Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Ý Trinh kỉnh thờ Ngôi Tam Bảo


Điện Thờ Tam Bảo của Phật Tử Tại Gia.


Những lý tưởng trọng tâm của Phật giáo được gọi chung là “Tam Bảo” hay “Ba Kho báu”. Đó là những chư Phật (ngọc vàng), Pháp (viên ngọc màu xanh) và Tăng đoàn (viên ngọc đỏ). 
  • Đó là những nguyên tắc cơ bản và quan trọng nhất nếu bạn muốn trở thành một tu sĩ Phật giáo. Quy y Tam Bảo có nghĩa là: quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, khi quy y như vậy, cá nhân đặt toàn bộ niềm tin vào Đức Phật, Pháp và Tăng đoàn.






  • Tổng Thể Điện Thờ Ngôi Tam Bảo được Bố Trí Nghiêm Trang với cách bài trí theo Truyền Thống Phật Giáo Bắc Tông Đại Thừa





  • Điện Thờ Ngôi Tam Bảo được bố trí theo 3 cấp thể hiện 3 giai đoạn Phật Thành Tựu (Quá Khứ-Hiện Tại - Tương Lai) và bổ sung thêm Pháp Đàn Dược Sư Thất Châu




  • Bố Trí hài hoà kết hợp giữa Tranh Phật treo tường và Tượng Phật với chất liệu Gốm Sứ, Đồng và Lưu Ly...




  • Tràng Phan cúng dường Tam Bảo bằng vải gấm thêu hình tượng Bát Cát Tường




  • Phan tiếng Phạn là Ba Đa Ca, cũng gọi là Kế Đô, là lời gọi chung cho các loại Tinh Kỳ và Tràng, Cái,… đồng thời là một dụng cụ để trang nghiêm đạo tràng, cúng dường chư Phật Bồ tát.

  • Kinh Du Hành trong bộ Trường A Hàm và phẩm Tín Giải kinh Pháp Hoa đề cập rất rõ về Phan.

  • Trên đã nói về tràng, có 5 màu: Xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Quyển 3, Đà La Ni Tập Kinh có nêu ra tạp sắc phan. Quyển thượng, phẩm Bồ Tát Giới Văn Thù Sư Lợi Vấn Kinh có nói về loại phan hình rồng. Ngoài ra bộ Ni Đà Na Mục Đắc Ca có nêu ra 5 loại phan như: “Phan sư tử, Phan rồng, Phan mạc yết la, Phan yết lộ trà, Phan trâu chúa.” Vài loại phan được nêu trên đều là dụng cụ trang nghiêm, dùng để cúng dường chư Phật Bồ tát.

  • Làm phan, treo phan, cúng dường phan sẽ được nhiều công đức lợi ích. Kinh chép: “Nước Ca Tỳ La có một Trưởng giả, vợ ông sanh đứa con trai, ngay lúc đứa bé ra đời, trên hư không có xuất hiện một cái phan lớn, do đó mà đặt đứa bé tên là Ba Đa Ca. Sau này đi xuất gia, đắc quả A La Hán. Bây giờ các Tỳ kheo hỏi nhân duyên kiếp trước của Ba Đa Ca. Phật bảo đại chúng: Ba Đa Ca vào thời quá khứ, sau khi Phật Tỳ Bà Thi nhập Niết Bàn, ông may một cái phan dài treo trên tháp Phật. Do công đức ấy mà 91 kiếp không rơi vào đường ác, thường treo phan báu được cái vui ở cõi trời”.

  • Kinh Quán Đảnh, phẩm 11 chép: “Như ta ngày nay cũng khuyên làm phan, treo ở chùa tháp, được phước an vui, lìa tám nạn khổ, được sanh về Tịnh độ của mười phương chư Phật. Nếu có ai cúng dường phan cái, thì thành tựu sở nguyện, được đạo Bồ đề”.

  • Kinh Quán Đảnh chép: “Nếu có ai làm phan năm sắc cao 49 thước (Tàu) thì khỏi bệnh khổ, kéo dài tuổi thọ”.

  • Trong Thích Ca Phổ, quyển 5 phần A Dục Vương Tai Bát Vạn Từ Thiên Tháp Ký chép : “Sau khi Tháp thành, làm 1.200 phan báu và đem các loại hoa cúng dường; trong khi chưa treo thì Vua đột nhiên bị bệnh. Nhân đó mà Vua khẩn thiết cầu nguyện rằng: Nếu có cảm ứng oai linh, nguyện thương xót cứu hộ cho con được hết bệnh. Quả nhiên, hơn 20 ngày sau ông hết bệnh”.

  • Quyển 11, Kinh Quán Đảnh chép: “Nếu có người sắp mạng chung, vì họ mà thắp nhang đốt đèn, ở trong chùa treo phan, chuyển đọc tôn kinh, trải qua 21 ngày. Vì sau khi người mạng chung thân trung ấm như một đứa trẻ nhỏ, tội phước chưa định, nên phải tu phước cho nó, hồi hướng cho vong hồn, thần thức được sinh về mười phương vô lượng quốc độ, nương nhờ công đức này mà được vãng sinh”.

  • Một vài điển cứ đã nêu trên, đó là “Tục mạng phan” có thể được kéo dài tuổi thọ; “Mạng quá phan” có thể được vãng sinh về Tịnh độ, có hai Thuyết như vậy. Ngoài ra còn có: Quán đảnh phan sử dụng lúc quán đảnh,…
  • Ngoài ra còn có một loại phan, hình giống như cái tràng có 6 hoặc 8 góc gọi là tràng phan, nó bao gồm hai loại công đức: Tràng và phan. Nếu như dùng gỗ để chế thành phan thì gọi là tràng phan gỗ.


  • Thỉnh Kỳ lân hộ trì ngôi tam bảo : Kỳ lân là linh vật báo hiệu điềm lành, là biểu tượng của sự thông thái, trường thọ, sự cao quý và của niềm hạnh phúc lớn lao. Kỳ lân cũng là biểu tượng của lòng nhân từ và sự trung thành.






Đài Phật được trang hoàng với Đèn Hoa Sen Pha Lê cân đối hai bên tả, hữu


  • Bộ Tranh vẽ sơn dầu diễn hoạ hình tượng Ngũ Phật Bồ Tát dựa theo Kinh Bi Hoa kể về nguồn gốc của Phật A Di Đà và các vị Bồ Tát




  • Đức phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi Lạc Bang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻ chúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ. 

  • Trong Kinh Bi Hoa nói rằng: "Về khoảng hằng sa kiếp trước, có một đại kiếp gọi là Thiện trì".Khi ấy tại cõi Tản đề lam thế giới có vua Chuyển Luân Thánh Vương, tên Vô TránhNiệm, thống lãnh cả bốn xứ thiên hạ: một là Đông thắng thần châu, hai là Nam thiệm bộ châu, ba là Tây ngưu hóa châu, và bốn là Bắc cu lô châu, tiếng nhơn hiền đồn dậy bốn phương, đức từ thiện đượm nhuần khắp xứ, nên hết thảy nhân dân ai nấy cũng sẳn lòng ái kính. 

  • Vua ấy có nhiều người con (có 4 người con trai là 4 vị thái tử  Bất Huyến Thái Tử , Ni Ma Thái Tử, Vương Chúng Thái Tử, Năng Đà Nô Thái Tử và có một vị đại thần, tên là Bảo Hải, con dòng Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn. 

  • Ông Bảo Hải lại có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt. 

  • Khi con ông mới sanh ra, thì có các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật đến dưng cho, nhơn vậy mà đặt tên là Bảo Tạng. 

  • Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ thân mạng lại vô thường, tự nhiên sanh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu hành, chẳng đặng bao lâu mà đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ các đạo Pháp nhiệm mầu, thần thôngrộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sanh , có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng quả Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát, nên nhơn dân ai nấycũng sẳn lòng hoan nghinh. 

  • Có một bữa kia, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng Đại chúng đến giảng Đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng: "Nay Ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng Đạo lý gì mà thiên hạ tín ngưỡng đông như thế!" 

  • Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến vườn Diêm phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên Ngài mà nghe Pháp. 

  • Vua Vô Tránh Niệm xem thấy Đức Bảo Tạng Như Lai khoanh chân ngồi trên bảo tọa có hình con sư tử, rất bực trang nghiêm, đủ tướng tốt đẹp, chung quanh thân Ngài có ánh sáng nhiều sắc chói lòa.

  • ...

  • Vua Vô Tránh Niệm nói như vậy rồi, bèn đi với quan Đại thần Bảo Hải đến chỗ Đức Bảo Tạng Như Lai, thấy Ngài đương nhập định, lại dùng phép thần thông biến hóa và phóng hào quang sáng suốt, hiện cả mười phương thế giới của Chư Phật ra trước mặt cho chúng hội xem: hoặc có cõi Phật đã Niết Bàn rồi, hoặc có cõi Phật đương Niết Bàn, hoặc có các cõi vị Bồ Tát mới ngồi nơi đạo tràng dưới cây Bồ đề, đương hàng phục chúng ma, hoặc có cõi Phật mới thành đạo và mới nói Pháp, hoặc có cõi Phật thành đạo đã lâu, đương còn nói Pháp, hoặc có thế giới toàn là các bực Bồ tát, hoặc có thế giới toàn là những hàng Thinh Văn và Duyên Giác, hoặc có thế giới không có Phật, Bồ Tát, Thinh Văn và Duyên Giác chi hết, hoặc có thế giới đủ năm món ác trược, hoặc có thế giới đủ các thứ trang nghiêm, hoặc có thế giới hèn dơ nhớp, hoặc có thế giới tốt đẹp lạ thường, hoặc có thế giới mà nhơn dân sống lâu vô cùng, hoặc có thế giới mà nhơn dân thọ mạng ngắn ngủi, hoặc có thế giới thường bị tai nạn thủy hỏa, hoặc có thế giới hằng bị tai nạngió bão, hoặc có thế giới gần thành tựu, hoặc có thế giới đã thành tựu rồi. 
  • Đại thần Bảo Hải thấy vậy, bèn tâu với vua Vô Tránh Niệm rằng: "Nay Đại vương nhờ sức oai thần của Đức Như Lai mà đặng thấy các thế giới, vậy Đại vương phát Bồ đề tâmmuốn cầu lấy thế giới nào" 
  • Vua chấp tay mà thưa với Đức Bảo Tạng Như Lai rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Chẳng biết các vị Bồ Tát tu hạnh gì mà chiếm đặng cõi Phật tốt đẹp trang nghiêm, tu nghiệp gì mà chiếm đặng thế giới xấu xa ác trược. 
  • Do nghiệp gì mà đặng thọ mạng lâu dài, tạo nghiệp gì mà thọ số ngắn ngủi? Xin Ngài chỉ dạy cho tôi biết mà tu học". 
  • Đức Bảo Tạng Như Lai nói rằng: "Vì bởi các vị Bồ Tát có sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới thanh tịnh, không có các điều ác trược, nên sau khi thành đạo được về ở cõi ấy rất trang nghiêm. 
  • Còn các vị Bồ Tát nào do sức thệ nguyện, muốn ở cõi thế giới ngũ trược đủ sự phiền não, nên sau khi thành đạo về ở cõi ấy". 
  • Vua Vô Tránh Niệm lễ Phật rồi lui trở về trong cung, một mình ngồi im lìm mà suy nghĩđến sự thệ nguyện của mình, mong cầu cho đặng cõi cực kỳ tốt đẹp, đặng tiếp dẫnchúng sanh. 
  • Suy nghĩ rồi vua bèn trở lại lễ Phật mà thưa rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Vì tôi muốn chứng đạo Bồ đề, nên đem công đức cúng dường Ngài và đại chúng trong ba tháng mà cầu đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm. 
  • Bạch đức Thế Tôn! 
  • Nay tôi nguyện trong khi tôi thành Phật, làm sao đặng một thế giới đủ sự vui đẹp, hình dạng nhơn dân trong cõi ấy toàn là sức vàng và không có những đường địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh xen ở chung lộn. Hết thảy chúng sanh nơi cõi ấy chẳng khi nào còn phải thối chuyển mà đọa vào trong ba đường dử đó nửa, và người nào cũng đủ sáu phép thần thông và căn thân tốt đẹp. 
  • Tôi nguyện tất cả chúng sanh được về cõi ấy, đều thành đàn ông tươi tốt vô cùng, không còn thọ báo sắc thân đàn bà và cũng chẳng cần có danh hiệu của người đàn bà nữa. Hết thảy chúng sanh khi được về đó, thần thức đầu thai trong bông sen, lúc bông nở ra thì căn thân xinh tốt, thọ mạng lâu dài, không kể xiết đặng. 
  • Tôi nguyện cõi ấy đặng trang nghiêm, cảnh vật thiệt xinh đẹp, không có mọi sự nhiễm trược, hằng có hoa tốt hương thơm mùi bay các hướng. 
  • Tôi nguyện cho chúng sanh trong cõi ấy, ai nấy cũng đều đặng ba mươi hai tướng tốt, sáu phép thần thông, trong giây phút dạo khắp các cõi Phật trong mười phương, đặng cúng dường và nghe Pháp, rồi trở về cũng chưa trễ buổi ăn. 
  • Tôi nguyện nhơn dân trong cõi ấy đều đặng mọi sự thọ dụng tự nhiên, đúng giờ ăn thì có đủ các món ngon vật lạ hiện ra trước mắt, còn muốn bận đồ gì thì có áo xiêm tốt đẹp hiện ra bên mình, không cần phải sắm sửa như trong cõi nhơn gian vậy. 
  • Tôi phát nguyện cầu đặng cõi Phật như vậy, đặng từ rày về sau, đời đời kiếp kiếp, thường tu hạnh Bồ tát, làm sự hi hữu mà tạo thành cõi Tịnh Độ, đến thời kỳ chứng đạo thì ngồi dưới cây Bồ đề mà thành quả Chánh Giác, phóng hào quang soi các thế giới cho các Đức Phật đều xem thấy, đặng khen ngợi danh hiệu của tôi. 
  • Tôi nguyện khi thành Phật rồi, những loài chúng sanh ở trong thế giới khác, đã có tu tập thiện căn, hể nghe danh hiệu tôi mà muốn sanh về cõi tôi, đến khi lâm chung đặng vãng sanh, chỉ trừ những người phạm tội ngũ nghịch, tội chê bai các Pháp Đại thừa và phá hư Chánh Pháp mà thôi. 
  • Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, mà có chúng sanh ở các thế giới đã phát Bồ đề tâm, tu Bồ tát đạo, muốn sanh về cõi tôi, thì đến khi mạng chung, tôi và đệ tử tôi đều hiện thân đến trước mặt người ấy đặng tiếp dẫn. 
  • Tôi nguyện khi tôi nhập diệt, trải vô số kiếp về sau những người nữ nhơn ở trong các thế giới nghe danh hiệu tôi mà chăm lòng vui mến và phát Bồ đề tâm, cho đến lúc thành Phật, cứ cảm báo đặng làm thân đàn ông hoài, chớ không khi nào còn mang lấy thân đàn bà nữa. 
  • Bạch Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng cõi Phật như vậy, chúng sanh như vậy, mọi sự thanh tịnh trang nghiêm như vậy, thì tôi mới chịu thành Phật. 
  • Đức Bảo Tạng Như Lai nghe vua Vô Tránh Niệm nguyện mấy lời ấy rồi khen rằng: "Hay thay! Hay thay! Đại vương phát nguyện sâu lớn, muốn cõi thanh tịnh. Kìa Đại vươnghãy xem qua hướng Tây, cách trăm ngàn muôn ức cõi Phật có một thế giới gọi là Tôn Thiện Vô Cấu, giáo chủ cõi ấy hiệu là Tôn Âm Vương Như Lai, hiện nay đương vì các bực Bồ Tát mà giảng dạy Pháp Đại thừa, giáo hóa các người Thượng căn, chứ không diễn thuyết mấy Pháp quyền tiểu". 
  • Trong cõi ấy cũng không có chúng sanh căn trí Tiểu thừa và cũng không có một người nữ nhân. Nhưng y báo (y báo là cảnh vật) và chánh báo (chánh báo là căn thân) của Phật Tôn Âm Vương Như Lai thiệt thanh tịnh trang nghiêm, rất xứng hiệp với chỗ cầu nguyện của Đại vương đó! Vì Đại vương có thệ nguyện muôn cõi thanh tịnh, nên nay Ta đổi hiệu Đại vương là Vô Lượng Thanh Tịnh. 
  • Khi Vô Lượng Thanh Tịnh mãn một trung kiếp, thì Đức Phật Tôn Âm Vương Như Lainhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền bá đặng mười trung kiếp. Đến khi diệt rồi, trải quasáu mươi trung kiếp, thì cõi Tôn thiện vô cấu đổi tên lại là: Di Lâu Quang Minh có Đức Phật, hiệu là Bất Khả Tư Nghị Công Đức Vương Như Lai, ứng hiện ra đời mà hóa đạochúng sanh. Sau khi Đức Phật ấy nhập Niết Bàn rồi, trải vô số hằng sa kiếp và vô lượngPhật diệt độ, thì cõi Di lâu Quang Minh đổi tên lại là: An lạc, đến thời kỳ Vô Lượng Thanh Tịnh chứng quả về cõi đó mà thành Phật thì hiệu là: A Di Đà Như Lai ( dịch là Vô Lượng Thọ), sống lâu vô cùng, tiếp dẫn vô lượng chúng sanh trong các thế giới về đó, rồi giáo hóa cho thành Phật đạo tất cả. 
  • Vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng Như Lai thọ ký như vậy liền thưa rằng: "Bạch Đức thế Tôn! Nếu lòng thệ nguyện của tôi quả đặng y như lời thọ ký của Ngài, thì tôi kỉnh lễ xin nhờ Ngài dùng phép thần thông làm cho các Đức Phật ở trong hằng sa thế giớicũng thọ ký cho tôi như Ngài nữa". 
  • Vua Vô Tránh Niệm thưa rồi, đương cúi đầu thi lễ, tức thì mười phương thế giới thảy đều vang động. 
  • Vua ở trong pháp Hội nghe Chư Phật đều thọ ký cũng như lời Đức Phật Bảo Tạng đã nói trên đó, thì rất đổi vui mừng, liền chấp tay đảnh lễ, rồi ngồi nghe Phật Bảo Tạng thọ ký cho các vị Bồ Tát khác. 
  • Từ đó về sau, vua Vô Tránh Niệm mạng chung thọ sanh ra các đời khác, kiếp nào cũng giữ lời bổn nguyện, tu hạnh Bồ Tát cứu độ chúng sanh, trải vô lượng kiếp quả mãn công viên hiện thành Chánh Giác, đến nay đã mười đại kiếp rồi, Ngài ở cõi Cực Lạc Thế Giới bên Tây Phương, đương giảng dạy các Pháp Đại Thừa và hằng tiếp dẫn chúng sanh đem về cõi ấy.





  • Đức Quan Thế âm Bồ Tát, khi chưa xuất gia tu hành, có một kiếp Ngài làm con đầu lòng của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử. 
  • Trong thời kỳ vua ấy thống trị thiên hạ, thì có Phật Bảo Tạng ra đời. 
  • Vua thấy nhơn tâm xu hướng theo lời giáo hóa của Phật càng ngày càng đông, bèn suy nghĩ rằng: "Nếu Đạo Phật không phải chơn chánh, thì đâu có lẻ người ta sùng bái khắp xứ như vậy!" 
  • Nên vua mới phát tâm sắm đủ lễ vật đến cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và lại khuyên các vị vương tử và đại thần cũng làm như vậy. 
  • Khi ấy Bất Huyến Thái Tử vâng lời Phụ Vương, hết lòng tin kính, sắm đủ các món ngon quý và đem những đồ trân trọng của mình mà dưng cúng cho Phật và đại chúng trong ba tháng, không trễ nãi bữa nào và cũng không món gì kém thiếu.
  • ...
  • Bất Huyến Thái Tử ngẫm nghĩ hồi lâu, rồi thưa rằng: " Nay tôi đối trước mặt Phật và đại chúng mà tỏ lời như vầy: Tôi nguyện đem tất cả các món công đức tôi đã từng cúng dường Tam Bảo và các món công đức tôi đã từng tu tập Pháp mầu mà hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề. 
  • Tôi nguyện trong khi tôi tu những điều công hạnh Bồ Tát, làm những việc lợi ích cho chúng sanh, nếu tôi xem có kẻ mắc sự khốn khổ hiểm nghèo ở trong hoàn cảnh ám muội, không biết cậy nhờ ai, không biết nương dựa đâu, mà có xưng niệm danh hiệu tôi, tức thời tôi dùng phép Thiên nhỉ mà lóng nghe và dùng phép Thiên nhãn mà quan sát coi kẻ mắc nạn ấy ở chỗ nào, cầu khẩn việc gì, đặng tôi hiện đến mà cứu độ cho khỏi khổ và đặng vui . Nếu chẳng đặng như lời thề đó thì tôi không thành Phật. 
  • Thưa Đức Thế Tôn! Nay tôi vì hết thảy chúng sanh mà phát lòng đại nguyện, tu học về Pháp xuất thế, lo làm các công hạnh tự giác tự lợi, nguyện khi phụ vương tôi là Vô TránhNiệm, trải hằng sa kiếp nhẫn sau thành Phật, hiệu là A Di Đà Như Lai ở cõi An Lạc, Thế giới, hóa độ chúng sanh xong rồi, chừng nhập Niết Bàn, Chánh Pháp truyền lại, thì tôi tu hạnh làm việc Phật sự. Đến lúc Chánh Pháp gần diệt, hễ diệt bửa trước thì bửa sau tôi chứng Đạo Bồ Đề. 
  • Xin Đức Thế Tôn từ bi mà thọ ký cho tôi, và tôi cũng hết lòng yêu cầu các Đức Phật hiện tại ở hằng sa thế giới trong mười phương đều thọ ký cho tôi như vậy nữa? 
  • Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện ấy, liền thọ ký Bất Huyến Thái Tử rằng: " Ngươi xem xét chúng sanh trong cõi Thiên Thượng Nhơn gian và trong ba đường dữ đều mắc những sự tội báo, mà sanh lòng đại bi, muốn đoạn trừ mọi sự khổ cực, dứt bỏ những điều phiền não và làm cho cả thảy đều đặng hưởng sự an vui. 
  • Vì người có lòng soi xét những loài yêu cầu của loài hữu tình trong thế gian mà cứu khổnhư vậy, nên nay Ta đặt hiệu là: Quan Thế Âm
  • Trong khi ngươi tu hạnh Bồ Tát, thì giáo hóa cả vô lượng chúng sanh cho thoát khỏi sự khổ não và làm đủ mọi việc Phật sự. 
  • Sau khi A Di Đà Như Lai nhập Niết Bàn rồi, thì cõi Cực Lạc lại đổi tên là: "Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu", y báo càng tốt đẹp hơn trước đến bội phần. 
  • Chừng đó, đương lúc ban đêm, độ trong giây phút, có hiện ra đủ thức trang nghiêm, thì ngươi sẽ ngồi trên tòa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề mà chứng ngôi Chánh Giác hiệu là: "Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sang Vương Như Lai", phước tròn hạnh đủ, muôn sự vẻ vang, đạo Pháp cao siêu, thần thông rộng lớn, rất tôn rất quý, không ai sánh bằng mà lại sống lâu đến chín mươi sáu ức na do tha kiếp, rồi khi diệt độ thì Chánh Pháp còn truyền bá lại đến sáu mươi ba ức kiếp nữa. 
  • Bất Huyến Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi, liền vui mừng mà thưa rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự thề nguyện của tôi quả đặng hoàn mãn như lời Ngài nói đó, thiệt là hân hạnh biết bao! Nay tôi lạy Ngài xin làm thế nào cho các Đức Phật hiện ở hằng sa thế giới cũng đều thọ ký cho tôi và khiến cho cả thảy thế giới đều đồng thời vang ra những tiếng âm nhạc, và các kẻ chúng sanh nghe tiếng ấy đều đặng thân tâm thanh tịnh mà xa lìa mọi sự dục vọng trên đời". 
  • Lúc Bất Huyến Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu Lễ Phật, tức thì các Thế giới tự nhiênrung động vang rền, kêu ra những tiếng hòa nhã, ai ai nghe đến cũng sanh lòng vui vẻ, là cho các điều dục vọng bổng nhiên tiêu tan cả. 
  • Khi ấy, thoạt nghe các Đức Phật ở mười phương đồng thinh thọ ký cho Quan Thế Âm rằng: "Đương khi thời kiếp Thiện trụ, ở tại cõi Tán Đề Lam thế giới, nhằm lúc Phật BảoTạng ra đời mà giáo hóa chúng sanh, có con của vua Vô Tránh Niệm, tên là Bất Huyến Thái Tử phát tâm cúng dường Phật và Đại chúng trong ba tháng: Do công đức đó, nên trải hằng sa kiếp sẽ thành Phật, hiệu là: Biến Xuất Nhất Thiết Công Đức Quang MinhSang Vương Như Lai, ở về thế giới Nhứt Thiết Trân Bảo Sở Thành Tựu". 
  • Bất Huyến Thái Tử khi đặng Chư Phật thọ ký rồi, thì lòng rất vui mừng. 
  • Đến khi mạng chung, thì Ngài thọ sanh ra các đời khác, trải kiếp nọ qua kiếp kia, hằng giữ bổn nguyện, gắng công tu hành, cầu đạo Bồ Đề, làm hạnh Bồ Tát, chăm lòng thi hành những sự lợi ích cho chúng sanh, không có khi nào mà Ngài quên cái niệm đại biđại nguyện. 
  • Hiện nay Quan Thế Âm đã chứng được bực Đẳng Giác Bồ Tát, ở cõi Cực Lạc mà hầu hạ Đức Phật A Di Đà, hằng ngày tiếp dẫn chúng sanh trong mười phương đem về cõi ấy. 
  • Đến sau, Đức Phật A Di Đà nhập Niết Bàn rồi, thì Ngài kế ngôi Phật vị mà giáo hóa chúng sanh.





  • Đức Đại Thế Chí khi chưa xuất gia học đạo, thì Ngài chính là con thứ hai của vua Vô Tránh Niệm tên là Ni Ma Thái Tử. 

  • Ngài vâng lời phụ vương khuyên bảo, phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và đại chúngtrọn trong ba tháng. 

  • Quan Đại thần là Bảo Hải thấy vậy, bèn khuyến thỉnh rằng: "Thưa Điện hạ! Trong sự tu phước có hai thứ: một là tu phước hữu lậu hai là tu phước vô lậu. 

  • Song phước hữu lậu dầu có to tát thế nào, thì chỗ cảm báo cũng chỉ ở trong cõi Nhơn Thiên hưởng phần khoái lạc mà thôi: chớ không thoát khỏi luân hồi sanh tử. 

  • Còn như phước vô lậu, thì chỗ kết quả ở ngoài ba cõi bốn dòng, kiếp kiếp đời đời tiêu diêu tự tại. 

  • Vậy xin Điện hạ nên vì tất cả chúng sanh mà cầu đặng "Nhứt Thiết Trí" đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Bồ Đề, thì sự phước báu không khi nào cùng tận, mà lại đặng viên mãn cái tâm nguyện nữa. 

  • Ni Ma Thái Tử nghe quan Đại Thần khuyên nói rành rẽ như thế, liền chấp tay thưa với Phật Bảo Tạng rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi xin đem công đức cúng dường Phật và chúng Tăng trong ba tháng, và những hạnh tu tập của tôi đã từng làm, như là: 

  • Ba nghiệp của thân 
  • Không sát hại chúng sanh, 
  • Không trộm cắp của người và 
  • Không tà dâm 
  • Bốn nghiệp của miệng. 
  • Không nói láo xược
  • Không nói thêu dệt
  • Không nói hai lưỡi 
  • Không nói độc dữ thô tục 
  • Và ba nghiệp của ý 
  • Không tham nhiễm danh lợi và sắc dục
  • Không hờn giận oán cừu 
  • Không si mê ám muội, cùng các món hạnh tu thanh tịnh của tôi, mà hồi hướng về Đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác và cầu đặng một thế giới rất trang nghiêm đẹp đẽ, như cõi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai, mà Ngài đã thọ ký cho huynh trưởng tôi đó vậy. 
  • Khi Đức Phật ấy thành đạo, trước hết tôi ra khuyến thỉnh Ngài nói đủ Pháp Tam Thừaliễu nghĩa mà hóa độ chúng sanh.
  • Trong khi đó, tôi cũng còn tu Bồ Tát Đạo, làm việc Phật sự, dạy dỗ mọi người và làm những sự lợi ích cho các loài hữu tình, mà cầu mau đặng hoàn mãn các món công hạnhđã thệ nguyện. 
  • Đến chừng Phật Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai diệt độ rồi, thì tôi sẽ thành đạo, kế ngôi Phật truyền Chánh Pháp mà hóa độ chúng sanh. 
  • Những sự trang nghiêm đẹp đẽ trong quốc độ tôi, cùng là thời kỳ diệt độ và kiếp sơ trụ thế của Chánh Pháp tôi, đều nguyện y như công cuộc ứng hóa của Đức Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai vậy". 
  • Phật Bảo Tạng nghe mấy lời của Ni Ma Thái Tử nguyện, liền thọ ký rằng: " Theo nhưlòng của ngươi muốn thành tựu một thế giới rộng lớn trang nghiêm, thì qua đời vị lai, trải hằng hà sa kiếp, người sẽ được hoàn mãn các sự cầu nguyện ấy. 
  • Vì người có lòng mong cầu một thế giới rất đẹp rất lớn như thế, nên ta đặt hiệu cho ngươi là "Đắc Đại Thế", tức là Đại Thế Chí Bồ Tát
  • Sau khi Phật Biến Xuất Nhứt Thiết công Đức Quang Minh Sang Vương Như Lai nhập Niết Bàn rồi, người bổ xứ làm Phật, hiệu là: Thiện Trụ Trân Bảo Như Lai, kế tiếp ra đời mà hóa độ mọi loài hàm thức". 
  • Ni Ma Thái Tử nghe Phật Bảo Tạng thọ ký rồi liền thưa rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự nguyện cầu của tôi quả đặng như lời Ngài thọ ký đó, tôi xin kính lễ Ngài và nhờ Ngài làm sao cho các thế giới đều vang động và ở giữa hư không có rải xuống nhiều thứ hoa thơm đẹp, lại có các Đức Phật ở các thế giới mười phương cũng đều thọ ký cho tôi như vậy nữa". 
  • Ni Ma Thái Tử thưa rồi, vừa cúi lạy Phật, tức thì các thế giới mười phương, cả núi sông, cây cối, và những vật có hình chất, đều rung động ra thành tiếng vang rền khắp cả, còn giữa hư không lại có các thứ bông rất thơm tho và tốt đẹp rơi xuống như mưa. 
  • Các Đức Phật ở mười phương đều đồng tình thọ ký rằng: "Tại cõi Tán đề lam, có người đệ tử của Phật Bảo Tạng Như Lai tên là Ni Ma, con thứ hai của Vua Vô Tránh Niệm, có phát tâm cúng dường Phật và đại chúng trót ba tháng, đem công đức ấy mà hồi hướngvề Đạo Vô Thượng Bồ Đề và nguyện đặng ở cõi thế giới trang nghiêm. 
  • Vì vậy nên trải qua hằng sa kiếp, người ấy sẽ bổ xứ thành Phật, sau khi Đức Biến Xuất Nhứt Thiết Công Đức Quan Minh Sang Vương Như Lai đã nhập Niết Bàn" 
  • Ni Ma Thái Tử nhờ Phật Bảo Tạng và các Đức Phật mười phương thọ ký rồi, lòng rất vui mừng, hằng chăm tu tập công hạnh vô lậu mà cầu cho mau thỏa mãn những điều tâm nguyện. 
  • Từ đó về sau, Ni Ma Thái Tử mạng chung rồi đầu thai ra thân khác đời khác, kiếp nào cũng hằng giữ bổn nguyện, quyết chí tu hành, học đạo Đại Thừa, làm hạnh Bồ Tát, mở mang trí huệ cho chúng sanh và làm những sự nhiễu ích, đặng dìu dắt các loài ra khỏi sông mê mà bước lên đường giác. 
  • Hiện nay, Ngài Đại Thế Chí (tức là Ni Ma Thái Tử) đương làm một vị Đẳng Giác Bồ Tát, hầu gần Đức Phật A Di Đà ở cõi Cực Lạc, trợ đương Phật hóa, tiếp dẫn chúng sanh, chờ đến thời kỳ quả mãn công viên mới bổ xứ làm Phật.





  • Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, khi chưa thành đạo thì Ngài là con thứ ba của vua Vô Tránh Niệm (tiền thân của Đức Phật A Di Đà), tên là Vương Chúng Thái Tử. Ngài theo hầu Đức Phật Bổn Sư Thích Ca

  • Nhờ phụ vương khuyên bảo, nên Ngài phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và Tăng chúng trọn ba tháng. 

  • Lúc ấy, có quan Đại Thần là Bảo Hải thấy vậy thì khuyên rằng: " Nay Điện hạ đã có lòng làm sự phước đức, tạo nghiệp thanh tịnh, nên vì hết thảy chúng sanh mà cầu đặng các món trí huệ, và đem công đức ấy hồi hướng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, thì tốt hơn là mong cầu mọi sự phước báu nhỏ nhen". 
  • Vương Chúng Thái Tử nghe quan Đại thần khuyến như vậy, thì liền chấp tay mà thưa với Phật rằng: " Bạch Đức Thế Tôn! Công đức tôi cúng dường Phật Tăng và những hạnh nghiệp tu tập thanh tịnh của tôi đó, nay xin hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, nguyện trải hằng sa kiếp tu hạnh Bồ Tát, đặng hóa độ chúng sanh, chớ tôi chẳng vì lợi ích một mình mà cầu mau chứng đạo quả. 
  • Tôi nguyện hóa độ hết thảy mọi loài chúng sanh ở các thế giới trong mười phương đều phát tâm cầu đạo Vô Thượng Chánh Giác, giữ gìn tâm Bồ Đề cho bền chắc, và khuyến hóa theo môn lục độ (lục độ là: 1- bố thí, 2- trì giới, 3- nhẫn nhục, 4- tinh tấn, 5- thiền định, 6- trí huệ). 
  • Tôi nguyện giáo hóa vô số chúng sanh ở các thế giới đều đặng thành Phật thuyết Pháptrước tôi, và trong khi thuyết Pháp, làm sao cho tôi đều xem thấy tất cả. 
  • Tôi nguyện trong khi tu Bồ Tát Đạo, làm đặng vô lượng việc Phật, và sanh ra đời nàocũng tu theo Đạo ấy cả. 
  • Bao nhiêu chúng sanh của tôi dạy dỗ đều đặng thanh tịnh, như các người đã có tu phép thiền định ở cõi Phạm Thiên, tâm ý không còn điên đảo. Nếu đặng các kẻ chúng sanh như vậy sanh về cõi tôi, thì khi ấy tôi mới thành đạo. 
  • Tôi nguyện đem các món hạnh nguyện mà cầu đặng cõi Phật trang nghiêm và nguyện hết thảy các cõi Phật đều hiệp chung lại thành một thế giới của tôi. 
  • Đường giới hạn xung quanh trong cõi ấy đều dùng những chất: Vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu và mã não, mà xây đắp cho cao lên đến cõi Phạm Thiên, còn mặt đất thì toàn là ngọc lưu ly tất cả.

  • Trong cõi ấy không có các món đất, cát, bụi bặm, chông gai, dơ dáy, và không có những sự cảm xúc, thô ác, và xấu xa, cũng không có những người đàn bà và tên hiệu của người đàn bà 

  • Hết thảy chúng sanh đều hóa sanh, chớ không phải bào thai trong bụng mẹ như các cõi khác, và hằng tu tập các pháp thiền định, vui đẹp tự nhiên, chớ không cầu phải ăn uốngnhững đồ vật chất. 

  • 7- Trong cõi tôi không có người Tiểu thừa, Thinh Văn và Duyên Giác. Thảy đều là các bực Bồ Tát, căn tánh cao thượng, tâm trí sáng suốt, người nào cũng đã xa lìa mọi sự tham lam, hờn giận, ngu si, và đã tu đặng các môn phạm hạnh cả. 

  • 8- Trong khi chúng sanh sanh về cõi tôi, thì tự nhiên đủ tướng mạo Tỳ khưu, đều có cạo tóc và đắp y một cách chỉnh đốn cả. 

  • 9- Chúng sanh trong cõi tôi muốn ăn, thì tự nhiên có bình bát thất bảo cầm ở nơi tay và đủ các món đồ ăn ngon đẹp đầy bát. Khi ấy lại nghĩ rằng: Chúng ta chớ nên dùng những đồ này, nguyện đem bố thí, trước hết dâng cúng cho các Đức Phật, Bồ Tát, Thinh Văn, và Duyên Giác, sau nữa thì chúng sanh nghèo hèn và các loài ngạ quỷ đói khát đều dùng no đủ. Còn phần chúng ta thì nên tu pháp thiền định, hưởng sự vui đẹp tức là món ăn. 
  • 10- Mọi người suy nghĩ như vậy, liền đặng pháp Tam muội, gọi là "Bất khả tư nghị hạnh", có sức thần thông, dạo đi tự tại, không có sự gì ngăn ngại tất cả. Độ trong giây phút, mọi người được dạo khắp thế giới mà cúng dường Phật, bố thí và diễn thuyết các pháp cho chúng sanh nghe rồi trở về nước thì vừa đúng bửa ăn. 
  • 11- Tôi nguyện trong thế giới của tôi không có tám món chướng nạn và các sự khổ não, và cũng không có những người phá hư giới luật. 
  • 12- Tôi nguyện trong thế giới ấy có nhiều món châu báu rất lạ lùng và không cần gì phải dùng đến ánh sáng của mặt trời và mặt trăng. Các vị Bồ Tát tự nhiên xung quanh thân thể có hào quang sáng chói, soi khắp các nơi, thường chiếu luôn không có ngày đêm, chỉ xem lúc nào bông nở thì cho là ban ngày, lúc nào bông xếp lại cho là ban đêm mà thôi. Còn khí hậu thường điều hòa, không nóng quá cũng không lạnh quá. 
  • 13-Nếu các vị Bồ Tát nào bổ xứ làm Phật các cõi khác, thì trước hết ở nơi cõi tôi, rồi đến cung Trời Đâu xuất, sau mới giáng sinh đến cõi ấy. 
  • 14- Tôi nguyện hóa độ chúng sanh đều thành Phật hết rồi, tôi mới hiện lên trên hư khôngmà nhập diệt. 
  • 15-Trong lúc tôi nhập diệt, thì có nhiều món âm nhạc tự nhiên kêu vang đủ pháp mầu nhiệm và các vị Bồ Tát nghe đều tỏ đặng các lẽ huyền diệu. 
  • 16-Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện khi làm Bồ Tát mà dạo trong các cõi Phật, xem thấy những thức trang nghiêm những châu báu, những hình trạng, những xứ sở, và những hạnh nguyện của chư Phật, thì tôi đều cầu đặng thành tựu tất cả. 
  • 17 - Tôi nguyện các vị Đẳng Giác Bồ Tát đều ở trong cõi tôi mà đợi đến thời kỳ sẽ bổ xứlàm Phật, chớ không thọ sanh các cõi nào khác nữa. Nếu các vị nào muốn đến cõi khác thành Phật mà hóa độ chúng sanh, thì tùy theo ý nguyện. 
  • 18-Thưa Đức Thế Tôn! Trong khi tôi tu đạo Bồ Tát, nguyện đặng cõi Phật rất tốt đẹpnhiệm mầu. Các vị Bồ Tát phát Bồ Đề tâm, tu Bồ tát hạnh, mà đặng bực bổ xứ thành Phật, đều sanh về trong cõi tôi cả. 
  • 19-Thưa Đức Thế Tôn! Tôi nguyện đặng như vậy, tôi mới thành Phật, và nguyện ngồi khoanh chưn trên tọa Kim Cang ở dưới cây Bồ Đề, trong giây lát chứng thành Chánh Giác. 
  • 20- Khi thành Phật rồi, tôi biến hóa ra các vị hóa Phật và các vị Bồ Tát, nhiều như số các sông Hằng, đặng dạo các thế giới mà hóa độ chúng sanh, giảng dạy các Pháp nhiệm mầu và khiến cho hết thảy nghe Pháp rồi đều phát Bồ Đề Tâm, cho đến khi thành đạocũng không đổi dời tâm trí. 
  • 21- Khi tôi thành Phật rồi, chúng sanh ở trong các cõi nếu thấy đặng tướng tốt của tôi, hằng in nhớ trong tâm luôn luôn, cho đến khi thành đạo cũng không quên. 
  • 22-Tôi nguyện chúng sanh trong cõi tôi, người nào cũng đủ căn thân toàn vẹn, không hư thiếu món gì. Nếu các vị Bồ Tát muốn xem thấy tướng tôi, hoặc nằm, hoặc ngồi, hoặc đứng, hoặc đi, thì đều thấy đặng cả. Khi thấy rồi, liền phát Bồ Đề tâm, và lại trong lúc thấy tôi, những sự hoài nghi về đạo pháp tự nhiên hiểu biết đặng cả, không cần đợi tôi giải quyết nữa. 
  • 23- Tôi nguyện khi tôi thành Phật rồi, thì tôi đặng thọ mạng vô cùng vô tận, không kể xiết. Còn các vị Bồ Tát trong cõi tôi cũng đặng sống lâu như vậy. 
  • 24-Trong lúc tôi thành Phật, có vô số Bồ Tát đủ tướng mạo Tỳ khưu, người nào cũng cạo đầu, đắp y, cho đến khi nhập Niết Bàn thì những tóc không khi nào để mọc dài, và những y cũng không khi nào đổi bận như đồ người thế tục. 
  • Đức Bảo Tạng Như Lai nghe mấy lời nguyện rồi, liền thọ ký cho Vương Chúng Thái Tử rằng: "Hay thay! Hay thay! Ngươi là người Đại Trượng phu, trí huệ sáng suốt, tỏ biết mọi lẻ, phát nguyện rất lớn và rất khó khăn, làm những việc công đức rất rộng sâu, không thể nghĩ bàn đặng. Chính ngươi là bậc trí huệ nhiệm mầu, mới làm đặng mọi sự như vậy. 
  • Bởi ngươi vì hết thảy chúng sanh mà phát thệ nguyện rất nặng lớn và cầu đặng cõi Phật rất trang nghiêm như thế, nên ta đặt hiệu ngươi là: Văn Thù Sư Lợi. Trải vô lượng hằng sa số kiếp về sau, ngươi sẽ thành Phật hiệu là: Phổ Hiền như Lai ở thế giới rất đẹp đẽ, tên là Thanh Tịnh Vô Cấu Bảo Chi, thuộc về bên phương Nam. 
  • Tất cả mọi sự trang nghiêm của ngươi ước ao thảy đều thỏa mãn. 
  • Này Văn Thù Sư Lợi, từ rày sắp về sau, trải hằng sa kiếp, ngươi tu Bồ Tát đạo, trồng các căn lành, và tâm trí thanh tịnh. Ngươi hằng vì chúng sanh mà giáo hóa cho chúng nó đều dẹp trừ được các món tâm bịnh, vậy nên chúng nó đều xưng ngươi là một ông Thầy thuốc hay, có một món thuốc thần để chữa lành được bịnh phiền não. 
  • Vương chúng Thái Tử thưa rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu sự thệ nguyện của tôi đặng như lời Ngài thọ ký đó, thì tôi xin cả thế giới đều vang động và các Đức Phật mười phương đều thọ ký cho tôi nữa". 
  • Vương chúng Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu lễ Phật, tự nhiên giữa hư không có các thứ tiếng âm nhạc vang rền diễn ra các pháp mầu nhiệm, và có các thứ bông tươi tốt thơm tho rải xuống như mưa. 
  • Các vị Bồ Tát ở các thế giới khác xem thấy như vậy, liền hỏi các Đức Phật rằng: "Do nhân duyên gì mà có điềm lành như thế?" 
  • Các Đức phật nói rằng: "Nay Chư Phật ở mười phương đều thọ ký cho Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát sau sẽ thành Phật, nên hiện ra điềm lành ấy". 
  • Vương chúng Thái Tử thấy vậy, lòng rất vui mừng, liền đãnh lễ Phật, rồi ngồi nghe thuyết Pháp. 
  • Từ đó sắp sau, Thái Tử mạng chung, bào thai ra các thân khác và đời khác, kiếp nào cũng giữ gìn bản thệ, quyết chí tu hành, học đạo Đại thừa, làm hạnh Bồ tát, hóa độ chúng sanh đều thành Phật đạo, mà cầu cho thỏa mãn những sự cầu nguyện của mình.





  • Khi Đức Phổ Hiền Bồ Tát chưa xuất gia học đạo, còn làm con thứ tư của vua Vô Tránh Niệm, tên là Năng Đà Nô Thái Tử

  • Nhờ Phụ Vương khuyên bảo, nên Thái Tử mới phát tâm cúng dường Phật Bảo Tạng và chúng sanh trong ba tháng. 

  • Lúc ấy có quan Đại thần Bảo Hải thấy vậy, khuyên rằng: "Nay Điện hạ có lòng làm đặng món công đức rất tốt như thế, xin hãy hồi hướng về Đạo Vô Thượng Bồ Đề, mà cầu đặng thành Phật, hơn là cầu sự phước báu hữu lậu nơi cõi nhơn Thiên, vì cõi ấy còn ở trong vòng sinh tử". 

  • Năng Đà Nô Thái Tử nghe quan Đại thần khuyên bảo như vậy, liền thưa với Phật BảoTạng rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nay tôi có món công đức cúng dường Ngài và đại chúngtrong ba tháng, xin hồi hướng về đạo vô thượng Chánh Giác, nguyện phát tâm Bồ đề, tu hạnh Bồ tát mà giáo hóa mọi loài chúng sanh, đặng thành Phật đạo, và nguyện đặng cõi Phật rất thanh tịnh trang nghiêm, bao nhiêu những sự tốt đẹp và sự giáo hóa chúng sanhđều y như thế giới của Đức Phổ Hiền Như Lai vậy". 

  • Đức Bảo Tạng Như Lai nghe Năng Đà Nô Thái Tử phát nguyện như thế, liền thọ ký rằng: Hay thay! hay thay! Ngươi phát thệ nguyện rộng lớn, muốn độ hết thảy chúng sanh đều thành Phật Đạo. Trong khi tu Bồ tát đạo, dùng trí kim cang mà phá nát các núi phiền não của mọi loài chúng sanh, vì vậy nên ta đặt hiệu ngươi là: Kim Cang Trí Huệ Quang Minh Công Đức, trãi hằng sa kiếp làm nhiều công việc Phật sự rất lớn, rồi đến thế giới Bất Huyến ở phương Đông mà thành Phật, hiệu là Phổ Hiền Như Lai, chừng đó những sự tốt đẹp trang nghiêm của ngươi đã cầu nguyện thảy đều thỏa mãn". 

  • Khi Đức Bảo Tạng Như Lai thọ ký rồi, tự nhiên giữa hư không có nhiều vị Thiên tử ở các cõi Trời đem đủ thứ bông thơm đẹp đến mà cúng dường và đồng thinh khen ngợi. 

  • Năng Đà Nô Thái Tử thưa với Phật rằng: "Bạch Đức Thế Tôn! Nếu những sự ao ước của tôi ngày sau quả nhiên đặng như lời Ngài thọ ký, nay tôi kính lễ Ngài và chư Phật mà xin làm sao hằng sa thế giới có đủ món hương rất tốt rất thơm, mùi bay khắp trong các cõi, và mọi chúng sanh, hoặc ở trong địa ngục, ngạ quỷ cùng súc sanh, cho đến các người ở cõi Thiên Thượng Nhơn gian, đương mắc phải nghiệp báo gì, nếu ngửi đặng món hương thơm ấy, tức thì đều đặng rảnh khổ và lại hưởng sự an vui". 

  • Năng Đà Nô Thái Tử thưa rồi, đương cúi đầu mà lễ Phật, thì trong các thế giới mười phương tự nhiên có mùi hương thơm bay khắp cả. Lúc đó mọi loài chúng sanh ngửi đặng mùi hương ấy, lòng dạ hớn hở, các bệnh phiền não thảy đều tiêu trừ. Năng Đà Nô Thái Tử nhờ Phật thọ ký như vậy, thân tâm vui mừng, bèn đảnh lễ Phật, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết Pháp. 
  • Năng Đà Nô Thái Tử nhờ công đức đó, nên sau khi mạng chung, sanh ra các thân khác và các đời khác, kiếp nào cũng nhờ lời thệ nguyện mà chăm làm các việc Phật sự và hóa độ chúng sanh, đặng cầu cho mau viên mãn những sự của mình đã ao ước. 
  • Bởi Ngài có lòng tu hành tinh tấn như vậy, nên nay đã thành Phật, ở cõi Bất Huyến, và hóa thân vô số ở trong các thế giới mà giáo hóa chúng sanh.












  • Điện thờ Ngôi Tam Bảo theo 3 cấp : 
  • Cấp 1 : TÂY PHƯƠNG TAM THÁNH ( Đức Phật A Di Đà làm giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc [cõi an vui] và có 2 vị Bồ Tát theo hầu là Quán Thế Âm Bồ TátĐại Thế Chí Bồ Tát ), thể hiện tinh thần Phật Giáo từ Thời Quá Khứ đã tu hành theo đạo Giải thoát của Phật Giáo truyền thừa  
  • Cấp 2 : HOA NGHIÊM TAM THÁNH ( Đức Phật Bổn Sư Thích Ca làm giáo chủ cõi Ta Bà [cõi đau khổ], và có 2 vị Bồ Tát theo hầu là Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát cưỡi Sư Tử Xanh, Phổ Hiền Bồ Tát cưỡi Voi Trắng sáu ngà ), thể hiện tinh thần Phật Giáo thời kỳ hiện tại .
  • Cấp 3 : ĐẠI BI TAM THÁNH ( Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ chúng sanh nơi cõi Địa Ngục, Đức Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt cứu độ chúng sanh nơi cõi phàm trần, Đức Di Lặc Tôn Vương Phật giáo hoá chúng sanh thời kỳ tương lai Long Hoa Hội)






  • Ngày rằm Mùng 1 - 15 và các ngày lễ vía Phật, Bồ Tát trong năm dâng hương, hoa cúng dường chư Phật và Ngôi Tam Bảo ( Phật - Pháp - Tăng )




  • Dâng Tháp cúng Dường Đức Phật Đa Bảo Như Lai và Đức Phật Thích Ca Như Lai







NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
  • (hình tướng Một tay buông xuống cứu độ chúng sanh, một tay cầm Bảo Bối Hoa Sen Chín Phẩm - luôn giữ Chánh Niệm ý nghĩa xuyên suốt của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa - Ngọc trong Hoa Sen)



NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT
  • (hình tướng tay trái cầm bình ngọc Thanh tịnh chứa nước Cam lộ, tay phải cầm nhành dương liễu, ngồi hoặc đứng trên một đóa sen hồng, nhưng thực chất Ngài còn có 33 Ứng hóa thân, hồng danh khác nhau)



NAM MÔ ĐẠI LỰC ĐẠI THẾ CHÍ BỒ TÁT
  • (hình tướng đeo chuỗi anh lạc và tay cầm hoa sen xanh. Hoa sen xanh tượng trưng cho thanh tịnh, tức là đoạn đức. Dùng trí tuệ dứt sạch tất cả phiền não nhiễm ô, cứu vớt chúng sinh lên khỏi vũng bùn ác trược.)




NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

  • (hình tướng ngài ngồi trên tòa sen, hai bàn tay bắt ấn Tam muội, có lúc tay ôm bình bát, có lúc tay cầm cành sen đưa lên, nhục kế trên đỉnh đầu, đôi mắt mở ba phần tư, và mặc ca sa (y) v.v… Đó là một vài nét biểu tướng của Phật Thích Ca. Ngoài ra,còn có thờ tôn tượng Đức Phật Thích Ca sơ sinh tay chỉ thiên tay chỉ địa.
  • Đức Phật đưa cành hoa lên (niêm hoa) và ngài Ca Diếp hiểu ý mỉm cười (vi tiếu). Đó là pháp môn lấy tâm truyền tâm. Ngài Ca Diếp đã nhận tâm ấn của Đức Phật. Tâm ấn thường được diễn dịch là dấu ấn của tâm, nhưng nên được hiểu là tâm này (của người thọ nhận) ấn khớp với tâm kia (của người trao truyền, tức chư Phật, Tổ…) kho chứa con mắt chính pháp là toàn bộ nội dung của giáo lý Phật giáo, chân thật, tuyệt đối. Đó cũng là cái tâm vi diệu Niết bàn mà thật tướng là vô tướng. 
  • Vì là truyền tâm, cái tâm tuyệt đối, nên chỉ truyền riêng cho người có căn cơ khế hợp chứ không thể dùng ngôn ngữ văn tự hạn hẹp của thế gian mà thuyết giảng được. Đây chính là yếu chỉ của Thiền tông Đông Độ.)






NAM MÔ NGŨ TRÍ NGHIÊM THÂN ĐẠI TRÍ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT


  • (hình tướng tay cầm kiếm, cưỡi trên sư tử xanh, hình ảnh con sư tử xanh là biểu thị cho uy lực của trí tuệ. Vì con sư tử xanh là loài thú chúa ở rừng xanh, có sức mạnh và uy lực hơn tất cả các loài thú khác. Cho nên, lấy con sư tử để biểu trưng cho năng lực vô cùng của trí tuệ. Đó cũng là trí của Phật. Bồ tát Văn Thù nhờ trí này nên đã chuyển hóa những vô minh, phiền não, những ý niệm chấp ngã, pháp trở về vô lậu và chứng chân thật tính. 
  • Chúng ta thờ phượng Văn Thù Sư Lợi Bồ tát là để hướng về trí tuệ sẵn có của chúng ta. Vô minh, ái dục đã đưa chúng ta lặn hụp trong vòng sinh tử luân hồi, chịu chập chồng muôn nỗi khổ đau. 
  • Chúng ta hãy thức tỉnh để quay về với trí tuệ sẵn có của mình và dùng thanh gươm trí tuệ chặt đứt lưới tham ái để vượt ra khỏi bể khổ thâm sâu. Chỉ có trí tuệ mới có đủ công năng cứu chúng ta ra khỏi vòng luân hồi nghiệp báo. 
  • Thêm nữa, Bồ tát là tấm gương sáng cho lợi tha, chúng ta phải dùng lưỡi kiếm trí tuệ nầy để cứu thoát mọi người trước kẻ thù phiền não, của con rắn độc tham sân si. Có thực hành được như vậy, mới xứng đáng đánh lễ đức Văn Thù Sư Lợi tay cầm kiếm, mình mặc giáp, ngồi trên lưng sư tử.







NAM MÔ THẬP QUẢNG ĐẠI NGUYỆN VƯƠNG ĐẠI HẠNH PHỔ HIỀN BỒ TÁT



  • (hình tướng ngài cưỡi voi trắng có 6 ngà, tay cầm hoa sen, Voi trắng chỉ cho sức mạnh của tu tập, hoa sen chỉ cho sự thanh tịnh của đức hạnh. Đồng thời, voi trắng còn tượng trưng cho sự thắng vượt, hoa sen cũng mang một ý nghĩa trí tuệ viên mãn.
  • Phổ Hiền cưỡi voi sáu ngà nêu biểu “Sáu căn tiếp xúc với sáu trần tạo vô biên tội. Nay tu theo lời Phật dạy, sáu căn chuyển thành sáu ngà giúp Ngài tạo muôn vàn công đức. Sáu ngà là sáu thần thông. Voi là loài có khả năng chở nặng đi ngược dốc không gì chướng ngại. Sức mạnh của voi nêu biểu bất tư nghì lực, hàng phục tất cả những việc khó làm".



NAM MÔ TẬN HƯ KHÔNG GIỚI 


NAM MÔ PHẬT TỔ MẪU QUÁN THẾ ÂM THIÊN THỦ THIÊN NHÃN
  • (Đức Quan Thế Âm Tự Tại vì lòng từ bi phát khởi bi nguyện muốn cứu độ chúng sinh thoát khỏi vô minh mê vọng, không phải chịu khổ trong ba đường ác. Đức Phật Di Đà phóng quang gia trì khiến đức Quan Âm hoá hiện mười một đầu, đầu trên cùng là Đức Phật Di Đà và pháp tướng Ngài có nghìn mắt nghìn tay để có thêm phương tiện tức tốc cứu độ chúng sinh. Thân Ngài sắc trắng, 11 đầu, có một đầu hiện tướng phẫn nộ.
  • Đức Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn đứng trên tòa sen trong tư thế chữ nhất, nêu biểu sự hợp nhất của lòng từ bi và trí tuệ.
  • Phần hạ y của Đức Quan Âm tượng trưng cho bản tính Phật còn ẩn tàng trong mỗi chúng sinh. Các trang sức, tua lụa tượng trưng cho các công hạnh giác ngộ của ngài, rất uyển chuyển linh hoạt trong các cõi. Phần đầu của tua lụa luôn hướng lên, thể hiện chiến thắng trước tham sân si. Nửa thân dưới có các trang sức và xiêm y nêu biểu cho việc đem tất cả năng lượng ái dục vào con đường tu tập giác ngộ bởi vì tất cả những năng lượng tiêu cực không bị chối bỏ mà chuyển hóa thành đại từ đại bi và trí tuệ và những công hạnh độ chúng sinh tự lợi lợi tha.
  • Nửa thân trên của Đức Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn tượng trưng cho tâm Phật đã được chứng ngộ hoàn toàn, không bị che đậy bởi vô minh tăm tối. Các trang sức nêu biểu cho các công hạnh ba la mật.
  • Đức Phật Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn có ba lớp tay: trong cùng là 8 tay tượng trưng cho Pháp thân, lớp ở giữa có 42 tay tượng trưng cho Báo thân, lớp tay ngoài cùng tượng trưng cho Hóa thân. Các tay của Đức Quan Âm tượng trưng cho phương tiện, trên mỗi bàn tay có một con mắt tượng trưng cho trí tuệ. Con mắt trong lòng bàn tay hàm ý sự hợp nhất của phương tiện và trí tuệ Phật. Tám cánh tay ở lớp trong cùng tượng trưng hoa sen tám cánh, đồng thời tương ứng với tứ trí (Đại Viên Cảnh trí, Diệu Quan sát trí, Bình đẳng tính trí, Thành sở tác trí) và tứ đức (từ, bi, hỷ, xả).
  • Hai cánh tay trong cùng của Đức Quan Âm đang ôm ngọc Mani. Ngọc Mani là biểu tượng của sự viên mãn tâm nguyện thế gian và xuất thế gian. Ở ý nghĩa sâu sắc hơn đó là sự giàu có tâm bồ đề. Hình ảnh bàn tay ôm ngọc mani chính là biểu tượng của sự hợp nhất giữa lòng từ bi vô lượng và trí tuệ siêu việt của đức Phật.
  • Các cánh tay còn lại:
  • Cánh tay cầm chuỗi tràng thủy tinh là biểu tượng của lòng từ bi, sự thanh tịnh và việc lần chuỗi tràng chính là sự cứu độ liên tục không ngừng nghỉ của ngài
  • Cánh tay cầm pháp luân nêu biểu việc ngài mang giáo pháp của Đức Phật ban trải và cứu độ khắp nơi – chuyển bánh xe pháp vô ngại của đức Quan Âm (là tượng trưng cho các lần chuyển bánh xe Pháp của Đức Phật vì lợi lạc của hết thảy chúng sinh)
  • Cánh tay chỉ xuống là biểu tượng cho vô úy thí: ngài ban gia trì cho chúng sinh vượt qua sự sợ hãi, vượt qua mọi khổ đau phiền não, bởi vì chúng sinh từ lúc sinh ra đã bị ám ảnh bởi rất nhiều nỗi sợ hãi (nỗi sợ hãi bao trùm, từ lúc sinh ra cho tới lúc chết đi: sợ đói, nghèo, bất hạnh, không danh vọng...) chính vì thế Đức Phật Quan Âm hiện cánh tay thí vô úy để cứu khổ ban cho chúng sinh những viên mãn tâm nguyện thế gian.
  • Cánh tay cầm hoa sen: tượng trưng cho Bồ đề tâm thanh tịnh, phẩm hạnh giác ngộ của chư Phật, cũng như hoa sen mọc từ bùn mà không nhiễm nhơ, tiêu biểu cho bản nguyện của ngài vào dời cứu khổ chúng sinh mà không bị chi phối.
  • Cánh tay cầm cung tên: xạ thủ giương cung; mắt - cung - đích trên cùng 1 đường tượng trưng cho sự rõ ràng, hợp nhất của căn, đạo quả (mục đích, con đường tu tập, và thành tựu). Bàn tay của Đức Phật Quan Âm cầm cung tên tượng trưng cho sự nhất tâm điều phục tất cả mọi vọng tưởng, giải thoát khỏi luân hồi, đánh bại 4 ma (tử ma, ngũ ấm ma, phiền não ma, thiên ma).
  • Cánh tay cầm bình cam lồ: tượng trưng cho năng lượng pháp vị cam lồ, tượng trưng sự gia trì của chư Phật để diệt trừ tất cả phiền não đau khổ tham sân si của chúng sinh.
  • 42 tay ở giữa nêu biểu báo thân Phật, nêu biểu 42 thánh vị tu chứng (thập trụ, thập hạnh, thập địa, thập hồi hướng, đẳng giác và diệu giác) để cứu độ 25 cõi chúng sinh trải qua 42 thánh vị để thành tựu giác ngộ.
  • Lớp tay ngoài cùng tượng trưng cho Hóa thân phật đi tất cả các nẻo trong luân hồi để cứu độ chúng sinh. Mắt (trí tuệ) trong lòng bàn tay (phương tiện).
  • Phần đầu của Đức Quan Âm (tiêu biểu cho 11 quả vị giác ngộ): gồm 5 tầng tượng trưng cho ngũ trí Phật; đầu trên cùng là biểu tượng của Pháp thân (Đức Phật Di Đà) nêu biểu cho chính đẳng chính giác, tiếp đến là Báo thân (Đức Kim Cương Thủ trong hiện tướng phẫn nộ chính là Bất không thành tựu Phật ở phương Nam), 3 tầng dưới (9 đầu còn lại) là biểu tượng của Hóa thân.
  • Ba khuôn mặt ở giữa nêu biểu cho Đại viên cảnh trí là Đức Phật A Súc Bệ ở phương Đông, 3 mặt này hiện tướng từ bi vì thấy chúng sinh làm thiện mà ngài sinh tâm an lạc, đại từ đại bi. Ba mặt bên trái nêu biểu sự hàng phục ngã ái – bình đẳng tính trí của đức Bảo Sinh Phật ở phương nam. Ba mặt này vì thấy chúng sinh làm ác mà khởi tâm phẫn nộ, hàng phục chuyển hóa những chúng sinh cương cường khó độ. Ba khuôn mặt bên phải nêu biểu năng lực thuyết pháp của Diệu quan sát trí của Phật A Di Đà ở phương Tây.
  • Đức Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn mang trên mình các sức trang hoàng, tương ứng với Ngũ bộ Phật và Ngũ Trí.
  • Khuyên tai tương ứng với Đức Phật A Di Đà, nêu biểu cho Diệu quan sát trí
  • Vòng cổ tương ứng với đức Phật Bảo Sinh, nêu biểu cho Bình đẳng tính trí
  • Các vòng tay tương ứng với Phật Tỳ Lư Giá Na, nêu biểu Pháp giới thể tính trí
  • Đai lưng Phật tương ứng với Phật Bất Không Thành Tựu, nêu biểu Thành sở tác trí
  • Mũ (vương miện) tương ứng Phật A Súc Bệ, tiêu biểu Đại viên cảnh trí
  • Ba lọn tóc của Đức Quan Âm nêu biểu năng lực bi, trí, dũng đồng thời tượng trưng cho tam bình đẳng (Phật, chúng sinh và tâm đều bình đẳng không sai khác).
  • Đức Quan Âm khoác tấm da nai, tượng trưng cho bi nguyện đồng sự của ngài. Ngài đi vào lục đạo luân hồi, đồng cam cộng khổ với chúng sinh.
  • Tứ phía của bức Thangka tượng trưng tứ phía với các Bản tôn:
  • Phương Nam: Bản tôn Văn thù tiêu biểu cho Bảo Sinh Phật - Bình đẳng tính trí
  • Phương Tây: Bản tôn Bạch độ Mẫu và Đức Phật A Di Đà - Diệu quan sát trí
  • Phương Bắc: Bản tôn Lục độ Mẫu - Bất Không Thành Tựu - Thành sở tác trí
  • Phương Đông: Bản tôn Kim Cương thủ - A Súc Bệ Phật - Đại viên cảnh trí
  • Đức Di Đà ở giữa là Pháp thân là thể của Đức Quan Âm và về phần sự ngài là căn bản thương sư của Đức Quan Âm. Về phần lý Đức Di Đà là trí tuệ của pháp thân, Đức Quan Âm là phương tiện của lòng từ bi. Tuy Đức Quan Âm nhập thế cứu độ chúng sinh hoạt động cứu độ chúng sinh trong khắp nẻo luân hồi nhưng vẫn an trụ trong đại định của Đức A Di Đà.




NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ VƯƠNG BỒ TÁT

  • (hình tướng Thân vị Bồ-tát nầy có màu vàng trắng hay màu vàng lợt, ngồi kiết gia trên đài sen, có hào quang tỏa sáng xung quanh, mình mặc thiên y, trên đầu trang điểm ngọc anh lạc. Đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, có 18 tay đều đeo vòng xuyến khảm Xà Cừ và mỗi tay đều cầm các loại khí cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia, gồm có 3 mắt. Vị Bồ-tát nầy chuyên hộ trì Phật pháp và bảo hộ những chúng sinh có mạng sống ngắn ngủi được thọ mạng lâu dài. Pháp môn tu hành của vị Bồ-tát nầy là trì tụng bài chú: Nam mô tát đa nẫm, tam miệu tam bồ đà Câu chi nẫm, đát diệt tha: án, chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha.

  • Hiện thân của Chuẩn Đề Bồ Tát có nhiều hình hài, nhưng chân thân của bà được cho là:
  • Bửu tượng có nhiều vẻ quang minh tốt đẹp, đều chiếu diệu cả mình, còn thân tướng thì sắc vàng mà có lằn điển quang trắng.
  • Chỉ ngồi kiết già, trên thì đắp y, còn dưới thì mặc xiêm đều trọn một sắc trắng mà có bông, lại có đeo chuỗi anh lạc và trên ngực có hiện ra một chữ "vạn".
  • Còn hai cườm tay có đeo hai chiếc bằng ốc trắng, hai bên cánh tay trỏ có xuyến thất châu coi rất xinh lịch, lại hai trái tai có được ngọc bửu đương và trong các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ.
  • Trên đầu thì đội mão Hoa quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai.
  • Khuôn mặt có 3 mắt, mỗi con mắt ấy có ánh nhìn sắc sảo.
  • Toàn thân có mười tám cánh tay, mỗi bên chín cánh.
  • Hai bàn tay ở trên hết thì kiết ấn Chuẩn đề, như tướng đương lúc thuyết pháp.
  • Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý, còn tay mặt cầm cái thí vô úy.
  • Tay trái thứ ba cầm một bông sen đỏ, còn tay mặt cầm cây gươm.
  • Tay trái thứ tư cầm một bình nước, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu.
  • Tay trái thứ năm cầm một sợi dây Kim cang, còn tay mặt cầm một trái la ca quả.
  • Tay trái thứ sáu cầm một cái bánh xa luân, còn tay mặt cầm một cái búa.
  • Tay trái thứ bảy cầm cái pháp loa, còn tay mặt cầm cái thiết câu.
  • Tay trái thứ tám cầm một cái bình như ý, còn tay mặt cầm một cái chày kim cang.
  • Tay trái thứ chín cầm một cuốn Kinh Bát nhã Ba La Mật, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi dài.
  • Bồ tát Chuẩn Đề ngồi trên tòa sen, dưới có hai vị Long Vương ủng hộ.




NAM MÔ ĐƯƠNG LAI HẠ SANH DI LẶC TÔN VƯƠNG PHẬT

  • (hình tướng Ngài có thân hình thấp mập, bụng bự như chứa cả thế gian, và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, là biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ. 

  • Về mặt nội tâm, Ngài mập mạp béo tốt bụng bự tượng trưng cho sự sung túc, giàu có, ăn nên làm ra. Bên cạnh đó, một số tượng tạc Ngài đeo theo một cái đãy thật lớn như chứa cả càn khôn vũ trụ, đầy một trời công đức, tượng trưng cho phúc đức đầy nhà, lộc trời sung mãn. )







NAM MÔ ĐẠI NGUYỆN ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT



  • (hình tướng ngài với vầng hào quang trên đầu, đầu đội mão tỳ lư, ngồi trên tòa sen do Đề Thính đỡ hoặc đứng trên tòa sen. Tùy khí của ngài chính là viên ngọc Như Ý mà ngài thường cầm nơi tay trái tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm, còn tay phải cầm tích trượng để mở cửa địa ngục. ngoài ra còn có tượng khắc họa hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát đội mũ thất Phật và mặc áo cà sa đỏ. 
  • Địa Tạng Vương là một vị bồ tát có hạnh nguyện cao cả. Biết rằng, chúng sinh còn nhiều người sa chân vào chốn lầm than. Nên Ngài xin nguyện xuống địa ngục, cứu vớt chúng sinh. Ngài thề nguyện rằng khi nào địa ngục còn có người đau khổ, chưa được giải thoát thì Ngài sẽ còn là bồ tát, chưa thể đắc quả vị Phật “Địa ngục vị không, Thệ bất thành Phật, Chúng sinh tận độ, Phương chứng bồ đề”.

  • Ý nghĩa của thờ tượng Địa Tạng Vương bồ tát cưỡi đề thính:
  • Tượng Địa Tạng Vương cưỡi đề thính thường được đặt thờ phổ biến trong các ngôi chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

  • Tượng thờ luôn được chạm khắc theo cùng một quy tắc. Đó là pho tượng hiện thân vị Tỳ Kheo. Vì bản nguyện của vị bồ tát này là cứu thoát chúng sinh ra khỏi địa ngục, nên hình ảnh của Địa Tạng Vương bồ tát là con người giải thoát (xuất gia), luôn trong tư thế mặc pháp phục, mình khoác y hồng, có khóa y chỉnh tề. Đầu đội mão tỳ lư, tay cầm Tích trượng có sáu vòng tượng trưng cho lục đạo luân hồi. Tích trượng là một pháp khí do Phật chế ra. 

  • Tay của Địa Tạng Vương bồ tát cầm Tích trượng, ý nghĩa rằng vị bồ tát này luôn dùng pháp thập nhị nhân duyên cảnh tỉnh chúng sinh. Tuy nhiên, muốn thấu rõ lý nhân duyên phải nhờ có ánh sáng trí tuệ. Đạo Phật quan niệm chúng sinh trầm luân mãi mãi bởi vô minh che lấp, không trông thấy pháp duyên sanh, nên cứ lẩn quẩn trong vòng luân hồi. Muốn phá được vô minh phải phát huy trí tuệ. Trí tuệ tăng trưởng thì vô minh sẽ lùi xa. Biểu thị của trí tuệ là viên Như Ý châu trong lòng bàn tay của Địa Tạng Vương bồ tát. Một tay cầm Như Ý châu, ngồi trên mình Đề thính. 
  • Theo quan niệm, tay cầm hạt minh châu vì minh châu phát ra ánh sáng, có thể soi đường cho vị bồ tát vào cõi u minh, tăm tối để cứu vớt vong linh chưa được siêu thoát.
  • Con đề thính là vật cưỡi của Địa Tạng Vương Bồ Tát:
  • Đề thính là con gì: Truyền thuyết cho rằng đây là con chó mà biết nghe tiếng người.

  • 🌸 Bổn Tôn Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát
  • 🌻Địa Tạng Vương Bồ Tát là một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa.
  • 🌻Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với Bạch Hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. 
  • Địa Tạng hay cầm Như ý châu và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo.
  • 🌻Địa Tạng được xem là một trong bốn vị Đại Bồ Tát : 
  • Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, 
  • Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, 
  • Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát, 
  • Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát.
  • 🌻Đây là bốn vị đại Bồ Tát, tượng trưng cho Trí Tuệ, Hạnh Nguyện, Bi Nguyện và Nguyện Lực trong tinh thần nhập thế của Đại Thừa giáo hải.) Địa Tạng Vương Bồ Tát chuyên cứu độ những người bị sa vào địa ngục.
  • 🌻Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát và Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát là hai vị Bồ Tát có ảnh hưởng sâu rộng nhất trong đời sống , văn hóa tinh thần của người Đông Phương, người Đông Phương khi còn sống gặp khổ nạn thì cầu mẹ hiền Quán Âm cứu khổ, khi mất rồi, thì trông cậy vào sự phổ độ của giáo chủ cõi U Minh Địa Tạng Từ Tôn.
  • 🌻Quán Thế Âm Bồ Tát vì cứu độ chúng sanh mà phải hóa hiện vô lượng vô số hóa thân để ứng duyên cứu độ. 
  • 🌻Địa Tạng Bồ Tát cũng vậy vì duyên trần cảnh khổ nên Ngài cũng không ngại “trục loại tùy hình, ứng hiện sắc thân”.
  • 🌻Trong Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo quyển thượng có chép: “Địa Tạng Bồ Tát do tâm đại bi phát đại nguyện lực trong thời quá khứ, cho nên Ngài hiện thân trời Đại Phạm Vương, hiện thân Đế Thích, hiện thân Thanh Văn, hiện thân Diêm La Vương, Ngài còn hiện thân Voi, Sư tử, Hổ, Báo, Trâu, Ngựa, cho đến hiện thân La Sát, Địa Ngục.v.v...vô lượng vô số các thân tướng khác nhau, để giáo hóa chúng sanh...”. Tất cả chư tướng trang nghiêm tốt đẹp của chư Phật Bồ Tát đều do hạnh nguyện và bi tâm, cộng với công đức tu hành của quý Ngài mà hình thành.
  • 🌻Bồ tát Địa Tạng sơ phát nguyện độ sanh cũng vì hiếu hạnh muốn cứu độ cha mẹ thoát khỏi sự khổ đau, nhưng không dừng ở đó, Ngài lập thệ nguyện độ tận và giải trừ tất cả những nỗi khổ đau, chẳng những cho cha mẹ mình mà còn cho hết thảy chúng sanh.
  • 🌻Bồ Tát Địa Tạng thường theo nguyện lực của mình ứng hiện vào thế giới Ta bà bằng vô số hình tướng khác nhau để tùy duyên hóa độ. 
  • Tuy nhiên đa phần chúng ta biết đến Ngài qua hình ảnh một vị Tỳ Kheo thân tướng trang nghiêm, tay phải cầm tích trượng, tay trái cầm hạt minh châu, đầu trần hoặc đội mũ Tỳ lô, đứng trên hoa sen, hoặc ngồi trên thân con chó trắng tên là Thiện Thính (Đế Thính) đi khắp nơi tìm chốn thanh tịnh để tĩnh tu.
  • 🌻Hiện tướng Tỳ Kheo, trong hàm ý muốn độ tận chúng sanh điều trước tiên tự mình phải thoát khỏi sự ràng buộc của sanh tử, mà muốn như vậy quả vị A La Hán không thể không chứng đắc. 
  • Tay phải cầm tích trượng, trên đầu tích trượng có mười hai khoen tượng trưng cho Thập Nhị Nhân Duyên, tám khoen tượng trưng cho Bát Chánh Đạo, sáu khoen tượng trưng cho pháp Lục Độ, bốn khoen tượng trưng cho Tứ Thánh Đế. 
  • Nếu một vị hành Đại Thừa Bồ Tát mà thiếu một trong các pháp này thì khó có thể thành tựu đạo Bồ Đề. 
  • Tay trái Bồ tát cầm hạt minh châu biểu thị trí tuệ. Biểu thị Bồ tát ngoài tâm đại bi ra cần phải cụ túc trí tuệ, vì trí tuệ là ánh sáng quang minh nhất, đủ công đức và oai lực soi sáng tất cả khắp chốn u minh khiến cho chúng sanh hiện đang bị giam cầm trong ngục tối trông thấy ánh sáng trí tuệ đều được thoát khỏi khổ đau.
  • 🌻Đức Địa Tạng đội mão Tỳ lô, biểu thị Bồ tát thể nhập Pháp Giới Tạng Thân, thập phương cụ tướng, không nơi nào trong pháp giới mà không có hình tướng của Ngài, trong tất cả mười phương không nơi nào có chúng sanh khổ mà Ngài không đến. Mão Tỳ lô hay còn gọi là mão Ngũ Phật. Trong Kinh Chư Phật Cảnh Giới Nhiếp Chân Thật Quyển Trung chép: “Ngũ Phật Bảo Quan còn gọi là mão Ngũ Phật, mão Ngũ Trí, mão Ngũ Bảo Thiên Quan hay là Mão Quyền Đảnh Bảo Quan, đây là mão báu của Đức Đại Nhựt Như Lai, Bồ tát Kim Cang Tát Đỏa, Ngài Hư Không Tạng Bồ Tát đội trên đầu, trên chính giữa mão báu có để hình tượng Ngũ Phương Ngũ Phật dùng để biểu thị đức tướng của Ngũ Trí viên mãn”.
  • 🌻Bồ tát cỡi con chó trắng tên là Thiện Thính (Đế Thính), Đế Thính là con linh thú tương truyền rằng hồn của nó ở trong đất, là linh vật của U Minh Giới nên hiểu được Tâm chúng sinh, khi nằm mọp xuống đất trong giây lát thì biết rõ tất cả sự vật trong trời đất. Biểu trưng cho ý niệm “Nhơn Tâm sanh nhất niệm, Thiên Địa tất giai tri”. Khi lòng người khởi một niệm thì Trời Đất Quỷ Thần đều hay biết. Đây là chỉ cho Bồ Tát là vị đã nhiếp tâm thanh tịnh, an trụ trong chánh pháp, thành tựu cảnh giới thiền định, nhiếp phục được tâm mình không còn bị vọng tâm hay thú tánh vật dục làm cho phiền não. Cho nên, tâm của Ngài thông suốt vạn pháp. Bởi vì tất vạn pháp đều từ tâm sanh, tâm tịnh thì pháp tịnh, tâm nhiễm thì pháp nhiễm.
  • 🌻Bồ tát Địa Tạng ngồi trên lưng con Đế Thính thể hiện Căn Bản Trí của Ngài hiển bày cụ túc thanh tịnh. Nên có thể nghe được tất cả âm thanh khổ đau trong địa ngục mà phát tâm tế độ, đúng theo sự phó chúc của đức Phật trong kinh Địa Tạng: “Nếu có chúng sanh nào sắp đoạ địa ngục khi vừa đến cửa ngục có thể niệm một danh hiệu Phật hay Bồ tát, thời Ông nên dùng thần lực phá tan địa ngục ấy chớ để cho họ ở trong địa ngục một phút giây nào cả. Huống là để cho họ phải chịu khổ đau trong ngàn muôn ức kiếp?”.
  • 🌻Hình tượng của Bồ tát Địa Tạng còn hiện thân để bảo vệ trẻ em bị ngược đãi, bạo hành trong gia đình và xã hội. Với những trẻ thơ bất hạnh yểu mạng, Ngài thường đến bên bờ sông Nại Hà, dòng sông mà tín ngưỡng dân gian Á Đông tin là linh hồn phải đi qua trước khi vào điện Diêm La nghe Diêm vương phán xét tội hình, an ủi và che chở các em. Nhiều người tin rằng, những trẻ em yểu mạng, vì thương nhớ cha mẹ và người thân, linh hồn các em thường ở lại bên bờ Nại Hà nhặt những viên đá cuội xây lâu đài và thành quách để tưởng đến người thân. Các em rất khổ sở vì nhớ cha, nhớ mẹ và nhớ anh chị, Bồ tát Địa Tạng thường đến bên các em vỗ về, an ủi và cùng các em nhặt đá xây thành, giúp các em tích tạo công đức, và đưa các em qua sông Nại Hà.
  • 🌻Nhiều người khác lại tin rằng, các em có tội bất hiếu vì khiến cha mẹ và người thân đau buồn, nên các em bị hình phạt bên bờ Nại Hà, bị qủy dữ hiếp đáp, và Bồ-tát Địa Tạng thường hiện thân cứu giúp các em, đưa các em qua dòng sông Nại Hà.
  • Vì tôn thờ Bồ tát Địa Tạng là vị Bồ tát bảo vệ trẻ em, nên phần lớn tranh tượng của Ngài thường biểu hiện giống và liên quan đến trẻ thơ. Có tranh tượng, khuôn mặt Ngài trông giống trẻ em, rất ngây thơ, hồn nhiên. Có tranh tượng, trên tay Ngài bồng một em bé, dưới chân lại có vài ba em bé khác đang níu kéo Tăng bào và thiền trượng của Ngài. Và tượng Ngài thường được tôn thờ bên những dòng sông, con suối.
  • 🌻Nguyện lực của Ngài thật là không có ngôn từ có thể diễn tả cho hết, hình tướng của Bồ Tát đâu đâu cũng cụ túc hàm ý cũng như bi nguyện, chúng con chỉ có thể dùng hai câu kệ trong bài tán phật để thể hiện tâm ý cũng như sự kính ngưỡng đối với ngài: “Xưng dương nhược tán thán, ức kiếp mạc năng tận”. Ngưỡng nguyện Bồ Tát thùy từ chứng giám.







  • Theo Phật Giáo tất cả chư Phật, Bồ Tát ứng thân thị hiện ra đời vì lòng thương cứu độ chúng sanh chìm đắm trong biển khổ sanh tử. Vì chúng sanh vô lượng vô biên nên chư Phật cũng thị hiện vô số, tùy theo nghiệp lực, căn tánh của chúng sanh mà các Ngài kiến tạo quốc độ và lập đại nguyện để giáo hóa, đưa chúng sanh thoát khỏi phiền não khổ đau, có đời sống an lạc tự tại. Đức Phật Dược Sư là 1 trong vô số chư Phật có quốc độ và hạnh nguyện riêng của mình.

  • Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinhchép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

  • Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? là vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sanh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóachúng sanh.
  • Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não vè thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh(Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu LyQuang.
  • Theo hệ thống Kinh điển Phật Giáo thì có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện, danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát TườngNhư Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
  • Mỗi Đức Phật đều trụ ở phương Đông cách thế giới Ta Bà từ bốn đến mười hằng hà sa thế giới. Dưới đây là bảy Tôn Tượngcủa bảy Đức Phật Dược Sư xin được gửi đến anh chị em để cùng chiêm ngưỡng.





1. Đức Phật : Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai - Ngự tại Cõi Tịnh Độ Quang Thắng Thế giới - Toàn thân màu vàng .


2. Đức Phật : Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai - Ngự tại Cõi Tịnh Độ Diệu Bảo Thế giới - Toàn thân màu vàng đỏ .


3. Đức Phật : Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai - Ngự tại Cõi Tịnh Độ Viên Mãn Hương Tích Thế giới - Toàn thân màu vàng nhạt


4. Đức Phật : Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Vương Như Lai - Ngự tại Cõi Tịnh Độ Vô Ưu Thế giới  - Toàn thân sắc hồng.


5. Đức Phật : Pháp Hải Lôi Âm Như Lai - Ngự tại Cõi Tịnh Độ Pháp Tràng Thế giới - Toàn thân sắc vàng .


6. Đức Phật : Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai - Ngự tại Cõi Tịnh Độ Thiện Trụ Bảo Hải Thế giới - Toàn thân sắc đỏ .


7. Đức Phật : Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai - Ngự tại Cõi Tịnh Độ Tịnh Lưu Ly Thế giới - Toàn thân màu xanh ngọc lưu ly .








Các lời nguyện của Phật Dược Sư
  1. Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh.
  2. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình.
  3. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện.
  4. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Đại thừa.
  5. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh.
  6. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra.
  7. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh.
  8. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới.
  9. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiếp và giúp trở về chính đạo.
  10. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt pháp.
  11. Đem thức ăn cho người đói khát.
  12. Đem áo quần cho người rét mướt.







Phật Dược Sư thường được thờ chung với Phật Thích Ca Mâu Ni và A Di Đà, trong đó phật Dược Sư đứng bên trái còn Phật A Di Đà đứng bên phải Phật Thích Ca. Trong kinh Dược Sư, người ta đọc thấy 12 lời nguyện của vị Phật này, thệ cứu độ chúng sinh, với sự giúp đỡ của chư Phật, Bồ Tát và 12 vị Hộ pháp và Thiên vương.

  • Dược Xoa Thập Nhị Thần Tướng (藥 師 十 二 神 將) nghĩa là 12 vị tướng thần Dược Xoa (cũng gọi là Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng, Thập Nhị Thần Vương, Thập Nhị Thần Tướng) là:

  1. Cung Tỳ La – còn gọi là Kim-tỳ-la, dịch ý là Cực Úy.
  2. Phạt Chiết La – còn gọi là Bạt-chiết-la, Hòa-kỳ-la, dịch ý là Kim Cang.
  3. Mê Súy La – còn gọi là Di-khứ-la, dịch ý là Chấp Nghiêm.
  4. An Đế La – còn gọi là Át-nể-la, An-nại-la, An-đà-la, dịch ý là Chấp Tinh.
  5. Át Nể La – còn gọi là Mạt-nể-la, Ma-ni-la, dịch ý là Chấp Phong.
  6. San Để La – còn gọi là Bà-nể-la, Tố-lam-la, dịch ý là Cư Ngoại.
  7. Nhân Đạt La – còn gọi là Nhân-đà-la, dịch ý là Chấp Lực.
  8. Ba Di La – còn gọi là Bà-da-la, dịch ý là Chấp Ẩm.
  9. Ma Hổ La – còn gọi là Bạc-hô-la, Ma-hưu-la, dịch ý là Chấp Ngôn.
  10. Chân Đạt La – còn gọi là Châu-đổ-la, Chiếu-đầu-la, dịch ý là Chấp Tưởng.
  11. Chiêu Đổ La – còn gọi là Chu-đổ-la, Chiếu-đầu-la, dịch ý là Chấp Động.
  12. Tỳ Yết La – còn gọi là Tỳ-già-la, dịch ý là Viên Tác.

  • 12 vị Đại Tướng Dược Xoa là những vị thần hộ vệ Đức Phật Dược Sư và những ai hành trì kinh Duợc Sư. Dược Xoa cũng dịch là Dạ Xoa, 12 vị Đại Tướng Dược Xoa được giới thiệu trong Kinh Duợc Sư chính là chỉ cho những vị Thiện Dạ Xoa có lòng nhiệt thành hộ pháp.

  • 12 vị Dược Xoa này ở cung trời Tỳ Sa Môn Thiên Vương thống nhiếp và lãnh đạo rất nhiều bộ chúng, vì vậy nên còn gọi là Đại Tướng. Bộ chúng của 12 Đại Tướng Dược Xoa rất đông, tổng cộng đến tám vạn bốn ngàn người.
  • 12 Đại Tướng Dược Xoa tượng trưng cho 12 hạnh nguyện của Đức Phật Dược Sư và cũng chính là hóa thân của Đức Phật Dược Sư hiện tướng Dược Xoa để hàng phục tâm cang cường của chúng sanh, phá trừ những tà ma ngoại đạo.

Chư Phật và Bồ Tát vì lòng từ bi thương chúng sanh nên sau khi thành đạo, bằng thần thông và nguyện lực, các Ngài có thể ứng thân thị hiện muôn hình muôn vẻ, thiết lập cảnh giới để hóa độ vô lượng chúng sanh, tùy theo nghiệp lực căn tánh của chúng sanh mà các Ngài thuyết pháp dìu dắt muôn loài tu tập giải thoát. 12 vị Thần Tướng Dược Xoa là một trong những cách thị hiện của chư Phật, chư Bồ Tát. Hình tướng của 12 vị Thần Tướng (hay Đại Tướng) ấy như sau:


  1. Cung Tỳ La thân màu vàng, tay cầm bảo xử.
  2. Phạt Chiết La thân màu trắng, tay cầm bảo kiếm.
  3. Mê Súy La thân màu vàng, tay cầm bảo bổng hoặc độc cổ.
  4. An Đế La thân màu xanh lục, tay cầm bảo chùy hoặc bảo châu.
  5. Át Nể La thân màu đỏ, tay cầm bảo xoa hoặc mũi tên.
  6. San Để La thân màu khói lam, tay cầm bảo kiếm hoặc loa bối.
  7. Nhân Đạt La thân màu đỏ, tay cầm bảo côn hoặc cây mâu.
  8. Ba Di La thân màu đỏ, tay cầm bảo chùy hoặc cung tên.
  9. Ma Hổ La thân màu trắng, tay cầm rìu báu.
  10. Chân Đạt La thân màu vàng, tay cầm quyên sách hoặc bảo bổng.
  11. Chiêu Đổ La thân màu xanh, tay cầm bảo chùy.
  12. Tỳ Yết La thân màu đỏ, tay cầm bảo luân hoặc tam cổ.
  • 12 vị Thần Tướng Dược Xoa là những vị Thần hộ pháp hộ trì những hành giả tu tập Dược Sư Pháp.Dược Xoa cũng chính là Kim Cang Lực Sĩ, được phân chia làm Thiên Hành Dược Xoa, Không Hành Dược Xoa, Địa Hành Dược Xoa.

Các thần tướng Dược Xoa được dịch là Dũng Kiện, tức là hiển thị sức mạnh dũng cảm, không bị điều gì tồi phục được, mà còn có thể tồi phục tất cả. Các Ngài còn được gọi là Tật Tiệp, vì ba loại Dược Xoa đều hiển thị được oai đức tự tại, qua lại rất nhanh trong cõi người và cõi trời, mạnh nhanh như gió, do đó mà có tên là Tật Tiệp.

Bất luận là Đại Thừa hay Tiểu Thừa Phật Giáo, Hộ Thế Tứ Đại Thiên Vương, Thần Chúng Dược Xoa đều là những vị Hộ Pháp quan trọng trong Phật Giáo, các ngài có đầy đủ những thiện nguyện. Các Thần Tướng Dược Xoa có thệ nguyện rất sâu rộng để hộ trì Phật Pháp.

Theo Kinh Duợc Sư: 12 vị Dược Xoa lên tiếng bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn! Chúng con nay nhờ oai lực Chư Phật nên được nghe danh hiệu Đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai. Chúng con chẳng còn sợ đọa vào các nẻo ác. Chúng con bảo nhau đồng lòng tin theo Phật, Pháp, Tăng cho đến trọn đời. Thề nguyện gánh vác cho hết thảy hữu tình, làm những việc nghĩa lợi, nhiêu ích, an lạc. Dù là thôn quê, thành thị, đồng vắng, rừng sâu, bất cứ nơi đâu mà có người lưu hành, phân phát kinh này, hoặc có người thọ trì danh hiệu đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, hoặc cung kính cúng dường, chúng con và quyến thuộc sẽ theo hộ vệ những người ấy, khiến cho thoát khỏi tất cả nạn khổ. Như có mong cầu điều chi, đều làm cho được thỏa mãn. Hoặc có người nào bệnh tật, tai ách cầu được độ thoát, cũng nên đọc tụng kinh này, dùng những tấm lụa năm màu mà kết danh hiệu của chúng con vào; sau khi được như nguyện rồi sẽ tháo gỡ ra.”

Mỗi vị Thần Tướng thống lãnh 7.000 Dược Xoa, tổng cộng là 84.000 vị Thần hộ pháp.12 vị Thần Tướng Dược Xoa cũng được cho là điều khiển 84.000 lỗ chân lông của da trong việc bảo vệ sức khỏe cho những chúng sanh tín kính, trì niệm danh hiệu, cúng dường và tu tập theo Đức Phật Dược Sư.

  • Thần Tướng Dược Xoa là hóa thân của các Đức Phật, Bồ Tát và là Thấn Bổn Mạng để bảo vệ chúng sanh. Nếu lấy 12 chi (12 con giáp) phối hợp với 12 vị Thần Tướng thì mỗi vị là Thần Bổn Mạng của một con giáp như sau:

  1. Tỳ Yết La là hóa thân của Phật Thích Ca, thần hộ mạng tuổi Tý.
  2. Chiêu Đổ La là hóa thân của Kim Cang Thủ Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Sửu.
  3. Chân Đạt La là hóa thân của Phổ Hiền Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Dần.
  4. Ma Hổ La là hóa thân của Phật Dược Sư, thần hộ mạng tuổi Mão (Mẹo).
  5. Ba Di La là hóa thân của Văn Thù Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Thìn.
  6. Nhân Đạt La là hóa thân của Địa Tạng Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Tỵ.
  7. San Để La là hóa thân của Hư Không Tạng Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Ngọ.
  8. Át Nể La là hóa thân của Ma Lợi Chi Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Mùi.
  9. An Để La là hóa thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Thân.
  10. Mê Súy La là hóa thân của Phật A Di Đà, thần hộ mạng tuổi Dậu.
  11. Phạt Chiết La là hóa thân của Đại Thế Chí Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Tuất.
  12. Cung Tỳ La là hóa thân của Di Lặc Bồ Tát, thần hộ mạng tuổi Hợi.

  • Thần Tướng Dược Xoa là quyến thuộc của Đức Phật Dược Sư. Đó là 12 vị Dược Xoa có thệ nguyện ủng hộ và bảo vệ những người trì tụng kinh Dược Sư, theo bản địa thì:

  1. Cung-tỳ-la lấy Bồ-tát Di Lặc làm bản địa.
  2. Phạt-chiết-la lấy Bồ-tát Đại Thế Chí làm bản địa.
  3. Mê-Súy-la lấy Phật A Di Đà làm bản địa.
  4. An-để-la lấy Bồ-tát Quán Thế Âm làm bản địa.
  5. Át-nhĩ-la lấy Bồ-tát Ma Lợi Chi làm bản địa.
  6. San-để-la lấy Bồ-tát Hư Không Tạng làm bản địa.
  7. Nhân-đạt-la lấy Bồ-tát Địa Tạng làm bản địa.
  8. Ba-di-la lấy Bồ-tát Văn Thù làm bản địa.
  9. Ma-hổ-la lấy Phật Dược Sư làm bản địa.
  10. Chân-đạt-la lấy Bồ-tát Phổ Hiền làm bản địa.
  11. Chiêu-độ-la lấy Bồ-tát Kim Cương Thủ làm bản địa.
  12. Tỳ-yết-la lấy Phật Thích Ca Mâu Ni làm bản địa.

  • 12 vị Thần Tướng này 12 giờ trong ban ngày; 12 giờ trong ban đêm, 12 tháng trong 4 mùa thay phiên nhau gìn giữ, hộ trì chúng sinh. Nếu phối hợp 12 Thần Tướng với 12 địa chi ngược lên thì:

  1. Cung-tỳ-la thuộc Hợi.
  2. Phạt-chiết-la thuộc Tuất.
  3. Mê-Súy-la thuộc Dậu.
  4. An-đề-la thuộc Thân
  5. Át-nhĩ-la thuộc Mùi.
  6. San-đề-la thuộc Ngọ.
  7. Nhân-đạt-la thuộc Tỵ.
  8. Ba-di-la thuộc Thìn.
  9. Ma-hổ-la thuộc Mão (Mẹo).
  10. Chân-đạt-la thuộc Dần.
  11. Chiêu-độ-la thuộc Sửu.
  12. Tỳ-yết-la thuộc Tý.

Quan hệ phối hợp 12 địa chi, bản địa và vật cầm tay của 12 vị Thần Tướng như bảng sau:




             

12 Thần Tướng
12 Địa chi
Bản địa
Vật cầm tay
Cung Tỳ La
Hợi thần
Di Lặc
Chày báu
Phạt Chiết La
Tuất thần
Đại Thế Chí
Gươm báu
Mê Súy La
Dậu thần
A Di Đà
Chày 1 chĩa
An Để La
Thân thần
Quan Thế Âm
Ngọc báu
Át Nhĩ La
Mùi thần
Ma Lị Chi
Mũi tên
San Để La
Ngọ thần
Hư Không Tạng
Tù và
Nhân Đạt La
Tỵ thần
Địa Tạng
Cây mâu
Ba Di La
Thìn thần
Văn Thù
Cung tên
Ma Hổ La
Mão thần
Dược Sư
Rìu báu
Chân Đạt La
Dần thần
Phổ Hiền
Gậy báu
Chiêu Độ La
Sửu thần
Kim Cương Thủ
Dùi báu
Tỳ Yết La
Tí thần
Thích Ca
Chày 3 chĩa



Nhận định:

Trong kinh Dược Sư không hề đề cập đến thuyết phối hợp 12 Thần Tướng Dược Xoa với 12 địa chi; trong Nhất Hạnh A Xà Lê Thuyên Tập và Kinh Diệu Kiến Bồ Tát Thần Chú v.v… cũng không thấy có ghi chép nên không rõ thuyết này đã do ai truyền(?) Vả lại trong Kinh Đại Phương Đẳng Đại Tập (Q.23) có nêu lên thuyết 12 con thú, rất có thể do “con số” 12 Thần Tướng với con số 12 địa chi phù hợp nhau nên đời sau, nhất là tại các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á có sử dụng Thiên Can – Địa Chi để chỉ phương hướng, bốn mùa, năm, tháng, ngày và giờ; lấy 12 con giáp (thập nhị chi) làm tuổi sanh v.v… – liên tưởng mà tùy tiện đặt ra các thuyết này thêm vào trong việc giải thích về Dược Xoa Thập Nhị Thần Tướng chăng?


ĐÀN DƯỢC SƯ VÀ HÌNH TƯỢNG 12 VỊ ĐẠI TƯỚNG DƯỢC XOA

  • Trong Phật Giáo, thông thường các chùa chiền, tự viện thường khai đàn Dược Sư vào dịp đầu năm để kỳ nguyện quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa; cầu nguyện cho Thiên Nam, Tín Nữ trong đạo tràng cùng thập phương bá tánh chúng sanh ngày đêm sáu thời đều an lạc.
  • Đàn Dược Sư cũng được kiến lập để chí thành cầu nguyện khi tư gia Phật Tử nào đó có tai nạn hoặc có người bệnh duyên nặng, trong khi gia đình vẫn chạy chữa bằng Tây y hay Đông y, hoặc kết hợp Đông – Tây y.
  • Đàn tràng được thiết lập tại chùa hay tại nhà, lớn hay nhỏ, thời gian dài hay ngắn gì cũng thuờng cung thỉnh chư vị tôn túc trưởng lão chứng minh và đại chúng Phật Tử luân phiên trì tụng kinh Dược Sư Bổn Nguyện.
  • Khi kiến đàn Dược Sư, không gian đàn tràng được bài trí thành 7 khu: Trung ương; Thượng phương; Hạ phương; Ðông phương; Tây phương; Nam phương và Bắc phương với 7 hình, tượng Phật cùng các tràng phan, bảo cái:

Thất Phật Trợ Tuyên Dương:
  • Nam Mô Tỳ Bà Thi Phật.
  • Nam Mô Thi Khí Phật.
  • Nam Mô Tỳ Xá Phù Phật.
  • Nam Mô Câu Lưu Tôn Phật.
  • Nam Mô Câu Na Hàm Mâu Ni Phật.
  • Nam Mô Ca Diếp Phật.
  • Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

Bát Đại Bồ Tát Giáng Cát Tường:
  • Nam Mô Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát.
  • Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát.
  • Nam Mô Ðắc Ðại Thế Bồ Tát.
  • Nam Mô Vô Tận Ý Bồ Tát.
  • Nam Mô Bảo Ðàn Hoa Bồ Tát.
  • Nam Mô Dược Vương Bồ Tát.
  • Nam Mô Dược Thượng Bồ Tát.
  • Nam Mô Di Lặc Bồ Tát.

Thập Nhị Dược Xoa Đại Tướng:
  • Cung Tỳ La Đại Tướng.
  • Phạt Chiết La Đại Tướng.
  • Mê Súy La Đại Tướng.
  • An Đế La Đại Tướng.
  • Át Nể La Đại Tướng.
  • San Để La Đại Tướng.
  • Nhân Đạt La Đại Tướng.
  • Ba Di La Đại Tướng.
  • Ma Hổ La Đại Tướng.
  • Chân Đạt La Đại Tướng.
  • Chiêu Đổ La Đại Tướng.
  • Tỳ Yết La Đại Tướng.
Bộ ảnh “Dược Xoa Thập Nhị Đại Tướng” thường dùng để thiết đàn Dược Sư







  • Thỉnh cặp Nai Đồng với nét chạm hoa mai trên thân kỉnh hầu chư phật thể hiện ý nghĩa tôn kính những giá trị của Phật giáo từ nhiều đời .
  • Hình tượng Nai ngọc (theo những truyện cổ về Phật Giáo, Trong một tiền kiếp của đức Phật, Ngài dưới hình dạng một con nai, là nai đầu đàn lãnh đạo các đàn nai.)
  • Hình tượng con Nai cũng tượng trưng cho VƯỜN LỘC UYỂN
  • Sarnath (cũng là Mrigadava, Migadàya, Rishipattana, Isipatana) Vườn Lộc Giả - Sarnath còn gọi là vườn nai nơi Đức Phật giảng pháp lần đầu tiên cho anh em Kiều Trần Như, và cũng là nơi Tăng Già Phật Giáo ra đời xuyên qua sự giác ngộ của Kondanna (Kiều Trần Như) vị đệ tử cao niên nhất trong năm vị, thấu triệt Giáo Pháp và đắc Quả Tu Đà Hườn, tầng đầu tiên trong bốn tầng Thánh. Sarnath toạ lạc 13 km về phía đông bắc của thành Varanasi. Sarnath được Đức Phật đề cập là một trong bốn thánh tích hành hương.











  • Trong bức tranh vẽ "Tây Phương Tam Thánh", Bồ Tát Ðại Thế Chí cầm cành hoa sen màu xanh đứng bên tay phải Ðức Phật A Di Ðà, bên tay trái là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm nhành dương liễu và bình tịnh thủy. Trong kinh sách hai vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ nữ hai bên Ðức Phật A Di Ðà tượng trưng Từ Bi và Trí Tuệ.









DÂNG HƯƠNG HOA CÚNG DƯỜNG PHẬT



THỈNH CẶP VOI TRẮNG BẰNG SỨ CÚNG DƯỜNG NGÔI TAM BẢO

  • Trong Phật giáo, voi là một biểu tượng của sức mạnh tâm thức. Vào khởi đầu của việc tu tập, tâm thức chưa được kiểm soát được tượng trưng bằng một con voi xám có thể chạy hoang bất cứ lúc nào và phá huỷ mọi thứ trên đường. Sau khi thực hành pháp và tu tập, tâm bây giờ đã được kiểm soát, lại được tượng trưng bằng một con voi trắng mạnh mẽ và hùng dũng, có thể đi đến bất cứ nơi đâu nó muốn và huỷ diệt tất cả những chướng ngại ở trên đường. Voi trắng sáu ngà còn là vật cưỡi của Phổ Hiền bồ tát (Samantabhadra) tượng trưng cho trí tuệ chiến thắng sáu giác quan. Vì voi là con vật khôn nhất trong các loài thú nên theo truyền thuyết, Phật Thích Ca khi nhập vào trong bụng mẫu hậu Sirimahamaya qua hình dáng một con bạch tượng, ám chỉ ngài là một bậc hiền giả giáng sinh.
  • Phật Thích Ca Mâu Ni trong những tiền kiếp của mình đã sinh làm voi. Và vào kiếp sau cùng của mình, từ cõi trời Đâu Suất, đã nhập vào thai tạng của mẹ mình trong hình thức một con voi trắng. Trong nghi lễ cúng mandala (Mạn Đà La), người ta dâng lên Đức Phật con voi quý, với sức mạnh của một ngàn con voi và nó có thể đi vòng quanh vũ trụ ba lần một ngày. Ngà của voi cũng là một trong bảy biểu tượng của vua chúa. Voi là phương tiện đi lại của A Súc Bệ Phật (Aksobhya) và nữ thần Balabadra. Voi cũng xuất hiện như một kẻ canh gác các ngôi đền và cả bảo vệ Đức Phật.
  • Con voi cũng là loài vật gắn bó với nhiều ngôi chùa ở Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia...Tượng voi và phù điêu voi có mặt hầu hết ở các ngôi chùa của người Khơme ở Nam Bộ. Chùa của người Việt từ Bắc, Trung, Nam đều có hình ảnh của con voi. Các chùa chiền ở Việt Nam và Đông Nam Á đều có tượng voi trang trí làm đẹp cho cảnh quan của mỗi ngôi chùa. Trong chùa voi thường được bố trí chầu ở sân, tiền sảnh, hay cổng chùa, voi đặt ở chính điện để thọ tôn kính. Ở Thái Lan, hình tượng con voi tượng trưng cho đất.Tranh màu trên tượng còn được vẽ với quy mô lớn miêu tả cảnh đức Phật thuyết pháp, cảnh niết bàn hay thể hiện cảnh sinh hoạt của con người, phật tử với hình ảnh của con voi. Voi xuất hiện nhiều không những vì mục đích làm đẹp, trang trí cảnh quan mà còn gắn với Phật tích




























Ý Trinh biên soạn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét