Thứ Ba, 4 tháng 5, 2021

DIÊU TRÌ KIM MẪU


Diêu Trì Kim Mẫu - Phật Mẫu Diêu Trì:
• 瑤池金母 - 佛母瑤池
• A: Buddha-Mother.
• P: Bouddha-Mère.




Hình tượng Mẫu Mẹ, được nhơn loại tôn xưng bằng nhiều danh hiệu khác nhau, tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc và địa phương, kể ra như sau đây:
Phật Mẫu, vì là MẸ thiêng liêng của toàn Vạn Linh và Chúng Sanh.
Diêu Trì Kim Mẫu, vì Đức Phật Mẫu ngự tại Diêu Trì Cung.
Kim Bàn Phật Mẫu, vì Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.
Cửu Thiên Huyền Nữ, vì Đức Phật Mẫu rất huyền diệu, ngự tại tầng Trời Tạo Hóa Thiên là tầng thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.
Đức MẸ thiêng liêng, Đức Mẹ Maria hằng cứu thế, Đức Mẹ Fatima, Đức Mẹ Thuỷ Tiên (Đạo Công Giáo)
Đại Từ Mẫu,
Thiên Hậu (người Hoa di cư sang VN)
Địa Mẫu (miền nam gọi)
MẸ sanh (các địa phương sử dụng)
Các vị Nữ Thần theo truyền thống Hindu Ấn Độ như Chùa Bà Ấn độ đường Trương Định Q.3, hay Khmer
Miền Bắc có Tam toà thánh mẫu, Mẫu thượng ngàn, Mẫu Liễu Hạnh,...
Miền Trung có hoá thân mẫu là : Thiên Y Ana, Bà Chúa Ngọc,
Miền Nam có hoá thân mẫu là : Bà Chúa Xứ châu đốc, Linh Sơn Thánh Mẫu (Núi Bà Đen Tây Ninh), Thiên Hậu,...
Tất cả đều là hoá thân hình tượng của người mẹ luôn hết lòng yêu thương con cái, hy sinh cao cả, qua sự mang nặng đẻ đau, chín tháng thai kỳ để nhào nặn ra đứa con tinh thần của nhân loại là loài người chúng ta, nơi ta sinh sống đây là hình ảnh Mẹ ruột của ta nơi chốn phàm trần, Mẹ phải lao động, phải ăn uống những thức ăn bổ dưỡng thì mới thai kỳ ra ta có khoẻ mạnh được, cho nên Mẫu Mẹ của chính chúng ta, là Mẹ đang ở ngay nhà ta đó, nên phải biết sống hiếu thảo, phụng dưỡng bố mẹ ngay trong hiện tại, đừng chạy theo phù phiếm giả tạo, vô liêm sỉ mà quên đi tấm thân mẹ đang mòn mỏi héo gầy theo từng ngày.


【大日如來家族】~亦是~《金母媽媽之家》之同在。


一切以《無極瑤池金母大天尊》為:主法、主學大導師。
崇尚~《無極本生》:生命本俱之(真知、覺在)
以~最大之《依佛、依法》、修學本俱之:真知、覺在。
最大之《依教奉行》、修學:《無心、無我》之(如來本淨)。
以~《不假外求之念在》、唸佛、學佛、做佛。
以~《十方有情共緣》:《本是一家》之信念。
立:《生命平等、誰都是佛》之(如來本因與果在)
【金母家道】~不以個人為主體
但學金母之慈悲
以【家】~為最大共和、共圓之立命與修學
【家心一同、佛心一同】:是不變之依據、信念與學習
&&一切謹守【金母之家道:教導與傳承】
一心~【清淨、莊嚴生命之本俱】
【敬愛、共和、共緣同在之一家】

***敬告:共勉~《緣起同在》之家人。
此家~為《金母之慈愛與守護》
【 佛弟子】:當一心護持,,,
此家之清淨與莊嚴
善守~【上天這一份慈悲與愛護】
莫讓~世間一切《無明與不善》⋯⋯!
來:汚染《金母媽媽之家之一切與家人》
不談~世間紛擾之政治:《靜心、不語》
不攪舌根、說三道四、《亂人慧命、損己德行》
謹守【母之教言】~靜心、淨心、精進《無我、無他》
讓【家】~真正成為⋯⋯。
《人人是金母、各個是如來》之瑤池聖境與本家


【金母家道】~是上承《金母媽媽》慈悲之法意。
以《家》為概念。:立心所在。
以《家人》為共同。:修心無我。
以《金母媽媽之家》:為依據。
全-本心之自在、大家之歡喜與圓滿。



  • Cúi đầu mừng đức Diêu Trì ,
  • Hóa sanh vạn vật MẪU NGHI THƯỢNG TÒA .
  • Động lòng thương cõi giới ba ,
  • Siêu nhiên mật pháp truyền ra tuyệt vời .
  • Cha lành con thảo trọn đời ,
  • Tâm nguyền giữ vẹn vạn lời Mẹ khuyên .
  • Các con vì bởi nghiệp duyên ,
  • " Hồng Ân Đại Xá Tam Niên " chuyển trần .
  • Nay con kỉnh lễ ân cần ,
  • Cầu xin VÔ CỰC hồng ân ban truyền .
  • Lạy THÀY điểm hóa diệu huyền ,
  • Xót thương trần tục là miền tao tân .
  • Xin cho Phật Thánh Tiên Thần ,
  • Ra tay tế độ hồng trần khổ đau .
  • Nghiệp con xin dứt trước sau ,
  • Cầu xin KIM MẪU vạch màu pháp duyên .
  • Cúi đầu Huỳnh Đạo Khai Nguyên ,
  • Chúng con hầu kỉnh Thượng Thiên hội này .
  • Thánh Thần Tiên Phật hiệp vầy ,
  • Chuyển lời khẩn vái đến Thày Cao Thiên .
  • Hóa hoằng chơn pháp Tam Niên ,
  • Từ Tôn Thượng Đẳng phước duyên ngàn đời .
  • Nguyện rằng lãnh pháp của Trời ,
  • Năng hành chẳng bỏ , chẳng lơi mặt bày .
  • Nam mô HUỲNH ĐẠO THIÊN KHAI ,
  • QUY NGUYÊN TAM GIÁO trần ai lập đời .


CỬU THIÊN HUYỀN NỮ (*)

Cửu Thiên Huyền Nữ - Cửu Thiên Nương Nương:

Cửu: Chín, thứ chín. Thiên: từng Trời. Huyền: sâu kín, huyền diệu, mầu nhiệm. Nữ: người phụ nữ.

Nương Nương: tiếng gọi bà Hoàng Hậu ở thế gian; còn nơi cõi thiêng liêng, Nương Nương là tiếng gọi người phụ nữ cao trọng nhứt, đó là Ðức Thiên Hậu, Ðức Mẫu Hậu mà Ðạo Cao Ðài thường gọi là Ðức Phật Mẫu.

Cửu Thiên là từng Trời thứ 9, từng Trời cao nhất trong Cửu Trùng Thiên, có tên là Tạo Hóa Thiên.

■ Cửu Thiên Huyền Nữ, nghĩa đen là người phụ nữ huyền diệu nơi từng Trời thứ 9. Ðây là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu.

■ Cửu Thiên Nương Nương, nghĩa đen là Ðấng Thiên Hậu ở từng Trời thứ 9. Ðây cũng là một danh hiệu của Ðức Phật Mẫu.

Nhơn loại được biết Ðức Phật Mẫu qua danh hiệu Cửu Thiên Huyền Nữ vào thời thượng cổ, đời vua Hiên Viên Huỳnh Ðế bên Tàu. Sử ký chép như sau:

Sau đời vua Thần Nông, các bộ lạc đều tự tách ra hùng cứ mỗi nơi. Có một bộ lạc hùng mạnh mà vị thủ lãnh là Xuy Vưu muốn thôn tính các bộ lạc khác để lên làm bá chủ, nhưng Xuy Vưu lại quá độc ác, ai không thuận theo thì bị giết chết rất tàn nhẫn. Các bộ lạc liền liên kết nhau, tôn vị thủ lãnh Hữu Hùng Thị (nay ở huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam) lên chỉ huy chống lại Xuy Vưu. Trận đánh dữ dội quyết định sự thắng bại với Xuy Vưu xảy ra ở Trác Lộc.

Sương mù dày đặc, quân Hữu Hùng Thị bị Xuy Vưu vây chặt, không nhận định được phương hướng đánh ra giải vây, nên thường bị Xuy Vưu đánh bại phải tháo lui. Sự thảm bại của Hữu Hùng Thị thấy rõ trước mắt.

Trong lúc nguy cấp như thế, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ hiện ra dạy Hữu Hùng Thị chế ra xe hai bánh chỉ Nam, có bộ phận chỉ rõ hướng Nam, để phân định phương hướng và vị trí tiến quân, lại dạy cho binh pháp. Nhờ vậy, Hữu Hùng Thị củng cố binh mã, từ trong đánh ra bất ngờ, làm cho binh đội Xuy Vưu thảm bại, bắt sống được thủ lãnh Xuy Vưu đem giết chết.

Thế là yên giặc, tất cả dân chúng các bộ lạc đều hoan nghinh Hữu Hùng Thị, tôn Hữu Hùng Thị lên ngôi Minh chủ, lấy hiệu là Hoàng Ðế hay Huỳnh Ðế. Nguyên Hữu Hùng Thị được sanh ra tại gò Hiên Viên, nên về sau gọi là Hiên Viên Huỳnh Ðế.

Sau đó, Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ cũng thường ứng hiện giúp vua Huỳnh Ðế và những người hiền tài trong nước, như giúp Hoàng Hậu Nguyên Phi chế ra nghề nuôi tằm lấy tơ dệt lụa, giúp ông Dung Thành chế ra máy Cai Thiên để xem Thiên tượng, giúp ông Thương Hiệt chế ra chữ viết tượng hình để thay cho việc thắt nút ghi nhớ các sự việc.

Ngoài ra Ðấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền khoa Lục Nhâm Ðộn Giáp, và phép bói 64 quẻ Dịch mà đoán kiết hung...



Diêu Trì Kim Mẫu (*)

- Phật Mẫu Diêu Trì:

Kim Mẫu: là từ nói tắt của danh hiệu: Kim Bàn Phật Mẫu, nghĩa là Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung. Kim Bàn hay Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu chứa các nguyên chất để tạo ra chơn thần cho vạn linh.

Đây là hai danh hiệu của Đức Phật Mẫu.

* Diêu Trì Kim Mẫu là Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.

* Phật Mẫu Diêu Trì là Đức Phật Mẫu ở Diêu Trì Cung.

Đức Phật Mẫu là ai?

Quyền năng của Đức Phật Mẫu

Sự tích: Hớn rước Diêu Trì

I. Đức Phật Mẫu là ai?

Theo Vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, khi chưa có Trời Đất, còn trong thời kỳ Hỗn Mang hay Hồng Mông, trong vũ trụ chỉ có một chất khí hỗn độn, mờ mờ mịt mịt, lặng lẽ vô vi, thanh trược hỗn hợp, nhưng vô cùng huyền diệu, gọi là Khí Hư Vô (còn gọi là Tiên Thiên Hư Vô chi Khí).

Khí Hư Vô ấy lần lần ngưng kết rồi nổ ra một tiếng thật lớn, sanh ra một khối Đại Linh Quang, cũng gọi là Thái Cực, trọn lành trọn tốt, toàn tri toàn năng, thiên biến vạn hóa, vô tận vô cùng.

Vũ trụ từ đây bắt đầu có một ngôi Thái Cực duy nhứt, là Đại Hồn của một Đấng duy nhứt được gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế mà chúng ta thường gọi là Đức Chí Tôn.

Đức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi: Dương Quang và Âm Quang. Đức Chí Tôn chưởng quản Khí Dương Quang, còn Khí Âm Quang chưa có ai chưởng quản, vì Càn khôn Vũ trụ lúc bấy giờ chỉ có một mình Đức Chí Tôn mà thôi. Đức Chí Tôn mới hóa thân ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Khí Âm Quang.

Vậy, nguồn gốc của Đức Phật Mẫu là một hóa thân đầu tiên của Đức Chí Tôn để làm chủ Khí Âm Quang, cầm phân nửa quyền lực của Đức Chí Tôn và luôn luôn tùng theo mạng lịnh của Đức Chí Tôn. (Khi Đức Chí Tôn tạo dựng ra Càn khôn Vũ trụ tới đâu thì Đức Chí Tôn tiếp tục hóa thân ra các Đấng khác để chưởng quản tới đó).

Vũ trụ tới đây đã có 2 khối chất khí vĩ đại là Dương Quang và Âm Quang, và có 2 Đấng đầu tiên cầm quyền Càn khôn Vũ trụ là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Sau đó, Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn, thâu lằn sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem Âm Quang phối hợp với Dương Quang để tạo hóa ra các từng Trời, các quả Tinh cầu và các Địa cầu, tạo thành Càn khôn Vũ trụ.

Tiếp theo, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn linh nơi cõi Thiêng liêng vô hình. (Vạn linh gồm đủ Bát hồn: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn).

Rồi Đức Phật Mẫu lại cho Vạn linh đầu kiếp xuống các Địa cầu tạo thành Vạn vật, tức là Chúng sanh. (Chúng sanh gồm: Kim thạch, Thảo mộc, Thú cầm, Nhơn loại).

PMCK: Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.

* Mỗi một người nơi cõi thiêng liêng đều có 2 thể:

· Một Chơn linh, tức là Linh hồn, do Đức Chí Tôn ban cho. Chơn linh nầy chỉ là một điểm Linh quang do Đức Chí Tôn chiết ra từ khối Đại Linh quang của Ngài, ban cho mỗi người để con người có được Tánh linh, có được sự sống và biết gìn giữ sự sống ấy.

· Một Chơn thần, tức là một Xác thân thiêng liêng hay Hình hài thiêng liêng, do Đức Phật Mẫu tạo ra và ban cho để làm hình thể vô vi, bao bọc Chơn linh.

Do đó, con người nơi cõi thiêng liêng gọi Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ, gọi Đức Phật Mẫu là Đại Từ Mẫu. Ấy là 2 Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng vĩ đại nơi cõi Hư linh.

Khi con người ấy đầu kiếp xuống cõi phàm trần thì Chơn linh và Chơn thần của người ấy liền nhập vào thai nhi ngay lúc được sanh ra từ trong bụng bà mẹ phàm trần. Vậy:

* Một con người nơi cõi phàm trần có 3 thể:

· Chơn linh (đã giải ở trên) do Đức Chí Tôn ban cho.

· Chơn thần (đã giải ở trên) do Đức Phật Mẫu tạo ra.

· Xác thân phàm trần do cha mẹ phàm trần tạo ra.

Như thế, một con người nơi cõi phàm trần, ngoài hai Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng, còn có thêm hai vị cha mẹ phàm trần nữa.

Tóm lại, toàn cả chúng sanh trong CKVT hay toàn cả Vạn linh, đều là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, dầu cho đó là những vị Phật cao siêu như Đức Phật Thích Ca, Đức Phật Di-Lạc, Đức Lão Tử, Đức Khổng Tử, Đức Chúa Jésus, vv...Tất cả đều là con cái của Đức Chí Tôn và Phật Mẫu.

Hiện nay, Đức Phật Mẫu ngự tại Cung Diêu Trì, ở từng Trời Tạo Hóa Thiên, là từng Trời thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.

Theo DLCK, Đức Phật Mẫu cùng các vị Phật: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, với Cửu vị Nữ Phật, và hằng hà sa số chư Phật khác, thường đi đến các cõi trần để dưỡng dục chúng sanh qui nguyên Phật vị.

Đức Phật Mẫu được nhơn loại tôn xưng bằng nhiều danh hiệu khác nhau, tùy theo tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc và địa phương, kể ra như sau đây:

· Phật Mẫu, vì là MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh và Chúng sanh.

· Diêu Trì Kim Mẫu, vì Đức Phật Mẫu ngự tại DTC.

· Kim Bàn Phật Mẫu, vì Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.

· Cửu Thiên Huyền Nữ, vì Đức Phật Mẫu rất huyền diệu, ngự tại từng Trời Tạo Hóa Thiên là từng thứ 9 trong Cửu Trùng Thiên.

· Đức MẸ thiêng liêng,

· Đại Từ Mẫu,

· Thiên Hậu,

· Địa Mẫu,

· MẸ sanh.

· Đạo Cao Đài tôn thờ Đức Phật Mẫu là tôn thờ NGÔI ÂM, tức là Ngôi Thứ Nhì; còn NGÔI DƯƠNG là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế, tức Ngôi Thứ Nhứt.

Đây là một Triết lý hết sức mới mẻ và đúng đắn mà từ trước tới nay các tôn giáo chưa từng có. Họ chỉ biết thờ Ngôi Dương mà thôi.

Việc thờ phượng Đức Phật Mẫu hiện nay của Đạo Cao Đài còn tạm đặt tại Báo Ân Từ trong Nội Ô TTTN, vì Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương chưa xây dựng. Chừng nào Hội Thánh xây dựng Điện Thờ Phật Mẫu Trung Ương thì sẽ chánh thức thờ Đức Phật Mẫu tại đó và trả lại Báo Ân Từ làm đền thờ các bậc vĩ nhân có đại công với nhơn loại và các bậc tiền bối có đại công với Đạo, để hậu sanh tỏ lòng biết ơn theo đúng chức năng của nó như tên gọi Báo Ân Từ (nhà thờ báo ơn).



II. Quyền năng của Đức Phật Mẫu:

Quyền năng to lớn của Đức Phật Mẫu được cho biết trong hai bài kinh: Phật Mẫu Chơn Kinh và Tán Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu, và trong các bài Thánh Ngôn của Đức Phật Mẫu giáng cơ ban cho (Thánh Ngôn của Đức Diêu Trì Kim Mẫu có chép trong phần sau).

Một số quyền năng của Đức Phật Mẫu được biết kể ra:

■ 1. Chủ Âm Quang:

Đức Chí Tôn làm chủ Dương Quang, Đức Phật Mẫu làm chủ Âm Quang, nghĩa là Đức Chí Tôn giao cho Đức Phật Mẫu làm chủ phần Âm trong toàn cả CKVT.

PMCK: Chủ Âm Quang thường tùng Thiên mạng.

■ 2. Chưởng quản Kim Bàn:

Kim Bàn hay Kim Bồn là nơi Đức Phật Mẫu dùng chứa các nguyên chất để tạo Chơn thần (Xác thân thiêng liêng) cho con người nơi cõi thiêng liêng.

KĐ9C: Nơi Kim Bồn vàn vàn nguơn chất,
Tạo hình hài các bậc nguyên nhân.

■ 3. Chưởng quản Vườn Đào Tiên:

Đức Phật Mẫu lập ra Vườn Đào Tiên và dùng các quả Đào Tiên ban thưởng cho các Chơn linh tu hành đắc đạo khi trở về cõi Thiêng liêng Hằng sống.

PMCK: Chưởng Đào Tiên thủ giải trường tồn.

KĐ2C: Tây Vương Mẫu vườn Đào ướm chín,
Chén trường sanh có lịnh ngự ban.
Tiệc hồng đã dọn sẵn sàng,
Chơn thần khá đến hội hàng chư linh.

Hằng năm, đến kỳ Đào Tiên chín, Đức Phật Mẫu mở Hội Yến Bàn Đào nơi Diêu Trì Cung, dùng các quả Đào Tiên và Tiên tửu, đãi các Đấng Tiên Phật nơi cõi thiêng liêng.

■ 4. Tận độ nhơn sanh:

Toàn cả nhơn loại, nhứt là 92 ức nguyên nhân đang còn trầm luân nơi cõi trần, đều là con cái thương yêu của Đức Phật Mẫu. Đức Phật Mẫu tận dụng các hình thức giáo hóa để cứu độ tất cả con cái của Ngài, đem trở về cõi thiêng liêng, giao cho Đức Chí Tôn phán định phẩm tước và ngôi vị.

PMCK: Nghiệp hồng vận tử hồi môn,
Chí Công định vị vĩnh tồn Thiên Cung.

■ 5. Chưởng quản Tạo Hóa Thiên:

Tạo Hóa Thiên là từng Trời rất huyền diệu, cao nhứt trong Cửu Trùng Thiên.

Theo DLCK: "Tạo Hóa Huyền Thiên hữu: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, dữ Cửu vị Nữ Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh Kim Bàn Phật Mẫu, năng tạo năng hóa Vạn linh, năng du Ta-bà Thế giới, dưỡng dục quần sanh, qui nguyên Phật vị.

Nhược hữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, thính Ngã dục tu phát nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu dưỡng dục quần linh; nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô niệm, huờn hư thi hình đắc A-Nậu Đa-La Tam-Diệu Tam-Bồ-Đề xá lợi tử qui nguyên Phật vị, tất đắc giải thoát."

Nghĩa là: Từng Trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu có: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Chín vị Nữ Phật, như các cấp vô số Phật, tuân theo mạng lịnh của Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn, có khả năng tạo hóa tất cả Chơn linh, có khả năng đi đây đi đó đến các cõi trần, nuôi nấng chăm sóc chúng sanh, trở về nguồn cội là ngôi vị Phật.

Nếu như có người nam lành, người nữ lành, nghe theo lời Ta, muốn tu hành thì phát ra lời nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu nuôi nấng chăm sóc tất cả các Chơn linh ; nếu như có sanh ra, nếu như chưa sanh ra, nếu như có kiếp sống, nếu như không có kiếp sống, nếu như có tội, nếu như không tội, nếu như có lòng tưởng niệm, nếu như không có lòng tưởng niệm, trở lại cõi Hư Vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được phẩm vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Chơn thần trở về nguồn cội là ngôi vị Phật, ắt được giải thoát.

■ 6. Quyền làm MẸ Vạn linh:

Đức Phật Mẫu là bà MẸ thiêng liêng của toàn cả Vạn linh, mà Vạn linh thì gồm đủ Bát Hồn (tức là 8 phẩm Chơn linh) gồm: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn và Phật hồn.







--------------------------------------------------

(*)(*)(*) Trích trong Cao Đài Từ Điển.




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét