Theo truyền thuyết nhà Phật kể lại, đại bàng Kim Sí Điểu và Khổng Tước là hai thần điểu có sức mạnh khai thiên lập quốc được sinh ra từ Phượng Hoàng.
Nghe đồn toàn thân Khổng Tước rực lửa cháy, chỉ cần đến gần là tan tành, là loài dã thú kiêu hãnh nên chảnh hay tác oai tác oái, thảm sát sinh linh, tính tình hung ác.
Khi Phật tổ Như Lai bị Khổng Tước nuốt vào trong bụng, Phật tổ định lấy tính mạng của Khổng Tước để giúp đời nhưng các vị tiên nói nếu Phật tổ giết Khổng Tước thì chẳng khác nào giết cha mẹ của mình.
Vì vậy, Khổng Tước được phong làm Phật Mẫu.
Do đó, luận về vai vế, đại bàng Kim Sí Điểu có thể coi là cậu của Phật Tổ.
孔雀明王
Khổng tước: con công. Minh: sáng. Vương: vua.
Minh Vương: Theo Phật Học Từ Điển, Minh Vương là chỉ những vị Tôn giả hầu cận Đức Phật Thích Ca, thọ giáo lệnh của Đức Phật, hiện thân hàng phục bọn ác ma. Các Tôn giả ấy có trí huệ và oai đức, đánh phá hết thảy các ma chướng, ủng hộ các nhà tu hành chơn thật. Tuy là người hầu cận, nhưng các Tôn giả cầm giữ giáo lệnh thì quyền uy cũng tựa như một vị Minh Vương.
Khổng Tước Minh Vương là vị Tôn giả hầu cận Đức Phật mà nguyên căn là một con công, sanh vào thời Khai Thiên lập Địa, tu thành, vâng mệnh Đức Phật cầm giữ giáo lệnh, hiện thân hàng phục bọn ác ma, ủng hộ các nhà tu hành.
- Trích Phong Thần Nội Truyện:
Nguyên có một con công được sanh ra từ thời Khai Thiên lập Địa, tu hành nhiều kiếp, đạt được thần thông. Vào thời Phong Thần, chim công nầy hiện thân xuống cõi trần là Khổng Tuyên, làm tướng cho vua Trụ, trấn giữ ải Tam Sơn, được vua Trụ sai đem binh đi đánh Khương Thượng (Khương Tử Nha).
Khổng Tuyên có năm đạo hào quang ngũ sắc rất mạnh mẽ, có thể thâu được các bửu bối Tiên gia và bắt các tướng dễ dàng. Các tướng của Khương Thượng không ai đánh lại Khổng Tuyên, vì không có cách nào khắc chế đạo hào quang ngũ sắc của Khổng Tuyên. Phải chờ Đức Chuẩn Đề Bồ Tát ở Tây phương đến mới thâu phục được Khổng Tuyên.
Khổng Tuyên ngâm kệ tỏ rõ tài phép của mình:
Có đất có Trời đã có ta,
Thần thông luyện tập sức bao la.
Thuở nay đủ biết trong mùi Đạo,
Từ giã non Tiên giúp nước nhà.
Đức Chuẩn Đề Bồ Tát nói với Khổng Tuyên:
- Ngươi cùng Bần đạo có duyên phần, nên Bần đạo đến đây rước ngươi về Cực Lạc. Ngươi là kẻ có phước, tu hành lâu năm, đáng được hưởng cảnh thanh nhàn. Ở đây là cõi trần, không phải chỗ để ngươi cạnh tranh đường sanh tử.
Khổng Tuyên cười đáp: - Lời ấy gạt ta sao được.
Chuẩn Đề Bồ Tát nói: - Ngươi nghe ta đọc bài kệ nầy thì rõ:
Tây phương vui vẻ gọi Thiên đường,
Tích đức tu nhân mới được nương.
Giới cấm năm điều nêu sáng rỡ,
Từ bi hai chữ giữ hiền lương.
Khá theo thanh tịnh nơi am tự,
Chớ mến công danh giữa chiến trường.
Đổi cánh rụng lông thành chánh quả,
Múa men chi lắm chốn biên cương.
Khổng Tuyên nghe bài kệ, không thức tỉnh, lại nổi giận vung đao chém Chuẩn Đề. Chuẩn Đề Bồ Tát cầm nhánh cây thất bửu gạt một cái thì đao rơi xuống đất. Khổng Tuyên lấy roi vàng đánh tiếp, cũng bị nhánh cây thất bửu gạt rơi xuống.
Khổng Tuyên chỉ còn hai tay không, liền vận hào quang ngũ sắc chụp xuống Chuẩn Đề. Chuẩn Đề Bồ Tát đứng giữa hào quang, hiện ra 18 tay đều có cầm bửu bối. Rồi nghe trong hào quang nổ lên một tiếng lớn, chẳng biết Chuẩn Đề Bồ Tát làm phép chi mà áo mão của Khổng Tuyên nát bấy, rơi xuống đầy chân ngựa, còn Khổng Tuyên đứng sửng bất động.
Chuẩn Đề Bồ Tát hiện pháp thân lại bình thường, đến trước mặt Khổng Tuyên nói:
- Khuyên chớ mê sa đường thế tục, hãy cùng ta trở lại Tây phương.
Nói dứt lời thì Bồ Tát mở dây lưng ra cột vào cổ Khổng Tuyên, lấy thiết tiên gác lên vai bảo:
- Xin Đạo hữu hãy hiện nguyên hình, cùng ta trở về Tây phương cho tiêu diêu khoái lạc.
Tức thì Khổng Tuyên hiện hình ra là một con công một mắt, mình mẩy đỏ tươi cao lớn phi thường, gọi là Châu Khổng Tước. (Châu hay Chu là màu đỏ).
Chuẩn Đề Bồ Tát cỡi lên mình Châu Khổng Tước, từ giã mọi người, rồi vỗ lên đầu Khổng Tước một cái, chim công liền xòe hai cánh lớn chiếu hào quang sáng chói, bay đi về hướng Tây mất dạng.
Kể từ đó về sau, Đức Chuẩn Đề Bồ Tát xuất du đều cỡi lên chim Khổng Tước nầy. (do vậy các bức tượng bắc truyền hay vẽ cưỡi trên con công
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét