Các bản dịch Kinh Dược Sư ở Trung Quốc có khoảng 5 loại, hiện tại bản dịch Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức Kinh của ngài Huyền Trang là bản dịch được lưu hành rộng rãi. Trong 5 bản dịch thì chỉ có bản dịch của Ngài Nghĩa Tịnh là dịch ra toàn bộ 7 Đức Phật Dược Sư, vì các bản dịch khác không có, do đó từ xưa đã có nhiều sự bàn luận, cho là bảy Đức Phật Dược Sư là khác nhau, hoặc có tên khác, hoặc do phân thân.
Theo “Dược Sư Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh” và “Tu Dược Sư Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp”, trong đó đều được ghi chép rõ danh hiệu các Đức Phật là:
1. Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai, thân màu vàng, tay phải kết Thí Vô Úy ấn, tay trái kết Chánh Định ấn.
2. Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai, thân màu vàng, tay phải kết Thí Nguyện ấn.
3. Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai, thân màu hoàng kim, hai tay kết Thuyết Pháp ấn.
4. Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai, hai tay kết Đẳng Trì ấn.
5. Pháp Hải Lôi Âm Như Lai, thân màu đỏ nhạt, hai tay kết Thuyết Pháp ấn.
6. Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai, thân màu đỏ, tay phải kết Thí Nguyện ấn, tay trái Kết Chánh Định ấn.
7. Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tay phải kết Thí Nguyện ấn cầm quả A Lỗ Lạt, tay trái kết Chánh Định ấn.
Nếu ai cung kính cúng dường 7 Đức Phật Dược Sư thì người ấy thường được các Đức Phật Dược Sư hộ trì, tiêu trừ nghiệp chướng, khỏi các tai nạn được trường thọ, sở cầu đều được như nguyện.
Bổn hạnh của Phật Dược Sư phát ra trong quá khứ khi hành Bồ tát đạo để nhiếp hóa hướng dẫn chúng sanh, Nhật Quang Biến Chiếu Bồ tát và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ tát là hai vị Bồ tát đứng hầu hai bên Phật Dược Sư, trợ giúp Đức Phật Dược Sư hoằng dương chánh pháp. Kinh Dược Sư thuyết rằng: Nhật Quang và Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ tát là 2 bậc thượng thủ đứng đầu trong vô lượng vô số Bồ tát, lần lượt sẽ được bổ xứ làm Phật. Trong Tu Dược Sư Nghi Quỹ Bố Đàn Pháp chép rằng: tướng mạo của Nhật Quang Biến Chiếu Bồ tát thân màu đỏ, tay cầm Nhật luân và hoa Mạn châu đỏ. Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ tát, thân màu trắng, ngồi trên tòa Thiên Nga, tay cầm Nguyệt luân.
Dưới Đây Ban Biên Tập kính giới thiệu hình ảnh tôn tượng Dược Sư Thất Phật:
Nam Mô Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai
Nam Mô Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai |
Nam Mô Pháp Hải Lôi Âm Như Lai
Nam Mô Pháp Hải Lôi Âm Như Lai |
Nam Mô Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai
Nam Mô Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai |
Nam Mô Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai
Nam Mô Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai |
Nam Mô Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai
Nam Mô Thiện Danh Xưng Cát Tường Vương Như Lai |
Nam Mô Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai
Nam Mô Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai |
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai |
Dược Sư Hải Hội
Dược Sư Hải Hội |
Nam Mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nhật Quang Biến Chiếu Bồ Tát |
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát
Nam Mô Nguyệt Quang Biến Chiếu Bồ Tát |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét