Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 291-292


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 291. Ma ha bát du bác đát dạ.

Dịch: Chúng trời Đại Tự Tại.

Kệ:

Đại thừa năng thắng đa thành tựu
Thanh tịnh Phạm chúng Tự Tại Thiên
Chánh Giác giáo hoá ly chư khổ
Phá trừ chấp trước chứng Kim Tiên.


Nghĩa là:

Đại thừa năng thắng nhiều thành tựu
Trời Tự Tại Phạm chúng thanh tịnh
Chánh Giác giáo hoá lìa các khổ
Phá trừ chấp trước chứng quả Phật.

Giảng giải: 

Ma Ha dịch ra là “Đại thừa”, Bát Du dịch là “Năng thắng”, hoặc “Nhiều thành tựu”. Bát Đát Dạ dịch là “Chánh giác”, cho nên câu kệ nói : “Đại thừa năng thắng nhiều thành tựu”, đại thừa là đối với tiểu thừa mà nói đại. Đức Phật nói pháp trước hết nói Kinh A Hàm ba tạng giáo (còn gọi là tạng giáo), sau đó nói Kinh Phương Đẳng (gọi là thông giáo), thông trước thông sau, tiểu thừa thông phía trước, đại thừa lại thông phía sau, cho nên gọi là thông giáo bộ phương đẳng. Nói xong bộ Phương đẳng, lại nói Bát Nhã. Bát Nhã còn gọi là biệt giáo, biệt trước biệt sau, cũng chẳng giống ở phía trước, cũng chẳng giống ở phía sau, rất đặc biệt. Biệt giáo nầy là cửa đầu tiên của đại thừa, bắt đầu của đại thừa. Cuối cùng nói viên giáo, viên giáo là nghĩa rốt ráo của đại thừa. Đạo lý mà Phật vốn muốn nói đều đã nói ra, bao hàm một đời của Phật đều đã nói ra. Viên giáo nầy tức là viên mãn, một thứ pháp môn viên dung vô ngại. Đại thừa tu Bồ Tát hạnh, hành Bồ Tát đạo, tương lai làm Phật, đại thừa hơn hẳn tất cả quả A La Hán và tất cả ngoại đạo khác, nhiều thành tựu. Bồ Tát tu sáu độ vạn hạnh, cho nên Bồ Tát làm chân tử của Phật, trưởng tử của Phật.

“Trời Tự Tại Phạm chúng thanh tịnh”: Câu Chú nầy nói về Thiên chúng của trời Đại Tự Tại. Các vị đều biết, Đại Tự Tại Thiên Vương có ba mắt tám tay, rất là tự tại.
« Chánh Giác giáo hoá lìa các khổ”: Phật giáo hoá chúng sinh, khiến cho họ lìa khổ được vui.
“Phá trừ chấp trước chứng quả Phật”: Nếu phá trừ được sự chấp trước, thì sẽ chứng được thân kim cang bất hoại. Kim Tiên tức cũng là danh hiệu của Phật. Chúng ta chúng sinh tại sao chẳng thành Phật? Vì có sự chấp trước, cho nên Phật nói tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có thể thành Phật, nhưng vì vọng tưởng chấp trước, nên không chứng quả. Nếu quét sạch hết vọng tưởng chấp trước, thì sẽ thành Phật. Sở dĩ Phật giáo vĩ đại, là vì mọi người đều có thể thành Phật, chẳng phải là một thứ chủ nghĩa cực quyền, chỉ có Phật mới thành Phật, còn những người khác thì không thể thành Phật. Chúng ta mọi người đều có thể thành Phật, cho nên mọi người đều nên y chiếu Phật pháp tu hành, để thành Phật đạo.



🔔 292. Lô đà ra

Kệ:

Tối vi thượng thủ đại kim cang
Năng trì minh tịnh nghĩa hoằng dương
Vệ hộ hành giả tu Thánh đạo
Vĩnh hoạch bất thối Thường Tịch Quang.

Nghĩa là:

Là tối thượng thủ đại Kim Cang
Năng trì minh tịnh nghĩa hoằng dương
Hộ vệ người trì tu đạo Thánh
Sẽ được bất thối Thường Tịch Quang.

Giảng giải: 

Câu Chú nầy dịch ra là “Tối thượng”, “Năng trì”. Lại dịch ra là “Minh tịnh”, có ba nghĩa nầy. Cho nên nói “Là tối thượng thủ đại Kim Cang”: Vị Bồ Tát nầy làm thượng thủ trong tám vạn bốn ngàn Kim Cang Tạng Bồ Tát.
“Năng trì minh tịnh nghĩa hoằng dương”: Ngài hay tu trì chánh pháp, phá tan tà pháp, quang minh chiếu khắp thế gian, khiến cho hết thảy đời ác năm trược, khôi phục lại thanh tịnh, giúp Phật hoằng dương Phật pháp, giáo hoá chúng sinh.
“Hộ vệ người trì tu đạo Thánh”: Ngài hộ vệ người tu hành tu Phật đạo.
“Sẽ được bất thối thường tịch quang”: Vĩnh viễn đắc được ba bất thối, tức là: Niệm bất thối, vị bất thối, hạnh bất thối. Ba thứ quả vị nầy, tương lai sẽ thăng lên cõi tịnh độ Thường Tịch Quang, tức là chỗ chư Phật ở, tức cũng là ý nghĩa tương lai sẽ thành Phật, cũng hộ trì tất cả chúng sinh đều thành Phật đạo, như vậy mình cũng sẽ thành tựu Phật đạo.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét