Thứ Hai, 31 tháng 5, 2021

Hôm nay ngày tết thiếu nhi










1/6 Em ngồi nhớ, ai cũng nhớ, và ai cũng có tuổi bé thơ ngây ngô bé xíu liu chiu quấn quít bên Ba Mẹ.

Hôm nay ngày tết thiếu nhi
Là ngày bé được mẹ cho nhiều quà
Là ngày bé được đi chơi
Là ngày bé được ôm hôn nhiều nhiều
Hôm nay ngày tết thiếu nhi
Được chơi, được hát, được học điều hay
Vui gì bằng tết thiếu nhi
Cùng ba, cùng mẹ dạo quanh phố phường
Một ngày ý nghĩa, vui tươi
Ngập ngàn hạnh phúc, cả nhà thương nhau
Yêu sao ngày tết thiếu nhi
Bé sẽ nhớ mãi, không quên bao giờ.

BÀI THƠ THIẾU NHI BÉ ĐI CHƠI VỚI MẸ


Mùng 1 tháng 6
Mẹ đưa em đi
Sắm quà mậu dịch
Ô tô bình bịch
Có cả vịt bơi
Này các bạn ơi
Ta chơi chung nhé

Thứ Ba, 18 tháng 5, 2021

Mẹ và con đùa vui cùng mây gió sóng nước





Clouds and waves




MOTHER, the folk who live up in the clouds call out to meWe play from the time we wake till the day ends.
We play with the golden dawn, we play with the silver moon.
I ask, “But, how am I to get up to you?” They answer, “Come to the edge of the earth, lift up your hands to the sky, and you will be taken up into the clouds.”
“My mother is waiting for me at home,” I say. “How can I leave her and come?”
Then they smile and float away.
But I know a nicer game than that, mother.
I shall be the cloud and you the moon.
I shall cover you with both my hands, and our house-top will be the blue sky.
The folk who live in the waves call out to me--
“We sing from morning till night; on and on we travel and know not where we pass.”
I ask, “But, how am I to join you?” They tell me, “Come to the edge of the shore and stand with your eyes tight shut, and you will be carried out upon the waves.”
I say, “My mother always wants me at home in the evening--how can I leave her and go?”
Then they smile, dance and pass by.
But I know a better game than that.
I will be the waves and you will be a strange shore.
I shall roll on and on and on, and break upon your lap with laughter.
And no one in the world will know where we both are.



Mẹ ơi, kìa ai đang gọi con trên mây cao.
Họ bảo: “Chúng ta vui chơi từ tinh mơ đến hết ngày
Chúng ta giỡn với sớm vàng rồi lại đùa cùng trăng bạc”
Con hỏi: “Nhưng mà làm thế nào tôi lên trên ấy được?”
Họ trả lời: “Con hãy đi đến hết cõi đất, rồi giơ tay lên trời con sẽ bay bổng lên mây”
Nhưng con nói: “Mẹ tôi đợi tôi ở nhà, tôi có lòng nào bỏ được mẹ tôi”
Họ bèn mỉm cười, và lơ lửng họ bay đi mất
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm mây nhé, mẹ làm mặt trăng,
Hai tay con ôm mặt mẹ, còn mái nhà ta là trời xanh

Mẹ ơi, kìa những ai đang gọi con dưới sóng rì rào
“Chúng ta ca hát sớm chiều, chúng ta đi mãi mãi, không biết là đi qua những đâu”
Con hỏi: “Nhưng làm thế nào tôi đuổi được theo bây giờ?”
Họ bảo: “Cứ đi, con cứ đi đến bờ biển, đứng im, con nhắm mắt lại, sóng sẽ cuốn con đi”
Con trả lời: “Nhưng đến tối mẹ tôi nhớ thì sao? Tôi làm thế nào mà rời mẹ tôi được?”
Họ bèn mỉm cười, và nhảy nhót, họ dần đi xa
Nhưng con biết trò chơi còn hay hơn của họ
Con làm sóng nhé, mẹ làm mặt biển,
Con lăn, lăn như làn sóng vỗ, tiếng con cười giòn tan vào gối mẹ
Và không ai trên đời này biết được là mẹ con ta đang ở đâu!


Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

CÚNG DƯỜNG PHẬT ĐẢN












CÚNG DƯỜNG TƯỢNG PHẬT - TÔN TRÍ VƯỜN SEN PHẬT ĐẢN SANH :

Nguyện hồi hướng công đức này cầu siêu cho Ba, cho Mẹ, Chị, Em ,Cửu Huyền Thất Tổ Nội Ngoại 2 bên Họ Mai, Họ Đỗ cũng như trăm họ được nương theo ánh sáng Phật Pháp Thanh Tịnh , vãng sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc.



NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUAN NHƯ LAI PHẬT
NAM MÔ ĐỊA TANG VƯƠNG BỒ TÁT chứng minh


CẦU SIÊU :


1./ BA MAI NAM TUẤN - QUY Y LINH CHÙA PHÁP HOA : PHÁP DANH GIÁC THÔNG
Mất : 25 tháng 7 năm Quý Tỵ - Hưởng Thọ 81 tuổi


2./ MẸ ĐỖ THỊ PHƯƠNG MAI - QUY Y CHÙA VIÊN GIÁC : PHÁP DANH VIÊN THỌ
Mất Ngày rằm tháng giêng , 15 tháng 1 năm Canh Tý - Hưởng Thọ 80 tuổi


3./ CHỊ MAI THỊ THANH LIÊM - QUY Y CHÙA VẠN THIỆN : PHÁP DANH THIỆN CHÁNH
Mất 22 tháng 11 năm Bính Tuất


4./ EM MAI TRỌNG TÚ - QUY Y LINH CHÙA PHÁP HOA : PHÁP DANH GIÁC TRÍ
Mất khi còn là bào thai năm 1978


5./ CẦU SIÊU cho Tất cả Ông Bà, Bà Con Bên Nội Họ MAI quê gốc Thanh Hoá , Gia Tộc Họ MAI
tiêu diêu siêu thoát về Cõi Tây Phương Cực Lạc.


Ông Cố Nội - MAI XUÂN TIÊN
Ông Nội - MAI XUÂN DƯƠNG (tức MAI XUÂN NGỠI)
Bà Nội - LÝ THỊ HAI


6./ CẦU SIÊU cho Tất cả Ông Bà, Bà Con Bên Ngoại Họ ĐỖ quê gốc Thanh Hoá , Gia Tộc Họ ĐỖ
tiêu diêu siêu thoát về Cõi Tây Phương Cực Lạc.


Ông Cố Ngoại - ĐỖ VĂN QUẢNG
Cụ Cố - PHẠM THỊ SEN
Ông Ngoại - ĐỖ VĂN TẠO
Bà Ngoại - TRẦN THỊ HOÀ
Bà Ngoại - VŨ THỊ BĂNG TÂM (tức VŨ THỊ NGẦN)


7./ CẦU SIÊU CHO CÁC THAI NHI BỊ CHA MẸ TRONG GIA ĐẠO BỎ DO HOÀN CẢNH LOẠN LY NGHÈO KHỔ NGÀY XƯA, HOẶC BỊ BỆNH MÀ CHẾT, HOẶC BỊ TAI NẠN MÀ CHẾT


8./ CẦU SIÊU CHO TẤT CẢ NHỮNG OAN GIA TRÁI CHỦ, OAN GIA CÓ OÁN ĐỐI TỪ NHIỀU ĐỜI NHIỀU KIẾP, NAY HOÁ GIẢI CHO CÁC QUÝ VỊ ĐẾN NGHE KINH KỆ ĐỂ ĐƯỢC HƯỞNG HỒNG ÂN CHƯ PHẬT CỨU ĐỘ TRONG KỲ ÂN XÁ CUỐI NÀY CỦA HOÀN CẦU CHA NGỌC ĐẾ BAN SẮC LỆNH.


Con Cháu xin hồi hướng Cầu Siêu cho Cửu Huyền Thất Tổ nghe kinh kệ, phá chấp vô minh để được nương theo hào quang ánh sáng chư Phật cứu độ cho tất cả vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.


NAM MÔ TÂY PHƯƠNG TIẾP DẪN ĐẠO SƯ A DI ĐÀ PHẬT.







Chủ Nhật, 16 tháng 5, 2021

THƠ MẪU




THƠ MẪU :


Bà linh hiển ứng độ quần sanh

Chúa thương thường chuyển con dân Việt

Xứ sở oai linh càng oanh liệt

Thánh minh rạng tỏa vùng Nhật Nguyệt

Mẫu trên các Mẫu an nhân loại

Núi Thất Sơn danh Thánh Địa đầu

Sam tỏa điển vàng vùng Mẫu ngự

Châu rực tình thương đời Tiên Phật

Đốc mở Thiên Đàng Đại Nam Vinh



TRÌNH MẸ VIỆT NAM



Xa Gần Khải Tấu Mẫu Hoàng

Trần gian thôi đã đá vàng nát tan

Con thơ đâu dám than van

Đắng cay bèo bọt lầm than chẳng từ



Thế trần nhiều nỗi ưu tư

Đọa đày hồn vẫn ầm ừ u mê

Giành tranh quyền chức lê thê

Lợi quyền tiền bạc lối về vắng hoang



Con Đà lãnh lệnh Mẫu Hoàng

Nhẫn Hòa kiên trí tìm đàng khai tâm

Hòa tan con đã chế châm

Lần lần trao gởi tình thâm diệu huyền



Mẫu ơi! Lắm lúc đảo điên

Con thơ nặng nghiệp Trần miền Hạ san

Dù cho trắc trở muôn vàn

Hạnh từ của Mẫu ngút ngàn con theo



Chông gai qua ải qua đèo

Nuốt dòng lệ máu vâng theo ý từ

Con nào màng quảy riêng tư

Thiên lệnh con lãnh thuyền từ độ tha



Thân đà tạo dựng bởi Cha

Hồn thơ do Mẹ đẫy đà dựng nên

Đến nay Cha Mẹ xây nền

Đựng tòa cửu tháp ơn trên nghìn trùng



Chờ ngày hội ngộ trùng phùng

Vui cùng Mẫu Mẹ ung dung gần kề

Tháng ngày xa cách ủ ê

Vàng tan, ngọc nát trọn về chúng sanh



Con thơ não nuột ý thanh

Mà sao sinh chúng vắng tanh thế này

Gió mưa tiết khí đổi thay

Hạ Ngươn thôi những tháng ngày đảo điên



Mẫu ơi lãnh lệnh Cửu Thiên

Tài hèn, trí mọn oan khiên lại nhiều

Hồng trần nay đã tiêu điều

Kéo dài con sợ gặp nhiều trớ trêu



Lên cao tuột dốc đứt diều

Gánh gồng vai đã nổi biêu tháng ngày

Cha chờ Mẹ gọi thương thay

Mà sao sanh chúng cối chày nhịp canh



Thôi cho con dại về nhanh

M ẫu ơi thật sự tròn vành đắng cay

Đất trời nổi gió tỉnh say

Mẫu thương, ôi hỡi trả vay chừng nào?



Phương Xa nước mắt tuốt trào

Con than cùng Mẫu biết sao bây giờ?

Đất Trời giông gió u ơ

Tỉnh say người vẫn thật khờ tỉnh say.





RỒNG TIÊN



Rồng xuống biển rước Tiên bay lên núi

Sinh trăm con trong một bọc vuông tròn

Nòi Bách Việt năm ngàn năm tiến mãi

Vượt phong ba rồi biến hóa đời đời



Trăm giống quí đến nay ngày khai hội

Qui về nguồn mở cửa nước trời Nam

Người Việt ta ôi nguồn cội nguyên Tiên

Trong Càn Khôn vinh hiển cõi Thượng Thiên



Rồng bay lượn rực trời Tiên hạnh phúc

Quấn quýt yêu tình Thái Cực nảy sinh

Thiên thần cất nhạc trời vang vũ trụ

Đón mừng ngày dân Việt khải hoàn ca



Âm ba vọng nảy mầm dòng giống quí

Nhất tinh cầu cả vũ trụ ngợi ca

Nước Việt Nam cùng nhân loại reo ca

Gốc Tiên Rồng hãnh diện đón Long Hoa




Cha Trời Mẹ Đất và Cộng Đồng Tam Giáo








Cha Trời Mẹ Đất và Cộng Đồng Tam Giáo




Rồng uốn lượn rực Trời Tiên hạnh phúc
Quấn quýt yêu tình Thái Cực nảy sinh
Cha Mẹ mở hội linh đình
Con hiền hiếu thảo Mẹ dinh về Nguồn
Túi Càn Khôn thủng không tuôn
Mẹ Cha bao bọc con yên tháng ngày
Kỳ nay Mẹ đã về đây
Ôm bồng con nhỏ thơ ngây vào lòng
Cho con thỏa những ước mong
Được ngày đoàn tụ Cha Rồng Mẹ Tiên
Trải qua bể khổ truân chuyên
Trăm nòi Bách Việt con hiền Mẹ thương
Mẹ Cha nay mở Thiên Đường
Quy về nguồn cội Nguyên Thiên rực hồng
Mẹ Cha cùng các con dâng
Âm Ba Vũ Trụ nhạc nồng men say
Để cùng Trời Đất cuồng quay
Xoay vần Dương chuyển Âm này Mẹ thay
Con ngoan mong đợi từng ngày
Đất Trời bừng tạo hội này đã xong!!!

Con xin tạ ơn Cha Trời Mẹ Đất cũng là Cha Long Quân và Mẹ Âu Cơ


Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Trí Tôn Đại Thiên Tôn.
Nam Mô Vô Cực Từ Tôn Tây Thiên Bá Chủ Vương Cung Tây Mẫu.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Nam Mô Di Lạc Tôn Phật.



Lạy Cha Chí Thánh Chí Minh .
Chí Tình Chí Ái Chí Linh Chí Quyền.
Chí Tâm Chí Dũng Chí Tôn.
Quyền cao lực hậu cứu tồn chúng sanh.
Lạy Mẹ Chí Ái Chí Hiền.
Chí Tâm Chí Đức Chí Từ Chí Bi.
Chí Mỹ Chí Thiện Chí Chân.
Chí Tôn Chí Kính Chí Ân sâu dày.
Từ nay Con Trẻ nguyện thề.
Một lòng hướng Đạo trau dồi thân tâm.
Dập đầu kính lạy Mẹ Cha .
Chứng minh Con Trẻ thiết tha nguyện cầu.
Cầu xin Cha Mẹ hiển linh .
Chứng giám lòng thành cầu Đạo tối cao.
Nguyện xả bỏ thói dục trần.
Xả thân cầu Đạo xả phú cầu bần .
Bỏ thói hưởng lạc hưởng nhàn.
Bỏ tham, bỏ luyến , bỏ tình thế gian.
Bỏ sân , bỏ hận , bỏ si.
Bỏ ái, bỏ chấp , bỏ thói tư vì.
Bỏ ích kỷ , bỏ tị hiềm
Bỏ tâm ngã mạn , bỏ lòng kiêu căng.
Tầm về bến Giác siêu thăng.
Tham thiền nhập định tìm Chân Lý mầu.
Nguyện cùng Cha Mẹ ngôi cao.
Cứu Thế độ người tế thế quần sanh.
Chí nguyện nay đã lập thành .
Ngưỡng mong Cha Mẹ Phật Tổ chứng minh.
Soi đường dẫn dắt Chân Linh.
Quy Nguyên Phản Bổn Hồi Không an bình.


Nam Mô Ngọc Hoàng Thượng Đế Vô Cực Đại Thiên Tôn.
Nam Mô Mẹ Hiền Vô Thượng Hư Không Địa Mẫu Dưỡng Sanh Bảo Mạng Chơn Kinh.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.


Chốn Dương Trần nhơn sinh hưởng phước.
Lộc Trời ban sự sống đủ đầy.
Độ nhơn sinh trả nghiệp tạo gây.
Tâm đoạn dứt nghiệp duyên xưa cũ.
Từ xưa nay Mẹ Cha khuyên nhủ.
Chốn Dương Trần lớp học trường thi.
Bởi do ta say đắm mê si.
Dần lạc mất đường về chốn cũ…
– Cỏi tạm trần gian lắm khổ sầu.
– Sớm mau tỉnh thức ta quay đầu.
– Quê xưa chốn cũ luôn chờ đón.
– Hưởng lạc an vui thoát cảnh sầu.


PHẬT THÁNH TIÊN CÙNG CHA TRỜI BÁO TRƯỚC
MÀN BA NẦY KHÔNG TU LIỆU XÁC HỒN
QÚA TRƯỢC TRẦN HỒN XÁC ẮT TIÊU LUÔN
CÒN NGHIỆP ÍT BẢY ỨC NIÊN GIAM HẢM
Cảnh biên thiên ôi thật là bi thảm
Vì loài người cậy vật chất văn minh
Hạch tâm kia chôn linh tánh của mình
Tuy đã biết mà vẫn còn ngoan cố
ĐỨC TOÀN NĂNG đâu để người thách đố
Người chống Trời bao thuở được bình yên
Bởi linh hồn nhiễm nặng khí hậu thiên
Nên cuồng loạn xuẩn ngu ôi !!! tội nghiệp
Màn ba nầy đã cơ tận diệt
Tận diệt thì tận độ cũng song hành
Phật Thánh Tiên ra cứu độ quần sanh
Kẻ hữu phước thiện duyên thì sống xót
Sàn dãy xong nếu ai mà chót lọt
Làm dân lành của thời đại Thượng ngươn
Phật Thánh Tiên tại thế sẽ dẫn đường
Giúp chúng sinh tu hành minh kiến tánh
Đến thời đó THANH đây tiếp tục gánh
Gánh giang san gánh đạo tạo cơ đồ
Góp sức mình cùng Minh Chúa điểm tô
Lập quốc độ Siêu Cường nơi Thánh Địa …


Vô vi đích thị Mẹ đây
Phật Bà nghìn mắt nghìn tay cứu đời
Mẹ thương tất cả giống nòi
Con vô tình quá tội này lớn sao
Con biết Mẹ chẳng giận đâu
Nước mắt Mẹ chảy sông sâu suối nguồn
Từ nay con biết lỗi lầm
Xin Mẹ xá tội, ôm con vào lòng!!!


BA THÂN XÁC MỘT CON NGƯỜI





BA THÂN XÁC MỘT CON NGƯỜI

Khoa học không ngừng khám phá những bí mật của vũ trụ, mà con người là một tiểu vũ trụ nên ở con người vẫn còn liên tục nghiên cứu nhiều điều tiềm ẩn chưa được giải thích thỏa đáng. Đối với Khoa học thực nghiệm, công trình nghiên cứu về cơ thể học đã đạt đến đỉnh cao đáng kể, phần Tâm lý học hãy còn nhiều nan giải, như ở lãnh vực Phân Tâm học, Freud đã giải thích về hiện tượng chiêm bao chưa được chấp nhận trọn vẹn. Về phương diện Siêu hình thuộc phần vô hình nên khó phơi bày minh bạch. Nay nhờ vào phương tiện thông linh qua Cơ bút, chúng ta biết khá nhiều bí mật của thế giới vô hình. Đặc biệt với bài nầy, tôi hân hạnh được trình bày hầu quí vị đề tài: “ Ba Thân xác một con người”

A – BA THÂN XÁC TRONG MỘT CON NGƯỜI:
Giáo lý Cao Đài cho biết: Trong con người của chúng ta có 3 thân xác phân biệt rõ ràng. Đó là Xác phàm, Chơn Thần và Chơn Linh.

1/ Xác Thân Thứ I: XÁC PHÀM: do cha mẹ sinh ra, còn gọi là Phàm Thân. Nó hoàn toàn do vật chất cấu tạo thành nên thuộc phần hữu hình và cũng vì thế mà thân xác luôn luôn bị lệ thuộc vào vật chất. Nó phải hầp thụ cái tinh ba của vật chất để sống. Cái sống có thể thanh, có thể trược. Thanh hoặc trược tùy theo vật chất đưa vào. Nếu vật chất thanh thì thể xác thanh, ngược lại nếu vật chất trược thì thể xác phải trược. Thể xác thanh thì gần với Đạo và thể xác trược thì xa với Đạo, gần với nhân dục, muốn hưởng thụ, thích lạc thú, nghĩa là thân xác luôn luôn bị vật chất ràng buộc, cám dỗ, níu kéo…
Vật chất thanh gồm có tinh ba của ngũ cốc, thảo mộc.
Vật chất trược gồm các tinh ba của cá, thịt, tôm, cua, trứng…
Người tu muốn sống với Đạo nên cần có thân xác thanh để có cái sống thanh. Do vậy, người tu phải tự tìm lấy sự ẩm thực tinh khiết bằng cách ăn chay..
Thanh lọc vật chất trược ra khỏi thể xác, làm cho thể xác nhẹ nhàng, trong sạch. thể xác trong sạch mới có tư tưởng thanh cao.Thể xác nhẹ nhàng mới giúp cho trí não thăng hoa và hướng thượng.
Nói tóm lại, với phàm thân mà chúng ta đang có, chỉ là cái nhà tạm trú trong một thời gian trên dưới trăm năm để Chơn Thần tu tập và tiến hóa.
Thật vậy, như trong bài kinh đi ngủ:
Trong giấc mộng ngủ yên hồn phách,
Đấng Thiêng Liêng năng mách bảo dùm,
Bồng Lai Cực Lạc chỉ chừng,
Đẩy đưa xác tục dựa lần cõi linh.

Hoặc với hai câu kết trong bài kinh ăn cơm:
Nhớ ơn bảo mạng Huyền Thiên,
Con mong mượn xác đoạt quyền vĩnh sanh.

Hoặc ở câu kết của bài kinh xuất hội:
Mượn hình Thánh thể cất nhà cõi Thiên

Qua các điểm trình bày ở trên, chúng ta đã hiểu một phần nào về Thánh ý của Đức Chí Tôn muốn chúng ta cần sử dụng cái phàm thân nầy để tu luyện hầu đạt Đạo.
Ngoài ra, trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn có dạy: “ Người dưới thế nầy, muốn giàu có phải kiếm phương thế làm ra của cải, ấy là phần xác thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn đắc Đạo phải có công quả. Thầy đến độ rỗi các con là lập một trường công đức cho các con nên Đạo”
Nói tóm lại, muốn đắc đạo phải lập công quả, mà muốn lập công quả thì phải nhờ đến thân xác. Cái thân xác do cha mẹ phàm trần sinh ra là giả thân, là tạm bợ sống trong một thời gian trên dưới 100 năm để thân xác thứ 2 dùng nó làm phương tiện lập công bồi đức, học hỏi để tiến hóa.…và trợ lực thân xác thứ 2 dễ dàng siêu thoát. Đó là bí pháp luyện TINH hóa Khí của đạo Cao Đài.

2/ Xác Thân Thứ II: CHƠN THẦN hay còn gọi là Chơn Thân vì chính cái thân xác nầy mới thực sự là thân xác vĩnh cửu của mình. Ngoại trừ khi phạm thiên điều quá nặng mới bị tiêu diệt mà thôi.

a/ Ai sanh Chơn Thần? Phật Mẫu sanh.
b/Sanh bằng cách nào?
Bát Nương Diêu Trì Cung giáng cơ cho biết: “ Nơi Diêu Trì Cung thuộc tầng trời thứ 9 có một đài phát điện âm. Đài ấy thâu lằn Sanh Quang của ngôi Thái Cực rồi đem dương quang hiệp với Âm quang mà tạo chơn Thần cho vạn linh “
c/ Hình dạng của Chơn Thần:
Là một chất khí, kết tụ giống hình hài của xác phàm như khuôn đúc. Vì Chơn Thần thuộc phần bán hữu hình nên có thể nhìn thấy hoặc không nhìn thấy được. Chơn Thần ở mỗi người có các màu sắc khác nhau cho nên các Đấng Thiêng Liêng chỉ nhìn màu sắc nầy mà biết rõ phẩm vị của từng người: Nếu có:
Hào quang sáng chói là bậc chí Thánh.
Màu hồng là người thường.
Màu tím là người ô trược.
Màu sắc của Chơn Thần được biến đổi tùy theo sự tu luyện của từng người.

d// Nhiệm vụ của Chơn Thần:

Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ dạy như sau:

Chơn Thần đến gìn giữ Thể Xác đặng trọn bước trên con đường tấn hóa. Tuy nhiên vì bản chất của Chơn Thần vốn là Âm Quang nên thường hay dung túng cho thể xác phù hợp với chất sanh của thể xác là thú chất.
Ở trong mỗi con người đều có thất tình và lục dục. Những tình dục ấy phát sinh ra do nơi lục phủ, ngũ tạng và chủ của nó là Chơn Thần.
( Bí pháp của Đạo Cao Đài là tu luyện sao cho Thể xác và Chơn Thần hiệp với Chơn Linh để đắc Đạo).
Còn luận về tội lỗi thì Chơn Thần phải luôn luôn theo thể xác. Bởi cớ khi thể xác phải chuyển kiếp đến đâu thì Chơn Thần phải theo đến đó.
Khi Thể xác đã mất sự sống thì điển Âm Dương trong thể xác bay ra cùng với Chơn Thần. Nếu:
Thể xác trong sạch thì khí dương hợp với Chơn Thần bay về cõi Thiêng Liêng.
Thể xác ô trược thì khí Âm hợp với Chơn Thần giáng xuống và chờ cơ chuyển kiếp.

3/ – Xác Thân Thứ III : Là Linh hồn của con người, bất tiêu, bất diệt và được gọi là CHƠN LINH. Chơn Linh là điểm Linh Quang do Đức Chí Tôn chiết ra từ khối Đại Linh Quang của Ngài ban cho mỗi người để tạo nên sự sống và gìn giữ sự sống ấy.

Trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển, Đức Chí Tôn đã dạy:

“ Nơi thân phàm của các con, mỗi đứa Thầy đều ban cho một Chơn Linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Đấng Chơn Linh ấy vốn vô tư mà còn được phép giao thông cùng Chư Thần Thánh Tiên Phật và các Đấng trọn lành nơi Ngọc Hư Cung…Nhứt nhứt việc lành điều dữ đều được ghi chép đặng dâng vào Tòa Phán Xét. Bởi vậy, một mảy không sai. Dữ lành đều có trả. Lại nữa Chơn Linh ấy là tánh Thánh nơi mình, nó chẳng những chỉ gìn giữ các con mà còn dạy dỗ các con mà đời thường gọi là Lương Tâm đó”

B – MỐI LIÊN HỆ GIỮA 3 THÂN XÁC:

1/ Chơn Thần là chất khí, bao bọc lấy xác trần như khuôn bọc để bảo tồn sự sống cho xác trần. Do đó Chơn Thần có hình ảnh giống xác trần như khuôn in rập.

2/ Chơn Thần và Xác Trần có sự liên hệ với nhau nhờ 7 dây từ khí hay còn gọi là 7 dây oan nghiệt.

3/ Linh hồn luôn luôn nằm trong Chơn Thần và dùng Chơn Thần làm trung gian để điều khiển xác trần.

4/ Linh hồn khuyên bảo Chơn Thần kềm thúc xác trần không cho làm điều sai quấy.

Nếu Chơn Thần mạnh, đủ sức kềm chế xác trần thì xác trần ngoan ngoản theo con đường Đạo Đức.
Nếu Chơn Thần yếu đuối, không chế ngự được những dục vọng mà xác trần đòi hỏi thì thể xác lúc bấy giờ như ngựa không cương… rồi vào con đường tà vạy.
Khi xác trần chết, Chơn Thần và Linh hồn không chết theo.
Nếu xác trần biết tu hành, sống Đạo đức, ăn uống tinh khiết, tư tưởng tinh khiết … thì Chơn Thần được nhẹ nhàng, nhẹ hơn không khí nên Chơn Thần và Linh Hồn xuất ra khỏi xác trần một cách dễ dàng và theo sự tiến dẫn của Cửu Vị Nữ Phật để trở về cõi Hư Linh.

Nói tóm lại, giữa 3 thân xác của chúng ta, Chơn Thần và Linh Hồn luôn luôn nương theo Xác Trần mà lập Công quả để dự Trường Thi Công Qủa do Đức Chí Tôn lập ra trong thời khai nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.
Cũng nên biết thêm: Mỗi vị sống trên cõi Thiêng Liêng chỉ có hai thân xác mà thôi: Đó là Chơn Thần và Linh Hồn. Trên cõi Thiêng Liêng Chơn Thần và Linh Hồn muốn tấn hóa thêm nữa thì phải giáng trần và mượn xác phàm để lập công, bồi đức , tu luyên …mới được cao thăng Thiên phẩm. Trong lãnh vực nầy, Đức Chí Tôn khẳng định rằng: “ Dù là một vị Đại La Thiên Đế xuống phàm mà không tu cũng không thể trở lại địa vị của mình được”

C – TAM BỬU:

Ba thân xác trong một con người nói trên, giáo lý Cao Đài gọi là Tam Bửu: Đó là TINH, KHÍ, THẦN

1/ Với Xác Phàm là TINH: Chất tinh túy nhất trong thân xác con người, do máu huyết lọc ra rồi kết thành được biểu tượng bằng HOA. Ý của Đức Chí Tôn muốn hình thể con cái của Ngài tốt đẹp như bông hoa vậy.

2/ Với Chơn Thần là KHÍ; khí chất lưu hành trong cơ thể để tạo ra khí lực và lấy RƯỢU làm biểu tượng. Ý của Đức Chí Tôn muốn Chơn Thần con cái Ngài cường liệt như rượu.

3/ Với Chơn Linh là THẦN, là sự mẫn huệ, khôn ngoan, sáng suốt của con người được biểu tượng bằng TRÀ.Ý Đức Chí Tôn muốn Chơn Linh con cái của Ngài được điều hòa, thơm tho như trà vậy.
Người tín đồ Cao Đài, trong các thời cúng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu phải dâng Tam Bữu là: Hoa, Rượu, Trà tức là dâng 3 thể xác của chúng ta để Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu muốn dùng phương nào thì dùng. Đó là tự nhận lấy sứ mạng thể Thiên hành đạo, là phổ độ chúng sanh…như trong quyển Bí Pháp, Đức Hộ Pháp đã dạy: “Thân tôi không còn là của tôi nữa, tôi đã hiến cho Đức Chí Tôn làm tôi tớ cho Vạn Linh thay thế Đức Chí Tôn. Giờ phút đó chúng ta không biết tội nào của chúng ta đã làm, dầu có tội mà chúng ta không còn làm điều gì thêm nữa thì quả kiếp ấy tiêu diệt, cơ quan giải thoát chúng ta đoạt, không thể gì định tội được. Đức Chí Tôn biểu chúng ta không phải là chúng ta, mà chúng ta không phải là chúng ta thì quả kiếp ấy không phải là của chúng ta, tức nhiên ta đã đoạt được Cơ Giải Thoát”

D- KẾT LUẬN :

Khi đã nhận rõ nơi con người của chúng ta ai cũng có đầy đủ 3 thân xác
và sau đây là lời của Đức Lý Thái Bạch, Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dạy nuôi dưỡng 3 thân xác:

Lấy Ngũ Cốc nuôi dưỡng Phàm Thân
Lấy việc học hòi, lấy lương tri nuôi dưỡng Chơn Thần
Lấy Đạo Đức nuôi dưỡng Chơn Linh

Vậy tu tức là tìm phương bảo trọng tinh thần Đạo Đức đặng nuôi Linh hồn hầu đạt địa vị Thần, Thánh Tiên Phật.”
Đức Hộ Pháp đã từng thuyết giảng: “ Mỗi lần đi cúng là mỗi lần cho linh hồn ăn vậy “

Đức Quan Thế Âm Bồ Tát là vị nữ Phật, đại diện Đức Phật Thích Ca, lãnh lịnh Đức Chí Tôn làm Đệ Nhị Trấn Oai Nghiêm cầm quyền Phật Giáo thời Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ giáng cơ ngày 8/5/1933 dạy nên cúng kiến thường để Chơn Thần được gần gũi các Đấng Thiêng Liêng mới thuận bề tu tiến.

Cùng những ý khuyến tu nói trên, Thất Nương Diêu Trì Cung cũng đã từng khuyến nhủ:
Lễ bái thường hành tâm đạo khởi.

Vậy thì với 3 thân xác mà ta đang có, chúng rất cần được nuôi dưỡng bằng: Ẩm thực tinh khiết, tư tưởng tinh khiết, tín ngưỡng mạnh mẽ, tinh thần Đạo Đức sáng chói, tấm lòng thương yêu vô tận…
Xác phàm mỗi ngày ăn uống ba bữa, hai thân xác còn lại cũng cần no đủ như vậy. Xác phàm cần năng tắm rửa cho sạch sẽ thì Chơn Thần và Chơn Linh lại càng cần hơn. Cả ba thân xác đều trong sáng thì sự hiệp một là điều tất nhiên. Lúc bấy giờ chúng ta sẽ cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa lời dạy của Đức Chí Tôn rằng:

” Thầy là các con, các con là Thầy.”
Các con là Thầy có nghĩa: Mỗi môn đệ của Đức Chí Tôn là Thánh Thể của Ngài tại thế.
Xin cho tôi được cúi đầu trước mặt mọi người vì nơi người có Đức Chí Tôn hằng ngự.

Sang hèn trối kệ tâm là quý,
Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi.

NỖI LÒNG CỦA BÀ MẸ THIÊNG LIÊNG






NỖI LÒNG CỦA BÀ MẸ THIÊNG LIÊNG



Bà Mẹ Thiêng Liêng tức Phật Mẫu hay Đức Diêu Trì Kim Mẫu Chưởng Quản Tầng Trời thứ 9, Ngài tạo ra Chơn Thần cho mỗi người bằng chất khí. Chơn Thần cũng còn được gọi là Chơn Thân vì đây là thân xác vĩnh cữu của mỗi người, nó trường sinh bất tử, ngoại trừ trường hợp vi phạm trầm trọng Thiên điều !!! Chơn Thần hiệp với Chơn Linh ( Linh hồn ) do Đức Chí Tôn ban cho làm thành con người trên cõi Thiêng Liêng. Con người nầy sẽ xuống trần nhập vào thân xác phàm do Cha Mẹ phàm trần sanh ra. Bắt đầu từ đây, trong mỗi con người có đầy đủ ba thân xác: Vừa phàm vừa thiêng liêng:

Con người đứng phẩm tối linh,

Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi.

( Kinh tắm Thánh )

1/ Con người sanh ra để làm gì ?

Mỗi người có mỗi sứ mạng khác nhau, nhưng một cách tổng thể có thể xếp thành loại như sau:

– Xuống trần học hỏi, tu tập theo 5 cấp lớp: Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo, Phật Đạo….

– Xuống trần trả nợ tiền khiên, lập công bồi đức ( Luật nhân quả, vay trả )

– Xuống trần để cứu nhân độ thế.

– Xuống trần chu du sơn thủy…

Để rồi trước sau 100 năm đầy đủ mạng căn, bỏ lại cõi trần thân xác phàm, Chơn Thần và Linh hồn ( Chơn Linh ) trở về quê xưa cảnh cũ:

Cửa Cực Lạc thinh thinh rộng mở,

Rước vong hồn lui trở ngôi xưa,

Tòa sen báu vật xin đưa,

Chơn Linh xin ngự cho vừa quả duyên.

( Kinh đưa Linh cữu )

Cho vừa quả duyên có nghĩa là lúc xuống trần gieo trồng công đức như thế nào, lúc trở về cõi Thiêng Liêng sẽ nhận được quả tương xứng trong việc cao thăng Thiên vị. Đó cũng là sứ mạng cao cả mà Bà Mẹ Thiêng Liêng đảm nhận giúp con cái của Ngài trong một kiếp xuống trần để đạt được:

Nghiệp hồng vận tử hồi môn,

Chí công định vị vĩnh tồn Thiên Cung.

( Phật Mẫu Chơn Kinh )



2/ Nỗi lo âu của Bà Mẹ Thiêng Liêng khi con xuống trần:

Với đứa con còn non lòng, trẻ dạ xuống chốn phàm trần phải đương đầu biết bao cám dỗ, biết bao cạm bẩy….khiến Bà Mẹ Thiêng Liêng phải lo âu:

Mảng lo cho trẻ đặng tròn mảnh thân.

Ngoài ra lắm lúc Bà còn phải khóc thầm vì;

Đòi phen Mẹ luống âu sầu,

Cũng vì tà mị dẫn đường con thương,

Đỉnh chung là miếng treo gương,

Khiến nên trẻ dại lạc đường quyên ngôi,

Ngọt ngon trẻ nhiễm mến mùi,

Trẻ nào có biết khúc nôi đoạn trường,

Ngồi trông con đặng phi thường

Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh.

( Kinh tán tụng công đức Diêu Trì Kim Mẫu )

3/ Ngồi trông con đặng phi thường:

Phi thường là như thế nào ? Làm sao mới gọi là phi thường ? Mẹ trông con trở nên con người phi thường, làm sao con làm nổi ? Phải chăng đây là một ảo vọng ?

Tất cả mọi suy nghĩ nêu trên cần được giải tỏa và bình thường hóa mọi việc để cuộc sống không gặp nhiều khó khăn cũng như lắm trở ngại.

Thật vậy, không phải chỉ có những việc như đội đá vá trời, hoặc dời non lắp biển ….mới được gọi là phi thường.Đây thuộc lãnh vực cá biệt dành cho những bậc vĩ nhân, siêu nhân…Còn những người bình thường cũng có thể làm những việc phi thường ! Vì rằng với định nghĩa:

Phi Thường: khác thường ( Từ điển Paulus Của )

Phi Thường: Khác thường ( Viện Nam Tân Từ điển – Thanh Nghị )

Phi Thường: Không thường ( Từ điển chữ Nôm – Trần Gia Kiệm )

Phi Thường: Không phải bình thường, tức vượt lên mức bình thường

( Cao đài Từ Điển _ Hiền Tài Nguyễn văn Hồng )

Vậy thì: Bình thường của con người vốn ham thích lợi danh,say mê tửu sắc, lao đầu chạy theo con đường vật chất, bỏ quên giá trị tinh thần…Phi thường là xa lánh lợi danh, khinh thường vật chất,, xem trọng Đạo Đức, thăng hoa đời sống tinh thần, cố công tu hành….để ngày sau đắc quả và được nâng cao Thiên vị trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống….

Đó chính là lúc ước vọng của Bà Mẹ Thiêng Liêng được toại nguyện:

Mẹ đem con đến tận đường Hằng Sanh.

Tình nghĩa Bà Mẹ Thiêng Liêng chỉ trình bày đôi nét kể trên cũng đủ người tín đồ Cao Đài chúng ta cảm kích được cái công ơn sâu dày của Ngài và từ đó, tùy mỗi người mỗi cách hành sử sao cho xứng đáng là đứa con mà Đức Phật Mẫu đang trông chờ….nhất là với hiện tình đạo Cao Đài trong giai đoạn hết sức khó khăn. Thôi thì, hoàn cảnh mặc hoàn cảnh,ta là ta mới thật là ta. Đó cũng là phương sách để thực thi ước mơ của Bà Mẹ Thiêng Liêng mong trông thấy đứa con can đảm vượt khỏi mọi thường tình để bước lên nhịp cầu phi thường mà trở về với Mẹ.



Hiền Tài Phạm văn Khảm

Cẩn bút

THƯỢNG ĐẾ & PHẬT MẪU






THƯỢNG ĐẾ & PHẬT MẪU



QUÍ NGÀI LÀ AI?

Phàm làm con người trên quả địa cầu nầy, lắm lúc chúng ta ngồi suy tư về sự hiện hữu của mình, rồi tự dưng sẽ nhìn thấy cả một kỳ diệu trong việc cấu trúc nên hình thể con người. Từ các cơ quan như: Cơ quan thị giác, cơ quan xúc giác, cơ quan thính giác, cơ quan vị giác, cơ quan khứu giác… và các bộ máy như: Bộ máy tuần hoàn, bộ máy tiêu hóa, bộ máy bài tiết… cho đến hệ thần kinh chi chit trong cơ thể rồi đến các trung khu trên não bộ…Các chức năng của những bộ phận nêu trên họat động một cách vi diệu khiến chúng ta phải thừa nhận có bàn tay sáng tạo của Đấng Tạo Hóa đã vẽ nên hình! Đó là phần hữu hình, còn về mặt vô hình như: Tánh linh, mặc khải, cảm nhận, kiến thức, tư tưởng, ý thức, tiềm thức, vô thức, lương tâm, linh hồn….ai đã tạo nên? Phải chăng cũng là Đấng Tạo-hóa?
Vượt ra ngoài phạm vi lớn hơn, với vũ trụ bao la, các vì tinh tú luôn luôn vận hành theo một trật tự vi diệu, vạn vật sinh tồn, thiên nhiên mầu nhiệm…Có thể nói, vũ trụ hãy còn nhiều bí mật mà loài người chưa đủ khả năng khám phá! Ắt phải có một Đấng Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ với quyền năng vô đối đã tạo nên.
Từ các suy tư kể trên, qua kinh sách của đạo Cao Đài, qua các đàn cơ dạy đạo của Đức Chí Tôn và các Đấng Thiêng Liêng, chúng ta đã được giải đáp rất nhiều về những bí mật của vũ trụ, về sự nhiệm mầu của Đấng Tạo Hóa, và về sự hiện hữu của hai Đấng tối cao, tối linh mà nhơn loại tôn thờ. Đó là Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế và Đức Diêu Trì Kim Mẫu mà người tín đồ Cao Đài gọi là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.



Vậy Thượng Đế, Ngài là ai? Ngài như thế nào? Ngài ở đâu? Ngài làm gì? Đó là những câu hỏi muôn đời và vẫn chưa có câu trả lời nào được con người chấp nhận một cách trọn vẹn. Ngoại trừ các bậc chơn tu đã giác ngộ mới nhận diện được Ngài, còn phần đông chúng ta chỉ cảm nhận Ngài qua đức tin trong tôn giáo của mình mà thôi. Điển hình như Pascal, một khoa học gia, một nhà toán học, một triết gia lớn của nhơn loại đã nói: “ Dù không thể dùng lý trí để chứng minh sự hiện hữu của Thượng Đế vì Ngài quá siêu việt đối với sự hiểu biết của con người, nhưng chúng ta cần phải tin tưởng vào Đấng sáng tạo tối cao.”
Với Pascal, niềm tin ở Thượng Đế là nền tảng để khám phá mọi bí mật của thế giới vô hình, là yếu tố cần thiết để diện kiến được Ngài, là điều hữu ích cho kiếp làm người. Do đó Pascal đã khẳng định:

“Hãy quỳ xuống, anh sẽ thấy được Thượng Đế” Vậy thì:



I-THƯỢNG ĐẾ, NGÀI LÀ AI?
Điều nầy giáo lý của các tôn giáo đã có lời giải đáp đặt trên nền tảng đức tin của từng tôn giáo. Riêng về tôn giáo Cao Đài, nhờ phương tiện thông linh bằng cơ bút, người tín đồ Cao Đài mới biết chắc rằng: Có một Đấng duy nhứt, tối cao, tối đại, tối linh …đã tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật. Đấng ấy trong thời Hạ Nguơn mạt pháp nầy đã giáng cơ mở Đạo và dạy Đạo. Ngài tự xưng là: Ngọc Hoàng Thượng Đế kim viết Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Tát. Với danh xưng nầy có nghĩa Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế nay gọi là Đấng Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
Như trên đã nói, với phương tiện cơ bút, Đức Chí Tôn khai Đạo và dạy Đạo nên cũng nhờ váo đó nhơn loại ngày nay có thể biết rõ ràng về Thượng Đế. Chính Ngài đã giáng cơ giải thích về thân thế củ Ngài như sau:
“Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới thì khí Hư vô sinh ra chỉ có một mình Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái. Bát Quái biến hóa vô cùng mới lập ra Càn Khôn Thế giới. Thầy lại phân tánh Thầy mà sanh ra vạn vật là: Vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm và gọi chung là Chúng Sanh.
Các con đủ hiểu rằng, chi chi hữu sanh cũng bởi do Chơn Linh Thầy mà ra. Hễ có sống ắt có Thầy. Thầy là cha của sự sống vì vậy lòng háo sanh của Thầy vô cùng tận. “
Một đàn cơ khác, Đức Chí Tôn giải thích thêm:
“ Khai thiên địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã nói một Chơn Thần mà đã biến Càn Khôn Thế Giới và cả Nhơn Loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy. Các con là chư Phật, chư Phật là các con. Có Thầy mới có các con, có các con rồi

mới có chư Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Thầy khai Bát Quái mà tác thành Càn Khôn Thế Giới nên mới gọi là Pháp. Pháp có, mới sanh ra Càn Khôn Vạn vật, rồi mới có người nên gọi là Tăng.
Thầy là Phật, chủ cả Pháp và Tăng lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.”
Nói tóm lại, như trên đã trình bày: Khi trời đất chưa phân định, không gian lúc bấy giờ chỉ là Hư Vô Chi Khí. Với cái tên gọi như vậy, vì cái thể của nó trống không đối với mắt phàm của con người, nhưng kỳ thực trong cái không ấy vẫn chứa đựng một nguồn sống tiên khởi. Từ nguồn sống ấy biến ra muôn loài, vạn vật…Trong đó có con người. Con người gọi tên nguồn sống ấy bằng nhiều danh hiệu khác nhau, chẳng hạn như Đức Chúa Trời, Đức Chí Tôn, Đấng Tạo Hóa, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đấng A- La, Đấng Giê- Hô- Va….
Vậy Thượng Đế tuy vô hình nhưng thực sự hiện hữu.



II – THƯỢNG ĐẾ Ở ĐÂU?
Nhờ Thánh Ngôn của đạo Cao Đài, chúng ta biết được nơi ngự của Đức Chí Tôn là Bạch Ngọc Kinh, là một tòa nhà to lớn làm bằng ngọc trắng được mô tả qua đàn cơ ngày 1-1 năm Bính Dần (1926) như sau:

Một tòa thiên các ngọc làu làu,
Liền bắc cầu qua, nhấp nhóa sao.
Vạn trượng then gài ngăn Bắc Đẩu,
Thiên trùng nhiếp khảm hiệp Nam Tào.
Chư Thần chóa mắt màu thường đổi,
Liệt Thánh kinh tâm phép vẫn cao.
Dời đổi chớp giăng đoanh đỡ nổi,
Vững bền muôn kiếp chẳng hề xao.



Để có một khái niệm rõ ràng về hình ảnh của Bạch Ngọc Kinh, chúng ta hãy nhớ lại hình ảnh Tòa Thánh Tây Ninh được Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đứng ra xây cất theo mô hình do Đức Giáo Tông Lý Thái Bạch giáng cơ vẽ ra, phỏng theo hình ảnh của Bạch Ngọc Kinh trên cõi Thiêng Liêng. Do đó Tòa Thánh Tây Ninh cũng được gọi là Bạch Ngọc Kinh tại thế.
Ngoài Bạch Ngọc Kinh, Đức Chí Tôn còn ngự tại Linh Tiêu Điện ở Ngọc Hư Cung thuộc từng trời Hư Vô Thiên mỗi khi có Đại Hội Quần Tiên, nơi đó Đức Chí Tôn ngự trên đài cao để chủ tọa Đại Hội Ngự Triều.
Linh Tiêu nhứt tháp thị Cao Đài,
Đại Hội Quần Tiên thử ngọc giai,
Vạn trượng hào quang tùng thử xuất,
Cổ danh bửu cảnh lạc Thiên Thai.

III – THƯỢNG ĐẾ LÀM GÌ?
Trong bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế mà người tín đồ Cao Đài tụng niệm hằng ngày có một đoạn cho chúng ta biết vài nét về quyền hành của Đức Thượng Đế. Bài kinh viết bằng Hán Tự và xin được diễn Nôm như sau:
Đức Thượng Đế tạo ra vạn vật và dưỡng dục vạn vật,
Trên thì chưởng quản 36 tầng trời và 3.000 thế giới.
Dưới chưởng quản 72 địa cầu và Tứ Đại Bộ Châu.

…………………………………………………………………….

Là vua của Nhật, Nguyệt, Tinh và thời gian.
Tức là vua của không gian và thời gian.
Là chủ của Thần, Thánh, Tiên, Phật.
Là Đấng Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng,
Là Đấng Đại Thiên Tôn.
Cũng cần nói thêm, trong bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế có câu: “ Hóa dục quần sanh “ đã cho chúng ta thấy Thượng Đế luôn luôn quan tâm đến sự thăng tiến của vạn vật.
Thật vậy, kể từ Nhứt Kỳ Phổ Độ, qua Nhị Kỳ Phổ Độ, rồi đến Tam Kỳ Phổ Độ, Thượng Đế đã mở ra nhiều mối Đạo ở nhiều nơi…. cũng không ngoài mục đích dạy dỗ con người tìm con đường trở về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống và thăng cao Thiên vị.
Với hai chữ “Trở về “mà chúng tôi vừa mới nói, xin được nói rõ hơn, giáo lý Cao Đài cho biết, Linh hồn hay Chơn linh là điểm Linh Quang từ khối Đại Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho để nhập vào phàm thể của mỗi người. Chơn Linh ấy làm con người có tánh Thánh hầu gìn giữ và dạy dỗ phàm thể.
Bởi nguồn gốc Chơn Linh của mỗi con người là do một phần Chơn Linh của Đức Chí Tôn từ cõi Thiên nên Đức Chí Tôn hằng nói: “Thầy là các con, các con là Thầy “và chính vì thế, khi rời khỏi xác phàm, Chơn Linh con người tìm đường trở về gốc cũ ở cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Người tín đồ Cao Đài cho rằng cái chết của xác phàm tại trần gian là sự “Qui hồi cựu vị “hay ngắn gọn hơn là “Qui vị “để chỉ sự trở về của Linh Hồn.

IV – VỚI ĐẠO CAO ĐÀI, THƯỢNG ĐẾ VỪA LÀ CHA VỪA LÀ THẦY:
Với một Đức Chí Tôn duy nhứt, nhưng trong giáo lý Cao Đài khi giáng cơ dạy Đạo, Ngài thường xưng là THẦY. Vậy Đức Thượng Đế có lúc là Cha, lại có lúc là Thầy. Đó là điều mà Đức Hộ Pháp có lần đã vấn Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn.
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn là cố Đại văn hào của nước Pháp, lãnh lịnh Đức Chí Tôn làm Chưởng Đạo Hội Thánh Ngoại Giáo đạo Cao Đài.
Đức Hộ Pháp hỏi : Cha và Thầy khác nhau, tại sao Đại Từ Phụ của chúng ta lấy danh xưng là Thầy ?
Đức Nguyệt Tâm Chơn Nhơn trả lời bằng một bài thơ chữ Pháp xin tạm dịch ra văn xuôi như sau :
Ngài cùng trong một lúc là Cha và Thầy:
Bởi vì chính Ngài sanh ra tất cả con người chúng ta.

Ngài nuôi dưỡng thân thể chúng ta bằng vật lành mạnh

Và tạo ra linh hồn chúng ta bằng phép ThiêngLiêng.
Nơi Ngài,tất cả là thông thái và trí huệ.
Sự tiến hóa của linh hồn là công nghiệp của Ngài không ngừng.
Những vật chất hèn mọn là châu báu trước mắt Ngài.
Những linh hồn hèn hạ, Ngài biến chúng thành ThầnThánh.
Luật của Ngài là Bác ái, Quyền của NgàilàCôngchánh
Ngài chỉ biết Đạo Đức và không biết thói xấu.
CHA : Ngài ban cho các con sanh khí của Ngài.
THẦY : Ngài di tặng cho họ cái Thiên Tánh riêng của Ngài
Tóm lại, ngày nay, vào thời Nguơn Mạt Pháp, nhơn loại đang đắm chìm trong nền Văn minh vật chật, bỏ lơi con đường Đạo Đức khiến cho xã hội loài người càng ngày càng bất ổn, sống tranh giành, cấu xé, chiến tranh tàn sát nhau…và có cơ nguy dẫn đến chỗ tự diệt vong. Trước cơ nguy nầy, để cứu vớt toàn thể con cái của Thượng Đế, Ngài đã dùng huyền diệu cơ bút khai sáng nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tại Việt Nam vào năm 1926. Với nền tân tôn giáo nầy, mọi kinh kệ, lễ bái, giáo lý, Pháp Chánh Truyền, Thể Pháp, Bí Pháp…nhất nhất đều do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế chỉ dạy qua cơ bút rõ ràng … Như vậy, Thượng Đế quả thực hiện hữu. Ngài đang chưởng quản cả Càn Khôn Vũ Trụ. Dưới mắt Ngài những vật hèn mọn là châu báu, những linh hồn hèn hạ, Ngài biến chúng thành Thần Thánh. Sự tiến hóa của linh hồn là công nghiệp không ngừng của Ngài. Luật của Ngài là Bác Ái, quyền của Ngài là Công Chánh. Ngài là Giáo Chủ của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ dưới tôn chỉ: Tam Giáo Qui Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhứt và với Thiên Đạo Ngài truyền Bí Pháp giải thoát con người, với Thế Đạo, Ngài đưa xã hội loài người lập đời Thánh Đức.
Thượng Đế quả thật hiện hữu, Ngài là Cha của muôn loài, là Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ, nếu không trọn đức tin nơi Ngài, đó là một mất mát rất nhiều cho kiếp sống làm con người!







V-VÀI CẢM NHẬN

Đức Chí Tôn, với Càn Khôn Vũ Trụ Vạn Vật Ngài là Chúa Tể, với toàn thể nhơn loại Ngài là Đấng Cha chung, đặc biệt với người tín đồ Cao Đài, Ngài vừa là Cha, vừa là Thầy và cũng vừa là Giáo Chủ của đạo Cao Đài.Ở mỗi cương vị, Ngài có cách hành sử khác nhau:
Là Chúa Tể, trên thì Chưởng Quản Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế giới, dưới thì Thất Thập Nhị Địa, rồi Tứ Đại Bộ Châu…Guồng máy quản trị của Ngài có chư Thần Thánh Tiên Phật tùng hộ …Tất cả thiên vạn sự đều chu toàn một cách vi diệu…mà con người khó thấu hết được!
Đức Chí Tôn vừa là Cha Thiêng Liêng, vùa là Thầy nên việc gần gũi và dễ cảm nhận hơn khi Ngài nói: “ Một trường thi công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thì phải đi tại cửa nầy mà thôi”
Vậy, mở Đạo là mở trường thi công quả, mở Đại Hội Long Hoa là mở cửa đón con cái trúng tuyển của Ngài vào Bạch Ngọc Kinh.
Thầy mở trường dạy học trò với tất cả lòng thương yêu, với hồng ân Đại Ân Xá…Học trò một lòng sùng kính Thầy, nguỡng mộ Thầy, ngày đêm chăm chỉ tu học. Học trò đông, thi đỗ nhiều nên ngôi trường của Thầy là ngôi trường chung cho nhơn loại, đạo do Thầy mở vào thời Tam Kỳ Phổ Độ cũng là nền đạo chung của toàn thể nhơn loại. Do vậy, người tín đồ Cao Đài hãy mau truyền khắp nơi trên thế giới, để nhơn loại cùng nhau hiệp lực hoàn thành đời Thánh Đức. Đó là Thánh ý của Đức Chí Tôn đang mong chờ con cái của Ngài mau chóng làm cho nên hình tướng.
Tóm lại, Đức Chí Tôn là Cha, Ngài đã bày tỏ tình Cha đối với con là Hồng Oai, Hồng Từ, Vô Cực, Vô Thượng…Là Thầy, Ngài muốn chính tay Thầy dìu dắt các con cho nên Đạo…
Riêng việc tự đảm nhận vai trò Giáo Chủ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Ngài đã hạ mình một cách tận cùng, vì là Đấng Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ mà phải hạ mình tá danh là Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát để điều hành mối đạo nơi quả Địa cầu thứ 68 hết sức nhỏ bé nầy… Tất cả cũng vì đàn con đang đắm chìm trên biển trần khổ. Với nỗi niềm nầy, có lần Ngài đã phân trần với đàn con của Ngài qua đàn cơ ngày 11 tháng 9 năm 1929 như sau:
Các con coi, bậc Chí Tôn như Thầy mà hạ mình độ rỗi nhơn sanh… là thế nào? Phải xưng là một vị Tiên Ông và Bồ Tát, hai phẩm chót của Tiên, Phật. Đáng lẽ thế thường phải để mình vào phẩm tối cao, tối trọng., còn Thầy thì khiêm nhường…. là thế nào? Các con phải khiêm nhường sao cho bằng Thầy. Thầy lại nói, buổi lập Thánh Đạo, Thầy đến độ rỗi kẻ có tội lỗi. Nếu đời không tội lỗi, đâu đến nhọc công Thầy.
Sau đó, ngày 13 tháng 2 năm 1927 Thầy giáng cơ giải thích tiếp rằng:
Thầy đã nói Ngũ Chi Đại Đạo bị qui phàm là vì khi trước Thầy giao chánh giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà lập ra phàm giáo, nên Thầy nhứt định đến chính mình Thầy đặng dạy dỗ các con mà thôi, chớ không chịu giao chánh giáo cho tay phàm nữa.
Như vậy, chúng ta cả thảy đều thấy rõ: Chính Thầy trực diện dạy dỗ các con, chính Thầy dìu dắt các con trên con đường Đạo cho đến khi các con của Ngài được hội hiệp cùng Ngài trên cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Bằng từng ấy, chúng ta cũng đủ cảm nhận: Thầy đến với chúng ta với cả tình thương vô bờ bến, với ý chí không lực nào cản nổi để giải cứu con cái

của Ngài từ thể xác cho đến Linh hồn.
Đó là nguyện ước của Thầy, tuy nhiên phần đạt đạo hãy còn ở chỗ chúng ta có quyết tâm cùng không. Bởi cớ đó nên Đức Chí Tôn quả quyết rằng:
Nếu các con không tự lập ở cõi thế nầy, là cái đời tạm của các con, thì Thầy cũng không bồng ẵm các con mà đỡ lên cho đặng. Ấy vậy vấn đề tự lập là vấn đề các con phải lo đó.
Còn điều nữa cũng cần nghĩ thêm, là trong thời buổi nầy, Đức Chí Tôn đến khai đạo không phải để nhân loại sùng bái Ngài, mà là để cứu rỗi nhân loại và lập đời Thánh Đức cho nhơn loại.
Điều nầy, Đức Hộ Pháp đã từng thuyết giảng rằng: Lạy Đức Chí Tôn không đem lợi ích gì cho Ngài đâu, mà lợi ích là cho chính mình đó.
Ngoài ra Đức Chí Tôn cũng vì đàn con đang đau khổ nên không còn nghĩ đến cái oai linh cao vòi vọi của một Đấng là Chúa Tể cả Càn Khôn Vũ Trụ mà sẵn sàng tá thế một cách hết sức giản dị để đem lại cho các con cái của Ngài mọi sự dễ dàng trên con đường tu luyện, Ngài không đòi hỏi phải tốn của hao tiền để thiết lập những ngôi đền đồ sộ để thờ kính Ngài. Chỉ dụng lấy TÂM thờ kính Ngài cũng đủ lắm rồi!

Bạch Ngọc từ xưa đã ngự rồi,
Không cần hạ giới vọng cao ngôi.

Sang hèn trối kệ, tâm là quí,
Tâm ấy tòa sen của Lão ngồi.

Vậy thì, với Thầy chúng ta chỉ còn biết: Thầy vì nhơn loại mà khai Đạo: Thương nên hết lời chỉ giáo, Thương nên tha thứ mọi tội lỗi từ xưa, Thương nên dùng chính tay mình để dìu dắt đàn con…và đáp lại: Ai thương Thầy thì lòng được rộng mở, thương Thầy tâm sẽ được sáng lên, thương Thầy thì chơn thần được thăng hoa…Càng thương Thầy sẽ thấy càng gần Thầy. Gần đến mức độ cảm nhận được sự huyền diệu vô biên như Thầy đã từng nói: Thầy là các con,các con là Thầy.
Nói tóm lại, trên đây chỉ là những ý nghĩ đơn giản, mạn phép được nêu ra với mong bắc nhịp cầu khơi nguồn từ tâm trí của mỗi người, để mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút, mỗi giây…chúng ta đều liên tưởng đến Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế, Đức Chí Tôn, Đức Đại Từ Phụ…đã hạ mình làm Thầy và luôn luôn ở bên ta để dạy dỗ ta nên người, nên Đạo…Thật hạnh phúc biết dường nào cho toàn cả nhơn loại ở thời Hạ Ngươn Mạt Pháp nầy !.





ĐỨC PHẬT MẪU, BÀ MẸ THIÊNG LIÊNG

Với con người, chúng ta chỉ nhìn thấy một thân xác là xác phàm. Đó là thân xác thứ nhứt, còn thân xác thứ hai là Chơn Thần do Phật Mẫu sanh và thân xác thứ 3 là Chơn Linh hay Linh hồn do Đức Chí Tôn ban cho.
Vậy chúng ta ai ai cũng có hai Bà Mẹ: Mẹ phàm sanh con mang xác phàm, Mẹ Thiêng Liêng sanh con trên cõi Thiêng Liêng gọi là Chơn Thần hay còn gọi là Chơn Thân vì chính thân xác nầy mới là thân xác vĩnh cữu của mình. Thân xác thiêng liêng của một người dù là chất khí nhưng cũng có hình tướng giống xác phàm như khuôn đúc.
Theo giáo lý Cao Đài, Thái Cực là ngôi của Đức Chí Tôn. Từ Thái Cực, Ngài phân ra Lưỡng nghi. Đó là Dương quang và Âm quang. Đức Chí Tôn chưởng quản khối Dương quang, còn phần Âm quang Đức Chí Tôn hóa thân ra Đức Phật Mẫu chưởng quản khối Âm quang.
Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn thâu lằn Sanh quang của ngôi Thái cực, rồi đem Âm quang phối hợp với Dương quang để tạo ra các tầng Trời, các quả Tinh cầu và các Địa cầu mà lập thành Càn Khôn Vũ Trụ.
Tiếp theo, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng vô hình. Vạn linh gồm có bát hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.
Đức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật tức là Chúng sanh. Chúng sanh gồm có: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm và Nhơn loại.
Đối với cha mẹ phàm trần, người cha tạo cho con duy có nhứt điểm tinh, còn huyết khí đều do người mẹ đào tạo mới có.
Về phần thiêng liêng, Đức Chí Tôn chỉ ban cho mỗi người một Chơn Linh, còn Phật Mẫu tạo nên trí não và xác thịt. Do vậy, muốn cầu xin cho đặng siêu thoát linh hồn thì không ai hơn là cầu Đức Chí Tôn và về phần xác thịt, khi đau đớn, khổ sở…thì cầu xin Đức Phật Mẫu.
Thật vậy, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đã từng giảng:
Thông thường, có nhiều điều ta đến xin Mẹ thì Mẹ cho, còn xin Cha thì không được. Do đó phái nữ cần quan tâm đến điều nầy cho lắm, mỗi khi bịnh hoạn, đau khổ, hoặc cầu nguyện sanh được con là một chơn linh cao siêu nhập thể… thì chỉ có Phật Mẫu mới có đủ quyền năng ban ơn ấy cho.
Do kinh nghiệm bản thân, qua thời gian hơn 5 năm bị lưu đày trên đảo Madagascar, Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đã từng gặp nhiều nguy biến, tuy nhiên tất cả đều vượt qua, đã vượt qua ngoài sức tưởng tượng. Từ đó Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc đặt trọn niềm tin cứu độ nơi Đức Phật Mẫu và đến khi trở về Tòa Thánh Tây Ninh, Ngài thuyết giảng cho mọi tín đồ Cao Đài đều biết nếu lúc gặp nguy biến hay gặp lúc đau khổ, hãy quì xuống giữa không trung niệm danh Đức Phật Mẫu rồi cầu nguyện… ắt sẽ thấy được sự linh ứng kỳ diệu. Niệm danh của Phật Mẫu là : “Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn”
Phật Mẫu là bà Mẹ Thiêng Liêng của vạn loài, Người chỉ biết yêu thương con cái của Người mà thôi. Dầu cho vạn vật, hễ đồng sanh với một bà Mẹ Thiêng Liêng ắt được coi đồng một mực, vì vậy tại Điện thờ Phật Mẫu, lúc vào bái lễ tất cả mọi người đều đồng đẳng, dù là Chức Sắc Thiên Phong cũng mặc đạo phục như một tín đồ bình thường. Trước mắt Mẹ tất cả đều là con cái của Ngài và Ngài luôn luôn lấy tình thương yêu và tâm công chánh đối với các con mà thôi.
Với tình mẹ con sâu đậm như vậy, nên khi khai đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn giao trọn quyền cứu rỗi con cái của Ngài cho Phật Mẫu.
Ngọc Hư định phép cũng nhiều,
Phái vàng Mẹ lãnh dắt dìu trẻ thơ
Hoặc:
Ngồi trông con đặng phi thường,
Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh.
( Kinh tán tụng công đức Diêu Trì Kim Mẫu )
Ngoài ra Đức Hộ Pháp còn khuyên tất cả mọi người trong kiếp sống hãy đặt chữ hiếu đối với cha mẹ phàm trần lên hàng đầu, vì Cha là hình ảnh của Đức Chí Tôn và Mẹ là hình ảnh của Đức Phật Mẫu tại thế. Quả thật, con người đến khi nhắm mắt lìa trần, chơn hồn sẽ bái kiến Đức Phật Mẫu ở tầng Trời thứ 9 tại Diêu Trì Cung. Lúc bấy giờ chơn hồn nhìn gương mặt Đức Phật Mẫu chẳng khác gì với gương mặt Mẹ sanh ra mình. Nếu là con có hiếu, gương mặt bà Mẹ tươi cười và chơn hồn cảm thấy hạnh phúc vô cùng. Ngược lại, nếu là con bất hiếu, chơn hồn thấy gương mặt nghiêm nghị của Mẹ mình và tự cảm thấy đau khổ không thể nói hết được. Chính vì vậy Đức Hộ Pháp Phạm công Tắc trong những lần thuyết đạo, Ngài thường hay nhắc nhở đến đạo Hiếu của con người, nhất là giới trẻ và Ngài cũng thường lặp đi lặp lại hai câu đề cao về chữ Hiếu của Nho giáo như sau:
Thiên Địa tứ thời, Xuân tại thủ,
Nhơn sanh bách hạnh, hiếu vi tiên.
Nghĩa là: Trời Đất có 4 mùa, mùa Xuân đứng đầu. Con người có trăm hạnh, hiếu hạnh là trên hết.
Vậy làm người chúng ta đã thọ ơn Cha Mẹ phàm trần, thọ ơn Cha Mẹ Thiêng Liêng. Do đó trong cuộc sống chúng ta bao giờ cũng đặt Đạo Hiếu lên hàng đầu bằng cách thực thi đúng mức:
Với Cha Mẹ phàm trần lo phụng dưỡng.
Với Phật Mẫu yêu thương sanh chúng, giúp đỡ người thế cô, tật nguyền
Với Đức Chí Tôn luôn hạ mình làm tôi tớ vạn linh.

Đó là khuôn mẫu mà con người cần báo hiếu với các Đấng sanh thành mà Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc đã từng nhắc nhở trong những lần thuyết đạo



Hiền Tài Phạm văn Khảm

Truyền thuyết về Đức Ngọc Hoàng Thượng đế








Truyền thuyết về Đức Ngọc Hoàng Thượng đế




Từ thuở hồng hoang đến ngày nay, người Cha luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống của con người. Chính Người đã sinh thành, nuôi dưỡng, chắt chiu cuộc sống, chịu đựng gian khó để các con có cuộc sống hạnh phúc, đầy đủ, vẹn tròn nhất. Mang đầy đủ những đức tính cao quý và hoàn thiện nhất của những người cha, là Đức Ngọc Hoàng Thượng đế, là Người đứng đầu Thiên đình, có quyền năng tối cao và là Đấng sáng tạo ra vũ trụ vạn vật.

Truyền thuyết kể rằng, ở nước Quang Đại Nghiêm Diệu Lạc xa xưa, đức vua của đất nước này không có người nối dõi. Một đêm, Hoàng hậu nằm mơ thấy Thái Thượng Lão Quân (là Ngài Đạo Đức Thiên Tôn) đến trao cho một đứa trẻ. Sau đó Hoàng Hậu mang thai và sinh ra một Vương tử chính là Ngọc Hoàng Thượng đế sau này. Vương tử trưởng thành, kế vị cha lên ngôi vua, Ngài đã đem tấm lòng nhân từ mà cai trị đất nước. Chứng kiến nỗi khổ của nhân gian, Vương tử bỏ ngôi vua lên núi tu đạo. Trải qua 3200 kiếp tu hành, Ngài đã đạt được kim thân gọi là Thanh Tịnh Giác Vương Như Lai. Sau đó, Ngài lại tiếp tục trải qua hàng triệu kiếp tu mới trở thành Ngọc Hoàng Đại Đế Đại Thiên Tôn. Giáo lý của nhiều tôn giáo đã khẳng định, Ngọc Hoàng Thượng đế là hiện thân nam và Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên là hiện thân nữ của Đấng Tối cao, là những vị được nhân dân đời đời sùng kính, khi có đủ hai Ngài kết hợp với nhau thì vũ trụ vạn vật mới sinh sôi, phát triển.



Qua nghiên cứu thì thấy, dù theo quan niệm của bất kỳ nền văn hóa nào, của tín ngưỡng, tôn giáo hay dân tộc nào cũng đều khẳng định rằng, Đức Ngọc Hoàng Thượng đế là vị vua có quyền năng tuyệt đối với 3 cõi Thiên, Địa, Nhân và được đặt dưới quyền năng tối thượng của Bà Mẹ khởi nguyên ra vũ trụ là Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên. Ngài đứng đầu Thiên đình cai quản các tầng trời, mặt đất, miền rừng, biển cả, âm phủ và lục giới gồm: Nhân, Thần, Tiên, Yêu, Ma, Quỷ. Dưới quyền của Ngài là các Phật, Thánh, Tiên, Thần. Ngài có pháp thuật thần thông quảng đại, quyết định mọi sự thịnh, suy, xấu, tốt của vũ trụ, vạn vật; là người xét phong hoặc thưởng, phạt các vị Phật, Thánh, Tiên, Thần cũng như toàn bộ chúng sinh 3 cõi. Ngài bổ nhiệm và phân chia pháp lực cho các vị Thần, Thánh, Tiên cai quản các nơi với các chức vị, phẩm hàm khác nhau. Bên cạnh Đức Ngọc Hoàng có Nam Tào, Bắc Đẩu; Nam Tào ghi sổ sinh, Bắc Đẩu ghi sổ tử. Văn Xương Đế Quân cai quản sự học hành. Quan Thánh Đế Quân Thần Tài Võ quản lý về tài chính. Thần Nông Tiên Đế quản lý về nông nghiệp. Thiên Y cai quản về y thuật. Đông Nhạc cai quản các địa phương. Long Vương cai quản Tứ Hải sông ngòi, Thanh Long, không khí, mưa, gió, sấm chớp, nước..v.v..Đứng sau hộ mệnh Đức Ngọc Hoàng gồm có: Hoàng Thiên Hậu Thổ, Tử Vi Đại Đế Ngọc Bệ Hạ, Câu Trần Đại Đế Ngọc Bệ Hạ, Trường Sinh Đại Đế, Tam Thanh Lão Tổ. Thái Thượng Lão Quân giúp Đức Ngọc Hoàng Thượng đế chỉ đạo, điều hành công việc của Thiên đình và phân công nhiệm vụ cho các chúng tiên lo việc tam giới. Ngọc Hoàng và phu nhân sống ở điện Linh Tiêu, nơi có nhiều Tiên, Thánh phục vụ và được các thiên tướng, thiên binh canh gác cẩn mật. Dù Đức Ngọc Hoàng Thượng đế có quyền uy to lớn, thưởng phạt nghiêm minh, nhưng cũng là Người luôn từ bi, thương yêu, ban phúc, giảm tội cho lục giới; tình yêu của Ngài dành cho muôn loài trong đó có loài người vô lượng, vô biên. Dưới nhân gian, Đức Ngọc Hoàng Thượng đế được gọi với nhiều danh từ tôn kính khác nhau: Đức Chúa Trời (Công Giáo và Đạo Tin Lành), Đấng Tạo Hóa, Đấng Thái Cực Thánh Hoàng (Cao Đài giáo), Thiên Chúa (Do Thái giáo, Cơ Đốc giáo), Đức Allah (Đạo Hồi), Brahma (Ấn Độ giáo), Vua Cha Ngọc Hoàng (Tín ngưỡng thờ Mẫu của Việt Nam)..v.v...còn nhân dân ta gọi Ngài nôm na là Ông Trời.

Nguồn gốc của vũ trụ là Thái cực, Thái cực vừa là nguồn gốc, vừa là điều kiện sinh thành của mọi sự vật, đức nguyên của trời là khí, đức nguyên của đất là hình. Thái Cực là khối chân linh của Thượng Đế được gọi là Đại Linh quang. Sự khởi đầu của vũ trụ chính là sự phân chia Thái cực thành tam tài (Thiên, Địa, Nhân). Ngọc Hoàng Thượng đế phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi (Âm quang và Dương quang), rồi biến Lưỡng Nghi thành Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến hoá vô cùng mới lập ra Càn khôn Thế giới, tạo thành vạn vật. Đức Phật Mẫu Hoàng Thiên chủ phần Thái Cực Âm tính đã phối hợp Lưỡng nghi để tạo ra các tầng Trời, tinh cầu, địa cầu..v..v..và chủ trì đầu thai luân hồi, nghiệp quả và chủ quản nhân số của 3 cõi. Phật Mẫu Hoàng Thiên sinh ra vạn linh rồi cho đầu kiếp xuống các địa cầu tạo thành vạn vật chúng sinh, trực tiếp quản lý, điều hành 72 cung Tiên Thượng Thiên và các cõi Tiên. Trong đó, Càn khôn Thế giới gồm 36 tầng Trời, 3000 thế giới, 72 Địa cầu, tứ đại Bộ Châu. Trong mỗi tầng Trời có một vị Đại La Thiên Đế cai quản. Ngọc Hoàng khai Bát Quái tạo thành Càn khôn Thế giới nên gọi là Pháp, Pháp sinh ra càn khôn vạn vật trong đó có người, nên gọi là Tăng. Ngài chủ cả Pháp và Tăng lập thành các tôn giáo.

Thiên đình là triều đình trên bầu trời, là cơ quan quyền lực tối cao của Vũ trụ với hàng trăm ngàn tỷ Vũ trụ con, có tổ chức giống như triều đình phong kiến ở Việt Nam ngày xưa, nhưng chặt chẽ, khoa học, quy củ hơn. Đứng đầu Thiên đình là Ngọc Hoàng Thượng đế, dưới là các ban văn, võ do các Thần, Thánh, Tiên đảm nhiệm. Thiên đình có 325 cung Trời chính là các tầng trời hay tầng cảnh giới, còn gọi là Thiên đường, trong đó có một cung chính là Ngọc Hư Cung và Điện Linh Tiêu cùng 72 cung Tiên thuộc tầng trời Tối Đại Thượng Thiên; sau đó là 36 cung Nguyên Thủy thuộc tầng trời Đại Thượng Thiên (Thượng Đại Niết Bàn) của các vị Tam Thanh, 144 cung thuộc tầng trời Trung Thượng Thiên (Đại Niết Bàn). Các cung thuộc tầng trời Tiểu Thượng Thiên thuộc khu vực Bạch Ngọc Kinh là nơi hội họp của Thượng đế với quần thần (Trung Đại Niết bàn). Về góc độ vật lý, số lượng cung Trời ứng với 325 loại hạt hạ nguyên tử nguyên thủy; đó chính là nguyên lý để các nhà khoa học tìm ra bản nguyên của vũ trụ và cội nguồn sinh ra thế giới.

Dưới và trong các cung Trời do các vị Thượng đế Thiên Tôn chủ trì gồm các Vũ trụ thành viên, rồi đến các cõi thuộc Trung giới, các Đại thiên hà, các thiên hà tự trị, các Thiên Vương Tinh quân, các Sao và các Thần Tinh. Dưới các Thần Tinh là các cung của Phật, Thần, Thánh. Linh hồn đầu thai học hỏi, tu tập đắc đạo được trở về là Phật, Thánh, mới được dạy rồi bổ nhiệm thành lập Vũ trụ, mới trở thành Thiên Vương Tinh quân hoặc là Thượng đế mới. Riêng các Tiên và cõi Tiên thuộc tầng Nguyên thủy tối cao, là cõi thanh cao nhất; các vị Tiên nguyên thủy sinh ra sẽ được đầu thai về các thế giới và làm người để học hỏi, rèn luyện trở thành các Phật, Thần, Thánh, Tiên. Mỗi tầng Trời có 30 ngàn dặm là khu vực ngoài trời gọi là “Vô Cực”; còn trong khu vực trời gọi là “Thái Cực”. Thái Cực được phân ra năm thiên là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung ương. Trong đó, Trung ương (Trung Thiên) là nơi cư ngụ của Ngọc Hoàng điều khiển 36 thiên, 3000 thế giới, các bộ Thần Tiên và dưới là 72 Địa sát, tứ đại Bộ Châu có sinh linh sinh sống. Đông Thiên do Tứ Quan Đại Đế (Thiên Quan đại đế, Địa Quan đại đế, Nhạc Quan đại đế, Thủy Quan đại đế) cai quản chủ về ban phúc, tăng tuổi thọ, giải tai, xá tội, trừ nạn cho sinh linh. Nam Thiên do Văn Xương Đế Quân, Văn Hành Thánh Đế cai quản, chủ về việc theo dõi ghi chép công, tội, bổ nhiệm các Thiên Tử ở nhân gian, thăng, giáng cấp các vị chư thần. Tây Thiên do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni trước đây và nay là Đức Phật Di Lạc đứng đầu, chủ về giáo dục tâm linh, dạy con người làm điều thiện và quy y Phật để tu đạo giải thoát. Bắc Thiên do Tử Vi Đại Đế đứng đầu, là vua cha của Cửu Trùng Thiên Thánh Mẫu, cai quản tất thảy bầu trời, tinh tượng, Tiên, Thánh, Thần linh trên Thiên phủ, chủ về việc ban tiền, bạc, tài sản và họa, phúc cho con người.

Theo tín ngưỡng thờ Mẫu Việt Nam thì Tứ phủ Công đồng gồm Thiên phủ, Địa phủ, Nhạc phủ, Thoải phủ. Trong đó, Thiên phủ gồm 3 cõi: Vô sắc giới, Sắc giới, Dục giới. Mỗi một cõi đều có 1 vị vua cai quản, cai quản 3 cõi là Đức Ngọc Hoàng Thượng đế. Địa phủ (âm phủ) gồm 10 điện cai quản âm phủ và 18 tầng địa ngục, mỗi điện có 1 vị Diêm Vương cai quản, các điện đều có các quỷ thần phục dịch. Thoải phủ gồm 9 sông 4 biển, có 8 vị cai quản gọi là Bát Hải Long Vương. Nhạc phủ (mặt đất, phương vị, trên núi) gồm 5 phương, 8 hướng, có 5 vị Nhạc phủ cai quản.

Theo sách Bách Việt tộc phả và đối chiếu với lịch sử dân tộc thì thấy rõ, Ngài Đế Minh, tức Nguyễn Minh Khiết (Thái Khương Công) trong truyền thuyết Hồng Bàng, lấy bà Đỗ Quý Thị (Hương Vân Cái Bồ Tát) sinh ra người con trai trưởng đặt tên là Lộc Tục. Nhìn tướng mạo Lộc Tục sáng sủa, thông minh, phúc hậu, Đế Minh phong Lộc Tục làm vua phương Nam; Lộc Tục lên ngôi, xưng là Kinh Dương Vương, lập nước lấy quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương, húy là Nguyễn Lộc Tục tự Phúc Lộc, tức là ông nội Hùng Vương thứ nhất, lấy con gái Vua Hồ Động Đình tên là Động Đình Tiên nữ Đăng Ngạn, sinh con trai đặt tên là Sùng Lãm, còn được gọi là Lạc Long Quân, sau nối ngôi vua cha, dựng nước đặt tên là Văn Lang. Như vậy, căn cứ vào các sự kiện lịch sử đã được sử sách chứng minh thì Kinh Dương Vương chính là thủy tổ của người Việt Nam ngày nay, được nhân dân gọi là cụ Tổ Nam Phương Nguyễn tộc. Là Hoàn linh Chân nguyên Đại kiếp đầu tiên của Ngọc Hoàng Thượng đế giáng linh cõi thế, nên sau khi mất, nhân dân đã suy tôn Ngài là Ngọc Hoàng giáng sinh. Nơi thờ Ngài được nhân dân gọi là Thiên đình, tượng thờ Kinh Dương Vương gọi là Ngọc Hoàng Thượng đế nay còn ở nhiều ngôi chùa, miếu cổ(1). Theo tài liệu lưu tại Đền Đậu An (An Viên, Tiên Lữ, Hưng Yên), là đền thờ Ngọc Hoàng đầu tiên và sớm nhất ở Việt Nam, được dựng từ năm 226 trước Công nguyên (TCN) thì vào thời bấy giờ, tục thờ Ngọc Hoàng đã trở thành tín ngưỡng bản địa của người Việt, lúc đó nước ta chưa chịu ảnh hưởng của phương Bắc, bởi đến năm 218 (TCN) nhà Tần mới đánh chiếm nước Bách Việt ta. Trước đó, Văn Lang, Âu Lạc là những quốc gia độc lập, đó cũng là thời kỳ đầu tiên có quốc gia riêng của người Bách Việt.

Như tình yêu của người Cha trên thế gian với những người con của mình, vì thương chúng sinh dưới trần khổ đau, Ngọc Hoàng đã đầu kiếp xuống trần gian để cứu rỗi nhân loại, chỉ dạy chúng sinh luôn đặt chữ “tu hành” hàng đầu, làm điều thiện, tích đức, góp phần xây dựng xã hội phát triển, phồn vinh, nỗ lực tu tập đắc đạo để được dự Hội Long Hoa, đưa 3 cõi trở về thời kỳ Thượng nguyên (Ngươn Thượng Đức). Bước vào Thiên niên kỷ mới, tâm linh Phật Thánh giao ban, Phật Mẫu Hoàng Thiên mở trường, khai Hội Long Hoa để thi tuyển người hiền, chuyển luân đạo pháp để nước Nam ta được tiếp quản đường đạo mới ra đời, là đường Đạo Thiện sáng ngời, để năm châu, bốn biển phải quy phục. Đó cũng là thời kỳ Đức Phật Di Lạc tiếp quản, gánh vác nhiệm vụ độ hóa chúng sinh mà Phật Thích Ca chưa hoàn thành, đưa chúng sinh trở về thời kỳ Chính Pháp, hay còn gọi là thời kỳ Ngươn Tạo Hóa hoặc Ngươn Thượng Đức, mở ra thời kỳ mới tươi đẹp, huy hoàng nhất của nhân gian, nhân loại được sống trong hòa bình, hạnh phúc, cùng nhau hưởng đời an lạc.

Là Đấng Tối cao của vũ trụ vạn vật và với quyền uy to lớn của Ngài, Ngọc Hoàng Thượng đế luôn được nhân gian tôn thờ nghiêm cẩn. Ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tư tưởng Tam giáo đồng nguyên, nên trong chùa thờ cả Phật, Mẫu, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Tiên, Thần và cả những người có công với đất nước, với dân tộc, tạo nên một thế giới tâm linh chung, không tách biệt, trong đó Phật là trung tâm và ở ngôi cao nhất. Hiện nay, Ngọc Hoàng Thượng đế được thờ riêng tại Đàn Kính Thiên Tràng An (Ninh Bình) cùng Ngài Nam Tào, Bắc Đẩu; tại Chùa Ngọc Hoàng (Quận 1, TP.HCM) và Đền Đậu An (Hưng Yên). Riêng tại Đền Đậu An, nơi Ngọc Hoàng Thượng Đế được thờ cùng với các Tiên, Thần nằm trên mảnh đất hình đầu rồng, có hồ nước trong xanh bao bọc. Đối với người Việt Nam, chính Ngài đã khai sinh ra thủy Tổ người Việt nên Ngọc Hoàng Thượng đế được tôn thờ như là Quốc tổ của dân tộc Việt Nam cho đến mãi mãi về sau này. Đó cũng là mạch quốc thống, là niềm tự hào truyền đời cho các thế hệ người Việt Nam mãi về sau:

“Đất Rồng Tiên Tổ dựng xây
Nam Phương Quốc đạo đủ đầy phúc vinh
Ngàn năm tạo hóa công trình
Càn khôn biến đổi, tâm linh dẫn đường”.

Với mỗi người Việt Nam, Đức Ngọc Hoàng Thượng đế luôn được thờ phụng, cúng tế hết sức chu đáo và trọng thể. Cha ông ta đã lấy ngày 9 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm là ngày “Đản sinh” của Ngọc Hoàng Thượng đế. Vào ngày này, nhân dân chuẩn bị chu đáo các đồ lễ và tổ chức những nghi thức trang trọng, huyền bí; nhiều nơi còn tổ chức múa mâm vàng, ca hát chúc tụng, “phát lộc”; có nơi người dân còn có tục cúng gà trống. Ngày 25/12 (âm lịch) hàng năm, Ngọc Hoàng đi tuần tra, quan sát hạ giới, xem xét thưởng, phạt phân minh. Do vậy, đêm 24/12 âm lịch, nhân dân ở nhiều nơi tổ chức nghi lễ cúng Ngài trang nghiêm, xin Ngọc Hoàng ban phúc sang năm mới được nhận điều lành, phúc, thọ, tiền, tài tự đến.

Qua bài viết, tác giả muốn bày tỏ lòng thành kính, tri ân sâu sắc công lao và quyền năng tuyệt đối của Đức Ngọc Hoàng Thượng đế đối với vạn vật, đồng thời muốn khái quát cho nhân gian có sự nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về nguồn gốc sinh thành, vị trí, vai trò của Ngọc Hoàng trong lịch sử cũng như trong kỷ nguyên mới, về những đường hướng mà Ngài chỉ dạy đối với lục giới, đặc biệt là với nhân loại để mọi người đi đúng con đường tu hành “Thuận Thiên”: “Âm dương đồng nhất lý” trong thời đại mới.

Nguyễn Đức Quỳnh - Văn hóa Phật giáo Việt nam

Chú thích:1. Mai Thục, Đạo của Tổ Tiên Việt (Chương trình nghiên cứu tìm hiểu văn hóa cội nguồn dân tộc, Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội).