Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Ý Trinh : Địa Tạng Vương Bồ Tát và những hình tướng


Mục Kiền Liên – Địa Tạng Vương – Tôn Đức Thắng – Tôn Ngộ Không … chỉ là 1 vị.



Mục Kiền Liên – Địa Tạng Vương Bồ Tát – Tam Tạng – Tôn Ngộ Không – Tôn Đức Thắng là 1 vị.

1. Con số 5.

– Tôn giả Mục Kiền Liên là nhị đồ đệ của Phật mà lại là người được Phật thọ ký thứ 5 và ai đọc kinh cũng thấy thiệt thòi cho tôn giả. Tuy nhiên đây chính là ý đồ của Thượng Đế Phật Chí Tôn, đó là do ngài muốn lưu ý cho chúng ta biết là ngài Mục Kiền Liên về sau sẽ giáng sinh xuống bán đảo Triều Tiên có hình dạng số 5. Rõ ràng là vào năm 696 đức Địa Tạng Vương Bồ Tát đã giáng sinh xuống bán đảo Triều Tiên này và ngài cũng chính là tôn giả Mục Kiền Liên vậy.
– Ông Tôn Ngộ Không bị Phật lấy bàn tay nhốt dưới núi Ngũ Hành 500 năm. Rõ ràng “Ngũ” cũng là con số 5. Năm ngón tay Phật đè xuống đầu ông Tôn Ngộ Không chính là hình ảnh Phật xoa đầu thọ ký cho ngài Mục Kiền Liên vậy. Rõ ràng Tôn Ngộ Không cũng là Mục Kiền Liên và cũng là Địa Tạng Vương bồ tát. Để làm rõ hơn chúng ta hãy xét dữ kiện Phật cho như sau:

- Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát giáng sinh ở bán đảo Triều Tiên nhưng sau đó ngài là dong thuyền về phía tây nam. Đây thuộc về đất nước Trung Quốc. Nơi ngài dừng chân tu hành và phát triển đạo pháp đó là núi Cửu Hoa hay là Cửu Hoa Sơn. Ông Tôn Ngộ Không thì ở núi Hoa Quả hay là Hoa Quả Sơn. Rõ ràng ta thấy tên của 2 địa danh này thì đã giống nhau ở chữ “Hoa Sơn” rồi, chỉ còn chữ “Cửu” và chữ “Quả” là chưa giống thôi. Đem tiếng Việt vô giải thích thì rõ: “Cửu” là “chín” , mà thứ gì chín. Đó là “Quả” vậy. Như vậy từ “Cửu” mà thành “Quả” thì phải thông qua dùng tiếng Việt của Thượng Đế vậy. Hoa Sơn đã giống nhau rồi, bây giờ “cửu” đã thành “quả” rồi thì có thể kết luận được Cửu Hoa Sơn của đức Địa Tạng thì cũng chính là Hoa Quả Sơn của ông Tôn Ngộ Không.

Chúng ta cũng có thể sử dụng Bát Quái để làm sáng tỏ.
Cửu Hoa Sơn và Hoa Quả Sơn. Phân tích theo cách viết dọc. Ta thêm dấu và phiên âm:
Cửu Hoả Sơn và Hoả Quái Sơn.(thêm chữ i và đổi dấu thành dấu sắc cho chữ Quả).
Cửu Hoả Sơn và Hoả Quẻ Sơn. (vì quái còn được gọi là quẻ).
Quẻ Ly Sơn và Quẻ Ly Sơn.
Ly Sơn và Ly Sơn
=> rõ ràng 2 kết quả cũng là Ly Sơn nên khẳng định 2 địa danh này chỉ là 1.
tại sao Cửu Hoa Sơn lại là Ly Sơn ? Vì đây là 1 quẻ trong Hậu Thiên Bát Quái Đồ. Thứ tự như sau: Nhất Khảm, nhì Khôn, tam Chấn, tứ Tốn, ngũ Trung, lục Càn, thất Đoài, bát Cấn, Cửu Ly.
Cửu Ly mà “Ly” là chữ Hoả của Cửu Hoả Sơn. Vì vậy mà ta chỉ cần thay chữ Hoả thành chữ “Ly” thì “Cửu Hoả” sẽ thành Cửu Ly. Theo thứ tự của Hậu Thiên Bát Quái thì Cửu Ly chính là Quẻ Ly.

tại sao Hoả Quẻ lại là Quẻ Ly. Vì Hoả là thuộc tính Ngũ Hành của duy nhất quẻ Ly nên Hoả Quẻ cũng là Ly Quẻ. Viết theo tiếng Việt thì đó là Quẻ Ly vậy.

2. Ngài Mục Kiền Liên hiện thần thông đốt cung trời Đế Thích và ông Tôn Ngộ Không cũng đại náo Thiên Cung.
Điều này cho thấy 2 vị là 1.
Ngài Mục Kiền Liên là đệ nhất thần thông và ông Tôn Ngộ Không thì thần thông cũng vô địch. Dữ kiện này cũng cho thấy sự trùng hợp nên đây cũng chỉ là 1 vị.

3. Ngài Mục Kiền Liên thân hình to lớn mặt vuông nghĩa là Địa Tạng.
Trời tròn đất vuông. Mặt vuông là đất, mà đất là “Địa”, là trái đất.
Thân to lớn. Bản thân trái đất cũng to lớn, to lớn để dung chứa mà dung chứa là tàng là “Tạng”.
=> mặt vuông và thân to lớn là “Địa Tạng” vậy.

4. Ngài Mục Kiền Liên và Địa Tạng Vương có hình tượng thờ giống nhau cũng đầu trọc và:

Ngài Mục Kiền Liên tay cầm tích trượng nhưng đầu không đội mão Tỳ Lư và tay còn lại cầm cái bát cơm.

Ngài Địa tạng Vương Bồ Tát thay vì cầm bát cơm thì Ngài cầm viên ngọc minh châu, đầu đội mão Tỳ Lư, tay cầm tích trượng.

Ngài Đường Huyền Trang – Đường Tam Tạng vẫn giống như Ngài Địa Tạng tuy nhiên chỉ có tay phải là cầm Tích Trượng. ( Ngài Đường Tam Tạng cũng chính là Tôn Ngộ Không và Địa Tạng. Sẽ giải thích sau trong bài khác).

=> rõ ràng hầu hết những ai có chút hiểu biết thì đều liên tưởng được 3 vị là 1. Mục Kiền Liên, Tam Tạng, Địa Tạng chỉ là 1 vị. Đừng cho rằng do phim Tây Du Ký vẽ nên hình ngài Tam Tạng mả đây là do sự “khiến” của Thượng Đế cả đấy.

5. Ngài Mục Kiền Liên thường xuyên vô địa ngục và ngài Địa Tạng thì luôn độ chúng sinh ở trong đó nên 2 vị chỉ là 1.

6. Tiền kiếp của ngài Địa Tạng là Quang Mục, sinh ra ở thời của một đức phật mà danh hiệu cũng có chữ Mục thì rõ ràng đây là ngài Mục Kiền Liên.

7. Ngài Mục Kiền Liên và ngài Địa Tạng đều thiết tha báo hiếu cho mẹ và trong kinh hầu như chỉ đề cập duy nhất về 2 vị này trong việc báo hiếu. Rõ ràng Phật muốn nhấn mạnh đây chỉ là 1 vị.

8. Khi Phật tại thế thì tất cả các đại bồ tát đều có mặt nhưng tại sao lại thiếu vắng Địa Tạng Vương bồ tát? Đó là vì ngài chính là tôn giả Mục Kiền Liên vậy.

9. Lấy Bát Quái làm phương tiện để phân tích thì ngài Mục Kiền Liên và ngài Địa Tạng chỉ là 1 vị.
Mục Kiền Liên: Kiền Liên ở đây chính là câu vè để mô tả quẻ Kiền trong bát quái. Bài vè đó như sau:
Kiền Tam Liên, Khôn Lục Đoạn (☷) , Chấn Ngưỡng Bồn, Cấn Bát Úp, Đoài Thượng Khuyết, Ly Trung Hư, Khảm Trung Mãn, Tốn Hạ Đoan.
“Kiền Liên” đem đọc đầy đủ là “Kiền Tam Liên” ( ☰ ). Quẻ Kiền hay gọi là quẻ Càn được vẽ theo hình bên, đó là 3 vạch dương không bị đứt khúc. “Mục” là mục nát, mục nát thì phải bị gãy đổ nên Mục Kiền Liên nghĩa là Mục quẻ Kiền, quẻ Kiền bị mục thì gãy đôi thành quẻ Khôn ( ☷ ).
Quẻ Khôn là Đất, là Địa.
Ngài Mục Kiền Liên là một vị Tăng và ta ghép lại như sau: Mục Kiền Liên Tăng -> Mục Kiền Tăng -> Khôn Tăng -> Địa Tăng. Địa Tăng ta chỉnh lại dấu thì thành “Địa Tạng” vậy.
Chữ Tăng cũng là chữ Tạng. Tạng là sự tàng chứa nhưng có vận động. Tăng chính là tàng chứa giáo pháp Phật và phải vận hành giáo pháp độ sinh. Nếu vận hành sai thì giáo pháp Phật coi như vô giá trị.

10. Ngài Mục Kiền Liên bay đi về hướng Tây để tìm cõi Tây Phương Cực Lạc, ngài Đường Tam Tạng cùng ngài Tôn Ngộ Không cũng đi về hướng Tây để thỉnh Kinh Phật. Rõ ràng các ngài chỉ là 1 vị.

11. Ngài Mục Kiền Liên được Phật thọ ký thành phật hiệu là Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật cũng chính là chức quan, đại náo thiên cung và đi thỉnh kinh của ngài Tôn Ngộ Không.
– “Đa Ma La Bạt”. Chữ “Bạt” này chính là “Bật”. Chữ Bật của Bật Mã Ôn, đây là chức vụ của ngài Tôn Ngộ Không khi làm quan chăn ngựa ở trên trời. Chữ “Ma” này là “Mã” trong Bật Mã Ôn. “Đa La” viết đủ chữ thì thành “Đây Là”.
=> “Đa Ma La Bạt” nghĩa là “Đây Là Bật Mã Ôn”. Tại sao lại ghép như vậy? Vì tiếng Việt ta thường hay lồng ghép giống thế. Ví dụ: Hương Cỏ Đồng Nội thì được ghép thành Hương Đồng Cỏ Nội.

– Chiên Đàn Hương Phật. “Chiên Đàn” đọc lái là “Chàng Điên”. Vì là Chàng Điên nên mới đại náo thiên cung. “Hương Phật” là quê hương của Phật. Chàng Điên đại náo thiên cung sau đó thì về hướng Tây quê hương của Phật để thỉnh Kinh thì đó chính là Tôn Ngộ Không.

– Nếu để ý kỹ thì danh hiệu Đa Ma La Bạt thì là cách viết của cụm từ “Đây Là Ngộ Không”.
. “Đa La” = Đây Là
. “Ma” = “Mã” = Ngựa. Ngựa là Ngọ. “Ngọ” thêm dấu thì là “Ngộ”.
. “Bạt” = “Bất”. Bất nghĩa là “Không”.
=> Đa Ma La Bat = Đa La Ma Bat = Đa La Ngọ Bất = Đây Là Ngộ Không.

– Nếu để ý kỹ thì Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật cũng chính là Đấu Chiến Thắng Phật. “Đa Ma” viết đủ là Đấu Mã, đấu mã nghĩa là đua ngựa, muốn đua ngựa thì phải Thắng yên ngựa thì mới leo lên cỡi được.
. “Đa’ = Đấu
. “Chiên” = Chiến
. “Thắng Yên” = Thắng
. Phật = Phật

Ghép lại là Đấu Chiến Thắng Phật. Đây là Phật hiệu của Ngài Tôn Ngộ Không.

– Nếu để ý kỹ thì Đa Ma La Bạt = Đa Ma La Bụt
Vì Bụt là Phật nên Đa Ma La Bạt biến thành Đấu Ma Là Phật. Phật với ma là 2 thái cực đối lập vì vậy mà luôn chiến với nhau. Ma luôn phá Phật mà Phật thì luôn” Chiến Thắng” Ma. Đấu Ma Là Phật -> Đấu Chiến Thắng Ma Là Phật hay viết tắt là Đấu Chiến Thắng Phật vậy.
Danh hiệu Phật Đa Ma La Bạt cũng chính là Đấu Chiến Thắng Phật. Đấu ma là đấu với những con ma ham muốn, những con ma làm biếng… ở trong tâm mình thì sẽ thành Phật.
Ngài Tôn Ngộ Không hàng phục yêu trong phim Tây Du Ký là mang ý nghĩa này. Ngài Mục Kiền Liên hàng phục rồng ác, tà đạo cũng mang nghĩa như vậy.

– Nếu để ý kỹ thì danh hiệu Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật sẽ có Đường Lý.
. Đàn Hương đọc lái là “Đường Hang”. Hang là hình tượng của quẻ Ly giữa rỗng ngoài đặc nên ta lấy chữ “Ly” thay cho “Hang”, Ly thêm dấu là “Lý” . Đường Hang là Đường Lý. Đây là triều đại mà ngài Địa Tạng giáng sinh thành ngài Tam Tạng.

12. Tôn Giả Mục Kiền Liên hoá rồng lớn 14 đầu thì ngài Tam Tạng lại đi thỉnh kinh trong 14 năm. Ta thấy 2 lần giáng sinh của Ngài Địa Tạng đều có số 14. Con số 14 chính là 1 + 4 = 5. Con số 5 này cũng là con số 5 đã phân tích ở mục 1 vậy. Đây chính là con số trung tâm của Hậu Thiên Bát Quái Đồ (sẽ giới thiệu ở bài khác).

13. Mục Kiền Liên kết hợp với Quang Mục (1 kiếp quá khứ của Địa Tạng Vương) nghĩa là “Mắt Sáng Nhìn rõ Quẻ Kiền ba Vạch Liền”. Ngài Tôn Ngộ Không cũng được Phật Bà Quan Âm tặng cho 3 lá Liễu. 3 lá Dương Liễu này chính là 3 vạch liền của quẻ Kiền. Như vậy Mục Kiền Liên và Tôn Ngộ Không đều có chung 1 quẻ Kiền. Vì vậy 2 vị chính là 1.

14. Ngài Tam Tạng chính là Nhị Đồ Đệ của Phật. Xét trong Kinh Phật thì ngoài tôn giả Mục Kiền Liên ra thì không còn ai cả do đó mà ngài Tam Tạng và ngài Mục Kiền Liên chỉ là 1 vị. Ngài Tam Tạng giáng sinh thời nhà Đường nên gọi là Đường Tam Tạng. Ngài là Kim Thiền Tử nhị đồ đệ của Phật. Ta ghép như sau:

Tam Tạng -> Kim Thiền Tử
Đường Tam Tạng -> Đường Kim Thiền Tử.

“Đường Kim Thiền Tử” ta đem bỏ 2 dấu huyền thì sẽ là “Đương Kim Thiên Tử”. Đương Kim Thiên Tử nghĩa là “Hiện Đang Là Con Của Trời”. Vì thế gian không biết là con của Trời nào nên mới dụng từ “Đương Kim’. Đương Kim nghĩa là Hiện Đang mà hiện đang thì sẽ không mãi mãi. Hiện đang là con Trời nhưng sau này thì có thể là không phải. Nếu thế gian biết rõ ngài chính là 1 người con của đức Phật Chúa Trời thì sẽ không có 4 chữ “Đương Kim Thiên Tử” mà chắc chắn sẽ là 4 chữ khác rồi.

Ngài Xá Lợi Phất chính là Phổ Hiền bồ tát và là người con thứ tư của Phật A Di Đà thì Ngài Mục Kiền Liên Địa Tạng Vương là người con thứ 5. Ta thấy ngài luôn gắn liền với con số 5 thì cũng là điều được Phật sắp đặt sẵn. Thực tế thì ngài chính là 1 người con của Phật nhưng không biết là thứ mấy. Bồ tát Phổ Hiền cũng không phải là người con thứ tư của Phật A Di Đà nhưng tạm thời về Lý của Thượng Đế thì ngài đã sáng tác như thế. Muốn hiểu được tất cả thì phải chờ khi Thượng Đế Thế Tôn giáng thế cho chúng ta biết thì mới rõ.

15. Chủ tịch Tôn Đức Thắng chính là ngài Tôn Ngộ Không. Cả 2 vị này đều có chung một chữ ‘Quậy”. Đọc tiểu sử của chủ tịch Tôn chúng ta thấy ngài đã “quậy”. Ngài luôn trong nhóm cầm đầu đấu tranh cho chính nghĩa, đặc biệt nhất là cuộc binh biến ở Biển Đen năm 1919 và cuộc bãi công Ba Son. Ngài Tôn Ngộ Không thì đại náo Long cung, Âm cung, Thiên cung.

– Cả 2 vị đều mang họ Tôn nên là một vị.
– Ngài Mục Kiền Liên là “nhị” đồ đệ của Phật và ngài Tôn Đức Thắng cũng được gọi là Hai Thắng, mà 2 cũng là “nhị”. Rõ ràng hai người là 1.

– Ghép 3 tên của ngài Địa Tạng thì ta sẽ biết như sau:
Mục Kiền Liên
Tôn Ngộ Không
Tôn Đức Thắng


Tôn Tôn Mục Kiền Liên Ngộ Không Đức Thắng.
. Xét thấy có 2 Tôn. 2 Tôn là “Nhị Tôn” => Nhị Đồ Đệ Của Thế Tôn
.Xét thấy Mục Kiền Liên chính là “Địa Tạng Vương” ( vì Quẻ Kiền bị mục gãy biến thành quẻ Khôn, mà Khôn là Thổ là Địa, Địa rộng bao la, Địa tàng trữ dung chứa nên Địa là “Địa Tạng” vì vậy mà Mục Kiền Liên là “Địa Tạng Vương”.
. Xét thấy “Ngộ Không” có nghĩa là “Thấy rõ không còn chúng sinh nào trong Địa Ngục. “Ngộ là sáng tỏ, thấy rõ; Không là trống rỗng”.
. Xét thấy “Đức Thắng” có nghĩa là “Công đức viên mãn”. Vì Đức là Công Đức, Thắng là chiến thắng, đạt được hoàn toàn những mục tiêu đã đề ra thì gọi là viên mãn. Thắng cũng có nghĩa là dừng lại, dừng lại vì đại nguyện của ngài đã viên mãn.

Kết hợp 4 điều xét thấy trên sẽ là như sau:
Nhị đồ đệ của Thế Tôn là Địa Tạng Vương Bồ Tát thấy rõ không còn chúng sinh nào trong địa ngục thì lúc đó công đức mới được viên mãn thành tựu.
-> rõ ràng câu này tương ứng với lời Đại Thệ Nguyện của Đức Địa Tạng Vương rồi. Đó là ” Ngài nguyện độ tất cả các chúng sinh bị đoạ vào trong địa ngục cho đến khi nào trong Địa Ngục không còn ai chịu khổ thì lúc ngài mới chịu thành Phật”.

Tới đây tất nhiên vẫn còn hoài nghi về ngài Tôn Đức Thắng chính là ngài Mục Kiền Liên Địa Tạng Vương. Ta xét 2 dữ liệu sau đây:

– Ngài Tôn Đức Thắng thọ 92 tuổi. Con số 92 này là 92 ức Nguyên Nhân. Sở dĩ có con số 92 ức này là do xưa kia đức Thượng Đế sai 100 ức Nguyên Nhân xuống trái đất để giúp đỡ cho các Hoá Nhân tu hành để trở về với Thượng Đế. Tuy nhiên 100 ức Nguyên Nhân kia khi xuống phàm lại mê đắm phàm trần và quên lối về, họ sống lẫn lộn với Hoá Nhân tranh dành với nhau. Cách đây khoảng 6000 năm thì đức Thượng Đế ngài đã giáng phàm với thân là vua Phục Hy đã độ được 6 ức Nguyên Nhân về và cách đây hơn 2500 năm ngài cũng giáng thế với thân là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và cũng chỉ cứu được 2 ức Nguyên Nhân về, như vậy tổng cộng 2 đợt chỉ mới cứu được 8 ức Nguyên Nhân. Như vậy thì vẫn còn 92 ức Nguyên Nhân nữa và vô số Hoá Nhân dưới trái đất này sẽ được Thượng Đế giáng phàm lần 3 để tận độ. Độ hết tất cả 92 Nguyên Nhân và Hoá Nhân.
Rõ ràng khi đức Thượng Đế giáng phàm kỳ 3 sắp tới sẽ độ hết tất cả chúng sinh. Ngài sẽ đại ân xá cho tội nhân trong địa ngục vì thế mà trong Địa Ngục sẽ không còn ai là vậy và cho đến khi đó thì đức Địa Tạng Vương theo bổn nguyện thì đã được như ý và ngài sẽ được thành Phật.
Con số 92 này chính là 92 ức Nguyên Nhân mà ngài Tôn Đức Thắng Địa Tạng Vương cần giải cứu vậy.

– Lại nữa như đã giải rõ rằng chủ tịch Hồ Chí Minh chính là bồ tát Phổ Hiền. Ngài Tôn Đức Thắng lại rất gần gũi với chủ tịch Hồ Chí Minh thì rõ ràng rằng các vị đại bồ tát đang cùng nhau cứu khổ cứu nạn vậy. Thực ra ngài Phổ Hiền cũng chính là Tôn Giả Xá Lợi Phất, ta thấy Bác Hồ với Bác Tôn như một cặp bài trùng thì cũng giống như tiền thân của 2 ngài là Xá Lợi Phất và Mục Kiền Liên thời Phật Thích Ca còn tại thế vậy.

– Lại nữa khi Bồ Tát Thích Quảng Đức ngài tự thiêu để bảo vệ Phật Giáo thì ngài có để lại 1 tờ di chúc và cuối tờ di chúc thì ngài niệm rằng :”Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật”. Thường thì chư Tăng Ni luôn niệm Nam Mô A Di Đà Phật hoặc Thích Ca Mâu Ni Phật chứ không niệm Nam Mô Đấu Chiến Thắng Phật. Năm 1963 trước lúc tự thiêu thì ngài đã niệm danh hiệu của Đấu Chiến Thắng Phật thì tại sao lại vậy? Xin trả lời rằng vì khi đó đức Đấu Chiến Thắng Phật đang ở trên thế gian với tục thân là ngài Tôn Đức Thắng. Tại sao bồ tát Thích Quảng Đức biết ư? Tại vì ngài ấy chính là Thiện Tài Đồng Tử vậy.

– Lại nữa: con số 92 được qui định trong trời đất là con Ngựa. Con Ngựa theo Địa Chi thì là Ngọ. Ngọ thêm dấu là “Ngộ”. 92 tuổi lìa trần thì là chữ “Không còn” chính là chữ “Không”.
Tôn Đức Thắng mang họ: Tôn
92 là Ngựa là Ngọ là : Ngộ
92 tuổi mất là : Không
=> Tôn Đức Thắng = Tôn Ngộ Không là do thế.

– Lại nữa: “Đức Thắng” nghĩa là xe bị đức thắng, bị đức thắng thì không làm chủ được tốc độ và hướng đi của chiếc xe và nó cứ lao vun vút bất chấp nguy hiểm. Hình ảnh chiếc xe bị đức thắng và lao vun vút cũng chính là hình ảnh của một anh chàng không làm chủ được bản thân cũng như hành vi của mình. Chàng ta quậy phá mà không biết đến hậu quả sẽ như thế nào. Anh chàng như vậy thì ta gọi là “Chàng Điên”. “Chàng Điên” nói lái là “Chiên Đàn”, là Đa Ma La Bạt Chiên Đàn Hương Phật.

Như vậy chúng ta kết luận rằng : các ngài Mục Kiền Liên, Địa Tạng Vương, Tôn Ngộ Không, Tôn Đức Thắng chỉ là 1 vị đó là Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát.
Ngài Tôn Ngộ Không và Tam Tạng chỉ là 1 vị.
Năm thầy trò Đường Tăng thực ra đó chính là hình ảnh của 1 vị chân tu bất kỳ nào đó. 5 thầy trò tượng cho 5 đức tính có trong một hành giả nào đó đang trên bước đường tu Phật mà thôi).

(Theo Nước Việt Thái Bình)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét