Dưới ‘Thập điện Diêm Vương’ ở địa ngục, rốt cuộc người chết phải chịu hình phạt khủng khiếp gì?
Người vô thần phủ nhận hầu hết các giá trị tín ngưỡng liên quan đến Thần Phật, tâm linh. Nhưng có một thứ khiến họ tò mò, đó chính là ‘Cõi âm’. Hàng ngàn năm qua, cõi âm gian, thế giới bên kia đã trở thành đức tin của rất nhiều người, nhiều dân tộc.
Cõi âm chính là một thế giới đối lập với cõi dương, cõi người trần thế. Địa ngục, tiếng Phạn là Naraka/Niraya, dịch ra tiếng Hán là Địa ngục, Bất lạc, Khả yểm… đều có nghĩa là nơi thọ khổ sau khi chết của những người lúc sống tạo nên nghiệp ác. Địa ngục chính là nơi khổ nhất, thuộc âm gian theo quan niệm “Tam giới” (thế gian 3 tầng): Thiên gian, nhân gian và âm gian.
Phật giáo quan niệm đây là nơi ác nhất trong “Thập giới” gồm 4 vị trí Tứ thánh: Phật, Bồ tát, Duyên giác, Thanh văn và 6 vị trí Lục phàm (Lục đạo): Trời, Người, A tu la, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục. Địa ngục, còn gọi là cõi Diêm La, do Diêm La vương thống quản. Ở cõi Diêm La có mười vị vua cai quản, mỗi vị vua có một thần điện tạo nên “Thập điện Diêm Vương”. Họ có chức trách và công việc khác nhau trong khi phán xử xem người chết lúc còn tại thế đã phạm vào tội lỗi gì để có hình phạt thích đáng.
Theo tín ngưỡng truyền thống dân gian, con người sau khi chết sẽ phải tới Âm phủ để chờ phán quyết của Thập điện cõi Diêm La. Diêm Vương sẽ căn cứ vào những việc thiện ác mà người đó hành xử khi còn sống để xét xử. Nếu sinh thời người đó luôn hành thiện tích đức, lập nhiều công lao thì sẽ được thăng lên Trời, trở thành thần tiên hoặc chuyển sinh thành người kiếp sau được hưởng phúc báo. Nếu người đó sinh thời hành ác, làm điều thất đức sẽ bị đọa xuống Địa ngục, chịu đủ các loại trừng phạt hoặc cuộc sống kiếp sau sẽ vô cùng tồi tệ.
Đó chính là quy luật của vũ trụ, là luật nhân quả mà Phật gia nói đến:“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”. Còn 18 tầng Địa ngục mà mọi người thường nghe nói tới kỳ thực đều thuộc sự quản lý của Thập điện Diêm Vương.
Vậy Thập điện Diêm Vương là những điện nào và chức trách của từng vị vua ra sao? Sau đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết.
Nhất điện: Tần Quảng Vương
Tần Quảng Vương quản lý sổ sách ghi chép tuổi thọ của con người và tất cả việc lành dữ của cõi U Minh. Cung điện của ngài ở bên dưới tầng đá ngầm đáy biển, nằm về hướng Tây của hắc lộ Suối Vàng (tức đường Hoàng Tuyền).
Điện thứ nhất: Tần Quảng Vương.
Tần Quảng Vương chuyên điều khiển việc khỏe mạnh, ốm đau, sinh tử của trần gian và quản lý việc cát hung chốn U Minh. Những người hành thiện tích đức sau khi hết thọ mệnh được tiếp dẫn siêu sinh. Người nửa công nửa tội được đưa đến điện thứ mười xét xử, sau đó được đầu thai làm người, tùy theo nghiệp của mỗi người mà quyết định thành nam hay nữ.
Người làm điều thiện ít, điều ác nhiều thì được áp giải đến đài cao, phía bên trái điện, gọi là đài gương “Nghiệt Cảnh đài”. Đài này cao một trượng, xung quanh có kiếng, treo ở hướng Đông, trên biển có đề câu: “Trước đài Nghiệt Cảnh không người tốt“. Hồn người chết sẽ thấy lại tất cả những việc mình đã làm khi sống, bao nhiêu tội lỗi đã gây tạo, nay phải xuống Địa ngục chịu sự trừng phạt. Sau khi xem hết các tội lỗi thì chuyển qua điện thứ hai để thọ hình phạt theo tội đã gây ra.
Nghiệt Cảnh đài (bục soi tội nghiệt).
Nhị điện: Sở Giang Vương
Ngục này nằm ở đáy biển, dưới tầng đá ngầm phía chính Nam, gọi là địa ngục Đẳng Hoạt. Sở Giang Vương trông coi địa ngục Hoạt Đại (có 16 tiểu địa ngục với các hình phạt như: mây đè, phân thối, bị đâm, bỏ đói, bỏ khát, nấu máu, nấu một chảo đồng, nấu nhiều chảo đồng, bỏ vào cối xay sắt, đong lường, gà mổ, ao tro, chặt khúc, gươm lá đâm, chó sói ăn thịt, bỏ vào ao lạnh giá…).
Nhị điện: Sở Giang Vương
Ngục này nằm ở đáy biển, dưới tầng đá ngầm phía chính Nam, gọi là địa ngục Đẳng Hoạt. Sở Giang Vương trông coi địa ngục Hoạt Đại (có 16 tiểu địa ngục với các hình phạt như: mây đè, phân thối, bị đâm, bỏ đói, bỏ khát, nấu máu, nấu một chảo đồng, nấu nhiều chảo đồng, bỏ vào cối xay sắt, đong lường, gà mổ, ao tro, chặt khúc, gươm lá đâm, chó sói ăn thịt, bỏ vào ao lạnh giá…).
Hình phạt ô uế địa ngục. Tại đây, những linh hồn tội lỗi chìm nổi lên xuống trong hố phân, nếm đủ dơ bẩn, khổ không tả xiết.
Những ai lúc còn sống trên thế gian làm điều tổn thương đến thân thể người khác, gian dâm, sát sinh đều được đưa vào ngục này và các tiểu ngục để chịu khổ. Khi hết kỳ hạn liền được đưa đến ngục thứ ba để định đoạt tiếp hình phạt.
Những ai lúc còn sống trên thế gian làm điều tổn thương đến thân thể người khác, gian dâm, sát sinh đều được đưa vào ngục này và các tiểu ngục để chịu khổ. Khi hết kỳ hạn liền được đưa đến ngục thứ ba để định đoạt tiếp hình phạt.
Nhị điện: Sở Trang Vương.
Tam điện: Tống Đế Vương
Ngục này nằm dưới tầng đá ngầm hướng Đông Nam đáy biển, tên gọi là “Hắc Thằng Địa Ngục” (dây đen). Tống Đế Vương quản Hắc Thằng Đại Địa (có 16 tiểu ngục với các hình phạt: nước mặn, bị gông xiềng, đục sườn, nạo mặt, nạo mỡ, móc gan tim, móc mắt, lột da, căng da, cưa cẳng, rút móng, hút huyết, treo ngược, sả vai, ăn giòi, đập đầu gối, mổ tim).
Tam điện: Tống Đế Vương
Ngục này nằm dưới tầng đá ngầm hướng Đông Nam đáy biển, tên gọi là “Hắc Thằng Địa Ngục” (dây đen). Tống Đế Vương quản Hắc Thằng Đại Địa (có 16 tiểu ngục với các hình phạt: nước mặn, bị gông xiềng, đục sườn, nạo mặt, nạo mỡ, móc gan tim, móc mắt, lột da, căng da, cưa cẳng, rút móng, hút huyết, treo ngược, sả vai, ăn giòi, đập đầu gối, mổ tim).
Hình phạt móc mắt.
Ai lúc sống trên trần gian mà ngỗ ngược, hỗn láo với bề trên, xúi bẩy kiện tụng, gây sự bất hòa sẽ phải chịu những tra tấn ấy. Ngoài ra, ngục này còn trừng trị rất nhiều kẻ hành ác, tạo nghiệp khác như: Những thầy sư sãi coi xem nhà cửa mồ mả cho người, học không đến nơi đến chốn, làm sai lệch mà lấy tiền người. Kẻ đào mồ cuốc mả thiên hạ, chiếm đất nghĩa địa, hoặc dụ dỗ người làm việc phi pháp. Kẻ giết người lấy của, gian dâm vợ người, sửa chữa giả mạo giấy tờ, người có chuyện di chúc, gởi gắm mình mà mình không chịu thực hiện, đốt phá nhà cửa người, đòi nợ xiết của người khác, làm sách giả nguy hại đời sau… tất cả đều phải vào ngục này chịu khổ, hết kỳ hạn thì đưa đến điện thứ tư.
Tam điện: Tống Đế Vương.
Tứ điện: Ngũ Quan Vương
Ngục thứ tư nằm ở dưới tầng đá ngầm biển, ở về hướng Đông. Ngục này có tên là “Chúng Hợp Địa Ngục” (đối xử với người). Ngũ Quan Vương quản địa ngục Hợp Đại (và 16 tiểu ngục với hình phạt: xiên thịt, xối nước sôi, vả sưng mặt, chặt gân xương, khứa vai lột da, khoan da thịt, chim trĩ mổ, mặc áo sắt, cây, đá dằn, khoét mắt, tro lấp miệng, đổ thuốc độc, trượt nhớt té, xâm miệng, chôn trong đá vụn…).
Tứ điện: Ngũ Quan Vương
Ngục thứ tư nằm ở dưới tầng đá ngầm biển, ở về hướng Đông. Ngục này có tên là “Chúng Hợp Địa Ngục” (đối xử với người). Ngũ Quan Vương quản địa ngục Hợp Đại (và 16 tiểu ngục với hình phạt: xiên thịt, xối nước sôi, vả sưng mặt, chặt gân xương, khứa vai lột da, khoan da thịt, chim trĩ mổ, mặc áo sắt, cây, đá dằn, khoét mắt, tro lấp miệng, đổ thuốc độc, trượt nhớt té, xâm miệng, chôn trong đá vụn…).
Hình phạt xối nước sôi.
Những ai trốn nộp tô, thuế cho nhà nước, mua gian bán lận đều bị đưa vào ngục này và các ngục nhỏ chịu khổ, hết kỳ hạn được đưa qua điện thứ năm.
Ngũ điện: Diêm La Thiên Tử
Diêm La Thiên Tử vốn ngự ở điện thứ nhất nhưng vì thương người chết oan hay trả hồn về sống nên bị giáng xuống quản đại địa ngục Khiếu Hoán (tội phạm ở đây lâm vào cảnh buồn chán, đau khổ không gì bằng) và 16 “Chu tâm tiểu ngục”. Ngục này tên là ngục “Khiếu (Kiếu) Hoán” (kêu la rên xiết), nằm dưới tầng đá ngầm đáy biển ở hướng Đông bắc. Có tất cả 16 tiểu Địa Ngục đều gọi là “Đẳng Tâm” (chặt đứt trái tim).
Những ai trốn nộp tô, thuế cho nhà nước, mua gian bán lận đều bị đưa vào ngục này và các ngục nhỏ chịu khổ, hết kỳ hạn được đưa qua điện thứ năm.
Ngũ điện: Diêm La Thiên Tử
Diêm La Thiên Tử vốn ngự ở điện thứ nhất nhưng vì thương người chết oan hay trả hồn về sống nên bị giáng xuống quản đại địa ngục Khiếu Hoán (tội phạm ở đây lâm vào cảnh buồn chán, đau khổ không gì bằng) và 16 “Chu tâm tiểu ngục”. Ngục này tên là ngục “Khiếu (Kiếu) Hoán” (kêu la rên xiết), nằm dưới tầng đá ngầm đáy biển ở hướng Đông bắc. Có tất cả 16 tiểu Địa Ngục đều gọi là “Đẳng Tâm” (chặt đứt trái tim).
Ngũ điện: Diêm La Thiên Tử.
Những ai đến điện này đều được dẫn đến Vọng Hương Đài để nghe và thấy lại tất cả những tai ương mà họ đã gây ra trên trần gian, sau đó được đưa vào địa ngục rồi vào chu tâm tiểu ngục.
Trong các tiểu Địa ngục này có các cọc gỗ nhọn, chó sắt, rắn đồng, gông xiềng tay chân. Quỷ sứ dùng con dao nhỏ, mổ một đường ở bụng, vạch ra trái tim, cắt xẻ ra từng miếng để ném cho rắn ăn, ruột thì cho chó ăn. Chịu sự trừng phạt một ngày, thì chỗ mổ lành lại. Hết kỳ hạn lại được đưa xuống điện thứ sáu.
Lục điện: Biện Thành Vương
Ngục này nằm dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng chính Bắc, tên là “Đại Khiếu Hoán”, nghĩa là tội nặng hơn, bị hình phạt nặng nên khóc la lớn tiếng hơn ngục thứ năm. Biện Thành Vương quản Khiếu Hoán đại địa ngục và thành Uổng Tử và 16 tiểu địa ngục với hình phạt: quỳ chông, nhốt trong hầm phân, quết thịt, trâu báng, ngựa đạp, bửa sọ…
Những người khi còn sống chửi mắng trời đất, phá hủy hình tượng thánh thần, ăn cắp của cải đền miếu, xưng thần thánh gạt người, chẳng kính trọng kinh sách, đem đồ dơ bẩn đổ gần đền miếu, làm ô uế đền miếu, cúng tế thánh thần bằng những đồ nấu nướng không tinh khiết, chẳng chịu kiêng cữ thịt trâu chó, chứa giấu những sách vở đồi bại, phá hủy sách vở khuyến thiện, phá hủy tượng thần thánh, chân nhân, kêu tên thần thánh không chút dè dặt, hủy hoại ngũ cốc, ăn uống bỏ thừa, đầu cơ tích trữ để làm giàu… đều được đưa vào ngục này và tiểu ngục để chịu khổ hơn nữa. Hết kỳ hạn được đưa đến điện thứ bảy.
Những ai đến điện này đều được dẫn đến Vọng Hương Đài để nghe và thấy lại tất cả những tai ương mà họ đã gây ra trên trần gian, sau đó được đưa vào địa ngục rồi vào chu tâm tiểu ngục.
Trong các tiểu Địa ngục này có các cọc gỗ nhọn, chó sắt, rắn đồng, gông xiềng tay chân. Quỷ sứ dùng con dao nhỏ, mổ một đường ở bụng, vạch ra trái tim, cắt xẻ ra từng miếng để ném cho rắn ăn, ruột thì cho chó ăn. Chịu sự trừng phạt một ngày, thì chỗ mổ lành lại. Hết kỳ hạn lại được đưa xuống điện thứ sáu.
Lục điện: Biện Thành Vương
Ngục này nằm dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng chính Bắc, tên là “Đại Khiếu Hoán”, nghĩa là tội nặng hơn, bị hình phạt nặng nên khóc la lớn tiếng hơn ngục thứ năm. Biện Thành Vương quản Khiếu Hoán đại địa ngục và thành Uổng Tử và 16 tiểu địa ngục với hình phạt: quỳ chông, nhốt trong hầm phân, quết thịt, trâu báng, ngựa đạp, bửa sọ…
Những người khi còn sống chửi mắng trời đất, phá hủy hình tượng thánh thần, ăn cắp của cải đền miếu, xưng thần thánh gạt người, chẳng kính trọng kinh sách, đem đồ dơ bẩn đổ gần đền miếu, làm ô uế đền miếu, cúng tế thánh thần bằng những đồ nấu nướng không tinh khiết, chẳng chịu kiêng cữ thịt trâu chó, chứa giấu những sách vở đồi bại, phá hủy sách vở khuyến thiện, phá hủy tượng thần thánh, chân nhân, kêu tên thần thánh không chút dè dặt, hủy hoại ngũ cốc, ăn uống bỏ thừa, đầu cơ tích trữ để làm giàu… đều được đưa vào ngục này và tiểu ngục để chịu khổ hơn nữa. Hết kỳ hạn được đưa đến điện thứ bảy.
Lục điện: Biện Thành Vương.
Thất điện: Thái Sơn Vương
Ngục này nằm ở dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng Tây bắc, tên là Địa Ngục Nhiệt Não (nóng bức đau đớn trong đầu). Thái Sơn Vương quản địa ngục Nhiệt Não (có 16 tiểu ngục, tội phạm bị quẳng vào vạc đồng để nấu).
Những người lúc còn sống ăn uống bừa bãi, bỏ thừa phung phí thức ăn, rượu thịt vô độ, nài ép người phải bán của cải cho mình, trộm cắp quần áo, giấu thây chết để làm thuốc, làm ly tán thân thích của người, mua bán tì thiếp, hiếp đáp vợ con đến chết, cờ bạc phá của, làm thầy dạy học trò không hết lòng, dạy điều sai quấy cho học trò, truy vấn đánh đập học trò quá ngặt khiến trò bị thương tích hay sinh bệnh, tham lấy của cải hàng xóm, bội bạc sư trưởng, xui giục người ta tranh đấu lẫn nhau, hồ đồ không tra cứu kỹ lưỡng đã kết tội người khác… đều bị đưa vào ngục này và các tiểu ngục. Hết kỳ hạn giải đến điện thứ tám.
Thất điện: Thái Sơn Vương
Ngục này nằm ở dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng Tây bắc, tên là Địa Ngục Nhiệt Não (nóng bức đau đớn trong đầu). Thái Sơn Vương quản địa ngục Nhiệt Não (có 16 tiểu ngục, tội phạm bị quẳng vào vạc đồng để nấu).
Những người lúc còn sống ăn uống bừa bãi, bỏ thừa phung phí thức ăn, rượu thịt vô độ, nài ép người phải bán của cải cho mình, trộm cắp quần áo, giấu thây chết để làm thuốc, làm ly tán thân thích của người, mua bán tì thiếp, hiếp đáp vợ con đến chết, cờ bạc phá của, làm thầy dạy học trò không hết lòng, dạy điều sai quấy cho học trò, truy vấn đánh đập học trò quá ngặt khiến trò bị thương tích hay sinh bệnh, tham lấy của cải hàng xóm, bội bạc sư trưởng, xui giục người ta tranh đấu lẫn nhau, hồ đồ không tra cứu kỹ lưỡng đã kết tội người khác… đều bị đưa vào ngục này và các tiểu ngục. Hết kỳ hạn giải đến điện thứ tám.
Điện thứ bảy có địa ngục bị chó và sói cắn xé. Phàm là những kẻ gây chuyện thị phi, vì để bảo vệ quyền vị của mình mà mưu hại người khác, bất trung bất nghĩa, lòng lang dạ sói, sẽ bị đọa vào điện ngục này.
Bát điện: Đô Thị Vương
Ngục này ở dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng chính Tây, tên là “Địa ngục Đại Nhiệt Não”. Đô Thị Vương quản đại địa ngục Đại Nhiệt Não (có 16 tiểu ngục, tội phạm bị thiêu, bị nấu cực hình hơn). Có những người khi còn sống trên thế gian không hiếu thảo với cha mẹ, lúc cha mẹ còn sống không nuôi dưỡng, lúc cha mẹ chết không lo mai táng, thường gây ra những lo âu, đau khổ cho cha mẹ, ông bà, lâu ngày mà chẳng chịu hối cải, lại có người người nghe lời xúi giục của tà đạo, làm những điều ác xằng bậy khi chết sẽ bị ném vào ngục này và các tiểu ngục bị xay, cưa, đốt, giã, bị phanh rã tim gan, hoặc bị xe cán… Kẻ bất hiếu chịu hết mọi hình thức đau khổ sau đó được giải đến điện thứ mười, thay đổi hình dạng vĩnh viễn làm loài súc sinh.
Bát điện: Đô Thị Vương
Ngục này ở dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng chính Tây, tên là “Địa ngục Đại Nhiệt Não”. Đô Thị Vương quản đại địa ngục Đại Nhiệt Não (có 16 tiểu ngục, tội phạm bị thiêu, bị nấu cực hình hơn). Có những người khi còn sống trên thế gian không hiếu thảo với cha mẹ, lúc cha mẹ còn sống không nuôi dưỡng, lúc cha mẹ chết không lo mai táng, thường gây ra những lo âu, đau khổ cho cha mẹ, ông bà, lâu ngày mà chẳng chịu hối cải, lại có người người nghe lời xúi giục của tà đạo, làm những điều ác xằng bậy khi chết sẽ bị ném vào ngục này và các tiểu ngục bị xay, cưa, đốt, giã, bị phanh rã tim gan, hoặc bị xe cán… Kẻ bất hiếu chịu hết mọi hình thức đau khổ sau đó được giải đến điện thứ mười, thay đổi hình dạng vĩnh viễn làm loài súc sinh.
Trong tầng địa ngục này, người chịu phạt sẽ bị đổ nước đồng sôi vào miệng, từ trên xuống dưới, trong nháy mắt toàn thân sẽ bốc cháy ngùn ngụt, kêu la thảm thiết, thống khổ vô cùng, đều là vì lúc còn sống tạo ác nghiệp mà nhận lấy, đặc biệt là tạo khẩu nghiệp.
Như thế đủ biết, khi còn sống có thể che giấu để thoát vương pháp thế gian nhưng khi chết rồi thì không thể thoát khỏi đền tội. Trong sách nói: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” (lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt) là như vậy!
Như thế đủ biết, khi còn sống có thể che giấu để thoát vương pháp thế gian nhưng khi chết rồi thì không thể thoát khỏi đền tội. Trong sách nói: “Thiên võng khôi khôi, sơ nhi bất lậu” (lưới trời lồng lộng tuy thưa mà khó lọt) là như vậy!
Bát điện: Đô Thị Vương.
Cửu điện: Bình Đẳng Vương
Ngục này nằm dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng Tây Nam. Tên là “Đại Địa Ngục A Tỳ” có lưới sắt bao quanh. Bình Đẳng Vương quản Thiết Võng A Tỳ và 16 tiểu ngục ở Thành Phong Đô. Ai sống trên thế gian làm những việc cùng hung cực ác, như tội thập ác, phải chịu sự trừng phạt theo phép nước như là xử chém, thắt cổ cho chết… đã đành, khi chết lại còn phải trải qua sự hình phạt của nhiều địa ngục rồi cuối cùng là đến địa ngục A Tỳ này.
Những tội nặng đó là: Phóng hỏa đốt nhà cửa, nuôi những loại trùng rắn độc để bào chế thuốc độc hại người, cho thuốc phá thai, dùng tà pháp thu hút dương khí người nam, âm khí người nữ để luyện tà thuật, viết những sách khiêu dâm, bào chế các loại thuốc, thức uống làm cho người mê nghiện, sa đọa, khích dâm… Sau khi chết họ đều bị giải đến điện này, bắt ôm cột đồng trống rỗng và trói chân tay lại, đốt lửa ống đồng cho tim gan thiêu trụi và chịu nhiều cực hình khác, sau đó lần lượt đầu thai vào những nơi kẻ đó đã làm hại, giải đến điện thứ mười.
Cửu điện: Bình Đẳng Vương
Ngục này nằm dưới tầng đá ngầm đáy biển ở về hướng Tây Nam. Tên là “Đại Địa Ngục A Tỳ” có lưới sắt bao quanh. Bình Đẳng Vương quản Thiết Võng A Tỳ và 16 tiểu ngục ở Thành Phong Đô. Ai sống trên thế gian làm những việc cùng hung cực ác, như tội thập ác, phải chịu sự trừng phạt theo phép nước như là xử chém, thắt cổ cho chết… đã đành, khi chết lại còn phải trải qua sự hình phạt của nhiều địa ngục rồi cuối cùng là đến địa ngục A Tỳ này.
Những tội nặng đó là: Phóng hỏa đốt nhà cửa, nuôi những loại trùng rắn độc để bào chế thuốc độc hại người, cho thuốc phá thai, dùng tà pháp thu hút dương khí người nam, âm khí người nữ để luyện tà thuật, viết những sách khiêu dâm, bào chế các loại thuốc, thức uống làm cho người mê nghiện, sa đọa, khích dâm… Sau khi chết họ đều bị giải đến điện này, bắt ôm cột đồng trống rỗng và trói chân tay lại, đốt lửa ống đồng cho tim gan thiêu trụi và chịu nhiều cực hình khác, sau đó lần lượt đầu thai vào những nơi kẻ đó đã làm hại, giải đến điện thứ mười.
Cửu điện: Bình Đẳng Vương.
Thập điện: Chuyển Luân Vương
Điện thứ mười ở dưới tầng đá ngầm của cõi U Minh, về phía chính Đông đối với thế giới ngũ trọc này. Có tất cả là sáu loại cầu Nại Hà: Cầu làm bằng vàng, bạc, ngọc, đá, gạch, cây.
Điện thứ mười là nơi nhận những quỷ hồn của các điện khác chuyển đến. Chuyển Luân Vương làm rõ thiện ác của quỷ hồn, quyết định đẳng cấp, rồi cho lên đầu thai. Linh hồn chuyển sinh thành nam hay nữ, sống lâu hay chết yểu, giàu sang hay nghèo hèn, lần lượt được ghi vào danh sách. Những con quỷ có nghiệp ác sẽ bị chết yểu ngay trong bào thai, khiến nó sáng sinh ra chiều đã chết. Hết kỳ hạn trở lại làm người ngắn ngủi ấy thì đầu thai vào nơi sống rất bần cùng, bẩn thỉu.
Các tội nhân sau khi chịu đủ hình phạt ở các điện, được giải đến điện Thập điện cho đầu thai. Những ai được đầu thai đều được giao cho Thần Mạnh Bà đến Thù Vong Đài cho ăn bát canh quên lãng, để quên hết những chuyện của kiếp trước. Nếu ai không chịu uống thì giá đao sẽ hiện lên dưới chân, quấn chặt lấy chân, bên trên dùng ống đồng đút vào trong cổ họng bắt uống một cách đau đớn khổ sở.
Sau khi thụ hình kết thúc, Quỷ Vương vẫy mạnh cành liễu, tất cả linh hồn sẽ đi đầu thai. Hàng ngàn hàng vạn linh hồn sẽ trôi theo vòng xoáy luân hồi, hoặc là người, hoặc là lục súc: trâu, ngựa, dê, chó, gà, heo; chim thú, sâu bọ, v..v.. Bắt đầu tiến nhập vào dòng chảy luân hồi không ngừng nghỉ.
***
Những miêu tả về Địa ngục, Diêm Vương, Thập điện Diêm La có phần nào tương tự như hình ảnh quan nha trên thế gian. Các bức tranh vẽ miêu tả cảnh phạt tội ở địa ngục vô cùng tăm tối, máu chảy đầu rơi, các hình phạt kinh hồn… cốt không ngoài mục đích khuyến thiện răn ác.
Qua đó muốn nhắn nhủ khuyên bảo con người thế gian thấy đó mà kiêng dè, thấy đó mà hướng thiện. Cũng là nhắc nhở người đời đạo lý muôn đời: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”.
***
Những miêu tả về Địa ngục, Diêm Vương, Thập điện Diêm La có phần nào tương tự như hình ảnh quan nha trên thế gian. Các bức tranh vẽ miêu tả cảnh phạt tội ở địa ngục vô cùng tăm tối, máu chảy đầu rơi, các hình phạt kinh hồn… cốt không ngoài mục đích khuyến thiện răn ác.
Qua đó muốn nhắn nhủ khuyên bảo con người thế gian thấy đó mà kiêng dè, thấy đó mà hướng thiện. Cũng là nhắc nhở người đời đạo lý muôn đời: “Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ”.
Bài Do Đạo Tràng Chùa Viên Giác Biên Soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét