Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Cửu Long Chầu Điện Ngọc Hoàng










Bạch Long

Thanh Long

Lục Long

Huỳnh Long

Xích Long

Hắc Long

Hồng Long

Hạt Long

Tía Long
















Con Rồng cháu Tiên chính là một Việt Nam. Con Rồng cháu Tiên là tên xưng hô đầy tính tự hào của tộc bách việt [ gồm Người Việt , và một số tộc nười việt khác ] phát từ quan niệm của họ về xuất thân liên quan đến truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên.

Trong cách gọi này, Rồng chỉ Lạc Long Quân - con trai của thần Long Nữ và Tiên chỉ Thần Nông - cha của Âu Cơ (con của Lạc Long Quân và cháu của Thần Nông). Người Việt Nam tự gọi mình là Con Rồng cháu Tiên tức nhận mình là dòng dõi của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Đây là tên gọi thường dùng trong thơ ca Việt Nam với hàm ý kêu gọi sự đoàn kết giữa các dân tộc trên đất nước Việt Nam. Ngoài ra, dân tộc Việt Nam cũng gọi nhau là đồng bào với nghĩa tương tự.

Huyền thoại Con Rồng cháu Tiên nói rằng, vua Lạc Long Quân thuộc dòng dõi Rồng lấy Âu Cơ sinh ra một bọc có trăm trứng, nở ra trăm người con . Sau này, 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển, vì mẹ là giống Tiên, và cha là giống Rồng; và từ đó sinh ra dòng giống Việt Nam. Từ đó dòng giống Việt này được phát triển. Tiên được hiểu là người sống trên núi, hiền từ thanh thoát, sống mãi không chết. Còn rồng, được coi là chủ tể của biển cả, làm mưa làm gió, thiên biến vạn hóa, tài phép khôn lường.

Bộ sách sử cổ Đại Việt sử ký toàn thư của Việt Nam cũng chép về huyền thoại tương tự, nhưng bỏ bớt yếu tố trăm trứng trong bọc, mà chỉ nói đến Âu Cơ và Lạc Long Quân sinh ra trăm người con.



Vài ghi chép trong sử sách về sự xuất hiện của con rồng phương Đông

  • Trong 12 con giáp thì có 11 con là những loài vật thông thường, rất thân thuộc với con người, ai cũng dễ dàng bắt gặp. Nhưng con rồng thì lại là sinh vật bí ẩn, ngày nay được cho là không tồn tại trong thế giới hiện thực. Trong quan niệm của người hiện đại thì rồng, kỳ lân, phượng hoàng của phương Đông và nhân ngư, độc giác mã của phương Tây là loài không có thực, chỉ là sinh vật huyền ảo tưởng tượng mà thôi.
  • Tuy nhiên một điều đáng ngạc nhiên là từ xưa đến nay, tại khắp các quốc gia phương Đông và một số quốc gia kề cận, hình tượng của con rồng là hầu như thống nhất, không thay đổi. Vô luận là ở trong miếu thờ, cung điện, sách vở, hội họa hay điêu khắc thì hình tượng con rồng đều được mô tả giống nhau. Hơn nữa, trong tác phẩm điêu khắc thì hình tượng con rồng được trạm khảm rất chi tiết, tỉ mỉ và rõ ràng. Sừng của con rồng giống như sừng của con hươu. Vảy của con rồng giống như vảy của cá chép. Móng vuốt của nó giống như móng vuốt của chim ưng, còn thân lại giống như thân rắn.
  • Một loài sinh vật tưởng như hư ảo nhưng lại hiện ra rất chân thật như vậy, khiến cho con người vừa tò mò lại vừa hoài nghi. Thời cổ đại có nhiều câu chuyện và ghi chép về loài vật này. Ngay cả các bộ chính sử cũng có đề cập đến việc “rồng xuất hiện ở nhân gian”.
  • Trong “Hoa dương quốc chí” ghi chép lịch sử từ thời Hán đến thời Tấn có viết rằng, vào năm Kiến An thứ 24 thuộc triều Đông Hán, một con rồng vàng xuất hiện ở Xích Thủy, Vũ Dương. Nó đã ở đó trong suốt 9 ngày rồi mới rời đi. Về sau, một đền thờ và một bia đá được dựng lên trong đền thờ để ghi lại sự xuất hiện của con rồng này.
  • Trong cuốn “Tấn thư”, phần “Tái ký đệ cửu” có ghi: Vào tháng 4, năm Vĩnh Hòa thứ nhất, triều Đông Tấn, hai con rồng, một trắng và một đen, xuất hiện ở núi Long Sơn. Hoàng đế nước Yên là Mộ Dung Hoảng khi nghe được tin này đã dẫn các quan trong triều lên ngọn núi này và tổ chức một lễ tế cách chỗ hai con rồng khoảng 200 thước. Hai con rồng này cuộn vào nhau trên không trung. Chúng vờn nhau và bay lượn trên không trung một khoảng thời gian rất lâu rồi mới bay đi.
  • Hoàng đế Mộ Dung Hoảng sau khi xem xong cảnh ấy, cho rằng đây là Trời báo điềm lành nên trong lòng vô cùng vui sướng, vì thế đã lập tức ban lệnh đại xá. Đồng thời ông còn đặt tên cho cung điện mới xây là Long cung. Về sau, ông còn cho xây dựng ngôi chùa Long Tường (rồng bay lượn) trên núi Long Sơn để ghi nhớ sự việc này.
  • Trong “Tuyên thất chí” triều nhà Đường có ghi chép về một lần con rồng xuất hiện và có rất nhiều người dân được chứng kiến cảnh ấy.
  • “Ký sự bổ sung của triều Đường” đã ghi chép rằng vào một ngày trong năm cuối của niên hiệu Hàm Thông thời Đường Hy Tông có một con rồng đen đã rơi xuống mặt đất trong vùng lãnh thổ của huyện Thông Thành, và chết ở đó vì một vết thương trên cổ. Chiều dài đầy đủ của con rồng đo được là khoảng 30 mét, một nửa số đó là đuôi. Cái đuôi của nó hình phẳng, vảy của nó như vảy cá, trên đầu có 2 cái sừng. Râu của nó mọc bên cạnh miệng dài khoảng 6m. Chân của nó mọc ra từ dưới bụng, có một lớp màng màu đỏ che phủ.
  • Một con rồng đã chết được tìm thấy bên bờ hồ Thái Bạch vào năm Thiệu Hưng thứ 32, triều Nam Tống. Nó có râu dài và những cái vảy rất lớn, cái lưng màu đen và cái bụng màu trắng. Những cái vây mọc ra từ lưng, và hai cái sừng mọc ra ở đầu. Nó bốc mùi xa hàng dặm. Những người địa phương đã phủ nó lại bằng một tấm chiếu. Quan lại đã cho người đến làm lễ cúng tế tại đó. Tuy nhiên, sau một đêm sấm sét dữ dội, con rồng đã biến mất, chỉ còn lại một cái mương nơi nó đã nằm.
  • Phần “Ngũ hành” trong “Biên sử của triều Nguyên” viết rằng: Vào tháng 7 năm Chí Nguyên thứ 27, có một con rồng xuất hiện gần núi Long Sơn ở huyện Lâm Tùng, tỉnh Sơn Đông. Con rồng có khả năng làm cho một tảng đá lớn nặng nửa tấn lơ lửng trên không trung.
  • Các sách lịch sử địa phương của triều Minh và triều Thanh cũng có chép những trường hợp nhìn thấy rồng. Theo “Ký sự về thiên triều Lâm An”, năm Sùng Trinh thứ 4, một con rồng lớn đã được nhìn thấy trên hồ Kỳ Long, phía đông nam huyện Thạch Bình, tỉnh Vân Nam. Bản ghi chép đã viết: “Râu, chân, và vảy của con rồng nổi trên mặt nước, và con rồng dài khoảng vài chục mét”. Con rồng này có thể đã xuất hiện nhiều lần ở núi Long Sơn và hồ Kỳ Long, do đó tên của những địa danh này cũng gắn liền với loài rồng.
  • “Ký sự về Huyện Nghĩa” của triều đại nhà Thanh viết: Vào năm Hồng Di, triều Minh, ở phía bắc cổng thành của huyện Nghĩa, tỉnh Hà Nam có 5 con rồng đã bay lượn trên không trung. Sau một lúc lâu ở trên cao, chúng rơi xuống đất, và không thể bay lên lại được nữa. Mây kéo đến đầy trời, biển bắt đầu nổi sóng và trời trở nên tối mịt. Những đám mây lớn và sương mù dày đặc xuất hiện trở lại. Cuối cùng khi bầu trời sáng thì năm con rồng đã biến mất.
  • Phần “Những hiện tượng kỳ lạ và hiếm thấy” trong “Ký sự về thiên triều Gia Tĩnh”, cũng kể một câu chuyện tương tự: Vào tháng 9 năm 1588, một con rồng trắng đã được phát hiện trên hồ Bình thuộc huyện Bình Hồ, tỉnh Triết Giang. Nó đã bay lượn trên mặt hồ, chiếu sáng cả một khoảng trời với ánh sáng đỏ.
  • Phần “Những hiện tượng kỳ lạ và hiếm thấy” trong “Ký sự về thiên triều Tống Giang” đã ghi chép một sự việc được chứng kiến xảy ra 20 năm sau sự kiện con rồng trắng được trông thấy ở huyện Bình Hồ. Vào tháng 7 năm 1608, một con rồng trắng giống như con rồng xuất hiện trên hồ Bình đã được nhìn thấy trên sông Hoàng Phố thuộc địa phận huyện Tống Giang.
  • “Thất Kinh Thư” của Long Anh chép rằng vào một ngày trong năm cuối cùng của niên hiệu Thành Hóa, thời Minh Hiến Tông, một con rồng đã rơi xuống trên bãi biển huyện Tân Thủy, tỉnh Quảng Đông. Nó đã bị những người dân chài địa phương đánh chết. Con Rồng này dài hàng chục mét và trông rất giống con rồng trong những bức tranh cổ chỉ trừ cái bụng của nó màu đỏ.
  • “Biên sử về Thiên triều Vĩnh Bình” chép rằng, vào mùa hè năm Đạo Quang thứ 19, nhà Thanh, một con rồng đã rơi từ trên trời xuống vùng hạ lưu sông Luân Hà, ở huyện Lao Đình. Người dân địa phương làm một cái mái che để bảo vệ nó khỏi nắng, và phun nước lên người nó. Ba ngày sau, sau một đêm giông bão, con rồng đã bay đi.
  • Rồng có liên quan mật thiết đến thiên tượng và thời tiết. Vì vậy, mỗi lần rồng xuất hiện thì trời sẽ muốn mưa hoặc có thời tiết dữ dội. Điều này cũng phù hợp với truyền thuyết Thần thoại kể về việc Long Vương phụ trách việc mưa lũ nơi thế gian con người.
  • Có ghi chép nói rằng, khi rồng xuất hiện tại nhân gian thì những người thợ thủ công đã chính mắt nhìn thấy, từ đó họ điêu khắc ra rồng theo trí nhớ của mình.
  • Người cổ đại cho rằng, rồng là loài vật có khả năng ẩn hình, trừ khi chúng nguyện ý hiện hình cho con người chứng kiến hoặc có trường hợp nguy hiểm đến sinh mệnh ra, thì con người sẽ không có khả năng nhìn thấy chúng. Cho nên, người xưa tin rằng mỗi lần rồng xuất hiện thì sẽ có đại biến đổi ở thế gian, sử sách của địa phương hay triều đình phải kịp thời ghi chép, Hoàng đế và dân chúng cũng tổ chức tế lễ Trời đất để tỏ lòng kính ngưỡng của mình.



Rồng là loài vật linh thiêng theo truyền thuyết từ xa xưa của người phương Đông, được coi là loài thú tương trưng cho điều tốt lành. Mình rồng dài, thân có nhiều vảy, đầu có sừng như sừng hươu, chân có móngỊ vuốt, rồng có nhiều tài như bay trên trời, bơi dưới nước...

Ý nghĩa biểu trưng của loài rồng

Rồng là biểu tượng của Hoàng đế, của người quân tử. Rồng có khả năng dùng hơi thở thổi ra nguyên khí trời đất, nguyên khí này chính là nền tảng của học thuật phong thủy. Hình dạng của núi sông, thung lũng, các khối nhà, đường xá đều có liên quan đến các bộ phận của rồng như đầu, mình, thân, đuôi, móng vuốt và viên ngọc rồng từ đó ảnh hưỏng đến môi trường phong thủy. Rồng có sức mạnh tạo ra tiết khí, mưa giông, ánh sáng từ mặt trời, gió biển và đất đai. Rồng biểu trưng cho năng lượng của đất trời, là vật phẩm phong thủy có ý nghĩa quan trọng.Rồng bằng ngọc, đá quý mang nguyên khí Thổ, trong Bát vận đây là cát khí đem lại sự may mắn về công danh, tài lộc. Nên bày rồng ở các hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc trong phòng khách hoặc phòng làm việc ở cửa hàng kinh doanh, buôn bán.



Rồng đem lại may mắn trong kinh doanh, mua bán

Rồng có tác dụng gì trong phong thủy?

Từ xưa rồng luôn là linh vật thần thoại, tượng trưng thiên mệnh cao cả và tối thượng, nhân vật cao cả và tối thượng như vua. Vì lẽ đó vua thường mặc áo có thêu hình con rồng (long bào), ngai vàng, cung điện đều khắc chạm hình rồng...

Còn trọng phong thủy, "long khí" là sinh lực của vũ trụ, nó ẩn hiện trong lòng đất, vận chuyển thành long mạch, mà từ xưa các đại sư phong thủy đã dày công tìm kiếm... Nguồn sinh khí vĩ đại ấy xuất phát từ hướng Đông, nên các đại sư phong thủy đã tìm nhiều cách vận dụng và kích thích sinh khí ở hướng này:

Treo tranh rồng hoặc đặt tượng rồng ở hướng Đông.

​ Rồng là loăi vật cực dương, vì thế không nên đặt trong phòng ngủ.

​ Đặt tượng rồng xanh bằng đá trong khuôn viên trước cửa nhà.

Rồng xanh - Linh vật trừ khử kẻ tiểu nhân hãm hại

Theo phong thủy, rồng có tác dụng trừ khử tiểu nhân, đặt biệt là rồng có màu xanh (gọi tắt là rồng xanh hay thanh long). Nếu đặt rồng xanh ỏ hướng Thìn của ngôi nhà những kẻ tiểu nhân sẽ không dám gây sự quấy nhiễu, hoặc khi hướng Bạch hổ của ngôi nhà khí vận phong thủy quá xấu thì nên bày rồng xanh ở hướng Thìn để hóa giải tai ách do Bạch hổ gây ra.

- Là con vật đứng đầu trong các loài thú lành, nên ngoài việc hóa sát rồng xanh còn tăng cường phát huy quyền lực. Người có chức vụ cao dùng linh vật này càng có hiệu quả lớn.

-Ngoài ra, nó rất phù hợp cho ngườì làm công việc hành chính hoặc hoạt động chính trị, giúp chống lại những lời gièm pha và tăng cưòng quyền uy. Có thể đặt rồng xanh bằng ngọc (tốt nhất), bằng đá, hột đá... ở góc trái bàn viết tượng trưng cho tả Thanh long. Và để loại bỏ hết những khó khăn, trở ngại do tiểu nhân gây ra thì rồng xanh còn có thể bày ở bên trái nhà như vậy hiệu quá sẽ càng tôt hơn.

-Trong thực tế vận dụng, trên tường bên trái treo hình một con rồng xanh chưa đủ sức tiêu trừ triệt để tiểu nhân hãm hại thì ta phải treo đến 3 con, vì trong phi tinh, hướng Đông ứng với con số 3. Sách xưa có câu: “Tiểu nhân hưng ba trở trệ đa ,Thanh long nhất điều khứ kỳ ác” nghĩa là nếu bị kẻ tiểu nhân tác oai tác quái gây khó khăn, ách tắt thì dùng một con rồng xanh để trừ khử hết mọi điều xấu do nó gây ra.

-Vì Thanh long được coi là một loài thú lành nên người ta đồn rằng, nếu như người đàn bà nào trước khi sinh nở mà nằm mơ thấy rồng thì đứa bé trai được sinh ra chắc chắn sẽ tài giỏi hơn người.

Tuy nhiên muốn bày rồng xanh để tránh tiểu nhân phải đợi dịp ngũ long nhật, cụ thể là các ngày Giáp Thìn, Bính Thìn, Mậu Thìn, Canh Thìn và Nhâm Thìn thì hiệu quả mới rõ rệt.

Rồng - Linh vật mang lại may mắn cho phụ nữ độc thân

Ngoài việc đem lại những ý nghĩa tốt đẹp và tránh họa tiểu nhân, sử dụng hình tượng rồng còn đem lại may mắn cho phụ nữ độc thân.

Một trong những vấn đề được phong thủy đặc biệt quan tâm là việc tạo ra sự cân bằng về năng lượng. Cách tốt nhất để có được điều đó là vận dụng những vật phẩm phong thủy vào không gian sông. Với phụ nữ, nên sử dụng biểu tượng rồng để thu hút năng lượng dương.

Rồng là biểu tượng cung cấp năng lượng dương rất mạnh, chủ về vận may trong tình yêu cho những phụ nữ độc thân sống một mình hoặc sống với cha mẹ. Trong trường hợp này, năng lượng toàn âm tạo ra sự mất cân bằng. Nếu việc trang trí của ngôi nhà phản ánh quá nhiều năng lượng âm sẽ khiến người phụ nữ trong gia đình gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người yêu và bạn đời. Bạn có thể khắc phục điều này bằng cách khai thác năng lượng dương rất mạnh của rồng. Nơi tốt nhất để tạo năng lượng dương của rồng là phòng khách.

Từ giữa phòng khách nhìn ra phía trước và chọn tường bên trái của căn phòng này, tức là phương vị Thanh long để bố trí một kệ nhỏ và đặt rồng trên kệ này. Đầu rồng nên được hướng ra cửa chính của ngôi nhà. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên chọn ngũ long nhật để đặt rồng trong nhà.

Cách bài trí hình tượng rồng

Trong phong thủy, biểu tượng rồng mang ý nghĩa thịnh vượng, trừ tà nên người Việt thường thích bày trong nhà những vật dụng trang trí có hình rồng và coi đó như một cách làm tăng thêm may mắn.

Chọn hình tượng rồng

Những hình tượng rồng được biết đến thường được chọn để trưng bày nhằm mục đích trấn yểm theo phong thủy là những tranh vẽ, phù điêu đồng, tượng hình khối... Tuy nhiên theo phong thủy, phù điêu đồng hay tượng hình rồng bằng đồng thường là những vật khí phong thủy mang lại hiệu ứng mạnh mẽ nhất.

Hình tượng rồng phải thể hiện được nét hiền hòa, uyển chuyển. Nếu là hình tượng mạnh mẽ thì không lộ nét hung hiểm, dữ tợn mà ngược lại phải thể hiện được khí thế oai nghiêm. Nên chọn hình tượng 1 rồng với viên minh châu được ngậm trong miệng, nếu là 2 rồng thì phải có minh châu ở giữa 2 rồng, gọi là lưỡng long tranh châu. Màu sắc rồng nên chọn là màu vàng, vì Thìn - rồng trong 12 Địa chi thuộc hành Thổ, màu vàng. Nên kết hợp trang trí rồng với nước, rồng sinh ra từ nước, khi gặp nước sẽ rất dũng mãnh. Nếu đặt rồng ở chỗ khô hạn sẽ khiến nó mất hết uy phong. Vì thế, nếu trong nhà bày vật trang trí hình rồng, nên đặt tại chỗ có nước. Nếu có thể nên đặt hình rồng phía trên hoặc bên phải hay bên trái bể cá, như thế sẽ rất thích hợp, làm tăng thêm vượng khí.



Vị trí nên đặt hình tượng rồng trong nhà


Theo quan niệm xưa, nên đặt phù điêu rồng hay tượng rồng ỏ bên trái, bên phải của đại sảnh, phòng khách hay phòng làm việc của gia chủ. Bởi khi bố trí hình tượng rồng như vậy là cách thể hiện quyền uy của người đứng đầu và là điềm tốt lành trong các mối quan hệ ngoại giao, thuận lợi cho việc tương kiến những quý nhân giúp đỡ hay hợp tác, tránh tai tiếng thị phi.

Hướng thích hợp đặt rồng theo phong thủy

Rồng thích hợp đặt nơi hướng về sông hoặc biển, nếu nhà quay về hướng biển hay sông hồ đặt rồng đều tốt. Có thể tăng thêm vượng khí bằng cách dùng một đôi rồng đá màu đen hoặc nâu, đặt trên bệ cửa sổ hay ban công, gáy hướng về phía biển hay sông, như thể một đôi rồng vừa bay lên khỏi mặt biển, về mặt phong thủy cách bố trí này có thể mang lại sự thịnh vượng.Nhưng cần chú ý bảo đảm phía trước không được có nước bẩn hay cống ngầm, vì như thế sẽ khiến đôi rồng bị ảnh hưởng

Rồng thích hợp đặt ỏ hướng Bắc. Nếu trong và ngoài nhà đều không có nưóc, cách khắc phục là đặt những vật trang trí hình rồng ỏ phía Bắc. Nguyên nhân chủ yếu là do phía Bắc là nơi có “nhiều nước”, vì thế rất thích hợp với loài ưa nước như rồng

Những điều kiêng kỵ


- Theo học thuyết Âm dương Ngũ hành, việc đặt hình tượng rồng sau lưng người ngồi là một điều kiêng kị, bởi nếu đặt hình tượng rồng ỏ vị trí này sẽ tạo hiệu ứng vương quyền hay quyền lực bị lấn áp hay khống chế. Điều này không tốt cho việc sử dụng lợi ích phong thủy.

- Cũng kiêng kỵ để hình tượng rồng đối diện người ngồi, tức rồng chầu ngược vào chính diện của người chủ hay người lãnh đạo. Vị thế này đều gây bất lợi cho người phải ngồi đối diện với hình tượng ấy.

- Rồng không thích hợp đặt hướng về phòng ngủ của trẻ vì như vậy không chỉ khiến trẻ nhỏ hoảng sợ mà về phong thủy học còn tạo ảnh hưởng tiêu cực.

- Nếu trước văn phòng có rãnh nước bẩn thì không nên đặt đồ trang trí hình rồng, vì nó sẽ khiến cho con rồng bị vấy bẩn, khiến cho nhân viên trong công ty hay ốm đau, bệnh tật.

- Rồng tuy là con vật cát tường nhưng vì nó là loài mãnh thú có khả năng khắc chế mạnh nên không có lợi cho những người tuổi Tuất. Vì vậy, những ngươi đứng đầu văn phòng hay công ty là người tuổi Tuất thì không nên bài trí hình con rồng.

Lưu ý treo tranh phong thủy hình rồng trong văn phòng

Có rất nhiều đồ vật bài trí mang hình rồng, tuy nhiên khi lựa chọn treo tranh phong thủy hình rồng thì nên lồng trong khung kính, viền có màu vàng kim và treo hướng Bắc. Nếu là bức tranh có 9 con rồng thì trong đó phải có 1 con đầu đàn. Nếu không chúng sẽ trở thành rồng mất đầu, gây ra nhiều điều tai tiếng, thị phi, mang lại những điều không may mắn cho công ty.



Loài rồng trong kinh Hoa Nghiêm




Theo Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký của Tổ Hiền Thủ thì loài rồng có mối liên hệ khá mật thiết với kinh Hoa Nghiêm. Bản Hoa Nghiêm chúng ta đang có đây thuộc về Hạ bản và Lược bản trong 6 bản Hằng bản, Đại bản, Thượng bản, Trung bản, Hạ bản và Lược bản.


Xuất xứ kinh Hoa Nghiêm


Theo Hoa Nghiêm Kinh Thám Huyền Ký của Tổ Hiền Thủ thì loài rồng có mối liên hệ khá mật thiết với kinh Hoa Nghiêm. Bản Hoa Nghiêm chúng ta đang có đây thuộc về Hạ bản và Lược bản trong 6 bản Hằng bản, Đại bản, Thượng bản, Trung bản, Hạ bản và Lược bản.

Hằng bản không thể kết tập, không thể giới hạn số kệ tụng nhiều hay ít. Không phải là chỗ mà các hạng vị dưới có thể thọ trì. Tất cả vạn pháp trong pháp giới như cây cối, hình tượng… đều có thể là nơi chuyển pháp luân như luận đã nói: “Nơi mỗi đầu lông, niệm niệm thường thuyết pháp không dứt”.

Đại bản là chỗ thọ trì của các đại Bồ-tát có lực Đà-la-ni, không thể ghi chép trên bối diệp. Bối diệp, là lá cây bối đa. Ngày xưa kinh được ghi trên lá bối đa. Kinh này không thể theo lệ thường đó.

Thượng bản là bản thượng trong văn kiết tập.

Tương truyền rằng: Bồ-tát Long Thọ gặp được hai người con của Long vương. Họ đã dẫn Long Thọ xuống Long cung theo lời yêu cầu của Long phụ với một sự trao đổi: Loài rồng sẽ giúp đỡ việc xây dựng chùa chiền và tạo tinh dầu trầm cho bức tượng của nữ Bồ-tát Tara, bù lại Long Thọ dạy pháp cho loài rồng. Long Thọ đã xuống Long cung, tiến hành nhiều lễ cúng dường và giảng pháp tại đó.

Tại Long cung, Bồ-tát Long Thọ đã bắt gặp kinh Bất Tư Nghì Giải Thoát, có ba bản. Bản thượng có số kệ nhiều như bụi trong Thập tam thiên đại thiên thế giới, có số phẩm nhiều như bụi trong Tứ thiên hạ. Trung bản thì có 498.800 bài kệ và 1200 phẩm. Hai bản này vẫn còn cất giữ tại Long cung, vì hai bản này, lực của người Diêm phù đề không thể thọ trì, nên không lưu truyền ở cõi này.

Hạ bản có 100.000 bài tụng và 38 phẩm. Đây là bản mà Bồ-tát Long Thọ mang về lưu truyền ở Tây Thiên Trúc. Chính là kinh Bách Thiên với 100.000 bài tụng. Tây vực tương truyền trong núi nước Vu Điền và Nam-già-câu-bàn đều có bản này. Bồ-tát Long Thọ mang Hạ bản về, tạo ra luận Đại Bất Tư Nghì cũng có 100.000 bài tụng để giải thích kinh này.

Lược bản là bản 60 quyển được lưu truyền ở đời. Vào thời ngài Hiền Thủ, trên tháp Đại Từ Ân, phát hiện bản Hoa Nghiêm bằng tiếng Phạn có ba bộ. Đối chiếu sơ với bản Hán lúc đó thì thấy rất nhiều chỗ tương đồng, số tụng cũng tương tợ.

Thời Đông Tấn có sa môn Chi Pháp Lĩnh ở nước Vu Điền cùng với Bồ-tát người Bắc Thiên Trúc là thiền sư Phật Đà Bạt-đà-la (Con cháu của vua Cam Lộ Phạn, từng đến cung trời Đâu-suất theo Di Lặc vấn nghi) lập riêng pháp đường Hộ Tịnh tại chùa Tạ Tư Không ở Dương Châu để dịch kinh này. Lúc đó, trước pháp đường có một hồ sen, mỗi ngày có hai đồng tử áo xanh từ trong đầm đến pháp đường vẩy nước quét dọn pháp đường. Chiều tối mới trở lại đầm. Tương truyền, do kinh này ở tại Long Cung đã lâu, giờ thấy kinh được truyền bá lưu thông, Long vương vui mừng mà tự cho người đến giúp. Từ đó, tên chùa được đổi thành Hưng Nghiêm Tự.

Cũng tương truyền rằng: Pháp đường Phổ Quang - nói trong phẩm Danh Hiệu Như Lai (bộ 60 quyển) - cũng do loài rồng làm ra cúng dường Phật. Khi Phật mới thành đạo, các rồng thấy Phật ngồi lộ thiên dưới cây bồ-đề mới vì Phật làm ra pháp đường đó.
Loài rồng trong kinh Hoa Nghiêm


Chúng trong các hội của kinh Hoa Nghiêm, số nhiều như thập Phật vi trần, không có tướng phần hạn, tương nhập trùng trùng như lưới châu của trời Đế - thích. Hội I của kinh Hoa Nghiêm có 55 chúng. Không phải chỉ có trời, người mà còn có các bộ quỉ, thần, súc sinh…Từ Bồ-tát Phổ Hiền đến Ma-hê có 34 chúng. Từ Thiện Hải về lại Phổ Hiền là 18 chúng. Chúng Tỳ-lâu-ba-xoa Long vương là một trong 18 chúng đó.

Tỳ-lâu-ba-xoa, Trung Hoa gọi là Tạp Ngữ Chủ, cách gọi mới là Xú Mục, thống lãnh hai bộ chúng ở phương tây. Một là Phú-đa-na, tức Nhiệt quỉ bệnh. Hai, là tất cả rồng.

Theo kinh Tu-di Tạng, báo thân rồng có 5 thứ:

1. Thiện Trụ Long vương, là tất cả Long vương có hình voi.

2. Nan-đà Long vương, còn gọi là Hoan Hỉ, là tất cả Long vương có hình rắn.

3. A-na-bà-đạt-đa Long vương, Trung Hoa gọi là Vô nhiệt não, còn gọi là Thanh lương, là tất cả long vương có hình ngựa. Theo kinh Báng Phật, loại Long vương này xa lìa được ba thứ họa của các loài rồng: Cát nóng không thể rơi vào đầu; Không dùng thân rắn hành dục; Không sợ loài Kim xí điểu.

Còn lại các loài rồng khác ở Diêm-phù-đề đều có 4 thứ khổ. Ba thứ vừa nói cộng với gió thổi vào y báu thì lộ thân mà sinh khổ. Chỉ có loài Long vương này là không bị các thứ phiền não đó, nên nói thanh lương. Theo luận Đại Trí Độ, loài Long vương này là Bồ-tát Thất trụ.

4. Bà-lâu-na Long vương, đây gọi là Thủy long vương, là Long vương có hình cá.

5. Ma-na-tu-bà-đế Long vương, đây gọi là Từ tâm, cũng gọi là Cao ý, vì có uy đức và tâm ý cao hơn các rồng khác. Loài này có dạng như ễnh ương. Trong luật nói có bốn thời chúng không thể biến hình: mới sinh, lúc chết, ngủ và hành dục. Các thời còn lại đều có thể biến hình.

Trong kinh Hoa Nghiêm, chúng Tỳ-lâu-ba-xoa này có 10 vị đắc pháp:

1. Tỳ-lâu-ba-xoa Long vương: Nhờ tu pháp môn “Nhất thiết long thú trung trừ diệt sí nhiên khủng bố cứu tế” mà được tự tại. Là ở trong tất cả các loài rồng mà trừ diệt nóng bức, cứu cái khổ cát nóng cho rồng. Ngoài ra còn cứu cái khổ sợ hãi do Kim sí điểu gây ra. Nhờ thực hành công hạnh đó mà được tự tại. Đây là ứng vào tướng mà nói. Ứng vào thật thì “Trừ diệt sí nhiên” chính là trừ đi ác tâm, cứu cái nhân của ác đạo. “Cứu tế” là cứu cái quả của ác đạo.

2. Hải Long vương: Nhờ pháp môn “Nhất niệm trung năng chuyển nhất thiết bất khả tư nghì long thân” mà được tự tại. Là trong một niệm, có thể chuyển tất cả thân rồng không thể nghĩ bàn.

Nói “không thể nghĩ bàn” là vì các việc sau: Có thể chuyển thân rồng thành sắc thân ứng với các căn cơ cùng với Phật tịnh đức; Trong một niệm có thể làm được việc đó; Hiện nơi một lỗ lông; Thân rồng chính là thân Phật nên lỗ lông của Phật hiện gọi là chuyển thân rồng.

3. Vân Lạc Diệu Tràng Long: Nhờ pháp môn “Nhất thiết hữu thú chuyển thanh tịnh luân văn thanh” mà được tự tại. Là nhờ vào thanh âm diễn nói thâm pháp. Trong các cõi đều nghe. Nên được tự tại.

4. Tu–di Phổ Tràng Long: Nhờ pháp môn “Nhất thiết chúng sinh thị đại công đức hải” mà được tự tại. Là chỉ cho tất cả chúng sinh thấy công đức hải trong lỗ lông của Phật. Sau, là nhiếp chúng sinh nhập đại công đức hải. Nhờ công đức đó mà được tự tại.

5. Đức-Xoa-già Long: Trung Hoa gọi là Đa Thiệt, vì có nhiều lưỡi. Cũng vì ham nói mà gọi là Đa Thiệt. Còn gọi là Năng Tổn Hại, vì loài Long vương này khi nổi sân, người nhân gian nếu gặp phải khí giận của nó thì đều mất mạng. Loài Long vương này nhờ pháp môn “Ly khủng bố thanh tịnh” mà được tự tại. Là nhờ tịnh quang của Phật trí, có thể cứu được cái khổ của khủng bố.

6. Vô Lượng Bộ Long: Nhờ pháp môn “Thị hiện nhất thiết chúng sinh vô lượng vân siêu độ vô lượng kiếp trụ thọ” mà được tự tại. Là Phật thân hiện hình Phật ở mười phương, ngậm mưa tưới thắm mọi căn cơ và nhiều kiếp trang nghiêm quốc độ.

7. Diễm Nhãn Thiện Trụ Long: Nhờ pháp môn “An lập nhất thiết thế giới phân biệt vô lượng Phật pháp thị hiện phương tiện” mà được tự tại. Lỗ lông hiện các quốc độ gọi là “an lập tất cả thế giới”. Ở tại đó thuyết pháp nên nói “phân biệt vô lượng Phật pháp thị hiện phương tiện”.

8. Ly Cấu Thể Sắc Long: Nhờ pháp môn “Nhất thiết chúng sinh ly cấu hoan hỉ tri túc nhập phương tiện” mà được tự tại. Là dùng pháp ứng hợp với căn cơ khiến họ được hoan hỉ. Đó là vì ly nhiễm, biết đủ và khéo chứng.

9. Phổ Hạnh Quảng Thánh Long: Nhờ pháp môn “Nhất thiết thiện ác âm thanh cụ mãn bình đẳng quán” mà được tự tại. Là y vào tính bình đẳng đối với các âm thanh thiện ác mà được tự tại. Với tất cả chúng sinh đều như vậy.

10. A-na-bà-đạt-đa Long vương: Nhờ pháp môn “Đại bi vân ấm phú nhất thiết chúng sinh ly khổ”. Là dùng mây đại bi che chắn cho tất cả chúng sinh giúp họ lìa khổ. Long vương này thuộc loài có vảy mai, ngày đêm chuyển các dòng nước không để bị cạn, cứu chúng sinh cõi Diêm-phù-đề.

Đó là mười vị Long vương đắc pháp, được đạo tự tại trong kinh Hoa Nghiêm.


Trong kinh Hoa Nghiêm, mọi loài đều có thể đắc pháp và được đạo. Dù là súc sinh hay ngạ quỉ, đều có thể là hàng Bồ-tát đắc pháp. Long vương Đức-xoa-già mỗi khi nổi giận, khí giận mạnh đến nỗi có thể làm chết người, nhưng vẫn được pháp tự tại.

Điều đó cho thấy, ai cũng có thể tu hành được đạo, chỉ là chịu tu hay không. Cũng như ai cũng có thể là Bồ-tát dù với thân tướng nào. Cho nên, trong nhà thiền có câu “Phản quan tự kỷ bổn phận sự bất tùng tha dắc”. Nương đó tu hành để khỏi tổn mình hại người.



Hình tượng con Rồng trong đời sống của người Việt

Rồng ở Việt Nam biểu tượng gắn bó trong đời sống, tình cảm, tâm hồn cả dân tộc.


  • Đặc điểm văn hoá phương Đông khác nhiều so với văn hoá phương Tây. Ngay hình tượng con vật, như Rồng trong đời sống cũng khác. Đó là rồng phương Tây biểu tượng cho sức mạnh quyền uy. Rồng phương Đông, có trường hợp biểu tượng quyền uy, có khi thân gần, biểu hiện cho đời sống tâm linh,tinh thần, hy vọng của con người, nhất là người lao động.
  • Nói đến Rồng -biểu tượng của phương Đông, thì Rồng với người Việt càng đậm nét hơn các nước phương Đông khác, ngay cả với Trung Hoa. Rồng Trung Hoa, thường biểu hiện cho vua chúa quyền uy. Rồng ở Việt Nam biểu tượng gắn bó trong đời sống, tình cảm, tâm hồn cả dân tộc. Điều này, thể hiện là: cha ông ta và con cháu vẫn cho mình là con Rồng cháu Tiên.Nói đến Rồng khi được coi là biểu tượng, chúng ta ta thấy ngay rằng, người phương Đông lấy 12 con vật mang tên 12 năm. Một giáp và mỗi năm mang biểu tượng và tên 1 con vật như: Năm Tý (chuột ), Sửu (trâu), Dần (hổ), Mão (mèo), Thìn (rồng ), Tỵ (rắn), Ngọ (ngựa ), Mùi (dê), Thân (khỉ ), Dậu (gà), Tuất (chó), Hợi (lợn). Trong 12 con vật ấy, có 7 con (chó, mèo, gà, lợn, ngựa, trâu, dê) đã được loài người thuần hoá, được nuôi ở các gia đình; có 4 con (chuột, hổ, rắn, khỉ) là động vật hoang dã. Duy chỉ có rồng là con vật thần thoại.
  • Truyền thuyết Âu Cơ lấy Lạc Long Quân, sinh ra 100 trứng, nở ra 100 con nói rõ điều này. Vua Hùng và con cháu, đều là hậu duệ của Lạc Long Quân, Âu Cơ, là chủ nhân sớm nhất ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, đã cùng chung sức, chung lòng khai hoang, tìm giống, rồi trồng lúa làm nguồn sống chính. Thế là “nền văn minh lúa nước ” được ra đời từ đấy.
  • Trồng lúa, phải có phân, cần, giống- ba thứ quan trọng trong trồng lúa nước. Khi cuộc sống mới thoát thai hoang dã, đang tiến đến thời kỳ sơ khai, đời sống con người, cùng công việc lao động còn phụ thuộc và bị thiên nhiên chi phối, thì mưa rất quan trọng với việc trồng lúa nước. Quan niệm của người xưa, cho là Rồng phun ra nước, tức Rồng làm cho mưa, ra nước. Và Rồng có tài hút được nước và phun ra nước.
  • Vậy nên, có Rồng là có nước. Vì thế, người ta tin ở Rồng, hy vọng, mong muốn, chờ mong ở Rồng. Cho nên mọi người, nhất là con cháu của Rồng, cũng là thể hiện sự gắn bó với Rồng, với Tổ tiên, đồng thời cầu mong tổ tiên phù hộ, phù trợ cho đời sống của mình, cũng có nghĩa là cầu mong Rồng cho mưa thuận gió hoà mà luôn có đủ nước để trồng cấy lúa nước được tốt cây, sây bông.
  • Chính vì sự gắn bó và hy vọng tốt đẹp đó, mà người Việt có nhiều nét đậm tình đậm nghĩa, với hình ảnh đậm nét của Rồng trong đời sống. Thực tế đã chỉ rõ qua thần thoại, huyền thoại và sự tích như: Sự tích Thăng Long – Rồng bay lên (ở Đại La - Hà Nội), ở sự tích Vịnh Hạ Long – Rồng hạ cánh (ở Quảng Ninh), còn là vịnh Bái Tử Long (cung kính Rồng), đảo Bạch Long Vĩ (Rồng trắng), sông Cửu Long (chín Rồng), sông Hoàng Long (Rồng vàng)…
  • Rồng được coi là biểu tượng tâm hồn, tình cảm, sức mạnh, sự phồn vinh của dân tộc, cộng đồng, xã hội, con người, nên ở nhiều di tích, công trình xây dựng, Rồng được hiện hình, có khi hàng đàn, có khi bên cạnh Rồng còn có hình người nông dân đang cày ruộng…
  • Bầy đàn có con đầu đàn. Bộ lạc có người đứng đầu. Quốc gia có vua cai quản, thì quyền uy được tôn trọng, đề cao, tôn vinh… Sự tôn vinh đó, không có gì bằng hình tượng Rồng, như cha ông ta quan niệm. Bởi vậy, người ta đã lấy hình tượng Rồng biểu hiện cho uy quyền của nhà nước phong kiến, qua việc dùng hình ảnh Rồng trang trí nội thất sang trọng trong cung vua, phủ chúa, những công trình, di tích tầm cỡ quốc gia. Hình dáng Rồng còn được tạo ra mặt Rồng, mình Rồng trên nhiều vật phẩm, như ở áo của vua , ở trong cung vua. Ngoài ra còn có hình tượng Rồng ở sân Rồng, là biểu tượng Rồng gắn liền với vua và uy quyền triều đình.
  • Do vậy, Rồng không còn là xa lạ, linh thiêng, uy quyền mà Rồng đã hiển hiện cả trong đời sống, trong ngôn ngữ, cả trong chữ nghĩa. Đã đến một thời, hình tượng con Rồng, không còn là nói về vua, chúa quyền thế sang trọng, giàu sang… , mà còn biểu hiện cả ở tầng lớp bình dân, ở đời thường, ngay cả ở cửa miệng mọi người, khi nói những câu bao hàm nhiều ý nghĩa về Rồng: “Rồng vàng tắm nước ao tù”, “Rồng đến nhà tôm”… Để tôn vinh uy quyền độc tôn về Rồng, nhà vua đã cấm người dân vẽ, khắc, chạm hình Rồng nơi nhà cửa, đồ dùng của thường dân. Nhưng sức mạnh của sự tôn kính, tin tưởng, ngưỡng vọng, mong ước về Rồng trong đời sống vật chất, tinh thần, mà người ta đã nảy ra tài trí, làm cho Rồng vượt cung đình, đến với nhiều gia đình, làng bản, xóm quê, thành phố… cũng cùng trong cảnh dân vất vả, có tình, có ý như người bình thường. Đó là sự vượt ra khỏi cương thường, giáo lí, đạo lí, đến với đời thường, làm những việc bình thường, thông thường. Ví như hình tượng Rồng cõng trên lưng cô gái đẹp, bay vào đám mây xa ảo, mà vua chúa cũng phải thông cảm, nhượng bộ, như tấm bia thời Lê đã ghi rõ biểu tượng này.
  • Với ước vọng của con người, Rồng còn có nghĩa tượng trưng cho sự khoẻ mạnh, cao lớn, phi thừơng, qua các thành ngữ: “Phủ Đầu Rồng”, “Ăn như Rồng cuốn”. Trong tâm linh và tưởng tượng, Rồng cũng hiện ra, với hình ảnh người ta nghĩ ra có hình hài quái dị, phi lí, khác thường, qua hình tượng như các từ: Rồng đất, Rồng tre, con tôm rồng, ma cà rồng, cây xương rồng...
  • Không chỉ thế, Rồng còn có ở cung điện, dinh thự của vua chúa, tổng đốc, trên đình, chùa, trong đĩa, bát gốm, sứ … với những hình ảnh, dáng vẻ theo từng cảnh trí, vật dùng, đồ dùng với sự mong ước, mỹ cảm của con người.
  • Rồng cũng có kết cấu khá tinh xảo, đầy ý nghĩ, được trang trí bằng vật liệu quý hiếm, thể hiện ở những vị trí trang trọng như: Long hàm thọ (Rồng ngậm chữ thọ), Lưỡng long triều nguyệt (hai Rồng chầu mặt trời). Rồng còn hiện ra qua hình ảnh: Long ẩn (Rồng lúc ẩn, lúc hiện giữa sóng nước, trời mây), thấy ở cánh cổng Văn Miếu (Hà Nội). Hoặc Rồng được cách điệu thành “Vân hoá Long ”- tức là mây được cách điệu thành Rồng, từ một vật như một cây trúc, một khúc tre, khúc gỗ, một cây mai, một chiếc lá, một đám mây, con cá như cá chép…
  • Tất cả đều mô phỏng hình tượng con Rồng chính thống và mong ước mỹ cảm, chính đáng… Đó là hiện tượng “hoá Long” như , trong số 82 bia Tiến sĩ đặt ở Văn Miếu (Hà Nội), có 55 đôi khắc Rồng trên trán bia, thì có 44 đôi có cách điệu Rồng là: vân hoá Rồng- mấy cách điệu thành hình con Rồng; hoặc “ngư Long hí thuỷ”- tức là rồng đang cùng cá gáy đùa rỡn trong sóng nước biển khơi, giữa trời mây nước biếc… Đây là những tranh thờ, vẽ Rồng đặt nơi thờ cúng.
  • Rồng còn có mặt trên nhiều sản phẩm thực phẩm, chai lọ, nhãn mác…, nhất là đặt tên Rồng cho nhiều cửa hàng, cửa hiệu hoặc mang tên Rồng trên bánh, kẹo, bánh đậu xanh “Rồng vàng” hoặc có tên ở trên giấy, mực như: giấy Thăng Long, mực Cửu Long hoặc nơi nhà hát, rạp chiếu bóng cũng mang tên Rồng: Rạp Châu Long, rạp Thăng Long…
  • Như thế, thấy Rồng gắn bó, hoà hợp một cách thân gần, biểu tượng phong phú, đa dạng trong đời sống vật chất, tinh thần của người Việt từ xưa đến nay. Rồng là con vật huyền thoại, nó đẹp và diệu kỳ không gì tả thế, so được, qua trí tưởng tưởng của con người vô cùng phong phú.


Rồng trong kinh điển Phật giáo



Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là do Lạc Long Quân gặp nàng Âu Cơ ở Động Đình Hồ, sau đó sinh ra một cái bọc trăm trứng, từ bọc đó nở ra trăm người con. Lạc Long Quân là cốt Rồng, Âu Cơ là cốt Tiên, khi sinh ra 100 người con như vậy, Rồng vốn ở nước, Tiên ở núi cho nên mới chia 100 người con ra hai phần: 50 người đi theo cha xuống biển, 50 người đi theo mẹ lên núi, từ đó dân tộc ta có nguồn gốc là con Rồng cháu Tiên.


Khi dân tộc ta có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên thì chúng ta là dòng giống Rồng Tiên. Dòng giống Rồng Tiên vốn là dòng giống cao cả, oai phong, dũng cảm. Rồng Tiên có sức mạnh phi thường và khả năng biến hóa khôn lường.



Đời Lý có vua Lý Công Uẩn, con nuôi của Thiền sư Lý Khánh Vân, được sự dạy dỗ giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, là hai vị Thiền sư đầu đời Lý rất nổi tiếng về đạo hạnh và trí tuệ thông bác hơn người.


Khi ấy gặp lúc vua Lê Ngọa Triều cuối đời Tiền Lê là một vị hôn quân, sa đọa, hung ác, dân tình oán thán. Vua này ăn chơi trác táng nên đã sinh bệnh không thể ngồi dậy thiết triều được, mỗi khi thiết triều chỉ nằm mà thôi, cho nên có danh là Lê Ngọa Triều. Trước tình hình như vậy, ngài Vạn Hạnh Thiền sư cùng Đào Cam Mộc, một vị đại thần trong triều sắp đặt đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập nên triều đại nhà Lý trị vì trên 200 năm rất vững chắc.


Khi lên ngôi, vua tự xưng là Lý Thái Tổ. Từ đất Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ nghĩ rằng, đất nước đã độc lập, không thể ở một nơi đất đai chật hẹp, giao thông không thuận tiện, ngài nghĩ, tại sao trẫm không dời đô về một chỗ khác cho thuận tiện hơn cho việc triều chính, tiện cho việc đối nội lẫn đối ngoại. Từ đó vua mới ra chiếu dời đô về đất Hà Nội bây giờ. Trong khi về đến Hà Nội thấy một con Rồng vàng bay lên, nên vua mới lấy đó để đặt cho Kinh đô nước ta là Thăng Long. Thăng Long là thủ đô của nước Việt Nam lúc bấy giờ. (Thăng Long tức là Rồng bay lên). Rồng bay lên thì cũng có thể hạ xuống, chỗ hạ xuống là ở tỉnh Bắc Ninh, nên mới có Vịnh Hạ Long, tức là vịnh Rồng hạ xuống.


Rồng bay lên từ Hà Nội lấy thủ đô là Thăng Long và hạ xuống ở vịnh Hạ Long (tỉnh Bắc Ninh). Chỗ này bây giờ là một di tích thiêng liêng và là kỳ quan thế giới được Liên hợp quốc công nhận.


Ở miền Nam có một con sông gọi là sông Cửu Long, tức là sông có 9 con Rồng (tức chín luồng nước hợp lại như chín con Rồng giao nhau), và có bến Nhà Rồng ở thành phố Hồ Chí Minh. Như thế là Việt Nam chúng ta từ vị khai tổ ở Bắc, nguồn gốc đầu tiên theo truyền thuyết là Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ, đến khi Lý Thái Tổ lên ngôi vua và hạ chiếu dời đô về Hà Nội, đặt tên là Thăng Long, rồi có vịnh Hạ Long ở Bắc Ninh là nơi Rồng hạ xuống, tất cả đều có dính dáng đến Rồng.


Như vậy nước Việt Nam chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau đầu, đuôi và giữa đều có Rồng. Theo địa lý thì miền Bắc là đầu Rồng, ở giữa cố đô Huế cũng có bệ Rồng (triều nhà Nguyễn) là mình, và vào trong Nam là chân Rồng, đâu đâu cũng có Rồng hết. Mà Rồng là một linh vật nhanh nhẹn, thông minh, biến hóa khôn lường, đó là một hình tượng rất được dân chúng ưa chuộng. Việt Nam chúng ta là con Rồng cháu Tiên thì chúng ta phải bảo vệ, xây dựng và giữ gìn nó như thế nào để xứng đáng là con Rồng cháu Tiên.


Như vậy là tôi đã nói sơ lược về Rồng có dính đến truyền thuyết dân tộc Việt Nam ta.


Bây giờ tôi nói Rồng có liên quan đến kinh điển Phật giáo. Trong kinh sách Phật có 3 lần Rồng xuất hiện.


Lần thứ nhất là lúc đức Phật Giáng sinh thì có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật, gọi là Cửu Long phún thủy (Chín con Rồng phun nước để tắm cho Phật). Đó là một tích sử rất xa xưa, bây giờ ở miền Trung ít thấy, còn miền Nam thì nhiều. Các chùa miền Nam khi họ khắc hoặc chạm trổ tượng, bao giờ cũng có tượng Đản sinh, xung quanh có 9 con Rồng đứng hầu, là lấy tích sử đức Phật ra đời có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật. Đó là Rồng xuất hiện trong kinh sách Phật giáo lần thứ nhất.


Lần thứ hai là trên đường đức Phật đi giáo hóa sau khi Ngài Thành đạo. Sau ngày Thành đạo, Ngài đến Lộc Uyển thuyết pháp độ cho 5 vị Tỳ kheo Kiều Trần Như xong, Ngài liền nghĩ đến hạng căn cơ nào tiếp theo có thể tiếp nhận được giáo lý của Ngài? Ngài quán biết tại xứ Ấn Độ lúc bấy giờ có 3 anh em ông Ca-diếp gọi là Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Già-da Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp, rất nổi tiếng là hàng ngoại đạo rất được kính trọng mà ở đấy họ đang thờ Thần lửa. Ngài muốn hóa độ cho 3 anh em Ca-diếp bằng cách: Hôm ấy Ngài đi qua chỗ cư trú của ông Ca-diếp anh, thì trời tối nên xin vào ở trọ và ngủ lại. Ông anh Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy Ngài hình dung phương phi rạng rỡ, nét mặt thanh thoát, tự tại, giải thoát, ông liền hỏi Ngài: Đạo nhơn có mạnh khỏe không mà xem người vui vẻ như thế? Ngài mới trả lời rằng: "Vô bệnh đệ nhất lợi, thiểu dục tri túc đệ nhất phú, thành tín đệ nhất thân, Niết-bàn đệ nhất lạc" (không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, thành tín là thân nhất, Niết-bàn là vui nhất). Vì Phật giáo có những cái nhất như thế nên phật tử chúng ta khi học hỏi giáo lý của Ngài, đã thâm nhập giáo lý ấy thì cũng rất tự tại và an vui.


Ngài nói xong rồi và hỏi: Ông có bằng lòng cho tôi trọ lại một đêm không? Ông ta trả lời: Cho Đạo nhơn trọ lại tôi không tiếc gì; nhưng tiếc rằng bây giờ đây Tăng chúng đồ đệ của tôi đông quá, không có chỗ để cho Ngài tạm trú, duy chỉ còn một chỗ ở nơi đền thờ Thần Lửa ở bên góc kia, Ngài có thể tạm trú ở đó có được không? Ngài nói, chỗ nào cũng được, ông chỉ cho tôi trọ lại một đêm thì tôi cám ơn vô cùng. Khi đó ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói rằng: Tuy tôi nói là nói vậy, nhưng trong đền thờ Thần Lửa đó nguy hiểm lắm, tôi sợ tính mạng của Ngài bất an, không toàn vẹn được, vì trong đó có con Hỏa Long (Rồng Lửa), hễ người nào vào đó lạ hơi thì nó sẽ phun khói, phun lửa ắt sẽ bị tiêu hết, không cách gì tránh được. Ngài nói cám ơn và xin ông chớ lo. Ông vui lòng chấp nhận cho tôi ở là tốt lắm rồi.



Đến khi đức Phật vào ở trong đền thờ Thần Lửa đó, con Rồng Lửa ngửi thấy mùi hơi lạ, nó từ trong động trườn ra phun khói. Khi khói phun tới chỗ Ngài, nhưng lạ thay, khói đó dội ngược trở lại nơi chính nó. Nó lại phun lửa, lửa chưa tới Ngài mà dội ngược lại nơi nó. Khi đó con Rồng Lửa mất hết cả thần thông, không làm sao hại Ngài được, nên nó gô mình lại (cuộn tròn) nằm cong núp vào một góc để tránh khói lửa do nó phun ra. Thấy vậy, động lòng từ bi, đức Phật liền đưa bình bát ra và con Rồng Lửa bay vào đó để lánh nạn, nên trong kinh có chữ hàng Long phục Hổ (hàng phục Rồng và hàng phục Cọp). Vì sao Ngài hàng phục được các loài hung dữ như vậy? Vì Ngài lấy đức từ bi, lấy lửa tam-muội để hàng phục các loài hung dữ ấy.


Lại nói ông Ca-diếp anh, khi thấy lửa trong đền nổi lên, thầy trò ông liền hối nhau múc nước để dội vào trong đền. Thầy trò ông càng dội nước, thì lửa càng bùng lên dữ dội, không cách nào dập tắt được. Ông lấy làm lo lắng cho tính mạng của Ngài và đâm ra hối hận vì đã để Ngài ngủ trong đó.


Bất thình lình, đức Phật ung dung ôm bình bát từ trong đền thờ Thần Lửa bước ra, thầy trò ông Tần-loa Ca-diếp vô cùng ngạc nhiên, kính phục và bước lại hỏi Ngài. Thưa Đạo nhơn, lâu nay không có ai dám đối địch với con Rồng Lửa hung dữ này cả, nay sao Đạo nhơn hàng phục nó một cách dễ dàng như vậy? Khi gặp đức Phật ông ta trầm trồ ngợi khen đức Phật, nhưng trước mặt đồ chúng đệ tử của ông, ông lại nói: Tuy Đạo nhơn ấy có thần thông như vậy nhưng chưa bằng ta.


Khi đệ tử vào trong động để đốt lửa thì lửa không cháy. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghĩ chắc đây là ông Đạo nhơn làm cho lửa không cháy, chứ không ai vào đây hết, liền quay qua hỏi đức Phật có đúng không? Đức Phật trả lời: Phải, chính Ta làm. Phật hỏi lại. Vậy các ngươi có muốn đốt lửa lên không? Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thưa: Dạ, ưng lắm. Vì chúng tôi đang thờ Thần Lửa nên chúng tôi phải đốt lửa cho cháy mãi mãi, không được để cho lửa tắt. Ngài bảo họ tới đốt thì lập tức lửa bừng cháy và cháy mãi, cháy cao, không tài nào làm cho ngọn lửa nhỏ lại được. Ông Ca-diếp anh nói, chắc là vị Đạo nhơn này làm rồi chứ không con ai lẫn vào đây nữa! Ông liền hỏi Ngài có phải Ngài làm không? Đức Phật trả lời: Phải. Phật hỏi lại, thế các ngươi có muốn tắt lửa không? Ông mừng quá nói: Dạ muốn. Phật lấy tay chỉ vào thì lửa tắt. Đến khi hết củi để đốt, đồ đệ đem búa ra bửa thì búa mới nhấc lên trời thì không tài nào hạ xuống được. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói: Chắc ông Đạo nhơn này làm chứ không ai khác? Ông liền hỏi Phật, có phải Đạo nhơn làm không? Phật nói: Phải. Vậy các ngươi có muốn hạ búa xuống không? Ông nói: Dạ muốn. Thế là Phật chỉ tay một cái thì búa liền hạ xuống.


Tuy thấy thần lực của đức Phật như vậy, nhưng ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp tự ái nghĩ rằng, xưa nay mình lãnh đạo một số đồ công chúng đông đảo và tự cho mình đã đắc thần thông, giờ đây phép thần thông của ông Đạo nhơn này quá vượt trội mình. Tuy vậy, trước mặt đệ tử ông, ông vẫn luôn miệng nói: Mặc dầu vậy nhưng vẫn chưa bằng ta. Ta đã chứng quả A-la-hán rồi, chứ ông Đạo nhơn này chưa chứng quả A-la-hán. Đức Phật với tâm mình biết tâm của người khác liền nói: Này ông bạn tốt, ông nói như vậy là không đúng sự thật, ông chưa chứng được A-la-hán. Vì nếu ông đã chứng quả A-la-hán rồi thì không còn tâm hơn thua so sánh. Giờ ông còn cái tâm niệm ngã nhơn hơn thua đó chưa hết, ông chưa phải là người đã chứng quả A-la-hán.


Thường lệ đã thành truyền thống, đầu năm mới rằm tháng giêng, các phật tử đều đến chùa làm lễ cầu an. Trước hết là cầu an cho mình và sau đó là cầu an cho gia đình và xã hội. Đây là một việc làm tốt đẹp để un đúc Bồ-đề tâm và thực hành Bồ-tát hạnh.


Hôm nay là ngày đầu tiên tụng kinh Pháp Hoa cũng là thực hiện ước muốn đó, thay mặt chư Tăng, tôi chúc các phật tử thân tâm an lạc và cầu nguyện chư Phật, chư vị Bồ-tát, chư vị thiện thần gia hộ cho gia đình các phật tử và tất cả chúng ta đều được an lành, cát tường như ý.


Năm nay là năm Rồng, tôi sẽ nói chuyện Rồng trong kinh điển Phật giáo và dân tộc Việt Nam.


Rồng là con vật như thế nào? Chưa ai thấy hết, nhưng khắp nơi trên thế giới rất nhiều người tin tưởng có Rồng và hình dung con Rồng mỗi nơi mỗi khác. Ở Ấn Độ gọi Rồng là Naga, Trung Hoa gọi là Long, Việt Nam ta gọi là Rồng. Đó là con vật có hình dạng mình rắn, đầu sư tử, chân cọp. Tuy là tưởng tượng nhưng nó đã trở thành tín ngưỡng phổ thông, rất được quần chúng yêu mến, họ vẽ ra nhiều cách và chính trong sách vở thời xưa, hình dáng con Rồng cũng khá phong phú không kém ngày nay.



Khi đó Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp mới kính phục đức Phật và nói: Thưa Đạo nhơn, tôi biết cái đạo của Ngài cao hơn cái đạo của tôi, và cho tôi xin làm đệ tử với Ngài. Đức Phật liền chấp nhận. Thế là ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp anh trở thành đệ tử của đức Phật cùng với 500 đồ chúng đệ tử của ông. Khi đã làm đệ tử của Phật rồi thì bao nhiêu khí cụ thờ Lửa ông sai đem liệng xuống sông Hằng.


Hai người em cũng tu theo đạo thờ Thần Lửa như anh mình ở khúc dưới sông Hằng, thấy đồ thờ Thần Lửa của anh mình sao trôi bồng bềnh trên sông như vậy, họ đoán chắc anh mình có tai nạn gì xảy ra rồi đây. Hai người em liền đi ngược dòng sông để tìm hiểu thực hư ra sao, thì gặp anh mình và đồ chúng đi theo sau đức Phật. Họ lấy làm lạ vô cùng vì nghĩ anh mình là người có uy tín, tu theo đạo Thờ Lửa là đạo cao thượng, tại sao giờ lại đi theo sau ông Đạo nhơn lạ lùng thế này? Họ liền hỏi anh thì được người anh kể lại cho nghe hết mọi chuyện về đức Phật. Khi ấy hai người em thấy đạo lực anh mình cao cường như vậy mà cũng thua Phật, liền bàn bạc với nhau và cuối cùng, họ xin đi theo Phật luôn cùng với đồ chúng mỗi người 125 vị. Cộng có 250 đệ tử của hai anh em cũng theo Ngài tu luôn. Như vậy cả ba anh em cộng lại là 750 người đi theo Phật, 500 còn lại là đệ tử của Ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cùng các vị đệ tử khác, nên trong kinh thường nói: Thiên nhị bách ngũ thập nhơn câu (1250 Tỳ kheo đông đủ trong hội thuyết pháp) của Phật. Như vậy là Rồng xuất hiện lần thứ hai trong kinh Phật.


Bây giờ Rồng xuất hiện lần thứ ba.


Các phật tử đã tụng kinh lâu ngày rồi có nhớ ở phẩm nào không? Chính nó xuất hiện ở phẩm Đề-bà-đạt-đa. Trong phẩm Đề-bà, đức Phật phúc chúc cho các vị đệ tử thuyết pháp và các vị Bồ-tát phát nguyện đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa. Ngài Văn Thù cũng phát nguyện trước đức Phật là sẽ đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa các nơi.


Có một hôm, trong hội chúng đức Phật nói rằng: Các đệ tử của Ta đem Kinh đi giáo hóa khắp nơi, Văn-thù-sư-lợi cũng đem Kinh đi giáo hóa ở Long Cung là chỗ vua Rồng ở, Văn Thù sẽ đến đây ngay hôm nay. Vừa nói xong thì Bồ-tát Văn Thù từ biển xuất hiện. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù: Mấy lâu nay Ngài đi giáo hóa dưới Long Cung có được nhiều người theo không? Văn Thù trả lời: Thưa Đại sĩ, dạ đông lắm, không kể xiết. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù rằng: Ngài dạy cho đệ tử pháp môn gì mà người ta theo đông như vậy? Ngài nói: Tôi dạy Kinh Pháp Hoa. Trí Tích Bồ-tát nói: Kinh Pháp Hoa là bộ Kinh thâm diệu, trong khi Ngài giáo hóa như vậy có thấy ai có căn cơ lanh lợi, ngộ hiểu được pháp tu hành thành Phật mau chóng không? Ngài Văn Thù nói: Có. Người ấy là ai? Dạ đó là Long Nữ (là con của Rồng).


Long Nữ mới 8 tuổi mà đã có căn trí rất lanh lợi, tu hành có thể thành Phật đạo một cách mau chóng. Nói vừa xong thì Long Nữ hiện lên. Khi Long Nữ hiện lên thì Ngài Xá-lợi-phất nghi, Ngài nghĩ rằng: Thân người nữ có 5 sự chướng như đức Phật đã nói: Một là, thân người nữ không được làm Ma vương; hai là không thể làm được vua Trời Phạm Thiên; ba là không thể làm vua Trời Đế Thích; bốn là, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương; năm là, không được làm Phật. Thân người nữ có 5 điều chướng ngại như vậy, nhưng ở đây Long Nữ đã là người nữ, mà lại là thân Rồng, thuộc loài súc sinh, thì làm sao mà nói thành Phật mau chóng được? Ngài Xá-lợi-phất nghi lắm. Biết Xá-lợi-phất nghi như vậy nên Long Nữ liền nói rằng: Thưa Tôn-giả Xá-lợi-phất kính mến, giả sử tôi đem chuỗi ngọc này cúng dâng lên Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn liền nhận xâu chuỗi ngọc đó, thời gian đó có mau không? Ngài Xá-lợi-phất trả lời: Rất mau. Long Nữ thưa lại rằng, tôi nay thành Phật cũng mau chóng như thế. Vừa nói xong thì chuyển thân Long Nữ biến thành nam nhân và thành Phật ngay trước hội chúng.


Ở đây chắc các phật tử cũng nghe nói thân người nữ có 5 điều chướng đó nên không thể làm Ma vương (Chúa tể loài Ma), không thể làm được Phạm thiên vương (làm chúa tể cõi thế gian), không thể làm được Trời Đế Thích (tức là vị trời làm chủ cõi trời 33), không được làm vua Chuyển Luân Thánh Vương (tức là một ông vua đem Chánh pháp cai trị muôn dân). Ông vua đó mỗi lần ra đời thì có bảy thứ báu xuất hiện theo ông, trong các thứ báu đó có một thứ xe báu, khi nào muốn đi thì chiếc xe ấy hiện đến và ông cỡi lên xe ấy để chu du thị sát khắp bốn châu thiên hạ, để quan sát dân tình mà cai trị. Xe ấy đi khắp đông, tây, nam, bắc chỉ trong một canh giờ mà thôi là về chỗ cũ; và thứ năm là, không được làm Phật. Chuyển Luân Thánh Vương là ông vua Thế gian, Đế Thích là ông vua cõi trời Tam thập tam ở Dục giới. Còn Phật là ông vua pháp (Pháp vương). Thân người nữ có trở ngại là không làm được năm chức vị đó cho nên gọi là ngũ chướng. Nói như vậy có khác nào nói rằng, trong Phật Pháp không có sự bình đẳng, trong Phật Pháp cho người nữ thấp hơn người nam hay sao? Nếu nói người nữ thấp hơn người nam thì tại sao có chỗ Phật dạy rằng: "Tất cả chúng sinh đều có tính Phật". Đã có tính Phật thì bất luận nam nữ đều có thể thành Phật. Cho đến với loài súc sinh nếu có tính tự giác, đều có Phật tính thì trước sau đều có thể thành Phật được hết.


Tại sao nói thân người nữ có 5 chướng nên không làm được 5 chức vị đó? Chúng ta biết rằng trong nhà Phật, chữ chướng có 3 thứ:


- Phiền não chướng.
- Nghiệp chướng.
- Báo chướng.


Khi tụng kinh lễ Phật, chúng ta đều có nguyện: Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não. Phiền não chướng tức là tham, sân, si, tật đố, kiêu mạn, ích kỷ, ganh tỵ...Tất cả những tật xấu đó gọi chung là phiền não. Những thứ phiền não nầy làm cho tâm người ta bất an, bị sầu muộn, bị dằn vặt, buồn bực, lo lắng như lửa đốt, nên gọi là phiền não. Chúng ta muốn tu nhưng vì các thứ đó nó ngăn ngại nên không tu được. Muốn giải thoát nhưng bị 5 thứ đó làm cho chướng ngại nên không giải thoát được. Muốn được an vui thì bị các phiền não đó làm ta buồn bực không vui được.


Tự chúng ta chiêm nghiệm suy nghĩ về chúng ta cũng đủ hiểu. Tôi lấy một ví dụ: Hằng ngày chúng ta đi tụng kinh rất siêng năng, nhưng hôm đó có người rao lên rằng: Nếu ai đó đến với tôi đúng 6 giờ sáng tôi sẽ biếu cho một thỏi vàng. Chắc chắn khi ấy lòng tham nổi dậy nên cũng có người bỏ tụng kinh, thế là chướng rõ ràng, vì sao? Vì nó ngăn trở con đường tu giải thoát của mình, đó gọi là phiền não chướng. Mình biết rằng sân si là một điều không tốt, là một điều tai hại (nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai, nghĩa là một khi khởi một niệm sân si thì muôn điều chướng ngại nổi lên). Mặc dầu biết như vậy, nhưng khi một ai nói một tiếng về mình mà mình không bằng lòng, thì mình sẽ nổi sân liền, không làm sao mà tu được. Đang đi tụng kinh, giữa đường mà gặp một người nào đó không quen, quẹt vào làm cho mình bị rách áo thì liền quay trở lại sừng sộ cãi lộn với họ đã, chứ còn tụng kinh thì thôi để mai, mốt tụng cũng được. Đó tức là phiền não chướng, vì nó làm chướng ngại con đường giải thoát, con đường tu tập, làm chướng ngại sự tìm đến cảnh an vui thanh tịnh của mọi người.


Thứ hai là nghiệp chướng, tức là cái nghiệp làm chướng ngại con đường tu tập của mình. Tôi thí dụ: Sáng nay đi tụng kinh Pháp Hoa ở chùa Từ Đàm, nhưng khi đạp xe qua chợ Bến Ngự thấy có quán cà phê mùi thơm bốc ra hấp dẫn, thèm quá mình không cưỡng lại được, thôi thì phá lệ ghé qua uống một cốc đã. Cái nghiệp uống cà phê nó lôi đi theo nghiệp uống cà phê, nghiệp ham mê bóng đá nó lôi đi theo nghiệp bóng đá, nghiệp ưa đánh lộn nó lôi theo nghiệp ưa đánh lộn. Bao nhiêu cái nghiệp đó ở nơi chúng sinh hoặc nhiều hoặc ít đều có hết. Nếu nghiệp đó mình không thắng nổi hắn, phải đi theo hắn thì đời đời chìm đắm theo nó, chứ không tiến lên con đường giải thoát, giác ngộ được, nên gọi là nghiệp chướng.


Thứ ba là báo chướng. Báo chướng nghĩa là sinh ra đã gặp quả báo. Có người ưa đi tụng kinh quá mà sao bữa nay trong người không khỏe, bị đau bụng, mai đau chân, mốt nhức đầu, không sao đi tụng kinh được. Họ cũng biết giáo pháp của đức Phật dạy quí báu vô cùng, muốn đi nghe quá nhưng bữa nay hai tai nó ù, không nghe được. Nghe người ta diễn tả rằng: Tượng đức Phật rất trang nghiêm, thanh thoát, tự tại, an lạc, họ muốn thấy tượng đức Phật, muốn chiêm ngưỡng tượng đức Phật nhưng vì hai con mắt bị mù không thấy được nên gọi là báo chướng.


Vậy khi nói thân người nữ bị năm chướng không làm được 5 chức vị đó là thuộc về loại chướng nào? Nó thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, cũng không phải phiền não chướng. Bởi thân ta có khi không luận nam hay nữ, khi đã dứt hết phiền não chướng rồi thì không còn phiền não nữa. Trong hiện thân dứt hết phiền não, dứt hết nghiệp chướng rồi thì không còn phiền não và không còn nghiệp chướng nữa, nhưng cái thân báo chướng nơi mình khi sinh ra đã mang cái thân đó. Trong khi mang nó thì thân đàn ông khác, thân đàn bà khác. Thân nam giới có nhiều tự tại hơn, trái lại, thân nữ giới có nhiều cái triền phược hơn, vì bị nhiều triền phược nên cũng bị nhiều ngăn ngại: Do vậy người nữ không được làm Đế Thích, không được làm Ma vương, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương, không được làm Phạm Thiên Vương, và không được làm Phật, vì đó là báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, không phải phiền não chướng. Bởi vì phiền não chướng cũng y như nam giới, nghiệp chướng cũng y như nam giới không khác gì hết, nhưng vì dư báo trong hiện tại làm chướng ngại, nên không thể làm chủ năm chức vị đó mà thôi. Năm chướng này là năm chướng thuộc về báo chướng chứ không phải phiền não hay nghiệp chướng gì hết. Báo chướng là cái dư báo do mình tạo nghiệp đời trước, nên ngày hôm nay phải chịu báo thân như vậy, cho nên có những vị đắc đạo trong hiện thân, đức Phật cũng thành đạo trong khi hiện thân chứ không phải Ngài thành đạo lúc nhắm mắt, thế nhưng cái dư báo của sắc thân đó, Ngài cũng phải chịu. Ví như đau ốm, rét lạnh, nhức đầu sổ mũi...là thuộc về báo chướng.


Các vị A la hán cũng vậy, trong hiện tại chứng quả A la hán thì chính các vị đó đã dứt hết phiền não chướng, nghiệp chướng nhưng cũng còn mắc báo chướng nên phải chịu sự triền phược của cái nghiệp báo đó. Như trong kinh có nêu câu chuyện: Có một vị đã chứng A la hán rồi nhưng khi đi khất thực không có ai cúng dường.


Đó là ngài Losaka, vì lẽ trong kiếp trứơc bà mẹ của Ngài rất mộ đạo, hay cúng dường bố thí cho các bậc tu hành, trái lại, ngài thì hay ghét mấy vị đi khất thực. Thấy ngài đâu là ngài ối đổ nấy, vì vậy nên không có ai dám đến nhà của ngài để khất thực, mặc dầu pháp khất thực của các nhà sư thì không phân biệt nhà nào hết, nhà nào cũng phải đi ngang qua cả. Nhưng bữa đó, có một vị Bích Chi Phật đến khất thực nơi nhà của ngài, khi ấy ngài không có ở nhà. Bà mẹ đem cúng dường Bích Chi Phật những thực phẩm tốt nhất. Khi vị Bích Chi Phật vừa đi ra khỏi thì gặp Losaka trở về, thấy vậy liền tra hỏi vị Bích Chi Phật rằng: Ông vào xin trong nhà tôi có gì không? Ngài trả lời: Có. Ông biểu ngài đưa bình bát cho ông coi và thấy trong bình bát có thức ăn. Ông giành lấy bình bát của ngài và đổ xuống đất và lấy chân chà cho nát. Vì tạo nghiệp không tốt đối với vị Bích Chi Phật nên kiếp sau, ngài bị luân hồi và sinh vào trong nhà người chài lưới ở miền biển rất nghèo. Làng này lâu nay làm ăn cũng khá, bữa được bữa mất nhưng không bao giờ đói. Nhưng từ khi sinh ngài ra thì nhà ấy và làng buôn luôn luôn bị mất mùa, đói kém. Họ bèn điều tra xem xét và được biết kể từ khi ngài có mặt thì làm thiệt hại cả làng, nhưng chưa ai dám nói ra.


Một hôm để xác minh có phải ngài là người làm cho cả làng bị thiệt hại như vậy không, họ bèn chia làng ấy ra làm hai thôn: Thôn trên và thôn dưới. Thôn không có ngài Losaka ở thì làm ăn phát đạt, trái lại, thôn có ngài Losaka sinh và đang ở đó thì luôn luôn mất mùa, đói kém. Khi đã biết chính ngài là người làm cho cả thôn bị đói kém, họ liền đuổi hai mẹ con ngài đi. Cả hai mẹ con dắt nhau đi xin, nhưng tới đâu cũng không ai cho gì hết. Khi bà mẹ để ngài ở nhà đi xin một mình thì họ cho rất nhiều, còn nếu mang ngài đi theo thì không ai cho cả. Bà mẹ cảm thấy chán nản và định bỏ rơi con. May thay một hôm gặp ngài Xá-lợi-phất, ngài nhìn thấy Losaka mặc dầu mắc quả báo như vậy, nhưng có căn chủng rất tốt nên ngài nhận đem về nuôi dạy. Ngài dạy cho Losaka học và tu hành, sau đó không bao lâu thì chứng quả A la hán. Mặc dầu chứng quả A la hán nhưng đến khi đi khất thực, khất đâu cũng không được. Buổi sáng ngài đi khất thực thì các thí chủ chưa mở cửa. Ngài đợi gần trưa đi khất thực thì người ta đã cúng dường cho mấy vị trước rồi, đến khi ngài đi tới thì hết thức ăn. Khi ngài đi chặng giữa cũng có người cúng, nhưng khi ngồi ăn thì quạ xuống giành mất, cứ như vậy nên ngài phải chịu đói luôn. Thấy vậy ngài Xá-lợi-phất liền đi khất thực đem về cho ngài ăn. Khi đưa cơm cho ngài Losaka ăn, ngài vừa bưng bình bát lên thì cơm liền biến mất. Ngài Xá-lợi-phất phải tự bưng bình bát để Losaka ăn. Ngài tuy chứng A la hán nhưng vẫn bị quả báo như vậy. Sự việc của ngài Losaka mà tôi vừa kể trên là bị báo chướng chứ không phải bị nghiệp chướng lại càng không phải bị phiền não chướng.


Trong kinh Pháp Hoa nơi Phẩm Đề-bà mà ngài Xá-lợi-phất nghi Long nữ không thể thành Phật được, vì thân người nữ có 5 chướng ngại nên không thể thành Phật được, là thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp hoặc phiền não chướng. Qua đó chúng ta mới thấy tính cách bình đẳng của Phật, Ngài nói: "Tất cả chúng sinh đều có Phật tính như nhau, không có gì sai khác". Nên biết rằng, học Phật phải biết nghiệp chướng là gì, phiền não chướng là gì, báo chướng là gì, để chúng ta sách tấn tu tập, hầu dứt trừ ba thứ chướng đó để được tự tại an vui và giải thoát.


Theo kinh điển Phật giáo, Rồng là một trong Tám bộ chúng thường theo ủng hộ Phật pháp (Thiên long bát bộ): Thiên (Trời), Long (Rồng), Dạ xoa (Thần Dạ xoa, quỷ Dạ xoa), Kiền thát bà (Thần âm nhạc ở cõi trời, thường tấu thiên nhạc hầu vua trời Đế Thích), A tu la (Phi thiên, các chúng sinh này có phước báu như chư thiên nhưng kém đức, tâm thường sân hận và ưa tranh đấu), Ca lâu la (Kim sí điểu, lòai chim cánh vàng), Khẩn na la (Nhơn phi nhơn, hình dáng giống con người nhưng chẳng phải người, là vị thần đánh pháp nhạc cho trời Đế Thích nghe), Ma hầu la già (Thần mình người đầu rắn, bụng to). Trong các thời pháp của Đức Phật đều có sự tham dự của hàng Thiên long bát bộ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét