Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Ý Trinh Huỳnh Môn bạch hỏi Thầy





Ý Trinh đọc về tinh yếu của giới luật mà Đức Phật đã có dẫn dụ rõ trong Cương Yếu giới luật thọ pháp phật đã ghi chép về thân phận Huỳnh Môn đã từng tồn tại và giáo huấn về những nghiệp thân Huỳnh Môn, giúp cho người Huỳnh Môn từ bỏ ,cải huấn thân nghiệp trên con đường giác ngộ và học truyền thụ phật phápÝ Trinh tự thấy mình cũng là một nhân tố của nghiệp Huỳnh Môn nên khi nghe giáo Pháp của Đức Phật nói trong kinh sáchÝ Trinh đã thức tỉnh và hiểu rõ những căn cơ, lý khế đó mà ban nói lại cho những anh chị em cùng cảnh ngộ thấy rõ cơ chế đó mà mình nguyện sanh về cõi Cực Lạc đều có thể tự tại tu học, Từ xưa Đức Phật đã có đề cập về những người Huỳnh Môn, chính là những hình thức con người ngày nay là những người Đồng Tính Luyến Ái, do đó chúng ta đã được Đức Phật giáo huấn trên con đường tu học, chứ không phân biệt đối xử hay chê trách. Tất cả những nghiệp hạnh của con người thọ lấy đều có nguyên nhân sâu xa, Nếu ai vô tình cười cợt, trêu đùa, chê trách, phỉ báng , thì đều sa vào vòng luân hồi phải tự chính mình chuốc lấy y như những hành thức mà mình đã lỡ tuôn ra, muốn thoát khỏi bánh xe luân hồi ấy thì chỉ tự mình nhận ra và phải tự giải thoát chính mình chứ không ai cứu cả.
Từ đó tất cả các hình thái, nhân tố từng cá thể trong vũ trụ đều có thể cải tà qui chánh để học lấy giáo pháp chân chính của Đức Phật truyền dạy, khi biết nguyên nhân gây nên những nghiệp cảnh và thọ lấy thì chúng sanh phải biết buông bỏ để bước đi trên con đường tiến hoá.

Huỳn Môn là gì : là từ cổ để chỉ những người khó phân biệt giới tính, là người Nam nhưng có những cử chỉ, hành động như người Nữ ( Người Đồng Tính Nam), hoặc là người Nam nhưng có sở thích trong tư tưởng ,có lối hành dâm chỉ với Nam, thích được giao hợp với Nam - Nam ( Gay Top), hoặc tự cho mình là Nữ và muốn người Nam yêu thương, và sinh hoạt tình dục đồng tính ( Gay Bottom) , hoặc như cuôc sống hiện đại ngày nay là những dạng người Bi-sexual ( Người vừa thích tình dục với Nam và cũng thích tình dục với Nữ), hoặc là người thọ sinh là Nam, nhưng tất cả hành động sinh hoạt ăn mặc, trang điểm, mong muốn có tình yêu như người Nữ chỉ muốn yêu Đàn Ông, hoặc tranh giành tình yêu của Đàn Ông với Phụ Nữ (vì nghĩ rằng mình là nữ cần giành giật tình yêu hay làm kẻ thứ 3 trong tình yêu với Nam), các vùng miền còn gọi là   ( Đồng Cô, Pê Đê, Bóng lại cái), những ý nghĩa của Huỳnh Môn được cắt nghĩa như trên, ngoài ra cũng đề cập đến những giới tính ngày nay mà xã hội đương đại đều tồn tại đó là những từ ngữ như : LGBT là tên viết tắt của cộng đồng những người đồng tính luyến ái nữ (Lesbian), đồng tính luyến ái nam (Gay), song tính luyến ái (Bisexual) và hoán tính hay còn gọi là người chuyển giới (Transgender).

Huỳnh Môn từ trong giới luật của Phật giáo đã đề cập là : có những hành động được cho là không trong sạch, ghi chép rằng, từ những hành động này mà phạm bất tính hạnh nên sẽ khó Tu đạo, trừ khi từ bỏ hoàn toàn giới thức ấy, để gạn lọc từ trong tâm (Tâm hoàn toàn trong sạch tinh khiết như Hoa Sen), thức, nghiệp mới lĩnh hội được giáo pháp của Đức Phật truyền dạy.
Phật pháp đều nhìn thấu những hành vi và hành động của tất cả muôn loài, Phật pháp không phân biệt những tầng lớp, loài, hạng của muôn loài trong vũ trụ, nhưng để bước vào thế giới Tịnh Lưu Ly trong sạch thì tất cả phải tuân theo những giới luật mà Phật đã ban hành, để từ đó không còn chấp vào bất kì nghiệp cảnh nào, bước lên đường giải thoát để mong cầu trở về cảnh giới Chính đẳng chính giác.

Những gì là hành bất tính của Huỳnh Môn 

Những người có hướng tâm dâm đến nơi :

  • Đường Miệng ( Oral Sex - quan hệ tình dục bằng đường miệng)
  • Đường Tiểu Tiện (Sex - quan hệ tình dục bằng cơ quan sinh dục )
  • Đường Đại Tiện (Anal Sex - quan hệ tình dục bằng đường hậu môn)

Những lối hành dâm ấy vừa tưởng đến thì phạm, không tưởng thì không phạm. Người muốn không phạm thì phải biết chế ngự những tâm thức, giới, si cuồng, loạn tâm, thống não, bức bách , thì không phạm.

( Trên đây là sự ghi chép lại ,Ý Trinh tham khảo theo lịch sử của kinh sách đã ban hành, và Ý Trinh giải nghĩa theo cách nói của xã hội hiện giờ để các anh chị em cùng thân phận được dễ hiểu và thấu đáo hơn , Ý Trinh cảm ơn vì đã đọc bài viết )


Trích dẫn phần dẫn nói về giới Huỳnh Môn : 


Cách Chọn Pháp Môn Dễ Tu



Phật Tử hỏi :

Bạch Thầy,

Con vừa mới thọ tam quy ngũ giới, con muốn được sớm giác ngộ giải thoát, vậy con phải chọn pháp tu như thế nào? và pháp môn nào dễ tu dễ thành đạt nhứt, thưa thầy?

Thành kính tri ân Thầy.

Đáp :

A Di Đà Phật

  • 1- Trong bảy phần tiến tới Giác Ngộ (Thất Giác Chi) Đức Phật dạy chọn pháp tu (trạch pháp) đứng hàng đầu. Mục đích tu học Phật là gì? Là lìa khổ được vui. Phải gấp rút rốt ráo lìa khổ, và phải gấp rút được cái vui cứu cánh, cái vui viên mãn. Muốn được vậy phải chọn pháp tu khế hợp (tương ưng; khế lý khế cơ) với :

a) Căn tánh của chính mình
b) Trình độ của chính mình
c) Hoàn cảnh sinh hoạt của chính mình
d) Nguyện vọng của chính mình

  • 2- Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh độ là pháp dễ tu, dễ chứng và mau thành đạo quả nhứt.

  • Phật giáo Trung Hoa và Việt Nam có mười Tông phái như sau : Luật Tông, Tịnh Độ Tông, Thiền Tông, Pháp Tướng Tông, Mật Tông, Thiên Thai Tông, Hoa Nghiêm Tông, Tam Luận Tông, Câu Xá Tông, Thành Thật Tông.

  • Hiện nay chỉ còn ba Tông Phái thịnh hành là : Tịnh Độ Tông, Thiền Tông và Mật Tông.

  • Thiền Tông và Mật Tông chủ trương hành pháp tự lực nghĩa là tự dùng sức của chính mình để tu để tự chứng đắc.

  • Tịnh Độ Tông hành pháp nhị lực (tự lực cộng thêm tha lực) nghĩa là ngoài sức của chính mình được cộng thêm sức gia trì của chư Phật trong mười phương.

  • Kinh Đại Tập dạy : “Thời mạt pháp ức ức người tu hành, hiếm có người đắc đạo duy nhờ pháp niệm Phật (Tịnh độ Tông) mới thoát sanh tử (giải thoát).”

  • Tượng Pháp Quyết Nghi Kinh dạy : “Sau khi Phật diệt độ là thời Chánh Pháp trong năm trăm năm trì giới kiên cố (thành tựu). Thời Tượng Pháp một ngàn năm kế tiếp thiền định kiên cố. Sau đó thời Mạt pháp một muôn năm niệm Phật kiên cố”.

  • Đức Thế tôn nhập niết bàn đã hơn hai ngàn năm trăm năm mươi tám (2.558) năm. Như vậy chúng ta đi vào thời mạt pháp hơn một ngàn năm rồi, mà càng đi sâu vào thời mạt pháp thì căn cơ, đức trí chúng sanh càng thấp kém, nên tu các pháp môn khác lại càng khó chứng đắc.

  • Tổ thứ mười ba Ấn Quang đại sư dạy : “Chín pháp giới chúng sanh lìa pháp môn này (Tịnh Độ) thì trên chẳng viên thành Phật đạo. Mười phương chư Phật bỏ pháp môn này (Tịnh Độ) thì dưới chẳng thể lợi quần sanh”.

  • Đức Thế Tôn dạy : “Mười phương chư Phật đều do niệm Phật mà thành Phật”.

  • Pháp môn Tịnh độ khế lý khế cơ (khế hợp, tương ưng) cho cả ba căn thượng, trung, hạ, là pháp môn dễ tu dễ chứng (dị hành đạo) nhứt trong hết thảy pháp môn. Chư Tổ dạy : “Pháp môn Tịnh độ là con đường tắt trong tất cả các pháp môn,mà niệm Phật cầu vãng sanh là con đường tắt trong pháp môn Tịnh độ, vậy thì niệm Phật cầu vãng sanh là con đường tắt trong đường tắt.” Tại sao dám nói như vậy? Vì “Niệm Phật vãng sanh một đời thành Phật”! Còn tu các pháp môn khác phải trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp mới thành Phật đạo.

Thích Minh Tuệ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét