô quan thánh lam hiềnGià lam cứu độ con liền chịu thăngNam mô kỉnh đức Nhiên ĐăngĐộ cho sanh chúng ăn năn cải tàNam mô Thái Ất độ quaDạy cho bổn đạo nhớ cha mẹ giàNam mô kỉnh các cô bàĐộ cho trần thế khỏi mà nạn taiNam mô kỉnh đức Như LaiRa tay mở đạo cho người lo tuNhờ Cha chứng giám hộ trìĐộ cho con trẻ ngàn thu trở về.Nam mô vô thượng hư không phụ mẫuVô cực đại từ ,đại bi,đại thiên tôn
Cảm ứng chứng minh, Xuất hiện trần gian cứu độ quần sanh, hiệp cơ quy nhất
NamMô A Di Đà Phật
Tạ ơn Trời Phật
Bản Kinh Ngọc Hoàng
Tạ ơn Trời Phật
Bản Kinh Ngọc Hoàng
Đức Ngọc Hoàng Thượng đế
Truyền thuyết kể rằng, ở nước Quang Đại Nghiêm Diệu Lạc xa xưa, đức Vua của đất nước này không có người nối dõi. Một đêm, Hoàng hậu nằm mơ thấy Thái Thượng Lão Quân (là Ngài Đạo Đức Thiên Tôn) đến trao cho một đứa trẻ. Sau đó Hoàng hậu mang thai và sinh ra một Vương tử chính là Ngọc Hoàng Thượng Đế sau này. Chứng kiến nỗi khổ của nhân gian, Vương tử bỏ ngôi vua lên núi tu đạo. Trải qua 3200 kiếp tu hành, Ngài đã đạt được kim thân gọi là Thanh Tịnh Giác Vương Như Lai. Theo quan niệm của tín ngưỡng dân gian thì Ngọc Hoàng Thượng Đế là hiện thân nam và đức Phật Mẫu Hoàng Thiên là hiện thân nữ của Đấng tối cao, là những vị được nhân dân đời đời sùng kính, khi có đủ hai Ngài kết hợp với nhau thì vũ trụ vạn vật mới sinh sôi, phát triển.
Theo quan niệm của văn hóa, tín ngưỡng các nước phương Đông, phương Tây và giáo lý của một số tôn giáo đức Ngọc Hoàng Thượng Đế được gọi với nhiều danh từ tôn kính khác nhau: Đức Chúa Trời (Công giáo và đạo Tin Lành), Đấng Tạo Hóa, Đấng Thái Cực Thánh Hoàng (Cao Đài giáo), Thiên Chúa (Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo), Đức Allah (đạo Hồi), Brahma (Ấn Độ giáo), Vua Cha Ngọc Hoàng (Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam)…còn nhân dân ta gọi Ngài nôm na là Ông Trời.
Nguồn gốc của vũ trụ là Thái cực, Thái cực vừa là nguồn gốc, vừa là điều kiện sinh thành của mọi sự vật, đức nguyên của trời là khí, đức nguyên của đất là hình. Thái Cực là khối chân linh của Thượng Đế được gọi là Đại Linh Quang. Sự khởi đầu của vũ trụ chính là sự phân chia Thái cực thành tam tài (Thiên, Địa, Nhân). Ngọc Hoàng Thượng Đế phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi (Âm quang và Dương quang), rồi biến Lưỡng Nghi thành Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn khôn thế giới, tạo thành vạn vật. Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên chủ phần Thái Cực Âm tính đã phối hợp Lưỡng nghi để tạo ra các tầng Trời, tinh cầu, địa cầu… và chủ trì đầu thai luân hồi, nghiệp quả và chủ quản nhân số của ba cõi. Phật Mẫu Hoàng Thiên sinh ra vạn linh rồi cho đầu kiếp xuống các địa cầu tạo thành vạn vật chúng sinh, trực tiếp quản lý, điều hành 72 cung Tiên Thượng Thiên và các cõi Tiên. Trong đó, Càn khôn thế giới gồm 36 tầng Trời, 3000 thế giới, 72 Địa cầu, tứ đại Bộ Châu. Trong mỗi tầng Trời có một vị Đại La Thiên Đế cai quản. Ngọc Hoàng khai Bát Quái tạo thành Càn khôn thế giới nên gọi là Pháp, Pháp sinh ra càn khôn vạn vật trong đó có người, nên gọi là Tăng. Ngài chủ cả Pháp và Tăng lập thành các tôn giáo.
Thiên đình là triều đình trên bầu trời, là cơ quan quyền lực tối cao của Vũ trụ với hàng trăm ngàn tỷ vũ trụ con, có tổ chức giống như triều đình phong kiến ở Việt Nam ngày xưa, nhưng chặt chẽ, khoa học, quy củ hơn. Thiên đình có 325 cung Trời chính là các tầng trời hay tầng cảnh giới, còn gọi là Thiên đường, trong đó có một cung chính là Ngọc Hư Cung và Điện Linh Tiêu cùng 72 cung Tiên thuộc tầng trời Tối Đại Thượng Thiên; sau đó là 36 cung Nguyên Thủy thuộc tầng trời Đại Thượng Thiên (Thượng Đại Niết Bàn) của các vị Tam Thanh, 144 cung thuộc tầng trời Trung Thượng Thiên (Đại Niết Bàn). Các cung thuộc tầng trời Tiểu Thượng Thiên thuộc khu vực Bạch Ngọc Kinh là nơi hội họp của Thượng Đế với quần thần (Trung Đại Niết bàn). Về góc độ vật lý, số lượng cung Trời ứng với 325 loại hạt hạ nguyên tử nguyên thủy; đó chính là nguyên lý để các nhà khoa học tìm ra bản nguyên của vũ trụ và cội nguồn sinh ra thế giới.
Dưới và trong các cung Trời do các vị Thượng Đế Thiên Tôn chủ trì gồm các vũ trụ thành viên, rồi đến các cõi thuộc Trung giới, các Đại thiên hà, các thiên hà tự trị, các Thiên Vương Tinh quân, các Sao và các Thần Tinh.
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam thì Tứ phủ Công đồng gồm Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ. Trong đó, Thiên phủ gồm 3 cõi: Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới. Mỗi một cõi đều có một vị vua cai quản, cai quản 3 cõi là đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Địa phủ (Âm phủ) gồm 10 điện cai quản Am phủ và 18 tầng địa ngục, mỗi điện có 1 vị Diêm Vương cai quản, các điện đều có các quỷ thần phục dịch. Thoải phủ gồm 9 sông 4 biển, có 8 vị cai quản gọi là Bát Hải Long Vương. Nhạc phủ (mặt đất, phương vị, trên núi) gồm 5 phương, 8 hướng, có 5 vị Nhạc phủ cai quản.
Theo sách Bách Việt tộc phả và đối chiếu với lịch sử dân tộc thì thấy rõ, Ngài Đế Minh, tức Nguyễn Minh Khiết (Thái Khương Công) trong truyền thuyết Hồng Bàng, lấy bà Đỗ Quý Thị (Hương Vân Cái Bồ Tát) sinh ra người con trai trưởng đặt tên là Lộc Tục. Nhìn tướng mạo Lộc Tục sáng sủa, thông minh, phúc hậu, Đế Minh phong Lộc Tục làm Vua phương Nam; Lộc Tục lên ngôi, xưng là Kinh Dương Vương, lập nước lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương, húy là Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc, tức là ông nội Hùng Vương thứ nhất, lấy con gái Vua Hồ Động Đình tên là Động Đình Tiên nữ Đăng Ngạn, sinh con trai đặt tên là Sùng Lãm, còn được gọi là Lạc Long Quân, sau nối ngôi vua cha, dựng nước đặt tên là Văn Lang. Như vậy, căn cứ vào các sự kiện lịch sử đã được sử sách Việt chứng minh thì Kinh Dương Vương chính là thủy tổ của người Việt Nam ngày nay, được nhân dân gọi là cụ Tổ Nam Phương Nguyễn tộc. Là Hoàn Linh Chân Nguyên Đại kiếp đầu tiên của Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng linh cõi thế, nên sau khi mất, nhân dân đã suy tôn Ngài là Ngọc Hoàng giáng sinh. Nơi thờ Ngài được nhân dân gọi là Thiên đình, tượng thờ Kinh Dương Vương gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế nay còn ở nhiều ngôi chùa, miếu cổ(1). Theo tài liệu lưu tại Đền Đậu An (An Viên, Tiên Lữ, Hưng Yên), là đền thờ Ngọc Hoàng đầu tiên và sớm nhất ở Việt Nam, được dựng từ năm 226 trước Công nguyên (TCN) thì vào thời bấy giờ, tục thờ Ngọc Hoàng đã trở thành tín ngưỡng bản địa của người Việt, lúc đó nước ta chưa chịu ảnh hưởng của phương Bắc, bởi đến năm 218 (TCN) nhà Tần mới đánh chiếm nước Bách Việt ta. Trước đó, Văn Lang, Âu Lạc là những quốc gia độc lập, đó cũng là thời kỳ đầu tiên có quốc gia riêng của người Bách Việt.
Là Đấng Tối cao của vũ trụ vạn vật và với quyền uy to lớn của Ngài, Ngọc Hoàng Thượng Đế luôn được nhân gian tôn thờ nghiêm cẩn. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, nên trong chùa thờ cả Phật, Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tiên, Thần và cả những người có công với đất nước, với dân tộc, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không tách biệt, trong đó Phật là trung tâm và ở ngôi cao nhất. Hiện nay, Ngọc Hoàng Thượng Đế được thờ riêng tại Đàn Kính Thiên Tràng An (Ninh Bình) cùng Ngài Nam Tào, Bắc Đẩu; tại chùa Ngọc Hoàng (Quận 1, Tp.HCM) và đền Đậu An (Hưng Yên). Riêng tại đền Đậu An, nơi đức Ngọc Hoàng Thượng Đế được thờ cùng với các Tiên, Thần nằm trên mảnh đất hình đầu rồng, có hồ nước trong xanh bao bọc. Đối với người Việt Nam, chính Ngài đã khai sinh ra thủy Tổ người Việt nên Ngọc Hoàng Thượng Đế được tôn thờ như là Quốc tổ của dân tộc ta cho đến mãi mãi về sau này. Đó cũng là mạch quốc thống, là niềm tự hào truyền đời cho các thế hệ người Việt Nam mãi về sau:
“Đất Rồng Tiên Tổ dựng xây Nam Phương Quốc đạo đủ đầy phúc vinh
Ngàn năm tạo hóa công trình Càn khôn biến đổi, tâm linh dẫn đường”.
Với mỗi người Việt Nam, đức Ngọc Hoàng Thượng Đế luôn được thờ phụng, cúng tế hết sức chu đáo và trọng thể. Cha ông ta đã lấy ngày 9 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm là ngày “Đản sinh” của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vào ngày này, nhân dân chuẩn bị chu đáo các đồ lễ và tổ chức những nghi thức trang trọng, huyền bí; nhiều nơi còn tổ chức múa mâm vàng, ca hát chúc tụng, “phát lộc”; có nơi người dân còn có tục cúng gà trống. Ngày 25/12 (Âm lịch) hàng năm, Ngọc Hoàng đi tuần tra, quan sát hạ giới, xem xét thưởng, phạt phân minh. Do vậy, đêm 24/12 Âm lịch, nhân dân ở nhiều nơi tổ chức nghi lễ cúng Ngài trang nghiêm, xin Ngọc Hoàng ban phúc sang năm mới được nhận điều lành, phúc, thọ, tiền, tài tự đến.
Tác giả: Nguyễn Đức Quỳnh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2019
Lạy mừng Từ Phụ Chí Tôn
Xuống ơn phổ tế khắp trong cõi trần
Chúng con gội đức Thiên ân
Tam Kỳ Phổ Độ cứu dân khỏi nàn
Người tu vượt cảnh thiên đàng
Người gìn nhơn đạo hưởng an cõi trần
Biết Thầy, biết Đạo, biết ơn
Biết lo quy hiệp hạ nguơn đến kỳ
Nhờ Thầy cứu khỏi nạn tai
Kỳ Ba Phổ Độ Cao Đài hiệp chung
Ơn Thầy lượng cả thương cùng
Ra tay cứu vớt nạn chung nhơn loài
Chúng con thành khẩn lạy Thầy
Cầu cho nhơn loại gặp ngày Thuấn Nghiêu
Chúng con gắng sức mai chiều
Chung tâm đoàn kết dắt dìu lẫn nhau
Huyền Khung xin bố phép mầu
Ban ơn cứu tử khắp bầu nhân gian
Cầu xin phúc tải vạn bang
Cầu Trời ban phước cứu an đại đồng
Cứu đời thoát khỏi diệt vong
Ma ha thánh dược tẩy lòng trần duyên
Cứu con thoát khỏi não phiền
Dạy con tu luyện lánh miền trầm kha
Xin cầu chánh pháp truyền ra
Độ con lánh khỏi phong ba đời cùng
Cúi xin khẩn lạy Chí Tôn
Giúp cho nhơn loại sinh tồn khương ninh.
(Dứt bài niệm:)
Nam mô Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn. (lạy 3 lạy, mỗi lạy 4 gật)
(NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ, TLBT, đàn ngày 30-7-1977)
Theo quan niệm của văn hóa, tín ngưỡng các nước phương Đông, phương Tây và giáo lý của một số tôn giáo đức Ngọc Hoàng Thượng Đế được gọi với nhiều danh từ tôn kính khác nhau: Đức Chúa Trời (Công giáo và đạo Tin Lành), Đấng Tạo Hóa, Đấng Thái Cực Thánh Hoàng (Cao Đài giáo), Thiên Chúa (Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo), Đức Allah (đạo Hồi), Brahma (Ấn Độ giáo), Vua Cha Ngọc Hoàng (Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam)…còn nhân dân ta gọi Ngài nôm na là Ông Trời.
Nguồn gốc của vũ trụ là Thái cực, Thái cực vừa là nguồn gốc, vừa là điều kiện sinh thành của mọi sự vật, đức nguyên của trời là khí, đức nguyên của đất là hình. Thái Cực là khối chân linh của Thượng Đế được gọi là Đại Linh Quang. Sự khởi đầu của vũ trụ chính là sự phân chia Thái cực thành tam tài (Thiên, Địa, Nhân). Ngọc Hoàng Thượng Đế phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi (Âm quang và Dương quang), rồi biến Lưỡng Nghi thành Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn khôn thế giới, tạo thành vạn vật. Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên chủ phần Thái Cực Âm tính đã phối hợp Lưỡng nghi để tạo ra các tầng Trời, tinh cầu, địa cầu… và chủ trì đầu thai luân hồi, nghiệp quả và chủ quản nhân số của ba cõi. Phật Mẫu Hoàng Thiên sinh ra vạn linh rồi cho đầu kiếp xuống các địa cầu tạo thành vạn vật chúng sinh, trực tiếp quản lý, điều hành 72 cung Tiên Thượng Thiên và các cõi Tiên. Trong đó, Càn khôn thế giới gồm 36 tầng Trời, 3000 thế giới, 72 Địa cầu, tứ đại Bộ Châu. Trong mỗi tầng Trời có một vị Đại La Thiên Đế cai quản. Ngọc Hoàng khai Bát Quái tạo thành Càn khôn thế giới nên gọi là Pháp, Pháp sinh ra càn khôn vạn vật trong đó có người, nên gọi là Tăng. Ngài chủ cả Pháp và Tăng lập thành các tôn giáo.
Thiên đình là triều đình trên bầu trời, là cơ quan quyền lực tối cao của Vũ trụ với hàng trăm ngàn tỷ vũ trụ con, có tổ chức giống như triều đình phong kiến ở Việt Nam ngày xưa, nhưng chặt chẽ, khoa học, quy củ hơn. Thiên đình có 325 cung Trời chính là các tầng trời hay tầng cảnh giới, còn gọi là Thiên đường, trong đó có một cung chính là Ngọc Hư Cung và Điện Linh Tiêu cùng 72 cung Tiên thuộc tầng trời Tối Đại Thượng Thiên; sau đó là 36 cung Nguyên Thủy thuộc tầng trời Đại Thượng Thiên (Thượng Đại Niết Bàn) của các vị Tam Thanh, 144 cung thuộc tầng trời Trung Thượng Thiên (Đại Niết Bàn). Các cung thuộc tầng trời Tiểu Thượng Thiên thuộc khu vực Bạch Ngọc Kinh là nơi hội họp của Thượng Đế với quần thần (Trung Đại Niết bàn). Về góc độ vật lý, số lượng cung Trời ứng với 325 loại hạt hạ nguyên tử nguyên thủy; đó chính là nguyên lý để các nhà khoa học tìm ra bản nguyên của vũ trụ và cội nguồn sinh ra thế giới.
Dưới và trong các cung Trời do các vị Thượng Đế Thiên Tôn chủ trì gồm các vũ trụ thành viên, rồi đến các cõi thuộc Trung giới, các Đại thiên hà, các thiên hà tự trị, các Thiên Vương Tinh quân, các Sao và các Thần Tinh.
Theo tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam thì Tứ phủ Công đồng gồm Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ. Trong đó, Thiên phủ gồm 3 cõi: Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới. Mỗi một cõi đều có một vị vua cai quản, cai quản 3 cõi là đức Ngọc Hoàng Thượng Đế. Địa phủ (Âm phủ) gồm 10 điện cai quản Am phủ và 18 tầng địa ngục, mỗi điện có 1 vị Diêm Vương cai quản, các điện đều có các quỷ thần phục dịch. Thoải phủ gồm 9 sông 4 biển, có 8 vị cai quản gọi là Bát Hải Long Vương. Nhạc phủ (mặt đất, phương vị, trên núi) gồm 5 phương, 8 hướng, có 5 vị Nhạc phủ cai quản.
Theo sách Bách Việt tộc phả và đối chiếu với lịch sử dân tộc thì thấy rõ, Ngài Đế Minh, tức Nguyễn Minh Khiết (Thái Khương Công) trong truyền thuyết Hồng Bàng, lấy bà Đỗ Quý Thị (Hương Vân Cái Bồ Tát) sinh ra người con trai trưởng đặt tên là Lộc Tục. Nhìn tướng mạo Lộc Tục sáng sủa, thông minh, phúc hậu, Đế Minh phong Lộc Tục làm Vua phương Nam; Lộc Tục lên ngôi, xưng là Kinh Dương Vương, lập nước lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương, húy là Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc, tức là ông nội Hùng Vương thứ nhất, lấy con gái Vua Hồ Động Đình tên là Động Đình Tiên nữ Đăng Ngạn, sinh con trai đặt tên là Sùng Lãm, còn được gọi là Lạc Long Quân, sau nối ngôi vua cha, dựng nước đặt tên là Văn Lang. Như vậy, căn cứ vào các sự kiện lịch sử đã được sử sách Việt chứng minh thì Kinh Dương Vương chính là thủy tổ của người Việt Nam ngày nay, được nhân dân gọi là cụ Tổ Nam Phương Nguyễn tộc. Là Hoàn Linh Chân Nguyên Đại kiếp đầu tiên của Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng linh cõi thế, nên sau khi mất, nhân dân đã suy tôn Ngài là Ngọc Hoàng giáng sinh. Nơi thờ Ngài được nhân dân gọi là Thiên đình, tượng thờ Kinh Dương Vương gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế nay còn ở nhiều ngôi chùa, miếu cổ(1). Theo tài liệu lưu tại Đền Đậu An (An Viên, Tiên Lữ, Hưng Yên), là đền thờ Ngọc Hoàng đầu tiên và sớm nhất ở Việt Nam, được dựng từ năm 226 trước Công nguyên (TCN) thì vào thời bấy giờ, tục thờ Ngọc Hoàng đã trở thành tín ngưỡng bản địa của người Việt, lúc đó nước ta chưa chịu ảnh hưởng của phương Bắc, bởi đến năm 218 (TCN) nhà Tần mới đánh chiếm nước Bách Việt ta. Trước đó, Văn Lang, Âu Lạc là những quốc gia độc lập, đó cũng là thời kỳ đầu tiên có quốc gia riêng của người Bách Việt.
Là Đấng Tối cao của vũ trụ vạn vật và với quyền uy to lớn của Ngài, Ngọc Hoàng Thượng Đế luôn được nhân gian tôn thờ nghiêm cẩn. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, nên trong chùa thờ cả Phật, Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tiên, Thần và cả những người có công với đất nước, với dân tộc, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không tách biệt, trong đó Phật là trung tâm và ở ngôi cao nhất. Hiện nay, Ngọc Hoàng Thượng Đế được thờ riêng tại Đàn Kính Thiên Tràng An (Ninh Bình) cùng Ngài Nam Tào, Bắc Đẩu; tại chùa Ngọc Hoàng (Quận 1, Tp.HCM) và đền Đậu An (Hưng Yên). Riêng tại đền Đậu An, nơi đức Ngọc Hoàng Thượng Đế được thờ cùng với các Tiên, Thần nằm trên mảnh đất hình đầu rồng, có hồ nước trong xanh bao bọc. Đối với người Việt Nam, chính Ngài đã khai sinh ra thủy Tổ người Việt nên Ngọc Hoàng Thượng Đế được tôn thờ như là Quốc tổ của dân tộc ta cho đến mãi mãi về sau này. Đó cũng là mạch quốc thống, là niềm tự hào truyền đời cho các thế hệ người Việt Nam mãi về sau:
“Đất Rồng Tiên Tổ dựng xây Nam Phương Quốc đạo đủ đầy phúc vinh
Ngàn năm tạo hóa công trình Càn khôn biến đổi, tâm linh dẫn đường”.
Với mỗi người Việt Nam, đức Ngọc Hoàng Thượng Đế luôn được thờ phụng, cúng tế hết sức chu đáo và trọng thể. Cha ông ta đã lấy ngày 9 tháng Giêng (Âm lịch) hàng năm là ngày “Đản sinh” của Ngọc Hoàng Thượng Đế. Vào ngày này, nhân dân chuẩn bị chu đáo các đồ lễ và tổ chức những nghi thức trang trọng, huyền bí; nhiều nơi còn tổ chức múa mâm vàng, ca hát chúc tụng, “phát lộc”; có nơi người dân còn có tục cúng gà trống. Ngày 25/12 (Âm lịch) hàng năm, Ngọc Hoàng đi tuần tra, quan sát hạ giới, xem xét thưởng, phạt phân minh. Do vậy, đêm 24/12 Âm lịch, nhân dân ở nhiều nơi tổ chức nghi lễ cúng Ngài trang nghiêm, xin Ngọc Hoàng ban phúc sang năm mới được nhận điều lành, phúc, thọ, tiền, tài tự đến.
Tác giả: Nguyễn Đức Quỳnh
Tạp chí Nghiên cứu Phật học Số tháng 1/2019
BÀI CHÚC TỤNG NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Lạy mừng Từ Phụ Chí Tôn
Xuống ơn phổ tế khắp trong cõi trần
Chúng con gội đức Thiên ân
Tam Kỳ Phổ Độ cứu dân khỏi nàn
Người tu vượt cảnh thiên đàng
Người gìn nhơn đạo hưởng an cõi trần
Biết Thầy, biết Đạo, biết ơn
Biết lo quy hiệp hạ nguơn đến kỳ
Nhờ Thầy cứu khỏi nạn tai
Kỳ Ba Phổ Độ Cao Đài hiệp chung
Ơn Thầy lượng cả thương cùng
Ra tay cứu vớt nạn chung nhơn loài
Chúng con thành khẩn lạy Thầy
Cầu cho nhơn loại gặp ngày Thuấn Nghiêu
Chúng con gắng sức mai chiều
Chung tâm đoàn kết dắt dìu lẫn nhau
Huyền Khung xin bố phép mầu
Ban ơn cứu tử khắp bầu nhân gian
Cầu xin phúc tải vạn bang
Cầu Trời ban phước cứu an đại đồng
Cứu đời thoát khỏi diệt vong
Ma ha thánh dược tẩy lòng trần duyên
Cứu con thoát khỏi não phiền
Dạy con tu luyện lánh miền trầm kha
Xin cầu chánh pháp truyền ra
Độ con lánh khỏi phong ba đời cùng
Cúi xin khẩn lạy Chí Tôn
Giúp cho nhơn loại sinh tồn khương ninh.
(Dứt bài niệm:)
Nam mô Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Đại Thiên Tôn. (lạy 3 lạy, mỗi lạy 4 gật)
(NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ, TLBT, đàn ngày 30-7-1977)
1. Cúng vía trời mùng 9 tết
Lễ cúng mùng 9 tháng giêng hàng năm ngoài tên gọi là cúng vía trời còn có tên gọi khác là lễ cúng Ngọc Hoàng đại đế. Phong tục cúng Ngọc Hoàng mùng 9 tết này được xuất phát từ văn hóa tín ngưỡng của người gốc Hoa.
Theo như văn hóa tín ngưỡng, trong các số được đánh từ 1 đến 9 mỗi một con số mang một ý nghĩa rất riêng. Dựa theo ý nghĩa này, người xưa đã lựa chọn ngày để làm lễ cúng vía trời.
Ngọc Hoàng Đại Đế
Số đầu tiên – Số 1 tượng trưng cho sự vĩ đại, lớn lao của tạo hóa. Số 2 biểu thị cho trời và đất. Số 3 ý nghĩa là tam tài, tức là trời – đất – người. Số thứ 4 nói về 4 kiểu khí tượng gọi là: nhật – nguyệt – tinh – thần. Số 5 biểu trưng cho vòng tròn ngũ hành bao gồm: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Số 6 biểu thị cho sự hòa hợp của trời, đất cùng 4 phương Đông – Tây – Nam – Bắc. Số 7 biểu thị cho chòm sao Bắc Đẩu. Số 8 mang ý nghĩa biểu trưng cho Bát quái: càn, cấn, khảm, chấn, tồn, ly, đoài và khôn. Số 9 biểu thị cho 9 phương trời, sự bao la rộng lớn.
Dựa theo những ý nghĩa của từng con số, người xưa đã lựa chọn số 9 làm ngày cúng, số 1 làm tháng cúng để biểu thị rõ nét về thế giới vũ trụ. Chỉ có người có chức cao nhất là Ngọc Hoàng đại đế mới có thể là người điều khiển trời, đất, vạn vật sinh sôi nảy nở.
2. Cách cúng vía trời mùng 9
1. Lễ vật cúng vía trời
Trong mâm cúng mùng 9 tháng giêng đơn giản không thể thiếu: những nén nhang, đèn cầy (hoặc có thể sử dụng nến cốc), 1 bình hoa tươi, trà (hoặc có thể dùng nước trắng thông thường. Tuy nhiên, một mâm lễ cúng vía trời (cúng Ngọc Hoàng đại đế) đầy đủ, đúng thủ tục và chính xác nhất thì bao gồm: hương, đăng (còn gọi là đèn), hoa, trà, quả và phẩm. Những lễ vật đó còn được gọi là “lục lễ”.
Mâm cúng vía trời
Trong “lục lễ”, lễ vật là những nén nhang – đèn cầy – hoa dùng để cúng, các bạn có thể chuẩn bị giống những lễ cúng thông thường theo truyền thống của người Việt Nam. Tuy nhiên, phần trà cúng Ngọc Hoàng cách chuẩn bị có hơi khác 1 chút. Trà cúng trong ngày cúng vía trời là loại trà khô, được rót vào 9 chiếc chén nhỏ hoặc có thể trong 9 chiếc chum nhỏ.
Điều chú ý nhất trong mâm lễ vật cúng vía trời cần chú ý nhất và khác hoàn toàn với những lễ cúng khác chính là phần “phẩm”. Phẩm ở đây được hiểu là vật phẩm để cúng tế trời. Các loại vật phẩm dùng để cúng lên Ngọc Hoàng đại đế phải là những đồ khô. Một số loại vật phẩm có thể dùng để cúng: bột bán kim, bột khoai mì, nấm đông cô, nấm mèo, bún tàu, tàu hũ, nấm phổ tai, táo tàu sấy… Khi lựa chọn vật phẩm, các bạn phải chú ý đến số lượng của mỗi loại vật phẩm – Nên lấy theo số lẻ là 5, 7 và 9.
Bên cạnh những đồ lễ trên, các gia chủ còn phải chuẩn bị thêm mía cùng với đường đổ khuôn. Phần mía, gia chủ phải mua một cặp mía vỏ vàng, đặc biệt phải còn nguyên cả ngọn. Phần đường đổ khuôn, các gia chủ có thể mua từ trong tết sẽ dễ mua hơn tại các cửa tiệm bán đồ thờ. Đường đổ khuôn là một loại đường thỏi được làm từ đường mía thêm chút màu vàng, đỏ hồng rồi đổ vào khuôn thành các hình dạng khác nhau. Tùy vào nhu cầu và phong thủy, gia chủ có thể lựa chọn đường đổ khuôn hình lục giác, hình thỏi vàng, hình kỳ lân…
2. Vàng mã cúng vía trời
Vàng mã gia chủ cần chuẩn bị những thếp tiền vàng (đặc biệt phải có màu vàng), một cặp thùng giấy (một cái màu vàng và một màu bạc).
3. Văn khấn cúng Ngọc Hoàng
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Con xin cung thỉnh đức vua cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức vua cha Bát Hải, Đức vua cha Thủy Tề, Hội đồng đức vua cha. Quan nam tào bắc đẩu, tứ đại thiên vương, thiên long hộ pháp.
Con xin cung thỉnh Ngũ vị Hoàng tử, ngũ vị Tiên Ông.
Con xin cung thỉnh Đức Hoàng Thiên Quốc mẫu, Mộc Công thiên mẫu, Mẫu Bát Hải, Mẫu Thủy tề. Thánh mẫu Cửu trùng thiên.
Con xin cung thỉnh Đức phật a di đà dược sư lưu ly quang như lai Phật – con xin cung thỉnh đức Phật thích ca mâu ni, giáo chủ cõi cực lạc sa bà như lai - con xin cung thỉnh Đức Phật mẫu Chuẩn Đề quan thế Âm bồ tát. Con xin cung thỉnh Đức phật Hoàng Trần Nhân Tông, cùng muôn ngàn chư vị Phật, chư vị Bồ tát, các chư vị La hán, các đức Hộ pháp.
Con xin cung thỉnh các Vua, các Mẫu, các chầu các quan, Mẫu đệ nhất, Mẫu đệ nhị, Mẫu đệ tam, tam tòa đức Thánh mẫu.
Con xin cung thỉnh Tứ phủ chầu bà, Tứ phủ vạn linh, long thiên thánh chúng vị tiền.
Con xin cung thỉnh các vị tiên thiên, tiên thánh, tiên thần, Đức thánh Tản Viên Sơn Thần, Đức thánh Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, các thánh cô, thánh cậu, hồn thiêng sông núi.
Con xin cung thỉnh các Quan thần linh bản địa, Thần hoàng bản thổ, Thần công thổ địa, Thần tài, Thần quân Táo công muôn vàn chư vị thân linh đang cai quản …(Địa chỉ nhà mình).
Con xin cung thỉnh đức thánh tổ dòng họ bố hoặc (Nhà chồng) Bà cô tổ dòng họ…, các cụ tổ tiên hai bên nội ngoại, các hội đồng bà cô, ông mãnh, các vong linh, hương hồn dòng họ……, các cô bé đỏ cậu bé đỏ.
Hôm nay ngày ….. tháng ….. năm …... Chúng con: (họ tên chồng, vợ rồi đến các con….)
có nén hương, chút lễ mọn với lòng thành kính dâng lên Trời, phật, các cung các cõi linh thiêng.
Cầu xin các ngài gia hộ độ trì cho chúng con: Được âm phù, dương trợ, được trên kính, dưới nhường, được bạn bè người thân giúp đỡ, để công việc được thuận buồm xuôi gió. Cho chúng con Nhà cửa yên ấm, bình an, vợ chồng hạnh phúc, các con khỏe mạnh, có tài có lộc, có điều kiện, có phương tiện để làm phúc làm thiện, tích phúc, tích đức, làm rạng danh cho dòng họ, tổ tiên.
Lễ mọn lòng thành xin các ngài, các cung các cõi linh thiêng chấp lễ, chấp lời cầu xin thỉnh nguyện của chúng con.
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Nam mô a di đà phật
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét