Thứ Tư, 27 tháng 2, 2019

TÁM VỊ ĐẠI BỒ TÁT TRONG PHẬT GIÁO ĐÔNG ĐỘ

TÁM VỊ ĐẠI BỒ TÁT TRONG PHẬT GIÁO ĐÔNG ĐỘ
Biên soạn: HUYỀN THANH


Theo Phật Giáo Đông Độ thì 8 vị Đại Bồ Tát được xác định tùy theo Kinh Bản

_Kinh Bảy Phật tám Bồ Tát ghi nhận là: Văn Thù, Hư Không Tạng, Quán Thế Âm, Cứu Thoát, Bạt Đà Hòa, Đại Thế Chí, Đắc Đại Thế, Kiên Dũng

_Kinh Xá Lợi Phất Đà La Ni ghi nhận là: Quang Nguyệt, Tuệ Quang Minh, Nhật Quang Minh, Giáo Hóa, Kinh Nhất Thiết Ý Mãn, Đại Tự Tại, Tú Vương, Hành Ý _Kinh Bát Nhã Lý Thú ghi nhận là: Kim Cương Thủ, Quán Thế Âm, Hư Không Tạng, Kim Cương Quyền, Văn Thù, Tài Phát Ý Chuyển Pháp Luân, Hư Không Khố,

Tồi Nhất Thiết Ma
_Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già Lý Thú Bát Nhã ghi nhận là: Kim Cương Thủ,

Quán Tự Tại, Hư Không Khố, Kim Cương Quyền, Văn Thù Sư Lợi, Phát Tâm Tức Chuyển Pháp Luân, Hư Không Tạng, Giáng Phục Nhất Thiết Ma Oán

_Kinh Dược Sư ghi nhận 8 vị Đại Bồ Tát là: Văn Thù, Quán Thế Âm, Đắc Đại Thế (Đại Thế Chí), Vô Tận Ý, Bảo Đàn Hoa, Dược Vương, Dược Thượng, Di Lặc

_Kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Trà La ghi nhận là: Diệu Cát Tường (Văn Thù), Phổ Hiền, Quán Tự Tại (Quán Thế Âm), Từ Thị (Di Lặc), Hư Không Tạng, Kim Cương Thủ, Trừ Cái Chướng, Địa Tạng Vương...

Thông thường Phật Giáo tạo tượng phần lớn đều y theo Kinh này.

_ Tạng Truyền Phật Giáo ghi nhận là: Quán Thế Âm, Di Lặc, Hư Không Tạng, Kim Cương Thủ, Phổ Hiền, Văn Thù, Trừ Cái Chướng, Địa Tạng.

Theo Tạng Truyền thì Kim Cương Thủ Bồ Tát chính là thân phẫn nộ của Đại Thế Chí Bồ Tát. Do vậy hai Tôn này đều đồng là một Bản Tôn

_Đặc biệt trong Mật Giáo Đông Độ thì tám vị Đại Bồ Tát: Hư Không Tạng, Phổ Hiền, Kim Cương Thủ, Văn Thù Sư Lợi, Trừ Cái Chướng, Địa Tạng Vương, Quán Thế Âm, Di Lặc được phối trí với 8 chữ trong Chân Ngôn A Di Đà Phật Tam Muội Gia Thật Tướng nhằm biểu thị cho các hành hạnh của đấng Giải Thoát

Nay trong phạm vi tham cứu hạn hẹp nên phần ghi chép này chỉ ghi nhận được Tôn Tượng, chữ chủng tử, Chân Ngôn của 8 vị Đại Bồ Tát thuộc Kinh Dược Sư, Kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Trà La và Chân Ngôn A Di Đà Phật Tam Muội Gia Thật Tướng.

I_ Tám vị Đại Bồ Tát trong Kinh Dược Sư:
(Tôn Tượng 8 vị Đại Bồ Tát được trích trong trang Web chuaminhthanh.com)

1_ Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát (Maṃjuśrī-bodhisatva)

  • Chữ chủng tử là: MAṂ () 
  • Chân Ngôn là:
  • Oṃ namo maṃjuśrīya 





2_ Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva)

  • Chữ chủng tử là SA ()
  • Chân Ngôn là:
  • Oṃ namo avalokiteśvarāya 




3_ Đắc Đại Thế Bồ Tát (Mahā-sthāma-prāpta-bodhisatva)

  • Chữ chủng tử là SAḤ ()
  • Chân Ngôn là:
  • Oṃ namo mahā-sthāma-prāptāya

 

4_ Vô Tận Ý Bồ Tát (Akaṣaya-mati-bodhisatva)

  • Chữ chủng tử là A () 
  • Chân Ngôn là:
  • Oṃ namo akṣaya-mateya 

5_ Bảo Đàn Hoa Bồ Tát (Ratna-maṇḍala-puṣpa-bodhisatva)

  • Chữ chủng tử là RA ()
  • Chân Ngôn là:
  • Oṃ namo ratna-maṇḍala-puṣpaya 



6_ Dược Vương Bồ Tát (Bhaiṣaijya-rāja-bodhisatva)

  • Chữ chủng tử là BHAI () 
  • Chân Ngôn là:
  • Oṃ namo bhaiṣaijya-rājāya 


7_ Dược Thượng Bồ Tát (Bhaiṣaijya-samudgata-bodhisatva)

  • Chữ chủng tử là BHAI ()
  • Chân Ngôn là:
  • Oṃ namo bhaiṣaijya-samudgatāya
     

    8 _ Di Lặc Bồ Tát (Maitreya-bodhisatva)

    • Chữ chủng tử là MAI () 
    • Chân Ngôn là:
    • Om namo maitreyāya 


    II_ Tám vị Đại Bồ Tát trong Kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Trà La:


    • Kinh Bát Đại Bồ Tát Mạn Trà La ghi rằng: “Này Thiện Nam Tử ! Có Bát Đại Mạn Trà La là Pháp Yếu thâm sâu của tám vị Đại Bồ Tát. Nếu có hữu tình y theo Pháp xây dựng Bát Đại Mạn Trà La này một lần thì hết thảy tội: mười Ác, năm Nghịch, phỉ báng Kinh Phương Đẳng...thảy đều tiêu diệt, tất cả Nghĩa Lợi, Thắng Nguyện đã mong cầu đều được thành tựu . 

    Liền ở trong Mạn Trà La (Maṇḍala) tưởng Đức Như Lai với thân sắc màu vàng ròng có đủ 32 Tướng, ngồi trên đài hoa sen.



    • Như Lai Mật Ngôn là: Oṃ_ mahā-vīra svāhā 

    Liền tưởng Thánh Quán Tự Tại (Ārya-Avalokiteśvara) trong Mạn Trà La với thân màu đỏ, tay trái cầm hoa sen, tay phải tác Thí Nguyện, trong mão báu trên đầu có Đức Vô Lượng Thọ Như Lai (Amitāyus)


     

    • Quán Tự Tại Bồ Tát Mật Ngôn là: Hūṃ Hrīḥ Haḥ padma-śrīye svāhā 

    Ở phía sau Quán Tự Tại Bồ Tát, tưởng Từ Thị Bồ Tát (Maitreya) với thân màu vàng, tay trái cầm bình Quân Trì, tay phải tác Thí Vô Úy, trong mão có cái tháp Tốt Đổ Ba (Stūpa), ngồi Bán Già




    • Di Lặc Bồ Tát Mật Ngôn là: Mehaḥ raṇa svāhā 
    Ở sau lưng Đức Phật, tưởng Hư Không Tạng Bồ Tát (Ākāśa-garbha), tay trái cầm báu để ở trên trái tim, tay phải ban bố, tuôn ra vô lượng báu.



    • Hư Không Tạng Bồ Tát Mật Ngôn là: Āḥ garbhāya svāhā 

    Bên trái Hư Không Tạng Bồ Tát, tưởng Phổ Hiền Bồ Tát (Samanta-bhadra) đội mão Ngũ Phật, thân màu vàng, tay phải cầm cây kiếm, tay trái Thí Nguyện, ngồi Bán Già.



    • Phổ Hiền Bồ Tát Mật Ngôn là: Hrīḥ jaya svāhā 

    Ở bên trái Đức Như Lai, tưởng Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-pāṇi) tay phải cầm chày Kim Cương, tay trái an ở háng, đội mão Ngũ Phật, thân màu xanh, ngồi Bán Già.


    • Kim Cương Thủ Bồ Tát Mật Ngôn là: Oṃ_ Vaṃ rava svāhā 

    Ở phía trước Kim Cương Thủ Bồ Tát, tưởng Mạn Thù Thất Lợi Đồng Chân Bồ Tát (Maṃjuśrī-kumāra-bhūta) có năm búi tóc, hình Đồng Tử, tay trái cầm hoa sen xanh, trong hoa có chày Ngũ Cổ Kim Cương, tay phải tác Thí Nguyện, thân màu vàng, ngồi Bán Già.


    • Văn Thù Bồ Tát Mật Ngôn là: Śrī aragha svāhā 

    Ở bên phải Mạn Thù Thất Lợi Bồ Tát, tưởng Trừ Cái Chướng Bồ Tát (Nirvaṇa- viṣkaṃbhin) thân màu vàng, tay trái cầm cây phướng Như Ý, tay phải Thí Nguyện, ngồi Bán Già.


    • Trừ Cái Chướng Bồ Tát Mật Ngôn là: Nirvaraṇa svāhā 

    Ở phía trước Như Lai, tưởng Địa Tạng Bồ Tát (Kṣiti-garbha) với mão trên đầu, Anh Lạc, diện mạo vui vẻ tịch tĩnh, thương nhớ tất cả hữu tình, tay trái để dưới rốn, nâng cái bát, úp lòng bàn tay phải hướng xuống dưới với ngón cái vịn ngón trỏ, tưởng tác an ủi tất cả hữu tình.


    • Địa Tạng Bồ Tát Mật Ngôn là: Kṣaḥ hāra jaḥ svāhā 

    Bát Đại Bồ Tát Tán:

     _Môn Cung Thành Viên Tịch Hay diệt phá cửa nẻo
    Thọ dụng Pháp chư Phật
    Con đỉnh lễ Cứu Thế

    _Từ tay tuôn nước trong
    Trừ Quỷ đói khát nước
    Cây Như Ý ba cõi
    Đỉnh lễ Liên Hoa Thủ (Padma-pāṇi)

    _Nước Đại Từ làm Tâm Hay ngưng lửa giận dữ Đỉnh lễ Từ Thị Tôn Chặt đứt dây cung Dục

    _ Hư Không Tạng, Diệu Tuệ
    Hư Không Tịch Tĩnh Tôn
    Giải thoát giòng sinh tử
    Đỉnh lễ Phật Tâm Tử (con của Tâm Phật)

    _Vô biên Hữu Tình Hoặc (sự mê lầm của hữu tình)
    Hay ngưng tâm vô ích (tâm không có lợi ích)
    Con đỉnh lễ Phổ Hiền,
    Thiện Thệ Thượng Thủ Tử (Bậc Thượng Thủ là con của Đấng Thiện Thệ)


    _Tôi tớ dứt trần lao
    Vượt thắng quân Ma La (Māra: loài Ma ) Đỉnh lễ Kim Cương Thủ
    Hay nói tất cả Minh (Vidya)

    _Đỉnh lễ Diệu Cát Tường
    Giữ hình diệu đồng tử
    Duỗi khắp đèn Trí Tuệ
    Cướp đoạt Tam Giới Minh (sự sáng sủa của ba cõi)

    _Nhất Thiết Trừ Cái Chướng

    Vì thế con đỉnh lễ

    Vô Tận Trí Tuệ Tôn

    Hay sinh biện (thực hiện việc làm) không cạn

    _Như đất, các hữu tình Chẳng đoạn nơi nương tựa Tạng Kiên Tuệ Bi Mẫn Con đỉnh lễ Địa Tạng

    _Chân Thiện Thệ Tử này
    Tán dương nơi được Phước
    Dùng các Hữu Tình này
    Như đấy thành Tán Khí (vật khí khen ngợi)







    III_ A Di Đà Phật Đại Tam Muội Gia Thật Tướng Chân Ngôn Man Đa La


    Oṃ_ Amṛte teja hara hūṃ

    1_ A DI ĐÀ Phật:

    A Di Đà Phật, dịch ý là Vô Lượng Thọ Phật (Amitāyus-buddha) hoặc Vô Lượng Quang Phật (Amitābha-buddha), là vị giáo chủ của Thế Giới Cực Lạc (Sukhavatī) ở phương Tây.

    A Di Đà Phật được phối trí với chữ OṂ () ở phương trung ương biểu thị cho Trí Phương Tiện Phổ Môn của Như Lai, là sự tu hành viên mãn đắc được Quả Đức tự chứng nên còn gọi là Chứng Bồ Đề, đại biểu cho Diệu Quán Sát Trí (Pratyave-kṣana- jñāna) là Trí khéo biết tướng chung tướng riêng của các Pháp mà không hề bị ngăn chuyển, lại y theo từng loại căn cơ của chúng Hữu Tình mà tự tại thuyết Pháp giáo hóa chúng sinh. Do đó Diệu Quán Sát Trí được xem là Ứng Hóa Pháp Thân (Nirmāṇa- dharma-kāya) của Đại Nhật Như Lai là Thân giáo hóa nhiếp thọ Bồ Tát Sơ Địa, Nhị Thừa, Phàm Phu.



    Chân Ngôn là:

    Namo bhagavate amitābhāya tathāgatāya_ Oṃ

    2_HƯ KHÔNG TẠNG Bồ Tát

    Ākāśa-garbha dịch âm là A Ca Xả Nghiệt Bà hay Gagana-gañja dịch âm là Nga Nga Nẵng Ngạn Bà. Tức đầy đủ hai kho tàng Phước Trí không có hạn lượng ngang bằng với hư không; ý là rộng lớn vô biên. Lại xưng là Hư Không Dựng Bồ Tát.

    Tôn này hay tuôn ra Pháp Bảo vô lượng ban cho khắp điều ước muốn, làm lợi lạc cho chúng sinh.

    Hư Không Tạng Bồ Tát được phối trí với chữ A () ở phương Đông biểu thị cho Phước Trí Trang Nghiêm hay sinh ra Trí Nội Chứng và Phước Đức Nội Chứng của 10 Ba La Mật


    Chân Ngôn là:

    Oṃ namo ākāśa-garbhāya_ A

    3_ PHỔ HIỀN Bồ Tát


    Phổ Hiền (Samanta-bhadra) đại biểu cho Hạnh Bồ Tát rộng lớn. Khi một cá nhân thực hiện viên mãn Hạnh Bồ Tát thì gọi là Phổ Hiền Bồ Tát. Còn viên mãn quả vị của Phổ Hiền Bồ Tát tức là Tỳ Lô Giá Na Như Lai. Chúng sinh đang đợi đầy đủ Nhân của Phổ Hiền, đấy tức là Tính của Tỳ Lô Giá Na Phật

    Phổ Hiền Bồ Tát được phối trí với chữ MṚ () ở góc Đông Nam biểu thị cho Hạnh Thâm Nhập Tâm Bồ Đề, tức là giai đoạn Tịnh Tâm Bồ Đề




    Chân Ngôn là:

    Oṃ namo samanta-bhadrāya_ MṚ

    4_KIM CƯƠNG THỦ Bồ Tát

    Kim Cương Tát Đỏa Bồ Tát, tên Phạn là Vajra-satva. Lại xưng là Kim Cương Thủ Bí Mật Chủ, Chấp Kim Cương Bí Mật Chủ, Trì Kim Cương Cụ Tuệ Giả, Kim Cương Thượng Thủ, Đại Lạc Kim Cương, Tô La Đa Kim Cương, Nhất Thiết Như Lai Phổ Hiền, Phổ Hiền Bồ Tát, Phổ Hiền Kim Cương Bồ Tát, Kim Cương Thắng Bồ Tát. Kim Cương Tạng, Chấp Kim Cương, Bí Mật Chủ,

    Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) tượng trưng cho tâm Bồ Đề bền chắc chẳng hoại và ý nghĩa phiền não tức Bồ Đề. Tôn này là Bộ Chủ của Đại Trí Kim Cương Bộ, chủ về Đức chiết phục, có Bản Thệ là tồi phá tất cả Ma ác

    Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi) được phối trí với chữ TA () ở phương Nam,

    biểu thị cho Diệu Đức Nội Chứng của Kim Cương Tát Đỏa (Vajra-satva) là chiết phục và tồi phá tất cả Ma ác



    Chân Ngôn là:

    Oṃ namo vajra-pāṇiya_ TA

    5_ VĂN THÙ SƯ LỢI Bồ Tát

    Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tên Phạn là Maṃjuśrī  (Manjushri). Lại xưng là Văn Thù Thi Lợi, Mạn Thù Sư Lợi, Mạn Thù Thất Lợi . Lược xưng là Văn Thù. Trong các Kinh Điển Khác lại có các danh hiệu là: Diệu Đức, Diệu Thủ, Nhu Thủ, Kính Thủ, Diệu Cát Tường...

    Văn Thù Sư Lợi còn gọi là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân, Văn Thù Sư Tử Đồng Bồ Tát, Nhu Đồng Văn Thù Bồ Tát (Mañjuśrī- kumāra-bhūta)

    Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát với Phổ Hiền Bồ Tát cùng theo hầu cận Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và được xưng chung là Thích Ca Tam Thánh. Do Văn Thù Sư Lợi là bậc Thượng Thủ trong hết thảy Bồ Tát Đệ Tử của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nên được gọi là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử. Ngài có hình tượng là Cầm cây kiếm ngồi trên lưng sư tử biểu thị cho sự sắc bén của Pháp Môn. Tay phải cầm cây kiếm báu Kim Cương chặt đứt tất cả phiền não của chúng sinh, dùng tiếng rống của sư tử không sợ hãi, trấn tỉnh chúng sinh đang bị mê đắm.

    Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát được phối trí với chữ TE () ở góc Tây Nam biểu thị cho Hạnh Trưởng Dưỡng Tâm Bồ Đề, tức là giai đoạn nuôi lớn Bát Nhã



    Chân Ngôn là:

    Oṃ namo maṃjuśrīya_ TE

    6_TRỪ CÁI CHƯỚNG Bồ Tát


    Trừ Cái Chướng Bồ Tát, tên Phạn là Sarva-nirvaraṇa-viṣkaṃbhin. Lại xưng là Trừ Nhất Thiết Cái Chướng Bồ Tát, Giáng Phục Nhất Thiết Chướng Ngại Bồ Tát, Khí Chư Ấm Cái Bồ Tát.

    Tôn này được phối trí với chữ JE () ở phương Tây biểu thị cho việc dùng Nhân của Tâm Tịnh Bồ Đề khiến cho tiêu trừ tất cả phiền não, tất cả chướng ngại


    Chân Ngôn là:

    Oṃ namo sarva-nirvaraṇa-viṣkaṃbhinaya_ JE



    7_ĐỊA TẠNG Bồ Tát

    Địa Tạng Bồ Tát, tên Phạn là Kṣiti-garbha (kṣitigarbha bodhisattva) ,dịch âm là Khất Xoa Để Nghiệt Bà, nghĩa là đất hoặc Trú Xứ, hoặc hàm tàng (che dấu bên trong).

    Địa Tạng Bồ Tát giống như Đại Địa hay nâng chịu tất cả Nghiệp Tội của chúng sinh mà an nhẫn chẳng động, đầy đủ Định Tuệ, hay biết rõ tất cả Bí Tạng.

    Địa Tạng là vị Bồ Tát tự thề cứu độ hết chúng sinh trong sáu nẻo thì mới nguyện thành Phật.

    Tôn này được phối trí với chữ HA () ở phương Tây Bắc biểu thị cho Đại Nguyện Nhẫn Nhục, Tinh Tiến cứu độ tất cả chúng sinh
    Chân Ngôn là:

    Oṃ namo kṣiti-garbhāya_ HA



    8_QUÁN THẾ ÂM Bồ Tát

    Quán Thế Âm Bồ Tát, tên Phạn Ārya-avalokiteśvara có nghĩa là Thánh Quán Thế Âm với Đại Thế Chí Bồ Tát (Mahā-sthāma-prāpta) cùng theo hầu cận Đức Phật A Di Đà tại Thế Giới Cực Lạc ở phương Tây và được xưng tên chung là Tây Phương Tam Thánh

    Quán Tự Tại Bồ Tát đại biểu cho Tâm Đại Bi của tất cả chư Phật, hay lắng nghe âm thanh khổ nạn của tất cả chúng sinh mà cứu độ như con ruột. Ngoài ra Quán Tự Tại Bồ Tát còn đại biểu cho sự giác ngộ Phật Tính viên mãn của mỗi một cá nhân.

    Quán Tự Tại Bồ Tát được phối trí với chữ RA () ở phương Bắc biểu thị cho Hạnh Toàn Thiện Tâm Bồ Đề, tức là giai đoạn chứng ngộ Bồ Đề



    Chân Ngôn là:

    Oṃ namo avalokiteśvarāya_ RA




    9_DI LẶC Bồ Tát

    Di Lặc Bồ Tát có tên gọi là Vô Năng Thắng (Ajita), hiệu là Từ Thị (Maitreya). Ngài là vị Phật thứ năm kế tiếp Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, xuất hiện trên trái đất này. Hiện Ngài đang ở cung Trời Đâu Suất (Tuṣita) giáo hóa chúng sinh. Do đó Ngài còn được xưng là Nhất Bổ Xứ Bồ Tát, Bổ Xứ Bồ Tát hoặc Di Lặc Như Lai.

    Trong đời đời kiếp kiếp Ngài thường tu tập Từ Tâm Tam Muội, hành Từ Hạnh để cứu độ chúng sinh. Do Đức đặc biệt này mà Ngài có hiệu là Từ Thị

    Di Lặc Bồ Tát được phối trí với chữ HŪṂ () ở góc Đông Bắc biểu thị cho Hạnh Kết Kim Cương Thân, tức là giai đoạn Nhập Niết Bàn



    Oṃ namo maitreyāya_ HŪṂ


    Không có nhận xét nào:

    Đăng nhận xét