Thứ Tư, 18 tháng 9, 2024

CHÚ LĂNG NGHIÊM - Ý NGHĨA CÂU 331-332

CHÚ LĂNG NGHIÊM SHURANGAMA MANTRA #chúlăngnghiêm #chulangnghiem #lăngnghiêm #kinhlăngnghiêm #shurangamamantra #shurangama #buddha

🔔  331. Tỳ rị dương hất rị tri

Dịch: Đấu chiến thắng thần tướng tiền khí trượng, cùng với khổng tước minh vương khí trượng.

Kệ:

Bảo tiễn si hào vô cấu hành
Sở tác giai biện khởi thi thần
Tam đầu đại kích linh thứu điểu
Phi đằng biến hoá lực nan cùng.

Nghĩa là:

Mũi tên cú vọ hạnh vô cấu
Những việc làm xong khởi thi thần
Ba đầu đại kích chim linh thứu
Bay lượn biến hoá sức vô cùng.

Giảng giải: 

Tên báu cú vọ hạnh vô cấu”: Tỳ Rị Dương dịch ra là “Chim cú vọ”, lại dịch là “Mũi tên”, lại dịch là “Hạnh vô cấu”, tức cũng là hạnh thanh tịnh, chẳng có chút nhiễm ô nào. Mũi tên báu nầy hay bắn tất cả yêu ma quỷ quái, tà ma ngoại đạo. Chim cú vọ là một loài chim, còn có tên là chim bất hiếu, vì loài chim nầy trưởng thành rồi, thì ăn mẹ của mình, con nào sinh nó ra thì nó ăn, cho nên tên là chim bất hiếu.

Những việc làm xong khởi thi thần”: Câu Chú nầy lại dịch là “Khởi thi thần”, tức là người chết rồi, dùng Chú khởi đầu thây chết, khiến cho đầu thây chết tự đứng dậy đi, cho nên nói những việc làm xong, người đã chết rồi, vẫn có thể đi bộ được.
Ba đầu đại kích chim linh thứu”: Ba đầu đại kích tức là có ba mũi nhọn, chim linh thứu tức là một loài chim rất lợi hại, núi linh thứu là núi có hình giống loài chim nầy.
Bay lượn biến hoá sức vô cùng”: Sức lực của chim linh thứu nầy rất lớn, bay lượn biến hoá, oai mãnh vô cùng, nhưng bạn niệm câu Chú nầy, thì những loài chim nầy bị hàng phục.



🔔 332. Nan đà kê sa ra

Kệ:

Hoan Hỉ Kim Cang bảo trượng kình

Hảo thanh điểu xướng hoà nhã âm
Càn Thát Bà Vương giai quyến thuộc
Tinh cần hành mãn liễu sinh tử.

Nghĩa là:

Kim Cang Hoan Hỉ giơ trượng báu

Chim hót tiếng hay âm hoà nhã
Càn Thát Bà Vương và quyến thuộc
Tinh tấn tu hành dứt sinh tử.

Giảng giải: 

Nan Đà là tiếng Phạn, dịch ra là “Hoan hỉ”, là tên của một vị Thần Kim Cang, trong tay của vị Thần Kim Cang Hoan Hỉ nầy, giơ một cây trượng báu, nhưng cây trượng báu nầy chẳng phải đánh người, cũng chẳng phải đánh quỷ, để làm gì? Cây trượng báu nầy có thể khởi tử hồi sinh, nếu có người chết rồi, gặp được vị Thần Kim Cang nầy, dùng cây trượng báu của Ngài quơ một cái, thì người chết đó sẽ sống lại, cho nên gọi là trượng báu, cho nên nói “Kim Cang Hoan Hỉ giơ trượng báu”.
“Chim hót tiếng hay âm hoà nhã”: Kê Sa Ra dịch là “Tiếng chim hay”, một thứ tiếng chim hay của loài chim khách, tiếng của nó vốn rất hay, vang ra tiếng hoà nhã, trong Kinh Di Đà có nói:

Chim Bạch hạc, Khổng tước, Anh vũ, Xá lợi, Ca lăng tần già, Cộng mạng”, những thứ tiếng chim nầy rất hay, hay hót vang ra tiếng vi diệu, ngày đêm sáu thời vang ra tiếng hoà nhã, như là: Năm căn, Năm lực, Bảy bồ đề phần, Tám chánh đạo, Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Ba mươi bảy phẩm trợ đạo, cho nên nói chim hót tiếng hay âm hoà nhã.
Càn Thát Bà Vương và quyến thuộc”: Càn Thát Bà Vương cũng đến, chúng là Thần tấu âm nhạc của trời Đế Thích, chúng với kì lân làm quyến thuộc với nhau, vì trên đầu của chúng cũng có một cái sừng dài, nhưng chúng hát xướng rất hay vô cùng, cũng tấu âm nhạc rất hay. Chúng thấy những tiếng chim hay nầy ở đó, chúng cũng muốn đến diễn tấu cho thêm phần náo nhiệt, mang theo quyến thuộc của chúng cùng nhau đến tham gia pháp hội nầy, quyến thuộc của chúng đều có thể tấu đủ thứ âm nhạc.

Tinh tấn tu hành dứt sinh tử”: Càn Thát Bà Vương và quyến thuộc của chúng, cùng với tất cả tiếng chim hay đều ở tại đó, tinh cần tự lợi lợi tha, tấu âm nhạc để cảnh tỉnh những chúng sinh mê mộng, khiến cho họ không còn sự chấp trước. Họ tinh cần tu hành như vậy, đợi khi nào tu hành viên mãn, thì sẽ chấm dứt sinh tử.


Trích dẫn : Sách CHÚ LĂNG NGHIÊM KỆ VÀ GIẢNG NGHĨA (HT TUYÊN HOÁ - Thích Minh Định dịch )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét