NGHỀ ĐAN MÂY TRE TRUYỀN THỐNG
Làng nghề
Mỗi vùng đất đều có cộng đồng dân cư sinh sống, làng Lưỡng Quán cũng như bao làng khác được hình thành từ khá sớm, cứ phỏng theo thần phả thì chí ít cũng có hàng trăm tuổi. Là làng ven sông, từ lâu lắm rồi người dân đều phải sống phụ thuộc vào thiên nhiên: Mùa mưa, nước sông lên ngập trắng làng. Sau mùa nước lũ là trồng khoai lang, lúa cạn (gọi là lúa lốc), trồng mía và ngô. Nuôi sống người dân bao đời nay là ngô và khoai. Cơm chỉ là một phần nhỏ dành cho trẻ, người già và tiếp khách. Xưa kia, người giàu cỡ địa chủ hàng ngày cũng thường xuyên ăn độn ngô.
Do canh tác như vậy nên người dân có nhiều thời gian rỗi, vả lại làm sao có tiền để mua gạo hàng ngày khi không có đất trồng lúa? Theo quy luật của tạo hoá, nơi có điều kiện thì trồng lúa, nơi không có điều kiện trồng lúa thì làm dịch vụ, làng Lưỡng Quán đã chọn nghề đan lát chăng?
Có lẽ vì vậy người dân đã tìm được nghề phù hợp đó là nghề đan thúng. Vậy ông tổ của nghề đan thúng là ai? Nghề đan thúng có từ bao giờ? Liệu nghề truyền thống này có bị lãng quên sau vài thập niên nữa?...
Chỉ có điều chắc chắn rằng đó là nghề rất riêng của làng Lưỡng Quán, nghề đó đã theo cùng năm tháng thăng trầm, chở che, nuôi sống người dân làng Lưỡng Quán. Vì vậy, việc ghi chép lại cách đan thúng là việc cần thiết để thế hệ mai sau hình dung ra phần cuộc sống của cha ông, đây cũng là nét đẹp văn hoá của làng.
Nghề đan lát nói chung được chia làm các công đoạn sau:
* Chọn nguyên liệu: Cây tre tươi là nguyên liệu chính để đan lát thúng mủng, dần sàng, nong, nia. Chọn cây tre bánh tẻ, không bị sâu đục là tốt nhất. Nguyên liệu này phong phú, dễ kiếm ở tại địa phương, chỉ trừ mùa tre đẻ, người ta không chặt bán, còn lại chặt bán quanh năm.
* Quy mô: Thường quy mô nông thôn là hợp lý nhất
* Công đoạn: Hoàn thành sản phẩm như sau:
- Chẻ nan: Tre mua về được phân loại ngay, đoạn gốc để làm cạp trong, đoạn ngọn dùng để cạp ngoài. Đoạn giữa cưa ra từng đoạn để chẻ nan đan. Công đoạn này thường do người đàn ông trong nhà làm. Chẻ nan là nghệ thuật, không phải ai cũng làm được. Chẻ nan sao cho không được dày quá, không mỏng quá thì mới kinh tế. Nếu chẻ nan dày quá thì lãng phí nguyên liệu, người vót nan mất nhiều thời gian. Nếu chẻ mỏng thì khó đan, thúng mền người mua chê và giá thành hạ. Muốn chẻ nan cần phải thửa dao riêng (gọi là dao Mác). Người chẻ phải làm phẳng cật chỗ đốt tre, chẻ ra từng thanh rộng 3-4cm ,sau đó bỏ bụng tre và tạo cho 2 đầu hơi nhỏ hơn và bắt đầu chẻ. Một người chẻ nan một ngày có thể đan được 10-15 cái thúng, nong, nia.
- Vót nan: Khi chẻ nan xong là đến công đoạn vót nan. Vót nan thường do con gái đảm nhận. Họ dùng dao riêng (gọi là dao cau). Vót nan cũng là một nghệ thuật. Vót sao cho nhẵn, đều; vót xong đem phơi nắng cho khô. Một người vót 1 ngày có thể đủ cho đan 10-15 cái thúng.
- Đan: Khi nan được vót nhẵn, phơi khô thì đan. Thường phụ nữ đảm nhận công đoạn này. Tuỳ từng loại thúng, mủng, nong, nia mà có cách đan với văn hoá khác nhau. Thông thường thì thúng, mủng, nong nia theo nống thuyền, dần sàng đan theo văn hoá khác, trông như hoa thị hoặc như những hình vuông xếp cạnh nhau trông rất đẹp. Một người đan 1 ngày có thể đan được 10-15 cái.
- Lát: Thúng, mủng, dần, sàng đan tạo thành hình vuông, xung quanh 4 bề được dùng loại nan nhỏ để lát với hoa văn khác. Tác dụng của 4 bề này là để khi đưa lên khuôn cho dễ. Điểm mấu chốt có tính khoa học, nghệ thuật cao là việc bắt góc để khi lên khuôn thì các góc vẫn bình thường như những chỗ khác.
- Hun khói: Người dân đào hố sâu khoảng 1,2 - 1,4m, hình phễu lộn ngược, phía trên đường kính 1 – 1,2m. Đáy đường kính 0,50m, mỗi lần hun có thể hun được 10-30 chiếc thúng (hoặc nong nia, dần sàng). Hun thúng tức là dùng hỗn hợp ủ sao cho chỉ có khói sau khi dùng lửa đốt ở dưới đáy. Khi lửa cháy nóng lò hun thì lần lần lượt rắc hỗn hợp ủ lên. Phía trên phủ từng lớp thúng lên trên sao cho kín không có khe hở để khói ít lọt ra ngoài. Hỗn hợp ủ bao gồm: sản phẩm từ vót nan (gọi là tướp) đặt cuối đáy, đây là vật mồi lửa vì rất dễ cháy, phía trên là lá tre khô, sau đến lá chuối khô băm nhỏ, trên cùng phủ lớp trọng mỏng để khống chế rủi ro chống cháy do lớp vật liệu dễ cháy ở dưới gây nên. Khi hết khói thì dỡ thúng ra, thêm vật liệu ủ vào và tiếp tục phủ từng lớp thúng lên. Cứ như vậy sau khoảng 1 ngày, thúng có màu cánh gián thì thôi. Với việc hun khói sẽ làm cho thúng có màu sắc đẹp, đồng thời chống mối mọt, mốc cho khi sử dụng.
- Lấn: Khu thúng hun xong thì dưa thúng đi lấn. Khuôn lấn thường dùng cối đá lật úp. Muốn lấn thúng đẹp thì dấp nước thúng, để ráo nước thì lấn. Lấn tức là đưa thúng lên khuôn và định dạng thúng. Người ta dùng cạp to để lấn thúng. Thường công đoạn này do nam giới đảm nhiệm.
- Cạp thúng: Người ta dùng cây mây chẻ nhỏ, vót lấy phần cật may để cạp thúng. Dụng cụ để cạp thúng là loại dùi bằng sắt có đầu nhọ để dùi từng lỗ đưa dây mây buộc từng nút theo quy tắc riêng đặc trưng của nghề đan thúng. Khi cạp xong, tức là sản phẩm được hoàn thành và đưa ra chợ bán. Một người cạp thành thạo một ngày có thể hoàn thành từ 8-10 cái.
* Nét văn hoá, tính cộng đồng trong nghề đan thúng:
Đan thúng qua nhiều công đoạn, mỗi công đoạn có thể do 1 hoặc nhiều người cùng làm. Đan thúng bất kể lúc nào, trừ trường hợp ngày mùa, còn khi nông nhàn, buổi tối, buổi trưa đều có thể tranh thủ đi làm. Thậm chí buổi tối không cần đèn sáng cũng có thể vót nan. Trời mưa, trời nắng, trời rét… đều có thể làm từng cung đoạn đan thúng. Từ đan thúng, từng nhóm có thể đến với nhau để vừa tâm sự, vừa đan lát vui vẻ. Họ kể chuyện, đọc thơ, truyền đạt kinh nghiệm cho cách cử xử đẹp, nói về thị trường mua bán thúng. Nhóm người tụ họp bên nhau có thể có các lứa tuổi khác nhau, từ lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng đến thanh niên, cụ già… Chính nghề đan thúng đã tạo nên tính cách cẫn mẫn, đoàn kết thương yêu giúp đỡ của người dân Lưỡng Quán.
Trước đây, nghề đan là nghề phổ biến của toàn dân Lưỡng Quán nhưng gần đây do khoa học công nghệ phát triển đồ nhựa ra đời với nhiều sản phẩm thay thế rổ giá nhựa, bao tải ni lông, máy xay xát với việc sử dụng thiết bị điện thay thế cối xay, do vậy sản phẩm mây tre bị thay thế dần và sự tiêu thụ sản phẩm mây tre trở nên khó khăn. Hiện nay chỉ còn một số ít người vẫn còn yêu nghề đan thúng, thiết nghĩ duy trì nghề đan thúng là việc làm cần thiết và là trách nhiệm của mọi người dân làng Lưỡng Quán hiện nay và con cháu chúng ta mai sau. .
Rổ rá đan tre
Những cái rá vo gạo, cái rổ đựng cá, đựng rau. Cái nong, nia phơi lúa phơi khoai lang khoai mì. Cái giần sàng để sàng sảy gạo. Cái thúng để đong từng ang lúa khi mùa gặt về. Cả cái nôi em bé cũng làm bằng tre.
Con người ngày xưa gần gũi với thiên nhiên quá.
Có dịp tháp tùng con gái đi tham quan làng mây tre lá với trường mầm non, tôi – người lớn xưa kia từng là trẻ con – mới có dịp gặp lại “những người bạn cũ” – những rá, rổ, sọt đan bằng tre, ngày xưa là vật dụng không thể thiếu trong gia đình.
Còn ai nhớ những chiều gió, người bà người mẹ bê từng ang lúa đổ xuống theo chiều gió, để “vê” lấy những thúng lúa chắc nịch. Mẹ giần sàng khéo léo đôi tay để gom lại hạt gạo nguyên, hạt tấm, loại bỏ thóc sạn. “Lọt sàng xuống nia” cũng từ thao tác này mà thành thành ngữ. Ngày nay không còn thấy những hình ảnh nên thơ đó nữa.
Đứa trẻ ngày nay không còn chạy nhung nhăng trên đồng những chiều cả gió, nhìn say mê người mẹ đang bê thúng lúa đổ thành dòng vàng óng, bị mẹ la bảo tránh cho xa kẻo lúa bay vào người xót mình. Đứa trẻ cũng không bị mẹ sai ngồi nhặt những hạt thóc còn sót lại trong mẻ gạo vừa giần. Đứa trẻ cũng không đi bắt cá bằng cái rổ tre thân thuộc.
Đứa trẻ không rủ nhau đứa anh nằm trong nong, đứa em nằm trong nia, nhìn lên bầu trời trăng sáng vằng vặc mà mong mẹ ở xa. Để khi mẹ về thì tíu tít khoe với mẹ: “Mẹ ơi, con với anh hai chờ mẹ lâu quá, anh hai khóc một nong nước mắt, con khóc một nia nước mắt…”.
Đứa trẻ bây giờ ngập tràn giữa đồ chơi hiện đại, không còn biết tới một thời rổ rá đan tre, không biết cây tre hình dáng thế nào. Vì vậy nên nhà trường đã làm những cuộc hành trình về với thiên nhiên, để con trẻ không quên những điều bình dị góp phần tạo nên cuộc sống.
Mà nói chi con trẻ, người lớn cũng đã dần quên mất những thứ gần gũi với mình xưa kia. Kể từ đồ nhựa lên ngôi, mây tre lá lặng lẽ rút lui, kết thúc nhiệm kỳ khá lâu dài bền bỉ của mình trên thế giới này.
Thỉnh thoảng rổ tre, thúng mủng sọt nia bằng tre cũng tái xuất ở đâu đó trong hình dạng đồ trang trí, trưng bày, để thỏa cái lòng của những người ưa hoài niệm. Để một người lớn xưa kia từng là trẻ con trong thế giới tre trúc, ngạc nhiên vui mừng khi bắt gặp một thứ đan bằng tre nằm lạc lõng giữa cơ man vật dụng bằng nhựa trong cửa hàng đồ em bé.
Người lớn đó hỏi một người lớn hơn đã từng là người lớn trong thế giới tre trúc: “Mẹ ơi, kia có phải là nôi em bé?”, “Đúng là nôi em bé đó!”, “Nôi em bé bây giờ cũng làm bằng tre hả mẹ?”, “Ừ, bằng tre chứ gì nữa!”. Ngạc nhiên quá sức chứ còn gì!
Trong cái thời mà đủ kiểu đủ dạng nôi đưa, nôi điện tử tự đong đưa thay cho bàn tay mẹ, có đèn xanh đỏ vui mắt, có nhạc ò e thay cho tiếng ru, vẫn còn sót lại những chiếc nôi bầu bầu dễ thương làm bằng tre. Chiếc nôi đó chắc chắn cần 4 sợi dây neo lại trên cao, cần bàn tay mẹ ru, bàn tay mẹ quạt, và tiếng ầu ơ mềm lòng của mẹ. Người lớn xưa kia từng là trẻ thơ đứng lại bần thần ngắm nhìn.
Người lớn đang nhớ lại những ngày đưa nôi em bằng cái nôi đó, đưa đến mỏi tay thì ra cửa sổ đứng chìa bàn tay ra ánh sáng để nhìn những đường lằn hằn trên từng ngón tay, hãnh diện vì thành tích ru em của mình. Chiếc nôi đó, mẹ kể lại, cứ đong đưa qua lại trên mâm cơm của ba mẹ khi ba mẹ vừa có con trai đầu lòng, lâu lâu từ cái nôi đang đưa bắn xoẹt một dòng nước đái con nít xuống mâm cơm.
Ba chan canh vào ăn gật gù khen ngon. Thời buổi của công nghệ sản xuất hàng loạt, tre trúc vắng bóng, tìm đâu cho được những rổ rá đan tre, để nhớ về những niềm cảm động thân thương đó. Nên những chuyến hành trình ngược dòng luôn có thể khiến những người lớn xưa kia từng là trẻ con rưng rưng.
Người lớn nhìn bàn tay bé xíu của trẻ con tỉ mỉ đan từng nan tre, nghe một mối đồng cảm sâu xa. Người lớn thèm một đêm trăng sáng, nằm trong cái nong để nhớ về những
nong nước mắt, nia nước mắt ngày xưa.
Để một người lớn xưa kia từng là trẻ con trong thế giới tre trúc, ngạc nhiên vui mừng khi bắt gặp một thứ đan bằng tre nằm lạc lõng giữa cơ man vật dụng bằng nhựa…
Thời buổi của công nghệ sản xuất hàng loạt, tre trúc vắng bóng, tìm đâu cho được những rổ ra đan tre…
Thúng, Mủng, Nong, Nia, Dần, Xảo, Sàng ,những sản phẩm bằng tre trúc thủ công có những công năng :
Những đồ dùng bằng tre nứa đan hình tròn hoặc tạo thành hình tròn khi sử dụng; khác nhau về cách đan và công dụng.
1. Thúng cũng thường được đan bằng tre, đường kính nhỏ (bằng khoảng tầm cái chậu nhựa cỡ trung) hay được dùng để xúc thóc đi phơi, hay đựng gạo, cám...
2. Mủng cũng gần giống như thúng nhưng kích thước to hơn nhiều (trong miền Nam hay có), được các ngư dân dùng để đi ra biển đánh bắt gần bờ hay đi trong đầm hái sen.
Mủng giống cái thúng như nó nhỏ hơn và nông hơn
3. Nong có đường kính 1,4 - 1,8 m; nếu dùng để phơi hoặc đựng hạt (thóc, ngô, đỗ, lạc, vv.) thường đan bằng nan tre mỏng, liền khít nhau để hạt không lọt; nếu dùng để phơi và đựng (khoai, sắn lát, cau, tôm, tép, vv.) thường đan bằng nan cứng, có lỗ vuông 5 - 10 mm để tạo thoáng, mau khô.
4. Nia có đường kính nhỏ hơn nong (0,8 - 1 m), dùng để làm gạo khi xay giã và phơi nông sản có số lượng nhỏ.
Vật liệu bằng sợi trúc đan lát , Đồ đan khít, hình tròn, to hơn cái mẹt dùng phơi, đựng.
Đan nia. ”Lọt sàng xuống nia.”
5. Mẹt nhỏ hơn nia, đường kính 0,6 - 0,7 m, dùng để sảy, để phân thóc chắc với thóc lép hoặc phân trấu với gạo, vv.
6. Giần được đan mắt thưa hơn, đủ cho hạt gạo lọt qua. Hay được dùng để giần gạo và loại bỏ sạn trong gạo.
Cấu tạo của Giần là : Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám.
Ca Dao nói về cái Giần
Nhà có mỗi cái giần .
Yêu nhau bốc bải giần sàng,.
Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng bỏ đi.
Động từ giần
Cầm bằng hai tay cái giần có đựng gạo đã giã và lắc nhẹ qua lại, làm cho cám rơi xuống, để cho chỉ còn lại những hạt gạo sạch.
Giần gạo .
Thúng gạo chưa giần.
Xay giã giần sàng đến khuya.
7. Xảo mắt thưa hơn dần rất nhiều, hay được các cụ ở quê dùng để xảo thóc khi vừa tuốt xong để lọc lấy thóc và loại bỏ rơm hay rác lẫn vào.
8. Sàng giống cái dần nhưng mắt bé hơn dùng để sàng gạo nhằm loại bỏ các hạt tấm bé ra khỏi gạo
Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. dùng để tách các hạt ngũ cốc hay hạt, cục vật liệu rời thành từng loại theo kích thước to nhỏ.
Tục ngữ nói về cái Sàng :
Lọt sàng xuống nia .
9. Rổ , Rá giống
1. Thúng cũng thường được đan bằng tre, đường kính nhỏ (bằng khoảng tầm cái chậu nhựa cỡ trung) hay được dùng để xúc thóc đi phơi, hay đựng gạo, cám...
2. Mủng cũng gần giống như thúng nhưng kích thước to hơn nhiều (trong miền Nam hay có), được các ngư dân dùng để đi ra biển đánh bắt gần bờ hay đi trong đầm hái sen.
Mủng giống cái thúng như nó nhỏ hơn và nông hơn
3. Nong có đường kính 1,4 - 1,8 m; nếu dùng để phơi hoặc đựng hạt (thóc, ngô, đỗ, lạc, vv.) thường đan bằng nan tre mỏng, liền khít nhau để hạt không lọt; nếu dùng để phơi và đựng (khoai, sắn lát, cau, tôm, tép, vv.) thường đan bằng nan cứng, có lỗ vuông 5 - 10 mm để tạo thoáng, mau khô.
4. Nia có đường kính nhỏ hơn nong (0,8 - 1 m), dùng để làm gạo khi xay giã và phơi nông sản có số lượng nhỏ.
Vật liệu bằng sợi trúc đan lát , Đồ đan khít, hình tròn, to hơn cái mẹt dùng phơi, đựng.
Đan nia. ”Lọt sàng xuống nia.”
5. Mẹt nhỏ hơn nia, đường kính 0,6 - 0,7 m, dùng để sảy, để phân thóc chắc với thóc lép hoặc phân trấu với gạo, vv.
6. Giần được đan mắt thưa hơn, đủ cho hạt gạo lọt qua. Hay được dùng để giần gạo và loại bỏ sạn trong gạo.
Cấu tạo của Giần là : Đồ đan bằng tre, hình tròn và dẹt, mặt có lỗ nhỏ, dùng làm cho gạo đã giã được sạch cám.
Ca Dao nói về cái Giần
Nhà có mỗi cái giần .
Yêu nhau bốc bải giần sàng,.
Ghét nhau đũa ngọc mâm vàng bỏ đi.
Động từ giần
Cầm bằng hai tay cái giần có đựng gạo đã giã và lắc nhẹ qua lại, làm cho cám rơi xuống, để cho chỉ còn lại những hạt gạo sạch.
Giần gạo .
Thúng gạo chưa giần.
Xay giã giần sàng đến khuya.
7. Xảo mắt thưa hơn dần rất nhiều, hay được các cụ ở quê dùng để xảo thóc khi vừa tuốt xong để lọc lấy thóc và loại bỏ rơm hay rác lẫn vào.
8. Sàng giống cái dần nhưng mắt bé hơn dùng để sàng gạo nhằm loại bỏ các hạt tấm bé ra khỏi gạo
Đồ đan bằng tre, hình tròn, lòng nông có lỗ nhỏ và thưa, thường dùng để làm cho gạo sạch thóc, trấu và tấm. dùng để tách các hạt ngũ cốc hay hạt, cục vật liệu rời thành từng loại theo kích thước to nhỏ.
Tục ngữ nói về cái Sàng :
Lọt sàng xuống nia .
9. Rổ , Rá giống
Lúa đã cấy xong, nước nôi ngoài ruộng cũng đã ổn, được hôm rảnh việc, anh Tuy đem rựa ra ngồi dựa gốc mít vót nan để đan thêm mấy cặp trạt dùng gánh phân cho kỳ bón phân sắp tới. Đến chừng nửa buổi, thấy số nan đã đủ, anh dẹp gọn rác rưởi, rồi lui cui ngồi đan.
Nguồn: http://khoahocnet.com
Bồ và mũng đựng gạo
(Hình của P.Huard & M.Durand, Connaissance du Vietnam)
Ba cô gái Xóm Dưới đi chợ ngang qua ngõ, thấy anh chàng chưa vợ, đẹp trai đang chăm chỉ làm việc, bèn chỉ trỏ với nhau và cười khúc khích. Cô Lài là người bạo gan mau miệng nhất đám, lên tiếng hát rằng:
Liệu mà đát được thì đan,
Gầy rồi bỏ đó, thế gian chê cười.
Anh Tuy ngửng đầu lên, nhận ra cô Lài, là người anh không mấy cảm tình vì cái tính lẳng lơ lại hay xía vô chuyện người khác, bèn hắng giọng trả lời ngay:
Bớ các o ơi!
Anh đây đan cũng giỏi mà đát cũng tài.
Lận thì trên nhún xuống,
Nứt thì ngoài chui vô.
Bớ các o ơi!
Tui đây không phải là trai hư.
Tui đan được, tui đát được, tui lận chừ cho o coi.
Lận rồi, tui chấn lột hẳn hoi,
Ở trên tui nhún xuống, ở ngoài tui đè vô.
Nói ra sợ mất lòng o,
Ngó vô trong mủng, chỗ mô tui cũng dùi.
Chưa nghe hết câu hát , mấy cô đã ré lên “đồ con khỉ” rồi ù té chạy thiệt mau qua khỏi ngõ nhà anh Tuy. Mấy cô chạy trốn cho mau cũng phải, nhất là cô Lài, vì thua nặng quá. Ai không biết chi về đan đát thì không thấy cái “thâm” trong câu hát của anh Tuy, Bề ngoài, anh ta nói toàn chuyện đan đát không hà, nhưng bên trong lại ngụ ý toàn chuyện phòng the trai gái thì biểu mấy cô không “dị” mà bỏ chạy cho được.
Liệu mà đát được thì đan
Người Tây phương dùng cành non của cây liễu hoặc thân của các loài cây leo để đan. Việt Nam ta thì lấy họ nhà tre (tre, nứa, vầu, giang, lồ-ô . . ) làm nguồn nguyên liệu chính, bên cạnh những thứ khác như mây, lá nón, lá dừa, cỏ lát v.v. Từ tre, người ta đã làm ra nào thúng, nào mủng, nào rổ nào rá, rồi giần. sàng, nong, nia, bồ, sề, trẹt (mẹt), bầu, sọt và nhiều thứ khác nưã, không kể xiết.
Dù đan gì đi nữa thì người thợ đan cũng thường trải qua những bước sau đây để hoàn thành một đồ dùng:
-Vót nan,
-Gầy,
-Đan,
-Đát,
-Lận,
-Nứt.
Thử lấy việc đan một cái rổ sưa (rổ thưa) làm thí dụ. Rổ thưa là loại rổ mà hồi chưa có sản phẩm bằng plastic thì các cô các bà thường dùng đi chợ hay để đựng thứ gì cần được thông thoáng và ráo nước sau khi rửa xong, như rau, chẳng hạn.
-Vót nan: là làm ra nan để đan.
Người ta thường chọn loại tre già dài lóng, để làm nan. Tùy theo kích thước sản phẩm to hay nhỏ mà người ta cưa tre thành từng đoạn dài ngắn khác nhau, rồi dùng rựa hay mác để chẽ tre ra thành từng thanh mỏng, gọi là nan. Độ dày mỏng với bề ngang to nhỏ khác nhau của nan hoàn toàn tuỳ thuộc theo loại sản phẩm. Bởi vậy nan đan rổ không giống nan đan giần sàng. Nan đan rá không giống nan đan thúng mủng. Chẳng hạn để đan loại rổ chợ vừa nói thì người ta làm nan với bề ngang chừng 5mm, dày non 1mm. Còn nan đan rá thì có hình tròn với đường kính chừng 2mm. Nếu là loại rổ đặt (custom-made) hay rổ gia dụng thì người ta dùng toàn tre cật để cho được bền bĩ hơn. Bề ngoài của thân tre được gọi là cật tre, có màu xanh lục, cứng, có sức đàn hồi lớn, độ bền cao. Bên trong của thân tre là ruột tre, màu trắng, càng gần trung tâm càng xốp, vì vậy phần ruột tre ở trong cùng thường được vất bỏ. Nếu dùng toàn cật tre để làm nan thì sản phẩm bền chắc hơn nhưng cũng tốn nhiều tre hơn nên giá thành cao, khách hàng có “order” người ta mới làm..
Nan ra rồi thì phải trau chuốt cho có độ dày mỏng trơn láng thích hợp rồi mới đan . Công việc này gọi là vót nan. Người ta dùng rựa, đôi khi dùng mác, để vót nan, nhưng rựa vẫn thông dụng hơn vì đa năng hơn. Nan làm kỹ thì sản phẩm làm ra càng đẹp.
– Gầy: Muốn xây nhà thì phải làm móng; muốn đan thì trước hết phải gầy, nghĩa là sắp xếp những nan đầu tiên với nhau theo một lề lối riêng để tạo thành đường nét căn bản của sản phẩm.
– Đan: Sau khi đã gầy được rồi thì dựa theo đó mà đan tiếp.
Đan nghĩa là gài cái nan này với những cái nan khác theo một nguyên tắc chồng chéo trên dưới nào đó để cho chúng tự giữ chặt với nhau. Có nhiều cách đan, nhưng thông dụng nhất vẫn là đan lòng mốt, đan lòng hai, đan mắt cáo (lục giác) v.v.
Đan thưa, đan dày hay đan bít là tùy theo công dụng của sản phẩm. Chẳng hạn rổ sưa (thưa) và rổ dày có cùng một cách đan nhưng khoảng cách giữa các nan trong rổ sưa lớn hơn, cỡ lọt ngón tay út, thích hợp với những vật khi rửa xong cần thông thoáng cho mau ráo nước, như tôm cá hay các thứ rau chẳng hạn. Giần và sàng cũng thế, cùng một cách đan nhưng sàng có lỗ thưa hơn để cho hột gạo dễ rơi xuống. Còn như thúng, mủng, bầu thì dùng để đựng lúa, gạo, các loại ngũ cốc và bột nên phải đan bít để vật đựng không thể rơi rớt được.
cái mê rổ
Hình một cái mê (rổ) điển hình- Các loại mê khác (giần, sàng, thúng, mũng, rá, trẹt, nong, nia) cũng có hình dáng tương tự, chỉ khác ở kích thước, cách đan, và đan thưa, đan dày hay đan bít mà thôi.
Ở đây để dễ thấy cấu tạo của phần ĐÁT nên tác giả vẽ thưa ra; trong thức tế, các nan ở phần ĐÁT bao giờ cũng khít nhau
– Đát: Đát cũng là đan, nhưng theo một lối khác, nghĩa là đan với nan nhỏ hơn và đan dày hơn, sau khi đã đan xong phần chính của sản phẩm.
Thử mở banh một cái rổ thưa ra mà xem (xem hình). Trên cái mảnh đan bằng tre đó, mà người ta gọi là cái mê, thấy rõ có hai phần đan khác nhau: ở giữa là một mặt hình vuông, nan được sắp xếp cách đều nhau, tạo ra những ô vuông trống hở, đó là mặt chính của cái rổ, đó là phần đan. Chung quanh bốn phía của phần đan là những nan nhỏ hơn được đan khít với nhau. Đây chính là phần đát.
Đát bao giờ cũng lâu hơn đan, vì vậy dễ làm nản lòng những tay đan tài tử. Nhiều người mới biết đan thường tỏ ra hăng hái khi bắt tay vào việc. Đan xong phần chính, thấy khích lệ lắm, nhưng khi vào giai đoạn đát, thấy đan mãi mà vẫn chưa xong, nản quá, bèn bỏ đó, đi làm việc khác, công trình trở thành dở dang, chẳng ra cái gì cả. Bởi vậy mới sinh câu ca dao mà cô Lài đổi chữ đầu câu thứ hai để hát ghẹo anh Tuy :
Liệu mà đát được thì đan.
Đan rồi bỏ đó, thế gian chê cười.
Cười là phải quá đi chứ. Ở đời chán chi người sức không kham nổi mà cũng thích bày chuyện ôm đồm, ra vẻ ta đây cũng đủ khả năng, cũng tài giởi như ai. Hay như Thúc Sinh, sợ vợ như mèo sợ cọp mà cũng bày đặt hứa hẹn với Kiều rằng Trăm điều hãy cứ trông vào một ta (Kiều).
– Lận: lận là làm cho cái mê hình phẳng trở thành hình dáng của sản phẩm.
Lại nói chuyện cái rổ thưa. Cho dẫu sau khi đan và đát đã hoàn tất, nó vẫn chỉ là một cái mê, chưa ra vật dụng gì cả. Phải lận thì mê mới thành rổ. Trước khi lận, phải chuẩn bị cặp vành, gồm vành trong và vành ngoài, thường làm bằng tre cật.
Khi lận, chỉ dùng vành ngoài. Lận xong rồi mới dùng đến vành trong. Một cách mạnh mẽ nhưng khéo léo, người ta buộc cái mê phải nằm lọt vào bên trong cái vành để lấy hình dáng của sản phẩm.
Cái câu anh Tuy hát rằng Lận thì trên nhún xuống chính là bao hàm cái kỹ thuật lận vừa nói.
Với những thứ như giần, sàng, mẹt (trẹt) , mủng, rổ, rá có độ sâu không bao nhiêu, kích thước lại nhỏ, thì việc lận không khó lắm. Với các loại thúng, có độ sâu trên dưới 3 tấc, đường kính cũng lớn hơn, khó lận hơn nên có khi người ta đào một cái hố tròn để cho mê dễ lọt xuống, giúp cho việc lận dễ hơn. Đối với các loại nong hay nia, đường kính từ một đến hơn 2 thước, mê dày và cứng hơn, thì khi lận người ta phải đóng cọc để giúp giữ vành cho vững, nhờ vậy mới đủ sức ép cái mê đi vào khuôn khổ.
Khi cái mê đã vào lọt trong vành, phải sửa sang uốn nắn để cho mê nằm ngay ngắn đúng vị trí thích hợp rồi bỏ vành trong vào. Người ta tạm thời buộc chặt vành trong vành ngoài và mê lại với nhau bằng một sợi lạt, cứ cách chừng 10-20cm (tùy kích thước lớn nhỏ) lại buộc một nút. Nói là tạm thời vì các nút buộc này sẽ lần lượt được cắt bỏ khi nứt.
Anh Tuy có hát rằng:
Lận rồì, tui chấn lột hẳn hoi.
Ở trên tui nhún xuống, ở ngoài tui đè vô.
Ấy, anh đang muốn nói về những việc phải làm sau khi lận xong, vậy mà mấy cô nghe rồi bỏ chạy. Kỳ thiệt. Số là sau khi lận xong và buộc chặt tạm thời các bộ phận với nhau, sẽ có một số nan thừa lòi ra khỏi vành, cần được cắt và vứt bỏ để cho miệng sản phẩm được bằng phẳng thì mới nứt được. Đó là việc chấn và lột. Người ta dùng cái chàng thợ mộc , hoặc cái mác hay thậm chí cái dao phay để chấn nan thừa. Chấn lột xong rồi thì phải nhún, phải đè, điều chỉnh lần cuối để cho đâu vào đó trước khi đi vào khâu cuối cùng là nứt.
Thúng, mủng, rổ, rá và nong
– Nứt: Nứt là dùng dây mây để buộc vành trong, vành ngoài và cái mê lại với nhau theo một phương cách riêng, vừa đẹp vừa bền. Có nhiều cách nứt, trong đó có hai lối chính là nứt đơn và nứt kép. Dĩ nhiên nứt kép thì đẹp hơn, kỹ hơn nhưng cũng tốn công hơn. Nứt không kỹ không kéo thì vành mau sút, nghĩa là sản phẩm sớm bị phế thải. Hàng chợ đa số thuộc loại này vì người ta làm ít tốn công để có thể bán giá rẻ.
Khi nứt người ta không dùng lạt tre mà dùng mây vì mây dẻo dai và cho sợi dài. Trên rừng có nhiều loại mây. Mây voi cho sợi to bằng cổ tay, mây song cho sợi cỡ xấp xỉ ngón tay cái, và mây nước hay còn gọi là mây nứt, sợi chỉ to bằng chiếc đũa, rất thích hợp cho việc nứt các đồ dùng bằng tre. Mây được chẽ nhỏ làm tư hay làm sáu và vót rất công phu để trở thành một sợi dây mỏng với bề ngang chừng 2mm thì phù hợp với khâu nứt. Ngày nay, ở các xưởng đan đát, đã có máy chẽ và chuốt mây rất tiện lợi. Phải dùng một dùi sắt để dùi thủng cái mê thì mới xỏ sợi dây mây qua được, và khi nứt người ta thường xỏ sợi dây từ ngoài vào trong, Đó là lý do khiến anh Tuy có thể dựa vào mà hát ỡm ờ rằng:
Lận thì trên nhún xuống
Nứt thì ngoài chui vô.
Phải sau khi nứt xong thì sản phẩm mới thực sự hoàn thành. Khi ra tre để đan, thường là tre tươi để dễ chẽ dễ vót. Vì vậy sau khi đan xong, ngươiø ta thường dem sản phẩm phơi nắng cho khô. Có nhiều nhà kỹ hơn, đem treo ở nhà bếp. Sức nóng của nhà bếp sẽ làm cho tre khô dần, khói bếp sẽ phủ lên một lớp “véc-ni” tự nhiên, rất công hiệu trong việc chống mốc ẩm và mối mọt.
Rổ rá cạp lại
Bồ và sề, dùng để sấy thực phẩm trong mùa mưa
Đến thành quách lâu đài mà cũng rụi tàn theo năm tháng, nói chi đến mấy thứ đồ dùng bằng mây tre. Bung vành sổ nẹp là những bịnh thông thường của các loại rổ rá thúng mủng. Tuy cái thúng cái rổ đã bung vành, banh miệng, nhưng vành chưa gãy và cái mê vẫn còn tốt, bỏ đi thì uổng, nếu chịu khó sửa chữa thì đồ hư trở trên đồ tốt ngay, khỏi phí của đời. Cái việc làm mới lại, sửa lại rổ rá thúng mủng bị bung vành, người ta gọi là cạp.
Khi rổ rá được cạp lại thì rổ rá cũ bắt đầu một cuộc đời mới. Trong đời thường cũng không thiếu chi những cuộc đời được làm mới theo cái kiểu đó. Ông A chết vợ nay làm bạn đời với bà B chết chồng. Xóm giềng hay chỗ quen biết khi nói chuyện với nhau sẽ nói rằng đó là một cặp rổ rá cạp lại. Ông C ly dị vợ rồi lại lấy bà D ly dị chồng, hai cuộc đời xộc xệch nay lại chắp nối với nhau để tạo thành một cuộc đời mới, đó cũng là rổ rá cạp lại.
Với cách nói vắn tắt nhưng đầy ấn tượng và ý nghĩa như thế, tưởng không phải dân tộc nào cũng có. Tuy nhiên, một ngày kia khi rổ rá bằng plastic đã thay thế hoàn toàn rổ rá bằng tre, nghề đan đát mai một thì lối nói như thế trở thành ngoại ngữ hay cổ ngữ và câu hát của anh Tuy phải cần tới các nhà nghiên cứu văn học cổ điển mới hiểu được.
Lấy thúng úp miệng voi
Cái thành ngữ rổ rá cạp lại tôi đã học được từ một bà người Bắc trong xóm. Còn cái câu lấy thúng úp miệng voi là từ mệ ngoại tôi. Đem cái hình ảnh rổ rá cạp lại để ví von với sự làm lại cuộc đời của những mảnh đời tình duyên sứt mẻ thiệt là hay ho đáo để , nhưng cũng hay ho không kém khi ví von việc che giấu sư thật một cách ấu trĩ với hình ảnh buồn cười của việc lấy cái thúng bé con đem che cái miệng khổng lo của “ông” voi. Khen rằng hay, ấy cũng là khen tương đối bởi vì nếu không biết chuyện rổ rá thúng mủng thì cũng khó mà thưởng thức cái tính cách gợi hình và gợi cảm của câu nói.Voi thì hy vọng còn mãi với người. Không thấy được voi trong rừng thì cũng có thể thấy được voi trong gánh xiếc hay trong vườn bách thú, còn thúng thì một ngày kia chắc không còn nữa vì công nghiệp hiện đại sẽ cung cấp những loại đồ đựng tương đương với giá rẻ hơn và bền tốt hơn.
Ở Thừa Thiên có hai làng nổi tiếng về nghề đan đát, ấy là Bầu La và Dạ Lê. Bầu La thì được tín nhiệm về thúng mủng rổ rá, còn Dạ Lê thì được tiếng về gót (cót). Cót hay là gót là một tấm mê đan khít bằng tre, có bề ngang chừng một thước tây còn bề dài thì tùy ý. Người ta dùng cót làm tấm lót để phơi khô các sản phẩm thu họach từø mùa màng. Cót cũng được quây lại để chứa lúa, để che chắn những chỗ cần che chắn. Mặc dù hàng hóa bằng plastic tấn công khá mạnh nhưng vẫn chưa đánh gục được cái nghề truyền thống của hai làng đó.
Người thầy đan đát đầu tiên của tôi là mệ ngoại tôi. Bà vốn khéo tay. Tôi chưa thấy bà đan rổ rá bao giờ nhưng việc cạp lại rổ rá thúng mủng là ngón nghề của bà. Thỉnh thoảng, vào mùa hè, bà ngồi chẻ giang để đan quạt gắp
Bằng lá dừa hay nan vót dư ra, bà chỉ cho tôi cách đan lòng mốt lòng hai. Rồi đang khi mệ cháu vừa tẩn mẩn ngồi đan thì bà lại kể chuyện đời xưa cho nghe.
Bà kể rằng ở làng nọ có một ông nổi tiếng đan rất khéo, rất tài tình. Ông thạo nghề cho tới nổi chỉ cần nhìn một người ra nan, vót nan là ông biết ngay người ấy chuẩn bị đan cái gì. Chưa bao giờ ông nói sai. Ông có cô con gái khá xinh. Khi con tới tuổi gã chồng, ông rao lên rằng đàn ông con trai, bất kể sang hèn giàu nghèo có học hay dốt đặc cán mai, ai đan cái gì mà ông không biết thì ông sẽ gả con gái cho, không đòi hỏi sính lễ gì cả. Rất nhiều anh thợ đan chuyên nghiệp cũng như tài tử tới dự tuyển nhưng đều rớt cả. Cho đến một hôm có anh chàng nọ tới xin thi. Sau khi chào hỏi và nói rõ mục đích, anh “xin phép bác cho con đi quanh nhà một vòng để thăm cơ ngơi của bác cho biết mà học hỏi”. Thấy anh chàng có cung cách không giống ai, ông vui vẻ dẫn anh ta đi từ nhà trên xuống nhà ngang, vô nhà bếp, ra chuồng trâu, lẫm lúa, đủ cả. Hễ chỗ nào thấy sản phẩm đan đát của ông, anh ta cũng sờ nắn, ngắm nghía và khen nức nở. Xem xong. anh ta xin tre để ra nan, bắt đầu làm.
Nhìn cách ra nan, ông phán ngay: anh muốn đan cái bội cắt cỏ hả? Dạ không. Ông lặng thinh, tiếp tục quan sát và đoán. Lại hỏi: với nan này thì không giỏ bội cũng lồng gà hay rọ xúc heo chứ trật đi đâu? Dạ không. Thiệt là tức anh ách. Cao thủ võ lâm mà ra hai chiêu đều trật lất thì còn chi là cao thủ. Ra nan xong, anh ta bắt đầu gầy. Rõ ràng với nan đó và cách gầy như vậy thì để đan giỏ bộị, nhưng sao nó lại nói không phải? Tức mình quá, ông buộc miệng hỏi: anh không đan mấy thứ tôi nói thì anh đan cái quỉ quái chi, nói nghe coi? Nghe xong, anh chàng lập tức buông nan đứng dậy, vòng tay lễ phép thưa: thưa cha, vậy là cha nhận con làm rễ rồi. Con đan cái giỏ đựng chày giả chuối cho cha đó. Con đi quanh, thấy nhà cha không thiếu thứ chi cả, cái chi cha cũng đã đan rồi mà lại đan khéo nữa, con làm sao bắt kịp. Chỉ có cái chày giả chuối dựng ở nhà bếp là chưa có cái chi đựng (!!) nên con tính đan cho nó một cái giỏ để treo lên cho tiện
Tôi đã cười thích thú khi nghe câu chuyện vừa kể, phục cái thông minh lém lỉnh của anh chàng kia quá nhưng về sau, khi mệ ngoại tôi kể câu chuyện khác thì tôi lại thích hơn, tới già vẫn còn thích. Cũng có một ông nọ giỏi nghề đan đát, kén rể bằng cách thi đua về đan, Ông ra đề tài: ai đan đúng ý ông thì được con gái. Có hai anh tới xin thi, một anh thuộc loại đan giỏi, còn anh kia đan dở nhưng vì đã trộm liếc dung nhan người đẹp, mê quá nên cũng đánh liều, may ra trời ngó lại. Anh đan giỏi có tính ích kỷ, nhận đề tài và vật liệu xong, vào buồng đóng cửa để đan, mục đích là dấu nghề, không cho anh kia “cop-pi”à. Còn anh kia biết mình non tay nên tà tà mang vật liệu ra ngoài ngã ba đường, vừa đan vừa ngó ông đi qua bà đi lại ra chiều xin giúp đở. Nhiều người biết đan đi qua, thấy anh chàng đan một cách ngứa mắt quá bèn đứng lại chỉ bảo. Nhờ vậy anh ta đan đã nhanh lại đúng qui cách, hợp ý cha cô gái, còn anh chàng kia vào buồng tối mờ mờ, bắt lộn nan, cứ sửa đi sửa lại mãi mà cuối cùng cũng còn sót lỗi nên mất vợ.
Tôi học anh chàng đan dở, nói chuyện đan đát ở đây để thò cái dốt ra thì có người giỏi hơn chỉ cho, nhờ vậy bút ký về đan sẽ phong phú hơn, biết đâu cũng có chút ích lợi là chuyện đan đát khỏi mất dấu về sau.
Võ Hương An
Nguồn: http://khoahocnet.com
Bồ và mũng đựng gạo
(Hình của P.Huard & M.Durand, Connaissance du Vietnam)
Ba cô gái Xóm Dưới đi chợ ngang qua ngõ, thấy anh chàng chưa vợ, đẹp trai đang chăm chỉ làm việc, bèn chỉ trỏ với nhau và cười khúc khích. Cô Lài là người bạo gan mau miệng nhất đám, lên tiếng hát rằng:
Liệu mà đát được thì đan,
Gầy rồi bỏ đó, thế gian chê cười.
Anh Tuy ngửng đầu lên, nhận ra cô Lài, là người anh không mấy cảm tình vì cái tính lẳng lơ lại hay xía vô chuyện người khác, bèn hắng giọng trả lời ngay:
Bớ các o ơi!
Anh đây đan cũng giỏi mà đát cũng tài.
Lận thì trên nhún xuống,
Nứt thì ngoài chui vô.
Bớ các o ơi!
Tui đây không phải là trai hư.
Tui đan được, tui đát được, tui lận chừ cho o coi.
Lận rồi, tui chấn lột hẳn hoi,
Ở trên tui nhún xuống, ở ngoài tui đè vô.
Nói ra sợ mất lòng o,
Ngó vô trong mủng, chỗ mô tui cũng dùi.
Chưa nghe hết câu hát , mấy cô đã ré lên “đồ con khỉ” rồi ù té chạy thiệt mau qua khỏi ngõ nhà anh Tuy. Mấy cô chạy trốn cho mau cũng phải, nhất là cô Lài, vì thua nặng quá. Ai không biết chi về đan đát thì không thấy cái “thâm” trong câu hát của anh Tuy, Bề ngoài, anh ta nói toàn chuyện đan đát không hà, nhưng bên trong lại ngụ ý toàn chuyện phòng the trai gái thì biểu mấy cô không “dị” mà bỏ chạy cho được.
Liệu mà đát được thì đan
Người Tây phương dùng cành non của cây liễu hoặc thân của các loài cây leo để đan. Việt Nam ta thì lấy họ nhà tre (tre, nứa, vầu, giang, lồ-ô . . ) làm nguồn nguyên liệu chính, bên cạnh những thứ khác như mây, lá nón, lá dừa, cỏ lát v.v. Từ tre, người ta đã làm ra nào thúng, nào mủng, nào rổ nào rá, rồi giần. sàng, nong, nia, bồ, sề, trẹt (mẹt), bầu, sọt và nhiều thứ khác nưã, không kể xiết.
Dù đan gì đi nữa thì người thợ đan cũng thường trải qua những bước sau đây để hoàn thành một đồ dùng:
-Vót nan,
-Gầy,
-Đan,
-Đát,
-Lận,
-Nứt.
Thử lấy việc đan một cái rổ sưa (rổ thưa) làm thí dụ. Rổ thưa là loại rổ mà hồi chưa có sản phẩm bằng plastic thì các cô các bà thường dùng đi chợ hay để đựng thứ gì cần được thông thoáng và ráo nước sau khi rửa xong, như rau, chẳng hạn.
-Vót nan: là làm ra nan để đan.
Người ta thường chọn loại tre già dài lóng, để làm nan. Tùy theo kích thước sản phẩm to hay nhỏ mà người ta cưa tre thành từng đoạn dài ngắn khác nhau, rồi dùng rựa hay mác để chẽ tre ra thành từng thanh mỏng, gọi là nan. Độ dày mỏng với bề ngang to nhỏ khác nhau của nan hoàn toàn tuỳ thuộc theo loại sản phẩm. Bởi vậy nan đan rổ không giống nan đan giần sàng. Nan đan rá không giống nan đan thúng mủng. Chẳng hạn để đan loại rổ chợ vừa nói thì người ta làm nan với bề ngang chừng 5mm, dày non 1mm. Còn nan đan rá thì có hình tròn với đường kính chừng 2mm. Nếu là loại rổ đặt (custom-made) hay rổ gia dụng thì người ta dùng toàn tre cật để cho được bền bĩ hơn. Bề ngoài của thân tre được gọi là cật tre, có màu xanh lục, cứng, có sức đàn hồi lớn, độ bền cao. Bên trong của thân tre là ruột tre, màu trắng, càng gần trung tâm càng xốp, vì vậy phần ruột tre ở trong cùng thường được vất bỏ. Nếu dùng toàn cật tre để làm nan thì sản phẩm bền chắc hơn nhưng cũng tốn nhiều tre hơn nên giá thành cao, khách hàng có “order” người ta mới làm..
Nan ra rồi thì phải trau chuốt cho có độ dày mỏng trơn láng thích hợp rồi mới đan . Công việc này gọi là vót nan. Người ta dùng rựa, đôi khi dùng mác, để vót nan, nhưng rựa vẫn thông dụng hơn vì đa năng hơn. Nan làm kỹ thì sản phẩm làm ra càng đẹp.
– Gầy: Muốn xây nhà thì phải làm móng; muốn đan thì trước hết phải gầy, nghĩa là sắp xếp những nan đầu tiên với nhau theo một lề lối riêng để tạo thành đường nét căn bản của sản phẩm.
– Đan: Sau khi đã gầy được rồi thì dựa theo đó mà đan tiếp.
Đan nghĩa là gài cái nan này với những cái nan khác theo một nguyên tắc chồng chéo trên dưới nào đó để cho chúng tự giữ chặt với nhau. Có nhiều cách đan, nhưng thông dụng nhất vẫn là đan lòng mốt, đan lòng hai, đan mắt cáo (lục giác) v.v.
Đan thưa, đan dày hay đan bít là tùy theo công dụng của sản phẩm. Chẳng hạn rổ sưa (thưa) và rổ dày có cùng một cách đan nhưng khoảng cách giữa các nan trong rổ sưa lớn hơn, cỡ lọt ngón tay út, thích hợp với những vật khi rửa xong cần thông thoáng cho mau ráo nước, như tôm cá hay các thứ rau chẳng hạn. Giần và sàng cũng thế, cùng một cách đan nhưng sàng có lỗ thưa hơn để cho hột gạo dễ rơi xuống. Còn như thúng, mủng, bầu thì dùng để đựng lúa, gạo, các loại ngũ cốc và bột nên phải đan bít để vật đựng không thể rơi rớt được.
cái mê rổ
Hình một cái mê (rổ) điển hình- Các loại mê khác (giần, sàng, thúng, mũng, rá, trẹt, nong, nia) cũng có hình dáng tương tự, chỉ khác ở kích thước, cách đan, và đan thưa, đan dày hay đan bít mà thôi.
Ở đây để dễ thấy cấu tạo của phần ĐÁT nên tác giả vẽ thưa ra; trong thức tế, các nan ở phần ĐÁT bao giờ cũng khít nhau
– Đát: Đát cũng là đan, nhưng theo một lối khác, nghĩa là đan với nan nhỏ hơn và đan dày hơn, sau khi đã đan xong phần chính của sản phẩm.
Thử mở banh một cái rổ thưa ra mà xem (xem hình). Trên cái mảnh đan bằng tre đó, mà người ta gọi là cái mê, thấy rõ có hai phần đan khác nhau: ở giữa là một mặt hình vuông, nan được sắp xếp cách đều nhau, tạo ra những ô vuông trống hở, đó là mặt chính của cái rổ, đó là phần đan. Chung quanh bốn phía của phần đan là những nan nhỏ hơn được đan khít với nhau. Đây chính là phần đát.
Đát bao giờ cũng lâu hơn đan, vì vậy dễ làm nản lòng những tay đan tài tử. Nhiều người mới biết đan thường tỏ ra hăng hái khi bắt tay vào việc. Đan xong phần chính, thấy khích lệ lắm, nhưng khi vào giai đoạn đát, thấy đan mãi mà vẫn chưa xong, nản quá, bèn bỏ đó, đi làm việc khác, công trình trở thành dở dang, chẳng ra cái gì cả. Bởi vậy mới sinh câu ca dao mà cô Lài đổi chữ đầu câu thứ hai để hát ghẹo anh Tuy :
Liệu mà đát được thì đan.
Đan rồi bỏ đó, thế gian chê cười.
Cười là phải quá đi chứ. Ở đời chán chi người sức không kham nổi mà cũng thích bày chuyện ôm đồm, ra vẻ ta đây cũng đủ khả năng, cũng tài giởi như ai. Hay như Thúc Sinh, sợ vợ như mèo sợ cọp mà cũng bày đặt hứa hẹn với Kiều rằng Trăm điều hãy cứ trông vào một ta (Kiều).
– Lận: lận là làm cho cái mê hình phẳng trở thành hình dáng của sản phẩm.
Lại nói chuyện cái rổ thưa. Cho dẫu sau khi đan và đát đã hoàn tất, nó vẫn chỉ là một cái mê, chưa ra vật dụng gì cả. Phải lận thì mê mới thành rổ. Trước khi lận, phải chuẩn bị cặp vành, gồm vành trong và vành ngoài, thường làm bằng tre cật.
Khi lận, chỉ dùng vành ngoài. Lận xong rồi mới dùng đến vành trong. Một cách mạnh mẽ nhưng khéo léo, người ta buộc cái mê phải nằm lọt vào bên trong cái vành để lấy hình dáng của sản phẩm.
Cái câu anh Tuy hát rằng Lận thì trên nhún xuống chính là bao hàm cái kỹ thuật lận vừa nói.
Với những thứ như giần, sàng, mẹt (trẹt) , mủng, rổ, rá có độ sâu không bao nhiêu, kích thước lại nhỏ, thì việc lận không khó lắm. Với các loại thúng, có độ sâu trên dưới 3 tấc, đường kính cũng lớn hơn, khó lận hơn nên có khi người ta đào một cái hố tròn để cho mê dễ lọt xuống, giúp cho việc lận dễ hơn. Đối với các loại nong hay nia, đường kính từ một đến hơn 2 thước, mê dày và cứng hơn, thì khi lận người ta phải đóng cọc để giúp giữ vành cho vững, nhờ vậy mới đủ sức ép cái mê đi vào khuôn khổ.
Khi cái mê đã vào lọt trong vành, phải sửa sang uốn nắn để cho mê nằm ngay ngắn đúng vị trí thích hợp rồi bỏ vành trong vào. Người ta tạm thời buộc chặt vành trong vành ngoài và mê lại với nhau bằng một sợi lạt, cứ cách chừng 10-20cm (tùy kích thước lớn nhỏ) lại buộc một nút. Nói là tạm thời vì các nút buộc này sẽ lần lượt được cắt bỏ khi nứt.
Anh Tuy có hát rằng:
Lận rồì, tui chấn lột hẳn hoi.
Ở trên tui nhún xuống, ở ngoài tui đè vô.
Ấy, anh đang muốn nói về những việc phải làm sau khi lận xong, vậy mà mấy cô nghe rồi bỏ chạy. Kỳ thiệt. Số là sau khi lận xong và buộc chặt tạm thời các bộ phận với nhau, sẽ có một số nan thừa lòi ra khỏi vành, cần được cắt và vứt bỏ để cho miệng sản phẩm được bằng phẳng thì mới nứt được. Đó là việc chấn và lột. Người ta dùng cái chàng thợ mộc , hoặc cái mác hay thậm chí cái dao phay để chấn nan thừa. Chấn lột xong rồi thì phải nhún, phải đè, điều chỉnh lần cuối để cho đâu vào đó trước khi đi vào khâu cuối cùng là nứt.
Thúng, mủng, rổ, rá và nong
– Nứt: Nứt là dùng dây mây để buộc vành trong, vành ngoài và cái mê lại với nhau theo một phương cách riêng, vừa đẹp vừa bền. Có nhiều cách nứt, trong đó có hai lối chính là nứt đơn và nứt kép. Dĩ nhiên nứt kép thì đẹp hơn, kỹ hơn nhưng cũng tốn công hơn. Nứt không kỹ không kéo thì vành mau sút, nghĩa là sản phẩm sớm bị phế thải. Hàng chợ đa số thuộc loại này vì người ta làm ít tốn công để có thể bán giá rẻ.
Khi nứt người ta không dùng lạt tre mà dùng mây vì mây dẻo dai và cho sợi dài. Trên rừng có nhiều loại mây. Mây voi cho sợi to bằng cổ tay, mây song cho sợi cỡ xấp xỉ ngón tay cái, và mây nước hay còn gọi là mây nứt, sợi chỉ to bằng chiếc đũa, rất thích hợp cho việc nứt các đồ dùng bằng tre. Mây được chẽ nhỏ làm tư hay làm sáu và vót rất công phu để trở thành một sợi dây mỏng với bề ngang chừng 2mm thì phù hợp với khâu nứt. Ngày nay, ở các xưởng đan đát, đã có máy chẽ và chuốt mây rất tiện lợi. Phải dùng một dùi sắt để dùi thủng cái mê thì mới xỏ sợi dây mây qua được, và khi nứt người ta thường xỏ sợi dây từ ngoài vào trong, Đó là lý do khiến anh Tuy có thể dựa vào mà hát ỡm ờ rằng:
Lận thì trên nhún xuống
Nứt thì ngoài chui vô.
Phải sau khi nứt xong thì sản phẩm mới thực sự hoàn thành. Khi ra tre để đan, thường là tre tươi để dễ chẽ dễ vót. Vì vậy sau khi đan xong, ngươiø ta thường dem sản phẩm phơi nắng cho khô. Có nhiều nhà kỹ hơn, đem treo ở nhà bếp. Sức nóng của nhà bếp sẽ làm cho tre khô dần, khói bếp sẽ phủ lên một lớp “véc-ni” tự nhiên, rất công hiệu trong việc chống mốc ẩm và mối mọt.
Rổ rá cạp lại
Bồ và sề, dùng để sấy thực phẩm trong mùa mưa
Đến thành quách lâu đài mà cũng rụi tàn theo năm tháng, nói chi đến mấy thứ đồ dùng bằng mây tre. Bung vành sổ nẹp là những bịnh thông thường của các loại rổ rá thúng mủng. Tuy cái thúng cái rổ đã bung vành, banh miệng, nhưng vành chưa gãy và cái mê vẫn còn tốt, bỏ đi thì uổng, nếu chịu khó sửa chữa thì đồ hư trở trên đồ tốt ngay, khỏi phí của đời. Cái việc làm mới lại, sửa lại rổ rá thúng mủng bị bung vành, người ta gọi là cạp.
Khi rổ rá được cạp lại thì rổ rá cũ bắt đầu một cuộc đời mới. Trong đời thường cũng không thiếu chi những cuộc đời được làm mới theo cái kiểu đó. Ông A chết vợ nay làm bạn đời với bà B chết chồng. Xóm giềng hay chỗ quen biết khi nói chuyện với nhau sẽ nói rằng đó là một cặp rổ rá cạp lại. Ông C ly dị vợ rồi lại lấy bà D ly dị chồng, hai cuộc đời xộc xệch nay lại chắp nối với nhau để tạo thành một cuộc đời mới, đó cũng là rổ rá cạp lại.
Với cách nói vắn tắt nhưng đầy ấn tượng và ý nghĩa như thế, tưởng không phải dân tộc nào cũng có. Tuy nhiên, một ngày kia khi rổ rá bằng plastic đã thay thế hoàn toàn rổ rá bằng tre, nghề đan đát mai một thì lối nói như thế trở thành ngoại ngữ hay cổ ngữ và câu hát của anh Tuy phải cần tới các nhà nghiên cứu văn học cổ điển mới hiểu được.
Lấy thúng úp miệng voi
Cái thành ngữ rổ rá cạp lại tôi đã học được từ một bà người Bắc trong xóm. Còn cái câu lấy thúng úp miệng voi là từ mệ ngoại tôi. Đem cái hình ảnh rổ rá cạp lại để ví von với sự làm lại cuộc đời của những mảnh đời tình duyên sứt mẻ thiệt là hay ho đáo để , nhưng cũng hay ho không kém khi ví von việc che giấu sư thật một cách ấu trĩ với hình ảnh buồn cười của việc lấy cái thúng bé con đem che cái miệng khổng lo của “ông” voi. Khen rằng hay, ấy cũng là khen tương đối bởi vì nếu không biết chuyện rổ rá thúng mủng thì cũng khó mà thưởng thức cái tính cách gợi hình và gợi cảm của câu nói.Voi thì hy vọng còn mãi với người. Không thấy được voi trong rừng thì cũng có thể thấy được voi trong gánh xiếc hay trong vườn bách thú, còn thúng thì một ngày kia chắc không còn nữa vì công nghiệp hiện đại sẽ cung cấp những loại đồ đựng tương đương với giá rẻ hơn và bền tốt hơn.
Ở Thừa Thiên có hai làng nổi tiếng về nghề đan đát, ấy là Bầu La và Dạ Lê. Bầu La thì được tín nhiệm về thúng mủng rổ rá, còn Dạ Lê thì được tiếng về gót (cót). Cót hay là gót là một tấm mê đan khít bằng tre, có bề ngang chừng một thước tây còn bề dài thì tùy ý. Người ta dùng cót làm tấm lót để phơi khô các sản phẩm thu họach từø mùa màng. Cót cũng được quây lại để chứa lúa, để che chắn những chỗ cần che chắn. Mặc dù hàng hóa bằng plastic tấn công khá mạnh nhưng vẫn chưa đánh gục được cái nghề truyền thống của hai làng đó.
Người thầy đan đát đầu tiên của tôi là mệ ngoại tôi. Bà vốn khéo tay. Tôi chưa thấy bà đan rổ rá bao giờ nhưng việc cạp lại rổ rá thúng mủng là ngón nghề của bà. Thỉnh thoảng, vào mùa hè, bà ngồi chẻ giang để đan quạt gắp
Bằng lá dừa hay nan vót dư ra, bà chỉ cho tôi cách đan lòng mốt lòng hai. Rồi đang khi mệ cháu vừa tẩn mẩn ngồi đan thì bà lại kể chuyện đời xưa cho nghe.
Bà kể rằng ở làng nọ có một ông nổi tiếng đan rất khéo, rất tài tình. Ông thạo nghề cho tới nổi chỉ cần nhìn một người ra nan, vót nan là ông biết ngay người ấy chuẩn bị đan cái gì. Chưa bao giờ ông nói sai. Ông có cô con gái khá xinh. Khi con tới tuổi gã chồng, ông rao lên rằng đàn ông con trai, bất kể sang hèn giàu nghèo có học hay dốt đặc cán mai, ai đan cái gì mà ông không biết thì ông sẽ gả con gái cho, không đòi hỏi sính lễ gì cả. Rất nhiều anh thợ đan chuyên nghiệp cũng như tài tử tới dự tuyển nhưng đều rớt cả. Cho đến một hôm có anh chàng nọ tới xin thi. Sau khi chào hỏi và nói rõ mục đích, anh “xin phép bác cho con đi quanh nhà một vòng để thăm cơ ngơi của bác cho biết mà học hỏi”. Thấy anh chàng có cung cách không giống ai, ông vui vẻ dẫn anh ta đi từ nhà trên xuống nhà ngang, vô nhà bếp, ra chuồng trâu, lẫm lúa, đủ cả. Hễ chỗ nào thấy sản phẩm đan đát của ông, anh ta cũng sờ nắn, ngắm nghía và khen nức nở. Xem xong. anh ta xin tre để ra nan, bắt đầu làm.
Nhìn cách ra nan, ông phán ngay: anh muốn đan cái bội cắt cỏ hả? Dạ không. Ông lặng thinh, tiếp tục quan sát và đoán. Lại hỏi: với nan này thì không giỏ bội cũng lồng gà hay rọ xúc heo chứ trật đi đâu? Dạ không. Thiệt là tức anh ách. Cao thủ võ lâm mà ra hai chiêu đều trật lất thì còn chi là cao thủ. Ra nan xong, anh ta bắt đầu gầy. Rõ ràng với nan đó và cách gầy như vậy thì để đan giỏ bộị, nhưng sao nó lại nói không phải? Tức mình quá, ông buộc miệng hỏi: anh không đan mấy thứ tôi nói thì anh đan cái quỉ quái chi, nói nghe coi? Nghe xong, anh chàng lập tức buông nan đứng dậy, vòng tay lễ phép thưa: thưa cha, vậy là cha nhận con làm rễ rồi. Con đan cái giỏ đựng chày giả chuối cho cha đó. Con đi quanh, thấy nhà cha không thiếu thứ chi cả, cái chi cha cũng đã đan rồi mà lại đan khéo nữa, con làm sao bắt kịp. Chỉ có cái chày giả chuối dựng ở nhà bếp là chưa có cái chi đựng (!!) nên con tính đan cho nó một cái giỏ để treo lên cho tiện
Tôi đã cười thích thú khi nghe câu chuyện vừa kể, phục cái thông minh lém lỉnh của anh chàng kia quá nhưng về sau, khi mệ ngoại tôi kể câu chuyện khác thì tôi lại thích hơn, tới già vẫn còn thích. Cũng có một ông nọ giỏi nghề đan đát, kén rể bằng cách thi đua về đan, Ông ra đề tài: ai đan đúng ý ông thì được con gái. Có hai anh tới xin thi, một anh thuộc loại đan giỏi, còn anh kia đan dở nhưng vì đã trộm liếc dung nhan người đẹp, mê quá nên cũng đánh liều, may ra trời ngó lại. Anh đan giỏi có tính ích kỷ, nhận đề tài và vật liệu xong, vào buồng đóng cửa để đan, mục đích là dấu nghề, không cho anh kia “cop-pi”à. Còn anh kia biết mình non tay nên tà tà mang vật liệu ra ngoài ngã ba đường, vừa đan vừa ngó ông đi qua bà đi lại ra chiều xin giúp đở. Nhiều người biết đan đi qua, thấy anh chàng đan một cách ngứa mắt quá bèn đứng lại chỉ bảo. Nhờ vậy anh ta đan đã nhanh lại đúng qui cách, hợp ý cha cô gái, còn anh chàng kia vào buồng tối mờ mờ, bắt lộn nan, cứ sửa đi sửa lại mãi mà cuối cùng cũng còn sót lỗi nên mất vợ.
Tôi học anh chàng đan dở, nói chuyện đan đát ở đây để thò cái dốt ra thì có người giỏi hơn chỉ cho, nhờ vậy bút ký về đan sẽ phong phú hơn, biết đâu cũng có chút ích lợi là chuyện đan đát khỏi mất dấu về sau.
Võ Hương An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét