Thứ Năm, 21 tháng 2, 2019

Đón Xuân Dâng Cúng Phật Mẫu

ĐỀN VỌNG TIÊN

  • Đền Tiên ở Phố Hàng Bông
  • Cau vươn cao bóng ,gấc lồng cùng mây
  • Giếng khơi in bóng hàng cây
  • In trời lộng gió, in mây bống mùa
  • Vào Đền gặp gỡ cảnh xưa
  • “Tiên Trời” dừng bước như vừa mới thôi
  • Vào Đền Tâm phải thành thơi
  • Đừng bon chen với cuộc đời làm chi
  • Vào Đền hương khói uy nghi
  • Nhắc ta lẽ sống phải vì nhân dân
  • Lương Tâm strong sáng bội phần
  • Bỏ thói ích kỷ nhân dân chung tình
  • Đền Tiên đỏ sáng lung linh
  • Phật Trời soi dõi chúng sinh trên đời
  • Những ai lầm lỡ một thời
  • Lương Tâm hối cải Phật Trời chứng cho
  • Cuộc đời dù đói dù no
  • Nhân nào quả ấy trời cho chính mình
  • Hôm nay nặng nghĩa nặng tình
  • Lời Thơ đề tặng đinh ninh trong lòng



Điện Rồng Kỉnh Thờ Đức Phật Mẫu Diêu Trì



Nam Mô Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh 



Cung Thờ Phật Mẫu



  • Phật Địa Mẫu hay còn gọi là Cha Trời Mẹ Đất theo tín ngưỡng dân gian là biểu tượng cao cả phổ quát trong ý niệm vừa là mẹ, là thánh, là tiên, là phật. 
  • Sự hiện hữu Đức Phật Địa Mẫu trong tâm linh nhân loại như người mẹ hiền, nhân hậu, rộng lượng . Đức Mẹ là biểu tượng cho nguồn sống, cần lao và nguồn vui. 
  • Địa mẫu minh tâm chân kinh với mong ước hòa bình, thịnh vượng cho đất nước, an vui, hạnh phúc cho mọi người 
  • “ Xe loan giá hạc giáng thiện đàn 
  • Khen người thiện sỹ có nhân duyên 
  • In kinh Địa Mẫu ngàn vạn quyển 
  • Làm ruộng mùa màng trúng liên miên 
  • Trời thanh dân thuận vui biết mấy 
  • Đất tịnh nước hòa sướng bấy nhiêu 
  • Ai muốn trong nhà thêm phúc hậu 
  • Tụng kinh Địa Mẫu thọ dài lâu” 


Ngũ hành nương nương 
(五 行 娘 娘)


  • Người ta thường nói: Vô cực sinh thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái, bát quái sinh 64 quẻ. 
  • Đấy là nguồn gốc của vạn vật. 

  • “Vô cực” là chưa thành “thái cực”. 
  • “Thái cực” hoạt động tạo ra dương, khi chuyển động đến giới hạn, nó trở nên tĩnh. Trong tĩnh, nó tạo ra âm, tới cực đại, nó lại hoạt động. Động và tĩnh chuyển hóa, cái này là nền của cái kia. Khi âm và dương đã phân hóa, hai trạng thái xuất hiện. 
  • Sự chuyển hóa và kết hợp của âm và dương tạo ra kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. 
  • Với ngũ hành, các thời kỳ biến đổi của khí được sắp xếp hài hòa, qua đó bốn mùa được tiếp diễn.

  • Ngũ hành đơn giản là âm và dương, âm và dương chẳng qua chính là thái cực, thái cực có nền tảng từ vô cực. Do vậy, trong quá trình tạo ra ngũ hành, mỗi hành đều chứa đựng bản chất riêng của nó. 


1. Thế nào là "Âm dương"?

Âm và dương theo khái niệm cổ sơ không phải là vật chất cụ thể, không gian cụ thể mà là thuộc tính của mọi hiện tượng, mọi sự vật trong toàn vũ trụ cũng như trong từng tế bào, từng chi tiết. Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong dương có mầm mống của âm và ngược lại.

2. Thế nào là "Ngũ hành"?

  • Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất cụ thể được tạo nên trong thế giới này đều do năm yếu tố ban đầu là nước, lửa, đất, cây cỏ và kim loại. Tức năm hành thuỷ, hoả, thổ, mộc, kim. Để giúp các bạn dể nhớ ngũ hành tương sinh và tương khắc, chúng tôi nêu thí dụ mộc mạc đơn giản theo vần thơ như sau "

  • Ngũ hành sinh: thuộc lẽ thiên nhiên.
  • Nhờ nước cây xanh mọc lớn lên (thuỷ sinh mộc)
  • Cây cỏ làm mồi nhen lửa đỏ (mộc sinh hoả)
  • Tro tàn tích lại đất vàng thêm (hoả sinh thổ)
  • Lòng đất tạo nên kim loại trắng (thổ sinh kim)
  • Kim loại vào lò chảy nước đen (kim sinh thuỷ)
  • Ngũ hành tương khắc: lẽ xưa nay
  • Rễ cỏ đâm xuyên lớp đất dày (mộc khắc thổ)
  • Đất đắp đê cao ngăn nước lũ (thổ khắc thuỷ)
  • Nước dội nhiều nhanh dập lửa ngay (thuỷ khắc hoả)
  • Lửa lò nung chảy đồng sắt thép (hoả khắc kim)
  • Thép cứng rèn dao chặt cỏ cây (kim khắc mộc)

  • Thuyết âm dương
  • Căn cứ nhận xét lâu đời về giới thiệu tự nhiên, người xưa đã nhận xét thấy sự biến hoá không ngừng của sự vật (thái cực sinh lưỡng nghi, lương nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái. Lưỡng nghi là âm và dương, tứ tượng là thái âm, thái dương, thiếu âm và thiếu dương. Bát quái là càn, khảm, cấn, chấn, tốn, ly, khôn và đoài).
  • Người ta còn nhận xét thấy rằng cơ cấu của sự biến hoá không ngừng đó là ức chế lẫn nhau, giúp đỡ, ảnh hưởng lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau và thúc đẩy lẫn nhau.

  • Để biểu thị sự biến hoá không ngừng và qui luật của sự biến hoá đó, người xưa đặt ra "thuyết âm dương".
  • Âm dương không phải là thứ vật chất cụ thể nào mà thuộc tính mâu thuẫn nằm trong tất cả mọi sự vật, nó giải thích hiện tượng mâu thuẫn chi phối mọi sự biến hoá và phát triển của sự vật.
  • Nói chung, phàm cái gì có tính chất hoạt động, hưng phấn, tỏ rõ, ở ngoài, hướng lên, vô hình, nóng rực, sáng chói, rắn chắc, tích cực đều thuộc dương.
  • Tất cả những cái gì trầm tĩnh, ức chế, mờ tối, ở trong, hướng xuống, lùi lại, hữu hình, lạnh lẽo, đen tối, nhu nhược, tiêu cực đều thuộc âm.
  • Từ cái lớn như trời, đất, mặt trời, mặt trăng, đến cái nhỏ như con sâu, con bọ, cây cỏ, đều được qui vào âm dương.
  • Ví dụ về thiên nhiên thuộc dương ta có thể kể: Mặt trời, ban ngày, mùa xuân, hè, đông, nam, phía trên, phía ngoài, nóng, lửa, sáng. Thuộc âm ta có: Mặt trăng, ban đêm, thu, đông, tây, bắc, phía dưới, phía trong, lạnh nước, tối.
  • Trong con người, dương là mé ngoài, sau lưng, phần trên, lục phủ, khí, vệ; Âm là mé trong, trước ngực và bụng, phần dưới ngũ tạng, huyết, vinh.
  • Âm dương tuy bao hàm ý nghĩa đối lập mâu thuẫn nhưng còn bao hàm cả ý nghĩa nguồn gốc ở nhau mà ra, hỗ trợ, chế ước nhau mà tồn tại. Trong âm có mầm mống của dương, trong dương lại có mầm mống của âm.
  • (Trích "Cây thuốc vị thuốc VN." của Đỗ tất Lợi)

  • Thuyết ngũ hành
  • Thuyết ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết âm dương, nhưng bổ xung và làm cho thuyết âm dương hoàn bị hơn.
  • Ngũ hành là : Kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.
  • Người xưa cho rằng mọi vật trong vũ trụ đều chỉ cho 5 chất phối hợp nhau mà tạo nên.
  • Theo tính chất thì thuỷ là lỏng, là nước thì đi xuống, thấm xuống. Hoả là lửa thì bùng cháy, bốc lên.
  • Mộc là gỗ, là cây thì mọc lên cong hay thẳng.
  • Kim là kim loại, thuận chiều hay đổi thay. 
  • Thổ là đất thì để trồng trọt, gây giống được.

  • Tinh thần cơ bản của thuyết ngũ hành bao gồm hai phương diện giúp đỡ nhau gọi là tương sinh và chống lại nhau gọi là tương khắc. Trên cơ sở sinh và khắc lại thêm hiện tượng chế hoá, tương thừa, tương vũ. Tương sinh, tương khắc, chế hoá, tương thừa, tương vũ biểu thị mọi sự biến hoá phức tạp của sự vật.
  • Luật tương sinh: Tương sinh có nghĩa là giúp đỡ nhau để sinh trưởng. Đem ngũ hành liênhệ với nhau thì thấy 5 hành có quan hệ xúc tiến lẫn nhau, nương tựa lẫn nhau.

  • Theo luật tương sinh thì thuỷ sinh mộc, mộc sinh hoả, hoả sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thuỷ, thuỷ lại sinh mộc và cứ như vậy tiếp diễn mãi. Thúc đẩy sự phát triển không bao giờ ngừng. 
  • Trong luật tương sinh của ngũ hành còn bao hàm ý nữa là hành nào cũng có quan hệ vệ hai phương diện: Cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, tức là quan hệ mẫu tử. Ví dụ kim sinh thuỷ thì kim là mẹ của thuỷ, thuỷ lại sinh ra mộc vậy mộc là con của Thuỷ.
  • Trong quan hệ tương sinh lại có quan hệ tương khắc để biều hiện cái ý thăng bằng, giữ gìn lẫn nhau.
  • Luật tương khắc: Tương khắc có nghĩa là ức chế và thắng nhau. Trong qui luật tương khắc thì mộc khắc thổ, thổ lại khắc thuỷ, thuỷ lại khắc hoả, hoả lại khắc kim, kim khắc mộc, và mộc khắc thổ và cứ như vậu lại tiếp diễn mái. 
  • Trong tình trạng bình thường, sự tưong khắc có tác dụng duy trì sự thăng bằng, nhưng nếu tương khắc thái quá thì làm cho sự biến hoá trở lại khác thường.

  • Trong tương khắc, môĩ hành cũng lại có hai quan hệ: Giữa cái thắng nó và cái nó thắng. Ví dụ mộc thì nó khắc thổ, nhưng lại bị kim khắc nó. 
  • Hiện tượng tương khắc không tồn tại đơn độc; trong tương khắc đã có ngụ ý tương sinh, do đó vạn vật tồn tại và phát triển.
  • Luật chế hóa: Chế hoá là chế ức và sinh hoá phối hợp với nhau. Trong chế hoá bao gồm cả hiện tượng tương sinh và tương khắc. Hai hiện tượng này gắn liền với nhau. 
  • Lẽ tạo hoá không thể không có sinh mà cũng không thể không có khắc. Không có sinh thì không có đâu mà nảy nở; không có khắc thì phát triển quá độ sẽ có hại. Cần phải có sinh trong khắc, có khắc trong sinh mới vận hành liên tục, tương phản, tương thành với nhau. 

  • Quy luật chế hoá ngũ hành là:
  • Mộc khắc thổ, thổ sinh kim, kim khắc mộc.
  • Hoả khắc kim, kim sinh thuỷ, thuỷ khắc hoả.
  • Thổ khắc thuỷ, thuỷ sinh mộc, mộckhắc thổ.
  • Kim khắc mộc, mộc sinh hoả, hoả khắc kim.
  • Thuỷ khắc hoả, hoả sinh thổ, thổ khắc thuỷ.

  • Luật chế hoá là một khâu trọng yếu trong thuyết ngũ hành. Nó biểu thị sự cân bằng tất nhiên phải thấy trong vạn vật. Nếu có hiện tượng sinh khắc thái quá hoặc không đủ thì sẽ xảy ra sự biến hoá khác thường. Coi bảng dưới đây chúng ta thấy mỗi hành đều có mối liên hệ bốn mặt. Cái sinh ra nó, cái nó sinh ra, cái khắc nó và cái bị nó khắc.
  • Khắc và sinh đều cần thiết cho sự giữ gìn thế cân bằng trong thiên nhiên.
Vì những tính chất cổ truyền như vậy mà người Việt từ cổ xưa đã có phong tục truyền thờ hình tượng Ngũ Hành đại diện là tục Thờ Năm Mẹ Ngũ Hành Thánh Mẫu Nương Nương . 

MỘC THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG



Mộc (gỗ)

các tên gọi của bà qua các thời kỳ



  • Bà MỘC ( mặc Áo Xanh ): MỘC HOA CUNG CHỦ / LIÊN HOA CUNG CHỦ.

  • BÀ MỘC: LINH SƠN THÁNH MẪU ( 灵山圣母 - 靈山聖母 )

  • Mộc Đức Thánh Phi



HOẢ THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG





Hỏa ( lửa)
các tên gọi của bà qua các thời kỳ

  • Bà HỎA ( mặc Áo Đỏ ): HỎA VÂN THÁNH MẪU.
  • BÀ HỎA: CHÚA TIÊN CHÚA NGỌC ( 主仙主玉 ) 
  • Hoả Đức Thánh Phi


THỔ THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG


Thổ (đất)
các tên gọi của bà qua các thời kỳ

  • Bà THỔ ( mặc Áo Vàng ): QUẢNG TRẠCH TÔN NƯƠNG / HẬU THỔ NƯƠNG NƯƠNG.
  • BÀ THỔ: THÁNH ANH LA SÁT 
                ( 圣婴羅刹 - 聖嬰羅刹 ) 
  • Thổ Đức Thánh Phi


KIM THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG


Kim (kim loại)
các tên gọi của bà qua các thời kỳ
  • Bà KIM ( mặc Áo Trắng ): KIM Y THÁNH MẪU. 
  • BÀ KIM: LÊ SƠN THÁNH MẪU ( 梨山聖母 - 驪山聖母 - 骊山圣母 - 骊山老母 )
  • Kim Đức Thánh Phi

THUỶ THÁNH MẪU NƯƠNG NƯƠNG


Thủy (nước)
các tên gọi của bà qua các thời kỳ
  • Bà THỦY ( mặc Áo Đen / Áo Tím ): LỤC CUNG THỦY KIỀU THÁNH MẪU.
  • BÀ THỦY: CỬU THIÊN HUYỀN NỮ ( 九天玄女 )
  • Thủy Đức Thánh Phi







Trong Kinh Địa Mẫu : 18 tháng 10 

  • Ngày Vía Giáng sinh của Phật Địa Mẫu Hoàng – Đúng Ngọ (12 giờ trưa ) không được đổi dời qua giờ ngày khác. Đến ngày đó các con hãy lập đàn tràng, dâng hoa quả cho tinh khiết nghiêm chỉnh mà cúng. 
  • Ngày ấy nhà nào trì niệm kinh “ Địa Mẫu Chơn Kinh” này cả thảy mới là con nhà hiếu nghĩa. Người phương hướng nào thường trì kinh Địa Mẫu này thì có lo chi mùa màng không bội thu liên miên. 
  • Lễ vật cúng Mẫu có 5 cây hương thơm, 6 ngọn nến, 6 chén nước lọc trong sạch, 3 đĩa hoa và quả trà khác là đủ. 
  • Một tháng có 3 ngày Mậu mà thôi là mùng 8, 18, 28 – các con hãy thành tâm trì tụng kinh này – Cúng Vía Mẫu kỵ - Mẫu sẽ ban cho hạnh phúc. 
  • Trì tụng “Địa Mẫu Chơn Kinh” công đức phúc thọ vô lượng – vô biên. 
  • Kinh này dùng để: Cầu an, cầu siêu, an trạch nhà mới … đều linh ứng nhiệm mầu. 



  • Phật Địa Mẫu và Năm Bà Ngũ Hành: Năm Bà Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ, tượng trưng cho đất trời vũ trụ:

- Kim: biểu hiện sắc vàng ánh kim, chất kim loại, đại diện cho Bà Tây Vương Mẫu.

- Mộc: biểu hiện sắc xanh đen, thuộc về cây, đại diện cho Bà Diêu Trì Kim Mẫu.

- Thuỷ: biểu hiện sắc trắng, thuộc về nước, đại diện cho Bà Quan Âm Bồ Tát.

- Hoả: biểu hiện sắc đỏ, thuộc về lửa, đại diện cho Bà Trung Quốc Mẫu.

- Thổ: biểu hiện sắc đen, thuộc về đất, đại diện cho Bà Phật Mẫu Diêu Trì (Phật Địa Mẫu người đứng trên quả địa cầu).

  • Trên quả địa cầu của chúng ta sống được tạo thành từ những chất liệu này và cùng chịu sự cai quản vận hành của Năm Bà, một ngôi chùa muốn tạo dựng đều phải lập một miếu nhỏ thì Ngôi Tam Bảo mới bền vững.







Đức Phật Mẫu Diêu Trì



Nam Mô Diêu Trì Địa Mẫu


Trang hoàng Điện Thờ Phật Mẫu


Tháp Hoa Sen Lưu Ly Kỉnh Thờ 
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ




Tháp Hoa Sen Lưu Ly Kỉnh Thờ 
Mẹ Cửu Thiên Huyền Nữ





Điện Thờ Mẫu Uy Nghi ,Nghiêm Trang, cung thỉnh Các Vị Tiên Nương Hầu Đức Phật Mẫu Diêu Trì và Ngũ Vị Tiên Nương

  • Truyền thuyết kể lại rằng, những yếu tố cơ bản sinh ra vạn vật cũng đều được xem là mẹ: Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Cây, Mẹ Trời…, vì thế mà có niềm tin trong mỗi cõi Trời, Đất, Rừng, Biển đều có một vị nữ thần cai quản. 
  • Năm vị Tiên Nương là đại diện cho 5 yếu tố cơ bản trong ngũ hành: Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ, cai quản càn khôn, ban phát tài lộc cho bá tánh, phạt kẻ ác tâm, độ người hiền đức. Đó là 5 vị: Cửu Thiên Huyền Nữ (Bà Thủy), Linh Sơn Thánh Mẫu (Bà Mộc), Lê Sơn Thánh Mẫu (Bà Kim), Thánh Anh La Sát (Bà Thổ), Chúa Tiên Chúa Ngọc (Bà Hỏa). 




TÂM NIỆM NGUYỆN CẦU - NIỆM HƯƠNG 

  • Hằng đêm sau khi lo việc đời sống xong, các Ðồng tử, Môn đệ, Ðệ muội và chúng sanh xa gần nên dành khoảng thời gian để nguyện cầu lời sau đây: trước cho bản thân, gia đình, và cửu huyền thất tổ, sau là cho bá tánh được thanh tâm an lạc, âm siêu dương thoát, sớm tâm ÐẠO HẠNH QUẢ NHIÊN TRỌN LÀNH về Thế giới Thiên Tiên vô nhiễm. 
  • Trường hợp tối không thuận tiện có thể vào buổi sáng. 


Chuẩn bị: 
  • Thắp nhang đèn 
  • Ðốt hương trầm 
  • Ðiểm 3 hồi chuông dài - lại 3 tiếng 
  • Tất cả đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực, mật niệm: 
  • (Ðối với các Ðồng tử, Môn đệ, Ðệ muội đã được ban ấn pháp Thiên Tiên thì áp dụng ấn pháp) 

NIỆM CHÚ: 

TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: 

(Bắt ấn Tam Muội) 

ÁN LAM XÓA HA (3 lần) 

TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN: 

(Bắt ấn Tam muội) 

ÁN TA PHẠ BÀ PHẠ , TRUẬT ÐÀ TA PHẠ , 

ÐẠT MẠ TA PHẠ , BÀ PHẠ TRUẬT ÐỘ HÁM (3 lần) 

(Chủ lễ hay người nguyện cầu thắp ba nén nhang quỳ ngay thẳng, cung nhang trước trán niệm bài cúng hương) 


CÚNG HƯƠNG TÁN PHẬT 

Nguyện thử diệu hương vân 

Biến mãn thập phương giới 

Cúng dường Nhứt thế Phật 

Tôn pháp chư Bồ Tát 

Vô biên Thanh Văn chúng 

Cập nhứt thế Thánh Hiền 

Duyên khởi quang minh đài 

Xứng tánh tác Phật sự 

Phổ huân chư chúng sanh 

Giai phát Bồ Ðề tâm 

Viễn ly chư vọng nghiệp 

Viên thành Vô Thượng Ðạo. 

(Xá 3 xá, rồi đọc tiếp bài Kỳ Nguyện) 




Dâng hương hoa cúng Phật Mẫu



Các Cô Tiên Diễn Xướng Tấu 
Khúc Tiên Nương Dâng Mẫu




Các Cô Tiên Diễn Xướng Tấu 
Khúc Tiên Nương Dâng Mẫu




Đài Sen Báu Lưu Ly Phóng hiện Hình tượng 
Đức Cửu Thiên Huyền Nữ



Long - Lân -  Qui - Phụng Hầu Đức Phật Mẫu



Cô Tiên Dâng Đèn Hầu Đức Phật Mẫu








Cung Rồng phụng thỉnh các Vị Tiên Nương 
Hầu Đức Phật Mẫu



Ý Trinh lễ bái Phật mẫu : 
🌹Mẹ Địa Mẫu Trụ Trì ( Diêu Trì Địa Mẫu) 
🌹Năm Mẹ Ngũ Hành ( Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ ) 
🌹Mẹ Linh Sơn Thánh Mẫu 
🌹Quan Thế Âm bồ tát


Ý Trinh lễ bái chư phật cùng các quí sư phụ thầy tổ.


🌹Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
🌹Nam Mô A Di Đà Phật
🌹Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát
🌹Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát
🌹Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
🌹Nam Mô Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát
🌹Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
🌹Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát
🌹Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
🌹Nam Mô Di Lạc Tôn Vương Phật
🌹Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Phật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét