- Tượng Tám Đại Bồ Tát – Bát Đại Bồ Tát là hình tượng trong Phật giáo Bắc Truyền. Đều là hình tượng bồ tát chân thực đang giảng giải chánh Pháp. Là đại diện của ba đời chư Phật làm nhiều phương tiện mà ứng hiện khắp muôn nơi, hoá độ chúng hữu tình
Theo Bát đại Mạn đà la kinh do Đường Bất Không dịch có ghi Tượng Tám Đại Bồ Tát – Bát Đại Bồ Tát là:
1. Văn Thù Sư Lợi Bồ tát:
Vị Bồ tát này thành Phật đã lâu. Nhiều kiếp lâu xa trong quá khứ đã gieo trồng hạt giống Phật. Đã thành Vô Thượng Chánh Đẳng Giác ở thế giới Bình Đẳng phương Nam. Hiệu là Long Chủng Thượng Như Lai, có tuổi thọ bốn trăm bốn mươi vạn tuổi. Đức Phật đó nay gọi là Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử. Tượng Tám Đại Bồ Tát – Bát Đại Bồ Tát
Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát
2. Quán Thế Âm Bồ tát:
Bồ tát vì lợi ích chúng sanh trong cõi Ta Bà thế giới. Nếu chúng sanh thọ khổ mà nhứt tâm xưng danh hiệu Ngài. Thì lập tức Quán Thế Âm Bồ tát theo tiếng kêu mà đến cứu thoát. Nếu có mong cầu việc gì thì cũng được như vậy. Để nhiếp hóa chúng sanh, Ngài còn có thể thị hiện thân Phật, Tỳ Kheo, Ưu bà tắc, Dạ xoa…cho đến 33 thân. Hình tượng nổi tiếng phổ biến nhất của Quán Thế Âm Bồ tát là hiện thân người nữ. Tay cầm tịnh bình dương liễu dùng cam lộ rưới nhuận xoa dịu khổ đau của chúng sanh. Tượng Tám Đại Bồ Tát – Bát Đại Bồ Tát
3. Đại Thế Chí Bồ tát:
Quan Thế Âm Bồ Tát
3. Đại Thế Chí Bồ tát:
Đại Thế Chí Bồ tát dùng tâm niệm Phật thành tựu chứng nhập pháp Vô Sanh Nhẫn. Nên Ngài có thể nhiếp thọ chúng sanh thế giới ta bà tu tập niệm Phật, sanh về Tịnh Độ. Vô lượng kiếp về sau sẽ thành Phật hiệu là Thiện Trụ Trân Bảo Sơn Vương Như Lai.
4. Vô Tận Ý Bồ tát:
Đại Thế Chí Bồ Tát
4. Vô Tận Ý Bồ tát:
Bồ tát Vô Tận Ý tu hành Lục Độ ( Bố Thí, Trì Giới, Nhẫn Nhục, Tinh Tấn, Thiền Định, Trí Tuệ). Tứ Nhiếp (Bố Thí, Ái Ngữ, Lợi Hành, Đồng Sự).v.v…tất cả diệu hạnh, thệ độ tất cả chúng sanh. Khi nào chúng sanh các cõi hết thì ý của Bồ tát mới tận. Nếu chúng sanh chưa hết thì ý của Bồ tát cũng vô tận, cho nên gọi là Vô Tận Ý.
5. Bảo Đàn Hoa Bồ tát:
Vô Tận Ý Bồ Tát
5. Bảo Đàn Hoa Bồ tát:
Đây là vị Bồ tát chỉ thấy xuất hiện trong Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức. Kinh Thất Phật dược Sư của Ngài Nghĩa Tịnh dịch rằng:. Có 8 vị đại Bồ tát tên là Văn Thù Sư Lợi Bồ tát. Quán Thế Âm Bồ tát. Đắc Đại Thế Chí Bồ tát. Vô Tận Ý Bồ tát. Bảo Đàn Hoa Bồ tát. Dược Vương Bồ tát. Dược Thượng Bồ tát. Di Lặc Bồ tát. Kinh Dược Sư cua ngài Huyền Trang cũng dịch rằng:. Nếu nghe được danh hiệu của Đức Phật Dược Sư. Khi lâm chung sẽ có 8 vi đại Bồ tát dùng thần thông đến đưa đường chỉ lối.
6. Dược Vương Bồ tát:
Bảo Đàn Hoa Bồ Tát
6. Dược Vương Bồ tát:
Tiếng Phạm gọi là Bhaisajya-raya, dịch âm là Bệ Thệ Xá La Nhạ. Kinh Pháp Hoa thuyết rằng:. Bồ tát đốt thân mình cúng dường chư Phật để cầu pháp. Là vị đại sĩ ban cho chúng sanh lương dược để trị bịnh khổ của thân và tâm. Tượng Tám Đại Bồ Tát – Bát Đại Bồ Tát
7. Dược Thượng Bồ Tát:
Dược Vương Bồ Tát
7. Dược Thượng Bồ Tát:
Theo Kinh Quán Dược Vương Dược Thượng Nhị Bồ tát chép rằng: trong vô lượng vô biên a tăng kỳ kiếp đời quá khứ. Có Đức Phật hiệu là Lưu Ly Quang Chiếu Như Lai. Nước của Đức Phật đó tên là Huyền Thắng Phan, có vị Tỳ Kheo tên Nhựt Tạng. Thông minh đa trí, vì đại chúng rộng nói pháp Đại Thừa Vô Thượng Bình Đẳng Đại Trí của Như Lai. Khi ấy có vị trưởng giả tên Điện Quang Minh, nghe pháp Đại Thừa này tâm sanh hoan hỷ. Đem lương dược đề hồ cúng dường cho Tỳ Kheo Nhựt Tạng cùng chúng Tăng. Phát đại bồ đề tâm nguyện tu hành thành Phật. Lúc ấy đại chúng tán thán trưởng giả Điện Quang Minh là Dược Thượng. Bồ tát nhiều đời tu hành phạm hạnh, các hạnh nguyện đã viên mãn. Trong đời vị lai Dược Thượng Bồ tát sẽ thành Phật hiệu là Tịnh Tạng Như lai.
8. Di Lặc Bồ tát:
Dược Thượng Bồ Tát
8. Di Lặc Bồ tát:
Tiếng Phạm là Maitreya, còn gọi là Mai Hằng Lệ Dược, Vị Hằng Lý Dược, Di Đế Lễ, Di Đế Khang. Hoặc là Mai Nhậm Lê, dịch là Từ Thị, là vị Bồ tát sẽ thành Phật trong tương lai sau Đức Phật Thích Ca. Nên còn gọi là Nhứt Sanh bổ xứ Bồ tát, Bổ Xứ Tát Đỏa hoặc Di Lặc Như Lai. Tượng Tám Đại Bồ Tát – Bát Đại Bồ Tát
Di Lặc Bồ Tát
- Tám vị đại Bồ tát này đều là hình tượng Bồ Tát chân thực. Đang thay các đức Như Lai mà trụ thế thuyết đại thừa kinh. Làm nhiều phương tiện mà độ thoát cho mọi loài hữu tình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét