Thứ Hai, 20 tháng 2, 2017

Mừng xuân niệm Kinh Dược Sư

Khai xuân với kinh cầu an , các phật tử cũng dành thời gian đọc Kinh Dược Sư :
( Lễ Vía Đức Phật Dược Sư Ngày 30-09 Âm Lịch)





Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật




Thất Phật Dược Sư
Dược Sư Như Lai tiếng Phạm gọi là: Bhaisajya-guru Vaidurya-prabharajyah, gọi đủ là Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai, người ta thường gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, gọi tắt là Dược Sư Phật. Theo Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện Kinh chép: “về phương Đông cách thế giới Ta Bà khoảng 10 hằng hà sa Phật độ có cõi Phật tên là Tịnh Lưu Ly, tên của Đức Phật đó là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai”.

Vì sao có tên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai? là vì do nguyện lực có thể bạt trừ bệnh khổ của chúng sanh nên gọi là Dược Sư, có thể chiếu soi cứu độ những chỗ tăm tối si mê nên gọi là Lưu Ly Quang. Ngài hiện là giáo chủ thế giới Lưu Ly ở phương Đông cùng với 2 vị Đại Bồ tát là Nhật Quang Biến Chiếu và Nguyệt Quang Biến Chiếu làm quyến thuộc để giáo hóa chúng sanh.
Bổn nguyện của Dược Sư Như Lai là trị tất cả trọng bệnh phiền não về thân và tâm của chúng sanh, cứu độ chúng sanh ra khỏi sanh tử khổ đau. Vì Dược Sư Như Lai có bổn nguyện thanh tịnh như vậy nên ánh sáng trong suốt hoàn toàn thanh tịnh (Lưu Ly Quang) như lưu ly vô ngại hiển hiện trên thân của Ngài, và quốc độ của Ngài cũng như vậy nên gọi là Dược Sư Lưu Ly Quang.
Theo hệ thống Kinh điển Phật Giáo thì có thuyết cho là mỗi vị có mỗi đại nguyện và ứng thân riêng từng vị. Có thuyết cho là các Ngài từ nhất thể là Dược Sư Như Lai mà phân thân ứng hiện, danh hiệu của các Ngài là: Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai; Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai; Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai; Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai; Pháp Hải Lôi Âm Như Lai; Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như lai; Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Mỗi Đức Phật đều trụ ở phương Đông cách thế giới Ta Bà từ bốn đến mười hằng hà sa thế giới. 

Dưới đây là bảy Tôn Tượng của bảy Đức Phật Dược Sư :


Nam Mô Quang Thắng Thế Giới - Thiện Danh
Xưng Cát Tường Như Lai

Nam Mô Quang Thắng Thế Giới - Thiện Danh Xưng Cát Tường Như Lai 


Nam Mô Diệu Bảo Thế Giới - Bảo Nguyệt
Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai

Nam Mô Diệu Bảo Thế Giới - Bảo Nguyệt Trí Nghiêm Quang Âm Tự Tại Vương Như Lai 


Nam Mô Viên Mãn Hương Tích Thế Giới -
Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai

Nam Mô Viên Mãn Hương Tích Thế Giới - Kim Sắc Bảo Quang Diệu Hạnh Thành Tựu Như Lai

Nam Mô Vô Ưu Thế Giới - Vô Ưu
Tối Thắng Cát Tường Như Lai

Nam Mô Vô Ưu Thế Giới - Vô Ưu Tối Thắng Cát Tường Như Lai

Nam Mô Pháp Tràng Thế Giới -
Pháp Hải Lôi Âm Như Lai


Nam Mô Pháp Tràng Thế Giới - Pháp Hải Lôi Âm Như Lai 


Nam Mô Thiện Trụ Bảo Hải Thế Giới -
Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai


Nam Mô Thiện Trụ Bảo Hải Thế Giới - Pháp Hải Thắng Huệ Du Hý Thần Thông Như Lai 


Nam Mô Tịnh Lưu Ly Thế Giới -
Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai


Nam Mô Tịnh Lưu Ly Thế Giới - Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai 


12 lời nguyện của Phật Dược Sư

1. Phát hào quang chiếu sáng mọi chúng sinh;
2. Cho chúng sinh biết đến Nhất thiết trí của mình;
3. Cho chúng sinh thực hiện được ước nguyện;
4. Hướng dẫn chúng sinh đi trên đường Ðại thừa;
5. Giúp chúng sinh giữ giới hạnh;
6. Giúp chúng sinh chữa lành các thứ bệnh do sáu giác quan sinh ra;
7. Chữa bệnh thuộc về thân tâm cho mọi chúng sinh;
8. Cho phụ nữ tái sinh trở thành nam giới;
9. Tránh cho chúng sinh khỏi rơi vào tà kiến và giúp trở về chính đạo;
10. Tránh cho chúng sinh khỏi tái sinh trong thời mạt kiếp;
11. Ðem thức ăn cho người đói khát;
12. Ðem áo quần cho người rét mướt.







12 Đại Tướng Dược Xoa


Cung Tỳ La Đại Tướng

Cung Tỳ La Đại Tướng

Còn gọi là Kim Tỳ La, được dịch ý là Cực Úy. Thân màu vàng, tay cầm bảo xử. Hóa thân của Di Lặc Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Hợi.

Phạt Chiết La Đại Tướng 

Phạt Chiết La Đại Tướng

Còn gọi là Bạt Chiết La, Hòa Kỳ La, dịch ý là Kim Cang. Thân màu Trắng, tay cầm bảo kiếm. là hóa thân của Đại Thế Chí, là thần hộ mạng tuổi Tuất.

Mê Súy La Đại Tướng 

Mê Súy La Đại Tướng

Còn gọi là Di Khứ La, dịch ý là Chấp Nghiêm. Thân màu vàng, tay cầm bảo bổng hoặc độc cổ. là hóa thân của Phật Di Đà, là thần hộ mạng tuổi Dậu.

An Để La Đại Tướng

An Để La Đại Tướng

Còn gọi là Át Nể La, An Nại La, An Đà La, dịch ý là Chấp Tinh. Thân màu xanh lục, tay cầm bảo chùy hoặc bảo châu. là hóa thân của Quán Thế Âm, là thần hộ mạng tuổi Thân.

Át Nể La Đại Tướng

Át Nể La Đại Tướng

Còn gọi là Mạt Nể La, Ma Ni La, dịch ý là Chấp Phong. Thân màu đỏ, tay cầm bảo xoa hoặc mũi tên. là hóa thân của Ma Lợi Chi, là thần hộ mạng tuổi Mùi.

San Để La Đại Tướng

San Để La Đại Tướng

Còn gọi là Bà Nể La, Tố Lam La, dịch ý là Cư Ngoại. Thân màu khói Lam, tay cầm bảo kiếm hoặc loa bối. là hóa thân của Hư Không Tạng, là thần hộ mạng tuổi Ngọ

Nhân Đạt La Đại Tướng

Nhân Đạt La Đại Tướng

Còn gọi là Nhân Đà La, dịch ý là Chấp Lực. Thân màu Đỏ, tay cầm bảo côn hoặc mâu. là hóa thân của Địa Tạng Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Tỵ.

Ba Di La Đại Tướng

Ba Di La Đại Tướng

Còn gọi là Bà Da La, dịch ý là Chấp Ẩm. Thân màu đỏ, tay cầm bảo chùy hoặc cung tên. là hóa thân của Văn Thù Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Thìn.

Ma Hổ La Đại Tướng

Ma Hổ La Đại Tướng

Còn gọi là Bạc Hô La, Ma Hưu La, dịch ý là Chấp Ngôn. Thân màu trắng, tay cầm rìu báu. là hóa thân của Phật Dược Sư, là thần hộ mạng tuổi Mão.

Chân Đạt La Đại Tướng

Chân Đạt La Đại Tướng

Còn gọi là Châu Đổ La, Chiếu Đầu La, dịch ý là Chấp Tưởng. Thân màu vàng, tay cầm quyên sách hoặc bảo bổng. là hóa thân của Phổ Hiền Bồ tát, là thần hộ mạng tuổi Dần.

Chiêu Đổ La Đại Tướng

Chiêu Đổ La Đại Tướng

Còn gọi là Chu Đổ La, Chiếu Đầu La, dịch ý là Chấp Động. Thân màu xanh, tay cầm bảo chùy. là hóa thân của Kim Cang Thủ, là thần hộ mạng tuổi Sửu.

Tỳ Yết La Đại Tướng

Tỳ Yết La Đại Tướng

Còn gọi là Tỳ Già La, dịch ý là Viên Tác. Thân màu đỏ, tay cầm bảo luân hoặc tam cổ. là hóa thân của Phật Thích Ca, là thần hộ mạng tuổi Tý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét