CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha
🔔 361. Ra xoa võng
Kệ: 1.
Dung thứ ngã tội Từ Thị nhẫn
Nguyên lượng tha phi đại bi tâm
Bình đẳng nguyện lực tinh tấn hành
Trí huệ thiền định giới châu minh.
Nghĩa là:
Tha thứ tội mình nhẫn Từ Thị
Thứ tha lỗi họ tâm đại bi
Bình đẳng nguyện lực tu tinh tấn
Trí huệ thiền định giới trong sáng.
Giảng giải:
🔔 361. Ra xoa võng
Kệ: 1.
Dung thứ ngã tội Từ Thị nhẫn
Nguyên lượng tha phi đại bi tâm
Bình đẳng nguyện lực tinh tấn hành
Trí huệ thiền định giới châu minh.
Nghĩa là:
Tha thứ tội mình nhẫn Từ Thị
Thứ tha lỗi họ tâm đại bi
Bình đẳng nguyện lực tu tinh tấn
Trí huệ thiền định giới trong sáng.
Giảng giải:
Ra Xoa Võng tức cũng là “Sám hối”. Thật là kỳ lạ, Chú Lăng Nghiêm giảng đến đây, đến chỗ nầy mọi người đều sám hối. Sám hối tức là một sự nhẫn, nhẫn điều mà người khác không thể nhẫn, nhường điều mà người khác không thể nhường, ăn cái mà người khác không thể ăn, chịu cái mà người khác không thể chịu được, như vậy mới là bổn phận của người tu đạo. Ra Xoa Võng nầy rất là diệu, diệu không thể tả.
“Tha thứ tội mình nhẫn Từ Thị”: Bất cứ người nào có tội lỗi gì, đều tha thứ được hết. Tha thứ ở đây không cần người khác đến cầu xin mới tha thứ, tức là không có ai cầu xin, cũng tha thứ như nhau. “Tha thứ tội mình”, là nói bất cứ tội của ai đều tha thứ hết, nghĩa là bất cứ tội của người nào, đều giống như tội của mình. Từ Thị tức là Bồ Tát Di Lặc, độ lượng của Ngài lớn vô cùng, ai có lỗi lầm gì, Ngài cũng đều tha thứ hết, Ngài đều cười vui vẻ, cho nên nói: “Bụng to hay chứa, chứa việc thiên hạ khó chứa”: Độ lượng của Ngài rất lớn, dung chứa những việc thiên hạ khó chứa. Việc mà người khác không thể nhẫn chịu, Ngài đều nhẫn chịu được hết, Ngài mở miệng ra liền cười, chẳng có chút nóng giận nào hết. “Mở miệng liền cười, cười người thế gian đáng cười”: Ngài thấy người thế gian đều ham danh háo lợi, ham tài, sắc, danh, ăn, ngủ, thật là đáng cười! Vị Bồ Tát đã từng nói mấy câu rằng:
Lão quê mặc áo vá
Cơm hẩm no đầy bụng
Áo vá che nóng lạnh
Vạn sự hãy tuỳ duyên.
Có người mắng lão quê
Lão quê chỉ nói tốt
Có người đánh lão quê
Lão quê nằm lăn ra
Khạt nhổ vào mặt lão
Để nó khô tự nhiên
Ta cũng không nhọc sức
Họ cũng không phiền não
Đây là Ba La Mật
Cũng là báu trong diệu
Nếu bạn biết tin nầy
Lo gì đạo chẳng thành.
Bạn thấy Ngài nói thật là hay! Mấy câu nầy Bồ Tát Di Lặc nói rất là đơn giản, mà hình dung ra sự độ lượng của Ngài. Lão quê tức là con người tôi chẳng có trí huệ, rất là ngu si, mặc toàn là áo rách rồi vá lại, ăn thì ăn cơm hẩm, chẳng có mùi vị gì, ăn no là tốt rồi. Quần áo rách thì vá lại, mặc để che nóng, che lạnh là được rồi. Việc gì cũng đều tuỳ duyên, thì chẳng có vấn đề gì. “Có người mắng lão quê”, kỳ thật vốn chẳng có ai mắng Ngài, Ngài chỉ là người đa sự, cố ý không bệnh mà than thở rằng: “Chao ôi! Tôi thật là chịu hết nổi, khổ quá đi thôi, làm sao bây giờ”?
Bạn xem, Ngài mở miệng ra liền cười, thì có ai mà mắng chửi Ngài? Tự nhiên Ngài nói tốt. Bất quá nếu có người mắng chửi Ngài, thì Ngài cũng nói tốt, không thể không nói tốt, vì bụng của Ngài rất to. Nếu như có người muốn đến đánh Ngài, thì Ngài nằm lăn ra. Nếu có ai khạt nhổ vào mặt của Ngài, thì Ngài để nó khô tự nhiên, giống như chẳng có chuyện gì. Nếu bạn nhổ thêm vài cái nữa, thì Ngài dùng để rửa mặt luôn, rửa sạch hết bụi bặm cho sạch sẽ, bạn thấy có diệu chăng! Ngài cũng chẳng dùng sức phun nước miếng lại, Ngài cũng chẳng có vấn đề gì, phiền não cũng chạy đâu mất, không còn vết tích. Đây là Ba La Mật, phương pháp đến bờ bên kia, là pháp bảo ở trong diệu. Nếu biết được tin nầy, thì còn lo gì đạo chẳng thành! Đây là dùng mấy câu kệ để nói rõ “Từ Thị nhẫn”, nhẫn của Bồ Tát Di Lặc.
“Thứ tha lỗi họ tâm đại bi”: Đại bi là gì? Tức là tha thứ cho người, bất cứ người khác có lỗi lầm gì không đúng, đều cảm thấy giống như chính mình không đúng, không thấy lỗi của chúng sinh, để họ sửa lỗi làm mới, đây là tâm đại bi.
“Bình đẳng nguyện lực tu tinh tấn”: Bạn có thứ nguyện lực đại từ bình đẳng nầy, đây tức là pháp môn tinh tấn của Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền.
“Trí huệ thiền định giới trong sáng”: Được như thế thì sẽ có trí huệ, cũng có thiền định, giới luật cũng giữ được rất viên mãn, thì giới châu sẽ phóng đại quang minh, chiếu sáng thế giới.
Kệ pháp giới: Pháp là quy tắc, phương pháp.
Kệ: 2.
Dung nhẫn ngã tội hứa tự tân
Đại từ hoá vật cảm ứng chân
Phổ độ hữu tình thành chánh quả
Trí quang thường diệu chiếu cổ kim.
Nghĩa là:
Nhẫn chịu tội mình sửa làm mới
Đại từ hoá độ sẽ cảm ứng
Độ khắp hữu tình thành chánh quả
Trí quang thường sáng chiếu cổ kim.
Giảng giải:
“Tha thứ tội mình nhẫn Từ Thị”: Bất cứ người nào có tội lỗi gì, đều tha thứ được hết. Tha thứ ở đây không cần người khác đến cầu xin mới tha thứ, tức là không có ai cầu xin, cũng tha thứ như nhau. “Tha thứ tội mình”, là nói bất cứ tội của ai đều tha thứ hết, nghĩa là bất cứ tội của người nào, đều giống như tội của mình. Từ Thị tức là Bồ Tát Di Lặc, độ lượng của Ngài lớn vô cùng, ai có lỗi lầm gì, Ngài cũng đều tha thứ hết, Ngài đều cười vui vẻ, cho nên nói: “Bụng to hay chứa, chứa việc thiên hạ khó chứa”: Độ lượng của Ngài rất lớn, dung chứa những việc thiên hạ khó chứa. Việc mà người khác không thể nhẫn chịu, Ngài đều nhẫn chịu được hết, Ngài mở miệng ra liền cười, chẳng có chút nóng giận nào hết. “Mở miệng liền cười, cười người thế gian đáng cười”: Ngài thấy người thế gian đều ham danh háo lợi, ham tài, sắc, danh, ăn, ngủ, thật là đáng cười! Vị Bồ Tát đã từng nói mấy câu rằng:
Lão quê mặc áo vá
Cơm hẩm no đầy bụng
Áo vá che nóng lạnh
Vạn sự hãy tuỳ duyên.
Có người mắng lão quê
Lão quê chỉ nói tốt
Có người đánh lão quê
Lão quê nằm lăn ra
Khạt nhổ vào mặt lão
Để nó khô tự nhiên
Ta cũng không nhọc sức
Họ cũng không phiền não
Đây là Ba La Mật
Cũng là báu trong diệu
Nếu bạn biết tin nầy
Lo gì đạo chẳng thành.
Bạn thấy Ngài nói thật là hay! Mấy câu nầy Bồ Tát Di Lặc nói rất là đơn giản, mà hình dung ra sự độ lượng của Ngài. Lão quê tức là con người tôi chẳng có trí huệ, rất là ngu si, mặc toàn là áo rách rồi vá lại, ăn thì ăn cơm hẩm, chẳng có mùi vị gì, ăn no là tốt rồi. Quần áo rách thì vá lại, mặc để che nóng, che lạnh là được rồi. Việc gì cũng đều tuỳ duyên, thì chẳng có vấn đề gì. “Có người mắng lão quê”, kỳ thật vốn chẳng có ai mắng Ngài, Ngài chỉ là người đa sự, cố ý không bệnh mà than thở rằng: “Chao ôi! Tôi thật là chịu hết nổi, khổ quá đi thôi, làm sao bây giờ”?
Bạn xem, Ngài mở miệng ra liền cười, thì có ai mà mắng chửi Ngài? Tự nhiên Ngài nói tốt. Bất quá nếu có người mắng chửi Ngài, thì Ngài cũng nói tốt, không thể không nói tốt, vì bụng của Ngài rất to. Nếu như có người muốn đến đánh Ngài, thì Ngài nằm lăn ra. Nếu có ai khạt nhổ vào mặt của Ngài, thì Ngài để nó khô tự nhiên, giống như chẳng có chuyện gì. Nếu bạn nhổ thêm vài cái nữa, thì Ngài dùng để rửa mặt luôn, rửa sạch hết bụi bặm cho sạch sẽ, bạn thấy có diệu chăng! Ngài cũng chẳng dùng sức phun nước miếng lại, Ngài cũng chẳng có vấn đề gì, phiền não cũng chạy đâu mất, không còn vết tích. Đây là Ba La Mật, phương pháp đến bờ bên kia, là pháp bảo ở trong diệu. Nếu biết được tin nầy, thì còn lo gì đạo chẳng thành! Đây là dùng mấy câu kệ để nói rõ “Từ Thị nhẫn”, nhẫn của Bồ Tát Di Lặc.
“Thứ tha lỗi họ tâm đại bi”: Đại bi là gì? Tức là tha thứ cho người, bất cứ người khác có lỗi lầm gì không đúng, đều cảm thấy giống như chính mình không đúng, không thấy lỗi của chúng sinh, để họ sửa lỗi làm mới, đây là tâm đại bi.
“Bình đẳng nguyện lực tu tinh tấn”: Bạn có thứ nguyện lực đại từ bình đẳng nầy, đây tức là pháp môn tinh tấn của Bồ Tát Đại Hạnh Phổ Hiền.
“Trí huệ thiền định giới trong sáng”: Được như thế thì sẽ có trí huệ, cũng có thiền định, giới luật cũng giữ được rất viên mãn, thì giới châu sẽ phóng đại quang minh, chiếu sáng thế giới.
Kệ pháp giới: Pháp là quy tắc, phương pháp.
Kệ: 2.
Dung nhẫn ngã tội hứa tự tân
Đại từ hoá vật cảm ứng chân
Phổ độ hữu tình thành chánh quả
Trí quang thường diệu chiếu cổ kim.
Nghĩa là:
Nhẫn chịu tội mình sửa làm mới
Đại từ hoá độ sẽ cảm ứng
Độ khắp hữu tình thành chánh quả
Trí quang thường sáng chiếu cổ kim.
Giảng giải:
“Nhẫn chịu tội mình sửa làm mới”: Chư Phật Bồ Tát đều từ bi, chẳng thấy lỗi của chúng sinh, bất cứ chúng sinh có lỗi lầm gì, chỉ cần sửa đổi, thì các Ngài sẽ tha thứ cho họ, bao dung họ, bỏ qua cho họ. Nếu không sửa đổi lỗi lầm, thì Phật Bồ Tát cũng chẳng có biện pháp gì. “Sửa làm mới”: Tức là mình phải sửa đổi lỗi lầm, làm lại con người mới.
“Đại từ hoá độ sẽ cảm ứng”: Tâm thật thì việc thật, nếu tâm thật sửa đổi, thì Phật tự nhiên sẽ biết. Phật thì đại từ đại bi giáo hoá tất cả chúng sinh, ai đem chân tâm ra, thì người đó sẽ có cảnh giới hiện tiền cảm ứng đạo giao. Nếu cảnh giới đến, thì trước hết bạn hãy nghĩ xem cảnh giới đó là chánh hay tà. Nếu là chánh, thì Phật Bồ Tát thị hiện ra, nếu là tà thì bàn môn ngoại đạo thiên ma đến nhiễu loạn mình, khiến cho mình tu hành không đắc được tam muội. Nếu đầy đủ con mắt chọn pháp, có trí huệ chân chánh, thì biết rõ thị phi, kén chọn chánh tà.
Thế nào là chánh? Thế nào là tà? Nếu đại công vô tư tức là chánh pháp, nếu ích kỷ lợi mình tức là tà pháp. Nếu do tâm tham mà đắc được cảnh giới, thì đó là ma vương đến nhiễu loạn bạn, khiến cho bạn tu hành chẳng được thành tựu, khiến cho bạn đoạ lạc. Vì khi bạn đoạ lạc rồi, thì làm quyến thuộc của ma vương. Bạn tu hành thành công, thì sẽ thoát khỏi ba cõi, sẽ làm quyến thuộc của Phật.
Chúng ta người tu đạo, phải nhận thức cảnh giới, nhận thức được cảnh giới, thì sẽ không bị ma vương đến lừa gạt. Ở trước đã nói qua, Phật Bồ Tát thì từ bi độ chúng sinh, nếu bạn có tâm chân thật, thì sẽ đắc được cảm ứng đạo giao. Nếu bạn tu hành chẳng có tâm chân thật, thì sẽ chẳng được sự cảm ứng, cho nên phải đem tâm chân thật ra. Tâm chân thật thì không tham, không tranh, không cầu, không ích kỷ, không lợi mình. Phải tự nhiên mà đắc được, tự nhiên đắc được nầy, chẳng phải do bên ngoài mà được, là do trong tự tánh sinh ra trí huệ, cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói:
Biết tự tánh mình vốn thanh tịnh
Biết tự tánh mình vốn không lay động
Biết tự tánh mình vốn tự đầy đủ
Biết tự tánh mình thường sinh trí huệ”.
Tự tánh vốn thanh tịnh, chẳng có một chút nhiễm ô nào, cũng chẳng có tham, tranh, ích kỷ, lợi mình, mong cầu. Tự tánh vốn chẳng giao động, không đến, không đi, không quái, không ngại, không hình, không tướng. Tự tánh vốn tự đầy đủ tất cả vạn pháp, trong tự tánh sinh ra trí huệ. Người có trí huệ thì không cảm thấy mình tốt hơn người khác, hoặc giỏi hơn người khác.
Phàm là cho rằng mình giỏi hơn người khác, đều là ma vương đến nhiễu loạn bạn, cho bạn một chút ma khí, cho bạn một chút tà tri tà kiến. Ma vương lợi dụng pháp dụ để nhiễu loạn bạn, biết bạn tham chút tiện nghi. Nếu bạn sửa đổi: Không tham, không tranh, không ích kỷ, không lợi mình, thì ma vương cũng không có cách gì hại được bạn. Bằng không, chúng biết bạn thích thần thông, quỷ thông, bất thông, yêu thông, thất thông, bát thông, chúng liền nói: “Tốt! Cho bạn thông thông thông, để cho bạn tha hồ mà thông”!
Tu đạo tuyệt đối đừng tham tiện nghi, tham lợi nhỏ, hoặc tham sữa bò, tham phó mát, những thứ nầy thật chẳng có giá trị gì, nếu tu hành mà vì những thứ nầy, thì thật chẳng có ý nghĩa gì, cho nên tại sao người tu hành đêm ngủ dưới gốc cây, ngày ăn một bữa trưa, không tham người đời cúng dường, ai cúng dường cho mình cũng không cần. Người hành cước đi tham phương các nơi, ở một chỗ không quá ba đêm, tại sao vậy? Vì quá ba đêm thì sợ mọi người biết mình mà đến cúng dường. Không thể nói người ta cúng dường cho mình, thì mình vui mà thọ nhận: “Bạn xem nhiều người cúng dường cho tôi”! Đâu biết rằng nhiều người cúng dường cho bạn như vậy, cướp hết phước báu của bạn đi mất, thì nguy hiểm của bạn sẽ đến. Không có phước báu mà thọ nhận người cúng dường, là một sự việc có vấn đề. Cho nên xưa nay đại đức cao Tăng, không có chút tâm tham nào hết, tuyệt đối thanh tịnh, tuyệt đối không nhiễm ô. Không giảng nói bậy bạ, mình cầm nắm một chút cũng không nói bậy bạ, sai nhân quả, đây là không thể được. Thật là mình có tạo tội nghiệp còn không biết, cho nên cảm ứng đạo giao phải dùng tâm chân thật để tu đạo.
“Độ khắp hữu tình thành chánh quả”: Phật muốn độ tất cả hữu tình, có huyết, có khí, đều thành chánh quả, chẳng phải tà quả, hoặc ma quả.
“Trí quang thường sáng chiếu xưa nay”: Người có đại trí huệ, lúc nào trí huệ cũng đều hiện tiền, không bị cảnh giới yêu ma quỷ quái làm lay động, tại sao không bị lay động? Vì chẳng có tâm tham, dù trên đường đạo nghiệp cũng không sinh tâm tham.
Nếu họ cho bạn một hòn đá quý rất đắt tiền, một đời thọ dụng không hết. Thọ dụng không hết lại như thế nào? Đây là gạt người. Tu đạo phải triệt để minh bạch, đừng vì tham đồ cúng dường của người. Tu đạo là vì khai mở trí huệ chân chánh, muốn phá tà hiển chánh, phá tà ma ngoại đạo, hiển ra chánh pháp chánh giáo, khiến cho chánh pháp vĩnh viễn trụ thế. Không thể nói nghe người ta viết một cuốn sách nói đắc được thần thông như thế nào, liền mê cuốn sách đó. Nếu bạn tìm không được Phật pháp trên cuốn sách đó, thì nói một cách đơn giản là chẳng có Phật pháp. Trong cuốn sách nói chỉ là một đạo lý, bạn đừng có mê vào cuốn sách đó. Cho nên nói người chẳng có trí huệ thì mê vào sách, người có trí huệ thì giác nơi sách, nhìn thấy gì thì giác ngộ cái đó, minh bạch cái đó, chẳng bị sách mê hoặc. Vì sao chẳng bị sách mê hoặc? Vì có ánh sáng trí huệ, ánh sáng trí huệ chiếu soi thế gian, chiếu soi cổ kim.
“Đại từ hoá độ sẽ cảm ứng”: Tâm thật thì việc thật, nếu tâm thật sửa đổi, thì Phật tự nhiên sẽ biết. Phật thì đại từ đại bi giáo hoá tất cả chúng sinh, ai đem chân tâm ra, thì người đó sẽ có cảnh giới hiện tiền cảm ứng đạo giao. Nếu cảnh giới đến, thì trước hết bạn hãy nghĩ xem cảnh giới đó là chánh hay tà. Nếu là chánh, thì Phật Bồ Tát thị hiện ra, nếu là tà thì bàn môn ngoại đạo thiên ma đến nhiễu loạn mình, khiến cho mình tu hành không đắc được tam muội. Nếu đầy đủ con mắt chọn pháp, có trí huệ chân chánh, thì biết rõ thị phi, kén chọn chánh tà.
Thế nào là chánh? Thế nào là tà? Nếu đại công vô tư tức là chánh pháp, nếu ích kỷ lợi mình tức là tà pháp. Nếu do tâm tham mà đắc được cảnh giới, thì đó là ma vương đến nhiễu loạn bạn, khiến cho bạn tu hành chẳng được thành tựu, khiến cho bạn đoạ lạc. Vì khi bạn đoạ lạc rồi, thì làm quyến thuộc của ma vương. Bạn tu hành thành công, thì sẽ thoát khỏi ba cõi, sẽ làm quyến thuộc của Phật.
Chúng ta người tu đạo, phải nhận thức cảnh giới, nhận thức được cảnh giới, thì sẽ không bị ma vương đến lừa gạt. Ở trước đã nói qua, Phật Bồ Tát thì từ bi độ chúng sinh, nếu bạn có tâm chân thật, thì sẽ đắc được cảm ứng đạo giao. Nếu bạn tu hành chẳng có tâm chân thật, thì sẽ chẳng được sự cảm ứng, cho nên phải đem tâm chân thật ra. Tâm chân thật thì không tham, không tranh, không cầu, không ích kỷ, không lợi mình. Phải tự nhiên mà đắc được, tự nhiên đắc được nầy, chẳng phải do bên ngoài mà được, là do trong tự tánh sinh ra trí huệ, cho nên Lục Tổ Huệ Năng nói:
Biết tự tánh mình vốn thanh tịnh
Biết tự tánh mình vốn không lay động
Biết tự tánh mình vốn tự đầy đủ
Biết tự tánh mình thường sinh trí huệ”.
Tự tánh vốn thanh tịnh, chẳng có một chút nhiễm ô nào, cũng chẳng có tham, tranh, ích kỷ, lợi mình, mong cầu. Tự tánh vốn chẳng giao động, không đến, không đi, không quái, không ngại, không hình, không tướng. Tự tánh vốn tự đầy đủ tất cả vạn pháp, trong tự tánh sinh ra trí huệ. Người có trí huệ thì không cảm thấy mình tốt hơn người khác, hoặc giỏi hơn người khác.
Phàm là cho rằng mình giỏi hơn người khác, đều là ma vương đến nhiễu loạn bạn, cho bạn một chút ma khí, cho bạn một chút tà tri tà kiến. Ma vương lợi dụng pháp dụ để nhiễu loạn bạn, biết bạn tham chút tiện nghi. Nếu bạn sửa đổi: Không tham, không tranh, không ích kỷ, không lợi mình, thì ma vương cũng không có cách gì hại được bạn. Bằng không, chúng biết bạn thích thần thông, quỷ thông, bất thông, yêu thông, thất thông, bát thông, chúng liền nói: “Tốt! Cho bạn thông thông thông, để cho bạn tha hồ mà thông”!
Tu đạo tuyệt đối đừng tham tiện nghi, tham lợi nhỏ, hoặc tham sữa bò, tham phó mát, những thứ nầy thật chẳng có giá trị gì, nếu tu hành mà vì những thứ nầy, thì thật chẳng có ý nghĩa gì, cho nên tại sao người tu hành đêm ngủ dưới gốc cây, ngày ăn một bữa trưa, không tham người đời cúng dường, ai cúng dường cho mình cũng không cần. Người hành cước đi tham phương các nơi, ở một chỗ không quá ba đêm, tại sao vậy? Vì quá ba đêm thì sợ mọi người biết mình mà đến cúng dường. Không thể nói người ta cúng dường cho mình, thì mình vui mà thọ nhận: “Bạn xem nhiều người cúng dường cho tôi”! Đâu biết rằng nhiều người cúng dường cho bạn như vậy, cướp hết phước báu của bạn đi mất, thì nguy hiểm của bạn sẽ đến. Không có phước báu mà thọ nhận người cúng dường, là một sự việc có vấn đề. Cho nên xưa nay đại đức cao Tăng, không có chút tâm tham nào hết, tuyệt đối thanh tịnh, tuyệt đối không nhiễm ô. Không giảng nói bậy bạ, mình cầm nắm một chút cũng không nói bậy bạ, sai nhân quả, đây là không thể được. Thật là mình có tạo tội nghiệp còn không biết, cho nên cảm ứng đạo giao phải dùng tâm chân thật để tu đạo.
“Độ khắp hữu tình thành chánh quả”: Phật muốn độ tất cả hữu tình, có huyết, có khí, đều thành chánh quả, chẳng phải tà quả, hoặc ma quả.
“Trí quang thường sáng chiếu xưa nay”: Người có đại trí huệ, lúc nào trí huệ cũng đều hiện tiền, không bị cảnh giới yêu ma quỷ quái làm lay động, tại sao không bị lay động? Vì chẳng có tâm tham, dù trên đường đạo nghiệp cũng không sinh tâm tham.
Nếu họ cho bạn một hòn đá quý rất đắt tiền, một đời thọ dụng không hết. Thọ dụng không hết lại như thế nào? Đây là gạt người. Tu đạo phải triệt để minh bạch, đừng vì tham đồ cúng dường của người. Tu đạo là vì khai mở trí huệ chân chánh, muốn phá tà hiển chánh, phá tà ma ngoại đạo, hiển ra chánh pháp chánh giáo, khiến cho chánh pháp vĩnh viễn trụ thế. Không thể nói nghe người ta viết một cuốn sách nói đắc được thần thông như thế nào, liền mê cuốn sách đó. Nếu bạn tìm không được Phật pháp trên cuốn sách đó, thì nói một cách đơn giản là chẳng có Phật pháp. Trong cuốn sách nói chỉ là một đạo lý, bạn đừng có mê vào cuốn sách đó. Cho nên nói người chẳng có trí huệ thì mê vào sách, người có trí huệ thì giác nơi sách, nhìn thấy gì thì giác ngộ cái đó, minh bạch cái đó, chẳng bị sách mê hoặc. Vì sao chẳng bị sách mê hoặc? Vì có ánh sáng trí huệ, ánh sáng trí huệ chiếu soi thế gian, chiếu soi cổ kim.
Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét