Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 301-302


CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA
 #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔 301. Kê ra dạ di (giống câu 280).

Kệ:

Đồng chân nhập đạo Pháp Vương tử
Bộ tróc Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn thủ quy Chúng Trung Tôn.

Nghĩa là:

Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo
Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng quân
Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm
Tinh tấn quy y chúng Tăng già.

Giảng giải: 

Câu Chú nầy là nói về “Tăng bảo”, là chỉ A La Hán chứng quả, mười phương ba đời tất cả hiền Thánh Tăng.
“Pháp Vương tử đồng chân nhập đạo”: Đồng chân tức cũng là đồng nam, đồng nữ, chưa kết hôn, chưa trải qua pháp nhiễm ô, tức cũng là bổn lai pháp khí không thọ qua sự phá hoại, còn đầy đủ cơ sở hoàn chỉnh, chưa thọ qua tờ hào tổn hại nào. Đồng chân nhập đạo vọng tưởng bớt một chút, giống như Bồ Tát Vi Đà phát nguyện, đời đời kiếp kiếp đồng chân nhập đạo, Long Nữ cũng là đồng nữ nhập đạo, làm Pháp Vương tử.

“Bắt giữ Dạ Xoa đại tướng quân”: Tụng câu Chú nầy, tức là bắt giữ Dạ Xoa Vương, vì chúng không giữ quy cụ, cho nên bắt giữ Dạ Xoa Vương lại để trừng phạt chúng.
“Sở tác nhị lợi thiện hiện nghiệm”: Đây là giải thích nghĩa của câu Chú nầy, nhị lợi tức là tự lợi, lợi tha, lại dịch ra là “Thiện hiện tất cả luật nghi oai đức”, linh cảm của hiện nghiệm thần chú.
“Tinh tấn quy y chúng Tăng già”: Con lúc nào cũng đều phải siêng tinh tấn, trước hết phải quy y chúng Tăng già, tức là quy y Tăng bảo. Cho nên nói quy y Phật, Lưỡng Túc Tôn, quy y Pháp ly dục tôn, quy y Tăng chúng trung tôn. Ý nghĩa của câu Chú nầy là quy y mười phương ba đời tất cả hiền Thánh Tăng, nương tựa đại oai thần lực của hiền Thánh Tăng, để hàng phục tất cả bàng môn ngoại đạo.



🔔 302. Ðát đỏa già lô trà tây

Dịch: Chúng thần kim xí điểu vương.

Kệ:

Kim Xí đại bàng điểu vương chúng

Như Lai giác ngộ pháp để nguyên
Phổ biến bi tâm cứu cánh độ
Quán nhiếp thường tắc nhược dũng tuyền.


Nghĩa là:

Chúng thần chim đại bàng cánh vàng

Như Lai giác ngộ đáy nguồn pháp
Tâm bi khắp cùng độ rốt ráo
Quán nhiếp thường pháp như suối chảy.

Giảng giải: 

Câu Chú nầy là chúng đại bàng kim xí điểu vương. Chim đại bàng cánh vàng cũng có quyến thuộc của chúng, tức là hết thảy loài chim đều dưới sự cai quản của chúng, chúng là vua trong loài chim. Chúng chuyên môn ăn rồng trong biển. Cánh của chúng rộng lớn khoảng ba trăm ba mươi do tuần, quạt một cái thì nước biển rẽ làm hai, nhìn thấy đáy biển, rồng con rồng cháu ở trong biển, cá, rùa, cá mập .v.v… đều hiện ra hết, trở thành mồi ngon của chúng. Chúng nuốt một cái là một con rồng, lại nuốt một cái là một con rồng. Về sau chúng quy y với đức Phật, đức Phật kêu hết thảy đệ tử trước khi ăn cơm, thì lấy bảy hạt cơm bố thí cho chúng, từ đó về sau chúng không ăn rồng nữa.

“Chúng thần chim đại bàng cánh vàng”: Cánh của vua trong loài chim màu vàng ròng, xè ra rộng lớn khoảng ba trăm ba mươi do tuần. Cánh chim nhỏ thì khoảng hai trăm hai mươi do tuần, một trăm mười do tuần, không giống nhau. Do tuần có ba cách tính, đại do tuần là tám mươi dặm, trung do tuần là sáu mươi dặm, tiểu do tuần là bốn mươi dặm. Do tuần nói ở đây là đại do tuần. Ba trăm ba mươi đại do tuần, tức khoảng hai vạn sáu ngàn bốn trăm dặm, bạn thấy lớn cỡ nào! Cho nên chúng dùng cánh quạt một cái, thì nước biển đều rẽ làm đôi, thật là dũng mãnh vô cùng, đủ thấy sức lực thần thông của chúng lớn cỡ nào! Quyến thuộc của chim đại bàng cánh vàng là tất cả loài chim.

“Như Lai giác ngộ đáy nguồn pháp”: Đát Đoả Già dịch ra là “Như Lai”. Lô Trà Tây là “Giác ngộ pháp luân rốt ráo”. Như Lai giác ngộ thấu triệt đáy nguồn các pháp, đến được nơi rốt ráo nhất.

“Tâm bi khắp cùng độ rốt ráo”: Câu nầy lại dịch ra là “Khắp cùng”, “Tâm bi”, là phương pháp độ người rốt ráo.
“Quán nhiếp thường pháp như suối chảy”: Đây là nói khế Kinh của Phật, nghĩa lý nói ra thông suốt, nhiếp trì giáo hoá căn cơ, xưa nay không thay đổi, ba đời đồng tôn kính. Kinh của Phật giống như suối chảy, chảy mãi không ngừng, vô cùng vô tận.

Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét