- Nói về Bát đại Bồ tát có nhiều hình tượng và ý kiến khác nhau. Theo Phật giáo Đông Độ thì 8 vị đại Bồ tát được xác định bởi “Kinh Xá Lợi Phất Đà La Ni” ghi nhận 8 vị đại Bồ tát: Quang Nguyệt, Tuệ Quang Minh, Nhật Quang Minh, Giáo Hóa, Kinh Nhất Thiết Mãn, Đại Tự Tại, Tú Vương, Hành Ý.
- “Kinh Bát Nhã Lý Thú” ghi nhận 8 vị đại Bồ tát: Kim Cương Thủ, Quán Thế Âm, Hư Không Tạng, Kim Cương Huyền, Văn Thù, Tài Phát Ý Chuyển Pháp Luân, Hư Không Khố, Tồi Nhất Thiết Ma.
- “Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già Lý Thú Bát Nhã” ghi nhận 8 vị đại Bồ tát: Kim Cương Thủ, Quán Tự Tại, Hư Không Khố, Kim Cương Quyền, Văn Thù Sư Lợi, Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân, Hư Không Tạng, Giáng Phục Nhất Thiết Ma Oán.
- “Kinh Bát đại Bồ tát Mạn Trà La” ghi nhận 8 vị đại Bồ tát: Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Thế Âm, Kim Cương Thủ, Hư Không Tạng, Địa Tạng, Di Lặc, Trừ Cái Chướng.
Tám vị đại Bồ tát theo “Kinh Bát đại Bồ tát Mạn Trà La” thông dụng nhất qua hình tượng và ý nghĩa như sau:
1. Bồ tát Văn Thù: tay trái cầm hoa sen, ở giữa có chày kim cương
Văn Thù Sư Lợi Bồ tát: tiếng Phạm là Manjusri, dịch âm là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Thất Lợi, Mãn Tổ Thất Lý, nghĩa là Diệu Thích, Diệu Cát Tường, Diệu Lạc, Pháp Vương Tử… là một trong tứ đại Bồ tát của Phật giáo, có liên hệ mật thiết với kinh điển Bát Nhã (trí tuệ). Vị Bồ tát này thành Phật đã lâu, nhiều kiếp lâu xa trong quá khứ đã gieo trồng hạt giống Phật, đã thành Vô Thượng Chính Đẳng Giác ở thế giới Bình Đẳng phương Nam, hiệu là Long Chủng Thượng Như Lai, có tuổi thọ bốn trăm bốn mươi vạn tuổi, đức Phật đó nay gọi là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử.
Theo hệ thống kinh điển Đại thừa Phật giáo như kinh Thủ Lăng Nghiêm Tam Muội, kinh Duy Ma Cật, kinh Bảo Tích Tam Muội Văn Thù Sư Lợi Vấn Pháp Thân, kinh Pháp Hoa… đều lấy Văn Thù Bồ tát làm thượng thủ, cho Văn Thù Bồ tát là mẹ sinh ra chư Phật, Bồ tát (vì Phât giáo lấy trí tuệ làm căn bản). Văn Thù Bồ tát và Phổ Hiền Bồ tát là hai vị Bồ tát đứng hầu đức Phật Thích Ca, thế gian thường gọi là Hoa Nghiêm Tam Thánh, biểu thị cho trí huệ của Phật. Ngài thường ngồi trên sư tử tượng trưng cho oai thế dũng mãnh của chư Phật, Bồ tát. Tiếng rống của sư tử biểu thị sự vô úy, có công năng trấn tỉnh những chúng sinh trầm luân mê muội, tay cầm kim cang bảo kiếm biểu thị đoạn trừ phiền não của chúng sinh.
2. Phổ Hiền Bồ tát: tay phải cầm kiếm, tay trái kết ấn vô úy, đầu đội mũ ngũ phật
Trong vô lượng các vị đại Bồ tát, từ tha phương quốc độ đến Ta Bà, để trợ duyên với đức Phật Thích Ca Mâu Ni để giáo hóa chúng sinh, có thể nói Bồ tát Phổ Hiền là một trong vị Bồ tát trợ duyên giáo hóa đắc lực nhất và có nhân duyên sâu nặng đối với tất cả chúng sinh. Thể hiện qua tâm nguyện thủ hộ chính pháp và hộ trì người tu tập của Ngài.
Theo kinh Pháp Hoa, Ngài là vị Bồ tát ở quốc độ Phật Bảo Oai Đức Thượng Vương Như Lai. Phía Đông cõi Ta Bà. Nghe thế giới Ta Bà thuyết kinh Pháp Hoa. Liền lãnh đạo 500 vị đại Bồ tát, đến nghe pháp và phát tâm hộ trì chính pháp, của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Phổ hiền tiếng Phạn là samantabahadra dịch âm là Tam Mạn Đà Bạt Đà. Phổ Hiền là biến khắp. Hiền là đẳng giác Bồ tát. Phổ Hiền là vị Bồ tát đẳng giác có năng lực hiện thân khắp mười phương thế giới. Tùy mong cầu của chúng sinh mà hiện thân hóa độ.
Căn cứ vào tranh tượng Hoa Nghiêm Tam Thánh Bồ tát Phổ Hiền cỡi voi trắng hầu bên trái. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi cỡi Sư Tử hầu bên phải Phật Tỳ Lô Giá Na. Bồ tát Phổ Hiền biểu thị đại hạnh. Bồ tát Văn Thù Sư Lợi thị hiện cho trí tuệ. Hai vị dùng trí tuệ và hạnh nguyện đồng trợ hóa cho đức Phật Tỳ Lô Giá Na hóa độ chúng sinh.
Bồ tát ngồi trên lưng con voi trắng sáu ngà biểu thị cho hạnh nguyện rộng lớn. Voi là loài có sức mạnh, ham nhẫn, có thể chuyên chở người và đồ vật từ chỗ này qua chỗ khác. Bồ tát Phổ Hiền cũng thế, dùng đại hạnh hóa độ chúng sinh từ bờ mê sang bờ giác. Voi trắng biểu thị Bồ tát tuy lăn lộn trong trần thế hóa độ chúng sinh nhưng Ngài không nhiễm trần, tâm hoàn toàn trong sạch. Sáu ngà tượng trưng cho lục độ, sáu công hạnh tu tập của vị Bồ tát.
Hình ảnh Bồ tát Phổ Hiền cỡi voi trắng sáu ngà mang ý nghĩa: Ngài là vị Bồ tát tâm bồ đề vững mạnh. Hoàn toàn thanh tịnh, khéo vận dụng lục độ làm phương tiện giáo hóa độ sinh.
Theo kinh Bi Hoa, tiền thân của Bồ tát Phổ Hiền là Thái Tử con vua Chánh Niệm. nhờ phụ vương khuyến hóa Thái Tử đã phát tâm cúng dường đức Phật Bảo Tạng và Chư tăng trong ba tháng an cư. Đồng thời đối trước Phật và đại chúng phát nguyện rộng lớn và kiên cố của Thái Tử. Đức Phật Bảo Tạng vô cùng hoan hỷ và thọ ký cho Ngài về sau thành Phật hiệu là Phổ Hiền Như Lai.
Trong các hội đức Phật Thích Ca thuyết pháp Bồ tát Phổ Hiền đóng vai trò quan trọng, đại diện chúng Bồ tát khuyến thỉnh và phát nguyện khuyến phát đạo tâm, trợ duyên tu tập, dẹp trừ ma chướng cho hành giả trong bước đường hành Bồ tát đạo.
Kinh Pháp Hoa phẩm Phổ Hiền khuyến phát. Bồ tát sau khi hỏi Phật về các điều kiện cần thiết khi hành giả thọ, trì kinh Pháp Hoa. Liền đối trước Phật phát nguyện đời mạt pháp, Nếu người nào phát tâm trì tụng kinh Pháp Hoa. Ngài sẽ cỡi voi trắng cùng các Bồ tát hiện ra trước mặt, cùng đọc tụng thọ trì cùng người đó.
Ðại Phật Ðảnh Thủ Lăng Nghiêm kinh Ðại Thế Chí Bồ tát Niệm Phật Viên Thông chương. Bồ tát sau khi trình bày về pháp môn tu tập của mình. Liền đối trước đức Phật phát nguyện, sau này người nào tu hạnh Phổ Hiền, khi gặp ma chướng Ngài sẽ hiện thân đến xoa đầu, an ủi, ủng hộ, kiến các ma sớm tiêu trừ không thể phá hoại được.
Kinh Địa Tạng phẩm thứ năm: Danh hiệu của Địa Ngục. Bồ tát vì muốn chúng sinh trong cõi Ta Bà này, không tạo ác nghiệp. Thỉnh cầu Bồ tát Địa Tạng nói về những danh hiệu và tội báo trong các địa ngục, nhằm giúp chúng sinh đời sau nghe được mà bỏ ác làm lành để khỏi đọa vào địa ngục, chịu nhiều lỗi khổ đau.
Hạnh Phổ Hiền rộng lớn: Hạnh ở đây nói theo nghĩa rộng, là nghiệp tất cả hạnh, tất cả các công đức, hạnh lợi tha dù lớn hay nhỏ, cũng không ngoài chữ hạnh này. Nói theo nghĩa hẹp hạnh là bao gồm mười hạnh nguyện của Phổ Hiền.
Kinh Hoa Nghiêm phẩm Phổ Hiền hạnh nguyện của Bồ tát và dạy rằng đây là mười hạnh nguyện tối viên mãn của đẳng giác Bồ tát.
Vì tu tập được mười hạnh nguyện này thì đều gọi là Phổ Hiền Bồ tát.
Trên bước đường tu hành Bồ tát đạo muốn thành tựu quả vị Phật cần phải thực hành mười công hạnh này: Mười công hạnh của Phổ Hiền là thường lễ kính các đức Phật. Xưng tán công đức của Như Lai. Thờ phụng và cúng dường tất cả chư Phật. Sám hối các nghiệp chướng từ vô thỉ đến nay và tuân giữ tịnh giới. Thường tùy công đức tất cả Như Lai. Bồ tát lễ thỉnh cầu tất cả chư Phật giảng nói pháp. Thỉnh cầu tất cả chư Phật, chư Bồ tát nhập Niết Bàn mà trụ thế để nói pháp. Thường theo Tỳ Lô Giá Na để học giáo pháp. Ứng theo khác biệt của các loài chúng sinh mà làm các việc cúng dường.
Cuối cùng là hồi hướng công đức cho tất cả chúng sinh để thành tựu quả Phật.
Đây là mười pháp tối thắng hay nói cách khác là đại hạnh, nhiếp tất cả các môn hạnh thế gian của ba đời mười phương chư Phật.
3. Bồ tát Quán Thế Âm: tay trái cầm hoa sen, tay phải kết ấn thí vô úy, giữa mũ có Phật A Di Đà
Quán Thế Âm Bồ tát: tiếng Phạm gọi là avalokite’svara, dịch âm là A Bạc Chỉ Để Thấp Phạt La. Bản nguyện của Quán Thế Âm Bồ tát là lấy từ bi để cứu giúp chúng sinh. Còn gọi là Quang Thế Âm Bồ tát, Quán Thế Âm Bồ tát, Quán Tự Tại Bồ tát, Hiện Âm Thanh Bồ tát… gọi tắt là Quán Âm Bồ tát, hay còn có tên gọi khác là Cứu Thế Bồ tát, Cứu Thế Tịnh Thánh, Thí Vô Úy, Đại Bi Thánh Giả, Liên Hoa Thủ Bồ tát, Viên Thông Đại Sĩ… Quán Thế Âm Bồ tát đã sớm thành Phật trong quá khứ hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai.
Quán Thế Âm Bồ tát cùng Đại Thế Chí Bồ tát là hai vị bồ tát đứng hầu đức Phật Di Đà ở thế giới Tây Phương Cực Lạc, thế gian thường gọi là Tây Phương Tam Thánh. Quán Thế Âm Bồ tát cũng là một trong bát đại Bồ tát xuất hiện trong kinh Dược Sư, nếu ai nghe được danh hiệu của đức Phật Dược Sư, khi lâm chung sẽ được các vị Bồ tát tiếp dẫn về cõi Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà. Hễ có chúng sinh nào gặp các khổ nạn, nếu nhớ niệm danh hiệu của Bồ tát, thì Bồ tát liền nghe tiếng mà đến cứu giúp được giải thoát, cho nên gọi là Quán Thế Âm Bồ tát. Qua đó có thể thấy được pháp môn và từ bi nguyện lực của Ngài rất quảng đại hoằng thâm. Vì Ngài đối với các cảnh giới đã thông đạt lý sự viên dung nên còn gọi là Quán Tự Tại Bồ tát.
Phẩm Phổ Môn trong kinh Pháp Hoa thuyết rằng: Bồ tát vì lợi ích chúng sinh trong cõi Ta Bà thế giới, nếu chúng sinh thọ khổ mà nhất tâm xưng danh hiệu Ngài thì lập tức Quán Thế Âm Bồ tát theo tiếng kêu mà đến cứu thoát, nếu có mong cầu việc gì thì cũng được như vậy. Để nhiếp hóa chúng sinh, Ngài còn có thể thị hiện thân Phật, Tỳ kheo, Ưu bà tắc, Dạ xoa… cho đến 33 thân. Hình tượng nổi tiếng phổ biến nhất của Quán Thế Âm Bồ tát là hiện thân người nữ, tay cầm tịnh bình dương liễu dùng cam lộ rưới nhuận xoa dịu khổ đau của chúng sinh.
4. Kim Cương Thủ Bồ tát – Vajrapani
Vajrapāṇi (Phạn ngữ vajra là “tia sét” hay “kim cương” và pāṇi, là. “trong bàn tay”) là một trong những vị Bồ tát đầu tiên của Phật giáo Đại thừa. Ngài là người bảo vệ và hướng dẫn của nhà Phật, và tượng trưng cho quyền năng của chư Phật. Kim Cương Thủ được sử dụng rộng rãi trong các tác phẩm hội họa Phật giáo như là một trong ba vị bảo hộ xung quanh đức Phật.
Mỗi biểu tượng đó là một đức hạnh của Phật: Văn Thù Sư Lợi (Manjushri – Biểu hiện trí tuệ của tất cả các vị Phật), Quán Thế Âm (Avalokiteshvara – Biểu hiện lòng từ bi của tất cả các vị Phật) và Kim Cương Thủ (Vajrapani – Biểu hiện sức mạnh của tất cả các vị Phật).
Theo mức độ phổ thông, Kim Cương Thủ, người giữ cây sét trượng (Biểu tượng cho sức mạnh của lòng từ bi), là vị Bồ tát đại diện cho sức mạnh của tất cả các vị Phật giống như Quán Thế Âm Bồ tát đại diện lòng từ bi vô lượng, Văn Thù Bồ tát đại diện trí tuệ, và Tara những việc làm huyền diệu. Với các hành giả Du già, Kim Cương Thủ mang ý nghĩa hoàn thành sự quyết tâm sắt đá và và là biểu tượng cho sự hiệu quả không khoan nhượng trong khi thuần phục sự tiêu cực.
Dáng vẻ cương mãnh của Ngài giống như một chiến binh thực thụ (pratayalidha), dựa trên tư thế của một cung thủ nhưng lại tương tự bộ vị en garde trong hàng rào phòng thủ phương Tây. Cánh tay phải vươn ra của Ngài giương một cái chày kim cương và tay trái cầm một cái thọng lọng một cách khéo léo – mà Ngài dùng để trói quỷ dữ. Ngài đội một cái vương miện đầu lâu với mái tóc dựng đứng từ chân tóc. Biểu hiện của Ngài là phẫn nộ và Ngài có ba mắt. Xung quanh cổ của Ngài là vòng cổ hình rắn và thắt lưng Ngài được làm bằng da hổ, đầu của nó có thể nhìn ở đầu gối bên phải của Ngài.
Kim Cương Thủ (Chana Dorje) màu xanh vương giả hay xanh thẫm, và trong hình tướng an bình cầm cân đối vũ khí kim cương trên tay, hay trong hình tướng phẫn nộ, cầm một chầy kim cương như chuẩn bị ném nó. Trong một dạng phẫn nộ khác, Ngài cũng cầm một cái thọng lọng hoặc cái gông. Trong vẻ rất phẫn nộ, Ngài mọc cánh.
Kim Cương Thủ được kết hợp với Phật Thích Ca Mâu Ni và được đề cập, thường bởi một cái tên khác của Ngài, như một người theo để phụ giúp đức Phật bất cứ nơi nào Ngài đến. Trong cuộc đời đức Phật, sự hiện diện của Ngài được gọi bởi cụm từ sự hùng mạnh của một con voi hoặc Mahasthamaprapta – Đại Thế Chí Bồ tát (Tây tạng Thehenthop - khỏe như voi). Biệt hiệu này được sử dụng đặc biệt khi Ngài đứng cạnh Vô Lượng Thọ Phật (Vô Lượng Thọ Phật là hóa thân của A Di Đà Phật) cùng với Quán Thế Âm Bồ tát. Trong những bức ảnh, Ngài thường được vẽ trên bên trái trong khi Quán Thế Âm Bồ tát đứng bên phải của Phật A Di Đà (Trong tiếng Việt, Avalokiteshvara là Quán Thế Âm Bồ tát hay Quan Âm, và Mahasthanaprapta được gọi là Đại Thế Chí Bồ tát).
Đại Thế Chí Bồ tát đã là thành viên của hàng ngũ tăng già ưu tú người đã ngăn hòn đá lăn nhắm vào Phật trong khi Ngài đang giảng về tính không ở Rajgriha. Ngài biểu hiện “những phương tiện thiện xảo” hay những kỹ thuật trí tuệ.
Kim Cương Thủ đại diện cho sự phẫn nộ chính nghĩa, một sự liên tưởng xuất phát từ một câu chuyện, khi một người cư xử xấc xược với Phât Thích Ca Mâu Ni, từ chối trả lời câu hỏi của anh ta, Ngài ngay lập tức xuất hiện trên đầu và sẵn sàng thả một tia sét.
Điều đó đã nói lên rằng khi đức Như Lai khuất phục một con thiên long khổng lồ của Udyana, Ngài đã giao Kim Cương Thủ bảo vệ những con rắn khác đã bị hang phục và quy y sau cuộc tấn công của loài thần điểu Garuda. Ngài cũng là kẻ thù của Atula/ma quái sở hữu thuốc độc bậc nhất halahala.
Bên cạnh việc là vô địch trong Kim Cương Phật bộ, tất cả sức mạnh của năm Phật Nguyên thủy được hợp nhất vào trong Ngài. Bởi vậy, Ngài được triệu thỉnh để vượt qua nội chướng ngại bao gồm cả tâm bệnh, và trong thời điểm tràn ngập những tình huống khó khăn.
Trong sự kết hợp của Ngài với tu tập Mật thừa, Ngài thỉnh thoảng được gọi là Ghuyapati hay Chúa tể của những bí mật.
5. Bồ tát Hư Không Tạng: tay trái cầm ngọc quý, tay phải kết ấn vô úy
Trong chúng Bồ tát, Bồ tát Hư Không Tạng chủ về trí tuệ, công đức và tài phú. Bởi vì những yếu tố đó giống như hư không mênh mông vô biên, hơn nữa còn có thể thỏa mãn hết thảy nhu cầu, khiến cho chúng sinh đạt được lợi ích vô cùng, chính vì thế Ngài có tên như vậy.
Tên gọi khác: Hư Không Dựng, Hư Không Quang.
Tên tiếng Phạn: Akasagarbha.
Tâm chú: Nama àkàsa garbhàya om màli kamali mausi svàhà.
Kinh điển: Đại phương đẳng đại tập kinh.
Bồ tát Hư Không Tạng che chở cho chúng sinh
Trong Mạn đà la Thai tạng giới, Bồ tát Hư Không Tạng là chủ tôn của viện Hư Không Tạng. Đây là viện thứ 10 trong 12 đại viện của Mạn đà la Thai tạng giới, vị trí ở sau viện trì minh. Sự biểu hiện ở viện này là từ bi và trí tuệ hợp nhất, hàm chứa muôn đức, có thể ban cho chúng sinh tất thảy sự trân quý và kiêm đủ trí đức, lấy phúc đức làm căn bản. Bồ tát Hư Không Tạng là một trong 16 vị Bản tôn của Mạn đà la Kim cương giới hiền kiếp.
Theo những ghi chép trong kinh Phật, Bồ tát Hư Không Tạng luôn luôn có sự từ bi thương xót với tất thảy chúng sinh, thường gia trì cho họ. Nếu người nào kiền thành, sau khi lễ bái 35 Phật quá khứ, hơn nữa lại xưng tán danh hiệu đại bi Bồ tát Hư Không Tạng, Ngài sẽ hiện thân để che chở cho họ. Trong dân gian cũng phổ biến tín ngưỡng Bồ tát Hư Không Tạng, có thể tăng tiến phúc đức, trí tuệ, tiêu tai giải nạn. Ở Nhật Bản, Bồ tát Hư Không Tạng còn được tín phụng hơn ở Việt Nam và Trung Quốc.
Bồ tát Hư Không Tạng có hình tượng như nào?
Trong Phật giáo Tạng truyền có nhiều hình tượng của Bồ tát Hư Không Tạng, thân phận khác nhau có hình tượng khác nhau. Khi Ngài được xem là chủ tôn của viện Hư Không Tạng, hình tượng như sau: Sắc thân có màu đỏ như thịt, đầu đội mũ ngũ phật, tay phải cầm kiếm, lưỡi kiếm lấp lánh; tay trái Ngài đặt bên hông và cầm một cành hoa sen, trên hoa sen có ngọc như ý, ngồi kiết già trên bảo tọa hoa sen. Ngọc, kiếm mà Ngài cầm biểu hiện cho hai pháp môn phúc đức và trí tuệ. Mật hiệu của Ngài là Như Ý Kim Cương, hình Tam muội da là đao trí tuệ.
Khi được xem là Bồ tát thị giả ở viện Thích Ca, hình tượng của Ngài như sau: Tay trái nắm lại giơ lên, ngón giữa gập lại cầm phướn trắng; tay trái úp đặt trước rốn, cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc xanh lục. Ngài khoác thiên y, đứng trên bảo tọa hoa sen, đầu hơi nghiêng về bên trái. Mật hiệu là Vô Tận Kim Cương, hình tam muội da là ngọc xanh lục trên hoa sen.
Khi Ngài được xem là một trong 16 vị Bản tôn của Kim cương giới hiền kiếp thì ở vị trí thứ ba trong bốn vị Bản tôn ở phía Nam Mạn đà la bên ngoài viện. Khi đó Ngài còn được gọi là Bồ tát Kim Cương Tràng, Bồ tát Bảo Tràng. Hình tượng của Ngài như sau: Sắc thân màu trắng, tay trái nắm lại đặt ở bên hông; tay phải cầm hoa sen, trên hoa sen có ngọc. Mật hiệu là Phú Quý Kim Cương, Viên Mãn Kim Cương, hình tam muội da là ngọc tam biện bảo châu. Thủ ấn là Kim cương phọc, tức hai ngón giữa làm hình trạng bảo bình, hai ngón cái duỗi thẳng.
6. Bồ Tát Địa Tạng: tay trái cầm bát,
Đức Địa Tạng là một vị đã chứng bực đẳng giác trải đến vô lượng A tăng kỳ kiếp rồi
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sinh, thì Ngài không chứng quả Bồ đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sinh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ tát như vậy.
Ngài là một vị Bồ tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa Ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ tát trong lục đạo (sáu đường tái sinh).
Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị đại Bồ tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn Thù và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục. Trú xứ của Bồ tát là Cửu Hoa Sơn và tương truyền rằng, Địa Tạng đã thật sự hiện thân tại đây vào đời Đường dưới dạng một hoàng tử xứ Triều Tiên. Sau khi chết, nhục thân của vị hoàng tử này không tan rữa và người ta đã xây dựng một ngôi tháp để thờ vị này, một bảo tháp mà ngày nay vẫn còn.
Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi luân hồi. Trong một tiền kiếp, Bồ tát là một cô bé có một bà mẹ thường hay sát sinh để kiếm sống. Sau khi mẹ qua đời, cô bé này ngồi thiền mãi cho đến khi nghe một giọng nói, khuyên cô nên niệm danh đức Phật. Sau đó, cô nhập định, xuống ngay đến cửa địa ngục. Nơi đây, cô được cho biết rằng, chính vì công phu thiền định và niệm Phật mà cô đã cứu mẹ thoát khỏi địa ngục.
Nhờ thần thông, Địa Tạng Bồ tát có thể biến hóa thành nhiều dạng để cứu chúng sinh trong lục độ. Trong một buổi lễ long trọng, thường là ngày thứ 100 sau khi chết, các thân nhân thường thắp hương làm lễ cầu xin Bồ tát hướng dẫn người chết đến cõi cực lạc của Phật A Di Đà (Amitābha). Sau đó, một trong những thân nhân sẽ niệm một câu thần chú để gọi người chết trở về nghe chính pháp. Lễ này được chấm dứt với sự niệm danh Phật A Di Đà và Bồ tát Địa Tạng một lần nữa.
7. Bồ Tát Di Lặc: tay trái cầm bình, tay phải kết ấn Vô úy, giữa mũ có bảo tháp,
Di Lặc Bồ tát có tên gọi là Ajita (Vô Nan Thắng) hiệu Maitreya (Từ Thị): tiếng Phạm là Maitreya, còn gọi là Mai Hằng Lệ Dược, Vị Hằng Lý Dược, Di Đế Lễ, Di Đế Khang, hoặc là Mai Nhậm Lê, dịch là Từ Thị, là vị Phật thứ năm kế tiếp đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất hiện trên trái đất này. Hiện Ngài đang ở cung Trời Đâu Suất (Tusita) giáo hóa chúng sinh. Do đó Ngài còn được xưng là Nhứt Sinh bổ xứ Bồ tát Bổ xứ Tát Đỏa hoặc Di Lặc Như Lai.
Kinh Hiền Ngu chép rằng: Di Lặc Bồ tát thuộc dòng dõi Bà la môn, cha là Tu Phạm Ma, mẹ là Phạm Ma Đề Bạt, người Nam Thiên Trúc. Vì mẹ của Bồ tát Di Lặc sau khi mang thai Ngài thì tính tình trở nên từ hòa bi mẫn, cho nên khi sinh Ngài đặt tên là Từ Thị.
Theo kinh Di Lặc Thượng Sinh và Di Lặc Hạ Sinh thuyết rằng: Di Lặc Bồ tát là đệ tử của đức Phật Thích Ca, nhập diệt trước đức Phật, Ngài sinh lên cung trời Đâu Suất ở đó thuyết pháp cho chư Thiên. Trong kinh Nhứt Thiết Trí Quang Minh Tiên Nhân Từ Tâm Nhơn Duyên Bất Thực Nhục chép: Di Lặc Bồ tát phát tâm không ăn thịt, vì nhân duyên này mà có tên là Từ Thị. Từ Thị Bồ tát còn có nghĩa là Từ đứng đầu trong Tứ Vô Lượng Tâm của Phật, Từ là chủng tính sinh ra chư Phật, khiến cho tất cả thế gian không đoạn mất hạt giống Phật nên gọi là Từ Thị.
Như vậy tên Di Lặc Bồ tát được kiến lập trên căn bản bổn nguyện từ bi do nhiều đời nhiều kiếp Ngài tu tập từ bi tam muội, cũng chính là đức hạnh từ bi cứu độ đem đến sự an lạc cho chúng sinh của Bồ tát. Ngài được đức Phật thọ ký trong tương lai khoảng năm mươi bảy ức sau nghìn vạn năm sẽ thành Phật hiệu là Di Lặc Phật, Di lặc Như Lai. Hình tượng Di Lặc Bồ tát mà chúng ta thấy là hình tượng của bố đại Hòa thượng, vì khi thị tịch Ngài có nói bài kệ: Di Lặc chân Di Lặc, hóa thân thiên bá ức, thời thời thị thời nhơn, thời nhơn tự bất thức. Căn cứ vào bài kệ đó thế gian cho rằng bố đại Hòa thượng là hóa thân của Phật Di Lặc.
8. Bồ tát Trừ Cái Chướng: tay trái cầm cờ, tay phải kết ấn vô úy
Trừ Cái Chướng Bồ tát (Sarva-nirvaraṇa-viṣkaṃbhin) là Trừ Nhất Thiết Cái Chướng, Giáng Phục Nhất Thiết Chướng Ngại, Khí Chư Âm Cái Bồ tát. Là một trong tám vị đại Bồ tát của Phật giáo, là chủ Tôn của Trừ Cái Chướng Viện trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La, Mật Hiệu là Ly Não Kim Cương.
Chúng sinh có phiền não của mỗi mỗi hình, mỗi mỗi sắc… khởi Nhân (Hetu) chủ yếu là năm Cái Chướng của nhóm tham, sân, si, mạn, nghi. Năm loại chướng ngại ấy hai che lấp ánh sáng tâm tính của con người, khiến cho thân tâm khó được an ổn.
Trừ Cái Chướng Bồ tát là tượng trưng của ánh sáng. Trừ Cái Chướng Bồ tát hay tiêu trừ phiền não, nghiệp lực, sinh tử của chúng sinh. Biết được chướng ngại của tất cả, cứu độ phiền não thống khổ của chúng sinh, đến được cảnh giới của giải thoát.
Mọi người dùng tâm thanh tịnh xưng niệm danh hiệu Trừ Cái Chướng Bồ tát có thể khải phát niệm thiện và trí tuệ của chúng sinh, thanh trừ cấu nhiễm của chúng sinh, cuối cùng đắc được nhân duyên thanh tịnh.
Trừ Cái Chướng Bồ tát hay mãn túc nguyện vọng của chúng sinh, khiến cho thân tâm của chúng sinh an ổn mà không có sợ hãi.
Pháp Tướng của Trừ Cái Chướng Bồ tát là toàn thân màu vàng ròng, tay trái cầm cây phướng như ý, tay phải trì trí nguyện ấn, ngồi bán già
Bát đại Bồ tát Mạn Trà La kinh nói rằng: “Này thiện nam tử! Có bát Mạn Trà La là pháp yếu thâm sâu của tám vị đại Bồ tát. Nếu có hữu tình y theo pháp dựng lập bát Mạn Trà La này một lần thì hết thảy mười ác, năm nghịch, chê bai kinh thảy đều tiêu diệt. Tất cả nghĩa lợi, thắng nguyện đã mong cầu đều được thành tựu… Thường Trừ Cái Chướng Bồ tát, thân màu vàng ròng, tay trái cầm cây phướng như ý, tay phải thí nguyện, ngồi bán già”.
Ngài có lời đại nguyện rằng: Nếu Ngài chưa độ hết chúng sinh, thì Ngài không chứng quả Bồ đề, và nếu sự thọ khổ trong địa ngục hãy còn, thì Ngài thề không chịu thành Phật.
Do cái bổn nguyện ấy, nên Ngài phân thân nhiều phen, đặng độ thoát hằng hà sa số chúng sinh đương tội khổ, trải đã không biết bao nhiêu kiếp rồi, mà Ngài cũng còn làm một vị Bồ tát như vậy.
Ngài là một vị Bồ tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa Ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ tát trong lục đạo (sáu đường tái sinh).
Tại Trung Quốc và các nước Đông nam Á, Địa Tạng được xem là một trong bốn vị đại Bồ tát (ba vị khác là Quán Thế Âm, Văn Thù và Phổ Hiền) chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục. Trú xứ của Bồ tát là Cửu Hoa Sơn và tương truyền rằng, Địa Tạng đã thật sự hiện thân tại đây vào đời Đường dưới dạng một hoàng tử xứ Triều Tiên. Sau khi chết, nhục thân của vị hoàng tử này không tan rữa và người ta đã xây dựng một ngôi tháp để thờ vị này, một bảo tháp mà ngày nay vẫn còn.
Trước đây vô lượng kiếp, Địa Tạng là một Bà-la-môn và đã thệ nguyện trước một vị Phật thời đó là sẽ quyết tâm tu luyện đạt Phật quả, nhưng sẽ khước từ Phật quả này khi chưa cứu độ tất cả chúng sinh thoát khỏi luân hồi. Trong một tiền kiếp, Bồ tát là một cô bé có một bà mẹ thường hay sát sinh để kiếm sống. Sau khi mẹ qua đời, cô bé này ngồi thiền mãi cho đến khi nghe một giọng nói, khuyên cô nên niệm danh đức Phật. Sau đó, cô nhập định, xuống ngay đến cửa địa ngục. Nơi đây, cô được cho biết rằng, chính vì công phu thiền định và niệm Phật mà cô đã cứu mẹ thoát khỏi địa ngục.
Nhờ thần thông, Địa Tạng Bồ tát có thể biến hóa thành nhiều dạng để cứu chúng sinh trong lục độ. Trong một buổi lễ long trọng, thường là ngày thứ 100 sau khi chết, các thân nhân thường thắp hương làm lễ cầu xin Bồ tát hướng dẫn người chết đến cõi cực lạc của Phật A Di Đà (Amitābha). Sau đó, một trong những thân nhân sẽ niệm một câu thần chú để gọi người chết trở về nghe chính pháp. Lễ này được chấm dứt với sự niệm danh Phật A Di Đà và Bồ tát Địa Tạng một lần nữa.
7. Bồ Tát Di Lặc: tay trái cầm bình, tay phải kết ấn Vô úy, giữa mũ có bảo tháp,
Di Lặc Bồ tát có tên gọi là Ajita (Vô Nan Thắng) hiệu Maitreya (Từ Thị): tiếng Phạm là Maitreya, còn gọi là Mai Hằng Lệ Dược, Vị Hằng Lý Dược, Di Đế Lễ, Di Đế Khang, hoặc là Mai Nhậm Lê, dịch là Từ Thị, là vị Phật thứ năm kế tiếp đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất hiện trên trái đất này. Hiện Ngài đang ở cung Trời Đâu Suất (Tusita) giáo hóa chúng sinh. Do đó Ngài còn được xưng là Nhứt Sinh bổ xứ Bồ tát Bổ xứ Tát Đỏa hoặc Di Lặc Như Lai.
Kinh Hiền Ngu chép rằng: Di Lặc Bồ tát thuộc dòng dõi Bà la môn, cha là Tu Phạm Ma, mẹ là Phạm Ma Đề Bạt, người Nam Thiên Trúc. Vì mẹ của Bồ tát Di Lặc sau khi mang thai Ngài thì tính tình trở nên từ hòa bi mẫn, cho nên khi sinh Ngài đặt tên là Từ Thị.
Theo kinh Di Lặc Thượng Sinh và Di Lặc Hạ Sinh thuyết rằng: Di Lặc Bồ tát là đệ tử của đức Phật Thích Ca, nhập diệt trước đức Phật, Ngài sinh lên cung trời Đâu Suất ở đó thuyết pháp cho chư Thiên. Trong kinh Nhứt Thiết Trí Quang Minh Tiên Nhân Từ Tâm Nhơn Duyên Bất Thực Nhục chép: Di Lặc Bồ tát phát tâm không ăn thịt, vì nhân duyên này mà có tên là Từ Thị. Từ Thị Bồ tát còn có nghĩa là Từ đứng đầu trong Tứ Vô Lượng Tâm của Phật, Từ là chủng tính sinh ra chư Phật, khiến cho tất cả thế gian không đoạn mất hạt giống Phật nên gọi là Từ Thị.
Như vậy tên Di Lặc Bồ tát được kiến lập trên căn bản bổn nguyện từ bi do nhiều đời nhiều kiếp Ngài tu tập từ bi tam muội, cũng chính là đức hạnh từ bi cứu độ đem đến sự an lạc cho chúng sinh của Bồ tát. Ngài được đức Phật thọ ký trong tương lai khoảng năm mươi bảy ức sau nghìn vạn năm sẽ thành Phật hiệu là Di Lặc Phật, Di lặc Như Lai. Hình tượng Di Lặc Bồ tát mà chúng ta thấy là hình tượng của bố đại Hòa thượng, vì khi thị tịch Ngài có nói bài kệ: Di Lặc chân Di Lặc, hóa thân thiên bá ức, thời thời thị thời nhơn, thời nhơn tự bất thức. Căn cứ vào bài kệ đó thế gian cho rằng bố đại Hòa thượng là hóa thân của Phật Di Lặc.
8. Bồ tát Trừ Cái Chướng: tay trái cầm cờ, tay phải kết ấn vô úy
Trừ Cái Chướng Bồ tát (Sarva-nirvaraṇa-viṣkaṃbhin) là Trừ Nhất Thiết Cái Chướng, Giáng Phục Nhất Thiết Chướng Ngại, Khí Chư Âm Cái Bồ tát. Là một trong tám vị đại Bồ tát của Phật giáo, là chủ Tôn của Trừ Cái Chướng Viện trong Thai Tạng Giới Mạn Trà La, Mật Hiệu là Ly Não Kim Cương.
Chúng sinh có phiền não của mỗi mỗi hình, mỗi mỗi sắc… khởi Nhân (Hetu) chủ yếu là năm Cái Chướng của nhóm tham, sân, si, mạn, nghi. Năm loại chướng ngại ấy hai che lấp ánh sáng tâm tính của con người, khiến cho thân tâm khó được an ổn.
Trừ Cái Chướng Bồ tát là tượng trưng của ánh sáng. Trừ Cái Chướng Bồ tát hay tiêu trừ phiền não, nghiệp lực, sinh tử của chúng sinh. Biết được chướng ngại của tất cả, cứu độ phiền não thống khổ của chúng sinh, đến được cảnh giới của giải thoát.
Mọi người dùng tâm thanh tịnh xưng niệm danh hiệu Trừ Cái Chướng Bồ tát có thể khải phát niệm thiện và trí tuệ của chúng sinh, thanh trừ cấu nhiễm của chúng sinh, cuối cùng đắc được nhân duyên thanh tịnh.
Trừ Cái Chướng Bồ tát hay mãn túc nguyện vọng của chúng sinh, khiến cho thân tâm của chúng sinh an ổn mà không có sợ hãi.
Pháp Tướng của Trừ Cái Chướng Bồ tát là toàn thân màu vàng ròng, tay trái cầm cây phướng như ý, tay phải trì trí nguyện ấn, ngồi bán già
Bát đại Bồ tát Mạn Trà La kinh nói rằng: “Này thiện nam tử! Có bát Mạn Trà La là pháp yếu thâm sâu của tám vị đại Bồ tát. Nếu có hữu tình y theo pháp dựng lập bát Mạn Trà La này một lần thì hết thảy mười ác, năm nghịch, chê bai kinh thảy đều tiêu diệt. Tất cả nghĩa lợi, thắng nguyện đã mong cầu đều được thành tựu… Thường Trừ Cái Chướng Bồ tát, thân màu vàng ròng, tay trái cầm cây phướng như ý, tay phải thí nguyện, ngồi bán già”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét